1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam tại trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh

120 1,5K 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 16,63 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh .... Thự

Trang 1

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC

DONG THAP - 2012

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Chuyên ngành: LL&PPDH Bộ môn Giáo dục chính tri

Mã số : 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Thế Định

DONG THAP - 2012

Trang 3

Trì thức của nhân loại là bao la và vô tận, nhưng để đạt được một vốn tri

thức như bây giò, tôi xin chân thành biết ơn đến tap thé Thay - Cé Khoa Giáo

dục Chính trị trường Đại học Vinh đã tận tâm truyền đạt, nhiệt tình giảng dạy

để tôi có thể hoàn thành được khóa học này Tôi cũng không quên bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến Khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện

để lớp chúng tôi học tập đạt kết quả tốt nhát

Để việc làm Luận văn được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tôi xin chân

thành cám ơn tập thể Tổ bộ môn Mác — Lênin cùng các em sinh viên trường Cao

đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều

kiện để tôi hoàn thành tốt Luận văn của mình

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Định Thế Định,

người đã tận tâm, nhiệt tình, hết lòng chỉ dân, góp ý, truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức quý báu, giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn này

Tac gia

Pham Hùng Dũng

DANH MUC NHUNG TU VIET TAT TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

: Công nghệ thông tin : Giảng viên

: Học sinh : Học sinh — sinh viên

: Phương pháp dạy học : Phương pháp tô chức

: Sinh viên

Trang 5

AL MO DAU G52 SE 1 E12 1215 121111111111111121121111E11115111111111 1x0 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN DUONG LOI CACH MANG CUA DANG CONG SAN VIET NAM O TRƯỜNG CAO ĐĂNG KINH TẾ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 9

1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường

Cao đẳng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh - 22 2+£+s2+zz+zxzzz++ 9

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chương trình đào tạo ở trường cao đắng 2Ó

1.3 Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy

môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao dang

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 2-2 2+2 s+EE+EE+EE+EE££E+zEzzzzxzxezrez 29

Chương 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIANG DAY MON DUONG LOI CACH MANG CUA DANG CONG SAN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG CAO ĐĂNG KINH TẾ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH -5e+55¿ 39

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm +: ©2¿+52+S2Et2EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrerree 39

2.2 Tiến hành thực nghiệm .- - 22 2 + t2 E+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEkrkerkerree 4I

2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Chương 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO HIEU QUA VE VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO

Trang 6

GIANG DAY MON DUONG LOI CACH MANG CUA DANG CONG SAN VIET NAM O TRUONG CAO DANG KINH TE THANH PHO HO CHi

3.1 Nâng cao năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam ở trường Cao đắng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh 2 5¿ 73

3.2 Đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy - học tập

của giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học môn Đường lối cách mạng của Dang Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ

3.3 Nâng cao tính năng động, sáng tạo, tự chủ của người học đối với môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh - 2 + £+EE+EE£EE+EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEETEkrkerkrrree 82

3.4 Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình giảng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học và cao đắng + - tt kề E1 1 1111111711111 111 11111011111 xe 85 3.5 Tăng cường công tác quản lý của nhà trường và các cấp quản lý giáo

6 1 87

3.6 Cải tiến hệ thống kiểm tra, đánh giá tri thức và kết quả học tập của sinh

„ Ễ 89

C KẾT LUẬN - 5 S5 SE E11211211211211 211211111111 11 1 11a 94

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . -2:©252575z+55+2 98

E PHỤ L/ỤC -222222222222222221122222221111222271111 2.171112 1e 102

Trang 7

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

hiện đại trên thế giới diễn ra nhanh chóng Sự chuyến biến từ thời kỳ công nghiệp sang thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức đã tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và

tỉnh thần của xã hội

Tri thức nhân loại trên mọi bình diện trong nửa cuối của thế kỷ XX đã phát

triển tăng tốc so với nhiều thế kỷ trước Sự tăng tốc của phát minh khoa học và

phát triển của công nghệ cao đặc biệt là công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rộng

rãi đến từng cá nhân, các tô chức và quốc gia, làm thay đổi phương thức học tập, làm việc và giải trí của từng người, làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, thay đối các đặc tính căn bản trong văn hóa và giáo dục đã hình thành qua nhiều thế hệ ở từng quốc gia và trên toàn thế giới

Giáo dục và đào tạo đã cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển của khoa học và công nghệ, mặt khác sự phát triển của khoa học công nghệ lại tác động mạnh mẽ vào toàn bộ hệ thống giáo dục - giáo dục là cốt lõi trong

quá trình chuyên sang nền kinh tế tri thức Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc của

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã đặt ra những vấn đề bức xúc đối với

vân đề giáo dục là phải đào tạo ra những con người có bản lĩnh, năng động, sáng tạo vừa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa có khả năng

hội nhập quốc tế Đề làm được điều này, yêu cầu đặt ra là cần phải đổi mới nền

giáo dục trên mọi bình diện từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp và tổ chức

lại hệ thống giáo dục cho phù hợp với điều kiện của nền sản xuất và cuộc sống hiện đại

Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục nước ta, phân tích bối cảnh trong

và ngoài nước, nhận định thời cơ và thách thức đối với giáo dục trong thời kỳ mới, nhiều năm gần đây Đảng và Nhà nước đã chủ trương “đổi mới phương

Trang 8

pháp dạy học” theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người

học Thể hiện trong Nghị quyết TW 4 (Khoá VIID và Nghị quyết TW 2 (Khoá

VIII), cac Chi thị, Nghị quyét của Chính phủ, của Bộ Giáo duc va Dao tao Cu

thể, Nghị quyết TW II (Khóa VIII) của Đảng khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng những phương

pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều

kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp cho

toàn dân, nhất là thanh niên”

