nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay

16 475 2
nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Mở bài Trong Hiến pháp 1992 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhât của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề tối quan trọng của đất nước; giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước. Nhưng vấn đề ở đây là phải làm thế nào để phát huy được vị trí, vai trò quan trọng của Quốc hội. Ngay trong bài trả lời phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam sau khi được tái đắc cử tại Quốc hội khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, hiệu quả hoạt động của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố chính: các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội”. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trình bày với các bạn về những biện pháp để “Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay”. B. Nội dung I. Lý luận chung Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lenin là những người: “Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”. Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt. Đó là người đại diện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân. Đại biểu Quốc hội vừa chịu trách nhiệm trước cử tri vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vì vậy, trong khi làm nhiệm vụ, Đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ lợi ích chung của cả nước đồng thời cũng phải quan tâm thích đáng đến lợi ích của địa phương đã bầu ra mình, phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Địa vị pháp lý đặc biệt của Đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội, bao gồm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của Đại biểu Quốc hội. 1. Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội Đại biểu phải chỉ trách nhiệm trước cử tri và Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phải thường xuyên tiếp xúc cử tri để thu thập các ý kiến cử tri một cách trung thực, báo cáo cử tri về các hoạt động của mình và cả Quốc hội. Mỗi năm ít nhất báo cáo cử tri một lần về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, đại biểu có nhiệm vụ trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Tiếp dân là công việc thường xuyên của đại biểu Quốc hội, phải tiếp dân theo định kì, giúp dân gửi các khiếu nại, tố cáo kịp thời. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết. Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.( Điều 46; 51 và 52 luật tổ chức Quốc Hội 2001). Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận, biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên. Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu thực hiện nhiệm vụ ( Điều 47 luật tổ chức Quốc hội 2001). 2. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội Thứ nhất: Quyền trình dự án luật, Đại biểu quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định. ( Điều 48luật tổ chức Quốc hội 2001). Thứ hai: Quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn ( Điều 49 luật tổ chức Quốc hội 2001 điều 98 hiến pháp 1992). Thứ ba: Quyền gặp gỡ yêu cầu các cơ quan nhà nước, uỷ ban mặt trận tổ quốc các tổ chức thành viên mặt trận trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền han của mình. Quyền được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và được yêu cầu cơ quan liên quan cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động của mình (Điều 54 luật tổ chức quốc hội và điều 100 hiến pháp 1992). Thứ tư: Có quyền tham gia bầu cử, có thể được bầu vào cơ quan nhà nước, cơ quan lãnh đạo Quyền biểu quyêt các dự án luật, các nghị quyết, báo cáo Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tham gia các kì họp hội đồng nhân dân nơi mình được bầu, phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội biết ngày họp Hội đồng nhân dân cấp mình, mời đại biểu tới dự và cung cấp tài liệu cần thiết.( Điều 50, 55 luật tổ chức Quốc hội 2001). Thứ năm: quyền bất khả xâm phạm và miễn tố: Đại biểu quốc hội được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ( Điều 58 luật tổ chức Quốc hội và điều 99 hiến pháp 1992). Thứ sáu: có thể nói đây là quyền hạn quan trọng nhất là quyền tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại các kì họp Quốc Hội. Tham gia thảo luận, tranh luận các vấn đề trong chương trình kì họp, tại các tổ mà đại biểu quốc hội là thành viên. Khi phát biểu có thể thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức của mình hoặc cá nhân với tư cách là đại biểu của nhân dân và ý kiến được ghi trong biên bản. Đại biểu Quốc hội không phải chịu trách nhiệm hình sự về lời phát biểu của mình. 3. Những đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội Đề đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm. Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý. Đại biểu Quốc hội được cung cấp đầy đủ tài liệu và thông tin cần thiết để hoạt động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội được cung cấp công báo, các văn kiện chính thức của kì họp Quốc hội, các tài liệu khác mà Chủ tịch Quốc hội xét có thể giúp đại biểu trong hoạt động của mình. Đối với các kì họp thường lệ của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải được thông báo trước ít nhất là ba mươi ngày. Trong trường hợp Quốc hội họp bất thường thì đại biểu Quốc hội phải được thông báo trước ít nhất là bảy ngày. Các báo cáo và tài liệu cần thiết có liên quan đến kì họp phải được gửi đến đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội họp. Ở địa phương, đại biểu Quốc hội được cung cấp báo và các văn bản có tính chất pháp luật của địa phương; được thông báo tình hình, tài liệu cần thiết khác; được mời dự hội nghị hội đồng nhân dân nơi đại biểu được bầu ra. Đại biểu Quốc hội được tạo điều kiện thuận lợi để làm nhiệm vụ đại biểu; được bố trí thời gian và địa điểm gặp gỡ tiếp xúc với cử tri; được sắp xếp thời gian và phương tiện; được đài thọ lương và phụ cấp trong thời gian tạm thời không làm công tác thường xuyên của mình để làm nhiệm vụ đại biểu; được quyền ưu tiên mua vé tàu, xe, máy bay…; được hưởng chế độ cung cấp thuốc men, nằm bệnh viện theo tiêu chuẩn cán bộ trung cấp. Đại biểu Quốc hội được cấp một khoản hoạt động phí hàng tháng do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phải được dành toàn bộ thời gian làm việc cho hoạt động của Quốc hội, được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động đại biểu của mình, được hưởng lương và các khoản phụ cấp khác do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế nơi đại biểu Quốc hội làm việc trước khi đại biểu hoạt động chuyên trách, có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho đại biểu Quốc hội sau khi hết nhiệm kì. Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Phải có một số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để bố trí công việc ở các hội đồng, Ủy ban của Quốc hội. Ở mỗi đoàn đại biểu Quốc hội có thể có từ một đến hai đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 quy định: Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất là 25% tổng số đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội hoạt động theo chế độ không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để làm nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chưc nơi đại biểu Quốc hội làm việc phải tạo điều kiện để đại biểu làm nhiệm vụ. II. Những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thông qua vị trí, tính chất cùng với nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của đại biểu Quốc hội ở phần trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp để nâng cao hoạt động của đại biểu Quốc hội sau đây: 1. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã khẳng định: "Không có bầu cử tự do, dân chủ thì không có Quốc hội dân chủ, không có nhà nước của dân, do dân và vì dân". Do đó, cùng với việc hoàn thiện các quy định về đại biểu thì việc nghiên cứu, hoàn thiện chế độ bầu cử, bao gồm các vấn đề về nguyên tắc bầu cử, quyền bầu cử, ứng cử, cơ cấu, tiêu chuẩn, phương thức lựa chọn, giới thiệu, hiệp thương, thủ tục bầu cử, bảo đảm tính đại diện, tính quyền lực của nhân dân và chất lượng đại biểu Quốc hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Quốc hội cần có cơ cấu, thành phần đại biểu có chất lượng cao, phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải là người thật sự có năng lực và điều kiện tham gia thực hiện các nhiệm vụ to lớn của Quốc hội, đặc biệt là cần có đủ người để tham gia thiết thực vào hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội và để bố trí đại biểu chuyên trách. Bên cạnh vấn đề trình độ, năng lực, các đại biểu Quốc hội còn phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, trong sạch, có bản lĩnh, kiên định, có quan điểm đúng đắn và dám đấu tranh chống tham nhũng. Theo tôi, cần hoàn thiện trên những mặt sau: - Thú nhất, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội khác cần được đề cao không chỉ trong quá trình lựa chọn, hiệp thương giới thiệu đại biểu Quốc hội mà còn trong việc phối hợp, hỗ trợ, giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội trong suốt nhiệm kỳ. - Mở rộng phạm vi lựa chọn của cử tri bằng cách tăng số người ứng cử cho một đơn vị bầu cử; quy định cụ thể trình tự thủ tục tự ứng cử để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự ra ứng cử. - Thứ hai, phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương và vùng lãnh thổ kết hợp với cơ cấu theo ngành, lĩnh vực hoạt động, bảo đảm phát huy sức mạnh ý chí đại diện cho toàn dân. - Thứ ba, hoàn thiện chế định bầu cử ở đơn vị bầu cử, xác định rõ tiêu chí cơ bản để ấn định số đại biểu được bầu của mỗi tỉnh, thành phố và của mỗi đơn vị bầu cử là số dân, trên nguyên tắc đảm bảo ngang bằng tính đại diện. Hoàn thiện phương thức xác định kết quả bầu cử theo hướng người trúng cử phải được quá nửa số phiếu bầu; sửa đổi, bổ sung một số chế định về bầu thêm, bầu lại, bầu bổ sung đại biểu Quốc hội; làm