1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tản văn và tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên

106 1,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 542 KB

Nội dung

Tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta Nxb Trẻ xuất bản năm 2014 là hai tuyển tập nằm trong dự án đang được thực hiện của tác giả viết: 100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính người

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học vinh

CAO THỊ THÙY NHUNG ĐINH THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM TẢN VĂN VÀ TẠP VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYấN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm tuấn vũ

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn kéo theo sự suy giảm của văn hóa đọc Các tác phẩm văn học không còn vị trí độc tôn trong sự tìm tòi tri thức và giải trí nghệ thuật như trước Đứng trước yêu cầu của thời đại, nền văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng đã có những cách tân đáng kể về hệ thống thể loại để phù hợp với nhu cầu nhận thức và thẩm mĩ của thời đại Trong những thể loại được sử dụng nhiều hiện nay có tạp văn, tản văn

Trần Hoàng Nhân (“Thời của tản văn, tạp bút”, nld.com.vn) gọi thời đại

này là "thời của tản văn, tạp bút" Do sức ép của khối lượng công việc bận rộn nên độc giả ít có thời gian cho những cuốn tiểu thuyết dài hơi Người đọc hôm nay thường tìm đến những thể loại có khả năng đáp ứng những nhu cầu đọc nhanh như truyện ngắn, truyện cực ngắn (truyện mini), tạp văn, bút ký Những thể loại này có dung lượng ngắn, dễ đọc, thường hướng tới phản ánh những vấn đề mang tính thời sự bằng ngôn ngữ vừa có đặc tính của ngôn ngữ văn chương vừa có đặc tính của ngôn ngữ báo chí

1.2 Đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và nhịp sống hiện đại, tạp văn, tản văn trở thành những loại văn bản có ưu thế bởi tính chất ngắn gọn, có thể chớp được một suy nghĩ, một khoảnh khắc suy

tư, một thoáng liên tưởng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Nhờ vậy, nó

dễ dàng tiếp cận người đọc trên phương diện cảm xúc cũng như nhu cầu thông tin Đặc biệt, các tờ báo thường dành riêng một mục để đăng tạp văn,

tản văn thường kì như: Người lao động, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi

trẻ, Thanh niên, Văn nghệ, Sài Gòn tiếp thị, Nhiều báo không chuyên về

văn chương khác cũng in tạp văn và tản văn Đây thật sự là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà văn Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Mạc Can, Đỗ Trung Quân, Lê Giang, Huỳnh Như Phương được in

Trang 4

báo trước khi xuất bản thành sách Không chỉ xuất hiện dày đặc trên các báo

và các trang mạng cá nhân, những năm gần đây tạp văn, tản văn được xuất bản khá ồ ạt, có chất lượng và được người đọc đón nhận nồng nhiệt Trong những năm vừa qua, đã xuất hiện rất nhiều tác giả vốn là những người ngoại đạo nhưng viết nhiều tập tạp văn, tản văn gây được tiếng vang Họa sĩ Đỗ Phấn từng làm say lòng người với những bức tranh sắc nét, luôn nhận mình là tay ngang là kẻ nghiệp dư khi đến với văn chương, nay lần lượt trình làng văn

các tập tạp văn: Chuyện vãn trước gương (2005), Ông ngoại hay cười

(2011), khiến những người chuyên nghiệp cũng phải ngưỡng mộ Nữ đạo

diễn Việt Linh từng nổi tiếng với bộ phim Bóng tối quyến rũ nay lại trình làng với các cuốn tạp văn, tạp bút: Chuyện mình, chuyện người (2008), Chuyện và

truyện (2012) Hay dịch giả Lý Lan hơn mười năm trước đã làm mê hoặc độc

giả Việt với Harry Porte nay trải lòng mình với Ở ngưỡng cửa cuộc đời Văn

học Việt Nam đang được mùa tạp văn, tản văn

1.3 Sự nở rộ của tạp văn, tản văn những năm đầu thế kỷ XXI là một hiện tượng văn học rất đáng lưu tâm Tuy nhiên trong lịch sử dường như chưa bao giờ tạp văn, tản văn trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu Hiện chưa

có một nghiên cứu nào tổng quát về tạp văn, tản văn Trước thực tế đó, chúng tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, sâu sắc hơn Đến với tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, chúng tôi yêu thích cái hài hước dí dỏm, bình dị của người viết, sức đọc rộng, uyên thâm, cách trích dẫn theo lối "nói có sách mách có chứng" với thái độ cầm bút nghiêm túc Các tác phẩm thể hiện rất rõ ý định của chính tác giả là nhận diện tâm tính của người Việt đương đại thông qua việc khảo sát thế giới những đồ vật quen thuộc hằng ngày và các hiện tượng xã hội Thông thường, nhà nghiên cứu có khuynh hướng khảo sát các sự kiện lớn hay các nhân vật quan trọng để

đi đến kết luận, nhưng Nguyễn Vĩnh Nguyên thì khác, anh nhìn tâm tính người Việt qua sinh hoạt thường nhật, những sự kiện nhỏ lẻ, vụn vặt và quen thuộc tưởng như không có gì đáng để ý Và khác với nhiều nhà nghiên cứu

Trang 5

trước đó, thường trầm trọng hóa vấn đề với những ngôn từ nặng nề trong phê phán, nặng nề đến gây phản cảm thì Nguyễn Vĩnh Nguyên ngược lại rất nhẹ nhõm và dí dỏm Chính điều này đã kéo độc giả ở lại với trang sách của tác giả, theo dõi nó đến dòng cuối cùng

Trên đây là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm tạp văn

và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên Chúng tôi hy vọng giải quyết đề tài

này sẽ là một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học

2 Lịch sử vấn đề

Hai tác phẩm với tựa đề: 1 Tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối,

karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác (do Alphabooks & Nxb Lao động

Xã hội) xuất bản năm 2012; 2 Tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng

ta (Nxb Trẻ) xuất bản năm 2014 là hai tuyển tập nằm trong dự án đang được

thực hiện của tác giả viết: 100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính người Việt Nam đương đại khảo sát thông qua thế giới những đồ vật quen thuộc hằng ngày và các hiện tượng xã hội