Thực tiễn việc giảng dạy bộ môn Lý luận chính trị nói chung và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng hiện nay cũng cho

thấy việc dạy học vẫn chủ yếu là giảng viên thuyết trình một chiều trên lớp, ít kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực làm cho người học bị động trong việc học tập và lĩnh hội tri thức, làm cho ý thức học tập của đa số học sinh không cao, trong khi xã hội hiện nay là xã hội tri thức và thông tin, khối lượng thông tin

tăng nhanh, nội dung thông tin mang tính chuyên sâu, do vậy dạy học ngày nay

không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức mà từng bước hướng tới việc hướng dẫn, giúp đỡ người học hình thành phương pháp tự học, tự tìm kiếm kiến thức

cho bản thân

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là kiến thức cơ bản và

quan trọng trong chương trình chính trị ở trường Cao đắng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh, góp phần làm rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam Song, môn

học có đặc thù là khô khan, mang tính lý luận nên đa phần sinh viên rất ngại học Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, tự học, tự

nghiên cứu của sinh viên trong việc giảng dạy môn học này là điều rất cần thiết

Trang 9

giảng viên hầu như chưa có sự đối mới phương pháp dạy học, chưa vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy của mình mà chủ yếu chỉ

thuyết trình và đọc cho sinh viên chép, chưa chú ý đến việc tạo sự hứng thú trong quá trình học tập và khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên Dẫn đến, chất lượng và hiệu quả giảng dạy — học tập môn học chưa cao, chưa tương

xứng với vai trò và tầm quan trọng của nó

Trước nhu cầu cấp bách đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn Lý luận chính trị nói chung cũng như môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng ở các trường đại học và cao đắng ở nước ta

hiện nay là hết sức cần thiết và việc đối mới phương pháp giảng dạy môn Đường

lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng đó Vì vậy, chúng tôi đã

chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường

Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh ”

2 Tình hình nghiên cứu

Trong lý luận dạy học các môn khoa học nói chung cũng như trong giảng

dạy các môn khoa học Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà sư phạm rất quan tâm đến việc đối mới các phương pháp dạy học Khi bàn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

trong quá trình dạy và học hiện nay, đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo

dục, các nhà giáo, học viên cao học nghiên cứu, dưới những thể loại khác nhau như: giáo trình, báo, tạp chí, tham luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt

nghiệp Chúng tôi chia các công trình nghiên cứu của các tác giả thành hai

nhóm như sau:

Trang 10

Nhóm lý luận chung: Gồm các bài viết, các tác phẩm mang tính lý luận về

dạy học và các vấn đề liên quan, bao gồm các Tác phẩm Kinh điển của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nha nước về giáo dục và đào tạo, về đổi mới phương pháp dạy học Những công

trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Tác giả F.Khalamốp trong tác phẩm: “Phat huy tinh tich cực học tập của học sinh như thế nào”; PGS.TS Vũ

Hồng Tiến: “Mộ số phương pháp dạy học tích cực” và một số bài viết khác

đăng trên các báo, tạp chí và hội thảo khoa học như: Tác giả ThS Nguyễn Thành

Kinh: “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học”; TS

Ngô Tứ Thành: “Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học hiện nay”;

Nguyễn Hữu Hiểu: “Từ yêu cầu đào tạo đến đổi mới phương pháp giảng dạy đại học”; PGS.TS Đào Thái Lai - PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - TS Lê Đông Phương - PGS.TS Ngô Doãn Đãi: “Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học”;

TS Nguyễn Văn Cư: “Phương pháp dạy — học chủ nghĩa xã hội khoa học”: Nguyễn Việt Dũng - Vũ Hồng Tiến - Nguyễn Văn Phúc: “Phương pháp giảng

đạy kinh té chinh tri’; Nguyễn Ngọc Quang: “Lý luận dạy học đại cương”; Lê Hải Yến: “Điểu kiện để thực hiện đối mới phương pháp giảng dạy thành công”;

hai tác giá Phạm Đức Quang, Phạm Trinh Mai với tác phẩm: “Vẻ phương pháp

đạy học tích cực và dạy học theo dự án”; Phan Trọng Ngọ: “Dạy học và phương

pháp dạy học trong nhà trường”; Tác giả Trần Văn Đạt: “Thúc đây khả năng sáng

tạo và phát huy tỉnh năng động của sinh viên đòi hỏi thay đối phương pháp dạy— học

và phương pháp đánh giá”; v.v Với nhiều cách tiếp cận van đề khác nhau, song tất cả đều có điểm chung thống nhất là đều đề cập tới các phương pháp dạy học

hiện đại, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của

người học, khẳng định vai trò trung tâm của người học trong quá trình giáo dục —

đào tạo

Nhóm các nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn về đổi mới phương pháp

dạy học bộ môn Lý luận chính trị, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Trang 11

sách, báo, tạp chí, viết tham luận, luận văn, như: TS Trần Đăng Sinh: “Đối mới

phương pháp dạy học môn triết học Mác — Lênin ở các trường đại học và cao

đẳng trong điều kiện hiện nay”; Phùng Văn Bộ (chủ biên), Nguyễn Như Hải,

Trần Thế Vinh, Hoàng Ngọc Mai: “Mộ số vấn đề về Phương pháp giảng dạy và

nghiên cứu triết học”; GS.TS.Nguyễn Trọng Chuẩn: “Đối mới việc đạy triết học trong nhà trường đại học ở nước ta hiện nay”; PGS.TS Vũ Văn Viên: “Về đổi

mới nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác — Lênin ở nước ta hiện nay”; ThS

Võ Thị Hồng Hoa: “Mội số vấn đề cân trao đổi trong quá trình dạy học môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”; ThS Phan Quốc Huy:

“Vận dụng phương pháp lịch sử và lô-gic trong giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam phân Cách mạng xã hội chủ nghĩa”; luận văn Thạc sĩ của tác

giá Nguyễn Ngọc Quý: “Kế: hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực trong giảng dạy “Phân thứ nhất” môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin ở trường Cao đăng Sư phạm Nghệ An”; luận văn Thạc sĩ

của tác giả Trần Thị Hồng: “ân dụng phương pháp dạy học tích cực trong day

học môn GŒDCD lớp 10 ở trường THPT Đông Sơn 1, tỉnh Thanh Hóa”; luận van Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Lệ: “Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác — Lênin theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học ở

trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay”; luận văn Thạc sỹ của tác giả

Nguyễn Thị Hồng Như: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy tot phân Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội ở chương trình GDCD lóp I1 THPT”; luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân: “lận dung cdc phương pháp dạy học tích cực trong phân Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học ở trường THPT hiện nay”; luận văn Thạc

sỹ của tác giả Lê Thị Nhung Tuyết: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích

Trang 12

cực vào giảng dạy phân triết học trong chương trình chính trị ở trường cao đẳng

nghÈ”; v.v

Như vậy, hiện nay đã có rất nhiều công trình, bài viết bàn về phương pháp

dạy học tích cực, đối mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác — Lénin,

tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng: nhiều vấn đề lý luận và

thực tiễn đã được làm rõ Song, môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam được đổi mới trên cơ sở môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

và bắt đầu đưa vào giảng dạy từ năm 2009 theo Quyết định số 52/2008/QĐ-

BGDĐT về việc ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiện vẫn còn rất ít và thậm chí chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giáng dạy

môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học

và cao đẳng

3 Mục đích, nhiệm vụ cúa đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở vận dụng các phương pháp dạy

học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 3.2 Nhiệm vụ cúa đề tài

Làm rõ các quan niệm về phương pháp dạy học tích cực, các đặc trưng và

một số phương pháp dạy học tích cực

Khảo sát thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng

dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại

trường Cao đắng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Thực nghiệm và vận dụng một số phương pháp đạy học tích cực vào một

số bài học cụ thể của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

tại trường Cao đắng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 13

trường đại học, cao đắng nói chung và tại trường Cao đắng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, đề thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu,

đề tài còn sử dụng hệ thống các phương pháp như:

+ Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu

+ Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê

5, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

5.2 Pham vỉ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực và thực nghiệm sư phạm Chương I “Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” và Chương V “Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong chương trình môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại trường Cao đắng Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh

6 Giá thuyết khoa học

Nếu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam một cách đúng đắn, phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực,

chủ động, tự giác, sáng tạo của sinh viên trong học tập, góp phần nâng cao chất

Trang 14

lượng dạy và học các môn Lý luận chính tri nói chung cũng như môn Đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng

7 Đóng góp của luận văn

Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới

phương pháp dạy học và việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào

giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói chung cũng như môn Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng

Làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong quá trình nghiên cứu về đối mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính

trị nói chung cũng như môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

nói riêng

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn gồm ba chương

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng các phương pháp

dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam ở trường Cao đăng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đắng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việc vận dụng các

phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Dang Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC VAN DUNG CAC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN DUONG LOI CACH MANG CUA DANG CONG SAN VIET NAM O

TRUONG CAO DANG KINH TE THANH PHO HO CHi MINH

1.1 Cơ sở lý luận của việc việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

1.1.1 Lý luận chung về phương pháp dạy học tích cực

1.1.1.1 Khai niém phương pháp dạy học

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Metodos” có nghĩa

là con đường, cách thức đề đạt tới mục đích nhất định “Phương pháp là hình

thức tự vận động bên trong của nội dung”, nó gắn liền với hoạt động của con người, giúp cho con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục

đích đã đề ra [25; 103]

PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học, PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể, cách thức và hình thức không tách rời nhau một cách độc lập

PPDH là lĩnh vực rất phức tạp, đa dạng và có nhiều quan điểm khác nhau

về dạy học Cho đến nay chưa có sự thống nhất về PPDH Tuy nhiên, các tác giả đều cho rằng, trong quá trình giảng dạy GV đều phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Dạy học nhằm mục đích gì? - Mục đích Dạy và học cái gì đề đạt mục đích đó? — Nội dung Dạy và học như thế nào? - Phương pháp Mục đích dạy học chỉ

đạt được khi và chỉ khi xác định đúng đắn nội dung và phương pháp

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Vui: “Phương pháp giảng dạy, theo nghĩa rộng

bao hàm trong đó có cách thức hoạt động tác động của người dạy (chủ thể dạy —

Trang 16

-10-

người thầy) trực tiếp hoặc gián tiếp (qua các phương tiện như sách, nghe nhìn )

với người học (vừa là đối tượng của sự dạy, vừa là chủ thể học, tự học) cùng

nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy hoc” [4; 11]

PPDH là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác của GV và

HS nhằm đạt được mục đích dạy học [24; 70]

PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động của GV và SV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật,

cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ đại học [25; 105]

Như vậy, có thể khái quát: PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động

của trò; hai hoạt động này có sự tác động qua lại lẫn nhau; trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của trò; trên cơ sở đó trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết; kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy và của trò trong quá trình dạy học là đạt được các mục tiêu dạy học đề

ra Đó chính là bản chất của phương pháp dạy học

PPDH là cách thức hoạt động của GV và HS trong mối liên hệ qua lại, GV giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tô chức các hoạt động học tập của HS một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra

1.1.1.2 Khải niệm phương pháp dạy học tích cực

Ngay từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristot đã từng nói đến tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và cũng chỉ ra nhiều biện pháp giúp HS phát huy tính tích cực nhận thức:

- Trong việc học cần tuân thủ “học” gắn liền với “tư” với “tập”, với “hành”

— Không Tử (tư tức là “tư duy”)

- Dạy học không phải là rót kiến thức vào một chiếc thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa - Ngạn ngữ cô Hy Lạp

- Học phải đi đôi với hành

- Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nhân mạnh phương pháp học tập ở

trường đại học với nội dung sau: “Ở trường đại học điều chủ yếu là học phương

Trang 17

pháp Nếu anh tự võ trang được phương pháp vững vàng thì anh dùng nó suốt

đời vì anh phải học mãi mãi” [ 2; 90]

- Hồ Chủ tịch khi đề cập đến vấn đề này cũng nhân mạnh tới phương pháp

học tập mới “điều cốt yếu là học tập cái tinh thần xử trí” [2; 90]

Nhiều năm qua, PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, các cấp, các ngành nghiên cứu Cho

đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về các PPDH tích cực:

Theo PGS.TS Vũ Hồng Tiến: “PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn,

được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPHD tích cực hướng vào việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập

trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương

pháp thụ dong” [45; 1]

Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân khắng định: “Phương pháp dạy học tích cực

là một nhóm phương pháp mà khi vận dụng vào dạy học giáo viên luôn hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập dé từng bước nắm vững các nội dung của chương trình, đạt được các mục tiêu của bài học” [37; I1]

