Giá trị nhân văn

Một phần của tài liệu tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 50)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2 Giá trị nhân văn

Trong bài Văn Xuôi và trẻ em, Lê Phƣơng Liên đã có những chia sẻ: “Văn học có ý nghĩa lớn cho trẻ em chính là ở chỗ giúp trẻ em nhận thức ra thế giới và nhận thức ra chính mình. Giá trị nhận thức và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm sẽ tự nhiên làm nên giá trị giáo dục. Khi đọc sách ta như được soi mình vào một mặt nước trong để gặp chính mình trong đó để bật lên tiếng cười để nao nao xúc động mà thấy yêu thương hơn những gì mình vốn đã yêu thương để tạo nên một đời sống bên trong nội tâm mà vẫn được gọi là “tâm hồn”” [18]. Nói đến “nhân văn” hay “nhân đạo” trong tác phẩm là nói sự thƣơng ngƣời, đồng cảm trƣớc những nỗi đau của ngƣời khác. Cảnh sinh hoạt hàng ngày của tuổi học trò, với sự vui tƣơi hồn nhiên vốn có. Các nhân vật đã cho ta thấy một sự vẻ đẹp rất đáng yêu của tuổi học trò. Từ cuộc sống tâm hồn đến tính cách của các em đều cho ta thấy một thế giới thật sinh động và đa dạng, chúng không mờ nhạt mà luôn tràn đầy sức sống.

Thật vậy, Nguyễn Nhật Ánh đã thổi vào tác phẩm những bài học giáo dục một cách thật tinh tế. Ông để các nhân vật sống hết mình vì những ngƣời xung quanh một cách chân thực nhất. Ông khắc họa các nhân vật tuổi học trò không chỉ có lý tƣởng tốt mà còn là một tấm lòng cao cả, biết sống và hy sinh cho ngƣời khác. Đó thật sự là một điều đáng quý.

Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của tuổi học trò một cách rất tinh tế. Đó chính là những suy nghĩ vừa trẻ con vừa ngƣời lớn của các nhân vật luôn làm ngƣời đọc phải cƣời thầm với suy nghĩ ngây thơ vụn dại ấy. Đó chính là cảm xúc đầu đời là tình cảm dịu ngọt, chân thành và khi chia xa trong lòng ai cũng mang trong lòng một kỷ niệm. Sự quan tâm của các cô, cậu nhóc luôn làm cho ngƣời đọc cảm thấy rƣng rƣng: “Vừa nói, Tiểu Li vừa nức nở. Còn tôi, tự bao giờ nước mắt đã ướt đẫm trên má. Gặp lúc khác, tôi đã xấu hổ quay mặt đi. Nhưng lúc này, tôi chẳng buồn che giấu Tiểu Li nỗi xúc động buồn bã của mình” [5, tr. 177]. Phút giây phải xa đi ngƣời bạn thân thiết nhất luôn làm cho tâm hồn các nhân vật bị tổn thƣơng. Những cuộc chia tay của tuổi học trò luôn đƣợc Nguyễn Nhật Ánh khắc họa một cách trân trọng. Khi hay tin Tiểu Li (Cô gái đến từ hôm qua) sắp chuyển nhà cùng gia đình đi nơi khác, Thƣ đã vô cùng đau khổ, Thƣ nghĩ đủ mọi cách để có thể giữ ngƣời bạn mình lại, từ chuyện chƣa học xong học kì hai, rồi đến xin cho Tiểu Li qua nhà mình cùng ở, rồi nhờ mẹ xin giúp,.. Những giọt nƣớc mắt rơi nhƣ từng mũi kim đâm vào trái tim bé bỏng của từng nhân vật. Thƣ không xấu hổ khi khóc trƣớc mặt Tiểu Li nữa, Thƣ chỉ sợ mất Tiểu Li, sợ mất đi cô bạn nhỏ. Cũng nói đến sự chia tay, trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, khi hay tin sắp chia tay cô bạn nhỏ Tủn và cu Mùi đã khóc hết nƣớc mắt của mình: “...khi ăn con Tủn ăn nhiều hơn tôi gấp ba lần. Và khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần. Nước mắt đẫm mặt nó như thể nó đang ngồi dưới mưa. Khóc một hồi, nó liếc tôi, đưa tay quẹt vội lên má rồi vùng chạy ra ngoài” [6, tr. 177]. Đến đây, ngƣời đọc nhƣ vỡ òa cảm xúc, chúng ta cứ ngỡ các em chỉ biết sống vô tƣ hồn nhiên không âu lo trƣớc cuộc sống, nhƣng thật ra trong các em luôn có một tấm lòng yêu thƣơng và suy nghĩ rất chính chắn. “Vẻ đẹp của tuổi học trò” không chỉ biết ăn, học, chơi, mà các em còn biết yêu thƣơng, đau khổ trong cuộc sống. Hoa phƣợng nở là dấu hiệu của mùa hè đến, là kì nghỉ và cũng là thời gian chia tay của các cô cậu học trò tinh

nghịch, trò chơi ép bƣớm hay lá phƣợng vào tập là những kỷ niệm khó quên của thời đi học:

Tôi lên giọng hào hiệp:

- Tao sẽ bắt bướm cho mày ép vào tập. Tiểu li mừng lắm:

- Ừ, anh bắt cho em đi!

Đang nói, bỗng dưng nó rụt cổ:

- Eo ơi, không được! Ép vào tập, những con bướm sẽ chết mất.

- Vậy em không ép nó đâu! Chỉ bắt chơi thôi. Chơi xong thả ra” [5, tr. 172]. Với tính cách nhút nhát của mình, Tiểu Li (Cô gái đến từ hôm qua) không nở ép bƣớm vào tập vì sợ sẽ làm bƣớm chết. Cu Mùi, Tủn và Tí sún (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ) cũng rất đau khổ khi nhìn thấy những con chó chúng yêu thƣơng chăm sóc bị chính cha mình bắt ăn thịt, chúng không còn cách nào khác là phải đem các chú chó bỏ càng xa càng tốt. Tâm hồn bé bỏng không muốn làm hại một sinh linh bé nhỏ thể hiện sự đáng quý trong nhân cách của một con ngƣời và nó đã hình thành kể từ khi các nhân vật còn nhỏ. Quả thật, Nguyễn Nhật Ánh đã đƣa ngƣời đọc trải nghiệm cùng cảm xúc của các nhân vật. Tuy các nhân vật vẫn còn nhỏ tuổi nhƣng đã có một sự hiểu biết, có đƣợc một tấm lòng biết yêu thƣơng bạn bè, mọi ngƣời và cả những con vật nhỏ bé. Không trực tiếp nói ra, nhƣng giá trị nhân văn của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh luôn làm ngƣời đọc có sự đồng cảm lớn.

Hơn thế nữa, những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng đã đƣợc các nhân vật tích lũy thành kiến thức của mình, những nghề mƣu sinh của con ngƣời đƣợc các em cảm nhận tinh tế và trân trọng. Đối với các em, có hiểu và yêu thƣơng sự cống hiến của ngƣời khác bằng cảm xúc chân thật là một điều đáng quý. Ngạn (Mắt biếc) đứng xem những ngƣời mãi võ với một sự thán phục, Ngạn cảm nhận đƣợc sự vất vả của họ và cảm thấy sự bùi ngùi trong lòng: “Tôi đã xem đám người mãi võ này làm trò nhiều lần. Họ không ngụ cư cố định ở một nơi nào. Quanh năm, suốt từ mùa hè đến mùa xuân năm sau, họ đi lang thang qua các làng mạc, các thôn xóm…những trò nuốt dao phun lửa, đã háo hức tháo những cây kim băng cài ngang miệng túi để móc tiền ra mua những lọ cù là, những chai khuynh diệp, các thứ thuốc cao và thuốc chữa bệnh thời mạo khác” [10, tr. 15].

Trƣớc sự thay đổi của cuộc sống, ngƣời đọc thả hồn vào tác phẩm để tìm về một nơi bình yên cho trái tim mình, đó nhịp sống của một vùng quê, là ký ức những gì xƣa cũ của truyền thống một dân tộc. Những con ngƣời chất phát đầy lòng yêu thƣơng của một vùng quê yên bình. Họ đã thầm lặng cống hiến sức mình cho những nghĩa cử cao đẹp của cuộc sống, họ gìn giữ và phát huy bản sắc tự hào của dân tộc. Nguyễn Nhật Ánh gửi vào tác phẩm của mình một tình yêu quê hƣơng sâu sắc. Tình yêu đó là những ký ức mãi tồn tại trong lòng tác giả, là những thông điệp yêu thƣơng của tác giả dành cho ngƣời đọc. Con ngƣời khi sống trong sự nhộn nhịp, hiện đại sẽ quên dần đi những ký ức đẹp về quá khứ. Để trẻ không mất đi tính hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò, thông qua những trò chơi tác giả lồng ghép sự giáo dục nhẹ nhàng, nên gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và để lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn đƣợc sống với tình quê và tình ngƣời chân thật nhất. Các nhân vật đã biết yêu thƣơng và trân trọng những giá trị của cuộc sống. Biết vƣợt qua khó khăn, biết yêu thƣơng gia đình, thầy cô, bạn bè và những ngƣời xung quanh. Đó là điều đáng quý trong nhân cách của một con ngƣời và hơn nữa là nhân cách của thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc.

CHƢƠNG 3

NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN CỦA TUỔI HỌC TRÕ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Bên cạnh việc thể hiện vẻ đẹp của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh còn khẽ chạm vào thế giới nội tâm của các nhân vật. Ở đó có những suy nghĩ, trăn trở của các nhân vật về sự thay đổi tâm lý, tâm sinh lý khi bƣớc vào một giai đoạn mới cho cuộc đời. Nhà văn đã thể hiện những nét đáng yêu của các nhân vật với mối quan hệ giữa gia đình và xã hội hay những phút giây rung động đầu đời và những ƣớc mơ trong sáng về một tình yêu hạnh phúc. Tất cả những điều ấy đã đƣợc nhà văn đƣa vào tác phẩm một cách khéo léo tạo thêm sự hấp dẫn cho ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)