Tản văn của Nguyễn Nhật Ánh được viết hết sức chân thành, tự nhiên,mang đậm hơi thở của đời sống, hàm ẩn trong đó là những bài học nhẹnhàng nhưng thấm thía, những cảm nhận và triết lí
Trang 1BIỆN THỊ QUỲNH TRANG
ĐẶC SẮC TẢN VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Nghệ An, 2015
Trang 2BIỆN THỊ QUỲNH TRANG
ĐẶC SẮC TẢN VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ THANH NGA
Nghệ An, 2015
Trang 31 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 7
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 8
Chương 1 TẢN VĂN TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 9
1.1 Một số vấn đề về thể loại tản văn và tản văn trong văn học Việt Nam đương đại 9
1.1.1 Một số vấn đề về thể loại tản văn 9
1.1.2 Tản văn trong văn học Việt Nam đương đại 19
1.2 Nhìn qua hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh 25
1.2.1 Nguyễn Nhật Ánh - cái tên được chú ý hàng đầu trong văn học Việt Nam đương đại 25
1.2.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh 27
1.3 Ý thức và những nỗ lực đóng góp cho thể loại tản văn của Nguyễn Nhật Ánh 33
1.3.1 Quan niệm về tản văn và ý thức “bước” sang tản văn của Nguyễn Nhật Ánh 33
1.3.2 Các tập tản văn của Nguyễn Nhật Ánh 37
1.3.3 Bước đầu định vị tản văn Nguyễn Nhật Ánh trong bối cảnh của tản văn Việt Nam đương đại 41
Chương 2 ĐẶC SẮC TẢN VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH TRÊN PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CỦA THỂ LOẠI 43
Trang 42.1 Cảm hứng về quê hương đất nước và những nét đẹp của văn hóa vùngmiền trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 43
Trang 52.1.2 Những nét đẹp của văn hóa vùng miền 50
2.2 Cảm hứng nhân văn và con người, tình người trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 54
2.2.1 Cảm hứng nhân văn trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 54
2.2.2 Con người và tình người trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 58
2.3 Cảm hứng về những chuyến đi và một số vấn đề của đời sống và nghệ thuật đương đại 62
2.3.1 Cảm hứng về những chuyến đi 62
2.3.2 Về một số vấn đề của đời sống và nghệ thuật đương đại 66
2.4 Cái tôi tác giả trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 76
2.4.1 Khái niệm cái tôi tác giả 76
2.4.2 Đặc điểm cái tôi tác giả trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 80
Chương 3 ĐẶC SẮC TẢN VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH TRÊN PHƯƠNG DIỆN THI PHÁP THỂ LOẠI 83
3.1 Nghệ thuật tổ chức các bài, các tập tản văn của Nguyễn Nhật Ánh 83
3.1.1 Nghệ thuật tổ chức các bài tản văn 83
3.1.2 Nghệ thuật tổ chức các tập tản văn 85
3.2 Đặc sắc giọng điệu tản văn Nguyễn Nhật Ánh 89
3.2.1 Giọng điệu chủ đạo 89
3.2.2 Các sắc thái giọng điệu khác 95
3.3 Đặc sắc ngôn ngữ tản văn Nguyễn Nhật Ánh 98
3.3.1 Vốn từ ngữ trong tản văn Nguyễn Nhật Ánh 98
3.3.2 Nghệ thuật tổ chức từ ngữ tản văn của Nguyễn Nhật Ánh 99
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học Việt Nam đương đại, bên cạnh truyện ngắn, tiểu
thuyết, tản văn - một thể loại văn xuôi càng ngày càng được chú ý, vài thập
kỷ gần đây dường như lên ngôi với sự nở rộ hàng loạt tác giả - tác phẩm gâyđược nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả Có thể nói, dường như bịlãng quên suốt một thời kỳ dài, ít nhất là khoảng gần nửa sau của thế kỷ XX,
"Nhưng tản văn vẫn sống, âm thầm, dai dẳng mà mãnh liệt, và hôm nayđang ngày càng khởi sắc” [74]
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến những thập niên đầu thế kỷXXI này, có biết bao nhiêu vấn đề đặt ra gay gắt cho cuộc sống, tư tưởng,tình cảm của của con người Có lẽ vì thế chăng mà người ta tìm đến tản vănnhiều hơn, và tản văn có cơ hội để thể hiện rõ vị trí thể loại của mình? Cảngười viết cũng như độc giả tìm thấy ở tản văn bao nhiêu điều đáng nói và
“dễ nói” về đời sống và con người đương đại Nhiều người viết, kể cảchuyên nghiệp (nhà văn) và không chuyên, đều muốn qua tản văn để bày tỏ,bộc lộ những nhận thức, suy ngẫm và cảm xúc của mình về các hiện tượngcủa đời sống Liệu đã đủ cơ sở để xem tản văn là một thể loại, và có thể khubiệt nó với tạp văn, tạp bút - những khái niệm mà lâu nay ranh giới giữa nórất mờ nhạt, thậm chí dường như chẳng có ranh giới?
1.2 Trong số các nhà văn chuyên nghiệp đang có sức hấp dẫn lớn với
người đọc, Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp tiêu biểu với khả năng thu hútngười đọc, nhất là người đọc trẻ, trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện
dài Với bút lực dồi dào, như đã thành thông lệ, thời gian gần đây, mỗi năm
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đều ra mắt bạn đọc ít nhất một tựa sách mới Mỗimột tác phẩm mới của ông ra đời đều được người đọc hồ hởi đón nhận
Ngoài mảng truyện viết cho thiếu nhi thể loại mang lại bút hiệu
-“thương hiệu” Nguyễn Nhật Ánh, tản văn của ông cũng đầy sức hấp dẫn
Trang 7Gần gũi, tự nhiên, hóm hỉnh như chính con người tác giả, tản văn NguyễnNhật Ánh đánh dấu một bước thành công mới của tác giả.
1.3 Cùng với truyện, tản văn góp phần quan trọng khẳng định tên tuổi
Nguyễn Nhật Ánh Chỉ trong vòng vài năm, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đờinhiều tập tản văn sáng giá với những nét riêng độc đáo với một phong cáchhóm hỉnh và tinh tế, mộc mạc, chân thật và có sức cuốn hút, lan tỏa Khôngít người nhận thấy, đọc tản văn Nguyễn Nhật Ánh không đơn thuần chỉ là
đọc, mà còn là ngẫm Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng,
Thương nhớ Trà Long đưa người đọc đến với những câu chuyện, những vấn
đề thường nhật, tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại giàu giá trị nhân văn, đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc Nguyễn Nhật Ánh nhanh nhạy trong nhìn nhận,khám phá và khai thác mọi vấn đề của đời sống, xã hội, đáp ứng kịp thờinhu cầu đọc sách của con người hiện đại
Tản văn của Nguyễn Nhật Ánh được viết hết sức chân thành, tự nhiên,mang đậm hơi thở của đời sống, hàm ẩn trong đó là những bài học nhẹnhàng nhưng thấm thía, những cảm nhận và triết lí mộc mạc nhưng sâu sắc
về cuộc đời và con người, về quê hương đất nước, về văn hóa dân tộc, Tìm hiểu, nghiên cứu tản văn Nguyễn Nhật Ánh là việc làm vừa có ýnghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học, không chỉ nhằm giúp hiểu thêm vềhiện thực của quê hương đất nước (qua cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh), màcòn góp phần làm rõ thêm về lý thuyết thể loại tản văn (qua sự thể hiện củaNguyễn Nhật Ánh)
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của nhà văn nói chung
Hiện chưa có công trình quy mô nào nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh
Có lẽ vì sự xuất hiện của ông còn mới (khoảng hơn một thập kỷ nay) vàngười ta đang chờ đợi thêm sự thử thách của thời gian đối với tác phẩm củaông (?) Tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh, chủ yếu là những bàiviết nhỏ lẻ và các bài phỏng vấn trên báo chí
Trang 8Người ta quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh trước hết với tư cách là tácgiả nổi tiếng của dòng truyện viết cho thiếu nhi Từ năm 2005, Nguyễn ThịThanh Xuân đã có nhận xét: “Hơn mười năm qua, hấp lực của truyệnNguyễn Nhật Ánh vẫn chưa hề suy giảm, lại có phần mạnh mẽ hơn, trongkhi môi trường giải trí của thiếu nhi ngày càng đa dạng, có một sự chi phốilớn của sách dịch và phim video mang màu sắc văn minh ngoại lai” [43].Theo Nguyễn Văn Tình, “Nguyễn Nhật Ánh vẫn lặng lẽ mang đến hơi ấmcủa tình thương và lòng nhân ái qua tiếng cười của trẻ thơ Ông chỉ có mộtmong muốn khiêm nhường là giúp các em yên tâm vui sống” Đúng thế,Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho dòng văn học cho thiếu nhi một luồnggió mới, làm sôi động hẳn không khí văn học thiếu nhi của nước nhà, gópphần làm sống dậy văn hóa đọc ở thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh đến với thiếunhi một cách rất tự nhiên, như một mối lương duyên
Văn Hồng trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ…”, đăng trên
tạp chí Kiến thức ngày nay, số 519 (năm 2005) nhận xét: “Với cách kết hợp
truyền thống và hiện đại, tinh hoa thế giới và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa –thẩm mĩ rộng và tay nghề cao, nhắm tới một đối tượng xác định, Nguyễn NhậtÁnh đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu nhi”
Trần Văn Toàn xác định: “Bản lĩnh nghề nghiệp của Nguyễn NhậtÁnh đã thể hiện sự tự tin rất cao Ông viết cái gì người ta cũng rất thích,không phải nhà văn nào cũng làm được như vậy” Cũng theo Trần VănToàn, “thế mạnh” của Nguyễn Nhật Ánh là tác giả “đã vận dụng được chấttrữ tình, luôn lấy một cảm xúc nào đó của nhân vật để trải nó thành câuchuyện, tạo điểm nhấn cho nhân vật”
Nguyễn Quang Lập khái quát: “Có thể nói mỗi cuốn sách của NguyễnNhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa làmỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười, khilàm ta rưng rưng, hoặc ngồi im lặng suy ngẫm Khi đã theo con tàu củaNguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật
Trang 9Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùnganh háo hức lên tàu” [49]
Nhân Ngày sách Việt Nam lần đầu (24/2/2014), Nguyễn Nhật Ánh làmột trong hai tên tuổi viết cho thiếu nhi (Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh) đượcchọn để tôn vinh Theo Lê Phương Liên, “Muốn viết cho thiếu nhi, nhưđỉnh cao hiện tại Nguyễn Nhật Ánh, phải thực sự am hiểu, là người bạn tốtyêu thương và hiểu trẻ em” (theo http://www.tienphong.vn/van-nghe/to-hoai-nguyen-nhat-anh-dinh-den-bao-gio-697739.tpo)
Hai tập sách Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh được đưa vào bộ sách 105 cuốn sách đang được đọc
nhiều nhất ở các nước trên thế giới do Nhà xuất bản Ten-Books (Nhật Bản)
ấn hành (xuất bản tại Nhật vào tháng 12/2013)
Gần đây, tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh được dựng thành phim, gây tiếng vang lớn (trước Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh, nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã từng được
chuyển thể thành phim truyền hình như Áo trắng sân trường, Nữ sinh, Kính
vạn hoa),
Đáng chú ý, gần đây nhất, giới phê bình muốn giải mã thành công của
Nguyễn Nhật Ánh bằng Hội thảo Nguyễn Nhật Ánh - hành trình chinh
phục tuổi thơ diễn ra sáng 16.9.2015 tại Đại học Sư phạm Hà Nội Theo Lê
Huy Bắc, “Chất triết học trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh soi chiếucuộc đời của những đứa trẻ" tạo nên thành công của nhà văn Chất triết học
ấy không cao xa, nặng nề mà nhẹ nhàng len lỏi vào từng trang viết, thể hiệnđúng thế giới tuổi thơ - nơi không chỉ có tiếng cười, sự hồn nhiên mà còn
có cả nỗi buồn, tư lự, âu lo và trăn trở rất đời Chính sự hài hòa này gópphần nâng tầm trang viết của tác giả
Văn Giá cho rằng văn chương của tác giả Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh hấp dẫn bởi ba lý do Thứ nhất, Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn
đàn vào thời kỳ đổi mới Đây là giai đoạn sang trang của đất nước, tiếp sức
Trang 10cho văn học thiếu nhi khi trẻ thơ được là trẻ thơ, không phải gánh vác cácnhiệm vụ lịch sử Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường chứađựng tâm năng và trí năng Trí năng mang lại tiếng cười, sự thông minh,hài hước Còn tâm năng khiến người đọc xúc động Điều thứ ba làm nênthành công của Nguyễn Nhật Ánh là tác giả có cách kể tạo không gian thânmật, gần gũi, hòa đồng với trẻ thơ.
Là người viết hơn một trăm cuốn sách thiếu nhi nhưng Nguyễn NhậtÁnh không chỉ là tác giả dành cho trẻ em, hay tuổi mới lớn Sách của ôngđến với hàng triệu độc giả, khiến mọi người say mê Có hẳn một thế hệngười đọc của Nguyễn Nhật Ánh Họ lớn lên, lập gia đình và con cái của
họ tiếp tục yêu trang viết của ông Dương Thành Truyền nhận xét: “sáchcủa Nguyễn Nhật Ánh có khả năng thúc đẩy con người thay đổi theo chiềuchân thiện mỹ” (theo http://www.nxbcand.vn/)
Có thể nhận thấy, từng câu chuyện Nguyễn Nhật Ánh viết, kể cho các
em đều mang lại những điều mới mẻ, thú vị; từng câu chuyện như là từng
sự trải nghiệm có thực của nhà văn Nhà văn vừa là người kể chuyện vừa lànhân vật để từ đó trở thành người bạn tâm tình và chia sẻ cùng bạn đọc.Càng đọc Nguyễn Nhật Ánh càng thấy nhiều điều điều thú vị Nhận xét:
“Kỳ lạ là truyện Nguyễn Nhật Ánh có sức hút riêng, anh luôn tạo đượcnhững chi tiết dí dỏm, bất ngờ” của Đỗ Trung Quân là hoàn toàn có cơ sở Dẫu rằng chưa có công trình nào quy mô tìm hiểu, nghiên cứu vềNguyễn Nhật Ánh, nhưng các ý kiến về Nguyễn Nhật Ánh được trình bàytrong các buổi tọa đàm, trao đổi văn học - nghệ thuật, trên các tờ báo vàmạng điện tử không phải là ít Phần lớn các ý kiến đều đánh giá cao tài năng
và đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học nước nhà, đặc biệt ở mảngtruyện viết cho thiếu nhi Cũng rất cần kể đến một số luận văn Thạc sĩ về
Nguyễn Nhật Ánh, tiêu biểu như: Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Hương Giang do PGS.TS.
Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học Vinh, 2010); Thế giới phù thuỷ trong
Trang 11Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Trần
Thị Bích Vân, cũng do PGS.TS Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học SàiGòn, 2012),
2.2 Về tản văn của Nguyễn Nhật Ánh
Sau thể loại truyện, tản văn cũng là thể loại rất thành công của Nguyễn
Nhật Ánh Ba tập tản văn của Nguyễn Nhật Ánh (Sương khói quê nhà,
Người Quảng đi ăn mì Quảng, và Thương nhớ Trà Long) vừa ra đời đã được
đông đảo công chúng độc giả hào hứng đón nhận và đánh giá cao từ nộidung đến giọng điệu cách viết, dẫu rằng chưa có bài viết nào bàn về nó
Ba tập: Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng, và Thương
nhớ Trà Long là tản văn hay tạp văn, vấn đề này, chúng tôi sẽ luận giải sau.
Thực ra, ranh giới của nó ở đây không thật rõ Chính vì thế, có người xemnhững tác phẩm này là tản văn, có người xem là tạp văn Huỳnh Như Phươngnhận thấy “tạp văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn phát huy chất hài hước, dí dỏm sởtrường trong văn tự sự của ông” (http://www.congannhandan.com.vn) Một tácgiả khác (Hòa Bình) lại nhận thấy, tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh “viết nhẹnhàng, hóm hỉnh mà da diết, ký ức xưa rộn rã quay về đầy ấm áp”; cách viếtcủa Nguyễn Nhật Ánh “giúp lớp trẻ, thế hệ chưa từng trải nghiệm những ký
ức thú vị trên được vun bồi một khoảng tâm hồn đầy thi vị, thơ mộng về quêhương, đất nước mình”; “nói gì đi nữa, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn dẫnngười đọc tới những hoài niệm đẹp đầy chất nhân văn, thấm đẫm hồn quêViệt” (theo http://phongdiep.net/default.asp?)
Minh Hoa trên tờ Thanh niên nhận xét: “Hơi lạ! Đã quen với một
Nguyễn Nhật Ánh hồn nhiên trẻ thơ với những tác phẩm văn học thiếu nhinên tưởng chừng anh chỉ bận bịu săm soi những ống kính vạn hoa, hòn bi,quả thị, đi bên ngoài những câu chuyện "vĩ mô", những vấn đề thời sự xã
hội của thế giới người lớn Tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng vẫn
mang vẫn đậm đặc chất humour đặc trưng của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng ởđây người đọc bất ngờ bắt gặp con người xã hội nồng nhiệt và nhiều ưu tư
Trang 12của anh Nguyễn Nhật Ánh băn khoăn với Ngổn ngang phố xá, Đồ giả, Khinhà không có đàn ông; hoài niệm với Sách của một thời, Chia tay buổichiều Cũng là nỗi bức xúc chung của xã hội nhưng Nguyễn Nhật Ánhvẫn hiền lành, ôn nhu Là một tiếng thở dài nhẹ nhàng nhưng đủ để ngườiđọc giật mình và "thấm"
Có luận văn Thạc sĩ có tìm hiểu tạp văn (chứ không phải tản văn) củaNhật Ánh, như luận văn của Đỗ Thúy, Cao học 20 Đại học Sài Gòn với tên
gọi: Đặc điểm tạp văn Nguyễn Nhật Ánh (qua khảo sát hai tác phẩm Sương
khói quê và Người Quảng đi ăn mì Quảng)
Vậy là, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu tản văn Nguyễn Nhật Ánhmột cách đầy đủ qua khảo sát toàn bộ tản văn của ông và đúng với tên gọithể loại là tản văn Tuy nhiên, các ý kiến và những tìm hiểu, nghiên cứu vềNguyễn Nhật Ánh là cơ sở giúp cho chúng tôi thực hiện công trình này
3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Đặc sắc tản văn Nguyễn
Nhật Ánh
3.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát toàn bộ tản văn của Nguyễn Nhật Ánh
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát bao gồm:
- Sương khói quê nhà, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2012.
- Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2012
- Thương nhớ Trà Long, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2014.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát các tập Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì
Quảng, Thương nhớ Trà Long, luận văn nhằm tìm và xác định những đặc
sắc của tản văn Nguyễn Nhật Ánh, từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiêncứu thể loại tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
Trang 134.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1 Đưa ra một cái nhìn chung về tản văn trong văn học Việt Namđương đại, và tản văn trong văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh
4.2.2 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc của tản vănNguyễn Nhật Ánh trên phương diện cảm hứng và nội dung thể hiện
4.2.3 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc của tản vănNguyễn Nhật Ánh trên phương diện hình thức và thi pháp thể loại
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh
và đóng góp của nhà văn cho thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương phápphân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc
6.2 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương
Chương 1 Tản văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn
Nhật Ánh
Chương 2 Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện chức
năng và nội dung của thể loại
Chương 3 Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện thi
pháp thể loại
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.