Tác giả Nguyễn Lan Anh: “PPDH tích cực là phương pháp có thẻ tận dụng

những ưu điểm của tắt cá các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, khi trình bày có sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ hiện đại, qua đó phát huy tính chủ

động, tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình tiếp thu bài giảng” [§; 92]

Theo tác giả Th.S Nguyễn Thị Hải: “PPDH tích cực là chỉ nhóm các phương pháp theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của HS Tích cực trong

“phương pháp tích cực” được dùng với nghĩa chủ động, hoạt động, trái với

nghĩa thụ động, không hoạt động Chính vì vậy mà phương pháp tích cực thực

Trang 18

và có sự khác nhau về cách diễn đạt, song tựu chung lại đều khắng định, phương pháp dạy học tích cực là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

người học

Từ cách tiếp cận đó, chúng tôi cho rằng: PPDH (ích cực là phương pháp

khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của cả người dạy và

người học, trong đó lấy người học làm trung tâm trên cơ sở phát huy vai trò

định hướng, tổ chức của người thay, vai trò thực hiện, thi công của trò và sức mạnh của các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm chỉnh phục chân lÿ trên cả ba

phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ

1.1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

1.1.2.1 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự nghiên cứu

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho SV không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

Trong xã hội hiện đại đang biến đôi nhanh chóng cùng với sự bùng nỗ

thông tin, khoa học — kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể

nhồi nhét vào đầu óc SV khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì

sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gắp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt

Trang 19

hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến Zờ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phô thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có

sự hướng dẫn của GV

1.1.2.2 Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập theo nhóm

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS - SV không thể

đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận

sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập

Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn Việc sử dụng các phương tiện CNTT trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu

cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều

được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong

tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và

kinh nghiệm sống của người thầy

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp

nhóm, tô, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học

tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cắn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân đề hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạt động

theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tỉnh thần

tương trợ Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho

các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội

Trang 20

-14-

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc

gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà

nhà trường phải chuẩn bị cho sinh viên

1.1.2.3 Dạy và học thông qua tô chức các hoạt động học tập của học

sinh — sinh viên

Trong PPDH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng

thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do

GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ

chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt

vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo

luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ

đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến

thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát

huy tiềm năng sáng tạo

Dạy theo cách này thì GV không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng SV biết hành

động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

1.1.2.4 Kết hợp việc đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người

học

Trong dạy học, việc đánh giá HS - SV không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của “trò” mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của “thầy”

Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá SV Trong phương pháp tích cực,

GV phải hướng dẫn SV phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học

Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để SV được tham gia

đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS-SV

Trang 21

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con

người năng động, sớm thích nghỉ với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học

mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những

tình huống thực tế

Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn

là một công việc nặng nhọc đối với GV, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn

để linh hoạt điều chỉnh hoạt động đạy, chỉ đạo hoạt động học

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng

vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người /hiér kế, tổ

chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để SV tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo

yêu cầu của chương trình Trên lớp, SV hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã hơn; nhưng trước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian

rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thẻ thực hiện bài lên lớp với

vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cô vấn, trọng tài trong các hoạt

động tìm tòi, hào hứng, tranh luận sôi nổi của SV GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các

hoạt động của SV mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến cúa GV

1.1.3 Các phương pháp dạy học tích cực vận dụng vào giảng dạy môn Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.3.1 Phương pháp nêu vấn đề

Phương pháp này không phải là mới, nó xuất hiện từ những năm 60 của thế

kỷ XX Nêu và giải quyết vấn đề, đặt và giải quyết vấn đề, nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết van đề là những thuật ngữ được dùng trong lý luận dạy học

các môn học khác nhau Tuy thuật ngữ có khác nhau đôi chút nhưng đặc điểm

chung của phương pháp là đặt và giải quyết được vấn đề và kết luận vấn đề để

rút ra kiến thức cần lĩnh hội hoặc áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Trang 22

-16-

Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học đặt và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội

tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho SV hoạt động đặt và giải quyết các

van đề Sau khi giải quyết vấn đề SV sẽ thu nhận được kiến thức mới, kĩ năng

mới hoặc thái độ tích cực [7; 83]

Nêu vấn đề trong dạy — học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam là rất cần thiết trong hoạt động giảng dạy của GV hiện nay Bởi lẽ, rất nhiều SV có tâm lí cho rằng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học khô khan, khó hiểu, ít có giá trị thực tiễn, không liên quan đến chuyên môn của họ

Dạy học nêu vấn đề trong Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam là cách thức GV tạo ra cho SV những tình huống có vấn đề và dưới sự

hướng dẫn của GV, cùng với GV, SV làm việc một cách độc lập, tối đa để hiểu

thấu, nắm vững và giải quyết vấn đề đó

e Ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề trong dạy — học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam có những giá trị nhất định, nâng cao chất lượng giảng

day va hoc tap cua SV, diéu nay biéu hién nhu:

- Phương pháp nêu vấn đề tạo điều kiện cho SV hứng thú học tập, nghiên

cứu Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và từng bước hình thành năng lực gắn lý luận với thực tiễn, học với hành, khắc phục lối học thuộc

lòng câu chữ, thiếu sáng tạo, không phát huy được giá trị của môn học

- Phương pháp nêu vấn đề góp phần định hướng, tạo tiền đề, điều kiện cho

SV phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức,

năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn linh hoạt và hiệu quả

- Phương pháp nêu vấn đề góp phần quan trọng trong việc phát triển năng

lực cơ bản cho người lao động đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh

Trang 23

gây gat thi phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực

tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống ở bất kế lĩnh vực

nao

- Nêu vấn đề kết hợp với giải quyết van dé tai lớp thông qua thảo luận, có

sự chuẩn bị của SV, không chỉ tạo ra sự nỗ lực hứng thú ở SV mà còn tạo cho

SV phương pháp giao lưu, trình bày một vấn đề trước đám đông, qua đó rèn

luyện cho họ bản lĩnh tự tin trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Khắc phục tư tưởng thái độ xem thường các môn khoa học Mác — Lênin, hiểu sâu sắc kiến thức môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống lại các tư tưởng phản động

của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay

- Giảng viên say sưa, nhiệt tình trách nhiệm trong giờ học, tích cực nghiên

cứu, khám phá và nêu ra những vấn đề mới, hấp dẫn, nâng cao chất lượng giảng dạy

e Hạn chế của phương pháp nêu vấn đề trong dạy - học môn Đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay phương pháp nêu vấn đề vẫn chưa được nhiều GV sử dụng Do phương pháp này còn một số hạn chế sau:

