Kinh nghiệm về phát huy vai trò của người dân trong phong trào làng mớ

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 26)

làng mới

Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, hạn hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước, phần lớn người dân không đủ ăn, mối lo lớn nhất của Chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.

Phong trào “làng mới” (Samuel Udong) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù, tự lực vượt khó, và hợp tác. Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào “Samuel Udong” và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Vào năm thứ 3 của phong trào, Chính phủ đã tiến hành phân loại các thôn theo tiêu chuẩn phát triển và sự tham gia của người dân (vốn, công lao động) thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận được sự hỗ trợ khác nhau. “Thôn cơ sở” hầu như chưa có sự tham gia đáng kể của người dân, sẽ nhận được sự hỗ trợ các dự án cải thiện môi trường và cần phải nâng cao ý thức người dân.

“Thôn tự lực” đã có tỷ lệ người dân tham gia khoảng 50%, sẽ được hỗ trợ các dự án môi trường, dự án nâng cao thu nhập. “Thôn tự lập” là các thôn có 100% người dân tham gia phong trào được ưu tiên hỗ trợ các dự án nâng cao thu nhập, dự án phúc lợi văn hóa.

Theo báo cáo của một chuyên gia kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển khai “Saemaulundong”( từ 1971-1980), các dự án đã làm được 61.797 km đường vào thôn, 43.558 km đường trong thôn; 79.516 cầu cống nhỏ; 37.012 nhà văn hóa; 15.559 km đường cống nước thải; 2.777.500 hộ nông thôn được cấp điện; 225.000 ngôi nhà được cải tạo và quy hoạch mới cho 2.747 ngôi làng … Thực tế cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ trong giai đoạn đầu là rất quan trọng, nhưng rõ ràng sự đóng góp của người dân mới quyết định thành công của các dự án.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w