rõ cách tính tỷ lệ phiếu để xác định kết quả bầu cử; danh sách người ứng cử trong cuộc bầu thêm, bầu lại đại biểu Quốc hội, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội. Đồng thời, chú trọng đến tiêu chuẩn đại biểu vì tiêu chí này được xác định là nhân tố trung tâm, đóng vai trò nền tảng. Những người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội phải có đủ tiêu chuẩn luật định, đủ những tiêu chuẩn được nêu trong Nghị quyết trung ương 3 (khoá VIII) của Đảng như phải có tính đảng cao, gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thể hiện rõ năng lực thông qua hoạt động thực tiễn và phải được nhân dân tín nhiệm, phải là người có khả năng và điều kiện thực tế tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề ở tầm vĩ mô thuộc chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. 2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Cần quy định rõ ràng, cụ thể thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cũng như thủ tục chịu trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội và trước cử tri. Cụ thể là: a, Trong hoạt động lập hiến và lập pháp Ở các kỳ họp Quốc hội ở nước ta, hầu hết đại biểu Quốc hội không chuyên trách lại phải đảm nhiệm các công tác khác nhau ở trung ương hoặc địa phương, điều kiện về thời gian và vật chất dành cho nghiên cứu chuẩn bị rất hạn chế; trong khi đó hoạt động nghiên cứu tham gia ý kiến đóng góp vào các dự án luật trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội là rất quan trọng và cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải có sự đổi mới quy trình lập pháp của Quốc hội, trong đó có giai đoạn tham gia xây dựng dự án luật của đại biểu Quốc hội trước kỳ họp để đại biểu Quốc hội tiếp cận và nghiên cứu các dự án luật. + Việc cung cấp thông tin tài liệu về dự án luật giữa hai kỳ họp phải được tiến hành với thời gian dài hơn trước kỳ họp và phải được tiến hành nhiều lần, tạo hệ thống các quan điểm, kiến thức về các vấn đề của dự án luật cho đại biểu Quốc hội. + Cần có những quy định cụ thể về hệ thống tài liệu liên quan đến dự án luật làm cơ sở để đại biểu Quốc hội có đủ thông tin cần thiết trong việc nghiên cứu, hình thành các quan điểm, ý kiến đóng góp + Bảo đảm có đủ các cơ chế mang tính khả thi trong việc đại biểu Quốc hộitiếp thu ý kiến cử tri, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, sử dụng chuyên gia, tư vấn pháp lý và tư vấn các lĩnh vực chuyên môn liên quan tới dự án luật. Đặc biệt, cần xác định rõ trách nhiệm của bộ máy tham mưu giúp việc cho đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương. + Kinh phí dành cho hoạt động lập pháp của đại biểu Quốc hội phải được bảo đảm một cách hợp lý, tránh phải phụ thuộc vào các cơ quan hữu quan như hiện nay và phải coi đó là một khoản độc lập từ ngân sách nhà nước nhằm góp phần để đại biểu Quốc hội có được điều kiện độc lập hoạt động, hình thành luận chứng, quan điểm về các nội dung của dự án luật một cách khoa học, hợp quy luật, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của cử tri, phúc đáp yêu cầu của cuộc sống. b, Trong hoạt động giám sát Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội được tập trung ở việc thực hiện quyền chất vấn và tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý, đôn đốc, giám sát việc giải quyết đối với các kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đại biểu Quốc hội. - Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động chất vấn tại kỳ họp cần hoàn thiện phương thức chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng sau đây: Một là, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đảm bảo cho đại biểu Quốc hội có điều kiện và khả năng dể đảm nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hai là, sau khi nghe trả lời chất vấn, Quốc hội cần có kết luận hoặc ra nghị quyết làm rõ trách nhiệm của đối tượng bị chất vấn và giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc khắc phục những yếu kém, hạn chế mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Đây là cơ sở pháp lý để biến chất vấn của đại biểu Quốc hội thành giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp và có giá trị pháp lý buộc chủ thể bị chất vấn phải thực hiện, đồng thời để tiếp tục giám sát, đánh giá tại các kỳ họp tiếp theo. Nếu trong một thời hạn hợp lý (qua 2-3 kỳ họp) mà các cá nhân, cơ quan không đề ra và thực hiện được những biện pháp khắc phục hữu hiệu thì cần xem xét và có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người này. Đương nhiên, khi thực hiện cũng cần đánh giá đúng khó khăn khách quan và khuyết điểm chủ quan của người, cơ quan có trách nhiệm. Ba là, không nên bố trí chất vấn và trả lời chất vấn vào cuối kỳ họp, vì dễ có tâm lý buông xuôi, cho qua. Nên bố trí vào khoảng thời gian từ giữa kỳ họp đến khoảng 2/3 kỳ họp. Căn cứ vào nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề cần báo cáo, giải trình hoặc những biện pháp [...]