tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh

91 1.2K 6
tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN THỊ NGUYỆT MSSV: 6116138 TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hƣớng dẫn: Ths.GV. TRẦN VĂN THỊNH Cần Thơ, năm 2014 ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÝ LUẬN 1.1. Tác giả, tác phẩm và tóm tắt một số tác phẩm 1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp 1.1.2. Tác phẩm 1.1.3. Tóm tắt một số tác phẩm 1.2. Một số vấn đề lý luận 1.2.1. Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò 1.2.2. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học và vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của nhà văn 1.2.2.1. Khái niệm nhân vật 1.2.2.2. vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của nhà văn CHƢƠNG 2: VẺ ĐẸP TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 2.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh 2.1.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò gắn với đời sống học đường 2.1.2. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong cuộc sống đời thường 2.2. Vẻ đẹp trong mơ ƣớc và lý tƣởng về tƣơng lai của tuổi học trò 2.2.1. Vẻ đẹp trong mơ ước đời thường của tuổi học trò 2.2.2. Vẻ đẹp trong lý tưởng về tương lai của tuổi học trò 2.3. Vấn đề “Vẻ đẹp tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh 2.3.1. Giá trị hiện thực 2.3.2. Giá trị nhân văn CHƢƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGUYỄN NHẬT ÁNH 3.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý và tâm sinh lý 3.1.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý 3.1.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý 3.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của gia đình và xã hội 3.2.1. Tuổi học trò trong mối quan hệ với gia đình 3.2.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của xã hội 3.3. Những thách thức, khó khăn khi đối diện với ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời 3.3.1. Tình yêu ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò 3.3.2. Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò khi đối diện với ngưỡng cửa tình cảm đầu đời 3.4. Vấn đề “Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh 3.4.1. Giá trị hiện thực 3.4.2. Giá trị nhân văn PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng của lứa tuổi mới lớn. Những trải nghiệm đầu đời cùng với bao kỷ niệm của lứa tuổi ngây ngô đã trở thành đề tài quen thuộc của văn học viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và tuổi học trò nói riêng. Có thể nói, ở Việt Nam Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn viết về lứa tuổi học trò đƣợc bạn đọc yêu thích nhất trong thời gian qua. Mỗi tác phẩm của ông khi xuất bản đều tạo nên những cơn sốt đối với độc giả nói chung và lứa tuổi hoa niên nói riêng. Vì vậy, khi chọn đề tài “Tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh” ngƣời viết tìm hiểu những sáng tác truyện dài của ông viết cho lứa tuổi học trò để thấy đƣợc sự quan tâm cùng những trăn trở mà Nguyễn Nhật Ánh dành cho lứa tuổi này. Bằng những cảm nhận tinh tế về cuộc sống cùng với kỷ niệm mà Nguyễn Nhật Ánh đã trải qua, ông đã cho ra đời những tác phẩm về tuổi học trò đi sâu vào lòng ngƣời. Nhìn vào cả trăm tác phẩm và những thành tựu ông đạt đƣợc trong những năm qua phần nào cho ta thấy đƣợc công sức và sự hy sinh thầm lặng của ông vì nền văn học nƣớc nhà. Không tính 3 tập bình luận thể thao, 5 tập thơ, 30 tập truyện tranh và 40 tập tƣ vấn tình yêu, những truyện dài Nguyễn Nhật Ánh viết cho thanh thiếu niên đến nay đã có ba bộ truyện đƣợc bạn đọc vô cùng yêu thích đó là bộ 23 tập truyện viết cho tuổi mới lớn: Mắt biếc, Trại hoa vàng, Bồ câu không đưa thư, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Nữ sinh, Bong bóng lên trời..., bộ Kính vạn hoa 45 tập viết cho thiếu nhi và bộ Chuyện xứ Lang Biang 28 tập về đề tài phù thủy. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sự cuốn hút lớn, sử dụng những lời văn nhẹ nhàng, dí dỏm, cùng với lối viết đầy cảm xúc ông đã tạo ra một phong cách riêng cho mình. Nguyễn Nhật Ánh đƣa vào tác phẩm của mình những hình ảnh chân thật, gần gũi, những tình cảm đáng yêu của lứa tuổi học trò. Ngƣời đọc thấy đƣợc một thế giới tinh thần đầy màu sắc, tâm lý tuổi mới lớn, những bài học đầu đời đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn thấy đƣợc những giá trị văn hóa, về truyền thống của con ngƣời Việt Nam, thấy đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên về vùng quê an lành. Hàng loạt 1 tác phẩm dành cho tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh ra đời, nó đã đáp ứng nhu cầu đọc và trở thành lá chắn cho tâm hồn của tuổi học trò. Ông đã thổi vào nền văn học thanh thiếu niên Việt Nam một luồng sinh khí mới vừa dí dỏm, đáng yêu, lành mạnh, góp phần đẩy lùi các sách độc hại tràn ngập thị trƣờng. Vì vậy, những tác phẩm viết về lứa tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh có giá trị giáo dục tƣ tƣởng rất cao và đƣợc các phụ huynh vô cùng tin tƣởng. Văn học viết về lứa tuổi học trò là vấn đề quan trọng, nó giúp cho lứa tuổi này có hành trang tốt hơn trên con đƣờng phía trƣớc. Ngoài ra, văn học viết về lứa tuổi học trò giúp những bậc phụ huynh nắm bắt đƣợc tâm lí của con mình hơn, xóa dần khoảng cách giúp con em có tƣ tƣởng tốt hơn trong những trải nghiệm đầu đời. Từ những lí do trên ngƣời viết chọn đề tài “Tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh” để làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là dành cho tuổi mới lớn, trong những năm gần đây ông chuyển sang viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Năm mƣời ba tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên trên nhà xuất bản Tác Phẩm mới năm 1984, cho đến hiện nay tác phẩm của ông đã hơn một trăm tác phẩm. Thế nhƣng, những công trình nghiên cứu dành cho những tác phẩm của ông còn rất hạn chế, phần lớn là những dòng nhận xét sơ lƣợc trên báo và những bình luận của độc giả về tác phẩm. Đến năm 2012 mới thật sự có một công trình nghiên cứu khá quy mô về Nguyễn Nhật Ánh, đấy chính là quyển Nguyễn Nhật Ánh – Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ do Lê Minh Quốc biên soạn. Nhận thấy những tác phẩm văn học của Nguyễn Nhật Ánh chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá đúng mức và dƣờng nhƣ xem nhẹ việc sáng tác cho lứa tuổi mới lớn, Mai sơn đã có những chia sẻ rất hợp lý: “Nếu trong số độc giả nhỏ tuổi của Nguyễn Nhật Ánh có người có năng khiếu văn chương, thì lại càng tốt. Vì chắc chắn em đó sẽ sớm có 1 cảm thức văn chương qua sự cảm thụ trực tiếp một tác phẩm vừa tầm với kinh nghiệm, tâm hồn và đầu óc còn non nớt của mình. Cảm thức đó rất khó mất đi mà sẽ dần được vun bồi theo thời gian và sự thủ đắc tri thức của mình. Tôi biết nhiều nhà văn nhà thơ ở Sài Gòn hiện nay thuở nhỏ đã đọc ngấu 2 nghiến các tác phẩm viết về tuổi mới lớn của Duyên Anh, Nhật Tiến, tủ sách Tuổi Hoa… Riêng tôi, nếu không bắt đầu mon men đọc những truyện dài của Duyên Anh (hay truyện ngắn “Con sáo của em tôi” của ông) hồi 12, 13 tuổi thì tôi đã không có được niềm đam mê đọc sách cho tới tận ngày nay. Tại sao chúng ta có ý coi nhẹ các nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, thiếu niên khi hễ nói đến gia tài văn học của đối tượng này là chúng ta lại dẫn mấy ông vĩ đại như Andersen, anh em nhà Grimm, Saint Exupery… mà không nhắc đến các nhà văn gần gũi như Nguyễn Nhật Ánh? Nếu áp đặt một quan điểm như thế với văn học dành cho người lớn, chúng ta sẽ không bao giờ đọc xong các nhà văn kinh điển của thế giới, và sẽ không cần phải có các nhà văn Việt Nam làm gì” [14]. Thật vậy, một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành món ăn tinh thần rất quý báu đối với tuổi học trò. Vì thế, tại sao chúng ta lại coi nhẹ việc sáng tác văn học cho tuổi học trò? Trong khi lứa tuổi ấy rất cần những tác phẩm văn học để khơi dậy tình yêu thƣơng giữa con ngƣời trong cuộc sống. Những thông điệp quý báu đã đƣợc ông thể hiện qua mỗi tác phẩm. Đó là sự thành công mà không phải nhà văn nào cũng có đƣợc. Những đề tài quen thuộc, gần gũi cùng sự hóm hỉnh vui tƣơi đã tạo nên sự thành công trong mỗi tác phẩm của nhà văn. Cụ thể về đề tài này nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhận xét: “Bí quyết tạo nên sự thành công kỳ lạ của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là ở khả năng nắm bắt tâm lý lứa tuổi học trò” [23, tr. 104]. Ta thấy, những trang viết của ông luôn chứa đựng những cảm xúc có lúc ngọt ngào, có lúc đầy nƣớc mắt. Nguyễn Nhật Ánh từng nói về cách viết riêng của mình: “Tôi biến hóa những kỷ niệm vào trang viết. Mỗi người trong cuộc đời đều có những vui buồn, sướng khổ. Sống tận cùng đến tất cả những cảm xúc của mình là chất liệu cho nhà văn” [25]. Ngoài ra ông còn cho rằng: “Trong tôi luôn có một đứa trẻ con”. Vì thế khi viết về lứa tuổi học trò, về tuổi mới lớn là ông đồng hành cùng nhân vật, chứ không phải đứng ở ngoài quan sát. Chính sự “nhập cuộc” đó là một sự hóa thân tự nhiên và đẹp đẽ của nhà văn, để từ đó bạn đọc cảm nhận đồng tình vì tác giả đã nói đƣợc suy nghĩ, đã gợi đƣợc cảm hứng thích thú nơi họ. Đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ngƣời đọc nhƣ đƣợc quay về tuổi thơ của mình, nhà văn Nguyễn Quang Lập có nhận xét: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như một chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi 3 bất ngờ thú vị, mỗi háo hức say mê, khi là ta bật cười, khi làm ta rưng rưng, hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm” [17]. Nhạc sĩ Hà Quang Minh cũng có chia sẻ rất thú vị: “Thế giới của Nguyễn Nhật Ánh đẹp như bóng râm đầy những cây minh quyết mà Cosimo đã sống, đẹp như mộng địa mà Peter Pan vẫn bay lượn cùng những thiên tinh bé nhỏ của mình, hoang sơ như cung Hằng nơi chú Cuội ngẩn ngơ đợi trâu về… Không hiểu nổi là Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ ra như thế để người khác đọc hay cho chính anh sống trọn những mê, man, ẩn, khuất của riêng cuộc đời mình?” [26]. Thật vậy, bạn đọc yêu thích tác phẩm của nhà văn vì họ tìm thấy sự đồng cảm và nhận ra trong các nhân vật ấy có hình ảnh của mình. Từ đó, tác phẩm văn học là sợi dây kết nối giữa nhà văn và bạn đọc, là sự kết nối kỷ niệm yêu thƣơng giữa con ngƣời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ giúp tuổi học trò giải trí mà nó còn rèn luyện các em có thói quen đọc sách và có thêm hành trang bƣớc vào tƣơng lai phía trƣớc. Mai sơn từng nhận xét: “Tôi nghĩ xã hội chúng ta cần có thêm những nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh. Họ là người cung cấp món ăn tinh thần bổ ích cho các bạn nhỏ tuổi, đưa các em vào thế giới kỳ diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, nhưng trên hết là giúp các em hình thành thói quen đọc sách, hay nói cho to tát là sớm đưa các em vào văn hóa đọc. Mà thứ văn hoá này, như chúng ta cũng đã biết, không có thói quen thì không thủ đắc được. Hơn nữa, thế giới kỳ ảo của văn học thiếu nhi, thiếu niên là rất cần thiết để bồi bổ tâm hồn đang còn hoang sơ thuần phác của các em. Khi lớn lên, từ giã thế giới đó, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào cuộc sống. Còn hơn là đến khi trưởng thành mới bắt đầu đọc sách, toàn những thứ sách khó, người ta dễ bị ảo tưởng về nhiều thứ , trong đó có ảo tưởng về văn học” [14]. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không cầu kì, nhƣng đã truyền tải đủ cảm xúc cho ngƣời đọc. Khi bàn về tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc nhận xét: “Sử dụng sự thành thạo và thể hiện được sự trong sáng, phiêu linh, giàu có của tiếng việt là tài năng của nhà văn… Trong số đó, có Nguyễn Nhât Ánh” [23, tr. 52]. Nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn cũng nhận xét: “Ngôn ngữ văn học của Nguyễn Nhật Ánh rất sáng sủa, việc sử dụng thành thạo tiếng địa phương, tiếng lóng rất có liều lượng, góp phần làm nên tính phổ cập của tác phẩm” 4 [17]. Thật vậy, tuổi học trò yêu mến tác phẩm của ông vì chúng tìm đƣợc tiếng nói của chúng ở trong ấy, từ cách nghĩ, cách nói đến bộc lộ hành động đều đƣợc nhà văn khắc họa rõ nét. Mỗi tác phẩm đều phản ánh linh hoạt cuộc sống thƣờng ngày của lứa tuổi học trò, cuộc sống với bao điều mới mẻ, trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, thầy cô và học trò, và các mối quan hệ của “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa in trên báo Tiền Phong, ngày 26-9-1996 nhà văn Lê Phƣơng Liên từng nhận xét: “Đọc Nguyễn Nhật Ánh người ta ngỡ ngàng nhận ra rằng hóa ra các em không chỉ thích truyện phiêu lưu trinh thám, không chỉ thích đấm đá và các trò ma quái, các em còn thích được tâm sự, được giãi bày và cao hơn, khẩn thiết hơn hết là các em thích có bạn, càng nhiều bạn càng tốt để tâm sự, để cho và nhận tình cảm của nhau. Có lẽ đó chính là bí quyết thành công của Nguyễn Nhật Ánh” [9, tr. 996]. Tình cảm ngây thơ, trong sáng của các nhân vật khi thể hiện tình yêu đầu đời đã làm độc giả nƣớc ngoài cảm động, nhà thơ Taka Tsuki Fumiko - Nhật có nhận xét: “Giọng văn Mắt Biếc rất hay, nhẹ nhàng. Câu chuyện tình cảm trong sáng. Sau khi đọc truyện này, tôi bỗng muốn đi Việt Nam” [17]. Nhà văn Inazawa Junko: “Tôi rất đồng cảm với nội tâm nhân vật Ngạn trong tác phẩm Mắt biếc. Tôi đã rơi nước mắt trước tâm hồn vô tư và sự hy sinh của Trà Long, qua đó tôi suy nghĩ nhiều về bối cảnh Việt Nam” [17]. Độc giả Nguyễn Thị Quỳnh Trâm giảng viên của trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên có thể hiểu hơn về lứa tuổi học trò: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh nhẹ nhàng, dí dỏm, thổi vào hồn người đọc một thứ tình cảm trong sáng đáng yêu của lứa tuổi thanh thiếu niên. Với cái thứ tình cảm đầu đời chưa từng có kinh nghiệm, không dám tâm sự với người than thì truyện Nguyễn Nhật Ánh từng giúp tôi định hướng rất nhiều trong cuộc sống của mình. Thanh niên thích truyện của ông âu cũng là điều dễ hiểu vì hình như ông len lõi vào ngóc ngách của từng tâm hồn. Người lớn, các bậc làm cha làm mẹ cũng nên dành ít thời gian mà đọc để hiểu cái lứa tuổi của con trẻ nổi loạn như thế nào và lý do làm sao...” [30]. Thật vậy, tuổi học trò là lứa tuổi còn quá bỡ ngỡ với cuộc sống bên ngoài. Vì thế, đọc những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình sẽ bổ ích cho các em rất nhiều trong cuộc sống. 5 Những nhận xét của một số nhà thơ, nhà văn cùng những độc giả về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh tuy rằng còn hạn chế, nhƣng những nhận định trên cũng góp phần không nhỏ khi chỉ ra đƣợc cái hay, cái đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm của ông đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cung bậc cảm xúc, những nét hồn nhiên vô tƣ của tuổi học trò. Chính vì vậy, thiết nghĩ trong tƣơng lai sẽ có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nói chung và văn học về về tuổi học trò nói riêng, để đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng của văn học viết về lứa tuổi học trò trong nền văn học nƣớc nhà. 3. Mục đích nghiên cứu Việc tìm hiểu đề tài: “Tuổi học trò trong một số tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh” ngƣời viết hi vọng sẽ đem đến một cách nhìn khái quát về tác phẩm viết về tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh. Cụ thể ở đề tài này ngƣời viết tìm ra những vẻ đẹp tính cách, tâm lý, lý tƣởng và những trăn trở của tuổi học trò. Qua đó, ngƣời viết có thể khẳng định, đánh giá một cách khách quan về những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên và về nhân vật tuổi học trò một cách chân thực nhất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về đối tƣợng nghiên cứu, ngƣời viết tìm hiểu về nhân vật tuổi học trò trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên, ngƣời viết tập trung phần lớn vào các nhân vật tuổi mới lớn (từ 10 đến 17 tuổi) và đặt các nhân vật với các mối quan hệ bên ngoài nhƣ ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè,.. để khái quát lên vẻ đẹp và những thách thức, khó khăn của tuổi học trò. Bên cạnh đó ngƣời viết tìm hiểu vài nét khái quát về cuộc đời, sự ngiệp văn chƣơng của Nguyễn Nhật Ánh. Về phạm vi nghiên cứu, ngƣời viết khảo sát dựa trên những truyện dài sau: Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời, Buổi chiều Windows, Bồ câu không đưa thư, Cô gái đến từ hôm qua, Đi qua hoa cúc, Hạ đỏ, Mắt biếc, Nữ sinh, Trại hoa vàng. Ngoài ra, ngƣời nghiên cứu còn tham khảo một số tài liệu, một bài báo liên quan để thực hiện đề tài này. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp: Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: đƣợc áp dụng để nhìn nhận vai trò của nhà văn, nghiên cứu cuộc đời, quá trình sáng tác của tác giả, đánh giá ý nghĩa của tác phẩm, những tìm tòi của tác giả vào trong tác phẩm. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: bám sát vào tác phẩm, phân tích sự thể hiện của các nhân vật, những đặc điểm của nhân vật sau đó tổng hợp ra những đặc trƣng, đặc điểm của các nhân vật tuổi học trò trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh đó, ngƣời viết còn sử dụng thao tác so sánh để xem xét, liên hệ và phân tích các đặc điểm tính cách, tâm lý của các nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÝ LUẬN 1.1. Tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955. Quê gốc ở xã Bình Quế huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. Thuở nhỏ ông theo học tại các trƣờng Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sƣ phạm. Lê Minh Quốc từng viết về những ngày tháng khó khăn của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ sau: “Sài Gòn 1975. trong một đêm khuya, trời mưa. Đường phố nhòe nhoẹt ánh đèn. Có một gã thanh niên „bạch diện thư sinh‟ đang gò lưng trên chiếc xích lô. Bụng đói. Túi rỗng tiền. Gã nghĩ về ngày mai với tâm trạng hoang mang – khi vào giảng đường không biết có đủ tiền để mua một suất cơm trưa trong nhà ăn tập thể hay không? Đêm ấy, trở về phòng trọ, gã ngủ một giấc đầy mộng dữ. Và sáng hôm qua, người ta đã thấy gã dắt chiếc xe đạp cũ mèm – gia tài cuối cùng của gã – đem đi bán cho một người quen, với một tiếng thở dài não nuột. Đó là Nguyễn Nhật Ánh- hình ảnh một nhà văn tài năng trong tương lai” [23, tr. 16]. Sau khi tốt nghiệp ra trƣờng, ông đi thanh niên xung phong sau này ông nhớ lại: “Môi trường thanh niên xung phong đã rèn luyện tôi thành một con người biết vượt khó, có nghị lực, luôn yêu đời. Nó giúp con người sáng tác của tôi có một niềm tin và một cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Nếu không có thời gian đi thanh niên xung phong, hẳn tôi không có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [23, tr. 18]. Tháng 4 - 1976, bài thơ Quê nhà của anh đƣợc đăng trên báo Văn Nghệ Giải Phóng và có thể xem đây là bài thơ đầu tiên của ông đƣợc đăng sau ngày thống nhất. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi hiện nay, là ngƣời bình luận viên về thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình 8 Ngạn. Ông luôn làm tốt vai trò của mình, đối với vai trò một bình luận viên bóng đá ông chia sẻ: “Tôi chỉ bình luận theo kiểu tài tử cho vui. Tôi vốn yêu thể thao, đặc biệt là bóng đá, vì bóng đá rất giống cuộc đời, có đủ mọi hỉ nộ ái ố, hùng ca và bi kịch, cao cả và thấp hèn, vinh quang và nước mắt…” [23, tr. 45]. Ngoài ra ông còn có rất nhiều biệt danh khác nhƣ: Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phƣơng Sóc… Khi Nguyễn Nhật Ánh cộng tác với một số tờ báo nhƣ Hoa học trò, Mực tím, rất nhiều bạn đọc đã vô cùng thích thú với với lối văn dí dỏm, đáng yêu của ông. Khi đƣợc hỏi chú đọc bằng cảm xúc hay bằng lý tính, Nguyễn Nhật Ánh nói: “Chú đọc hồn nhiên, theo cảm xúc. Thưởng ngoạn. Tác động cảm xúc là chính. Sau, rồi mới suy nghĩ thêm, sau nữa cần thiết thì đọc lại, ghi chép. Ngay lần đầu tiên đến với một cuốn sách mà đã lăm lăm cây viết trên tay, rình chộp bắt những ý tưởng hay, những câu văn lạ thì mất hết cả thú. Đọc sách là một cái thú. Người ta goi là “thú đọc sách”. Vừa đọc sách vừa phân tích, nhận xét, mổ xẻ, gạch đít, ghi chú là kiểu đọc của các nhà nghiên cứu phê bình. Đó là thao tác nghề nghiệp. Trừ khi làm nghề, chúng ta nên đọc một cách hồn nhiên. Đọc sách mà tọc mạch, tỉ mẩn quá đôi khi chỉ thấy cây chứ không thấy rừng..” [22]. Chính những quan niệm sống và sáng tác đã làm cho văn chƣơng của ông gần gũi với ngƣời đọc hơn: “Tôi tin điểm mạnh của văn chương nằm ở khả năng thẩm thấu. Bằng hình thức đặc thù của mình, văn chương góp phần mài sắc các ý niệm đạo đức nơi người đọc một cách vô hình. Được nuôi dưỡng bởi văn chương chân chính, trẻ em lớn lên biết yêu thương, đồng bào đồng loại, biết dị ứng chống lại cái xấu, cái ác, biết yêu tự do”. “Mỗi nhà văn đều tự nhiên có một nhà phê bình trong người… Chẳng hạn, tại sao anh chọn từ này mà không chọn từ kia, dung lối diễn đạt này mà không dung lối diễn đạt kia..chất lượng văn chương của một nhà văn tùy thuộc vào chất lượng phê bình của chính nhà văn đó” [16]. Nguyễn Nhật Ánh luôn tâm huyết về việc sáng tác văn học cho thiếu nhi, ông muốn giữ sự trong sáng cho tâm hồn của các em không bị những tác phẩm “đen” lôi kéo: “Trong tình hình các em chơi nhiều hơn đọc, đọc truyện tranh nhiều hơn truyện chữ, đọc truyện dịch nhiều hơn truyện trong nước, tôi nghĩ nhà văn viết cho thiếu nhi phải cố viết làm sao để thu hút các em đến với sách, đến với truyện chữ, đến với văn học Việt Nam. Tôi tin rằng đó là một cuộc chiến đấu mang ý nghĩa xã 9 hội, một cuộc chiến không cân sức nhằm thử thách tinh thần trách nhiệm của nhà văn” [23, tr. 28] Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành Phố tháng tư, nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là Trước vòng chung kết (nhà xuất bản Măng Non, 1985). Hai mƣơi trở lại đây, ông viết văn xuôi, chuyên sáng tác đề tài thanh thiếu niên. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối đƣợc trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thƣởng văn học trẻ hạng A. Năm 1994, đƣợc bạn đọc báo Lao Động bầu chọn là nhà thơ đƣợc yêu thích nhất trong năm với hai tập thơ Tứ tuyệt cho nàng và Lễ hội của đêm đen. Đồng thời tác phẩm Nữ sinh đƣợc hang Sài Gòn Phim chuyển thể thành phim video với tên Áo trắng sân trường. Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến bạn đọc về các gƣơng mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời đƣợc Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975 - 1995). Năm 1997, tác phẩm Thằng quỷ nhỏ đƣợc Đài truyền hình Cần Thơ chuyển thể thành phim truyền hình hai tập và tác phẩm Bong bóng lên trời đƣợc hãng phim truyền hình Việt Nam chuyển thể thành phim và công chiếu trên chƣơng trình Văn Nghệ Chủ Nhật của Đài VTV3. Năm 1998, ông đƣợc Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn bán chạy nhất. Tác phẩm Chú bé rắc rối đƣợc hãng phim TFS chuyển thể thành phim hai tập. Năm 2002, bộ truyện Kính vạn hoa đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thƣởng văn học. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính Vạn Hoa đƣợc Trung ƣơng Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chƣơng Vì thế hệ trẻ. Ngoài ra, bộ truyện Kính vạn hoa là bộ truyện có nhiều kỷ lục nhất của nhà văn Nguyên Nhật Ánh: kỷ lục nhiều tập nhất (45 tập – tới năm 2010 nâng thành 54 tập), có tổng số bản in nhiều nhất (hơn 1 triệu bản), tái bản nhanh nhất (với tổng số lƣợng nhiều nhất), có 10 nhiều nhân vật nhất (khoảng 200 nhân vật), đƣợc tác giả ký tặng nhiều nhất (trên 1000 lần ký tặng tại chỗ). Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết truyện dựa hoàn toàn vào trí tƣởng tƣợng. Năm 2005, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc bầu chọn là nhà văn đƣợc yêu thích nhất trong 30 năm (1975 - 2005) qua cuộc trƣng cầu ý kiến về các gƣơng mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức. Đồng thời đƣợc đƣa vào sách kỷ lục Việt Nam với tƣ cách là nhà văn viết truyện cho tuổi thiếu niên nhiều nhất Việt Nam. Từ năm 2005 - 2007, 28 tập trong truyện Kính vạn hoa đƣợc hãng phim TFS của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chuyển thành 28 tập phim và công chiếu trên nhiều đài truyền hình. Năm 2006, tác phẩm Kính vạn hoa dẫn đầu trong cuộc bầu chọn “10 cuốn sách đƣợc yêu thích nhất” do Ban văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Văn hóa Nghệ thuật Đài tiếng nói Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Trẻ, Ủy ban Dân số, Gia đình & sức khỏe trẻ em phối hợp tổ chức. Sau Chuyện xứ Langbiang, ông cho ra tác phẩm bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô. Năm 2007, tác phẩm Tôi là Bêtô của ông đƣợc độc giả báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất trong năm. Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này đƣợc báo Ngƣời lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Tác phẩm Tôi là Bêtô nhận Giải thƣởng văn học của Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Bộ ba tác phẩm Nữ Sinh, Bồ Câu không đưa thư, Buổi chiều Windows đƣợc hãng phim TFS của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chuyển thành 12 tập phim và công chiếu trên HTV. Năm 2010, tác phẩm Đảo mộng mơ trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Hội chợ sách quốc tế thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm Nữ sinh, Bong bóng lên trời, Bồ câu không đưa thư, những chàng trai xấu tính, trước vòng chung kết đƣợc Công ty truyện tranh Artsign chuyển thành truyện tranh, nhà xuất bản Trẻ. Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nhận Giải thƣởng Văn chƣơng ASEAN. 11 Năm 2011, ông tham dự lễ ra mắt và tọa đàm về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Thái Lan và trƣờng Đại học Chulalongkorn, Bangkok. Năm 2012, tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua do tiến sĩ Maxim Syunnerberg tại Học viện Á Phi, Đại học Moscow State biên soạn đƣợc xuất bản và chính thức trở thành giáo trình giảng dạy tiếng Việt tại các trƣờng Đại học ở Nga. Hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Lá nằm trong lá đƣợc độc giả của công ty phát hành sách Fahasa bình chọn hai trong mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất trong năm. Hơn thế nữa, bốn tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính vạn hoa, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, lọt vào mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất (bên cạnh Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Chiếc lược ngà, Mãi mãi tuổi 20, Tuổi thơ dữ dội, Dế mèn phiêu lưu ký, Chí Phèo) trong cuộc bình chọn “sách Việt tôi yêu” do Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Thành Đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 2013, tác phẩm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ do nhà xuất bản Trẻ ấn hành đã đoạt giải Vàng cuộc thi sách đẹp 2013 do hội xuất bản Việt Nam tổ chức. Nguyễn Nhật Ánh có số lƣợng ngƣời hâm mộ rất lớn, đã có rất nhiều chia sẻ chân thành cùng những lời cám ơn mà độc giả dành cho ông thông qua cuộc thi viết về “Nguyễn Nhật Ánh và Tôi” do nhà xuất bản Trẻ đứng ra tổ chức. Những thông điệp cảm động của độc giả khi đọc những tác phẩm của ông: “Tác phẩm của chú đã giúp tôi vượt qua giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời, Những trang sách ấu thơ,.. Cảm ơn chú Nguyễn Nhật Ánh mai mối,... Tâm hồn tôi đẹp lên nhờ truyện của chú,…Tôi đang sưu tập truyện của chú cho… con tôi sau này,..” [30] Sau những thăng trầm của cuộc đời, bằng một tình nghề tha thiết, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ngày càng đƣợc bạn đọc yêu mến. Tác phẩm của ông ngày càng trở nên gần gũi với lứa tuổi học trò mà còn đƣợc nhiều phụ huynh đón nhận một cách nhiệt tình. 1.1.2. Tác phẩm Dƣới đây, ngƣời viết xin dựa vào tài liệu đã sƣu tầm đƣợc trong quá trình nghiên cứu và lƣợc thuật lại những tác phẩm mà Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc sáng tác trong những năm qua: 12 Năm 1971: in bài thơ đầu tiên trên tạp chí Văn, Sài Gòn - bài Xa lạ. Năm 1984: xuất bản Thành phố tháng tư. Năm 1985: xuất bản hai tác phẩm là Trước vòng chung kết và Cú phạt đền. Năm 1986: xuất bản tập thơ Đầu xuân ra sông giặt áo. Năm 1987: xuất bản Bàn có năm chỗ ngồi, Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Trò chơi lãng mạn của tình yêu. Năm 1988: xuất bản Còn chút gì để nhớ và tập thơ Thơ tình Năm 1989: xuất bản Bí mật của một võ sĩ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối, Nữ sinh. Năm 1990: xuất bản Thiên thần nhỏ của tôi, Phòng trọ ba người, Mắt biếc, Thằng quỷ nhỏ. Khai sinh và phụ trách mục tƣ vấn tình cảm Vƣờn Hồng trên báo Thanh niên với bút danh Anh Bồ Câu cho đến năm 2012. Năm 1991: xuất bản Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Bong bóng lên trời. Năm 1993: xuất bản Bồ câu không đưa thư, Những chàng trai xấu tính. Xuất bản Trò chuyện với tình yêu(tập 1 - tập 6), tƣ vấn tình cảm (với bút danh Anh Bồ Câu). Năm 1994: xuất bản Tứ tuyệt cho nàng, Lễ hội của đêm đen, Trại hoa vàng. Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 7 - tập 10). Năm 1995: xuất bản Út Quyên và tôi, Đi qua hoa cúc, Buổi chiều Windows. Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 11 - 14). Xuất bản bộ truyện Kính vạn hoa: Nhà ảo thuật (kính vạn hoa tập 1), Những con gấu bông (Kính vạn hoa tập 2), Thám tử nghiệp dư (kính vạn hoa tập 3), Ông thầy nóng tính (kính vạn hoa tập 4). Năm 1996: xuất bản Xin lỗi mày, Tai to (Kính vạn hoa tập 5), Người bạn lạ lùng (Kính vạn hoa tập 6), Bí mật kẻ trộm (Kính vạn hoa tập 7), Bắt đền hoa sứ (Kính vạn hoa tập 8), Con mả con ma (Kính vạn hoa tập 9), Cô giáo Trinh (Kính vạn hoa tâp 10), Theo dấu chim ưng (Kính vạn hoa tập 11), Tiền chuộc (Kính vạn hoa tập 12), Khu vườn trên mái nhà (Kính vạn hoa tập 13), Thủ môn bị từ chối. Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 15 - tập 21). Năm 1997: xuất bản truyện ngắn Con chó dũng cảm, Thi sĩ hạng ruồi (kính vạn hoa tập 15), Ba lô màu xanh (Kính bạn hoa tập 16), Lọ thuốc tàng hình (Kính vạn hoa tập 17), Cuộc so tài vất vả (Kính vạn hoa tập 18), Cú nhảy kinh hoàng 13 (Kính vạn hoa tạp 18), Anh và em (Kính vạn hoa tập 20), Tướng quân (Kính vạn hoa tập 21), Tấm huy chương vàng (Kính vạn hoa tập 22), Cỗ xe ngựa kỳ bí (Kính vạn hoa tập 23). Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 22 - tập 27), tƣ vấn tình cảm với bút danh (Anh Bồ Câu). Năm 1998: xuất bản Giải thưởng lớn (Kính vạn hoa tập 24), Hiệp sĩ ngủ ngày (kính vạn hoa tập 25), Tiết mục bất ngờ (Kính vạn hoa tập 26), Phù thủy (Kính vạn hoa tập 27), Mùa hè bận rộn (Kính vạn hoa tập 28). Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (tập 28 - tập 31). Xuất bản bộ truyện tranh 17 tập Bim và những chuyện thần kỳ (với sự thể hiện của họa sĩ Mai Rừng). Năm 1999: xuất bản Hoa tỉ muội (Kính vạn hoa tập 29), Quán kem (Kính vạn hoa tập 30), Thằng thỏ đế (Kính vạn hoa tập 31), Bên ngoài cửa sổ (Kính vạn hoa tập 32), Họa mi một mình (Kính vạn hoa tập 33), Cháu của bà (Kính vạn hoa tập 34). Xuất bản trò chuyện với tình yêu (tập 32 - tập 35). Năm 2000: xuất bản Quán gò đi lên, Những cô em gái, Trúng số độc đắc (Kính vạn hoa tập 35), Mười lăm ngọn nến (Kính vạn hoa tập 36), Lớp phó trật tự (Kính vạn hoa tập 37), Mẹ vắng nhà (Kính vạn hoa tập 38). Xuất bản bộ truyện tranh 12 tập Ba đứa trẻ và những chuyện rắc rối. Năm 2001: xuất bản Ngôi trường mọi khi, Đoàn kịch tỉnh lẻ (Kính vạn hoa tập 39), Lang thang trong rừng (Kính vạn hoa tập 40), Kho báu dưới hồ (Kính vạn hoa tập 41), Gia sư (Kính vạn hoa tập 42), Khách sạn Hoa hồng (Kính vạn hoa tập 43). Xuất bản Trò chuyện với tình yêu (5 tập), tuyển tập tƣ vấn tình cảm (với bút danh Anh Bồ Câu). Năm 2002: xuất bản Quà tặng ba lần (Kính vạn hoa tập 44), Kính vạn hoa (Kính vạn hoa tập 45). Xuất bản Còn chút gì để nhớ (Kính vạn hoa - phụ lục), tập hợp cảm nhận, sáng tác, tranh vẽ của các bạn đọc, dƣ luận báo chí và đồng nghiệp quanh bộ sách này. Năm 2003: xuất bản Pho tượng của Baltalon (Chuyện xứ Lang biang tập 1). Năm 2004: xuất bản Biến cố ở trường ĐămRi (Chuyện xứ Lang Biang tập 2). Xuất bản Mắt biếc tại Nhật, dịch giả Kato Sakae chuyển ngữ sang tiếng Nhật. 14 Năm 2005: xuất bản Chủ nhân núi lưng chừng (Chuyện xứ Lang Biang tập 3), xuất bản tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng. Xuất bản Cú sút của Beckham Bay cao hơn Boeing (với bút danh Chu Đình Ngạn). Năm 2006: xuất bản Báu vật ở lâu đài K‟RHLAN (Chuyện xứ Lang Biang tập 4). Xuất bản Chờ xem World cup ngồi luận giang hồ, bình luận bóng đá (với bút danh Chu Đình Ngạn). Năm 2007: xuất bản truyện Tôi là Bêtô. Năm 2008: Xuất bản Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Người giúp việc khác thường (kính vạn hoa tập 46), Ngủ quên trên đồi (Kính vạn hoa tập 47), Kẻ thần bí (kính vạn hoa tập 48). Năm 2009: xuất bản Bạn gái (Kính vạn hoa tập 49), Cửa hàng bánh kẹo (kính vạn hoa tập 50), Một ngày kỳ lạ (Kính vạn hoa tập 51), Tóc ngắn tóc dài (Kính vạn hoa tập 52). Năm 2010: xuất bản Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Má lúm đồng tiền (Kính vạn hoa tập 53), Cà phê áo tím (Kính vạn hoa tập 54). Năm 2011: xuất bản truyện Lá nằm trong lá. Năm 2012: xuất bản Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Sương khói quê nhà. Năm 2013: xuất bản truyện dài Ngồi khóc trên cây. Năm 2014: xuất bản truyện dài Chúc một ngày tốt lành. 1.1.3. Tóm tắt một số tác phẩm Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thƣờng đề cập đến những ngày tháng hồn nhiên của các cô cậu học sinh, những em nhỏ thôn quê, những làng quê yên bình thơ mộng, những ngày trốn mẹ đi chơi, những mối quan hệ của các nhân vật với gia đình, với bạn bè, với thầy cô đều đƣợc ông đƣa vào trang viết một cách chân thực nhất. Để phục vụ cho quá trình phân tích tác phẩm, ngƣời viết xin tóm tắt sơ lƣợc nội dung của các tác phẩm sau: Nữ sinh: truyện nói về ba nữ sinh vô cùng tinh nghịch là Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng. Địa điểm quen thuộc của các cô gái này sau giờ ra chơi là quán nƣớc gần trƣờng. Gia đƣợc cử về làm thầy giáo chủ nhiệm của lớp Xuyến, Thục và Cúc Hƣơng. Một sự bất ngờ khá lớn làm các cô gái sửng sờ khi những ngày qua đã 15 “hành hạ” ngƣời thầy của mình. Hùng Quăn thích Cúc Hƣơng và cảm thấy ghét sự có mặt của Gia, Hùng Quăn đã ném đá vào Gia rồi bỏ học. Thế nhƣng Gia là ngƣời thầy mẫu mực, yêu thƣơng học trò của mình, Gia tìm mọi cách tìm hiểu lí do vì sao Hùng Quăn lại nghỉ học và tìm cách giúp Hùng có cơ hội tiếp tục đến lớp theo kịp bạn bè. Đồng thời Gia cũng tạo gần khoảng cách thầy trò tạo nên những ngày tháng dƣới mái trƣờng luôn vui tƣơi, ý nghĩa. Hạ đỏ: Truyện kể về câu học trò tên Chƣơng một cậu học trò sống ở thành phố về nghỉ hè dƣới quê khi thi xong lớp 9. Cậu sống những ngày tháng bình yên bên bạn bè, với những em nhỏ trong xóm làng cùng với những trò chơi đầy thú vị. Chƣơng đem lòng thích Öt Thêm một cô gái thôn quê hồn nhiên với nụ cƣời cùng chiếc răng khểnh làm Chƣơng phải si tình. Chƣơng đƣợc học võ, đƣợc học bơi, đƣợc làm quen với nhiều bạn mới. Chƣơng đã nhận dạy chữ cho Öt Thêm và Dƣ, tình cảm của chƣơng lớn dần theo thời gian, Chƣơng hy vọng Thêm cũng thích Chƣơng nhƣ vậy. Nhƣng Chƣơng đã bất ngờ khi biết Thêm chẳng có tình ý với mình, cảm giác tan vở mối tình đầu khiến Chƣơng buồn bã, và quyết định trở về thành phố, chuyến đi mang nhiều cảm xúc với những trải nghiệm đầu đời có cả vui lẫn buồn. Đi qua hoa cúc: Nhà xa trƣờng học nên Trƣờng phải ở chung với ông ngoại để tiện đƣờng đi học. Trƣờng quen anh em thằng chửng một trong những đứa hƣ hỏng trong xóm. Chúng rủ rê Trƣờng hút thuốc, thậm chí là lấy lông mèo giả làm tóc bạc để lừa ngoại của Trƣờng lấy tiền. Và khi Ngà (một ngƣời bạn của dì Trƣờng) đến ở tạm để ôn thi tú tài thì Trƣờng đã không thích đi bắn chim, chơi đùa với anh em Chửng nữa. Trƣờng thay đổi suy nghĩ, tự nhiên thích hoa, thích ngồi nói chuyện với Ngà hơn, những cảm xúc khó diễn tả khi đối diện với ngƣời khác phái, những cách thể hiện tình cảm hay có khi là sự ghen tuông của tuổi mới lớn. Học trò của ông ngoại tên Điền đã chọc ghẹo Ngà, Điền trở thành ngƣời cản trở tình cảm của Trƣờng. Trƣờng phải chứng kiến ngƣời mình thích thích ngƣời khác, từ cú sốc đó Trƣờng không muốn làm trẻ con nữa. Cô gái đến từ hôm qua: Truyện nói về một chàng trai thuở bé thƣờng hay bắt nạt, sai khiến cô bé bạn thân tên là Tiểu Li. Sau một thời gian gắn bó, Tiểu Li phải theo gia đình chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Khi lớn lên, Thƣ trở nên nhát gái 16 hơn, Thƣ thƣờng bị mấy bạn gái trong lớp bắt nạt lại, trong số đó Việt An là ngƣời làm Thƣ phải say mê thật sự. Thƣ tìm mọi cách để đƣợc gần, đƣợc nói chuyện với Việt An, bằng cách mua kẹo, bánh, sách tặng cho An và hai ngƣời bạn nữa. Thƣ hy vọng rồi lại thất vọng, nghĩ về một thời huy hoàng trong quá khứ khi làm bạn với Tiểu Li. Thƣ làm mọi cách để đƣợc sự để ý của Việt An, đến khi Cảm thấy Việt An không yêu mình Thƣ buông xuôi thì Việt An bất ngờ đến gặp. Một sự trùng hợp bất ngờ Việt An chính là Tiểu Li của ngày nào cô bé hàng xóm ngốc nghếch của Thƣ lúc nhỏ,.. Bồ câu không đưa thư: truyện nói về mối tình thơ ngây của tuổi học trò khi trao nhau những bức thƣ dƣới ngăn bàn mà các nhân vật chính là Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng. Những kỉ niệm trƣờng lớp của tuổi học trò, những sự tinh nghịch, nhí nhảnh, hay những lần truy tìm “hung thủ” gửi thƣ đã tạo ra nhiều thú vị, hấp dẫn cho ngƣời đọc. Bàn có năm chỗ ngồi: Trong một lớp học, Huy, Hiền, Quang, Đại, Bảy là những ngƣời bạn chơi thân với nhau. Họ có những cá tính khác nhau, nhƣng ở họ điều thích khám phá, hiếu động, thích tìm hiểu cái mới. Đôi khi những ngƣời bạn thân này cũng xảy ra mâu thuẫn, nhƣng họ vẫn luôn yêu đời, luôn thông cảm, chia sẽ với nhau trong cuộc sống. vì vậy tình bạn của họ lớn dần theo năm tháng. Buổi chiều windows: Truyện xoay quanh về ba cô gái tên Thục, Cúc Hƣơng, Xuyến đến xin làm trong phòng thu máy vi tính khi cả ba chƣa biết gì về tin học. Những tình tiết vui nhộn giữa ba cô gái cùng với những mơ mộng đầu đời, cả bọn ngơ ngác nhìn những máy tính nhƣ từ cung trăng rớt xuống, những lần đối đáp vui nhộn của các “yêu nữ” luôn làm phòng máy tràn ngập tiếng cƣời. Cảm xúc đầu đời của các nhân vật nhƣ những trải nghiệm về tình yêu sẽ là hành trang quý báo giúp các nhân vật vững tin vào cuộc sống, và xác định đƣợc đâu mới là tình cảm thật sự của mình. Bong bóng lên trời: : Vì hoàn cảnh, Thƣờng phải giúp mẹ bằng nghề bán kẹo kéo ngoài giờ học và làm quen với cuộc sống trên đƣờng phố. Ở đó cậu đánh bạn với những ngƣời nghèo và hiểu thêm nhiều điều không có trong sách và nhà trƣờng. Cô bé bán bong bóng Tài Khôn hồn nhiên và nhiều ƣớc mơ cũng thƣờng giúp đỡ Thƣờng thoát khỏi mặc cảm nhà nghèo và sống tự tin. Họ là những mãnh đời khác 17 nhau, nhƣng đều có một tấm lòng nhân ái, sống vì ngƣời khác. Tuy tuổi còn nhỏ nhƣng các nhân vật đã biết nghĩ cho gia đình, biết yêu thƣơng mọi ngƣời và săn sàng hy sinh vì điều tốt… Mắt biếc: Truyện nói về mối tình sâu nặng của nhân vật Ngạn dành cho cô bạn nhỏ Hà Lan. Tình yêu ấy đã ƣơm mầm từ khi các nhân vật vẫn còn bé, những kỷ niệm dƣới mái trƣờng, hay những lần cùng nhau nô đùa dƣới rừng sim mênh mông luôn làm Ngạn nhớ mãi. Ngạn yêu đơn phƣơng và chờ đợi Hà Lan đáp lại tình yêu trong sự vô vọng,... Trại hoa vàng: Truyện xoay quanh những mối quan hệ về gia đình và cuộc sống sinh hoạt của tuổi học trò. Chuẩn là một học sinh học trung bình, có ƣớc mơ và hoài bão nhƣng lại vô cùng sợ ba. Gia đình khó khăn nên Chuẩn không đƣợc trang bị đầy đủ đồ dùng để đi học, từ đó làm cho Chuẩn vô cùng mặc cảm. Với nổ lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè Chuẩn dần tiến bộ hơn trong học tập và hiểu hơn về tình yêu của gia đình dành cho mình. 1.2. Một số vấn đề lý luận 1.2.1. Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò Văn học là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con ngƣời. Văn học giúp ta định hƣớng cuộc sống, kết nối mọi ngƣời, văn học còn là nhịp cầu để tác giả trao đổi tâm tƣ và tình cảm với thế giới xung quanh. Lứa tuổi hoa niên hay lứa tuổi học trò là lứa tuổi nhạy cảm, trở nên hiếu động hơn và có nhiều thắc mắc cần đƣợc giải đáp. Các em cần tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình, cần ngƣời giải đáp thắc mắc trong lòng, cần hiểu thêm nhiều kiến thức về đời sống và thế giới xung quanh. Thế nhƣng, không phải ai trong các em cũng có thể chọn lựa đƣợc những tác phẩm hay và ý nghĩa dành cho mình. Với nhịp sống ngày càng phát triển và nhu cầu hội nhập ngày càng lớn, các em càng có thêm nhiều cơ hội hơn để tiếp xúc với các văn hóa và tác phẩm của nƣớc ngoài, nhƣng nếu tiếp thu không chọn lọc thì dễ dẫn đến hậu quả xấu. Những tác phẩm không có chức năng giáo dục, mà chỉ phục vụ cho việc giải trí vô bổ sẽ làm cho các em lơ là việc học, trở nên ảo thƣởng về cuộc sống, mơ mộng xa vời, 18 không tập trung học tập,…từ những vấn đề trên nhân cách các em có thể sẽ thay đổi và sống thực dụng hơn. Việc sáng tác văn học dành cho lứa tuổi mới lớn có vai trò vô cùng quan trọng, chúng ta không nên xem nhẹ việc sáng tác ấy mà cần phải khuyến khích nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu của lứa tuổi mới lớn. Các em sẽ vững niềm tin hơn khi đƣợc đọc các tác phẩm phù hợp với tuổi của mình. Nguyễn Nhật Ánh viết những trang về tuổi học trò, về tuổi mộng mơ ấy nhằm muốn lƣu giữ những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng và giúp tuổi học trò có thêm kiến thức về sự thay đổi tâm lý, tâm sinh lý của bản thân, thách thức khi đối diện với xã hội. Việc định hƣớng cho các em cũng nhƣ việc đấu tranh loại trừ những sách thiếu văn hóa là điều cần cần thiết. Vì thế, các em cần có nhiều tác phẩm viết về lứa tuổi mình hơn nữa, đồng thời khuyến khích việc đọc sách để các em có thể cảm nhận đƣợc vẻ đẹp và cái hay của nền văn học nƣớc nhà. Với lứa tuổi vẫn con non trẻ cùng với sự phát triển tâm lý, tâm sinh lý khác nhau nên các em luôn thích khám phá thế giới xung quanh. Đối với các em mọi thứ bên ngoài cuộc sống vẫn còn quá nhiều thứ mới mẻ nên các em cần những loại sách phù hợp về cả lứa tuổi và tâm lí của mình. Nhìn chung quyển sách mà các em yêu thích là những quyển sách có nhiều sự mới lạ, nhiều tình tình tiết hấp dẫn và phải có nhiều yếu tố tƣởng tƣợng. Do có sự tò mò nên Bảy (Bàn có năm chỗ ngồi) rất mê truyện trinh thám, vì ở đó có nhiều tình tiết gây cấn và có nhiều sự việc phi thƣờng. Có những em thích đọc truyện tranh, thích đọc truyện trinh thám, thích đọc truyện ngụ ngôn, cổ tích vì nó hàm chứa bài học ý nghĩa mà ông bà đã dạy. Quyển sách đƣợc các bạn tuổi học trò yêu thích phải nói lên những sự việc gần gũi, vô tƣ hồn nhiên của tuổi học trò. Nó phải thể hiện những sự việc hàng ngày, chẳng hạn cảnh sinh hoạt ở trong lớp học của các cô cậu nhóc hay những buổi ra chơi chạy nhảy náo loạn cả sân trƣờng,.. Ngoài ra, truyện viết cho tuổi học trò thƣờng có nhiều yếu tố bất ngờ, cuốn hút và có nhiều yếu tố tƣởng tƣợng. Các trang viết về lứa tuổi thiếu nhi luôn chứa đầy màu sắc và vô cùng sinh động, hấp dẫn, những từ ngữ rất dí dỏm tạo nên những tiếng cƣời thoải mái cho ngƣời đọc. Sự hài hƣớc, dí dỏm trong tác phẩm là yếu tố quan trọng, nó giúp các em có sự lạc quan cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra, các 19 em đến với một quyển truyện, quyển sách cũng nhƣ đến với sự giải trí giúp các em giảm đi sự mệt mỏi sau những giờ học trên lớp. Vì lẽ ấy, ta thấy những trang viết của Nguyễn Nhật Ánh luôn tràn ngập tiếng cƣời không chỉ giải trí thông thƣờng mà còn có những bài học ý nghĩa phía sau mỗi câu chuyện. Do giao thoa giữa hai tƣ tƣởng ngƣời lớn và thiếu nhi, nên các tác phẩm của các em cũng cần sự bay bổng, lãng mạn. Vì ở tuổi của các em có sự tinh nghịch, ngây thơ rất đáng yêu, các em dễ hờn dỗi và thƣờng hay tƣởng tƣợng về cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, quyển sách đƣợc các em yêu thích còn phải mang dấu ấn của tác giả, Chẳng hạn, đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh các em sẽ nhƣ đang ở một thế giới thu nhỏ ở đó có những nhân vật rất đa dạng có khi là những cô cậu học trò, có khi là những em bán hàng rong ngoài đƣờng hay những em bé chăn trâu không tiền đi học, mỗi nhân vật mỗi tính cách và hoàn cảnh sống. Nhƣng nhìn chung các em cảm nhận đƣợc “hơi thở” là cách nghĩ của mình trong quyển sách ấy. Mỗi quyển sách xuất bản là sự tâm huyết của tác giả dành cho bạn đọc, thông qua tác phẩm tác giả truyền tải những bài học, những thông điệp qua hành động, qua các cuộc trò chuyện, hay những thắc mắc của các nhân vật để ngƣời đọc cảm nhận đƣợc ý nghĩa hàm ẩn trong đó. Một quyển sách các em thích đọc thƣờng có tính chân thật, linh hoạt và có thể cƣời một cách thật thoải mái. Tóm lại, văn học viết cho tuổi học trò phải phù hợp độ tuổi và tâm lí và có giá trị giáo dục tƣ tƣởng cho các em có đƣợc những hành trang cần thiết bƣớc vào đời, nhƣng không vì thế mà đánh mất đi cái tự nhiên, vô tƣ của các em. Những cuốn sách ấy phải có cả điều tốt để các em học hỏi và nêu ra những điều xấu để các em tránh. Hơn nữa, qua những cuốn truyện ấy giúp các em cảm nhận đƣợc tình cảm gia đình, biết yêu thƣơng, giúp đỡ ngƣời khác và có đƣợc một lý tƣởng sống tốt hơn nữa cho tƣơng lai của mình. 1.2.2. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học và vai trò của nhân vật với chủ đề và tư tưởng của nhà văn 1.2.2.1. Khái niệm nhân vật Mỗi tác phẩm văn học đều có những yếu tố tạo nên dấu ấn riêng, nhân vật văn học là yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm văn học. Theo từ điển thuật ngữ văn 20 học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [16, tr. 235] hay “Nhân vật văn học là khái niệm dung để chỉ hình tượng của cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [27, tr. 114]. Ngoài ra còn có ý kiến “Nhân vật còn là những con người hay sự vật mang cốt cách con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Để thể hiện nhận thức của mình về một vấn đề nào đó của hiện thực” [ 28, tr. 26]. Nhân vật văn học có thể có tên nhƣ: Tấm, Cám, chị Dậu, Lão Hạc, Thúy Kiều, Kim Trọng,…hoặc có dấu hiệu để nhận biết nhƣ tiểu sử, nghề nghiệp nhƣ thằng bán tơ (trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), chị vợ nhặt (trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân),.. hoặc những đặc điểm riêng nhƣ: ông quan huyện, chàng mồ côi,… hay các đặc điểm về tính cách nhƣ: trƣởng giả học làm sang, những tên quan chùm sò keo kiệt… Đôi khi nhân vật mang hình ảnh ẩn dụ về con ngƣời nhƣ thần linh, ma quỷ, quái vật, đồ vật, con vật,…nhƣng tất cả đều mang nội dung và ý nghĩa con ngƣời. Trong tác phẩm tự sự nhân vật đƣợc miêu tả chi tiết trong hành động, tính cách, tâm lí, còn ở tác phẩm trữ tình nhân vật thƣờng bộc lộ nỗi niềm ý nghĩ, cảm xúc, giọng điệu. Nhân vật văn học đƣợc thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Cho nên nhân vật văn học ngƣời đọc phải vận dụng trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng để dựng lại con ngƣời hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. Mặt khác, nhân vật văn học không giống nhƣ các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác chẳng hạn nhƣ nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động. Các nhân vật văn học luôn bộc lộ mình trong hành động và quá trình giao tiếp trong tác phẩm. Có thể nói, nhân vật văn học là con ngƣời thể hiện bằng phƣơng tiện văn học và nội dung của nhân vật là nằm trong sự thể hiện của nó. Vì vậy, nhân vật trong tác phẩm là sự thể hiện khả năng biểu đạt, là tiếng nói của nhà văn về con ngƣời, cuộc đời. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con ngƣời một cách hiện tƣợng. Bản chất của văn học là mối quan hệ đối với đời sống qua những chủ thể nhất định đóng vai trò nhƣ tấm gƣơng của cuộc đời. 21 1.2.2.2. Vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của nhà văn Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học “Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [27, tr. 118]. Thông qua các nhân vật nhà văn thể hiện tƣ tƣởng ngợi ca, tin tƣởng, yêu thƣơng, thƣơng tiếc hay lên án, phê phán cho một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhà văn xây dựng hình tƣợng nhân vật mang những nét đặc trƣng, tƣơng đồng với những con ngƣời tồn tại khách quan trong cuộc sống. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật ƣớc lệ vì thế ta không nên áp đặt nhân vật vào thế giới khác ngoài thế giới trong tác phẩm mà nhân vật tồn tại, và cũng không nên hiểu chúng là những nhân vật có thật trong đời sống. Mặt khác, khi xây dựng nhân vật nhà văn đã mài dũa và để nhân vật đi theo dụng ý nghệ thuật của chính mình, mang tƣ tƣởng, tâm tƣ, mà nhà văn muốn gửi vào cuộc sống. Vì nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện tƣ tƣởng về cuộc đời nên nhân vật văn học định hƣớng đƣợc giá trị của đời sống, định hƣớng suy nghĩ của ngƣời đọc. Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn, nó dẫn dắt ta vào một thế giới khác, giúp nhà văn mở cánh cửa bƣớc vào hiện thực rộng lớn và giúp nhà văn có thể tìm đƣợc nhiều đề tài và chủ đề mới hơn để phục vụ việc sáng tác của mình. Bên cạnh đó, nhân vật văn học là nơi nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ của nhà văn về cuộc sống. Không chỉ đem cho ta một cách nhìn gần gũi, chân thật về những số phận con ngƣời. Nhà văn lồng vào các nhân vật những suy nghĩ, trải nghiệm thiết thực nhất. Để qua đó, ngƣời đọc nhận ra tƣ tƣởng của tác phẩm, hiểu đƣợc triết lý của cuộc sống, nó giúp con ngƣời ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa. Mỗi nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ là một bài học cuộc sống thiết thực và ý nghĩa nhất. 22 CHƢƠNG 2 VẺ ĐẸP TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGUYỄN NHẬT ÁNH Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, là khoảng thời gian gắn liền với những kỷ niệm thân thƣơng bên bạn bè, thầy cô của tuổi học sinh dƣới mái trƣờng. Có thể nói, trong cuộc đời của mỗi ngƣời thời gian cắp sách đến trƣờng là khoảng thời gian tƣơi đẹp nhất. Nhƣng ngày tháng đến trƣờng với sự vô tƣ của các cô cậu học trò khi đi học cùng nhau trên con đƣờng làng, những lần đến lớp không thuộc bài, những lúc rụt rè xấu hổ khi vi phạm kỷ luật của trƣờng lớp,… tất cả những điều đó đã in sâu vào tâm trí của mỗi ngƣời. Vẻ đẹp của tuổi học trò là những nét đáng yêu đƣợc biểu hiện qua tâm hồn, tính cách, mơ ƣớc và lý tƣởng của các nhân vật. 2.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò 2.1.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò gắn với đời sống học đường Trong bài Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn thân quý của tuổi thơ in trên tạp chí Văn học, số 6 - 1998, nhà nghiên cứu văn học Vân Thanh có những chia sẻ: “…Viết cho lứa tuổi thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh thường đi sâu vào đề tài nhà trường, là đề tài vẫn còn hiếm và mỏng trong văn học thiếu nhi. Trước đây, trên miền Bắc phải đến năm 1965, các em mới được đọc Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Chú bé sợ toán của Hải Hồ,… Thế mà hôm nay với riêng một Nguyễn Nhật Ánh các em đã có hàng chục truyện viết về nhà trường với bao sinh hoạt phong phú đa dạng; với những giờ lên lớp, những buổi học nhóm,... những mối quan hệ bạn bè, thầy trò, được dựng lên nhộn nhịp, sinh động dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn” [29]. Ngôi trƣờng nhƣ là một ngôi nhà thứ hai của tuổi học trò, là nơi học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Các nhân vật vẫn còn phụ thuộc nhiều vào gia đình, xã hội. Mặt khác, các em lại muốn thoát khỏi sự quản lí của gia đình, muốn đƣợc tự do làm điều mình thích. Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng sinh động, ông viết nhà trƣờng, về sinh hoạt của tuổi học trò một cách chân thật nhất. 23 Tuy Nguyễn Nhật Ánh đã vào độ tuổi “ngũ tuần” nhƣng trong ông vẫn nhƣ một cậu học trò thực thụ. Vì lẽ ấy, những nét tính cách của các nhân vật tuổi học trò đã đƣợc nhà văn khắc họa rất thành công. Với sự ngây thơ, trong sáng của tuổi mới lớn, các nhân vật có những biểu hiện rất đáng yêu. Niềm đam mê khám phá thế giới xung quanh, những ƣớc muốn đƣợc thể hiện bản thân bùng dậy một cách mạnh mẽ. Khi vào đầu năm học các em đƣợc nghe thầy cô nói về những kiến thức cần có để hoàn thành tốt việc học, Huy một trong những học sinh lớp 8A2 (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng nhƣ những thành viên khác đã vô cùng thích thú khi đƣợc thầy chủ nhiệm công nhận trở thành ngƣời lớn: “Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta. Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi…thầy chưa nói hết mà cả lớp vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái. Tôi cũng vậy. Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng còn nhớ gì ngoài khoản “người lớn” đó” [1, tr. 5 - 6]. Nguyễn Nhật Ánh rất hiểu lứa tuổi học trò, ông hiểu đƣợc những cô cậu học trò rất hay thích khoe khoang, thích thể hiện bản thân để tạo sự chú ý. Mục đích của việc thầy công nhận là ngƣời lớn để từ đó các em ý thức trách nhiệm hơn về việc học tập và rèn luyện bản thân. Thế nhƣng, đối với “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” đâu nghĩ thế, chúng vui mừng hào hứng nhƣng những hành động lại không đi theo quỹ đạo nào cả. Huy vội vã về khoe về đứa em của mình vì đã trở thành ngƣời lớn và đƣợc chính thầy công nhận. Nét ngây thơ của cậu học trò cấp hai nghĩ về ngƣời lớn thật nực cƣời “Người lớn sao không có râu”, hay ngƣời lớn “sao còn giành ăn với em” đã nói lên sự ngây thơ của các nhân vật. Do tâm lý vẫn còn ham chơi, nên các nhân vật vẫn chƣa xác định đƣợc mục đích của việc đi học để làm gì. Các em đi học vì sự quản thúc của ba mẹ và thầy cô, đối với các em đi học là một điều gì đó thật chán nản. Vì lẽ đó, trong thời gian đến trƣờng, các em chỉ thích mỗi giờ ra chơi, giờ ra chơi là thời gian tuyệt vời nhất. Những cậu học sinh nam tha hồ đánh nhau, bắn bi, rƣợt đuổi dƣới sân trƣờng, những em nữ tha hồ nhảy dây, bún thun. Đặc biệt hơn trong khoảnh khắc ra chơi ấy các em tha hồ đƣợc mua những thức ăn, đồ uống mình yêu thích, nào là chè, kem, ổi, kẹo,..vô cùng hấp dẫn. Đó chính là vẻ đẹp ngây thơ, thánh thiện của tuổi học trò dƣới mái trƣờng. Bên cạnh 24 đó, một số phần tử cá biệt luôn làm theo những gì mình thích, thay về xếp hàng vào lớp các em thích chạy nhảy tự do, thích ồn ào náo nhiệt và gây chú ý cho ngƣời khác: “Hôm khai trường, ngay sau khi tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy ùa về lớp, chen nhau vào cửa, la hét chí chóe. Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau với bọn tôi” [1, tr. 9]. Khi viết về đề tài nhà trƣờng, Nguyễn Nhật Ánh không chọn những chuyện có tính chất đặc biệt. Ông chỉ chọn những chuyện bình thƣờng hàng ngày vẫn xảy ra, trong lớp học nào cũng có, lúc nào cũng có. Bằng sự trải nghiệm của mình, Nguyễn Nhật Ánh hiểu ở lứa tuổi này các em thƣờng có sự chán nản, không tập trung học tập và đôi khi là lƣời làm việc đến mức báo động. Sự lƣời biếng của các nhân vật đƣợc tác giả diễn tả rất hóm hỉnh, đấy chính là tính cách vô tƣ có phần hơi quá của các nhân vật. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) cảm thấy khổ sở vì tật làm biếng của mình. Đƣợc thầy khen có tinh thần học tập, Huy đã vô cùng sung sƣớng, nhƣng nghĩ đến thời gian học nhóm cùng với Bảy là Huy liền đâm nản. Tự biết khả năng làm biếng của mình, Huy cố gắng dặn lòng không đến trễ trong buổi trực sinh, nhƣng lần này đến lần khác điệp khúc “quên” lại tái diễn: “Không hiểu sao công việc trực sinh chẳng có gì là nặng nhọc cả. Nhưng không hiểu sao tôi lại tìm mọi cách để trốn tránh. Dường như tật làm biếng đã ăn sâu trong người tôi, tôi ngán cả việc nặng lẫn việc nhẹ” [1, tr. 23]. Chẳng những thế, ngay cả đối việc học, Huy cũng chán nản. Ngoài môn văn ra, các môn còn lại nhƣ Toán, lý, hóa và kể cả những môn dễ nhƣ môn sinh vật Huy cũng chào thua. Phải ngồi học bài, phải dán mình vào một chỗ tụng niệm ê a đối với Huy là một sự cực hình. Giống nhƣ Huy, Quang (Bàn có năm chỗ ngồi) một học sinh lƣu ban chỉ vì chỉ học đƣợc môn sinh vật. Nhƣng ở Quang lại có tính cách rất cƣơng quyết và ngay thẳng, Quang không thích copy bài của bạn cho dù mình không làm bài đƣợc: “Chép được vài ba dòng, tôi dòm sang thằng Quang, thấy nó vẫn ngồi trầm ngâm như một tượng đá, bài làm vẫn để trắng. Động lòng trước kẻ cùng cảnh ngộ, tôi hích nhẹ vô vai nó, thì thầm một cách hào hiệp: - Ngó bài của tao mà chép! Thằng Quang làm như không nghe thấy, nó vẫn ngồi im. 25 Tôi hích một cái nữa! - Nè, chép bài của tao đi! Lần này, Quang cau mặt: - Tao không thích copy. Tôi cảm giác như nó vừa dội một gáo nước lạnh lên đầu tôi. Tai nóng ran. Tôi xì một tiếng : - Lưu ban mà còn làm bộ” [1, tr. 60 - 61]. Vẻ đẹp của tuổi học trò đôi khi lại đƣợc toát lên từ sự ngay thẳng, nhiệt tình của các nhân vật trong cuộc sống. Quang tuy tƣớng mạo trông dữ tợn nhƣng tính tình lại hiền lành, đây cũng là bài học cho những ai đã và đang ỷ lại sự giúp đỡ của bạn bè bằng cách copy bài. Nhân vật Huy tuy lƣời biếng nhƣng đối với môn văn yêu thích Huy rất nghiêm túc, Huy viết những câu văn hay, những kiến thức văn học vào quyển tập và gìn giữ rất cẩn thận: “Đó là cuốn ổ tay để ghi chép những đoạn văn hay, những bài thơ hay, những câu danh ngôn của người nổi tiếng. Bất cứ một học sinh nào muốn giỏi văn cũng phải có cuốn sổ để bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện cách hành văn” [1, tr. 81]. Cuốn sổ tay văn học của Huy không phải là cuốn sổ bình thƣờng mà là cuốn sổ tay giấy ca - rô dày tới hai trăm trang, bìa có bọc simili màu đỏ. Huy chép những đoạn văn, thơ hay vào đã gần nữa cuốn, đó là một công trình nghiên cứu mà không phải ai cũng làm đƣợc. Mỗi nhân vật có những nét tính cách rất khác nhau, Quang ngay thẳng, Huy lí lắc, Đại thì lầm lì có vẻ nhƣ chẳng muốn cạnh tranh với ai, nhƣng rất nghiêm khắc trong việc học và nề nếp của lớp học. Trong khi cả lớp chen nhau vào lớp giành chỗ ngồi đến đỏ mặt tía tai, có đứa đứt cả nút áo, nhƣng Đại thì vẫn lầm lì, đủng đa đủng đỉnh đi đằng sau: “Khi nó vào tới nơi thì các dãy bàn đã kín người, chỉ còn mỗi chỗ trống ở bàn chót trong góc lớp, không đứa nào thèm giành. Đại thản nhiên ôm tập đi tới chỗ trống, ngồi xuống, không cằn nhằn một tiếng” [1, tr. 30]. Đại tuy nghiêm khắc với các bạn nhƣng ẩn sâu trong tâm hồn ấy là sự hy sinh thầm lặng vì bạn bè. Đại là một học sinh giỏi của lớp, đạt đƣợc danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, để đƣợc danh hiệu ấy là cả một quá trình cố gắng không mệt mỏi và đó là một phần thƣởng quý giá mà ai đã từng là học sinh đều ao ƣớc có đƣợc. Đại nghiêm khắc với Huy cũng vì tinh thần thi đua của lớp và muốn Huy và Quang tiến bộ thật sự bằng 26 nghị lực của bản thân. Vì sự thi đua của lớp Đại sẵn sàng phê bình khi các bạn làm sai và bảo vệ những lẽ phải. Khác với các bạn nam, các bạn nữ thƣờng rất dịu dàng. Nguyễn Nhật Ánh đã nói đúng về tâm lý cũng nhƣ tính cách của các cô học trò, các cô con gái trong lớp thƣờng dính nhau nhƣ sam, hễ đã chơi chung thì phải ngồi gần không ai tách ra đƣợc: “Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ. Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào muốn rời đứa bên cạnh cả” [1, tr. 13]. Hiền (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng là một học sinh lƣu ban học chung lớp với Huy, Hiền lớn hơn Huy hai tuổi, vóc ngƣời đầy đặn ra dáng một thiếu nữ, so với các bạn nữ trong lớp, Hiền có vẻ chửng chạc, trầm tĩnh hơn. Trong giờ học, Hiền luôn nghiêm túc ghi chép bài vở. Trong giờ ra chơi, Hiền không đi ra chơi nhảy dây, rƣợt bắt nhƣ các bạn khác mà Hiền ở trong lớp thêu thùa với nhỏ Liên, nhỏ Hoa. Ngoài tính dịu dàng vốn có, các nhân vật dƣới ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh còn lộ ra những nét tinh nghịch bƣớng bỉnh của tuổi mới lớn. Đó là sự bƣớng bỉnh của Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng trong ba tác phẩm (Bồ câu không đƣa thƣ, Buổi chiều windows, Nữ sinh) với tài ăn nói siêu hạng của mình, chúng dễ dàng hạ gục đối phƣơng trả tiền ăn uống nhƣ một nhiệm vụ mà không phải ai cũng có “vinh dự” đó. Trong mỗi chúng ta, ai cũng có sự tự trọng và lòng kiêu hãnh riêng. Các nhân vật tuổi học trò cũng thế, chúng không muốn mất mặt với các bạn cùng trang lứa. Trong lúc ra chơi Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) đã mãi vui chơi nên đồng phục bị bung ra nhƣng khi Đại nhắc nhở thì Huy lại cãi bƣớng là để cho mát, tuy Huy cũng muốn bỏ áo vào đồng phục lại nhƣng lại sợ quê với Đại và không muốn khuất phục trƣớc Đại: “Tôi đang ngần ngừ, tiến thoái lưỡng nan thì thằng Bảy thấy tình hình căng quá liền xen vô: - Thôi, bỏ áo vô cho rồi mày ơi! Nãy giờ đủ mát rồi! Tôi liền chộp ngay câu nói của thằng Bảy như người sắp chết đuối chộp được cái phao: 27 - Bỏ thì bỏ! Tại đủ mát rồi nên tao bỏ vô chớ không phải tao ngán thằng Đại đâu! Đừng có ham!” [1, tr. 34]. Huy cảm thấy vui sƣớng khi đƣợc bạn bè trầm trồ khen tài làm thơ để nhớ bài tập ngữ pháp, nhƣng bề ngoài vẫn giả vờ nhƣ không chú ý gì đến chung quanh “chỉ có hai tai dỏng lên hệt tai mèo lúc đang rình chuột. Và tôi sướng mê tơi khi nghe cái âm thanh ngọt ngào quen thuộc vang lên: “Quang cho Hiền mượn coi đi!”. Chắc khi rao “Ai ăn chè không?”, giọng nó cũng ngọt lịm như vậy” [1, tr. 138]. Những tình tiết rất bình thƣờng nhƣng đã đƣợc Nguyễn Nhật Ánh khắc họa một cách rất chân thực. Đó chính là những vẻ đẹp tính cách rất đáng yêu và hồn nhiên của tuổi học dƣới mái trƣờng yêu thƣơng của chính mình. Thật vậy, những kỷ niệm về tuổi học trò đã đƣợc Nguyễn Nhật Ánh ấp ủ nhƣ một báu vật quý giá. Trong thực tế, mỗi chúng ta ai cũng cần có ngƣời tâm sự và chia sẻ, những chàng trai cô gái thƣờng phải lòng một ai đó, rồi tƣơng tƣ, mong nhớ. Từ những lá thƣ trong ngăn bàn đƣợc anh Phong Khê (Bồ câu không đƣa thƣ) viết cho Thục, Hùng quăn (Nữ sinh) viết cho Cúc Hƣơng, luôn có sự ngây ngô của tuổi mới lớn khi lần đầu viết thƣ để tìm bạn cho mình. Những trò làm quen rất đặc trƣng của các nhân vật tuổi học trò: “Lúc này, lớp học chỉ còn lèo tèo dăm ba đứa. Đứa nào đứa nấy đang chúi đầu vô bài làm viết lấy viết để, chẳng chú ý gì đến xung quanh…khung cảnh rất thuận lợi cho ý đồ đen tối của tôi. Đợi cho Việt An vừa đi qua trước mặt, tôi cầm cây viết máy vẩy vào lưng nó. Trong nháy mắt, vạt áo phía sau của việt An dính đầy mực lốm đốm..” [5, tr. 14]. Kể từ hôm đó, ngày nào trong túi Thƣ cũng đầy kẹo và cứ đến giờ ra chơi hoặc trên đƣờng về, thừa lúc vắng ngƣời, Thƣ vội vã giúi vào tay Việt An. Nhƣng Việt An không ăn kẹo một mình. Nó chơi thân với Hồng Hoa và Chiêu Minh nên thứ gì cũng phải chia ba, nhất là những thứ có chất glucose. Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh viết cho lứa tuổi thanh, thiếu niên đều đề cao tình bạn của các nhân vật. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, trên hết đó chính là năng lực của bản thân mình. Tình bạn chân thành sẽ giúp nhau vƣợt qua khó khăn, sẽ là động lực lớn giúp nhau thành công. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) nghĩ tại mình mà tập thể không đƣợc kết quả tốt trong cuộc thi hái hoa dân chủ, Huy đã buồn và ngồi tự trách một mình khi đã không làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao, chỉ vì không chú tâm học môn toán ngay 28 từ đầu nên mới không giải đƣợc đề toán và làm cả tập thể bị ảnh hƣởng. Chính lúc khó khăn này, Huy mới cảm nhận đƣợc một tình bạn tốt, ngƣời bạn lúc nào cũng nghiêm khắc và đấu khẩu nhƣ Đại lại là ngƣời động viên Huy cố gắng hơn nữa, Đại không khó ƣa nhƣ Huy nghĩ, Đại chân thành và có ý tốt muốn giúp đỡ bạn bè: “Có một bàn tay đặt lên vai tôi. Giỏi thiệt! Chân cẳng thằng Bảy vậy mà nó cũng lung sục ra mình! Tôi quay lại. Không phải Bảy mà “cậu ông trời” đang ngồi bên cạnh tôi. Nó muốn gì đây? Tôi đã biết than biết phận, bỏ ra ngồi đây, vậy mà nó còn kiếm tôi gây chuyện nữa sao? Tôi bực dọc quay mặt đi chổ khác. Nhưng Đại đã bóp nhẹ vào tay tôi: Tụi mình về đi! Không đứa nào trách mày chuyện khi nãy đâu. Con người ta chớ có phải cái máy đâu mà tiến vọt một cái ngay được. Không đợi tôi đồng ý hay không, nó dựng tôi dậy và kéo đi. Lần đầu tiên từ ngày nhập học, tôi đi chung với Đại, đi chung một cách tự nguyện, sung sướng và dễ chịu” [1, tr. 204]. Tình bạn ấy còn đƣợc nhà văn thể hiện trong tác phẩm Trại hoa vàng, đó là những lúc Cƣờng và Phú ghẻ muốn giúp Chuẩn ôn thi lên lớp mƣời. Cƣờng sốt sắng đem bộ đề thi có sẵn đáp án của sở giáo dục tới tận nhà “năn nỉ” Chuẩn học. Phú ghẻ thì tình nguyện bỏ ra một tuần năm buổi ôn luyện cho Chuẩn. Sự nhiệt tình của bạn bè càng thể hiện một tình bạn đẹp rất đáng trân trọng của học trò. Những tính cách hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn làm ngƣời đọc cảm thấy hứng thú. Ông viết về đề tài nhà trƣờng một cách tự nhiên và gần gũi nhất, không nhuốm màu sắc “sử thi” nhƣ các cây bút thời kháng chiến nhƣng tác phẩm của ông đã thể hiện những cá tính nghịch ngợm, đời thƣờng của các cô cậu học trò đƣợc ông thể hiện một cách chân thực nhất. Đó là những vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của các nhân vật khi chúng yêu thƣơng giúp đỡ bạn bè, hay những lúc nghịch phá, vui đùa trong xóm làng thân yêu. Những vẻ đẹp ấy đã đƣợc thể hiện trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè và sự duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. 2.1.2. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong cuộc sống đời thường Không chỉ đề cập đến những vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của các nhân vật trong đời sống học đƣờng, Nguyễn Nhật Ánh còn khắc họa những vẻ đẹp tinh khôi 29 của các cô cậu học trò trong cuộc sống đời thƣờng. Đó chính là cuộc sống sinh hoạt của các nhân vật ở gia đình và xã hội sau những phút giây học tập dƣới mái trƣờng. Để có tác phẩm chất lƣợng và thể hiện đƣợc những tính cách đa dạng sinh động của các nhân vật, nhà thơ Trần Quốc Toàn cho rằng: “các nhà văn không chỉ “sống lại” tuổi thơ của mình mà còn phải biết “sống cùng” với tuổi thơ hôm nay” [16]. Thật vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã hóa thân cùng các nhân vật, ông để cho các nhân vật của mình tự do thể hiện tính cách một cách tự nhiên nhất. Bởi lẽ, trong cuộc sống không ai là toàn diện hết mọi mặt, con ngƣời ta đôi lúc cũng phải có khuyết điểm, có những sai lầm rồi từ từ nhân cách mới dần đƣợc hoàn thiện. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn có những tính cách rất đa dạng, mỗi nhân vật là một màu sắc, cá tính riêng. Huy lí lắc, có chút tự cao, nói dóc y nhƣ thật, Đại thì ít nói nhƣng rất nghiêm túc và ngay thẳng. Bảy thì tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ Huy và các bạn trong lớp,… nhƣng nhìn chung các tính cách vẫn thể hiện sự hồn nhiên trong sáng của tâm hồn các nhân vật. Đôi khi các nhân vật có sự hiếu động rất lớn, các em thích leo trèo, thích đánh nhau, vì muốn biến cuộc sống xung quanh chúng bớt đi sự tẻ nhạt. Hiểu đƣợc sự thay đổi ấy, Nguyễn Nhật Ánh luôn để các nhân vật sống thật với cá tính của mình. Chƣơng (Hạ đỏ) là một chàng trai sống ở thành thị. Sau một năm học tập mệt mỏi, Chƣơng đƣợc mẹ cho về nghỉ hè ở quê ngoại. Nơi đây, Chƣơng đã bắt gặp đƣợc nhịp sống mới, yên bình hơn, vui vẻ hơn và với bao trải nghiệm vô cùng quý báu mà cuộc sống nơi thành thị không có đƣợc. Chƣơng đƣợc Nhạn và Dế dẫn đi khám phá những trò chơi của trẻ em ở nông thôn nhƣ bắn chim, lội suối,.. Dế quả là một đứa bƣớng bỉnh. Nó không chịu tuột xuống đƣa khế cho Chƣơng ở dƣới ăn mà lại rủ Chƣơng cùng leo lên với mình: “Hay anh trèo lên đây với em đi! Ăn khế, ăn ngay trên cây mới ngon!” [8, tr. 15]. Do cái tính nhát gan, không dám leo cây nên Chƣơng rất sợ độ cao, thế nhƣng lại không muốn cho nhân vật Dế biết đƣợc nhƣợc điểm của mình nên Chƣơng đã diện lý do mình đã thành ngƣời lớn, không thích leo trèo nữa: “Dế hỏi như thể nó đi guốc trong bụng tôi. Tôi đỏ mặt, nói trớ: Tao sức mấy mà sợ té! Tao chỉ sợ dơ quần áo!” [8, tr. 16]. Mỗi ngƣời ai cũng có sở thích riêng và luôn cho nó là đúng: “So với Dế, Nhạn biết điều nhiều hơn. Nó không xúi 30 tôi làm những chuyện nguy hiểm. Nhạn chỉ rủ tôi đi chơi. Trưa hôm sau, lúc tôi đang nằm trên võng đọc sách, Nhạn mon men lại gần: - “Anh làm gì vậy? - Tao đọc truyện. Mày đọc không, truyện hay lắm! Nhạn nhăn mặt: - Em ghét đọc truyện lắm! Em chỉ thích nghe người ta kể! Tôi hừ mũi: - Kể đâu có hay! Phải chính mình đọc mới hay! Khác với Dế, Nhạn chẳng buồn tranh cãi. Nó tỏ vẻ thờ ơ trước sự bắt bẻ của tôi” [8, tr. 17 - 18 ]. Đối với những nhân vật nữ, Nguyễn Nhật Ánh có phần ƣu ái hơn. Các em luôn có những tính nết trong sáng, đáng yêu và vẻ đẹp hút hồn ngƣời đối diện. Hà Lan (Mắt biếc) với đôi mắt to tròn, với mái tóc đen thƣớt tha dễ mến làm Ngạn phải say đắm: “Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. Có lúc nó tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Nhiều lần, sự ngang ngạnh vô lý của Hà Lan khiến tôi giận phát khóc, tôi nghĩ chơi với nó cả tuần nhưng sau đó, buồn bã và nhớ nhung, tôi lại làm lành với nó. Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng, ngay từ nhỏ tôi đã biết thế nào là khổ vì phụ nữ” [9, tr. 25]. Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng (Nữ sinh) là những cô nàng vô cùng tinh ranh, hóm hỉnh. Với sự tự tin và cách nhìn đời bằng đôi mắt vô tƣ của tuổi học trò Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa thành công những nhân vật tuổi học trò vô cùng sinh động. Khi muốn Gia trả tiền chè cho cả bọn Xuyến đã vô cùng tinh ranh dụ Gia vào bẩy: “Xuyến nháy mắt: - Anh bảo thất nghiệp sao lại có tiền uống cà phê? Anh cười: - Tưởng gì! Tiền cà phê đâu có bao nhiêu! Xuyến hỏi bằng giọng tinh quái: - Vậy tiền chè có “bao nhiêu” không? Anh ngớ người ra: - Cô nói gì tôi không hiểu? Cúc Hương cười cười giải thích: 31 - Anh chậm hiểu quá! Ý nó muốn hỏi anh có thể trả tiền ba ly chè của tụi này không. Anh cũng cười: - Được thôi để đó tôi trả cho!” [11, tr. 17]. Không những nói về trƣờng lớp, Nguyễn Nhật Ánh còn đề cập đến suy nghĩ của lứa tuổi học trò với những nét rất hóm hỉnh khi mong muốn có những món đồ mới. Hiểu đƣợc tâm lí của những đứa con các bậc phụ huynh thƣờng đặt ra chỉ tiêu để các con mình thực hiện, rồi sau khi kết quả thành công, các em mới đƣợc sở hữu món quà của mình. Chuẩn (Trại hoa vàng) là một học sinh học lực trung bình, luôn bị ngƣời ba so sánh “ngu như bò”, Chuẩn học không tốt môn văn và thƣờng sa vào những truyện kiếm hiệp và sự giải trí vô bổ. Để qua đƣợc những môn khó Chuẩn phải copy bài của Phú ghẻ - một ngƣời bạn tốt của Chuẩn. Vì vậy để đƣợc sở hữu chiếc xe đạp mơ ƣớc Chuẩn phải thi vào trƣờng Cao Vân (đa số học sinh trƣờng này là học sinh khá giỏi). Sự hồi hộp lẫn ƣớc ao ngày càng một cháy bỏng, giây phút chờ đợi khi chƣa đƣợc chạy xe mình yêu thích luôn làm Chuẩn phải khổ sở: “Sau đó dĩ nhiên tôi không chết. Nhưng tôi sống khổ sống sở. Nhìn báu vật bay sờ sờ trước mắt mà không được đụng tới, điều đó khiến tôi đau đớn còn hơn là lãnh vài chục cú “thiết cước” vào “hạ bàn”. Mẹ Mục Kiền Liên bị đày trong hỏa ngục, thấy cơm mà phải nhịn đói, chắc cũng ấm ức, tủi hổ như tôi là cùng” [12, tr. 25]. Bằng sự giúp đỡ của bạn bè, đƣợc sự chỉ dẫn tận tình của Phú ghẻ, Chuẩn đã thi đậu vào trƣờng Cao Vân và đƣợc chạy chiếc xe mình yêu thích. Những suy nghĩ hồn nhiên, non nớt về những gì xảy ra xung quanh phần nào nói lên tính cách ngây ngô của lứa tuổi học trò, với sự so sánh dí dỏm khi đƣợc nhận quà Chuẩn nhƣ sắp nổ tung vì hạnh phúc: “Tôi không biết lúc Aladin vớ được cây đèn thần, hắn ta mừng rỡ cỡ nào chứ riêng tôi lúc đó, tôi tin rằng trong suốt cuộc đời dài lê thê của mình, tôi khó thể bắt gặp nỗi hân hoan nào lớn lao hơn thế” [12, tr. 40]. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn khắc họa những cảnh vui chơi đầy ắp sự hạnh phúc của tuổi học trò, tuy hoàn cảnh sống khác nhau nhƣng trong các nhân vật vẫn giữ đƣợc sự hồn nhiên vui vẻ vốn có. Trẻ em nông thôn có nhiều phần thiệt thòi hơn trẻ em thành thị, ở thành thị có nhiều trò chơi hấp dẫn, có nhiều nhà cao tầng, có nhiều đèn đƣờng nhiều màu sắc. Nhƣng với lũ trẻ, ký ức tuổi thơ đƣợc thoải mái vui đùa dƣới những hàng tre, đƣợc chơi tập trận đánh địch trên bãi cát, những lần bắn 32 chim hay lội suối luôn là ký ức đẹp của những trẻ em ở nông thôn mà không phải ai ở thành thị cũng có những kỷ niệm đó: “Trẻ con quê tôi không có lắm trò chơi như trẻ con thành phố, suốt ngày chỉ nghịch đất nên đứa nào cũng lăm ghẻ”, “Suốt một thời gian dài, đống cát đó là sân chơi lý tưởng của bốn cô cháu tôi. Chúng tôi suốt ngày bò lê trên cát, thi nhau đào những đường hầm sâu hút hoặc hoài công xây những tòa nhà cứ chốc chốc lại đổ sập. Xây nhà chán chúng tôi lại vốc cát ném nhau..” [10, tr. 8]. Tuổi học trò với đầy thơ mộng, đối với vùng quê yên bình Ngạn (Mắt biếc) và lũ trẻ trong làng thƣờng tìm bông dủ dẻ để ngửi mùi thơm từ chúng, những bông hoa có mùi thơm cũng là điều thích thú: “Bông dủ dẻ màu vàng, cánh cứng, lớn bằng đầu ngón tay cái, thơm lừng mùi dầu chuối. Bỏ một bông dủ dẻ trong túi áo, ba ngày sau vẫn còn thơm ngát” [9, tr. 58]. Thành thị luôn có những trò chơi nhân tạo cuốn hút tuổi học trò nhƣ game điện tử, xe điện, tàu lửa,… nó kéo tuổi học trò vào những công nghệ hiện đại nhƣng đôi khi lại không có ý nghĩa. Những trò chơi dân gian tuy không có công nghệ hiện đại nhƣng chính từ những nét dân gian đó càng làm tâm hồn của những cô cậu học trò nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung càng thêm trong sáng. Đối với các em thế giới xung quanh vẫn còn quá nhiều mới mẻ mà bản thân chƣa khám phá hết, ƣớc mơ bé bỏng muốn tìm hiểu, muốn khám phá cứ trỗi dậy một cách mạnh mẽ. Nhân vật Thơm (Hạ đỏ) cảm thấy hứng thú với thành phố ồn ào nhôn nhịp, nơi hội tụ các ngôi nhà cao tầng và bao tụ điểm vui chơi giải trí. Với sự tò mò và muốn khám phá sự mới mẻ và nhất là nơi mình chƣa đƣợc đến, Thơm rất thích nghe Chƣơng kể về thành phố, đƣợc Chƣơng cho mƣợn quyển truyện về loài vật, Thơm vô cùng thích thú, sự “mân mê, nâng niu” quyển truyện nhƣ khao khát tìm tòi cái hay đẹp trong cuộc sống của tuổi mới lớn. Từ việc học tập đến chuyện tình cảm, các em mỗi ngƣời mỗi tính cách, Thục ít nói hiền hậu hay rụt rè, Xuyến và Cúc Hƣơng thì nhanh nhẹn, tinh nghịch và có phần cá tính. Trong tác phẩm Buổi chiều Windows, các nhân vật Thục, Xuyến, Cúc Hƣơng luôn đem đến cho mọi ngƣời những tràn cƣời thoải mái. Khi cả ba không ai thông thạo tin học lại đi xin việc vào công ty tin học để làm thêm, khi nhìn máy vi tính mà các nhân vật cứ ngỡ là cái tivi hay những màn pha trò ngô nghê nực cƣời của các cô gái đã làm cho mọi ngƣời phải nể phục. 33 Nguyễn Nhật Ánh đã lột tả sự e ấp, mắc cở của lứa tuổi mới lớn khi phải đối diện với ngƣời bạn khác phái thật tinh tế, những ánh nhìn đầu tiên với những suy nghĩ rối bời luôn làm các nhân vật xao xuyến lạ kỳ. Tuổi học trò có thể bày đủ trò để giải đáp những thắc mắc của mình. Đó chính là sự ngây thơ trong lối nghĩ và cách thể hiện tình yêu với trò trắc nghiệm tình yêu vô cùng thú vị. Trong bức thƣ gửi Việt An (Cô gái đến từ hôm qua), Thƣ và Hải gầy đã cãi nhau chí chóe về khoản viết thƣ tình, mỗi ngƣời mỗi kiểu, cách các nhân vật viết thƣ cũng phần nào nói lên sự bỡ ngỡ của các em với rung động của mình. Trong suy nghĩ của Hải gầy tình yêu nhƣ một trò trắc nghiệm chỉ cần điền vào ô tƣơng ứng là sẽ biết ngƣời đó có thích mình hay không. Tuy chƣa yêu lần nào nhƣng Hải gầy luôn chứng tỏ mình là một ngƣời rất am hiểu về tình yêu, Hải dùng những câu danh ngôn của các ngƣời nổi tiếng và sáng tạo ra câu nói hay về tình yêu. Với tƣ cách là “gia sư niềm tin” của Thƣ, Hải luôn ủng hộ bạn mình một cách nhiệt tình nhất. Giống nhƣ Thƣ, Chƣơng (Hạ đỏ) cũng đã phải lòng cô bạn Öt Thêm, rung động đầu đời làm Chƣơng phải liều mình viết thƣ làm quen bày tỏ nỗi lòng. Trong thời gian đợi Thêm đi chợ về, Chƣơng đã giả vờ câu cá để đánh lừa mọi ngƣời. Khoảnh khắc đợi chờ lá thƣ hồi âm làm Chƣơng thêm nóng ruột, không may cho Chƣơng vì Öt Thêm không biết chữ nên đã bỏ tờ giấy “thư tình” của Chƣơng. Tuy vậy, nhƣng Chƣơng càng hiểu và yêu tính thật thà của Thêm hơn nữa. Sự pha trộn giữa hai tƣ tƣởng thiếu nhi và trƣởng thành càng làm nổi bật những tính cách của các cô cậu tuổi học trò. Xuyến Thục Cúc Hƣơng (Bồ câu không đƣa thƣ) tha hồ đƣợc Phong Khê “cống nạp” thức ăn, từ trái ổi, xoài, bánh kẹo để đƣợc viết thƣ qua lại Thục. Giống nhƣ anh chàng Phong Khê đó, Thƣ (Cô gái đến từ hôm qua) cũng phải phục vụ cả nhóm của Việt An bằng những bọc quà kẹo, bánh, trái cây với hy vọng là Việt An sẽ thích: “Để phục vụ đều dặn cho cái “hợp tác xã tiêu thụ” hoạt động không mệt mỏi này, tôi phải bấm bụng cắt giảm các khoản cà phê, sách báo, bớt đi xem phim và hoàn toàn chia tay với các bàn bilard” [5, tr. 40]. Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn dành một phần không nhỏ để khắc họa làng quê và sự yêu quý tự hào về làng quê. Những cảm xúc ấy đã đƣợc nhà văn thể hiện qua sự cảm nhận của các nhân vật về những ngƣời thân yêu trong ký ức của mình. Với một tâm hồn trong sáng của lứa tuổi mới lớn nhƣng các 34 nhân vật tuổi học trò đã biết yêu quý thiên nhiên và con ngƣời của vùng quê thân thƣơng. Vẻ đẹp ấy xuất phát từ trái tim nhân hậu, từ cảm xúc chân thật của những ngƣời con yêu quý hình ảnh quê hƣơng của mình. Đối với nhân vật Trƣờng (Đi qua hoa cúc), ông ngoại luôn là tấm gƣơng sáng, ông ngoại tuy khó tính nhƣng lại rất thƣơng ngƣời, sống bằng tâm đức. Ngƣời nghèo trị bệnh thƣờng ông không lấy tiền, tuy bề ngoài ông nghiêm khắc nhƣng không cổ hủ, ông cho đứa con gái của mình học hành đàng hoàng chứ không cho nghỉ học. Đó cũng là nghĩa khí và tính cách của ngƣời dân thôn quê, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ và che chở cho nhau. Nhân vật Chƣơng (Hạ đỏ) sẵn lòng giúp đỡ cậu bé chăn trâu bằng cách dạy chữ cho cậu, hay nhân vật dì Sáu học đƣợc nghề bốc thuốc từ cha, hiểu đƣợc cảnh khốn khổ của ngƣời dân quê nghèo và tình nghĩa xóm làng dì cũng chữa bệnh cứu ngƣời mà không cần lợi lộc cho bản thân mình. Cho dù cuộc sống vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhƣng đối với họ cái tình nghĩa vẫn là quan trọng nhất, họ luôn yêu thƣơng đùm bọc cho nhau trong những lúc tối lửa tắt đèn. Họ hy vọng vào một tƣơng lai tốt đẹp hơn cho con cháu của mình, một niềm tin mãnh liệt vào tƣơng lai, vào chuyện học vấn. Đây cũng là sự thành công của Nguyễn Nhật Ánh khi đƣa vào tác phẩm của mình những bài học thật ý nghĩa cho ngƣời đọc, đó chính là tình ngƣời, là giá trị nhân văn sâu sắc cần đƣợc gìn giữ. Nguyễn Nhật Ánh đã chạm đến những thế giới tinh thần rất đặc sắc của các nhân vật, ngƣời đọc cứ ngỡ là đang đọc chuyện của chính mình và đang hòa nhập vào các nhân vật trải nghệm cuộc sống. Những câu chuyện do bà kể luôn đƣợc nhân vật rất say mê, đó nhƣ một phép màu của ký ức tuổi thơ. Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng chạy xà vào lòng để nhờ bà che chở mỗi khi sai phạm. Trong lòng của Ngạn (Mắt biếc) bà nhƣ hiện thân của các bà tiên hiền lành luôn yêu thƣơng giúp đỡ cho ngƣời khốn khổ, bà luôn giúp Ngạn trong tránh những trận đòn roi của ba: “Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi đã nghe đến thuộc lòng. Bà không có nhiều chuyện. Có bao nhiêu chuyện bà đã kể sạch sành sanh. Do đó, bà cứ kể lại những câu chuyện cũ. Tuy vậy, mỗi khi nghe bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến 35 đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong nỗi xúc động hân hoan khó tả” [10, tr. 6]. Bên cạnh đó, tình yêu quê của các nhân vật còn đƣợc nhà văn thể hiện qua sự gìn giữ và phát huy những giá trị về văn hóa truyền thống. Ngạn (Mắt biếc) yêu quý hình ảnh con gái trong làng mặc áo dài khi đi chơi tết, chiếc áo dài vừa giản dị vừa truyền thống, lại tôn vinh vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ, những giá trị văn hóa ấy cần đƣợc gìn giữ và phát huy: “Bao giờ đi chơi Tết, con gái làng tôi cũng đều mặc áo dài. Điều đó gần như một tục lệ. Những chiếc áo dài đủ màu sắc nằm ngủ suốt năm dưới đáy gương hay trong góc tủ bỗng bừng tỉnh dậy một sớm mùa xuân và thi nhau phô sắc trên khắp nẻo đường làng và trên đồng xa nội cỏ. Nhờ những tà áo sặc sỡ thướt tha bay lượn như những cánh bướm, làng trở nên tưng bừng và tràn đầy không khí lễ hội. Tôi đạp xe bên cạnh Hà Lan, đường dài bốn cây số mà lòng sao nhẹ nhõm. Tôi tưởng mình đang trôi lững lờ giữa làng quê yếu dấu. Tôi như cảm nhận được cùng một lúc tiếng vọng của đất đai, lời thì thầm của kỷ niệm và nỗi xôn xao của tình yêu thời mới lớn và trái tim rung lên trong một cảm xúc hân hoan không thể giãi bày” [10, tr. 80]. Bằng tấm lòng yêu quê hƣơng tha thiết của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa vào tác phẩm những hình ảnh về một làng quê vô cùng giản dị, thân thƣơng, đó là những hình ảnh quen thuộc của làng quê nông thôn Việt Nam với ngõ trúc quanh co, tiếng chim ríu rít, cánh đồng lúa xanh rì rào cùng với những ngƣời dân thật thà hiền hậu luôn sống chan hòa yêu thƣơng lẫn nhau. Ông quan niệm: “thành thị đôi khi chỉ là một khái niệm về không gian nhưng làng quê luôn luôn là một khái niệm về văn hóa. Một nhân vật đi từ ngã tư này đến góc phố kia chỉ gợi nên sự di chuyển, nhưng một nhân vật đi từ cổng làng ra bến sông lại gợi lên biết bao nhiêu là kỷ niệm trong lòng người” [23, tr. 57]. Những kỷ niệm ấy, ông đã góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về làng quê đất nƣớc của mình, giúp các em cảm nhận đƣợc cảnh sắc thiên nhiên, những phong tục xƣa cũ hay nghĩa tình của con ngƣời vùng quê một cách chân thật nhất. Hình ảnh giếng cũ của làng Đo Đo nhƣ một nét truyền thống riêng, nét văn hóa mà ngƣời dân nơi đây vẫn luôn gìn giữ. Đó là niềm tự hào, là những kỷ niệm với những con ngƣời xƣa cũ của một vùng quê yên bình. 36 Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa làng Đo Đo của mình vào tác phẩm, mỗi trang văn viết về làng quê, về thiên nhiên nhƣ một lần ông lật lại kỷ niệm ấu thơ của mình. Tình yêu quê hƣơng còn đƣợc thể hiện qua sự gắn bó và tự hào về thiên nhiên, về làng quê thân thƣơng. Hình ảnh làng Đo Đo (Mắt biếc) luôn nằm trong tâm trí nhân vật Ngạn, đối với Ngạn làng Đo Đo mãi đẹp nhất, đẹp hơn cả thành thị xa hoa nhộn nhịp với muôn màu sắc sặc sỡ: “Làng tôi có một cái chợ tên là chợ Đo Đo. Từ lâu, tên chợ đã thành tên làng. Lớn lên, tôi đi đâu xa, xưng là người làng Đo Đo, ai cũng biết...chợ Đo Đo chỉ họp ban đêm. Ban ngày chợ vắng ngắt, chỉ còn trơ lại cây bàng già giữa chợ và những căn liều trống trải giữa chợ và những căn liều trống trải, ọp ẹp nơi bon trẻ con thường tụ tập chia phe đánh nhau” [10, tr. 10]. Làng quê ấy là những gì tinh nguyên nhất, nó không phức tạp, ồn ào nhƣ thành phố nhƣng lại luôn làm cho ngƣời ta cảm thấy thoải mái, yên bình. Những ngôi nhà vách tre mái lá, phía sau nhà là lũy tre xanh kẽo kẹt gió đƣa, và trên những ngọn tre những tổ chim chào mào cất tiếng hót líu lo, gió thổi nhẹ nhàng du dƣơng cành lá tạo nên những âm thanh êm ái tuyệt vời, những “cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúa xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò và mùi đất ải” [9, tr. 41]. Quả thật, thiên nhên là một cái nôi nuôi dƣỡng tâm hồn của các cô cậu học trò, là nơi học hỏi khám phá thế giới xung quanh, với cánh đồng lúa, chùm khế ngọt, tạo cho con ngƣời trên mãnh đất ấy một cảm xúc đặc biệt nhƣ giọng hát ngọt ngào của mẹ ru con. Bên cạnh đó, cảm xúc về tình quê, tình ngƣời tác động vào tƣ tƣởng nhân vật một sức mạnh to lớn, giúp ngƣời ta kiên cƣờng bám trụ mãnh đất cha ông, có niềm tin vào cuộc sống hơn và xem nhƣ một phần máu thịt của mình. Nhà văn không để nhân vật sống quá phức tạp và bi kịch. Ông luôn giữ cho tâm hồn tuổi học trò mãi hồn nhiên trong sáng nhƣ màu áo trắng học trò. Đó là những vẻ đẹp của tuổi học trò trong cuộc sống đời thƣờng, là lúc hồn nhiên khi chơi những chơi trò chơi dân gian, là lúc nghe bà kể chuyện, là sự tự hào về những con ngƣời chân chất của vùng quê mà ở đó các nhân vật sẽ sống một cuộc sống bình yên nhƣng đầy sự hấp dẫn. Nhà văn đã để các nhân vật đƣợc trải nghiệm với cuộc sống đa dạng bên ngoài, các nhân vật tha hồ bộc lộ chính mình. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của ông ngày càng có vị trí cao trong lòng độc giả, vì khi đến với tác phẩm ấy ngƣời 37 đọc khi chỉ đƣợc giải trí mà còn đƣợc hiểu hơn về lẽ đời, về cảm nhận của tuổi học trò đầy thú vị. 2.2. Vẻ đẹp trong mơ ƣớc và lý tƣởng về tƣơng lai của tuổi học trò 2.2.1. Vẻ đẹp trong mơ ước đời thường của tuổi học trò Trong bài viết Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ in trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 273 ngày 26-12-1996 Nguyễn Thị Thanh Xuân chia sẻ: “Tiểu thuyết Nguyễn Nhật Ánh đông người đọc, tất phải chứa đựng một giá trị độc đáo nào? Tôi nghũ trước hết là thái độ vào cuộc của anh...Vào cuộc, nghĩa là Nguyễn Nhật Ánh nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi: nồng nhiệt, vô tư chân thành, bình đẳng. Anh đã nói các ngôn ngữ họ nói, đã nghĩ những điều họ nghĩ và đã thấy những gì họ thấy” [9, tr. 1004]. Thật vậy, mỗi con ngƣời trong cuộc sống, ai cũng có rất nhiều ƣớc mơ và lý tƣởng sống tốt đẹp cho mình và mọi ngƣời. Niềm mơ ƣớc ấy thể hiện sự khát khao, mong ƣớc rất đơn giản và ngây ngô của tuổi học trò trong cuộc sống thƣờng ngày. Những gian hàng bán đồ chơi luôn có một sức mạnh vô cùng lớn, đánh trúng vào tâm lý của trẻ. Nguyễn Nhật Ánh thể hiện những ƣớc mơ bé nhỏ của các nhân vật một cách hồn nhiên và chân thực nhất. Ngạn và Hà Lan (Mắt biếc) là những đứa trẻ lớn lên ở vùng quê, cuộc sống gia đình cũng không mấy khá giả. Vì lẽ đó, các nhân vật rất mê những món đồ chơi ở những gian hàng ở chợ. Ngạn cho dù không mua gì, nhƣng vẫn thích đi chợ, thích đi dạo hết gian hàng đến gian hàng khác. Đó là những mơ ƣớc ấy lại vô cùng đơn giản của tuổi học trò: “Chúng tôi dạo bước thơ thẩn qua các gian hàng, sung sướng ngắm nghía tất cả mọi thứ, sung sướng chỉ vào hộp chì màu, những viên bi và những vòng xuyến, sung sướng khoe với nhau những mơ ước của mình, những mơ ước nhỏ nhoi, chân chất và buồn cười” [10, tr. 44]. Ngạn và Hà Lan rất thích đƣợc chạy quanh những gian hàng tạp hóa có đầy đủ màu sắc thu hút tuổi học trò. Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sự trân trọng của các nhân vật khi đƣợc mẹ cho tiền mua đồ chơi, Ngạn và Hà Lan hai tay nắm chặt tờ tiền nhƣ sợ nó sẽ bay theo không khí biến mất. Cả hai nhìn ngắm món đồ chơi với sự nâng niu vui sƣớng. Đến đây, chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh cũ của chính mình, gian hàng ấy luôn có một ma lực kéo ánh nhìn đầy thèm khát của tuổi học trò. 38 Những món đồ chơi, những chú gấu bông xinh xắn, hay những con búp bê đáng yêu luôn là những kỷ niệm khó phai mờ. Một lần nữa nhà văn đã đánh trúng vào tâm lý của tuổi học trò khi ao ƣớc chiếc xe mới đi học. Chuẩn (Trại hoa vàng) rất thích có xe mới, đƣợc chạy trên chiếc xe đẹp là một sự tự hào mà không phải ai cũng có đƣợc. Vì vậy, đối với những trẻ có gia đình khó khăn thì việc đƣợc chạy xe mới là niềm vui rất lớn: “Chiếc xe thể thao mới cáu, ráp toàn đồ ngoại, sờ tay vào nghe mát tới tận… phổi. Loại xe “de luxe” này, cả thị trấn tôi chừng mười chiếc là cùng. Hàng ngày bọn học trò con nhà bình dân như tôi nhìn mấy đứa con nhà bình dân như tôi nhìn mấy đứa con nhà giàu cỡi trên những chiếc “de luxe” lượn vòng vèo ngoài phố mà muốn lác cả mắt, nước miếng chảy đầy mồm” [12, tr. 22]. Đôi khi mơ ƣớc chỉ là có thể đàn hay để đàn cho ngƣời mình thích nghe, để ngƣời ấy hiểu và cảm nhận đƣợc nỗi lòng thầm kín của mình. Chuẩn muốn nhờ tiếng đàn để thể hiện tình cảm với Cẩm Phô, vì không biết đàn nên Chuẩn đã ngày đêm tập luyện mong sao ngƣời yêu hiểu đƣợc nỗi lòng của mình: “Tôi nhìn Phú ghẻ và nuốt nước bọt. Tôi không mong ước gì cao xa. Tôi ao ước được chơi đàn hay ngang cỡ nó thôi. Đàn ngang cỡ nó, tôi đủ sức khiến Cẩm Phô “lé mắt”” [12, tr. 207]. Có khi, các nhân vật muốn mình nhanh lớn hơn chút nữa để có thể trở thành ngƣời lớn hay ao ƣớc đƣợc cầm duồi đánh trống để đƣợc oai với bạn bè. Ngạn (Mắt biếc) quyết tâm dành quyền đánh trống để có thể thỏa niềm đam mê bé nhỏ của mình: “Tất cả học trò trường tôi đều mê đánh trống. Được cầm lên cây dùi nặng trịch thẳng tay giáng vào mặt trống da bò để nghe âm thanh dội lên, lan ra xa và ngân nga không dứt đằng sau các lũy tre làng là niềm mơ ước cháy bỏng của mỗi đứa chúng tôi” [10, tr. 46]. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) yêu thích môn văn, Huy làm sổ tay văn học, đó giống nhƣ một bí kiếp của ngƣời học văn và nhất là đối với những ai muốn học tốt môn văn hơn nữa. Huy ao ƣớc tất cả trƣờng đều chỉ dạy môn văn, ƣớc mơ thật ngây thơ và hóm hỉnh: “Nhưng trong khi chờ ước mơ đẹp đẽ đó thành sự thực thì tôi vẫn phải è cổ ra học các môn khác, nhất là môn toán mà tôi thường gọi chệch đi là môn “oán”. Tôi oán nó dễ sợ” [1, tr. 142]. Mơ ƣớc là sự thể hiện khao khát của cuộc sống, Tài Khôn (Bong bóng lên trời) ý thức cảnh nghèo khổ, em mơ ƣớc mỗi ngày có thể bán đƣợc nhiều bong bóng để có thể vƣợt qua cảnh nghèo khó. Thƣờng cũng thế, em cũng 39 ƣớc cho cuộc sống bớt khó khăn hơn để mẹ có thể có thời gian nghĩ ngơi, để hai anh em có thể đi học. Chƣơng (Hạ đỏ) mơ ƣớc có thể có thân hình to lớn hơn, khỏe khoắn hơn để có thể làm ngƣời lớn. Có thể thấy, sự lạc quan yêu đời là yếu tố không thể thiếu trong những trang văn của của Nguyễn Nhật Ánh. Tuy cuộc sống đôi khi có nhiều khó khăn thách thức, nhƣng các nhân vật vẫn giữ đƣợc nét hồn nhiên đáng yêu của mình. Nhà văn Lê Phƣơng Liên từng nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh thành công nhờ có khóe văn riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài việc tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình” [31]. Với niềm tin yêu của mình dành cho các nhân vật, những mơ ƣớc bé bỏng ấy cũng phần nào lột tả đƣợc thế giới nội tâm của các nhân vật. Bằng sụ hóm hỉnh, am hiểu cuộc sống Nguyễn Nhật Ánh thể hiện sự trân trọng ƣớc mơ cũng nhƣ quyến luyến với kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. Những mơ ƣớc thể hiện sự ngây thơ của tuổi học trò, có lúc làm ngƣời đọc phải rƣng rƣng vì hồi nhớ về quá khứ. Quả thật, khi đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ngƣời đọc nhƣ đã đƣợc tắm nhiều lần trên dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình. 2.2.2. Vẻ đẹp trong lý tưởng về tương lai của tuổi học trò Trong bài viết Hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh, Mai Sơn từng nhận xét: “Có thể nói văn chương Nguyễn Nhật Ánh đã là một thành tố trong cấu trúc giáo dục thẩm mỹ cho thiếu nhi bên cạnh những nền tảng giáo dục khác từ nhà trường, gia đình, xã hội… Đó là một hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam. Trẻ em ai ai cũng đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng ta không thấy cụ thể những ảnh hưởng của văn chương Nguyễn Nhật Ánh lên sinh hoạt thường ngày của các em. Đó lại là điều đáng mừng. Vì những ảnh hưởng ấy có thể đã lắng sâu vào tâm hồn các em thành những nét đẹp tự nhiên, những cảm thức ban sơ về đạo đức, những quy luật cơ bản của tình yêu...” [14]. Nguyễn Nhật Ánh không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của các nhân vật mà ông còn chạm đến những hoài bão, lý tƣởng của tuổi học trò. Trên lớp các em phải chịu sự quản lí của thầy cô, ở nhà các em lại bị cha mẹ quản lí, thúc ép học tập, tạo cho các em có tâm lý chán nản khi lúc nào cũng phải làm theo ý của ngƣời khác. Các em không đƣợc tự do, không đƣợc ngƣời lớn 40 tôn trọng quyết định và luôn sống trong trong khuôn khổ mà cha mẹ đặt ra. Các nhân vật có một sự nhạy cảm lớn với cuộc sống xung quanh, để xác định lý tƣởng đúng là một quá trình lâu dài và cần đƣợc sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và xã hội. Các em phải tự mình thích nghi với cuộc sống xung quanh, phải học cách ứng xử với mọi ngƣời, học khả năng tự lập để cuộc sống tốt hơn. Đối với lứa tuổi học trò việc xác định cho mình một lý tƣởng sống cho tƣơng lai là điều rất cần thiết, nó giúp các em định hƣớng đƣợc suy nghĩ mình cần gì và phải làm gì với nhịp sống hiện tại. Với những học sinh cấp hai và cấp ba, các em phải thích nghi với một môi trƣờng học tập khác hơn so với cấp một. Các em phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt hơn. Để đƣợc danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, Đại (Bàn có năm chỗ ngồi) không chỉ học giỏi mà còn phải có đạo đức tốt. Đại chấp hành tốt nội quy của trƣờng, lớp và luôn là học sinh gƣơng mẫu trong nhiều năm liền. Đại sẵn sàng nhắc nhở bạn bè để không vi phạm kỷ luật của lớp: “các bạn bầu tôi thì tôi sẽ cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhưng các bạn cũng phải cố gắng học tập, thực hiện tốt nội quy kỷ luật thì tổ mình mới tiến bộ được. Bạn nào mà lơ mơ tôi trừ điểm ráng chịu à nghen!” [1, tr. 31]. Đại không chấp nhận việc copy bài của Huy và có một quan điểm vô cùng đúng đắn về việc học: “Trong giờ ra chơi, Đại đến gần tôi, hỏi với vẻ thân mật: - Hình như về nhà, Huy với Bảy có học chung với nhau phải không? Chết rồi! Tôi than trong bụng. Hôm trước tụi tôi nói dối thầy Dân mà “cậu ông trời” tưởng thiệt. Tôi giả bộ nhăn mặt: - Chuyện của tao mày hỏi làm chi? Đại trố mắt: - Đây đâu phải là chuyện riêng. Việc học tập của mỗi người có liên quan đến việc học tập của cả tổ kia mà! Tôi vặn lại: - Vậy sao hôm trước tao...liếc sơ bài của thằng Bảy một chút mày lại làm khó làm dễ? Tại mày mà tổ mình tụt hạng đó, mày biết không? - Sao lại tại tao? Đó là tại mày không chịu học hành đàng hoàng. Muốn cho tổ tiến bộ thì mỗi người phải cố gắng học chứ đâu phải bày trò gian lận. Giúp đỡ nhau học tập không có nghĩa là cho bạn mình copy!” [1, tr. 65]. 41 Đại nghiêm khắc nhƣng lại rất công bằng, khi Huy bị cả lớp chế giễu vì đánh tráu cây trồng. Kiến lửa đăng bài thơ với nội dung mĩa mai sự tráu đổi của Huy, nhƣng “cậu ông trời” đã đứng ra bênh vực Huy khiến cả lớp phải thán phục: “Tờ báo của chúng ta đăng bài thơ này là không đúng. Bạn Huy đã nhận khuyết điểm trước lớp và đã được góp ý kiến trong chi đội rồi, do đó bài thơ của bạn Kiến lửa là không cần thiết và thiếu tinh thần xây dựng” [1, tr. 110]. Gia đình Đại tuy cũng khó khăn, Đại còn năm em nhỏ và cha già là thƣơng binh nhƣng Đại không bao giờ than phiền và luôn lấy gia đình để phấn đấu học tập hơn nữa. Tuy Đại cũng là học sinh giỏi nhƣng không đƣợc lớp bầu đi dự cuộc thi hái hoa dân chủ mà đổi lại là Huy đƣợc chọn đi (vì Huy học giỏi văn nhất lớp). Tuy có chút buồn, nhƣng Đại vẫn đi ủng hộ các bạn đi thi, và là ngƣời động viên khi Huy không giải đƣợc đề toán. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa một cậu học Đại vô cùng gƣơng mẫu, tốt bụng, biết sống có trách nhiệm đối với tập thể. Hiền cũng giống nhƣ Đại, vì gia đình gặp khó khăn, cha Hiền thƣờng say xỉn, Hiền phải vừa học vừa đi bán chè phụ mẹ. Do phải nghỉ học chăm sóc cha bị bệnh lâu ngày nên Hiền không theo kịp chƣơng trình học, vì lí do đó nên Hiền bị lƣu ban. Ở Hiền có một sự cầu tiến rất lớn, Hiền không mặc cảm là học sinh học yếu, những bài nào không hiểu Hiền luôn mạnh dạn hỏi bạn bè giúp đỡ. Vì thế, Hiền ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. Không những thế, Hiền luôn ý thức trách nhiệm của mình với tập thể và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, hôm nào bận Hiền đổi ca bán chè với mẹ và chạy vào trƣờng lao động với lớp. Bảy cũng vậy, tuy đôi chân bị tật từ nhỏ, đi lại khó khăn, nhƣng Bảy không bao giờ lấy đó làm cái cớ để đẩy trách nhiệm cho ngƣời khác. Bảy vẫn trực vệ sinh lớp học nhƣ bao bạn khác (dù đƣợc các bạn miễn lao động), Bảy vẫn chăm sóc cây xanh của mình thật tốt để cả tổ không bị phạt. Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng (Nữ sinh, Bồ Câu không đƣa thƣ, Buổi chiều Windown) tuy lúc nào cũng tinh nghịch có vẻ nhƣ không nghiêm túc nhƣng khi học thì cả ba đều học nghiêm túc và không cần phải nhắc nhở. Thật vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi vào tác phẩm những bài học giáo dục một cách thật tinh tế. Ông để các nhân vật sống hết mình vì những ngƣời xung quanh một cách chân thực nhất. Ông khắc họa các nhân vật tuổi học trò không chỉ có lý tƣởng tốt mà còn là một tấm lòng cao cả, biết sống và hy sinh cho ngƣời khác. 42 Đó thật sự là một điều đáng quý. Niềm ao ƣớc về một tƣơng lai tốt đẹp đã trở thành sự khát khao cháy bỏng của mỗi con ngƣời. Những trang văn viết về tuổi học trò của ông đều có giá trị hiện thực rất lớn. Những nhân vật nhỏ bé vẫn hằng ngày mong chờ một điều kỳ diệu đến với mình. Tài Khôn (Bong bóng lên trời) là một cô bé bán bong bóng dạo ở trƣớc trƣờng tiểu học, tuy hoàn cảnh rất khó khăn, nhƣng em vẫn không từ bỏ ƣớc mơ của mình. Tài Khôn đăng ký học lớp bổ túc vào buổi tối. Dù cuộc sống vất vả nhƣng trong em luôn có sự lạc quan và yêu đời vô bờ bến. Những chùm bong bóng bay nhƣ niềm mơ ƣớc bé nhỏ của em. Cô bé ấy luôn siêng năng làm việc và lý tƣởng sống rất đáng trân trọng. Tài Khôn sống bằng sức lao động chân chính của mình, em mong ƣớc khi học xong sẽ đi học làm bác sĩ để khám bệnh cho những bệnh nhân nghèo không có tiền trị bệnh. Niềm mơ ƣớc ấy làm cho ta thấy bùi ngùi và cảm phục. Thƣờng (Bong bong lên trời) cũng thế, gia đình Thƣờng cũng lâm vào cảnh thiếu trƣớc hụt sau khi ba mất. Một mình mẹ của Thƣờng gồng gánh cả gia đình. Thƣơng mẹ quá vất vả, Thƣờng và em gái cố gắng học thật tốt để không phụ lòng của mẹ. Thƣờng đã lén chấm bài kiểm tra giúp mẹ với ý nghĩ có thể giúp mẹ có thêm thời gian để ăn sáng. Thƣờng lén mẹ đi xin việc làm thêm, đi bán kẹo kéo để mẹ bớt gánh nặng cơm - áo - gạo - tiền. Chƣơng (Hạ đỏ) đã tận tình dạy kèm cho Dƣ - một cậu bé chăn trâu không biết chữ, bằng nhiệt huyết của bản thân và lòng ham học của Dƣ, những con chữ kia đã dần là bạn của cậu bé. Từ khi học chữ, Dƣ khôi ngô và hiền lành hơn, niềm ao ƣớc biết chữ của cậu bé chăn trâu đã trở thành sự thật và những ƣớc mơ về tƣơng lai có vẻ nhƣ đã gần thêm tí nữa. Các nhân vật chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học, việc học chỉ là nhiệm vụ bắt buộc của nhà trƣờng và gia đình dành cho các em. Vì vậy, từ những bài học đầu đời, từ những trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc sống các em sẽ có cái nhìn khác hơn và định hƣớng đúng hơn cho tƣơng lai của bản thân mình. Khác với Huy, Quang chỉ “mê” mỗi môn sinh vật, tất cả những gì liên quan đến động vật dƣờng nhƣ Quang điều biết. Những loại kiến nhƣ Ốc-cô-phi-la ở Ma-lai-xi-a, kiến Đô-rilin sống ở Châu Phi và Châu Mỹ, hết kiến Quang lại nói về con dế (Quang kể ra hàng lô hàng lốc những loại dế nhƣ dế lửa, dế than, dế chó, dế cơm, dế cúc,...). Quang ƣớc muốn trở thành nhà sinh vật học để có thể tha hồ nghiên cứu về những 43 gì mình thích. Bảy thì khác, Bảy học tốt môn toán nhƣng không tốt môn văn, Bảy rất thích đọc truyện trinh thám, những truyện có yếu tố gây cấn và hồi hộp. Đôi lúc, trong những bài văn ở lớp, Bảy viết văn nhƣ một “điệp viên” chuyên nghiệp. Từ ngày đƣợc Huy kèm môn văn Bảy đã tìm thêm những tác phẩm văn học khác nhƣ Người mẹ cầm súng, Hòn đất,… để hiểu thêm về nền văn học nƣớc nhà. Chuẩn (Trại hoa vàng) cũng thế, từ một học sinh trung bình Chuẩn đã cố gắng học thật tốt để giúp đỡ bạn Cẩm Phô, lấy niềm vui của ngƣời khác làm niềm vui của mình. Chuẩn cảm nhận đƣợc hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã mua hoa về trồng nhằm kiếm thêm một ít tiền mua tập vở cho mình và em gái. Với mỗi ngƣời mỗi vẻ nhƣng mục tiêu chung là cùng nhau tiến bộ, các nhân vật đã trải qua biết bao thăng trầm, biết bao phƣơng pháp để cùng nhau học tốt hơn. Từ việc muốn giúp bạn học tốt, nhân vật đã phải cố gắng học thật tốt để giúp lại bạn mình, nghĩa cử cao đẹp ấy đã giúp tình bạn tuổi học trò ý nghĩa hơn bao giờ hết. Quả thật, khi trải qua bao sóng gió con ngƣời ta mới nhận thấy đƣợc giá trị của việc học, nếu nhƣ chỉ là lời nói suông thì kết quả sẽ không bao giờ chất lƣợng. Nhờ tinh thần cầu tiến, ý thức trách nhiệm của bản thân, các em không ngại khó khăn, các em biết vƣơn lên bằng sức của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đến đây, ta dần nhận ra sự giáo dục của Nguyễn Nhật Ánh dành cho tuổi học trò thật khéo léo. Tóm lại, tuổi học trò là cái tuổi hồn nhiên, khám phá và là tuổi mơ ƣớc và cảm nhận. Lý tƣởng sống tốt sẽ nhƣ con diều nâng đỡ những ƣớc mơ vào tƣơng lai mới, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,..sẽ trở thành động lực lớn để các em phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các nhân vật muốn khẳng định bản thân mình, muốn làm điều mình thích, muốn trở thành ngƣời lớn để không bị ba mẹ và thầy cô la rầy. Hơn lúc nào hết, các em cần sự quan tâm chia sẻ đúng lúc của gia đình và xã hội để không bị xa ngã lệch lạc suy nghĩ. Qua đây, ta thấy đƣợc tài năng thật sự của Nguyễn Nhật Ánh trong việc khắc họa nhân vật, thông qua những tình huống trong cuộc sống, những cuộc sinh hoạt trƣờng lớp, ông luôn để các nhân vật của mình luôn có niềm tin vào cuộc sống, biết đứng lên sau những vấp ngã trên đƣờng đời của mình. Ông không để nhân vật quá niếm những mùi hằn hộc cay đắng cuộc đời, những trang viết của ông làm cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tình yêu và sự quý trọng cũng nhƣ tâm huyết mà ông dành cho thanh thiếu niên nƣớc nhà. 44 2.3. Vấn đề “Vẻ đẹp của tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh 2.3.1. Giá trị hiện thực Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tƣợng văn học đặc biệt, những tác phẩm của ông đều đƣợc độc giả khắp nơi đón nhận. Trẻ em yêu thích ông, vì chúng tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình và ngƣời lớn thì nhận đƣợc những “tấm vé” về lại tuổi thơ của mình qua tác phẩm. Bằng giọng điệu dí dỏm, với tài năng quan sát tinh tế, chỉ với những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, nhƣng với mỗi truyện Nguyễn Nhật Ánh đều làm ngƣời đọc rất thích thú. Nhƣ ta đã biết, giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực đƣợc nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học. Vì vậy một tác phẩm mang giá trị hiện thực khi nó mô tả đƣợc một cách chân thực về đời sống của con ngƣời. Tác phẩm mang giá trị hiện thực thể hiện nên những vẻ đẹp ẩn giấu trong tâm hồn của mỗi con ngƣời, nó hƣớng con ngƣời vào tƣơng lai tƣơi sáng. Thông qua giá trị hiện thực của tác phẩm mà thể hiện giá trị nhân đạo của nhà văn, hiểu đƣợc tƣ tƣởng và tính cách của con ngƣời bên ngoài đời sống. Vì vậy, việc khắc họa thành công những sinh hoạt vui tƣơi, hồn nhiên của tuổi học trò trong cuộc sống là một điều vô cùng ý nghĩa. “Vẻ đẹp của tuổi học trò” là những vẻ đẹp trong sáng, tinh nguyên của tâm hồn, là cái ngây ngô bồng bột hết sức đáng yêu của các cô cậu học trò vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Thật vậy, trẻ em thƣờng thích nghe kể chuyện, nhƣng các em thích nhất vẫn là tự kể những câu chuyện về chính mình, về bạn bè, nghe kể những câu chuyện liên quan đến lứa tuổi của mình. Có lẽ, trẻ em có một thế giới riêng mà ngƣời lớn không phải ai cũng biết và hiểu hết đƣợc. Vì thế, viết truyện cho trẻ vì vậy không đơn giản. Nhà văn phải giữ tâm hồn trong trẻo, nhìn cuộc sống bằng hồn nhiên vô tƣ, phải biết hóa thân vào nhân vật của mình. Từ lẽ đó, những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn thu hút tuổi học trò, bởi vì ông đã hiểu đƣợc những gì chúng nghĩ trong cuộc sống đời thƣờng. Hầu hết trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có nói về hiện thực của cuộc sống sinh hoạt và học tập của cô cậu học trò. Tuy hoàn cảnh sống, môi trƣờng sinh hoạt và học tập có khác nhau nhƣng nhìn chung các nhân vật luôn có nét đáng yêu ngây ngô của tuổi mới lớn. Ở đâu trong lớp cũng có những cô cậu học trò, ngoan hiền, chăm học, gƣơng mẫu, nhƣng cũng có những phần tử cá biệt có 45 những nét tính cách bƣớng bỉnh, lƣời biếng,… Chẳng hạn, Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) là một cậu học trò tinh nghịch, hóm hỉnh, có chút tự cao của tuổi mới lớn và đôi khi có sự lƣời biếng chán nản đến báo động. Đó chính nét tính cách của nhân vật Huy, nhƣng thiết nghĩ trong cuộc sống, chắc ai đã từng là học sinh cũng từng có cảm giác giống nhƣ vậy. Đó không phải là nét xấu của một con ngƣời mà đó chỉ là các em chƣa kịp nhận thức và chƣa hiểu hết cuộc sống xung quanh. Tác giả tạo nên nên các nhân vật có những nét tính cách vô cùng đa dạng sinh động để khắc họa nên những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của tuổi học trò một cách chân thực nhất. Thật vậy, trong một tập thể các nhân vật có những nét tính cách vô cùng đa dạng. Từ những hoàn cảnh riêng mà tác giả làm tô đậm thêm nét đáng yêu hồn nhiên của tuổi học trò. Đại (Bàn có năm chỗ ngồi) là một học sinh giỏi, nghiêm túc, nhiệt tình với bạn bè. Bảy một chàng điệp viên thân thiện và nghị lực. Quang một ngƣời bạn hiền, ngay thẳng. Ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sức mạnh của tình bạn và sự quyết tâm hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp của các nhân vật thật đáng để mọi ngƣời học hỏi. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa một thế giới sinh động của tuổi học trò, lớp học nào cũng có, ngoài đời nào cũng có. Vẻ đẹp ấy chính là sự nhiệt tình, năng động, yêu thƣơng giúp đỡ bạn bè trong mọi hoàn cảnh có thể. Tình bạn tốt đã giúp các nhân vật xóa đi những mặc cảm, tự ti, mà cùng nhau tiến bộ và trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Các nhân vật ai cũng có những ƣu khuyết điểm riêng, nhƣng chỉ cần xác định đúng lý tƣởng sống, chỉ cần sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, những cô cậu học trò ấy sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Từ những bạn học yếu, qua quá trình rèn luyện và sự giúp đỡ của bạn bè các nhân vật ngày càng tiến bộ hơn trong học tập và cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc sống ai cũng muốn mình đƣợc hoàn hảo, đƣợc tiến bộ, vì tƣơng lai của đất nƣớc và của bản thân chắc hẳn ai cũng mong mình trở thành một ngƣời công dân tốt, có thể trở về làng dạy học hoặc trở thành một bác sĩ , một kỹ sƣ,.. để phục vụ cho xã hội. Niềm ao ƣớc về một tƣơng lai tốt đẹp đã trở thành sự khát khao cháy bỏng của mỗi con ngƣời. Những trang văn viết về tuổi học trò của ông đều có giá trị hiện thực rất lớn. Bên cạnh các nhân vật tuổi học trò đƣợc cha mẹ yêu thƣơng chăm sóc tốt thì vẫn còn nhiều mảnh đời khác đang phải lao đao kiếm sống hàng ngày. Vẻ đẹp ấy là những suy nghĩ, những nét tính cách ngộ nghĩnh của 46 tuổi học trò khi ở trên lớp hay bên gia đình, bạn bè. Những nhân vật nhỏ bé vẫn hằng ngày mong chờ một điều kỳ diệu đến với mình. Tài Khôn (Bong bong lên trời) bán bong bóng dạo bên trƣờng tiểu học, tuy chỉ kiếm đƣợc ít tiền nhƣng em vẫn lạc quan vui tƣơi và luôn biết hy vọng vào tƣơng lai tƣơi sáng. Dƣ (Hạ đỏ) là thằng bé suốt ngày chăn trâu rồi đánh nhau nhƣng từ khi đƣợc Chƣơng dạy chữ Dƣ đã thôi đánh đá và sống ngoan hiền hơn. Hiền (Bàn có năm chỗ ngồi) biết vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống, biết giúp mẹ buôn bán và không ngừng vƣợt khó trong học tập. Ông đã đƣa một thế giới đa sắc màu cho tuổi học trò vào trong tác phẩm với sự trân trọng, trìu mến. Nguyễn Nhật Ánh đã thành công khi chạm đến đƣợc trái tim bé bỏng, hồn nhiên của các nhân vật tuổi học trò. Với sự trải nghiệm quý báu của tuổi thơ và công sức miệt mài làm việc. Thông qua các tình huống truyện ông đã khắc họa nên những vẻ đẹp tinh nguyên của lứa tuổi học trò. Những tác phẩm của ông góp phần làm cho cuộc sống trở nên vui tƣơi, hóm hỉnh và trở thành ngƣời bạn thân thiết của lứa tuổi học trò. Nhà văn đã khắc họa những gì chân thực và gần gũi nhất đối với tuổi học trò. Ông muốn gìn giữ và trân trọng những vẻ đẹp chúng mãi vui tƣơi hồn nhiên để tuổi học trò sẽ mãi là những tháng vô tƣ và hạnh phúc. 2.3.2. Giá trị nhân văn Trong bài Văn Xuôi và trẻ em, Lê Phƣơng Liên đã có những chia sẻ: “Văn học có ý nghĩa lớn cho trẻ em chính là ở chỗ giúp trẻ em nhận thức ra thế giới và nhận thức ra chính mình. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm sẽ tự nhiên làm nên giá trị giáo dục. Khi đọc sách ta như được soi mình vào một mặt nước trong để gặp chính mình trong đó để bật lên tiếng cười để nao nao xúc động mà thấy yêu thương hơn những gì mình vốn đã yêu thương để tạo nên một đời sống bên trong nội tâm mà vẫn được gọi là “tâm hồn”” [18]. Nói đến “nhân văn” hay “nhân đạo” trong tác phẩm là nói sự thƣơng ngƣời, đồng cảm trƣớc những nỗi đau của ngƣời khác. Cảnh sinh hoạt hàng ngày của tuổi học trò, với sự vui tƣơi hồn nhiên vốn có. Các nhân vật đã cho ta thấy một sự vẻ đẹp rất đáng yêu của tuổi học trò. Từ cuộc sống tâm hồn đến tính cách của các em đều cho ta thấy một thế giới thật sinh động và đa dạng, chúng không mờ nhạt mà luôn tràn đầy sức sống. 47 Thật vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi vào tác phẩm những bài học giáo dục một cách thật tinh tế. Ông để các nhân vật sống hết mình vì những ngƣời xung quanh một cách chân thực nhất. Ông khắc họa các nhân vật tuổi học trò không chỉ có lý tƣởng tốt mà còn là một tấm lòng cao cả, biết sống và hy sinh cho ngƣời khác. Đó thật sự là một điều đáng quý. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của tuổi học trò một cách rất tinh tế. Đó chính là những suy nghĩ vừa trẻ con vừa ngƣời lớn của các nhân vật luôn làm ngƣời đọc phải cƣời thầm với suy nghĩ ngây thơ vụn dại ấy. Đó chính là cảm xúc đầu đời là tình cảm dịu ngọt, chân thành và khi chia xa trong lòng ai cũng mang trong lòng một kỷ niệm. Sự quan tâm của các cô, cậu nhóc luôn làm cho ngƣời đọc cảm thấy rƣng rƣng: “Vừa nói, Tiểu Li vừa nức nở. Còn tôi, tự bao giờ nước mắt đã ướt đẫm trên má. Gặp lúc khác, tôi đã xấu hổ quay mặt đi. Nhưng lúc này, tôi chẳng buồn che giấu Tiểu Li nỗi xúc động buồn bã của mình” [5, tr. 177]. Phút giây phải xa đi ngƣời bạn thân thiết nhất luôn làm cho tâm hồn các nhân vật bị tổn thƣơng. Những cuộc chia tay của tuổi học trò luôn đƣợc Nguyễn Nhật Ánh khắc họa một cách trân trọng. Khi hay tin Tiểu Li (Cô gái đến từ hôm qua) sắp chuyển nhà cùng gia đình đi nơi khác, Thƣ đã vô cùng đau khổ, Thƣ nghĩ đủ mọi cách để có thể giữ ngƣời bạn mình lại, từ chuyện chƣa học xong học kì hai, rồi đến xin cho Tiểu Li qua nhà mình cùng ở, rồi nhờ mẹ xin giúp,.. Những giọt nƣớc mắt rơi nhƣ từng mũi kim đâm vào trái tim bé bỏng của từng nhân vật. Thƣ không xấu hổ khi khóc trƣớc mặt Tiểu Li nữa, Thƣ chỉ sợ mất Tiểu Li, sợ mất đi cô bạn nhỏ. Cũng nói đến sự chia tay, trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, khi hay tin sắp chia tay cô bạn nhỏ Tủn và cu Mùi đã khóc hết nƣớc mắt của mình: “...khi ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần. Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài” [6, tr. 177]. Đến đây, ngƣời đọc nhƣ vỡ òa cảm xúc, chúng ta cứ ngỡ các em chỉ biết sống vô tƣ hồn nhiên không âu lo trƣớc cuộc sống, nhƣng thật ra trong các em luôn có một tấm lòng yêu thƣơng và suy nghĩ rất chính chắn. “Vẻ đẹp của tuổi học trò” không chỉ biết ăn, học, chơi, mà các em còn biết yêu thƣơng, đau khổ trong cuộc sống. Hoa phƣợng nở là dấu hiệu của mùa hè đến, là kì nghỉ và cũng là thời gian chia tay của các cô cậu học trò tinh 48 nghịch, trò chơi ép bƣớm hay lá phƣợng vào tập là những kỷ niệm khó quên của thời đi học: Tôi lên giọng hào hiệp: - Tao sẽ bắt bướm cho mày ép vào tập. Tiểu li mừng lắm: - Ừ, anh bắt cho em đi! Đang nói, bỗng dưng nó rụt cổ: - Eo ơi, không được! Ép vào tập, những con bướm sẽ chết mất. - Vậy em không ép nó đâu! Chỉ bắt chơi thôi. Chơi xong thả ra” [5, tr. 172]. Với tính cách nhút nhát của mình, Tiểu Li (Cô gái đến từ hôm qua) không nở ép bƣớm vào tập vì sợ sẽ làm bƣớm chết. Cu Mùi, Tủn và Tí sún (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) cũng rất đau khổ khi nhìn thấy những con chó chúng yêu thƣơng chăm sóc bị chính cha mình bắt ăn thịt, chúng không còn cách nào khác là phải đem các chú chó bỏ càng xa càng tốt. Tâm hồn bé bỏng không muốn làm hại một sinh linh bé nhỏ thể hiện sự đáng quý trong nhân cách của một con ngƣời và nó đã hình thành kể từ khi các nhân vật còn nhỏ. Quả thật, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa ngƣời đọc trải nghiệm cùng cảm xúc của các nhân vật. Tuy các nhân vật vẫn còn nhỏ tuổi nhƣng đã có một sự hiểu biết, có đƣợc một tấm lòng biết yêu thƣơng bạn bè, mọi ngƣời và cả những con vật nhỏ bé. Không trực tiếp nói ra, nhƣng giá trị nhân văn của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh luôn làm ngƣời đọc có sự đồng cảm lớn. Hơn thế nữa, những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng đã đƣợc các nhân vật tích lũy thành kiến thức của mình, những nghề mƣu sinh của con ngƣời đƣợc các em cảm nhận tinh tế và trân trọng. Đối với các em, có hiểu và yêu thƣơng sự cống hiến của ngƣời khác bằng cảm xúc chân thật là một điều đáng quý. Ngạn (Mắt biếc) đứng xem những ngƣời mãi võ với một sự thán phục, Ngạn cảm nhận đƣợc sự vất vả của họ và cảm thấy sự bùi ngùi trong lòng: “Tôi đã xem đám người mãi võ này làm trò nhiều lần. Họ không ngụ cư cố định ở một nơi nào. Quanh năm, suốt từ mùa hè đến mùa xuân năm sau, họ đi lang thang qua các làng mạc, các thôn xóm…những trò nuốt dao phun lửa, đã háo hức tháo những cây kim băng cài ngang miệng túi để móc tiền ra mua những lọ cù là, những chai khuynh diệp, các thứ thuốc cao và thuốc chữa bệnh thời mạo khác” [10, tr. 15]. 49 Trƣớc sự thay đổi của cuộc sống, ngƣời đọc thả hồn vào tác phẩm để tìm về một nơi bình yên cho trái tim mình, đó nhịp sống của một vùng quê, là ký ức những gì xƣa cũ của truyền thống một dân tộc. Những con ngƣời chất phát đầy lòng yêu thƣơng của một vùng quê yên bình. Họ đã thầm lặng cống hiến sức mình cho những nghĩa cử cao đẹp của cuộc sống, họ gìn giữ và phát huy bản sắc tự hào của dân tộc. Nguyễn Nhật Ánh gửi vào tác phẩm của mình một tình yêu quê hƣơng sâu sắc. Tình yêu đó là những ký ức mãi tồn tại trong lòng tác giả, là những thông điệp yêu thƣơng của tác giả dành cho ngƣời đọc. Con ngƣời khi sống trong sự nhộn nhịp, hiện đại sẽ quên dần đi những ký ức đẹp về quá khứ. Để trẻ không mất đi tính hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò, thông qua những trò chơi tác giả lồng ghép sự giáo dục nhẹ nhàng, nên gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và để lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn đƣợc sống với tình quê và tình ngƣời chân thật nhất. Các nhân vật đã biết yêu thƣơng và trân trọng những giá trị của cuộc sống. Biết vƣợt qua khó khăn, biết yêu thƣơng gia đình, thầy cô, bạn bè và những ngƣời xung quanh. Đó là điều đáng quý trong nhân cách của một con ngƣời và hơn nữa là nhân cách của thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. 50 CHƢƠNG 3 NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Bên cạnh việc thể hiện vẻ đẹp của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh còn khẽ chạm vào thế giới nội tâm của các nhân vật. Ở đó có những suy nghĩ, trăn trở của các nhân vật về sự thay đổi tâm lý, tâm sinh lý khi bƣớc vào một giai đoạn mới cho cuộc đời. Nhà văn đã thể hiện những nét đáng yêu của các nhân vật với mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hay những phút giây rung động đầu đời và những ƣớc mơ trong sáng về một tình yêu hạnh phúc. Tất cả những điều ấy đã đƣợc nhà văn đƣa vào tác phẩm một cách khéo léo tạo thêm sự hấp dẫn cho ngƣời đọc. 3.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý 3.1.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý Trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ông luôn dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề thay đổi tâm lý, tâm sinh lý của các nhân vật. Ông lồng ghép những suy nghĩ, trăn trở về những thay đổi trong và ngoài cuộc sống của các em qua những lần bộc bạch thổ lộ của chính mình và ngầm giải thích những hiện tƣợng ấy một cách khéo léo nhất. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử” [32, tr. 17]. Mặt khác “Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo…” [32, tr. 21 – 22]. Lê Phƣơng Liên từng nhận xét: “Tâm hồn tuổi mới lớn hiện đại với những nỗi băn khoăn trăn trở và bí bức… Trong khi mà những nét hồn nhiên như đã bay đi, cảm giác tự nhận ra nỗi niềm bối rối nội tâm với cách nhìn hóm hỉnh minh triết lại chưa sáng tỏ. Đọc những trang sách tuổi mới lớn hôm nay, người đọc như thấy tâm hồn nhân vật còn đang chìm trong mê, có lúc tỉnh táo mà chưa hẳn là tỉnh táo...” [19]. Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những nhân vật với những nét tâm lý vô cùng 51 chân thật, đó là những lúc sợ thầy cô kêu lên trả bài, sợ ba đánh, sợ bạn phát hiện ra những nhƣợc điểm,.. tất cả đều đƣợc nhà văn thể hiện rất tinh tế qua các nhân vật của mình. Đôi khi, không phải ai cũng muốn trở thành ngƣời lớn. Các nhân vật cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, thấy xấu hổ với bạn bè vì sự phát triển vƣợt bậc của cơ thể. Vì đang trong tuổi phát triển, Chuẩn (Trại hoa vàng) luôn khổ sở vì thân hình của mình. Tuổi học trò là tuổi ăn, tuổi lớn nên nên việc mặc không vừa những bộ đồ cũ là chuyện thƣờng. Nhƣng đối với Chuẩn, đó không phải là chuyện bình thƣờng nữa: “Nói ra thì không ai tin, chứ vô lớp mười rồi mà tôi chẳng có cái quần nào ra hồn để “diện” với thiên hạ. Năm ngoái, mẹ tôi may cho tôi ba cái quần. Giữa năm học, hai cái đã biến thành giẻ lau nhà sau hai cơn giận giữ của ba tôi. Còn một cái duy nhất, tôi ráng kéo lê đến cuối năm. Nhưng bây giờ, cái quần “còn sống sót” đó chẳng vừa với tôi nữa. Nó đã trở nên chật chội so với cơ thể ngày càng phát triển của tôi” [12, tr. 45]. Chuẩn phải mặc quần của mẹ, vì do quần của mẹ nhỏ hơn với thân hình to lớn của Chuẩn, nên chiếc quần ấy phải nới ra và lộ ra hai màu vải, điều đó làm cho Chuẩn rất mắc cở với bạn bè khi đi học.: “…Và trong cái vị trí bất lợi đó, ngay từ buổi chào cờ đầu tiên của năm học, tôi đã phải loay hoay khổ sở cố nghĩ ra cách nào để khỏi phải “triển lãm” cái “tam giác vàng” của mình trước mặt bọn con gái lớp 10A2 đứng sát đằng sau...khỉ thật, con người ta ai cũng có mặt trước mặt sau, chỉ riêng tôi hai mặt điều là…mặt trước, nhìn phía nào cũng biết đấy là thằng Chuẩn mặc quần thừa của mẹ, đố có lẫn đi đâu được” [12, tr. 52]. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng cảm nhận đƣợc sự thay đổi lớn về sự phát triển của mình. So với năm trƣớc Huy cũng bằng những ngƣời bạn cùng lớp, từ khi lên lớp tám Huy thấy mình cao hẳn lên. Tuy cơ thể phát triển, nhƣng tâm hồn của Huy vẫn còn rất trẻ con, Huy giành ngồi bàn trƣớc chung với Bảy, và không muốn xuống dãy bàn dƣới để ngồi, vì lẽ đó nên Huy cảm thấy đôi lúc làm ngƣời lớn cũng chẳng hay chút nào. Trần Đăng Khoa từng cho rằng: “Bí quyết tạo nên thành công kỳ lạ của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là ở khả năng nắm bắt tâm lý của tuổi học trò” [17]. Các nhân vật rất muốn trở thành ngƣời lớn và đƣợc mọi ngƣời công nhận mình trở thành ngƣời lớn. Các nhân vật cố gắng khẳng định bản thân của mình và đôi khi rất hay phóng đại sự việc lên mức độ phi thƣờng. Những suy nghĩ ngô nghê của các nhân 52 vật phần nào nói lên sự đáng yêu và khiến cho ngƣời đọc phải bật cƣời. Chƣơng (Hạ đỏ) là một chàng trai ốm tong teo, chân tay thì dài lêu nghêu, và rất yếu đuối. Thế nhƣng, Chƣơng ao ƣớc có đƣợc một thân hình cƣờng tráng để mọi ngƣời phải nễ phục. Chƣơng ba hoa và luôn khẳng định với những đứa em mình rằng đã lớn, vì lẽ đó trong lúc cao hứng khoe khoang mình giỏi võ, Chƣơng đã nói mình biết võ thiếu lâm tự, từ đó dẫn đến trận so tài cao thấp với Thể - một chàng trai to lớn, khỏe mạnh trong làng, kết quả Chƣơng đã thua Thể và việc nói dối bị lộ tẩy. Không những thế, tuy khẳng định mình đủ loại võ nhƣng khi gặp lũ trẻ chăn trâu xóm Miễu Chƣơng luôn phải nơm nóp lo sợ, thử nghĩ một kẻ chân nhƣ hai cây tăm, tay thì trói gà không chặt làm sao có thể đấu đá với lũ trẻ tinh quái ấy, những lần đánh nhau nếu không uống nƣớc suối đầy bụng thì Chƣơng cũng bị ném đất tối tăm mặt mũi. Chƣơng thƣờng kể những thành tích đánh nhau anh hùng của mình, Chƣơng nói dối y nhƣ thật nào là thế võ thiếu lâm tự, rồi chuyện đánh “bà la sát - Thơm” để nó tự động hái xoài dâng cho mình. Với suy nghĩ ngây thơ của Dế và Nhạn chúng tin ngay những lời Chƣơng nói và xem Chƣơng nhƣ một vị anh hùng. Chẳng kém gì Chƣơng, Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng ba hoa và tự cao không kém. Huy không dám thừa nhận nhƣợc điểm của mình. Huy không học tốt môn toán nhƣng lại không dám thừa nhận trƣớc mặt Hiền, Huy cố tìm cách lẫn tránh những bài toán khó, trong lúc giảng bài cho Tin, do không biết đƣợc cách làm, Huy đã dùng kế chọc tức lòng tự ái đứa em mình để nó giận và không hỏi bài mình nữa. Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng từng một lần rơi vào trƣờng hợp khó xử ấy của Huy, vì sự tự trọng của bản thân chúng ta nhiều khi đã giấu đi cái nhƣợc điểm của mình trƣớc mặt ngƣời khác. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) cũng thế, Trƣờng không muốn mọi ngƣời nghĩ mình là trẻ con nữa, Trƣờng muốn mọi ngƣời công nhận Trƣờng đã lớn. Thiết nghĩ vì sao các em lại muốn trở thành ngƣời lớn một cách mãnh liệt nhƣ vậy? Có lẽ, trong mắt các em, khi vẫn bị coi là con nít là vẫn chƣa có tiếng nói trong mắt mọi ngƣời và dù đó là quan điểm đúng đi chăng nữa. Với lối viết đơn giản và cách dùng từ vô cùng dễ hiểu, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của các nhân vật, ông viết về chúng nhƣ đang viết cho bản thân mình. 53 Nguyễn Nhật Ánh đã lột tả đƣợc vẻ hồn nhiên, trong sáng cùng những tâm lý rối bời của kẻ khi yêu. Những lần học nhóm trao đổi bài hay những cuộc hẹn hò, các nhân vật luôn có sự chuẩn bị thật chu đáo. Chuẩn (Trại hoa vàng) và Ngạn (Mắt biếc) tắm rửa ngày một nhiều hơn và cố gắng thật sạch sẽ để lại ấn tƣợng tốt nhất trong mắt cô bạn của mình. Chuẩn cảm thấy hồi hộp và lo sợ cho cuộc gặp gỡ với Cẩm Phô và cố gắng đến sớm để không bị “mất điểm” trong mắt bạn. Chắc hẳn ai cũng cƣời thầm hành động ngây ngô của Chuẩn khi bày trò để đƣợc ngồi gần ngƣời mình yêu thêm tí nữa, bằng hành động lấy lá khô để lên các ghế để Cẩm Phô ngồi vào chiếc ghế gần mình nhất. Khi làm điều gì hơi xấu, Chuẩn rất lo sợ và hồi hộp có một ai đó phát hiện, Chuẩn chờ đợi rồi thất vọng nặng nề khi Cẩm Phô thà ngồi trên chiếc ghế có lá khô ấy chứ không ngồi chiếc ghế gần mình. Thật đáng yêu, cho dù buồn Cẩm Phô nhƣng Chuẩn vẫn ăn hết hai ly chè một cách ngon lành, giống nhƣ ăn để giảm đi sự áy náy trong bản thân mình khi bày trò. Nói đến đây, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ta thấy đƣợc tâm trạng đợi chờ ngƣời yêu cùng những trò nghịch ngợm của lứa tuổi mới lớn. Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những cảm giác bềnh bồng và lãng mạn ấy. Khi hai ngƣời yêu đi bên nhau, thời gian nhƣ dừng lại, cảnh vật trở nên đẹp hơn, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của ngƣời đang yêu, một cảm giác mơ hồ nhƣng tràn ngập hạnh phúc. Ngạn đƣợc dạo chơi cùng Hà Lan: “Mùa xuân, cây cỏ tốt tươi, không khí dịu dàng và trong trẻo. Tôi đi bên cạnh Hà Lan, lòng bồng bềnh, hệt như Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai. Tôi thấy tôi chẳng giống chút nào với tôi trước đây, khi tôi cùng ba tôi vào rừng hái sim. Bây giờ tôi chẳng buồn hái sim nữa, Tôi cũng chẳng tìm bông dủ dẻ. Tôi chẳng hái chà là. Tôi đi, thơ thẩn và bồi hồi, đầu óc trong veo, không chứa một ý nghĩ nào rõ rệt” [10, tr. 82]. Trong bài Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ in trên tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 8 - 2000, Nguyễn Hƣơng Giang có viết: “Nguyễn Nhật Ánh tỏ ra rất thông cảm. Anh hiểu và nói trúng những suy nghĩ non nớt, những tính toán bé bỏng ngây thơ và bao giờ cũng mang nụ cười hóm hỉnh, độ lượng, nhân từ” [9, 1012]. Thật vậy, không chỉ quan tâm đến ngoại hình, nhà văn còn thể hiện sự thay đổi của các nhân vật khi xác định đƣợc mục tiêu cho cuộc sống, những thay đổi ấy có thể xuất phát từ gia đình, bạn bè hay một nữa kia của chính mình. Để lấy đƣợc lòng đối 54 phƣơng các em cố gắng trau dồi kiến thức để có thể trở thành ngƣời hoàn hảo nhất trong mắt bạn mình. Chuẩn (Trại hoa vàng) từ khi biết đƣợc Cẩm Phô muốn mình học chung nhóm thì đã cố gắng học ngày, học đêm để có đƣợc kiến thức tốt nhất. Chuẩn không muốn ấp úng khi trả lời với Cẩm Phô, từ một chàng trai chuyên copy bài của Phú ghẻ, bằng nổ lực của chính mình và sự giúp đỡ tận tình của Phú ghẻ, chẳng những Chuẩn tiến bộ mà Cẩm Phô cũng tiến bộ lên hẳn. Nguyễn Nhật Ánh rất am hiểu tâm lý của lứa tuổi học trò, thực tế không ai muốn mình học yếu kém trong mắt ngƣời yêu cả. Từ những ý nghĩ đó tự bản thân mỗi nhân vật luôn cố gắng học hỏi mình trở thành một chổ dựa vững chắc cho bạn mình. Đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc bên cạnh tính hiếu động, nghịch ngợm, ba hoa của các nhân vật ngƣời ta vẫn nhìn thấy nét đáng yêu ẩn sâu trong ấy. Ngƣời đọc không cảm thấy ghét bỏ các nhân vật khi chúng có lỗi gì đó mà đổi lại là cảm giác thông cảm hơn và nhìn các em với một con mắt thiện cảm hơn. Thế giới của các em thật sự đa dạng hơn những gì chúng ta nghĩ, chúng có tất cả những mối quan hệ và những cung bậc cảm xúc rất khác nhau. Chính trong lòng của các nhân vật cũng có những mâu thuẫn, để giải quyết một vấn đề nào đó các em cũng có đấu tranh tƣ tƣởng của mình một cách mãnh liệt. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) tuy làm biếng học bài và làm việc nhà nhƣng trong lòng Huy đôi lúc cũng muốn học hành đàng hoàng và làm việc phụ mẹ nhƣng do tâm lý nản với tất cả việc nặng nhẹ nên Huy chẳng tài nào thắng đƣợc cơn làm biếng ngự trị trong mình. Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có đề cập đến vấn đề thay đổi tâm lý của các nhân vật, đó là hiện tƣợng thay đổi tâm lý bình thƣờng nhƣng ẩn trong đó là những nét ngây thơ và những trăn trở của lứa tuổi mới vào đời. Trong giai đoạn này, các em đang thích nghi, khám phá thế giới xung quanh và cố gắng làm một điều gì đó để thế giới ấy bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày. Chuẩn (Trại hoa vàng) thích trồng hoa và yêu vẻ đẹp của hoa, đó là một thú vui tao nhã, vì việc trồng hoa vừa có thể thỏa niềm đam mê mà còn giúp ích đƣợc thêm thu nhập cho gia đình. Dế, Nhạn, tụi trẻ xóm Miễu (Hạ đỏ) luôn đánh nhau mỗi khi hai phe gặp nhau, thật ra đánh nhau là thú vui của trẻ thơ lúc đó chúng có cảm giác đƣợc tự do và mình giống nhƣ một anh hùng thực thụ. Dế không ăn đu đủ nhƣ 55 những ngƣời khác ăn, nó xẻ trái đu đủ ra làm hai, rồi lấy muỗng vừa múc ăn vừa phun hột. Thật vậy, các em không muốn làm theo khuôn khổ và sự áp đặt của ngƣời khác và muốn khám phá sự thú vị, mới mẻ của thế giới bên ngoài. Để nhớ công thức môn toán và môn văn, Huy và Quang (Bàn có năm chỗ ngồi) đã nghĩ ra những công thức dễ nhớ hơn và không bị khô khan nhƣ công thức trong sách giáo khoa, đó là sự sáng tạo rất đáng khen ngợi. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) tuy biết anh em thằng Chửng luôn dụ dỗ mình chơi những trò chơi xấu nhƣng Trƣờng không thể nào cản nổi khát khao đƣợc đi chơi của mình. Những ngày tháng bắt ốc, nhái rồi luội suối tắm mƣa luôn làm Trƣờng phải say đắm. Mặt khác, do giai đoạn giao thoa giữa tuổi thơ và trƣởng thành tâm lý của các em cũng có sự dao động lớn. Đôi lúc, các em không thể nào tập trung mà cứ suy nghĩ và tƣởng tƣợng vẩn vơ, vì thế rất khó để tập trung vào việc học. Chẳng hạn, trong lúc giảng bài cho Quang (Bàn có năm chỗ ngồi), Huy cố né những câu ví dụ có liên quan tới sinh vật, vì khi nghe đến các loài sinh vật thì Quang không tập trung vào học môn khác đƣợc. Tuy rất siêng đi học nhóm nhƣng Quang luôn để tâm hồn ở tận đâu đâu và làm Huy vô cùng khổ sở. Chỉ thích mỗi môn văn nên khi học toán Huy cũng có tâm lý giống nhƣ Quang, dƣờng nhƣ đối với những thứ các em không thích các em rất khó tiếp thu và luôn để mặc cho số phận. Huy luôn gọi môn “toán” bằng môn “oán”, Huy oán nó vì nó luôn làm mình đau đầu với mỗi lần học. Đối với học sinh trung bình - yếu, các em thƣờng rất sợ phải lên bảng trả bài. Khi nhìn cây bút rà trên sổ điểm thì trái tim của các em đập mạnh với một tâm trạng vô cùng lo sợ, khi có một cái tên nào đó vang lên không phải tên mình các em mới thật sự thở phào nhẹ nhỏm. Những lúc trả bài không thuộc, các nhân vật thƣờng nhìn đi chổ khác, những cử chỉ nhƣ: vò đầu, con mắt láo liêng, giọng nói bỗng cà lăm đi, luôn làm ta phải bật cƣời thích thú. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa những nét tâm lý rất đáng yêu của lứa tuổi học trò. Những nét ấy tuy bình thƣờng và vẫn xuất hiện hàng ngày dƣới mái trƣờng nhƣng chính vì vậy mà nó đã tạo nên sự thành công và gần gũi của ông với độc giả hơn nữa. Trong lúc buồn bả, thất tình, nhân vật cũng mƣợn thơ Xuân Diệu để diễn tả nỗi buồn nhƣ có một sự đồng cảm vô bờ bến: “Mỗi lần nghĩ đến Việt An, lòng tôi lại dậy thêm một cảm giác buồn bã pha lẫn giận dỗi. tôi ngâm thơ Xuân Diệu: 56 “Hôm nay tôi đã chết trong người... và thấy tay chân xụi lơ, y như chết thật!” [5, tr. 75]. Không chỉ chép thơ, để giải tỏa tâm sự các em còn sắm một cây đàn ghi ta, tối tối ngồi ôm đàn trƣớc hiên nhà, gảy theo từng bản tình ca yêu thích, những bài ca khát vọng về tình yêu. Khi thích một ai đó các em thƣờng không tập trung, lơ là việc học, và thƣờng nghĩ về một điều gì đó xa vời hiện thực, Chuẩn (Trại hoa vàng) vì mãi mê học đàn nên đã bỏ bê việc học, kết quả đã bị điểm kém môn vật lý. Bên cạnh việc chép thơ, các nhân vật còn tự sáng tác nhạc cho riêng mình, để gửi gắm những nỗi niềm và bộc lộ đƣợc tình cảm, mỗi ngày Ngạn viết một bản nhạc, có bài dở, có bài hay “…nhưng tôi chẳng cần biết hay dở, tôi cứ mải mê gò người trên thùng đàn, cây bút chì và xấp giấy kẻ khuông nhạc để bên cạnh. Tôi không có ý định trở thành nhạc sĩ, tôi chỉ muốn bộc lộ tình cảm đang ứ nghẹn trong lòng tôi. Tôi muốn nghe thấy nó ngân lên bên tai và lan đi trong không gian, chia sẻ tình yêu của tôi với cỏ cây hoa lá, kể cả với đám rau dền ngớ ngẩn trong vườn bà Năm Tự” [10, tr. 72]. Ƣớc muốn có bạn để che lấp đi sự cô đơn trống trãi, Ngạn (Mắt biếc) luôn sống trong cảm giác dày vò của tình yêu. Ngạn muốn thổ lộ, nhƣng do tính tình nhút nhát nên cứ bỏ lỡ cơ hội tỏ tình cùng Hà Lan. Có lẽ do sự sợ sệt và những sự cách biệt ấy Ngạn đã ôm mối tƣơng tƣ và tự học cách chấp nhận và ôm ấp nỗi buồn vào lòng. Ngạn chán tình yêu đơn phƣơng, chán cảnh ngồi câm nín “…Rốt cuộc, tôi ngại nói thẳng, cũng chẳng dám nói vòng. Hà Lan cứ nhơn nhơn…ngoài vòng pháp luật. Tôi giận lòng ghê gớm. Giận đến tết” [10, tr. 79]. Tâm lý của tuổi học trò đƣợc ví nhƣ là thời tiết, lúc nắng lúc mƣa, nhƣng tràn đầy sức sống. Ở các em luôn có một niềm khao khát mãnh liệt, khao khát khám phá thế giới xung quanh và thêm nhiều bạn để chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Đó là những lúc thƣơng nhớ, đợi chờ, âu lo một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Những nét tâm lý của lứa tuổi mới lớn luôn ẩn chứa sự ngây ngô, nghịch ngợm, nhƣng rất đáng yêu của các nhân vật. Đối với các em, tìm đƣợc ngƣời hiểu mình và thông cảm cho mình là điều vô cùng hạnh phúc, có thêm một ngƣời bạn là có thêm một ngƣời đồng hành, là thêm màu sắc mới cho cuộc sống của tuổi học trò. 3.1.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi sinh lý Khi nhận xét về xu hƣớng viết truyện cho thiếu nhi sau năm 1975, nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý đã viết: “Quá trình đổi mới đã đem đến cho các em nhiều tác 57 phẩm thực sự giá trị. Nhà văn tiếp cận trẻ em từ nhiều góc độ và trân trọng các em trong từng mối quan hệ, với một đặc trưng chủ đạo là hướng vào nội tâm...Tình bạn và tình yêu bè bạn của các em không còn nằm trong vòng kiểm soát cứng nhắc của người lớn” [20, tr. 6]. Thật vậy, ranh giới tình yêu và tình bạn của tuổi học trò thật trong suốt. Trong giai đoạn trƣớc các nhà văn thƣờng ngại nói đến tình yêu và những rung động của tuổi học trò. Sau này, khi văn học có sự đổi mới các nhà văn mới có quan tâm đến sáng tác dành cho tuổi học cũng nhƣ đề cập đến tình yêu và thế giới nội tâm của tuổi học trò. Chẳng hạn nhƣ tác phẩm Bây giờ bạn ở đâu, Lặng lẽ và những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Phòng trọ ba người, Trại hoa vàng,... Nguyễn Nhật Ánh viết văn nhƣ một cậu học trò viết về chuyện của chính mình, tuy tuổi ông đã ngoài ngũ tuần nhƣng tâm hồn vẫn giữ đƣợc vẻ đáng yêu, hồn nhiên của tuổi học trò. Nguyễn Hoàng Sơn đã từng có nhận xét về Nguyễn Nhật Ánh là rất “thuộc nhân vật” của mình. Thật vậy, để viết đƣợc những trang văn hay về tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh đã chủ động đến các trƣờng học, các lớp học anh văn ban đêm để hiểu đƣợc tâm tƣ, tính cách các nhân vật một cách chân thực nhất. Trong khoảng thời gian này các em có sự thay đổi lớn về tính cách và suy nghĩ cũng dần khác đi, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng hình tƣợng nhân vật của mình qua những thay đổi tâm sinh lý một cách thật tinh tế. Ngạn (Mắt biếc) là cậu bé vô cùng hiếu động, thích leo trèo những cây cao để lấy trứng chim cho cô bạn nhỏ Hà Lan. Khi lên cấp hai mọi thứ dƣờng nhƣ thay đổi, Ngạn không hiểu lý do vì sao Hà Lan lại ít vui chơi với mình đi, mà chỉ chơi chung với những bạn gái chung lớp, điều đó đã trở thành nỗi buồn lớn đối với Ngạn: “Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi. Cách ăn mặc chững chạc khiến chúng tôi người lớn hẳn lên. Điều đó đối với tôi quả là một tai họa. Khi trở thành…người lớn, bọn con gái đâm ra không thèm chơi chung với đám con trai nữa. Hà Lan cũng vậy. Giờ ra chơi, nó cứ lẽo đẽo đi theo đám bạn gái của nó, túm tụm dưới những hàng dương liễu chạy dọc theo hàng rào quanh trường” [10, tr. 59]. Các nhân vật không đƣợc tự nhiên khi nhìn, nói chuyện, hay là đứng khoảng cách hơi gần nhau, bởi vì lẽ đó luôn tạo cho các em có cảm giác ngột ngạt khó chịu khi không đƣợc vui đùa nhƣ xƣa nữa. Nguyễn Nhật Ánh đã 58 chạm đến nỗi lòng bé bỏng của một chàng trai mới lớn, một nỗi buồn vu vơ lại quá đỗi đột ngột. Hà Lan đã lớn và đã thôi quấn quýt với Ngạn nhƣ thời tiểu học. Trong những trận đánh nhau ngày càng vắng bóng sự chăm sóc ân cần, Ngạn mong nhớ bàn tay chăm sóc của cô y tá nhỏ và hoài vọng về quá khứ nhƣ một sự an ủi bản thân mình. Dƣờng nhƣ, mọi thứ vẫn còn quá nhiều sự bỡ ngỡ, các em phải học cách chấp nhận nó, chấp nhận nỗi buồn khi chƣa kịp hiểu ra lý do vì sao lại có sự thay đổi nhƣ vậy. Thông qua sự bộc bạch của các nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh cũng phần nào nói lên sự thay đổi về ngoại hình và tâm sinh lý của lứa tuổi học trò. Thông thƣờng ở tuổi dậy thì, con gái thƣờng dậy thì sớm hơn con trai. Vì lẽ đó, khi Ngạn thấy Hà Lan thay đổi, trong lòng Ngạn lại có sự lo lắng lạ thƣờng. Năm lên lớp tám, trong khi Ngạn chẳng lớn hơn so với năm lớp bảy chút nào thì Hà Lan bỗng nhiên cao nhòng hẳn lên nhƣ một phép lạ. Hà Lan trở nên xinh đẹp hơn “Hà Lan lạ lùng đến mức tôi không tin nó đã từng là bạn tôi. Suốt một tuần lễ liền, tôi cứ trố mắt ra dòm nó, vừa ngạc nhiên thích thú lại vừa đau khổ nặng nề. Thế ra nó chính là nó, và như vậy nó chẳng còn là cô bạn bé bỏng của tôi nữa, nó có vẻ là…chị hai của tôi hơn” [10, tr. 65]. Sự thay đổi đột ngột ấy làm cho nhân vật Ngạn vô cùng đau khổ khi nghĩ đến thân phận bé mọn của mình và tự gán ghép cho mình là “chú bé loắt choắt, hệt một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch” trong mắt cô bạn nhỏ của mình. Ngạn vùi đầu vào học tập vào học tập và cuối năm lớp tám Ngạn đứng một thứ hạng khá cao trong lớp, điều đó làm ba mẹ Ngạn rất tự hào. Khi nhận ra mình cũng dần trở thành ngƣời lớn Ngạn vô cùng vui sƣớng: “…Điều sung sướng nhất của tôi trong thời gian đó là một niềm vui rộng lớn không thể chia sẻ cùng ai, kể cả với ba mẹ tôi. Đó là việc, cũng như Hà Lan trước kia, sau một đêm ngủ dậy, tôi bỗng nhận ra mình lớn vọt hẳn lên, ra dáng một chàng trai hẳn hoi. Tôi vỡ giọng, tiếng nói khan khan như vịt đực. Bà Năm Tự bảo tôi trổ mã. Cô Thịnh ở thành phố về thăm làng, thấy tôi đứng cao hơn cô gần một cái đầu, mặt lại lấm tấm mụn, cô cười bảo tôi đến tuổi dậy thì” [10, tr. 67]. Nguyễn Nhật Ánh để các nhân vật tha hồ đƣợc tƣởng tƣởng về tình yêu của mình. Mỗi trải nghiệm, mỗi thay đổi trong suy nghĩ là minh chứng cho sự thay đổi về cả tâm lí và tâm sinh lí của các nhân vật: “Năm lớp chín là một năm tuyệt vời. Cuộc sống như một trang sách mới mẻ, kỳ thú và luôn luôn mời gọi. Mỗi 59 ngày trong tim tôi điều nở một nụ hồng tươi thắm. Một năm tôi sống trên mây. Tôi mơ mộng. Và tôi trở nên kỳ quái. Tôi hay trò chuyện một mình. Tôi không biết đến thời gian. Đang ngủ trưa, bị lay dậy, tôi hỏi: sáng rồi hả bà? Bà Năm Tự nghi tôi điên. Tôi chỉ cười. Tôi sắm một cuốn sổ tay. Và tôi toàn chép thơ” [10, tr. 68]. Hơn lúc hết, các em cần đƣợc giải đáp những thắc mắc thầm kín mà đôi khi các em ngại chia sẻ với ngƣời thân. Thƣ (Cô gái đến từ hôm qua) không hiểu mối quan hệ tồn tại giữa mình và Việt An bây giờ là gì. Thƣ không hiểu đó có phải là tình yêu hay không, những cảm xúc rối bời, các em đặt ra những câu hỏi rồi sau đó tự mình giải đáp: “Sau cuộc trò chuyện với Hải gầy, tôi sinh ra nghĩ ngợi vẩn vơ. Ừ, chẳng hiểu Việt An có yêu mình chút xíu nào không nhỉ? Từ trước đến nay, tôi chẳng hề quan tâm đến chuyện này. Bởi vì nếu có quan tâm, tôi chẳng thể nào giải đáp nổi một vấn đề “tầm cỡ” như vậy. Tôi cứ mặc nhiên coi mối quan hệ hiện nay giữa tôi và Việt An là mối quan hệ giữa hai người…yêu nhau và không thắc mắc gì lôi thôi” [5, tr. 54]. Chuyện tình cảm là chuyện khó nói và mỗi ngƣời có một quan niệm và cảm nhận riêng. Chuẩn (Trại hoa vàng) cũng không rõ Cẩm Phô có thật sự thích mình hay không, chỉ vài lần gặp và vài câu nói bâng quơ, vài lần Cẩm Phô che chở cho Chuẩn trƣớc sự chọc ghẹo của các cô bạn của mình, nhƣng Chuẩn đã bắt đầu nảy sinh tình cảm. Chuẩn đã khoe với nhỏ Châu là Cẩm Phô đã thích mình và ngày đêm mong nhớ hình bóng ấy. Thật vậy, những rung động đầu đời khiến những trái tim bé bỏng của các nhân vật bắt đầu có những ngày tháng mơ mộng và những xao xuyến lại kì. Khi gần cô bé dễ thƣơng Hà Lan (Mắt biếc), Ngạn nhƣ kẻ mất hồn. Hà Lan là một cô bé dễ thƣơng và đặc biệt duyên dáng. Nét duyên dáng của Hà Lan hoàn toàn bẩm sinh, nó không hề ý thức về những cử chỉ mềm mại và kiểu cách của mình: “tôi luôn tò mò và thích thú quan sát những động tác “dễ ghét” của nó. Hà Lan thường đưa tay vén tóc một cách đặc biệt, nó lắc đầu cho tóc hất qua vai cũng đặc biệt không kém và những cú liếc xéo của nó bao giờ cũng khiến tôi trố mắt nhìn” [10, tr. 24 ]. Dƣờng nhƣ, cái nhìn đầu tiên luôn để lại ấn tƣợng mạnh trong tâm trí của kẻ đang yêu, Trƣờng (Đi qua hoa cúc) chìm đắm trong những cảm xúc mới lạ, cảm xúc đầu đời của tuổi mới lớn với sự xao xuyến lạ kỳ: “…Từ trước đến nay, tôi chưa từng thấy ai có đôi mắt đẹp đẽ đến nồng nàn như vậy. Tôi đọc thấy trong đó sự rạng rỡ không 60 che giấu. Tôi cũng đọc thấy trong đó nỗi rộn rang khó tả của trái tim tôi. Người run lên, tôi không đủ can đảm nhìn lâu hơn vào đôi mắt đầy quyến rũ kia nữa. Mà cúi xuống chiếc gàu mo cau sóng sánh nước trên tay” [7, tr. 73]. Nguyễn Nhật Ánh còn khắc họa tâm trạng các nhân vật khi vô tình tiếp xúc với ngƣời khác phái tạo cho các nhân vật có những giây phút bối rối, Thƣ (Cô gái đến từ hôm qua) bỗng dƣng lại ngại ngùng khi quan tâm cô bạn nhỏ Tiểu Li đang bị bệnh: “tôi định chạy lại sờ trán nó xem nó đã bớt nóng chưa, nhưng không hiểu sao tôi đã thấy ngường ngượng. Hồi sáng, khi nghe nó sốt, tôi cũng sờ trán nó, nhưng lúc đó tôi chẳng hề thấy mắc cỡ. Lúc này, chỉ mới nghĩ tới thôi, tôi đã thấy bối rối và tôi không thể nào cắt nghĩa được điều đó” [5, tr. 136]. Cảm xúc khác lạ ấy cũng đƣợc Trƣờng (Đi qua hoa cúc) cảm nhận khá thú vị khi so sánh chuyện bá vai giữa ngƣời thân với một ngƣời con gái khác. Trƣờng cảm nhận đƣợc sự lạ lùng khi đƣợc Ngà vịn vai đi nhờ, cảm xúc ấy thật khó diễn tả. Từ khi có sự xuất hiện của Ngà, Trƣờng biết đem lòng yêu hoa cúc và chú ý đến Ngà hơn. Trƣớc nay Trƣờng vẫn xem chuyện tiếp xúc với đàn bà con gái là chuyện bình thƣờng, thỉnh thoảng mẹ, em gái, dì Miên vẫn cao hứng quàng vai bá cổ nhƣng Trƣờng chẳng thấy gì khác so với những cử chỉ thân thiện của anh em thằng Chửng “Vậy mà không hiểu sao khi chị Ngà chạm tay vào vai tôi, lòng tôi bỗng dưng xao xuyến lạ lùng. Một cảm giác kì lạ, nửa thích thú nửa sợ hãi, lan ra khắp người khiến mặt tôi đột nhiên đỏ lựng. Y hệt như cảm giác đêm nào tôi nằm trong căn liều vải giữa những mùi hương lạ” [7, tr. 47]. Hơn thế nữa, trong giai đoạn phát triển tâm lí, các em rất dể bị tổn thƣơng tình cảm. Các em có lòng tự trọng và có sự tự ái của riêng mình, các em cần đƣợc sự tôn trọng của ngƣời khác. Trong thời gian khủng hoảng này, các em thƣờng tự mình ấp ủ những thắc mắc mà không biết phải nói cùng ai. Đến đây, thiết nghĩ có phải do sự giáo dục và nếp sống của ngƣời phƣơng đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo ra những khoảng cách giữa phụ huynh và các em. Vì thế, các em ngại thắc mắc những chuyện riêng tƣ, những nỗi lòng của mình. Khác với lối viết e dè, tránh đụng chạm đến thế giới nội tâm của tuổi học trò của những nhà văn khác, Nguyễn Nhật Ánh đã mạnh dạn thể hiện nỗi lòng của nhân vật một cách chân thực nhất. Đó là sự phát triển bình thƣờng của một con ngƣời, ai cũng có những cảm giác yêu, ghét, 61 tƣơng tƣ sầu nhớ một ai đó ở trong lòng. Và tại sao ta lại không cho phép các nhân vật thể hiện ra nỗi lòng của mình của cách tự nhiên nhất. Nhà văn đề cập đến những khía cạnh tận sâu tâm hồn của các nhân vật, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ nói hộ cho những trái tim của tuổi mới lớn với bao mộng mơ khi bƣớc vào đời. 3.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của gia đình và xã hội 3.2.1. Tuổi học trò trong mối quan hệ với gia đình Lã Thị Bắc Lý từng nhận xét: “Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện tại, hiện đại, các vấn đề phản ánh của văn học thiếu nhi đã được mở rộng phong phú và đa dạng. Mối quan tâm lớn nhất của các tác giả là trẻ em trong quan hệ gia đình. Đây là vấn đề nhạy cảm và tinh tế, được đề cập trong nhiều tác phẩm” [21]. Thật vậy, gia đình là tế bào của xã hội, là nơi vun đắp yêu thƣơng và bến đổ bình yên nâng bƣớc tuổi học trò đến thành công. Sự quan tâm của gia đình dành cho các em là điều vô cùng quan trọng, điều đó thể hiện trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ của gia đình góp phần cùng nhà trƣờng giáo dục các em một cách tốt nhất. Tình yêu thƣơng của gia đình là liều thuốc tinh thần giúp các em vững tin vào cuộc sống và có thêm động lực để học tập ngày càng tốt hơn. Qua mỗi tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh đều dành một phần không nhỏ để nói về tình cảm gia đình của các nhân vật. Ông đề cao tình cảm gia đình, mỗi nhân vật mỗi tính cách nhƣng ở các em luôn có một trái tim đầy yêu thƣơng với các thành viên trong gia đình. Trong tác phẩm Trại hoa vàng, Chuẩn là một đứa trẻ ngoan, biết hiểu cho hoàn cảnh và sự cực khổ của cha mẹ khi gánh vác chuyện gia đình. Vì đồ đi học đã không còn vừa nữa, Chuẩn cũng giống nhƣ bao đứa trẻ khác cũng muốn có đồ mới để mặc đến trƣờng. Nhƣng từ khi thấy cha mẹ không có tiền, thấy cha có vẻ mệt mỏi hơn trƣớc, Chuẩn đã cảm thông cho cha mẹ và không có ý định xin tiền mua đồ mới nữa. Thƣơng mẹ và em, Chuẩn trồng hoa và dành dụm tiền mua cho Châu một cái cặp mới cùng sách vở để đi học. Đứng trƣớc những thách thức của cuộc sống, các em cũng có những nghị lực vƣợt qua đáng để trân trọng, đó chính là ý thức đƣợc điều gì nên làm và phải phấn đấu nhƣ thế nào: “tôi biết gia đình tôi dạo này đang gặp khó khăn. Công việc làm ăn của ba tôi dường như đang đình trệ. Ngày nào mặt ông cũng đỏ bừng nhưng không phải do ông ngồi hàng giờ bên lò 62 nấu như trước đây mà vì lúc này rảnh rỗi, ông ưa chén thù chén tạc. Quán nước của mẹ tôi cũng chẳng khấm khá gì. Quán gần như nằm trong hẻm nên khách khứa chẳng bao nhiêu, chỉ quảnh đi quẩn lại mấy người quen trong xóm. Càng nghĩ ngợi, tôi càng buồn phiền. ăn cơm xong, tôi bỏ ra vườn hoa ngồi một mình gặm nhấm nỗi buồn của con nhà nghèo khó. Tôi quên bẵng “nỗi đau hình tam giác”. Tôi biết tôi chẳng thể đòi hỏi ba mẹ tôi hơn nữa. Để thoát khỏi cảnh ngộ này, tôi phải cố gắng học thật giỏi. Học giỏi mới đỗ đạt thành tài, mới làm ra tiền mua sắm quần áo, còn dư thì giúp cha mẹ. Dư nữa thì cho nhỏ Châu một ít.” [12, tr. 50]. Tuy bề ngoài những ông bố luôn có vẻ khó khăn với các con nhƣng tận sâu trong lòng họ, họ luôn dành điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Hiểu đƣợc sự cố gắng của Chuẩn trong suốt năm học, cha Chuẩn đã dần cảm thông hơn về thế giới của con mình, ông bớt hằn hộc đi, tuy vẫn ít nói nhƣng trong lòng ông đã hiểu hơn cho con mình. Cuộc sống là vậy, tình yêu thƣơng của gia đình luôn tạo cho các em có thêm động lực để phấn đấu hơn nữa cho một tƣơng lai tốt đẹp. Khi chứng kiến cảnh con mình học tập tốt hơn ngƣời cha mẹ luôn là ngƣời hạnh phúc và tự hào nhất. Khi nghe tin ba kêu mẹ may cho hai cái quần mới, Chuẩn đã vô cùng xúc động, niềm vui có quần mới mặc là một, nhƣng thay đổi đƣợc quan niệm của ba mới chính là niềm vui thật sự, kể từ đây ông không còn quan niệm ngƣời ăn mặc đẹp sẽ không học ra gì nữa, đó là một diều vô cùng đáng quý: “Lên tới phòng khách, ba tôi bước về phía chiếc bàn kê giữa nhà bằng những bước dài. Tôi lo lắng nhìn theo ông và lập tức đưa tay lên...dụi mắt. Chính giữa bàn là một cây đàn và quay lại ấn vào tay tôi: - Của mày đó. Niềm vui đột ngột khiến tôi như nghẹn thở. Tôi lắp bắp “con...con...”một hồi vẫn không nói được tiếng “cảm ơn ba” nằm mắc nghẹn ngang cuống họng. Đến khi tôi lại được bình tĩnh thì ba tôi đã dắt xe ra khỏi nhà từ đời nào” [12, tr. 327]. Niềm hạnh phúc ấy nhƣ điều gì đó nghẹn lại, cảm xúc yêu mến ba dâng trào, chính giây phút này nhân vật đã hiểu tình cảm của ba dành cho mình nhƣ thế nào: “Tôi muốn cảm ơn ba tôi không chỉ vì ông mua đền cho tôi cây đàn mới. Tôi biết đó là phần thưởng ông tặng cho sự tiến bộ của tôi trong học tập. Tôi muốn cảm ơn ông trước hết về thái độ của ông đối với mối quan hệ bạn bè của tôi” [12, tr. 327]. 63 Tuy Nguyễn Nhật Ánh chỉ đề cập đến những khía cạnh rất bình thƣờng của các nhân vật nhƣng những trang văn của ông luôn khiến ngƣời đọc phải trầm trồ thán phục. Ông không xây dựng nhân vật sống trong bị kịch, nhƣng không vì vậy mà các nhân vật mờ nhạt đi, chúng vẫn trải theo dòng chảy của cuộc đời, vẫn nếm đủ các hƣơng vị của cuộc sống. Cuộc sống gia đình tuy khó khăn, nhƣng sống trong tình yêu thƣơng lẫn nhau luôn làm các nhân vật cảm thấy hạnh phúc. Thƣờng (Bong bóng lên trời) mất ba từ nhỏ, một mình mẹ gánh vác gia đình, thƣơng mẹ cực khổ lo cho gia đình, Thƣờng đã lén mẹ đi làm thêm kiếm thêm thu nhập để phụ mẹ một phần nào đó trong cuộc sống. Thƣờng đi bán kẹo kéo, mỗi ngày đi bán Thƣờng đều dành lại một cây kẹo về cho em của mình, kẹo là đồ ăn ƣa thích của các em nhƣng hiểu gia đình đang khó khăn, em của Thƣờng diện lý do ngán kẹo và dặn Thƣờng đừng mua về nữa. Nguyễn Nhật Ánh đƣa yếu tố giáo dục vào tác phẩm rất tinh tế, ngƣời đọc không có cảm giác là đang bị giáo dục, không cảm thấy khô khan, mà đó nhƣ những lời tâm sự chia sẻ với nhau hàng ngày. Qua các nhân vật trong tác phẩm ngƣời đọc sẽ suy nghĩ lại về chính mình đã và đang làm gì trong cuộc sống muôn màu sắc này. Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh cũng đã chỉ ra những điểm chƣa tốt trong sự quản lí con cái của các bậc phụ huynh. Những tâm tƣ của những đứa trẻ khi cha mẹ chƣa hiểu mình, những suy nghĩ non nớt hồn nhiên của tuổi mới lớn trong mối quan hệ với gia đình. Dƣới đây ngƣời viết xin trình bày những suy nghĩ cũng nhƣ áp lực mà các nhân vật phải gánh khi sống trong sự khác biệt tƣ tƣởng giữa ngƣời lớn (phụ huynh) và trẻ (con, cháu) trong gia đình. Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ: “Tôi nghĩ trẻ em thời nào cũng có những nét tương đồng về tính cách, tâm lý cả những lỗi lầm. Điều kiện sinh hoạt có thể ở mỗi thời mỗi khác, nhưng bản chất và mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè không có gì thay đổi” [33]. Sự quan tâm và quản lí các em quá nghiêm khắc của gia đình đã tạo áp lực cho các em và ảnh hƣởng không nhỏ đến suy nghĩ của các em về cuộc sống. Sống trong sự quản lí của cha mẹ từ nhỏ nên khi đi học xa nhà mỗi ngày phải đạp xe gần hai mƣơi cây số trên con đƣờng huyện Trƣờng (Đi qua hoa cúc) luôn làm mẹ cảm thấy lo lắng. Tâm lý của cha mẹ lúc nào cũng sợ con hƣ hỏng, sợ con mình khi ra ngoài xã hội thoát khỏi sự quản lí của gia đình sẽ bỏ bê 64 học tập, trở thành đứa lông bông và sẽ bị kẻ xấu lợi dụng: “mẹ tôi sở dĩ cho tôi tiếp tục ở với ông trong những dì Miên đi học ở xa một phần vì thương ông quạnh quẽ nhưng phần khác mẹ muốn tôi đi xa đám bạn chăn trâu bên chân cầu Cẩm Lễ, xa những những ngày trốn học chạy lang thang” [7, tr. 11]. Sự quản lí quá mức của gia đình dành cho các em không phải lúc nào cũng mang nghĩa tích cực. Các em sẽ thấy cuộc sống của mình quá gò bó và càng trở nên bƣớng bỉnh hơn nữa. Vào giai đoạn này tâm lý của các em có sự thay đổi lớn, các em rất dể bị tổn thƣơng và đặc biệt lòng tự trọng rất cao. Nếu gia đình vô tình không hiểu đƣợc sẽ dẫn đến những tình huống đáng tiếc. Chuẩn (Trại hoa vàng) rất đam mê hoa, do không đủ tiền để mua hoa Chuẩn đã lén lấy một ít tiền của mẹ nhƣng vô tình bị ba phát hiện và phạt một trận đòn đau đớn “Sau trận đòn đó, nghe tôi khai tôi đánh cắp tiền chỉ để mua hoa, mẹ tôi bỗng thương tình nên từ đó về sau mẹ thường giấu ba giấm giúi tiền cho tôi. Có lẽ mẹ tôi nghĩ thà để tôi bận bịu với thú trồng hoa còn hơn là để tôi suốt ngày đàn đúm với bạn bè thọc bi - da, kết băng kết đảng rủ nhau đánh lộn hoặc tiêu phí thì giờ vào những trò lăng nhăng khác” [12, tr. 8]. Chuẩn cảm thấy tổn thƣơng khi những sở thích của mình luôn bị ba cho là vô bổ “Chỉ đến Tết năm rồi, khi tôi bán được mấy mươi chậu thược dược và cả trăm nhành lay - ơn lấy tiền mua sách vở và sắm cho nhỏ Châu, em gái tôi, một cái cặp xách thì ba tôi mới bớt thờ ơ với khoảnh vườn của tôi” [12, tr. 8]. Đôi khi việc áp đặt con cái theo một khuôn khổ do cha mẹ đặt ra làm cho các nhân vật cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với xã hội bên ngoài. Các em có cái tôi riêng và cần đƣợc tôn trọng. Đối với các nƣớc phƣơng Tây ngƣời ta tôn trọng quyền tự do và dân chủ của con cái, cho con em tự do giao thiệp với bạn bè, ngƣợc lại các nƣớc phƣơng đông lại có cách dạy con khác, với cƣơng vị là cha mẹ họ có quyền phán xét và ra lệnh cho con cái làm hay không làm một điều gì đó: “Không hiểu nghe lỏm được ở đâu, ông cứ đinh ninh chuyện quần áo luôn luôn liên quan chặt chẽ đến tính khí con người. Hễ ăn mặc giản dị, thanh bần mới là người chăm học. Còn ai quần áo đẹp đẽ đều bị ông liệt vào hạng đàn đúm, ăn chơi. “mốt miếc”, ông càng ghét tợn. Năm ngoái, thanh niên toàn thị trấn đều mặc quần ống chật, cỡ 16 18 li, ông bắt tôi may quần 28 li, đi quét đất hệt như bà nội tôi. Ngày đi may đồ mới, cả thế giới ai cũng hồi hộp vui mừng, chỉ riêng tôi là khóc nức nở” [12, tr. 46]. 65 Đó là tâm trạng dở khóc dở cƣời của Chuẩn khi không đƣợc ba tôn trọng ý kiến. Gia đình Việt thƣờng quản lí nghiêm con cái của mình, họ sợ nhiều thứ phức tạp trong cuộc sống và chính vì vậy họ đã vô tình lấy đi sự tự do và những sở thích riêng của con cái mình. Không những thế, các nhân vật còn là nơi chút giận của cha mẹ mỗi khi họ gặp chuyện bực mình. Các em không hiểu vì sao mình lại bị đối xử nhƣ vậy, và tại sao lúc nào ngƣời lớn cũng luôn xem những việc của con mình làm luôn chƣớng mắt. Có lẽ, do văn hóa của ngƣời lớn và văn hóa của trẻ em có quá nhiều quan điểm khác nhau, mỗi bên đều có những lý lẽ riêng để bảo vệ quan điểm của mình và tất nhiên trẻ con không bao giờ thắng. Trong tâm trí của Chuẩn (Trại hoa vàng) luôn bị ám ảnh bởi những trận đòn roi của ba, những cú đấm đá vô tình và làm cho Chuẩn không chỉ đau về thể xác mà còn tổn thƣơng cả tâm hồn “Tôi phải nghỉ học ba ngày liền để dưỡng thương và để nghĩ ngợi xem có cách nào gại đổi ba tôi cho một ai đó để lấy một ông ba khác hiền lành hơn và nhất là ốm yếu hơn không” [12, tr. 20]. Trong cƣơng vị là bậc cha mẹ, đôi khi họ luôn bao che cho những nhƣợc điểm của mình, họ cố tình tránh né nó, ngƣợc lại đối với con cái họ thƣờng không nghĩ vậy. Cha mẹ luôn soi mói, đem khuyết điểm của con mình ra để la rầy một cách thiếu tôn trọng, cách dạy ấy thật sự không hợp lý với sự phát triển của trẻ: “Cái thằng đầu bò này, học hành không lo, suốt ngày chỉ hoa với lá! Có ngày tao đốt sạch hết đám cây cỏ của mày cho coi…Đầu óc tôi vốn không được thông minh lắm, học hành năm nào cũng dở dở ương ương, nên mỗi khi điên tiết tôi chuyện gì, ba tôi thường gọi tôi là “thằng đầu bò”. Tôi ức lắm, nhưng nghe riết rồi cũng quen tai” [12, tr. 9]. Từ con mắt ngây thơ vô tƣ, nhƣng trong phút chốc các em muốn mình trở thành ngƣời lớn để có thể phán xét và tiếng nói của mình sẽ có giá trị hơn trong mắt bố mẹ: “Hôm nay ba tôi trước sau không “động thủ” với tôi. Tôi chẳng lãnh một cú “thiết cước” nào vào “hạ bàn” nhưng nỗi đau tinh thần xem ra còn lớn hơn nhiều. Lúc nãy, khi nghe tiếng răng rắc vang lên, tôi tưởng không phải cây đàn mà chính trái tim tôi đang rạn vỡ” [12, tr. 213]. Thiết nghĩ, ngoài cách dùng bạo lực, chửi bới đối với trẻ chẳng lẽ chúng ta lại không còn cách nào khác hơn để dạy trẻ. Một tâm hồn non nớt, các em nhƣ một trang giấy trắng tinh nguyên thì tại sao chúng ta không tô 66 vẽ thêm màu hạnh phúc, thêm tình yêu để các em có thể phát triển một cách tốt nhất. Thông qua những suy nghĩ, bộc bạch của các nhân vật về cha mẹ mình mà Nguyễn Nhật Ánh thể hiện trong tác phẩm. Dƣờng nhƣ giữa cha mẹ và các em luôn có những khoảng cách, các em chƣa thật sự thoải mái khi tâm sự với ba mẹ mà ngƣợc lại các em cảm giác sợ sệt mà không hiểu lý do vì sao: “Tôi biết ông vào nhưng tôi không ngẩng đầu lên, cứ chúi mũi vào cuốn tập trước mặt. Mặc dù không làm gì sai trái, hễ có ông đứng bên, tim tôi lại đập thình thịch. Bao giờ cũng vậy.điều đó gần như là một phản ứng tự nhiên, có nguồn gốc từ xa xưa lắm, có lẽ từ ngày tôi lãnh cú “thiết cước” đầu tiên của ông vào mảnh be sườn non nớt” [12, tr. 242]. Nhà văn đã thể hiện đƣợc những mối quan hệ xung quanh cuộc sống gia đình của tuổi học trò. Qua đó, ngƣời đọc thấy đƣợc sự đa dạng trong cách nghĩ của các nhân vật thấy đƣợc những khó khăn khi các em cố gắng thích nghi với cuộc sống mới. Những suy nghĩ non nớt của các nhân vật về cha mẹ mình đã nói lên tình thƣơng yêu giữa các nhân vật trong gia đình. Cuộc sống dù có gặp khó khăn trở ngại nhƣng các thành viên vẫn yêu thƣơng nhau, thông cảm cho nhau đó mới chính là điều ý nghĩa. Ông đề cao sự giáo dục đúng cách từ bậc cha mẹ, đề cao truyền thống văn hóa của gia đình Việt. Hơn thế nữa, cuộc sống vẫn còn nhiều bất ngờ không ai đoán trƣớc đƣợc. Vì vậy để vƣợt qua khó khăn ấy, tuổi học trò phải trang bị thật nhiều kiến thức thực tế và trong lòng luôn tràn đầy nghị lực để vƣợt qua thử thách trong cuộc sống. 3.2.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của xã hội Trong cuộc sống, ai cũng cần có ngƣời lắng nghe và chia sẻ những tâm sự vui buồn. Lã Thị Bắc Lý đã từng viết: “Kết thúc mỗi tập sách bao giờ cũng lắng đọng những tâm tư và khát vọng mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc. Nguyễn Nhật Ánh nhắn nhủ các em một cách thân tình bằng chính những câu chuyện mà các em đã trải qua hoặc chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày” [9, tr. 1009]. Tuổi học trò là tuổi thích khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. Các em ngại tâm sự với ba mẹ, những thắc mắc của bản thân đa phần là do các em tự giải đáp và trợ giúp từ 67 bạn bè. Trong khi nhiều kiến thức cần đƣợc ba mẹ và ngƣời lớn giải đáp. Cuộc sống vốn có nhiều điều phức tạp, với hiểu biết non nớt của mình cùng với sự thoi thúc tìm hiểu khám phá đôi khi các em vô tình bị dụ dổ vào những con đƣờng sai trái. Từ khi quen biết với anh em Chửng, Trƣờng (Đi qua hoa cúc) ngày càng bị lôi kéo vào những trò chơi đầy mê hoặc: “Thế là kể từ hôm đó, cứ cách vài ba ngày, anh em thằng Chửng lại xúi tôi trộm thuốc của ông tôi. Ba đứa chui vào góc vườn, thay nhau phì phèo, mắt lim dim hệt như những tay chơi hạng nhất. Tôi học hành thì chậm chạp mà không hiểu sao cái khoản hút sách lại tiến bộ ghê gớm. Trong một khoảng thời gian ngắn, khói vọt có vòi qua lỗ mũi tôi trông cứ như khói đầu máy xe lửa. Tôi đã biết chum môi thổi những vòng khói tròn, mặc dù thằng Chửng em cứ khăng khăng bảo những chữ O của tôi lúc nào cũng méo xẹo, nhăn nheo như thể đít gà” [7, tr. 15]. Chẳng những thế, Trƣờng còn nghe lời Chửng lấy lông mèo giả tóc bạc để cho ông thƣởng tiền. Thực tế cho thấy, cha mẹ có quản lí con nghiêm khắc nhƣ thế nào đi nữa, khi bƣớc vào một thế giới khác các em mới là ngƣời quyết định bƣớc đƣờng tƣơng lai của mình. Vì vậy, Trƣờng dù dặn lòng không đi quậy phá cùng anh em Chửng nữa nhƣng trong lòng lại không tài nào vƣợt qua đƣợc cám dỗ đó. Ở đâu đó trong những bọn trẻ ấy cũng có những tình bạn chân thành mà đôi khi ngƣời lớn của chúng ta lúc nào cũng nghi ngờ. Trƣờng cảm thấy anh em của Chửng tuy có lúc cũng lôi kéo vào những trò chơi xấu, nhƣng trong tận sâu những trái tim ấy là sự nhiệt tình và quý trọng tình bạn sâu sắc. Anh em Chửng không đƣợc học hành đàng hoàng, không đƣợc sự giáo dục tốt từ cha mẹ, nó có tính ranh mãnh của những kẻ bụi đời nhƣng có những lúc hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ ở vùng quê nghèo “Nhưng hồi đó, cũng như mãi mãi về sau này nếu tôi không hớ hênh buột miệng thì mẹ tôi không tài nào biết cũng như không bao giờ ngờ rằng trên trái đất lại có những đứa trẻ hư hỏng một cách quyến rũ như anh em thằng Chửng và trong suốt một thời gian dài, tuổi thơ tôi đã lớn lên trong tình bạn ấm áp và lắm gây gổ của tụi nó” [7, tr. 27]. Trong con mắt của trẻ, đƣợc vui đùa cùng bạn bè, đƣợc sống trong một ký ức tuổi thơ ấm áp là kỷ niệm đẹp không dễ phai nhòa, khi con ngƣời ta trƣởng thành, ngƣời ta lại muốn sống trong sự ấm áp giữa tình bạn tuổi thơ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, con ngƣời ta phải vƣợt qua sóng gió mới trƣởng thành hơn đƣợc. 68 Nguyễn Nhật Ánh còn đƣa vào tác phẩm những cám dỗ, những thách thức mới trong cuộc sống. Khi các nhân vật chƣa có sự chuẩn bị tốt cho hành trang tƣơng lai của mình, các em sa ngã vào những ảo tƣởng, sống không thực tế và chìm đắm vào những đam mê vô bổ. Trong khi, tuổi học trò là những ngày tháng ăn học để định hƣớng tƣơng lai, thì các em lại lơ là việc học, lƣời lao động và sống cuộc sống buông thả. Hà Lan (Mắt biếc) chỉ lên thành phố một thời gian ngắn nhƣng đã bị lôi cuốn theo lối sống của các bạn trẻ, những gì chân chất dƣờng nhƣ chỉ còn của quá khứ. Hà Lan và Dũng mãi mê nói chuyện với nhau, chủ đề họ nói là những xu hƣớng nhạc, thời trang của các thần tƣợng. Những văn hóa du nhập từ nƣớc ngoài luôn thu hút các em vào một thế giới ảo, một thế giới tràn ngập thần tƣợng. Các em đam mê thần tƣợng và sống đua đòi theo phong cách của thần tƣợng. Nguyễn Nhật Ánh đã nói lên một thực trạng của giới trẻ hiện nay khi sa lầy thần tƣợng quá mức và khi xa rời gia đình các em sẽ rất dễ bị ảnh hƣởng bởi những trào lƣu văn hóa không tốt đối với lứa tuổi của mình. Đối với các bạn trẻ bây giờ việc ỷ lại vào ba mẹ là điều không tốt. Bởi vì, càng lệ thuộc vào gia đình các nhân vật sẽ không ý thức đƣợc việc học tập và sự cầu tiến cho bản thân. Các em sẽ không học hỏi đƣợc những kinh nghiệm sống ngoài đời, không thấy đƣợc ý nghĩa của công sức lao động và học tập. Từ đó, cuộc sống trong con mắt của các em sẽ trở nên khác đi và thƣờng có thái độ không tốt với những ai hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn mình. Trong tác phẩm Bong bóng lên trời, Nguyễn Nhật Ánh có nói đến vấn đề phân biệt bạn giàu nghèo của tuổi học trò, khi các em sống trong điều kiện quá đầy đủ các em thƣờng chọn bạn theo mức độ chịu chơi của các nhân vật nhƣ phải biết nhảy đầm, chạy xe xịn, con nhà giàu,...Thiết nghĩ, tại sao Nguyễn Nhật Ánh lại đặt ra vấn đề nhƣ vậy? Vật chất cũng rất thiết, nhƣng có vật chất mà thế giới tinh thần không đƣợc quan tâm hợp lí thì các em cũng không đƣợc phát triển một cách tốt nhất. Tình bạn của tuổi học trò là thứ tình cảm rất cần trong các mối quan hệ của cuộc sống. Tác giả nhƣ truyền đi thông điệp nhƣ muốn bảo vệ thứ tình bạn keo sơn ấy lại, giữ cho những học trò có những niềm tin tốt đẹp, để các em cảm nhận và thông cảm cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Vì vậy, để đối mặt với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống, các nhân vật cần sự tƣ vấn cũng nhƣ giáo dục kịp thời để không bị lệch lạc tƣ tƣởng, không ỷ lại vào gia đình và sẽ biết cách lao động chân 69 chính để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Khi vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống, mỗi nhân vật nhƣ thấu hiểu thêm lẽ đời, hiểu thêm về tình nghĩa của con ngƣời và tình yêu thƣơng của gia đình dành cho mình. Nguyễn Nhật Ánh lồng vào mỗi tác phẩm những bài học, thông điệp quý báu cho mọi ngƣời. Trong cuộc sống này, chúng ta nên trân trọng những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ cho tâm hồn luôn đẹp và trong sáng. Kinh nghiệm, kiến thức là do bản thân mình học hỏi và đúc kết, có sự trải nghiệm con ngƣời ta mới có hành trang vào đời tốt hơn. Tóm lại, để tuổi học trò có thể vƣợt qua những thử thách của cuộc sống và bƣớc tiếp đến tƣơng lai thì cả gia đình và thầy cô phải cùng kết hợp giáo dục để các em có cơ hội phát triển tốt nhất. 3.3. Những thách thức, khó khăn khi đối diện với ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời 3.3.1. Tình yêu ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò Trong bài viết Văn học Việt Nam từ đầu đổi mới, Lã Thị Bắc Lý chia sẻ “Thế giới nội tâm sâu kín cùng những rung động đầu đời (tình yêu học trò), như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ, được các tác giả quan tâm khai thác. Có thể kể đến các tác phẩm như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày xưa của Trần Thiên Hương, Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc” [21]. Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều nói về những tình yêu chớm nở của tuổi mới lớn nói chung và tuổi học trò nói riêng. Có thể nói, những rung động đầu đời thƣờng để lại ấn tƣợng khó phai trong ký ức của mỗi ngƣời. Những kỷ niệm đẹp về tình yêu tuổi học trò sẽ giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống. Tình yêu đầu đời là những rung cảm trong sáng, Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa những nhân vật vô cùng đáng yêu khi đối diện với rung cảm đầu đời của mình. Cẩm Phô (Trại hoa vàng) là một cô gái dịu dàng, đằm thắm. Tuy gia đình Cẩm Phô cũng thuộc hạng gia đình giàu có nhƣng Cẩm Phô luôn sống giản dị và không ỷ lại vào gia đình. Cẩm Phô thƣờng can ngăn bạn bè chêu chọc chuyện “tam giác béc mu đa” của Chuẩn, từ nét đáng yêu ấy Chuẩn đã phải lòng và bắt đầu những ngày tháng mộng mơ của lứa tuổi mới lớn: “Trong thoáng chốc, gánh nặng trong lòng tôi như được một bàn tay vô hình nào đó nhấc đi. Thay vào đó là một cảm giác lâng lâng kì 70 lạ, nửa như thẹn thùng nửa lại hân hoan. Hóa ra con nhỏ trước mặt tôi là Cẩm Phô, đứa con gái đã từng “chở che” cho tôi trước những đòn tấn công của con nhỏ miệng móm, đứa con gái đã khiến tôi lần đầu tiên trong đời phải nghĩ ngợi vẩn vơ…nghe giọng nói ngọt ngào như mật ong nguyên chất. Càng nghĩ ngợi tôi càng ngẩn ngơ, mặt đực ra như thằng khờ được của” [12, tr. 92]. Nhà văn thể hiện rung động đầu đời của các nhân vật vô cùng sinh động. Đôi khi đó là cái nhìn đầu tiên, có thể là nụ cƣời duyên, đôi mắt long lanh, hay cử chỉ quan tâm mà khi xa ta vẫn luôn nhớ mãi những kỷ niệm đó. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) bỗng cảm thấy xao xuyến trƣớc sự dịu dàng của Ngà, một cảm giác len lõi trong tâm hồn của tuổi mới lớn không dám thổ lộ cùng ai. Trƣờng ngồi bên cạnh Ngà trên một chiếc rễ cây choài ra sát mặt nƣớc, chiếc cần trúc cầm hờ hững trên tay. Trƣờng không còn mê trò câu cá nữa, mỗi một ngày trôi qua những trò chơi tuổi nhỏ lại lần lƣợt rủ nhau rời bỏ Trƣờng “…Hôm nay cũng vậy. Tôi nhìn chiếc phao đang run rẩy trên mặt nước một cách thờ ơ. Tôi thích liếc về phía chị Ngà hơn. Tôi thích nhìn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của chị đang rạng lên dưới nắng chiều. Những lúc ấy lòng tôi như bâng khuâng lạ và tôi sung sướng cảm thấy cuộc sống êm đềm quá đỗi. Thật vậy chẳng cao xa gì, chỉ như thế này thôi, nghĩa là được ngồi lặng thinh bên cạnh chị để đuổi theo những ý thưởng vẩn vơ, cuộc sống đối với tôi không còn gì đáng mơ ước hơn nữa” [7, tr. 161]. Từ khi thích Ngà, Trƣờng đã thay đổi hẳn lên, từ một chàng trai lƣời và không hề để ý đến hoa cúc nhƣng từ khi biết Ngà yêu hoa cúc, Trƣờng cũng đem lòng yêu hoa cúc. Những sự quan tâm của ngƣời bạn nhỏ Hà Lan (Mắt biếc) luôn tạo cảm xúc khó phai trong lòng nhân vật Ngạn, khi lớn lên sự quan tâm ấy dần ít đi nhƣng trong tâm trí Ngạn đó luôn là một nỗi nhớ, một kỷ niệm mãi khắc sâu trong lòng. Tình yêu của Ngạn đƣợc ƣơm mầm khi còn nhỏ tuổi, khi cả hai vẫn còn học tiểu học, những ngày cùng nhau đi lƣợm trái trâm, hái bông dủ dẻ, những buổi trƣa hè leo trèo lấy tổ chim, hay những ngày giành dùi đánh trống cho cô bạn nhỏ đã làm cho sự hoài vọng vào một tình yêu một cách mãnh liệt. Khi con tim bắt đầu rung động, cảm giác nhớ và yêu một ai đó làm cho các nhân vật vô cùng khổ sở. Sự dằn xé, những trăn trở và thắc mắc về tình yêu đầu đời luôn ẩn hiện trong tâm trí của mỗi nhân vật. Trong tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua để đƣợc gần ngƣời thích, Thƣ đã 71 tìm cách mƣợn truyện đọc rồi chép thơ vào tập nhằm thổ lộ tình cảm. Thƣ phải nhịn luôn tiền ăn sáng, tiền xem phim, cà phê, hay sở thích đánh bi - da để lấy tiền mua kẹo cho cả nhóm Việt An ăn, rồi mua vé đi xem phim để lấy lòng ngƣời mình yêu thích. Thƣ đã bao lần cảm nhận về tình yêu không có hồi đáp của mình, đã bao lần buông tay nhƣng lòng vẫn mong nhớ, vẫn hy vọng, đó chính là lúc lý trí không thắng đƣợc con tim của một ngƣời đang yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã nói đúng vào tâm lý của kẻ đang yêu, có lẽ khi yêu chuyện tiếp tục hay dừng lại một cuộc tình luôn làm ngƣời trong cuộc phải khổ sở. Nhà văn đã thể hiện các nhân vật với những cảm xúc ngọt ngào của tình yêu, với nhiều chi tiết hóm hỉnh, thơ ngây đặc trƣng của các nhân vật tuổi học trò. Tuy đã chuẩn bị những gì định nói với Cẩm Phô từ trƣớc nhƣng Chuẩn (Trại hoa vàng) vẫn ấp úng và động lại nhiều cảm “Những cuộc đối thoại giữa hai người “nhớ nhau muốn chết” đại khái như vậy, toàn những câu vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu và nhạt như nước ốc. Nhưng không hiểu sao, đối với tôi những câu chuyện ấy lại rất đỗi đậm đà, hấp dẫn và mê ly, và nếu như Cẩm Phô không vội về nhà, nếu như có thể ở luôn bên cạnh tôi kể từ giờ phút đó, tôi tin chắc rằng tôi có thể trò chuyện quẩn quanh với nó như vậy cho đến già mà không hề thấy chán” [12, tr. 188]. Tình yêu biến ngƣời ta thành một con ngƣời khác, nó có sức mạnh vô cùng ghê gớm có thể biến một kẻ vô tƣ thành một ngƣời luôn sầu muộn, nhớ nhung. Chuẩn ấp ủ trong lòng những hy vọng về một tình yêu tƣơi đẹp, Chuẩn nhớ Cẩm Phô nhiều hơn và mơ mộng nhiều hơn: “càng nghĩ ngợi tôi càng ủ ê. Cây mộng mơ vừa mọc trong hồn tôi, mới vừa loe hoe ba chiếc lá còm, chưa kịp trổ hoa đã vội vàng tàn lụi. Thật chả bù với những cánh hoa đang lung linh khoe sắc trong vườn. Chứng nom mới tươi tắn làm sao, thật chẳng giống tí ti nào với ông chủ của chúng lúc này đang ngồi thừ người trong bóng chiều chập choạng, mặt mày ngẩn ngơ cứ như kẻ mất hồn” [12, tr. 101]. Tình yêu có thể tạo động lực cho hai ngƣời yêu nhau cùng tiến bộ trong học tập. Từ khi yêu Cẩm Phô, Chuẩn đã sống hoàn toàn khác với thời gian trƣớc đó, có lẽ chính tình yêu chân chính đã làm cho Chuẩn cảm thấy có thêm động lực cố gắng hơn nữa trong việc học. Kể từ hôm gặp Cẩm Phô về, Chuẩn nhƣ trở thành một con ngƣời khác. Để chuẩn bị kiến thức tốt cùng học với Cẩm Phô. Hễ đi học về tới nhà, ăn qua loa vài chén cơm xong là Chuẩn ôm tập ra sau vƣờn ngồi 72 học. Ngày nào cũng vậy, Chuẩn học đến tối mờ tối mịt, sau đó đứng dậy xách thùng nƣớc đi tƣới hoa, tƣới xong lại vào phòng học bài tiếp. Ngƣời đọc đã thật sự ấn tƣợng với các suy nghĩ vừa trẻ con vừa có chút ngƣời lớn của các nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Các nhân vật đã có những suy nghĩ thật chính chắn khi quyết định khẳng định tình yêu bằng sự nỗ lực học tập của mình. Tình yêu tuổi học trò không lúc nào cũng là những sự quan tâm, hay đi hẹn hò trong những địa điểm lãng mạn mà nó còn thể hiện là sự trao dồi kiến thức, xác định mục tiêu cho tƣơng lai, biết sống có trách nhiệm với bản thân cho gia đình và xã hội: “Tôi không thể biết được một cách chắc chắn vì sao tôi thích học chung với Cẩm Phô, vì sao tôi thích ngồi với nó ở nhà chị Cẩm Phiêu hơn là ngồi cạnh nhau trong quán bà Thường, mặc dù những buổi hẹn hò dưới chân cầu được bao bọc bởi một khung cảnh hữu tình hơn, ít dính dáng đến những con số khô khan và những công thức “chán chết được” của các môn đại số, hóa học và lượng giác hơn..” [12, tr. 295]. Đƣợc học chung với ngƣời mình thích, đƣợc giúp ngƣời mình thích là niềm tự hào và hãnh diện, sự giúp đỡ của bạn bè và tình yêu chân chính sẽ tạo động lực cho nhau vƣợt qua bao khó khăn và cùng nhau phấn đấu trong học tập. Đƣợc sự giúp đỡ của Phú ghẻ (Trại hoa vàng), Chuẩn dần làm chủ kiến thức từ đó Chuẩn đã giúp Cẩm Phô tiến bộ trong học tập. Vì đƣợc giúp ngƣời mình yêu là một điều vô cùng hạnh phúc. Môn vật lý là môn Chuẩn học rất yếu vậy mà khi đƣợc Phú ghẻ kèm một thời gian Chuẩn đã tiến bộ đến bất ngờ và “bây giờ tôi có thể ung dung ngồi giảng bài cho Cẩm Phô từng li từng tí, hệt như tôi là Newton tái thế” [12, tr. 272]. Chuẩn dần nhân ra, tình yêu chân thật không phải nhất thiết lãng mạn nhƣ phim ảnh, khi yêu biết yêu và hài lòng với cảm xúc trong sáng của con tim mới thật ý nghĩa: “Tôi tự hài lòng với những gì mà mình cảm nhận, rằng khi học chung với nhau, nghĩa là khi cùng “hợp tác” với nhau để hướng về một mục đích nào đó trong cuộc sống, dường như mối quan hệ giữa con người ta bỗng trở nên gần gũi hơn và tự nhiên hơn. Và như vậy tôi còn mong muốn gì hơn nữa?” [12, tr. 295]. Tình yêu là một tình cảm đẹp, đối với tuổi học trò tình cảm ấy càng đáng trân trọng hơn. Chắc hẳn, trong khoảng thời gian dƣới mái trƣờng ai cũng đã từng một lần yêu hay thƣơng thầm nhớ trộm một hình bóng ở trong lòng. Nguyễn Nhật Ánh 73 viết nên những mối tình ngây thơ, trong sáng ấy nhƣ một sự trân trọng khoảnh khắc yêu thƣơng của tuổi học trò. Vì vậy hãy giữ cho tình yêu tuổi học trò mãi trong sáng và hồn nhiên. Để khi chúng ta lớn lên, khi nhớ về quá khứ sẽ mãi tự hào về những ký ức đẹp của tình yêu tuổi học trò. Những rung cảm đầu đời của tuổi học trò thể hiện sự hồn nhiên, vô tƣ, tình yêu của các em không tính toán, cảm xúc mơ mộng ấy chắc hẳn ai đã từng là học sinh điều ghi dấu ở trong lòng. Nguyễn Nhật Ánh tôn trọng tình cảm ngây thơ ấy, mỗi trang viết là tất cả tình cảm của ông dành cho tuổi học trò thân thƣơng. Vì sự ngây thơ, hồn nhiên ấy nên ông luôn mong các em sẽ giữ mãi những nét đáng yêu đó nhƣ màu áo trắng của tuổi học trò. Để ngày tháng dƣới mái trƣờng của các cô cậu nhóc sẽ là những ngày tháng tƣơi vui, hồn nhiên và thật ý nghĩa. 3.3.2. Thách thức, khó khăn của tuổi học trò khi đối diện với ngưỡng cửa tình cảm đầu đời Nguyễn Thị Thanh Xuân từng chia sẻ: “Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung cảm đầu đời. Trong tâm tưởng các em, bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân,..” [9, tr. 1004]. Tình yêu tuổi học trò là tình yêu của tuổi mới lớn, trong giai đoạn này tâm lý của các em vẫn còn nhiều biến động vì vậy thách thức và khó khăn ngày càng nhiều hơn khi phải thích ứng với cuộc sống mới. Các em chƣa trang bị đƣợc kiến thức tốt về sức khỏe và giới tính vì vậy khi các em ngộ nhận tình yêu đầu đời là tình yêu duy nhất và sống hết mình với tình yêu ấy theo chiều hƣớng xấu sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc. Rung động đầu đời có thể là ký ức đẹp nhƣng cũng có thể là nỗi ám ảnh là sự nuối tiếc cho những gì đã qua. Trong tác phẩm Mắt biếc, nhân vật Hà Lan đã bị chinh phục bởi những lời nói ngọt ngào của Dũng, Hà Lan đã bị choáng ngợp với sự “ga lăng” nhất thời, với niềm tin rằng mình đã tìm đƣợc ngƣời yêu thật sự, Hà Lan và Dũng đã vƣợt quá giới hạn của tình bạn mà đi vào một ngã rẽ khác. Hà lan học tập sa sút, trong lòng luôn lo sợ mất ngƣời yêu, và thƣờng rơi vào cảm giác cô đơn khi Dũng đi chơi cùng một ngƣời con gái khác. Vì quá ngây thơ nên Lan đánh mất đi những ngày tháng 74 hồn nhiên vô tƣ của mình. Ngạn đã từng mơ một ngày sẽ đƣợc cƣới Hà lan làm vợ, nhƣng đó chỉ là mơ ƣớc “So với Dũng, tôi chỉ là một thằng con trai quê mùa. Quê mùa từ lối sống, từ cách ăn mặc đến cách tỏ tình. Bây giờ chẳng còn ai tỏ tình bằng cách bỏ công ngồi gảy đàn và rụt rè hát lên những lời bóng gió. Hệt như một thằng ngốc. Tôi cứ bắt chước Trương Chi, hèn gì hồn tôi chết đuối. Mà những bản tình ca cũng chẳng ra gì, ngay từ đầu Dũng đã liệt vào loại “cổ điển”” [10, tr. 126]. Đây chỉ là một hiện tƣợng tâm lý bình thƣờng, khi cuộc sống có sự thay đổi các em sẽ có sự so sánh riêng trong bản thân mình. Khi xa quê, xa rời sự quản lí của cha mẹ, các nhân vật dƣờng nhƣ không thể vƣợt qua đƣợc những thách thức, khó khăn của cuộc sống. Khi sống ở một nơi khác các em dể bị sa ngã do sự tác động của môi trƣờng bên ngoài, những nền văn hóa mới mà các em tiếp thu không chọn lọc, từ đó tạo cho các em ảo tƣởng về rung động của mình sẽ là tình yêu thật sự và không gì có thể đánh đỗ nó. Nhƣng ở độ tuổi của các em, cảm xúc rung động ấy có thể chỉ là một cảm giác thoáng qua, rồi sẽ rơi vào sự quên lãng khi các em tiếp xúc với những ngƣời khác và sẽ còn những tình cảm khác. Hà Lan (Mắt biếc) đã quên đi làng Đo Đo, quên đi vùng quê yên bình đã nuôi dƣỡng nó lớn khôn, Hà Lan thích sự mới mẻ, thích cuộc sống sung sƣớng nơi thành thị đông đúc, thích những lời nói ngon ngọt của Dũng: “Hà lan bảo tôi Dũng sẽ cưới nó. Dũng hứa như vậy. Tôi chẳng biết tôi có mong như vậy không, nhưng khi nghe tin đó, lòng tôi nhẹ nhõm” [10, tr. 159]. Ai lớn lên rồi cũng sẽ thay đổi, tính cách của mỗi con ngƣời cũng chịu sự chi phối của nhiều thứ. Giống nhƣ Hà Lan, Ngà (Đi qua hoa cúc) cũng đã chót rung động với Điền và mơ tƣởng về tình yêu tốt đẹp, Ngà bị động lòng bởi những trò lãng mạn của Điền, khi mỗi sáng thức dậy Điền thƣờng hái hoa cúc để bên cửa sổ gần bàn học của Ngà. Với suy nghĩ non nớt, cùng với tâm lý chƣa yêu lần nào, Ngà đã bắt đầu mơ mộng về tƣơng lai, mơ về hạnh phúc khi làm cô giáo về dạy học ở vùng quê và lấy chồng ở quê. Niềm mơ ƣớc tƣởng chừng sẽ thành hiện thực, nhƣng sự thật thì thật phủ phàng, Điền đã có vợ, Điền chỉ lợi dụng sự thơ ngây của nhân vật Ngà để dụ dỗ Ngà: “Bỗng chốc mắt tôi mờ đi, ngực tức nghẹn. Lần này, không bị ám ảnh bởi chuyện ma quái, tôi sững sờ và cay đắng nhận ngay ra tiếng cười khúc khích giữa đêm khuya của con ma tóc dài từng khiến an hem thằng Chửng sợ vãi mật kia chính là tiếng cười của 75 chị Ngà. Và người đàn ông đang đùa giỡn suồng sã với chị trong đống rơm cuối vườn kia là không ai khác hơn là anh Điền tóc quăn lắm mưu nhiều kế” [7, tr. 185]. Tình yêu không đơn giản nhƣ những gì ta nghĩ, nó cũng có thể ngọt ngào, hạnh phúc, nhƣng cũng có thể chỉ toàn nỗi đau và nƣớc mắt. Tuổi học trò trong sáng nhƣ trang giấy trắng, các em sống vô tƣ, hồn nhiên nhƣng những cám dỗ ở thế giới bên ngoài có thể dẫn lối các em đi vào một con đƣờng khác. Chỉ có sự kiên định trong cách nghĩ và sống trong sáng, có mục tiêu, lý tƣởng rõ ràng các em mới có thể không lệch lạc suy nghĩ. Thật vậy, rung động đầu đời là cảm xúc tình yêu chứng tỏ mình dần trƣởng thành, rung động ấy tạo cho các nhân vật biết yêu, biết giận, biết mong chờ hạnh phúc. Thiết nghĩ tình yêu là quy luật tự nhiên, là cảm xúc của con tim mà chúng ta không thể nào ngăn cản đƣợc. Nguyễn Nhật Ánh để các nhân vật trải nghiệm với số phận tình yêu của chính mình. Ông không gƣợng ép nhân vật sống theo suy nghĩ chủ quan của mình, ông thể hiện nhân vật một cách tự nhiên nhất, các nhân vật sống với tình cảm thật nhất của chính mình. Khi bắt gặp tiếng sét của tình yêu, rung động của con tim Trƣờng (Đi qua hoa cúc) tạm quên đi những ngày tháng tuổi thơ, quên đi những kỷ niệm trẻ con của mình ngày nào. Trƣờng sống trong một thế giới khác ít tiếng cƣời hơn và đôi khi có cả những nỗi lòng không thể bày tỏ. Mùa mƣa đến chậm, nhƣng đúng lúc biết bao. Mƣa đến nhƣ xua tan ký ức buồn bã mà Trƣờng đã thêu dệt bấy lâu nay. Để quên Ngà, Trƣờng cố gắng giết chết thời gian bằng cách tha hồ dầm mƣa, cùng anh em thằng Chửng mò mẫm ngoài bờ ruộng soi đèn bắt ếch. Niềm đau ấy làm trái tim Trƣờng có sự tổn thƣơng và đôi khi Trƣờng cảm thấy sung sƣớng khi nghĩ mình sẽ không bao giờ trở thành ngƣời lớn nữa. Nguyễn Nhật Ánh đã diễn tả sự đau khổ, tổn thƣơng của các nhân vật khi thất bại trong mối tình đầu. Khi tình cảm gặp trở ngại, tâm lý của các em rất sợ bị tổn thƣơng thêm một lần nửa. Ngà đã đem lòng yêu ngƣời khác, điều đó nhƣ mũi kim đâm vào trái tim bé bỏng của Trƣờng. Từ giả tuổi thơ trong nƣớc mắt, và chấp nhận trƣởng thành trong khi tan vỡ mối tình đầu là một điều vô cùng đau khổ: “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. đừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ 76 tới một người” [7, tr. 220]. Đúng vậy, ở đời có những chuyện, những gƣơng mặt thoáng qua đời ta nhƣ một cơn gió, nhƣng cũng có những sự việc, những hình ảnh về một con ngƣời mãi luôn khắc sâu trong tâm trí của ta, cho dù ta cố gắng quên đi nhƣng nó vẫn mãi ngự trị trong ký ức không thể phai nhòa. Tình yêu không chỉ đem đến hạnh phúc, tình cảm đầu đời có khi lại mong manh, trong suốt và rất dễ tan vỡ. Với sự nhạy cảm của tuổi mới lớn, với trái tim bé bỏng ấy, các em phải chịu nỗi đau khi thất bại trong tình yêu, chạy theo tình nhƣng tình lại đi theo một tiếng gọi khác. Cảm xúc buồn bả nhƣ tràn ngập trong lòng của Ngạn (Mắt biếc) khi mối tình dần trở thành nỗi tuyệt vọng: “Đúng, tôi như thế đấy! Đến bây giờ, khi tình yêu của tôi bắt đầu bị đe dọa, tôi mới nhận ra tôi đã yêu Hà Lan biết chừng nào. Tình yêu của tôi với Hà Lan hẳn đã hình thành từ những ngày thơ ấu và gắn bó với bao kỷ niệm ngọt ngào, những kỷ niệm đã không ngừng vượt qua không gian và thời gian để lúc nào cũng cháy rực trong tôi như những ngọn nến hồng. Những kỷ niệm tươi đẹp đã nuôi dưỡng tình yêu tôi như đất đai nuôi cây trái, đợi một ngày cành biếc sẽ ra hoa. Và tôi, tôi đã đợi” [10, tr. 119]. Tình yêu đó là nỗi buồn sâu thẩm nó làm cho Ngạn hiểu ra đƣợc lẽ đời và chấp nhận sự thật: “Tôi không cố tự đánh lừa mình nữa. Tôi hiểu điều gì đang xảy ra và cố đón nhận nó bằng một thái độ bình tĩnh như đón nhận một viết thương của số phận. Tôi cũng tự nhử tôi đừng trách Hà Lan. Rằng nó có quyền chọn lựa con đường của riêng nó. Rằng tôi không thể buộc nó phải gắn bó lòng mình với những kỷ niệm của một thời thơ ấu dài lâu. Tôi không thể bắt Hà Lan phải giống tôi” [10, tr. 125 - 126]. Nhà văn đã khắc họa sự thay đổi tâm trạng của các nhân vật khi bị cú sốc tình cảm. Nụ cƣời dần hiếm đi, sự vui đùa vui tƣơi của ngày thơ ấu ngày càng trở nên xa vắng. Khi gặp cú sốc tình cảm, tính cách của các em ngày càng lầm lí, ít nói hơn, chúng cố gắng tránh xa mọi ngƣời. Gia đình và nhà trƣờng là yếu tố quan trọng định hƣớng các em có suy nghĩ tốt hơn về cuộc sống. Khi các em đứng trƣớc ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời, gia đình cần quan tâm, chia sẻ, cần giáo dục cho con những kiến thức cần thiết về sức khỏe và giới tính để các em hiểu và không kẻ xấu lợi dụng. Không chỉ nói về ƣu điểm về tình yêu của lứa tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh còn đề cập đến những thách thức mà các nhân vật gặp phải trong cuộc sống. Khi 77 đứng trƣớc ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời các em rất cần sự trợ giúp của gia đình và nhà trƣờng. Tuổi học trò nhƣ những nhành non trên cành rất dể tổn thƣơng, vì vậy các em cần sự bảo vệ, cần tình yêu thƣơng và tôn trọng của mọi ngƣời. Cái hay của Nguyễn Nhật Ánh là làm cho mọi ngƣời khi đọc tác phẩm, khi đọc những kỷ niệm của các nhân vật nhƣ đang nói về chuyện của chính mình. Những tình yêu đầu đời với những cái e thẹn, mắc cỡ, rồi những lần viết thƣ qua lại, hay những lúc liếc trộm nhìn nhau mà tim nhƣ ngừng đập. Đó chính là kỷ niệm đẹp, ai cũng lớn lên và sống trong hạnh phúc của riêng mình. Ai cũng sẽ tìm đƣợc hanh phúc với một nửa kia, có lẽ không phải là mối tình đầu nhƣng trong lòng mỗi chúng ta, mối tình đầu là mối tình ban sơ đơn giản nhƣng hồn nhiên và làm ta nhớ mãi. 3.4. Vấn đề “Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh 3.4.1. Giá trị hiện thực Tác phẩm văn học phải nói lên sự thật, sự thật đó không chỉ là cách mô tả tính cách, sự kiện mà còn phải toát lên đƣợc những nhận định, tƣ tƣởng của tác giả về vấn đề đó trong cuộc sống: “Mỗi nhà văn trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, luôn là những bước chân trong mơ. Bởi khi muốn phản ánh cuộc sống xã hội, muốn đưa nó vào trong trang văn, các nhà văn phải lăn lộn trong cuộc sống hiện thực để nhào nặn thế giới hình tượng nhân vật theo cách riêng của mình” [13, tr. 1]. Nguyễn Nhật Ánh đã nói đúng vào tâm lý của những nhân vật tuổi học trò. Dƣờng nhƣ, những suy nghĩ bé bỏng nhất của các nhân vật đều đƣợc viết vào tác phẩm một cách thật hóm hỉnh. Chính vì lẽ đó, ngƣời đọc càng thấy gần gũi và yêu thích tác phẩm của ông hơn. Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có đề cập đến vấn đề thay đổi tâm lý của các nhân vật, đó là hiện tƣợng thay đổi tâm lý bình thƣờng nhƣng ẩn trong đó là những nét ngây thơ và những trăn trở của lứa tuổi mới vào đời. Các nhân vật đang trong độ tuổi mới lớn, vì thế tâm lý và tâm sinh lý của các em cũng thay đổi. Các nhân vật khao khát đƣợc làm ngƣời lớn và muốn khẳng định bản thân mình. Trong giai đoạn này, các em đang thích nghi, khám phá thế giới xung quanh và cố gắng làm một điều gì đó để thế giới ấy bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn, Chuẩn (Trại hoa vàng) thích trồng hoa và 78 yêu vẻ đẹp của hoa, đó là một thú vui tao nhã, vì việc trồng hoa vừa có thể thỏa niềm đam mê mà còn giúp ích đƣợc thêm thu nhập cho gia đình. Dế, Nhạn, tụi trẻ xóm Miễu (Hạ đỏ) luôn đánh nhau mỗi khi hai phe gặp nhau, thật ra đánh nhau là thú vui của trẻ thơ lúc đó chúng có cảm giác đƣợc tự do và mình giống nhƣ một anh hùng thực thụ. Dế không ăn đu đủ nhƣ những ngƣời khác ăn, nó xẻ trái đu đủ ra làm hai, rồi lấy muỗng vừa múc ăn vừa phun hột. Thật vậy, các em không muốn làm theo khuôn khổ và sự áp đặt của ngƣời khác và muốn khám phá sự thú vị, mới mẻ của thế giới bên ngoài. Để nhớ công thức môn toán và môn văn, Huy và Quang (Bàn có năm chỗ ngồi) đã nghĩ ra những công thức dễ nhớ hơn và không bị khô khan nhƣ công thức trong sách giáo khoa, đó là sự sáng tạo rất đáng khen ngợi. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) tuy biết anh em thằng Chửng luôn dụ dỗ mình chơi những trò chơi xấu nhƣng Trƣờng không thể nào cản nổi khát khao đƣợc đi chơi của mình. Những ngày tháng bắt ốc, nhái rồi luội suối tắm mƣa luôn làm Trƣờng phải say đắm. Học cách thích nghi với cuộc sống mới quả thật không đơn giản, các em phải học cách chấp nhận và tiếp thu nhiều điều mới mẻ. Thiết nghĩ vì sao các em lại muốn trở thành ngƣời lớn một cách mãnh liệt nhƣ vậy? Có lẽ, trong mắt các em, khi vẫn bị coi là con nít là vẫn chƣa có tiếng nói trong mắt mọi ngƣời và dù đó là quan điểm đúng đi chăng nữa. Với lối viết đơn giản và cách dùng từ vô cùng dễ hiểu, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của các nhân vật, ông viết về chúng nhƣ đang viết cho bản thân mình. Những thách thức khó khăn của cuộc sống sẽ là hành trang, kinh nghiệm quý báu để các nhân vật bƣớc vào đời. Ông đã thể một bức tranh sinh động về xã hội, những cám dỗ trong đời sống luôn rình rập các em. Tuy những thách thức, khó khăn chỉ đƣợc tác giả đề cập một phần trong tác phẩm. Nhƣng bấy nhiêu đó cũng đủ làm ta nhận ra một phần nào về những trăn trở, suy nghĩ của tuổi học trò trong cuộc sống hiện đại này. Nguyễn Nhật Ánh đã cho ta thấy đƣợc những khó khăn mà tuổi học trò vƣớn phải. Một hiện thực vẫn diễn ra ở ngoài thực tế mà các em hàng ngày đối mặt. Những tác phẩm viết về tuổi học trò của nhà văn nó không đơn thuần là tác phẩm văn học chỉ để giải trí mà nó còn nói lên những suy nghĩ ấp ủ của các em với gia đình, xã hội. Từ cuộc sống và mối quan hệ trong gia đình, xã hội, rồi những rung động của tình yêu đầu đời đã biến các nhân vật thành một con ngƣời khác nó có thể 79 vui tƣơi hơn nhƣng cũng có thể trở nên âu sầu đau khổ khi vấp ngã trên con đƣờng đời. Với suy nghĩ tuổi học trò vẫn còn non trẻ, vì vậy tác giả luôn hƣớng ngƣời đọc đến với cái nôi văn hóa, mái ấm tình thƣơng của gia đình để mọi ngƣời càng yêu thƣơng quý trọng nhau hơn nữa. 3.4.2. Giá trị nhân văn Thông qua mỗi tác phẩm văn học, nhà văn đều gửi gắm những tƣ tƣởng tình cảm đến ngƣời đọc. Qua mỗi tình huống, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm ngƣời đọc nhƣ một lần suy nghĩ lại bản thân và rút ra những kinh nghiệm trong cuộc sống. Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những cảm giác bềnh bồng và lãng mạn của tình yêu. Với suy nghĩ rất đơn giản và trong sáng của tình yêu nhà văn đã để cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự ngọt ngào của rung cảm đầu đời của tuổi mới lớn. Khi hai ngƣời yêu đi bên nhau, thời gian nhƣ dừng lại, cảnh vật trở nên đẹp hơn, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của ngƣời đang yêu, một cảm giác mơ hồ nhƣng tràn ngập hạnh phúc. Nhà văn ca ngợi sự vƣợt khó, quyết tâm của các nhân vật và đề cao tình bạn của tuổi học trò. Chuẩn (Trại hoa vàng) từ khi biết đƣợc Cẩm Phô muốn mình học chung nhóm thì đã cố gắng học ngày, học đêm để có đƣợc kiến thức tốt nhất. Chuẩn không muốn ấp úng khi trả lời với Cẩm Phô, từ một chàng trai chuyên copy bài của Phú ghẻ, bằng nổ lực của chính mình và sự giúp đỡ tận tình của Phú ghẻ, chẳng những Chuẩn tiến bộ mà Cẩm Phô cũng tiến bộ lên hẳn. Nguyễn Nhật Ánh rất am hiểu tâm lý của lứa tuổi học trò, thực tế không ai muốn mình học yếu kém trong mắt ngƣời yêu cả. Từ những ý nghĩ đó tự bản thân mỗi nhân vật luôn cố gắng học hỏi mình trở thành một chổ dựa vững chắc cho bạn mình. Đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc bên cạnh tính hiếu động, nghịch ngợm, ba hoa của các nhân vật ngƣời ta vẫn nhìn thấy nét đáng yêu ẩn sâu trong ấy. Ngƣời đọc không cảm thấy ghét bỏ các nhân vật khi chúng có lỗi gì đó mà đổi lại là cảm giác thông cảm hơn và nhìn các em với một con mắt thiện cảm hơn. Thế giới của các em thật sự đa dạng hơn những gì chúng ta nghĩ, chúng có tất cả những mối quan hệ và những cung bậc cảm xúc rất khác nhau. Chính trong lòng của các nhân vật cũng có những mâu thuẫn, để giải quyết một vấn 80 đề nào đó các em cũng có đấu tranh tƣ tƣởng của mình một cách mãnh liệt. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) tuy làm biếng học bài và làm việc nhà nhƣng trong lòng Huy đôi lúc cũng muốn học hành đàng hoàng và làm việc phụ mẹ nhƣng do tâm lý nản với tất cả việc nặng nhẹ nên Huy chẳng tài nào thắng đƣợc cơn làm biếng ngự trị trong mình. Tuy còn nhỏ nhƣng các em đã hiểu đƣợc sự vất vả của mẹ mình, Thƣờng (Bong bóng lên trời) và em không tiêu xài lãng phí mà cố gắng tiết kiệm để tiền phục vụ cho việc có lợi nhất trong gia đình. Tình thƣơng yêu quý trọng của các nhân vật đối với gia đình và bè bạn là những tình cảm chân thành và vô cùng cao đẹp. Đó chính là một cách giáo dục rất tốt của tác giả dành cho ngƣời đọc, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống sẽ bớt đi khó khăn khi mình biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan hơn, yêu đời hơn nữa. Nguyễn Nhật Ánh đã chạm đến nỗi lòng bé bỏng của các nhân vật tuổi học trò, đó chính là nỗi hân hoan khi có đƣợc một tình yêu hạnh phúc hay là một nỗi buồn vu vơ lại quá đỗi đột ngột khi thất bại trong tình yêu. Ông tôn trọng tình yêu ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Bên cạnh đó, nhà văn đã ca ngợi tấm lòng cao đẹp biết nghĩ, biết tha thứ, yêu thƣơng và giúp đỡ bè bạn của tuổi học trò. Thứ tình cảm ấy là một tình cảm cao đẹp, nó đem lại cho ngƣời ta cảm giác an lành thoải mái sau những sóng gió của cuộc sống. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ một làn gió thổi mát tâm hồn của tuổi học trò giúp cho các em có thể sống lạc quan vô tƣ hơn trên con đƣờng bƣớc vào tƣơng lai của mình. 81 PHẦN KẾT LUẬN Nguyễn Nhật Ánh là cây bút tài năng và gần gũi với lứa tuổi học trò. Ông chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng độc giả từ Nam ra Bắc. Có thể nói, khi đọc mỗi tác phẩm của ông ngƣời đọc nhƣ cầm trên tay một chiếc vé đi về tuổi thơ, trở về với những ngày tháng dƣới mái trƣờng đầy kỷ niệm. Với một tâm hồn trong sáng và luôn vui tƣơi nhƣ lứa tuổi học trò, những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên sự thu hút vô cùng lớn, không chỉ thu hút giới trẻ mà còn bạn đọc lớn tuổi. Khi đọc những câu văn của ông, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự tự nhiên, đơn giản nhƣng không kém phần hấp dẫn. Những câu nói hóm hỉnh, vui tƣơi cùng tâm hồn của tuổi học trò đã đƣợc tác giả khắc họa một cách chân thật nhất. Các nhân vật tuổi học trò đƣợc Nguyễn Nhật Ánh khắc họa luôn mang đậm chất hồn nhiên trong sáng. Tuy các nhân vật có tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau nhƣng ẩn sâu trong các em là một niềm tin vào cuộc sống rất mãnh liệt. Các em có những ƣớc mơ, lý tƣởng sống rất đáng trân trọng. Những trang viết của Nguyễn Nhật Ánh đều chan chứa một tình yêu quê hƣơng tha thiết, ông đƣa những gì thân thuộc gần gũi với thôn quê vào trong tác phẩm của mình. Ông yêu đồng quê, yêu rừng sim, yêu những lũy tre trên những con đƣờng làng. Nơi ấy, là nơi lƣu giữ kỷ niệm tuổi thơ, là niềm tự hào về thiên nhiên và con ngƣời đất nƣớc. Không những thế, các nhân vật với lứa tuổi mới rất đam mê khám phá thế giới xung quanh, rất thích học hỏi và khẳng định bản thân của mình. Hầu hết, Nguyễn Nhật Ánh xây dựng hình tƣợng nhân vật vô cùng gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày của tuổi học trò, đó là những nhân vật nghị lực biết yêu thƣơng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của tuổi học trò, đó là những nhân vật với những nét tâm lý vô cùng ngây thơ, những nét e thẹn về những rung cảm đầu đời. Bằng sự hiểu biết của mình về tuổi học trò, nhà văn không chỉ nói lên những nét tính cách của các cô cậu học trò mà ông còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của mình đối với tâm tƣ, tình cảm cũng nhƣ những thách thức khó khăn mà tuổi học trò gặp phải. 82 Ông không dùng những lời hoa mỹ, ông dùng những từ ngữ đơn giản thông dụng, ông tận dụng sự phiêu linh và giàu có của tiếng Việt để ngƣời đọc không có cảm giác bị gò bó. Ngƣời đọc sẽ nhớ Ngạn (Mắt biếc), nhớ đến mối tình sâu nặng của anh dành cho Hà Lan, nhớ đến những kỷ niệm thân thƣơng của tuổi học trò. Hay nhớ đến ba cô nàng siêu quậy Xuyến, Thục, Cúc Hƣơng trong tác phẩm Nữ sinh, Bồ câu không đưa thư, Buổi chiều Windows,…hay nhớ về những mối rung động đầu đời của các cô cậu nhóc, những hờn ghen vu vơ, những suy nghĩ hồn nhiên, tất cả đƣợc Nguyễn Nhật Ánh gửi gắm vào tác phẩm. Mỗi tác phẩm, mỗi câu chuyện đều ẩn chứa những thông điệp và sự giáo dục của tác giả dành cho bạn đọc. Những tác phẩm ấy, không chỉ giúp ngƣời đọc giải trí mà còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, qua công trình nghiên cứu “Tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh”, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày trên phƣơng diện nội dung của một số tác phẩm viết về tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh. Chúng tôi mong rằng công trình nghiên cứu này sẽ tạo thêm nhiều cảm hứng về nghiên cứu tác phẩm của tác giả Nguyễn Nhật Ánh hơn nữa cũng nhƣ hiểu đƣợc tầm quan trọng và sự đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh dành cho nền văn học nƣớc nhà. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nhật Ánh (2001), Bong bóng lên trời, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2001), Cô gái đến từ hôm qua, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 3. Nguyễn Nhật Ánh (2001), Hạ đỏ, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2001), Nữ sinh, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2001), Trại hoa vàng, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Buổi chiều Windows, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Nhật Ánh (2006), Bàn có năm chỗ ngồi, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh 9. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Kính vạn hoa, Tập 5 (quyển lớn, 9 truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội 10. Phạm Quỳnh Dƣơng (2008), Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Đại học quốc gia Hà Nội trƣờng Đại học khoa xã hội & Nhân văn. 11. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Đi qua hoa cúc, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Mắt biếc, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Bồ câu không đưa thư, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 14. Lý Đợi (19/01/2007), Hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh, http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=5971 15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. 16. Phan Huỳnh (01/06/2012), Văn học thiếu nhi - Bức tranh chưa sáng 01/06/2012, http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/388509/phe-binh-vannghe/van-hoc-thieu-nhi-buc-tranh-chua-sang.html 84 17. Huỳnh Kim (26/03/2013), “giải mã” Nguyễn Nhật Ánh, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130326/giai-ma-nguyen-nhat-anh.aspx 18. Phƣơng Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 19. Lê Phƣơng Liên (01/06/2012), Văn xuôi và trẻ em, http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/388508/phe-binh-van-nghe/vanxuoi-va-tre-em.html 20. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Lã Thị Bắc Lý (15/06/2012), Văn học thiếu nhi từ đầu đổi mới, http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/388500/phe-binh-van-nghe/vanhoc-thieu-nhi-viet-nam-tu-dau-doi-moi.html 22. Đỗ Hồng Ngọc (9-8-2010), Nghe nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về đọc và viết, http://www.dohongngoc.com/web/doc-sach/nghe-nha-vannguy%E1%BB%85n-nh%E1%BA%ADt-anh-noi-v%E1%BB%81d%E1%BB%8Dc-va-vi%E1%BA%BFt%E2%80%A6 23. Lê Minh Quốc (2012), Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội 24. Lê Minh Quốc (16/8/2009), Thử “giải mã hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh, http://leminhquoc.vn/bao-chi/le-minh-quoc-viet/928-thu-qgiai-ma-hien-tuongqnguyen-nhat-anh.html 25. Quyên Quyên (21-4-2014), Nguyễn Nhật Ánh: Ngày nhỏ tôi nghĩ nhà văn là thần thánh, http://news.zing.vn/Nguyen-Nhat-Anh-Ngay-nho-toi-nghi-nha-van-lathan-thanh-post409983.html 26. Tiểu Quyên (21/3/2014), Nguyễn Nhật Ánh – Tôi thấy mình số đỏ, http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nha-van-nguyen-nhat-anh-toi-thay-minh-so-do2014032113011255.htm 27. Trần Đình Sử (2006), Lý luận văn học, tập II – Tác phẩm và thể loại, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội. 28. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 85 29. Vân Thanh (1998), Nguyễn Nhật Ánh nhà văn thân quý của tuổi thơ, Tạp chí văn học số 6. 30. Hà Thế, Nguyễn Nhật Ánh – Anh Bồ câu đa tài, http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/tac-pham-va-du-luan/519-nguyn-nhtanh-anh-b-cau-a-tai.html 31. Kim Thu (8-6-2012), Nguyễn Nhật Ánh: Thành công nhờ khóe văn riêng, http://worldcup.thethaovanhoa.vn/world-cup-2014/nguyen-nhat-anh-thanh-congnho-co-khoe-van-rieng-n20120608062211557.htm 32. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Giáo dục. 33. Tƣờng Vy, Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Văn học thiếu nhi đang cần sự kích thích, http://bachvietbooks.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=1334 86 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………....1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………………2 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………….6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………..7 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………8 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ LÝ LUẬN……………………………………………...………………………………..8 1.1. Tác giả, tác phẩm và tóm tắt một số tác phẩm………………………………8 1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp…………………………………………………….8 1.1.2. Tác phẩm……………………………………………………………….12 1.1.3. Tóm tắt một số tác phẩm……………………………………………….15 1.2. Một số vấn đề lý luận………………………………………………………...18 1.2.1. Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò……………………………….18 1.2.2. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học và vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của nhà văn………………………...20 1.2.2.1. Khái niệm nhân vật…………………………………………………..20 1.2.2.2. vai trò của nhân vật văn học trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của nhà văn………………………………………………………………………..22 CHƢƠNG 2: VẺ ĐẸP TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH…………………………………………………………...23 2.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh…………………………………………………………………23 2.1.1. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò gắn với đời sống học đường………………………………………………………………………………23 2.1.2. Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong cuộc sống đời thường……………………………………………………………………………...30 2.2. Vẻ đẹp trong mơ ƣớc và lý tƣởng về tƣơng lai của tuổi học trò…………..38 2.2.1. Vẻ đẹp trong mơ ước đời thường của tuổi học trò……………………38 2.2.2. Vẻ đẹp trong lý tưởng về tương lai của tuổi học trò…………………..40 2.3. Vấn đề “Vẻ đẹp tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh...........................................................................................................................45 2.3.1. Giá trị hiện thực………………………………………………………..45 2.3.2 Giá trị nhân văn ………...………………………….…………………..47 CHƢƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGUYỄN NHẬT ÁNH………………………51 3.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý………….……………….51 3.1.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý…………………………...51 3.1.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi sinh lý…..……………………...57 3.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của gia đình và xã hội……………...62 3.2.1. Tuổi học trò trong mối quan hệ với gia đình………………………….62 3.2.2. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi của xã hội……………………...67 3.3. Những thách thức, khó khăn khi đối diện với ngƣỡng cửa tình cảm đầu đời………………………………………………………………………………….70 3.3.1. Tình yêu ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò……………………….70 3.3.2. Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò khi đối diện với ngưỡng cửa tình cảm đầu đời……………………………………………………………...74 3.4. Vấn đề “Những thách thức, khó khăn của tuổi học trò” và giá trị của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh………………………………………………………….78 3.4.1. Giá trị hiện thực…………………………………..……………...…….78 3.4.2. Giá trị nhân văn…………………………………..……………..……..80 PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………….82 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..84 [...]... những số phận con ngƣời Nhà văn lồng vào các nhân vật những suy nghĩ, trải nghiệm thiết thực nhất Để qua đó, ngƣời đọc nhận ra tƣ tƣởng của tác phẩm, hiểu đƣợc triết lý của cuộc sống, nó giúp con ngƣời ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa Mỗi nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ là một bài học cuộc sống thiết thực và ý nghĩa nhất 22 CHƢƠNG 2 VẺ ĐẸP TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGUYỄN NHẬT ÁNH Tuổi học trò... cuộc đời, bằng một tình nghề tha thiết, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ngày càng đƣợc bạn đọc yêu mến Tác phẩm của ông ngày càng trở nên gần gũi với lứa tuổi học trò mà còn đƣợc nhiều phụ huynh đón nhận một cách nhiệt tình 1.1.2 Tác phẩm Dƣới đây, ngƣời viết xin dựa vào tài liệu đã sƣu tầm đƣợc trong quá trình nghiên cứu và lƣợc thuật lại những tác phẩm mà Nguyễn Nhật Ánh đã đƣợc sáng tác trong những năm... Langbiang, ông cho ra tác phẩm bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô Năm 2007, tác phẩm Tôi là Bêtô của ông đƣợc độc giả báo Người lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất trong năm Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này đƣợc báo Ngƣời lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008 Tác phẩm Tôi là Bêtô nhận Giải thƣởng văn học của Hội nhà văn thành... của trƣờng lớp,… tất cả những điều đó đã in sâu vào tâm trí của mỗi ngƣời Vẻ đẹp của tuổi học trò là những nét đáng yêu đƣợc biểu hiện qua tâm hồn, tính cách, mơ ƣớc và lý tƣởng của các nhân vật 2.1 Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò 2.1.1 Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò gắn với đời sống học đường Trong bài Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn thân quý của tuổi thơ in trên tạp chí Văn học, số. .. truyền thống của dân tộc 2.1.2 Vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của tuổi học trò trong cuộc sống đời thường Không chỉ đề cập đến những vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của các nhân vật trong đời sống học đƣờng, Nguyễn Nhật Ánh còn khắc họa những vẻ đẹp tinh khôi 29 của các cô cậu học trò trong cuộc sống đời thƣờng Đó chính là cuộc sống sinh hoạt của các nhân vật ở gia đình và xã hội sau những phút giây học tập dƣới... Đại học ở Nga Hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Lá nằm trong lá đƣợc độc giả của công ty phát hành sách Fahasa bình chọn hai trong mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất trong năm Hơn thế nữa, bốn tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính vạn hoa, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc, lọt vào mƣời tác phẩm đƣợc yêu thích nhất (bên cạnh Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Chiếc lược ngà, Mãi mãi tuổi 20, Tuổi. .. hơn trong học tập và hiểu hơn về tình yêu của gia đình dành cho mình 1.2 Một số vấn đề lý luận 1.2.1 Đặc trưng văn học viết cho tuổi học trò Văn học là một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con ngƣời Văn học giúp ta định hƣớng cuộc sống, kết nối mọi ngƣời, văn học còn là nhịp cầu để tác giả trao đổi tâm tƣ và tình cảm với thế giới xung quanh Lứa tuổi hoa niên hay lứa tuổi học trò là lứa tuổi. .. tưởng của nhà văn 1.2.2.1 Khái niệm nhân vật Mỗi tác phẩm văn học đều có những yếu tố tạo nên dấu ấn riêng, nhân vật văn học là yếu tố tạo nên thành công cho tác phẩm văn học Theo từ điển thuật ngữ văn 20 học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [16, tr 235] hay “Nhân vật văn học là khái niệm dung để chỉ hình tượng của cá thể con người trong tác phẩm văn học –... của sở giáo dục tới tận nhà “năn nỉ” Chuẩn học Phú ghẻ thì tình nguyện bỏ ra một tuần năm buổi ôn luyện cho Chuẩn Sự nhiệt tình của bạn bè càng thể hiện một tình bạn đẹp rất đáng trân trọng của học trò Những tính cách hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn làm ngƣời đọc cảm thấy hứng thú Ông viết về đề tài nhà trƣờng một cách tự nhiên và gần gũi nhất, không... Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một thế giới nhân vật vô cùng sinh động, ông viết nhà trƣờng, về sinh hoạt của tuổi học trò một cách chân thật nhất 23 Tuy Nguyễn Nhật Ánh đã vào độ tuổi “ngũ tuần” nhƣng trong ông vẫn nhƣ một cậu học trò thực thụ Vì lẽ ấy, những nét tính cách của các nhân vật tuổi học trò đã đƣợc nhà văn khắc họa rất thành công Với sự ngây thơ, trong sáng của tuổi mới lớn, các nhân vật có

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan