1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam đối với quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp pptx

113 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 909,11 KB

Nội dung

Đây là một vấn đề rất lớn, trong phạm vi luận văn này, xin đề cập đến vấn đề "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp", với mục ti

Trang 1

LUẬN VĂN:

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức

năng lập pháp

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng lãnh đạo nhà nước là một vấn đề không mới nhưng luôn là nguyên tắc quantrọng trong xã hội đương đại Nó là một vấn đề cơ bản trong lý luận nhà nước và phápluật đã được bàn đến từ lâu, nhưng bất cứ giai đoạn nào cũng là vấn đề mang tính thời sự,bởi vì nhận thức và thái độ thực hiện nguyên tắc này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động của nhà nước Nói cách khác, hiện nay, một hệ thống chính trị mặc dù đanguyên chính trị hay nhất nguyên chính trị, thì đảng cầm quyền (hay đảng lãnh đạo nhànước) luôn là một quy luật của sự phát triển

Nhà nước là một thể chế bao gồm các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp Tức là quyền lực nhà nước bao gồm 3 loại quyền lực cơ bản là lập pháp,hành pháp và tư pháp Mỗi quyền lực này có tính độc lập tương đối của nó và có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Đây là một vấn đề rất lớn, trong phạm vi luận văn này, xin đề

cập đến vấn đề "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội trong việc

thực hiện chức năng lập pháp", với mục tiêu đề xuất được những giải pháp phù hợp để

phát huy những thành tựu và khắc phục hạn chế trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.Bởi vì, tuy những năm qua, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, nhưng bởinhững nguyên nhân khác nhau mà hoạt động lập pháp của Quốc hội vẫn còn mang tínhhình thức chứ chưa phản ánh đúng bản chất của một cơ quan quyền lực nhà nước caonhất, một cơ quan đại biểu cao nhất của cả một dân tộc Điều này làm hạn chế khôngnhỏ đến hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung.Nguyên nhân trực tiếp nhất đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội Như vậy, vấn

đề quan trọng và cấp thiết cần phải giải quyết đó là trong điều kiện Đảng cầm quyền thìlàm thế nào để phát huy được vai trò của Quốc hội, bảo đảm tốt cho hoạt động lập phápcủa Quốc hội, với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Sự lãnh đạo của Đảng, theo đó, bảo đảm cho Quốc hội và các đại biểu Quốc hộimột mặt thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh đạo, mặt khác thực hiện được nhiệm

Trang 3

vụ, yêu cầu đại biểu của nhân dân, người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhànước trong Quốc hội.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài này có những công trình nghiên cứu, bài viết như:

- "Đảng trong hệ thống chính trị của xã hội XHCN", Nxb APN, Matxcơva - 1987

- "Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị", Nxb Sự thật, Hà Nội - 1991.

- "Về phương thức lãnh đạo của Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng số chuyên đề

12-1995

- "Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà nước" của Học viện

Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1996

- "Nhận thức về nguyên tắc tập quyền và vài khía cạnh trong vấn đề về quan hệ

giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay" (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số

tháng 2/1997)

- "Bộ máy Nhà nước ta - 54 năm xây dựng, trưởng thành, đổi mới", (Tạp chí Cộng

sản số 17, tháng 9/1999)

- "Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới" của Phân viện Đà Nẵng,

Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Đà Nẵng - 2000

- "Quyền hành pháp và các chức năng của quyền hành pháp" (Tạp chí Luật học số

6-2000)

- "Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Cộng

hoà XHCN Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội- 2001.

- "Phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước" của Trần Đình Huỳnh, Nxb Hà

Nội-2001

- "Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước" của Nguyễn Phú

Trọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2002

- "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước" của Lê

Đức Bình và Phạm Ngọc Quang (Tạp chí Cộng sản số 19, 7/2003)

- "Bản chất của Đảng cầm quyền" của Hoàng Chi Bảo (Tạp chí Cộng sản số 3,

tháng 3-2004)

Trang 4

- "Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung

Quốc", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2004.

- "Hoàn thiện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tư pháp"

của Trần Đại Hưng (Tạp chí Cộng sản số 21, tháng 11/2004)

- "Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam" do

Đinh Xuân Lý chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2005

- "Thể chế Đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Đặng Đình

Tân chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội-2005

- "Đảng lãnh đạo xây dựng nền hành chính Nhà nước Việt Nam trong sạch, dân

chủ và hiện đại" của Nguyễn Khánh (Tạp chí Cộng sản số 20, tháng 10/2006).

- "Đổi mới và tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu

phát triển đất nước" của Trương Tấn Sang (Tạp chí Cộng sản số 24, tháng 12/2006).

- "Nhận thức các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của

Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN" của Trần Thái Dương (Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật số 1/2006)

- “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền”, Nguyễn Đăng Dung chủ biên,

Nxb đại học quốc gia Hà Nội – 2007

- "Khái niệm văn hoá Pháp luật và quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về văn

hoá Pháp luật" của Nguyễn Văn Mạnh (Thông tin Nhà nước và Pháp luật số 1/2008).

- "Lý luận thực hiện Pháp luật trong thời kỳ mới" của Lê Văn Hoè (Thông tin Nhà

nước và Pháp luật số 4/2008)

Những công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được rất nhiều vấn đề lý luận vàthực tiễn về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước dưới những góc độ khác nhau như:Chính trị học, Triết học, Xã hội học, Luật học nhưng trong những công trình đó, các

nhà khoa học thường đề cập đến việc Đảng lãnh đạo cả bộ máy Nhà nước nói chung Cònviệc đi sâu vấn đề Đảng lãnh đạo Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp thìcòn mờ nhạt, hoặc nếu đề cập đến hoạt động của Quốc hội thì chỉ chú ý nhiều đến việcthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội mà ít đi sâu phân tích nguyên tắc Đảnglãnh đạo Luận văn này cố gắng sử dụng những giá trị đã có từ các công trình trên để tôđậm thêm điều còn mờ nhạt, nhưng rất cần thiết trong tình hình hiện nay

Trang 5

3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung và thực tiễn củavấn đề Đảng lãnh đạo Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp

4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

4.1 Mục đích của luận văn

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định tính tất yếu của nguyên tắcĐảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Quốc hội, vạch rõ mối quan hệ biện chứng giữa quyềnlực nhân dân (quyền lực xã hội), quyền lực chính trị (quyền lực của Đảng) và công quyền(quyền lực Nhà nước); đề xuất những giải pháp phù hợp để phát huy những thành tựu vàkhắc phục những hạn chế trong hoạt động lập pháp của Quốc hội

4.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Hệ thống hoá và trình bày rõ ràng những khái niệm, những luận điểm về quyềnlực nhân dân, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, về Đảng lãnh đạo Từ đó làm sáng

tỏ tính tất yếu khách quan của nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội

- Đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, thực trạng về tổchức và hoạt động của Quốc hội, phân tích làm rõ những ưu điểm cũng như hạn chế, tồntại, đề xuất giải pháp bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quảhoạt động lập pháp của Quốc hội

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về nhà nước và pháp luật; theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng về tổ và hoạtđộng của Quốc hội, gắn với thực tiễn vận động phát triển của nhà nước và pháp luật với

tư cách là những hiện tượng xã hội tồn tại một cách độc lập tương đối

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung của luận văn là phương pháp duy vật biện chứngcủa triết học Mác-Lênin với quan điểm phát triển, khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể.Phương pháp đó được thực hiện trên góc độ là khoa học pháp lý với những nguyên tắc

Trang 6

riêng của nó Những phương pháp cụ thể khác được sử dụng trong luận văn như: Lôgic

và Lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Hệ thống hoá một số khái niệm, luận điểm về nhà nước và pháp luật nhằm vàomục đích cụ thể, đó là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắcĐảng lãnh đạo Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp trước tình hình mới.Việc hệ thống hoá những khái niệm, luận điểm về vấn đề Đảng lãnh đạo Quốc hội thì đãđược nhiều công trình khoa học thực hiện, nhưng hệ thống hoá để nhằm vào mục đíchlàm rõ mối quan hệ giữa Đảng và Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp thìhầu như còn mờ nhạt Tức là điểm mới của luận văn là ở phạm vi mục đích của nó

- Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề Đảng lãnh đạo Quốc hội trongviệc thực hiện chức năng lập pháp trên góc độ khoa học Pháp lý Phần nhiều các côngtrình khoa học trước đây đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này trên những góc độ khác(tuy rằng có liên quan chặt chẽ với khoa học Pháp lý) như: Triết học, khoa học Xây dựngĐảng, Chính trị học Còn trên góc độ khoa học Pháp lý, vấn đề này thường được xem làmột bộ phận của công trình nghiên cứu

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Bằng cơ sở lý luận và thực tiễn của khoa học Pháp lý, luận văn góp phần khẳngđịnh tính tất yếu khách quan của nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quốc hội trong quá trình xâydựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, làm phong phú thêmnhững vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là về hoạt động lập phápcủa Quốc hội Do đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ, chính quyền,các đại biểu Quốc hội nghiên cứu tham khảo trong quá trình thực thi nhiệm vụ để gópphần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động lập pháp của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân trong bộmáy nhà nước Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ giáo viên nghiêncứu tham khảo vận dụng vào công tác giảng dạy pháp luật

8 Kết cấu của luận văn

Trang 7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương, 9 tiết.