... của tôi về đại biểu Quốc hội cùng những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội Nhà nước ta hiện nay đang xây dựng là một nhà nước của dân, do dân và vì dân, nên đại biểu Quốc hội – người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cần nâng cao hoạt động là cần thiết Việc này giúp cho đại biểu Quốc hội phản ánh đúng đắn hơn, hiện thực hơn những gì nhân dân cần nhà nước làm, đưa... với đại biểu Quốc hội của nhiều nước trên thế giới thì việc bố trí thư ký giúp việc cho đại biểu Quốc hội là một trong những yêu cầu bắt buộc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu, mỗi đại biểu Quốc hội có số thư ký cần thiết phục vụ cho hoạt động của mình Đối với các đại biểu chuyên trách ở Việt Nam có đội ngũ cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Quốc hội tham mưu, giúp việc chung Tuy nhiên, đối với đại biểu hoạt. .. phục vụ hoạt động dân nguyện nói chung và đặc biệt là tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại và tham mưu cho đại biểu Quốc hội cách thức giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân 3 Hoàn thiện pháp luật về chế độ hoạt động của đại biểu Quốc hội Việc giảm tỷ lệ đại biểu là những người hoạt động kiêm nhiệm trong bộ máy các cơ quan hành pháp, tư pháp và tăng cường các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên... cho đại biểu Quốc hội hoạt động Trong chương trình hoạt động mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra trong từng khóa, cần có chương trình bồi dưỡng năng lực cho đại biểu Quốc hội Trước hết, cần đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đại biểu Quốc hội như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chất vấn,… C.Kết luận Trên đây, tôi đã trình bày với các bạn về những hiểu biết của tôi về đại biểu Quốc hội. .. Văn phòng Quốc hội với các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước hữu quan; mở trang web Quốc hội Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử là việc làm rất cần thiết, góp phần khắc phục tình trạng thiếu thông tin của các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm 4 Các biện pháp bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội Cần xây dựng một bộ máy tham mưu, giúp việc, chuyên gia… cho các đại biểu Quốc hội để bảo... thông tin tư liệu đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, bên cạnh việc thường xuyên được cập nhật các thông tin liên quan tới hoạt động của Quốc hội còn có thư viện, trung tâm thông tin, khoa học để sẵn sàng phục vụ tại Văn phòng Quốc hội, thì việc cung cấp thông tin liên quan đến công việc của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm lại thường rất hạn chế Việc Văn phòng Quốc hội đã thiết lập mạng internet,... một trong những nội dung đổi mới căn bản, đúng hướng về tổ chức Quốc hội cần phải được tiếp tục hoàn thiện Đồng thời, trên cơ sở những quy định của Hiến pháp năm 1992 về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, cần nghiên cứu để sớm có quy định cụ thể đối với đại biểu Quốc hộihoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm, nhất là về cơ chế và chế độ làm việc Trước mắt, để bảo đảm cho các đại biểu Quốc hội. .. do đại biểu Quốc hội chuyển đến và quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân Thứ hai, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân hiểu được đầy đủ, chính xác về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, trong đó có lĩnh vực tiếp công dân Thứ ba, hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao. .. Internet để các đại biểu Quốc hội có thể sử dụng được ngay Song, muốn vậy mỗi đại biểu Quốc hội lại cần có kỹ năng về vấn đề này Chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội cần xem xét một cách toàn diện, không chỉ chú ý đến các nội dụng liên quan như đối với công tác cán bộ, mà cần phải quan tâm đến những đặc thù về vị trí, tính chất của đại biểu Quốc hội trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy... Quốc hội, Nxb Tư pháp, Hà nội – 1992 5 Đặng Đình Luyến, Một số yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 3/2002 6 Phạm Thị Tình, Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách – yêu cầu và thực tiễn, Tạp chí Luật học 7 Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Nxb CTQG, Hà nội – 1998 8 Các trang web: www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn . quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội . Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trình bày với các bạn về những biện pháp để Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong. được ghi trong biên bản. Đại biểu Quốc hội không phải chịu trách nhiệm hình sự về lời phát biểu của mình. 3. Những đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội Đề đảm bảo cho hoạt động của đại biểu. những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Nhà nước ta hiện nay đang xây dựng là một nhà nước của dân, do dân và vì dân, nên đại biểu Quốc hội – người đại diện cho ý

Ngày đăng: 18/08/2014, 06:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan