1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lớp từ xưng hô trong tiếng jrai (đối chiếu với tiếng việt)

99 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 635,5 KB

Nội dung

Đỗ Hữu Châu lại chú ý đến chức năng chiếu vật của các từ xưng hô tronghội thoại trong các công trình viết năm 1981, 1986, 1987.Nguyễn Văn Chiến qua các công trình nghiên cứu của mình đã

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NHUNG

LỚP TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG JRAI

(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH -2009

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ NHUNG

LỚP TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG JRAI

(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

GS TS: Nguyễn Nhã Bản

VINH - 12 / 200

Trang 3

Lời nói đầu

Nghiên cứu Lớp từ xưng hô trong tiếng Jrai (đối chiếu với tiếng Việt) là

một vấn đề mới trong Ngôn ngữ học Kết quả của đề tài này có ý nghĩa quantrọng không chỉ tìm hiểu từ xưng hô trong tiếng Jrai, mà còn thấy được nhữngnét văn hoá của người Jrai và người Việt qua sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp.Giá trị của đề tài sẽ giúp cho cán bộ và nhân dân vận dụng trong học tập,công tác và sinh hoạt, góp phần vào xây dựng tình đoàn kết dân tộc, phát triểnkinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn TâyNguyên

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quýbáu của các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học tạiĐại học Vinh, đặc biệt là thầy giáo: GS.TS Nguyễn Nhã Bản - người trực tiếphướng dẫn tôi và có được bạn bè, gia đình, người thân cùng đồng nghiệp đãđộng viên, giúp đỡ để tôi thực hiện thành công đề tài luận văn này

Bước đầu nghiên cứu nội dung về từ xưng hô của một ngôn ngữ dân tộcthiểu số không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô vàcác bạn đồng nghiệp quan tâm góp ý bổ sung Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ đượctiếp tục mở rộng nghiên cứu ở mức độ sâu hơn

Vinh, tháng 12 năm 2009

Tác giả

Lê Thị Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Từ xưng hô 13

1.1.1 Khái niệm từ xưng hô 13

1.1.2 Chức năng từ xưng hô 16

1.1.3 Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô 25

1.2 Một số vấn đề về lý thuyết đối chiếu ngôn ngữ 27

1.2.1 Khái niệm và nội dung thuật ngữ 27

1.2.2 Nghiên cứu đối chiếu ở Việt Nam 29

1.2.3 Đặc điểm cơ bản của phương pháp đối chiếu 30

1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 32

1.3.1 Khái niệm văn hoá 32

1.3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 35

1.4 Vài nét về người Jrai và tiếng Jrai 39

1.4.1 Dân tộc Jrai 39

1.4.2 Tiếng Jrai 40

Tiểu kết 41

Chương 2: XƯNG HÔ BẰNG ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG JRAI

2.1 Nhóm từ xưng hô chuyên dụng (ĐTNX) 43

2.1.1 Nhóm từ xưng hô chuyên dụng trong tiếng Jrai 43

2.1.2 Hệ thống xưng hô bằng đại từ trong tiếng Việt 47

2.1.3 Những tương đồng và khác biệt về số lượng và ngữ nghĩa giữa hai đại từ nhân xưng tiếng Jrai và tiếng Việt 49

2.2 Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Jrai và tiếng Việt 50

2.2.1 Đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai số ít 51

2.2.2 Đại từ ngôi thứ nhất số nhiều 56

2.2.3 Đại từ ngôi thứ ba 58

Trang 5

Tiểu kết 61

Chương 3: XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC TRONG TIẾNG JRAI

3.1 Nhóm từ xưng hô lâm thời trong tiếng Jrai và tiếng Việt 63

3.1.1 Danh từ thân tộc 64

3.1.2 Các từ ngữ khác dùng để xưng hô 70

3.2 Xưng hô bằng danh từ thân tộc 73

3.2.1 Xưng hô giữa chồng và vợ 73

3.2.2 Xưng hô giữa cha, mẹ và con 77

3.2.3 Xưng hô giữa anh, chị và em 80

3.2.4 Xưng hô giữa ông, bà và cháu 82

3.2.5 Xưng hô giữa dâu, rể và các thành viên trong gia đình 83

Tiểu kết 85

KẾT LUẬN 88

Tài liệu tham khảo 93

Danh mục các bảng biểu Bảng 1 34

Bảng 2 46

Bảng 3 48

Bảng 4 50

Bảng 5 58

Bảng 6 60

Bảng 7………… 68

Bảng 8……….68

Trang 6

Quy ước trình bày

Do đặc điểm của luận văn nên chúng tôi dùng font VedTime, một loại fontchữ đặc biệt để đánh và in ấn chữ các dân tộc ở Tây Nguyên Riêng dấu ngoặc([ ]), dấu ngoặc kép (“ ”) chúng tôi sử dụng font VnTime

Đại từ nhân xưng viết tắt là: ĐTNX

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất

cả các cộng đồng người Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống từ xưng hô

và có cách dùng chúng để một mặt thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thểhiện được những đặc điểm văn hoá giao tiếp của dân tộc đó

Từ xưng hô từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trongnước và trên thế giới quan tâm ở hai phương diện cấu trúc và chức năng Với sựphát triển của ngôn ngữ học theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt độnghành chức, trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô được xem xéttrong phạm vi rộng hơn Nó không còn là vấn đề thuần tuý trong ngôn ngữ họccấu trúc mà còn là vấn đề của ngữ dụng học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn

đề ngôn ngữ học xuyên văn hoá Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụnghọc, văn hoá học đã rọi chiếu ánh sáng, từ đó định ra nhiều hướng tìm hiểumới cho việc nghiên cứu từ xưng hô Rõ ràng, việc nghiên cứu ngôn ngữ khôngchỉ dừng lại ở mặt cấu trúc mà còn mở hướng nghiên cứu ở các mặt chức năng,ngữ dụng học

Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của văn hoá vừa là phương tiện đặc biệt quantrọng để lưu giữ, chuyển tải, sáng tạo nên các giá trị văn hoá Qua ngôn ngữ cóthể thấy được tri thức văn hoá của cá nhân hay cộng đồng Bởi vậy, ngôn ngữdân tộc là yếu tố xã hội, là dấu hiệu cơ bản để nhận ra dân tộc Ý thức về tiếng

mẹ đẻ là biểu hiện đặc sắc ý thức dân tộc

Ở Việt Nam, bên cạnh tiếng Việt - ngôn ngữ lâu đời của dân tộc Kinh còn

có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác Tiếng Việt là ngôn ngữ có sốngười sử dụng đông nhất so với những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số và cónền văn hoá ảnh hưởng bao trùm lên lãnh thổi Việt Nam Vì thế, tiếng Việt được

sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng các dân tộc trên đất nước

ta Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cùng loại hình đơnlập Vì vậy, có thể coi kết quả nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt (đã hình

Trang 8

thành hệ thống lý luận khá ổn định) đã tạo cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu từxưng hô trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở đây.

Tuy nhiên, nhìn lại việc nghiên cứu vấn đề từ xưng hô trong ngôn ngữ cácdân tộc thiểu số ở Việt Nam còn rất ít ỏi Nghiên cứu đặc điểm từ xưng hô trongtiếng Jrai là một việc quan trọng và cũng hết sức cần thiết Nó góp phần cungcấp thêm những cơ sở dữ liệu và lý thuyết để nghiên cứu không chỉ vấn đề từxưng hô trong tiếng Jrai nói riêng mà còn góp phần định hướng nghiên cứu từxưng hô trong các ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địa Đông Nam Á nói chung và giúpcho việc tổng kết những đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ đơn lập

1.2 Từ ngày được thành lập tới nay, Đảng ta đã có những chính sách cụ thể

đối với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số (Nghị quyết TW 1941, 1955, Nghị quyết TW VII, khoá IX ) Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam cũng thể hiện

sự quan tâm đến bảo tồn và phát triển chức năng, vai trò của ngôn ngữ các dân

tộc trong xã hội (Hiến pháp 1960, Quyết định 153-CP năm 1969, Quyết định 53-CP năm 1980 ) Đặc biệt, trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ

đã có các Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003 và Quyết định

số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 nhằm đưa việc học tiếng dân

tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với cán bộ, công chức Ngày

09 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg

về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, côngchức công tác ở vùng dân tộc, miền núi

Trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ các Bộ như: Bộ

GD - ĐT, Bộ Dân tộc và Miền núi, Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Vănhoá Thể thao và Du lịch) đã có nhiều Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Thôngbáo hướng dẫn việc sử dụng, bảo tồn, phát triển, dạy tiếng nói và chữ viết cácdân tộc thiểu số trong vùng đồng bào dân tộc Trong Thông tư số 01 ngày 03tháng 02 năm 1997 của Bộ GD và ĐT có đoạn viết: “Sở Giáo dục đào tạo cáctỉnh, thành phố có đồng bào dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm phối hợp với các

cơ quan chức năng của Bộ để cụ thể hoá, xây dựng chương trình cho phù hợpvới từng thứ tiếng và biên soạn tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếngdân tộc”

Trang 9

Từ các Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết của các cơ quan có thẩm quyền,trong hơn 20 năm qua, Sở GD - ĐT tỉnh Gia Lai đã biên soạn các loại sách giáokhoa, tiến hành dạy tiếng Jrai cho học sinh phổ thông ở bậc tiểu học và đang thíđiểm dạy chương trình ngữ văn ở bậc trung học cơ sở tại một số trường phổthông dân tộc Ít năm gần đây, UBND tỉnh Gia Lai đã và đang tổ chức dạy tiếngJrai cho cán bộ công chức không phải người Jrai công tác tại tỉnh Bước đầucông tác này đã thu được những kết quả nhất định Trong giai đoạn hiện nay,việc nghiên cứu tìm hiểu tiếng dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên không chỉ

có ý nghĩa chính trị mà có giá trị thực tiễn sâu sắc Đây là một hướng nghiêncứu ngôn ngữ không chỉ tiếp cận và tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ngônngữ đó mà chính là nghiên cứu để hiểu sâu hơn nền văn hoá của các dân tộc ẩnchứa trong ngôn ngữ và còn góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc,phát triển đời sống vật chất, tinh thần, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bànTây Nguyên

Vì vậy, đề tài nghiên cứu Lớp từ xưng hô trong tiếng Jrai (đối chiếu với

tiếng Việt) chính được xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn ấy.

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Jrai

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong nhiều công trình nghiên cứu

về các ngôn ngữ Austronesia lục địa, tiếng Jrai, Êđê, Churu thường được gộpchung vào tiếng Chăm, hay được coi là những phương ngữ khác nhau của tiếngChăm Do sự xâm nhập ngày càng sâu của các đạo Cơ đốc trên địa bàn TâyNguyên, các nhà truyền giáo đã dùng các con chữ La tinh để ghi chép, phiên cácthứ tiếng dân tộc để dịch thánh kinh, lần lượt các bộ chữ cái Bana, Jrai, Êđê rađời Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Jrai ở các bình diện: ngữ

âm, từ vựng, hình thái lịch sử, cùng với các bộ sách công cụ (từ điển, sách họctiếng, sách giáo khoa cho học sinh tiểu học ) Song cho đến nay, theo sự hiểubiết của mình, trước khi chúng tôi nghiên cứu đề tài này thì chưa có một côngtrình nào đi vào nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Jrai Vì vậy, đây là vùng đấtmới mà chưa được khai phá

Trang 10

2.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt

Vấn đề xưng hô trong tiếng Việt không phải là vấn đề mới Nó được cácnhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm Ngay từ năm 1651 khi biên soạn cuốn

Từ điển Bồ Đào Nha - La tinh Alexandre De Rhes đã dừng lại khá lâu để miêu

tả các từ xưng hô của tiếng Việt Ông viết: “chữ tôi dùng để bề dưới xưng hô bềtrên có nghĩa như bầy tôi tớ” Nhiều danh từ thân tộc có chức năng xưng hô nhưdanh từ: chú, bác, cậu, dì cũng được A de Rhes miêu tả kỹ Những miêu tảcủa ông hoàn toàn đúng với cách xưng hô của người Việt ở thế kỷ XVII

Theo Nguyễn Phú Phong thì người đưa ra bảng ĐTNX sớm nhất và đầy đủnhất là Trương Vĩnh Kí Tiếp tục công trình nghiên cứu của mình đến năm 1884trong cuốn “Grammare de Langueannamite”, Trương Vĩnh Kí đã dành ba mươitrang để nói về các đại từ, trong đó có ĐTNX mà sau này đến năm 1940, Trần

Trọng Kim trong cuốn Việt Nam văn phạm đã gọi lớp từ này là đại danh từ.

Năm 1951, M.B.Emeneau trong công trình “Studies inVietnames Grammar”

đã dành nhiều trang viết về đại từ, đặc biệt là tập trung bàn về đại từ xưng hô vàchú ý đến nhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc thân tộc Ở đây chúng ta thấyông đã chỉ ra những hạn chế của đại danh từ nhân xưng đích thực trong tiếngViệt Ông gọi các danh từ được dùng làm từ xưng hô là các “đại danh từ cươngvị” và theo thống kê của M.B.Emeneau thì có 13 đại danh từ nhân xưng cương

vị trùng với các danh từ chỉ bà con thân tộc như: ông, bà, cha mẹ, anh, chị Nếu Emeneau chú ý đến sự mô tả hệ thống cấu trúc của từ xưng hô tiếngViệt thì L C Thompson lại chú ý tới mức độ, tức là sắc thái biểu cảm của cácĐTNX

Nhiều nhà ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu đến ĐTNX vàrộng hơn là từ xưng hô bao gồm các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Diệp QuangBan, Bùi Minh Yến, Nguyễn Minh Thuyết, Hồ Lê

Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại” đã quantâm đến khả năng: đại từ để thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ chỉquan hệ thân tộc và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp

Trang 11

Đỗ Hữu Châu lại chú ý đến chức năng chiếu vật của các từ xưng hô tronghội thoại (trong các công trình viết năm 1981, 1986, 1987).

Nguyễn Văn Chiến qua các công trình nghiên cứu của mình đã xác nhận:

Từ xưng hô tiếng Việt được nghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất

cả các từ xưng hô tiếng Việt được nghiên cứu như một chỉnh thể nguyên vẹn, đó

là hệ thống cấu trúc các yếu tố trỏ người trong sinh hoạt giao tiếp, đối thoại Bùi Minh Yến với một số bài viết trên tạp chí ngôn ngữ như: “Xưng hôgiữa vợ, chồng trong gia đình người Việt”; “Xưng hô giữa anh chị và em tronggia đình người Việt”; “Xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình ngườiViệt” tác giả đã khảo sát đầy đủ những phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giaotiếp có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau

Hay tác giả Trương Thị Diễm “Từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc” đã khảosát, miêu tả phân tích một cách công phu hoạt động của dân tộc, thân tộc trongxưng hô, giao tiếp của người Việt khá đầy đủ, toàn diện những kết quả nghiêncứu về từ xưng hô của các tác giả đi trước đã đem lại những gợi mở bổ ích, đặt

cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn cho đề tài của chúng tôi

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn miêu tả hệ thống từ xưng hô tiếng Jrai bao gồm: ĐTNX và danh

từ thân tộc Qua đó, nhận thấy đặc điểm ngôn ngữ và bản sắc văn hoá của ngườiJrai Trên cơ sở đó, luận văn hướng tới đối chiếu lớp từ xưng hô trong tiếng Jraivới tiếng Việt để thấy rõ hơn nét văn hoá của tộc người Jrai trong việc sử dụnglớp từ này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Miêu tả hệ thống từ xưng hô trong tiếng Jrai không chỉ trên bình diện cấutrúc mà cả trong ngữ dụng học góp phần làm rõ thêm về lý thuyết và thực tiễn từxưng hô cũng như phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu Qua đókhảo sát, lý giải từ xưng hô bằng ĐTNX và cách xưng hô bằng danh từ thân tộctrong tiếng Jrai để đưa ra những kết luận khoa học về đặc điểm lớp từ xưng hô

Trang 12

về phương diện cấu trúc và chức năng cũng như đặc trưng văn hoá qua sử dụng

từ xưng hô trong giao tiếp của người Jrai và người Việt

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lớp từ xưng hô trong tiếng Jrai (đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc) là đốitượng nghiên cứu chính của luận văn này Hơn nữa luận văn còn đi sâu phântích, miêu tả, lý giải những đặc điểm về ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc tháibiểu cảm Trong khi nghiên cứu, luận văn còn đối chiếu lớp từ xưng hô trongtiếng Jrai với lớp từ xưng hô trong tiếng Việt Luận văn chủ yếu vẫn sử dụngkết quả của những người đi trước và chỉ bổ sung thêm những sự tìm tòi mới

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Jrai trênbình diện đồng đại Bên cạnh đó còn chỉ ra một số đặc trưng văn hoá tộc ngườiqua cách dùng từ xưng hô trong tiếng Jrai

5 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Tư liệu

Tư liệu dùng cho luận văn này được thu thập trên cơ sở: tiếng Jrai được sửdụng rộng rãi trên địa bàn sinh sống của người Jrai ở Gia Lai - Tây Nguyên Tạiđây chúng tôi quan sát, trò chuyện, phỏng vấn và ghi chép các cuộc đối thoại củangười Jrai Từ đó thống kê từ xưng hô mà người Jrai sử dụng trong giao tiếphàng ngày Chúng tôi mở rộng đối tượng quan sát và phỏng vấn: từ các cháuthiếu nhi, các em trường dân tộc nội trú, các cụ già trong bản Đặc biệt quan tâmđến các già làng, trưởng bản họ am hiểu phong tục tập quán của dân tộc mình Đặc biệt người thực hiện đề tài này may mắn đang được sinh sống ở đấtGia Lai - Tây Nguyên, có điều kiện tìm hiểu về những nét tương đồng, khácbiệt, những truyền thống đặc sắc của dân tộc mình và có những hiểu biết vềngôn ngữ cũng như văn hoá của người Jrai Điều này là điều kiện thuận lợi chochúng tôi thực hiện đề tài luận văn này

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

Vận dụng phương pháp hệ thống để nghiên cứu từ xưng hô, chúng tôi tiếnhành miêu tả, phân tích cách dùng từ xưng hô theo hệ thống ĐTNX, danh từthân tộc được dùng làm từ xưng hô

Phương pháp so sánh, đối chiếu được chúng tôi sử dụng nhằm phát hiệnnhững nét giống và khác nhau chủ yếu của từ xưng hô, cách xưng hô trong tiếngJrai và tiếng Việt Chúng tôi chọn tiếng Jrai làm ngôn ngữ cần phân tích, cầnlàm sáng tỏ và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, là điều kiện làm sáng tỏ đặcđiểm từ xưng hô tiếng Jrai Về mặt hoạt động, làm sáng rõ các hoạt động hànhchức, sự chuyển đổi, khẳ năng diễn đạt trong từng hoàn cảnh, từng đối tượnggiao tiếp

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp: quy nạp, diễn dịch, tổnghợp từ đó rút ra những kết luận có ý nghĩa thực tiễn về lớp từ xưng hô trongtiếng Jrai

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Qua việc nghiên cứu đề tài Lớp từ xưng hô trong tiếng Jrai (đối chiếu với tiếng Việt) làm tăng thêm sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc anh em trong

“đại gia đình các dân tộc Việt Nam” qua sự hiểu biết, tiếp xúc và giao lưu ngônngữ

Góp phần giữ gìn kỷ cương, luân lí qua cách xưng hô, giao tiếp cộng đồngdân tộc Jrai Từ một phương diện khác, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phầnchứng minh rõ vấn đề “ngôn ngữ là địa chỉ văn hoá” và đồng thời ngôn ngữ làmột thành tố của văn hoá - thành tố quan trọng nhất Qua cách xưng hô củangười Jrai, chúng ta nhận biết rõ hơn bản sắc của con người Tây Nguyên trong

sự tiếp xúc văn hoá đa chiều

Đề tài chỉ bó hẹp trong địa bàn nhỏ nhưng có giá trị nhất định trong việctìm hiểu về ngôn ngữ dân tộc Jrai nói chung

7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm bachương:

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Jrai

Chương 3: Xưng hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Jrai

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ chỉ diễn ra trong hội thoại Trên cơ sở líthuyết hội thoại và tổng hợp các quan điểm về lớp từ xưng hô của các nhànghiên cứu đi trước chúng tôi tổng hợp và lí giải ý kiến của mình về khái niệm,chức năng và các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô, từ đó làm cơ sở líluận giải quyết mục đích, nhiệm vụ của đề tài

1.1 TỪ XƯNG HÔ

1.1.1 Khái niệm từ xưng hô

Từ xưng hô tiếng Việt không còn là vấn đề mới mẻ nữa Nó đã trở thành đềtài nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học từ xưa đến nay Trải qua một quátrình nghiên cứu lâu dài hơn ba trăm năm mươi năm việc tìm hiểu từ xưng hôtrong tiếng Việt đã đạt được những thành tựu nhất định

Trong giao tiếp xã hội, xưng hô trước hết là một hoạt động thể hiện lối ứng

xử văn hoá của con người trong cộng đồng nói năng nhất định Hoạt động giaotiếp ấy được thực hiện hoá qua các dạng thức ngôn ngữ xưng hô Trong giao tiếp

“xưng” có nghĩa là tự gọi tên mình khi nói với người khác, hiển thị tính chất vàbản chất của mối quan hệ xã hội; “hô” là hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ hướngđến người khác cùng tham gia vào quá trình giao tiếp thể hiện tính chất, bản chấtcủa mối quan hệ xã hội giữa người ấy với mình

Theo Từ điển tiếng Việt [43] thì xưng hô là “tự xưng mình và người khác là

gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau” Xưng hô

là một bộ phận của lời nói nó được biểu thị qua giao tiếp giữa con người với conngười trong xã hội

Đặc điểm của xưng hô là phải có sự hiện diện của người nói và người nghe.Cần phân biệt xưng hô và xưng gọi Nếu xưng gọi là một phát ngôn của ngườinói (thường là chỉ một phần trong hội thoại) hướng vào người nghe để ngườinghe biết được người hô gọi muốn thực hiện cuộc hội thoại với người khác thì

Trang 16

xưng hô là một hoạt động ngôn từ diễn ra thường xuyên, liên tục, trong cuộcthoại nó được diễn tiến qua ngôn ngữ của các nhân vật tham gia hội thoại.

