Xây dựng cơ chế huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 93)

- Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo kết quả thực hiện

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của

4.5.4 Xây dựng cơ chế huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Khi triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Thiệu Đô gặp phải khó khăn vì thiếu vốn và chưa có kinh nghiệm trong việc huy động vốn, nhất là vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng và nguồn ngân sách xã. Nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước thì chưa đủ.

Việc huy động nguồn lực trong dân được thực hiện theo nhiều hình thức: Đóng góp trực tiếp bằng công sức, tiền của vào các công trình cộng đồng; thu hút đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp, vay vốn tín dụng từ các ngân hàng để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, cải tạo vườn, ao... để có cảnh quan và môi trường sạch đẹp. Đồng thời, nguồn lực còn được huy động từ bà con xa quê: đây là thành phần người dân trong làng, xã nhưng đi làm ăn ở nơi xa hoặc thanh niên có trình độ thoát ly ra ngoài làm ăn gửi tiền về đóng góp cho gia đình và làng xóm.

Để công tác huy động nguồn lực từ người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới đạt được hiệu quả cao thì những hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khiến người dân tin tưởng vào sự thành công của mô hình nông thôn mới. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo niềm tin trong nhân dân.

Việc cần làm và quan tâm hiện nay là giúp người dân nhận thức rõ vai trò “chủ thể”, tầm quan trọng của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nguồn lực của nhân dân là đòn bẩy để các hoạt động được thành công, họ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó.

Bên cạnh đó, cơ chế huy động nguồn lực phải được thực hiện theo hướng đa dạng hoá các nguồn vốn thông qua lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn xã; huy động tối đa nguồn lực của địa phương; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực

tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng; các nguồn vốn hợp pháp khác.Cần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để khuyến khích, và kêu gọi các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kinh doanh vào địa bàn xã; đồng thời, đóng góp một phần xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Vì vậy, để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, cần phát huy và huy động nguồn lực của người dân tham gia nhiệt tình, đem lại những kết quả thắng lợi không chỉ cho riêng xã Thiệu Đô mà cho tất cả các địa phương khác trên đất nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w