Trang 8

1.1.1 Đảng lãnh đạo Nhà nước - quy luật của sự phát triển

1.1.1.1 Quyền lực chính trị - lực lượng lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội

Xã hội loài người phát triển theo quy luật tương tác giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng Các-Mác xem đó là ”quá trình lịch sử-tự nhiên” của ”hình thái kinh tế-xã hội”

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hộinhất định Cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, đều bao gồm quan hệsản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của

xã hội tương lai Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trongviệc chi phối các quan hệ sản xuất khác, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế-xã hội.Bởi vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được dặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trịtrong xã hội đó Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng cóvai trò nhất định

Như vậy, xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất hợp thành hạtầng cơ sở kinh tế của xã hội, trên đó hình thành nên thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng.Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức,tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như đảng phái, nhà nước, hệthống giáo dục, giáo hội, đoàn thể xã hội được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định Mỗiyếu tố trong kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng chúngliên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau Tất cả các yếu tố đều hình thành, phát triển trên cơ

sở hạ tầng Cho nên chúng là sự phản ánh của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế-xã hội,Chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ tầngquyết định kiến trúc thượng tầng, song, kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại

cơ sở hạ tầng

Trang 9

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng ở chỗ mỗi cơ sở hạtầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó Tinh chất của cơ sở hạ tầngquyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng Ví dụ, cơ sở hạ tầng của một xã hội mà quan

hệ sản xuất chủ đạo dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì các yếu tố chinh trị,pháp luật, tôn giáo xem quyền tư hữu là thiêng liêng bất khả xâm phạm (như trong các nước

tư bản chủ nghĩa)

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ khi

cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo Sự thay đổi đó không chỉdiễn ra khi thay đổi hình thái kinh tế-xã hội này bằng hình thái kinh tế-xã hội khác mà còn diễn

ra trong quá trình biến đổi của mỗi một hình thái kinh tế- xã hội

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiên ở chỗ kiếntrúc thượng tầng có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động đến

sự vận động phát triển của cơ sở hạ tầng Sự tác động này diễn ra theo hai chiều hướng Nếutác động phù hợp với quy luât kinh tế khách quan thì nó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cơ sở

hạ tầng kinh tế phát triển, nếu tác động ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hạ tầng cơ sở,kìm hãm tiến bộ xã hội

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có vai trò và cách thức tác động khác nhau đến cơ

sở hạ tầng Trong xã hội có giai cấp, yếu tố nhà nước và pháp luật có tác động mạnh nhất đốivới sự thay đổi của cơ sở hạ tầng vì nó là bộ máy quyền lực tập trung của giai cấp thống trị vềkinh tế Các yếu tố khác như đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động, tuy không trực tiếpnhưng nó ảnh hưởng lâu dài và nó bị chi phối bởi nhà nước và pháp luật

Nhưng nhà nước bao giờ cũng là của một giai cấp (hay một liên minh giai cấp) nhấtđịnh giữ địa vị thống trị trong quan hệ kinh tế mà biểu hiện của nó là nhà nước bao giờ cũng

do một đảng chính trị (hay một liên minh) lãnh đạo; pháp luật bao giờ cũng là ý chí, đường lốicủa đảng chính trị được thể chế hóa thành những quy phạm được bảo đảm thực hiện bởi nhànước Như vậy, trong phạm vi các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, chính trị là yếu tố quyếtđịnh Nói cách khác, quyền lực chính trị là lực lượng lãnh đạo đối với nhà nước và xã hội.Cho nên, sẽ là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn khi cho rằng có thể phi chính trị hóa nhànước hoặc không thừa nhận rằng nhà nước phải do một lực lượng chinh trị lãnh đạo

Trang 10

Lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước ở các quốc gia khác nhau có thể có cấu trúc khácnhau, tùy thuộc vào cấu trúc cơ sở hạ tầng của quốc gia đó, tức là nó tùy thuộc vào các quan hệkinh tế tồn tại ở quốc gia đó Nó có thể là một đảng chinh trị hay một liên minh nhiều đảngchính trị, điều đó do cơ sở hạ tầng quyết đinh (chứ không phải do ý chí của con người quyếtđịnh) Sự tồn tại một đảng hay đa đảng trong lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước là sự phảnánh tương quan lực lượng của các nhóm lợi ích kinh tế khác nhau.

Ở Mỹ, các nhà chính trị học thường nhấn mạnh rằng: ”trong một xã hội dân chủ thì mộtChính phủ không thể không gắn với đảng chính trị Đảng phái chính trị là trung tâm sự hiệnhữu của chính quyền, đóng vai trò tuyệt đối” [52, tr 65]Nhiều năm nay tồn tại hai đảng lớnnắm quyền lực chính trị, lãnh đạo Nhà nước và chỉ có những người của hai đảng này nắm giữnhững vị trí quan trọng, quyết định trong bộ máy nhà nước Thực chất hai đảng này chỉ là mộtliên minh của hai nhóm lợi ích Một là lực lượng giai cấp tư sản có nguồn gốc là những tậpđoàn tư bản tài chính công nghiệp miền Bắc nước Mỹ (Đảng Cộng hoà) thành lập năm 1851;hai là lực lượng giai cấp tư sản có nguồn gốc là những nhà tư sản nông nghiệp miền Nam(Đảng Dân chủ) thành lập năm 1791 Cơ sở hạ tầng làm nảy sinh chế độ lưỡng đảng ở Mỹchính là sự phân hóa trong nền kinh tế Mỹ thành hai nhóm lợi ích đó Do tương quan lựclượng, sự cạnh tranh quyền lực giữa hai đảng này đã dẫn đến sự thoả hiệp trong việc nắm giữquyền lực chính trị Đa-vít-Cô-lơ, một học giả tư sản nhận định: ”Hai đảng rất giống nhau ởnhiều điểm đến nỗi đôi khi hai đảng được gọi là anh em sinh đôi Cứ hai năm một lần, haiđảng lại thoả thuận và so tài một trận, mà trong đó cả hai đều được vừa đủ để tránh thiệt hạicho phe thua” [7, tr.227]

Ở Nhật Bản, tồn tại chế độ Phong kiến từ lâu đời Mặc dù theo truyền thuyết, Vua NhậtBản là hiện thân của thần thánh, nhưng hiện nay, quyền lực của Vua chỉ mang tính hình thức.Quyền lực chính trị thực sự nằm trong tay Đảng Dân chủ Tự do Mặc dù Nhật Bản có nhiềuđảng phái (như: Đảng Xã hội Nhật Bản, Đảng Công nhân Nhật Bản, Đảng Komeito), nhưng từkhi thành lập vào năm 1955 bằng cách hợp nhất Đảng Tự do và Đảng Dân chủ, Đảng Dân chủ

Tự do Nhật Bản đã nắm quyền lãnh đạo nhà nước cho đến ngày nay (trừ giai đoạn 1993 –

1997, đảng này để mất quyền lãnh đạo nhà nước do giới lãnh đạo của Đảng dính vào các vụ bêbối tài chính) Hiện nay, khi nói tới sự lãnh đạo của đảng chính trị đối với bộ máy nhà nướcNhật Bản được người ta hiểu là nói đến sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do Nhân tố quan

Trang 11

trọng nhất thúc đẩy sự vận động phát triển quyền lực chính trị ở Nhật Bản không phải là sựcạnh tranh giữa các đảng phái, mà là sự tương tác giữa các phe nhóm lợi ích trong nội bộ ĐảngDân chủ Tự do, nó được phản ánh thành các phe nhóm trong Quốc hội Sự tương quan và cânbằng quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích làm cho hoạt động của Quốc hội nước này luôn có

sự thay đổi năng động Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong các nhà nước Nghị việnphương Tây

Ở Liên bang Nga, sau khi Liên Xô tan rã năm 1990, xuất hiện rất nhiều đảng phái đấutranh để giành quyền lãnh đạo Nhà nước Nga Về mặt pháp lý, pháp luật ghi nhận cho phépcác đảng phái tham gia hoạt động giành quyền lực nhà nước bằng con đường tranh cử Tuynhiên sau 10 năm đấu tranh, quyền lãnh đạo nhà nước đã được khẳng định một cách rõ ràngthuộc về ”Đảng Nước Nga thống nhất” khi đảng này được thành lập vào tháng 1/2001 trên cơ

sở hợp nhất các tổ chức ”Thống nhất”, ”Tổ quốc”, ”Toàn Nga”, các tổ chức đó là các đảngchinh trị đại diện cho các nhóm lợi ích mà cơ sở hạ tầng hình thành nên chúng là sự phân hóatrong nền kinh tế Nga sau khi Liên xô tan rã, hình thành nhiều nhóm kinh tế có lợi ích đốitrọng nhau Hiện nay, đảng này nắm quyền lực chính trị giữ vai trò quyết định trong tổ chức

và hoạt động của Nhà nước Nga

Xin-ga-po là một trung tâm giao lưu kinh tế của nhiều châu lục và quốc gia trên thế giớinên hình thành rất nhiều nhóm lợi ích, hiện nay có đến 22 đảng phái hoạt động đại diện chocác nhóm lợi ích đó, nhưng duy nhất chỉ có Đảng Nhân dân hành động (PAP) cầm quyền suốt

từ 1959 đến nay, bởi vì đảng này là đại biểu của quan hệ kinh tế chủ đạo ở Xin-ga-po, cácđảng phái khác hầu như không có vai trò đáng kể trong bộ máy nhà nước Hiến pháp Xin-ga-

po quy định đảng nào chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ có quyền thành lập Chính phủ.Người đứng đầu của đảng sẽ được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ và có quyền thành lậpnội các của mình Hiện nay, Tổng Bí thư của Đảng là người trực tiếp điều hành cơ quan củaĐảng và có vai trò quyết định trong Đảng, đồng thời làm Thủ tướng Chính phủ điều hành cơquan hành pháp, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đảng đề ra