Trang 14Chương 1 TẢN VĂN TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1 Một số vấn đề về thể loại tản văn và tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.1 Một số vấn đề về thể loại tản văn
1.1.1.1 Khái niệm tản văn
Tản văn (tiếng Pháp: prose), theo Từ điển Tiếng Việt, là “văn xuôi,
loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch”
[82,857] Theo Hán Việt từ điển, tản văn là văn xuôi không có vần [2,233] Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, “Tản văn, nghĩa đen là văn xuôi, nhưng
hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn
khớp với thuật ngữ văn xuôi Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm phân biệt với kịch,
thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu phẩm chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn Nó là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết Nhưng mặt khác, tản văn lại
có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, tựa, bạt, du kí,…
Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghịluận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản
văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách
cá nhân Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượnggiàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá
tính của tác giả Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh,
Trang 15truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận…
Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu
phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học,… Tản văn là
loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổibật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thồng lâu đời và sức sống mạnh
mẽ [38,293]
Ở thời cổ đại, tản văn là “một thể văn đối lại với biền văn và vận văn.Thời Lục triều, loại biền văn phát triển, lại chú trọng phân biệt giữa “văn”
và “bút”, xem “có vần là văn, không có vần là bút” Còn loại không có vần
mà lại tự nhiên không gò bó thì gọi là “tản văn” Về sau, “tản văn” trỏ tất
cả các loại văn ngoài thơ ca Thời hiện đại, “tản văn” là một thể loại vănhọc bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết và kịch bản “Tản văn” theo nghĩa rộngbao gồm tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, văn báo cáo “Tản văn” theo nghĩahẹp chuyên trỏ loại tiểu phẩm tự sự hoặc trữ tình biểu hiện những tư tưởngtình cảm đối với cuộc sống [40,124]
Thực ra, khái niệm tản văn bao hàm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theonghĩa rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩmvăn học và luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ Theo nghĩa hẹp,tản văn được dùng với ý nghĩa là văn học thuần túy - “tản văn văn học” /
“tản văn nghệ thuật”, là một thể loại bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch Loại tản văn này chú trọng việc ghi lại những gì tác giả đã trải qua, đã nghethấy, cảm thấy, đã trải nghiệm Chính vì thế, tản văn văn học / nghệ thuật rấtgiàu tính trữ tình Đây chính là tản văn hiện đại
Trang 16điện tử đều dành nhiều vị trí cho chuyên mục tản văn, tạp văn Nhiều diễnđàn văn học mạng, các trang mạng xã hội không ngừng đăng tải những bàiviết mang dáng dấp tản văn… đó là những biểu hiện chân thực và sống độngnhất cho sự phát triển ngày nay của thể loại này Tản văn chính vì thế có sứchút lớn và đã có không ít ý kiến bàn về nó
Trên diễn đàn vovgiaothong.vn, tại mục Văn hóa, có đăng tải cuộc bình
luận của Chu Văn Sơn, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhà
văn Đỗ Bích Thúy (Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội) xung
quanh vấn đề thực sự tản văn là gì? Nó đang đứng ở đâu trong văn đàn ViệtNam? Chu Văn Sơn cho rằng, trong dòng chảy lịch sử văn học, mỗi một thểloại có những thời riêng của nó, và gần đây, lấy mốc từ đầu thế kỉ XXI đếnnay thì quả thực là thời của tản văn, hay nói cách khác là giai đoạn mà tảnvăn phát triển mạnh mẽ và bùng nổ Nó không chỉ thu hút sự quan tâm củanhững người trực tiếp sáng tác mà còn cả giới phê bình nghiên cứu Hiểumột cách cơ bản nhất thì tản văn thường ghi lại những suy cảm có tính chấtchủ quan của chủ thể, hoặc về các vấn đề xã hội nóng bỏng mà ở đó chúng
ta thấy được phản ứng suy cảm đó có sự nhạy bén để đáp ứng những điềuđang đặt ra trong thời cuộc, mặt khác tản văn còn ghi lại những suy cảmxung quanh những trải nghiệm về vấn đề cá nhân, con người, bản thể
Không ít người cho rằng tản văn hay tạp văn có thể hiểu là cùng mộtthể loại Ngoài ra nếu xét về mặt thuật ngữ để định dạng thể loại này, tảnvăn còn có thể gọi là tạp bút, ngẫu bút, ngẫu hứng… Tuy nhiên, mỗi một thểloại vừa phát triển dựa trên việc phát huy những yếu tố sẵn có nhưng mặtkhác nó lại là những sáng tạo mới mà những cây bút của các thế hệ đem lại
Vì vậy, khi nhìn vào hiện trạng đó, Chu Văn Sơn cho rằng có lẽ đã đến lúccần phải tách tản văn ra khỏi tạp văn Theo ông, “Tạp văn thường nghiêng
về những vấn đề có tính xã hội nhiều hơn, và ngiêng về lối viết có tính chínhluận Còn tản văn nghiêng về những vấn đề có tính chất nhân sinh, nhữngtrải nghiệm sống của chủ thể, và tản văn sở hữu lối viết trữ tình Cho nên tản
Trang 17văn đậm về chất trữ tình và tạp văn đậm về chất chính luận Đây có thể xem
là xu hướng phân hóa hiện nay”
Cũng theo Chu Văn Sơn, các cây bút viết tản văn có thể xếp vào baloại Loại thứ nhất là những nhà văn chuyên nghiệp, tiêu biểu như Đỗ Chu,Ánh Phương, Nguyễn Ngọc Tư… Loại thứ hai là những người chưa phảinhà văn chuyên nghiệp nhưng đang trong giai đoạn thử bút Loại thứ ba lànhững người viết nghiệp dư, họ gắn liền với thời hiện nay và viết tản văn rấtnhiều bởi lẽ internet, các trang mạng xã hội đang rất phát triển
Với tư cách là nhà văn, Đỗ Bích Thúy bộc lộ: “Khi viết tản văn có lẽchính là lúc mà người viết được sống thật nhất với nhữg con chữ của mình
Ở tản văn, yếu tố hư cấu, khả năng tưởng tượng ít hơn ở truyện ngắn và tiểuthuyết nhưng về mặt cảm xúc, tâm trạng thì tản văn lại dồi dào hơn rấtnhiều”
Có thể thấy rằng, dường như đến với tản văn, mỗi cây bút không thểcho phép mình hư cấu, mà ngược lại, họ luôn viết về những gì chân thựcnhất, không che đậy, không dối trá, giấu giếm về chính con người mình, đây
có lẽ là điểm hấp dẫn của tản văn, nó chạm tới được miền kí ức sâu thẳm rấtthật thà, giản dị, tạo cảm xúc đặc biệt trong từng người đọc
Nhắc đến tản văn không thể không nhắc đến Nguyễn Vĩnh Nguyên
-cây bút trẻ tài năng với tập tản văn đáng chú ý gần đây nhất của anh: Ti vi,
xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thức khác.
Nguyễn Vĩnh Nguyên tâm sự: “Mọi thứ ban đầu chỉ xuất phát từ việc tôimuốn ghi chép lại những sự việc vụn vặt thường ngày của con người ViệtNam hiện đại, muốn nhìn những đồ dùng hàng ngày, những sự việc trongđời sống chúng ta ở khía cạnh ký hiệu, biểu tượng, hình hiệu Sự thay đổi,biến tấu, kể cả biến mất qua thời gian của chúng biểu hiện điều gì về tâmthức con người hay ký ức văn hóa, ký ức phát sinh của cá nhân Và như vậy,
tôi đã đụng tới một vấn đề là tâm tính con người”
Trang 18Không ít những nhà văn có viết tản văn coi tản văn là một thể loại được viết trong lúc nghỉ ngơi, lúc giải lao, nghĩa là chẳng phải dụng cônggì Cũng có người gom nhặt những bài viết ngắn trên báo lại làm một cuốnrồi gán cho cái nhãn tản văn là xong Nguyễn Vinh Nguyên, nghĩ khác Vớianh tản văn là một thể loại quan trọng, để viết hay cần phải có sự đầu tư, laođộng hết sức miệt mài và nghiêm túc Không thể xem tản văn là “thứ văn”,
“phụ văn” Cần phải xem đây là một thể loại bình đẳng với các thể loạikhác Lãnh địa sáng tạo, thể nghiệm ở thể loại này vẫn còn hết sức rộng mởvới mọi người viết chuyên tâm Có thể tán thành với Nguyễn Vĩnh Nguyên
và không ít người đã từng viết tản văn rằng, tản văn là thể loại gắn chặt vớihiện thực và mang đậm tính chủ quan của người viết Lý trí độc lập sẽ giúpngười viết biết chọn lọc chi tiết, văn phong thể hiện, xử lý cấu trúc, lèo láivấn đề một cách tỉnh táo, sắc sảo Trong khi đó, tính trữ tình, cảm xúc lạilàm nên gia vị, sự linh hoạt, đem lại sự thú vị, cuốn hút cho câu chuyện màngười ta vẫn gọi là “cái duyên” Danh mục sách bán chạy thời gian qua chothấy, những quyển tản văn của những tác giả tài hoa như Nguyễn Việt Hà,Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh…, sách dịch từ các tác phẩm tản văncủa Márai Sándor hay trước đó, của Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, A.Solzhenitsyn…thực sự có sức thu hút lớn đối với độc giả
Song song với sự phát triển của nhịp sống thời đại, lượng người viết tảnvăn tăng cao, nhiều cây bút đã gây dựng được tên tuổi Tuy vậy, vẫn có
không ít ý kiến trái chiều về thể loại tản văn Một buổi tọa đàm có tên Tản
văn có phải fast food (đồ ăn nhanh)? được tổ chức tối 1/7/2015 tại Hội
trường Trung tâm Văn hóa Pháp l'Espace, Hà Nội, với sự tham gia của cácdiễn giả: nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đỗ Phấn, nhàvăn Trương Quý Đông đảo giới viết văn, phê bình, cùng bạn đọc cũng đồnghành cùng chuyên gia để định danh thể loại, phân tích những ảnh hưởng của
nó trong đời sống văn học hiện đại
Trang 19Từ khía cạnh lý luận văn học, nhà phê bình Hoài Nam cho rằng: "Tôithấy tản văn có ba đặc điểm: Phi hư cấu, gắn với báo chí, không có cấu trúcviết nhất quán" Nhà phê bình Mai Anh Tuấn lại nói: "Tôi đồng ý tản vănđang bùng nổ Nhưng tôi cho rằng, thể loại này ở Việt Nam hiện nay có tớihai phần ba là hư cấu Tôi nghĩ để có tản văn hay, hãy loại bớt hoài niệm,
hồi ức, mà chú ý tới chất khảo cứu, ví dụ các cuốn Xe máy tiếu ngạo và Còn
ai hát về Hà Nội".
Bàn về chất lượng, nhà phê bình Phạm Hoài Nam ví thể loại với món
fast food (đồ ăn nhanh) thời hiện đại, bởi nó được chế biến, tiêu thụ nhanh.
