Nguyễn Văn Chiến, qua các công trìnhnghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xưng hô tiếng Việt đượcnghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từxưng hô tiếng Việt được nghiên
Trang 1Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC VINH
Trang 2LíP Tõ X¦NG H¤ TRONG TIÕNG £§£
(§èI CHIÕU VíI TIÕNG VIƯT)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 60.22.01
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS ĐOÀN VĂN PHÚC
Vinh, 2007
Lời nĩi đầu
Nghiên cứu Lớp từ xưng hơ trong tiếng Êđê (đối chiếu với
tiếng Việt) là một vấn đề mới trong lý luận ngơn ngữ Kết quả
của đề tài cĩ ý nghĩa quan trọng khơng chỉ tìm hiểu từ xưng hơtrong tiếng Êđê, mà cịn thấy được những nét văn hĩa của ngườiÊđê và người Việt qua sử dụng từ xưng hơ trong giao tiếp
Giá trị của đề tài sẽ giúp cho cán bộ và nhân dân vận dụngtrong học tập cơng tác và sinh hoạt Gĩp phần vào xây dựngtình đồn kết dân tộc, phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị vănhĩa, củng cố an ninh quốc phịng trên địa bàn Tây Nguyên
Trang 3Quá trình thực hiện để tài, tôi được thầy TS Đoàn Văn Phúc(Viện Ngôn ngữ) - người đã nhiều năm công tác ở Tây Nguyên,
và có nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Êđê, đã tận tìnhhướng dẫn, sửa chữa để tôi hoàn thành nội dung của đề tài Tôiđược các thầy cô bộ môn ngôn ngữ, khoa ngữ văn trường Đạihọc Vinh: PGS - TS Phan Mậu Cảnh, GS - TS Đỗ Thị Kim Liên, GS -
TS Nguyễn Nhã Bản, TS Trần Văn Minh, TS Hoàng Trọng Canh,
TS Nguyễn Hoài Nguyên, TS Phan Huy Dũng, cùng với các giảngviên dạy Cao học cung cấp nhiều tri thức tạo điều kiện cho tôiđịnh hướng đúng đề tài nghiên cứu Tôi được TS Trần Văn Dũng,
TS Hồ Văn Hải trường Đại học Tây Nguyên chỉ dẫn nhiều ý kiếnquan trọng, và có được bạn bè, gia đình, người thân cùng đồngnghiệp đã động viên giúp đỡ để tôi thực hiện thành công đề tàiluận văn thạc sĩ Cho phép tôi gửi tới Quí thầy cô và mọi ngườilòng tri ân Lời cảm ơn chân thành
Bước đầu nghiên cứu nội dung về từ xưng hô của một ngônngữ dân tộc thiểu số, không tránh khỏi những hạn chế, thiếusót, kính mong Quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp quan tâmgóp ý bổ sung Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ được tiếp tục mởrộng nghiên cứu ở mức độ sâu hơn
Vinh, tháng 11năm 2007
Tác giả
Nguyễn Minh Hoạt
MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Trang 41.1.1.Khái niệm từ xưng hô 14
1.1.2.Chức năng từ xưng hô 18
1.1.3.Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô 26
1.2 Một số vấn đề về lý thuyết đối chiếu ngôn ngữ
28
1.2.1.Khái niệm và nội dung thuật ngữ 29
1.2.2.Nghiên cứu đối chiếu ở Việt Nam 30
1.2.3.Đặc điểm cơ bản của phương pháp đối chiếu 31
1.3 Mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa
34
Trang 51.3.1.Khái niệm văn hóa 34
1.3.2.Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 37
1.4 Vài nét về người Êđê và tiếng Êđê
41
41
42
44
Chương 2: XƯNG HÔ BẰNG ĐẠI TỪ
TRONG TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT
45
2.1 Nhóm từ xưng hô chuyên dụng (ĐTNX)
45
2.1.1.Nhóm từ xưng hô chuyên dụng trong tiếng Êđê 45
2.1.2.Hệ thống xưng hô bằng đại từ trong tiếng Việt 52
Trang 62.1.3.Những tương đồng và khác biệt về số lượng và ngữ nghĩa 53
2.2.Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Êđê và tiếng Việt
55
2.2.1.Đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 số ít 56
2.2.2.Đại từ ngôi thứ nhất số nhiều 62
65
68
Chương 3: XƯNG HÔ BẰNG DANH TỪ THÂN TỘC
TRONG TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT
3.1.1 Danh từ thân tộc
71
3.1.2 Các từ ngữ khác dùng để xưng hô 78
3.2 Xưng hô bằng danh từ thân tộc
Trang 780
3.2.1 Xưng hô giữa vợ và chồng
80
3.2.2 Xưng hô giữa cha, mẹ và con 85
3.2.3 Xưng hô giữa anh, chị và em 89
3.2.4 Xưng hô giữa ông, bà và cháu 92
3.2.5 Xưng hô giữa dâu, rể và các thành viên trong gia đình 93
95
KẾT LUẬN
97
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
36
51
53
55
64
68
73
75
Bảng 8
76
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Do đặc điểm của luận văn nên chúng tôi dùng font
TNKeyUni-Time, một loại Font chữ đặc biệt để đánh và in ấn chữ
Trang 9các dân tộc ở Tây Nguyên Riêng dấu ngoặc vuông ( [ ] ), dấu ngoặc kép ( “ ” ) chúng tôi sử dụng Font VnTime.
Đại từ nhân xưng viết tắt là: ĐTNX
Trang 10Từ xưng hô, từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứungôn ngữ trong nước và trên thế giới quan tâm ở hai phươngdiện cấu trúc và chức năng Với sự phát triển của ngôn ngữ họctheo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức,trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô đượcxem xét trong phạm vi rộng hơn Nó không còn là vấn đề thuầntuý trong ngôn ngữ học cấu trúc, mà còn là vấn đề của ngữdụng học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn đề ngôn ngữ họcxuyên văn hóa, Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụnghọc, văn hóa học, đã rọi nhiều ánh sáng, từ đó định ra nhiềuhướng tìm hiểu mới cho việc nghiên cứu từ xưng hô Rõ ràng,việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở mặt cấu trúc màcòn mở hướng nghiên cứu ở các mặt chức năng, ngữ dụng học.Ngôn ngữ vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là phương tiệnđặc biệt quan trọng để lưu giữ, chuyển tải, sáng tạo nên các giátrị văn hóa Qua ngôn ngữ có thể thấy được tri thức văn hóa của
cá nhân hay cộng đồng Bởi vậy ngôn ngữ dân tộc là yếu tố xãhội, là dấu hiệu cơ bản để nhận ra dân tộc Ý thức về tiếng mẹ
đẻ là biểu hiện đặc sắc ý thức dân tộc
Ở Việt Nam, bên cạnh tiếng Việt - ngôn ngữ lâu đời của dântộc Kinh còn có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác.Tiếng Việt là ngôn ngữ có số người sử dụng đông nhất so vớinhững ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số và có nền văn hóa ảnhhưởng bao trùm trên lãnh thổ Việt Nam Vì thế tiếng Việt được
sử dụng làm ngôn ngữ giao tiếp chung cho cộng đồng các dântộc trên đất nước
ta Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Namcùng loại hình đơn
Trang 11lập Vì vậy có thể coi kết quả nghiên cứu từ xưng hô trong tiếngViệt (đã hình thành hệ thống lý luận khá ổn định) đã tạo cơ sở líluận cho việc tìm hiểu từ xưng hô trong ngôn ngữ dân tộc thiểu
số ở đây
Tuy nhiên, nhìn lại việc nghiên cứu vấn đề từ xưng hô trongngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn rất ít ỏi Nghiêncứu đặc điểm từ xưng hô trong tiếng Êđê là một việc quan trọng
và cũng hết sức cần thiết Nó góp phần cung cấp thêm những cơ
sở dữ liệu và lí thuyết để nghiên cứu không chỉ vấn đề từ xưng
hô trong tiếng Êđê, nói riêng, mà còn góp phần định hướngnghiên cứu từ xưng hô trong các ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địaĐông Nam Á nói chung, và giúp cho việc tổng kết những đặcđiểm loại hình của các các ngôn ngữ đơn lập
1.2 Từ ngày được thành lập tới nay, Đảng ta đã có nhữngchính sách cụ thể đối với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