Như vậy, một nền chính trị đa nguyên, đa đảng không phải là một sáng kiến của ai đóbuộc các quốc gia phải làm theo Nó chẳng qua là sự phản ánh một đặc điểm tồn tại kháchquan trong cơ sở hạ tầng của quốc gia đó Khi cơ sở hạ tầng xuất hiện sự đa dạng của các quan

hệ kinh tế thì tất yếu nó sẽ làm chuyển đổi nền chinh trị Sự chuyển đổi này khi đạt đến độ nhất

Trang 12

định là tồn tại các nhóm lợi ích khác nhau có thể cân bằng lực lượng thì cho dù nhà nước ở đó

có muốn ”độc đảng” cũng không thể được Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng bao giờ cũng tồn tạimột quan hệ kinh tế chủ đạo, chi phối các quan hệ kinh tế khác, nên nền chinh trị bao giờ cũng

có một đảng (hoặc một liên minh) mạnh nhất cầm quyền

Ở Việt Nam, xét từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, cơ sở hạtầng là một nền kinh tế dựa trên hai lĩnh vực chủ đạo là nông nghiệp và công nghiệp, nhưng nómang tính dân tộc sâu sắc vì nó luôn phải đấu tranh chống lại sự chèn ép, đô hộ của nền kinh tếphương tây Thực tiễn ra đời và suốt chiều dài lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam,Đảng luôn là một liên minh đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam Nói cách khác, các nhóm lợi ích của cả dân tộcViệt Nam luôn được liên kết thống nhất trong một Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, sự tồn tạicủa Đảng với tư cách là một đảng duy nhât lãnh đạo Nhà nước là sự phản ánh đúng đặc điểmcủa hạ tầng cơ sở kinh tế Việt Nam

1.1.1.2 Quyền lực nhà nước - phương tiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của

đảng đối với nhà nước và xã hội

Lãnh đạo là điều khiển người khác hành động theo một định hướng nhất đinh Nóicách khác, lãnh đạo là thực hiện đường lối, ý chí của mình thông qua người khác Một

trong những đặc trưng của hoạt động lãnh đạo là tính không trực tiếp thưc hiện công việc

mà thực hiện thông qua những phương tiện, công cụ nhất định Người lãnh đạo chỉ thực

hiện các chức năng tổ chức, tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, xử lý để giữ vững đườnglối, định hướng của mình Một đảng chính trị muốn lãnh đạo xã hội cũng phải thông quacông cụ, đó là nhà nước Cho nên, nói đến quyền lực chính trị bao giờ cũng gắn với

quyền lực nhà nước, nhưng quyền lực chính trị không thay thế quyền lực nhà nước

Đứng ở góc độ khác nhau người ta có quan niệm khác nhau về nhà nước Những

quan niệm đó có thể nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của nhà nước Việc nhấn mạnh

mặt này hay mặt khác của nhà nước đều có nguyên nhân và ý nghĩa thực tế của nó

Cho dù tiếp cận nhà nước ở góc độ nào thì chúng ta cũng thấy rằng nhà nước là mộtthiết chế xã hội có chức năng thực hiện quyền lực công cộng Cho dù nhà nước do giai

cấp nào lãnh đạo, cho dù trong trong một chính thể nào, thì chức năng thực hiện quyền

lực công cộng vẫn là thuộc tính đặc trưng của nhà nước

Trang 13

Quyền lực công cộng (hay quyền lực nhà nước) được thể hiện ở chổ nhà nước banhành pháp luật và có những thiết chế bảo đảm thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡngchế của các cơ quan chức năng như toà án, cảnh sát, quân đội

Đặc trưng của quyền lực nhà nước là bằng vào pháp luật mà thực hiện ý chí của nhànước Nếu một chủ thể thực hiện ý chí của mình bằng sức mạnh cưỡng chế mà không cópháp luật thì đó không phải là quyền lực nhà nước Mặt khác, chỉ có nhà nước mới cóquyền ban hành pháp luật

Vì pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước ban hànhhoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền vàđược nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, cho nên, giữa quyền lựcnhà nước và quyền lực chính trị có những đặc điểm giống nhau, khác nhau và quan hệ rấtchặt chẽ với nhau

Về điểm giống nhau, quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị đều là quyền lực vàcùng hướng tới mục đích giống nhau, đó là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí củagiai cấp cầm quyền

Về điểm khác nhau và mối liên hệ giữa hai loại quyền lực này, chúng ta thấy rằnghai loại quyền lực này luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau Quyền lựcnhà nước chỉ có thể thực hiện được khi thông qua pháp luật, pháp luật thì chỉ hướng đếnchân lý, chân lý khách quan là mục đích cao nhất mà pháp luật hướng tới Chính vì vậy

mà pháp luật tạo nên sức mạnh của quyền lực công cộng Nhưng cũng chính vì thế màquyền lực công cộng có những hạn chế của nó Trước toà án, nếu không ai chứng minhđược những chứng cứ buộc tội kia là giả dối, thì cho dù thẩm phán biết rõ bị cáo kia vôtội cũng buộc phải tuyên bị cáo là có tội theo những chứng cứ kia Chính trong nhữngtình huống đó là lúc mà quyền lực chính trị có thể cứu nguy cho cả thẩm phán và bị cáo

Vì sao thẩm phán làm đúng pháp luật mà đôi khi lại không mang lại công lý chongười dân? Triết học Mác-xít đã lý giải điều này rất chính xác Luận điểm về tính tuyệtđối và tính tương đối của chân lý chỉ ra rằng: chân lý là tuyệt đối đúng chỉ trong một điềukiện thực tiễn nhất định và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bởi vì thực tiễn là thước đo duy nhấtđúng đắn của chân lý, mà thực tiễn cũng luôn luôn vận động biến đổi Đặt chân lý đótrong điều kiện thực tiễn khác và hoàn cảnh lịch sử khác thì có thể không còn đúng nữa

Trang 14

Những quy phạm pháp luật là công lý ở quốc gia này nhưng có thể đem đến bất công choquốc gia khác Thậm chí trong một quốc gia, pháp luật có thể mang đến công lý chotrường hợp này, nhưng có khi là sự bất công cho trường hợp khác Luật pháp Mỹ và châu

Âu phán xét rằng những nhà xuất khẩu cá da trơn và hàng dệt may Việt Nam bán phá giáhàng hoá Phán xét đó có thể là công lý ở Mỹ và châu Âu Nhưng một thực tế hiển nhiênkhông thể chối cải là phán xét đó đã mang lại bất công to lớn cho hàng ngàn người côngnhân lương thiện Việt Nam trong hai ngành sản xuất nói trên Họ bị thất nghiệp, họ bịtrừng phạt vì đã còng lưng lao động với đồng lương thấp kém để làm ra sản phẩm giá rẻcho người dân Mỹ và châu Âu để rồi phải chịu sự trừng phạt của pháp luật của chínhnhững nơi thụ hưởng thành quả lao động của họ

Trong những trường hợp như thế, quyền lực nhà nước không thể khắc phục đượchạn chế của chính bản thân nó Muốn mang lại công lý cho con người thì đòi hỏi phải cómột quyền lực khác có khả năng chi phối quyền lực nhà nước Đó chính là quyền lựcchính trị

Như vậy, sự gắn kết giữa quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị là một đòi hỏikhách quan nhằm mang lại công lý cho con người Nếu quyền lực nhà nước là sức mạnhcủa lý trí, pháp luật là trí tuệ, nó đòi hỏi chứng cứ và lý lẽ, thì quyền lực chính trị là sứcmạnh của trái tim, đường lối chính trị là lương tâm, nó đòi hỏi công bằng và tính nhânbản

Rõ ràng là muốn lãnh đạo xã hội, muốn cai trị đất nước thì không thể chỉ bằngquyền lực chính trị, quyền lực chính trị không thể thay thế quyền lực nhà nước Quyềnlực chính trị và quyền lực nhà nước phải hoà quyện tương hỗ lẫn nhau (nhưng không phải

là một) mới có thể mang lại công lý thật sự cho nhân dân Sự lãnh đạo của đảng cầmquyền phải thể hiện sự trong sáng của lương tâm và giàu lòng nhân ái Hoạt động của nhànước phải thể hiện sự sáng suốt của trí tuệ và sự mạnh mẽ, hiệu quả của công quyền.1.1.1.3 Quyền lực nhân dân - yếu tố quyết định một đảng chính trị lãnh đạo nhànước

Một đảng chính trị muốn trở thành lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội phảiđược nhân dân tín nhiệm, lựa chon Tức là quyền lực nhân dân mới là yếu tố quyết địnhđảng nào lãnh đạo nhà nước và xã hội Bởi vì quyền lực nhân dân là nguồn gốc của

Trang 15

quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị Một đảng muốn có được quyền lực chính trịphải là đội tiên phong của các giai tầng nhân dân và là đại biểu trung thành lợi ích củanhân dân Quyền lực nhà nước có được là do mỗi người dân đã nhượng lại một phầnquyền tự do cá nhân của mình để tạo nên thiết chế nhà nước theo những quy định củapháp luật.

