1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lớp từ xưng hô trong tiếng thái đối chiếu với tiếng việt

84 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 291 KB

Nội dung

Đó là một hệ thống cấu trúc các yếu tốtrỏ ngời trong sinh hoạt giao tiếp - đối thoại, nội dung và giá trị của từng yếu tố đợc xác định nhờ vào sự đối lập giữa yếu tố ấy với tất cả những

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học Vinh -

Lớp từ xng hô trong tiếng Thái

đối chiếu với tiếng Việt

Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ

Mã số : 5 04 o8Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học : TS Lê Công Thìn

Tháng 11/2004

Trang 2

Mục lục Trang

Chơng 1: Những khái niệm liên quan đến đề tài

Chơng II: Cách xng hô bằng đại từ trong tiếng Thái

3.2.2 Xng hô giữa dâu, rể với các thành viên trong gia đình ngời Thái 47

3.2.4.1 Xng hô khi anh, chị - em còn nhỏ và cha có gia đình 62

3.2.4.2 Xng hô giữa anh, chị và em ở tuổi khôn lớn và có gia đình riêng 63

Trang 3

Tµi liÖu tham kh¶o

Trang 4

là GS Phạm Đức Dơng - Viện Đông Nam á, GS Nguyễn Văn Lợi - ViệnNgôn ngữ học, Ông Cầm Trọng - Viện Dân tộc học, TS Vi Văn An - Bảo tàngdân tộc học

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả, nhất là gia

đình, ngời thân, bạn bè đã động viên , góp ý cho luận văn

Tôi trân trọng cám ơn sự chỉ bảo, hớng dẫn của TS Lê Công Thìn Thầy giáo trực tiếp hớng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Vinh, tháng 11 Năm 2004

Vi Thị Khánh Thùy.

Trang 5

Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá, là biểu hiện của bản sắc vănhoá dân tộc Ngôn ngữ dân tộc là yếu tố xã hội, là dấu hiệu để nhận ra dântộc ý thức về tiếng mẹ đẻ là biểu hiện đặc sắc của ý thức dân tộc, bởi vì

“Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc.

Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" (Hồ Chí Minh).

Cho nên, muốn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc thì trớc hết cần bảo vệ

ngôn ngữ dân tộc F Saussure từng viết: “Phong tục của một dân tộc có tác

động đến ngôn ngữ và mặt khác, trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [3, 47] Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu

số nói chung và tiếng Thái nói riêng là một việc làm cần thiết Bởi hiện nay,

“Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đang mất đi hàng ngày trớc mắt chúng ta,

mà điều còn nguy hại hơn, đáng tiếc hơn, rất nhiều ngôn ngữ nay cha hề đợc nghiên cứu.”[26, 88].

Nhà ngôn ngữ học Hoàng Tuệ cũng nhấn mạnh “ở Việt nam vấn đề nổi bật

hiện nay không phải là sự tranh dành lãnh thổ hay xung khắc tôn giáo …Mà điều Mà điều hết sức quan trọng với Việt nam là sự phát triển đời sống văn hoá- xã hội của các dân tộc thiểu số Cho nên mặt ngôn ngữ cần đợc quan tâm” [38, 12] Trong cuộc

sống, con ngời giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ Xng hô là một hành vi ngôn ngữ

đ-ợc thực hiện trong giao tiếp Xng hô không có vai trò gì đáng kể trong các văn bảnkhoa học, văn bản hành chính, nhng muốn đi vào cuộc sống thờng nhật, vào các

Trang 6

cuộc trò chuyện, vào tâm t tình cảm thì không thể không biết cách xng hô Có nhiềungôn ngữ, cách xng hô tơng đối đơn giản, ngợc lại, có những ngôn ngữ nh tiếngViệt, tiếng Thái (Việt nam) cách xng hô lại phức tạp hơn nhiều.

Cách xng hô của mỗi dân tộc là sự ứng xử của chính dân tộc ấy Đề tài

“Lớp từ xng hô trong tiếngThái đối chiếu với tiếng Việt ’’ nhằm giới thiệunhững nguyên tắc xng hô riêng biệt của tiếng Thái đúng nh nó vốn có, điều

mà các công trình nghiên cứu tiếng Thái trớc đây ít chú ý tới

II Mục đích và đối tợng nghiên cứu.

1 Mục đích nghiên cứu

- Miêu tả hệ thống từ xng hô trong tiếng Thái bao gồm: Đại từ nhân xng

và danh từ thân tộc

- So sánh với lớp từ xng hô trong tiếng Việt

2 Đối tợng nghiên cứu

Phạm vi hẹp của từ xng hô là các đại từ nhân xng – từ xng hô đích

thực ở đề tài này, chúng tôi không chỉ nghiên cứu các đại từ nhân xng mà

còn nghiên cứu cả các danh từ thân tộc Từ đây, để tiện nghiên cứu, chúng tôi

gọi các đại từ nhân xng, danh từ thân tộc, bằng cụm từ: Từ x ng hô

Tiếng Thái thuộc nhóm Tai Tây Nam, ngôn ngữ Tày-Thái, dòng Tai, ngữ hệTai - KaĐai Vị trí của Tiếng Thái trong dòng họ Tai - KaĐai nh sau:

Tai - Kađai

Kam Thủy Lakkja

Cơ lao, La chí, Pu péo,

La ha, Nùng vẻn

Cam, Thủy,

Mu LaoThen, Mạc

Trang 7

Cộng đồng ngôn ngữ Tày-Thái có 8 dân tộc, với 3,1 triệu ngời chiếm4,8% dân số cả nớc Gồm các dân tộc Tày, Nùng, Sán chay, Giáy, Bố y sinhsống ở miền Đông Bắc Còn các dân tộc Thái, Lào, Lự phân bố từ miền Bắc

đến miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An (xem bản đồ)

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông thứhai ở Việt Nam Theo số liệu điều tra dân số năm 2003, họ có 1.328.725 ng-

ời, c trú tập trung ở vùng Tây Bắc thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,Lào Cai, Hoà Bình, và miền Tây hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An

Đây là một trong những dân tộc thiểu số có nền văn hoá truyền thốngkhá phát triển ở Việt Nam Trong đó nền văn hoá dân gian, nền văn họcthành văn cũng nh những tri thức lịch sử, xã hội học rất phong phú, và rất đadạng Chẳng hạn, ngời Thái ở Việt Nam đã có Luật tục (customary law) dớihình thức thành văn phản ánh sự phát triển xã hội của họ mà không phải dântộc nào ở Việt Nam cũng có

ở Việt Nam, tuy đợc coi là một dân tộc thiểu số thống nhất nhng ngờiThái có sự khác biệt địa phơng khá rõ rệt Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ, ởmỗi vùng khác nhau họ có những tên gọi địa phơng khác nhau Những têngọi địa phơng ấy ít nhiều phản ánh những dị biệt về ngôn ngữ, văn hoá,phong tục tập quán và rất có thể phản ánh nguồn gốc định c từ những vùng,những thời điểm khác nhau (Trần Trí Dõi) Ngời Thái Tây Bắc có sự phân

biệt giữa ngời Thái Trắng và ngời Thái Đen; Ngời Thái ở Thanh Hoá có tên gọi Thái Đèng; ở miền Tây Nghệ An không còn tồn tại tên gọi Thái Đen,

Thái Trắng nh vùng Tây Bắc mà thay vào đó là tên gọi để chỉ ba nhóm địa

phơng Tày Mờng, Tày Thanh và Tày Mời Trớc đây ba nhóm này tự nhận là

những dân tộc riêng biệt, chỉ từ năm 1979 khi bảng danh mục các thành phầndân tộc Việt Nam đợc công bố thì ba nhóm này mới tự nhận là những bộphận của dân tộc Thái và mang tên gọi chung là Thái

Theo số liệu tổng hợp của Ban dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An tính đếnhết ngày 30 tháng 6 năm 2003, dân tộc Thái ở Nghệ An có 281.415 ngời.Ngời Thái ở đây c trú chủ yếu ở các huyện niền núi Quế phong, Quỳ Châu,Quỳ hợp, Kỳ Sơn, Tơng Dơng, Con Cuông, đan xen với các dân tộc Kinh,

Trang 8

Khơmú, HMông, Thổ Lịch sử phân bố ngời Thái ở đây đang còn là vấn đềphải tiếp tục tìm hiểu, vì đang còn những ý kiến khác nhau Dù sao Thái vẫn

là c dân có mặt sớm ở vùng này

ở Nghệ An ngời Thái không chỉ là dân tộc thiểu số có số lợng đôngnhất trong tỉnh (chiếm 71% tổng số các dân tộc ít ngời) mà còn có trình độphát triển kinh tế xã hội cao hơn các dân tộc khác và có nền văn hóa độc đáo

Tiếng Thái đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp của nhân dân các dân tộcvùng giữa và vùng cao Tại huyện Kỳ Sơn 90% dân số Khơmú biết tiếngThái, 80% dân số HMông nói tiếng Thái Trên lĩnh vực kinh tế, học tập kinhnghiệm của ngời Thái, ngời Khmú xuống núi khai phá đất làm ruộng nớc.Ngời Mông ở Na Ngòi (Kỳ Sơn) cũng bỏ nơng rẫy làm ruộng nớc Một bộphận ngời Thổ (Poọng) trớc đây du canh du c, nay học tập kinh nghiệm ngờiThái họ cũng làm ruộng nớc

Về phơng diện văn hóa, nhà ở, cách cấu trúc làng bản của nhiều dântộc chịu ảnh hởng sâu sắc của văn hóa Thái Nhóm dân tộc Poọng ở Tơng D-

ơng, nhóm Cuối ở Tân Kỳ thuộc dân tộc Thổ về cách thức làm nhà, cấu trúclàng bản về cơ bản đã hòa nhập vào tập quán Thái Trang phục cổ truyền củaKhơmú, Ơ Đu hiện nay gần nh biến mất

Trong quá trình giao lu văn hóa giữa các dân tộc, đã xuất hiện hiện ợng đồng hóa tự nhiên Ngời Ơ Đu và ngời Thái ở Tơng Dơng đang diễn raquá trình đồng hóa tự nhiên rất mạnh mẽ Điều này đặt ra cho chúng tanhiệm vụ cấp bách là giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện

t-đại giữa thống nhất và đa dạng, làm sao một mặt thúc đẩy quá trình giao luvăn hóa giữa các dân tộc, mặt khác phải gìn giữ bản sắc văn hóa và làm giàutinh hoa văn hóa của từng tộc ngời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Ngời Thái ở Nghệ An có thói quen gọi một nhóm ngời hay một dântộc theo hình thái sinh hoạt kinh tế, chẳng hạn, Tày Huổi (ngời Thái ở khesuối), Tay Na (Thái làm ruộng nớc), Tay Pao (bộ phận ngời Thái sống vensông).v.v

Con Cuông là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ

An, có lịch sử lâu đời từ thời kì văn hóa Hòa Bình xa xa Con Cuông, quê

Trang 9

h-ơng của đồng bào các dân tộc ít ngời, nơi đã từng chứng kiến và góp sức ngời

sức của làm nên: "Miền Trà lân trúc chẻ tro bay" (Đại cáo bình Ngô của

địa phơng: Tày Mờng, Tày Thanh và Tày Mời

Nhóm Tày Mờng (tự nhận là Thái Trắng), còn gọi là Hàng Tổng, tên phiếm chỉ là Tày Dọ, đây là nhóm có chủ mờng Theo nghĩa của tiếng Thái thì Tày Mờng” tức là ngời chủ ở trong mờng Tên Hàng Tổng có lẽ xuất hiện

muộn hơn, bởi vì nó mang gốc Việt theo tên gọi cấp hành chính tổng, xã ởvùng Thái sau cải cách hành chính của Minh Mệnh từ thế kỷ trớc.[5 - tr 320]

Nhóm Tày Thanh (tự nhận là Thái Đen), còn gọi là Man Thanh, không

có chủ ở mờng tức không phải ngời gốc của mờng Theo cách giải thích của

họ “Thanh” là tên gốc quê cũ của ngời Thái từ Thanh Hoá và Mờng Thanh (Điện Biên) Theo Đặng Nghiêm Vạn thì Man, Mùn hay Miền có nghĩa là ng-

ời Vì thế Man là một từ gốc Hán do ngời Hán ở Trung Nguyên dùng để chỉ

các dân tộc ở Nam Trung Quốc Nhóm Tày Thanh có tên phiếm chỉ là Nhại,trong tiếng Thái “nhại” có nghĩa là di chuyển hoặc "nhại" còn đợc dùng

trong các hoạt động nh “nhại hơn, nhại bản” (di chuyển nhà, di chuyển chỗ ở) Phải chăng ở đây Nhại là tên chỉ bộ phận Thái mới di chuyển đến, lúc đầu

chỉ ở tạm sau đó mới định c lâu dài[5]

Nhóm Tày Mời (tự nhận là Thái Đen), là nhóm có số dân ít hơn so với hai nhóm trên Tày Mời là tên gọi theo tên gọi theo tên quê hơng cũ của họ là

Mờng Muổi, Thuận Châu, Sơn La di c vào Nghệ An từ thời Lê Ngoài tên Tày Mời họ còn có tên phiếm chỉ là Mời hua cốp (do hai nhóm Thái trên gọi

họ với hàm nghĩa khinh miệt, ăn ở bẩn thỉu)

Mặc dù tên gọi khác nhau, nhng về cơ bản các nhóm Thái ở đây thốngnhất trên mọi phơng diện kinh tế- văn hoá- xã hội Thế nhng trên thực tế, banhóm Thái trên có những sắc thái riêng mang tính đặc trng của mỗi nhóm, từ

Trang 10

cung cách và thói quen sinh hoạt hàng ngày cho đến y phục trang sức, tín ỡng, âm, thanh điệu của tiếng nói, đặc biệt là phong tục tập quán Thiết nghĩ

ng-đây là một vấn đề hết sức phức tạp nhng rất lý thú, cần có thời gian đi sâunghiên cứu kỹ

ở luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề rất nhỏ, đó là

cách xng hô của ngời Thái Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng

tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một nhóm đó là Tày Thanh (tự nhận là Thái Đen) ở haixã Môn Sơn và Thạch Ngàn thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Từ đây,

khi chúng tôi nói Từ xng hô trong tiếng Thái thì đợc hiểu là từ xng hô trong

tiếng Thái Tày Thanh ở Huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An.

III Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu.

1 Nguồn t liệu.

Luận văn nghiên cứu từ xng hô của tiếng Thái ở một địa bàn hẹp đó làhai xã Môn Sơn và Thạch Ngàn Vì thế việc đầu tiên phải làm là điền dã, sutầm ngữ liệu ở hai địa bàn trên Tại đây, chúng tôi quan sát, phỏng vấn và ghi

âm các cuộc đối thoại của ngời Thái Từ đó thống kê các từ xng hô mà ngờiThái sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Chúng tôi mở rộng đối tợng quan sát

và phỏng vấn: Từ các cháu thiếu nhi, các em trờng dân tộc nội trú đến các cụgià trong bản Đặc biệt quan tâm đến các Thầy Mo, Ông Mối, Bà Một vì họ

là tầng lớp “Tri thức” dân tộc, nên họ am hiểu phong tục tập quán của dân tộcmình

Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu từ xừng hô, cách xng hô của ngời Tháiqua cứ liệu văn học dân gian Đặc biệt ngời thực hiện đề tài này có may mắnsinh ra và lớn lên trong một gia đình ngời Thái, còn giữ đợc những nét truyềnthống đặc sắc của dân tộc mình, và có những hiểu biết về ngôn ngữ cũng nhvăn hoá của ngời Thái Điều này thuận lợi rất lớn cho bản thân tôi thực hiện

đề tài này

2 Phơng pháp nghiên cứu.

Các nhà ngôn ngữ học cấu trúc đã giải quyết vấn đề ngôn ngữ trên cơ

sở hệ thống Vận dụng phơng pháp hệ thống để nghiên cứu từ xng hô, chúng

Trang 11

tôi tiến hành miêu tả, phân tích các cách dùng từ xng hô theo từng hệ thống,từng nhóm nh hệ thống đại từ, hệ thống danh từ thân tộc đợc dùng làm từ xnghô…

Phơng pháp so sánh - đối chiếu đợc chúng tôi sử dụng nhằm phát hiệnnhững nét tơng đồng và dị biệt chủ yếu của từ xng hô, cách xng hô trongtiếng Thái và tiếng Việt Chúng tôi chọn tiếng Thái làm ngôn ngữ cần phântích, cần làm sáng tỏ và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, là điều kiện làmsáng tỏ đặc điểm xng hô của tiếng Thái - ngôn ngữ đợc đối chiếu Trên cơ sởtìm ra sự tơng đồng và dị biệt giữa cách xng hô của hai ngôn ngữ, chúng tôicũng chỉ ra sự khác nhau về sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng của các từ x-

ng hô tơng đơng

IV Lịch sử vấn đề

1.Vấn đề từ xng hô trong tiếng Việt không phải là vấn đề mới, nó đợccác nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm Ngay từ năm 1651 khi biên soạncuốn “Từ điển Bồ Đào Nha - La tinh” ALexandre de Rhes đã dừng lại khá

lâu để miêu tả các từ xng hô của Tiếng Việt Ông viết “Chữ tôi dùng để bề

d-ới xng bề trên có nghĩa nh bầy tôi, tôi tớ ” Nhiều danh từ thân tộc có chức

năng xng hô nh danh từ Cậu, Bác… cũng đợc A de Rhes miêu tả kỹ Nhữngmiêu tả của ông hoàn toàn đúng với cách xng hô của Tiếng Việt ở thế kỷXVII [Dẫn 38, tr 17]

Năm 1951 M B Emeneau trong công trình “Studies in Vietnamese

Grammar” cũng đã dành một số trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn

về đại từ xng hô và chú ý nhiều đến nhóm từ xng hô lâm thời có nguồn gốc

danh từ Ông cho rằng “Trong Tiếng Việt rõ ràng là có đại từ nhân xng (đích

thực) mà một bộ phận nghĩa của nó là nhằm chỉ rõ ngời nói và ngời nghe

nh-ng chúnh-ng bị hạn chế rất nhiều tronh-ng khi xuất hiện về sự bày tỏ niềm kính trọng đối với ngời nghe…Mà điều” [21, tr9] ở đây ta thấy ông đã chỉ ra những hạn

chế của đại danh từ nhân xng đích thực trong Tiếng Việt Ông gọi các danh

từ đợc dùng làm từ xng hô là các Đại danh từ cơng vị ” Ông nhận xét về các

đại danh từ cơng vị nh sau: “Đa số các đại từ đó đều trùng làm một với

Trang 12

những danh từ chỉ những ngời bà con cùng huyết thống ” [20, tr9] Theo

thống kê của M B Emeneau thì có mời ba đại danh từ nhân xng cơng vị

trùng với các danh từ chỉ bà con thân thuộc nh Anh, Bà, Bác, Cậu, Con…

Nếu Emeneau chú ý nhiều đến sự mô tả hệ thống cấu trúc của từ xnghô Tiếng Việt thì L C Thompson lại đặc biệt chú ý đến mức độ (level) tức làsắc thái biểu cảm của các đại từ nhân xng Theo sự mô tả của ông thì đại từ

Tôi mang sắc thái cung kính (respectful) Đại từ Ta với ý nghĩa bề trên

(Superior) Đại từ Tao, Mày lại có 2 mức độ: Vừa có ý suồng sã (abrupt), vừa

có ý thân mật, thoải mái (familiar) Ông viết “các hình thái hỗn xợc Tao,

Chúng tao (ngôi trên), mày, chúng mày (chúng bay) biểu lộ hoặc một sự thân

mật giữa ngời nói và ngời nghe, hoặc nêu lên rằng ngời nói cho ngời nghe làthua kém mình nhiều Trong cách dùng này, các hình thái thờng là hỗn xợc

và sắc thái này khiến cho ngày nay chúng tôi đợc dùng trong đối thoại hằng ngày ” [ Dẫn 38, tr 8]

Nh vậy, L C Thompson chia đại từ nhân xng thành 4 mức độ giao tiếp.Nhng trong bài viết “Đại danh từ nhân xng Tiếng Việt” [35], tác giả NguyễnPhú Phong thu gọn 4 mức độ này thành 2 và chia đại từ nhân xng thành 2 hệthống, V và H Hệ thống V phản ánh thứ bậc trong quan hệ Hệ thống Hkhông Tác giả Nguyễn Phú Phong đã tóm tắt cả 2 hệ H (hệ hoành) và V (hệtung) qua các đại danh số ít trong bảng sau:

Ngôi 1 Ngôi 2 Ngôi 3

Hệ tung V Tôi

Qua bảng hệ thống này ông lí giải: Ngôi 2 ở hệ V còn trống, nghĩa là

không có đại từ nhân xng chính hiệu ở ngôi này Để điền vào chỗ này, ng“ ” ời

ta có thể sử dụng một danh từ, thờng là danh từ chỉ quan hệ họ hàng, chỉ chức ngôi trong xã hội…Mà điều” [tr11] Từ đó ông trình bày cách nhìn của mình về

2 hệ thống này và tập trung nghiên cứu vấn đề số nhiều của đại danh từ nhân

xng Ông nhận thấy rằng ngữ nghĩa của từ xng hô “trong lắm trờng hợp

không thể xác định cho một từ tách rời, đứng riêng biệt mà phải xét trong

Trang 13

khung cảnh từng cặp, nhất là cặp ngôi 1- ngôi 2, nghĩa là cặp đại danh từ nhân xng đối thoại [tr12]

Những thao tác nghiên cứu của Nguyễn Phú Phong đã mang lại mộtcách nhìn rành mạch, khúc chiết hơn về vấn đề số nhiều của đại danh từ nhânxng… Cho đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến và nhiềutác giả khác nh Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Yến, Nguyễn Minh Thuyết, HoàngThị Châu, Bùi Khánh Thế, Mai Xuân Huy, Phạm Ngọc Thởng, Trơng ThịDiễm thì từ xng hô đợc tiếp cận theo hớng mới: hoạt động hành chức của từ

xng hô Theo Nguyễn Văn Chiến: “Vấn đề sẽ rõ ràng và lí thú hơn khi chúng

ta xem xét những từ xng hô dới ánh sáng của lý thuyết dụng học và dân tộc học giao tiếp” [15, 60].

Ngời đầu t nhiều công sức vào mảng đề tài này là Nguyễn Văn Chiến.Với các công trình nghiên cứu của ông, từ xng hô Tiếng Việt đợc nghiên cứubằng phơng pháp tiếp cận hệ thống Tất cả từ xng hô Tiếng Việt đợc nghiêncứu nh là một chỉnh thể nguyên vẹn Đó là một hệ thống cấu trúc các yếu tốtrỏ ngời trong sinh hoạt giao tiếp - đối thoại, nội dung và giá trị của từng yếu

tố đợc xác định nhờ vào sự đối lập giữa yếu tố ấy với tất cả những yếu tố cònlại trong hệ thống thông qua những quan hệ phạm trù - Nguyễn Phú Phonggọi là “Phạm trù nhân xng”

Hớng tiếp cận từ xng hô dới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học vàdân tộc học giao tiếp đã đợc nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam ủng hộ Các tácgiả đã không dừng lại ở việc nghiên cứu giao tiếp chung chung mà đi sâunghiên cứu các phạm vi cụ thể trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ Đáng chú

ý là hàng loạt bài viết của Bùi Minh Yến trên tạp chí ngôn ngữ nh “Xng hô

giữa vợ chồng trong gia đình ngời việt , X ” “ ng hô giữa anh chị và em trong

gia đình ngời Việt , X ” “ ng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình ngời Việt

Tác giả Mai Xuân Huy với bài viết “Thử khảo sát các cung bậc của

ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng ngời Việt” đã đi sâu tìm hiểu cách dùng

ngôn ngữ theo sự thay đổi của các cung bậc tình cảm khác nhau giữa haithành viên Chồng - Vợ trong phạm vi gia đình ngời Việt Nguyễn Văn Chiến

đã tiến hành khảo sát các phạm trù nhân xng Tiếng Việt trên cơ sở đối chiếu

Trang 14

với các ngôn ngữ cùng loại hình (nh Lào, Khơ Me) và ngôn ngữ khác loạihình (nh Nga, Anh, Tiệp) Cùng với Nguyễn Văn Chiến, khuynh hớng nghiêncứu từ xng hô trong sự so sánh với các ngôn ngữ khác cũng đợc nhiều tác giảtiến hành nh: Hoàng Anh Thi đối chiếu với tiếng Nhật, Nguyễn Minh Thuyết

và Kim Young Soo đối chiếu với tiếng Hàn Quốc, Bùi Mạnh Hùng đối chiếuvới tiếng Bungari, Phạm Ngọc Thởng đối chiếu với tiếng Nùng…Những kếtquả nghiên cứu về từ xng hô của các tác giả đi trớc đã đem lại những gợi mở

bổ ích, đặt cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn cho đề tài của chúng tôi

Điểm qua lịch sử nghiên cứu từ xng hô Tiếng Việt để thấy rằng vấn đề

từ xng hô Tiếng Việt đã đợc nghiên cứu nhiều Từ đó chúng tôi có một cáchnhìn so sánh với tình hình nghiên cứu từ xng hô trong Tiếng Thái

2 Song song với việc nghiên cứu tiếng Việt, các học giả phơng Tâycũng có nhiều công trình nghiên cứu cho các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày -Thái Đó là các tác giả mà hậu thế khi nghiên cứu các ngôn ngữ này khôngthể không nhắc đến: W Schmidt, G A Grierson, H Maspéro, F Savana, G

H Luce, A.G Haudricourt, R Shafer, P Bene dict, S.E Jakhontov… VàHaudricourt là một trong những học giả có những công trình lớn về lĩnh vực

Đông Nam á học Những đóng góp của ông trong ngôn ngữ Tày - Thái chủ

yếu ở lĩnh vực ngữ âm học, lịch sử xã hội học của dân tộc này, ông viết “Từ

hơn nửa thế kỷ nay, các ngôn ngữ Thái là một đối tợng chọn lọc để áp dụng ngôn ngữ học so sánh vào các ngôn ngữ đơn âm tiết ở Viễn Đông Một số ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ có chữ viết, có một nền văn học quan trọng và có những từ điển đúng đắn.” [34, 78] Qua công trình nghiên cứu của ông ta

thấy đợc “sự biến đổi và tái lập hệ thống âm vị tiếng Tày - Thái cổ” Tức là

có sự biến đổi về phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối và âm tiết.[Xem thêm 34,tr80- 83] …

ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu kỹ về dân tộc Thái ởnhiều khía cạnh nh văn hoá học, xã hội học, lịch sử học…Các tác giả “NgờiThái ở Tây Bắc”- Cầm Trọng, 1979; “Văn hoá Thái Việt Nam”- Cầm Trọng-

Phan Hữu Dật, 1995 ; “Luật tục Thái” Ngô Đức Thịnh- Cầm Trọng; “Sơ lợc

giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” Lã Văn Lô- Đặng

Trang 15

Nghiêm Vạn, 1968 …Đã cho chúng ta thấy toàn cảnh xã hội dân tộc Tháisinh động với những phong tục, tập quán đặc sắc, thấy đợc nguồn gốc và sựphát triển của dân tộc này Các tác giả “Đại cơng về các dân tộc nói ngôn

ngữ Thái Tày ở Việt Nam - Lê Sĩ Giáo; Giới thiệu về chữ Thái Lai Pao của” “

ngời Thái Tơng Dơng Nghệ An - Trần Trí Dõi” - M Ferlus (Pháp), lại cung

cấp một số đặc điểm về ngôn ngữ của dân tộc Thái nh: Là ngôn ngữ đơn lập,

có chữ viết gần với chữ Phạn…Mà điềuRải rác một số bài viết: “Mối quan hệ giữa

Tiếng La Ha và Tiếng Thái”, Hoàng Văn Ma; “Giao thoa văn hoá và việc xâydựng đời sống văn hoá hiện nay ở các vùng ngời Thái”, Lê Sĩ Giáo; “Giaothoa văn hoá Thái”, Trơng Sĩ Hùng - Hoàng Kim Dung…Có bàn đến sự giaothoa, tiếp xúc của ngôn ngữ Thái với các ngôn ngữ khác, nhng cũng chỉ dừng

ở mặt xã hội học

Theo các công trình ngôn ngữ học, nhất là công trình của giáo s Phạm

Đức Dơng, tiếng việt (kinh) có cơ tầng (substrat) Môn-Khơ Me nhng lại vậnhành theo cơ chế Tày- Thái [47, 38]

Tóm lại, các tác giả đi trớc đã có công lớn trong việc tìm hiểu, nghiên

cứu các khía cạnh của ngôn ngữ Thái Tuy nhiên nếu nói ở góc độ ngôn ngữ

học đối chiếu so sánh thì cha có một công trình hoàn chỉnh, đầy đủ nào bàn

về ngôn ngữ của dân tộc này Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ gợi mở sự quantâm của các học giả

V Đóng góp của luận văn:

1 Qua việc nghiên cứu đề tài "lớp từ xng hô trong tiếng Thái đối chiếu

với tiếng Việt" làm tăng thêm sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc anh em

trong " đại gia đình các dân tộc Việt Nam" qua sự hiểu biết, tiếp xúc và giao

Trang 16

VI Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm:

Chơng 1: Những khái niệm liên quan đến đề tài.

Chơng 2: Cách xng hô bằng đại từ trong tiếng Thái.

Chơng 3: Cách xng hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Thái.

Trang 17

Chơng 1 Những khái niệm liên quan đến đề tài

1.1 Khái niệm từ xng hô và các ý kiến khác nhau.

1.1.1 Khái niệm.

Từ xng hô bao gồm các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ đợc sử dụng đểxng hô giao tiếp Trong Tiếng Việt lớp từ xng hô chứa đựng một tập hợp các

từ loại khác nhau rất phong phú và đa dạng

Từ xng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của ngôn ngữ đợc đa ra

sử dụng để “xng” (tự quy chiếu) và “hô” (quy chiếu vào ngời khác) Tác giả

Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa: ”Phạm trù xng hô hay phạm trù ngôi bao gồm

những phơng tiện chiếu vật nhờ vào đó ngời nói tự quy chiếu, tức tự đa mình vào diễn ngôn (tự xng) và đa ngời giao tiếp với mình (đối xng) vào diễn ngôn.

Nh thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp

đang diễn ra với điểm gốc là ngời nói ” [11, 73]

Diệp Quang Ban khi định nghĩa về đại từ nhân xng ông viết: “Đại từ

nhân xng là những từ dùng để chỉ ra ngời hay vật tham gia quá trình giao tiếp” [6, 125]

Hữu Quỳnh, tác giả cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt hiện đại” cũng đã

khẳng định: ”Đại từ xng hô là đại từ đợc dùng để xng hô hoặc thay thế và trỏ

ngời Đại từ xng hô trong Tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xng hô

và các đại từ xng hô lâm thời, mợn các danh từ biểu thị quan hệ thân tộc hay quan hệ xã hội ” [37, 163]

Phạm Ngọc Thởng, trong luận án tiến sĩ của mình đã kết luận: “Những

đại từ nào chỉ rõ vai nhân vật tham gia trực tiếp vào hành vi xng hô mới đợc coi là những đại từ xng hô thực thụ Đại từ ngôi thứ ba không phải là từ xng hô ” [38, 55]

Trơng Thị Diễm, trong luận án “Từ xng hô có nguồn gốc danh từ thân

tộc trong giao tiếp Tiếng Việt”, thì lại cho rằng “Từ hô là từ dùng để x “ ng”

(tự xng) và vừa dùng để hô (theo từ điển Hán Việt hô danh tức là gọi“ ” “ ” “

Trang 18

tên ) ” ở đây không chỉ hô gọi ngời đang trực tiếp giao tiếp với mình ở ngôi

thứ hai (đối xứng) mà còn hô gọi những ngời ở ngôi thứ ba: ngời đợc nói tới”

[21, 22] ở đây Trơng Thị Diễm đã không loại bỏ ngôi thứ ba ra khỏi từ xnghô

Nh vậy, qua các định nghĩa ta thấy, các ý kiến về từ xng hô có sự khác

nhau Loại ý kiến thứ nhất cho rằng “chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mới

thật sự là các ngôi xng hô" còn ngôi thứ ba vì không trực tiếp tham gia vào

cuộc giao tiếp nên đại từ ngôi thứ ba không phải là từ xng hô (Đỗ Hữu Châu).Loại ý kiến thứ hai thì cho rằng không thể loại bỏ đại từ ngôi thứ ba vì

“Nhân vật ngôi thứ ba không thể vô can đối với các nhân vật ở ngôi một và

ngôi hai đợc ” (Trơng Thị Diễm).

Theo quan điểm của chúng tôi thì, toàn bộ đại từ nhân xng ở cả bangôi đều thuộc hệ thống từ xng hô vì, nếu loại bỏ những từ hô gọi thuộc ngôithứ ba ra khỏi hệ thống từ xng hô thì sẽ rất khó khăn khi giải quyết các từ x-

ng hô”kiêm ngôi” (phân biệt với “Từ chuyên ngôi” - từ dùng của Đỗ Hữu

Châu) nh Ngời ta, Mình và đặc biệt là các từ xng hô thân tộc, tên riêng Đại

bộ phận lớp từ này là kiêm cả ba ngôi

1.1.2 Các ý kiến khác nhau.

Trong luận án tiến sĩ của mình Trơng Thị Diễm đã chỉ ra rằng, " Việc

nghiên cứu từ xng hô trong tiếng việt diễn ra thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chịu ảnh hởng của cấu trúc luận và giai đoạn thứ hai là giai đoạn ảnh hởng của ngữ pháp giao tiếp" [21, 17].

1.1 2.1 Đầu tiên các nhà Việt ngữ gọi tất cả các từ ngữ đợc dùng đểthực hiện hành vi xng hô là “Đại từ nhân xng” Theo đó, đại từ nhân xng (x-

ng hô) đợc chia thành hai nhóm:

a) Đại từ xng hô chuyên dùng: Tôi, Tao, Tớ, Hắn, Họ…

b) Đại từ xng hô lâm thời - những yếu tố đaị từ hoá để xng hô nh:Danh từ chỉ quan hệ thân tộc, Danh từ chức nghiệp, Danh từ chỉ học hàm,học vị, Từ ngữ chỉ nơi chốn…

Trang 19

Trần Trọng Kim gọi mảng này là “Đại danh từ” Ông quan niệm

“Những tiếng đại danh từ phần nhiều là do những tiếng danh từ mà ra.

Những tiếng từ ấy có khi dùng để chỉ bên Nam nh Ông , Thầy , Chú , “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” Cậu , Anh , Thằng , Chàng Có tiếng chỉ dùng để chỉ bên Nữ nh

“Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ”.…Mà điều

Bà , Mẹ , Cô , Thím , Mợ Có tiếng dùng để nói chung cả bên

“Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ”.…Mà điều

Nam, bên Nữ nh Ng “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ời , Cố , Cụ , Bác , Em ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” [Dẫn 38, tr8].

Trong “Tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Hữu Quỳnh cũng viết: Đại từ x “Ông”, “Thầy”, “Chú”,

-ng hô tro-ng Tiế-ng Việt gồm các đại từ chuyên dù-ng để ng hô và các đại từ

x-ng hô lâm thời, mợn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội ” [37, 163] Theo đó ông xem các danh từ nh: Anh, Chị, Em, Ông Bà, Chú, Bác, Con, Đồng chí…Mà điềucũng là đại từ.

Nguyễn Văn Chiến ở bớc đầu nghiên cứu về từ xng hô cũng nhất loạt

xem các từ xng hô lâm thời đều thuộc từ loại đại từ “Khác với hàng loạt ngôn

ngữ Ân Âu biến hình, hệ thống đại t nhân xng ngôn ngữ quốc gia Đông Nam á thờng là những hệ thống mở, không thuần nhất về chủng loại các yếu tố tạo thành Tính không thuần nhất này là hậu quả của một xu hớng ngôn ngữ chung, khá phổ biến trong khu vực: Tiếp nhận những yếu tố phi đại từ, chủ yếu là những hệ thống từ loại lân cận, trên những bậc những trình độ tích “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” “Ông”, “Thầy”, “Chú”, hợp khác nhau vào hệ thống đại từ ” ” [Tạp chí TV và các NN ĐNA, 1988].

Trên đây các tác giả đã quan niệm đại từ nhân xng bao gồm toàn bộnhững từ dùng để trỏ hay thay thế cho một chủ thể giao tiếp với mục đích x-

ng hô Đó là kết quả của giai đoạn nghiên cứu cấu trúc luận Các tác giả củagiai đoạn này cha thật sự ý thức đợc vấn đề từ xng hô và hiện tợng xng hôtrong giao tiếp ngôn ngữ Thực sự khi dùng thuật ngữ đại từ nhân xng(Personal Pronoun) để chỉ toàn bộ lớp từ này, các tác giả đã ít nhiều nhậnthấy cha ổn M B Meneau đã thấy rằng việc dùng thuật ngữ “Đại từ nhân x-ng” gọi nhóm này là không ổn, khái niệm “ngôi” (Person) ngữ pháp học củacác từ này không xác định nh các đại từ nhân xng của Tiếng Anh, TiếngPháp… ngôi của các từ này chỉ xác định trong ngữ cảnh Những khó khănnày đã đợc giải quyết với sự ra đời của thuật ngữ “Từ xng hô”

Trang 20

1.1.2.2.Thuật ngữ “từ xng hô” là kết quả nghiên cứu của ngữ pháp giaotiếp dựa trên lí thuyết kí hiệu của Benveniste Lí thuyết này đã phân biệt sựkhác nhau giữa kí hiệu đại từ và kí hiệu danh từ Kí hiệu đại từ tồn tại vớichức năng “thay thế” và nội dung của nó là “rỗng”, trong khi đó nội dung kíhiệu danh từ là”đặc” và có chức năng định danh Đại từ không có ý nghĩabiểu vật, không gọi tên (định danh) sự vật, khái niệm, hiện tợng trong thực tếkhách quan Nghĩa của đại từ là trỏ và thay thế Nghĩa của đại từ chỉ xác định

đợc trong giao tiếp Trơng Thị Diễm trong luận án tiến sĩ của mình đã đa ra ý

kiến: “Một khi đã xem đại từ là những từ không có ý nghĩa biểu vật thì “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ” cũng khó chấp nhận đợc tất cả những từ trong Tiếng Việt dùng để trỏ và “Ông”, “Thầy”, “Chú”, thay thế cho một chủ thể trong giao tiếp với mục đích xng hô vào từ loại đại ”.

từ Bởi vì ngoài những từ mà các tác giả gọi là đại từ nhân xng đích thực vốn không có nghĩa biểu vật và dùng để qui chiếu ba ngôi nh thờng thấy ở hầu hết các ngôn ngữ thì trong Tiếng Việt còn rất nhiều từ cũng mang chức năng xng hô nhng nghĩa biểu vật của nó vẫn nhận ra rất rõ (ví dụ những từ anh, chị, cô, bác, kỹ s, bác sĩ) ” [21, 20]

Nh chúng ta đã biết, khái niệm từ xng hô có ngoại diên rộng hơn đại từnhân xng rất nhiều Ngoài các đại từ nhân xng thực thụ, chúng còn tiếp thurất nhiều từ thuộc các từ loại khác nhau vào hệ thống để đảm nhận chức năng

xng hô Đỗ Hữu Châu cho rằng: Tr “Ông”, “Thầy”, “Chú”, ớc hết để xng hô, tất cả các ngôn ngữ

đều có các đại từ xng hô Đại từ xng hô trong Tiếng Việt (ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai ) là: Tôi, Tao, Ta, Mình, Mày, Bay, Chúng tôi, Chúng mày, Chúng tao, Chúng mình, Bọn mình …Mà điều ý nghĩa biểu cảm trong các đại từ x ng hô của Tiếng Việt quá đậm - Tiếng Việt thiếu hẳn một đại từ ngôi thứ hai hoàn toàn trung tính nh you Tiếng Anh- Cho nên chúng không thể đợc dùng trong giao tiếp ở ngữ vực qui thức và phi qui thức, theo phép lịch sự trang trọng, tôn kính, chúng thờng chỉ đợc dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ

từ thân mật đến suồng sã hoặc kinh rẻ Tuỳ theo ngữ cảnh mà Tiếng Việt còn dùng các phơng tiện sau đây để xng hô: Tên riêng, các danh từ thân tộc, các

từ chỉ chức nghiệp, những từ chuyên dùng để xng hô, một số tổ hợp dân dã…Mà điều” [tr 75-77].

Trang 21

Do đó, hợp lí hơn là không nên xem đờng ranh giới giữa các từ loại làcái gì đó rạch ròi, bất biến; và nên dùng thuật ngữ “từ xng hô” để chỉ toàn bộlớp từ này Đây chính là giải pháp mà các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đa ratrong những năm gần đây.

1.2 Chức năng của từ xng hô.

Có thể nói, chức năng chủ yếu của từ xng hô là thiết lập quan hệ tiếpxúc giữa những ngời đối thoại và duy trì cuộc thoại giữa các bên tham gia.Ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc (chức năng mở đầu cuộc thoại), từxng hô còn có chức năng biểu lộ thái độ, tình cảm cũng nh vị thế của cácnhân vật hội thoại Nói cách khác, từ xng hô là một vốn từ đặc biệt, đa chứcnăng ở luận văn này chúng tôi chỉ tìm hiểu chức năng định vị và chức năngthể hiện quan hệ liên cá nhân của từ xng hô

1.2.1 Chức năng định vị của từ xng hô.

Trong công trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, tác giả Đỗ Hữu Châu

đã khẳng định: “Trong ngôn ngữ tất cả các câu nói, bằng cách này hay cách

khác đều phải có yếu tố đóng vai trò định vị” [10, 130].

Khái niệm định vị đợc J.Lyons phát biểu nh sau: "Định vị đợc hiểu là

sự xác định và sự đẳng nhất ngời, quá trình, sự kiện mà ngời ta nói đến và qui chúng với một ngữ cảnh không - thời gian nào đó đợc tạo nên và đợc duy trì bởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của một ngời nói duy nhất và

ít ra là với một ngời nghe" [dẫn38, tr 16].

Từ định nghĩa của J.Lyons, chúng ta thấy sự định vị trong lời nói phải

đợc thực hiện bởi các nhân vật hội thoại- ngời nói và ngời nghe

Ba phạm trù định vị đã đợc ngữ pháp hóa và đã đợc nghiên cứu trongngữ pháp cổ điển là phạm trù ngôi (nhân xng), địa điểm và thời gian ở luậnvăn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu phạm trù định vị trong ngôi nhân xng qua các

từ xng hô- yếu tố định vị của ngôi

Chúng ta đều biết, con ngời luôn ở vào thế giao tiếp với nhiều lớp ngời,loại ngời khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn và

Trang 22

giao tiếp cũng diễn ra ở những hoàn cảnh rộng, hẹp khác nhau nh khônggian, thời gian cũng nh tính chất qui thức hay bất qui thức của cuộc giao tiếp.Chính vì thế các nhân vật hội thoại luôn luôn phải lựa chọn và sử dụng các từxng hô sao cho phù hợp với từng loại quan hệ vai và phù hợp với hoàn cảnhgiao tiếp Có nghĩa là, tùy vào mối quan hệ của ego (tôi) với ngời đối thoại

mà ego có thể xng "em" ở vị trí 1, nhng có thể xng "chị" ở vị trí 2, hoặc xng

"mẹ" ở vị trí 3 Việc thay đổi này đợc thực hiện nhờ vào điểm gốc qui địnhchỗ đứng của ego Nói rõ hơn, ego có thể thay đổi từ xng hô khi vị thế củaego không còn giữ nguyên vị trí ban đầu Điều này chứng tỏ vị thế của nhânvật giao tiếp là tơng đối

Trong giao tiếp, chúng ta thờng có một bộ tiêu chí để định vị vị thế củamình và vị thế của ngời đối thoại nh tuổi tác, quan hệ gia đình, quan hệ xãhội, vị thế giao tiếp Nói từ xng hô có chức năng định vị trong quá trình hộithoại điều ấy có nghĩa là từ xng hô có tác dụng bộc lộ vị thế của ngời nói vềngời nghe Ngời nói tự xác định và " ý thức" về vị thế của ngời đối thoại sovới bản thân mình mà sử dụng các từ xng hô tơng ứng Đồng thời, qua các từxng hô, ngời nghe cũng nhận biết đợc thái độ, tình cảm của ngời nói đối vớimình

Từ xng hô có thể giúp cho ngời ngoài cuộc cũng có những hiểu biếtnhất định về quan hệ của các nhân vật hội thoại Chẳng hạn, một ngời đợcgọi là "chú" hay tự xng là "chú" tất hẳn ẩn dấu quan hệ đã đợc xác định qua

từ xng hô đó Tùy điểm gốc và vật chuẩn đa ra ta mới có thể kết luận đợcquan hệ của các nhân vật hội thoại Nếu yếu tố định vị ở đây là quan hệ xãhội đơn thuần thì ngời đợc gọi hay xng là "chú" thờng là ngời có độ tuổichênh lệch so với ngời đối thoại khoảng một thế hệ (từ 15-20 tuổi) và ở đây

ta cũng chỉ đoán nhận đợc mối quan hệ giữa hai nhân vật hội thoại trên làquan hệ tuổi tác, giới tính Nếu yếu tố định vị là quan hệ trong gia đình thìnhân vật đợc gọi là "chú" thờng là em trai ruột (hay em họ)của bố lấy thế hệcon làm chuẩn

Giáo s Đỗ Hữu Châu khi nói về sự định vị xã hội, đã chỉ rõ " Trong

tiếng việt, ngoài một số từ nh "ngài", "bệ hạ" các từ định vị xã hội đều dựa

Trang 23

vào sự định vị trong gia đình, họ hàng nh "ông", "bà", "anh", "chị" làm cơ sở" [11, 237] Sự định vị này khiến cho các mối quan hệ ngoài xã hội trở nên

thân thiết hơn

Nh vậy, gọi một nhân vật nào đó là "em" hay "anh" hoặc bất luận một

từ nào khác trong hệ thống từ xng hô là phụ thuộc vào sự định vị vị thế củangời nói

Trong hoạt động giao tiếp, tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, tùy vào từng

đối tợng giao tiếp cụ thể mà các nhân vật hội thoại có thể lựa chọn cácnguyên tắc định vị khác nhau Hai nguyên tắc định vị thờng đợc sử dụngtrong giao tiếp là nguyên tắc tự ngã trung tâm và nguyên tắc lấy ngời kháclàm trung tâm Sử dụng nguyên tắc tự ngã trung tâm tức là ngời nói lấy bảnthân mình, lấy cái tôi (ego) của mình mà giao tiếp với nhân vật khác Nguyêntắc tự ngã trung tâm không những là cách định vai giao tiếp, vai ngời nói(ngôi 1) và vai ngời nghe (ngôi 2) mà còn là cách thể hiện vị thế, thể hiệnquan hệ liên các nhân của nhân vật hội thoại.Trong nguyên tắc tự ngã trungtâm vị thế của nhân vật ngôi 2 là một trong những yếu tố để nhân vật ngôi1lựa chọn từ xng hô trong giao tiếp Chẳng hạn, nhân vật ngôi 2 nhiều tuổi hơnnhân vật ngôi 1, do đó ở vị thế cao hơn, trong trờng hợp này nhân vật ngôi 1

có thể tự xng là em, cháu, tôi, tùy vào mối quan hệ - quan hệ liên cá nhângiữa nhân vật ngôi 1 và nhân vật ngôi 2

Nguyên tắc lấy ngời khác làm trung tâm hay còn gọi là nguyên tắc gọi

thay ngôi Nguyên tắc gọi thay ngôi “là một vế đặc biệt của sự xng hô mà

ng-ời đợc gọi lại giữ một "vai" khác trong mối quan hệ xã hội với ngng-ời khác thay vì đang xng hô với mình" [15, 62].

Nguyên tắc gọi thay ngôi đợc các nhân vật hội thoại sử dụng hết sứclinh hoạt, phong phú và đa dạng Nhờ nguyên tắc gọi thay ngôi mà các nhânvật giao tiếp có thể vợt qua đợc những "mâu thuẫn", những băn khăn khi phảilựa chọn từ xng hô Chẳng hạn, trong gia tộc, A là anh của B nhng B có địa vịxã hội cao hơn A Nếu A dùng cặp từ xng hô anh- em thì có sự "mâu thuẫn"

giữa quan hệ gia tộc và địa vị xã hội Do đó, " trờng hợp gặp ngời đối thoại

có thứ bậc thấp hơn mình nhng đã lớn, đã có cơng vị trong xã hội là phải đổi

Trang 24

lại cách xng hô bằng cách thay vào đó cách xng hô của bậc con, bậc cháu mình (chẳng hạn, thay em bằng chú, bằng cô; thay cháu bằng anh, bằng chị)

[55, 142] Nhiều khi không nhất thiết là ngời đối thoại có địa vị xã hội thấphơn mình mới phải sử dụng nguyên tắc thay ngôi Chẳng hạn, một vị giáo s

đi đón cháu ở mẫu giáo, gặp cô giáo của cháu mình, vị giáo s có thể nói: "xinphép cô, tôi đón cháu về" Xét về tuổi tác, vị giáo s hơn tuổi cô giáo của cháumình Xét về cơng vị xã hội, giáo s cũng có cơng vị cao hơn nhng vẫn gọi ng-

ời đối thoại bằng "cô" thay cho cháu mình Việc gọi thay ngôi ở đây thể hiệnthái độ tôn trọng của vị giáo s đối với cô giáo của cháu mình

Tóm lại, với những từ xng hô nhất định, nhân vật giao tiếp có thể bộc

lộ nhận thức của mình với đối tợng cùng giao tiếp Mặt khác, từ xng hô cũngxác định rõ hơn quan hệ giữa ngời nói, ngời nghe qua chức năng định vị củamình

1.2.2 Chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân.

Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối vớichính sự phát, nhận trong giao tiếp Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánhxét trong tơng quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp vớinhau

Theo Đỗ Hữu Châu quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có

thể xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy

(power), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi làtrục thân cận (solidarity) Trong xã hội, con ngời khác nhau về địa vị xã hội.Cái gọi là địa vị xã hội có thể do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp mà có.Theo trục quyền uy thì những ngời giao tiếp ở mức độ cao - thấp hoặc bình

đẳng với nhau và quan hệ vị thế là phi đối xứng, có nghĩa là một khi đã xác

định đúng thì sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp, không thể qua thơng ợng mà thay đổi vị thế Trên trục khoảng cách các nhân vật giao tiếp có thểgần gũi mà cũng có thể xa cách nhau Trục này có hai cực: thân tình và xa lạthuận với mức độ hiểu biết về nhau của những ngời giao tiếp nhng khôngnhất thiết đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau Thân cận là trục đối xứng, có nghĩa

Trang 25

l-là trong quá trình giao tiếp nếu Sp1 dịch lại gần Sp2 thì Sp2 cũng sẽ dịch lại gầnSp1 (tất nhiên trừ trờng hợp có ngời không cộng tác, từ chối sự biến đỏi đó) vàngợc lại Qua thơng lợng có thể thay đổi khoảng cách [11, tr17]

Giữa hai trục quyền uy và thân cận có sự tơng ứng Khoảng cách địa vịxã hội càng lớn thì ngời ta càng khó gần gũi nhau Tuy nhiên không phải baogiờ hai trục nay cũng đi đôi với nhau

Vị thế xã hội và mức độ thân cận cũng là những yếu tố thuộc hình ảnhtinh thần mà những ngời tham gia giao tiếp xây dựng về nhau Khi tròchuyện với ngời cha từng quen biết, thông thờng chúng ta phải thăm dò đểxác định vị thế xã hội của ngời đó Trừ tuổi tác, để xác định đợc đúng vị thếcủa ngời giao tiếp, chúng ta phải dựa vào những chỉ dẫn từ bên ngoài nh cách

ăn mặc: "hơn nhau tấm áo manh quần" , điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng cho

đến bên trong nh những hiểu biết, hứng thú.v.v mà ngời giao tiếp với mình

để lộ ra trong quá trình giao tiếp

Quan hệ liên cá nhân chi phối cả quá trình giao tiếp, cả nội dung vàhình thức của diễn ngôn Trong các ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt, xnghô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân Qua xng hô mà Sp2 nhậnbiết Sp1 đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa anh ta với mình

nh thế nào Bởi chính quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh cách xng hô chonên những ngời đối thoại cũng thờng thay đổi cách xng hô để thử nghiệmhoặc bày tỏ ý muốn thay đổi quan hệ liên cá nhân sử dụng từ xng hô là mộtchiến lợc thiết lập quan hệ liên cá nhân trong hội thoại [11, 18]

Có thể nói, từ xng hô là một trong những dấu hiệu ngôn ngữ thể hiện

rõ quan hệ dọc và ngang- quan hệ liên cá nhân của nhân vật giao tiếp Cácnhân vật sử dụng từ xng hô ở trục quan hệ nào để giao tiếp với nhau phụthuộc vào quan hệ giữa mình với ngời đối thoại, phụ thuộc vào hoàn cảnhgiao tiếp, chủ đề giao tiếp và mục đích giao tiếp cũng nh chiến lợc giao tiếp

Từ xng hô không những có tác dụng bộc lộ vị thế của nhân vật giaotiếp trên hai trục quan hệ dọc và ngang mà còn có tác dụng bộc lộ thái độ,tình cảm của nhân vật hội thoại

Trang 26

Xét về mặt dụng học, chức năng của từ xng hô là làm nổi rõ quan hệ giữangời nói và ngời nghe Đồng thời, ngời ngoài cuộc cũng có thể nhận biết đợcmối quan hệ của các nhân vật hội thoại qua các từ xng hô Quan hệ đợc nói tới ở

đây trớc hết là quan hệ về thái độ, tình cảm, ứng xử của các nhân vật hội thoại.Vậy những quan hệ đó nổi rõ theo cấp độ nào, thân mật hay lạnh nhạt, tôn trọnghay khinh bỉ, hay trung hòa về sắc thái tình cảm Điều này phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp của từ xng hô

Trong giao tiếp hàng ngày cũng nh trong một cuộc thoại, nếu nh cácnhân vật giao tiếp thay đổi từ xng hô so với cách xng hô ban đầu thì quan hệgiữa các nhân vật tơng tác cũng thay đổi Sự thay đổi này có thể diễn ra haichiều: tích cực hoặc tiêu cực, từ lạnh nhạt sang thân mật và ngợc lại

Nh vậy, chúng ta có thể ghi nhận sự đóng góp của từ xng hô trong việcbộc lộ sắc thái tình cảm và quan hệ của các nhân vật giao tiếp Có thể nói, haichức năng, định vị và bộc lộ sắc thái tình cảm của từ xng hô đều góp phầntạo nên vị trí của nó khi đi vào sử dụng Hai chức năng này gắn bó chặt chẽvới nhau và cùng thúc đẩy quá trình giao tiếp Nếu nh vai trò định vị của từxng hô giúp cho nhân vật giao tiếp xây dựng đợc sự thỏa thuận, phân vai nói /nghe (giữa ngời nói và ngời nghe) thì vai trò bộc lộ sắc thái tình cảm có tácdụng bộc lộ cái riêng của ngời nói, tức là bộc lộ thái độ, tình cảm của ngờinói đến ngời nghe và ngợc lại

Nhờ chức năng định vị của từ xng hô, nhân vật hội thoại có thể lựachọn những từ cần dùng một cách chính xác Và chức năng bộc lộ sắc tháitình cảm giúp ngời nói và ngời nghe lựa chọn đợc những từ có giá trị thẩm

mĩ, góp phần tăng hiệu quả giao tiếp

1.3 Hệ thống từ xng hô trong tiếng Thái.

Hệ thống từ xng hô trong tiếng Thái không phong phú và đa dạng nhtrong tiếng Việt Tiếng Việt có trên 20 đại từ nhân xng chuyên dùng Trongtiếng Thái số lợng đại từ nhân xng chuyên dùng ít hơn, tiếng Thái không có

các đại từ nh gã, ả, thị, y, vị, ngơi; và các từ nàng, chàng, thiếp chỉ dùng trong

các điệu khắp, lăm (một hình thức hát đối đáp) chứ không đợc dùng làm từ

Trang 27

x-ng hô, nhx-ng trox-ng tiếx-ng Thái các đại từ có đủ sắc thái từ thân mật, suồx-ng sã

đến kính trọng Trong tiếng Việt, bên cạnh các đại từ nhân xng chuyên dùngcòn có một số lợng lớn các từ và ngữ khác để xng hô Trong số này có: Danh

từ chỉ quan hệ thân tộc (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, cô, bác, con, cháu ) Danh

từ chỉ quan hệ xã hội (bạn, đồng chí, đồng hơng ) Danh từ chỉ chức vụ xãhội hoặc những nghề nghiệp đặc biệt (chủ tịch, tổng thống, bộ trởng, thầy, cô,bác sĩ, ) Danh từ riêng mà cụ thể là tên của nhân vật giao tiếp hoặc tên củanhững ngời thân nh chồng, con Đối với tiếng Thái, bên cạnh đại từ xng hôchuyên dùng thì danh từ thân tộc cũng đợc làm từ xng hô với những qui tắcchặt chẽ Ngoài ra chúng ta ít gặp cách xng hô dùng các danh từ riêng, danh từchỉ quan hệ xã hội, danh từ chỉ chức vụ trong giao tiếp của ngời Thái Điềunày chúng tôi sẽ nói rõ ở những chơng sau

1.4 Tiểu kết.

Trong chơng này, chúng tôi nêu một số vấn đề mang tính chất tiền đề

lí thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, những vấn đề gồm:

1 Xng hô trong tiếng Việt là một vấn đề đợc quan tâm từ rất sớm và

đã đợc nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Tuy vậy, vấn đề về từ xng hôvẫn còn nhiều ý kiến khác nhau

2 Nghiên cứu từ xng hô trong hội thoại, nghĩa là nghiên cứu từ xng hô

trong hoạt động hành chức của chúng Vì thế, các nhân tố chi phối từ xng hô

nh vị thế xã hội, quyền uy của các nhân vật giao tiếp hay tính quy thức haykhông quy thức của ngữ cảnh cũng đợc xét tới làm cơ sở để nghiên cứu từxng hô

Các phơng tiện dùng để xng hô trong tiếng Việt là những đơn vị ngônngữ chúng tôi dùng làm cơ sở để đối chiếu với các phơng tiện dùng để xnghô trong tiếng Thái Theo giả thiết của chúng tôi, quá trình đối chiếu hai hệthống từ xng hô (Việt - Thái) sẽ dẫn tới những hiện tợng sau:

Thứ nhất, có những đơn vị ngôn ngữ đợc dùng làm từ xng hô trong hệthống này nhng lại thiếu vắng (không đợc dùng làm từ xng hô) trong hệthống kia

Trang 28

Thứ hai, có những đơn vị ngôn ngữ đợc sử dụng làm từ xng hô trong cảhai hệ thống ngôn ngữ (Việt, Thái) nhng ở mỗi hệ thống ngôn ngữ, những

đơn vị đó sẽ có những cách sử dụng và sắc thái biểu cảm khác nhau

Thứ ba, có những đơn vị ngôn ngữ đợc dùng làm từ xng hô với cách sửdụng và sắc thái (ở một hoàn cảnh nhất định với một nét sắc thái nhất định)giống nhau giữa hai hệ thống (Việt, Thái)

Tất cả những hiện tợng giống/ khác nhau, tơng đơng / không tơng

đ-ơng, có / không có những đơn vị dùng làm từ xng hô cũng nh cách dùng vàsắc thái biểu cảm của các từ đó giữa hai ngôn ngữ sẽ đợc chúng tôi lí giải,phân tích kỹ ở chơng sau

Chúng tôi nghiên cứu từ xng hô tiếng Thái theo các bớc sau:

- Miêu tả các nét nghĩa và sắc thái biểu cảm của từ xng hô tiếng Thái

- Phạm vi sử dụng từ xng hô: phạm vi gia đình và phạm vi xã hội

Trang 29

Chơng II Cách xng hô bằng đại từ trong tiếng Thái

Để hệ thống hóa danh sách đại từ xng hô tiếng Thái, chúng tôi lập bảngdanh sách các từ xng hô dựa trên tính chất định vị (định vị ngôi nhân xng) củatừng đại từ Nh vậy, bảng danh sách đại từ xng hô tiếng Thái đợc chia thành bangôi: các đại từ ngôi 1, các đại từ ngôi 2 và các đại từ ngôi 3 Tuy nhiên, trongtiếng Thái cũng nh tiếng Việt, có những đại từ ở thể lỡng ngôi: vừa ở ngôi thứ

nhất, vừa ở ngôi thứ 2 hay ngôi thứ 3 nh đại từ Mình trong tiếng Việt, đại từ Hau,

Tu cú trong tiếng Thái ở đây chúng tôi sẽ miêu tả đại từ nhân xng tiếng Thái

theo từng nhóm nh đại từ nhân xng ngôi 1, đại từ nhân xng ngôi 2

2.1 Đại từ nhân xng (Xem bảng 1).

* Căn (Tao, Tôi): Ngôi 1 số ít

Đại từ nhân xng mang sắc thái trung tính Có tính khái quát cao, sửdụng trong giao tiếp không phân biệt tuổi tác, vị thế Có ý nghĩa tơng đơng từ

"Câu" trong Tiếng Nùng Trong Tiếng Tày Mờng thì gọi là "Cu".

* Thàu (mày): Ngôi 2 số ít

Đợc dùng phổ biến nhng với sắc thái suồng sã Căn và thàu làm thành một cặp xng hô tơng ứng.Ví dụ:

pó (bố) : Thàu pay ết lờ mà? (Mày đi đâu về?)

Lục (Con): Căn pay liểng khoài mà (tao đi chăn trâu về)

3 Trung tính

Kính trọng

Mằn Xiêu

Muốt hau

*Mừng (Không có từ tơng đơng trong tiếng Việt): Ngôi 2 số ít

Trang 30

Đợc dùng phổ biến với sắc thái lịch sự, kính trọng Có ý nghĩa tơng

đ-ơng từ "you" trong tiếng Anh Thờng ngời ở vị thế thấp dùng để chỉ ngời ở vị

thế cao hơn.Ví dụ:

Mia (Vợ): Lèng nỉ mừng dú hơn bò?

(Bữa cơm tối nay anh có ăn ở nhà không?)

Phua (Chồng): Bọ, căn nhằng mừa hơn lùng cồ

(Không, tôi phải sang nhà bác cả)

Lục (con): Mự ná mừng pay háy bò?

(Ngày mai bố có lên rẫy không)

pó (bố): Căn pay khin long bán na

(Tao đi ăn đám cới làng trên.)

* Mằn (nó):

Đại từ nhân xng ngôi 3 không trực tiếp tham gia vào hoạt động xnghô, mà chỉ là từ dùng để chỉ ngời đợc nói tới, có vị thế thấp hơn, với sắc tháitrung tính

Ví dụ:

Phua (Chồng): I hống pay ka lơ?

(Con chị cả đi đâu?)

Mia (Vợ): Mằn nhăng pay háy

(Nó còn đi rẫy)

* Xiêu: Không có từ tơng đơng trong tiếng Việt

Đại từ xiêu thờng đợc ngời ở vị thế thấp chỉ ngời ở vị thế cao hơn nhng

ở ngôi thứ 3 với sắc thái kính trọng Ví dụ:

- Lùng thàu dù hơn bó?

(Bác trai mày ở nhà không?

Bó, xiêu pay dam lan lẻo

(Không, ông ấy đi thăm cháu rồi)

* Khỏi (tôi): Ngôi 1 số ít

Đây vốn là một danh từ có nghĩa là "tôi tớ", "tôi đòi"; Hiện nay "khỏi"

đã đại từ hóa và đợc sử dụng rộng rãi trong một số ngôn ngữ: Tày, Thái,

Nùng Đợc dùng với sắc thái kính trọng, lịch sự Khỏi và ngài làm thành một

Trang 31

cặp xng hô tng ứng, chủ yếu đợc sử dụng trong phạm vi xã hội Điều nàychúng tôi sẽ nói rõ ở phần sau.

*Ngai: Ngôi 2 số ít, mang sắc thái lịch sự, kính trọng Không có từ tơng

đơng trong tiếng Việt, Tơng đơng với "you" trong tiếng Anh.

ng trong tiếng Thái

2.2.1 Đại từ xng hô ngôi thứ nhất số ít:

Bảng 2 thể hiện những nhân tố cụ thể chi phối dùng đại từ nhân xngngôi1 số ít

Trang 32

* Đại từ Căn:

Đại từ này tạo thành cặp xng hô tơng liên Căn (tao)-Mừng, Thàu

(mày) Tùy theo vị thế của ngời sử dụng, căn có những sắc thái biểu cảm

Trong hoàn cảnh giao tiếp phi quy thức, ngời ở vị thế cao, bậc trên

th-ờng dùng căn để tự xng với ngời có vị thế thấp hơn, biểu thị thái độ suồng sã,

hách dịch Ví dụ:

Căn bá thàu zin bó?

(Tao nói mày nghe không)

Thàu pay xoóc lua năm căn bó?

(Mày đi kiếm củi với tao không)

Với sắc thái ý nghĩa này, đại từ "căn" tiếng Thái tơng đơng từ "tao" tiếng Việt Có nghĩa là đại từ "tao" trong tiếng Việt cũng đợc ngời ở vị thế

trên sử dụng để xng hô với ngời ở vị thế thấp trong hoàn cảnh không quythức với sắc thái suồng sã

Nh vậy, khi ego có tuổi tác, địa vị cao hơn ngời đối thoại thì anh ta

mới có thể dùng "căn" (tiếng Thái), "tao" (tiếng Việt) để xng với ngời có vị thế thấp hơn mình Trong trờng hợp này, đại từ "căn" tiếng Thái cũng nh đại

từ "tao" của tiếng Việt biểu thị cho quan hệ phi đối xứng của nhân vật hội

thoại

Cũng trong hoàn cảnh giao tiếp không quy thức, khi những ngời ở vị

thế bằng vai, nh bạn bè, vợ chồng xng "căn" với nhau lại biểu thị thái độ thân

mật, gần gũi.Ví dụ:

Bạn: Thàu mà đảy kỉ mử lẻo?

