Sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 63)

- Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo kết quả thực hiện

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của

4.2.2.1 Sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở nông thôn. Đó là những hệ thống trang thiết bị và công trình vật chất – kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển ở các vùng nông thôn và trong những hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, xây dựng khang trang cơ sở hạ tầng nông thôn cũng chính là thay đổi diện mạo nông thôn mới ở địa phương.

Phong trào thi đua “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới” do Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Thiệu Đô phát động đã có sức lan tỏa sâu rộng và đạt hiệu quả cao. Việc huy động nguồn lực được nhân dân đồng thuận, tự giác tham gia. Khắp các làng xã đều xuất hiện những gương người tốt hiến đất, tháo dỡ tường rào để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng. Đặc biệt, có những cá nhân, tổ

chức ủng hộ với số tiền rất lớn; điển hình như ông Hoàng Viết Lợi ở thôn 8 ủng hộ 50 triệu đồng cho xây dựng đường giao thông nông thôn, Ban giám đốc bệnh viện Đại An ở thôn 1 ủng hộ 20 triệu đồng cho xây dựng tôn tạo nghĩa địa thôn 1,… Từ những việc làm hiệu quả này, nhiều công trình hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới đã được xây mới, cải tạo và nâng cấp.

Bảng 4.1 Người dân đóng kinh phí xây dựng các công trình nông thôn

STT Hoạt động Tổng số (tr.đ) Dân đóng góp (tr.đ) Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng GT ở 11 đơn vị thôn 10.197,06 1.100,00 10,79 2 Xây dựng kênh mương nội đồng,

tu sửa nạo vét mương tiêu 1.210,00 0 0

3 Xây dựng 2 trạm biến áp 2.425,00 0 0

4 Nâng cấp trường THCS và trường

mầm non 11.086,00 0 0

5 Xây dựng nhà văn hóa Ba Chè 1.300,00 0 0

6 Tu sửa nâng cấp trạm y tế 450,00 0 0

7 Nâng cấp 2 nhà làm việc trụ sở xã 350,00 0 0 8 Xây dựng mới 63 nhà ở dân cư 31.500,00 31.500,00 100,00 9 Xây dựng bể Bioga, chỉnh trang

nghĩa địa 550,00 400,00 72,72

Tổng 59.068,06 33.000,00 55,87

Nguồn: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

Bảng 4.1 cho ta thấy, tổng số kinh phí xã huy động để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là 59.068,06 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp chiếm tới 55,87%, tương ứng với 33 tỷ đồng. Nguồn đóng

góp của nhân dân chủ yếu được sử dụng cho việc xây dựng đường giao thông trong thôn, xây dựng bể Bioga, chỉnh trang nghĩa địa, và việc đáng nói là 100% nguồn vốn sử dụng để xây dựng mới 63 nhà ở dân cư là nguồn đóng góp của nhân dân. Ngoài ra, con em xa quê cũng đã thể hiện tình cảm nhớ về cội nguồn quê hương bằng việc ủng hộ vốn xây dựng nông thôn mới với số tiền 26,9 triệu đồng.

Bên cạnh việc đóng góp kinh phí, toàn xã đã huy động được gần 5.400 ngày công lao động của nhân dân tham gia xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi xã hội.

Bảng 4.2 Người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Hộ giàu Tổng Số hộ điều tra 5 20 20 5 50 Số hộ tham gia 4 17 16 1 38

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ

Qua bảng 4.2 ta thấy, người dân rất tích cực tham gia vào việc đóng góp ngày công lao động cho việc san nền, giải phóng mặt bằng, vận chuyển vật liệu trong xây dựng, tu sửa các công trình, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình. Trong đó, các công trình huy động được nhiều sức dân là các công trình xây dựng cải tạo đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất; xây dựng nhà ở dân cư cải thiện cuộc sống và tu sửa, chỉnh trang nhà văn hóa thôn.

Ngoài ra, 11 thôn trong xã đã vận động nhân dân hiến với tổng diện tích 13.075m2, trong đó diện tích đất được sử dụng để xây dựng đường giao thông nội đồng là 13.000m2, số diện tích còn lại được sử dụng để làm các

công trình công cộng. Sự đóng góp của người dân cả về sức người và sức của đã được ban lãnh đạo địa phương ghi nhận và biểu dương.

Bảng 4.3 Các cá nhân, hộ gia đình hiến đất xây dựng nông thôn mới

STT Họ tên Địa chỉ Diện tích (m2) Làm công

trình gì

1 Lê Đình Dần Thôn 1 12,5 GTNT

2 Lê Văn Mai Thôn 1 12,5 GTNT

3 Nguyễn Ngọc Hùng Thôn 1 3,0 GTNT

4 Lê Đình Huyên Thôn 1 5,0 GTNT

5 Trần Hợp Tạn Thôn 5 7,5 GTNT

6 Nguyễn Hữu Tuyên Thôn 5 5,0 GTNT

7 Lê Duy Thủy Thôn 5 5,5 GTNT

8 Lê Thế Hùng Thôn 5 6,0 GTNT

9 Trần Trọng Hồng Thôn 5 7,5 GTNT

10 Lê Văn Lâm Thôn 9 5,0 GTNT

11 Hoàng Đình Tiếp Thôn 10 2,0 GTNT

12 Hoàng Văn Minh Thôn 10 1,0 GTNT

13 Toàn xã (1650 hộ) 13.000,0 GTNĐ

Tổng: 13.072,5

Nguồn: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới

Để có được kết quả đó, điểm mấu chốt là phải thực hiện dân chủ, nhân dân đồng thuận, thống nhất cao. Ở các thôn trong xã, sau khi bàn bạc thấu đáo, nhân dân đồng tình đóng góp, số tiền đó sẽ do nhân dân quản lý. Tiểu ban quản lý ở các thôn được thành lập, vận động con em trong thôn có nghề xây dựng đứng ra đảm nhận, huy động nhân công trong cộng đồng dân cư. Sau khi các công trình hoàn thành, người dân cùng với Ban quản lý của thôn

trực tiếp tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình trước khi nghiệm thu và đưa vào sủa dụng. Các thôn tự thành lập tổ quản lý công trình, chịu trách nhiệm theo dõi việc sử dụng công trình của người dân, kịp thời sửa chữa hoặc thông báo với xã khi công trình có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp. Để giữ cho đường làng sạch sẽ không bị hư hỏng, mỗi làng trong xã đều bổ xung vào Hương ước làng các điều khoản về bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng công trình, để mọi người cùng thực hiện như việc khơi thông dòng chảy, không đốt rơm rạ trên mặt đường. Hàng tuần huy động các em học sinh tham gia làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, bảo vệ môi trường.

Như vậy sự tham gia một cách tự nguyện của người dân vào công việc chung của làng, xã chính là nguồn động lực quan trọng đảm bảo sự hoàn thành các hoạt động mà thôn đã ưu tiên thực hiện. Đó cũng chính là nền tảng của sự thành công trong việc xây dựng Thiệu Đô thành xã nông thôn mới.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w