Là một nhà văn trẻ với những tác phẩm mới được xuất bản chính vì thế

số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Vĩnh Nguyên còn khá khiêm tốn, đặc biệt những bài nghiên cứu về hai tập tạp văn, tản văn này quá ít ỏi Mới chỉ là một vài bài nhận xét về tác giả, tác phẩm, những bài phỏng vấn tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên trên một số trang báo

mạng như: Thanh niên online, Sinh viên Việt Nam, Tiền phong,

Có thể điểm qua một số bài viết như:

Bài viết của tác giả Hoàng Dung: ''Nguyễn Vĩnh Nguyên - mê say nghe

đồ vật kể chuyện" đăng ngày 16/8/2014 trên trang http://phuongnam.net.vn có

nhận xét: “Đọc tản văn của Nguyên, có cảm giác, tất tần tật những gì xung quanh đều được đưa vào tầm ngắm, lật tới, lật lui, suy xét thấu đáo, từ đâu, khi nào có, nguyên nhân tồn tại, biến đổi hoặc mất đi, thời gian tồn tại ấy

“nói” lên điều gì Cái hay là Nguyên không sa vào kể lể mà từ quan sát dẫn dắt và “nâng” lên tầm phổ quát một cách tinh tế”

Trang 6

Bài viết của Trâm Anh nhan đề: "Nguyễn Vĩnh Nguyên: "Viết trung thực với mình hơn làm vừa lòng thiên hạ" đăng ngày 14/7/2014 trên trang

http://nxbtre.com.vn Khi được hỏi, vì sao anh thực hiện dự án 100 tạp văn,

tiểu luận về thới giới đồ vật, hiện tượng trong đời sống xã hội Việt Nam đương đại? Nguyên đã trả lời rằng: “Ý tưởng khảo sát về những đồ vật và hiện tượng trong đời sống người Việt Nam đương đại theo cách riêng, cho cùng, là một kiểu “làm báo - viết văn” của tôi, một cách tiếp cận, trải nghiệm

và lý giải hiện thực xã hội của cá nhân tôi, như một người làm phim tài liệu độc lập, cầm chiếc máy quay trên tay, anh ta tự do liệt kê, khảo sát và trình bày lên màn ảnh những thước phim chân thực nhất theo cách nhìn của mình”

Bài viết "Một cách nhìn khác về tâm tính người Việt" đăng ngày

04/3/2013 trên trang http://inrasara.com viết rằng: “Ai dám khẳng định người

Việt Nam có chất lượng sống thấp? - Nguyễn Vĩnh Nguyên, nhà thơ, nhà văn,

nhà báo, người nhiều năm phụ trách trang văn hoá - văn học của báo Sài Gòn

tiếp thị Ở đây, như một biên tập viên mẫn cán, anh có cơ hội đi nhiều, quan

sát nhiều và nhất là đọc nhiều Người đọc, như anh viết - là kẻ cô đơn, hay có

“hành vi hướng đến sự cô đơn” Cô đơn để chiêm nghiệm Dám cô đơn nên không sợ hãi Không sợ hãi, nên dũng cảm vạch dự án riêng khảo sát tâm tính người Việt hôm nay Một việc làm đầy thách thức của cái hôm nay nhiều bất trắc và dễ bị trù úm May Nguyễn Vĩnh Nguyên đã sở hữu được giọng văn dí

dóm Sự dí dỏm đã cứu anh, và cứu cả sự đón nhận của độc giả Tivi, xe máy,

nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác - một tập tản

văn rất đáng đọc”

Bài viết "Đôi điều về tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên", trên trang

http://ngtruongduy.blogspost.com có nhận xét: “Điều đầu tiên phải nói rằng

cuốn tản văn này của Nguyễn Vĩnh Nguyên không phải là loại dễ đọc, đối với người có tốc độ đọc tương đối tốt như tôi, khi tập trung tôi cũng không thể đọc nhanh như bình thường được, bởi tác giả đã có những phân tích mang tính chuyên sâu, vừa thú vị, vừa mang tính học thuật và bên cạnh đó còn lồng

Trang 7

ghép những suy nghĩ và cảm nghĩ của chính Nguyễn Vĩnh Nguyên về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam Sao mà không thú vị được khi mà cái hành vi “ngậm tăm” sau buổi ăn của người dân Việt Nam, tác giả đã tạo ra một bài viết dài 10 trang theo khổ sách bình thường mà không hề khô khan hay đầy rẫy trích dẫn của cá tài liệu nghiên cứu, mà lại khá gần gũi và dễ thấm! Cũng cái hành động “ngậm tăm” ấy mà hệ quả dẫn đến thái độ sống, hành xử “ngậm tăm” trong một số đại bộ phận không nhỏ của người dân nước nhà Tác giả đã khiến người đọc phải vừa đọc vừa dừng lại suy nghĩ, thẩm thấu và hiểu Cái hay ở tập sách này nằm ở chỗ, nó giúp chúng ta nhìn nhận lại một số các sự việc, sự kiện, cách hành xử, thái độ sống mà chúng ta cho rằng rất đỗi bình thường Từ bài viết về xã hội của những chiếc Tivi, khi mà những bộ phim truyền hình giải trí của thập niên 90 đã ảnh hưởng đến lối sinh hoạt, cuộc sống của con người Việt Nam như thế nào và rồi trong xã hội hiện đại này, chiếc Tivi một phần nào đó thể hiện sự cô đơn của con người Việt Nam hiện đại, bật Tivi chỉ để nghe thấy tiếng người bởi “ Em thì ngủ còn tivi thì vẫn nói suốt đêm” Ở đâu đó trong tác phẩm là những hoài niệm về những ký ức không dừng lại với tình yêu dành cho những chiếc bookmark, cho văn hoá đọc và những cuộc tình trong kỷ niệm Hay những trăn trở rất riêng về một cái tết truyền thống, một cách nhìn lại cách sống của mỗi người trong những ngày lễ hội Nguyễn Vĩnh Nguyên còn có một bài khá dài để luận về cà phê cóc và thói quen uống cà phê của người Việt Nam, qua đó thể hiện rõ một nét văn hoá dân dã của hình thức thưởng thức cà phê này và đó mới là một điểm cốt yếu quan trọng, cà phê chất lượng như thế nào đôi khi không phải là điều tiên quyết như trong những tranh luận của Trung Nguyên

và Starbuck dạo trước đây Phải nói trong tập sách này, tôi thích nhất bài viết

về Việt Nam và văn hoá xe máy, với những ghi chép tham chiếu thú vị từ những nhà báo nước ngoài và cảm nhận riêng của tác giả Bài viết đã chỉ ra một nét văn hoá tất yếu của con người Việt Nam và cuộc sống găn slieenf với chiếc xe máy Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng không quên báo động về sự lạc

