Song song đó người viếtcũng mong muốn tìm hiểu khám phá sâu sắc hơn về một số truyện ngắn của ông vànền văn học Trung Quốc đương đại, nắm bắt được những biến động, thay đổi,những vấn đề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU - -
1 Lý do chọn đề tài:
Mỗi con nguời trong chúng ta chỉ là một giọt nước giữa biển người mênh mông.Hoà vào đó biết bao điều kỳ thú diễn ra hàng ngày mà chúng ta không thể biết hếtđược Vì vậy, ta phải không ngừng nỗ lực và tìm tòi những kiến thức để có thể bổsung thêm tri thức cho mình Trong quá trình tìm hiểu tôi đã chọn Trung Quốc lànơi đặt chân bởi Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh, có lịch sửhình thành và phát triển hơn 5000 năm Trung Quốc có một nền văn học đặc sắcchiếm địa vị đặc biệt trên thế giới Quê hương này đã sinh ra những tài năng ưu túrạng danh trên thế giới, có nhiều cống hiến cho văn đàn Trung Quốc đồng thời đemđến sự phong phú giàu có cho di sản văn học thế giới Văn học Trung Quốc là khuvườn ngào ngạt hương thơm của nhiều loại hoa đẹp, quý, lạ Qua bề dày lịch sửhình thành và phát triển với bao thâm trầm dâu bể, Trung Quốc trở thành nơi hội tụcủa rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đầy tài năng
Nghiên cứu văn học Trung Quốc là một công việc rất có ý nghĩa bởi vì đây làmột nền văn học lớn, nhiều tác giả kiệt xuất với những tác phẩm có giá trị cao Tìmhiểu văn học Trung Quốc còn là để tiếp cận với nền văn hoá đặc sắc, để mở rộng
bổ sung tri thức về văn học Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc là hai nước gần
kề nhau có sự giao lưu văn hoá rộng rãi, trong đó có văn học Trong sự giao lưu
văn hoá Trung Quốc, người Việt Nam biết đến “Kinh Thi”, Sở từ”, “Đường thi”,
“Minh Thanh tiểu thuyết” Những tác phẩm của Lỗ Tấn, Quách Mạc Nhược trong
văn học cận hiện đại Theo dòng chảy của thời gian văn học Trung Quốc bước vàothời đại mới, nhất là từ cải cách mở cửa từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX Đạtnhững thành tựu to lớn, có sự đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật tạo sự thu hút, kíchthích sự tìm đọc của nhiều thế hệ Ở Việt Nam những tác phẩm đương đại tạo sựthu hút độc giả Trong số các tác gia lớn, có uy tín trên văn đàn văn học TrungQuốc hôm nay có Giả Bình Ao
Giả Bình Ao là nhà văn đương đại nổi tiếng, tuổi đời không trẻ nhưng cũngchưa quá già Thế nhưng, tiếng tăm và tầm ảnh hưởng của ông trong lòng độc giảTrung Quốc mạnh mẽ Ông nhận được nhiều giải thưởng lớn, bởi những thành tựu
Trang 3xuất sắc ở các lĩnh vực tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn Đặc biệt, tập truyện
“Quỷ Thành” (nguyên tác và cũng là tên tác phẩm dịch ở Việt Nam năm 2003) là
một tập truyện ngắn hay và đặc sắc của ông Trong đó có truyện vừa “Quê cũ”
(in trong tập truyện này) đã được giải thưởng văn học tạp chí tháng mười năm
1998 Qua bản dịch Lê Bầu muốn người đọc từng bước nắm bắt được những giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vì thế, người viết đã chọn “cảm hứng liêu trai” trong “một số truyện ngắn của Giả Bình Ao” làm đề tài nghiên cứu như một
dịp để thẩm định lại các ý kiến xoay quanh tác phẩm Song song đó người viếtcũng mong muốn tìm hiểu khám phá sâu sắc hơn về một số truyện ngắn của ông vànền văn học Trung Quốc đương đại, nắm bắt được những biến động, thay đổi,những vấn đề tồn tại trong xã hội qua hình ảnh người nông dân Trung Quốc hômnay
2 Lịch sử vấn đề:
Có thể nói “cảm hứng liêu trai” trong “một số truyện ngắn của Giả Bình Ao” là
một đề tài mới lạ Người nghiên cứu sẽ gặp không ít khó khăn vì những công trìnhnghiên cứu, các sách vở có đề cập sâu đến những vấn đề này rất ít Người nghiêncứu trình bày suy nghĩ hiểu biết của mình dễ rơi vào phiến diện, chủ quan, thiếutính hệ thống và khoa học Do đó, khi viết người nghiên cứu sẽ cố gắng trình bàyvấn đề một cách rõ ràng nhất dựa vào sự hiểu biết khách quan về các tác phẩm, tìmnguồn từ Internet cùng với sự hướng dẫn của giáo viên để công trình nghiên cứudần được hoàn thiện
Vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều là thời kỳ phồn vinh của tiểu thuyết chíquái Đường Tống có rất nhiều truyền kỳ Minh Thanh cũng xuất hiện nhiều tiểu
thuyết chí quái, mà tiểu thuyết tiêu biểu nhất là “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng
Linh Sau Ngũ Tứ, tiểu thuyết Trung Quốc có sự thay đổi lớn Các nhà viết chịuảnh hưởng của văn học Liên Xô và dòng hiện thực phê phán của văn học Tây Âu,nên tiểu thuyết Chí Quái có phần lắng xuống, nhưng đến thập kỷ 80 của thế kỷ này,tiểu thuyết quái dị đã sống lại khá sinh động và đông đúc
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trong xã hội Trung Quốc dấylên phong trào “phản tư” (suy ngẫm về quá khứ lịch sử) Phong trào “Phản tư”cũng là một nguyên nhân thúc đẩy các nhà văn suy ngẫm về nhân tố văn hoá thần
bí trong nền văn hoá của dân tộc mình Các nhà văn lách sâu ngòi bút của mình vào
Trang 4các thế lực thần bí, linh thiêng, ma quỷ đang còn chi phối số phận của một bộ phậndân cư Điều đó ta không lạ trong tác phẩm Giả Bình Ao luôn có màn sương thầnthoại phảng phất trong đó Nhưng đến đây người đọc trước tiên phải có cái nhìntổng quát về chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc, tác giả Cao Nhĩ Thái đã giới thiệubài viết: “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong văn học Trung Quốc đương đại” trong
“tuyển tập 40 năm tạp chí văn học 1960 -1999” (do các tác giả: Phạm TrọngThưởng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn biên soạn, nhà xuất bản Thành Phố HồChí Minh,1999) Ở bài này, tác giả đã trình bày quan niệm của mình về vấn để chủnghĩa hiện thực trong sự so sánh với văn học Phương Tây và Mỹ học đương đại:
“Chủ nghĩa hiện thực, trước tiên là một loại tinh thần dám nhìn thẳng vào máu và nước mắt Mà ở Trung Quốc hiện nay, quảng đại quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đang trong quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hoá, là phải tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ, vẻ vang với chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa quan liêu và tư trào cực tả, chúng ta vẫn cần loại hình tinh thần này Do nhu cầu của thời đại, văn nghệ hiện thực chủ nghĩa vẫn sẽ là chủ lưu của nền văn nghệ đương đại” [7;317] Từ quan điểm này người viết có một góc nhìn khách quan khitiếp nhận và đánh giá một tác phẩm văn học đương đại
Điều đó làm cho người viết không thể không chú ý đến bài viết về tác giả GiảBình Ao về vấn đề này, Phạm Tú Châu đã giới thiệu qua bài viết “Giả Bình Ao nhàvăn đặc sắc của Trung Quốc đương đại”, in trong tập “truyện ngắn của Giả BìnhAo”, nhà xuất bản Công An nhân dân và công ty văn hoá Phương Nam phối hợp
thực hiện năm 2003” Phạm Tú Châu viết “ông hấp dẫn bạn đọc chẳng những góc cạnh sù sì đặc thù hấp dẫn của nhân vật mà còn vì nét thần bí vốn có trong nhà văn hoá dân gian Trung Quốc cũng phảng phất trong đó Sự độc đáo cả về đề tài lẫn cách viết là nguyên nhân khiến tiểu thuyết của ông được nhiều giới hoan nghênh, vừa gần gũi với dòng văn học chủ lưu phản ánh văn hoá, xã hội trên đà cải cách, vừa thu hút đồng nghiệp và giới phê bình bằng những lời văn đặc sắc, độc đáo của ông” [3;6]
Khi tiếp cận một số truyện ngắn của Giả Bình Ao có thể thấy ông đã dùng bút
pháp mộng ảo để thể hiện nhân sinh ảo mộng “Nhà văn thể nghiệm sâu sắc và biểu hiện sinh động trong nền văn hoá thần bí giúp độc giả hiểu được, thấm được cuộc sống và đặc tính văn hoá của dân tộc Trung Hoa, thậm chí hiểu được cái kì diệu
Trang 5nhân tính” [5;415] Trong bài viết “Liêu trai hiện đại trong nền Trung Quốc đương
đại” (Lê Huy Tiêu- những cảm nhận mới về văn học Trung Quốc, nxb đại học Sưphạm, năm 2002) Qua đó người viết cũng được cấp thêm một số thông tin về GiảBình Ao và một số truyện ngắn trong tác phẩm “Quỷ Thành” của Lê Bầu dịch,nhà xuất bản phụ nữ năm 2003, những truyện viết trong tập này ông đều viết về
nông thôn “Ảnh hưởng của đổi mới và “thương trường” cũng đã dội về vùng nông thôn miền núi hẻo lánh Song dù vậy, những truyện về nông thôn của ông vẫn mang đậm sắc thái truyền thống của nông dân Trung Quốc Ông luôn chọn những góc độ độc đáo để quan sát xã hội, nên luôn khắc hoạ những nhân vật đa dạng, thô tháp, nhưng đầy đôn hậu, đầy “ngây thơ”, nhiều khi ngây thơ đến mức tức cười, nhưng lại rất đáng yêu, qua những phong tục tập quán đã hình thành xương thịt của họ”
[2;6] Qua đó, cho ta biết thêm về tâm tư tình cảm và nỗi trăn trở của Giả Bình Aoqua từng trang viết
Như vậy, cùng với việc kết hợp sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu, người viết còntham khảo các ý kiến từ Internet và kiến thức sẵn có của bản thân Bước đầu tuycòn chủ quan nhưng hy vọng những gì được trình bày sẽ là cách tiếp cận mới đểthẩm định những giá trị hiện thực của tác phẩm
3 Mục đích yêu cầu:
Khi nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm giới thiệu với người đọc thể loạitruyện ngắn kỳ ảo của Giả Bình Ao ở Trung Quốc và vị trí tầm quan trọng củachúng để chúng ta có một sự quan tâm đúng mức về thể loại này; những hiểu biếtchung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Giả Bình Ao, đặc biệt thông qua cảm
hứng bắt nguồn từ “Liêu trai” đã cho ta thấy cách nhìn của ông đối với từng đối
tượng cụ thể, từng thời điểm cụ thể của các mặt xã hội Các cách thể hiện nghệthuật kỳ ảo của ông trong việc tổ chức kết cấu truyện, cách miêu tả nhân vật, trongcách đặt tiêu đề, trong ngôn ngữ và không gian-thời gian Qua đó giúp ta hiểu thêm
về phương pháp sáng tác mới, một quan niệm văn chương tiến bộ, một ánh mắtnhìn người nhìn đời độc đáo mà qua đó ta có thể tìm thấy mình trong từng trangviết của Giả Bình Ao, đồng cảm và tự rút ra cho mình một lối sống, một cách sốngphù hợp cho bản thân
Trang 64 Phạm vi đề tài:
Với đề tài: “Cảm hứng liêu trai” trong “một số truỵện ngắn của Giả Bình Ao”,
đối tượng mà người viết hướng tới đó là thể loại huyền ảo nói chung và huyền ảoTrung Quốc nói riêng, các truyện ngắn của Giả Bình Ao cùng các sách báo, tạp chí
và tài liệu có liên quan