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa: “phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôibao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ vào đó người nói tự quy chiếu tức tựđưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng)vào diễn ngôn Như thế, phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trongcuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói” [8, tr.73]

Tác giả Diệp Quang Ban khi định nghĩa về ĐTNX ông viết: “Đại từ nhânxưng là những từ dùng để chỉ ra người hay vật tham gia quá trình giao tiếp” [3,tr.125]

Một số tác giả (Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn VănChiến) gọi tất cả các từ ngữ được dùng để xưng hô là ĐTNX và chia nó thànhhai nhóm:

- Đại từ xưng hô chuyên dụng

- Đại từ xưng hô lâm thời (gồm các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, họ vàtên riêng, danh từ chỉ nghề nghệp, chức vụ…) “Đó là kết quả của giai đoạnnghiên cứu cấu trúc luận, các tác giả chưa lí giải rõ vấn đề từ xưng hô và hiệntượng xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ” [21, tr.19] Việc các tác giả dùng thuậtngữ ĐTNX để chỉ toàn bộ lớp từ xưng hô có lẽ chưa thực sự thoả đáng vì kháiniệm ngôi ngữ pháp học của hai nhóm đại từ xưng hô tiếng Việt nêu trên khôngxác định như các ĐTNX của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga…bởi ngôi củacác từ này chỉ xác định trong ngữ cảnh

Hiện nay, nhiều nhà Việt ngữ đã dùng thuật ngữ từ xưng hô gồm nhiều từ

loại khác nhau để chỉ các từ, ngữ cấu trúc ngôn ngữ dùng để trỏ người tronghoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng nói và viết Với quan điểm này hệ thống từxưng hô trong tiếng Việt được chia làm hai nhóm: “1 Nhóm từ xưng hô chuyêndụng (các đại từ nhân xưng); 2 Nhóm từ ngữ xưng hô không chuyên dụng (từngữ thuộc các từ loại khác nhau được lâm thời dùng để xưng hô)” [41, tr.21].Như vậy, khái niệm từ xưng hô có ngoại diên rộng hơn ĐTNX Trong hệthống từ xưng hô, ngoài các ĐTNX chuyên dụng còn có lớp từ xưng hô lâm thời

Trang 17

phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người và biểu hiện

rõ đặc trưng trong văn hoá ứng xử cộng đồng dân tộc

Qua khảo sát chúng ta có thể quy thành một số kiểu xưng hô thường gặptrong giao tiếp như sau:

a) Xưng hô bằnh các từ dùng để xưng hô, gồm:

1 Các đại từ nhân xưng

2 Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô

3 Các từ khác được dùng làm từ xưng hô

b) Xưng hô bằng các chức danh, gồm:

4 Gọi bằng một trong các chức danh

5 Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh

c) Xưng hô bằng họ và tên, gồm:

6 Xưng hô bằng tên

7 Xưng hô bằng họ

8 Xưng hô bằng tên đệm + tên

9 Xưng hô bằng họ + tên

10 Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên

d) Xưng hô bằng tên của những người thân như tên của chồng, vợ, con(cách gọi thay), gồm:

11 Gọi bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ, con)

e) Xưng hô bằng sự kết hợp: tên đệm, tên, gồm:

12 Gọi bằng các kết hợp khác nhau (ví dụ: chức danh + tên; chức danh +

họ tên; từ xưng hô + tên / họ tên…)

f) Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô, gồm:

13 Không xưng hô từ xưng hô trong giao tiếp

Các mối quan hệ về xưng hô trong giao tiếp phụ thuộc vào từng bối cảnhgiao tiếp cụ thể Qua khảo sát, các tác giả đưa ra một nhận định chung là: giữabạn bè với nhau thường gọi bằng tên, giữa người xa lạ hoặc chỉ biết nhau thì gọibằng chức danh hoặc họ Tuy nhiên, ranh giới này không rõ ràng Chẳng hạn,trong giao tiếp chỉ cần tìm thấy một mối quan hệ nhỏ nào đó thì sau năm phút

Trang 18

người ta có thể chuyển từ cách gọi chức danh, họ sang gọi bằng tên Người íttuổi gọi người lớn tuổi hơn bằng chức danh, họ và ngược lại, người lớn tuổi gọingười ít tuổi hơn bằng tên Cũng như vậy, người có địa vị thấp gọi người có địa

vị cao bằng chức danh, họ / tên và ngược lại người có địa vị cao gọi người cóđịa vị thấp bằng tên Nhưng khi tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp có sự mâu thuẫn thìđịa vị, nghề nghiệp được coi là nhân tố đặt lên hàng đầu

1.1.2 Chức năng từ xưng hô

Chức năng chủ yếu của từ xưng hô là thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa ngườiđối thoại và duy trì cuộc thoại giữa các bên tham gia Ngoài chức năng thiết lậpquan hệ tiếp xúc (chức năng mở đầu cuộc thoại), từ xưng hô còn có chức năngbiểu lộ thái độ tình cảm cũng như vị thế của các nhân vật hội thoại Nói cáchkhác, từ xưng hô là một vấn đề đặc biệt, đa chức năng Ở luận văn này chúng tôichỉ đề cập đến ba chức năng cơ bản là: chức năng định vị, chức năng chiếu vật

và chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân

1.1.2.1 Chức năng định vị

Chức năng định vị là chức năng thể hiện sự quy chiếu của người nói vàngười nghe về vai trò giao tiếp của mình đối với các đối tượng, sự vật, hànhđộng, tính chất của chúng trong hoàn cảnh không gian, thời gian cụ thể Theo

tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học thì: “Phạm trù xưng

hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ vào đó ngườinói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giaotiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn Như thế, phạm trù ngôi thuộc quan hệvai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là người nói”[8, tr.73] Trong công trình 2002 ông viết: “Khác với các định ngữ miêu tả, các

từ chỉ suất (bao gồm cả các đại từ nhân xưng) thực hiện chức năng chiếu vậtkhông thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị Định vị cónghĩa là xác định vị trí của vật được nói đến, phân biệt vật được nói đến với cácvật khác về không gian, thời gian và các quan hệ khác” [10, tr.234]

Khái niệm định vị được J Lyons phát biểu: “Định vị được hiểu là sự xácđịnh và sự đồng nhất người, quá trình, sự kiện của người ta nói đến và quy

Trang 19

chúng với một ngữ cảnh không gian - thời gian nào đó được tạo nên và đượcduy trì bởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của một người nói duy nhất

và ít ra là với một người nghe” (Dẫn theo Phạm Ngọc Thưởng [63, tr.16] )

Từ định nghĩa của J Lyons phát biểu như sau: Định vị trong lời nói phảiđược thực hiện bởi các nhân vật hội thoại - người nói, người nghe

Ba phạm trù định vị đã được ngữ pháp hoá và đã được nghiên cứu trongngữ pháp cổ điển và phạm trù ngôi (nhân xưng) địa điểm và thời gian Ở luậnvăn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu phạm trù định vị của ngôi Chúng ta đều biết,con người luôn ở vào thế giao tiếp với nhiều lớp người, loại người khác nhau vềđịa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn… Và giao tiếp cũng diễn ra ởnhững hoàn cảnh rộng hẹp khác nhau cũng như tính chất quy thức hay bất quythức của cuộc giao tiếp Vì vậy, các nhân vật hội thoại luôn luôn phải lựa chọn

và sử dụng các từ xưng hô sao cho phù hợp với từng quan hệ, hoàn cảnh giaotiếp Có nghĩa là tuỳ vào mối quan hệ của tôi với người đối thoại mà tôi có thểxưng em ở vị trí 1, nhưng cũng có thể xưng chị ở vị trí 2 hoặc xưng mẹ ở vị trí

3 Việc thay đổi này được thực hiện nhờ vào điểm gốc quy định chỗ đứng củatôi Nói rõ hơn, tôi có thể thay đổi từ xưng hô khi vị trí của tôi không còn giữnguyên vị trí ban đầu Điều này chứng tỏ vị thế của nhân vật giao tiếp là tươngđối

Trong giao tiếp, chúng ta thường có một bộ tiêu chí để định vị vị trí củamình và vị thế của người đối thoại như tuổi tác, quan hệ gia đình, quan hệ xãhội, vị trí giao tiếp…Nói từ xưng hô có chức năng định vị trong quá trình hộithoại điều ấy có nghĩa là từ xưng hô có tác dụng bộc lộ vị thế của người nói vàngười nghe Người nói tự xác định và “ý thức” về vị trí của người đối thoại sovới bản thân mình mà sử dụng các từ xưng hô tương ứng Đồng thời, qua các từxưng hô người nghe cũng nhận biết được thái độ, tình cảm của người nói đối vớimình

Từ xưng hô có thể giúp cho người ngoài cuộc cũng có những hiểu biết nhấtđịnh về quan hệ các nhân vật hội thoại Chẳng hạn, một người được gọi là “chú”hay tự xưng mình là “chú” tất hẳn ẩn dấu quan hệ đã được xác định qua từ xưng

Trang 20

hô đó Tuỳ điểm gốc và vật chuẩn đưa ra ta mới có thể kết luận được quan hệcủa các nhân vật hội thoại Nếu yếu tố định vị ở đây là quan hệ xã hội đơn thuầnthì được gọi hay xưng là “chú” thường là người có độ tuổi chênh lệch so vớingười đối thoại khoảng một thế hệ (từ 15 - 20 tuổi) và ở đây chúng ta đã đoánđược mối quan hệ giữa hai nhân vật hội thoại trên là quan hệ tuổi tác Nếu yếu

tố định vị là quan hệ trong gia đình thì nhân vật được gọi là “chú” thường là emtrai ruột (hay em họ) của bố lấy thế hệ con làm trung tâm

Giáo sư Đỗ Hữu Châu khi nói về sự định vị xã hội đã chỉ rõ “trong tiếngViệt ngoài một số từ như “ngài”, “bệ hạ”… Các từ định vị xã hội đều dựa vào sựđịnh vị trong gia đình, họ hàng như: “ông”, “bà”, “anh”, “chị”…làm cơ sở” [10,tr.237] Sự định vị này khiến cho các mối quan hệ ngoài xã hội trở nên thân thiếthơn