Trang 8

quan tếu của những bài báo tung hô Việt Nam là đất nước hạnh phúc hay sự quan ngại về vai trò và sự đấu tranh của tri thức trong thời đại thông tin bùng

nổ như hiện nay Có một bài viết thu hút sự chú ý của tôi nhiều nhất là bài viết về sự đọc và viết mà qua đó Nguyễn Vĩnh Nguyên nêu rõ vai trò quan trọng của người đọc, nhiệm vụ của người viết và mối liên hệ với các tác phẩm mình viết ra qua đó nhấn mạnh những gì một nhà văn cần và phải làm để tác phẩm của mình được người đọc công nhận chứ không phải viết ra vì giải thưởng rồi sau đó nếu không được giải thì lên báo làm om xòm cả lên Bài viết này còn làm tôi suy nghĩ nhiều về những gì mình đã và đang đọc, nó là động lực thôi thúc để tôi đi tiếp đến cái tận cùng của những tác phẩm văn học

và suy nghĩ về cúng nhiều hơn nữa”

Tuy nhiên, tất cả những bài viết trên đây mới chỉ là những nhận xét khái quát, chủ yếu dừng lại những cảm nhận mà chưa nghiên cứu một cách hệ

thống về cuốn tản văn Tivi, xe máy, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những

thứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta Và theo chúng

tôi biết, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu hai tác phẩm này

Vì thế, luận văn của chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận một cách có hệ thống về tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên Chúng tôi nghiên cứu đặc điểm của

hai cuốn tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và

những thứ khác và tạp văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta với mong

muốn đem đến một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Góp phần làm rõ đặc điểm tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Qua đó, thấy được nét riêng đặc sắc của tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh toàn cảnh của tạp văn, tản văn đương đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật

Trang 9

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài trước hết là hai tác phẩm: tản văn Tivi,

xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác; tạp

văn Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta Ngoài ra chúng tôi cũng tham

khảo nhiều tác phẩm tạp văn của nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam đương đại để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu: Nguyễn Ngọc Tư, Lý Lan,

Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Nhật Ánh, Dạ Ngân, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà,

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tìm hiểu tạp văn, tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh chung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đại

2 Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung

3 Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện hình thức

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu là:

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

Đây là công trình khảo sát một cách tập trung về đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên trên cơ sở đối chiếu với tạp văn, tản văn của các tác giả khác Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về tạp văn nói chung, tạp văn Nguyễn Vĩnh

Trang 10

Nguyên nói riêng Từ đó hiểu hơn về giá trị thể loại đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà văn.

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn được trển khai trong 3 chương:

Chương 1 Tạp văn, tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bức tranh

chung của tạp văn, tản văn Việt Nam đương đại

Chương 2 Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên về

phương diện nội dung

Chương 3 Đặc điểm tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên về

phương diện hình thức

Trang 11

Chương 1

TẠP VĂN, TẢN VĂN NGUYỄN VĨNH NGUYÊN TRONG BỨC TRANH CHUNG

CỦA TẠP VĂN, TẢN VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1 Khái niệm tạp văn và tản văn

1.1.1 Khái niệm tạp văn

Đến nay cả người sáng tác và bạn đọc đều không xa lạ với thể loại tạp văn Chúng ta có thể tìm đọc tạp văn ở trên bất cứ tờ báo nào, của nhiều tác giả, thậm chí đã có không ít những tuyển tập tác phẩm xác định hẳn tên thể loại là "tạp văn" Tuy nhiên, với tư cách là một thuật ngữ khoa học, cho đến nay, đây vẫn là khái niệm chưa được minh định rõ ràng

Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: "Tạp văn là những áng văn tiểu

phẩm có nội dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh

và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội" [36; 47]

Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin) định

nghĩa đơn giản như sau: "Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn" [87; 842]

Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin) giải

thích: "Tạp văn gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút" [93; 1945]

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng) viết: "Tạp văn là loại

văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút [71; 982]

Có một số tác giả xếp tạp văn thành một dạng nhỏ của tản văn như Đỗ

Hải Ninh (trong bài viết Ký trên hành trình đổi mới) hay Hoàng Phê (trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt) hay Trương Chính trong lời giới thiệu về tạp văn của Lỗ Tấn trong Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Văn học năm 1963: "Xét về nguồn

gốc và phong cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thức tản văn trong văn học cổ điển Trung Quốc" [11; 6]

Trang 12

Tác giả Hoàng Ngọc Hiến xem tạp văn là một thể loại của thể loại

ký, trong cuốn sách Năm bài giảng về thể loại, ông viết: "trong nghiên

cứu văn học Việt nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều "thể" hoặc "tiểu loại": bút ký, hồi

ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (et-xe) " [41; 5]

Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà nghiên cứu và cả đội ngũ sáng tác đều chưa thể "khoanh vùng" chính xác cho thể loại này Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự phong phú, đa dạng trong nội dung và hình thức phản ánh của thể loại này Chúng tôi cho rằng, khởi nguồn, tạp văn chỉ là một thể văn nhỏ, không được xem trọng trong văn học Trung Quốc Nhưng dần dần, do nhu cầu phản ánh đời sống, nhu cầu bộc lộ của người sáng tác và nhu cầu đọc của độc giả, tạp văn trở thành thể loại thịnh hành, phổ biến với rất nhiều hình thức biểu hiện khác nhau Và cùng với quá trình mở rộng phạm vi một cách rất "tự nhiên" ấy, nội hàm khái niệm ngày càng khó xác định thống nhất

1.1.2 Khái niệm tản văn

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: 1 Văn xuôi 2 Loại văn gồm các thể

ký và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch [tr.857, Nxb Đà Nẵng, Hoàng Phê chủ biên, 1997]

Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh định nghĩa: Tản văn, văn xuôi không

có vần [tr.233, Nxb Khoa học xã hội, 1996]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử chủ biên,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.246-247, 1999], mục tản văn viết: nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm văn phân biệt với kịch, thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết,

Trang 13

truyện vừa, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu phẩm, chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn Nó là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết Nhưng mặt khác tản văn lại có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, hịch, cáo…

Tăn văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cách, khắc họa nhân vật, lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh Điều cốt yếu là tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn Kinh, truyện, từ, tập

như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử ký, các bài kí như Đào hoa nguyên kí của Đào Uyên Minh, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, thư, phú, văn như Điếu cổ chiến

trường của Lý Hoa, Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, minh luận Trong

văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học”

1.1.3 Ưu thế của tạp văn, tản văn

Tồn tại bên cạnh những thể loại văn học đã có nhiều thành tựu, tạp văn, tản văn sẽ không thể phát triển nếu trong bản thân nó không có được những ưu thế riêng Từ đó đặt ra một yêu cầu là cần đi sâu tìm hiểu những đặc trưng của tạp văn, tản văn trên cơ sở đó thấy được sức sống nội tại mạnh mẽ, khó có thể thay thế của thể loại này trong vườn hoa văn học dân tộc

Có thể thấy, ưu thế của tạp văn trước hết nằm ở tính chất ngắn gọn của

nó Trong đời sống ngày nay, con người bị lôi cuốn vào nhiều hoạt động Do

đó, văn chương muốn đi vào đời sống phải ngắn gọn, dễ đọc So với việc đọc một cuốn tiểu thuyết dày cộm thì đọc tạp văn, tản văn mất ít thời gian hơn Người ta có thể tiếp thu một cách liền mạch, đọc một hơi không nghỉ Với dung lượng ngắn, tạp văn, tản văn dễ kích thích khả năng liên tưởng, suy nghĩ

Trang 14

của người đọc, do đó cũng dễ để đi vào lòng người đọc hơn bất cứ thể loại nào khác.

Không những thế, tạp văn, tản văn còn là một thể loại cơ động, linh hoạt trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất Nó có thể chớp lấy một ý nghĩ, một khoảnh khắc suy

tư, một thoáng liên tưởng độc đáo bất ngờ của người viết trước hiện thực muôn hình vạn trạng của đời sống thường nhật

Nội dung của tạp văn, tản văn khá phong phú, đa dạng, nhiều khi liên quan đến các vấn đề chính trị xã hội, mang tính chính luận sâu sắc, nhưng cũng có lúc lại là những đoản thiên giàu chất trữ tình Các nhà văn có thể khi thì dựng lên những bức tranh rộng lớn của cuộc sống, miêu tả từng sự việc, khi thì chỉ thể hiện những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi lại là sự tranh luận trực tiếp về những vấn đề nào đó trong đời sống Nói chung, thể loại này cho phép tác giả linh hoạt Ngay trong cùng một bài tạp văn, người viết có thể vừa phản ánh hiện tại, vừa ngược dòng thời gian hồi tưởng quá khứ, vừa miêu

tả, vừa suy tưởng, tranh luận, đề xuất những kiến giải riêng

Tạp văn, tản văn có thể là những áng văn giàu chất trữ tình, cũng có thể thiên về chính luận nhưng đặc tính quan trọng của nó là luôn công khai bộc lộ quan điểm, thái độ nhất định của người viết Đây là thể loại mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Mạc Ngôn quan niệm rằng: nhà văn khi đã viết truyện, tiểu thuyết, thường phải làm ra vẻ chững chạc hoặc thần bí, độc giả rất khó nhìn thấy bộ mặt thật của anh ta thông qua cuốn truyện Song đối với loại văn chương tạp nham mà ta có thể gọi là tạp văn khi viết tác giả thường không quen giấu mình, cho nên dung mạo thật sự của anh ta rất dễ lộ ra Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khi được hỏi vì sao chọn thể loại tạp văn cũng đã trả lời rằng: “Nếu như truyện là một không gian hoàn toàn tưởng tượng với những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng thì tạp văn có lúc nhà văn là chính mình, giải tỏa được những tâm tư, tình cảm của mình” [73]

Trang 15

Phan Cẩm Thượng nhận thấy: “Tạp văn thú vị vì nó cho người viết thoải mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất mâu thuẫn, những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũng được” [73].

Nhìn chung, tác phẩm tạp văn, tản văn vừa có khả năng đáp ứng được yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời tạo nên được phong cách riêng Nó

có những ưu thế riêng so với các thể loại khác trong việc phản ánh hiện thực Điều đó cũng lý giải vì sao tạp văn, tản văn có được vị trí quan trọng trong đời sống văn học những năm đầu thế kỷ XXI

1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của tạp văn, tản văn

Đặc trưng cơ bản của tạp văn trước hết được xác định trong mối liên hệ

so sánh giữa nó với các thể loại tự sự gần gũi như: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký Ở điểm này, ta thấy tạp văn có một số đặc trưng cơ bản như:

Về hình thức, tạp văn, tản văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc Cho đến hôm nay, ngắn gọn vẫn là đặc điểm cơ bản và là ưu thế của tạp văn, đưa tạp văn "lên ngôi" do nhu cầu cần đọc nhanh, đọc nhiều thông tin của người đọc hiện nay Hình thức tạp văn, tản văn tự do, phóng khoáng, không câu nệ các quy tắc về câu chữ, kết cấu

Về nội dung: tạp văn, tản văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đa dạng, từ những vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự, nóng hổi đến những cảm xúc đời thường rất giản dị, gần gũi Những vấn đề phản ánh trong tạp văn, tản văn thường được thể hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc riêng tư, một thoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả

Tạp văn, tản văn có mối quan hệ gần gũi với một số thể loại khác như:

ký, phóng sự, tùy bút, tiểu phẩm Tạp văn, tản văn có sự thâu nạp nhiều thủ pháp biểu hiện của nhiều thể loại văn học khác nhau Có nhiều trường hợp,

sự giao thoa thể loại khiến cho cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận không xác định được thể loại chính xác của tác phẩm

Trang 16

Bên cạnh những dấu hiệu ban đầu rất dễ nhận diện như vậy, tạp văn, tản văn còn một số những đặc trưng nội dung sau:

Với một khả năng riêng trong quá trình giúp nhà văn nhận thức và phản ánh hiện thực cuộc sống, tạp văn, tản văn thường là những văn bản mang

tính vấn đề Vì vậy, nhà văn thường sử dụng giọng điệu nghị luận khi đề cập

đến những đối tượng này Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung và tạp văn, tản văn nói riêng khi nêu và biện luận về vấn đề đã được đặt ra trong tác phẩm, nếu sử dụng giọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng thẳng, nhàm chán, khô khan Cho nên có thể nhận thấy rằng, đặc trưng thứ hai của

tạp văn, tản văn là có sự kết hợp giữa tính vấn đề và tính cảm xúc Nếu như

tính vấn đề được thể hiện thành công qua chất giọng nghị luận, triết lí sắc sảo thì tính cảm xúc lại được thể hiện qua giọng điệu trữ tình đằm thắm, nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng người, lan tỏa những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến Mặc dù tính trữ tình không phải là đặc tính nổi trội nhất của tạp văn, tản văn nhưng trên một ý nghĩa nào đó, cùng với việc đánh giá, nghị luận về một vấn đề nào đó của cuộc sống, nhà văn luôn bộc lộ xúc cảm và giãi bày mình Điều này là cho tạp văn, tản văn tất yếu sẽ phải dựa vào tình cảm chân thành, thể nghiệm độc đáo, yêu cầu một sự lịch duyệt trong cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật tương đương, không được cóp nhặt chắp vá

Đặc trưng thứ ba có thể kể đến của tạp văn, tản văn là tính đa dạng về

dạng thức và đề tài Đề tài của tạp văn, tản văn đặc biệt rộng lớn, cơ hồ như không gì nó không nói đến, như: lịch sử, hiện tại, tương lai, thiên văn, địa lý, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển khơi, nhỏ như cây cỏ, không có gì là không thể đưa vào ngòi bút của người viết tạp văn, tản văn Dạng thức của tạp văn, tản văn rất phồn tạp, hình thức phong phú, không bó buộc vào một khuôn phép Đặc biệt có những điểm giao thoa không thể phân định với tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, du kí, phóng sự (thường được xếp vào tản văn nói chung)

Trang 17

Đặc trưng thứ tư của tạp văn, tản văn là kết cấu rất tự do Kết cấu của tạp văn, tản văn không chú ý vào "khai, thừa, chuyển, hợp" như thơ ca, không phân cảnh phân hồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau, hiện thực và lịch sử, tự nhiên và xã hội có sự giao thoa, triết lý sâu sắc có thể biểu hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, tình cảm nồng nàn được thể hiện thông qua tưởng tượng của cá nhân Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tạp văn khiến người đọc có cảm giác tản mạn, đôi khi là lộn xộn không có trật tự Xét ở phương diện bề mặt, những điều mà tạp văn, tản văn viết dường như

vô cùng "hỗn tạp" nhưng lại rất thống nhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng (mặc dù hỗn tạp về tài liệu, hình thức, thủ pháp ) Đó mới là cái căn bản trong kết cấu rất tự do của tạp văn, tản văn

Để hiểu rõ hơn về khái niệm tạp văn, tản văn cần thiết phải đặt thể loại này trong sự phát triển của văn học đương đại Nguyễn Việt Hà trên trang

dep.com.vn đã có bài viết tổng kết về đặc trưng của tạp văn hiện nay: "Hiện

nay hầu hết các báo, dù lá cải hay không, thường dành một mục nuôi văn ngắn tản mạn Hoặc bình dị "dọc đường", hoặc lãng mạn "một thoáng", hoặc

gồ ghề "góc nhìn" Rồi "cà phê sáng" rồi "chén trà chiều", tạp văn được đất tha hồ cuồn cuộn chảy Tạp văn hiện nay thường được viết với dung lượng chừng 800 chữ hoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ Mỗi bài tạp văn vừa vặn một trang hoặc một cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của mỗi cá nhân

về tất cả các khía cạnh xã hội Có thể thời sự hoặc không, nhưng mỗi tạp văn đều ít nhiều dung chứa, trình bày tâm trạng sống của người đương

thời" Quả đúng vậy, đọc Trên tay có đá của Nguyễn Ngọc Tư, Thầy cũ

bán quán của Nguyễn Việt Hà đều thấy "cái sự đời" ẩn hiện qua lăng

kính của từng người Chỉ với những tạp văn riêng lẻ , cách thể hiện của người viết đã thể hiện khá rõ, có khi tạo dấu ấn mạnh mẽ còn hơn một tác phẩm văn chương Cho nên có thể coi tạp văn là "ngôn hữu tận nhi ý vô cùng" (lời hết nhưng ý chưa dứt) "Bên cạnh những hoài niệm kiểu "chăn trâu, đốt lửa", xu thế của tạp văn hôm nay là chuyển tải những vấn đề xã

Trang 18

hội đương thời, trong đó lồng chứa cái nhìn, thái độ sống của mỗi người cầm

bút" (Đàn ông viết tạp văn của Nguyễn Việt Hà).

1.1.5 Quan niệm của tác giả luận văn

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tản văn và tạp văn Có người đồng nhất, có người phân biệt tản văn và tạp văn (tạp văn là "tập hợp con" của tản văn) Tản văn và tạp văn là những khái niệm có nơi dùng như nhau Có

khi dưới những tên trang mục khác như: Trà dư tửu hậu (Thời báo Kinh tế Sài Gòn), Góc nhìn (Sài Gòn tiếp thị, bộ cũ), Nhàn đàm (Thanh niên), 5 phút

ở ga xép (Đẹp), A thousand words (Tạp chí Esquire Việt Nam) Thậm chí

những mục xã luận kiểu Chào buổi sáng (Thanh niên) hay Thời sự Suy nghĩ

(Tuổi trẻ) đều thường đăng những bài tiểu luận (essay) ngắn bàn về các vấn

đề thời sự được viết theo lối "tạp văn" hay "tản văn"

Vậy, rốt cuộc, chúng là gì?