Trong thời đại ngày này, để trở thành lực lượng lãnh đạo, phải thông qua thiết chếbầu cử Bầu cử là một thiết chế thực hiện quyền lực nhân dân, nó làm cho quyền lực nhândân trở thành hiện hữu Ngoài ra, trưng cầu ý dân cũng là một thiết chế thực hiện quyềnlực nhân dân trong những điều kiện nhất định

Hiện nay, bầu cử và trưng cầu ý dân được xem là những thiết chế dân chủ cơ bảnnhất để thực hiện quyền lực nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Thiết chếdân chủ có hai hình thức: dân chủ trực tiếp và đân chủ gián tiếp Dân chủ trực tiếp lànhân dân trực tiếp bỏ phiếu (hay cho ý kiến) để bầu người (hay cơ quan) trong bộ máynhà nước Dân chủ gián tiêp (hay dân chủ đại diện) là nhân dân bầu ra người đại diện chomình để người này bỏ phiếu (hay cho ý kiến) để bầu người (hay cơ quan) trong bộ máynhà nước

Với tư cách là những thiết chế để thực hiện những mục đích nhất định, dân chủ trựctiếp và đân chủ gián tiếp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó Nếu nó được sử dụngđúng lúc, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ mang lạihiệu quả tốt Ngược lại, nếu sử dung không đúng lúc, không phù hợp điều kiện, hoàncảnh thực tiễn, thực hiện không đúng cách, thì cũng không đạt được mục đích mongmuốn Do đó, ở các quốc gia khác nhau thường có cách vận dụng khác nhau trong quátrinh sử dụng các thiết chế này Ví dụ, ở nhiều quốc gia có hệ thống chinh trị đa đảng, họthường sử dụng thiết chế dân chủ trực tiếp để chọn ra người đứng đầu cơ quan hành pháp.Đảng nào có người thủ lĩnh được nhân dân bầu làm người đứng đầu cơ quan hành phápxem như trở thành đảng lãnh đạo nhà nước (hay đảng cầm quyền) Nhưng cũng có nhữngquốc gia sử dụng thiết chế dân chủ gián tiếp để chọn ra một đảng lãnh đạo nhà nước.Đảng nào được nhân dân bầu vào quốc hội với số lượng đông tuyệt đối (thường là đạt tỷ

lệ 2/3 trở lên trong quốc hội) thì có quyền thành lập chính phủ (cơ quan hành pháp) Khi

đó, đảng này trở thành đảng lãnh đạo nhà nước Ở các quốc gia này, thông thường cứ 4

Trang 16

hoặc 5 năm, nhân dân lại tiến hành cuộc bầu cử lại để chọn ra đảng nào lãnh đạo nhànước.

Ở Việt Nam, đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội thì đượcnhân dân bầu ra theo thiết chế dân chủ trực tiếp, người dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ra cácđại biểu Quốc hội Các đại biểu Quốc hội bầu ra người đứng đầu Nhà nước (Chủ tịchnước), người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) và các thành viên Chính phủ (cơ quanhành pháp) Do thực tiễn lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam, sau khi

ra đời năm 1945, Nhà nước Việt Nam phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm trongthời gian dài Trong cuộc đấu tranh lâu dài này, Đảng Công sản Việt Nam luôn là đạibiểu trung thành với lợi ích toàn dân tộc, lãnh đạo nhân dân làm nên những thắng lợi vĩđại, nên được nhân dân tín nhiệm, lựa chọn là đảng lãnh đạo Nhà nước Vai trò lãnh đạo

đó được khẳng định một cách mặc nhiên trong suốt thời gian chiến tranh Trong côngcuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng lại tiếp tục lãnh đạo Nhà nước và xã hội giànhđược những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, kiến thiết đất nước, nên tiếptục được nhân dân tín nhiệm, bầu vào Quốc hội với số lượng đông tuyệt đối Quốc hội tintưởng, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

là một hiện tương có tính quy luật Việc Quốc hội khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhấtcủa Đảng trong Hiến pháp là một việc phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân

1.1.2 Đảng lãnh đạo Quốc hội

1.1.2.1 Quốc hội - thiết chế quan trọng của quyền lực nhà nước thực hiện quyềnlực lập pháp

Quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh quyền lực hợp thành: lập pháp, hành pháp

và tư pháp Các nhà nước dân chủ hiện nay đều giao quyền lập pháp cho quốc hội, quyềnhành pháp cho chính phủ và quyền tư pháp cho hệ thống cơ quan xét xử Quyền lực lậppháp có ba chức năng chính là ban hành pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọngcủa đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước.Trong bất cứ một nhà nước dân chủ nào cũng đều phải có quốc hội, bởi vì quốc hội

là thiết chế quan trọng của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực lập pháp Nhìn vào

Trang 17

địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của quốc hội người ta có thể đánhgiá bản chất, hiệu quả của quyền lực nhà nước.

Ở Việt Nam, địa vị pháp lý của Quốc hội được quy định trong văn bản pháp luật cóhiệu lực pháp lý cao nhất, đó là Hiến pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổi 2001 Ngoài ra, địa

vị pháp lý của Quốc hội còn được biểu hiện trong Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy kỳhọp Quốc hội

Điều 83 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đốingoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, nhữngnguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan

hệ xã hội và hoạt động của công dân

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động củanhà nước [35, tr 44]

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì Quốc hội là cơ quan duynhất được cử tri toàn quốc bầu ra từ những đại diện của mọi thành phần xã hội, từ mọi địaphương trên cả nước, từ đó tạo ra cho Quốc hội ưu thế đặc biệt hơn hẳn các cơ quan nhànước khác trong bộ máy nhà nước Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Quốc hội được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Điểm nàyhoàn toàn khác với cơ cấu tổ chức nhiều nhà nước khác Ví dụ ở Anh, Nguyên thủ quốcgia - Nữ hoàng đứng trên Quốc hội Anh, còn ở Việt Nam, Nguyên thủ quốc gia - Chủtịch nước vẫn phải đứng dưới Quốc hội, do Quốc hội bầu ra và phải chịu trách nhiệm báocáo trước Quốc hội

Theo quy định hiện hành của Hiến pháp, thì Quốc hội Việt Nam có 3 chức năng

cơ bản: ban hành pháp luật (làm luật), quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước

Địa vị pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ đượcpháp luật quy định giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác Đối với chính phủ,

Trang 18

Hiến pháp 1992 quy định: ”Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 109).Chính phủ phải trực thuộc Quốc hội và phải báo cáo trước Quốc hội Đối với các cơ quannhà nước khác ở trung ương: Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caođều do Quốc hội thành lập bằng cách bầu ra những người đứng đầu hai cơ quan này.Cũng như Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao trực thuộc Quốc hội và đều phải báo cáo trước Quốc hội.

Về nhiệm vụ, quyền hạn (thẩm quyền) của Quốc hội, vì đây là yếu tố quan trọngtạo thành địa vị pháp lý của Quốc hội, nên nó được quy định trong văn bản pháp luật cóhiệu lực pháp lý cao nhất, tức là Hiến pháp Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại Điều 84 gồm 14 điểm:

1 Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyếtđịnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

2 Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội, xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ banThường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao;

3 Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4 Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toánngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyếttoán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

5 Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước; Chính sách tôn giáo củaNhà nước;

6 Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

7 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủtịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủtịch nước về thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đềnghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

Trang 19

chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên của Hộiđồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tính nhiệm đối với những ngườigiữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

8 Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của ChínhPhủ, thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính, kinh tế đặcbiệt

9 Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

10 Quyết định đại xá;

11 Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân; hàm cấp ngoạigiao và những hàm cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huychương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

12 Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩncấp; các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốcgia;

13 Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ cácđiều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏcác điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghịcủa Chủ tịch nước;

14 Quyết định việc trưng cầu ý dân [35, tr 44]

Theo các quy định trên, chúng ta thấy rằng, Quốc hội là cơ quan có quyền lực caonhất của Nhà nước Việt Nam, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của đấtnước Không có một cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Việt Nam lại có được thẩmquyền cao như Quốc hội Mọi cơ quan nhà nước đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp trựcthuộc Quốc hội; Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành các quy phạm chuẩnmực cho mọi hoạt động của xã hội; từ cơ quan trung ương đến các công dân bình thường

ở mọi miền của đất nước đều phải chấp hành các quy định được Quốc hội thông qua

Trang 20

Như vậy, rõ ràng Quốc hội là thiết chế bảo đảm quyền lực nhà nước Bản chất, hiệulực, hiệu quả của quyền lực nhà nước phụ thuộc vào việc xây dựng và vận hành của Quốchội.

1.1.2.2 Quốc hội - thiết chế quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng

Mục đích của sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong việc thực hiện chứcnăng lập pháp là nhằm bảo đảm thành công việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ViệtNam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Để thực hiện được mục đích đó,Đảng phải thể chế hóa đường lối, chính sách của mình thành pháp luật Muốn làm đượcviệc này, nhất thiết phải thông qua thiết chế quốc hội và chỉ có thông qua thiết chế quốchội mới làm được việc này

Khác với sự lãnh đạo của các đảng cầm quyền ở các nhà nước ”đa đảng”, ở nhữngnước này, mục đích của đảng cầm quyền chủ yếu là giành và giữ quyền lực nhà nước chođảng mình Tất cả các chính sách và hoạt động của đảng cầm quyền chỉ xoay quanh mụctiêu giành thắng lợi trong cuộc bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước Còn mục đích của sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì rộng hơn nhiều Điều này giải thích vì sao bộmáy tổ chức của các đảng cầm quyền ở những nhà nước ”đa đảng” thường nhỏ gọn hơn

bộ máy tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Giành được quyền lực nhà nước chỉ làbước đầu của hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Mục đích quan trọnghơn là phải bảo đảm xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân Đó là một nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, văn minh, tất cả vì hạnh phúc củanhân dân; được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước,

tổ chức, hoạt động trên cơ sở pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật; quyền lực nhànước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công rành mạch vàphối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả nhằm ngăn chặn mọi sự lạm quyền,

vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Trãi qua những giai đoạn thăng trầm của tình hình kinh tế-xã hội của đất nước,nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền ngày càng rõ ràng và hoàn thiện hơn

Theo đó, Nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN có những đặc trưng sau: một là, Nhà