Như vậy, gọi một người nào đó là “em” hay “anh” hoặc bất luận một từ nàokhác trong hệ thống từ xưng hô là phụ thuộc vào sự định vị vị thế của người nói.Trong hoạt động giao tiếp, tuỳ vào hoàn cảnh, đối tượng cụ thể mà cácnhân vật hội thoại có thể lựa chọn các nguyên tắc định vị khác nhau Hai nguyêntắc định vị thường được sử dụng trong giao tiếp là nguyên tắc tự ngã trung tâm

và nguyên tắc lấy người khác làm trung tâm Sử dụng nguyên tắc tự ngã trungtâm tức là người nói lấy bản thân mình, lấy cái tôi của mình mà giao tiếp vớinhân vật khác Nguyên tắc tự ngã trung tâm không những là cách định vai giaotiếp, vai người nói (ngôi I) và vai người nghe (ngôi II) mà còn là cách thể hiện vịthế, thể hiện quan hệ liên cá nhân của nhân vật hội thoại Trong nguyên tắc tựngã trung tâm vị thế của nhân vật ngôi thứ hai là một trong những yếu tố đểnhân vật ngôi I lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp Chẳng hạn, nhân vật ngôi IInhiều tuổi hơn nhân vật ngôi I do đó vị thế cao hơn, trong trường hợp này nhânvật ngôi I có thể tự xưng là em, cháu, tôi…tuỳ vào mối quan hệ liên cá nhângiữa nhân vật ngôi I và ngôi II

Nguyên tắc lấy người khác làm tâm hay còn gọi là nguyên tắc gọi thayngôi: “Là một vế đặc biệt của sự xưng hô mà người gọi lại giữ một “vai” khác

Trang 21

trong mối quan hệ xã hội với người khác thay vì đang xưng hô với mình” [16,tr.60-66]

Nguyên tắc gọi thay ngôi được các nhân vật hội thoại sử dụng hết sức linhhoạt, phong phú và đa dạng Nhờ nguyên tắc gọi thay ngôi mà các nhân vật giaotiếp có thể vượt qua được những “mâu thuẫn”, những băn khoăn khi phải lựachọn từ xưng hô, chẳng hạn: trong gia tộc A là anh của B nhưng B có địa vị xã

hội cao hơn A, nếu A dùng cặp xưng hô anh - em thì có sự “mâu thuẫn” giữa

quan hệ gia tộc và địa vị xã hội Do đó, trường hợp gặp người đối thoại có thứbậc cao hơn mình nhưng đã lớn, đã có địa vị trong xã hội là phải đổi lại cáchxưng hô bằng cách thay vào đó cách xưng hô của bậc con, cháu mình, vị giáo sư

có thể nói: “Xin phép cô tôi đón cháu về” Xét về tuổi tác, vị giáo sư hơn tuổi côgiáo của cháu mình Xét về cương vị xã hội, giáo sư cũng có cương vị cao hơnnhưng vẫn gọi người đối thoại bằng “cô” thay cho cháu mình Việc thay đổingôi ở đây thể hiện thái độ tôn trọng của vị giáo sư đối với cô giáo của cháumình

Tóm lại, với những từ xưng hô nhất định, nhân vật giao tiếp có thể bộc lộnhận thức của mình đối với đối tượng giao tiếp Mặt khác, từ xưng hô cũng xácđịnh rõ hơn quan hệ giữa người nói và người nghe qua chức năng định vị củamình

1.1.2.2 Chức năng chiếu vật

Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm của ngữ nghĩa học

Sự vật, hiện tượng, đặc điểm…ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo nên ý nghĩabiểu vật của từ Đỗ Hữu Châu đã phân biệt giữa nghĩa biểu vật và nghĩa chiếuvật: “ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) sẽ được chuyển thành ý nghĩa chiếu vật(trong lời nói)” [7, tr.149] Nghĩa chiếu vật lại được phân định: chiếu vật cá thể,chiếu vật loại (chiếu loại) và chiếu vật bộ phận (chiếu một số bộ phận trongloại) Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán thì: “Trong ngôn ngữ nhữngĐTNX ngôi thứ nhất, thứ hai cũng có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng đượcdùng, chúng đều quy chiếu với người nói, người nghe đang có mặt trong giaotiếp” [8, tr.233]

Trang 22

Nói tới vai trò chiếu vật các từ xưng hô trong hội thoại thứ nhất là sự cụ thểhoá vai trò định vị và vai trò biểu thái của từ xưng hô Dựa vào chức năng chiếuvật của từ xưng hô, các nhân vật hội thoại có thể lựa chọn một từ xưng hô bất kì

để tự quy chiếu nhân vật đang hội thoại cùng mình

Nếu vai trò định vị và vai trò biểu thái là vấn đề chung cho từ xưng hô thìnghĩa chiếu vật lại chỉ có riêng khi từ xưng hô đã được cá thể hoá và đi vào hoạtđộng Việc lựa chọn từ nào để xưng hô là phụ thuộc vào vị trí người nói vào vậtchuẩn mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp

Từ những vấn đề trên chúng ta thấy: một từ có ý nghĩa chiếu vật có thể córất nhiều từ có ý nghĩa chiếu vật xung quanh Vai trò chiếu vật của từ xưng hôtrong hội thoại suy cho cùng chính là sự thể hiện mối quan hệ và thái độ, tìnhcảm của nhân vật giao tiếp Trong thực tế sử dụng, khi hành chức một từ xưng

hô có ý nghĩa chiếu vật khác nhau nếu như từ xưng hô đó được các nhân vật hộithoại dùng để quy chiếu với các nhân vật khác Vì vậy, từ xưng hô quy chiếuvào nhân vật tuy có vỏ âm thanh giống nhau nhưng về ý nghĩa quan hệ lại khácnhau Thông thường trong hội thoại khi gặp một phát ngôn có sử dụng từ xưng

hô, người ta có thể đoán biết mối quan hệ nhất định và thái độ tình cảm của cácnhân vật hội thoại, mặc dù vậy, không bao giờ từ xưng hô bộc lộ chính xác, đíchthực quan hệ của các nhân vật hội thoại Ở nhiều trường hợp, từ xưng hô có độlệch tương đối so với quan hệ thực của người nói và người nghe

Quan hệ trong hội thoại là sự gắn kết một mặt nào đó giữa con người vớinhau làm biến đổi trạng thái tinh thần hay tình cảm ở các nhân vật giao tiếp.Điều này thể hiện rõ và trước hết ở người nói khi sử dụng từ để xưng, tự bộc lộnhận thức về quan hệ của mình đối với người nghe Trong nhiều trường hợpngười nói lấn lướt người nghe và sử dụng chiến lược áp đảo buộc người nghephải theo mình vào một khung quan hệ và khung hành vi ở lời xưng hô nhấtđịnh

Việc lựa chọn từ xưng hô sẽ dễ dàng nếu như các nhân vật hội thoại đã cónhững quan hệ rõ ràng Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp các nhân vật giaotiếp phải băn khoăn lựa chọn từ xưng hô để đạt hiệu quả trong giao tiếp Vì thế,

Trang 23

mỗi từ xưng hô cụ thể trong một phát ngôn nhất định đều hàm ẩn một mối quan

hệ nhất định cho phép người nói thể hiện nhận thức của mình trong việc sử dụng

nó Khi gắn một từ xưng hô nào đó đang đối thoại cùng mình có nghĩa người nóichấp nhận khả năng bộc lộ quan hệ do từ xưng hô đó đảm nhận, đồng thời họthể hiện nhận thức của mình không chỉ vì quan hệ mà còn cả thái độ của mìnhđối với người nghe

Nếu việc sử dụng từ xưng hô ở người nói có khả năng quy chiếu quan hệ

và thái độ có nghĩa là ở người nghe cũng có sự phản xạ trở lại Dựa vào mô hìnhxưng hô ban đầu do người nói tạo lập, căn cứ vào việc thực hiện nó mà ngườinghe xác định được quan hệ của người nói đối với mình

Vì vậy, ngay từ đầu, người chủ động để đối thoại phải lựa chọn từ xưng hôcho phù hợp tức là phải biết tìm hiểu đối tượng, mối quan hệ của mình đối vớiđối tượng Cho nên, lối xưng hô của người nói có tác động trực tiếp đến ngườinghe, buộc họ phải xem xét mối quan hệ của mình đối với người nói và thấy rõthái độ của người nói đối với mình từ đó có cách xưng hô đúng (và biết cách lựachọn từ xưng hô) thể hiện đúng mối quan hệ được thiết lập giữa hai người Cókhông ít trường hợp đối thoại với nhau qua điện thoại một thời gian, người nóimới phát hiện dùng từ xưng hô chưa phù hợp đành ngượng ngùng, đổi lại cáchxưng hô Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp Tuy có những trườnghợp phải thay đổi từ xưng hô do sự biến đổi của tình cảm

Trong thực tế, với chức năng chiếu vật, từ xưng hô có thể cho chúng tanhững nhận biết rộng hơn về các nhân vật hội thoại như giới tính, lứa tuổi, chức

vụ, nghề nghiệp Các chức năng của từ xưng hô chỉ được bộc lộ trong sự hànhchức qua sử dụng trong giao tiếp Song trong quá trình hành chức, từ xưng hôcòn bị lệ thuộc bởi nhiều nhân tố khác như tính quy thức và bất quy thức củangữ cảnh giao tiếp, tính quyền uy của nhân vật giao tiếp Vì vậy, tuỳ vào ngữcảnh giao tiếp, tuỳ vào vị trí của bản thân mình cũng như vị thế của người đốithoại mà nhân vật chủ động giao tiếp có thể tự xưng là gì và gọi người đối thoại

là ai

Trang 24

Nhân vật hội thoại muốn sử dụng từ xưng hô để định vị bản thân, định vịngười đối thoại, cũng như dùng từ xưng hô để tự quy chiếu và quy chiếu đếnngười đối thoại một cách chuẩn mực thì phải tính đến quan hệ giữa mình vàngười đối thoại quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh mẽ chức năng định vị vàchức năng chiếu vật của từ xưng hô trong hoạt động giao tiếp.