Nghiên cứu “cảm hứng liêu trai” trong “một số truyện ngắn của Giả Bình Ao”
người nghiên cứu không những hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp mà bên cạnh
đó hiểu sâu thêm về các nhà văn Trung Quốc Họ có nét văn phong riêng trongtừng cách viết Thời gian trôi qua sự tiếp thu và có chọn lọc sẽ giúp các nhà văntrưởng thành hơn trong ngòi bút của mình Đối với Giả Bình Ao khi nghiên cứu đềtài này người nghiên cứu hiểu thêm về thể loại huyền ảo Nó có từ đâu và xuất hiệntrong một hoàn cảnh như thế nào? Nó góp phần vào những chặng đường hình thành
và suy vong ra sao…? Song song đó ta có thể am hiểu hơn về phong tục tập quán
và văn hoá dân tộc Trung Quốc nơi đó vẫn còn tin vào thần thánh ma quỷ, mê tíncủa người dân Giả Bình Ao đi vào lòng người bằng phong cách thẳng thắn, chânthành, không bàn luận sâu xa mà nó thể hiện ngay trong cuộc sống, một con người
có sự quan sát độc đáo, tinh tế về nhân sinh xã hội triết lý được rút ra từ sự thểnghiệm, khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp người nghiên cứu cũng bắt đầu mộtkhóa học làm người Con người trong chúng ta muôn hình vạn trạng, mỗi ngườimột vẻ đôi lúc làm chúng ta choáng ngợp có thể ta sẽ không nhìn thấy đúng mộtcon người, nhưng chúng ta hãy đón nhận họ với đầy đủ phẩm chất của những conngười bình thường, có tốt có xấu có cao thượng có đớn hèn… Hay những hồn ma,quỷ, sói…đó là những mặt của con người Mà chúng ta phải hiểu rõ để hiểu đượcthực trạng xã hội Trung Quốc tác giả ngầm nói trong tác phẩm với cách nhìn toàndiện như thế sẽ giúp chúng ta thoải mái không ngỡ ngàng trước người khác, trướcchính mình Dũng cảm trở về với con người thật, chúng ta sẽ vững tin và biết cách
đi lên từ những sai lầm
Trong truyện ngắn của Giả Bình Ao, vấn đề người viết cần làm sáng tỏ chínhlà:
- Cuộc sống xã hội được phản ánh qua lăng kính huyền ảo;
- Bút pháp kỳ ảo trong nghệ thuật thể hiện;
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài;
Trang 7Và từ đó, người viết có thể hướng đến cảm hứng Liêu trai trong một số truyện
ngắn của Giả Bình Ao
5 Phương pháp nghiên cứu:
Trước tiên, người viết sẽ tìm đọc “tuyển tập truyện ngắn” của Giả Bình Ao và
“Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh, cùng với những tài liệu nghiên cứu, sách báo
có liên quan đến đề tài, sau đó chất lọc lại những vấn đề chính, tiếp thu có chọn lọcthông qua việc lưu trữ, ghi chép Sử dụng đúng và có hiệu quả các phương phápluận nghiên cứu khoa học sẽ đem đến sự thành công cho người làm công tác Bàinghiên cứu được hình thành là sự tổng hợp của nhiều phương pháp như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, thống kê, tiếp nhận Ở đề tài này, phương pháp tiếp nhận và so
sánh là phương pháp trọng tâm nhất Tiếp nhận “ cảm hứng liêu trai” trong “ một
số truyện ngắn của Giả Bình Ao” với một tinh thần và thái độ nghiêm túc, khách
quan không áp đặt định kiến cá nhân, có sự cảm thụ tốt sẽ giúp hiểu đúng, đầy đủ
về tác phẩm Trên cơ sở những hiểu biết chung từ việc tiếp nhận tác phẩm, ngườiviết tiến hành so sánh tìm ra nét tương đồng và dị biệt của hai tác phẩm “Liêu traichí dị” và một số truyện ngắn của Giả Bình Ao, để tìm thấy tính kế thừa, phát triểntrong một số truyện ngắn của Giả Bình Ao So sánh về cuộc sống người dân hômnay có điểm giống khác gì Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm, ý nghĩa của nhữngquan hệ tình yêu ở hai tác phẩm đánh dấu bước phát triển mới trong một số truyệnngắn của Giả Bình Ao
Trang 8PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1:
-GIỚI THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN
và ý vị Trong đó hoạt động sáng tác văn chương là hoạt động tinh thần của ngườinghệ sĩ Họ phải lao động bền bỉ để có ý tưởng hay, cống hiến trọn vẹn tâm lực, trílực gửi vào ngòi bút bằng niềm vui và niềm hy vọng với những suy ngẫm về thờithế và luôn băn khoăn trăn trở khi viết Viết cho ai, viết để làm gì, người đọc đợichờ, đòi hỏi gì từ nhà văn? Liệu tác phẩm mình có sự đón nhận nồng nhiệt của độcgiả hay qua năm tháng của thời gian nó bị mất đã rơi vào quên lãng Hoặc bất tửtheo năm tháng…tất cả những điều này sẽ bị phụ thuộc vào cương vị giám khảocủa người đọc khi đánh giá tác phẩm
Thực tế, đã có nhiều tác phẩm được viết ra nhưng chắc hẳn đã tồn tại bởi donhiều yếu tố: Cơm ăn, áo mặc, nhu cầu sinh hoạt phục vụ cho đời sống hàng ngày.Người nghệ sĩ phải sáng tác chạy theo thời gian, chạy theo quy luật của đồng tiền
để rồi tác phẩm viết ra người đọc sẽ quên ngay sau khi đọc, đời sống của có nó
ngắn hết sức chông chênh Để rồi khi đọc lại “một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn” [ 32; 257] trong “Đời Thừa” của nhà văn Nam Cao, nhà xuất
bản Văn Học 2006 Biết được quy luật đào thải khắc nghiệt của tác phẩm nó còncần đến những giá trị hiện thực, giá trị tự thân để làm nên sự hiện hữu và tồn tại
của mình Nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn “Đời Thừa” đã từng viết: “Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn đạt một vài ý
Trang 9rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi” muốn
vậy nhà văn không chỉ có tâm huyết mà cần có tài năng để đào sâu và tìm tòi vấn
đề mới
Văn học luôn phản ánh đời sống vốn mang tính khách quan Mặt khác, tácphẩm văn học vốn dĩ có được một mặt chính là do tác phẩm phản ánh đời sốngchân thực, khái quát sâu sắc, cung cấp nhiều ý nghĩa tiềm tàng cho người đọc cũngrất quan trọng Tính sáng tạo của người đọc cũng rất quan trọng ở đây không phảitạo ra một tác phẩm mới mà hiểu được tác phẩm Phát hiện và thâm nhập vào chiềusâu tư tưởng tác phẩm của tác giả muốn gửi gấm Để làm được điều này đòi hỏi sựtham gia toàn bộ nhân cách con nguời như tư duy, cảm giác, liên tưởng, tượngtrưng, suy nghĩ, cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán đồng và phản đối…Đặcbiệt, việc tiếp nhận không xa rời chân lý nghệ thuật và chân lý cuộc sống Bên cạnh
đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, trình độ học vấn, môi trường văn hoáđang sống, sự lãnh hội văn học ở mỗi người Đây không phải là vấn đề đơn giảnđối với người đọc Ai cũng đọc được tác phẩm nếu có một trình độ học vấn nhấtđịnh sẽ hiểu đúng, chính xác ngọn nghành văn chương, cắt nghĩa được tác phẩmmột cách mới mẻ Cùng với sự lãnh hội văn học ở mỗi người cùng một tác phẩmcũng khác nhau Điều này được lý giải vì nội dung tác phẩm văn học rất phongphú, ngôn ngữ và hình tượng văn học có tính đa nghĩa
Tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào môi trường cá nhân đang sống Tuỳ theothời điểm, thời đại khác nhau mà độc giả có sự thay đổi cách hiểu về tác phẩm Đặcbiệt là khi điều kiện kinh tế, văn hoá được phát triển, nâng cao sự giao lưu với vănhọc nước ngoài thì tiếp nhận văn học ngày càng thuận lợi hơn Lúc này, người đọc
có thể sáng suốt nhìn lại quá khứ, không bị những định kiến trói buộc nên có cáinhìn thoáng hơn về tác phẩm Ví dụ trong “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụngtrước đây được nhiều người chê bai phản cách mạng nhưng về sau nó lại là một tácphẩm đặc sắc cho nền văn học Việt Nam
Tóm lại, việc tiếp nhận văn học không phải việc dễ dàng, việc tiếp nhận phảiđòi hỏi thái độ và quan điểm toàn diện khách quan của người đọc Hình tượng nhânvật có vai trò hết sức to lớn và quan trọng đối với tác phẩm Nó là tài sản là sở hữucủa mọi người nếu thiếu người đọc và hình tượng văn học cánh cửa lịch sử sẽkhông mở ra và không cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật
Trang 101.2 Giới thuyết về “so sánh văn học” và văn học so sánh ở Việt
Nam-Lý luận và thực tiễn ứng dụng:
Trong cuộc sống hàng ngày mọi người vẫn hay so sánh như một nhu cầu tất yếu
tự nhiên để xác định sự vật định tính, định lượng của ngôi thứ Vậy so sánh là gì?
So sánh ở đây là mang sự vật sự việc, hiện tượng này để so sánh (đặt ngang) vớivật kia Thuật ngữ “văn học so sánh” đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII Nhà nghiên cứungười Pháp Murald và người Anh Andreew đã từng sử dụng nhiều lần cũng nhưcác ấn phẩm định kì của Pháp Khi xét riêng trong nghiên cứu văn học, so sánh văn
học chúng ta không nên hiểu đó nền văn học so sánh mà “nó là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của nền văn học khác nhau” [6;18] Vậy khi ta
so sánh văn học là tìm ra những nét riêng, điểm chung, làm nổi bật ưu điểm, khuyếtđiểm cũng như giúp khám phá ra giá trị riêng của mỗi hiện tượng Với công đoạn
so sánh, người nghiên cứu có thể chứng minh được tính khách quan, tính đặc thùcủa các hiện tượng văn học
Về việc định nghĩa văn học so sánh cũng có nhiều quan niệm khác nhau và cómột quá trình biến đổi theo lịch sử Ngay khi mới ra đời văn học so sánh cũng phảiđấu tranh vất vả để tự khẳng định mình, bởi lúc đầu vẫn có nhiều người phủ nhận
nó Những người này cho rằng bộ môn văn học so sánh không có một đối tượngđặc thù, mà nó chỉ là phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng cho văn học cả vănhọc thế giới lẫn trong văn học dân tộc Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu đã dần xácđịnh và bổ sung đối tượng nghiên cứu cho văn học so sánh Những buổi đầu củathế kỷ XX các nhà so sánh luận quan điểm, văn học so sánh sẽ bao hàm ba bộ phậnnghiên cứu:
- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (những sự ảnhhưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học);
- Những điểm tương đồng (điểm giống nhau giữa các nền văn học sinh ra khôngphải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện lịch sử xã hội giống nhau);
- Những diểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn họcdân tộc hay các nền văn học dân tộc, được chứng minh bằng phương pháp so sánh.Như vậy, so sánh không phải chỉ là để tìm ra những nguồn gốc vay mượn,những ảnh hưởng trực tiếp, hoặc là chỉ để tìm ra những điểm giống nhau giữa các
Trang 11hiện tượng được so sánh, mà khi một hoàn cảnh thực tiễn nào đó đòi hỏi, thì nhà sosánh luận còn có nhiệm vụ so sánh để chứng minh sự khác biệt nhằm bác bỏ mộtgiả thuyết nào đó về khả năng có sự ảnh hưởng ở đây.
