Người viết chọn tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng bởi Nguyễn Quang Sáng không chỉ nổi tiếng là nhà văn xuất sắc của miền đất Nam Bộ mà nghệ thuật sử dụng từ trong các tác phẩm của ông cũng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THẢO LY
TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Trang 2TRONG TIẾNG VIỆT
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
1.1.1 Các quan niệm về từ tiếng Việt
1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
1.1.3 Các loại từ tiếng Việt
1.1.3.1 Trong Giáo trình tiếng Việt của Bùi Tất Tươm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh
1.1.3.2 Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Hữu Quỳnh
1.2 TỪ XƯNG HÔ
1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô
1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.2.1 Các đại từ nhân xưng
1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong quan hệ gia đình
1.2.2.2.1 Xưng hô theo quan hệ giữa ông, bà và cháu 1.2.2.2.2 Xưng hô theo quan hệ giữa cha, mẹ và con cái 1.2.2.2.3 Xưng hô theo quan hệ giữa vợ, chồng
1.2.2.2.4 Xưng hô theo quan hệ giữa anh, chị, em 1.2.2.2.5 Xưng hô theo quan hệ bà con, họ hàng
1.2.2.3 Từ xưng hô dùng trong quan hệ tình yêu
1.2.2.3.1 Xưng hô khi mới quen 1.2.2.3.2 Xưng hô khi tỏ tình
Trang 31.2.2.3.3 Xưng hô khi đang yêu 1.2.2.3.4 Xưng hô khi không còn tình yêu
1.2.2.4 Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội
1.2.2.4.1 Xưng hô theo giai cấp trong xã hội 1.2.2.4.2 Xưng hô theo chức danh, vai vế, thứ bậc 1.2.2.4.3 Xưng hô theo quan hệ với bà con hàng xóm
1.2.2.4.4 Xưng hô theo quan hệ đồng đội
1.2.3 Tác dụng của việc sử dụng từ xưng hô
1.2.4 Một số đặc điểm chung trong cách xưng hô của người Nam Bộ
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
2.1.1 Tác giả
2.1.2 Sự nghiệp văn chương
2.2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
2.2.1 Từ xưng hô dùng trong quan hệ gia đình
2.2.2 Từ xưng hô dùng trong quan hệ tình yêu
2.2.3 Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội
2.2.4 Tác dụng của việc sử dụng từ xưng hô trong tác phẩm
2.2.5 Một số đặc điểm chung của cách xưng hô của người Nam Bộ thể hiện trong tác phẩm
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
3.1 SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ THỂ HIỆN THÁI ĐỘ, NHÂN CÁCH CỦA NHÂN VẬT
3.1.1 Sử dụng từ xưng hô thể hiện thái độ của nhân vật
3.1.2 Sử dụng từ xưng hô thể hiện nhân cách của nhân vật
Trang 43.2 SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ THỂ HIỆN VĂN HÓA GIAO TIẾP, VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NHÂN VẬT
3.2.1 Sử dụng từ xưng hô thể hiện văn hóa giao tiếp
3.2.2 Sử dụng từ xưng hô thể hiện văn hóa ứng xử
3.2.3 Sử dụng từ xưng hô thể hiện văn hóa tiếp nhận
KẾT LUẬN BẢNG PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
DANH MỤC TÁC PHẨM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong truyền thống gia đình Việt Nam, cách xưng hô là một trong những nét văn hóa tiêu biểu Trong một gia đình các thế hệ chung sống với nhau với nhiều mối quan hệ như: ông bà - cha mẹ, ông bà - cháu, cha mẹ - con cái, anh, chị, em… Từng cách xưng hô tương ứng, đúng mực sẽ tạo nên một nét văn hóa, lối cư xử thể hiện tính trật tự, tạo nên sự bền vững, hòa thuận trong gia đình
Không chỉ trong gia đình mà thực tế giao tiếp hàng ngày trong xã hội, qua cách xưng
hô của mọi người với nhau cũng cho ta biết về mối quan hệ thể hiện thứ bậc, văn hóa, tình cảm, thái độ của mỗi người Và tùy theo mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi thời điểm khác nhau mà có những cách xưng hô khác nhau sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi nơi
Thêm vào đó, qua cách xưng hô của người Việt, qua cách dùng đại từ nhân xưng ta thấy được sự phong phú, đa dạng, độc đáo của từ xưng hô trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, so với các lớp từ vựng khác, lớp từ vựng của ngôn ngữ tuy có số lượng không nhiều nhưng lại có giá trị sử dụng rất lớn và được dùng thường xuyên trong giao tiếp Có thể thấy một trong những yếu tố tạo nên tính phong phú của ngôn từ tiếng Việt là đại từ nhân xưng Nhưng cũng chính vì sự đa dạng, phong phú ấy nên người sử dụng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn khi chọn đại từ nhân xưng xưng hô cho phù hợp
Từ việc muốn tìm hiểu rõ hơn về sự phong phú trong đại từ nhân xưng, từ xưng hô trong tiếng Việt, hiểu rõ thêm về chức năng của đại từ nhân xưng và muốn hiểu thêm
về sự đa dạng, độc đáo trong cách xưng hô của người Việt nên người viết đã chọn đề tài luận văn: “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng”
Người viết chọn tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng bởi Nguyễn Quang Sáng không chỉ nổi tiếng là nhà văn xuất sắc của miền đất Nam Bộ mà nghệ thuật sử dụng từ trong các tác phẩm của ông cũng rất sinh động, linh hoạt, mới lạ và phong phú, nhất là cách dùng từ xưng hô Các tác phẩm của ông không chỉ được viết với bút pháp gần gũi với lời ăn, tiếng nói của đời sống nhân dân, lời văn mộc mạc, giản dị mà còn rất giàu kịch tính, cốt truyện có nhiều tình tiết bất ngờ, độc đáo Đọc tác phẩm của ông, ta như hiểu
Trang 6thêm về vùng đất, con người Nam Bộ, về cách nói năng, ứng xử của người dân miền Nam
Chính vì những điều này và thêm sự yêu thích của bản thân đối với tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng mà người viết đã chọn một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
để làm đối tượng khảo sát từ xưng hô trong đề tài luận văn
Trong Ngữ pháp tiếng Việt tập 1, Diệp Quang Ban có nhận xét: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp” [3;tr.111]
Đỗ Thị Kim Liên với Ngữ pháp tiếng Việt đã nhận định đại từ xưng hô dùng để thay thế và “chỉ trỏ người khi giao tiếp” [18;tr.58] Tác giả còn chỉ ra bên cạnh đại từ xưng
hô thì các danh từ thân tộc như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, cô, chú, bác… cũng còn được dùng để xưng hô và những cặp từ như anh/em, cha/mẹ, ông/bà, cô/bác, chú/thím, ông/cháu, bà/cháu ngoài việc được sử dụng trong phạm vi gia đình, thân tộc thì còn
được dùng xưng hô ngoài xã hội
Nguyễn Hữu Quỳnh có nhận định trong Ngữ pháp tiếng Việt: “Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời”
[25;tr.151] Tác giả đã đặt các danh từ thân tộc vào nhóm các đại từ xưng hô lâm thời
Bài viết của Bùi Thùy Linh: “Ý nghĩa của sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng (khảo sát gia đình người Việt) có đề cập: “Trong giao tiếp, việc người nói tự đưa mình vào diễn ngôn bằng các từ xưng hô không chỉ thể hiện vai giao tiếp mà còn có tác dụng xác lập khung quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp Các mức độ thân cận, các mối quan hệ thân sơ cũng từ đó mà hình thành, chi phối mạnh đến khả năng tiến triển hội thoại Kết quả của việc thay đổi cách xưng hô là một khung quan hệ mới được thiết lập, đồng thời kéo theo cả sự thay đổi trong cách gọi các đối tượng thứ ba
có quan hệ với cả hai bên tham gia giao tiếp” [20;tr.115]
Bài viết Khảo sát các từ xưng hô thân tộc “thím, mợ, dượng” của Trương Thị Diễm
có nhận định: “Cách sử dụng từ xưng hô luôn luôn thay đổi của xã hội Hệ thống ngôn
Trang 7ngữ nói chung và hệ thống từ xưng hô nói riêng luôn là hệ thống động và mở Sự thay đổi về lượng của các yếu tố trong hệ thống xưng hô tất yếu kéo theo sự thay đổi về chất - cấu trúc của hệ thống” [8;tr.33]
Đặng Quang Hàm với bài viết Giao tiếp ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp xã hội nhận định: “Khi bàn về giao tiếp ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi là hình thức giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội loài người” [13;tr.41] Và ông kết luận:
“…giao tiếp là hành vi xã hội của con người Con người luôn ở vị thế quan hệ giao tiếp đa dạng với nhiều lớp người, loại người khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn… Vì thế mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai xã hội để phản ảnh quan hệ ứng xử của cá nhân đó” [13;tr.44]
Tạ Văn Thông với bài viết Hệ thống từ ngữ xưng gọi trong tiếng Hrê (so sánh với tiếng Việt) đã chỉ ra: “…Khi giao tiếp các nhân vật nói và nghe được những gì, nói và nghe như thế nào, có phần chịu ảnh hưởng từ vị thế xã hội của họ Trong giao tiếp bằng lời, mối quan hệ này được xác lập và thể hiện ra thành vai giao tiếp, trước hết là nhờ hệ thống xưng gọi” Và ông cho rằng: ““Xưng gọi” hiểu theo ý nghĩa phổ thông,
là cách tự xưng đối với mình và gọi người khác, để biểu thị tính chất của các mối quan
hệ với nhau trong giao tiếp” [38;tr.22]
“Đối với người Việt, tuổi càng cao thì những nghi thức xã giao càng được xem trọng Xu hướng chung của người Việt là ưa sử dụng những nghi thức xã giao sao cho vừa thân mật, gần gũi mà vẫn giữ được thái độ trang trọng, lịch sự Lời chào cao hơn mâm cỗ - đó là ý thức văn hóa - giao tiếp của người Việt Việc sử dụng từ xưng hô cũng không thể vượt ra khỏi ý thức văn hóa này” là nhận định của Phạm Ngọc Thưởng trong bài viết Cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Nùng (xét trong mối liên hệ với tiếng Việt) [39;tr.47]
Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
có nhận định: “Cách xưng hô có chú ý tới những quan hệ xã hội, tình cảm rất tế nhị, chứ không phải chỉ phân biệt các “ngôi” thứ nhất, thứ hai, thứ ba và các “số” nhiều, ít” [52;tr.110]
Trong Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), Đinh Văn Đức cho rằng các đại từ chỉ định như: “đây, đấy, đó, kia, kìa, vậy, thế… nhiều khi cũng được dùng để chỉ người”
[12;tr.204]
Trang 8Lê Biên với Từ loại tiếng Việt hiện đại đã có những nghiên cứu khá sâu về đại từ
xưng hô Ông còn chia từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau, gồm những từ xưng hô dùng trong gia tộc và những từ xưng hô dùng ngoài
xã hội Và ông còn nhận định rằng: “Xưng hô trong giao tiếp là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều nhân tố” [4;tr.123]
Theo Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học - tập 2: Ngữ dụng học thì :
“Bằng cách lựa chọn từ để tự xưng và để “hô” người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình” [5;tr.78] Ông còn chỉ ra: “Vì phải thể hiện quan hệ liên cá nhân cho nên các ngôn ngữ mới có nhiều
từ xưng hô và việc dùng từ xưng hô trở nên rắc rối” [5;tr.78]
Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa với Phong cách học tiếng Việt khẳng định: “tiếng Việt còn dùng lối trống không, dùng tên riêng và những từ trống (người
ta, đây, đấy, đằng ấy…) để xưng và hô nữa Vì vậy, chỉ có thể miêu tả bằng tình huống giao tiếp thì mới có thể đầy đủ” [16;tr.172]
Cù Đình Tú nhận xét trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt rằng ngoài các đại từ nhân xưng và các từ chỉ quan hệ họ hàng, thân thuộc thì còn “lấy cả tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị) để dùng làm từ xưng hô, thậm chí còn dùng cách nói trống không (từ xưng hô zêrô) để xưng hô” Và ông còn cho rằng: “Trong tiếng Việt, từ xưng hô, cách xưng hô, mô hình xưng hô là phương tiện biểu cảm, là phương tiện phong cách” [44;tr.168]
Trong bài viết Các biểu hiện lịch sự chuẩn mực trong xưng hô, Vũ Tiến Dũng cho rằng: “Xưng hô là một họat động diễn ra liên tục, thường xuyên trong khi trò chuyện
và là lời của người nói lẫn người nghe Hành động xưng hô chỉ xảy ra trong cuộc thoại và một người có thể (hoặc thường) thực hiện cả hai hành động: xưng (tự qui chiếu đến mình) và hô (qui chiếu đến người đối thoại) Ngôi thứ ba không phải là nhân vật hội thoại do đó nhân vật này không tham dự vào họat động xưng hô Như vậy, chức năng của xưng hô là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc thoại” [9;tr.329]
Bài viết Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nam Cao của Nguyễn Thị Hương
khảo sát từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nam Cao, đồng thời có nhận xét về từ
xưng hô trong tiếng Việt: “Cách xưng hô của người Việt rất phong phú và linh hoạt
Trang 9Ngoài các đại từ xưng hô, tiếng Việt còn có một số lượng khá lớn các danh từ và một
số ít các loại từ khác nhau để sử dụng làm từ xưng hô” [15;tr.532]
Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt - văn Việt - người Việt có bài viết Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt Ông đề cập đến một số vấn đề về cách xưng
hô của người Việt trong xã hội hiện nay và đề cập đến một số vấn đề xung quanh đại
từ xưng hô Ông cho rằng: “Tất cả các từ thường dùng để xưng hô trong điều kiện giao tiếp bình thường đều là những danh từ, trước hết là những thuật ngữ chỉ quan hệ thân tộc (trừ: dâu, rể, vợ, chồng, ông nhạc, bà nhạc…) rồi đến những thuật ngữ chỉ chức vụ hay cương vị có ít nhiều màu sắc tôn vinh như: thầy giáo, giáo sư, chủ tịch, bác sĩ, sếp, thủ trưởng, sư ông, sư cụ rồi đến các cấp bậc quân đội - nếu không kể một vài trường hợp dùng danh từ chỉ người nhà như vú” [14;tr.297-tr.298]
Trong Để tiếng Việt ngày càng trong sáng, Phan Hồng Liên có đưa ra nhận xét: “ Người Việt không chỉ sử dụng một nhóm từ xưng hô là danh từ thân tộc mà sử dụng tất
cả các nhóm từ xưng hô nhưng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, tạo ra cho hệ thống từ xưng hô Việt Nam một diện mạo hết sức phong phú, mới mẻ” [19;tr.46] Nguyễn Ngọc Ẩn có bài viết Xác định từ xưng gọi với người dạy học nhận định rằng: “…Người Việt Nam thường mượn các từ chỉ quan hệ gia đình, nghề nghiệp chức
vụ, học hàm, học vị để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong mọi môi trường hoạt động của con người Trong tâm lý của người Việt Nam, mọi người dân sống trên đất nước Việt Nam đều có quan hệ gần gũi, thân thích, xem như “người một nhà” Cho nên trong giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp thường “nhắm nhắm” xem người nói chuyện với mình khoảng bao nhiêu tuổi để chọn từ mà xưng hô “cho phải đạo” - ai lớn tuổi hơn mình một tí thì gọi bằng
“anh”, bằng “chị”, ai lớn hơn nữa thì gọi bằng “chú” bằng “bác”,…và xưng mình là
“em”, là “con”, là “cháu”…” [2;tr.17-tr.18]
Ta thấy rằng từ xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú Ở từng vùng, miền khác nhau sẽ có từng cách xưng hô tương ứng khác nhau.Và từ xưng hô ở Nam Bộ cũng có những nét đa dạng, phong phú nhưng bên cạnh đó thì nó cũng mang những khác biệt, mới lạ, độc đáo của riêng vùng đất miền Nam Đã có rất nhiều nguồn tài liệu nhắc đến vấn đề này
Bài viết của Mai Văn Thắng về Một vài kỉ niệm về tiếng Nam Bộ” có nhắc đến cách
nói năng rất riêng của người Nam Bộ Ông còn so sánh giữa tiếng Nam Bộ và tiếng
Trang 10Bắc Bộ: “…tiếng Nam Bộ có nét khác tiếng Bắc cả ở cách kết hợp các từ để tạo ra một câu nói Nói cách khác, rõ ràng có những khác biệt giữa cách nói của tiếng Nam
Bộ và tiếng toàn dân Thêm nữa là thói quen lướt âm, bớt âm, nhấn âm và cách xưng
hô có nhiều nét riêng trong khi nói” [36;tr.44]
Trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, Huỳnh Công Tín với bài viết Điểm khác biệt giữa hai phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ đã so sánh giữa hai phương ngữ và đưa ra nhận xét: “Sự khác biệt giữa hai phương ngữ còn được nhận biết trên cơ sở khác biệt của hai nhóm từ chỉ quan hệ họ hàng, thân tộc, đồng thời cũng là từ xưng gọi” [48;tr.136] Ông nhận xét: “Trong gia đình Nam Bộ có thói quen dùng thứ để xưng gọi: “Hai, ba, bốn, năm, sáu, út…” từ xưng hô họ hàng như: “cậu, mợ; dì, dượng; chú, thím…” được dùng trong gia đình và cả trong làng xóm; cách gọi ngôi thứ có tính chất lược âm: “Ổng, bả, chỉ, ảnh…” [48;tr.136-tr.137]
Trần Thị Ngọc Lang với Phương ngữ Nam Bộ nhận xét rằng: “Các từ xưng hô tiếng Việt rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, trong cái đa dạng của cách xưng hô hàng ngày, chúng ta vẫn thấy mức độ thống nhất giữa các phương ngữ của tiếng Việt khá cao Những khác biệt nhỏ trong cách xưng hô làm nên các sắc thái riêng của các phương ngữ” [17;tr.87]
Trong bài viết Mô hình “anh ấy - ảnh” trong phương ngữ Nam Bộ Cái Văn Thái có nhận xét: “… khi sử dụng dưới dạng tắt theo mô hình “anh ấy - ảnh” trong phương ngữ Nam Bộ, nhìn chung nó biểu thị một sắc thái duy nhất, đó là: sự thân thiện, gần gũi” và tác giả đưa ra kết luận “… Hiện tượng ngôn ngữ này là một trong những biểu hiện độc đáo, không thấy xuất hiện ở nơi khác, chắc chắn có liên quan đến tính chất văn hóa, tính cách con người của một vùng đất” [35;tr.48]
Qua những ý kiến, nhận xét, đánh giá trên, ta thấy được sự đa dạng, phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp của từ xưng hô trong tiếng Việt và cách xưng
hô ở miền Nam
Còn khi nói về nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật ngôn từ trong tác phẩm của ông và có rất nhiều tác giả cùng nhiều bài viết viết về nhà văn Nam Bộ này
Trần Mạnh Thường với Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX đã có nói đến: “ Nguyễn Quang Sáng trở thành nhà văn bởi sự đam mê câu chuyện cô Tư và cũng vì
Trang 11muốn phục vụ cách mạng kháng chiến bằng ngòi bút Đời văn của ông khá phong phú
về truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết, còn có kịch bản phim [42;tr.690] Trong Văn học 1975 - 1985: Tác phẩm và dư luận, các tác giả đã có đề cập đến nhận xét của Nguyễn Văn Bổng về Nguyễn Quang Sáng: “Nguyễn Quang Sáng là một cây bút có tài viết về truyện ngắn” [43;tr.274]
Trong Nhà văn về làng của Nguyễn Quang Sáng có nhận xét của Nguyễn Thái Sơn
về sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng: “Viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Quang Sáng có những chi tiết sống mà chỉ
có những nhà văn trong cuộc mới phát hiện ra: đi tắm sông không được để nước rợn sóng, chú gà trống ngứa cổ mà không được phép gáy Chi tiết “độc” điển hình được thể hiện trong phim “Cánh đồng hoang”: mỗi lần máy bay địch nhào xuống bắn, bao
ni lông trong có đứa trẻ lại được nhấn chìm xuống nước để tránh đạn Về nghệ thuật
sử dụng chi tiết, có lẽ phải nói tới cảnh hết của phim “Cánh đồng hoang”: người mẹ trẻ Việt Nam ôm đứa con nhỏ, không nhìn chiếc máy bay đang bốc cháy, cũng không nhìn xác tên phi công Mĩ vừa giết chồng mình, mà nhìn chằm chằm vào tấm ảnh rơi từ túi ngực xác tên phi công Mĩ, chụp vợ và đứa con nhỏ của hắn, rồi hướng cái nhìn về phía chân trời” [ 26;tr.235]