1.1.2.3 Chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân

Con người sống trong xã hội luôn có mối quan hệ đan xen phức tạp như:quan hệ hàng xóm, quan hệ cấp bậc, quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội…tạo nênnhững quan hệ liên nhân đan chéo phức tạp Tính chất phức tạp này một phầnthể hiện qua việc sử dụng từ xưng hô, quan hệ giữa các nhân vật hội thoại làquan hệ liên cá nhân

Theo Đỗ Hữu Châu thì: “Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp

có thể xem xét trên hai trục: trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền

uy, trục hoành là trục của khoảng cách còn gọi trục thân cận Trong xã hội conngười khác nhau về địa vị xã hội Cái gọi là địa vị xã hội có thể cho chức quyền,tuổi tác, nghề nghiệp mà có” [10, tr.17]

Dấu hiệu quan hệ ngang là những nhân vật hội thoại có thể gần hay xa cáchnhau, quan hệ này có nhiều cung đoạn một mặt hướng đến sự xa cách, một mặthướng đến sự thân thuộc, thân cận, tâm tình, quan hệ ngang về hoàn cảnh là đốixứng Tuy nhiên, không hiếm thấy trường hợp phi đối xứng người này muốngần, người kia muốn giữ nguyên hoặc xa cách

Quan hệ ngang biểu thị khoảng cách xã hội của nhân vật giao tiếp Về bản

chất quan hệ là đối xứng các từ xưng hô thể hiện quan hệ ngang như cậu - tớ, tao - mày, anh - em (quan hệ vợ chồng) ông - tôi, tôi - đồng chí (quan hệ xã hội)

trong Tiếng Việt Quan hệ dọc về bản chất là phi đối xứng Khác với quan hệngang, dấu hiệu của quan hệ dọc về bản chất là phi đối xứng Trong một số kiểukhông tương tác, không bình đẳng, sự không bình đẳng trước hết là vấn đề củangữ cảnh, tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò hội thoại Sự làm chủ ngôn ngữ, kể cả

về thể lực Nó biểu thị quan hệ quyền uy của nhân vật giao tiếp Các từ xưng hô

biểu thị cho quan hệ dọc là thuộc thế hệ sau (như con, cháu trong tiếng Việt) có

Trang 25

vị thế thấp so với những người thuộc thế hệ trước (chẳng hạn như bố, ông trong tiếng Việt) có vị thế cao hơn, em (vị thế thấp) so với anh, chị (vị thế cao), hoặc các từ chỉ chức vụ được dùng để biểu thị cho vị thế cao Quan hệ dọc là quan hệ

quyền lực, tuy nhiên không phải lúc nào các mối quan hệ ở trục dọc cũng là xacách Trong nhiều trường hợp nhân vật hội thoại thay đổi trục dọc thể hiện ýđịnh tăng thêm khoảng cách Có thể xác định, từ xưng hô là một trong nhữngdấu hiệu ngôn ngữ thể hiện quan hệ liên cá nhân của nhân vật giao tiếp qua quan

hệ ngang và quan hệ dọc Các nhân vật giao tiếp sử dụng từ xưng hô ở trục quan

hệ nào để giao tiếp với nhau phụ thuộc quan hệ giữa mình với người đối thoại,hoàn cảnh giao tiếp, đề tài giao tiếp, mục đích và chiến lược giao tiếp

Quan hệ liên cá nhân là quan hệ động, nghĩa là các nhân vật hội thoại khi

giao tiếp với nhau, trên trục ngang, khi giao tiếp trên trục dọc Việc xác định

trục giao tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố Xét trong phạm vi sử dụng từ xưng hôkhi hai người cùng quan hệ bình đẳng trên tình bạn bè thì đó là quan hệ ngang,khoảng cách quan hệ càng ngắn thì mức độ thân tình càng cao

Từ xưng hô không chỉ bộc lộ vị thế của nhân vật giao tiếp qua hai trục:

quan hệ dọc, quan hệ ngang mà còn có tác dụng bộc lộ thái độ tình cảm của nhân vật hội thoại Chức năng định khung quan hệ của xưng hô chính là quan hệ

của liên cá nhân

Chức năng của từ xưng hô, không chỉ nói rõ những quan hệ giữa người nói

và người nghe mà người ngoài cuộc cũng có thể nhận biết được mối quan hệ củacác nhân vật hội thoại qua các từ xưng hô Quan hệ được nói đến ở đây, trướchết là quan hệ về thái độ, tình cảm, ứng xử của các nhân vật hội thoại, nhữngquan hệ này được thể hiện qua các cung bậc tình cảm: thân mật hay lạnh nhạt,tôn trọng hay khinh bỉ hay trung hoà về sắc thái biểu cảm Điều này phụ thuộcvào nhiều yếu tố trong đó có sự đóng góp của từ xưng hô

Trong quá trình hành chức từ xưng hô thường thường đi thành từng cặp

(xưng và hô) tương ứng với nhau Đồng thời, cũng qua việc lựa chọn và sử dụng

từ xưng hô, người nói có thể bộc lộ thái độ, tình cảm của mình trước ngườinghe Nhiều khi nhờ từ xưng hô mà khoảng cách của các nhân vật giao tiếp

Trang 26

được rút ngắn lại đó là khoảng cách của vị thế trên / dưới, khoảng cách về sựgiao tiếp quy thức và thân mật.

Vì từ xưng hô có khả năng bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói, nênnhiều khi việc lựa chọn và sử dụng các từ xưng hô nằm trong chiến lược giaotiếp, mục đích giao tiếp của người sử dụng Chính cách sử dụng danh từ thân tộctrong xưng hô, coi xã hội như một gia đình mở rộng cũng là một điều hay để gắnkết các số phận thành viên trong xã hội vào tình thân thiết gần gũi như quan hệgia đình huyết thống Nhưng cách sử dụng từ xưng hô này cũng có những hạnchế nhất định: một khi con người muốn các quan hệ xã hội (vận hành theo phápluật) thành quan hệ gia đình (vận hành theo tình cảm huyết thống) thì sẽ cónhiều điều bất cập sảy ra

Xưng hô giữa những người đã quen biết, thường theo cách xưng hô đã đượclựa chọn trước đó Trong quá trình phát triển quan hệ, người ta có thể điều chỉnh(nếu cần thiết) để phù hợp với nguyện vọng của hai bên Việc lựa chọn cáchxưng hô phù hợp với quan hệ giao tiếp này có tác dụng thúc đẩy, cũng cố mức

độ quan hệ đã sẵn có, làm cho đôi bên trở nên gần gũi, thuận tiện hơn

Xưng hô giữa những người chưa quen biết thường được xác định trên cơ sởgiới tính, tuổi tác Một khi cách xưng hô ngày được xác định, nó có tác dụng rútngắn khoảng cách giao tiếp, tạo không khí thân mật, gần gũi để hai bên tiếp tụcduy trì, mở rộng cuộc thoại Xét từ góc độ nghi thức giao tiếp truyền thốngngười nghe sẽ cảm nhận được sự tôn trọng về tình cảm của người nói dành chomình ngay từ việc lựa chọn từ xưng hô mở đầu cuộc thoại, cũng như sự dự tínhquan hệ giữa đôi bên theo ý muốn chủ quan của người nói: “Cách xưng hô này

cũng tuân thủ nguyên tắc xưng khiêm, hô tôn để đạt được sự hợp tác và phù hợp

với tính lịch sự trong giao tiếp” [25, tr.28]

Trong cuộc thoại, nếu như nhân vật giao tiếp thay đổi từ xưng hô so vớicách xưng hô ban đầu thì quan hệ giữa các nhân vật tương tác cũng thay đổi Sựthay đổi có thể diễn ra theo hai chiều: tích cực hoặc tiêu cực, từ lạnh nhạt sangthân mật và ngược lại Sự thay đổi từ xưng hô trong hội thoại là một vấn đề hấpdẫn, lí thú và nhiều hứa hẹn đối với các nhà nghiên cứu

Trang 27

Như vậy, từ xưng hô được đưa vào sử dụng đã góp phần bộc lộ sắc thái tìnhcảm và quan hệ của các nhân vật giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể Vì thế,chúng ta có thể gọi chức năng định khung quan hệ của từ xưng hô là chức năngbiểu thái Hai chức năng định vị và biểu thái của từ xưng hô đều góp phần tạonên vị trí của nó khi sử dụng Hai chức năng này gắn bó chặt chẽ với nhau vàcùng thúc đẩy quá trình giao tiếp nếu như vai trò định vị của từ xưng hô giúpnhân vật giao tiếp xây dựng được thoả thuận phân vai nói / nghe (giữa người nói

và người nghe) thì vai trò biểu thái lại có tác dụng bộc lộ cái riêng của người nóiqua thái độ tình cảm của người nói đến người nghe và ngược lại

Nhờ chức năng định vị của từ xưng hô, nhân vật hội thoại có thể lựa chọnnhững từ cần dùng một cách chính xác Chức năng biểu thái giúp người nói vàngười nghe lựa chọn được những từ có giá trị thẩm mĩ góp phần tăng hiệu quảgiao tiếp

1.1.3 Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô

Sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp là một trong những yếu tố biểu hiện bảnsắc văn hoá, tri thức của người tham gia hội thoại Để cuộc thoại thành công haythất bại, người dùng từ xưng hô đạt được hiệu quả giao tiếp hay không điều đóphụ thuộc vào các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô tiêu biểu như: vaigiao tiếp, vị trí xã hội của nhân vật giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp

1.1.3.1 Vai giao tiếp và vị trí xã hội của nhân vật giao tiếp

Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp thực tế đượcnói tới hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ

Nhân vật giao tiếp là một trong những nhân tố của hoạt động giao tiếp.Nhân vật giao tiếp bao gồm người phát ngôn và người nhận Nếu hội thoại đó có

hai người tham gia thì được gọi là song thoại, ba người tham gia thì gọi là tam thoại và nhiều người tham gia thì gọi là đa thoại Ở phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu cuộc song thoại - cuộc thoại được thực hiện bởi hai nhân vật hội thoại Trong hội thoại người phát được gọi là vai người nói, người nhận được gọi là vai người nghe sẽ có sự luân phiên thay đổi vai người nói,

người nghe trong cuộc thoại Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết “Trong quá trình giao

Trang 28

tiếp người nhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực, người nhận tích cực thìanh ta luôn thay đổi vai trò người nhận - người phát khi giao tiếp diễn ra haichiều, người nhận tiêu cực khi anh ta luôn giữ vai trò người nhận trong suốt quátrình giao tiếp nghĩa là khi giao tiếp chỉ diễn ra một chiều” [7, tr.43] Tuy nhiên

dù giao tiếp diễn ra tiêu cực hay tích cực nhưng giữa người phát và người nhận

có mối quan hệ riêng và chung nào đấy Cho nên, người phát phải cân nhắc hìnhthức và nội dung thông điệp trước khi gửi nó đi Khi xưng hô trước một đốitượng cụ thể người phát phải định được trục quan hệ để lựa chọn từ xưng hô chophù hợp

Trong thực tế, mỗi cá nhân bao giờ cũng có vai giao tiếp phản ánh đúngquan hệ của các lớp người, loại người khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giớitính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khi quan hệ xã hội của cá nhân càng phongphú thì số lượng đóng vai trò quan hệ của cá nhân đó càng lớn, mỗi cặp vai cóhình thức ngôn ngữ riêng trong ứng xử Qua vai giao tiếp và cách sử dụng từxưng hô cùng với những quy tắc thiết chế xã hội chúng ta có thể nhận biết đượcvai nào ở vị trí trên, vai nào ở vị trí dưới Như vậy, vị thế xã hội của các nhânvật hội thoại ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô.Thông thường trước người có vị thế cao hơn mình người giao tiếp có xu hướng

sử dụng những từ xưng hô chuẩn mực với sắc thái lịch sự, trịnh trọng hoặc ítnhất trung hoà về sắc thái biểu cảm

Đối với người có vị thế ngang bằng, trong ngữ cảnh giao tiếp quy thức nhân

vật hội thoại thường có ý xưng khiêm, hô tôn Ở ngữ cảnh giao tiếp không quy

thức, các nhân vật có vị thế ngang bằng, có thể sử dụng cách xưng hô với đầy đủsắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã

Với chức năng định vị, từ xưng hô có tác dụng bộc lộ vị thế xã hội của cácnhân vật hội thoại, đồng thời vị thế xã hội của các nhân vật hội thoại lại chi phốichức năng định vị và chức năng biểu thái của từ xưng hô Đây là mối quan hệqua lại giữa chức năng của từ xưng hô với vị thế xã hội của nhân vật sử dụng từxưng hô Do đó, để có một phát ngôn thoả đáng, nhân vật hội thoại không chỉcần định vị được vị thế của mình, mà còn phải xác định và định vị được vị thế

Trang 29

của người đối thoại Ở phương diện xưng hô muốn xưng hô cho đúng, cho hay

để đạt hiệu quả giao tiếp thì nhân vật hội thoại phải xác định được đúng vị trícủa mình cũng như vị trí của người đối thoại

1.1.3.2 Ngữ cảnh giao tiếp

Những ứng xử ngôn ngữ của con người phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnhgiao tiếp Người có vị thế cao, có quyền uy thì có khả năng sử dụng từ xưng hôrộng rãi hơn người ở vị trí thấp Anh ta có thể lựa chọn tự do các từ xưng hô đểđịnh vị bản thân mình và định vị người đối thoại với các sắc thái thân mật, lịch

sự hay suồng sã Nhưng sự lựa chọn tự do đó không thể vượt qua tính quy thức

hoặc không quy thức của hoàn cảnh giao tiếp Vì vậy, tính quy thức và bất quy thức của ngữ cảnh giao tiếp có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chức năng của

từ xưng hô cũng như vị thế xã hội và quyền uy của nhân vật giao tiếp

Để thể hiện thái độ của mình qua từ xưng hô như suồng sã hay thân mật,lịch sự (chức năng biểu thái) người giao tiếp phải xác định được vị thế của mình

và vị thế của người đối thoại (chức năng định vị) cũng như phải tính tới tính chấtquy thức hay bất quy thức của ngữ cảnh Cùng một đối tượng giao tiếp của ngữcảnh này, anh ta có thể xưng hô suồng sã (ngữ cảnh không quy thức) nhưng ởngữ cảnh khác anh ta lại phải xưng hô chuẩn mực, lịch sự (ngữ cảnh quy thức) Việc dùng từ xưng hô ở ngữ cảnh ít có tính quy thức thường biểu hiện ởnhững vị thế ngang bằng Nhưng khi xưng hô với người có vị thế cao, người cóquyền uy hơn mình thì người ở vị thế thấp luôn luôn có xu hướng xưng hôchuẩn mực, quy thức

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ

1.2.1 Khái niệm và nội dung thuật ngữ.

Cho đến nay trong các tài liệu ngôn ngữ học bằng tiếng Việt, các thuật ngữ

đối chiếu, so sánh và tương phản được dùng với những cách hiểu còn nhiều khía

cạnh khác nhau Theo nghĩa thông thường, các từ so sánh và đối chiếu có thể

được dùng thay thế cho nhau Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, so sánh là

xem xét đối chiếu nhằm tìm ra những điểm giống nhau, tương ứng và khác biệt

nhau Đối chiếu là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau Còn tương

Trang 30

phản thì dùng để so sánh hay đối chiếu hai sự vật có tính chất trái ngược, đối

chọi với nhau một cách rõ rệt

Trong ngôn ngữ học, các khái niệm đối chiếu, so sánh và tương phản được dùng với tư cách như những thuật ngữ Khái niệm ngôn ngữ học so sánh là một

thuật ngữ được dùng với ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp cậnlấy đối tượng nghiên cứu là hai hay nhiều ngôn ngữ So sánh thường dùng với ýnghĩa chung như một cách tiếp cận, một phương pháp tư duy có thể dùng trongcác lĩnh vực khác nhau như: so sánh lịch sử, so sánh loại hình học Và trongcách nói gọn đôi khi so sánh cũng được dùng thay cho cả so sánh lịch sử hoặc sosánh loại hình học Mục đích nghiên cứu là chỉ ra những nét tương đồng và khácbiệt giữa các ngôn ngữ Còn ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học tươngphản là những thuật ngữ được sử dụng nhiều với những cách tiếp cận tương tự.Thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu trước hết dùng để dịch thuật ngữ

comparative hay comparison khác biệt giữa hai hay hơn hai ngôn ngữ được đem

ra so sánh, đối chiếu Trong thời gian gần đây, thuật ngữ đối chiếu được dùng để

dịch thuật ngữ constrative analysis: phân tích tương phản và constrative lingvistics được dịch là ngôn ngữ học tương phản Ở đây chúng tôi dùng thuật

ngữ ngôn ngữ học đối chiếu hay ngôn ngữ học tương phản là đồng nghĩa Đốitượng là “so sánh cái này với cái kia (thường với cái dùng làm chuẩn) để từ chỗgiống nhau và khác nhau mà biết được rõ hơn” [43, tr.327]

Lê Quang Thiêm cho thấy phương pháp nghiên cứu đối chiếu thường cóquan hệ chặt chẽ với phương pháp so sánh nhưng “phương pháp đối chiếu hayphương pháp ngôn ngữ học đối chiếu có một hệ thống nguyên tắc, thủ phápriêng Nó khác với phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh lịch sử Nhưngđồng thời trong đặc điểm của phương pháp nghiên cứu này có kế thừa và sửdụng nhiều yếu tố, thủ pháp của nghiên cứu miêu tả và so sánh - lịch sử” [61,tr.30] Còn theo Vương Toàn thì “Thuật ngữ đối chiếu thường được dùng để chỉphương pháp hoặc phân nghành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai haynhiều ngôn ngữ Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏnhững nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ là sáng tỏ những nét không

Trang 31

tương đồng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu củađối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại” [51, tr.243].

Giáo sư Nguyễn Quang Hồng lại cho rằng: “So sánh đối chiếu là phươngpháp phổ biến trong mọi ngành khoa học Đối với ngôn ngữ học cũng vậy, cóthể nói rằng trong lịch sử phát triển của mình, khoa học ngôn ngữ thực sự bắtđầu hình thành và phát triển dần chính là nhờ những tìm tòi, khám phá về nhữngchỗ khác biệt và đồng nhất giữa tiếng nói vùng này với vùng khác trong quátrình tiếp xúc và giao lưu xã hội” [29, tr.11]

Như vậy, đối chiếu ngôn ngữ là so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ (trong đólấy một ngôn ngữ làm chuẩn) để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt củacác ngôn ngữ về các phương diện cấu trúc và ngữ dụng để thực hiện mục đíchnghiên cứu và ứng dụng ngôn ngữ trong đời sống

1.2.2 Nghiên cứu đối chiếu ở Việt Nam.

Về lí thuyết, các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ở Việt Namchưa có nhiều Người đầu tiên cần kể đến là tác giả: Lê Quang Thiêm với công

trình nghiên cứu: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ [61] Ông đã đưa ra một

số phương pháp đối chiếu quan trọng và xác định cụ thể các phương diện đốichiếu về ngữ âm, âm vị, hình vị, câu và nghĩa của tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng

Bungari, Balan, Nga… Nguyễn Văn Chiến trong công trình Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á [15] đã đưa ra vấn đề chung về vị

trí, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp và nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ Đồngthời, tác giả đã nghiên cứu về ĐTNX tiếng Việt trong sự phân tích đối chiếu vớiĐTNX của ngôn ngữ khác gần và cùng loại hình Có thể nói, loại công trình trên

đã trở thành nền tảng lí luận cho hầu hết các công trình ngôn ngữ học ứng dụng

và các giáo trình giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam về lĩnh vực

nghiên cứu đối chiếu Gần đây Vương Toàn trong cuốn Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam [51] cũng trình bày những quan niệm về đối chiếu và

tổng kết tình hình về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được tiến hành ở ViệtNam Theo ông “Đối chiếu ngôn ngữ là cách đối chiếu tổng thể, đại quan hoặcbao quát chung, có thể lấy một ngôn ngữ làm cơ sở chủ đạo (đối tượng cần phân

Trang 32

tích, làm sáng tỏ) các ngôn ngữ còn lại sẽ là phương tiện, điều kiện, song cũng

có thể các ngôn ngữ điều được chú ý như nhau để tìm ra cái chung và cái riêng,nhằm làm sáng tỏ các phổ quát và ứng dụng trong phiên dịch” [51, tr.35]

Từ những năm 1990 trở lại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, luậnvăn, luận án áp dụng phương pháp đối chiếu vào nghiên cứu đối chiếu các ngônngữ, đặc biệt là tiếng Anh, Nga, Pháp… với tiếng Việt Trên cơ sở lí thuyết thựctiễn nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt và so sánh đối chiếu ngôn ngữ,nhiều nhà nghiên cứu đã mở hướng nghiên cứu từ xưng hô trong ngôn ngữ cácdân tộc thiểu số ở Việt Nam đối chiếu với tiếng Việt để khám phá, tìm hiểu đặcđiểm ngôn ngữ và văn hoá ở bình diện xưng hô trong giao tiếp của các dân tộc

thiểu số Đó là những trường hợp như: Phạm Ngọc Thưởng (1998) Xưng hô trong tiếng Nùng - luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội Vi Thị Khánh Thuỳ (2004), Lớp từ xưng hô trong tiếng Thái đối chiếu với tiếng Việt - luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Vinh… Nguyễn Minh Hoạt (2007), Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (đối chiếu với tiếng Việt) - luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh…

1.2.3 Đặc điểm cơ bản của phương pháp đối chiếu

1.2.3.1 Xác lập cơ sở đối chiếu

Đây là một thao tác xác định những nét giống nhau và khác nhau giữa cácngôn ngữ: những ngôn ngữ đối chiếu nếu cùng và gần loại hình với nhau thì nétgiống nhau xuất hiện với một tỉ lệ lớn Nếu có những nét khác biệt giữa chúngthì đó là những nét khác biệt tinh tế, khá chi tiết Ngược lại, những ngôn ngữ đốichiếu càng xa loại hình, thuộc những loại hình ngôn ngữ khác nhau thì nhữngnét khác biệt sẽ xuất hiện với một tỉ lệ lớn Nếu có những nét giống nhau thìphần lớn chỉ là những nét chung, đại thể Những nét giống nhau hay khác nhaugiữa các ngôn ngữ thường có tính hệ thống, có thể lí giải được bởi chúng gắnchặt với các đặc điểm cấu trúc của các ngôn ngữ đối chiếu Những nét giốngnhau hay khác nhau phải được hiểu ở những mức độ nhất định, thông qua việcxem xét chúng trong những bình diện, cấp độ, khía cạnh khác nhau của nhữnghiện tượng, sự kiện của hoạt động ngôn ngữ Đối chiếu ngôn ngữ bao giờ cũng

là sự phân tích các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong sự kết hợp hai thao tác:

Trang 33

đối lập bên trong và tương phản bên ngoài Muốn đối chiếu trên nguyên tắc,phải xây dựng ngôn ngữ chuẩn.

1.2.3.2 Xác định phạm vi đối chiếu

Một trong những ngôn ngữ đối chiếu được chọn làm cơ sở (ngôn ngữ chủđạo) Đây là ngôn ngữ cần được tập trung phân tích làm rõ để trình bày những

dự định mục đích của nhà nghiên cứu Ngôn ngữ (hay những ngôn ngữ) còn lại

sẽ là phương tiện, điều kiện và ngôn ngữ đệm Từ đó cho phép làm sáng tỏ cácđặc điểm của ngôn ngữ cơ sở Chẳng hạn: đối chiếu lớp từ xưng hô tiếng Jraivới tiếng Việt thì tiếng Jrai là ngôn ngữ cơ sở, tiếng Việt là ngôn ngữ đệm

“Phạm vi đối chiếu có thể được phân định theo các nguyên tắc sau: làm sáng tỏđặc điểm thể hiện các phạm trù ở ngôn ngữ được nghiên cứu như: thời, thể, xácđịnh, không xác định, phạm trù giống, số, cách, đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa,trái nghĩa…; Đối chiếu các đặc điểm cấu tạo âm vị, hình vị, từ loại, cú pháp,

… ;Đối chiếu các đặc điểm hoạt động hành chức của các hiện tượng, phạm trùngôn ngữ trong giới hạn các cấp độ; Đối chiếu tiến trình phát triển nhằm làmsáng tỏ các quy luật phát triển và quá trình biến đổi sảy ra trong nội bộ các ngônngữ được nghiên cứu” [62, tr.746]

1.2.3.3 Phương thức đối chiếu

Phương thức phân tích đối chiếu cấu trúc thường bắt đầu bằng đối chiếuđơn vị thành phần và cuối cùng là đối chiếu hệ thống Nghiên cứu đối chiếu nàyđược thể hiện ở chỗ: qua giao tiếp, khả năng vật chất của các ngôn ngữ được sửdụng là không như nhau

Phương thức phân tích đối chiếu hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp làphương thức được sử dụng để xác định tính phổ cập hoặc hạn chế của các hiệntượng ngôn ngữ hoặc của các sự kiện ngôn ngữ tồn tại trong các ngôn ngữ đượcthể hiện rõ nét ở ngôn ngữ này nhưng không được thể hiện ở ngôn ngữ khác.Phương thức đối chiếu chức năng là việc nghiên cứu các hiện tượng ngônngữ được diễn ra đối sánh giống và khác nhau như thế nào ở chức năng củachúng Chẳng hạn, cùng một sự kiện vật chất ngôn ngữ nhưng mỗi ngôn ngữ sửdụng các sự kiện này ở những chức năng khác nhau và ở những phạm vi hoạt

Trang 34

động khác nhau: ví dụ, các danh từ thân tộc của tiếng Nga và tiếng Việt có sựkhác biệt rất lớn trong phạm vi hoạt động hành chức Ở tiếng Việt, những danh

từ này phải tham gia vào hoạt động xưng hô và thay thế ĐTNX, trong khi ởtiếng Nga không có tình hình tương tự

Phương thức đồng nhất khu biệt xã hội - tâm lí, lịch sử: theo phương thứcnày nghiên cứu đối chiếu thường xem xét sự giống nhau và khác nhau Ở việcvận dụng các tài liệu ngôn ngữ, các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong nhữnghoàn cảnh xã hội, đặc điểm tâm lí, điều kiện lịch sử văn hoá tộc người giữa cácngôn ngữ đối chiếu Chẳng hạn, cách quan niệm về hệ thống từ chỉ màu sắc ởcác ngôn ngữ khác nhau, cách chào hỏi, xưng hô ở mỗi ngôn ngữ và hệ thốngcác từ xưng hô trong những ngôn ngữ đối chiếu ấy Những vấn đề này có thểnhìn nhận dưới ánh sáng của xã hội học ngôn ngữ, tâm lí học ngôn ngữ và ngônngữ học lịch sử theo phương pháp đối chiếu

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ

1.3.1 Khái niệm văn hoá

Đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, chúng ta phải quantâm đến hai khái niện: ngôn ngữ và văn hoá Những khái niệm này đều rất đadạng và đã trải qua nhiều thay đổi do tiến trình phát triển của các tri thức mớitrong các lĩnh vực khoa học

Humboldt cho rằng “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” Còn Sapir - Whorflại gắn ngôn ngữ với nhận thức Ông cho rằng hoạt động của con người phảnánh “bức tranh thế giới” Dưới góc độ xã hội - ngôn ngữ học, ngôn ngữ lại đóngvai trò điều hành xã hội, liên kết các thành viên trong một cộng đồng dân tộc.Khái niệm văn hoá cũng tồn tại rất nhiều định nghĩa Nhiều tác giả cho rằngvăn hoá giống như một nền văn minh gồm cả văn minh vật chất và văn minhtinh thần.Văn hoá là một hiện tượng, một phạm trù thiên về con người, do conngười làm nên Vì vậy, văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên phân biệt conngười - động vật với con vật, làm con người tách khỏi thế giới động vật Nóicách khác, chủ nhân duy nhất của văn hoá là con người Văn hoá là một sảnphẩm đặc thù của xã hội loài người Nó phản ánh cách con người tiếp cận, chia

Trang 35

cách, nhận thức và hoạch định thế giới thực tại khách quan xung quanh mìnhtheo hai thế giới khác nhau mà gắn bó với nhau Đó là thế giới thực tại được conngười nhận thức, chia cách và mô hình hoá nó Còn thế giới thứ hai là thế giớibiểu tượng, thế giới ở bên cạch đằng sau cái thế giới thực tại, một thế giới hếtsức đặc thù nơi con người có tư duy.

Thuật ngữ văn hoá (culture) được dùng khá phổ biến trong đời sống hiệnnay Song việc hiểu về nó không hoàn toàn giống nhau giữa các nhà nghiên cứu.Trên thế giới có trên 400 định nghĩa về văn hoá Điều đó nói lên tính phong phú,

đa dạng và phức tạp của khái niệm này

Từ thế kỷ XIX, E B Taylor - nhà nhân loại học người Anh, trong tác phẩm

Văn hoá nguyên thuỷ (1871), ông cho rằng : “Văn hoá là một tập hợp toàn bộ

những tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật đạo đức, pháp luật, phong tục và bất kỳnăng lực thói quen nào khác mà con người với tư cách là một thành viên trong

xã hội có được” Trong tác phẩm Nhân loại học (1881), Taylor khẳng định “Văn

hoá là hoàn toàn sở hữu riêng cho loài người” Quan niệm này đã được các nhànhân loại học sử dụng suốt hơn nửa thế kỷ Năm 1885, tác giả người Đức Klemr

trong công trình Khoa học chung về văn hoá đã chỉ ra: “Sự phát triển của loài

người như một lịch sử văn hoá thì văn hoá mới thực sự trở thành đối tượng của

một khoa học riêng biệt ” Trong tiểu luận Khái niệm văn hoá (1959), Lestie A

White cho rằng : “Vấn đề không phải ở chỗ văn hoá là thực tế hay là trừu tượng

mà vấn đề là bối cảnh những quan hệ của chúng với cộng đồng người mà trongquan hệ của chúng với nhau”

Bách khoa toàn thư Liên Xô quan niệm: “Khái niện văn hoá dùng để chỉ

trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của xã hội, dân tộc, bộ lạc cụ thể - vănhoá cổ, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc… , theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên

quan đến đời sống tinh thần của con người” Thế nhưng từ điển Triết học Xô Viết (1938) lại coi: “Văn hoá là tổng thể những thành tựu và những quá trình

hoạt động xã hội của con người, được thể hiện bằng những giá trị vật chất vàtinh thần xã hội”

Trang 36

Ở Việt Nam khái niệm văn hoá ra đời muộn hơn Vào thế kỷ XV, NguyễnTrãi dùng từ văn hiến để chỉ truyền thống, phong tục của dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bồ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam có khác

Trong công trình Việt nam văn hoá sử cương, học giả Đào Duy Anh xem

“Văn hoá tức là sinh hoạt” Năm 1945, trong cuốn Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Trường Chinh viết: “Văn hoá là một vấn đề lớn, bao gồm cả văn học

nghệ thuật, triết học, phong tục tôn giáo…có người cho rằng văn hoá với vănminh là một Nhưng trong lịch sử có nhiều dân tộc chưa có văn minh, song đã cóvăn hoá Văn xúc tích, phát triển tới mức nào đó mới là văn minh”

Theo Trần Ngọc Thêm [60, tr.14] thì “Ở Việt Nam còn có các khái niệmvăn hiến, văn vật Từ điển thường định nghĩa: văn hiến là truyền thống văn hoálâu đời; còn văn vật là truyền thống văn hoá biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tíchlịch sử Các định nghĩa cho thấy rằng văn hiến và văn vật chỉ là những kháiniệm bộ phận của văn hoá Chúng khác văn hoá ở độ bao quát các giá trị Vănhiến là văn hoá thiên về truyền thống lâu đời còn lưu giữ được chính là các giátrị tinh thần Còn văn vật là văn hoá thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di

tích, hiện vật…) Phương Tây không có các khái niệm văn hiến, văn vật”

Sự phân biệt bốn khái niệm văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật được trìnhbày ở bảng sau:

Chứa cả giá trị vậtchất lẫn tinh thần

Thiên về giá trị vật chất-kĩ thuật

Có bề dày lịch sử Có trình độ phát

triển

Có tính dân tộc Có tính quốc tếGắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều

hơn với phương

Trang 37

Tây đô thị

Với quan điểm trên Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa: “Văn hoá

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo vàtích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tựnhiên và xã hội của mình” [60, tr.10]

Từ điển tiếng Việt [44, tr.1062] lại coi “Văn hoá: tổng thể chung những giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”

Ngày nay, định nghĩa mà UNESCO đưa ra: “Văn hóa phản ánh và thể hiệnmột cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (mỗi cá nhân và cộngđồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỉ

nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mĩ và lối sống

mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [dẫn theo22] được nhiều nhà khoa học trên thế giới nhất trí Chúng tôi sử dụng định nghĩanày làm cơ sở để nghiên cứu các biểu hiện sắc thái văn hoá của người Jrai

1.3.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá từ lâu đã lôi cuốn sự chú

ý của các nhà ngôn ngữ học và các nhà nghiên cứu của nghành khoa học có tínhliên nghành như xã hội - ngôn ngữ học, tâm lí ngôn ngữ học… Việt Nam, chúng

ta đang trong tiến trình hội nhập, các vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá cũng trởnên một mối quan tâm cấp bách

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá được xem là mối squan hệ giữa bộphận và tổng thể Đây là quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu và của các nhàchính trị nữa Người ta thường cho rằng ngôn ngữ là một bộ phận của nền vănhoá cùng với các bộ phận khác như khoa học, kinh tế, xã hội, phong tục tậpquán… Nhưng trong đó, ngôn ngữ là bộ phận luôn được kể đến đầu tiên và cóvai trò quan trọng nhất Khi muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá của dân tộc, việclàm đầu tiên là khai thác vốn văn hoá trong ngôn ngữ của dân tộc đó

Phạm Đức Dương cho rằng “Nếu như văn hoá là tổng thể những hệ thốngcác tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội, bao trùm lên mọi hoạt động của

Trang 38

một cộng đồng người nhất định thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọngbậc nhất được xây dựng trên quan hệ biểu trưng hoá của loài người”.

