Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý

Một phần của tài liệu tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 54)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1. Tuổi học trò đối diện với sự thay đổi tâm lý

Trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ông luôn dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề thay đổi tâm lý, tâm sinh lý của các nhân vật. Ông lồng ghép những suy nghĩ, trăn trở về những thay đổi trong và ngoài cuộc sống của các em qua những lần bộc bạch thổ lộ của chính mình và ngầm giải thích những hiện tƣợng ấy một cách khéo léo nhất. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: “Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử” [32, tr. 17]. Mặt khác “Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội), trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo…” [32, tr. 21 – 22].

Lê Phƣơng Liên từng nhận xét: “Tâm hồn tuổi mới lớn hiện đại với những nỗi băn khoăn trăn trở và bí bức… Trong khi mà những nét hồn nhiên như đã bay đi, cảm giác tự nhận ra nỗi niềm bối rối nội tâm với cách nhìn hóm hỉnh minh triết lại chưa sáng tỏ. Đọc những trang sách tuổi mới lớn hôm nay, người đọc như thấy tâm hồn nhân vật còn đang chìm trong mê, có lúc tỉnh táo mà chưa hẳn là tỉnh táo...” [19]. Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những nhân vật với những nét tâm lý vô cùng

chân thật, đó là những lúc sợ thầy cô kêu lên trả bài, sợ ba đánh, sợ bạn phát hiện ra những nhƣợc điểm,.. tất cả đều đƣợc nhà văn thể hiện rất tinh tế qua các nhân vật của mình. Đôi khi, không phải ai cũng muốn trở thành ngƣời lớn. Các nhân vật cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, thấy xấu hổ với bạn bè vì sự phát triển vƣợt bậc của cơ thể. Vì đang trong tuổi phát triển, Chuẩn (Trại hoa vàng) luôn khổ sở vì thân hình của mình. Tuổi học trò là tuổi ăn, tuổi lớn nên nên việc mặc không vừa những bộ đồ cũ là chuyện thƣờng. Nhƣng đối với Chuẩn, đó không phải là chuyện bình thƣờng nữa: “Nói ra thì không ai tin, chứ vô lớp mười rồi mà tôi chẳng có cái quần nào ra hồn để “diện” với thiên hạ. Năm ngoái, mẹ tôi may cho tôi ba cái quần. Giữa năm học, hai cái đã biến thành giẻ lau nhà sau hai cơn giận giữ của ba tôi. Còn một cái duy nhất, tôi ráng kéo lê đến cuối năm. Nhưng bây giờ, cái quần “còn sống sót” đó chẳng vừa với tôi nữa. Nó đã trở nên chật chội so với cơ thể ngày càng phát triển của tôi” [12, tr. 45]. Chuẩn phải mặc quần của mẹ, vì do quần của mẹ nhỏ hơn với thân hình to lớn của Chuẩn, nên chiếc quần ấy phải nới ra và lộ ra hai màu vải, điều đó làm cho Chuẩn rất mắc cở với bạn bè khi đi học.: “…Và trong cái vị trí bất lợi đó, ngay từ buổi chào cờ đầu tiên của năm học, tôi đã phải loay hoay khổ sở cố nghĩ ra cách nào để khỏi phải “triển lãm” cái “tam giác vàng” của mình trước mặt bọn con gái lớp 10A2 đứng sát đằng sau...khỉ thật, con người ta ai cũng có mặt trước mặt sau, chỉ riêng tôi hai mặt điều là…mặt trước, nhìn phía nào cũng biết đấy là thằng Chuẩn mặc quần thừa của mẹ, đố có lẫn đi đâu được” [12, tr. 52]. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng cảm nhận đƣợc sự thay đổi lớn về sự phát triển của mình. So với năm trƣớc Huy cũng bằng những ngƣời bạn cùng lớp, từ khi lên lớp tám Huy thấy mình cao hẳn lên. Tuy cơ thể phát triển, nhƣng tâm hồn của Huy vẫn còn rất trẻ con, Huy giành ngồi bàn trƣớc chung với Bảy, và không muốn xuống dãy bàn dƣới để ngồi, vì lẽ đó nên Huy cảm thấy đôi lúc làm ngƣời lớn cũng chẳng hay chút nào.