Trong Phê bình bình luận văn học Anh Đức - Nguyễn Quang Sáng - Nguyên Ngọc - Đoàn Giỏi đã có ba viết của các tác giả về Nguyễn Quang Sáng
Bài viết của Trần Hữu Tá giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng và ông có nhận
xét: “Nguyễn Quang Sáng có phong cách viết truyện độc đáo Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, giàu chi tiết sống động và kì diệu nhưng hợp lí, tính kịch rất nỗi nhưng cũng đậm đà chất trữ tình” [51;tr.114]
Vân Thanh có bài viết về Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng và nhận xét truyện Nguyễn Quang Sáng luôn chứa đựng những yếu tố “kì diệu” và “Nguyễn Sáng là người viết có ý thức khai thác đề tài và khơi nguồn cảm hứng của mình trong những điều kì diệu đó của cuộc sống” [51;tr.118] Vân Thanh còn nhận định: “Truyện Nguyễn Sáng giàu chi tiết sống Nhưng chi tiết đối với anh không phải là một thứ trang sức để phô bày Chi tiết được anh dùng trước hết là để khắc họa nhân vật” [51;tr.120] và
“Nguyễn Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên, tự nhiên, có thể xảy
ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sự, đẩy các tình huống phát triển” [51;tr.124] Cuối bài viết, cũng như Trần Hữu Tá, Vân Thanh nhận xét: “Truyện ngắn của Nguyễn
Trang 12Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình” [51;tr.124]
Bài viết Đất nước và con người miền Nam trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Nghiệp
có nói: “toàn truyện là một bài thơ, trong đó chất hùng ca quyện chặt với chất trữ tình làm một, cái trữ tình riêng của tác giả lẫn kín trong không khí tình cảm khách quan của câu chuyện Có thể nói “Chiếc lược ngà” là một tác phẩm trong bản lĩnh riêng của Nguyễn Sáng được bộc lộ rõ trên khá nhiều mặt đặc sắc Lối kể chuyện tưởng chừng như rất thoải mái, tùy hứng nhưng thực ra đã thông qua bàn tay rất chủ động của tác giả Nguyễn Sáng đã tập trung ánh sáng miêu tả vào những chỗ thật đáng tập trung làm nổi lên được tính cách của nhân vật” [51;tr.133]
Trong Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Phùng Quí Nhâm với bài viết Điều thấy thêm ở truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng có nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng không đi tìm cái đẹp, mà hòa nhập và phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống và con người Nam Bộ, từ đó ca ngợi sức mạnh tinh thần của con người trong chiến tranh, đề cao đạo lý làm người trong cuộc sống” [23;tr.205] Tác giả còn nhận thấy: “Sự thu hút truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng còn thấy ở cách kiến tạo cốt truyện”, “cốt truyện có những chi tiết ly kỳ mà không mất đi vẻ hợp lý, tự nhiên của nó Tình huống, biến cố thường có những bước ngoặt bất ngờ” [23;tr.211]
Trong Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Phùng Quý Nhâm còn có bài viết Khát vọng về tình yêu thương về cái đẹp Trong bài viết này tác giả có nói đến vài nét về nội dung và nghệ thuật của tập truyện “Con mèo của Foujita”: “điều nhận thấy trước tiên
là trong nguồn cảm xúc và văn mạch truyện ngắn của anh vẫn tuôn chảy theo hướng chính của cảm xúc nghệ thuật: tình yêu mặn mà, sâu đậm đối với con người và vùng đất Nam Bộ, là khát vọng về đạo lý, về nhân lý Là tính kịch trong truyện” [23;tr.215] Tác giả còn thừa nhận: “Nguyễn Quang Sáng là người viết truyện ngắn khá nhuần nhuyễn và có bản lĩnh nghề nghiệp” và tác giả thấy ở Nguyễn Quang Sáng: “sáng tạo
đó là một quá trình sống, là một sự trải nghiệm, là một luyện công nghệ thuật của cả một đời văn Mỗi truyện của anh là kết đọng cả tâm huyết, là sự tìm tòi về ý tưởng, về cách thể hiện nghệ thuật, sự định hình nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng chắc sẽ kết đọng ở thể truyện ngắn” [23;tr.215-tr.216]
Trong Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng tập 1, bài viết Còn lại tình yêu của Bùi Việt Thắng có nhận định: “Những truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975, trong đó cốt truyện thường tiêu biểu hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và
Trang 13kịch tính cao” và tác giả còn thấy: “Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975, như người ta nói “ ròng ròng sự sống”, một sự sống đa dạng cung bậc, màu sắc, có tiếng khóc và tiếng cười, có khổ đau và hi vọng Một cuộc sống biến ảo đầy bất ngờ thú vị Dường như cái chất sống này tự nhiên như khí trời nên sự triết lý của nhà văn cũng từ đó mà tự nhiên, nhuần nhị” [37;tr.12]
Trong bài viết Truyện ngắn miền Nam trên đà phát triển của cách mạng, Hà Minh Đức có nhận xét: “Nguyễn Sáng đã tạo cho mình một bản sắc riêng… Truyện của ông giàu chất sống thực tế và thường có cốt truyện hay… Nguyễn Sáng có nhiều khả năng
để xây dựng những nhân vật giàu tính chất khắc họa, có cá tính, gây được ấn tượng mạnh Mạch truyện sáng sủa, cách dẫn truyện sinh động, lôi cuốn” [34;tr.585]
Hà Minh Đức còn có nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng trong bài viết
Sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945: “Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thường có cốt truyện hay, xúc động, kết hợp được cái riêng, cái lạ của một tình huống, của xung đột với ý nghĩa xã hội rộng rãi… nghệ thuật miêu tả và dẫn dắt truyện rất khéo, tạo được sức hấp dẫn với người đọc”
[34;tr.568]
Nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng còn có ý kiến của Nguyễn văn
Long trong bài viết Sự vận động và những thành tựu văn xuôi Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975: “Truyện của Nguyễn Quang Sáng thường có cốt truyện hấp dẫn và những tình huống bất ngờ, giàu kịch tính, nhưng không bị đẩy tới khác thường nên vẫn khá tự nhiên và đặc biệt tác giả có một lối kể chuyện rất giản dị, gần với lối kể dân gian mà vẫn linh hoạt và hấp dẫn nhờ vốn hiểu biết đời sống phong phú” [21;tr.175] Trong bài viết Về một nền văn xuôi cách mạng 30 năm (1945 - 1975), Phan Cự Đệ nhận xét: “Nguyễn Sáng thích những xung đột giàu kịch tính, nhân vật có tính tạo hình, góc cạnh dữ dội” [11;tr.36]
Phạm Văn Sỹ có nhận xét trong Văn học giải phóng miền Nam 1954 - 1970:
“Nguyễn Sáng được chú ý hơn hết với những truyện viết về cuộc sống của người dân Nam Bộ trong chiến tranh… Anh tỏ ra có tài năng, tìm tòi trong thể loại truyện ngắn”
[32;tr.83]
Trong Nguyễn Quang Sáng, nhà văn của B2, Hoàng Như Mai cho rằng: “Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng mở cổng cho độc giả đi sâu vào một thế giới… Một thế giới thú vị và hấp dẫn” và “Qua những nhân vật “một thuở” của Nguyễn Quang Sáng,
Trang 14người đọc thấy được tính cách “muôn thuở” của người miền Nam” [22;tr.8 - tr.9] Bài viết Con gà trống của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Cát Vũ nhận xét: “Qua cái nhìn của Nguyễn Quang Sáng, con gà trống trở thành hình tượng của một dân tộc, một dân tộc tuy nhỏ bé song có một sức sống mãnh liệt Dẫu có bị đè bẹp, tàn phá thế nào
đi nữa, dân tộc ấy vẫn cứ sống, sống một cách quật cường” [49;tr.24]
Phan Đắc Lập có nhận xét trong Lời ngỏ của một tác giả trong cuốn tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu: “Phong cách của Nguyễn Quang Sáng thể hiện trước hết ở những trang viết về tình yêu Văn Nguyễn Quang Sáng không phải là loại văn óng mượt Văn của anh bình dị mà trong sáng” và “Dù viết về đề tài chiến tranh hay chuyện đời thường, phần lớn tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều hấp dẫn Sức hấp dẫn ấy do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết… nhưng trước hết ở tác phẩm của anh là giàu kịch tính” [30;tr.302]
Trong bài viết này, Phan Đắc Lập còn dẫn ra nhận xét của nhà văn Tô Hoài về Nguyễn
Quang Sáng: “Các tác phẩm của anh rất Nam Bộ Đúng, dù ở xa hay ở gần, cái hồn Nam Bộ cứ ẩn tàng trong tiềm thức của anh Tiếng rì rào của dòng sông Cửu Long, tiếng xào xạc của cây lá trong mùa gió chướng, tiếng lóc cóc của vó ngựa trên đường làng cứ âm vang trong tâm trí anh Bao nhiêu khuôn mặt người quê hương phảng phất trong anh Xa làng quê từ thuở 13, trong anh vẫn đầy ắp những kỉ niệm về quê làng,
về dòng sông thơ ấu Làng Mỹ Luông của anh tuy không sầm uất về kinh tế nhưng lại
Trinh ( Luận văn tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn K30 - Trường Đại học Cần Thơ),
Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng của Phùng Thị Hương Lan
(Luận văn tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn K27 - Trường Đại học Cần Thơ) …
Có thể thấy nghiên cứu đề tài “Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng” là một công việc còn khá mới mẻ, hầu như chưa có tác giả thực hiện
hoàn chỉnh Và dù nghiên cứu sâu hay sơ lược thì các công trình trên cũng đã trở thành nguồn tư liệu quý báu cho luận văn của người viết, giúp người viết có cái nhìn rộng và
Trang 15toàn diện hơn về từ xưng hô cũng như về tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
3 Mục đích nghiên cứu
Người viết chọn đề tài này với mong muốn được hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú của từ xưng hô trong ngôn từ tiếng Việt Người viết thấy được sự phong phú, linh hoạt trong cách dùng từ của Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm của ông khi viết về con người, về nghị lực, ý chí chiến đấu, tình người trong chiến đấu của con người miền Nam trong cuộc chiến đấu của dân tộc Người viết còn được hiểu biết thêm về cách xưng hô trong cách ăn nói, ứng xử của người dân Nam Bộ, hiểu thêm về con người Nam Bộ và về sự độc đáo trong văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của người miền Nam
như phần truyện ngắn trong tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (tập 1) (như: Con chim vàng, Chiếc lược ngà, Chị xã đội trưởng, Người đàn bà Tháp Mười, Bông cẩm thạch); tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (tập 2) (Thế võ); tiểu thuyết Cánh đồng hoang; tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu
Đây là những tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông Những tác phẩm này rất gần gũi với lời ăn, tiếng nói, văn hóa ứng xử của người dân
Đây cũng là những tác phẩm tiêu biểu đề cập khá nhiều đến cách xưng hô của người dân miền Nam Những tác phẩm này cũng thể hiện được những nét độc đáo, linh hoạt trong cách dùng từ xưng hô của Nguyễn Quang Sáng
5 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi nhận đề tài và được giáo viên hướng dẫn cách làm, điều cần thiết đầu tiên là người viết tìm, sưu tầm, chọn lọc đọc những tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài Người viết tìm hiểu kĩ về từ xưng hô, về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng và tìm hiểu về từ xưng hô trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
Trang 16Người viết vận dụng phương pháp khảo sát để tìm hiểu, nghiên cứu, thống kê các ý kiến, nhận xét, phê bình của các nhà nghiên cứu văn học về những vấn đề có liên quan đến đề tài
Với phương pháp tổng hợp, sử dụng việc phân tích, chứng minh trong quá trình tìm hiểu người viết sẽ đưa ra những chi tiết, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề vận dụng từ xưng hô trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng
Với phương pháp đối chiếu, so sánh người viết sẽ chỉ ra sự vận dụng linh hoạt,
đa dạng trong từng cách xưng hô trong mỗi tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
CHƯƠNG 1 MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ
TRONG TIẾNG VIỆT
1.1KHÁI NIỆM VỀ TỪ TIẾNG VIỆT
1.1.1 Các quan niệm khác nhau về từ tiếng Việt
Có thể thấy vấn đề xác định thế nào là từ và ranh giới của chúng như thế nào thì
đó còn là một vấn đề phức tạp Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa đưa ra một
Trang 17khái niệm nào thống nhất và thỏa đáng khi định nghĩa về từ tiếng Việt Mỗi nhà nghiên cứu lại có một định nghĩa riêng, cách hiểu riêng về từ
“Từ, mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì đó có địa vị trung tâm trong cơ thể ngôn ngữ” [31;tr.193] là câu nói của F.D.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương khi nói đến định nghĩa về từ
Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ trong Giáo trình từ vựng học tiếng Việt là: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo quan
hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [6;tr.29]
Trong Ngữ pháp tiếng Việt 1 Nguyễn Văn Tư đã định nghĩa: “Từ trong tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [45;tr.37]
Trong Bài giảng từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thị Thu Thủy còn đưa ra một số khái
niệm của một số nhà ngôn ngữ học xung quanh khái niệm về từ
Trong Từ và nhận diện từ tiếng Việt Cao Xuân Hạo cho rằng: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác nhau đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllable) hoặc đơn giản là từ (word) Thực ra, nó chính
là âm, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết” [40;tr.12]
Cũng trong Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dung để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [40;tr.12]
Theo Nguyễn Văn Tu quan niệm trong Từ và nhận diện từ tiếng Việt thì: “Từ là đơn
vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa,
có tính chất biện chứng và lịch sử” [40;tr.12]
Trang 18Theo Nguyễn Kim Thản thì: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn
vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ
âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [40;tr12]
Hồ Lê có định nghĩa về từ trong Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính chất nhất thể về ý nghĩa” [40;tr.12]
Trong Mấy vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, Đái Xuân Ninh quan niệm: “Từ là đơn vị
cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hang ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một thành một khối hoàn chỉnh” [40;tr.12]
Lưu Văn Lăng trong Ngôn ngữ và tiếng Việt quan niệm rằng: “…Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất Nói cách khác,
từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất”; và “Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt” [40;tr.12]
Trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu có định nghĩa về từ: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu” [40;tr.12]
Trong Bài giảng Cơ sở ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín cũng có nói đến khái niệm về
từ Và giống như Nguyễn Thị Thu Thủy, ông cũng cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất,
có nghĩa, dùng để tạo câu” và ông còn nói thêm: “Bất kì đơn vị nào lớn nhất trong hệ thống của một ngôn ngữ và là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu thì đều là từ Trong tiếng Việt những đơn vị đó là: cha, anh, chị, áo, hoa, tre, giỏ, da, trời, lối, nét, gương, mặt…” [47;tr.76]
Lê A, Đỗ Xuân Thảo định nghĩa về từ trong Giáo trình tiếng Việt 1 (dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học hệ đào tạo tại chức và từ xa) rằng: “Từ là một đơn vị được tạo ra từ một hình vị có chức năng định danh và có khả năng độc lập gánh vác các vai trò khác nhau trong câu” Các tác giả còn đưa ra ví dụ: “Từ “người” được tạo ra từ một hình vị, từ “xe đạp” từ hai hình vị, cả hai từ này đều biểu thị tên gọi của
Trang 19các sự vật khác nhau Chúng có khả năng độc lập, đảm nhận các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu như: chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ…” [1;tr.78]
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thị Thu Thủy định nghĩa trong Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học thì: “Từ là đơn vị cơ bản và quan trong nhất của ngôn ngữ, là đơn vị có sẵn, có tính hiện thực cao nhất của ngôn ngữ” [7;tr.192]
Qua những ý kiến nghiên cứu về từ của các nhà ngôn ngữ, các tác giả trên có thể thấy từ là một khái niệm còn rất khó nắm bắt mặc dù nó là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là đơn vị tồn tại trong thực tế
1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
Hiện nay định nghĩa về từ như thế nào cho thống nhất, chặt chẽ, bao quát vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn nhưng tổng hợp những công trình nghiên cứu về từ, ta có thể chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của nó nhằm giúp ta phân biệt được giữa từ với các đơn vị ngôn ngữ khác
Có thể thấy từ là một loại đơn vị ngôn ngữ có nghĩa Đặc điểm này giúp ta phân biệt giữa từ với các đơn vị ngữ âm, là những đơn vị thuộc bình diện hình thức biểu đạt, được trừu tượng hóa, tách khỏi mặt nội dung của tín hiệu ngôn ngữ
Từ tiếng Việt thường có cấu tạo trùng khít với một âm tiết (trừ từ ghép, từ láy) nhưng vẫn khác âm tiết vì khi nhắc đến từ ta phải nhắc đến cả hai mặt về hình thức lẫn nội dung
Từ cũng khác âm vị vì từ có nghĩa còn âm vị thì không có nghĩa mà chỉ có khả năng phân biệt nghĩa giữa các âm đơn vị gần âm với nhau Qua đặc điểm này ta có thể thấy
từ khác với âm tiết và từ cũng khác với âm vị
Tính chỉnh thể của từ là đặc điểm nữa có thể nhận thấy khi nghiên cứu về từ Tính chỉnh thể của từ là tính chất làm cho từ xuất hiện với tư cách là một khối chặt chẽ, trọn vẹn về cả nội dung ngữ nghĩa lẫn hình thức cấu tạo Đặc điểm này giúp ta phân biệt được giữa từ và cụm từ
Đặc điểm kế tiếp của từ đó là từ mang tính độc lập Tính độc lập của từ thể hiện ở chỗ nó làm cho từ kết hợp không hạn chế với các yếu tố khác đứng trước và sau nó có thể có để tạo nên cụm từ - câu Đặc điểm này giúp ta phân biệt được giữa từ với hình
vị, vì hình vị có hình vị độc lập và hình vị không độc lập Ví dụ: So sánh hai đơn vị đồng nghĩa trong tiếng Việt:
Trang 20Qua ví dụ trên ta thấy, xét về mặt lý thuyết tương đối, yếu tố “gia” có sự kết hợp hạn chế Còn nếu kết hợp được thì nó cũng tạo nên đơn vị lớn hơn nó: là từ Còn yếu tố
“nhà” thì kết hợp không hạn chế và đơn vị nó kết hợp được tạo nên đơn vị lớn hơn từ:
là cụm từ Vì vậy mà có thể thấy “gia” là hình vị, “nhà” là từ
Một đặc điểm của từ nữa là từ có tác dụng định danh Chức năng định danh dùng
để gọi tên sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất… cụ thể trong thực tế khách quan Tác dụng định danh là của từ và cụm từ Còn chức năng giao tiếp thuộc về của câu Qua đặc điểm này giúp ta phân biệt giữa từ và câu
Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là “tiếng” Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng
là một âm tiết Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn
Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy
Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật
kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát Hiện
nay, đây là phương thức chủ yếu để sinh ra các đơn vị từ vựng Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn
ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử (e-mail), thư thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên,…
Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi
phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng
đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng,…
Trang 21Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng) Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động
Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ
cú pháp Ví dụ: trong tiếng Việt khi nói “Anh ta lại đến” là khác với “Lại đến anh ta”
Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt
Qua những đặc điểm nêu trên ta thấy được những đặc điểm cơ bản của từ Nó là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và khác với các đơn vị ngôn ngữ khác
1.1.3 Các loại từ tiếng Việt
1.1.3.1 Trong Giáo trình tiếng Việt của Bùi Tất Tươm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh [46]
Các tác giả chia từ loại tiếng Việt thành 9 từ loại, xếp thành hai nhóm: thực từ và
Phân loại danh từ
Danh từ riêng: là danh từ chỉ tên riêng của từng người, từng sự vật
Danh từ chung:
Danh từ đếm được (danh từ đơn vị) Gồm:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (danh từ loại thể, loại từ)
Trang 22 Danh từ chỉ đơn vị quy ước
Danh từ không đếm được Gồm:
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
Động từ có thể làm trung tâm trong một ngữ mà thành tố phụ trước thường là các từ
hãy, đừng, cho, đã, sẽ, đang, đều, vẫn, cũng… và thành tố phụ sau là các từ xong, rồi, nữa, mãi Động từ không thể kết hợp với từ chỉ lượng nói chung, không kết hợp với từ
- Động từ chỉ hoạt động nhận thức, tâm lý (động từ nhận thức, tâm lý, gồm: động
từ cảm nghĩ, nói năng; động từ chỉ trạng thái, tâm lý; động từ đánh giá, nhận xét)
Trang 23Phân loại:
Số từ chỉ số lượng chính xác: không, rưỡi, một, hai, ba…
Số từ chỉ số lượng ước chừng: vài, dặm, mươi…
Đại từ
Là từ loại dùng để trỏ và thay thế cho sự vật, hoạt động, tính chất hay sự việc Ý nghĩa của đại từ do chức năng thay thế các từ, ngữ… khác của nó quy định, không liên quan đến ý nghĩa từ vựng
Phân loại
Có thể chia đại từ thành hai loại:
Đại từ chỉ cái đã xác định (đại từ xác định) Gồm:
Trang 24- Đại từ chỉ sự vật: dùng để trỏ và thay thế người, vật, địa điểm, số lượng, thời gian
Gồm: Đại từ chỉ người: tôi, tớ, mày, mi, nó, hắn, y, họ…
- Đại từ chỉ định: này, nọ, ấy, kia…
- Đại từ chỉ số lượng: tất cả, bấy nhiêu…
- Đại từ chỉ họat động, tính chất, sự việc: thế, vậy
Đại từ chưa xác định Gồm:
- Đại từ chưa xác định về sự vật: ai, gì, nào, đâu, bao giờ, bấy, bao nhiêu
- Đại từ chưa xác định về hoạt động, tính chất: sao, thế nào
Phụ từ
Là những từ dùng để bổ nghĩa cho các thực từ cơ bản hoặc biểu thị một số ý nghĩa
liên quan đến câu, nó có thể làm thành tố phụ trong ngữ, như: đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, đều, vẫn, cứ, những, các, mỗi, từng…
Phân loại:
Phụ từ chỉ lượng Gồm hai nhóm:
- Nhóm chỉ lượng: các, những, mấy, một Có sự phân biệt giữa các và những
- Nhóm chỉ sự phân phối: mỗi, mọi, từng Có sự đối lập giữa mỗi, mọi, từng và có sự phân biệt giữa mỗi với từng
Phụ từ tình thái Gồm:
- Phụ từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ…
- Khẳng định hay phủ định: nhất định, còn, không, chưa, chẳng…
- Chỉ tính chất hiện thực hay phi hiện thực của hành động tính chất: từng, đã, sẽ, sắp…
- Chỉ thể thức diễn biến: cũng, đều, vẫn, mãi, nữa…
Quan hệ từ biểu hiện quan hệ chính phụ (quan hệ từ chính phụ) gồm: của, vì,
do, nếu… thì…, tuy… nhưng…
Trợ từ
Trang 25Là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái nhằm thể hiện thái độ người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng tham dự giao tiếp Trợ từ thường ở hai vị trí: khi bổ sung
ý nghĩa tình thái cho thành tố hay thành phần nào thì trợ từ ở vị trí trước thành tố hay thành phần đó; khi bổ sung ý nghĩa tình thái cho thông báo của câu, trợ từ bao giờ cũng ở vị trí cuối câu
1.1.3.2 Theo Nguyễn Hữu Quỳnh trong Ngữ pháp tiếng Việt [25]
Theo tác giả, trong tiếng Việt, có thể phân chia các loại từ sau: thực từ gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ; hư từ gồm phó từ, quan hệ từ; tình thái từ gồm trợ từ và thán từ
Danh từ
Là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tượng khác
Danh từ có thể làm thành tố chính kết hợp với các số từ một, hai, từng mấy… với các phó từ những, các… ở trước hoặc kết hợp với đại từ chỉ định này, kia, ấy, nọ
Phân loại
Tác giả chia danh từ thành 9 nhóm nhỏ khác nhau
Danh từ riêng Ví dụ: Việt Nam, Cần Thơ, chùa Một Cột, đồng chí Trần Phú…
Danh từ chỉ loại thể Ví dụ: bà giám đốc, chú bộ đội, cái bàn, quyển sách, cây cam, con cá, con sông, chiếc nhẫn, tấm ảnh, cơn gió, cuộc sống…
Trang 26 Danh từ chỉ đơn vị đo lường Gồm:
Danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác như: thước, tấc, phân, li…
Danh từ chỉ đơn vị không chính xác như: cục, miếng, mảnh, khúc đoạn…
Danh từ chỉ chất liệu Ví dụ: sắt, kẽm, nước, đá, cát, thủy tinh…
Danh từ chỉ thời gian Ví dụ: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, ban ngày, ban đêm, hôm qua, hôm kia, vài buổi, khi nãy, dạo này…
Danh từ chỉ phương hướng, vị trí Ví dụ: phía trên, phía dưới, bên trong, bên ngoài, hướng đông, hướng tây, đàng trước, đàng trong, đàng ngoài…
Danh từ chỉ người Ví dụ: ông, bà, con, cháu, công nhân, nông dân…
Danh từ chỉ vật Ví dụ: bàn, ghế, nhà, tủ, gà, vịt, cam, quýt, tre, xoài…
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng Ví dụ: thiên nhiên, xã hội, phong tục, giai cấp, tư tưởng, tinh thần, điều kiện, kết quả…
Động từ
Là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ hoạt động hay trạng thái nhất định của
sự vật Động từ có thể kết hợp với các phó từ bổ sung ý nghĩa về sự liên tục hay sự
tiếp diễn: còn, vẫn, cứ…; có thể kết hợp với các phó từ bổ sung ý nghĩa về thời gian:
đã, đang, sẽ…; có thể kết hợp với các phó từ bổ sung ý nghĩa về phủ định: không, chưa, chẳng…; có thể kết hợp với các phó từ có tác dụng yêu cầu, sai khiến: đừng, chớ, hãy…
Nhóm động từ cảm nghĩ - nói năng: biết, nghĩ, bảo, cảm thấy, đinh ninh, hiểu,
kể, khen, chê, ngờ, ngỡ, nhận định, tưởng, tin, thanh minh, tuyên bố…
Trang 27 Nhóm động từ tình thái: muốn, toan, định, có thể, nên, cần, phải, chịu, dám… Tính từ
Là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trưng của sự vật như hình thể, màu sắc, dung lượng,
kích thước, đặc trưng Tính từ có thể kết hợp với các phó từ đã, đang, sẽ, vẫn, còn, chứ, hãy, đừng, chớ, rất, hơi…
Phân loại
Tác giả chia làm 3 nhóm
Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật Ví dụ: màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…); hình thể (to, nhỏ, tròn, vuông…); dung lượng (nặng, nhẹ, béo, gầy…); kích thước (dài, nhắn, cao, thấp…)
Tính từ chỉ đặc tính bên trong và trạng thái của sự vật Ví dụ: tốt, xấu, bền, cứng, mềm, dẻo, ngon, ngọt, nhanh, chậm, dữ, hiền, vui, buồn, kém, giỏi, gan
dạ, sung sướng, dũng cảm, ngây thơ…
Tính từ miêu tả: đầy, vơi, nhiều, trắng phau, trắng nõn, đen sì, đỏ au, thơm phức…
Trang 28- Đại từ chuyên dùng để xưng hô: ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tao, chúng tao, mình, chúng mình); ngôi thứ hai (mày, chúng mày); ngôi thứ ba (nó, chúng
nó, hắn, y, họ)
- Các đại từ xưng hô lâm thời mượn các danh từ gồm: anh, chị, em, ông, bà, chú, bác, cháu, con, đồng chí…
Đại từ chỉ sự vật Ví dụ: này, nọ, kia, ấy, đó…
Đại từ chỉ không gian (vị trí) thời gian Ví dụ: đây, đấy, đó, kia, nay, này, giờ, bây giờ, bấy giờ…
Đại từ chỉ trạng thái Gồm: thế, vậy
Đại từ chỉ số lượng Gồm: bấy nhiêu, cả, tất thảy, cả thảy, hết cả…
Đại từ để hỏi Ví dụ: ai, gì, chi, nào, đâu, nào, bao giờ, thế nào, sao, mấy, bao nhiêu…
Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm với các từ vựng khác để bổ sung ý nghĩa cho từ đó Phó từ không thể làm thành tố chính của cụm từ mà chỉ dùng làm thành tố phụ và không thể dùng làm thành phần chủ ngữ hay vị ngữ trong câu
Phân loại
Gồm 8 nhóm:
Nhóm từ biểu thị ý nghĩa về số lượng toàn thể hay riêng lẻ thường dùng làm từ
kèm danh từ: những, các, mọi, một, từng…
Nhóm phó từ biểu thị ý nghĩa thời gian thường đi kèm với động từ, tính từ:
đang (đương), đã, vừa, mới, sẽ…
Phó từ biểu thị ý nghĩa phủ định thường đi kèm động từ, tính từ: không, chưa, chẳng
Phó từ biểu thị ý nghĩa yêu cầu, sai khiến, khích lệ thường đặt trước động từ:
Trang 29 Nhóm phó từ biểu thị sự diễn biến của quá trình hoặc trạng thái hành động
thường đi kèm động từ, tính từ: càng, lại, luôn, mãi, bèn, bỗng, thường, dần, nữa, dần dần, mãi mãi, luôn luôn, thỉnh thoảng…
Phó từ biểu thị ý nghĩa kết thúc hành động thường đặt sau động từ: xong, rồi Quan hệ từ
Là những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố trong cụm từ Quan hệ từ không có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa thực mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp và không bao giờ đứng làm chức năng chủ ngữ và vị ngữ trong câu Phân loại
Quan hệ từ chính phụ (tức là quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp chính phụ
giữa các thành tố chính và thành tố phụ) thường gặp các từ: của, bằng, với, về, đến, vì, bởi, để, cho, ở…
Quan hệ từ (tức là từ nối biểu thị quan hệ ngữ pháp liên kết với nhau theo quan
hệ song song hay quan hệ phụ thuộc lẫn nhau) thường gặp các từ: và, cùng, rằng, là, do, tuy, tuy rằng, hay, hay là, hoặc là…
Trợ từ
Là từ chuyên dùng để nhấn mạnh thêm nghĩa của từ và của câu, hoặc dùng để biểu thị thái độ của người nói Trợ từ không có khả năng làm thành phần chủ ngữ hay vị ngữ của câu mà chỉ dùng để đệm vào từ và câu, nếu lược bỏ từ đệm trong cụm từ và câu thì nghĩa của cụm từ và câu vẫn không thay đổi
Trang 30 Thán từ dùng làm tiếng gọi: hỡi, ơi, ê, này…
Thán từ dùng làm tiếng đáp: vâng, dạ, ừ, phải…
Thán từ dùng làm tiếng than biểu thị cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi, đau
xót, yêu ghét: ôi, ô, chao ôi, ái, ái chà, a, da, ha, than ôi, hỡi, hử, hở, trời, đất, khiếp, khổ, khốn nạn, khốn khổ, tội nghiệp…
Trên đây là hai ý kiến của hai nhà ngôn ngữ khi phân loại về các loại từ tiếng Việt
Còn có nhiều ý kiến của các nhà ngôn ngữ khác về từ loại như trong Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, trong Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) của Đinh Văn Đức, trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) của Diệp Quang Ban… Từ đó có thể thấy được sự
phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp trong các phân chia từ loại của các nhà ngôn ngữ
1.2 TỪ XƯNG HÔ
1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô
So với các ngôn ngữ khác thì tiếng Việt có rất nhiều cách xưng hô Trong tiếng Việt từ xưng hô là lớp từ dùng để xưng gọi trong giao tiếp Từ xưng hô trong tiếng
Việt rất phong phú Ngoài các đại từ xưng hô: tôi, tao, ta, chúng ta, chúng tôi, mày, bây, chúng mày, hắn, y, nó người Việt còn xưng hô với nhau bằng các danh từ chỉ quan hệ, họ hàng, thân tộc, chức tước như: cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, thím, cô, dì, dượng, cậu, anh, chị, em, cháu (trừ vợ, chồng, rể, dâu, kị, chút) Ngoài ra, người Việt
còn dùng các cách xưng hô trống không
Từ xưng hô trong tiếng Việt không đơn thuần là dùng để xưng và hô Đó còn là phương tiện biểu đạt tâm tư, tình cảm của con người Khi tình cảm thay đổi thì cách xưng hô cũng thay đổi Bên cạnh đó, tùy theo đặc điểm ngôn ngữ của từng vùng miền, tùy theo mối quan hệ khác nhau và tùy theo tình cảm của mỗi cá nhân mà mỗi người
có những cách xưng hô khác nhau Từ xưng hô còn là phương tiện chinh phục tình cảm con người, là nhịp cầu tạo nên mối giao cảm giữa người với người Từ xưng hô không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của người Việt Nam
Bởi vậy nên khi nhắc đến từ xưng hô thì mỗi nhà nghiên cứu lại có những khái niệm khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu, mỗi tác giả lại có những quan niệm không giống nhau
Trong Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa từ xưng hô là: “tự xưng mình
và gọi người khác trong giao tiếp hoặc trong thư từ” [50;tr.1880]
Trang 31Hay trong Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Lương định nghĩa xưng hô là: “tự xưng và gọi người khác là ai đó với nhau nhằm làm
rõ mối quan hệ giữa hai bên” [33;tr.1872]
Nguyễn Văn Đạm với cuốn Từ điển tiếng Việt 1990-2000 lại cho rằng xưng hô là:
“biểu thị bằng lời bậc của mình (xưng) và bậc của người khác (hô) trong trật tự xã hội, gia đình, họ hàng” [10;tr.954]
Vũ Tiến Dũng có định nghĩa trong bài viết Các biểu hiện lịch sự chuẩn mực trong xưng hô: “Xưng hô là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội
và chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong tương tác xã hội Thông qua hành động xưng hô, người nói có thể bộc lộ vị thế, tuổi tác, khoảng cách xã hội, giới tính… trong các mối quan hệ xã hội với người nghe”
[9;tr.328-tr.329]
Trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở có định nghĩa: “Từ xưng
hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp” [24;tr.53]
Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Điệp có định nghĩa trong Ngữ dụng học là: “Từ xưng hô là những từ dùng để xưng gọi, với tư cách ngôi, một yếu tố có liên quan đến nhân tố giao tiếp Từ xưng hô dùng để chiếu vật và giao tiếp” [41;tr.30]
Có thể thấy định nghĩa về từ xưng hô đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp Nhưng tổng hợp các khái niệm trên, có thể hiểu từ xưng hô là từ dùng để tự xưng bản thân và gọi tên đối tượng trong khi giao tiếp Từ xưng hô trong tiếng Việt rất
đa dạng, phong phú Vì thế mà khi sử dụng từ xưng hô để giao tiếp, người dùng cũng rất linh hoạt khi chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với bản thân và đối tượng giao tiếp
1.2.2 Các loại từ xưng hô trong tiếng Việt
1.2.2.1 Các đại từ nhân xưng
Trong tiếng Việt, có thể thấy các đại từ xưng hô rất đa dạng, phong phú, chủ yếu là phân theo ngôi, thứ, bậc
Về phân chia theo ngôi thì có ba ngôi cơ bản:
Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, mình, ta (số ít); chúng tôi, chúng tao, chúng ta, chúng
tớ, chúng mình, chúng ta (số nhiều)
Ngôi thứ hai: mày, bay (số ít); chúng mày, chúng bay (số nhiều)
Ngôi thứ ba: nó, hắn, y (số ít); chúng nó, họ (số nhiều)
Trang 32Ngoài các đại từ xưng hô trên, trong tiếng Việt còn dùng các danh từ chỉ họ hàng, chức tước để xưng hô Đóng vai trò quan trong trọng lớp từ này là lớp từ chỉ thân tộc như:
cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, thím, mợ, dượng, vợ, chồng, dâu, rể, kị, chút, anh, chị, em, con, cháu… (trong đó vợ, chồng, dâu, rể, kị, chút không được
chuyển hóa thành từ xưng hô) Đây là nhóm danh từ thân tộc đã được chuyển hóa thành từ xưng hô Nhóm danh từ thân tộc này trước hết được sử dụng trong phạm vi thân thuộc, gia tộc để chỉ mối quan hệ trong dòng tộc Sau đó, những danh từ thân tộc này còn được dùng trong phạm vi giao tiếp ngoài xã hội
Bên cạnh đó, các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp cũng được dùng để giao tiếp:
giám đốc, hiệu trưởng, bộ trưởng, bác sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ…
Trong giao tiếp, khi xưng hô còn có trường hợp người nói gọi người nghe bằng tên riêng và cũng tự xưng mình bằng tên riêng Trong xưng hô tiếng Việt, người ta còn dùng cách nói trống không để xưng hô với nhau
1.2.2.2 Từ xưng hô dùng trong quan hệ gia đình
1.2.2.2.1 Xưng hô theo quan hệ giữa ông, bà và cháu
Trong gia đình, ở hàng ông bà được xem là vai lớn nhất Ông nội, bà nội là người sinh ra cha; ông ngoại, bà ngoại là người sinh ra mẹ Vì vậy, mối quan hệ này rất gần gũi, thân thiết
Trong mối quan hệ giữa ông và cháu, người ông thường tự xưng mình là ông và gọi cháu mình là cháu Mối quan hệ giữa bà và cháu cũng vậy, người bà cũng xưng mình
là bà và gọi cháu mình là cháu trong khi giao tiếp Trong mối quan hệ ngược lại cũng vậy, người cháu xưng mình là cháu và gọi là ông hay bà Cũng có rất nhiều ông, bà dùng tiếng con để gọi cháu và người cháu xưng mình là con với ông, bà Có ý kiến cho rằng cháu xưng con với ông bà là hỗn láo, có ý muốn vượt cấp Nhưng tiếng con dùng xưng hô giữa ông - cháu, bà - cháu không có nghĩa đó, mà nó có ý nghĩa biểu hiện sự
thương yêu và kính trọng người trên đang đối thoại với mình Gọi vậy cũng nhằm để
thể hiện tình ông - cháu, bà - cháu được thắm thiết, đậm đà, gần gũi hơn
Đôi khi có trường hợp người ông, người bà tự xưng mình theo vai bên nội hay bên
ngoại: ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại Cũng có trường hợp người cháu rút gọn yếu tố gốc ông, bà chỉ gọi đơn thuần yếu tố phụ là nội, ngoại; ngược lại ông bà cũng tự
xưng lại như vậy Đây là cách xưng gọi phổ biến của người miền Nam
Trang 33Trong quá trình giao tiếp, người ông hoặc người bà khi nhắc đến cháu mình với
người nghe thì sẽ gọi là cháu tôi, cháu nó, cháu nhà tôi… cũng có cách gọi là cháu
cộng với tên của người cháu Có thể nói đây là cách gọi mang sắc thái thân thiện, gần gũi
Có thể thấy rằng xưng hô giữa ông, bà và cháu không có nhiều từ phong phú nhưng lại rất linh hoạt Cách dùng từ xưng hô theo quan hệ này không đơn giản chỉ là thể hiện vai xưng hô giao tiếp trong mối quan hệ thân thuộc, mà nó còn mang nhiều sắc thái biểu cảm rất đa dạng
1.2.2.2.2 Xưng hô theo quan hệ giữa cha, mẹ và con cái
Cha mẹ là hai tiếng chỉ định vị trí của đấng sinh thành ra con Nhưng có người
không bắt con dùng hai tiếng này để gọi mình, mà tập cho con gọi mình bằng ba (cha)
và bằng má (mẹ) Tiếng Việt cũng rất phong phú về những tiếng xưng hô này Tương đương với cặp từ xưng hô cha mẹ còn có ba mẹ, ba má, cha má, ba vú, tía má, bố -
mẹ, thầy me, thầy đẻ, cậu mợ, thầy bu, thầy u Thông thường, cha mẹ và con cái thường dùng các cặp xưng hô như: ba/mẹ - con, ba/má - con, tía/má - con, cha/mẹ - con, bố/ mẹ - con, thầy/u - con, cậu/mợ - con,… Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình, cha mẹ trò chuyện với con cái thường dùng cặp xưng hô mày - tao Cách xưng hô này xuất hiện chủ yếu ở miền Nam Bộ Cũng có ý kiến cho rằng cặp từ xưng hô mày - tao
dùng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thể hiện thái độ bất hòa, không thân thiện thậm chí là có thái độ cộc cằn, thô tục, ghét bỏ con cái Ý kiến đó cũng không hẳn là đúng, bởi cách gọi như vậy cũng thể hiện sự chất phác, thân mật, gần gũi của cha mẹ đối với con cái
Cũng có nhiều vùng quê miền Nam, con cái thường xưng tôi, tui và gọi cha mẹ bằng tiếng ông, bà hay ổng, bả Những tiếng tôi, tui, ông, bà, ổng, bả nghe tưởng
chừng như có vẻ vô lễ, hỗn hào, nhưng thật ra nó chỉ có vẻ chân chất, thật thà, tự nhiên
Ngoài ra, con cái còn gọi cha mẹ bằng tiếng đôi ở ngôi thứ ba, như: ông tía, bà má, ông bố, bà mẹ, ông già, bà già, bà vú, Có khi con cái còn dùng thêm tiếng để nhấn mạnh nữa, như: ông già tía, bà già má Những tiếng này nghe như không ngọt dịu,
nhưng cũng không phải là vô lễ, thường được nói với ý nghĩa thân mật, trong khi chuyện trò với những người thân thích của gia đình
Trang 34Có thể thấy cách xưng hô giữa con với cha mẹ không thay đổi theo thời gian, từ lúc còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành hay đến lúc già đi thì con cái vẫn thường xưng hô là:
con - ba/má, con - ba/ mẹ, con - cha/mẹ, con - bố/mẹ, con - tía/má, con - thầy/u
Nhưng xưng hô giữa cha mẹ với con có thể thay đổi Trong Nam, ở nhiều vùng quê,
lúc con cái còn nhỏ, cha mẹ thường gọi con bằng thứ hoặc bằng thằng + thứ, con + thứ, thằng + tên, bé + tên con như: thằng hai, thằng ba, thằng út, con tư, con năm, con
út, thằng Nam, thằng Tân, thằng Nhân, bé Thảo, bé Ngọc, bé Lan… hoặc gọi con bằng các tên cúng cơm, tên xấu đặt lúc nhỏ cho dễ nuôi, như: tí, đẹt, tũn, thằng cu, nhóc tì,
cu tí, lủng… Cũng có gia đình gọi con bằng tên yêu như: bo bo, bi bi, cún, thỏ con, mèo, cục cưng, cục vàng … và còn có nhiều tên đa dạng, khác nhau Khi con cái lớn lên, thông thường cha mẹ vẫn dùng các cặp xưng hô với con cái như: ba/má - con, tía/má - con, ba/mẹ - con, cha/mẹ - con, bố/mẹ - con, thầy/u - con Và những tên tục xấu xí như: tí, đẹt, tũn, thằng cu, nhóc tì, cu tí, lủng … thường bị loại dần, vì sợ con cái mắc cỡ, xấu hổ với bạn bè Nhưng những tiếng xưng gọi: thằng hai, thằng ba, bé hai, bé ba, bé sáu, bé bảy vẫn còn được gọi, thậm chí đến lúc con cái đã lập gia đình
Cha mẹ khi giao tiếp với người khác mà có nhắc đến con cái thì sẽ gọi con bằng
các tên sỡ hữu như: con tôi, con nhà tôi, con + tên - nhà tôi… hay cũng có thể gọi bằng cách tên như: cậu + tên - nhà tôi, anh + tên - nhà tôi,… (đối với con trai), cô + tên - nhà tôi, chị + tên - nhà tôi,… (đối với con gái) thể hiện tính hài hước, đùa vui,
thân mật, thương yêu của cha mẹ đối với con cái Ngược lại, khi con cái có nhắc đến
cha, mẹ khi giao tiếp với người khác thì sẽ đề cập như: cha/mẹ tôi, cha/mẹ mình, cha/mẹ tao, tía/má tôi,… hay ông/bà già tao, ông già/bà già nhà tôi, ông già/bà già nhà mình… thể hiện sự gần gũi, quen thuộc giữa con cái và cha mẹ
Nhìn chung, cách xưng hô theo quan hệ giữa cha, mẹ và con cái rất đa dạng, linh hoạt, phong phú Tùy theo từng vùng khác nhau có cách xưng gọi khác nhau và tùy theo độ tuổi, giới tính, văn hóa mà có cách xưng hô khác nhưng nhau Nhưng có thể thấy dù có nhiều cách xưng hô khác nhau như vậy vẫn thể hiện sự kính trọng, thân thiết của con cái đối với cha mẹ và sự yêu thương, âu yếm mà cha mẹ dành cho con cái
1.2.2.2.2 Xưng hô theo quan hệ giữa vợ, chồng
Trang 35Trong gia đình, thông thường vợ chồng xưng hô với nhau bằng anh - em Người vợ gọi người chồng là anh và tự xưng là em Còn người chồng gọi vợ là em và xưng anh, cho dù người chồng có nhỏ tuổi hơn người vợ đi nữa thì vẫn được vợ gọi là anh
Xưng hô theo quan hệ giữa vợ, chồng rất đa dạng, phong phú Tùy theo mối quan
hệ, tâm trạng, văn hóa mà có nhiều cách xưng hô khác nhau Cách xưng hô cũng thay đổi theo thời gian
Lúc gia đình êm ấm, hòa thuận thì vợ chồng xưng hô với nhau ngọt ngào, âu yếm,
đầy tình cảm như: anh - em Cũng có nhiều đôi vợ chồng có cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, họ có thể xưng hô ngọt lịm, hơn cả thời kỳ dùng cặp xưng hô anh - em Họ vẫn xưng anh, xưng em, nhưng gọi nhau bằng mình rất tự nhiên, rất bình thường: mình - anh, mình - em,… Thêm vào đó, hiện nay có nhiều đôi vợ chồng trẻ thường gọi nhau
là ông xã, bà xã Chồng gọi vợ là bà xã, tự xưng mình là ông xã hay xưng anh Ngược lại, vợ gọi chồng là ông xã, tự xưng mình là bà xã hay xưng em Cách xưng hô như
vậy ngày càng phổ biến, nghe rất ý nhị, dễ thương và thân thiết
Nhưng trong những lúc “cơm chẳng lành, canh không ngọt”, có nhiều đôi vợ chồng
đổi giọng, không còn xưng anh, xưng em nữa, mà dùng cách xưng hô rất khó nghe, rất lạnh nhạt, xa cách: chồng gọi vợ là cô, xưng tôi; còn vợ thì xưng tôi, gọi chồng là anh hay ông Tệ hơn, cũng có vợ chồng đôi khi đánh mất những tiếng xưng hô ngọt ngào anh, em, mình ơi, mình à mà dùng những lời thô thiển để xưng hô với nhau Họ dùng cặp xưng hô mày tao Chồng xưng tao, gọi vợ là mày; vợ cũng xưng tao và gọi chồng
là mày Thậm tệ hơn nữa, chồng xưng là ông, vợ xưng là bà và họ cùng gọi chung nhau là mày, hay cũng có thể gọi nhau bằng con mụ già, thằng cha già, con mụ ấy, thằng cha ấy… nghe rất nặng nề
Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều cặp vợ chồng xưng hô mà người ngoài nghe có
vẻ thô lổ như: vợ xưng tôi, gọi chồng là anh; còn chồng xưng tao, gọi vợ là mày Tuy nhiên, hai tiếng mày - tao này nội dung không mang ý nghĩa thô lổ, mà tiếng mày này người vợ nghe miết rồi quen tai, làm người vợ cảm giác ngọt ngào như là tiếng mình
vậy
Không chỉ vậy, giữa vợ chồng còn có nhiều cách xưng hô khác nhau Có người
chồng gọi vợ là má nó, má mày, mẹ nó, mẹ mày, u nó, bu nó, bủ nó, bầm nó, mạ nó,
mợ nó…; vợ gọi chồng là ba mày, cha mày, ba nó, tía nó, ông nó, bố nó, cha nó, cậu nó… hay có thể cộng thêm tên con cái, thêm thứ của con trong gia đình vào như: má
Trang 36con Quyên, mẹ thằng Nam, cha con Trinh, má con hai, ba thằng tư, mẹ con năm, tía thằng út,… hay còn dùng từ ba sắp nhỏ để gọi chồng, dùng má bầy trẻ để gọi vợ
Trong quá trình giao tiếp, khi người chồng nhắc đến vợ với người thứ ba thì sẽ dùng
các từ như: vợ mình, vợ tôi, bà nhà tôi, nội tướng nhà tôi, bà xã nhà tôi, bà xã mình,
bà nó nhà tôi, mẹ nó nhà tôi, bầm nó nhà tôi, má nó nhà tôi,… Còn người vợ để chỉ người chồng thì dùng: chồng mình, chồng tôi, anh nhà tôi, ông nhà tôi, ông chồng nhà tôi, ông xã nhà tôi, ông xã mình, ông nó nhà tôi, bố nó nhà tôi, ba nó nhà tôi,… cũng
có khi người vợ đùa vui, gọi yêu chồng mình bằng: lão ta, lão nhà mình, lão ấy,…
Tuy nhiên khi gọi như vậy cũng có thể người vợ có thái độ không tốt, không hài lòng
về chồng Đây là những cách dùng khi xưng hô với người thứ ba bằng tuổi, ngang hàng với người chồng hay vợ Còn khi xưng hô với người thứ ba lớn tuổi hơn, tùy theo
độ tuổi, giới tính, mối quan hệ mà người chồng có thể dùng: vợ em, vợ con, vợ cháu,
cô ấy, bà xã em,… hay người vợ có thể dùng: chồng em, chồng con, chồng cháu, anh
ấy, ông xã em,… hay có thể dùng chung là nhà em, nhà con, nhà cháu,… Còn nếu xưng hô với người nhỏ tuổi hơn thì người chồng hay người vợ có thể xưng hô là: vợ anh, bà xã nhà anh, bà nhà anh, vợ tôi, bà nhà tôi, cô ấy, anh ấy…
Như đã nói, cách xưng hô giữa chồng và vợ có thể thay đổi theo thời gian Khi vợ và chồng đều lớn tuổi thì thông thường họ sẽ đổi cách xưng hô với nhau Chồng gọi vợ là
bà, xưng tôi Vợ gọi chồng là ông và cũng xưng tôi Hai tiếng ông - bà này mang vẻ
đầm thắm, đứng tuổi hơn là có nghĩa lạnh nhạt, xa cách Nhưng cũng có vợ chồng
xưng hô anh - em với nhau từ lúc quen nhau, kết hôn với nhau và cho đến khi lớn tuổi
Cách xưng hô như vậy cho đến nay cũng không phải là hiếm, xưng hô như vậy cũng góp phần giữ lửa trong tình cảm vợ chồng
Nói chung, cách xưng hô theo quan hệ vợ, chồng rất linh hoạt, đa dạng Tùy theo thời gian, địa vị xã hội, thái độ, tình huống cụ thể và tình cảm giữa vợ, chồng đối với nhau mà có nhiều cách xưng hô khác nhau
1.2.2.2.3 Xưng hô theo quan hệ giữa anh, chị, em
Quan hệ giữa anh, chị, em là mối quan hệ huyết thống, ruột thịt quan trọng trong gia đình Mối quan hệ này có nhiều cách xưng hô khác nhau
Cùng một thế hệ là con cái trong gia đình nên anh, chị, em trong nhà khi xưng hô không bị các qui tắc ràng buộc nhiều nhưng vẫn xưng hô có chuẩn mực, thể hiện tính tôn ti, trật tự trong gia đình Khi đóng vai trò là anh, là chị trong nhà thì cả người anh
Trang 37và người chị đều có xu hướng thể hiện vai lớn đối với em Người con trai đầu lòng
được gọi là anh cả (ở miền Bắc và miền Trung) hay anh hai (ở người Nam) Người con trai thứ hai gọi là anh thứ (người Bắc và Trung) hay anh ba (người Nam) Còn người con gái đầu lòng được gọi là chị cả (ở miền Bắc và miền Trung) hay chị hai (ở miền Nam)… Cách xưng hô thông dụng nhất là người anh xưng anh với em, gọi em mình là em hoặc cưng; người chị cũng tương tự vậy, xưng chị, gọi em là em hoặc cưng Anh, chị có thể gọi các em bằng tên trống không hay thêm từ em vào trước tên
