- Số liệu đã được công bố của Tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số liệu thống kê, báo cáo kết quả thực hiện
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của
4.2.2.4 Sự tham gia của người dân trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
vệ môi trường
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện những vấn đề cần giải quyết, trong đó ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng được quan tâm.
Chất thải không được xử lý từ các hoạt động công nghiệp, từ các làng nghề thải thẳng ra các cánh đồng, ao, hồ gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân cũng như các loại cây trồng, vật nuôi.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở địa phương, UBND xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường, quét dọ đường làng ngõ xóm, xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không chăn thả gia súc, gia cầm trên đường làng. Đồng thời xã tiến hành đầu tư mở rộng khu bãi rác thải ở thôn 1 với diện tích mở rộng là 2000m2, mở rộng bãi rác thôn 8 với diện tích mở rộng là 3000m2; xây dựng hệ thống tường rào bao quanh, xây dựng khu vực phân loại và xử lý rác thải.
Nhân dân trong xã nhiệt tình tham gia các hoạt động phát triển môi trường xanh sạch đẹp như trồng cây xanh ở nơi công cộng, ven sông nhằm chống sói lở, thu gom rác thải về bãi thải, thành lập các đội vệ sinh môi trường,…Đến nay tất cả các thôn trong xã đã thành lập được đội vệ sinh môi trường.
Kinh phí để duy trì hoạt động của các Đội vệ sinh môi trường đều do nhân dân tự nguyện đóng góp với mức từ 2.000 – 2.500 đồng/khẩu/tháng. Ngoài Đội vệ sinh môi trường thì người dân trong xã có ý thức chủ động thường xuyên quét dọn đường làng ngõ xóm, phát quang bụi dặm quanh khu vực nhà mình. Vào các dịp ngày lễ, tết, chi đoàn thanh niên của các thôn tổ chức lao động tình nguyện, dọ dẹp khu vực nhà văn hóa và khu dân cư với thành viên là các thanh niên, học sinh trong thôn. Nhờ đó, tình trạng ô nhiễm ở xã Thiệu Đô cũng đã được khắc phục đáng kể.
Chỉ tiêu ĐVT Thôn 1 Thôn 4 Thôn 6 Thôn 8 Thôn 9 Tỷ lệ hộ đóng góp tiền VSMT % 100 100 100 100 100 Số tiền đóng góp cho VSMT Đồng/người 2.500 2.000 2.500 2.500 2.000 Người chịu trách nhiệm Trưởng xóm Trưởng xóm Trưởng xóm Trưởng xóm Trưởng xóm
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ
Sau 3 năm 2011-2013 xã Thiệu Đô triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã đã đạt 16/19 tiêu chí (xem phần phụ lục); bức tranh toàn cảnh của xã đã thực sự có những thay đổi toàn diện, nhận thức của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn được chuyển biến tích cực; triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn xã, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của xã, đưa thu nhập của người dân tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm; Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, giảm thiểu tệ nạn xã hội.
Căn cứ vào chỉ tiêu đăng ký với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyên Thiệu Hóa, năm 2014 xã Thiệu Đô còn lại 3 tiêu chí; chợ nông thôn, môi trường và cơ sở vật chất văn hóa. Trong thời gian tới, trên cơ sở thực lực của mình, địa phương sẽ tiếp tục nâng cao vai trò của Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, huy động sức mạnh của toàn dân, đoàn kết thống nhất để giữ vững và phát triển các tiêu chí đã đạt được, tập trung chỉ đạo quyết liệt hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014.
Tác động đến kinh tế
Sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới, kinh tế của xã có những thay đổi đáng kể. Sự thay đổi được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.9 Tác động của mô hình nông thôn mới đến sự phát triển kinh tế
Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có chương trình (2011) Sau khi có chương trình (2013) So sánh 13/11 (%)
Tổng giá trị sản xuất Triệu
đồng 136.928,16 174.365,42 127,34 Thu nhập BQ/người/năm Triệu đồng 17,13 21,45 125,22 Lương thực BQ/người/năm Kg 398,64 409,70 102,27
Nguồn: Ban thống kê xã
Qua bảng trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất của xã năm 2013 là 174.365,42 triệu đồng, tăng 127,34% so với năm 2013 (năm 2013 là 136.928,16 triệu đồng). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,13 triệu đồng/người/năm (năm 2011) lên 21,45 triệu đồng/người/năm (năm 2013), tức là tăng 25,22%. Lương thực bình quân/người/năm cũng có xu hướng tăng, tốc độ tăng sau 2 năm là 102,27%.