Trần Đăng Khoa từng cho rằng: “Bí quyết tạo nên thành công kỳ lạ của Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là ở khả năng nắm bắt tâm lý của tuổi học trò” [17]. Các nhân vật rất muốn trở thành ngƣời lớn và đƣợc mọi ngƣời công nhận mình trở thành ngƣời lớn. Các nhân vật cố gắng khẳng định bản thân của mình và đôi khi rất hay phóng đại sự việc lên mức độ phi thƣờng. Những suy nghĩ ngô nghê của các nhân

vật phần nào nói lên sự đáng yêu và khiến cho ngƣời đọc phải bật cƣời. Chƣơng (Hạ đỏ) là một chàng trai ốm tong teo, chân tay thì dài lêu nghêu, và rất yếu đuối. Thế nhƣng, Chƣơng ao ƣớc có đƣợc một thân hình cƣờng tráng để mọi ngƣời phải nễ phục. Chƣơng ba hoa và luôn khẳng định với những đứa em mình rằng đã lớn, vì lẽ đó trong lúc cao hứng khoe khoang mình giỏi võ, Chƣơng đã nói mình biết võ thiếu lâm tự, từ đó dẫn đến trận so tài cao thấp với Thể - một chàng trai to lớn, khỏe mạnh trong làng, kết quả Chƣơng đã thua Thể và việc nói dối bị lộ tẩy. Không những thế, tuy khẳng định mình đủ loại võ nhƣng khi gặp lũ trẻ chăn trâu xóm Miễu Chƣơng luôn phải nơm nóp lo sợ, thử nghĩ một kẻ chân nhƣ hai cây tăm, tay thì trói gà không chặt làm sao có thể đấu đá với lũ trẻ tinh quái ấy, những lần đánh nhau nếu không uống nƣớc suối đầy bụng thì Chƣơng cũng bị ném đất tối tăm mặt mũi. Chƣơng thƣờng kể những thành tích đánh nhau anh hùng của mình, Chƣơng nói dối y nhƣ thật nào là thế võ thiếu lâm tự, rồi chuyện đánh “bà la sát - Thơm” để nó tự động hái xoài dâng cho mình. Với suy nghĩ ngây thơ của Dế và Nhạn chúng tin ngay những lời Chƣơng nói và xem Chƣơng nhƣ một vị anh hùng.

Chẳng kém gì Chƣơng, Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) cũng ba hoa và tự cao không kém. Huy không dám thừa nhận nhƣợc điểm của mình. Huy không học tốt môn toán nhƣng lại không dám thừa nhận trƣớc mặt Hiền, Huy cố tìm cách lẫn tránh những bài toán khó, trong lúc giảng bài cho Tin, do không biết đƣợc cách làm, Huy đã dùng kế chọc tức lòng tự ái đứa em mình để nó giận và không hỏi bài mình nữa. Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng từng một lần rơi vào trƣờng hợp khó xử ấy của Huy, vì sự tự trọng của bản thân chúng ta nhiều khi đã giấu đi cái nhƣợc điểm của mình trƣớc mặt ngƣời khác. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) cũng thế, Trƣờng không muốn mọi ngƣời nghĩ mình là trẻ con nữa, Trƣờng muốn mọi ngƣời công nhận Trƣờng đã lớn. Thiết nghĩ vì sao các em lại muốn trở thành ngƣời lớn một cách mãnh liệt nhƣ vậy? Có lẽ, trong mắt các em, khi vẫn bị coi là con nít là vẫn chƣa có tiếng nói trong mắt mọi ngƣời và dù đó là quan điểm đúng đi chăng nữa. Với lối viết đơn giản và cách dùng từ vô cùng dễ hiểu, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của các nhân vật, ông viết về chúng nhƣ đang viết cho bản thân mình.

Nguyễn Nhật Ánh đã lột tả đƣợc vẻ hồn nhiên, trong sáng cùng những tâm lý rối bời của kẻ khi yêu. Những lần học nhóm trao đổi bài hay những cuộc hẹn hò, các nhân vật luôn có sự chuẩn bị thật chu đáo. Chuẩn (Trại hoa vàng) và Ngạn (Mắt biếc) tắm rửa ngày một nhiều hơn và cố gắng thật sạch sẽ để lại ấn tƣợng tốt nhất trong mắt cô bạn của mình. Chuẩn cảm thấy hồi hộp và lo sợ cho cuộc gặp gỡ với Cẩm Phô và cố gắng đến sớm để không bị “mất điểm” trong mắt bạn. Chắc hẳn ai cũng cƣời thầm hành động ngây ngô của Chuẩn khi bày trò để đƣợc ngồi gần ngƣời mình yêu thêm tí nữa, bằng hành động lấy lá khô để lên các ghế để Cẩm Phô ngồi vào chiếc ghế gần mình nhất. Khi làm điều gì hơi xấu, Chuẩn rất lo sợ và hồi hộp có một ai đó phát hiện, Chuẩn chờ đợi rồi thất vọng nặng nề khi Cẩm Phô thà ngồi trên chiếc ghế có lá khô ấy chứ không ngồi chiếc ghế gần mình. Thật đáng yêu, cho dù buồn Cẩm Phô nhƣng Chuẩn vẫn ăn hết hai ly chè một cách ngon lành, giống nhƣ ăn để giảm đi sự áy náy trong bản thân mình khi bày trò. Nói đến đây, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ta thấy đƣợc tâm trạng đợi chờ ngƣời yêu cùng những trò nghịch ngợm của lứa tuổi mới lớn. Có lẽ, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những cảm giác bềnh bồng và lãng mạn ấy. Khi hai ngƣời yêu đi bên nhau, thời gian nhƣ dừng lại, cảnh vật trở nên đẹp hơn, Nguyễn Nhật Ánh đã đánh trúng vào tâm lý của ngƣời đang yêu, một cảm giác mơ hồ nhƣng tràn ngập hạnh phúc. Ngạn đƣợc dạo chơi cùng Hà Lan: “Mùa xuân, cây cỏ tốt tươi, không khí dịu dàng và trong trẻo. Tôi đi bên cạnh Hà Lan, lòng bồng bềnh, hệt như Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai. Tôi thấy tôi chẳng giống chút nào với tôi trước đây, khi tôi cùng ba tôi vào rừng hái sim. Bây giờ tôi chẳng buồn hái sim nữa, Tôi cũng chẳng tìm bông dủ dẻ. Tôi chẳng hái chà là. Tôi đi, thơ thẩn và bồi hồi, đầu óc trong veo, không chứa một ý nghĩ nào rõ rệt” [10, tr. 82].