"Thức ăn nhanh có nhiều loại Nhưng đôi khi nó khiến người ta nhớ khôngphải vì ngon, mà vì phong vị riêng, lạ" - Hoài Nam nói
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu phản biện: "Tôi không đồng ý ví tản văn với
fast food Rất nhiều người thích ăn đồ ăn nhanh, vì nó có nhiều đường, nhiều
muối, tạo vị ngon Nhưng người ta vẫn e dè fast food vì sợ nó độc hại Còn
tản văn, có nhiều cuốn hay, không thể ví nó với thứ ngon mà độc hại được".Nhiều người viết từng cho rằng tản văn chỉ là văn chương loại hai Bảnthân Nguyễn Việt Hà có lúc cũng mặc định tản văn "là thể loại nhí nhảnh,thể loại lót đường trong lúc chưa ra được tác phẩm dài hơi như tiểu
thuyết" Nhưng sau khi cuốn Con giai phố cổ trở thành bestseller, nhà văn
đã thay đổi suy nghĩ Ngay cả trong tiểu thuyết mới nhất Ba ngôi của người
của anh, có lẫn cả tản văn ở 70 trang đầu Điều đó nói lên sức nặng của thểloại này, với sức mạnh vượt qua giới hạn của thể loại, trở thành một cách kể.Nói tới chuyện bếp núc sáng tác, nhà văn Đỗ Phấn chia sẻ ông viết tảnvăn từ sự đặt hàng của một người bạn làm báo 15 năm qua ông giữ mộtchuyên mục tản văn trên báo chí Ông nói: "Trên thực tế tôi không dànhnhiều thời gian, tâm sức để viết tản văn Tản văn không dụng công nhưtruyện ngắn, nó chỉ là lát cắt hết sức nhỏ trong cuộc đời Tản văn của tôi lànhững suy nghĩ tản mạn, vu vơ, đôi khi không tác động nhiều tới cuộc
sống" Tác giả của Dằng dặc triền sông mưa luôn bị quy định số chữ khi
Trang 20viết tản văn Ông nói: "Tản văn là thể loại vô cùng tốn chữ, bởi càng viết ít,
ta càng phải chọn chữ Vì vậy, nó là môi trường để ta rèn cách viết Tôi mới
có sáu cuốn tản văn thôi, nhưng chính quá trình lâu dài rèn viết tản văn chongay ngắn, mà tạo cho tôi thói quen khi cầm bút viết tiểu thuyết được dễdàng, trơn tru"
Trong bài viết Tản văn, một thể loại văn xuôi hiện đại, Lê Trà My đã có
cái nhìn khái quát về tản văn: “Tản văn trong quan niệm của chúng tôi làmột thể loại văn học có những hạt nhân thể loại đặc thù” Ở đây, tác giả đãphân tích khá cụ thể các đặc điểm biểu hiện của tản văn ở các phương diệndung lượng, giọng điệu, kết cấu, cách thức: “Tản văn là những tác phẩm vănxuôi thường có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài văn ngắn gọn,hàm súc Cũng có những tác phẩm xen kẽ văn xuôi và vài câu thơ ngắn cóvai trò minh họa, bàn luận hoặc tổng kết vấn đề Đó có thể là những tiểuphẩm được trình bày dưới dạng một mẩu chuyện nhỏ, có thể là một nét chândung của ai đó có thực trong đời, có thể là một vài kỉ niệm được hồi tưởng,những suy tư và cảm xúc về một điều gì đó, có khi lại là những lời tựa, bạtnhấn mạnh những ấn tượng sâu đậm về sáng tác văn chương của một nhàvăn nào đó… Đặc điểm nổi bật nhất của tản văn so với các thể loại khác là
nó bộc lộ trực tiếp cái “tôi” tác giả”
Trong một bài viết về tản văn được in trên báo Văn nghệ 2011, tác giả
Nguyễn Thị Lan cho rằng tản văn là một thể loại văn học độc lập: “Tản văn
là những bài viết tản mạn tương đối tự do; về dung lượng khá ngắn gọn,hàm súc; về kết cấu có sự linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểuhiện nghệ thuật; về nội dung thường biểu hiện đời sống theo kiểu chấm phá
và đặc trưng quan trọng nhất là thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của ngườiviết; về mặt thẩm mĩ: tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn… Người viếttản văn hay là người có tâm hồn, có khát vọng thẩm mĩ, có niềm trân trọngvới con người, với cuộc đời, có sự nhạy cảm với đời sống, có sự nhân thànhcủa tâm hồn”
Trang 21Như vậy, có thể thấy dù ở bất kì thể loại nào, sự nhạy cảm, hiểu biết vàtrải nghiệm đời sống là những yếu tố không thể thiếu Nhất là đối với thể tảnvăn là thể loại gắn liền với hiện thực, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhạy, kịpthời những biến đổi không ngừng của cuộc sống xã hội cũng như nhu cầuthưởng thức của độc giả Điều đó giúp người viết tìm được một sự độc lậptrong góc nhìn, trong xúc cảm, nhận thức, thái độ Tản văn của họ cũng vìthế mà mang đậm màu sắc phong cách cá nhân.
1.1.1.3 Một số đặc điểm cơ bản, nổi bật của tản văn
Cho đến hôm nay tản văn được công nhận là một thể loại văn học đứngbên cạnh các thể loại văn học khác như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ…Tuy nhiên đây là một thể loại văn học không thuần nhất Từ trước đến nay
đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học, các học giả đã cốgắng đưa ra các định nghĩa của riêng mình về tản văn Có thể nói, tản văn làmột khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với nhiều tên gọikhác như tạp văn, bút kí, tạp bút, ngẫu bút, ngẫu hứng,…
Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà nghiêncứu và đội ngũ sáng tác đều chưa thể “khoanh vùng” chính xác cho thể loạinày Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự phong phú, đa dạngtrong nội dung và hình thức phản ánh của thể loại tản văn Vì vậy, mỗi ýkiến bàn về tản văn (như đã trình bày ở trên) hầu hết đều chỉ ra được một sốnhững đặc điểm cơ bản của thể loại này: tản văn thường ghi lại những suycảm có tính chất chủ quan của chủ thể, các vấn đề xã hội nóng , những suycảm xung quanh những trải nghiệm về vấn đề cá nhân, con người, bản thể,
nó sở hữu lối viết trữ tình; Ở tản văn, yếu tố hư cấu, khả năng tưởng tượng íthơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng về mặt cảm xúc, tâm trạng thì tảnvăn lại dồi dào hơn rất nhiều; Tản văn có ba đặc điểm: phi hư cấu, gắn vớibáo chí, không có cấu trúc viết nhất quán; là thể loại gắn chặt vào hiện thực
và mang đậm tính chủ quan trực tiếp của người viết; Tản văn là những bàiviết tản mạn tương đối tự do; về dung lượng khá ngắn gọn, hàm súc; về kết
Trang 22cấu có sự linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệthuật; về nội dung thường biểu hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặctrưng quan trọng nhất là thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người viết; vềmặt thẩm mĩ: tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn…
Có thể thấy các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học chắc là có tham khảo,
tổng hợp nhiều ý kiến khi đưa ra một cách về thể loại tản văn: “Tản văn làloại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tảphong cảnh, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tínhchất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vậthoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân Điềucốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xãhội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”[38,293]
Có thể xác định những đặc trưng thẩm mĩ nổi bật của tản văn
Thứ nhất, tản văn là là thể loại mang đậm tính trữ tình; là sự thể hiện
những gì nhà văn nhìn thấy, cảm thấy, cảm xúc, cảm động, hưng phấn, trảinghiệm (trong sinh hoạt, công tác học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến thamquan du lịch) Trên một ý nghĩa nào đó, tiểu thuyết viết về cái ngoài bảnthân, còn tản văn “viết lại” sự việc trong tim của tác giả; là sự biểu lộ ra mộtcách linh hoạt, xác thực những suy cảm của người viết
Thứ hai, tản văn là thể văn tự do phóng túng nhất Tất cả những yếu tố
của thi pháp thể loại đều hết sức tự do, phóng túng, từ việc lập ý đến bố cục,kết cấu, và vận dụng các thủ pháp biểu hiện, Tất cả đều lấy cảm nhận vàgiãi bày của tác giả làm trung tâm
Thứ ba, tính đa dạng về dạng thức và đề tài Đề tài của tản văn đặc biệt
rộng lớn, cơ hồ như không gì nó không nói đến, như lịch sử, hiện tại, tươnglai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thấn, ngônluận, thiên văn, địa lí, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển,nhỏ như cây cỏ, không có gì là không thể đưa vào ngòi bút của người viết
Trang 23tản văn Giới hạn về đề tài của tản văn dường như vượt qua tất cả các thểloại văn học khác, có thể gọi tản văn là “viện bảo tàng của cuộc sống”, là thểvăn phóng túng, không bị gò ép, câu thúc bởi một áp lực nào Dạng thứccủa tản văn rất phồn tạp, hình thức phong phú, không bó buộc vào mộtkhuôn khổ nào (tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, đặc tả, du kí, phóng sự, hồikí, ) Khuôn khổ của tản văn thường nhỏ, tản văn cổ đại thông thường chỉ
100 chữ, rất ngắn, tản văn hiện đại cũng chỉ có mấy nghìn chữ Hình thứcthể loại tản văn hết sức linh hoạt, nó có liên hệ giao nhau với các thể loạikhác, nó tự học theo các thể loại khác, viết lảnh lót như thơ, hùng tráng nhưquân ca, khúc chiết sinh động như tiểu thuyết
Thứ tư, tản văn khiến người đọc có cảm giác như là tản mạn, nhưng cái
“tản” này không phải là lộn xộn không có trật tự, không có tính văn chương,
mà là trong tản mạn có trật tự, trong tản mạn có văn chương Cái trật tự ởđây tùy theo ý đồ sáng tác và nhu cầu biểu hiện của người viết, Có thể thấytản văn không hề làm rối người đọc, không gây khó hiểu, không là “tròchơi” của ngôn từ, “thách đố” người đọc
Thứ năm, ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự
nhiên Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật đểkhắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệtmãnh liệt như thơ Đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạngcủa nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suynghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động Loại nội dung và yêu cầu thể loạinhàn nhã tự tại của nó rất hợp với ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn gàng,bóng bẩy Tản văn miêu tả nhân vật phải sinh động như cuộc sống, rõ ràngnhư đang hiện ra trước mắt, truyền đạt âm thanh phải giống hệt; tình cảmbiểu hiện thì phải chân thực thiết tha, tế nhị; thuyết lí nghị luận phải vừatrang trọng vừa hài hước, thú vị, không cần kiểu cách mất tự nhiên, khôngcần che đậy, tất cả phải lên xuống tự do như mạch đập của con người, nhưtiếng nước chảy trong khe núi,
Trang 241.1.2 Tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.2.1 Một cái nhìn chung về văn học Việt Nam đương đại
Từ sau đại hội VI (1986) của Đảng, một luồng gió mới thổi vào đờisống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới cho văn học vớitinh thần dân chủ Các nhà văn được “cởi trói”, có nhiều cơ hội để bộc lộquan điểm, cá tính sáng tạo cùa mình Các quan niệm, mô hình sáng tạo đưa
ra đều được nhìn nhận bình đẳng Đây là một động lực lớn để các thế hệ nhàvăn cùng nhau sáng tạo, đóng góp cho văn học những tác phẩm có giá trị.Trong hơn hai thập niên qua, chúng ta được chứng kiến cảnh tượng văn họcnước nhà khởi sắc với sự “đua chen” của các thế hệ nhà văn trong hoạt độngsáng tác Ở các lứa tuổi khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh lịch sử khácnhau, có thể gặp nhau hoặc đối nghịch trong quan niệm về cuộc sống và vănchương, nhưng các thế hệ cầm bút đều nỗ lực sáng tạo; ở mỗi thế hệ đều cónhững phong cách nghệ thuật độc đáo
Trong thế hệ nhà văn tiên phong mở đường, khai phá cho sự nghiệp đổimới văn học, có thể kể đến: Nguyễn Minh Châu, Lê lựu, Ma Văn Kháng,Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Minh Châu tiếp tục đổi mới mình trong
các quan niệm về hiện thực, về chiến tranh qua Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền
Nam, Lê Lựu với tiểu thuyết Thời xa vắng đã đánh dấu mốc, mở ra một
thời kỳ mới cho tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú là những tác
giả đã vẽ nên bức tranh hiện thực về cuộc sống đời thường với những mảngmàu sáng tối, phức tạp đầy nhức nhối
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương,Dương Hướng, cũng là những cái tên được nói đến nhiều Đóng góp nổibật của thế hệ nhà văn này là đoạn tuyệt với lối viết hiện thực tô hồng quenthuộc cũ để nhìn thẳng, nói thẳng sự thật Một mặt họ vừa phản ánh được bộmặt thật của xã hội, mặt khác, họ đưa ra lối viết độc đáo, trình bày hiện thựckhác hẳn với những người đương thời thông qua hệ thống hình ảnh, biểu
Trang 25tượng, ẩn dụ, kí hiệu ngôn ngữ mới Nguyễn Huy Thiệp tạo ra "khuynhhướng cực thực sắc bén, ngôn ngữ phũ phàng, cô đọng và đã ảnh hưởng sâu
xa đến những người đi sau”; Bảo Ninh có lối viết “trữ tình bi đát rất độc đáo
về chiến tranh ít ai bắt chước được”; Phạm Thị Hoài hình thành “thế giớingôn ngữ mặn, đắng, chua, chát đối chất với thứ ngôn ngữ nhạt, vô vị của xãhội đuơng thời, quật khai hệ thống ngôn ngữ tự do, sống động và ý nhị”(Thụy Khuê)
Về thơ, cũng có những cách tân táo bạo bởi các tác giả Lê Đạt (Bóng
chữ), Dương Tường (36 bài tình), Đặng Đình Hưng (Bến lạ), Hoàng Hưng
(Người đi tìm mặt, Ngựa biển), Phùng Khắc Bắc (Một chấm xanh), Nguyền Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), buộc người đọc phải nhìn nhận lại một
số vấn đề về thơ
Thế hệ nhà văn thứ hai sau đổi mới với những tên tuổi như NguyễnBình Phương, Bùi Hoằng Vị, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, cũng có những cách tân táo bạo, đặc biệt trong vận dụng sắc bén hai yếu tốmới là tưởng tượng và huyền ảo
Thế hệ thứ ba là những nhà văn còn rất trẻ, sinh ra trong nhũng năm 70,
80 của thế kỷ trước, có những nỗ lực lớn trong sáng tạo, biết vượt ra ngoàikhuôn sáo cũ, tiêu biểu như: Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Trang Hạ,Lynh Barcadi, Đình Đình, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Quỳnh Trang, ViThùy Linh, Phan Huyền Thư, Vãn Cầm Hái, Nguyễn Hữu Hồng Minh,Nguyễn Quyến, Văn xuôi của thế hệ nhà văn 7X, 8X cũng gây ra không ítnhững tranh cãi xôn xao trong dư luận Có thể nhận thấy ở sáng tác củanhững ngòi bút trẻ này là sự đa dạng trong cách trình bày hiện thực, sự chú ýnhiều khía cạnh khác nhau của xã hội hiện đại và sự can đảm nói lên nhữngđiều đáng nói, không sợ sức ép của những tư tưởng bảo thủ
Các thế hệ nhà văn trên đã thực sự tạo ra được những nét mới cho bứctranh văn học nước nhà với nhiều thể loại khác nhau, trong đó có tản văn,
Trang 261.1.2.2 Tổng quan về tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
Trong đời sống văn học đương đại, bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết,tản văn - một thể loại văn học tưởng như ít người quan tâm, để ý đã bắt đầulên ngôi với sự nổ rộ của hàng loạt tên tuổi, tập sách Điều này ít nhiều làmnên diện mạo mới của văn chương Việt Nam
Tản văn, tạp văn, tùy bút hay đoản văn trước đây xuất hiện lác đác,nhưng trong một thập kỷ trở lại đây, thể loại này ngày càng được vận dụngnhiều Chỉ riêng Nhà xuất bản Trẻ đã in tới 46 cuốn trong ba năm Sáu thángđầu năm 2015 này, đơn vị này phát hành 18 đầu sách tản văn, với 32.000bản được ấn hành ở Hà Nội Trung bình, mỗi đầu sách tản văn in 2.000 bản.Tản văn là thể văn dễ đọc nhưng không dễ viết, như thể thơ lục bát dễ viếtnhưng khó hay Nhiều nhà văn Việt Nam đã thành danh ở các thể loại thơ,tiểu thuyết hay truyện ngắn vẫn không ngại ngần tìm đến tản văn Hầu nhưcác loại hình báo chí đều dành một phần “diện tích” vừa đủ cho sự xuất hiệnmột tác phẩm tản văn Dường như với sự kiệm lời mà vẫn chuyển tải nhữngvấn đề có ý nghĩa thời sự và nhân văn, tản văn đã điểm trúng vào thị hiếuthẩm mỹ của người đọc hôm nay Đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc hiện nay,các cuốn tản văn xuất hiện ngày càng nhiều Chúng “đổ bộ” vào các hiệusách, thư viện, các trang mạng đến nỗi có người đã cho rằng trong ngữ cảnhvăn học hiện nay, đây là “thời của tản văn” Người đọc không khỏi ngạcnhiên đến vui mừng khi các cây bút chuyên nghiệp lẫn các gương mặt mớiđều chứng tỏ nội lực sáng tạo và gây ấn tượng với người đọc, bởi sự phongphú về đề tài và đa dạng trong diễn ngôn của họ ở địa hạt tản văn Có thể kể
đến các tác giả: Trần Nhã Thụy với Cuộc đời vui quá, không buồn được (Nxb Phụ Nữ, 2009) và Triều cường, chân ngắn, rau sạch (Nxb Trẻ, 2014); Nguyễn Vĩnh Nguyên với Tivi, xe máy, nhạc chế, karaoke, tăm xỉa răng và
những thứ khác (Nxb Lao Động, 2012) và Những đồ vật trò chuyện cùng ta
(Nxb Trẻ, 2014); Nguyễn Ngọc Tư với Yêu người ngóng núi (Nxb Trẻ, 2009); Nguyễn Nhật Ánh với Người Quảng đi ăn mỳ Quảng (Nxb Trẻ,
Trang 272011), Sương khói quê nhà (Nxb Trẻ, 2012) và Thương nhớ Trà Long (Nxb Trẻ, 2014); Đỗ Bích Thúy với Trên căn gác áp mái (Nxb Phụ Nữ, 2011) và
Đến độ hoa vàng (Nxb Văn Học, 2013); Hoàng Việt Hằng với Tiêu gì cho thời gian để sống (Nxb Trẻ, 2014); Huỳnh Như Phương với Ngôi nhà và con người (Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2006) và Bây giờ mà có về quê
(Nxb Phụ Nữ, 2011); Y Phương với Tháng giêng, tháng giêng, một vòng
dao quắm (Nxb Phụ Nữ, 2009); Nguyễn Việt Hà với Con giai phố cổ (Nxb
Trẻ, 2013); Đỗ Phấn với Hà Nội thì không có tuyết (Nxb Trẻ, 2013)…
Thể tản văn đã trở nên “quen thuộc” với người đọc Họ tìm thấy ở tảnvăn những vấn đề của đời sống và con người đương đại: từ chuyện nhỏ đếnchuyện lớn, từ quá khứ đến hiện tại, từ những khoảnh khắc bất chợt, thoángchốc đến những vấn đề muôn thuở, từ những sự vật hiện hữu đến những ấntượng vô hình trong thế giới của ý niệm, “vùng mờ tâm linh” Hệ thống hìnhảnh, chi tiết trong tản văn được sử dụng hết sức tinh lọc, súc tích với sự liênkết các chi tiết, bộc lộ thông điệp mà người viết gửi gắm Do vậy, có thể nói,một trong những đặc thù của tản văn là tính chủ quan, cá nhân trong cáchnhìn nhận, đánh giá vấn đề Là một thể văn có sự hòa trộn giữa tự sự và trữtình, nên vai trò của sự thật đời sống trong tản văn chỉ như những vật liệudùng để cụ thể hóa, hình tượng hóa cái chủ quan của tác giả, thể hiện trựctiếp cái tôi của người viết, là nơi chân dung tinh thần của chủ thể sáng táchiện ra một cách trực diện và chân thực
Với Nguyễn Khải tạp văn bao gồm những bài báo bàn về các vấn đềđạo đức, lối sống, những mẩu chuyện liên quan nhiều đến nhiều khía cạnhcủa đời sống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ vềcuộc đời và nghề văn Ông hướng ngòi bút của mình vào những quang cảnh
sự kiện, con người bình thường, cuộc sống hàng ngày (chủ yếu là môitrường quen thuộc của nhà văn, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) Đề tài cóphần hẹp nhưng tác phẩm của ông vẫn đạt đến mức độ khái quát cao vàmang vẻ chân thực sinh động hấp dẫn riêng
Trang 28Nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư, người đọc thường nhớ ngay đến nhữngtruyện ngắn, truyện vừa nổi tiếng, với giọng văn phóng khoáng, trữ tình,đậm chất Nam bộ của chị Tuy nhiên, ở thể loại tản văn, tạp văn, chúng tavẫn bắt gặp một Nguyễn Ngọc Tư hồn hậu, đằm thắm, với những câuchuyện da diết, chất chứa nhiều ưu tư của một con người luôn “tựa vào quênhà” để sống, để lấy cảm hứng và để viết.