để gọi: Trân hay em Trân, Tiến hay em Tiến, Duyên hay em Duyên, Khoa hay em Khoa,… Và người anh, người chị cũng có thể gọi em theo thứ tự trong gia đình: em tư,
em năm, em út, hay tư, út… Còn đối với người em thì gọi anh, chị bằng thứ trong gia đình: anh cả, anh hai, anh ba, anh tư…, chị hai, chị ba, chị tư… và có thể gọi anh hai, chị hai bằng từ rút gọn: hai và xưng em ở cả anh và chị Người em còn có thể thêm tên người anh, người chị vào sau từ anh, chị: anh Long, anh Tâm, chị Nguyệt, chị Trang
Nhưng người em không được phép gọi anh, chị bằng tên trống không, cũng không
được xưng hô mày - tao
Cũng có trường hợp người anh, người chị xưng tao và gọi em là mày Có người cho rằng anh, chị, em trong một gia đình có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng mày và xưng là tao Nếu con cái trong nhà có gọi nhau bằng mày và xưng tao như vậy thì là
do lỗi của bố mẹ không biết dạy bảo các con ngay từ thuở nhỏ Gọi như vậy nhiều lần
sẽ thành thói quen và khi đã thành thói quen thì chúng không thể đổi cách xưng hô cho đúng phép được Tuy nhiên cũng lại có ý kiến rằng gọi như vậy thể hiện sự tự nhiên, không khách sáo, thân thiết, gần gũi giữa anh, chị, em trong nhà
Cách xưng hô giữa anh, chị, em cũng có thể thay đổi theo thời gian Khi người anh,
người chị lớn tuổi thì gọi em mình bằng em, xưng tôi hay xưng anh, chị hoặc có thể giữ nguyên cách xưng hô anh/chị - em hay mày - tao Còn người em có thể gọi anh chị bằng thứ, xưng tôi hay vẫn xưng em
Khi người anh hay người chị giao tiếp với người thứ ba có tuổi tác ngang hàng với
mình, có nhắc đến em mình thì thường dùng các từ như: em nó, em tôi, em + tên người
em, hoặc có thể dùng từ con, thằng trước tên người em Ví dụ: con Trân, con Duyên, thằng Tiến, thằng Khoa… Còn khi giao tiếp với người thứ ba nhỏ tuổi hơn thì cũng có thể dùng cách xưng hô tương tự như vậy hay có thể gọi là: em anh, em chị, em + thứ
Trang 38người em… Còn giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn thì có thể dùng: em con, em cháu, em của con, em của cháu, em của em…
Ngược lại, đối với người em, cũng tùy theo độ tuổi, giới tính, mối quan hệ mà người
em khi nhắc đến anh hoặc chị mình mà có thể dùng: anh con, chị con, anh cháu, chị cháu, anh em, anh của em, chị em, chị của em,… hay anh tôi, chị tôi, anh mình, chị mình, anh tao, chị tao,… hay anh của anh, chị của anh,…
Qua từng cách xưng hô như vậy, có thể thấy sự đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp trong cách xưng hô giữa anh, chị, em Vì vậy, anh, chị, em trong gia đình cần chọn từ xưng hô sao cho phù hợp, đúng với phong tục và lễ giáo của người Việt; xưng hô sao cho tự nhiên, đừng làm mất hòa khí trong gia đình, vẫn giữ được sự
lễ phép của người làm em, sự tôn trọng, thương yêu của người anh, người chị dành cho
em, nhưng cũng không được quá cứng nhắc và khuôn phép
1.2.2.2.4 Xưng hô theo quan hệ bà con, họ hàng
Trong tiếng Việt, quan hệ bà con, họ hàng rất đa dạng, phong phú và có thể nói là khá phức tạp
Thông thường, anh của cha gọi là bác, em trai của cha là chú, chị của cha còn được gọi là bác gái Chị và em gái của cha được gọi là cô Anh của mẹ gọi là bác hay cậu,
em trai của mẹ là cậu, chị và em gái của mẹ là bác hay dì Có những gia đình bắt con cái gọi cậu và dì bằng chú và cô vì muốn có sự thân thiết giống nhau giữa hai gia đình
bên ngoại và bên nội, tức là bên nào cũng là bên nội cả Còn vợ của bác (anh của cha
hay mẹ) gọi là bác gái, vợ của cậu là mợ Vợ của chú gọi là thím và chồng của cô hay
dì gọi là chú hay chú dượng hay dượng, chồng của bác gái gọi là bác hay bác dượng Đối với thế hệ lớn hơn, anh trai của ông bà nội và ông bà ngoại mình gọi là ông bác (bác của cha hay mẹ mình), em trai của ông nội và ông ngoại là ông chú (chú của cha hay mẹ mình), chị của ông bà nội và ông bà ngoại hay vợ của ông bác gọi là bà bác,
em gái của ông nội ông ngoại mình gọi là bà cô (cô của cha mẹ mình), em trai của bà nội bà ngoại gọi là ông cậu (cậu của cha hay mẹ mình), em gái của bà nội bà ngoại gọi
là bà dì (dì của cha mẹ mình) và chồng của bà cô và bà dì gọi là ông dượng (dượng
của cha hay mẹ mình) Tuy nhiên, trong lối xưng hô hàng ngày, người ta thường rút
gọn cách gọi là chú, bác, ông hay bà để thay cho chú dượng, bác gái, ông bác, ông chú, ông cậu, ông dượng, bà bác, bà cô, bà dì…
Trang 39Và đối với tất cả các mối quan hệ vai vế trên vai cháu đều xưng hô theo cặp quan hệ
cháu - vai, con - vai Ngược lại, khi vai trên giao tiếp thì sẽ xưng hô theo vai tương ứng và xưng với bậc dưới (cháu) là vai - cháu, vai - con, vai - mày, vai - anh/chị… Cách xưng hô gọi con, cháu bằng mày này vừa mang sắc thái thân mật, gần gũi nhưng
cũng có phần thể hiện tính suồng sã, không thiện cảm của người nói đối với người nghe
Bên cạnh đó, ta còn thấy xuất hiện những mối quan hệ bà con và các cách xưng hô
phức tạp Chẳng hạn như: chị họ là chị cùng họ với mình Chị em chú bác (chị em con
chú con bác) là các con gái và con trai của em trai và anh cha mình, trong đó người
con gái là chị Chị em cô cậu (con cô con cậu) là con gái và con trai của em gái cha và
em trai mẹ, trong đó người con gái là chị Chị em bạn dì (chị em đôi con dì) là các con gái và con trai của chị hay em gái mẹ trong đó con gái là chị Chị em bạn dâu là chị
em cùng làm dâu trong một nhà Anh chị em bạn dì hay anh chị em đôi con dì để chỉ các con trai, con gái của chị và em gái mẹ trong đó người con trai là anh Anh em con chú con bác (anh em chú bác) để chỉ con trai con gái của em và anh cha mình, trong
đó người con trai là anh Anh em con cô con cậu (anh em cô cậu) để chỉ con trai, con gái của em gái cha và em trai mẹ trong đó người con trai là anh Anh em bạn rể hay
anh em cột chèo để chỉ chồng của chị vợ hay em vợ Tất cả những người con của anh
và chị của cha đều phải gọi là anh và chị (anh, chị họ nội) Còn các người con của anh
và chị của mẹ cũng phải gọi là anh và chị (anh, chị họ ngoại) Và các anh, chị sẽ xưng anh, chị gọi là em, mày…
Còn chị dâu là vợ của anh mình; em dâu là vợ của em mình; anh rể là chồng của chị mình; em rể là chồng của em mình…
Có thể thấy, từng các mối quan hệ tương ứng như vậy mà ta có các từ xưng hô khác
nhau trong quan hệ bà con, họ hàng: anh họ, chị họ, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu…
Ta còn thấy khi giao tiếp các từ xưng hô này có thể linh hoạt thay đổi Ví dụ: vợ của bác (anh của cha) có thể gọi mẹ (vợ của em chồng) là thím + thứ của người em chồng
như: thím ba, thím út… và xưng tôi; còn vợ của cậu (anh hay em của mẹ) gọi mẹ bằng
cô + thứ của mẹ: cô ba, cô tư, cô út… Đây là cách gọi phổ biến ở miền Nam
Khi giao tiếp với người thứ ba mà các vai lớn trong quan hệ họ hàng cần nhắc đến
cháu trong gia đình thì dùng các từ xưng hô như: nó, cháu tôi, em nó,… Còn bậc dưới khi nhắc đến vai trên lớn mình thì sẽ thêm trước các cách gọi tương ứng là tôi, con,
Trang 40cháu, của tôi, của con, của cháu Ví dụ như: bác tôi, chú tôi, chú của tôi, bác của tôi,
dì của tôi,… hay chú ấy, cô ấy, dì ấy, anh ấy, chị ấy…
Có thể thấy cách xưng hô trong mối quan hệ bà con rất đa dạng, phong phú Cũng còn tùy theo trình độ văn hóa, quan hệ, tuổi tác, địa vị xã hội mà có các cách xưng hô tương ứng và các cách xưng hô này cũng có thể thay đổi theo thời gian, tính tình, tình cảm, mối thâm tình
1.2.2.3 Từ xưng hô dùng trong quan hệ tình yêu
1.2.2.3.1 Xưng hô khi mới quen
Khi hai người vừa mới quen nhau, thông thường còn có sự dè chừng, cảnh giác Ban đầu, giữa người nam và người nữ sẽ tự giới thiệu về nhau Nếu người nam bằng tuổi người nữ thì giữa nam và nữ thường xưng hô với nhau bằng tên riêng, ví dụ như:
Thu, Nhật, Phong, Hoa… hay bạn, tôi, mình, cậu, tớ… Nếu người nam lớn tuổi hơn người nữ thì người nam có thể xưng anh và gọi người nữ bằng em hay bằng tên riêng
Có trường hợp người nữ lớn tuổi hơn thì người nữ có thể xưng chị, hay xưng tên riêng, nhưng dần dần khi quen biết lâu hơn thì người nữ sẽ chuyển cách xưng hô thành anh -
em Ngày nay, trường hợp người nam thích người nữ lớn tuổi hơn và người nữ thích
người nam nhỏ tuổi hơn cũng không phải là hiếm
1.2.2.3.1 Xưng hô khi tỏ tình
Khi thời gian quen biết lâu thì hai người sẽ tiến thêm giai đọan Thông thường, khi phát sinh tình cảm giữa hai người thì người nam sẽ tỏ tình trước Cách xưng hô ở giai đoạn này cũng không khác nhiều so với lúc mới quen Tuy nhiên, có thể sau thời gian lâu dài, giữa người nam và người nữ sẽ mạnh dạn hơn, có thể xưng hô với nhau bằng
anh - em hay cũng có thể chỉ xưng hô với nhau bằng tên riêng hay cậu, tớ, mình, bạn, tôi… hoặc có thể thêm xưng hô bằng: đằng ấy - đây, tôi - mấy người,… Cũng có
trường hợp, do bước đầu hai người quen nhau tiến triển từ mối quan hệ bạn thân nên
khi xưng hô trong quan hệ tình yêu nam - nữ thì họ xưng hô theo cặp xưng hô mày - tao Cách xưng hô này ít gặp nhưng không phải là không có Xưng hô như vậy tuy
không thể hiện được tính ngọt ngào trong tình yêu nhưng thể hiện tính gần gũi, thân thiết giữa hai người Cũng không ít trường hợp người nữ tỏ tình trước và cách xưng hô cũng tương tự như vậy, không khác gì mấy Cách xưng hô như thế thể hiện sự còn e thẹn, chưa tự nhiên lắm giữa hai người
1.2.2.3.3 Xưng hô khi đang yêu