Trong bài Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ in trên tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 8 - 2000, Nguyễn Hƣơng Giang có viết: “Nguyễn Nhật Ánh tỏ ra rất thông cảm. Anh hiểu và nói trúng những suy nghĩ non nớt, những tính toán bé bỏng ngây thơ và bao giờ cũng mang nụ cười hóm hỉnh, độ lượng, nhân từ” [9, 1012]. Thật vậy, không chỉ quan tâm đến ngoại hình, nhà văn còn thể hiện sự thay đổi của các nhân vật khi xác định đƣợc mục tiêu cho cuộc sống, những thay đổi ấy có thể xuất phát từ gia đình, bạn bè hay một nữa kia của chính mình. Để lấy đƣợc lòng đối

phƣơng các em cố gắng trau dồi kiến thức để có thể trở thành ngƣời hoàn hảo nhất trong mắt bạn mình. Chuẩn (Trại hoa vàng) từ khi biết đƣợc Cẩm Phô muốn mình học chung nhóm thì đã cố gắng học ngày, học đêm để có đƣợc kiến thức tốt nhất. Chuẩn không muốn ấp úng khi trả lời với Cẩm Phô, từ một chàng trai chuyên copy bài của Phú ghẻ, bằng nổ lực của chính mình và sự giúp đỡ tận tình của Phú ghẻ, chẳng những Chuẩn tiến bộ mà Cẩm Phô cũng tiến bộ lên hẳn. Nguyễn Nhật Ánh rất am hiểu tâm lý của lứa tuổi học trò, thực tế không ai muốn mình học yếu kém trong mắt ngƣời yêu cả. Từ những ý nghĩ đó tự bản thân mỗi nhân vật luôn cố gắng học hỏi mình trở thành một chổ dựa vững chắc cho bạn mình.

Đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc bên cạnh tính hiếu động, nghịch ngợm, ba hoa của các nhân vật ngƣời ta vẫn nhìn thấy nét đáng yêu ẩn sâu trong ấy. Ngƣời đọc không cảm thấy ghét bỏ các nhân vật khi chúng có lỗi gì đó mà đổi lại là cảm giác thông cảm hơn và nhìn các em với một con mắt thiện cảm hơn. Thế giới của các em thật sự đa dạng hơn những gì chúng ta nghĩ, chúng có tất cả những mối quan hệ và những cung bậc cảm xúc rất khác nhau. Chính trong lòng của các nhân vật cũng có những mâu thuẫn, để giải quyết một vấn đề nào đó các em cũng có đấu tranh tƣ tƣởng của mình một cách mãnh liệt. Huy (Bàn có năm chỗ ngồi) tuy làm biếng học bài và làm việc nhà nhƣng trong lòng Huy đôi lúc cũng muốn học hành đàng hoàng và làm việc phụ mẹ nhƣng do tâm lý nản với tất cả việc nặng nhẹ nên Huy chẳng tài nào thắng đƣợc cơn làm biếng ngự trị trong mình.

Hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có đề cập đến vấn đề thay đổi tâm lý của các nhân vật, đó là hiện tƣợng thay đổi tâm lý bình thƣờng nhƣng ẩn trong đó là những nét ngây thơ và những trăn trở của lứa tuổi mới vào đời. Trong giai đoạn này, các em đang thích nghi, khám phá thế giới xung quanh và cố gắng làm một điều gì đó để thế giới ấy bớt đi sự tẻ nhạt trong cuộc sống hằng ngày. Chuẩn (Trại hoa vàng) thích trồng hoa và yêu vẻ đẹp của hoa, đó là một thú vui tao nhã, vì việc trồng hoa vừa có thể thỏa niềm đam mê mà còn giúp ích đƣợc thêm thu nhập cho gia đình. Dế, Nhạn, tụi trẻ xóm Miễu (Hạ đỏ) luôn đánh nhau mỗi khi hai phe gặp nhau, thật ra đánh nhau là thú vui của trẻ thơ lúc đó chúng có cảm giác đƣợc tự do và mình giống nhƣ một anh hùng thực thụ. Dế không ăn đu đủ nhƣ

những ngƣời khác ăn, nó xẻ trái đu đủ ra làm hai, rồi lấy muỗng vừa múc ăn vừa phun hột. Thật vậy, các em không muốn làm theo khuôn khổ và sự áp đặt của ngƣời khác và muốn khám phá sự thú vị, mới mẻ của thế giới bên ngoài. Để nhớ công thức môn toán và môn văn, Huy và Quang (Bàn có năm chỗ ngồi) đã nghĩ ra những công thức dễ nhớ hơn và không bị khô khan nhƣ công thức trong sách giáo khoa, đó là sự sáng tạo rất đáng khen ngợi. Trƣờng (Đi qua hoa cúc) tuy biết anh em thằng Chửng luôn dụ dỗ mình chơi những trò chơi xấu nhƣng Trƣờng không thể nào cản nổi khát khao đƣợc đi chơi của mình. Những ngày tháng bắt ốc, nhái rồi luội suối tắm mƣa luôn làm Trƣờng phải say đắm.

Mặt khác, do giai đoạn giao thoa giữa tuổi thơ và trƣởng thành tâm lý của các em cũng có sự dao động lớn. Đôi lúc, các em không thể nào tập trung mà cứ suy nghĩ và tƣởng tƣợng vẩn vơ, vì thế rất khó để tập trung vào việc học. Chẳng hạn, trong lúc giảng bài cho Quang (Bàn có năm chỗ ngồi), Huy cố né những câu ví dụ có liên quan tới sinh vật, vì khi nghe đến các loài sinh vật thì Quang không tập trung vào học môn khác đƣợc. Tuy rất siêng đi học nhóm nhƣng Quang luôn để tâm hồn ở tận đâu đâu và làm Huy vô cùng khổ sở. Chỉ thích mỗi môn văn nên khi học toán Huy cũng có tâm lý giống nhƣ Quang, dƣờng nhƣ đối với những thứ các em không thích các em rất khó tiếp thu và luôn để mặc cho số phận. Huy luôn gọi môn “toán” bằng môn “oán”, Huy oán nó vì nó luôn làm mình đau đầu với mỗi lần học. Đối với học sinh trung bình - yếu, các em thƣờng rất sợ phải lên bảng trả bài. Khi nhìn cây bút rà trên sổ điểm thì trái tim của các em đập mạnh với một tâm trạng vô cùng lo sợ, khi có một cái tên nào đó vang lên không phải tên mình các em mới thật sự thở phào nhẹ nhỏm. Những lúc trả bài không thuộc, các nhân vật thƣờng nhìn đi chổ khác, những cử chỉ nhƣ: vò đầu, con mắt láo liêng, giọng nói bỗng cà lăm đi, luôn làm ta phải bật cƣời thích thú. Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa những nét tâm lý rất đáng yêu của lứa tuổi học trò. Những nét ấy tuy bình thƣờng và vẫn xuất hiện hàng ngày dƣới mái trƣờng nhƣng chính vì vậy mà nó đã tạo nên sự thành công và gần gũi của ông với độc giả hơn nữa.

Trong lúc buồn bả, thất tình, nhân vật cũng mƣợn thơ Xuân Diệu để diễn tả nỗi buồn nhƣ có một sự đồng cảm vô bờ bến: “Mỗi lần nghĩ đến Việt An, lòng tôi lại dậy thêm một cảm giác buồn bã pha lẫn giận dỗi. tôi ngâm thơ Xuân Diệu:

“Hôm nay tôi đã chết trong người... và thấy tay chân xụi lơ, y như chết thật!” [5, tr. 75]. Không chỉ chép thơ, để giải tỏa tâm sự các em còn sắm một cây đàn ghi - ta, tối tối ngồi ôm đàn trƣớc hiên nhà, gảy theo từng bản tình ca yêu thích, những bài ca khát vọng về tình yêu. Khi thích một ai đó các em thƣờng không tập trung, lơ là việc học, và thƣờng nghĩ về một điều gì đó xa vời hiện thực, Chuẩn (Trại hoa vàng) vì mãi mê học đàn nên đã bỏ bê việc học, kết quả đã bị điểm kém môn vật lý.

Một phần của tài liệu tuổi học trõ trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)