Sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 67)

- Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo kết quả thực hiện

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của

4.2.2.2 Sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của người dân trong xã nên tình hình kinh tế ở xã Thiệu Đô ngày càng tăng trưởng mạnh đạt mức 12,84%/năm, đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, hộ giàu và khá ngày càng tăng lên.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các nhóm hộ phân theo tình hình kinh tế

Qua biểu đồ 4.1 ta thấy, tỷ lệ hộ khá chiếm tới 60%, hộ giàu là 17%. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã chỉ ở mức 4%, so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì chỉ tiêu này đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong thời gian tới địa phương cần chú trọng các giải pháp chống tái nghèo và xóa nghèo bền vững.

Người dân tham gia tập huấn và đào tạo chuyên giao tiến bộ KHKT trong sản xuất

Người dân là những cá thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, họ cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản để thực hiện tốt công việc của mình, góp phần đẩy mạnh kinh tế phát triển. Khi người nông dân nắm bắt được các kiến thức cơ bản, hiểu biết các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, canh tác thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình trong việc tự quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình.

Kiến thức của người dân có thể được tích lũy trong quá trình sản xuất, học hỏi từ sách báo, trên các phương tiện truyền thông hoặc từ những người xung quanh,... Những đợt tập huấn của địa phương là nơi người dân được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ mới để đưa vào ứng dụng trong quá trình sản xuất. Khi người dân tham gia với tỷ lệ cao thể hiện sự quan tâm của họ với công tác tập huấn, người dân sẽ được tiếp cận các kiến thức mới, cũng như họ được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ động hơn.

Trong năm 2013, Trung tâm học tập cộng đồng xã Thiệu Đô đã tổ chức phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể mở được 22 lớp chương trình tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT về cây trồng vật nuôi cho bà con nông dân với trên 2.082 lượt người tham gia.

Bảng 4.4 Người dân tham gia tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất

STT Lớp tập huấn

Địa điểm (thôn)

Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Hộ giàu

Thời lượng (ngày) HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ) HĐT (hộ) HTG (hộ)

1 Kỹ thuật gieo cấy lúa lai Thôn 1Thôn 6 11 11 44 33 44 32 11 00 11 2 Kỹ thuật trồng ngô, rau

màu các loại Thôn 9 1 1 4 3 4 2 1 0 1

3 Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vật tư phân bón Thôn 4 1 1 4 2 4 1 1 0 1 4 Kỹ thuật chế biến thức

ăn chăn nuôi Thôn 6 1 0 4 3 4 2 1 1 2

5 Hội thảo đầu bờ Thôn 8 1 0 4 2 4 3 1 1 1

Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy các hộ nông dân rất quan tâm tới các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là các nhóm hộ trung bình và khá; các hộ nghèo cũng ngày càng quan tâm hơn, họ mong muốn tìm ra được hướng đi trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Người dân tham gia đóng góp kinh phí đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất

Xét theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất của xã Thiệu Đô đã đạt yêu cầu từ khi xây dựng đề án. Xã có một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, một công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dâu tằm tơ hoạt động có hiệu quả; các trang trại hoạt động chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy cầm, ấp trứng; có 20 bếp ươm tơ phục vụ 160 hộ nuôi tằm; có 123 hộ kinh doanh dịch vụ tại địa phương, có đến 70% số hộ có nghề buôn bán tại các chợ trong và ngoài tỉnh. Trên địa bàn xã có đủ các phương tiện sản xuất kinh doanh: ô tô tải, ô tô con, ô tô khách; máy móc phục vụ sản xuất: máy gặt đập liên hoàn, máy làm đất , máy vò lúa, máy cấy,…Các loại phương tiện, máy móc này hoạt động rất hiệu quả, phục vụ cho người dân địa phương trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống; tuy nhiên, nhiều loại phương tiện, máy móc đã cũ phần nào cũng ảnh hưởng tới năng suất của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong các nội dung xây dựng nông thôn mới thì nội dung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất là một trong những nội dung quan trọng. Xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Đô tiến hành đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất với tổng số vốn 4.012,5 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 550 triệu đồng, còn lại 3.464,5 triệu đồng là do nhân dân đóng góp. Nguồn vốn do nhân dân đóng góp chiếm tới 86,3%, điều này cho thấy nhân dân rất tích cực và chủ động trong việc đổi mới máy móc phục vụ sản xuất,

nâng cao năng suất lao động. Nguồn vốn này được sử dụng cho việc mua sắm máy gặt, máy cấy, cơ giới hóa đồng bộ, hỗ trợ trồng dâu nuôi tằm ươm tơ; và trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Diện tích sản xuất lúa lai được mở rộng lên tới 225 ha, diện tích vụ đông được mở rộng bằng các loại giống ngô và rau màu ngắn ngày. Công tác làm đất, gieo trồng, thu hoạch được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ sử dụng máy móc mới, từ đó năng suất lao động tăng lên, nâng cao thu nhập của hộ nông dân. Trong lĩnh vực trồng dâu nuôi tằm, nhờ được trang bị những thiết bị hiện đại, công tác ươm tơ, xe tơ…được thực hiện dễ dàng, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bảng 4.5 Mức đóng góp kinh phí của các hộ điều tra để đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất

STT Hoạt động Số hộ tham

gia (hộ)

Mức đóng góp (nghìn đồng/hộ)

1 Mua sắm máy gặt, máy cấy 21 220

2 Mua máy ươm tơ,máy xe tơ, máy dệt 18 200

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ

Điều tra hộ nông dân cho kết quả 39 hộ tham gia đóng góp tiền cho việc mua sắm máy gặt, máy cấy và mua máy ươm tơ, máy xe tơ, máy dệt (chiếm 78 %) trong đó có 4 hộ tham gia cả 2 hoạt động này. Mức đóng góp trunng bình cho mỗi hoạt động là 200 – 220 nghìn đồng/hộ.

Như vậy, người dân đã thực sự nhận thấy vai trò quan trọng của máy móc trong quá trình sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất ở đia phương.

Người dân tham gia phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng là một trong những

phong trào mà Hội nông dân xã Thiệu Đô xem là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân, được đông đảo hội viên và quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng. Trong những năm qua, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã thể hiện đúng vai trò là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Năm 2013, toàn xã có 351 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi 3 cấp tăng 15,32% so với năm 2012 (trong đó: cấp tỉnh có 29 hộ, cấp thành huyện 56 hộ và cấp xã 266 hộ). Để đạt được kết quả như trên, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân xã Thiệu Đô và các chi hội đã tích cực phát động, tạo điều kiện cho bà con tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân về cách chăn nuôi gia cầm, gia súc, kỹ thuật chăm sóc cây lúa, rau màu, hoa tươi... Ngoài ra, Hội còn tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả ở các đơn vị bạn.

Từ khi xã phát động chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới, bà con nông dân tham gia hăng hái, nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua. Trong số 50 hộ điều tra có 18 hộ tham gia phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; trong đó có 2 hộ đăng ký thi đua cấp tỉnh, 6 hộ dăng ký thi đua cấp huyện và 10 hộ đăng ký cấp xã. Các hộ nông dân đã mạnh dan hơn trong việc đăng ký tham gia phong trào, đó cũng chính là việc người nông dân tự đặt ra cho mình mục tiêu sản xuất kinh doanh mà họ sẽ cố gắng đạt được trong năm, thể hiện sự quyết tâm và niềm tin của họ vào kinh tế của gia đình.

Phong trào nông dân tham gia sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay cần cù lao động siêng năng của những người nông dân có ý chí vươn lên thoát nghèo, điều đó không chỉ giúp chính bản thân họ thoát nghèo mà còn góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội hàng năm đã đề ra. Cái được của phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi không chỉ thể hiện ở mặt kinh tế mà ngay cả mặt xã hội cũng đáng ghi nhận, đã có nhiều nông dân biết cách tự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất gia đình, truyền đạt cho nhau về kĩ thuật chuyển giao khoa học kĩ thuật về chăn nuôi, cách chọn giống, chăm sóc các loại cây, con nuôi, hay hỗ trợ về giống, đưa ra những mô hình sản xuất lúa, trồng màu để cùng tham luận.

Qua phong trào, Hội đã vận động hội viên nông dân khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và nội lực của từng gia đình về đất đai, lao động, vốn để phát huy có hiệu quả, hướng vào thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w