Ở nước ta trải qua một thời gian dài nằm trong mối quan hệ gần gũi với văn họcTrung Quốc Đến cuối thế kỷ XIX, nó bắt đầu tiếp xúc với văn học Tây Âu, đặcbiệt là văn học Pháp Sau đó đến thế kỷ XX bắt đầu có sự ảnh hưởng của văn học
vô sản cách mạng, rồi từ sau cách mạng tháng Tám nó lại quan hệ với văn học xãhội chủ nghĩa, chủ yếu văn học Xô Viết Chính vì thế mà từ lâu, các nhà bác họcnước ta có một ý thức so sánh Đứng trước nguy cơ phương Bắc nô dịch, ý thức sosánh được vận dụng để khẳng định sự độc lập của văn hóa nước nhà, qua đó khẳngđịnh nền độc lập quốc gia Cụ thể văn học Việt Nam thường khẳng định giá trịngang bằng của văn hóa nước nhà so với văn học Trung Quốc Từ thế kỷ XVIII, Lê
Qúy Đôn đã viết một bộ toàn Việt thi lục về cổ thể thì không nhường thi ca đời Hán, đời Tấn Xét về cận thể thì không nhường thi ca đời Đường, Tống, Nguyên, Minh…Phan Huy Ích trong bài tựa cho bộ sách Ngô gia văn phái có so sánh họ
Ngô với dòng họ Tô Đông Pha đời Tống bên Trung Quốc Phạm Đình Hổ, PhạmĐình Toái, Nguyễn Trường Tộ đều khẳng định văn hiến và thơ ca của ta “khôngkém”, “không nhường”, “không khác gì” văn hiến và thơ ca Trung Hoa
Đến đầu thế kỷ XX nền văn họ so sánh có sự thay đổi từ so sánh phương Đông
chuyển qua phương Tây 1941 Dương Quảng Hàm viết bộ Việt Nam văn học sử yếu và được in năm 1943 chủ yếu chỉ ra hai nguồn ảnh hưởng “Tàu-Pháp” Rồi đến
nhiều so sánh một tác phẩm cụ thể thuộc tác phẩm Việt Nam với tác phẩm thuộcvăn học Pháp
Ví dụ: Thiếu Sơn đã so sánh truyện Người vợ hiền của Nguyễn Thời Xuyên với một người đàn bà bất hạnh của Henry Bordeaux, hay so sánh Qủa dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật với Truyện Télemaque của Fénelon và với bộ Tinh thần đạo
Cơ Đốc của Chateaubriand.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam có bài nghiên cứu tổng kết Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh Ở đây, lần đầu tiên Hoài Thanh đã tiến hành so sánh một
cách có hệ thống phong trào “thơ mới” với thơ ca phương Tây Ông đã cho thấy sựảnh hưởng của thơ Pháp đối với thơ mới là một nguồn ảnh hưởng quan trọng bêncạnh nguồn ảnh hưởng truyền thống thơ ca dân tộc và nguồn ảnh hưởng của thơ
Trang 12Đường Trung Quốc Tuy nhiên, khi chứng minh sự ảnh hưởng của thơ Pháp, ôngvẫn khẳng định bản sắc của dân tộc của thơ mới Việt Nam, tức là vẫn lưu ý đến
tính chủ động sáng tạo của nhân tố tiếp nhận Ông nói: “viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưỏng để chia xu hướng Sự thực đâu có thế (…) Thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt nam Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải”.[3;30]
Văn học so sánh là một môn khoa học vì thế văn học so sánh tất yếu phải có đốitượng để đem đến hiệu quả hầu đạt được mục đích của việc so sánh Đó là tìm nétgiống và khác nhau giữa các hiện tượng so sánh, nghiên cứu trên tất cả các lĩnh vựcvăn học từ đề tài, thể loại, nghệ thuật xây dựng tác phẩm, phong cách nghệ thuật,
tư tưởng trong văn học Qua các vấn đề được so sánh sẽ giúp sáng tỏ thêm so sánh,soi rọi trên lập trường quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn vềđối tượng
Như vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng văn học so sánh là một công đoạn thiếtyếu để tìm ra quy luật vấn đề, xác định những quan điểm tương đồng, dị biệt tạonên tính hoàn chỉnh, trọn vẹn đối tượng được xem xét tìm hiểu và nếu thiếu côngđoạn so sánh việc nghiên cứu sẽ phiến diện, không xác thực
1.3 Ý nghĩa việc vận dụng tiếp nhận so sánh trong một số tác phẩm văn học nước ngoài ở Việt Nam:
Qua phần bài nêu trên ta thấy được sự kết hợp giữa tiếp nhận – so sánh văn học
đã mang đến giá trị đích thực cho tác phẩm Tác phẩm muốn được hoàn thiện thìtrước tiên phải qua lăng kính chủ quan của người đọc đó là thước đo giá trị của tácphẩm Làm việc với một thái độ nghiêm túc và có sự cảm thụ tốt người đọc mới cóthể hiểu và cảm nhận được điều mà tác giả ký thác vào đứa con tinh thần của mình,trên nền tản tiếp nhận người đọc có thể tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các tácphẩm với nhau nhằm tìm ra được điểm mới của các tác phẩm và sự tiếp thu cóchọn lọc của các thế hệ sau, góp phần đổi mới nền văn học Với những tư tưởngnhư vậy người đọc có thể đồng tình hoặc không đồng tình với những điều tác giảmuốn gửi gấm Tuy nhiên để có cái nhìn sáng suốt, khách quan, tránh lối suy diễncảm nhận cảm tính, chủ quan cá nhân Người viết đã tổng hợp hai lý luận này khi
áp dụng vào thực tế sẽ đưa đến tác phẩm có phần hoàn thiện hơn
Trang 13Chúng ta thấy, tác phẩm Trung Quốc được đưa vào giảng dạy các trường Phổthông và Đại học ở Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng ở các thể loại: KinhThi, truyện ngắn, thơ…Qua đó cho thấy vai trò vai trò dịch giả đóng góp cho vănhọc Việt Nam là rất lớn, làm cầu nối tạo tiền đề cho sự tiếp nhận – so sánh tácphẩm nước ngoài vào tác phẩm Việt Nam Điều đó, làm phong phú thêm cho vănhọc dân tộc Nó như một quá trình tự ý thức, giải quyết nhu cầu đặt ra từ phía đốithể tiếp cận.
Ở cấp Phổ thông, chúng ta học “AQ chính truyện”, truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ
Tấn một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc Qua đó, ta thấy có những nét tương đồngvới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
“Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị đoạn miêu tả tiếng đàn của người kỹ nữ đánh đàn
cho Bạch Cư Dị nghe ở trên bến Tầm Dương trong đêm xảy ra cuộc gặp gỡ tình cờgiữa nhà thơ, người bạn và nàng kỹ nữ Ta liên hệ với đoạn thơ “Thúy Kiều đánhđàn cho Kim Trọng” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Từ việc tiếpnhận- so sánh một tác phẩm nước ngoài vào Việt Nam cho thấy sự sáng tạo củaNguyễn Du trong “Truyện Kiều” hết sức tài tình Vì “Truyện Kiều” được sáng táctrên cơ sở của quyển tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhânmột tác giả của Trung Quốc cho nên trước hết ta phải đọc qua hai tác phẩm để sosánh hai tác phẩm với nhau để tìm ra vấn đề nghiên cứu Khi đọc “Kim Vân KiềuTruyện” người đọc ghi nhận đây là một tác phẩm có giá trị tố cáo hiện thực nhưng
nó chưa phải là một kiệt tác Nhà văn đã thất bại trong việc xây dựng nhân vật, tínhcách nhân vật rơi vào bút pháp tự nhiên chủ nghĩa Đối với “Truyện Kiều” Nguyễn
Du đã sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật mới như hình tượng người kể chuyện,không gian, thời gian, nghệ thuật Đặc biệt thế giới nhân vật Nếu Từ Hải củaThanh Tâm Tài Nhân xuất hiện để làm nổi bật tính cách của Kiều, đề cao Kiều,ông sẵn sàng hy sinh Từ Hải thì Nguyễn Du để cho Từ Hải đứng ở vị trí độc lậpbộc lộ khát vọng về công lý Ngoài ra, ông còn sáng tạo nên một “Truyện Kiều”bằng thể thơ lục bát của dân tộc, phản ánh nỗi đau khổ của con người, giữa nỗi ước
mơ khát vọng về tình yêu, tự do công lý Như vậy, qua việc tiếp nhận văn học vàtài năng sáng tạo Nguyễn Du đã làm nên một kiệt tác lưu danh muôn thuở
Đến với “Kinh Thi” là tổng hợp thơ ca Trung Quốc ra đời cách đây khoảng haingàn rưỡi năm, gần 305 bài, chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng Phần tinh túy,
Trang 14có giá trị nhất trong “Kinh Thi” là tiếng nói chống áp bức bốc lột, bất công, ca ngợicuộc sống lao động sản xuất, nói về tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình Và nó
có ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay “TruyệnKiều”, “Hoa Tiên”, “Phạm Công Cúc Hoa” và nhiều truyện thơ Nôm đều sử dụng
đề tài, điển tích, thi liệu của “Kinh Thi” Trong đó, không khỏi không nhấc tới Tản
Đà Là người có nhiều sáng tạo trong việc dịch bài “Kinh Thi” này ra tiếng việt Từbài thơ 4 chữ 20 câu, nhiều điệp cú ông đã biến bài thơ dân gian Trung Quốc cổxưa thành một bài thơ dân gian Việt Nam theo thể lục bát vừa hay về lời vừa đúng
về ý Bốn câu thơ mở đầu (Chương I), nội dung nói: “có đôi chim thư cưu kêu quanquan” ở trên bãi sông Người thục nữ diệu dàng xinh đẹp thật là xứng đôi với ngườiquân tử” (quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu).Ông dich 4 câu thơ lục bát, từ ngữ giữ nguyên nhưng rất thanh thoát, ý vị, diễn đạttình cảm rạo rực yêu thương của nam nữ thanh niên thời bấy giờ:
Quan quan cái con thư cưu,Con trống con mái cùng nhau bãi ngoài
Dịu dàng thục nữ như ai,Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.[2;143]
Tản Đà dịch Kinh Thi- “Báo cáo khoa học, trường Đại học Sư phạm Tp.HCM,1995” trong “văn học Trung Quốc với nhà trường” (do tác giả Hồ Sĩ Hiệp biênsoạn, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2006)
Đó là góc độ tiếp nhận so sánh của hai tác phẩm thu hẹp vào phạm vi đề tài
“cảm hứng liêu trai” trong “một số truyện ngắn của Giả Bình Ao” chúng ta càng
nhận rõ hơn về ý nghĩa của hai mảng lý luận này Vì vấn đề nghiên cứu có liênquan đến nghệ thuật, thuật ngữ “Liêu trai” nên người nghiên cứu phải tìm đọc tácphẩm “Liêu trai chí dị” và “truyện ngắn của Giả Bình Ao” Để có cơ sở tiến hànhgiải quyết vấn đề này
Dựa trên sự hiểu biết những vấn đề cốt lõi, tinh thần chung nhất ở mỗi tácphẩm, người nghiên cứu phải tiến hành công đoạn so sánh Cụ thể ở đây là so sánh,một số truyện của “Liêu trai chí dị” ra đời ở thế kỷ XVII với một số truyện ngắncủa Giả Bình Ao ở thế kỷ XX Trong một đất nước Trung Quốc có truyền thốngvăn học lâu đời Và việc so sánh đem lại hiệu quả là người đọc nhận ra cùng lúc haitác phẩm có điểm tương đồng như vấn đề cuộc sống của người dân xưa và nay Họ
Trang 15đi qua thăng trầm dâu bể gì? Vấn đề tình yêu trong quan hệ xác thịt một phươngdiện để nhận thức qua điểm nhân sinh trong một số truyện ngắn của Giả Bình Ao.Qua việc so sánh thì người đọc sẽ phát hiện ra ưu nhược điểm của mỗi tác phẩm.
Bồ Tùng Linh đã đem tài năng và tấm lòng của mình để phản ánh xã hội thời ôngsống, vì phản ánh xã hội nên ông không thể trình bày thẳng thắn quan niệm củamình, phơi bày tận tường mặt trái, mặt xấu đang tồn tại Tiếp thu thành tựu củangười đi trước, Giả Bình Ao đã khái quát vấn đề quá khứ lên tầm cao thời đại, côngkhai tuyên chiến với cái ác, cái xấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mới mẻ đếnchốn đấu tranh với những con người đang rơi vào vực sâu suy thoái đạo đức, thứctỉnh họ thông qua bút pháp liêu trai tương đối vững vàng của một tài năng lớn.Tóm lại, việc tiếp nhận- so sánh văn học giúp cho độc giả có sự phân tích, phánđoán, học hỏi trong quá trình tìm hiểu hai tác phẩm ở hai nước khác biệt nhau Tuyvậy, chúng vẫn có nét tương đồng giúp cho độc giả thấy được cái hay trong mỗi tácphẩm Bên cạnh đó, còn thấy được vai trò quan trọng của dịch giả trong việc dịchtác phẩm văn học nước ngoài vào văn học Việt Nam Như thế người đọc mới cóthể sàng lọc những giá trị tích cực của văn chương và sử dụng nó như một vũ khíphục vụ cho cuộc sống
1.4 Giới thuyết về các khái niệm:
1.4.1 Khái niệm về bút pháp:
“Bút pháp” vốn là thuật ngữ của thư pháp- nghệ thuật viết chữ nho, chỉ cách
cầm bút, cách đưa đẩy nét bút, để tạo dáng chữ đẹp Chẳng hạn: “Khen rằng bútpháp đã tinh” (truyện Kiều) Trong văn học bút pháp là cách thức hành văn, dùngchữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện đề tạo thành một hình thứcnghệ thuật nào đó Ở đây bút pháp cũng là cách viết, lời viết Người ta thường nói:bút pháp trào lộng, bút pháp trữ tình, bút pháp cổ kính…Là do sử dụng các biệnpháp trào lộng, trữ tình hay từ cổ, cách diễn đạt cổ mà nên
Ví dụ: “Bút pháp sở trường của chủ tịch Hồ Chí Minh trong truyện và kí làchâm biếm” (Phạm Huy Thông), “ Trong thơ trữ tình, Bác thường dùng bút pháphiện thực và bút pháp tượng trưng” (Nguyễn Đăng Mạnh) Theo từ điển thuật ngữvăn học ( do các tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội, 1998)
Trang 16Khái niệm bút pháp do trực tiếp gắn với cách viết, lối viết, nên có phần tươngđồng với khái niệm phong cách, văn phong Bởi chữ phong cách trong tiếng HyLạp, Latinh lúc đầu có nghĩa là cây bút, sau mở rộng thành chữ viết, cách viết Tuynhiên nội dung khái niệm phong cách nay được hiểu rộng hơn và có tính hệ thốnghơn, còn bút pháp thường chỉ là yếu tố của phong cách.