- Trong thực tế, đề thực hiện theo đúng quy trình, GV phải đầu tư nhiều thời gian

- SV cần có thói quen, khả năng tự học và học tập tự giác tích cực thì mới đạt hiệu quả cao

- Trong một số trường hợp cần có thiết bị dạy học và các điều kiện cần

thiết đi kèm thì phương pháp đặt và giải quyết vấn đề mới có hiệu quả

1.1.3.2 Phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ

Thảo luận theo nhóm nhỏ là sự phát triển của phương pháp thảo luận trên lớp và ngày càng được sử dụng phô biến trong dạy học hiện đại

Trang 24

-18-

Phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ có một số tên gọi khác nhau như:

học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm

Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được

làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó [36; 223]

Sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy — học môn Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể giúp SV chủ động trong nghiên cứu và tiếp

thu môn học, học cách suy nghĩ về những vấn đề, những quy luật chính trị - xã

hội của môn học bằng cách cho họ thực hành suy nghĩ Qua thảo luận, SV hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, nghiêm túc, nâng cao tính trung thực, khiêm tốn, dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình, độc lập và sáng tạo trong học

e Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy - học môn Đường

lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Thảo luận theo nhóm nhỏ là một cách học cho phép tất cả các thành viên

trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được

GV dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công việc trong nhóm nhỏ Phương pháp này thích hợp cho việc trao đồi trong nhóm, đưa ra những cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của

tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia vào việc giải quyết một vấn đề

Trang 25

- Thảo luận theo nhóm nhỏ thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với

việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể

đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thê trao đổi với nhau được rất ít thì

trong dạy học hợp tác các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của

mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy

độc lập và trao đối lẫn nhau trong nhóm

- Trong khi thực hiện PPDH thảo luận theo nhóm nhỏ, GV đóng vai trò là

người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tố chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm Như vậy, công việc

của GV trong dạy học theo nhóm nhỏ không bao giờ là thừa, trái lại đó là một

sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những

giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra

e Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy — học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đã được thực hiện

tương đối phổ biến nhưng chưa thực sự hiệu quả do một số hạn chế sau đây:

- Hạn chế đo không gian lớp học: Lớp đông SV, phòng học nhỏ, khó tổ chức

- Hiệu quả không cao nếu tổ chức nhóm chỉ là hình thức Trong việc tổ

chức học tập thảo luận nhóm, nếu GV thiếu khả năng tổ chức, quản lí, SV chưa

tự giác tích cực, chưa có kĩ năng hợp tác, chưa được tạo điều kiện về không

gian, thời gian và nhiệm vụ không rõ ràng thì việc học tập hợp tác sẽ không

có tác dụng

- Nếu GV không khéo điều khiển các nhóm và các thành viên trong nhóm

sẽ đễ đi đến lạc chủ dé thảo luận

1.1.3.3 Phương pháp Xêmina

Xêmina đã có từ xa xưa, nhưng đến thế kỷ XIX mới được đưa vào sử dụng

Trang 26

-20-

ở một số trường đại học, cao đắng Ngày nay xêmina được sử dụng phổ biến

trong dạy học ở nước ta Đối với đặc thù môn Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam, xêmina càng có ý nghĩa thiết thực hơn

Xêmina là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản, trong đó,

dưới sự điều khiến trực tiếp của GV, SV trình bày, thảo luận, tranh luận về

những vấn đề khoa học nhất định

Xêmina là hình thức học tập, trong đó một nhóm học viên được giao

chuẩn bị trước vấn đề nhất định Sau đó trình bày trước lớp (nhóm) và thảo luận van dé đã được chuẩn bị [36; 234]

e Ưu điểm của phương pháp xêmina trong dạy - học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Xêmina góp phần củng cố và khắc sâu kiến thức cho SV

- Thông qua xêmina SV có thể mở rộng và nâng cao kiến thức

- Xêmina giúp SV biết vận dụng những kiến thức đã học và thực tiễn

- Thông qua xêmina SV rèn luyện được khả năng diễn đạt lưu loát một vấn

đề trước tập thể

- Giúp GV nhanh chóng thu được kết quả phản hồi từ phía người học

e Hạn chế của phương pháp xêmina trong dạy - học môn Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức của cả GV và SV

- Đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng

dạy học

- Đòi hỏi người học phải thực sự tích cực, tự giác học tập

Tóm lại, xêmina là PPDH phù hợp với thời đại kinh tế tri thức và bùng nỗ

thông tin hiện nay, góp phần nâng cao tính tích cực, tự giác và sáng tạo trong

học tập của người học Xêmina tạo cơ hội để người học trực tiếp làm việc với

Trang 27

đối tượng học tập, người học có cơ hội được phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm,

ý tưởng của mình trước lớp hoặc nhóm về những vấn đề được giao

1.1.3.4 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho SV thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là PPDH nhằm giúp SV suy

nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các

em quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này

và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy

e Ưu điểm của phương pháp đóng vai trong đạy — học môn Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- SV được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn

- Gây hứng thú và chú ý cho SV

- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của SV

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của SV theo hướng tích cực

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các

vai diễn

e Hạn chế của phương pháp đóng vai trong dạy — học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Phương pháp đóng vai đòi hỏi kỹ năng diễn xuất, ứng xử mà phần lớn

người học khó thể hiện Do đó, khó khăn trong việc chọn “diễn viên”

- Vận dụng phương pháp này đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, đặc

biệt khi người học lúng túng trong khi thể hiện vai diễn của mình và khó khăn

trong việc viết “kịnh bản”

- Phần lớn người học có tâm lý e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai

Trang 28

-22-

Tóm lại, dé tạo hứng thú học tập và tình yêu đối với môn Đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho SV, thì việc sử dụng phương pháp đóng

vai một cách khéo léo trong quá trình giảng dạy chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao

1.1.3.5 Phương pháp tham quan thực tế

Tham quan thực tế là một cách khảo sát tình huống thông qua hiện trường

để người học rút ra được những bài học thực tế và giả định được các hướng phát triển trong tương lai

Tham quan học tập là hình thức tổ chức dạy học nhằm tổ chức cho SV thâm nhập thực tế cuộc sống bằng trực tiếp quan sát và nghiên cứu những hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội mà rút ra những bài học

cần thiết [24; 139]

e Ưu điểm của phương pháp tham quan thực tế trong dạy - học môn

Đường lối cách mạng của Đáng Cộng sản Việt Nam

- Tạo cơ hội cho SV nghe, nhìn, tận tay, tận mắt; học đi đôi với hành qua

quá trình tiếp thu những kiến thức do GV hoặc hướng dẫn viên thuyết minh

hoặc qua những hiện vật

- Thay đổi được không khí và giải pháp học tập cho người học hiệu quả

hơn SV rất hứng thú khi được đi tham quan, thực tế tại các bảo tàng, khu di tích

lịch sử - văn hóa

- Tham quan thực tế có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục thâm mĩ cho

HS - SV, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống lao động

e Hạn chế của phương pháp tham quan thực tế trong day — học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Tốn thời gian, kinh phí và công sức Nếu không chuẩn bị và điều khiển

tốt, thì mất thời gian, kinh phí, công sức mà không có hiệu quả đào tạo.

Trang 29

- Bên cạnh đó cần phải tiến hành viết bài thu hoạch, nếu không hiệu quả dạy học cũng không cao

- Nếu GV quản lý không tốt giờ học thực tế sẽ sai mục đích, biến giờ học

thành buổi đã ngoại, du lịch của SV

Tóm lại, các PPDH tích cực hình thành và phát triển từ lâu, tuy nhiên trước những yêu cầu đôi mới giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người

phát triển, năng động và sáng tạo, nên các phương pháp này ngày càng được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm Trong các PPDH tích cực, người ta đề cao vai trò hoạt động của HS - SV, nhưng không hè hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò

của GV Trái lại, người GV càng có vai trò quan trọng hơn và được chuyền đổi

từ vai trò là người truyền đạt kiến thức sang vai trò là người tổ chức, điều khiển,

hướng dẫn hoạt động nhận thức của SV

Phương pháp dạy học tích cực không phải là một PPDH cụ thẻ, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn

nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có

Những phương pháp như thuyết trình, đàm thoại vẫn rất cần thiết trong quá

trình dạy học Điều cốt yếu là phải lựa chọn và vận dụng các phương pháp sao

cho phù hợp với nội dung của bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng HS -

SV; trong do cần chú ý khai thác và sử dụng các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tư duy SV, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lý thông tin, cũng

như trong việc giải quyết những công việc cụ thể sau này

1.1.3.6 Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hiện đại hay nói cách khác là CNTT

và truyền thông trong giảng dạy là xu thế phát triển tất yếu khách quan của nền

giáo dục hiện đại và phù hợp với thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay

Phương tiện dạy — học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc vận dụng các phương pháp dạy — học Cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy — học,

Trang 30

hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo.[41; 78]

Phương tiện dạy — học có ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, không phải tự thân nó có

toàn bộ ý nghĩa đó Nói cách khác, không phải cứ sử dụng phương tiện dạy — học là có tác dụng dạy học, giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người

GV sử dụng nó như thế nào, vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học mà

họ sẽ tiến hành

e Ưu điểm của việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong đạy —

học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công việc của

GV và giúp cho SV tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi

- Có được các phương tiện thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực

sáng tạo của mình trong giảng dạy

- Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng

thú học tập bộ môn Đặc biệt là các môn Lý luận chính trị với đặc trưng là lý luận, trừu tượng

- Quá trình nhận thức của HS - SV tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những

phương tiện vào quá trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực,

độc lập của HS - SV và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em

- Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, phức tạp

giúp HS - SV dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

Trang 31

- Phương tiện dạy học còn giúp HS - SV phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra

những kết luận có độ tin cậy ), giúp HS - SV hình thành cảm giác thâm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện

- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, điều khiển được hoạt động nhận thức của HS - SV, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của

HS - SV thuận lợi và có hiệu suất cao

e Hạn chế của việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy —

học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học đòi hỏi phải có đầu tư lớn, tốn kém

- Việc soạn giáo án điện tử, trình chiếu PowerPoint vừa tốn thời gian vừa

mắt nhiều công sức của giảng viên

- Do ở cấp đại học, cao đắng, lượng kiến thức phải đạy trong một tiết là nhiều,

hơn nữa những môn học như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

mang tính đặc thù lý luận và trừu tượng hóa cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học

- Nếu GV lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối

hợp với các phương tiện và phương pháp khác sẽ làm cho giờ dạy học thụ động,

ít có kiến tạo tri thức, SV học “như xem phim” Như thế là quay về những hạn chế của phương pháp truyền thống, nghĩa là chuyền từ “đọc chép” sang “nhìn chép”

Tóm lại, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình giảng dạy đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức, sử dụng thành thạo máy tính và các phương tiện

kỹ thuật hiện đại Vận dụng tốt các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy chắc chắn sẽ làm cho chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành, làm thay đổi vai trò của người dạy, người học, buộc cả người dạy và

Trang 32

-26 -

người học phải thay đối theo hướng phát huy tính tích cực, năng động và sáng tao

của người học Từ vai trò to lớn của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ đối với quá trình dạy học, Bộ Giáo dục&Đào tạo đã quyết định lay chủ đề năm học 2008 -

2009 là “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin”

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung môn Đường lối cách mạng của Dang Cộng sản Việt Nam trong chương trình đào tạo ở trường cao dang

1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ môn Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam trong chương trình đào tạo ở trường cao đẳng

e Mục tiêu của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

* Vẻ kiến thức

- Nắm được hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam, với tư cách là chủ thê hoạch định đường lối cách mạng của Việt Nam