Trang 21

nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch

và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Bốn là, Nhà nước

tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp

lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ

luật Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN

Quốc hội là thiết chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng còn vì tỷ lệ đại biểu đảng viêntrong Quốc hội là yếu tố quyết định cho định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng.Bởi lẽ một khi tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội không đạt được yêu cầu khi tiến hành biểuquyết các công việc của Quốc hội, thì Đảng không còn khả năng định hướng cho hoạtđộng của Quốc hội nữa Điều đó đồng nghĩa với việc quyền lực nhà nước không còn bảođảm cho mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Nói cách khác, khi đó Đảngkhông còn là đảng cầm quyền nữa

1.1.2.3 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội

Khẳng định tính tất yếu và những khái niệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốchội như trên là vấn đề hết sức cơ bản Nhưng làm rõ phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới Quốc hội cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Bởi vì trong những năm qua, những hạnchế, yếu kém trong hoạt động của Quốc hội có nguyên nhân rất lớn ở phương thức lãnhđạo của Đảng đối với Quốc hội

Trước hết, Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua cương lĩnh, đường lối, chính sách;xây dựng hệ thống quan điểm định hướng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng được thể chếhoá trong Hiến pháp, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành mọi mặt đời sống

xã hội Điều này trái ngược với tình trạng Đảng bao biện làm thay công việc của Quốchội, còn Quốc hội chỉ là ”diễn đàn” để công khai hoá kết quả làm việc của Đảng Làm thếnào để khi Quốc hội làm luật, người ta chỉ thấy những đạo luật đó là kết quả trí tuệ củaQuốc hội, kết quả của ý chí nguyện vọng của nhân dân, kết quả của quá trình làm việc

Trang 22

khoa học của các cơ quan của Quốc hội, của các đại biểu Quốc hội, chứ người ta khôngnhìn thấy sự áp đặt nào của Đảng vào đạo luật đó Nhưng khi đạo luật đó đi vào cuộcsống, người dân cảm nhận được những tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng Nộidung một đạo luật nào đó có thể không có ”bóng dáng” Đảng trong đó, nhưng khi toà án

áp dụng nó để tuyên án, người ta nhận ra ngay quan điểm, tư tưởng của Đảng Đó mớichính là phương thức lãnh đạo đúng đắn nhất

Thứ hai, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, lựa chọn, giới thiệu người có đủ tiêuchuẩn để nhân dân bầu vào Quốc hội, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa những người đó Khi những người này trúng cử vào Quốc hội, họ có trách nhiệm vậnđộng, thuyết phục các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức khác thực hiện đúng quanđiểm, đường lối của Đảng và ra sức hoạt động để biến đường lối của Đảng thành hiệnthực Đặc biệt, họ phải là người gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật và nhữngnguyên tắc, quy định làm việc trong Quốc hội Trong quá trình làm việc với tư cách là đạibiểu Quốc hội, nói chung, họ chỉ được nhân danh đại biểu Quốc hội mà làm việc chứkhông thể nhân danh Đảng mà làm việc, trừ những trường hợp pháp luật có quy định.Như vậy, mỗi đại biểu Quốc hội hoàn toàn có thể nhận thức được đâu là việc của Quốchội, đâu là việc của Đảng mà không có sự ”lộn sân” mặc dù bản thân họ cùng lúc mang

cả hai trách nhiệm, của Đảng và của Quốc hội

Thứ ba, Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy Quốc hội trong sạch, vững mạnh,giữ vững bản chất giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của cả dân tộc, bảo đảm nguyên tắc làm việc của Quốc hộitheo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, đó là nguyên tắc tập trung dânchủ, Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số

Thứ tư, Đảng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, quanđiểm của Đảng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, biểu dương những

ưu điểm và uốn nắn những lệch lạc, khuyết điểm Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng

và công tác tổ chức, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các đảng viên, động viênđông đảo quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ và chấp hành nghiêm chỉnhđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

1.1.3 Chức năng lập pháp của Quốc hội

Trang 23

Theo quy định hiện hành của pháp luật, như trên có trình bày, chức năng lập phápcủa Quốc hội Việt Nam có ba nội dung: ban hành pháp luật (làm luật), quyết định nhữngvấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nước.Cần phân biệt khái niệm ”chức năng lập pháp” với ”chức năng làm luật”, làm luật là mộttrong ba nội dung của chức năng lập pháp Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhànước, Quốc hội cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định của pháp luật, tức là cũngphải thông qua việc ban hành pháp luật, cho nên chức năng làm luật thường được xem làquan trong nhất.

Chức năng làm luật hiện đang được Quốc hội tập trung cao độ để giải quyết mộtkhối lượng công việc rất lớn, rất bức xúc đối với tình hình đất nước Cho nên, luận vănnày đề cập sâu đến sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực làm luật của Quốc hội

Chức năng lập pháp của Quốc hội Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự lãnhđạo của Đảng ở chỗ nó là sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành các quyđịnh của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật XHCN đã từngbước hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, đổi mới kinh

tế, nâng cao đời sống nhân dân Quốc hội hoạt động có hiệu quả chỉ khi thực hiện tốtnhiệm vụ làm luật, do vậy nhiều người cho rằng chức năng làm luật của Quốc hội là chứcnăng quan trọng nhất

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp, thay đổi Hiến pháp,thông qua các đạo luật và thay đổi luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất có hiệu lựcpháp lý tối cao quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế,

cơ sở xã hội của nhà nước, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,quyền hạn, trách nhiệm, cách thức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Sau Hiến pháp là các đạo luật điều chỉnh cácmối quan hệ xã hội quan trọng và để cụ thể hoá các chế định trong Hiến pháp Những đạoluật này cũng phải do Quốc hội thông qua

Chức năng làm luật của Quốc hội Việt Nam rất rộng, không bị hạn chế Quốc hội

có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nào đó

Trang 24

nếu Quốc hội thấy rằng việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đó bằng pháp luật là cầnthiết Vì vậy, có thể kết luận rằng mọi lĩnh vực hoạt động, quản lý xã hội của Nhà nướcđều phải được Quốc hội quy định thành luật.

Chính nhờ thông qua việc thực hiện chức năng làm luật mà Quốc hội thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn khác của Quốc hội Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản nhất

về đối nội, đối ngoại của Nhà nước bằng việc thông qua các đạo luật Quốc hội quyếtđịnh những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước bằng cách thông qua các đạoluật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cách thành lập và kể cả quy định trình tự hoạt độngcủa các cơ quan trong bộ máy nhà nước

1.2 Đặc điểm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp

1.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Quốc hội Việt Nam trong việc thực hiện chức năng lập pháp

Đây là một đặc điểm có tính đặc thù của Quốc hội Việt Nam so với Quốc hội nhiềunước trên thế giới Đặc điểm này là yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong chức nănglập pháp của Quốc hội Việt Nam so với Quốc hội nhiều nước trên thế giới Đa số trongQuốc hội các nước Tư bản chủ nghĩa đều tồn tại hai hoặc nhiều đảng phái có lợi ích hoặc

hệ tư tưởng đối lập nhau, luôn luôn đấu tranh với nhau để nắm lấy quyền lực nhà nước.Cho nên khi thực hiện chức năng lập pháp của quốc hội, một đạo luật ra đời bao giờ cũng

là lợi ích của đảng cầm quyền (và của nhóm người dân ủng hộ đảng này), đồng thời là sựbất lợi của đảng đối lập (và nhóm dân cư ủng hộ họ) Điều này giải thích vì sao trong mộtnhà nước có nhiều đảng chính trị, thì cho dù đảng nào cầm quyền, thường thì bất kỳ mộtđạo luật nào được quốc hội ban hành cũng đều phải đối mặt với những cuộc biểu tình,phản đối của một bộ phận dân cư nào đó Tuy nhiên, đây cũng không hoàn toàn là khuyếtđiểm của một quốc hội có nhiều đảng chính trị Bởi vì nếu sự đấu tranh của đảng đối lậptrong quốc hội là sự đấu tranh ”có trách nhiệm” thì đó là yếu tố buộc đảng cầm quyềnphải ban hành luật một cách ”có trách nhiệm” Một đạo luật được quốc hội của đảng cầmquyền ban hành muốn khỏi bị đảng đối lập chỉ trích thì cách tốt nhất là phải xây dựng đạoluật đó thật hoàn hảo Đây cũng là yếu tố có lợi cho nhân dân, nhưng cũng cần nhắc lạiđiều kiện là các đảng đối lập đó phải là những người ”có trách nhiệm” đối với nhân dân

Trang 25

Do đó, cũng không nên quá đề cao ưu điểm của cơ chế nhiều đảng trong quốc hội, bởi vì

cơ chế đó chỉ là ưu điểm với điều kiện các đảng đối lập phải là những người ”có tráchnhiệm” với nhân dân

Từ cách nhìn nhận đó có thể suy luận ra những ưu điểm và hạn chế của chức nănglập pháp của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện một Đảng Cộng sản cầm quyền Bởi vìQuốc hội Việt Nam mặc nhiên đã có được sự thống nhất ủng hộ của tuyệt đại đa số nhândân, mà biểu hiện về mặt chính trị của nó là trong Quốc hội chỉ tồn tại một Đảng Cộngsản cầm quyền Đảng là hiện thân của ý chí của toàn dân muốn phát triển đất nước tiếnlên CNXH, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại biểu trung thành lợi íchcủa cả dân tộc Cho nên những đạo luật của Quốc hội ban hành bao giờ cũng được dựatrên nguyên tắc bảo đảm lợi ích của toàn dân tộc Đây cũng chính là điểm đặc trưng củapháp luật XHCN Pháp luật XHCN của nước ta không vì tuyệt đối hoá lợi ích một nhómngười nắm quyền lực mà làm hại lợi ích của nhân dân Pháp luật nước ta nhằm mang lạicông lý và lợi ích cho toàn dân Do đó, pháp luật của quốc hội của một đảng cầm quyềnthường được sự đồng thuận cao của xã hội

Tất nhiên, trong quá trình tiệm cận với sự hoàn hảo, pháp luật của quốc hội mộtđảng hay đa đảng đều khó tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm Hạn chế đáng chú ýnhất của quốc hội một đảng như Quốc hội Việt Nam đó chính là thiếu lực lượng có sứcmạnh để buộc đảng cầm quyền phải sửa một đạo luật mà đảng cầm quyền đang bảo vệ

Do vậy, giả định rằng có một đạo luật nào đó không còn phù hợp nhưng đảng cầm quyềnkhông nhận ra thì không ai lãnh đạo được quốc hội sửa đổi đạo luật đó Trong thời gianqua, những thế lực thù địch với Nhà nước ta thường thổi phồng điểm hạn chế này củaQuốc hội nước ta để chỉ trích pháp luật nước ta, bôi bác Đảng Cộng sản Việt Nam Thật

ra, hạn chế, khuyết điểm đó không phải không có cách khắc phục Trong thời gian qua,việc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành tự chỉnh đốn cùng với Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các thành viên Mặt trận, báo chí đã thực hiện rất hiệu quả việc phản biện đối vớinhững chính sách của Đảng trong quá trình lãnh đạo Quốc hội lập pháp Trong đó, vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc là hết sức quan trọng

Theo quy định của Hiến pháp và Luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì các tổchức là thành viên của Mặt trận phải có trách nhiệm phản ánh những ý nguyện đa dạng

Trang 26

của hiệp hội để Đảng có thể đưa những ý nguyện đó thành những chính sách hoặc bổkhuyết cho những dự thảo chính sách phiến diện nhằm làm cho pháp luật bảo đảm quyềnlợi chính đáng của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội Mặt trận là một tổ chức liên hiệpcác hiệp hội, đoàn thể rất rộng, thực tế, không có một chính sách nào của Đảng mà lạikhông có một tổ chức trong mặt trận tương ứng có khả năng đóng góp một cách thiếtthực Ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống chính quyền Sài gòn cũ, trong mộtchuyến hồi hương, đã từng nói ”Việt Nam là chế độ một đảng nhưng đã có Mặt trận Tổquốc”.

1.2.2 Quốc hội Việt Nam là một sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn môhình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân Mô hình đó phảiđáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập quyền làm chủ của nhândân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân

Sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trìnhhình thành, phát triển Nhà nước ta Trong Hiến pháp đầu tiên đó, những nguyên tắc cơbản của Nhà nước pháp quyền như phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lậppháp (Nghị viện), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Toà án) cũng như các nguyên tắc tất

cả quyền bính thuộc về nhân dân, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và bản chất giaicấp của Nhà nước ta đã được khẳng định

Sau khi thông qua Hiến pháp, vì điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến toàn quốc,Quốc hội khoá I đã cùng các cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo nhân dânkháng chiến kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thành công Từ chỗ Quốc hội lập hiếnnhư lúc đầu dự kiến khi tổ chức tổng tuyển cử, Quốc hội nước ta đã làm nhiệm vụ Quốchội lập hiến và lập pháp, thông qua những đạo luật thể chế hoá các chủ trương lớn củaĐảng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi Quốc hội cũng đã quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó như cải cách ruộng đất, cải tạocông thương, xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhấtnước nhà Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề lớn về củng cố, xây dựng bộ máy

Trang 27

nhà nước ta như tổ chức Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bầu Chính phủ, cải cách hệthống tư pháp, xây dựng cơ quan Toà án và Viện Kiểm sát.

Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội nước ta thể hiện sứ mệnh lịch sử, đại diện chonhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà sự thể hiện cao nhất của quyền

đó là quyền thông qua Hiến pháp, luật Nhưng khái niệm ”quyền lực nhà nước”, ”cơ quanquyền lực nhà nước” và nhất là sự khẳng định ”Nhà nước pháp quyền” thì không phảingay từ đầu đã có Phải trãi qua một thời gian hình thành, phát triển, khi mà Quốc hội đãxác lập vai trò, vị trí của mình trong cuộc sống thì khái niệm ”Quốc hội là cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất” mới được ghi nhận chính thức trong các Hiến pháp, bắt đầu từHiến pháp 1959 Từ đó, Quốc hội luôn luôn chứng minh được sự đúng đắn của chủ

trương xây dựng Quốc hội thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyềnViệt Nam XHCN, yếu tố quy định quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân và

có cơ chế pháp lý bảo đảm để biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước, thành cácquy phạm pháp luật có hiệu lực cao trong thực tế

1.2.3 Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo đảm bản chất của Đảng luôn phù hợp các quan hệ kinh tế-xã hội, trung thành với lợi ích Quốc gia, dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội,

là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Vị trí, vai trò lãnh đạo củaĐảng trong thực tiễn cách mạng Việt nam là một tất yếu lịch sử khách quan, được khẳngđịnh nhất quán trong các văn kiện đại hội Đảng, được Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992quy định Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đảng tiếp tục giữ vai trò lãnh đạocủa một đảng duy nhất cầm quyền và đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành côngcủa sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ:

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân laođộng và của dân tộc Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độclập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc

Trang 28

lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩacộng sản [14, tr 3, 4].

Với bản chất là một đảng của giai cấp công nhân luôn luôn là đại biểu trung thànhlợi ích của toàn thể nhân dân lao động, lợi ích của dân tộc, quốc gia, Đảng Cộng sản ViệtNam đã được toàn thể nhân dân tín nhiệm ”hoá thân” vào cơ quan quyền lực cao nhất củanhân dân, do nhân dân bầu ra, đó là Quốc hội Phần lớn các đại biểu Quốc hội cũng chính

là các đảng viên của Đảng Chỉ có như thế Đảng mới thực sự nắm giữ quyền lực nhànước để thực hiện mục đích cao cả của mình

Mục tiêu của Đảng là giữ vững độc lập dân tộc, những vấn đề liên quan đến độclập dân tộc đều là những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội,

đó là những vấn đề có liên quan đến chiến tranh và hoà bình, các biện pháp đặc biệt nhằmbảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia, quyết định đường hướng phát triển của đấtnước Việc xây dựng bản chất của Đảng phải luôn luôn bám sát mục tiêu này Ngoài ra,trong thời kỳ đất nước mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội phải ban hành nhữngđạo luật sao cho vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa bảo đảm phát huy nội lực, giữvững bản sắc văn hoá dân tộc, để không bị lệ thuộc quá lớn vào nước ngoài, nhằm giữvững khả năng tự chủ cả về kinh tế, văn hoá và chính trị

Xây dựng bản chất của Đảng cũng phải bảo đảm mục đích xây dựng một xã hộidân chủ, công bằng, văn minh, cho nên sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải bảođảm thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đó là nguyên tắc tậptrung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịchQuốc hội, Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội; phát huy vai trò của đoàn đạibiểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội; tổ chức tốt các kỳ họp Quốc hội

1.3 Yêu cầu và nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp

1.3.1 Yêu cầu

Bởi vì mục đích cuối cùng của Đảng trong việc lãnh đạo Quốc hội thực hiện chứcnăng lập pháp là làm sao cho Quốc hội thực hiện tốt nhất chức năng lập pháp của Quốchội, cho nên yêu cầu chung nhất của sự lãnh đạo của Đảng là, bằng vào các phương thức

Trang 29

lãnh đạo của mình, tác động để Quốc hội xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đápứng nhu cầu phát triển của đất nước Tức là sự lãnh đạo của Đảng phải giúp tạo ra một hệthống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch Đặc biệt trong giai đoạn hiệnnay, xây dựng pháp luật tập trung cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vaitrò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, pháttriển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, thực hiệnquyền con người, quyền công dân.

Đảng lãnh đạo Quốc hội nhưng Đảng không làm thay Quốc hội, bởi vì nếu Đảng savào việc làm thay Quốc hội thì điều đó đồng nghĩa với việc tự đánh mất công cụ lãnh đạocủa mình

1.3.2 Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp

1.3.2.1 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của cácthiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam XHCN

Các thiết chế trong hệ thống chính trị, trước hết, phải kể đến Đảng Cộng sản ViệtNam Đảng là hạt nhân lãnh đạo không chỉ đối với Quốc hội mà với tất cả các cơ quankhác Mặt khác, Đảng cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.Đảng viên vi phạm pháp luật cũng bị xử lý như mọi công dân khác Không những thế,đảng viên còn phải gương mẫu hơn những công dân khác trong việc tuân thủ pháp luật.Pháp luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời bảođảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Bộ máy nhà nước là thiết chế chính của hệ thống chính trị Trong giai đoạn hiệnnay, Đảng cần lãnh đạo xây dựng pháp luật về cụ thể hoá nguyên tắc Hiến định ”Quyềnlực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” nhằm thực hiện địnhhướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

Trang 30

Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan có chức năng lập pháp Nhưng Quốchội cũng phải được tổ chức và hoạt động theo đúng pháp luật chứ không phải Quốc hộiđứng trên pháp luật Do vậy, pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng phảiđược xây dựng chặt chẽ để bảo đảm cho Quốc hội hoạt động có hiệu quả Luật không tốt

sẽ gây cản trở hoạt động lập pháp của Quốc hội Trong điều kiện nước ta hiện nay, luậtpháp về tổ chức và hoạt động của Quốc hội phải được xây dựng theo hướng thể chế hoánguyên tắc dân chủ để bảo đảm cho Quốc hội giám sát có hiệu quả việc thi hành phápluật của các cơ quan, công chức của Nhà nước.Trong đó, có việc hoàn thiện pháp luật vềgiám sát tối cao của Quốc hội, cơ chế bảo vệ luật, Hiến pháp

Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của nó là lựclượng có chức năng hành pháp Cho nên, nó đặc biệt cần thiết phải được điều chỉnh bởipháp luật Pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp càng chặt chẽ thìcông tác quản lý của Nhà nước càng hiệu quả và càng tránh được sự tuỳ tiện, lạm dụngquyền lực nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong tìnhhình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, pháp luậtphải thực hiện chủ trương xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính nhà nước đốivới doanh nghiệp để các cơ quan này tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước theoluật; đẩy mạnh xã hội hoá một số dịch vụ công Đối với công chức, pháp luật phải tạo ra

cơ chế công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép (còn công dân thìđược làm tất cả những gì pháp luật không cấm)

Các cơ quan tư pháp là một trong những thiết chế cơ bản của hệ thống chính trị, cóchức năng xét xử những người vi phạm pháp luật Các cơ quan này nhất thiết phải hoạtđộng theo đúng pháp luật, trong đó, bao gồm pháp luật về tổ chức và hoạt động của toà

án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh;pháp luật tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, pháp luật vềthi hành án, bổ trợ tư pháp cũng phải được xây dựng và hoàn thiện nhằm xác định đúng,

đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, từng chức danh tư pháp

1.3.2.2 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về quyền con người, quyền tự dodân chủ của công dân

Trang 31

Quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, vănhoá-xã hội là vấn đề hết sức quan trọng mà luật pháp quốc tế có nhiều quy phạm điềuchỉnh Bảo đảm quyền con người, quyền công dân cũng là mục đích của Đảng cũng nhưcủa Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Luật pháp phải là ”chốn nương thân” đểcông dân được bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nhất là toà án phải xét xửnghiêm minh mọi hành vi xâm phạm các quyền đó.

Pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểmtra của công dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước cũng phải được xây dựngtốt Đó là một cơ chế nhằm bảo bảo chắc chắn quyền con người, quyền công dân

1.3.2.3 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về dân sự, kinh tế, hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Pháp luật về dân sự là lĩnh vực cơ bản của hệ thống pháp luật So với pháp luật hình

sự, pháp luật dân sự ra đời và phát triển sau, nhưng nó ngày càng phát triển và ngày naythì nó trở thành lĩnh vực pháp luật rộng lớn nhất

Đối với nước ta hiện nay, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh là vấn đềcòn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Pháp luật phải xác định rõ trách nhiệm pháp lý củachủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chếquyền sở hữu Quyền tự do kinh doanh được bảo đảm tốt nhất chỉ khi nó được bảo vệchắc chắn bởi hành lang pháp lý, đồng thời hành lang pháp lý đó cũng chính là giới hạntất yếu của sự tự do kinh doanh Điều này có nghĩa là pháp luật chỉ ngăn cấm công dânmột số việc, ngoài những việc ngăn cấm đó, thì công dân được quyền làm tất cả Cầnphải hiểu rằng, suy đến cùng, những việc ngăn cấm đó cũng nhằm giữ cho sự tự do kinhdoanh của công dân được bảo đảm một cách tốt nhất Ví dụ, pháp luật cấm doanh nghiệpsản xuất gây ô nhiễm môi trường là vì nếu môi trường bị huỷ hoại thì không những tất cảcác doanh nghiệp khác không thể sống được mà chính doanh nghiệp gây ô nhiễm môitrường cũng chịu chung số phận

Đặc điểm của nước ta là đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tậptrung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN Đó là sự vận động tất yếu củamột quốc gia vừa thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc Nền kinh tế thị trường định hướngXHCN đòi hỏi pháp luật phải tạo lập đồng bộ các thị trường Trong đó các loại thị trường

Trang 32

mà pháp luật Việt Nam phải tạo cơ sở pháp lý và mở ra nhiều hướng phát triển là: thịtrường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trườngchứng khoán Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đòi hỏi phải có hệ thốngpháp luật hoàn chỉnh về tài chính công (trong đó pháp luật về thuế là rất quan trọng), vềcác chuyên ngành kinh tế kỹ thuật (xây dựng, điện lực, bưu chính- viễn thông, an ninhlương thực, thú y, thuỷ sản ), về tài nguyên môi trường.

1.3.2.4 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về giáo dục – đào tạo, khoa học –công nghệ, y tế, văn hoá – thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em

và chính sách xã hội

Ta biết rằng dưới góc độ đảng lãnh đạo, pháp luật là sự thể chế hoá chủ trương,đường lối của đảng cầm quyền Trình độ thể chế hoá đường lối của một đảng cầm quyềnthành pháp luật chính là biểu hiện trình độ lãnh đạo của đảng đó Sự thể chế hoá đókhông giống nhau giữa các quốc gia khác nhau, bởi vì nó phụ thuộc đặc điểm của mỗiquốc gia Ví dụ, có những quốc gia thì cố gắng tăng cường việc nhà nước trực tiếp thựchiện các dịch vụ xã hội, nhưng có những quốc gia phải cố gắng giảm bớt công việc đó đểgiao lại cho nhân dân Vấn đề cốt yếu là làm sao cho những dịch vụ đó phục vụ tốt nhấtcho nhân dân Đối với nước ta hiện nay, Đảng phải lãnh đạo Quốc hội xây dựng và hoànthiện pháp luật sao cho có thể tạo điều kiện để tất cả mọi thành phần dân cư đều có thểtham gia cùng với Nhà nước thực hiện các dịch vụ xã hội Nói cách khác, đó là chủtrương xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá – xã hội (giáo dục – đào tạo, nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao ); đồng thời bảobảm sự quản lý, điều tiết và đầu tư thích đáng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu trongtừng lĩnh vực

Nội dung quan điểm, chủ trương của Đảng trong từng lĩnh vực cụ thể cũng phảiđược Quốc hội thể chế hoá thành pháp luật Đó là: quan điểm coi giáo dục – đào tạo làquốc sách hàng đầu; khuyến khích sự phát triển các ngành khoa học mới, công nghệ cao;tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc;bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảmquyền tự do báo chí, xuất bản gắn liền với chế độ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm xã hội

và đạo đức nghề nghiệp; bảo đảm cho công dân có điều kiện sử dụng các dịch vụ y tế có

Trang 33

chất lượng; bảo đảm mọi công dân được công bằng trong hưởng thụ các loại dịch vụcông.

1.3.2.5 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quốc phòng và an ninh là xây dựngnền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân Tức là phải xây dựng mối quan hệchặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố và xây dựng tiềm lực quốc phòng và

an ninh, quyền và nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc Đó là một nền quốcphòng và an ninh vững chắc nhất, hiệu quả nhất

Pháp luật cũng phải thể chế hoá quan điểm của Đảng về xây dựng một xã hội trật tự,

an toàn, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội Trong đó, pháp luật về đấu tranhphòng, chống tội phạm phải được hoàn thiện theo hướng xây dựng các cơ quan bảo vệpháp luật là nòng cốt, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòngngừa, ngăn chặn tội phạm Pháp luật hình sự phải bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả

phòng ngừa

1.3.2.6 Lãnh đạo Quốc hội xây dựng pháp luật về hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng phải lãnh đạo Quốc hộixây dựng và giám sát tốt nội dung các ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam thamgia trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuếquan, bảo vệ môi trường Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cácvăn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên

Lãnh đạo Quốc hội xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh

tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng pháp luật theo yêucầu gia nhập WTO và các cam kết khu vực (ASEAN, AFTA, cộng đồng kinh tế châu Á).Lãnh đạo xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải)phù hợp với tập quán thương mại quốc tế; xây dựng các điều ước quốc tế đa phương vềtương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan đến việc công nhận và cho thi hành cácbản án, quyết định của toà án, quyết định của trọng tài thương mại

Trang 34

Lãnh đạo việc ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế,chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng Nội luậthoá các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, antoàn xã hội Xây dựng luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù.

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN

Bởi vì một trong những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền là Hiến pháp vàcác đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ trong tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội, cho nên có ý kiến cho rằng trong chế độ XHCN thì khôngthể có Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền chỉ dành cho Nhà nước tư sản,bởi vì trong chế độ XHCN, pháp luật còn phải chịu sự chi phối bởi sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản

Thật ra, như ở chương 1 đã trình bày, sự lãnh đạo của một đảng đối với nhànước và pháp luật là quy luật tất yếu của sự phát triển Không phải chỉ có trong chế

độ XHCN mới có sự chi phối của quyền lực chính trị đối với nhà nước và pháp luật,

mà trong tất cả các chế độ xã hội đều vận động phát triển theo quy luật này Chỉ cóđiểm khác nhau không cơ bản là pháp luật mỗi quốc gia ghi nhận sự lãnh đạo mộtcách khác nhau Có quốc gia ghi trực tiếp trong hiến pháp, có quốc gia biểu hiệntrong pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hoặc trong pháp luậtbầu cử

Ngành khoa học Xã hội học pháp luật đã chứng tỏ được rằng pháp luật cũng

là một hiện tượng xã hội, nó cũng nằm trong mối liên hệ phổ biến với các hiệntượng xã hội khác và giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau Cho nên pháp luật

Trang 36

không chỉ chịu sự chi phối của quyền lực chính trị mà còn chịu sự chi phối củanhiều hiện tượng và thực thể xã hội khác Các quan hệ xã hội không chỉ chịu sựđiều chỉnh của pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố tự nhiên, xãhội khác Nhưng điều này không có gì là mâu thuẩn khi Nhà nước tuyên bố rằngpháp luật giữ vai trò tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội Bởi vì một thuộc tính của Nhà nước pháp quyền là phápluật giữ vai trò tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, cũng giống như vạnvật đều có thuộc tính của nó Cố nhiên là phải hiểu phạm vi, đặc điểm hoạt độngcủa thuộc tính ấy, ảnh hưởng của các quy luật khác đối với thuộc tính ấy Ví dụ tráiđất có thuộc tính là có lực hút khiến cho mọi vật đều rơi xuống mặt đất Nhưng thực

tế thì có những vật có thể bay lên trời bởi vì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều quyluật khác

Cho nên ý kiến khác cho rằng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam XHCN là một sáng tạo khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam là một ýkiến đúng đắn Trong chế độ XHCN có Nhà nước pháp quyền là một điều không có

gì trái quy luật hay phi lô-gic Đối với Việt Nam, điều quan trọng là Đảng và Nhànước phải biết phát huy cao độ tinh thần dân chủ, ý thức tự lực tự cường và tinhthần sáng tạo của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt NamXHCN Nhận thức là một quá trình và thực tiễn là cơ sở của quá trình nhận thức ấy.Chính thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá tính xác thực của quá trình nhậnthức về Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Thực tiễn Việt Nam đang hé mởdần một lý luận mới về Nhà nước pháp quyền trong chế độ XHCN

Nhận thức này đã dẫn đến chủ trương coi trọng hơn việc quản lý xã hội bằngpháp luật và theo pháp luật; bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo phápluật; phân biệt rõ giữa quản lý nhà nước với quản lý sản xuất – kinh doanh, trên cơ

sở đó tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất –kinh doanh chứ không cản trở nó; chú trọng từng bước xây dựng hệ thống pháp luậtkinh tế và các pháp luật về an sinh xã hội Pháp luật phải được thực hiện thống nhấttrong cả nước; pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bìnhđẳng trước pháp luật Trong điều kiện một đảng cầm quyền, mọi cán bộ, công chức

Trang 37

ở bất cứ cương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trongviệc tôn trọng và chấp hành pháp luật Mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý.Phải dùng sức mạnh của pháp chế XHCN kết hợp với sức mạnh của dư luận nhândân để đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật Coi trọng công tác giáodục, tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và pháp luậtphải phản ánh đúng thực tế cuộc sống.

Những nhận thức trên là cơ sở, tiền đề quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảngđối với Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập pháp

Tuy nhiên, từ nhận thức đến thực tiễn còn là một quá trình Có lúc nhận thứcđúng nhưng lại vận dụng sai Khi thực hiện thì chưa có định hướng cải cách rõ ràng,đáng kể về bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp, chưa theo kịp với sự vận độngkhách quan của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội Những chủ trương, định hướngphát triển hệ thống pháp luật thiếu tầm nhìn bao quát Vị trí của pháp luật trong đờisống xã hội chưa thực sự được tôn trọng đúng mức

Nguyên nhân của những hạn chế trên đây là do hoàn cảnh thực tế và trình độquản lý còn non kém Những ảnh hưởng tàn dư của tư tưởng cũ, phong cách điềuhành, chỉ đạo của thời chiến vẫn còn in đậm trong đời sống xã hội, trong cách nghĩ,cách làm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Kiếnthức pháp luật của cán bộ, công chức còn hạn chế, nhiều cán bộ, công chức quenđiều hành theo mệnh lệnh, bằng uy quyền chứ không bằng khả năng, trình độchuyên môn và quản lý khoa học, ít quan tâm đến pháp luật Người dân có tâm lýxem pháp luật là cái đối lập với mình chứ không phải là cái để bảo vệ mình Tâm lýnày đã hình thành từ lâu đời do ảnh hưởng của pháp luật của thời phong kiến, thựcdân để lại

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đến nay, hoạtđộng lập pháp của Quốc hội có tiến triển theo chiều hướng tích cực Đây là giaiđoạn đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng về lĩnh vực kinh tế Các tiền

đề kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội và quốc tế thúc đẩy sự hình thành ngày càngđầy đủ và hoàn thiện hơn những tư tưởng, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo hoạtđộng lập pháp của Quốc hội Quản lý xã hội bằng pháp luật là xu hướng phát triển

Trang 38

tất yếu của bất kỳ xã hội nào, bởi vì chỉ có thể quản lý xã hội bằng pháp luật chứkhông thể quản lý xã hội bằng sự tuỳ tiện của các cá nhân Chỉ có quản lý xã hộibằng pháp luật mới có thể bảo đảm được tự do, dân chủ, công bằng xã hội, phúc lợicho nhân dân Pháp luật là phương thức hữu hiệu bảo đảm sự tôn trọng nhân phẩm

và các quyền cơ bản của con người

Chính quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta (từ kinh tế kế hoạch hoá tậptrung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN) và đứng trước yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế đã tạo ra những thay đổi lớn về hạ tầng cơ sở Cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần đã hình thành và đang phát triển Tất cả các thành phần kinh tế đều lànhững bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng cómối quan hệ hữu cơ với nhau và đều có vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân

Cơ sở hạ tầng thay đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi của Nhà nước và pháp luật (với

tư cách là những bộ phận trọng yếu của kiến trúc thượng tầng) Pháp luật phải phảnánh đầy đủ cũng như điều hoà được các lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dântrong xã hội và phải bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế Ngoài

ra, pháp luật còn phải tạo ra các điều kiện, môi trường định hướng cho xã hội pháttriển; pháp luật không chỉ là công cụ của Nhà nước để quản lý xã hội mà còn làcông cụ, là chỗ dựa vững chắc của người dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình, khi đó người dân sẽ tự giác sống và xử sự theo pháp luật Pháp luật phảithể hiện nhất quán nguyên tắc: công dân được làm tất cả những gì pháp luật khôngcấm; cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật chophép Thực tế đó đòi hỏi Đảng phải nhìn nhận và xác định rõ vị trí, vai trò và chứcnăng của pháp luật và cơ quan làm ra pháp luật (Quốc hội) cho phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với hoàn cảnh mới Phải tạo ranhững điều kiện, môi trường và các chế định pháp lý cần thiết cho việc bảo đảm cácquyền tự do kinh doanh, quyền tự do, dân chủ của công dân trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội

Tình hình quốc tế thay đổi và có những diễn biến phức tạp, đòi hỏi Đảng phải

có những đối sách thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới Một mặt, phải bảo đảmđược sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, giữ được định hướng XHCN, giữ được chế độ

Trang 39

XHCN, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộctrong quá trình phát triển; mặt khác, Đảng phải biết tranh thủ, tận dụng những nhân

tố mới và tinh hoa mới của thời đại Kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa sứcmạnh có tính quyết định của nội lực và sức mạnh của thời đại để tạo ra sức bật mớicho quá trình phát triển và hội nhập

2.1.2 Thực trạng vai trò và ảnh hưởng của Hiến pháp và các đạo luật đối với Nhà nước, công dân và xã hội

Một bước tiến lớn trong tư duy lý luận nảy sinh trong quá trình đổi mới về xâydựng pháp luật của Đảng là việc xác định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trên cơ sở đó, xác định rõ lập pháp là mộttrong ba nhánh quyền lực nhà nước, là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội

và là phương thức thể chế hoá quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Nhànước và xã hội

Cương lĩnh năm 1991 của Đảng khẳng định ”Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật ” [16, tr 235] Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp và các đạo luật giữvai trò chủ đạo Hiến pháp, đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất, mang tínhchính trị, pháp lý đặc biệt, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất,gắn với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và côngnghệ, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành theo trình tự, thủtục luật định, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, ý chí của nhân dân nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội.Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong hệ thống pháp luật điềuchỉnh các quan hệ xã hội Mọi văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp và khôngđược trái với Hiến pháp và luật Luật phải phù hợp và không được trái với Hiếnpháp

Để kịp thời thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng tại các Đại hội lần thứ VI,VII và Cương lĩnh năm 1991, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 1992 trên cơ sởsửa đổi toàn diện Hiến pháp năm 1980 Sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 là một

Trang 40

tất yếu của quá trình đổi mới Bản Hiến pháp này đã đặt nền tảng pháp lý cho việcđổi mới sâu sắc tổ chức và hoạt động của Quốc hội và các đạo luật về sau Kể từ đó,

hệ thống pháp luật nước ta đã trở thành yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy quátrình giải phóng lực lượng sản xuất, tạo động lực và cơ sở pháp lý mở đường cho sựphát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Tại kỳ họp thứ 10, ngày 25 tháng 12 năm 2001,Quốc hội đã xem xét thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaHiến pháp năm 1992 nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới

hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nướcpháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Quốc hội đã tiếp tục xây dựng được nhiều đạo luật, tạo khung pháp lý cho sựphát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu và các hình thức

sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh và

tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, khai thác và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực xã hội đã từng bước được xác lập Nhìn chung, chấtlượng các đạo luật đã được nâng lên, bảo đảm tính thống nhất nội tại, rõ ràng, cụ thể,minh bạch và có tính khả thi cao

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã bước đầu hình thành; cácquy định mang tính hành chính, mệnh lệnh điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh tế,thương mại đang từng bước được thay thế bằng các quy định bình đẳng, ngangquyền, phù hợp với dân luật truyền thống và tập quán Chế độ Nhà nước độc quyền

về ngoại thương được xoá bỏ; nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì màpháp luật không cấm trong hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được xác lập.Pháp luật trong lĩnh vực hành chính nhà nước đã có những đổi mới tích cực Chứcnăng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, nộidung và trách nhiệm của công vụ được phân định rành mạch, rõ ràng hơn Thủ tụchành chính bước đầu cải cách theo hướng đơn giản, công khai, dể tiếp cận, dể kiểmtra, giám sát đã đạt được kết quả bước đầu tích cực; các dịch vụ công đang dần dầnđược xác lập, từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu của cải cáchhành chính Pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội và các lĩnh vực xã hộikhác đã được quan tâm xây dựng, góp phần phát triển kinh tế đi đôi với hạn chế

Ngày đăng: 16/08/2014, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w