Như vậy, bút pháp là tất cả các yếu tố hình thức được nối kết lại với nhau làmnên chỉnh thể toàn vẹn cho tác phẩm Nó nói lên được ý thức đổi mới của nhà văntrong quá trình tạo ra “sản phẩm tinh thần” của họ Sự thay đổi lối viết của từngcây bút cùng đồng nghĩa với sự thay đổi của bút pháp
1.4.2 Bút pháp và bút pháp kỳ ảo:
+ Khái niệm “kỳ ảo” dưới cái nhìn văn học:
Khái niệm kì ảo trong văn học có nội hàm rất rộng Chính điều này đã tạo ra sựnhập nhằng, không thống nhất trong cách dùng để gọi tên các tác phẩm mà nộidung và hình thức của nó có sự hiện diện ít nhiều của yếu tố kì lạ, hoang đường.Cùng một tác phẩm nhưng có người cho đó là chuyện kinh dị, truyện huyễn tưởnghay truyện quái dị, trong khi các ý kiến khác lại đánh giá nó thuộc thể loại kỳ ảo
Để có thể phân biệt rõ các khái niệm trên, tránh sự nhầm lẫn, chúng ta cần phải tìmhiểu thế nào là “kỳ ảo”
Trong lĩnh vực văn chương, thuật ngữ “kỳ ảo” được chuyển nghĩa từ thuật ngữ
“lefantastique” trong tiếng Pháp, hoặc “the fantatic” trong tiếng Anh Theo từ điểnPháp-Việt, thì “fantastique” là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khảnăng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế Theo thời gian, nghĩa của từ nàydần dần thiên về chỉ hiện tượng mà ở đó ranh giới giữa cái cụ thể và sự mơ hồkhông còn phân biệt rõ ràng Từ định nghĩa trên ta có thể dễ dàng nhận thấy đặctrưng của cái kỳ ảo chính là cái bình thường đã bị cái phi thường thâm nhập là tínhtất yếu không thể đảo ngược Chính sự kết hợp giữa những cái không mang tínhchân thật, chỉ tuân theo quy luật của trí tưởng tượng như cái kỳ quặc, quái dị, siêunhiên, huyền thoại, hư ảo…và những cái bình thường Nó cũng có ý nghĩa như từthần thoại Vì thế theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học phương Tây,thuật ngữ “lefantastique” hàm chứa tất cả yếu tố như: kinh dị, kỳ lạ, thầndiệu…chứ không hề tách biệt về nghĩa như tiếng việt
Trang 17Thuật ngữ “kỳ ảo” theo cách hiểu của phương Đông thì “kỳ” chính là khácthường, là hiếm hoi, không bình thường Theo lý luận hiện đại, thì “kỳ” chính làthủ pháp nghệ thuật có chức năng “lạ hóa” văn học, lưu giữ ấn tượng, cuốn hút độcgiả làm thành quan niệm “phi kỳ bất truyền” của văn học phương Đông Còn “ảo”
là cái không thực là trạng thái mơ hồ giữa hai đối cực thật-giả, có-không của conngười “Ảo” không phải tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ sự kích thích của hiện thực
cụ thể và trở thành cái bóng của hiện thực Nếu như quan niệm của phương Tâycho rằng “kỳ ảo” được tạo thành do sự xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau giữa haiyếu tố bình thường và phi thường, thì phương Đông cũng cho rằng sự tương tácqua lại giữa hai cực “kỳ” “ảo” chính là môi trường yếu tố kỳ ảo xuất hiện và tồntại Hay nói cách khác, “kỳ ảo” bao hàm ở trong cái kỳ và cái ảo Đây chính làđiểm gặp nhau thú vị giữa hai nền văn hóa vốn cách xa nhau về địa lí phương Đông
và phương Tây về quan niệm “kỳ ảo” Cái kỳ ảo của phương Đông mang nặng tínhchất duy cảm, linh cảm, trực giác và được hỗ trợ bằng những hiện tượng mang tínhchất tâm linh Phương Tây “kỳ ảo” thiên về lý trí, là logic tưởng tượng ở cấp độcao nhằm thể hiện sự bé nhỏ hư vô kiếp người Từ sự gặp nhau về quan niệm đó, ta
có thể thấy rằng, trong văn học yếu tố kỳ ảo chính là những điểm lạ lùng, huyền bí,vừa chân thật vừa huyền hoặc, được tạo ra do sự xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhaugiữa hai yếu tố bình thường và phi thường, tồn tại trên hai trục thực-ảo với đặctrưng và sự tưởng tượng, hư cấu có sức lay động hứng thú thẩm mỹ của tất cả cácyếu tố như: kinh dị, kỳ lạ, thần diệu… Chứ không hề tách biệt về nghĩa trong tiếngviệt Bút pháp kỳ ảo chính là phương tiện hữu hiệu để nhà văn khám phá thế giới
và thể hiện tư tưởng thẩm mỹ
+ Bút pháp kỳ ảo:
Bút pháp kỳ ảo là một phương thức tự sự được các nhà văn sử dụng xây dựngnhân vật và cốt truyện, cách tạo dựng chi tiết và hình ảnh, tình huống đời sống xãhội ngày càng biến động, nhiều vấn đề khó cắt nghĩa cho hết, vì vậy bút pháp kỳ ảođược xem là phương thức đắc dụng để tiếp cận với hiện thực mới của con ngườithời đại Với việc sử dụng những hình thức nghệ thuật như: cổ tích hóa, hiện thoạihóa…Dựa trên nền tản các tác phẩm như: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại trongquá khứ Bên cạnh đó nhà văn còn đưa các tình huống kỳ ảo với sự lồng ghép cácyếu tố hư và thực, cùng mạch truyện vận động của dòng truyện kể nhiều khi
Trang 18“không tuân theo quy luật tư duy của lý trí” Nó kích thích người đọc với tư cách làchủ thể tiếp nhận Bút pháp kỳ ảo dường như là một mạch nguồn xuyên thấm từđầu đến cuối tập truyện “Qủy Thành” Dưới ngòi bút kỳ ảo thông qua những conngười, những mối quan hệ xã hội…đã nói lên một quan niệm mới của nhà văn thếgiới Đó cũng chính nhờ vào tài mở rộng chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh độngcủa nhà văn Yếu tố kỳ ảo của nhà văn đã gây ấn tượng, cùng với những đặc sắcbút pháp kỳ ảo trong nghệ thuật thể hiện qua việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữnhân vật, cách tổ chức xây dựng cốt truyện, kỹ thuật đồng hiện về không gian vàthời gian.
1.4.3 Mối quan hệ giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kỳ ảo hoang đường:
+ Bút pháp hiện thực:
Khái niệm tả thực trong văn học đã xuất hiện từ lâu Thậm chí, có thể coi thuậtngữ mimezic trong Thi học của Aristote cũng gắn liền với ý thức tả thực của vănhọc Tuy nhiên phải đến khi chủ nghĩa hiện thực ra đời, tả thực mới trở thànhnguyên tắc nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng Trong quan niệm truyền thống, tảthực được hiểu như là sự thể hiện một cách trung thành hiện thực và hiện thựctrong tác phẩm có cấu trúc đồng đẳng với hiện thực vốn có ngoài đời Quan niệmnày có thể nhìn thấy trong tuyên bố của Balzac: “Nhà văn là người thư ký trungthành của thời đại” Stendhal cũng coi văn chương như là tấm gương phản ánhcuộc đời Ở Việt Nam, bút pháp và tinh thần tả thực cũng được các nhà văn hiệnthực đặc biệt chú ý Vũ Trọng Phụng từng bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình:
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chí hướngnhư tôi coi tiểu thuyết là sự thực ở đời” (Báo Tương lai số 9, ngày 25.3.1937).Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các nhà văn hiện thực khi họ pháthuy tối đa sức mạnh bút pháp tả thực đặc sắc và trên thực tế, nhiều nhà văn đã để
lại hàng loạt kiệt tác như Tấn trò đời (Balzac), Đỏ và đen (Stendhal), Hội chợ phù hoa (W.Thackeray), Số đỏ, Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng) Trên cơ sở tiếp thu những
thành tựu của chủ nghĩa hiện thực, văn học Xô viết đưa ra nguyên tắc tả thực xã hộichủ nghĩa Nguyên tắc tả thực xã hội chủ nghĩa (gắn “tả thực” với định ngữ “xã hộichủ nghĩa” tả thực xã hội chủ nghĩa hoặc tả chân xã hội chủ nghĩa) cũng từng đượcHải Triều nói đến trong cuộc tranh luận nghệ thuật năm 1936-1939, sau đó đượcđưa vào Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và trên thực tế đã trở thành nguyên
Trang 19tắc cơ bản của văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 Tuy nhiên, bên cạnh nhiềutiểu thuyết có giá trị nghệ thuật cao, không ít tiểu thuyết thời kỳ này rơi vào côngthức, khuôn sáo Sau 1975, nhất là từ 1986 đến nay, khi văn học tự “cởi trói” đểhướng tới sự đa dạng thì bút pháp tả thực mới phát huy tối đa tác dụng Điều đógắn liền với nhu cầu “nói thẳng, nói thật” trong quá trình tiến hành đổi mới tư duy.Nhu cầu nói thẳng nói thật trong văn học thời đổi mới cần được hiểu ít nhất trên baphương diện: thứ nhất, không thi vị hóa đời sống mà nhìn cuộc sống trong tínhphức tạp, đa chiều như nó vốn có; thứ hai, không còn những đề tài cấm kị, tất cảđều được hiện lên trong thanh thiên bạch nhật; thứ ba, nhà văn tự do nói lên chínhkiến của cá nhân chứ không nhân danh tập thể, cộng đồng để trình bày quan điểm.
Về cơ bản, tả thực trong tiểu thuyết sau 1986 khác với tả thực theo quan niệmtruyền thống Các tiểu thuyết gia hiện đại không muốn dừng lại ở vai trò “thư ký”thời đại hoặc coi văn học là tấm gương thuần túy mà cố gắng soi chiếu hiện thực từnhiều góc nhìn khác nhau Nhà văn có thể sử dụng bút pháp tả thực bằng cái nhìnkhách quan, có thể tả thực theo cái nhìn giễu nhại Điều quan trọng là bên cạnhthông tin về sự thật, người đọc phải tìm thấy trong thế giới nghệ thuật của nhà vănlượng thông tin thẩm mĩ phong phú Đó là chưa nói đến chuyện, sự thật trong vănhọc tuy thống nhất với sự thật ngoài đời nhưng hai thứ đó không phải là một Sựđồng nhất giữa hai loại sự thật này, dù chỉ là vô tình, cũng làm phương hại đến sựlung linh, đa nghĩa của nghệ thuật Bởi thế, chỉ một khi hai yếu tố thông tin sự thật
và thông tin thẩm mĩ kết hợp hài hòa thì tác phẩm mới có cơ tồn tại lâu dài Hàng
loạt tiểu thuyết của Lê Lựu (Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội), Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Chu Lai (Vòng tròn bội bạc), Dương Hướng (Bến không chồng) với bút pháp tả thực mới đã đem lại cho công chúng
nhiều nhận thức mới mẻ về hiện thực
Khi nói đến bút pháp tả thực mới, cần thấy rằng đây là thủ pháp quan trọng củakhuynh hướng tiểu thuyết “nhận thức lại” lịch sử Khuynh hướng này có phần gần
gũi với cảm hứng phản tư trong tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách với Một nửa đàn ông là đàn bà của Trương Hiền Lượng, Nôn nóng của Giả Bình Ao, Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Trường hận ca của Vương An Ức Các nhà văn Trung
Quốc đã nhìn nhận lại hàng loạt vấn đề đau lòng, những bi kịch đầy nước mắt trong
Trang 20thời kỳ cách mạng văn hóa Tác phẩm của họ được người đọc đón chào nồng nhiệtbởi từng trang viết thấm đầy tinh thần phản tư Thậm chí, trong quá trình nhận thứclại cách mạng văn hóa, các nhà tiểu thuyết Trung Quốc cho rằng đó là cuộc chấnthương tinh thần lớn nhất thế kỷ XX.