- Biết được những kiến thức cơ bản và có tính hệ thống về đường lối cách

mạng của Đảng, bao gồm những quan điểm, chủ trương, mục tiêu, phương

hướng và giải pháp của cách mạng Việt Nam qua các Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lỗi của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời

sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác

* Về kỹ năng

- Rèn luyện tư duy lý luận, khả năng suy nghĩ độc lập trong phân tích, giải

quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - xã hội, có khả năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm trong thực tiễn, nghiên cứu, học tập

- Có khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề nào đó thuộc về lý luận chính trị - xã hội, thuộc về đường lối cách mạng của Đảng

Trang 33

- Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành đề chủ động, tích cực giải

quyết những vấn đề kinh tế - chính trị, văn hóa — xã hội theo đường lối, chính

sách, pháp luật của Đảng trên góc độ chuyên môn của mình

« Ve thái độ

- Có niềm tin vào đường lối cách mạng của Đảng

- Có ý thức trách nhiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong việc rèn

luyện bản thân về đạo đức cũng như trong cuộc sống

e Nhiệm vụ của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về sự ra đời của Đảng Cộng sản

Việt Nam, về đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi

mới Ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, truyền thống cách

mạng, về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào

dân tộc Việt Nam, bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng chân chính; sinh viên

có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ sự ra đời của

Đảng Cộng sản Việt Nam — chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam;

làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách

mạng của Đảng từ năm 1930 đến nay; làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam

1.2.2 Nội dung môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong chương trình đào tạo ở trường cao đẳng

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm,

chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam Đường lối cách mạng thể hiện qua Cương lĩnh, Nghị

quyết của Đảng

Trang 34

- 28 -

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm làm rõ hệ thống

quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cấu trúc chương trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam giảng dạy ở bậc đại học và cao đẳng hiện nay, ngoài chương mở đầu, nội

dung môn gồm 8 chương với thời lượng 67,5 tiết (3 tín chỉ)

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2 #iế/)

Làm rõ đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm được phương pháp nghiên cứu cũng

như ý nghĩa của việc học tập môn học

Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị dau tién cia Dang (8 tiét)

Làm rõ hoàn cảnh quốc tế và hoàn cánh trong nước vào những năm cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; thấy được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc

thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên

của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 — 1945) (14 tiét)

Làm rõ đường lối chỉ đạo của Đảng trong quá trình đấu tranh giành chính quyên, thấy được nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách

mạng Tháng Tám

Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

xâm lược (1945 — 1975) (14 tiét)

Làm rõ đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyên chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược (1945 — 1975)

Chương IV: Đường lối công nghiệp hóa (8 /ié/)

Làm rõ chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng về công nghiệp hóa thời kỳ

trước đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới; giúp sinh viên

Trang 35

thấy được kết quả, ý nghĩa cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong quá

trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa (6 tiết)

Làm rõ đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giúp sinh viên thấy được kết quá, ý nghĩa cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị (4 /¿é;)

Làm rõ đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng hệ thống chính trị

thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới; giúp sinh viên thấy được kết quả thực

hiện đường lối chỉ đạo của Đảng

Chương VII: Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội

(4,5 tiết)

Làm rõ đường lối chỉ đạo của Đảng trong việc xây dung, phát triển nền văn

hóa và giải quyết các vấn đề xã hội thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới;

giúp sinh viên thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong

quá trình thực hiện đường lối

Chương VIII: Đường lối đối ngoại (5 tiét)

Làm rõ sự chỉ đạo của Đảng trong việc thực hiện đường lối đối ngoại và

hội nhập kinh tế quốc tế; giúp sinh viên thấy được sự cần thiết phải hội nhập

kinh tế quốc tế và những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối

đối ngoại dưới sự chỉ đạo của Đảng

13 Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao

đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Vài nét về trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1.1 Về nhà trường

Trang 36

-30-

Ngày 15/9/1989, trường Trung học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 536/QĐ-UB của Uy ban Nhân dân thành phố Hồ

Chí Minh, trên cơ sở hợp nhất 4 trường Trung học chuyên nghiệp:

- Trường Trung học Tài chánh (thành lập vào tháng 3/1976, trực thuộc Sở Tài

chánh thành phố Hồ Chí Minh);

- Trường Trung học Kế hoạch (thành lập vào tháng 3/1976, trực thuộc Uỷ Ban

Kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh);

- Trường Trung học Thương nghiệp (thành lập vào năm 1976, trực thuộc Sở

Thương nghiệp thành phố Hồ Chí Minh);

- Trường Trung cấp Nghiệp vụ Lao động - Tiền lương (thành lập vào tháng

10/1976, trực thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phó Hồ Chí Minh)

Mười sáu năm sau, đến ngày 3/2/2005, trường Cao đẳng Kinh tế thành phó

Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 620/QĐÐ-BGD&ĐT-TCCB của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh

Việc thành lập trường Cao đẳng Kinh tế thành phó Hồ Chí Minh trên cơ sở

nâng cấp trường Trung học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ đáp ứng về mặt

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng khai thác nguồn lực xã hội

của thành phố và các tỉnh lân cận Đồng thời mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho

con em và người lao động của thành phố và các tỉnh lân cận nâng cao trình độ học vấn đề phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH thành phố, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Hiện nay, trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại 33 Vĩnh Viễn, phường 2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, trường được giao đào tạo các ngành và chuyên ngành sau:

e Bậc Cao đắng: có 4 ngành, được chia thành 5 chuyên ngành:

+ Ngành Kế toán (Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp)

Trang 37

+ Nganh Quan tri Kinh doanh (Chuyén nganh Quan tri Kinh doanh va Quan

trị kinh doanh xuất nhập khẩu)

+ Ngành Kinh đoanh quốc tế (Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế)

+ Ngành Tiếng Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại)

e Bậc Trung cấp chuyên nghiệp: có 5 ngành, được chia thành 7 chuyên ngành:

+ Ngành Hạch toán kế toán (Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và Kế toán

Hành chính - Sự nghiệp);

+ Ngành Kinh đoanh ở cơ sở sản xuất (Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh);

+ Ngành Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ (Chuyên ngành Nghiệp vụ Kinh tế Ngoại thương và Nghiệp vụ kinh doanh thương mại);

+ Ngành Du lịch (Chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch);

+ Ngành Tin học (Chuyên ngành Tin học kế toán);

Nhà trường cũng đã hoàn tất thủ tục xin dao tạo 3 ngành mới cho bậc Cao đắng: Ngành Tài chính - Ngân hàng; Ngành kinh doanh thương mại; Ngành Hệ

thống thông tin; và đang chờ sự chấp thuận của Bộ Giáo dục& Đào tạo

Mục tiêu của nhà trường là đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có trình độ Cao

đẳng và TCCN, có kiến thức sâu rộng, có chất lượng cao về chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về ngành nghề đào tạo, có khả năng giải quyết những vấn

đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo nhằm tạo ra những con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe và tác

phong khoa học, năng động và sáng tạo, có khả năng tư duy độc lập, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Cùng với sự thay đổi và phát triển của đất nước, quy mô đào tạo của

trường ngày càng được mở rộng Đến nay trường đã có một đội ngũ GV vững

vàng, với tông số GV trực tiếp tham gia giảng dạy 153 người, trong đó trình độ

Thạc sĩ chiếm 48% trong tổng số GV và 28% đang học Cao học

1.3.1.2 Về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Lý luận chính trị

Trang 38

-32-

e Chuc nang

Tổ bộ môn Mác - Lênin là đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu với chức năng quản lý toàn diện các hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về mọi hoạt động của đơn vị Quản lý đội ngũ GV và cơ sở vật chất

trong đơn vị

® Nhiệm vụ

Tổ bộ môn Mác — Lênin là một đơn vị đào tạo có những nhiệm vụ cụ thé:

+ Khối Cao đẳng và Liên thông giảng dạy các môn:

- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Khối Trung cấp chuyên nghiệp giảng dạy các môn:

- Chính trị;

- Kinh tế chính trị

Tổ chức biên soạn bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương

trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; quản lý toàn diện GV trực

thuộc Tổ bộ môn và HS - SV do tổ bộ môn phụ trách Tổ dự giờ và đánh giá

giờ giáng của các GV; phối hợp với Phòng đào tạo, các Khoa - Bộ môn để

quản lý chặt chẽ việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác — Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh Thông qua các buổi học tập Chính trị đầu năm, Tổ bộ môn Mác — Lênin có nhiệm vụ phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật

của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục&Đào tạo và của nhà trường đến HS - SV;

phối hợp với Đoàn trường - Hội sinh viên tổ chức các cuộc thi HS giỏi môn

Chính trị và Olympic các môn khoa học Mác — Lênin

+ Đội ngũ giảng viên:

Tính đến tháng 5/2012, đội ngũ GV giảng dạy các môn khoa học Mác -

Lênin hiện có II GV, trong đó có 5 Th.S, 5 học viên Cao học và I Cử nhân Tắt

Trang 39

cả đều ở các chuyên ngành khác nhau Chuyên ngành Lịch sử Đảng chỉ có 1

GV được đào tạo chuyên sâu Thực tế những năm qua cho thấy, GV giảng dạy

môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường chưa được dao tạo chuyên sâu, mà đa số từ chuyên ngành khác chuyền sang Mặc dù vậy,

đa số các GV của Tổ bộ môn đều có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn vững,

vì vậy đã đảm bảo tốt vấn đề giảng dạy, thực hiện hoàn thành hệ thống chương trình mà Bộ Giáo dục&Đào tạo đã đưa ra

1.3.1.3 Về sinh viên

Năm học 2011 - 2012, nhà trường quản lý 6.689 HS — SV; trong đó: hệ

Cao đẳng là 4.131 sinh viên, TCCN là 2.558 học sinh Số lượng HS — SV của

trường không ngừng tăng lên sau mỗi năm

Bảng 1.1 Số lượng HS— SV của trường Cao đẳng Kinh tế thành phố

Hỗ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2012

_—_ Bậc Cao dang Bac Trung cap

P Tổng Chính Chính Tổng Chính VLVH

(Nguon: So liéu téng hop tir phong Dao tao cung cấp)

Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động giảng dạy trong những năm qua cho thấy

đặc điểm của SV chỉ phối rất nhiều đến phương pháp dạy học, nhất là đối với

các môn Lý luận chính trị nói chung, cũng như môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng

Đặc điểm của SV trường Cao đăng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là đều

đã tốt nghiệp Trung học phố thông, nghĩa là họ đã có trình độ tư duy, trình độ

Trang 40

-34-

nhận thức nhất định, nhưng chủ yếu còn dừng lại ở tư duy cụ thể, cảm tính trực quan, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế Do vậy khả năng tư duy các môn

Lý luận chính trị nói chung, cũng như môn Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam nói riêng về cơ bản chưa hình thành Đối với đối tượng nay,

quá trình học tập ở môi trường cao đắng, lần đầu tiên được học các môn Lý luận

chính trị nói chung, cũng như môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng một cách cơ bản, có hệ thống, cho nên phương pháp dạy -

học đối với họ đòi hỏi phải đảm bảo tính hệ thống, cơ bản, tính khoa học, nhưng lại phải cụ thể, tỉ mi

1.3.2 Tình hình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng

day va hoc tap môn Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

1.3.2.1 Những mặt đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng đạy va học tap

môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Cao đẳng

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm gần đây việc đối mới PPDH ở tổ bộ môn Mác — Lênin

đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ GV sử dụng nhiều phương pháp

giảng dạy mới, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, chú ý động viên SV học tập tích cực, chủ động Nhiều tiết dạy GV đã hướng dẫn, gợi ý để các em

SV đóng vai, diễn “tiểu phẩm” nhằm phục vụ cho nội dung môn học Do đó,

giúp các em SV ngày càng hứng thú hơn đối với môn học này

Nguyên nhân của chuyên biến trên là do tất cả GV đều được đào tạo chuẩn,

có chuyên môn và tâm huyết với nghề, cùng với nhiều nổ lực trong việc đồi mới

PPDH Mặt khác, còn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường, như:

tổ chức hội thảo về đổi mới PPDH, khuyến khích GV nâng cao trình trình độ

chuyên môn và trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

Ngày đăng: 08/11/2014, 00:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w