1. Tổng GTSX/hộ 77,19 84,09 94,20 108,94 112,02 110,47
2. Tổng GTSX/lao động 29,76 32,68 35,76 109,81 109,42 109,61
3. Tổng GTSX/ha đất NN 411,48 466,70 532,27 113,42 114,05 113,73
Hiệu quả sản xuất của xã tương đối cao, năm 2013 tổng GTSX/hộ bình quân đạt 94,20 triệu đồng; tổng GTSX/lao động đạt 35,76 triệu đồng; tổng GTSX/ha đất nông nghiệp đạt 532,27 triệu đồng. Các chỉ tiêu trên về tốc độ phát triển của xã qua 3 năm tăng rất mạnh, thể hiện được sự quan tâm sử dụng nguồn nhân lực, ruộng đất của xã rất cao. Tuy nhiên đây chỉ là con số bình quân, sự phát triển không diễn ra đồng đều, cần cân bằng giữa các hộ nghèo và giàu để có sự phát triển cao hơn.
Như vậy, dưới sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của người dân, những năm qua nền kinh tế của xã đã có bước phát triển khá. Tuy nhiên, so với lợi thế có sẵn của xã thì tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng, sản xuất nông nghiệp chưa ổn định và chưa vững chắc, vẫn còn độc canh cây lúa là chủ yếu, mặc dù những năm gần đây có sự chuyển dịch sang trồng hoa, cây cảnh nhưng diện tích này không lớn, việc thay đổi giống dâu tằm mới năng suất cao còn chậm. Ngành chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triên thiếu tính bền vững, chưa thích ứng được với thị trường về mặt tiêu thụ và chế biến sản phẩm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và thiếu đồng bộ.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của xã
Tiềm năng và thế mạnh
- Xã Thiệu Đô có tiềm năng rất lớn về vị trí địa lý, giao thông đường thủy Và đường bộ rất thuận lợi, đất đai có giá trị kinh tế cao, nếu làm tốt công tác tuyên truyền để giải phóng mặt bằng đấu giá quyền sử dụng đất thì nguồn tài chính từ đất đai để xây dựng nông thôn mới là rất thuận lợi.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao; nhân dân cần cù lao động, năng động trong cơ chế thị trường. Người dân trong xã có truyền thống hiếu học, đoàn kết, con cháu hiếu thuận.
- Dịch vụ thương mại phát triển mạnh, nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu đang được duy trì và phát triển; Nông nghiệp đang từng bước thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ, chăn nuôi theo hướng trang trại đang phát triển; thu nhập từ lao động xuất khẩu là rất lớn
- Văn hóa xã hội luôn luôn được nhân dân trong xã phát huy, phong trào đoàn kết “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” được toàn dân hưởng ứng; an ninh quốc phòng luôn được giữ vững; Hệ thống chính trị trong nhiều năm liền đều đạt trong sạch vững mạnh.
- Đời sống tinh thần của bà con nhân dân được chăm lo, chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt: tỉ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng đạt 90%, 100% hộ dân sử dụng điện và 90% hộ dân sử dụng nước sạch; 11 thôn đều được công nhận đạt chuẩn văn hoá.
- Tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn xã ổn định, người dân và cán bộ Đảng viên luôn tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Có thể nói xây dựng xã Nông thôn mới Thiệu Đô có rất nhiều thế mạnh cả về đất đai và con người.
Những khó khăn:
- Xã không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, ngoài tài nguyên đất và nước; khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài vào khó khăn.
- Kinh tế địa phương còn khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các ngành khác chưa được phát triển. Việc tiếp thu và áp dụng các kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm.
- Lực lượng lao động trẻ có tri thức hầu hết đi làm ăn xa, không có điều kiện đóng góp xây dựng quê hương; số lao động làm việc tại xã chủ yếu
làm nông nghiệp, không có nghề phụ nên thu nhập thấp
- Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết như chất lượng khám chữa bệnh, tệ rượu chè, cờ bạc còn nhiều; vấn đề đào tạo nghề cho lực lượng lao động trẻ; vấn đề ô nhiễm môi trường,…
- Công tác chỉ đạo của cấp ủy và điều hành thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo thôn, HTX còn yếu, ngại va chạm, cá biệt có thôn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy cấp trên trong việc giải quyết nhiệm vụ ở cơ sở.
- Một bộ phận dân cư chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của các dự án, chương tình phát triển nông thôn nên chưa nhiệt tình tham gia.Những khó khăn và hạn chế nêu trên ảnh hưởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới cua địa phương, cần có hướng khắc phục trong thời gian tới để đạt được kết quả mong muốn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thiệu Đô là xã nằm trong xã điểm xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Xã Thiệu Đô đã thực hiện Chủ trương của Nhà nước một cách tích cực, trong đó sự tham gia của người dân đã góp phần tạo nên những hiệu quả bước đầu. Vì vậy, tôi lựa chọn xã Thiệu Đô là địa bàn nghiên cứu của đề tài.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin3.2.2.1 Số liệu thứ cấp 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp