- Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo kết quả thực hiện
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của
4.2.2.3 Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển làng nghề
4.2.2.3 Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển làng nghề nghề
Trồng dâu nuôi tằm là lĩnh vực được địa phương xác định là ngành sản xuất phát triển kinh tế có tính chất ổn định thu nhập cao, cần tận dụng mọi khả năng lao động hiện có, từng bước thực hiện phát triển làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô có hiệu quả.
Tổng diện tích dâu tằm trên địa bàn xã là 25 ha, số hộ trồng dâu nuôi tằm ươm tơ là 200 hộ, giá trị thu nhập dâu tằm đạt 120 triệu/ha, tổng giá trị thu nhập hàng năm ước đạt 11 tỷ đồng.
Địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả 2 dự án Cạnh tranh nông nghiệp và dự án SDC do Thụy Sỹ hỗ trợ trên lĩnh vực dâu tằm, dự án đã cung cấp 6 gói hàng cho bà con nông dân hưởng lợi từ dự án cạnh tranh nông nghiệp là 70 tấn phân bón các loại. Từ nguồn dự án được hỗ trợ trên lĩnh vực dâu tằm 742 triệu đồng. Người dân đã tiến hành chuyển đổi giống dâu tằm
năng suất cao hơn, đồng thời thay đổi phương thức canh tác hiện đại hơn nhằm thu được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, những hộ làm nghề đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thay đổi máy móc, dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bảng 4.6 Thông tin về làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô năm 2013
STT Thông tin Đơn vị tính Số lượng
1 Tổng số cơ sở làm nghề Cơ sở 206
2 Số lao động làm nghề Người 700
3 Sản lượng tiêu thụ hàng năm M 36.000
4 GTSX/tổng doanh thu Triệu đồng 7.200
5 Thu nhập bình quân hộ làm
nghề Triệu đồng 27
6 Thu nhập bình quân lao động
làm nghề Triệu đồng 11
7 Phương thức sản xuất
7.1 Số lượng công đoạn sản xuất 3 công đoạn chính
7.2 Máy móc Máy ươm tơ, máy xe tơ, máy dệt
7.3 Vốn đầu tư cho một dây chuyền
san xuất hoàn chỉnh 20 triệu đồng/bộ
7.4 Mô tả công đoạn sản xuất
Ươm nguyên liệu -> tơ -> xe tơ -> dệt lụa -> hoàn thiện sản
phẩm
Nguồn: Ban thống kê xã
Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nên người dân nông thôn có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, họ sẽ lựa chọn làm thêm các nghề phụ để tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Bên cạnh nghề truyền thống trồng dâu nuôi
tằm, trên địa bàn xã còn có rất nhiều các nghề phụ mang lại khoản thu nhập thêm cho các hộ nông dân.
Bảng 4.7 Tổng hợp số hộ làm nghề phụ tại xã Thiệu Đô năm 2013 Chỉ tiêu Tổng số hộ (hộ) Số hộ làm nghề phụ (hộ) So sánh (%)
Hộ giàu 5 2 40
Hộ khá 20 15 75
Hộ trung bình 20 12 60
Hộ nghèo 5 4 80
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ
Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết các hộ trong xã đều có làm thêm các nghề phụ, trong đó nhóm hộ nghèo có tỷ lệ hộ kiêm thêm nghề phụ là cao nhất, chiếm tới 80% trong tổng số các hộ điều tra, vì nhóm hộ này có thu nhập thấp, cuộc sống còn khó khăn nên họ muốn tận dụng thời gian nông nhàn để tạo thêm thu nhập cho gia đình với mong muốn thoát nghèo. Những nghề mà họ chon lựa thường là những nghề đơn giản, không yêu cầu cao về tay nghề và vốn đầu tư lớn như: làm thảm bẹ ngô, mây tre đan,…tuy nhiên, chính vì vậy nên đây cũng là những nghề có thu nhập không cao, chưa đủ để giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Trong thời gian tới, lãnh đạo địa phương cần có những biện pháp thiết thực để tạo điều kiện cho người dân duy trì và phát triển những ngành nghề truyền thống, đồng thời du nhập và phát triển thêm các ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.