(Nghị quyết TW 1935, 1941, Nghị quyết TW 7, Khóa IX ) Nhà
nước và Chính phủ nước Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâmđến bảo tồn và phát triển chức năng, vai trò của ngôn ngữ các
dân tộc trong xã hội (Hiến pháp 1960, Quyết định 153 - CP năm
1969, Quyết định 53 - CP năm 1980 ) Đặc biệt, trong những
năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định 253 /
QĐ - TTg ngày 05 tháng 3 năm 2003, và Quyết định số 03 /
2004 / QĐ - TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 nhằm đưa việc học
tiếng dân tộc thiểu số trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối vớicán bộ, công chức Ngày 09 tháng 11 năm 2004, Thủ tướng
Trang 12Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), đã cónhiều Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Thông báo hướng dẫn việc
sử dụng, bảo tồn, phát triển, dạy tiếng nói và chữ viết các dântộc thiểu số trong vùng đồng bào dân tộc Trong Thông tư số
Từ tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật: cácQuyết định, Chỉ thị, Nghị quyết, của các cơ quan có thẩmquyền, trong hơn 20 năm qua, Sở GD - ĐT tỉnh Dak Lak đã biênsoạn các loại sách giáo khoa, tiến hành dạy tiếng Êđê cho họcsinh phổ thông ở bậc tiểu học và đang thí điểm dạy chương trìnhngữ văn ở bậc trung học cơ sở tại một số trường phổ thông dântộc Ít năm gần đây, UBND tỉnh Dak Lak đã và đang tổ chức dạytiếng Êđê cho cán bộ, công chức không phải người Êđê công táctại tỉnh Bước đầu công tác này đã thu được những kết quả nhấtđịnh Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu tìm hiểu tiếngdân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa chínhtrị mà có giá trị thực tiễn sâu sắc Đây là một hướng nghiên cứungôn ngữ không chỉ tiếp cận và tìm hiểu cấu trúc và chức năngcủa ngôn ngữ đó, mà chính là nghiên cứu để hiểu hơn nền vănhóa của các dân tộc ẩn chứa trong ngôn ngữ, và còn góp phầnxây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc, phát triển đời sống vật
Trang 13chất tinh thần, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn TâyNguyên
Vì vậy, đề tài nghiên cứu Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (đối
chiếu với tiếng Việt) chính được xuất phát từ nhu cầu lí luận và
thực tiễn ấy
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Êđê
“Ngay từ cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỉ thứ XX, trong nhiềucông trình nghiên cứu về các ngôn ngữ Austronesia lục địa,tiếng JaRai, Êđê, Chru… thường được gộp chung vào tiếngChăm, hay được coi là những phương ngữ khác nhau của tiếngChăm Do sự xâm nhập ngày càng sâu của các đạo Cơ đốc trênđịa bàn Tây Nguyên, các nhà truyền giáo đã dùng các con chữ
La tinh để ghi chép, phiên các thứ tiếng dân tộc để dịch thánhkinh, lần lượt các bộ chữ cái Bana, Jarai, Êđê ra đời” [41, tr.10] Đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về
tiếng Êđê ở các bình diện: ngữ âm, từ vựng, hình thái, lịch sử,cùng với các bộ
sách công cụ (từ điển, sách học tiếng, sách giáo khoa cho họcsinh tiểu học, )
Song cho đến nay, theo sự hiểu biết của mình, trước khi chúng
tôi nghiên cứu mới chỉ có một bài báo nhỏ Đại từ xưng hô trong
tiếng Êđê của Trương Thông Tuần [57] Gần đây mới có bài “Đại
từ nhân xưng trong tiếng Êđê (đối chiếu với tiếng Việt)” trongTạp chí Ngôn ngữ, số 6/2007, cũng như một báo cáo khoa họckhác được chúng tôi công bố tại Hội thảo Ngữ học trẻ 2007 củaHội Ngôn ngữ học Có thể nói, chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về lớp từ
Trang 14xưng hô trong ngôn ngữ này Rõ ràng, đây là vùng đất trống màchưa được khai phá.
2.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt
Vấn đề từ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà ngônngữ học quan tâm nghiên cứu rất sớm, kể từ những trang viếtcủa Alexandre De Rodhes cách đây hơn 350 năm Năm 1651,
trong cuốn Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh Alexandre De
Rodhes đã dành một vài trang miêu tả các từ xưng hô trongtiếng Việt Các đại từ nhân xưng (ĐTNX), cũng như các danh từ
thân tộc có chức năng xưng hô như ông, bà, cậu, bác, đều
được ông nhắc đến nhưng còn sơ
lược
Theo Nguyễn Phú Phong thì “Cho đến nay, người đã cungcấp một bảng đại danh từ nhân xưng sớm nhất và đầy đủ nhất
là Trương Vĩnh Ký” Năm 1884, trong cuốn Grammare de
langueannamite, Trương Vĩnh Ký đã dành 30 trang để nói về đại
từ, trong đó là ĐTNX, mà sau này Trần Trọng Kim (1940) trong
cuốn Việt Nam văn phạm đã gọi lớp từ này là đại danh từ.
Năm 1951, M.B Emeneau với công trình Studies in
Vietnamese Grammar cũng đã dành nhiều trang viết về đại từ.
Tác giả tập trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều đếnnhóm từ xưng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ Còn L.C
Thompson (1965) trong A Vietnamese Grammar thì lại chú ý
đến các mức độ (levels) biểu cảm của từ xưng hô
Nhiều nhà Việt ngữ cũng đã có những công trình nghiêncứu ít nhiều bàn
đến ĐTNX và rộng hơn là từ xưng hô, các tác giả như:Nguyễn Kim Thản,
Trang 15Nguyễn Minh Thuyết, Diệp Quang Ban, Hồ Lê… đã nhấn mạnh
vào chức năng trỏ và thay thế của ĐTNX Nguyễn Tài Cẩn [6] đã
quan tâm đến khả năng được dùng lâm thời như đại từ để thaythế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ chỉ quan hệ thân tộc
và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp Đỗ Hữu Châu đã chú ý đếnchức năng chiếu vật của các từ xưng hô trong hội thoại (trongcác công trình viết
năm 1981, 1986, 1987) Nguyễn Văn Chiến, qua các công trìnhnghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xưng hô tiếng Việt đượcnghiên cứu bằng phương pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từxưng hô tiếng Việt được nghiên cứu như một chỉnh thể nguyênvẹn, đó là hệ thống cấu trúc các yếu tố trỏ người trong sinh hoạtgiao tiếp, đối thoại
Hướng tiếp cận từ xưng hô dưới ánh sáng của lý thuyết ngữdụng học và dân tộc học giao tiếp đã được nhiều nhà nghiên cứuViệt Nam tán thành Các tác giả không dừng lại ở việc nghiêncứu chung chung mà đi sâu vào nghiên cứu các phạm vi nhỏ củahoạt động giao tiếp ngôn ngữ Bùi Minh Yến với một số bài viết
trên tạp chí Ngôn ngữ như: Xưng hô giữa vợ chồng trong gia
đình người Việt; Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt; Xưng hô giữa ông
bà và cháu trong gia đình người Việt…Tác giả đã khảo sát khá
đầy đủ tất cả những phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp
cá thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau CònMai Xuân Huy, qua bài viết [30, tr 42-51] đã đi sâu hơn trong việctìm hiểu sự biến thiên của cách dùng ngôn ngữ theo sự thay đổicủa các cung bậc tình cảm khác nhau giữa hai thành viênchồng, vợ trong phạm vi gia đình người Việt Tác giả Trương Thị
Diễm [20] đã khảo sát, miêu tả, phân tích một cách công phu
Trang 16hoạt động của danh từ thân tộc trong xưng hô, giao tiếp củangười Việt khá đầy đủ, toàn diện.