Trang 33

(Mày về đợc mấy hôm rồi)

Bạn: Căn hiêng mà

(Tao mới về)

Vợ: Mng hờ lục pay bó?

(Anh cho con đi không)

Chồng: Căn hờ pay mằn bo pay

(Tao cho nhng nó không đi)

Trong những loại vai ngang bằng nhau nh bạn - bạn, vợ - chồng đại từ

căn (ngôi 1), thàu, mừng (ngôi2) là những dấu hiệu ngôn ngữ biểu thị cho

mỗi quan hệ của các nhân vật hội thoại - quan hệ đối xứng

"Căn" đợc sử dụng trong quan hệ vai vợ - chồng có điểm cần lu ý, khi

ngời Thái xng hô căn - thàu, mừng với nhau thì không nên hiểu và chuyển dịch nét nghĩa của đại từ căn - thàu, mừng = mày - tao Trong loại quan hệ vai này có nét nghĩa của anh - em Lúc này, tính chất của đại từ căn - thàu,

mừng tiếng Thái gần nh tính chất của đại từ I - You tiếng Anh ở phạm vi này,

tính khái quát của đại từ "căn "trong tiếng Thái cao hơn đại từ "tao" trong

tiếng Việt

Trong quan hệ vai bạn - bạn, giữa đại từ "căn" tiếng Thái và đại từ

"tao" tiếng Việt cũng có nét giống nhau là dùng trong giao tiếp không quy

thức với sắc thái thân mật, gần gũi

Nhng xét về yếu tố tuổi tác thì việc sử dụng đại từ căn và tao giữa hai thứ tiếng lại có sự khác nhau ở chỗ, bạn bè ngời Việt thờng chỉ xng tao -

mày với nhau khi còn trẻ Khi đã có gia đình riêng và con cái, bạn bè ngời

Việt thờng xng tôi và gọi bạn mình là bác, chú, cô tức gọi thay con cháu mình Hoặc xng tôi và gọi anh, chị theo nguyên tắc " xng khiêm, hô tôn"

của ngời Việt

Sự xuất hiện của ngời thứ ba nh con, cháu hay ngời xa lạ cũng khiếncho xng hô giữa bạn - bạn ở ngời Việt cần chuẩn mực hơn Do đó, họ không

thể dùng cặp từ tao - mày để xng hô.

Nh vậy, đại từ tao (và đại từ mày ngôi thứ hai tơng ứng) hầu nh vắng

bóng trong xng hô ở những cặp vai bạn- bạn đã đứng tuổi của ngời Việt

Trang 34

Trong quan hệ vai bạn - bạn của ngời Việt có sự thay đổi từ xng hô theo độ

tuổi Ngợc lại, ở tiếng Thái, cặp từ xng hô căn - thàu vẫn đợc những ngời bạn

già thờng xuyên sử dụng để xng hô thân mật với nhau

Chúng ta có thể hình dung những nét giống / khác nhau giữa đại từ

"căn" tiếng Thái và đại từ "tao" tiếng Việt qua bảng sau: (bảng 3)

trên

Vai

dới

Ngang bằng

không quy thức

Quy thức

Thân mật

Suồng sã

ít thay đổi

có thay đổi

Căn cứ vào những điều phân tích, miêu tả và qua bảng trên, chúng ta

có thể nhận xét những nét giống / khác nhau giữa hai đại từ căn và tao.

Những điểm giống nhau: ở bất cứ quan hệ vai nào trên / dới hay ngang

bằng, ở phạm vi sử dụng trong gia đình / ngoài xã hội hay lỡng vi (vừa dùng

trong gia đình vừa dùng ngoài xã hội), đại từ căn và tao đều giống nhau là

chỉ đợc các nhân vật hội thoại sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp không quythức (informal)

Căn và tao chỉ đợc hai loại quan hệ vai sử dụng: ngời ở vị thế cao xng

với ngời ở vị thế thấp hay những ngời có vị thế ngang bằng nhau Nếu xng hô

chuẩn mực, ngời ở vị thế dới không thể dùng căn, tao để tự xng trớc ngời ở vị

thế trên

Những điểm khác nhau: Đại từ căn trong tiếng Thái đợc sử dụng rộng

rãi trong nhiều cặp vai khác nhau nh bạn - bạn, vợ - chồng với sắc thái gần

gũi, thân mật Trong khi đó, ở loại vai ngang bằng, đại từ tao của tiếng Việt

chỉ đợc dùng trong quan hệ vai bạn bạn chứ không thể dùng trong vai vợ chồng Tuy nhiên, ở nhiều cặp vợ chồng ngời Việt, khi mâu thuẫn lên đến

Trang 35

-đỉnh điểm và xung đột xẩy ra thì đại từ tao - mày vẫn đợc sử dụng trong các

phát ngôn của họ

Cặp đại từ căn - thàu, mừng đợc sử dụng trong quan hệ vai giữa vợ và

chồng ngời Thái không có sự thay đổi về thời gian Nghĩa là, từ khi lấy nhau

cho đến khi về già họ vẫn sử dụng cặp xng hô căn- thàu, mừng với nhau.

Điều này chúng tôi sẽ lí giải rõ ở phần sau

Trong quan hệ vai bạn - bạn, đại từ căn đợc sử dụng với thời gian dài,

ít thay đổi Ngợc lại, cùng loại quan hệ vai bạn - bạn, đại từ tao chỉ đợc cặp

bạn ngời Việt sử dụng trong một thời gian ngắn, có thay đổi Nói rõ hơn, yếu

tố tuổi tác chi phối tới cách sử dụng đại từ tao trong quan hệ vai bạn - bạn

của ngời Việt Trái lại, yếu tố tuổi tác hầu nh ít tác động tới cách dùng đại từ

căn trong quan hệ vai bạn - bạn của ngời Thái.

Do đợc nhiều loại vai sử dụng nên phạm vi hoạt động của đại từ căn rộng hơn phạm vi hoạt động của đại từ tao Căn đợc dùng trong gia đình nh

giữa vợ chồng, dùng ngoài xã hội nh bạn - bạn và đợc dùng cả trong gia đình

cũng nh ngoài xã hội (có tính lỡng vi) Trong khi đó, tao của tiếng Việt chỉ

hoạt động ở hai phạm vi: phạm vi xã hội nh bạn - bạn và phạm vi trung gian(trong trờng hợp ngời ở vị thế trên xng với ngời ở vị thế dới)

Xét trong nội bộ tiếng Thái, khi sử dụng đại từ căn cần lu ý: Đại từ

căn đi với đại từ mng đợc sử dụng trong xng hô các ngành Thái, các địa

ph-ơng có sự khác nhau Ngời Thái tày Mờng sử dụng cặp đại từ căn - mừng để

xng hô trong gia đình và ngoài xã hội, biểu hiện thái độ thân mật, kính trọng

và cả suồng sã Trong khi đó ngời Thái tày Thanh lại có cách dùng khác ởtày Thanh, khi ngời có vị thế thấp hơn xng hô với ngời có vị thế cao hơn

mình thì họ dùng cặp đại từ xng hô căn - mừng, biểu hiện sự kính trọng Còn

khi xng hô với ngời có vị thế ngang bằng hoặc thấp hơn mình thì họ sử dụng

cặp đại từ xng hô căn - thàu, biểu hiện sự thân mật hoặc suồng sã Chẳng hạn, khi chồng xng hô với vợ thì dùng cặp từ căn - thàu, nhng khi vợ xng hô với chồng thì phải dùng cặp từ căn - mừng Ví dụ:

Chồng: Thàu pay ết lờ mà?

(Mày đi đâu về?)

Trang 36

(Không, tao còn đi coi rẫy).

Nh vậy, trong xng hô của ngời tày Thanh có sự phân biệt trong quan hệ

vai Cũng đều xng là căn nhng ngời ở vị thế cao hơn thì dùng căn -thàu để

x-ng hô, trox-ng khi đó x-ngời ở vị thế thấp thì lại dùx-ng căn - mừx-ng để xx-ng hô.

Đại từ "tôi" của tiếng Việt cũng đợc sử dụng khác nhau ở những phơngngôn khác nhau Trong phơng ngôn Hà Nội, ngời ở vị thế thấp ít khi xng

"tôi" với ngời ở vị thế cao hơn mình Ngợc lại, trong phơng ngôn Nghệ Tĩnh,

ngời ở vị thế thấp vẫn thờng xng "tôi" (tui) trớc ngời ở vị thế cao mà không bị

coi là hỗn láo

* Đại từ Khỏi:

Đây là một đại từ nhân xng khá đặc biệt Trong nhiều tài liệu, khỏi đợc dịch ra tiếng Việt bằng từ "tôi" và thờng đợc coi là một từ tơng đơng Tuy nhiên, phạm vi và chức năng sử dụng giữa khỏi và tôi khác nhau khá xa Khỏi

là đại từ đợc ngời ở vị trí thấp sử dụng để xng với những ngời ở vị thế cao

hơn Khác với trong tiếng Tày, Nùng khỏi không có đại từ nào ở ngôi 2 để

tạo thành cặp xng hô tơng ứng, thì trong tiếng Thái ngời ta vẫn dùng một đại

từ ngai để tạo thành cặp xng hô tơng ứng Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của chúng tôi, thì từ ngài có thể là Việt hóa, trong tiếng Thái cổ không có từ này Mặc dù vậy, ngày nay trong cách xng hô của ngời Thái thì cặp xng hô khỏi -

ngai vẫn đợc dùng phổ biến Dù ở bất cứ hoàn cảnh giao tiếp qui thức hay

không qui thức, khỏi luôn luôn biểu thị một giá trị biểu cảm là lịch sự, kính

trọng của ngời ít tuổi với ngời cao tuổi, ngời ở vị thế thấp đối với ngời có vịthế xã hội cao hơn

Ngời tự xng là khỏi có thể nói với bậc ông bà: ù (ông), áu (bà); với bậc

cô, bác: của (cô), chú (ao), Lùng (bác trai) Khỏi có thể dùng để xng thay

Trang 37

cho lan (cháu), lục (con), noọng (em) sắc thái hoàn toàn nh nhau trong các

câu:

- U ơi, lan pay a nớ (ông ơi cháu đi nhé)

hay - U ơi, khỏi pay a nớ (ông ơi, tôi đi nhé).

- ái ơi, noọng ma nớ (anh ơi em về nhé)

hay - ái ơi, khỏi ma nớ (anh ơi tôi về nhé).

Xét về phạm vi sử dụng, đại từ "khỏi" chủ yếu đợc dùng trong quan hệ

xã hội ví dụ:

- Lùng ơi hờ khỏi tham tàng mừa bán Mét

(Bác ơi cho cháu hỏi đờng về bản Mét)

Trong quan hệ thông gia, ngời Thái gọi thông gia của mình là "ảnhloong", "mể loong" (ảnh, mể = bố, mẹ; loong = thông gia) và tự xng là

"khỏi", hoặc có khi thân mật hơn họ chỉ gọi "ảnh", " mể" (bố, mẹ), thực chất

đây là cách gọi thay vai, lấy vai con để gọi ngời có quan hệ thông gia vớimình Có khi, họ xng hô với nhau bằng cặp đại từ "khỏi - ngai" Ví dụ:

- Ngai mà dam khay khỏi nhằng phảo pay mòi nà, ngai dú hơn thà

khỏi nơ.

(Ông đến thăm nhng tôi còn vội đi thăm ruộng, ông ở nhà chờ tôi nhé)

ờ ngai háy pay khỏi dù hơn lăm lan

(Vâng ông cứ đi đi tôi ở nhà chơi với cháu)

Cách xng hô này nhằm đề cao sự tôn trọng nhau của hai bên thông gia,

nó không còn mang tính chất khách khí nữa

Có thể nói, trong xng hô ngoài xã hội của ngời Thái, ngời ít tuổi xng

khỏi với ngời cao tuổi là lối xng hô rất văn hóa và lịch sự Trong tiếng Việt

Trang 38

không có đại từ ngôi thứ nhất với sắc thái lịch sự để xng với ngời ở vị thế trên

nh trờng hợp đại từ khỏi trong tiếng Thái Thiết nghĩ đây là một cách xng hô

cần đợc duy trì và sử dụng rộng rãi

Tóm lại, cũng nh tiếng Việt, những đại từ xng hô ngôi thứ nhất, số íttrong tiếng Thái là kết quả của sự tự quy chiếu của ngời nói

Trong tiếng Thái, dùng đại từ để tự xng trớc ngời đối thoại phụ thuộcrất nhiều vào các nhân tố nh hoàn cảnh giao tiếp (quy thức hay phi quy thức),phạm vi giao tiếp (gia đình, xã hội), tuổi tác, giới tính của nhân vật hộithoại

Đại từ xng hô ngôi thứ nhất, số ít trong tiếng Thái có sự chuyên biệt hóa

rất cao về vị thế của ngời sử dụng và phạm vi sử dụng Đặc biệt là đại từ khỏi, là

đại từ để những ngời ít tuổi tự qui chiếu, tự định vị trớc ngời cao tuổi

Có thể nói, khỏi là đại từ dùng để tự xng trong giao tiếp ngoài xã hội

với sắc thái lịch sự, văn hóa của ngời Thái Đây cũng là điểm khác biệt giữanhững đại từ xng hô ngôi thứ nhất, số ít của tiếng Thái và tiếng Việt ở tiếngViệt không có đại từ nào có tính chuyên biệt về vị thế và phạm vi sử dụng nh

đại từ khỏi của tiếng Thái

2.2.2 Đại từ xng hô ngôi thứ hai số ít:

Trong tiếng Thái có ba đại từ nhân xng biểu thị ngôi thứ hai, số ít là

thàu, mừng, ngai.

Gọi ngời đối thoại bằng đại từ nào phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnhgiao tiếp, vào tuổi tác, phạm vi sử dụng, đặc biệt là vị thế của ngời gọi Bảng

4 sau đây sẽ trình bày những yếu tố chi phối cách dùng đại từ ngôi thứ hai, số

ít trong tiếng Thái

Trang 39

Xng và hô luôn có tính tơng liên chặt chẽ Xng nh thế nào thì phải có

từ để gọi tơng ứng Trong tiếng Thái, khi ngôi thứ nhất tự xng là căn thì sẽ gọi ngời thứ hai là thàu Có hai loại vai dùng đại từ thàu để trỏ ngời đối thoại.

Thứ nhất, trong quan hệ phi đối xứng, ngời ở vị thế cao dùng thàu để

chỉ ngời ở vị thế thấp hơn mình Chẳng hạn nh cha mẹ, ông bà, chú bác gọi

con cháu (phạm vi gia đình) Ngoài xã hội, những ngời cao tuổi dùng thàu để gọi những ngời ít tuổi Do đó, phạm vi sử dụng của đại từ thàu có tính lỡng vi

- dùng trong gia đình và ngoài xã hội Trong quan hệ vai ngời trên kẻ dới,

tính cặp đôi của đại từ căn - thàu là một chiều Nghĩa là vai trên, ngời có quyền uy tự xng là căn và gọi ngời đối thoại là thàu Ngợc lại, ngời có vị thế thấp kỡ mới gọi ngời ở vị thế thấp là thàu Trong giao tiếp ngoài xã hội, để

giữ phép lịch sự, với những ngời ít tuổi nhng cha quen biết, ngời cao tuổi

không dùng thàu mà dùng các danh từ khác nh lan (cháu), noọng (em) để

gọi

Thứ hai, trong quan hệ đối xứng, những ngời ở vị thế ngang bằng nhau

nh bạn bè dùng thàu để trỏ ngời đối thoại với sắc thái thân mật, gần gũi ở loại quan hệ vai ngang bằng, tính cặp đôi của đại từ căn - thàu là hai chiều Nghĩa là, ngời nói và ngời nghe cùng luôn phiên xng và hô căn-thàu với

nhau

Đối chiếu đại từ thàu trong tiếng Thái và đại từ mày trong tiếng Việt,

chúng ta thấy:

Trang 40

Thàu và mày cùng chỉ những ngời có vị thế thấp hơn hoặc ngang bằng

và cả hai đại từ đều đợc sử dụng rộng rãi trong gia đình cũng nh ngoài xã hội

Thàu trong tiếng Thái đợc sử dụng trong nhiều loại quan hệ vai nh bạn

bè, anh, chị và em, vợ chồng Ngợc lại, vợ chồng ngời Việt (xét về chuẩn

mực) không thể dùng đại từ mày để gọi nhau.

Đại từ mày của tiếng Việt chỉ đợc dùng trong hoàn cảnh giao tiếp không quy thức Ngợc lại, đại từ thàu trong tiếng Thái đợc dùng trong cả hai

hoàn cảnh giao tiếp qui thức và bất qui thức Dĩ nhiên, ở mỗi hoàn cảnh giao

tiếp khác nhau, đại từ thàu sẽ có sắc thái biểu cảm khác nhau.

* Đại từ Mừng:

Mừng là một đại từ xng hô đặc biệt trong tiếng Thái, không có từ tơng

đơng trong tiếng Việt Quan sát bảng 4, ta thấy mừng là đại từ đợc ngời vị thế

thấp dùng để trỏ ngời lớn tuổi đáng kính trọng Nếu nh đại từ căn (ngôi 1) có

đại từ ngôi 2 là thàu kết hợp với nhau tạo thành cặp xng hô căn thàu (tao mày) thì đại từ mừng cũng kết hợp với đại từ căn để tạo thành cặp từ xng hô

căn mừng nhng với sắc thái kính trọng Trong trờng hợp này cặp đại từ căn mừng tơng đơng với cặp từ I - You trong tiếng Anh.

-Xét về phạm vi sử dụng, đại từ mừng có tính lỡng vi (vừa dùng trong

gia đình vừa dùng ngoài xã hội)

Xét về vai sử dụng, đại từ mừng chỉ đợc những ngời ít tuổi dùng để gọi những ngời cao tuổi Nói cách khác, đại từ mừng qui chiếu tới những ngời

cao tuổi

Xét về sắc thái biểu cảm, dù ở hoàn cảnh giao tiếp qui thức hay không

qui thức, đại từ mừng luôn biểu thị thái độ kính trọng của ngời ít tuổi với ngời

cao tuổi

Trong quan hệ vai vợ chồng, ngời chồng dùng cặp từ xng hô căn - thàu

để xng hô với vợ Nhng khi vợ xng hô với chồng thì lại phải dùng cặp căn

-mừng để xng hô với chồng.Ví dụ:

Chồng: -Thàu ma hơn mể nài, căn bó pay lày

(Mày về nhà bà ngoại, tao không đi đợc)Vợ: Mừng bó pay căn có bó pay

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Grant Evans Bức khảm văn hóa châu á tiếp cận nhân học, Nxb văn hóa dân tộc, HN, 2001. Ngời dịch: Cao Xuân Phổ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức khảm văn hóa châu á tiếp cận nhân học
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
2. Yu X. Xtêpanov Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cơng-Trần Khang, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Anh Quế dịch, Nxb ĐH và trung học chuyên nghiệp, HN 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cơng
Nhà XB: Nxb ĐH và trung học chuyên nghiệp
3. Ferdinand De Saussre Giáo trình ngôn ngữ học đại cơng, Nxb KHXH, HN, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học đại cơng
Nhà XB: Nxb KHXH
5. Vi văn An Góp thêm t liệu về lịch sử c trú của nhóm Thái vùng đờng 7 Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm t liệu về lịch sử c trú của nhóm Thái vùng
6. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb GD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: Nxb GD
7. Nguyễn Nhã Bản Cơ sở ngôn ngữ học, Vinh 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
8. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) Bản sắc văn hóa của ngời Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của ngời Nghệ Tĩnh
Nhà XB: Nxb Nghệ An
9. Đỗ Hữu Châu Từ vựng ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ pháp tiếng Việt
Nhà XB: Nxb GD
10. Đỗ Hữu Châu Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Đỗ Hữu Châu Đại cơng ngôn ngữ học, tập 2- Ngữ dụng học, NXBGD, H, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cơng ngôn ngữ học
Nhà XB: NXBGD
12. Đỗ Hữu Châu- Bùi Minh Toán, Đại cơng ngôn ngữ học, tập 2, Nxb GD, H, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cơng ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb GD
13. Nguyễn Văn Chiến Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á, ĐHSP ngoại ngữ, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ "Đông Nam á
14. Nguyễn Văn Chiến Sắc thái địa phơng của danh từ thân tộc trong tiếng Việt, Ngôn Ngữ, số 2, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thái địa phơng của danh từ thân tộc trong tiếng Việt
15.Nguyễn Văn Chiến Từ xng hô trong tiếng việt, tạp chí những vấn ngôn ngữ học và văn hóa, 1993, tr60-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xng hô trong tiếng việt, tạp chí những vấn ngôn ngữ học và văn hóa
16. Cầm Cơng Chữ Thái- một sản phẩm trí tuệ của xã hội bản m- ờng, một di sản văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Thái ở Việt Nam, VH&LS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Thái- một sản phẩm trí tuệ của xã hội bản m-ờng, một di sản văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Thái ở Việt Nam
18. Phạm Đức Dơng Văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam á, Trung tâm KHXH & NV QG Viên nghiên cứu§NA, nxb KHXH, H, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam á
Nhà XB: nxb KHXH
19. Trần Trí Dõi Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, H, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
21. Trơng Thị Diễm Từ xng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ, Vinh 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt
23. Con Cuông huyện của ngõ miền Tây xứ Nghệ, UBND huyện Con Cuông, Nxb NA, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con Cuông huyện của ngõ miền Tây xứ Nghệ
Nhà XB: Nxb NA
24. Ninh Viết Giao Truyện cổ Thái, Nxb Nghệ Tĩnh 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Thái
Nhà XB: Nxb Nghệ Tĩnh 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w