Trước kia sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa, nhưng từ khi có chương trình mô hình nông thôn mới bà con được phổ biến khoa học kỹ thuật mới, phát triển VAC, đưa giống lúa lai, cây rau màu và hoa, cây cảnh vào sản xuất. Kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác, bà con nông dân đổi mới tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng thu được hiệu quả cao. UBND xã xây dựng và triển khai phương án sản xuất trên tổng diện tích gieo trồng 250 ha với cơ cấu trên 90% diện tích lúa lai, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha. Mô hình VAC, hoa – cây cảnh cho người dân thu nhập gấp 2,5 – 3 lần so với cấy lúa. Nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống ở địa phương được UBND huyện hỗ trợ vốn thay thế giống dâu, nâng cao năng suất, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, UBND xã tạo điều kiện về hành lang pháp lý cho nhân dân buôn bán, đem lại thu nhập cao, tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ gia đình góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 4.10 Tác động của nông thôn mới đến thu nhập của hộ
Đơn vị tính: triệu đồng/ hộ Chỉ tiêu Trước khi có chương trình(2011) Sau khi có chương trình (2013) So sánh 13/11(%) Thôn 1 4,22 5,57 132,00 Thôn 4 4,15 5,60 130,84 Thôn 6 4,28 5,68 132,71 Thôn 8 4,47 5,45 121,92 Thôn 9 4,24 5,81 137,03
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ
Qua điều tra hộ nông dân tại xã cho thấy, người dân đều có cùng một kết luận, việc xây dựng nông thôn mới làm tăng thêm thu nhập của họ. Ngoài
khoản thu nhập đơn thuần từ cây lúa như trước kia, người dân còn có thêm khoản thu nhập từ các nghề phụ: nghề mộc, mây tre đan, thảm bẹ ngô, giò nem, bánh bún,...
Như vậy, xây dựng nông thôn mới đã có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của xã, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nông dân. Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Thiệu Đô cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
Tác động đến xã hội
Cùng với những tác động tích cực về mặt kinh tế, xây dựng nông thôn mới còn tạo ra những tác động lớn về mặt xã hội. Các công trình cơ sở vật chất và phúc lợi được xây dựng và tu sửa đã góp phần rất lớn vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn ở địa phương. Hệ thống giao thông trong thôn được nâng cấp tu sửa tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.
Hộp 4.1: Tác động của nông thôn mới đến tình hình cơ sở hạ tầng
Trước đây đường trong làng tôi có đoạn là đường đất, trời mưa thì bùn đất trơn trượt, trời khô hanh ngày hè thì bụi bay tứ tung, vừa làm giảm tầm nhìn lại vừa hại cho sức khỏe. Từ khi đường làng đổ bê tông hết, mọi người dân trong thôn rất phấn khởi vì không phải hít bụi đất như trước kia nữa, trời mưa thì không còn lo trơn ngã.
(Ông: Nguyễn Hữu Tuyên, 55 tuổi, Thôn 8)
Mặt khác, từ khi xã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường, kịp thời ngăn chặn các tệ
nạn xã hội. UBND xã đã tăng cường hạt động của tổ an ninh xã hội, tổ bảo vệ thôn,các biểu hiện cờ bạc, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông trên địa bàn xã có chiều hướng giảm, tình hình an ninh chính trị - trật tự an ninh xã hội được giữ vững. Người dân trong xã cảm thấy phấn khởi và yên tâm hơn trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.
Hộp 4.2: Tác động của nông thôn mới đến tình hình an ninh trật tự
Bây giờ các chú công an xã làm ngặt lắm, têt vừa rồi cả thôn chả nghe tiếng pháo nào, chứ cứ như mọi năm là pháo nổ lẹt đẹt suốt đêm giao thừa, thanh niên lại còn gây gổ đánh nhau nữa.
(Ông: Nguyễn Hữu Tuyên, 55 tuổi, Thôn 8)
Như vậy chúng ta có thể thấy, kể từ khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động, tình hình an ninh trật tự của xã luôn được quan tâm và quản lý chặt chẽ, tạo ra một môi trường chính trị ở nông thôn ngày càng ổn định.
Tác động đến môi trường
Rác thải vứt bừa bãi ra đường làng, cống thoát nước bốc mùi hôi thối, …là tình trạng chúng ta có thể bắt gặp trên địa bàn xã Thiệu Đô trước kia. Tuy nhiên, kể từ khi xã vận động người dân xây dựng nông thôn mới đến nay, tình trạng trên đã được cải thiện đáng kể. Đạt được kết quả như trên chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo xã đã có những biện pháp cải tạo và mở rộng các khu bãi thải, phát động toàn dân bảo vệ môi trường sinh thái; nhưng quan trọng hơn hết chính là do ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng cao.