Những giá trị lý luận và thực tiễn của các công trình nghiêncứu về từ xưng hô trên thế giới và đặc biệt là trong tiếng Việt đãtạo tiền đề lý luận cho chúng tôi thực hiện luận văn này
III MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
3.1 Mục đích
Luận văn miêu tả hệ thống từ xưng hô tiếng Êđê và cáchthức hoạt động của nó trong giao tiếp để hiểu rõ vai trò và chứcnăng của từ xưng hô trong tiếng Êđê qua đó nhận thấy đặc điểmngôn ngữ và bản sắc văn hóa của người Êđê Mặt khác, trên cơ
sở miêu tả ấy, luận văn hướng tới đối chiếu lớp từ xưng hô tiếngÊđê với tiếng Việt để thấy rõ hơn nét văn hóa tộc người Êđêtrong sử dụng lớp từ này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ phân tích:1) Miêu tả hệ thống từ xưng hô tiếng Êđê không chỉ trênbình diện cấu trúc mà cả trong ngữ dụng, góp phần làm rõ thêm
về lý thuyết và thực tiễn từ xưng hô cũng như phương phápnghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu Cùng với việc khảo sát, lýgiải cách xưng hô bằng ĐTNX và cách xưng hô bằng danh từthân tộc trong tiếng Êđê để đưa ra những kết luận khoa học vềđặc điểm lớp từ xưng hô về phương diện cấu trúc và ngữ dụnghọc
2) Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng của luận vănchính là đối chiếu lớp từ xưng hô tiếng Êđê với tiếng Việt để chỉ
ra những nét tương đồng và dị biệt giữa chúng về cấu trúc, chứcnăng cũng như đặc trưng văn hóa qua sử dụng từ xưng hô tronggiao tiếp của người Êđê và người Việt
Trang 17IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tuợng nghiên cứu
Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (ĐTNX và danh từ thân tộc)
là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn Đối với lớp từ này,luận văn đi sâu phân tích, miêu tả, lý giải những đặc điểm vềngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm Tuy nhiên, đểlàm nổi bật được những đặc điểm của lớp từ này, luận văn cònđối chiếu nó với tiếng Việt Còn đối với hệ thống từ xưng hôtrong tiếng Việt, luận văn chủ yếu vẫn sử dụng kết quả củanhững người đi trước, và chỉ bổ sung thêm những sự tìm tòi mới
V TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của những người đi trước tạo tiền đề lýluận cơ bản cho người nghiên cứu tiếp theo xác định hướng vàphương pháp nghiên cứu phù hợp Vì vậy, để thực hiện đề tài
Lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê (đối chiếu với tiếng Việt), chúng
tôi đã tiến hành thu thập tư liệu và sử dụng một số phương phápnghiên cứu cùng các thủ pháp dưới đây:
5.1 Tư liệu
Tư liệu dùng cho luận văn này được thu thập trên cơ sởtiếng Êđê Kpă - một phương ngữ tiếng Êđê được sử dụng rộngrãi tại những địa bàn đông người Êđê sinh sống ở tỉnh Dak Lak.Thông qua nghiên cứu điền dã, sử dụng, quan sát, phỏng vấn và
Trang 18ghi âm các cuộc đàm thoại của người Êđê, chúng tôi thống kê,lập biểu bảng các từ xưng hô cũng như sắc thái biểu cảm vàphạm vi, đối tượng sử dụng chúng Để đảm bảo tính khách quan
Ngoài tư liệu thu thập qua điền dã, chúng tôi còn sử dụng,tham khảo tư liệu về tiếng Êđê của những người đi trước thôngqua các bảng từ, từ điển, các mẫu câu, các bài khoá Để minhchứng cho đặc điểm, ý nghĩa và cách sử dụng từ xưng hô, chúngtôi đặc biệt chú ý đến các văn bản văn học dân gian, sử thi(khan), có các ĐTNX hay các danh từ thân tộc trong tiếng Êđê
ở các vùng khác nhau
Bên cạnh việc sử dụng kết quả nghiên cứu từ xưng hô tiếngViệt của những người đi trước, chúng tôi còn bổ sung tư liệu từxưng hô tiếng Việt trên cơ
sở thống kê, phân tích dựa theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê,
độ, thuộc tính, chức năng hoạt động, những mối liên hệ, quan
hệ, cách thức tổ chức và trật tự tôn ti, luận văn sử dụng phươngpháp miêu tả Phương pháp miêu tả là phương pháp cổ điển
Trang 19nhất và cũng là hiện đại nhất được áp dụng trong nghiên cứungôn ngữ học Phương pháp này giả định ngôn ngữ như một hệthống cấu trúc, cho phép sử dụng các thủ pháp nghiên cứu: đốilập, thống kê, quan sát, phỏng vấn, điền dã, sưu tầm các tưliệu, hệ thống hóa, phân nhóm đối tượng, để từ đó phân giảicấu trúc và
ngữ nghĩa của loại đơn vị ngôn ngữ này Mặt khác, chúng tôiđồng thời tiến hành các thao tác luận giải bên ngoài như: lý giải
và phân tích các sự kiện, hiện tượng ngôn ngữ trong mối quan
hệ giữa ngôn ngữ với những gì ngoài ngôn ngữ như xã hội học,tâm lý học, văn hóa tộc người, để xem xét các khía cạnh vềđặc điểm cấu tạo, phạm vi sử dụng, sắc thái biểu cảm, các nhân
tố chi phối dùng từ xưng
hô trong tiếng Êđê (trên bình diện đồng đại)
5.2.2 Phương pháp đối chiếu
Để làm rõ hơn những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa,phạm vi sử dụng của lớp từ xưng hô trong tiếng Êđê, luận văncòn sử dụng phương pháp đối chiếu (contrastive method) từnhân xưng của tiếng Êđê với lớp từ nhân xưng trong tiếng Việt
Về mặt cấu trúc: làm rõ các đặc điểm cấu tạo thấy để những néttương đồng và dị biệt Về mặt chức năng (hoạt động) làm sáng
rõ các hoạt động hành chức, sự chuyển đổi, khả năng diễn đạttrong từng hoàn cảnh, từng đối tượng giao tiếp
5.2.3 Sử dụng một số phương pháp của các ngành khoa học khác
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngônngữ học, luận văn còn sử dụng một số phương pháp củacác ngành khoa học khác Đó là
Trang 20phương pháp quy nạp, diễn dịch, tổng hợp trong triết học,logic học, hệ thống
hóa, mô hình hóa bảng biểu trong toán học, Từ những phântích lý giải các ngữ liệu, các mệnh đề, chúng tôi rút ra nhữngvấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn qua từng chương, mụctheo phương pháp quy nạp
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1 Về phương diện lí thuyết, đề tài định hướng một cách
tiếp cận mới Lần đầu tiên một đề tài nghiên cứu tương đối đầy
đủ về từ xưng hô trong tiếng Êđê dưới ánh sáng của lý thuyếtngữ dụng học Cách tiếp cận này cùng với cách tiếp cận truyềnthống theo hướng mô tả cấu trúc các ngôn ngữ dân tộc sẽ gópphần cho ta những kết quả nghiên cứu mới Các kết quả và ngữliệu của luận văn góp thêm tư liệu giúp cho việc tổng kết nhữngvấn đề về loại hình học ĐTNX và từ xưng hô trong các ngôn ngữNam Đảo, nói riêng, và các ngôn ngữ đơn lập ở khu vực ĐôngNam Á nói chung Từ một phương diện khác, kết quả nghiên cứu
của đề tài góp phần chứng minh rõ vấn đề Ngôn ngữ là địa chỉ
của văn hóa, và đồng thời ngôn ngữ là một thành tố của văn
hóa, thành tố quan trọng nhất Qua cách xưng hô của ngườiÊđê, chúng ta nhận biết rõ ràng hơn bản sắc văn hóa của conngười Nam Đảo lục địa ở cao nguyên trong sự tiếp xúc vănhóa đa chiều
này
6.2 Về phương diện thực tế, kết quả nghiên cứu của luậnvăn sẽ góp phần nhất định vào việc thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và pháttriển ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, trực tiếp góp phần biên soạntài liệu dạy tiếng Êđê cho các đối tượng (học sinh Êđê, côngchức và cán bộ), giúp họ phân định và biết cách sử dụng các từ
Trang 21xưng hô trong giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất Đồng thời, từ mộtphương diện khác, chúng ta có thêm một tư liệu mới để nhậnthức ngôn ngữ, văn hóa, phong tục của tộc người thiểu số nàyqua việc sử dụng từ xưng hô, góp phần vào việc bảo tồn và pháttriển các giá trị văn hóa của dân tộc.
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bachương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Xưng hô bằng đại từ trong tiếng Êđê.
Chương 3: Xưng hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Êđê
và tiếng Việt
Luận văn kèm theo: tên công trình đã công bố của tác giả;thư mục tài liệu tham khảo
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ chỉ diễn ra trong hội thoại.Trên cơ sở lý thuyết hội thoại và tổng hợp các quan điểm về lớp
từ xưng hô của các nhà nghiên cứu đi trước chúng tôi tổng hợp
và lý giải ý kiến của mình về khái niệm, chức năng và các yếu tốchi phối cách sử dụng từ xưng hô, từ đó làm cơ sở lý luận giảiquyết mục đích, nhiệm vụ của đề tài
1.1 TỪ XƯNG HÔ
1.1.1 Khái niệm từ xưng hô
Trước hết, xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ tự gọi tên mình(xưng) và gọi tên người khác (hô) Có thể nói, trong bất kỳ mộtcuộc giao tiếp nào không thể thiếu được từ xưng và từ hô Ngay
cả khi trong trường hợp vắng mặt (zezo), cũng có thể coi là một
sự có mặt không hiện hữu mang tới một ý nghĩa nhất định Tuynhiên, do ngôn ngữ của một dân tộc phản ánh và thể hiện vàthể hiện đặc điểm tư duy, văn học, phong tục, truyền thốngriêng của dân tộc đó, nên việc đánh giá về sự xuất hiện hay
Trang 23không xuất hiện từ xưng hô cũng như cách xưng và hô là cókhác nhau Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì saokhi giao tiếp bằng ngoại ngữ, người ta thường ít nhiều mang thóiquen lối tư duy bản ngữ vào việc sử dụng từ xưng hô trong câu,như dùng từ xưng hô vào trong những câu (đáng lẽ không cầndùng từ xưng hô) và không dùng tù xưng hô trong những câu(đúng là phải dùng từ xưng hô) Ngay trong một dân tộc, giaotiếp bằng ngôn ngữ của một dân tộc đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử
và ở các cộng đồng nói năng khác nhau do nhiều lý do khácnhau mà cũng có cách xưng hô khác nhau và nhìn nhận khácnhau về cách xưng hô
Theo Từ điển tiếng Việt [39] thì xưng hô là “tự xưng mình và
gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất củamối quan hệ với nhau” Xưng hô là một bộ phận của lời nói Nóđược biểu thị qua giao tiếp giữa con
người với con người trong xã hội
Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn
ngữ để đưa mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mìnhđang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình Đây là hànhđộng tự quy chiếu của người nói (ngôi 1)
Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để
đưa người nghe vào trong cuộc thoại Hô được hiểu là tập hợp
những biểu thức mà người nói dùng để chỉ người đối thoại vớimình
Đặc điểm của xưng hô là phải có sự hiện diện của người nói
và người nghe Cần phân biệt xưng hô và xưng gọi Nếu như
xưng gọi là một phát ngôn của người nói (thường chỉ là một lần
trong hội thoại) hướng vào người nghe để người nghe biết được
người hô gọi muốn thực hiện cuộc hội thoại với anh ta thì xưng
Trang 24hô là một hoạt động ngôn từ diễn ra thường xuyên liên tục trong
cuộc thoại, nó được diễn tiến qua ngôn ngữ của các nhân vậttham gia hội thoại
Trong tiếng Việt, cách sử dụng xưng gọi trước và sau thời kìđổi mới có những thay đổi Trước thời kì đổi mới, từ dùng quen
thuộc nhất là đồng chí Bắt đầu từ thời kì đổi mới các từ xưng hô
trong tiếng Việt được huy động một cách tối đa và có sự phân
bố trong sử dụng Đối với tiếng Việt, vận dụng khái niệm quyềnthế và liên kết để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp khácvới một số ngôn ngữ Ấn Âu Mối quan hệ giữa chủ thể giao tiếp
và khách thể giao tiếp trực diện trong giao tiếp tiếng Việt rấtphức tạp Các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt baogồm không chỉ các ĐTNX gốc mà còn có rất nhiều từ thuộc từloại khác chuyển sang, trong đó đáng chú ý là nhóm từ thân tộc.Cùng với một số từ xưng gọi khác, các từ thân tộc có đặc điểmđáng lưu ý là, chúng vừa dùng
để xưng vừa dùng để hô (gọi khách thể giao tiếp) cả trong giao
tiếp gia đình lẫn trong giao tiếp xã hội Hầu hết các từ xưng hôtiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế,
kết liên, lịch sự ở cả trong xưng lẫn gọi Vì thế, thông qua cách
sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của cácthành viên tham gia giao tiếp Trong giao tiếp có rất nhiều yếu
tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô Và, ngay trong mối
quan hệ giữa xưng và hô cũng hình
thành nên hai mối quan hệ: mối quan hệ tương hỗ và mối quan
hệ phi tương hỗ
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời.Theo Đỗ Hữu Châu thì “Hành vi ở lời là những hành vi người nóithực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu
Trang 25quả thuộc ngôn ngữ Có nghĩa là chúng gây một phản ứng ngônngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [8, tr.24] Một số tác giả(Trần Trọng Kim, Bùi kỷ, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Hữu Quỳnh,Nguyễn Văn Chiến) gọi tất cả các các từ ngữ được dùng để xưng
hô là ĐTNX (xưng hô) và chia nó thành 2 nhóm: 1) Đại từ xưng
hô chuyên dụng 2) Đại từ xưng hô lâm thời (gồm các danh từchỉ quan hệ thân tộc, họ và tên riêng, danh từ chỉ chứcnghiệp…) “Đó là kết quả của giai đoạn nghiên cứu cấu trúcluận, các tác giả chưa lý giải rõ vấn đề từ xưng hô và hiện tượng
xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ” [20, tr.19] Việc các tác giả
dùng thuật ngữ ĐTNX để chỉ toàn bộ lớp từ xưng hô có lẽ chưa
thực sự thoả đáng bởi vì khái niệm ngôi (person) ngữ pháp học
của 2 nhóm đại từ xưng hô tiếng Việt nêu trên không xác địnhnhư các ĐTNX của tiếng Anh, tiếng Pháp bởi ngôi của các từ nàychỉ xác định trong ngữ cảnh
Hiện nay nhiều nhà Việt ngữ đã dùng thuật ngữ từ xưng hô
gồm nhiều từ loại khác nhau để chỉ các từ, ngữ các cấu trúcngôn ngữ dùng để trỏ người trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ
ở dạng nói và viết Với quan điểm này, hệ thống từ xưng hôtrong tiếng Việt được chia làm hai nhóm: “1) Nhóm từ xưng hôchuyên dụng (các ĐTNX); 2) Nhóm từ (ngữ) xưng hô khôngchuyên dụng (từ, ngữ thuộc các từ loại khác nhau được lâm thờidùng để xưng hô)” [36, tr.21]
Như vậy, khái niệm từ xưng hô có ngoại diên rộng hơnĐTNX Trong hệ
thống từ xưng hô, ngoài các ĐTNX chuyên dụng còn có lớp từxưng hô lâm thời phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầugiao tiếp của con người và biểu hiện rõ nhiều nét đặc trưngtrong văn hóa ứng xử của cộng đồng dân tộc
Trang 26Một câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu cách xưng hô trong giaotiếp ?
Người ta có thể quy thành một số kiểu xưng hô thường gặptrong giao tiếp như sau:
a) Xưng hô bằng các từ dùng để xưng hô, gồm:
1 Các từ ĐTNX
2 Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô
3 Các từ khác được dùng làm từ xưng hô
b) Xưng hô bằng chức danh, gồm:
4 Gọi bằng một trong các chức danh
5 Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh
c) Xưng hô bằng họ và tên, gồm:
6 Xưng hô bằng tên
7 Xưng hô bằng họ
8 Xưng hô bằng tên đệm + tên
9 Xưng hô bằng họ + tên
10 Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên
d) Xưng hô bằng tên của những người thân thuộc nhưtên của chồng, vợ,
con (cách gọi thay):
11 Gọi bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ,con)
e) Xưng hô bằng sự kết hợp (6) (7) (8) (9):
12 Gọi bằng các kết hợp khác nhau (thí dụ chức danh+ tên; chức danh + họ tên; từ xưng hô + tên / họ tên )
f) Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô:
13 Không xuất hiện từ xưng hô trong giao tiếp(khuyết vắng từ xưng hô)
Trang 27Các mối quan hệ về xưng hô trong giao tiếp phụ thuộc vàotừng bối cảnh giao tiếp cụ thể Qua khảo sát, các tác giả đưa ramột nhận định chung là: giữa bạn bè với nhau thường gọi bằngtên, giữa người lạ hoặc chỉ biết nhau thì gọi bằng chức danhhoặc họ Tuy nhiên, ranh giới này không rõ ràng Chẳng hạn,trong giao tiếp chỉ cần tìm thấy một mối quan hệ nhỏ nào đấythì sau năm phút người ta có thể chuyển từ cách gọi chức danh,
họ sang gọi bằng tên Người ít tuổi gọi người lớn tuổi hơn bằngchức danh, họ và ngược lại, người lớn tuổi gọi
người ít tuổi hơn bằng tên Cũng vậy, người có địa vị thấp gọingười có địa vị cao bằng chức danh, họ / tên và ngược lại người
có địa vị cao gọi người có địa vị thấp bằng tên Nhưng khi tuổitác, địa vị nghề nghiệp có sự mâu thuẫn thì địa vị nghề nghiệpđược coi là nhân tố đặt lên hàng đầu
1.1.2 Chức năng từ xưng hô
Chức năng chủ yếu của từ xưng hô là thiết lập quan hệ tiếpxúc của những người đối thoại và duy trì cuộc thoại giữa các bêntham gia Trong giao tiếp khi thiếu vắng từ xưng hô hay thay đổi
từ xưng hô hay sự im lặng củng cố một giá trị xã hội ngôn ngữnhất định Ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc, xưng hôcòn có chức năng biểu lộ sắc thái tình cảm và vị thế của cácnhân vật hội thoại Vì vậy, khi nói tới chức năng của từ xưng hô,người ta thường đề cập tới ba chức năng cơ bản là: chức năngđịnh vị, chức năng chiếu vật, và chức năng thể hiện quan hệ liên
cá nhân
1.1.2.1 Chức năng định vị
Chức năng định vị thể hiện sự quy chiếu của người nói vàngười nghe về vai giao tiếp của mình đối với các đối tượng, sựvật, hành động, tính chất của chúng trong một hoàn cảnh khônggian thời gian cụ thể
Trang 28“Định vị được hiểu là sự xác định và sự đồng nhất người,quá trình, sự kiện mà người ta nói đến và quy chúng với một ngữcảnh không gian, thời gian nào đó được tạo nên và được duy trìbởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của một người nóiduy nhất và ít ra là với một người nghe” [J Lions, dẫn theo 53,tr.15].
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “trong ngôn ngữ tất cả các câu nóibằng cách này hay cách khác đều phải có những yếu tố đóngvai trò định vị” [7, tr.130] Trong công trình khác [10, tr.234], chínhông cũng khẳng định: “khác với các định ngữ miêu tả, các từ chỉxuất (bao gồm cả các ĐTNX) thực hiện chức năng chiếu vậtkhông thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năngđịnh vị Định vị có nghĩa là xác định vị trí của vật được nói tới,phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thờigian và các quan hệ khác”
Trong ngôn ngữ học, người ta thường nói đến ba phạm trùđịnh vị: định vị
không gian, định vị thời gian và định vị vai giao tiếp, tức định vịxưng hô Ngoài ba phạm trù định vị đối với ngữ pháp nói trên,người ta quan tâm đến định vị trong diễn ngôn Ở luận văn nàychúng tôi tìm hiểu phạm trù định vị trong ngôi nhân xưng quacác từ xưng hô - yếu tố định vị của ngôi Mỗi người có nhiều vaigiao tiếp khác nhau trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.Hoạt động giao tiếp của con người cũng diễn ra ở các ngữ cảnh
khác nhau về không gian thời gian có tính quy thức hay bất quy
thức Do đó khi tham gia hội thoại (trong những ngữ cảnh khác
nhau) con người luôn lựa chọn và sử dụng các từ xưng hô saocho phù hợp với từng loại quan hệ và từng ngữ cảnh
Trang 29Để sử dụng từ xưng hô cho hợp lí trong các cuộc thoại, conngười cần xác định (định vị) được vị thế của mình với vị thế củangười đối thoại Các yếu tố để định vị các nhân vật tham gia hộithoại như tuổi tác, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệgiao tiếp
Từ xưng hô có chức năng định vị trong quá trình hội thoại
Nó có tác dụng bộc lộ vị thế của người nói về người nghe, ngườinói tự xác định và ý thức về vị thế của người đối thoại so với bảnthân mình mà sử dụng các từ xưng hộ tương ứng Đồng thời quacác từ xưng hô, người nghe cũng nhận biết được thái độ tìnhcảm của người nói đối với mình Và những người ngoài cuộc sẽ
có những hiểu biết nhất định về quan hệ của các nhân vật hộithoại qua cách dùng từ xưng hô Trong hoạt động giao tiếp, tùyvào từng ngữ cảnh giao tiếp tùy vào từng đối tượng giao tiếp cụthể mà các nhân vật hội thoại có thể lựa chọn các phương thứcđịnh vị khác nhau Chẳng hạn, thông thường trong giao tiếp
người Việt có hai phương thức định vị: đó là lấy mình làm trung
tâm để xưng gọi tức là lấy cái tôi (ego) của mình mà giao tiếp với nhân vật khác, hoặc lấy người khác làm trung tâm (phương thức gọi thay ngôi)
Theo Nguyễn Văn Chiến [13, tr.62] th× “phương thức gọi thayngôi là một vế đặc biệt của sự xưng hô mà người được gọi lại giữmột vai khác trong mối quan hệ xã hội với người khác thay vìcho người đang xưng hô với mình”
Phương thức này được các nhân vật tham gia hội thoại sửdụng rất linh hoạt và
phong phú, nhờ nó mà người tham gia giao tiếp tránh đượcnhững tâm trạng băn khoăn: vừa muốn tôn trọng người đối thoạivới mình vừa muốn giữ được vị thế của mình trong giao tiếp
Trang 30không làm ảnh hưởng đến ngôi thứ trong giao tiếp truyền thống.Trong thực tế, để biểu thị tính lịch sự và lòng tôn trọng ngườikhác có khi người nói có địa vị cao hơn người nghe nhưng ngườinói vẫn dùng phương thức gọi thay ngôi để xưng hô với ngườiđối thoại
Ở phương thức gọi thay ngôi, người xưng hô có thể dùngcác danh từ thân tộc biểu thị các vị thế trong quan hệ để thaythế các vai, đồng thời khi cần thiết họ có thể sử dụng ĐTNXmang sắc thái trung hòa
Như vậy, với những từ xưng hô nhất định, nhân vật giaotiếp có thể bộc lộ nhân thức của mình với đối tượng cùng giaotiếp qua từ xưng hô, mặt khác qua chức năng định vị từ xưng hôcũng xác định rõ hơn quan hệ của người nói và người nghe
1.1.2.2 Chức năng chiếu vật
Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm củangữ nghĩa học Sự vật, hiện tượng, đặc điểm…ngoài ngôn ngữđược từ biểu thị tạo nên ý nghĩa biểu vật của từ Trong côngtrình [7, tr.149] Đỗ Hữu Châu đã phân biệt giữa nghĩa biểu vật vànghĩa chiếu vật, theo ông: “ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) sẽđược chuyển thành ý nghĩa chiếu vật (trong lời nói” Nghĩa chiếuvật lại được phân thành: chiếu vật cá thể, chiếu vật loại (chiếuloại) và chiếu vật bộ phận (chiếu một số bộ phận trong loại).Theo các tác giả Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán thì: “trong ngônngữ những ĐTNX ngôi thứ nhất, thứ hai cũng có tính chất chỉhiệu vì mỗi khi chúng được dùng, chúng đều quy chiếu với ngườinói, người nghe đang có mặt trong giao tiếp” [8, tr.233]
Nói tới vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại thựcchất là sự cụ thể hóa vai trò định vị và vai trò biểu thái của từxưng hô Dựa vào chức năng chiếu vật của từ xưng hô, các nhân
Trang 31vật hội thoại có thể lựa chọn một từ xưng hô bất kỳ để tự quychiếu và quy chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình.
Nếu vai trò định vị và vai trò biểu thái là vấn đề chungcho từ xưng hô thì
nghĩa chiếu vật lại chỉ có riêng khi từ xưng hô đã được cá thểhóa và đi vào hoạt động Việc lựa chọn từ nào để xưng hô là phụthuộc vào vị trí người nói vào vật chuẩn mối quan hệ của cácnhân vật giao tiếp
Từ những vấn đề trên chúng ta nhận thấy: một từ có ý
nghĩa chiếu vật có thể có rất nhiều từ có ý nghĩa chiếu vật xoay
quanh Vai trò chiếu vật của từ xưng hô trong hội thoại suy chocùng chính là sự thể hiện mối quan hệ và thái độ tình cảm củanhân vật giao tiếp Trong thực tế sử dụng, khi hành chức một từxưng hô có ý nghĩa chiếu vật khác nhau nếu như từ xưng hô đóđược các nhân vật hội thoại dùng để quy chiếu với các nhân vậtkhác Vì thế, từ xưng hô quy chiếu vào nhân vật tuy có vỏ âmthanh giống nhau nhưng về ý nghĩa quan hệ lại khác nhau.Thông thường trong hội thoại, khi gặp một phát ngôn có sử dụng
từ xưng hô, người ta có thể đoán biết mối quan hệ nhất định vàthái độ tình cảm của các nhân vật hội thoại, tuy rằng không phảibao giờ từ xưng hô cũng bộc lộ chính xác, đích thực quan hệ củacác nhân vật hội thoại Ở nhiều trường hợp, từ xưng hô có độlệch tương đối so với quan hệ thực của người nói và người nghe
Quan hệ trong hội thoại là sự gắn kết một mặt nào đó giữacon người với nhau làm biến đổi trạng thái tinh thần hay tìnhcảm ở các nhân vật giao tiếp Điều này thể hiện rõ rệt và trướchết ở người nói khi sử dụng từ để xưng, tự bộc lộ nhận thức vềquan hệ của mình đối với người nghe Trong nhiều trường hợp
người nói lấn lướt người nghe và sử dụng chiến lược áp đảo buộc
Trang 32người nghe phải theo mình vào một khung quan hệ và khunghành vi ở lời xưng hô nhất định.
Việc lựa chọn từ xưng hô sẽ dễ dàng, nếu như các nhân vậthội thoại đã có những quan hệ rõ ràng Tuy nhiên cũng không íttrường hợp các nhân vật giao tiếp phải băn khoăn lựa chọn từxưng hô để đạt hiệu quả trong giao tiếp Vì thế mỗi từ xưng hô
cụ thể trong một phát ngôn nhất định đều hàm ẩn một mối quan
hệ nhất định cho phép người nói thể hiện nhận thức của mìnhtrong việc sử dụng nó Khi gắn một từ xưng hô nào đó đang đốithoại cùng mình có nghĩa người nói
chấp nhận khả năng bộc lộ quan hệ do từ xưng hô đó đảm nhận,đồng thời họ cũng thể hiện nhận thức của mình không chỉ vìquan hệ mà còn cả thái độ của mình đối với người nghe
Nếu việc sử dụng từ xưng hô ở người nói có khả năng quychiếu quan hệ và thái độ, thì điều ấy có nghĩa là ở người nghecũng có sự phản xạ trở lại Dựa vào mô hình xưng hô ban đầu dongười nói tạo lập, căn cứ vào việc thực hiện nó mà người nghexác định được quan hệ của người nói đối với mình
Vì vậy, ngay từ đầu, người chủ động đối thoại phải lựa chọn
từ xưng hô cho phù hợp tức là phải biết tìm hiểu đối tượng, mốiquan hệ của mình đối với đối tượng Do đó, lối xưng hô củangười nói có tác động trực tiếp đến người nghe, buộc họ phảixem xét mối quan hệ của mình với người nói và thấy rõ thái độcủa người nói đối với mình từ đó có cách xưng hô đúng (và biếtcách lựa chọn từ xưng hô) thể hiện đúng mối quan hệ được thiếtlập giữa hai người Có không ít trường hợp đối thoại với nhauqua điện thoại một thời gian, người nói mới phát hiện dùng từxưng hô chưa phù hợp đành ngượng ngùng đổi lại cách xưng hô.Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp Tuy
Trang 33nhiên, có những trường hợp phải thay đổi từ xưng hô do sự biếnđổi của tình cảm
Trong thực tế với chức năng chiếu vật, từ xưng hô có thểcho chúng ta những nhận biết rộng hơn về các nhân vật hộithoại như giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp Các chứcnăng của từ xưng hô chỉ được bộc lộ trong sự hành chức qua sửdụng trong giao tiếp Song trong quá trình hành chức, từ xưng
hô còn bị lệ thuộc bởi nhiều nhân tố khác như tính quy thức và
bất quy thức của ngữ cảnh giao tiếp, tính quyền uy (power) của
nhân vật giao tiếp Vì vậy, tùy vào tính chất của ngữ cảnh giaotiếp, tùy vào vị thế của bản thân mình cũng như vị thế của ngườiđối thoại, mà nhân vật chủ động giao tiếp có thể tự xưng là gì vàgọi người đối thoại là ai Nhân vật hội thoại muốn sử dụng từxưng hô để định vị bản thân mình, định vị người đối thoại, cũngnhư dùng từ xưng hô để tự quy chiếu và quy chiếu tới người đốithoại một cách chuẩn mực thì phải tính tới quan hệ giữa mình vàngười đối thoại quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh mẽ chức
năng định vị và chức năng chiếu vật của từ xưng hô trong hoạtđộng giao tiếp
1.1.2.3 Chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân
Con người sống trong xã hội luôn có các mối quan hệ đanxen phức tạp như quan hệ gia đình, dòng tộc, quan hệ xã hội tạo nên những quan hệ liên nhân đan chéo phức tạp Tính chấtphức tạp này một phần được thể hiện qua việc sử dụng từ xưng
hô, quan hệ giữa các nhân vật hội thoại là quan hệ liên cá nhân.
Vấn đề quan hệ liên cá nhân được tác giả C.K Orecchioni
giới thiệu trong công trình La converation Senil (Paris 1996).
Theo ông quan hệ liên cá nhân trước hết là nói tới khoảng cách
ngang và dọc giữa những nhân vật hội thoại.
Trang 34Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu thì “Quan hệ liên cá nhân giữacác nhân vật giao tiếp có thể xét trên hai trục, trục tung là trục
vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power) Trục hoành làtrục của quan hệ khoảng cách còn gọi là trục thân cận(solidarity) Trong xã hội con người khác nhau về địa vị xã hội.Cái gọi là địa vị xã hội có thể do chức quyền, tuổi tác nghề
nghiệp mà có” [10, tr.17]
Dấu hiệu quan hệ ngang là những nhân vật hội thoại có thể
gần gũi hay xa cách đối với nhau, quan hệ này có nhiều cungđoạn một mặt hướng tới sự xa cách, một mặt hướng tới sự thânthuộc, thân cận tâm tình, quan hệ ngang về hoàn cảnh là đốixứng Tuy nhiên không hiếm thấy trường hợp phi đối xứng ngườinày muốn gần, người kia muốn giữ nguyên hoặc xa cách
Quan hệ ngang biểu thị khoảng cách xã hội của nhân vật
giao tiếp Về bản chất quan hệ là đối xứng Các từ xưng hô thể
hiện quan hệ ngang như cậu - tớ, tao - mày, anh - em (quan hệ
vợ chồng), ông - tôi, tôi - đồng chí (quan hệ xã hội) trong tiếng
Việt Quan hệ dọc về bản chất là phi đối xứng Khác với quan
hệ ngang, dấu hiệu của quan hệ dọc về bản chất là phi đốixứng Trong một số kiểu không tương tác, không bình đẳng, sựkhông bình đẳng trước hết là vấn đề của ngữ cảnh, tuổi tác, giớitính, địa vị, vai trò hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ, kể cả về thểlực Nó biểu thị quan hệ quyền uy của nhân vật giao tiếp Các từxưng hô biểu thị cho quan hệ dọc là thuộc thế hệ sau (chẳng
hạn như con, cháu trong tiếng Việt) có vị thế thấp so với những người thuộc thế hệ trước (chẳng hạn như bố, ông trong tiếng Việt) có vị thế cao hơn), hay như em (vị thế thấp) so với anh chị
(vị thế cao), hoặc các từ chỉ chức vụ được dùng để biểu thị cho
vị thế cao
Trang 35Quan hệ dọc là quan hệ quyền lực tuy nhiên không phải lúc
nào các mối quan hệ ở trục dọc cũng là xa cách Trong nhiềutrường hợp nhân vật hội thoại thay đổi trục dọc thể hiện ý địnhtăng thêm khoảng cách Có thể xác định, từ xưng hô là mộttrong những dấu hiệu ngôn ngữ thể hiện quan hệ liên cá nhâncủa nhân vật giao tiếp qua quan hệ ngang và quan hệ dọc Cácnhân vật giao tiếp sử dụng từ xưng hô ở trục quan hệ nào đểgiao tiếp với nhau phụ thuộc quan hệ giữa mình với người đốithoại phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, đề tài giao tiếp, mụcđích và chiến lược giao tiếp
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ động, nghĩa là các nhân
vật hội thoại khi thì giao tiếp với nhau trên trục ngang, khi thì lấy trục dọc để giao tiếp Việc xác định trục giao tiếp phụ thuộc
vào các yếu tố như ngữ cảnh, đề tài được đề cập Xét trongphạm vi sử dụng từ xưng hô khi hai người quan hệ bình đẳngtrên tình bạn bè chẳng hạn thì đó là quan hệ ngang Khoảngcách quan hệ càng ngắn thì mức độ thân tình càng cao
Từ xưng hô không chỉ bộc lộ vị thế của nhân vật giao tiếp
qua hai trục: quan hệ dọc, quan hệ ngang mà còn có tác dụng bộc lộ thái độ tình cảm của nhân vật hội thoại Chức năng định
khung quan hệ của xưng hô chính là quan hệ của liên cá nhân
Chức năng của từ xưng hô, không chỉ là nói rõ những quan
hệ giữa người nói và người nghe, mà người ngoài cuộc cũng cóthể nhận biết được mối quan hệ của các nhân vật hội thoại quacác từ xưng hô Quan hệ được nói tới ở đây, trước hết là quan hệ
về thái độ, tình cảm, ứng xử của các nhân vật hội thoại, nhữngquan hệ này được thể hiện qua các cung bậc tình cảm: thân mậthay lạnh nhạt, tôn trọng hay khinh bỉ hay trung hòa về sắc tháibiểu cảm Điều này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố trong đó có sự đóng góp của từ xưng hô
Trang 36Trong quá trình hành chức, từ xưng hô thường đi thành
từng cặp (xưng và hô) tương ứng với nhau Đồng thời, cũng qua
việc lựa chọn và sử dụng từ xưng
hô, người nói có thể bộc lộ thái độ tình cảm của mình trướcngười nghe Nhiều khi nhờ từ xưng hô mà khoảng cách của cácnhân vật giao tiếp được rút ngắn lại đó là khoảng cách của vịthế trên / vị thế dưới, khoảng cách về sự giao tiếp quy thức và
sự giao tiếp thân mật
Vì từ xưng hô có khả năng bộc lộ thái độ, tình cảm củangười nói, nên nhiều khi việc lựa chọn và sử dụng các từ xưng
hô nằm trong chiến lược giao tiếp, mục đích giao tiếp của người
sử dụng Chính cách sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô,coi xã hội như một gia đình mở rộng cũng là một điều hay đểgắn kết các số phận thành viên trong xã hội vào tình thân thiếtgần gũi như quan hệ gia đình huyết thống Nhưng cách sử dụng
từ xưng hô này cũng có những hạn chế nhất định: một khi conngười muốn các quan hệ xã hội (vận hành theo pháp luật) thànhquan hệ gia đình (vận hành theo tình cảm huyết thống) thì sẽ cónhiều điều bất cập xảy ra
Xưng hô giữa những người đã quen biết, thường theo cáchxưng hô đã được lựa chọn trước đó Trong quá trình phát triểnquan hệ, người ta có thể điều chỉnh (nếu cần thiết) để phù hợpvới nguyện vọng của đôi bên.Việc lựa chọn cách xưng hô phùhợp với quan hệ giao tiếp này có tác dụng thúc đẩy, củng cốmức độ quan hệ đã sẵn có, làm cho đôi bên trở nên gần gũi,thân thiện hơn
Xưng hô giữa những người chưa quen biết thường được xácđịnh trên cơ sở giới tính, tuổi tác Một khi cách xưng hô ngàyđược xác định, nó có tác dụng rút ngắn khoảng cách giao tiếp,tạo không khí thân mật, gần gũi để hai bên tiếp tục duy trì, mở
Trang 37rộng cuộc thoại Xét từ góc độ nghi thức giao tiếp truyền thống,người nghe sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và tình cảm củangười nói dành cho mình ngay từ việc lựa chọn từ xưng hô mởđầu cuộc thoại, cũng như sự dự tính quan hệ giữa đôi bên theo ýmuốn chủ quan của người nói “Cách xưng hô này cũng tuân thủ
nguyên tắc xưng khiêm và hô tôn để đạt được sự hợp tác và phù
hợp với tính lịch sự trong giao tiếp” [24, tr.28]
Trong cuộc thoại, nếu như nhân vật giao tiếp thay đổi từxưng hô so với cách xưng hô ban đầu thì quan hệ giữa các nhânvật tương tác cũng thay đổi Sự
thay đổi có thể diễn ra theo hai chiều: tích cực hoặc tiêu cực, từlạnh nhạt sang thân mật và ngược lại Sự thay đổi từ xưng hôtrong hội thoại là một vấn đề hấp dẫn, lí thú và nhiều hứa hẹnđối với các nhà nghiên cứu
Như vậy, từ xưng hô được đưa vào sử dụng, đã góp phầnbộc lộ sắc thái tình cảm và quan hệ của các nhân vật giao tiếptrong từng hoàn cảnh cụ thể Vì thế chúng ta có thể gọi chứcnăng định khung quan hệ của từ xưng hô là chức năng biểu thái.Hai chức năng định vị và biểu thái của từ xưng hô đều góp phầntạo nên vị trí của nó khi đi vào sử dụng Hai chức năng này gắn
bó chặt chẽ với nhau và cùng thúc đẩy quá trình giao tiếp nếunhư vai trò định vị của từ xưng hô giúp nhân vật giao tiếp xâydựng được sự thỏa thuận phân vai nói / nghe (giữa người nói vàngười nghe) thì vai trò biểu thái lại có tác dụng bộc lộ cái riêngcủa người nói qua thái độ tình cảm của người nói đến ngườinghe và ngược lại
Nhờ chức năng định vị của từ xưng hô, nhân vật hội thoại
có thể lựa chọn những từ cần dùng một cách chính xác Chứcnăng biểu thái giúp người nói và người nghe lựa chọn đượcnhững từ có giá trị thẩm mỹ góp phần tăng hiệu quả giao tiếp
Trang 381.1.3 Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô
Sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp là một trong những yếu
tố biểu hiện bản sắc văn hóa, tri thức của người tham gia hộithoại Để cuộc thoại thành công hay thất bại, người dùng từxưng hô đạt được hiệu quả giao tiếp hay không, điều đó phụthuộc vào các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô tiêu biểunhư: vai giao tiếp, vị trí xã hội của nhân vật giao tiếp và ngữcảnh giao tiếp
1.1.3.1 Vai giao tiếp và vị trí xã hội của nhân vật giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giaotiếp, thực tế được nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệuđược sử dụng làm công cụ
Nhân vật giao tiếp là một trong những nhân tố của hoạtđộng giao tiếp Nhân vật giao tiếp bao gồm người phát ngôn và
người nhận Nếu hội thoại đó có hai người tham gia thì được gọi
là song thoại, ba người tham gia thì gọi là tam thoại và nhiều
người tham gia thì gọi là đa thoại Ở phạm vi nghiên cứu đề
tài,
chúng tôi chỉ nghiên cứu cuộc song thoại - cuộc thoại được thực
hiện bởi hai nhân vật hội thoại Trong hội thoại người phát được
gọi là vai người nói Người nhận được gọi là vai người nghe sẽ có
sự luân phiên thay đổi vai người nói, người nghe trong cuộcthoại Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết: “trong quá trình giao tiếp ngườinhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực người nhận tíchcực khi anh ta luôn thay đổi vai trò người nhận - người phát Khigiao tiếp diễn ra hai chiều người nhận tiêu cực khi anh ta luôngiữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp nghĩa là khigiao tiếp chỉ diễn ra một chiều” [7, tr.43] Tuy nhiên, dù giao tiếpdiễn ra tiêu cực hay tích cực nhưng giữa người phát và người
Trang 39nhận có mối quan hệ riêng và chung nào đấy Cho nên ngườiphát phải cân nhắc hình thức và nội dung thông điệp trước khigửi nó đi Khi xưng hô trước một đối tượng cụ thể người phátphải định được trục quan hệ để lựa chọn từ xưng hô cho phùhợp
Trong thực tế mỗi cá nhân bao giờ cũng có các vai giaotiếp phản ánh đúng quan hệ của các lớp người, loại người khácnhau về địa vị xã hội lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độhọc vấn, khi quan hệ xã hội của cá nhân càng phong phú thì sốlượng đóng vai quan hệ của cá nhân đó càng lớn, mỗi cặp vai cóhình thức ngôn ngữ riêng trong ứng xử Qua vai giao tiếp vàcách sử dụng từ xưng hô cùng với những quy tắc thiết chế xãhội chúng ta có thể nhận biết được vai nào ở vị trí trên, vai nào
ở vị trí dưới Như vậy, vị thế xã hội của các nhân vật hội thoạiảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô.Thông thường trước người có vị thế cao hơn mình người giao tiếp
có xu hướng sử dụng những từ xưng hô chuẩn mực với sắc tháilịch sự, trịnh trọng hoặc ít nhất trung hòa về sắc thái biểu cảm
Đối với người có vị thế ngang bằng, trong ngữ cảnh giao
tiếp quy thức nhân vật hội thoại thường có ý xưng khiêm hô tôn.
Ở ngữ cảnh giao tiếp không quy thức, các nhân vật có vị thếngang bằng, có thể sử dụng các xưng hô với đầy
đủ sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã
Với chức năng định vị, từ xưng hô có tác dụng bộc lộ vị thế
Trang 40đó để có một phát ngôn thỏa đáng, nhân vật hội thoại không chỉcần định vị được vị thế của mình, mà còn phải xác định và định
vị được vị thế của người đối thoại Ở phương diện xưng hô,muốn xưng hô cho đúng, cho hay để đạt hiệu quả giao tiếp, thìnhân vật hội thoại phải xác định được đúng vị thế của mìnhcũng như vị thế của người đối thoại
1.1.3.2 Ngữ cảnh giao tiếp
Những ứng xử ngôn ngữ của con người phụ thuộc rất nhiềuvào ngữ cảnh giao tiếp Người có vị thế cao, có quyền uy thì cókhả năng sử dụng từ xưng rộng rãi hơn người ở vị trí thấp Anh
ta có thể lựa chọn tự do các từ xưng hô để định vị bản thân mình
và định vị người đối thoại với các sắc thái thân mật, lịch sự, haysuồng sã Nhưng sự tự do lựa chọn đó, không thể vượt qua tínhquy thức hoặc không quy thức của hoàn cảnh giao tiếp Vì vậy
tính quy thức và bất quy thức của ngữ cảnh giao tiếp có mối
quan hệ rất chặt chẽ với các chức năng của từ xưng hô cũngnhư vị thế xã hội và quyền uy của nhân vật giao tiếp
Để thể hiện thái độ của mình qua từ xưng hô như suồng sãhay thân mật, lịch sự (chức năng biểu thái) người giao tiếp phảixác định được vị thế của mình và vị thế của người đối thoại(chức năng định vị) cũng như phải tính tới tính chất quy thứchay bất quy thức của ngữ cảnh Cùng một đối tượng giao tiếpcủa ngữ cảnh này, anh ta có thể xưng hô suồng sã (ngữ cảnhkhông quy thức - infomal), nhưng ở ngữ cảnh khác anh ta lạiphải xưng hô chuẩn mực, lịch sự (ngữ cảnh quy thức - fomal)
Việc dùng từ xưng hô ở ngữ cảnh ít có tính quy thức thườngbiểu hiện ở những người có vị thế ngang bằng Nhưng khi xưng
hô với người có vị thế cao, người có quyền uy hơn mình thì người
ở vị thế thấp luôn luôn có xu hướng xưng hô chuẩn mực, quythức