Qua đó ta thấy được bút pháp kỳ ảo được xem là phương thức đắc dụng tiếp cậnvới bút pháp hiện thực mới của con người thời đại “Ảo” không phải tự nhiên mà
có mà nó xuất hiện từ sự kích thích của hiện thực Nó là cơ sở xã hội để yếu tố kỳ
ảo xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn họchiện đại chính là sự phát triển như vũ bão của xã hội văn minh Xã hội càng tiến tớivăn minh thì văn học kỳ ảo thì phát triển mạnh mẽ Chính xã hội văn minh với cáctrang thiết bị hiện đại đã dẫn đến tình trạng con người bị đồ vật hóa, máy móc màthiếu những tình cảm vốn có của mình Con người trở nên có nhu cầu bổ khuyết sựthiếu hụt đó bằng trí tưởng tượng Vì thế ta thấy mối quan hệ giữa bút pháp hiệnthực và bút pháp kỳ ảo hoang đường nó liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.Cùng phản anh về mặt trái của xã hội đang nhiều vướng mắc
Trang 21CHƯƠNG 2:
“ LIÊU TRAI CHÍ DỊ” CỦA BỒ TÙNG LINH VÀ DỊCH
PHẨM “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” Ở VIỆT NAM
2.1 “Liêu trai chí dị” kiệt tác đoản thiên trong dòng văn học cổ điển Trung Quốc:
Ra đời và phát triển trong khoảng thời gian dài hơn 5 thế kỷ do đặc trưng vềđiều kiện, hoàn cảnh xã hội, văn học thời Minh – Thanh đã đạt đến đỉnh cao với sốlượng tác phẩm phong phú, đồ sộ, trong đó nổi lên là sự khẳng định của thể loạitiểu thuyết với nhiều tiểu thuyết có sức cuốn hút người đọc như: “Tam quốc diễnnghĩa”, “Thuỷ Hử”, “Tây du ký”, “Liêu trai chí dị” Hoà vào dòng chảy của vănhọc thời đại, Bồ Tùng Linh là một nhà văn có nhiều cống hiến cho văn học TrungQuốc và thế giới Kế thừa truyền thống tốt đẹp phản ánh hiện thực , phê phán thóiđồi phong đại tục đương thời của tiểu thuyết cuối Minh, Bồ Tùng Linh đã sáng tácnên đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” Đã đi qua bao thế hệ, qua những biếnđộng lớn lao, song những câu truyện ly kỳ trong “Liêu trai chí dị” vẫn sống, vẫntồn tại trong lòng độc giả Thế mới biết “Liêu trai chí dị” không đơn thuần lànhững câu chuyện quái lạ, kỳ ảo để giải trí lúc nhàn rỗi mà đó là một tập truyệnđem đến nhiều bài học quý giá, bổ ích về việc nhận thức xã hội, hiểu biết đượccuộc đời, đấu tranh cho một cuộc sống tươi đẹp hơn
2.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bồ Tùng Linh:
Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng thời Thanh, gặpnhiều lận đận trên con đường khoa cử cùng nỗi vất vả trong cuộc mưu sinh Ôngngười Tri Xuyên (nay là Tri Bác, tỉnh Sơn Đông), hiệu là Liễu Tuyền, tự Lưu Tiên.Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình khó khăn Bảy mươi sáu năm sống giữa cuộcđời, ông đã sống trong cảnh trớ trêu, vất vả và đói nghèo nhưng vòng luẩn quẩnluôn vây bủa lấy ông Thời tuổi trẻ vì nghèo nên khi đi hỏi vợ bị người ta dị nghị,
từng phải sống trong cảnh “Ba gian buồng nhỏ nhà trống rỗng không vách, không phên, cây cối um tùm, gai gốc mọc đầy” [13;599] Đến thời trung niên đi dạy học
tại nhà địa chủ để nuôi gia đình Tận những năm 60 tuổi, ông vẫn phải lặn lội hàngtrăm dặm, dầm mưa dãi nắng buôn ba khắp nơi Từng trải qua những năm thángkhó khăn như thế đã giúp nhà văn hiểu sâu sắc về đời sống, tư tưởng của quảng đại
Trang 22quần chúng nhân dân thuộc tầng lớp thấp, đồng cảm, chia sẽ tâm tư và nguyệnvọng của họ.
Vất vả mưu sinh là thế, con đường khoa bảng của Bồ Tùng Linh cũng lắm giannan, thử thách Từ nhỏ, ông đã chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, hâm mộcông danh, say sưa với khoa bảng Năm 19 tuổi bước vào nghiệp bút nghiên, ông
dự lớp đông sinh đồ huyện, phủ đao được bổ bác sĩ đệ tử viên, con đường hoạn lộcủa ông lúc đầu thuận buồm xuôi gió nhưng về sau lại trắc trở, bất đắc chí Suốtbao năm lận đận trong thi cử, được thực tế dạy bảo ông nhận ra mặt trái của việcthi cử, sự đen tối của chốn quan trường, sự không rõ ràng của công lý chính nghĩa.Nhưng ngoài 50 tuổi, ông vẫn chưa quên việc tiến thủ Mãi đến năm 72 tuổi ôngmới đỗ tế công sinh
Là một tác giả lớn của nền văn học Trung Quốc, Bồ Tùng Linh, đã góp cho vănđàn Trung Quốc một sự nghiệp văn chương đồ sộ Tác phẩm tiêu biểu là kiệt tác
“Liêu trai chí dị” Ngoài ra, ông còn viết rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại đề tàikhác Đó là tác phẩm thơ, tản văn, 14 thiên lý khác và 3 vở kịch
Như vậy, tuy cuộc đời riêng trải nhiều sóng gió, chưa một lần được viên mãn vềmặt khoa cử nhưng con đường văn chương của Bồ Tùng Linh đã đạt được nhiềuthành tựu, đưa ông trở thành gương mặt tiêu biểu xứng đáng được tôn vinh qua cácthời đại
2.1.2 Bối cảnh lịch sử xã hội cho ra đời đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị”:
Bồ Tùng Linh sống trong giai đoạn đầu đời Thanh nhiều biến động về kinh tế
xã hội, chính trị Điều này có sự tác động không nhỏ đến sáng tác của ông trong đó
có “ Liêu trai chí dị” Thời đại Bồ Tùng Linh sống là một giai đoạn lịch sử đauthương của Trung Quốc Khắp nơi trong nước, khói lửa binh đao tràn ngập, máuhòa cùng nước mắt Triều đình Mãn Thanh khi đó xâm lấn đất đai của người Hán.Những người đi chinh phục đã thi hành chính sách trấn áp, nô dịch cướp bóc, sáthại đối với những người bị chinh phục Nhà Thanh xây dựng chính quyền chuyênchế trung ương tập quyền để củng cố nền thống trị của mình, để thoả mãn nhu cầuhưởng thụ xa xỉ, hoang dâm của mình mà giai cấp địa chủ đã tăng cường cướp đoạtbóc lột nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ làgay gắt và sâu sắc chưa từng thấy Ở nhiều địa phương nông dân giương cao ngọn
Trang 23cờ khởi nghĩa nhưng tất cả bị đàn áp dã man Song song tồn tại với mâu thuẫn giữađịa chủ và nông dân là mâu thuẫn giữa dân tộc Hán, các dân tộc ít người với bọnthống trị lớp trên của dân tộc Mãn Cho nên, hàng loạt cuộc đấu tranh võ trang, vớiquy mô lớn nhỏ của người Hán nổ ra nhưng thất bại, cuộc đấu tranh dân tộc và đấutranh giai cấp mãnh liệt, sâu rộng đã tạo nên nội dung cơ bản của nền thống trịđương thời.
Trước tác động của thời đại, sáng tác văn học thời nay hoàn toàn nhất chí vớinội dung cơ bản của nền chính trị xã hội đương thời Từng sống và tận mắt chứngkiến những thảm cảnh bi thương của thời đại, cuộc sống nghèo khổ của nhân dân,cảnh nông dân xơ xác, tiêu điều, Bồ Tùng Linh đã cảm tác viết nên “Liêu trai chídị”
2.1.3 Giới thuyết về “Liêu trai”:
Với một quốc gia có lịch sử phát triển sớm nhất của nhân loại Đất nước TrungQuốc từ cội nguồn văn hoá xưa đã tắm mình trong văn hoá thần bí Tín ngưỡngniềm tin của nhân dân người dân tin vào lực lượng siêu nhiên, thần thánh, nhữngviệc bói toán, chiêm mộng, hồn ma nhập xác… chiều dài 5000 năm phát triển, hệ
tư tưởng phật giáo, đạo giáo, quan niệm âm dương, kinh dịch… đã góp phần khôngnhỏ vào việc phủ màng sương thần bí phảng phất trong văn hoá Trung Quốc Sâu
xa về cội nguồn văn hóa, tư tưởng Điều kiện xã hội dân tộc hàng loạt tác phẩmthuộc thể loại tiểu thuyết chí quái đã ra đời Ngay từ Ngụy Tấn Nam Bắc triều(khoảng năm 280- 571), xã hội loạn lạc nguời ta tin vào thần quyền Vì thế, mộtloạt tản văn ghi chép truyện kỳ quái như “chí nhân chí quái” xuất hiện Đến đờiTống (960 – 1279) có nhiều chuyện kỳ quái xuất hiện xoay quanh những anh hùng,hiệp sĩ trừ gian diệt bạo Hơn năm thế kỷ thời Minh Thanh đã ghi nhận sự ra đờicủa nhiều bộ tiểu thuyết đồ sộ Ngô Thừa Ân mở ra một thế giới thần thoại của bàothai viên đá tiên, sự đan xen giữa thực và ảo, thần tiên ma quỷ, Bạch cốt tinh,những yêu quái khác… với đầy đủ phép biến hoá… Cùng lớp màn sương dầy đặcbao quanh Lúc này, ta hiểu thêm “Liêu trai” cùng nghĩa với không khí kỳ ảo, thực
và ảo đang xen nhau làm cho người đọc khó mà phân biệt được lúc nào là thực là
ảo Không gian và thời gian như có sự pha trộn ma quái, đem lại cảm giác rùng rợnphi thực nhằm phản ánh mặt trái của xã hội Con người sống và bức phá vách
Trang 24tường phong kiến để tìm cho mình một hạnh phúc riêng tư mà họ đáng đượchưởng.
Đặc biệt “Liêu trai chí dị” ra đời đưa Bồ Tùng Linh trở thành đại diện tiêu biểucho loại hình kỳ ảo Trung Quốc Thời gian không gian trong “Liêu trai” luôn kỳ ảo
và thay đổi liên tục, lúc ở chốn âm ty, lúc ở tiên cảnh nơi trần thế với bao mộng mị
hồ ly, ma quỷ, yêu tinh… Chẳng qua chỉ là hiện thân của một thủ pháp nghệ thuậtnhằm mục đích tạo nên một thế giới ảo Thế giới ảo đó chính là ánh sáng của bóngdáng đời sống nhân thế đang cựa quậy trong nỗi buồn đau, vật vã kiếm tìm củakiếp người Mỗi con người đều có thể soi mình vào các nhân vật hư ảo để đọcchính mình: lòng chung thủy, bao dung, đức hy sinh hay sự bạo ngược, độc ác vàích kỷ Có sự chuyển hóa phẩm chất giữa hai thế giới thực và ảo trong Liêu traiđem đến sức hút mạnh mẽ của người đọc
“Liêu trai” có nghĩa là “Căn phòng để chuyện phiếm” “Liêu trai” có thể hiểunhiều cách khác nhau: thuật ngữ “Liêu trai” dùng để chỉ không gian mờ ảo, hoangvắng, tịch mịch, tại nơi đây con người tĩnh tâm thể hiện những suy tư trăn trở vềcuộc đời, về thời thế, những thế thái nhân tình đang vùn vụt trôi ở bên ngoài
Lúc này, ta có thể hiểu thêm “Liêu trai” cùng nghĩa với không khí kì ảo, thực và
ảo đan xen nhau làm cho người đọc khó thể phân biệt được lúc nào là thực là ảo.Không gian và thời gian như có sự pha trộn ma quái, đem lại cảm giác rùng rợn phithực nhằm phản ánh mặt trái của xã hội Con người sống và bức phá vách tườngphong kiến để tìm cho mình một hạnh phúc riêng, hạnh phúc mà họ đáng đượchưởng
Ngoài ra, có lẽ thuật ngữ “Liêu trai” đã luôn tồn tại bên cạnh “chí dị” trong
“Liêu trai chí dị” (ghi chép về những chuyện kỳ lạ ở Liêu trai) từ rất lâu nên ngườiđọc có thể hiểu “Liêu trai” gợi lên một không gian ma quái, ảo thực đan xen nhau,
sự biến hoá đổi thay, những sự việc chỉ xảy ra trong trí tượng của con người li kì vàhồi hộp phi thực Không gian ma trong “Liêu trai” lại gắn liền với môtíp tình dục,
vì thế nghĩ đến “Liêu trai” người ta có thể hiểu đó là nơi gặp gỡ hội ngộ của đôi traigái ở gác sách lầu văn Đây chính là những nghĩa cơ bản nhất khi nghĩ đến “Liêutrai”
Trang 252.2. Dịch phẩm “ Liêu trai chí dị” ở Việt Nam:
2.2.1 Đôi nét về dịch giả Lê Bầu:
Nhà văn – dịch giả Lê Bầu –“Nhà Trung Quốc học”, “chuyên gia Giả Bình Ao”
(tên thật là Lê Văn Bầu, bút danh khác là Phan Hà, Thanh Lịch), sinh năm 1931 tạitỉnh Hưng Yên Ông tốt nghiệp đại học Trung văn tại Trung Quốc, có thời gian đidạy học ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc Tác phẩm đầu tay của ông là tập
truyện ngắn “ký Thông reo” (được xuất bản vào năm 1962) Sau đó, ông tiếp tục cho ra mắt các tác phẩm: Đi thực tập (1962), Dòng sữa trắng (1976), Hoàng hậu Vàng Anh (1983), Đèn kéo quân (1986), Sau mươi ngày đêm giữ chợ Đồng Xuân (1988), Ngã ba cô đơn (1993), Độc hành Ông cũng là dịch giả của nhiều tác
phẩm văn học Trung Quốc nổi tiếng, đặc biệt là tác phẩm của nhà văn Giả Bình
Ao, như Tể tướng Lưu Gù, Quê cũ, Thành phố hoa, Hoài niệm sói, Tần xoang Tác phẩm văn học dịch “Quỷ thành” của ông cũng đã nhận được Giải thưởng Hội
Nhà văn năm 2004 Ngoài ra, nhà văn Lê Bầu còn nhận được Giải thưởng Hội Nhàvăn Hà Nội cho tác phẩm văn học “Người ở buồng bên kia” và tác phẩm văn họcdịch “Trở về” Sinh thời, nhà văn – dịch giả Lê Bầu từng tâm sự với bạn văn rằng:
“Điều quan trọng nhất đối với nhà văn là lòng yêu nghề, yêu từ ruột yêu ra, nếu không sẽ không duy trì được nghề nghiệp, dù dùng nghề nghiệp của mình vào việc làm báo kiếm sống Lòng yêu nghề có thể chưa là yếu tố để có văn hay, nhưng trước nhất, cần nhất vẫn là lòng yêu nghề”.