Sau gần 3 năm xuất hiện liên tục trên mục Tôi xem nghe đọc thấy, báo
Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh đã tập hợp các bài viết thành một
tập sách nhỏ có tựa đề Nhân trường hợp chị thỏ bông Bạn đọc như vừa gặp
lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện
ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn Trong 34 tản văn in trong tập này,
có thể thấy một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn vàdân chủ Đặc biệt, duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc
tới Nhân trường hợp chị thỉ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.
Đỗ Trung Quân là người có tính cách rất tạp bút Tản văn, tạp bút của
Đỗ Trung Quân cho thấy hình ảnh một nhà văn lặng lẽ với cái lưng cong,đầu cúi thấp, lặng lẽ "góp nhặt từ lề đường" những câu chuyện tưởng nhỏnhưng không nhỏ, những câu chuyện dễ bị rơi vào cái "trí quên" của đámđông ồn ào và bận bịu, đem về thì thầm với trang sách Những trang sách
như là để hoài niệm, để trải lòng với những người bạn già: Chỗ ngồi có một
cái tình, Lang thang con chuồn chuồn ớt ; để nhắc nhở với những người
trẻ: Tiếng Việt khó lắm thay!, Bơi đi
Khác với Đỗ Trung Quân sâu lắng, trữ tình, Cửa sổ lớp học - 108 câu
chuyện sư phạm của Trần Quốc Toàn ngắn gọn, điềm đạm Tản văn TrầnQuốc Toàn thấp thoáng nỗi buồn vui của một ông giáo trường huyện suốt 20năm về những người học trò của mình với nhiều số phận khác nhau, về bảnthân nghề giáo Cả các vấn đề xã hội lớn lao, những cảnh ngộ đời ngườicũng được săm soi qua đôi mắt của một nhà mô phạm Trang viết nhưnhững bài học đạo đức nhưng không hề rao giảng mà thủ thỉ nhẹ nhàng
Trang 29Trần Quốc Toàn không chỉ nhìn đời dưới đôi mắt một nhà giáo mà còn quađôi mắt mơ mộng của một nhà văn Ông nhận thấy một anh giáo đổi thướclấy sào chăn vịt, ung dung như một lãng tử; một con bách thanh phải họctiếng dế gáy để có thêm cái ngọt ngào quyến rũ trong giọng hót,
Tản văn cho phép người viết cứ sống, cứ đi, quan sát và viết, đủ thứchuyện trên trời dưới bể, đủ thứ hoa, lá, cây, cỏ, mây, mưa, chim chóc, đủnhững câu chuyện đời lớn nhỏ Tất cả được soi dưới đôi mắt hiển vi của
những người nghệ sĩ, nhẹ nhàng mà ray rứt, khơi gợi Tập Tản mạn trước
đèn của nhà văn Đỗ Chu vượt qua hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết để
chiếm giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005, báo hiệu “thờicủa tản văn” đang đến (?)
Ngày nay chứng kiến những thay đổi lớn về cuộc sống, về đời sốnghiện đại kéo theo vấn nạn môi trường thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêmtrọng, văn học không thể thờ ơ trước tiếng “kêu gào sự giúp đỡ” của thiênnhiên Các tác giả bằng những trang tản văn khá tinh tế và nhạy cảm đãmuốn gửi tới con người thông điệp cần phải có thái độ ứng xử đúng đắn vàtrân trọng với thiên nhiên Bởi có say đắm với thiên nhiên, coi thiên nhiênnhư “sinh thể thứ hai” của mình, con người mới “được hồi sinh và tái tạotrong những mùa màng mới của cảm xúc và suy tưởng” [75] Các nhà văn
đã coi cây, cánh đồng, vòm lá, mưa phùn, các loài hoa… là những biểutượng của thiên nhiên, và thiên nhiên chính là “bản thể đậm chất người’
trong tâm thức sáng tạo của họ Dẫn chứng cho điều này có thể kể đến: Có
một kẻ rời bỏ thành phố, Trò chuyện về những cái cây đã chết của Nguyễn
Quang Thiều, Phố và cây Hà Nội của Hoàng Việt Hằng,…
Như vậy, dễ nhận thấy bên cạnh các thể loại khác, sự góp mặt của tảnvăn tạo nên một “bữa tiệc” văn chương phong phú cho sự lựa chọn của độcgiả và với sự gia tăng về số lượng cũng như sự phong phú về phương thứcthể hiện, tản văn ngày càng tỏ rõ ưu thế của mình trong đời sống văn họcđương đại Việt Nam
Trang 30Hiện tại, đông đảo công chúng bạn đọc rất chú ý đến các tác phẩm tảnvăn, nhưng giới nghiên cứu, dường như không quan tâm lắm Nhưng rồiđây, viết lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, chắc chắn giới nghiên cứu phảidành một vị trí xứng đáng cho thể loại tản văn.
1.2 Nhìn qua hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Nguyễn Nhật Ánh – cái tên được chú ý hàng đầu trong văn học Việt Nam đương đại
Nguyễn Nhật Ánh sinh 7/5/1955 ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam Thuở nhỏ, ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần CaoVân và Phan Chu Trinh Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại SàiGòn, theo học ngành sư phạm Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạyhọc, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần
lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và
hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh là Chu Đình Ngạn Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc
Phương Đông,…
Miền quê dân dã Quảng Nam cứ liên tục được nhắc đi nhắc lại trongtừng câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh với nhiều trăn trở Dù không sinh cơlập nghiệp tại nơi “chôn rau cắt rốn” nhưng ông cũng đã có một tuổi thơ gắn
bó với dòng sông, với cánh đồng, bờ tre hay cái cầu ao quê nhà Vùng trờitươi đẹp này dễ dàng ăn sâu vào tiềm thức của ông Nhà văn Nguyễn NhậtÁnh từng tâm sự rằng các tác phẩm viết về tuổi học trò, viết cho tuổi mớilớn của ông hầu hết lấy bối cảnh Quảng Nam và mỗi kỉ niệm thường gắn bó
với một vùng đất cụ thể Ông cho biết: “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt
biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình Trung trong Hạ đỏ và Tam Kỳ
trong Hoa hồng xứ khác” Đây chính là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn
mà mỗi khi hồi tưởng lại, nhà văn lại thấy bồi hồi, bồn chồn và trào lên nỗi
Trang 31nhớ da diết, khắc khoải Ông thừa nhận tuổi thơ gắn với quê hương đã trởthành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chính mình, và do vậytrong các tác phẩm của ông dù ở thể loại nào cũng luôn có sự ẩn hiện, đanxen giữa trí nhớ và cảm xúc của quá khứ với hiện tại
Khả năng cầm bút của Nguyễn Nhật Ánh tỏ lộ khá sớm Những nămhọc ở trường phổ thông, ông đã có những bài thơ đăng báo Được biết nhưmột nhà thơ trước khi là nhà văn, nhưng chính các tác phẩm văn xuôi củaông đã giúp ông chiếm lĩnh cảm tình của đông đảo bạn đọc Nguyễn NhậtÁnh xuất hiện trên các trang văn, kệ sách với cái tên “Hiện tượng văn họcNguyễn Nhật Ánh”, cho đến nay trong sự nghiệp cầm bút của ông đã thểhiện sự nghiêm túc một cách cao độ Ông không chỉ là một “hiện tượng”xuất hiện trên văn đàn theo kiểu chênh vênh hay vụt đến rồi vụt đi Nghiêmtúc đánh giá, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành cây bút lão làng trong nền vănhọc Việt Nam đương đại Những đóng góp của ông trong nền văn học nướcnhà không chỉ là những tác phẩm hay, những nhân vật ấn tượng, mà NguyễnNhật Ánh đang nghiêm túc thực hiện một sự nghiệp cao cả: sự nghiệp giáodục Với vai trò là một nhà văn chuyên viết về tuổi hoa niên, ông dường như
là nhịp cầu mở những niềm vui trong lòng bạn trẻ Cầm quyển sách của ôngtrên tay, không độc giả nào giấu được sự phấn khởi, vui tươi và yêu đời.Nhắc đến cái tên Nguyễn Nhật Ánh, không độc giả nào có thể phủ nhận rằng
họ luôn sẵn sàng đón chào niềm vui trên từng trang sách, trong mỗi tácphẩm của ông Dù là nhà thơ, nhà giáo, nhà báo hay nhà văn, ở cương vị nàoNguyễn Nhật Ánh cũng dành tình cảm của mình cho trẻ em
Không định trở thành người hướng dẫn, dạy dỗ bằng những lời giáohuấn nặng nề cứng nhắc, Nguyễn Nhật Ánh chỉ muốn là một người bạn tâmtình của tuổi thơ để kể cho các em nghe những câu chuyện của tâm hồn Vìthế, rất tự nhiên, tản văn Nguyễn Nhật Ánh trở thành người giữ gìn và nuôidưỡng những ước mơ trong trèo, những tình cảm hồn nhiên và khát vọngđược bay tới những chân trời xa thẳm của tuổi trẻ hôm nay
Trang 321.2.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh
Con đường sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, từ khi bắt đầu khởi nghiệpcho đến khi trở thành một nhà văn đã thực sự có những dấu mốc quan trọng và
ý nghĩa Thành công mà những tác phẩm của ông đem lại không chỉ độc giả ởViệt Nam yêu quý mà còn được các độc giả thế giới đón nhận nồng nhiệt.Ngay từ khi mới 13 tuổi, ông đã có bài đăng báo Tác phẩm đầu tiên in
thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nxb Tác phẩm mới, 1984 (in chung với Lê Thị Kim) Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước
vòng chung kết, Nxb Măng Non, 1985.
Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác
về đề tài thanh thiếu niên Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học
Trẻ hạng A Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất
trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gươngmặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí
Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có
sách bán chạy nhất Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì
thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng Đây là một trong
những cuốn sách gối đầu của nhiều nhiếu nhi Có thể nói, mỗi truyện trong
bộ Kính vạn hoa đều hướng tới mở rộng sự hiểu biết của các em đối với thế
giới bên ngoài, giúp các em hiểu thêm vẻ đẹp của một cuộc sống giản dị, ấm
áp tình người Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và trở thành nhàvăn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam
Với những ấp ủ muốn sáng tác cho thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm
văn học thần thoại hay, năm 2004 ông đã cho xuất bản Chuyện xứ Lang
Biang với những tập đầu và hoàn thành tác phẩm truyện dài này vào năm
Trang 332006 với số tập lên đến con số 28 Đây là lần đầu tiên ông viết một bộtruyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩmnày, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quannhư Phù thủy và Pháp sư, các huyền thoại phương Đông, ma thuật và thuậtphù thủy… Nguyễn Nhật Ánh từng bộc bạch: “Tôi muốn đem lại nhiều tácphẩm cho trẻ em khi trào lưu truyện dịch ở ta đang nở rộ Nhưng trách
nhiệm và tự ái của một nhà văn không cho phép mình chịu thua” Chuyện xứ
Lang Biang có thể nói là một thể nghiệm mới mẻ của Nguyễn Nhật Ánh
trong thể loại truyện giả tưởng thu hút trí tưởng tượng và óc tò mò của người
đọc Năm 2005, ông được trao danh hiệu Gương mặt tiêu biểu của thành
phố trong 30 năm của thành phố Hồ Chí Minh (1975 - 2005).
Vẫn rất bền bỉ, không mệt mỏi trong sáng tác, tìm tòi, khám phá, nhàvăn Nguyễn nhật Ánh tiếp tục cho ra đời những tác phẩm vô cùng độc đáo
Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô, xuất bản năm 2007, một cuốn sách có lối viết rất dung dị, nhẹ nhàng và đời thường của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Tôi là Bê
tô là một cuốn truyện “làm bật cười trẻ con và làm trầm tư người lớn”
(Phạm Xuân Nguyên) Nguyễn Nhật Ánh đưa ra những triết lý đơn giản nhưng vô cùng thâm thúy về tình bạn, tình yêu, về những cái nhỏ nhặt trongcuộc sống Những triết lý ấy là do chú cún tên là Bê tô “nghiệm” ra - tấtnhiên, vì thế mới ít “đụng chạm” và khiến người ta phải ngẫm ngợi kha khá.Viết dưới dạng lời tự sự của một chú chó tên Bêto, cuốn truyện này nhẹnhàng thổi vào những sự việc, con người rất đời thường một sức sống, ýnghĩa mới, khiến cho ta có thêm một cái nhìn tươi mới và những bài học ýnghĩa chính từ cách nhìn giản đơn ấy Đây là một cuốn sách có dung lượngngắn, cô đọng và rất tươi mới, mang lại cho người đọc một cảm giác nhẹnhàng và một nụ cười sau khi đóng lại trang cuối cùng
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ lại là một câu chuyện khác, vô cùng kì
thú Tác phẩm này rất xứng đáng với danh hiệu mà báo Người Lao động
Trang 34bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008 Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ còn
được bình chọn là tác phẩm bán chạy nhất Hội sách Thành phố Hồ ChíMinh 2008, Giải vàng Sách Hay của Hội xuất bản Việt Nam 2009, đượcnhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2009; Giải thưởng văn họcASEAN 2010
Tiếp tục chuỗi cảm hứng của mình, cùng trong năm 2009, tác giả làm
bạn đọc xúc động với cuốn truyện đặc sắc Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và
Đảo mộng mơ Năm 2011, Nguyễn Nhật Ánh lại gây bất ngờ với truyện Lá nằm trong lá Vào tháng 6 năm 2012, người đọc cùng ông bước vào hành
trình mới, cùng trải nghiệm thể loại đồng thoại với tác phẩm Có hai con
mèo ngồi bên cửa sổ
Năm 2012, Nhà xuất bản Trẻ phát hành hai cuốn Sương khói quê nhà
và Người Quảng đi ăn mì Quảng, thể hiện một trải nghiệm mới, bút lực
mới của Nguyễn Nhật Ánh ở thể loại tản văn
Đến tháng 3 năm 2014, tập sách Chúc một ngày tốt lành của Nguyễn
Nhật Ánh tiếp tục “gây sốt” làng sách Ngày 27/3, Giám đốc Nhà xuất bảnTrẻ, Nguyễn Minh Nhựt cho biết anh đã “đặt bút ký” quyết định tái bản
thêm 10.000 bản sách Chúc một ngày tốt lành của nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh Được biết, ngay từ khi chưa chính thức phát hành, 38.000 bản sách
trong tổng số 40.000 bản sách Chúc một ngày tốt lành in đợt đầu tiên đã
được các đơn vị phát hành đặt mua hết Để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, đặcbiệt là trong Hội sách TP Hồ Chí Minh 2014 (24/3 đến 30/3), Nhà xuất bảnTrẻ đã phải cho in nối bản thêm 15.000 bản của tựa sách này
Tháng 10 năm 2014, tập tản văn Thương nhớ Trà Long ra mắt độc giả.
Tác phẩm tiếp tục khẳng định vị trí của Nguyễn Nhật Ánh ở thể loại tản văn,tiếp nối dòng cảm xúc, hoài niệm về các hiện tượng đời sống xã hội đươngđại, đồng thời thể hiện cái nhìn sắc sảo và vốn tri thức sâu rộng của tác giả
Bảy bước tới mùa hè là tác phẩm mới nhất trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh, được xuất bản vào tháng 7 năm 2015 Cuốn sách là một
Trang 35câu chuyện về một mùa hè ngọt ngào, những trò chơi nghịch ngợm và bângkhuâng tình cảm tuổi mới lớn Nó thực sự là món quà mà nhà văn dành tặngcho bạn đọc thân thiết Một lần nữa Nguyễn Nhật Ánh đánh thức những nămtháng ấu thơ trong mỗi chúng ta, để ta biết rằng ông mãi là nhà kể chuyệnhóm hỉnh, khiến người đọc cuốn hút từ lời tựa đến trang cuối cùng,
Ngoài những tác phẩm văn học nói trên, tính đến nay, ông còn có 3tập bình luận thể thao, 5 tập thơ, 30 tập truyện tranh, 50 tập tư vấn về tìnhyêu Có được số lượng tác phẩm lớn như vậy nhà văn Nguyễn Nhật Ánhphải luôn luôn đặt mình trong tâm thế phải viết và viết cho thật hay Sángtạo văn học như là một sứ mệnh của Nguyễn Nhật Ánh Ông đã liên tụcsáng tác nhiều tác phẩm có giá trị đáng quý cho văn học Việt Nam
Nếu có cuộc bình chọn nhà văn “hot” nhất trong những năm gần đâythì có lẽ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ dành được phiếu cao nhất Tần suấtxuất hiện trên báo của ông trong những năm qua tương đối dày, bởi ông là
người “có sự kiện” Đầu năm 2010, cuốn Đảo mộng mơ ra mắt tại hội sách
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra cơn sốt, với 17000 cuốn bán hết Sau đó
là tập Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ từng được tặng thưởng của Ban chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời được giải văn học ASEAN Rồinhà xuất bản Kim Đồng khi mở nhà sách tại Thành phố Hồ Chí Minh đãchính thức dành một góc trang trọng để lập “Thư quán Nguyễn Nhật Ánh”.Đến cuối năm 2010, cái tên Nguyễn Nhật Ánh lại bùng nổ với việc ra mắt
tập truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,
Dường như đã thành thông lệ, mỗi năm nhà văn Nguyễn Nhật Ánhcông bố ít nhất một tựa sách mới Không kể những cuốn sách tái bản
thường xuyên như Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là
Bêtô,… thì một cuốn sách mới với một người viết chuyên nghiệp như nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh quả không phải là quá khó Nguyễn Nhật Ánh “cam
kết với lòng mình” giống hệt như một lời hứa trước bạn đọc là những Fan
của ông Cái khó của lời cam kết này là làm sao cuốn sách sau không chỉ
Trang 36vẫn giữ được sự trong sáng, hấp dẫn, mà còn phải có điều gì đó khác biệt
so với cuốn sách trước
Dăm năm trở lại đây, mỗi lần nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bắt tay viếtmột cuốn sách mới, các đơn vị xuất bản đã kết hợp với nhà văn để thực hiện
“chiến dịch” ra mắt tác phẩm khá bài bản Đầu tiên là rục rịch thông tinngay từ khi nhà văn đang viết những trang cuối cùng của cuốn sách Sau đótrích một vài chương sách trên một tờ báo có lượng độc giả lớn Tiếp đó, khisách vừa có bìa đã được đưa lên trang web kèm nhiều lời giới thiệu để độcgiả tò mò Và đậm nhất, với nhiều “chiêu thức” độc đáo, đó là tổ chức buổi
ra mắt, và các buổi nhà văn kí tặng sách cho độc giả Đến cuốn sách mới
nhất, Bảy bước tới mùa hè, có thể thấy “công thức” ấy đã được thực hiện
một cách rất đầy đủ, và mang nhiều dấu ấn rất Nguyễn Nhật Ánh
Buổi ra mắt sách Bảy bước tới mùa hè đã được tổ chức ở Hà Nội vào
một sáng đầu tháng 3 Hôm đó, tác giả rời bàn lúc 13 giờ 35, dù theo thôngbáo buổi giao lưu, tặng chữ ký kết thúc lúc 10 giờ Bất chấp trời mưa, lượngđộc giả vẫn xếp hai hàng dài chờ đợi Ước tính khoảng 2000 cuốn sách đãđược độc giả mua để xin chữ ký ngay trong ngày đầu tiên phát hành, đó làchưa kể nhiều người còn mua tất cả những đầu sách của Nguyễn Nhật Ánh
để “xin chữ ký một thể” Điều đó cho thấy cái tên Nguyễn Nhật Ánh có sứchút lớn, tạo sự khác biệt với hầu hết các tác giả đương đại ở Việt Nam Cũng
phải kể tới một con số “đáng giật mình” khác, đó là 55000 cuốn sách Bảy
bước tới mùa hè đã được Nxb Trẻ in lần đầu để phủ khắp thị trường Đáng
chú ý hơn, theo đơn vị này, tất cả số sách trên đều được in theo đơn đặt hàngcủa các đơn vị phát hành, nhà sách trên cả nước Vì thế, đó là con số chắcchắn được bán ra
Trong lúc nghỉ giải lao tại buổi kí tặng này cho độc giả, nhà vănNguyễn Nhật Ánh chia sẻ: “Lần trước tôi ký tặng sách ở Hà Nội vào giữamùa hè nắng gắt, người đọc vẫn đứng hàng dài chờ vài tiếng, còn lần nàythì trời mưa Điều đó khiến tôi rất cảm động Đó là một động lực lớn cho
Trang 37người viết như tôi” Khi được hỏi, ông có bí quyết gì khi viết khiến nhiều
độc giả trẻ yêu thích như vậy, nhà văn cười: “ Nói hay nhận xét về mình thìrất khó Nhưng tôi nghĩ tác phẩm của tôi đáp ứng phần nào nhu cầu củabạn trẻ Đó không chỉ là nhu cầu về văn chương, mà còn chứa đựng nhucầu về tình cảm, đạo đức Tôi luôn thể hiện sự hướng thiện trong tác phẩm.Tôi nghĩ hướng thiện là liều thuốc kháng sinh cho tâm hồn trẻ” [76]