Hầu hết các đường giao thông trong các thôn đề đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có hệ thống cống rãnh thoát nước và hầu hết đều có nắp đậy. Các thôn xóm đã thành lập được các Đội vệ sinh môi trường phụ trách công việc quét dọn, thu gom rác thải khu dân cư, giữ cho đường làng luôn
sạch đẹp. Mỗi người dân cũng đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các công trình công cộng.
Hộp 4.3: Tác động của mô hình nông thôn mới đến môi trường
Từ khi Đội vệ sinh môi trường được thành lập, chúng tôi đều thu gom rác thải sinh hoạt của gia đình để chờ người mang đi. Như trước kia không có người thu gom thì nhà nào cũng vứt ra bờ rào hoặc góc đường gây ô nhiễm và mất cảnh quan làng xóm.
(Bà:Nguyễn Thị Mùi, 47 tuổi, Thôn 4)
Xây dựng nông thôn mới có tác động tích cực tới môi trường, bằng chứng chính là cảnh quan môi trường của địa phương ngày càng trở nên khang trang, sạch đẹp.
Tác động đến sự công bằng trong cộng đồng người dân
Trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới, tất cả người dân đều được tham gia các công việc lập kế hoạch, lao động, giám sát, sử dụng các công trình. Bất kể ai không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp,…đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Mọi người đều được hưởng lợi từ các công trình của đề án, có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế gia đình.
Các chính sách xã hội luôn được quan tâm đúng mức, thực hiện chính sách đúng đối tượng, kịp thời, chăm lo cho đời sống nhân dân. UBND xã thực hiện hỗ trợ những hộ nghèo phân bón để sản xuất, hỗ trợ tiền để xây dựng nhà vệ sinh theo chương trình dự án nước sạch. Tiến hành tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn để sản xuất, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân, tạo điều kiện cho những hộ nghèo vươn lên, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, xã tiến hành thăm hỏi tặng quà, chăm lo đời sống đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng,…nhờ đó, rút ngắn được mức độ chênh lệch giàu nghèo trong xã.
Bảng 4.11 Mức chênh lệch giàu nghèo của xã qua 2 năm 2012 – 2013 Năm Thu nhập BQ/hộ/tháng (triệu đồng) Chênh lệch giàu/nghèo (lần) Hộ giàu Hộ nghèo 2012 10,07 1,08 9,3 2013 12,62 1,54 8,2
Nguồn: Ban thống kê xã
Qua bảng ta thấy,mức độ chênh lệch giàu nghèo của xã giảm qua 2 năm, năm 2012 mức chênh lệch là 9,3 lần; đến năm 2013 đã giảm xuống còn 8,2 lần. Điều đó chứng tỏ chương trình xây dựng nông thôn mới đã có tác động tích cực tới việc nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống của người nông dân. Đó là một tín hiệu khả quan trong việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ở địa phương.
Như vậy, sau gần 3 năm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thiệu Đô, mức độ công bằng của người dân trong xã đã được cải thiện.
Tác động đến tính tự lập của cộng đồng dân cư
Phát triển nông thôn là nhằm mục đích cải thiện đời sống người dân nông thôn, chính vì vậy người dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Sự phát triển chung của cộng đồng phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá nhân trong cộng đồng đó.
Trước đây, khi thôn, xã phát động thực hiện các chương trình hay dự án, người dân nông thôn rất ít khi tham gia hoặc tham gia một cách thụ động, cán bộ bảo gì làm nấy, không thể hiện được tính tự chủ của bản thân. Từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được phát động, Ban lãnh đạo xã đã thực hiện tốt công tác tuyên tuyền, vận động, từ đó ý thức của người dân ngày càng được nâng lên, họ ngày càng hiểu rõ và phát huy được vai trò chủ thể của mình, người dân tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế -
xã hội một cách chủ động và có hiểu biết.
Qua điều tra hộ nông dân cho thấy 100% các hộ đều tham gia đóng góp công sức, tiền của vào các hoạt động chung của làng, trên 90% các hộ tham gia công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng các công trình. Điều đó chứng tỏ rằng tính tự lập trong cộng đồng dân cư ngày càng được phát huy và mang lại hiệu quả thiết thực.