Hơn chục năm, Lê Bầu đã dịch liên tục Giả Bình Ao, đến độ ở Hà Nội, khi giớithiệu Trần Đình Hiến với ai, người ta nói “ đây là Mạc Ngôn ”, còn Lê Bầu thìthành “ đây là Giả Bình Ao ”, chưa có trường hợp thứ ba Điều đó cũng hàm nghĩaMạc Ngôn được Trần Đình Hiến diễn đạt thấu đáo sự sắc sảo thâm trầm, còn LêBầu đã khiến Giả Bình Ao hiện lên với toàn bộ sự thơ mộng đến đau lòng của mộtnông thôn đáng yêu ngay cả khi nổi loạn tàn bạo Chỉ một chữ “ Tần xoang ” mà
Lê Bầu trằn trọc bao nhiêu ngày : nên dịch thành “ điệu Tần ” hay cứ để nguyên
“ Tần xoang ” cho có âm hưởng của thơ? Con người thơ mộng luôn luôn đi dướitiếng thông reo ấy rồi cũng có lúc giáp mặt với thực tại bệnh tật đắng cay và ôngmất 2009 Cũng như đi dạo dưới một rừng thông đang reo trong gió, giờ cũng phảibiết khóc chứ ? Biết làm thế nào ? Nhưng là những giọt nước mắt của người mơmộng dưới gốc thông reo Rồi ra ai mà chẳng có một vị trí vĩnh cửu dưới một gốc
Trang 26thông reo Không dám nói chắc mọi trường hợp, nhưng riêng với Lê Bầu có thểđoán chắc điều này : hễ còn nghe tiếng một ngọn thông đang vi vu, chắc chắnchúng ta sẽ còn nghĩ ấy là Lê Bầu…
2.2.2 Đánh giá chung về tác phẩm “Liêu trai chí dị” :
2.2.2.1 Nội dung đa dạng trong tác phẩm “Liêu trai chí dị” :
“Liêu trai chí dị” là tác phẩm tiêu biểu Bồ Tùng Linh 431 truyện trong sách làkết tinh của một tâm hồn nhạy cảm, nhiều trải nghiệm, nhiều suy tư về sự đời cùngmột quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của nhà văn Nội dungtác phẩm ghi chép lại truyện về thần tiên, hồ ly, yêu quái, miêu tả chi tiết lời vănđẹp đẽ, sắp xếp phân minh, có chỗ kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, phần lớn cũng
rõ ràng ngắn gọn, cuối truyện thường có thêm lời bình ngắn Xét về đại thể, nộidung tập truyện xoay quanh ba vấn đề lớn:
+ Với tấm lòng thương cảm chân thành cho nỗi thống khổ của người dân lươngthiện bị áp bức, Bồ Tùng Linh đã vạch trần một cách sắc bén chế độ chính trị đentối, hủ bại đương thời đả kích bọn tham quan ô lại, bọn thổ hào thân sỉ độc ác, bọncường hào ác bá đẩy người dân rơi vào những bi kịch thương tâm
+ Bồ Tùng Linh còn phơi bày và đả kích trên diện rộng tội ác và các tệ lậu củachế độ khoa cử dùng văn chương bát cổ để chọn nhân tài qua các truyện “Ty VănLang” , “Vương Tử An”…Nhà văn đánh vào chế độ khoa cử bất hợp lý, hủ bại vìchế độ khoa cử đòi hỏi người học như vẹt, học mãi những câu chữ sáo rỗng, cũmòn Người học không có óc nghĩ thiếu tính sáng tạo là công cụ phục tùng không
tư duy Quan chấm thi có mắt như mù, sẵn sàng đánh rớt những người có học vấnuyên thâm trong khi những anh học trò chữ nghĩa không thông lại đỗ đạt Trườngthi điên đảo là vậy song vẫn còn sức thu hút đặc biệt đối với tử sĩ Đông đảo kẻ sĩxuất thân hàn vi vẫn hằng mong ước đỗ đạt thành danh bằng con đường khoa cử đểmột bước lên cao, một lần đứng trong hàng ngũ giai cấp thống trị Hiện thực dẫu cótàn khốc, va vấp, trắc trở đau đớn, họ không nhận ra con đường sáng, vẫn lăm lekiến tạo tương lai với nghiệp bút nghiên
+ Nội dung thứ ba trong bộ “Liêu trai chí dị” là tác giả đã phản ánh sự bất hợp
lý của chế độ hôn nhân phong kiến, nói lên nguyện vọng hành động của đông đảothanh niên nam nữ trong xã hội đương thời Do phải chịu nhiều tầng đè nén, huỷhoại chồng chất mà họ mong muốn được tháo cũi sổ lồng đập tan mọi xiềng xích,
Trang 27trói buộc Tác giả dành những trang viết để miêu tả những tình yêu đẹp của thanhniên nam nữ Các chàng trai, cô gái bằng tình yêu sâu sắc thuỷ chung đã bất chấpmọi áp lực xã hội để dũng cảm đấu tranh vì tình yêu Họ đã sống với lý tưởng caođẹp, yêu nhau và lấy nhau không vì sắc đẹp, hiếu kỳ hay tiền tài mà vì sự chân thậtcủa đôi tim Chính những câu chuyện tình đẹp, cảm động đem đến cho “Liêu traichí dị” những luồng gió mới, xán lạn, đẹp tươi.
Như vậy, thông qua các nội dung chính được thể hiện, “Liêu trai chí dị” đã gợi
ra thực trạng xã hội tối tăm, mờ mịt đương thời Đồng thời với hiện trạng đó, độcgiả còn nhận ra thái độ khát vọng, mơ ước của Bồ Tùng Linh Đó là sự căm phẫnđối với hiện thực ngột ngạt, khát vọng về một trật tự xã hội mới để nơi ấy công lýđược thực hiện, mơ ước con người được sống hạnh phúc êm ấm
2.2.2.2 Thi pháp thể hiện trong “Liêu trai chí dị”:
“Liêu trai chí dị” nguyên là những câu truyện truyền thuyết được lưu truyềntrong nhân dân và những phần tử thuộc tầng lớp trí thức thấp trong xã hội Thếnhưng qua sáng tạo của Bồ Tùng Linh, tác phẩm trở nên lung linh và có sức hấp
dẫn đặc biệt Tác phẩm được đánh giá là một “Tập truyện đầy ắp những sức tưởng tượng lạ lùng đẹp đẽ, nhân vật được sáng tạo sống động chân thực, tình tiết bất ngờ biến ảo Lời lẽ gọt giũa hàm súc văn chương trôi chảy linh hoạt” [ 9;14]
+ Đặc sắc nghệ thuật của Liêu trai trước hết là ở chỗ nhà văn đã xây dựng mộtthế giới nhân vật đa dạng, đông đúc phản ánh muôn mặt của cuộc sống con người.Nhân vật trong truyện có thể là vua, quan, người ác, người hiền, nho sinh, phụ nữ,đạo sĩ,… đặc biệt là sự góp mặt của một thế giới ma đông đảo có nhiều nguồn gốcxuất xứ khác nhau Chính thế giới ma đã góp phần phản ánh những khía cạnh khácnhau của muôn mặt đời thường, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn
về thực tại đồng thời tạo ra thành công cho thủ pháp ảo hoá của Bồ Tùng Linh.+ “Liêu trai chí dị” còn thành công bởi những lời văn điêu luyện, hình thứcngắn gọn súc tích của thể loại truyện ngắn Tác giả luôn khéo léo, cân nhắc, chú ýđến việc thể hiện đến các tình tiết thú vị nhằm thu hút người đọc Nghệ thuật kểchuyện trong tác phẩm rất giàu kịch tính, hấp dẫn Ở đó, tác giả không miêu tả đờisống cắt ngang mà kể có đầu, có đuôi để cho tình tiết phát triển về bề rộng chiềusâu và trong khi phát triển thì lúc lên lúc xuống, ly kỳ hồi hộp
Trang 28+ Ngoài ra, không gian và thời gian nghệ thuật cũng là điểm mạnh của “Liêutrai chí dị” không gian trong truyện là không gian mênh mông, rộng lớn, của chốn
âm tỳ địa phủ, của cõi tiên cảnh hay chốn trần gian Không gian có thể xác địnhhoặc là không gian ảo từ trí tưởng tượng phong phú của con người Từ không gianthực, hư như thế nào, tác giả muốn khắng định những gì được kể, được miêu tả làchuyện xảy ra muôn nơi, muôn xứ, đặt vào đâu cũng được gắn vào địa phương nàocũng có thể Thời gian của sự hồi tưởng Và đóng góp quan trọng của Bồ TùngLinh về phương diện này chính là ở chỗ tác giả đã quy tụ các kiểu thời gian để biểuđạt thời gian hiện tại nhờ ở đó gương mặt hiện tại có dịp hiện ra sắc nét, chân thậthơn
2.2.3 “Cảm hứng liêu trai” trong văn học Trung Quốc đương đại:
Thời kỳ “Đại cách mạng văn hoá” ( 1966 – 1976) là một thời kỳ đen tối và ảmđạm của văn học Trung Quốc khi Lâm Bửu bè lũ bốn tên thực hiện âm mưu đen tốitrên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nhằm cướp quyền lực của Đảng và Nhà Nước
Chúng “điên cuồng thi hành đường lối cực tả, làm cho giới văn hoá phát xít, phong kiến” [ 8;99] Giới văn nghệ sĩ đã bị trù dập, bị bức hại, nhiều người bị kết tội phản
động phải từ bỏ sáng tác; nhiều tác phẩm Trung Quốc ra đời bị xuyên tạc, bị quytội chống lại Đảng, chống chủ nghĩa xã hội Sau khi bè lũ phản động sụp đổ nềnvăn học Trung Quốc bước vào thời kỳ mới và được khẳng định “chưa bao giờ vănnghệ thuật Trung Quốc khởi sắc trăm hoa đua nở và đạt thành tựu to lớn như giaiđoạn này” [8:7] và trong diện mạo của nền văn học mới thuật ngữ “ đương đại” trởnên quen thuộc với mọi người
Từ năm 1978 Trung Quốc bước vào thời kì cải cách mở cửa dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Đường lối văn học Trung Quốc cũng thay đổi phù hợp với lốisống mới và có nhiều sáng tạo Không bị ức chế và kiềm hãm nhà văn mạnh dạnviết về mọi vấn đề quá khứ và thời đại, phản ánh lại những tập tục cổ xưa còn ngănđường phát triển của xã hội
“Liêu trai chí dị” là một thể loại văn học ghi chép về những truyện kỳ quái, làsản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của con người đương đại mang đặc tính cơbản kỳ lạ và hấp dẫn Với những yếu tố kỳ quặc, dị thường, hư ảo, sử dụng hìnhtượng, biểu tượng, liên tưởng, phóng đại, người và hồn ma bất phân Mang màu sắcthần bí, hoang đường, ảo mộng Song qua đó người đọc vẫn tìm thấy và nhận ra
Trang 29những vấn đề hiện thực Thực chất tác giả nói đến cái ảo là muốn nói đến conngười và cuộc đời trong xã hội đương thời.
Vậy thế nào là “Cảm hứng liêu trai” để hiểu được điều đó trước tiên ta phải tìm
hiểu “thuật ngữ cảm hứng” như thế nào Cảm hứng (ở đây được hiểu là cảm hứngnghệ thuật, là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm, thể hiện trạng thái tâm hồn,cảm xúc được thể hiện đậm đà trong tác phẩm) Nó như chất men kích thích, gâyhứng thú cho các nhà văn hiện đại Do đó, “Liêu trai” ngoài tên tuổi “bất hủtruyện” của nó, nó còn góp vai trò là “mẫu gốc” hay “nguyên mẫu” cung cấpnguồn cảm hứng dồi dào về các phương tiện: kỳ ảo, tình người, huyền bí củaphương Đông… Chính đây là cơ sở gây cảm hứng, cách tân mới mẻ của các nhàvăn đương đại Trung Quốc và cả Việt Nam ta hiện nay Hứng thú với “không khíLiêu trai” ở nước ngoài tạo tiền đề cho hàng loạt những tác phẩm viết về bút pháp
kỳ ảo như: Nguyễn Huy Thiệp (Những ngọn gió Hua Tát, Tướng về hưu), PhạmHải Vân (Thợ may), Hồ Anh Thái (Cứu tinh)…Qua “cảm hứng” từ “Liêu trai” kíchthích cho các tác giả Việt Nam thể hiện được nỗi lo âu khắc khoải về sự suy mònnhân tính, của đạo lí truyền thống Giữa lúc giá trị đạo đức tấn công từ nhiều phía,
ở hiền chưa chắc đã gặp lành, con người tìm đến các yếu tố kỳ ảo để tìm đến mộtgiải pháp thăng bằng tâm linh giữa xã hội đầy rẫy biến động Theo tư duy duy línhìn ma quái kì ảo kinh dị xem thế giới hoang đường kì bí đó là tính chất để soi rọi
ý nghĩa, biểu tượng Còn ở phương Đông với cái nhìn không phân biệt, ảnh hưởngbởi tư duy “thiên nhân hợp nhất”, người-ma không phân biệt thế giới âm dương.Đây mới điều mà nhà văn hiện đại xử lí, pha trộn tính chất duy lí và tư duy nguyênkhối của tinh thần phương Đông
“Cảm hứng liêu trai” là mượn cái hư ảo, dị thường, sử dụng hình tượng, biểu
tượng để Giả Bình Ao có dịp phát huy của mình vào một số truyện ngắn nhằmphản ánh hiện thực, góp phần vào sự đa dạng cách chiếm lĩnh khám phá và tái hiệncuộc sống con người Giống như thể loại truyền kỳ khác ở các giai đoạn trước
“Cảm hứng liêu trai trong một số truyện ngắn của Giả Bình Ao” được cấu tạothành những yếu tố kì quặc, dị thường, hư ảo, sử dụng hình tượng, biểu tượng củacon người đương đại, phóng đại người và hồn ma bất phân, xáo trộn trật tự thờigian… cuộc sống đi vào tác phẩm dưới dạng chi tiết qua sự tráo trộn của nhà văn,
“cảm hứng liêu trai” trong “ một số truyện ngắn của Giả Bình Ao” mang màu sắc
Trang 30thần bí, hoang đường, ảo mộng song qua đó người đọc vẫn tìm thấy và nhận ranhững vấn đề hiện thực Thực chất ông mượn cái ảo để nói đến con người và cuộcđời trong xã hội đương thời Cái ảo có thể xâm lấn thực tại làm biến dạng thực tại
để sau đó trở thành một cách tiếp cận hiện thực mới mẻ, độc đáo Muôn mặt thờiđại qua lăng kính diệu kỳ của những yếu tố hoang đường sẽ trở nên lung linh, nổinét hơn Vì thế việc chọn thể loại “cảm hứng liêu trai vào trong một số truyệnngắn” để sáng tác là phù hợp với nguyên tắc phản ánh hiện thực, góp phần vào sự
đa dạng cách chiếm lĩnh khám phá và tái hiện cuộc sống con người Trung Quốcđương đại
“Cảm hứng liêu trai” trong văn học đương đại Trung Quốc ra đời như một sự
tiếp nối của truyền thống văn hoá, văn học của đất nước sau một thời gian tạm lắngxuống từ sau Ngũ tứ (1949) đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX do điều kiện khách quancủa lịch sử Sự giao lưu văn hoá, văn học giữa Trung Quốc và thế giới từ đầu
những năm 80 của thế kỷ XX cũng như nhân tố thúc đẩy “cảm hứng liêu trai” ra
đời Cánh cửa hội nhập mở ra, nhiều tác phẩm văn học và lý luận văn học phươngtây được dịch và giới thiệu vào Trung Quốc Thế giới quan và phương pháp củacác nhà văn hiện đại phương tây bắt đầu ảnh hưởng đến văn học đương đại TrungQuốc Các nhà văn Trung Quốc chú ý học tập những thủ pháp nghệ thuật như,tượng trưng, ấn tượng, huyền ảo… để vận dụng trong sáng tác của mình: Văn họcphương tây từng ghi nhận Balzac, Kafka Maupassak, những tên tuổi lớn viết về đềtài kì ảo qua các tác phẩm như: “Miếng da lừa”, “người đi xuyên tường”, “Rượucủa quỷ sứ” Đến tới Mĩ La Tinh, giới sáng tác Trung Quốc được biết đến văn họchiện thực huyền ảo với các nhà văn lớn như Asturias, Amada, Marquez Nhìn rathế giới, các nhà văn Trung Quốc nhận ra dưới lớp vỏ bề ngoài là những chi tiếthoang đường mông lung, hiện thực được phơi bày một cách sinh động, chân thật
Từ đó, họ đã kết hợp giữa những thủ pháp của chủ nghiã hiện thực phương tây vớidân tộc, có sự cách tân sáng tạo trong lối văn của mình
“Cảm hứng liêu trai” còn ra đời và phát triển từ hiện thực đời sống, nhận thức
của con người, giống như nhu cầu của sự tồn tại, khi đời sống vật chất được nângcao, con người cần có một chỗ dựa về mặt tinh thần để tâm hồn yên ổn, cho nêntheo đà cải cách mở cửa, tư tưởng thần bí, chuyện bói toán, luyện khí công trở nênkhá phổ biến trong bộ phận nhân dân Dù biết rằng thế giới hiện thực khách quan
Trang 31không giải thích được nhưng con người vẫn muốn khám phá Từ trong tiềm thứccon người thâm nhập vào “cái đại dương bao la của thứ ánh sáng không tả được”
<POE> nó phù hợp với bản năng xa lạ của con người
Trong số những nhà văn thành công ở thể loại này, có thể khẳng định Giả Bình
Ao là một tên tuổi nổi bật nhất thành công của ông được đánh dấu trong “VòiRồng” [22;458] – chợ ma – người và ma buôn bán đổi trác hàng hoá Đồng tiềnlàm cho người và ma gần gũi nhau hơn để giở mánh khoé trong cách trao đổi vớinhau Hay “Ngòi Nhà Hĩm”[23;534] Triệu Mai đã giết Kê Bảo bằng cách chothang ngã làm cho Kê Bảo đập đầu đúng vào bậc thềm, vỡ sọ chết Khi Triệu Mai
tự vẫn chết hồn nhập vào cây Bạch Dương Trở lại với bà Hầu Thất trước khi chếtđoán biết mình chết lúc 12 giờ, giữa ngọ thì chết Bà còn biết mặt trời mọc đếnnăm ông Truớc khi chết bà nói “Cửa nhà Chúa đã mở ra đón ta rồi” [2;546].Những câu truyện này gần gũi với những câu truyện trong “Liêu trai chí dị” của BồTùng Linh
“Cảm hứng liêu trai” sẽ vẫn còn mãi và phát huy tính sáng tạo của nó qua mọi
thời đại để phản ánh xã hội con người trên đà phát triển để cho xã hội ngày mộthoàn thiện hơn
Trang 32CHƯƠNG 3:
CẢM HỨNG “LIÊU TRAI” TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA GIẢ BÌNH AO
3.1 Nhà văn đương đại Trung Quốc Giả Bình Ao và một số truyện ngắn:
3.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Giả Bình Ao :
Tác giả Giả Bình Ao sinh ngày 21 – 2 – 1953 tại thôn Đệ Hoa, huyện ĐanPhương, miền Nam tỉnh Thiểm Tây Bố là nhà giáo thôn quê, mẹ là nông dân.Trong Đại Cách Mạng văn hoá, gia đình ông tan nát, bản thân ông trở thành “ Loạicon em cần dạy bảo” Năm 1972, với một cơ may không ngờ, ông vào trường ĐạiHọc tổng hợp Tây Bắc, khoa trung văn Năm 1977, sau khi tốt nghiệp Đại Học ôngnhận công tác tại tạp chí Trường An và làm chủ biên tờ Mỹ Văn
Ông là nhà văn được coi là một bậc tài trong giới sáng tác văn học Trung Quốcđương đại Ông thuộc thế hệ thứ năm của Trung Quốc đang được đông đảo độc giảtrong nước đổ xô tìm đọc tác phẩm
Giả Bình Ao không ham quyền lực Niềm say mê là mục tiêu duy nhất của đờiông là suốt đời vì văn, vì người Ông xuất hiện sau “Đại Cách Mạng văn hóa”,truởng thành trong thời đại sóng gió, do đó những trang viết của ông nổi lên nhữngsuy tư về thời thế, dám thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, đấu tranh chống lại nhữngtàn dư xấu xa trong xã hội Là một nhà văn đương đại, nhịp sống thời đại gấp gáp,trình độ dân trí nâng cao nên đòi hỏi nhà văn phải có sự thay đổi, trong quan niệmthể loại đề tài, phương pháp sáng tác nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu phản ánh hiệnthực thời đại của Giả Bình Ao và sáng tác là lúc cánh cửa kinh tế thị trường ởTrung Quốc mở ra Sự phát triển kinh tế hàng hoá mang đến cho con người sựphồn vinh, ấm no Nhưng cũng dễ đẩy người ta rơi vào tâm lý hưởng thụ, chạy theođồng tiền rời xa đạo đức tốt đẹp của con người Người nghệ sĩ lúc này họ cần phải
có tài năng trụ vững với thời gian, có lương tri trong sáng dám vạch trần u nhọt,xấu xa đang hiện diện giữa vòng xoay của thời đại và tác phẩm của ông thật nóiđúng chổ, đúng lúc đáp ứng tâm tư của người đọc
Là một nhà văn trẻ Giả Bình Ao đã rất thành công trên văn đàn với một khốilượng tác phẩm khá đồ sộ Những tác phẩm chủ yếu của ông đã xuất bản bao gồm:Thương châu sơ lục, Phế đô, Nôn nóng, Đêm trăng, Thổ môn, Hoài niệm sói, Tôi
Trang 33là nông dân, Quỷ thành, Trước sẩy thai, làm người tự do, Thiên cẩu…Ngoài ra ôngcòn viết tản văn.
Là một nhà văn tinh thông về văn hoá truyền thống Trung Hoa Bên cạnh đó, ởtác phẩm của ông, người ta còn nhận ra sự hiểu biết và nắm vững nghệ thuật vănminh hiện đại
Năm 1988 Giả Bình Ao cho ra đời “Giả Bình Ao toàn tập” gồm 14 cuốn
Phần lớn các tác phẩm của ông đều viết về nông thôn với tư tưởng tình cảm.phong tục tập quán mang nặng hơi thở đời sống làng quê trong quá trình mở cửa.Dịch giả Lê Bầu viết “những truyện ông viết trong tập này, ông đều viết về nôngthôn Ảnh hưởng của đổi mới và “thương trường” cũng đã dội về vùng nông thônmiền núi héo lánh Song dù vậy, những truyện về nông thôn mang đậm sắc tháitruyền thống của nông thôn Trung Quốc Ông luôn chọn những góc độ độc đáo đểquan sát xã hội, nên luôn khắc họa được những nhân vật đa dạng, thô tháp, nhưngđầy đôn hậu, đầy “ngây thơ”, nhiều khi “ngây thơ” đến tức cười, nhưng lại rất đángyêu, qua những phong tục tập quán đã thành xương thịt của họ…” [3;6] Tác phẩm
“Quỷ Thành” nhà văn Giả Bình Ao, nhà xuất bản phụ nữ 2003
Với một sự nghiệp sáng tác phong phú và đồ sộ, có giá trị như vậy, Giả Bình
Ao đã đạt nhiều giải thưởng Đó là giải ưu tứ quốc gia, giải ngựa bay của Mỹ, Giảivăn học Femina của Pháp
3.1.2 Đôi nét về truyện ngắn hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam:
Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại củaTruyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sửthi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn Bởi Truyện ngắn được viết ra để đọcliền một mạch Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phânbiệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác (các loại truyện kể dân gian cũng
có độ dài tương đương với truyện ngắn) Hình hài của truyện ngắn hiện đại như tathấy hiện nay là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắtcuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộntrong lịch sử văn học Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trongtoàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắchọa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đờisống tâm hồn của con người Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự
Trang 34kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vậtcủa truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Có nghĩa truyện ngắn thườngkhông nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trongtương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho mộttrạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốttruyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế,chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tìnhngười Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến màthường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trầnthuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyệnngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý,tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Trước khi đi vào tìm hiểu những
“bí ẩn” của truyện ngắn, ta hãy nói vài nét về nguồn gốc và lịch sử phát triển củathể loại văn học độc đáo này
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, trước đây người ta vẫn coi truyện ngắn thuộc thểloại tiểu thuyết, được gọi là “tiểu thuyết đoản thiên” để phân biệt với loại tiểuthuyết chương hồi dài tập hay “tiểu thuyết trường thiên”
Ở Việt Nam, truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên văn đàn là “Sống chết mặcbay!” của Phạm Duy Tốn (1881-1924), là nhà văn xã hội tiên phong của nền vănhọc mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20 Sau truyện ngắn này, Phạm Duy Tốn khôngviết truyện ngắn nữa nhưng trên văn đàn văn học VN hiện đại đã xuất hiện nhiềunhà văn có tài và “có duyên” với thể loại văn học mới mẻ này như: Vũ TrọngPhụng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, v.v…
Truyện ngắn là một thể loại văn học Nó thường là các câu chuyện kể bằng vănxuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích, hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểuthuyết Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang,trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại con số đó Vì thế tình huống truyện luôn làvấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn Truyện ngắn thường chỉ tậptrung vào một tình huống, một chủ đề nhất định Do đó truyện ngắn hết sức hạn chế
về nhân vật Thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài Đôikhi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống Phong cách truyện ngắn là
Trang 35thuộc về tình tiết truyện ngắn dự định diễn ra, truyện ngắn thông qua sự tập kháchẳn với tiểu thuyết thông qua các triển khai.
Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp Cáinút đó ngày càng thắt lại đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra khiến người đọc hả hê,hết băn khoăn
Do nhu cầu phản ánh cuộc sống nên truyện ngắn đương đại khác truyện ngắntruyền thống, giọng đa âm, đa giọng, thời gian đa tuyến, không gian mở rộng lớnkết thúc truyện thường không có hậu để người đọc tự suy ngẫm truyện ngắn hiệnđại được viết với giọng ngắn, sinh động, đầy cảm xúc vì họ đã viết những vấn đềthực đang bức bối trong xã hội ngày nay, văn viết giống văn nói, gần gũi với cuộcsống đời thường, nó phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ… Truyện ngắn trongthời kỳ mới chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn quá độ, giai đoạn đột phá, giai đoạnđiều chỉnh từng bước phát triển sáng tạo mới
-Về đề tài: Truyện ngắn hướng tới lĩnh vực rộng lớn của cuộc sống, hướng đến
sự “phóng đại” của cuộc sống
- Về mặt biểu hiện: Truyện ngắn hướng đến sự phát triển ngày càng tăng của tính
đa dạng hay các truyện có sự vay mượn tấm gương kỷ xảo “ tiểu thuyết mới sángtạo của văn học phương tây hay đó chỉ là sự học tập thủ pháp miêu tả của tiểuthuyết phong tục nhân tình” Giai đoạn này xuất hiện nhiều truyện ngắn mà hìnhthức biểu hiện của nó là thể loại tản văn
Truyện ngắn thời kỳ mới đạt được nhiều thành tựu nổi bật
+ Truyện ngắn phản ánh một cách kịp thời hiện thực đời sống đang phát triểnnhanh chóng về mọi mặt, phản ánh một số mảng cuộc sống có ý nghĩa của nhữngnăm tháng quá khứ
+ Truyện ngắn phản ánh hiện thực đời sống thời kỳ mới những tác phẩm có nộidung mâu thuẫn và xung đột chiếm vị trí chủ lưu nó phản ánh những biến đổi tolớn của nông thôn hiện đại
Nếu nói thành công về truyện ngắn Trung Quốc hiện nay ở nước ta được nhiềuđọc giả Việt Nam tìm đọc có thể kể đến: truyện ngắn Mạc Ngôn, truyện ngắn GỉaBình Ao, truyện ngắn Cao Hành Kiện, truyện ngắn Vệ Tuệ, truyện ngắn DưHoa…Và các tuyển tập truyện ngắn hay từ năm 2000- 2011 như: Vương Mông,Tào Đình…
Trang 36Tóm lại, Truyện ngắn là một kết quả của một quá trình sáng tạo trong nền vănhọc Nó là quá trình của sự tư duy của con người trải qua bao thăng trầm của lịch
sử truyện ngắn ngày càng khẳng định vai trò của mình trên văn đàn hiện nay
3.1.3 Tóm tắt một số truyện ngắn tiêu biểu của Giả Bình Ao:
Giả Bình Ao đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn Thế giới nhân vật trongtruyện ngắn của ông rất đa dạng và phong phú mà ở đó mỗi con nguời là một sốphận khác nhau Ở “ Ngòi Nhà Hĩm” ta bắt gặp hình ảnh một con người sống âmthầm, lặng lẽ cô đơn với nỗi chua xót trong tuổi già Ông Lão Quán hay ngườitrong làng tôn là “Lão làng” Ông sống quá lâu chứng kiến người trong làng cứtừng tốp từng tốp mà đi Đến nỗi ông chẳng thèm nghĩ sống hay chết nữa Ôngchẳng biết mình còn sống hay đã chết và nói chuyện với người sống hay ngườichết Sống trong tuổi cao cho nên ông đã thấy không biết bao nhiêu cảnh huyềnhoặc, lạ lùng như: hồn ma, quỷ, người, thiên chúa… và nhiều người ở “Ngòi NhàHĩm” từng người nằm xuống
Ở Điền Vương Trang có bức tranh Thánh Mẫu làm cho bao nhiêu người đànông tưởng tượng xa xôi Hay Bà Hầu Thất nói hành động lạ lùng trước khi mìnhmất nào là bà mặc bộ đồ thọ y, mặt trời sẽ mọc năm ông rồi mẹ sẽ đi vào giữangọ…Hay cái chết của nhà văn Thạch Phu và sự hiện hồn về của nhà văn vào ngàythanh minh đang ngồi trong vòng hoa đào núi đọc cuốn “ Quê Hương Tôi” Ở xómHậu nhà nọ có ba anh em, khi ba mất ba anh em tách ra ở riêng Người anh cảnghiêm túc, người anh hai ngớ ngẩn, cậu em thứ ba có phong độ và thích buôn bán
Về sau lấy vợ ở Nam Dương được một thời gian thì bị dao chém đứt ngang lưng dolấy vợ bé cuả tên trùm thổ phỉ Sau đứa con của cậu ba giờ làm quan, rất mực locho dân, phát triển vùng đất tổ tiên của mình Ông thuê Tây Bối lên phụ việc nhà
và ở đến khi ông chết cô không lên thành phố nữa Lão Quán chứng kiến cái chết
đi sống lại của Ngưu Thập Nhất còn gọi là “Ngưu Cân” bởi người “Ngòi Nhà Hĩm”
có một quy cũ, phàm muốn gọi ai thì gọi chức vụ của người ấy Ngưu Cân sống lại
là do đút lót quỷ dưới âm ty để mà cho sống lại vì khi thấy mọi người và ngườithân trong gia đình quá đau xót khi mình chết và thật cảm động khi bài điếu mà họviết cho mình Thế nhưng, đâu phải vậy khi sống lại Ngưu Cân nhận ra một điềuchua xót là mình chết còn tốt hơn Sau nhiều lần tự sát giả đến lần cuối cùng thìNgưu Cân đã chết thật sự bởi vợ không cứu vì tưởng rằng giả vờ như mọi khi Nói
Trang 37về nhà họ Trương- Trương Sinh Lâm sau khi lớn lên lấy cô gái nhà họ Lục ở phongHoả Đài, sinh được đứa con gái Thế nhưng không bằng lòng với cuộc sống hiệntại anh ta bỏ đi làm ăn và khi về nhà thì li dị vợ, lấy Tây Bối làm vợ sau Cũng nhưngười vợ trước sau khi sinh con thì chồng hờ hững và tìm đến những thú vui mới,
vợ anh công nhân, cô hộ lý…Bởi lẽ, họ biết cách ăn diện và biết nhảy không quêmùa cục mịch như vợ nhà Về sau cũng về với Tây Bối và chết ở quê nhà Ông lãoQuán cũng thấy người thân mình ra đi từng người từng người một, ông bị tuyệt tự.Người em trai sinh được đứa con trai, con trai cũng sinh được một cháu, thằngcháu chỉ sinh được một chắt, đúng truyền ba đời Nhưng đến người này lại chếtyểu Thực ra người cháu này cũng sinh được ba đứa con, nhưng vừa khóc đượcmột tiếng khi chào đời rồi chết Do trên mái nhà có tổ bọ cạp con mẹ sinh con bọcạp con ra bằng lưng và sau đó con bọ cạp con quay lại ăn xác mẹ nó Điều đó cóthể ảnh hưởng đến việc sinh con của cháu mình và ông mua gà về tiêu diệt tổ bọcạp tinh đó Những đứa con sau ra đời an toàn và không bị chết như những đứatrước, một trong những đứa con đó đặt tên là Kê Bảo Kê Bảo ngốc nghếch đầnđộn, sau khi lớn lên được gia đình họ Triệu gả đứa con gái Triệu Mai cho Do đầnđộn nên Triệu Mai nhiều lần khóc dở và những lúc như thế Triệu Mai nhớ về ĐiềuĐại Kinh Kê Bảo chết do Triệu Mai giết sau một lần xích mích với cô vợ Kê Bảochết Triệu Mai định đến với Điền Đại Kinh nhưng biết rằng anh sắp có vợ và vìquá buồn mặt khác không thể quên tội mình giết chồng nên tự sát Hồn Triệu Mailên huyện tìm vợ chồng Điền Đại Kinh ngày đêm phá rối, để rồi lại bị giết lần hai.Lão Quán còn chứng kiến cảnh đau lòng, cha con tình thâm hy sinh cho con mộtdịch hoàn để con của mình có thể có con Đó là gia đình Trương Trị Ngũ, sau khi
từ bệnh viện tỉnh về ông đi bón phân cho lúa ra bờ sông son phấn tắm bị nhiễmtrùng qua đời Trước khi chết biết mình có cháu nên môi vẫn mỉm cười
Cuộc đời của Lão Quán là như thế đấy ông đã sống và chứng kiến rất nhiềucảnh thương tâm, chuỵên nào ông cũng biết và cũng trải qua Nhưng để chứng kiếnngẫm về cuộc đời để rồi buồn và xót xa cho mình
Khác với các nhân vật trong “Ngòi Nhà Hĩm”, ở truyện “Người Đào Sâm”nhân vật người đào sâm keo kiệt bủn xỉn và hay lo xa Trong một lần đi tìm câythuốc người đào được sâm và bán lại với giá rất cao, từ đó gia đình anh trở nêngiàu có nhất trong làng Nhưng nghịch nỗi tính tình bủn xỉn cho nên khi giàu vẫn
Trang 38ăn mặc nghèo khó hay than ngắn thở dài Mùa hè năm ấy, anh ta lại đào được sâm
và đem bán nhưng lo sợ mất đồ trong nhà cho nên trước khi đi lắp một cái gươngsoi ngoài cổng lớn Dặn vợ coi kỹ mọi thứ trong nhà đến một thanh củi cũng phải
để ý Anh ta sợ vợ quên nên dặn vợ lặp lại sau đó anh ta đi Người vợ quả nhiênkhông ra khỏi nhà đến tối thì đi ngủ nhưng cũng sợ mất cái gương, sáng dậy việcđầu tiên là ra xem cái gương có còn không Gương vẫn còn nhưng trong cái gương
đó có hình tên trộm lấy sâm nhưng bị chồng lấy cối xay chiếu vào đầu tránh được
và chạy mất
Mấy hôm khác, tên trộm bịt mặt có nghề khác đánh anh chồng ngã xuống đất.Sau đó vào nhà lục lọi lấy được quần áo, vàng, thịt xâu muối khô Khi hắn sắp quakhỏi tường bị người chồng bắt và cắt tai hắn làm tin Cứ như vậy trong nhiều ngàyngười vợ yên tâm bỏ nhà đi đốn củi, xuống sông vo gạo Một hôm nhìn vào gươngchị thấy một tên cầm rượu vào nhà mời chồng uống rượu Lúc đầu anh chồng cònnghi ngờ nhưng về sau uống và say ngà ngà thấy trong nhà có tiếng khác lạ nhìnvào nhà có người lấy đồ nhà anh cùng sâm bước ra cổng Lúc ấy, anh chợt hiểu bọnchúng là đồng bọn của tên mời rượu mình, anh vội vàng rượt theo nhưng bị đâmvào bụng mà lòi ruột Anh vội vàng dùng chén đựng ruột và rượt theo nhưng tớicổng thì sập xuống đất, hình trong gương biến mất Ba ngày sau dưới núi báo tin cóngười bán sâm chết trên giường nhà trọ, tiền còn nhưng chết chẳng hiểu nguyên do.Đọc “Thợ săn” ta không khỏi ngạc nhiên về cái chết của một con sói và khâmphục khả năng bắt sói của người thợ săn
Ở vùng núi Thái Bạch từ chân núi trèo lên thì càng lên cây cối càng rậm, càngcao Tới lưng núi rồi trèo lên cây cối càng thưa, càng thấp Đỉnh núi cây cối lưathưa thấp tè nơi mà sói sinh đàn đẻ đống và cũng là nơi ở một hộ thợ săn
Người thợ săn này biết rõ về sói và ông rất giỏi khi bắt sói Ông không dùngsúng bắt sói mặc dù hễ lấy viên đạn chà đến sáng loáng duới gót giày nạp ra là sóigục Ông dùng côn bằng sắt để bắt sống và lột lấy da của sói Từ từ sói trong rừngthưa dần do bị giết và điều đó làm cho thợ săn hết sức buồn chán
Một hôm, người thợ săn đang thơ thẩn trong rừng ngẩng đầu thì gặp một consói đang nằm Thấy anh ta nó chuồn ngay, người thợ săn lập tức chồm tới, sói hếtđường chạy, hai bên giao đấu sói bị thương nhưng vẫn còn dữ làm rớt côn trên tayngười thợ săn Người và sói vật lộn trên đất rơi xuống vực Khi rơi xuống người