Điều đáng nói, không chỉ ở thể loại thơ, truyện ngắn hay truyện dài,
mà bút lực của Nguyễn Nhật Ánh cũng rất sung mãn ở thể loại tản văn Chỉtrong vòng hai năm ngắn ngủi, Nguyễn Nhật Ánh đã cho xuất bản 3 đầu
sách ở thể loại tản văn: Sương khói quê nhà (2012), Người Quảng đi ăn mì
Quảng (2013), Thương nhớ Trà Long (2014) Hai năm với ba đầu sách
được ấn hành, một con số ấn tượng đối với độc giả Mỗi cuốn tản văn trong
lần xuất bản đầu tiên đều lên tới con số 2000 bản, Thương nhớ Trà Long
cho đến nay đã được tái bản lần thứ ba.Vì thế, tản văn Nguyễn Nhật Ánhvẫn không hề làm suy giảm số lược “Fan” mà ngược lại, sự yêu mến vàđón nhận của người đọc vẫn ngày càng càng tăng lên không ngừng Đọctản văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Ý Nhi chia sẻ: “Nguyễn Nhật Ánh dẫndụ người đọc bởi kiến thức đời sống sâu rộng, óc quan sát tinh tế, sự liêntưởng độc đáo và một văn phong giàu cảm xúc, sáng sủa, đĩnh đạc Có lẽkhông có nhiều những bài báo, sau nhiều năm tháng, khi đọc lại, khôngnhững còn giữ được niềm yêu mến cũ mà còn có thể tìm thêm được mộttầng nghĩa mới, như những bài báo của Nguyễn Nhật Ánh Đọc tạp vănNguyễn Nhật Ánh, người ta nhớ đến thơ của ông Ẩn giấu sau những trangvăn, là tâm hồn của nhà thơ tài hoa” [23,bìa 4]
Có thể nói, có được một lượng độc giả luôn ổn định và có chiều hướngphát triển như Nguyễn Nhật Ánh là ước mơ của bất cứ người cầm bút nào,nhất là trong thời điểm thị trường xuất bản đang ế ẩm như hiện nay Rất khó
để có thể tưởng tượng một cuốn sách văn học, không scandal, không “sốc,sex” lại có thể tạo nên “cơn sốt”, như vậy
Trang 381.3 Ý thức và những nỗ lực đóng góp cho thể loại tản văn của Nguyễn Nhật Ánh
1.3.1 Quan niệm về tản văn và ý thức “bước” sang tản văn của Nguyễn Nhật Ánh
Chẳng riêng giới chuyên môn, hầu hết người đọc Việt Nam khi nói đếnnhà văn cũng khó mà không nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh Hơn 30 năm cầnmẫn trên từng trang sách như con ong chăm chỉ, với hơn 100 tác phẩm,Nguyễn Nhật Ánh đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nướcnhà Người đọc từng biết đến Nguyễn Nhật Ánh với thơ, với văn xuôi vềtuổi mới lớn, với truyện liên hoàn về sinh hoạt thiếu nhi và xứ sở phù thủy,với anh Bồ Câu gỡ rối tơ lòng, và bây giờ còn là Nguyễn Nhật Ánh với tản
văn Như đã nói ở trước, Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì
Quảng, và Thương nhớ Trà Long là một thể nghiệm mới của nhà văn ở thể
loại tản văn Ý thức về thể loại này, ở Nguyễn Nhật Ánh rõ ràng là cả mộtquá trình
Cũng như nhiều cây bút sáng tác chuyên nghiệp khác, Nguyễn NhậtÁnh phải đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới do đời sống đặt ra,nhất là trong hoàn cảnh hiện nay Thời đại kinh tế mở cửa, xã hội phát triểnvới tốc độ chóng mặt, xuất hiện nhiều vấn nạn, nhiều bất ổn, khó lườngtrước, con người luôn trong trạng thái bất an Thực trạng này là một tháchthức gây khó dễ cho các nhà văn khi lấn sân sang thể loại tản văn Hiểu rõđiều này, cộng với sự nhạy cảm trong cách cảm cách nghĩ của mình, NguyễnNhật Ánh muốn lên tiếng Ông viết về con người, về cuộc sống, xã hộikhông đơn thuần chỉ là viết, là đọc mà đằng sau những vấn đề ấy, ông muốnđặt ra cho người đọc những điều phải suy ngẫm Ông xác định: “tuổi trẻchưa thể phân biệt được cái tốt cái xấu trong xã hội, bản lĩnh chưa cao, nhậnthức chưa chín chắn Cho nên tôi nghĩ nhà văn, nhất là đối với một ngườiviết cho thanh thiếu niên phải là chiếc cầu nối, gắn kết nâng đỡ cho các emgiá trị tâm hồn, ươm mầm tình yêu về thiên nhiên, con người và niềm tin và
Trang 39những điều đẹp đẽ nhất của cuộc sống” Cũng như ở thơ và truyện, tản văncủa Nguyễn Nhật Ánh được khơi nguồn từ cảm xúc, từ tình cảm tuổi thơ vớinhững kí ức ngọt ngào ở thôn quê và những điều bình dị của cuộc sống cùngnhững người bạn cùng quê, những người bạn học và có cả mối tình thơ dại Tuy nhiên, với tản văn, Nguyễn Nhật Ánh thiên về mặt suy, cảm, nhìn conngười và cuộc đời với bao nhiêu hiện tượng diễn ra hàng ngày đầy thú vị.Với Nguyễn Nhật Ánh, viết gần như là một nhu cầu thiết yếu như cơm
ăn, nước uống hằng ngày Ông làm việc không biết đến mệt mỏi, nghỉ ngơi
Có một số nhà văn coi tản văn là nơi để ghé qua chứ chẳng mặn mà gì màgắn bó Nguyễn Nhật Ánh viết văn đầy cảm hứng với tinh thần nghiêm túc.Ông nói: “ Tiền bạc đối với một nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau Nếu đểkiếm tiền không ai chọn nghề viết văn Khi ngồi vào bàn viết, nhà văn chỉtìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng Tôi thích một câu không biếtcủa ai: “Lợi và danh đi trước là một tai họa, đi song hành với sáng tác là mộtcản trở, còn đến sau sáng tác hợp quy luật” [68] “Tôi có thể viết trongkhông khí ồn ào, náo nhiệt lẫn yên tĩnh Thậm chí tôi có thể gác hết việc viếtlách sang một bên để trả nợ một bài báo hoặc giải quyết công việc gấp rútnào đó Tuy vậy, khi ngồi vào bàn sáng tác tôi hoàn toàn sống trong thế giớicủa riêng mình” [69] Nguyễn Nhật Ánh coi việc sáng tác là một niềm vui,nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề Cái đích
mà nhà văn luôn hướng tới là độc giả Khi trả lời phỏng vấn bí quyết củamình, ông nói: “Riêng tôi, tôi chỉ cặm cụi viết Tôi viết như một con ong,như một con tằm Con ong làm mật, con tằm nhả tơ Còn nhà văn thì cho rađời các tác phẩm Đó là công việc và cũng là thiên chức của người cầm bút”.Nguyễn Nhật Ánh quan niệm viết tản văn phải viết bằng tất cả sự nhạycảm, sự trải nghiệm và vốn hiểu biết sâu rộng của mình Tản văn NguyễnNguyễn Nhật Ánh cho thấy hình tượng một tác giả khi thì đứng từ hiện tạinhìn về quá khứ trong cảm thức hoài niệm, khi thì tinh tế nhìn sâu vào hiện
tại với nhiều trăn trở (Đồ giả, Khi người trẻ, Cô bé Xíu quầy) Những
Trang 40chuyến đi của nhà văn ở xứ người cũng được ông tập hợp thành những câuchuyện thú vị…Ở tản văn, người đọc có thể bắt gặp một Nguyễn Nhật Ánhrất đỗi đời thường Nếu trong thơ và truyện, hình ảnh nhân vật có khi làtưởng tượng, có khi là hóa thân của nhà văn thì tản văn là cách nhìn nhậnmột cách trực tiếp của nhà văn về những người xung quanh Từ người thânquen đến người xa lạ, có cả những người đã từng xuất hiện trong các câu
chuyện ngắn trước đây (Tuổi thơ tôi có thằng Lợi sứt, Nhớ chim trắng, Bạn
tôi về vùng trời hoa tím) lẫn những con người trong cuộc sống thường nhật
của hiện tại từ một cô bé hàng xóm đến chị trông xe đều để lại ấn tượngtrong ông Bởi vậy, đề tài trong tạp văn Nguyễn Nhật Ánh phong phú và đadạng, chan chứa tình đời, tình người Không phải chỉ với những câu chuyệnviết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn mới hấp dẫn mà cả khi Nguyễn Nhật Ánh
viết về Một chuyện nhỏ trong nhà, một kiểu xem bóng đá ở Những mùa
World Cup cũng lôi cuốn người đọc Tản văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn với một
giọng điệu trong sáng, dí dỏm của nhà văn về cuộc đời, thể hiện một cái nhìnlạc quan, yêu đời trong cuộc sống Vì thế đọc tản văn Nguyễn Nhật Ánh,người đọc sẽ không cảm thấy bi quan, chán nản hay thấy cuộc sống thậtnghiệt ngã chán chường mà hơn hết, có thể thấy được muôn màu của cuộcsống hiện đại trước mắt ta thật đáng sống biết bao Những gì xảy ra trong xãhội là tất yếu và quan trọng là ở cách nhìn nhận của mỗi người về nó
Huỳnh Như Phương nhận xét rất đúng rằng, “Nguyễn Nhật Ánh vẫnphát huy chất hài hước, dí dỏm sở trường trong văn tự sự của mình Khi anhbàn đến chuyện thu nhỏ các đồ vật nhân nói về sân khấu nhỏ, khi anh cắtnghĩa hiện tượng bắt chước thần tượng, hay khi anh luận bàn chuyện hànggiả, chuyện tấm lịch - để mượn ngôn ngữ quảng cáo trên truyền hình người
đọc bao giờ cũng muốn đặt cuối các đoạn văn của anh một chữ Konica
-mỉm cười Thơ và văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh vốn không quen đụng chạm
những vấn đề thời sự - xã hội trực tiếp.Thành ra thể loại tạp văn này hìnhnhư đã được chọn để gửi gắm con người xã hội của anh…” [24,bìa 4]