Theo Đỗ Hữu Châu thì vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá còn phảiđược đặt ra trong khuôn khổ của sự kí ức hoá bằng ngôn ngữ những hiểu biếtvăn hoá Ngôn ngữ kí ức hoá các hiểu biết văn hoá theo hai cách: a qua các vănbản viết về các hiểu biết văn hoá (thư tịch, sách chuyên khảo); b qua ngữ nghĩacủa các hợp phần của ngôn ngữ, theo một phương pháp lật xới các lớp ngữ nghĩanhằm phát hiện ra các hiểu biết văn hoá

Ngôn ngữ là một bộ phận không thể tách rời của kết cấu văn hóa Sự liênquan hữu cơ giữa ngôn ngữ và các khía cạnh của văn hoá gần gũi tới mức:không còn một bộ phận nào thuộc văn hoá của cộng đồng người cụ thể lại đượcnghiên cứu tách rời khỏi các biểu tượng ngôn ngữ trong hoạt động của chúng

Dell Hymes trong tuyển tập Ngôn ngữ trong văn hoá xã hội đã đề cao vai

trò của ngôn ngữ trong văn hóa và “Ngôn ngữ là một bộ phận không thể thiếuđược trong văn hoá của con người”

Trong thực tế hoạt động, ngôn ngữ chi phối lại cơ chế, kiến thức văn hoátrên nhiều mặt và thông qua nhiều cấp độ phức tạp Chính F De Saussure [49,tr.47], đã khẳng định: “Ngôn ngữ và văn hoá là những thiết chế trừu tượng,chúng dần được hình thành cùng với sự phát triển của con người, xã hội” Ôngcũng cho rằng (…) “muốn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc thì trước hết cần bảo

vệ ngôn ngữ dân tộc (…) phong tục của một dân tộc có tác dụng đến ngôn ngữ

và mặt khác trong chừng mực khá quan trọng ngôn ngữ đã làm nên dân tộc”.Ngôn ngữ không chỉ là tiền đề tạo ra đối tượng văn hoá mà hơn thế, từtrong chiều sâu trước hết nó là tiền đề tạo ra con người Ănghen viết: “Sau laođộng và đồng thời với lao động là ngôn ngữ nó là hai sức kích thích chủ yếu đãảnh hưởng đến bộ óc của con vượn làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành

bộ óc của con người” [23, tr.259]

Từ nhiều cấp độ, ngôn ngữ là tiền đề cho đối tượng văn hoá phát triển Sựphát triển của văn hoá tạo tiền đề trở lại cho ngôn ngữ Ngôn ngữ và văn hoáđều là những thiết chế xã hội Nét đặc thù của thiết chế này là: giá trị nhận thức

Trang 39

có được về chúng bao giờ cũng bị quy định bởi tính ước lệ vốn được tạo ra bởimột cộng đồng xã hội xác định gắn với một trạng thái không gian và thời gianxác định Hoạt động của ngôn ngữ gắn liền với hoạt động tư duy Ngôn ngữđược coi là phương tiện (duy nhất) có khả năng giải mã cho tất cả các loại hìnhnghệ thuật gắn với phạm trù văn hoá Ngôn ngữ có khả năng sáng tạo ra nhữngtác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ, phản ánh một cách tương đối tập trung tiến trìnhphát triển bộ mặt văn hoá của cộng đồng Văn hoá được lưu giữ trong ngôn ngữ.Thông qua vốn từ vựng, các thành ngữ, tục ngữ, cũng như các tác phẩm thầnthoại cổ xưa, người ta mới xác định cuộc sống của con người trong quá khứ và

hệ thống sắp xếp nó lại để nên giá trị, truyền thống văn hoá cho thế hệ sau

Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá, là biểu hiện của bản sắc văn hoá dântộc Ngôn ngữ dân tộc và yếu tố xã hội, là dấu hiệu để nhận ra dân tộc Ý thức

về tiếng mẹ đẻ là biểu hiện đặc sắc ý thức dân tộc Hoàng Tuệ cho rằng: “Khixác định một dân tộc đã phải chú ý tới ngôn ngữ của dân tộc ấy Đó là một tiêuchuẩn quan trọng để xác định dân tộc” [53, tr.17] Đặc trưng của một dân tộc thểhiện khá tập trung trong văn hoá của dân tộc đó Văn hoá có văn hoá vật chất vàvăn hoá tinh thần Nhưng xét cho tới cùng, một người mang đặc điểm văn hoácủa dân tộc trước hết là người có những tri thức, những hiểu biết về nền văn hoácủa dân tộc mình

Trong mối quan hệ ngôn ngữ - văn hoá - dân tộc thì ngôn ngữ là một trongnhững nhân tố hàng đầu để thống nhất dân tộc Ngôn ngữ là yếu tố đặc trưngquan trọng nhất của văn hoá dân tộc, nó biểu thị các giá trị văn hoá và sức mạnhcủa dân tộc về mọi mặt Và văn hoá dân tộc lại có vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc Khi đời sống văn hoá vật chất tinh thầncủa dân tộc càng phát triển thì ngôn ngữ của dân tộc mới có đầy đủ điều kiện đểphát triển phong phú và thống nhất các phương ngữ thành một ngôn ngữ dântộc

“Ngôn ngữ có chức năng là công cụ của tư duy và giao tiếp của con người.Ngoài ra ngôn ngữ còn có chức năng phản ánh, chức năng lưu giữ những sảnphẩm văn hoá của cộng đồng Là một thành tố của nền văn hoá tinh thần, ngôn

Trang 40

ngữ giữ vị trí đặc biệt Bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu và là điều kiệncho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hoá.Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất kì nền văn hoá dântộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được lưu giữlại rõ ràng nhất” [59, tr.33-37].

Nếu như văn hoá được xem là tổng thể các hệ thống tín hiệu do con ngườisáng tạo nên thì ngôn ngữ lại là một hệ thống tín hiệu tiêu biểu hoàn chỉnh nhất

và cần thiết nhất để hình thành xã hội loài người Ngôn ngữ là một thành tố cơbản và quan trọng của văn hoá chi phối nhiều thành tố văn hoá khác, là mộtcông cụ, phương tiện có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hoá Ngônngữ vừa là công cụ tư duy, vừa là công cụ giao tiếp của xã hội Mỗi dân tộc vớicông cụ tư duy của mình - ngôn ngữ đã nhận thức được thế giới khách quan vàphân cắt thực tại theo tâm thức của mình Qua ngôn ngữ mà người ta nhận diệnđược những nét đặc trưng của vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan củamỗi cá nhân và mỗi cộng đồng dân tộc Với công cụ giao tiếp xã hội - ngôn ngữloài người đã sản sinh, truyền đạt và bảo vệ tất cả các hệ thống tín hiệu của dântộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ các dân tộc đã tạo nênmột thế giới đa sắc màu, một bức tranh toàn cảnh rất phong phú, đa dạng về vănhoá Khi “nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, văn hoá là gương mặt của dân tộc.Một dân tộc đánh mất truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấymất cả” [30]

Ngôn ngữ và văn hoá có quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời Ngônngữ là chất liệu truyền tải văn hoá mà văn hoá là cái được hàm chứa trong ngônngữ Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc La Thường Bồi có viết: “Ngôn ngữ và văn

tự là kết tinh của văn hoá dân tộc, nền văn hoá xưa của dân tộc Nhờ ngôn ngữ

và văn tự mà được lưu truyền Và nền văn hoá ngày mai cũng nhờ ngôn ngữ vàvăn tự mà phát triển” [dẫn theo 46, tr.17] Sự sáng tạo về văn hoá thường khôngthể tách rời ngôn ngữ Còn sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ lại luôn đisong song với sự biến đổi và phát triển của văn hoá Vậy muốn đi sâu nghiêncứu ngôn ngữ lại không thể không quan tâm tới yếu tố văn hoá Qua những điều

Ngày đăng: 15/12/2015, 12:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2004
2. Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên (1995), “Nhát cắt thời gian trong tâm thức người Nghệ”, Ngôn ngữ (4), tr 65 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhát cắt thời gian trong tâm thức người Nghệ”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản, Nguyễn Hoài Nguyên
Năm: 1995
3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2001
4. Hoàng Trọng Canh (2001), Nghiên cứu đặc điểm từ địa phương Nghệ Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm từ địa phương Nghệ Tĩnh
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Năm: 2001
5. Phan Mậu Cảnh (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, các phát ngôn đơn phần, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, các phát ngôn đơn phần
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
6. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1975
7. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB ĐHTHCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB ĐHTHCN
Năm: 1987
8. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1993
9. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
10. Đỗ Hữu Châu (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), bản in lần thứ hai có biên soạn và sửa chữa, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2002
11. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2003
12. Hoàng Thị Châu (1995), “Bài đề nghị về cách xưng hô trong xã giao”, Ngôn ngữ và đời sống, tr 12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài đề nghị về cách xưng hô trong xã giao”, "Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Năm: 1995
13. Phó Thành Cật (1999), “Cách xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Việt với văn hoá truyền thống của hai nước Trung - Việt”, Ngôn ngữ và đời sống (7), tr 10 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Việt với văn hoá truyền thống của hai nước Trung - Việt”, "Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Phó Thành Cật
Năm: 1999
14. Nguyễn Văn Chiến (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ (2), tr 53 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1991
15. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á, ĐHSP Ngoại ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1992
16. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt, những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, ĐHSP Ngoại ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt, những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993
17. Nguyễn Văn Chiến (1993), Lớp từ xưng hô tiếng Việt trong lý thuyết và thực tế đối với các ngôn ngữ loại hình, Hội Ngữ học Việt Nam, ĐHSP Ngoại ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp từ xưng hô tiếng Việt trong lý thuyết và thực tế đối với các ngôn ngữ loại hình
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993
18. Nguyễn Văn Chiến (1998), “Các lớp yếu tố chỉ người trong hệ thống ĐTNX ngôn ngữ Đông Nam á”, Tạp chí tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam á, tr 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lớp yếu tố chỉ người trong hệ thống ĐTNX ngôn ngữ Đông Nam á”, "Tạp chí tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1998
20. Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2006), Niên giám thống kê (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai
Năm: 2006
21. Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô có nguồn gốc thân tộc
Tác giả: Trương Thị Diễm
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w