Như những tính từ tản, tạp đã cho thấy, trước hết, đây là một thể văn tự

do, uyển chuyển Vì là tự do, uyển chuyển nên biên giới của nó khó phân định

Có thể nói gọn rằng, đây là một thể văn tự do, thiên về bộc bạch cảm xúc, quan điểm hay suy tư cá nhân trước đời sống, xã hội, thế giới tư tưởng, tôn giáo có sức bao quát hay dung nạp phong cách nhiều thể văn khác nhau, thậm chí cả ngôn ngữ thơ Tạp văn, tản văn nằm vắt ngang giữa hư cấu và phi hư cấu, vắt ngang giữa báo chí và văn chương, cái gạch nối giữa nhiều thể loại

Chúng tôi hiểu các thuật ngữ, khái niệm có đời sống của nó Chúng tôi không quan tâm đến nguồn gốc nữa mà căn cứ vào nhận thức phổ biến của những tác giả viết tạp văn và tản văn hiện nay thấy đồng nhất hai thể loại này Đối với người viết bây giờ tản văn không đồng nhất với văn xuôi như trước đây mà là những áng văn có phần tản mạn, nghiêng về ghi chép cảm xúc, thể hiện cảm xúc trữ tình trước các vấn đề đời sống với dung lượng gọn nhẹ Tạp văn cũng ghi lại những ấn tượng, những suy nghĩ, những nhận xét chủ quan của mình về các vấn đề đời sống và như vậy giữa tản văn và tạp văn trong cách nhìn của các nhà văn đương đại có sự hòa lẫn

Trang 19

Trong bài Lỗi tại…tạp văn? trên tạp chí Tia sáng, Nguyễn Vĩnh

Nguyên viết: “đây là một kiểu văn viết tự do, linh hoạt (có lẽ vì thế mà lý thuyết về nó cho đến nay vẫn chưa thật hệ thống đâu vào đó), kể cả sự phân biệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản mạn, tạp bút, tạp văn,… cũng chưa được làm rõ Trên thực tế báo chí và xuất bản hiện nay, các tên gọi trên

có xu hướng đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ không được quan tâm tìm hiểu hay soi rọi kỹ Kể cả những người viết tạp văn cũng thừa nhận rằng họ ù

ù cạc cạc về lý thuyết thể loại này” [48]

Trong bài viết Về một số thuật ngữ liên quan đến tạp văn của Nguyễn Đăng Khiêm trên trang http://tiahonme.vnweblogs.com đã viết: “Trong văn

học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh, truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả Truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận… Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học” Như vậy giữa tản văn và tạp văn

có mối quan hệ rất khăng khít Trở lại khái niệm được dẫn ở trên, ta thấy

Wikipedia.org cũng từng xem tạp văn “là một phân nhánh của tản văn” Theo

logic ấy thì tản văn là “tập lớn”, còn tạp văn là “tập con”

Phạm Văn Ánh viết trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhiều tác giả,

NXB Thế giới, 2004 như sau: Tạp văn: “Một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn tầm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung các thể loại văn chương Tạp văn với tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vào khoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917-1924) là những bài luận văn ngắn, giàu tính luận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc điểm chung của tản văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ứng một cách nhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắc sảo”

Trang 20

Nguyễn Đăng Điệp cũng xem tạp văn như một dạng nhỏ của tản văn:

“Tản văn là một loại ngắn gọn hàm súc, với khả năng khám phá đời sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác giả bao gồm cả tạp văn, tuỳ bút, văn tiểu phẩm” [24; 19]

Đành rằng, mọi thuật ngữ được định danh chỉ là sự quy ước, đồng thời mọi sự quy ước đều mang tính tương đối Song, một đối tượng mà có nhiều cách định danh khác nhau, thì sự cọ xát giữa các khái niệm liên quan đến nó hẳn không tránh khỏi sự nhập nhằng, chồng chéo, thậm chí có khi là mâu thuẫn Việc định danh cốt để quy ước bản chất của từng đôí tượng thì không sao, nhưng nếu dùng nhiều cách định danh khác nhau để quy chiếu một đối tượng thì không thỏa đáng Trên thực tế, lí luận phê bình văn học nước ta hiện nay vẫn đang phải chấp nhận, hoặc “miễn cưỡng” bằng lòng về những cách định danh nhập nhằng như vậy

Khi quyết định nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã có sự tìm hiểu về tên gọi của tác phẩm Và theo tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cho biết, thì việc định hình tên thể loại ghi trên bìa hai cuốn sách của anh không phải là ý định của chính tác giả Chủ ý của Nguyễn Vĩnh Nguyên khi viết các tác phẩm này chính là viết tiểu luận, anh thiên về cách gọi của phương Tây (khái niệm personal essay) nhưng như thế thì theo phía các đơn vị mua bản quyền sách là

xa lạ và khó bán cho nên họ họ tự ý đổi, mỗi nơi một kiểu Chính vì thế việc một cuốn mang tên tản văn, một cuốn mang tên tạp văn là lỗi đặt tên thể loại một cách tùy tiện của phía đơn vị xuất bản (Alpha book và Nxb Trẻ), nó nằm ngoài chủ đích của tác giả Và thực tế qua khảo sát chúng tôi thấy tính chất của hai tập này hoàn toàn như nhau và theo như bài viết của Nguyễn Vĩnh

Nguyên về tạp văn trên tạp chí Tia sáng thì thực chất tập tạp văn đó cũng là

tản văn, vì vậy chúng tôi vừa tôn trọng cách gọi tên trên bìa sách của tác phẩm, đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật mà không đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nội hàm giữa hai khai niệm Luận văn chỉ muốn thông qua hai tác phẩm để làm nổi bật lên dấu ấn cũng như phong

Trang 21

cách của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trên phương diện nội dung và nghệ thuật mà hai tác phẩm mang lại Mặc dù hai tác phẩm mang hai khái niệm nhưng xét ở quan niệm hiện tại và mục đích viết của tác giả thì dự án viết 100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính của người Việt đương đại khảo sát xuyên qua thế giới đồ vật và các hiện tượng xã hội xét cho cùng chỉ là một thể loại mà thôi

1.2 Tạp văn, tản văn trong văn học Việt Nam đương đại

Đã từng có quan niệm cho rằng: tạp văn là một hình thức văn học mới nẩy mầm từ phong trào cách mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sáng tạo ra Tạp văn, tản văn xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử văn học Trung Quốc Cho nên, nền văn học nước này có rất nhiều sáng tác thuộc thể loại tạp văn, tản văn và đã đạt được những thành tựu nhất định như các tác phẩm của Lỗ Tấn, Mạc Ngôn

Ở Việt Nam cũng vậy Trước năm 1986, tạp văn, tản văn đã xuất hiện ở nước ta nhưng chưa phổ biến Công chúng chỉ biết đến một số tạp văn, tản văn của các nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc

Chỉ sau 1986, tạp văn, tản văn mới xuất hiện phổ biến hơn và đến thời điểm hiện nay, tạp văn, tản văn "lên ngôi", trở thành một trong những thể loại chủ đạo trong đời sống văn học Tuy chưa được đề cao như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ nhưng vì là thể loại "luôn sẵn sàng "bén rễ" những hạt giống ưu tư của bất kỳ ai" nên tạp văn, tản văn đã thu hút khá đông đảo đội ngũ sáng tác

và công chúng yêu văn học Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của

nhà văn Đỗ Chu nhận giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn học Việt Nam bắt đầu mở ra thời kỳ tạp văn nở rộ Những tác phẩm như:

Nghiêng tai dưới gió của nữ sĩ Lê Giang, Tạp bút của Mạc Can, Mùi của ngày xưa (nhiều tác giả), Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Ngày mai của những ngày mai, Dạ Ngân với Phố

Trang 22

của làng, Gánh đàn bà, Nguyên Ngọc có Bằng đôi chân trần Ngoài ra còn

có tạp văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng Thoại Châu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Việt

Hà với các tập: Đàn bà uống rượu, Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông,

Con giai phố cổ Có số lượng văn bản khá lớn cung cấp cho người đọc cái

nhìn mới đa thanh, đa diện về cuộc sống Đáng nói là các tác giả "ngoại đạo"

cũng bị thu hút bởi thể loại này Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương, t.a.p.b.u.t.đỗ của nhà thơ Đỗ Trung Quân Có thể thấy

rằng, so với các thể loại khác, tạp văn, tản văn là thể loại khá "dễ tính", thu hút đội ngũ sáng tác tương đối phong phú, đa dạng

Trong số ấy, cũng có không ít những gương mặt tác giả đã để lại dấu ấn của riêng mình với thể loại này

Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), nhà văn Nguyễn Nhật

Ánh nhận xét: "Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện" Người đọc sẽ cùng chung nhận xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẫu chuyện như hồi ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhà thơ Lê Giang

Tạp văn Nguyễn Khải đề cập nhiều đến các vấn đề đạo đức, lối sống, những tự truyện, những mẩu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đời sống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về cuộc đời

và nghề văn Ông khai thác những đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm vẫn đạt đến mức độ khái quát cao

Nguyên Ngọc có "đặc sản" là những tạp văn mang đậm không khí Tây Nguyên Qua sáng tác của ông, Tây Nguyên hiện lên đầy đặn ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau Ngoài ra, tạp văn của Nguyên Ngọc còn cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục và văn học Việt Nam Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm cũng như những yếu kém của nền giáo dục, văn học nước nhà và phương hướng khắc phục hiện trạng đó

Trang 23

Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư mang những nét rất riêng của một người con Nam Bộ: "Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư chưa chạm nhiều đến "kinh tế, chính trị" thì trong tạp văn, chị bộc lộ cái nhìn của mình về chuyện của lúa chết non, tôm chết lãng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyện giữ đất hay bán đất, chuyện quan lại nhũng nhiễu, hạch sách người dân" [90; 5].Cũng như Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn cũng là thể loại "rẽ ngang" của

Phan Thị Vàng Anh Sau gần ba năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem

nghe đọc thấy của Báo Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh tập hợp lại

thành một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông Bạn đọc như vừa gặp

lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện

ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn Trong 34 tản văn in trong tập này, có những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và dân chủ Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tới

Nhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.

Trong tạp văn Tạ Duy Anh, có những trang viết ngọt ngào về ký ức tuổi thơ, những suy ngẫm trầm tư trước thế sự và những lo lắng băn khoăn trăn trở trong tâm hồn nhà văn Qua đó, cũng có thể thấy được những đóng góp quan trọng của Tạ Duy Anh cho thể loại tạp văn và khẳng định vị trí của tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn

Tạp văn của Nguyễn Trương Quý để lại dấu ấn bằng giọng giễu nhại Nguyễn Quang Lập có lối hành văn riết róng, hài hước Lê Giang viết về những chuyện đời thường quanh mình nhưng đọc vẫn thấy đấy mới lạ

Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn Người Quảng ăn mì Quảng, Sương khói quê

nhà như người đi bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy nhưng cái duyên chữ thì

khó phai Cùng với tiểu thuyết, tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thực sự có những dấu ấn, những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam đương đại

Trang 24

Tuy rất nhiều người viết tạp văn, tản văn nhưng không phải ai cũng có thể ghi dấu ấn cá nhân trên thể loại bởi viết những chuyện nhỏ bé kiểu "trà

dư tửu hậu" - tưởng như dễ nhưng thực chất rất khó Cái khó chính là phải làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả Nói chuyện nhỏ mà vấn

đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáy những tấm lòng trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì Chính vì vậy, hiện nay, tạp văn, tản văn chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác đặc thù của mình như ở các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn Hầu như những tác giả tạp văn, tản văn tiêu biểu đều là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang

Như vậy, có thể thấy, trong bức tranh chung của văn học Việt Nam đương đại, tạp văn, tản văn đã dần khẳng định vị trí của mình so với các thể loại khác Tuy nhiên, tạp văn, tản văn hiện nay chưa phát triển tương ứng với nhu cầu đọc của công chúng Để tạp văn, tản văn có thể là một trong những thể loại chủ đạo của văn học, vẫn cần hơn nữa sự nỗ lực sáng tạo cũng như bản lĩnh dám cách tân, làm mới thể loại của nhà văn

Tạp văn, tản văn hiện nay đang là một nhu cầu ở cả người đọc lẫn người viết Các cây bút tạp văn có "chất văn" hiện nay có thể kể đến các tên tuổi: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân,

Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm thượng, Nguyễn Nhật Ánh,

Lê Giang Trong bản hợp xướng nhiều giọng điệu đó, có thể thấy tạp văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên thực sự đã mạng lại những dấu ấn

1.3 Hành trình sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên

1.3.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên

Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979, tại Cam Ranh Năm 1985 gia đình chuyển vào Ninh Thuận sống và anh được lớn lên tại đây Anh sinh ra trong một gia đình làm nông và buôn bán nhỏ Cha anh gốc ở Quảng Trị, từng học ngành triết, Văn Khoa Huế; sau đó, đang học sĩ quan (chế độ cũ) thì

Trang 25

xảy ra sự kiện 30 tháng 4 Ông bị cải tạo và sau đó trở về Cam Ranh sinh sống bằng nghề làm nông, đốn củi Mẹ anh là người Quy Nhơn, sau năm

1975 từng đi hát tuyên truyền Nguyễn Vĩnh Nguyên là anh cả trong gia đình năm anh em Tuổi thơ nhiều nỗi muộn phiền bởi vì cha mẹ trái ngược quan điểm đời sống, chính trị

Nguyên mê đọc sách từ nhỏ Nguồn sách thường là thuê ở những tiệm sách cũ ở quê nhà (Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) và đọc ở thư viện trường, thư viện huyện Bắt đầu với thơ Lớp 11 anh đã có thơ đăng trên báo tỉnh Ninh Thuận và sau đó xuất hiện trên vài tờ báo khác dành cho tuổi học trò

Anh học ngành Ngữ văn Sư phạm Đại học Đà Lạt (khóa 1997 - 2001) Trong thời gian này, ngoài làm thơ, anh còn viết truyện ngắn và các thể tài

báo chí khác Tác phẩm của anh được đăng khá đều trên báo Tuổi trẻ, Thanh

Niên, Tiền phong, Tạp chí Lang Bian, Văn nghệ TP HCM, Văn nghệ trẻ

Và anh đã kiếm sống bằng nghề viết báo suốt bốn năm đại học Khi ra trường, anh được nhận vào thực tập ở báo Lâm Đồng Nhưng sau một năm

thì bị thôi việc vì có viết một truyện ngắn (Vào đời, đăng trên tạp chí Kiến

thức ngày nay) liên quan đến những tiêu cực trong nghề báo.

Năm 2002: Làm biên kịch cho hãng phim đài truyền hình Bình Dương;

và anh từng có phim tài liệu đoạt huy chương vàng, huy chương bạc tại liên hoan phim truyền hình

Năm 2003: Làm biên tập viên báo Công giáo và Dân tộc.

Năm 2004 - 2014: Làm báo Sài Gòn tiếp thị, trong vai trò phóng viên

mảng du lịch, tổ chức nội dung và viết bài cho mục điểm sách Ngoài ra anh còn viết điểm sách và nhận định văn học, bình luận văn hóa cho nhiều tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2015 đến nay là phóng viên, bình luận văn hóa xã hội cho nhóm

báo Saigon Times.

Trang 26

Công việc hiện tại: viết phê bình văn hóa, xã hội thường xuyên trên các

tờ báo: Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tuổi trẻ, Người lao động Đặc biệt, những tiểu luận chuyên sâu thường xuyên đăng trên tạp chí Tia sáng Bên cạnh đó, anh còn tham gia giảng dạy chuyên đề Tạp văn tại khoa Báo chí trường Đại

học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Nguyễn Vĩnh Nguyên là người ưa xê dịch, cuộc đời anh gắn liền với những chuyến đi Anh lang thang nhiều nơi, chụp hình và ghi nhớ bằng bao lần ngồi tốc ký ven đường Hình ảnh người đàn ông bé nhỏ, mặc bộ quần áo bạc trên vai đeo chiếc ba lô sờn mép, cứ thong thả đi từng bước, ngắm nhìn, thu vén từng chi tiết cảnh vật vào não bộ mà sung sướng vì được sống thực, sống giao hòa với thiên nhiên Khác với những trang viết đầy gai góc, sắc lẹm, thẳng thừng, Nguyễn Vĩnh Nguyên ngoài đời là người hiền lành, nhân

hậu, đặc biệt anh rất yêu thương trẻ nhỏ Trong lời đề tựa của cuốn Tivi, xe

máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác, Nguyễn

Vĩnh Nguyên đã viết "Dành tặng con trai Harin thân yêu để con hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong thế giới mình đang sống", có thể thấy được tình yêu bao la của người cha dành cho cậu con trai hai tuổi của mình

1.3.2 Sự đa dạng trong thể loại ở sáng tác của Nguyễn Vĩnh Nguyên

Với khả năng tự trang bị vốn đọc, vốn trải nghiệm phong phú, cùng sự thông minh và năng khiếu viết văn Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ít nhiều tạo ra được giọng điệu riêng cho mình Và dường như anh đến với văn chương như

là một sự trải nghiệm, một sự giãi bày những gì anh cảm nhận, anh tư tưởng, chiêm nghiệm Chính vì thế mà khi đọc tác phẩm của anh, độc giả cảm thấy hết sức gần gũi và thân thiện như những gì đâu đó xung quanh mình Với cách viết, cách xây dựng nhân vật của mình, tác giả đã thổi vào tác phẩm của mình một sức sống mãnh liệt

Nguyễn Vĩnh Nguyên bắt đầu hành trình sáng tác của mình bằng những thể nghiệm, tìm tòi ở thơ Các bài thơ của anh đều được viết dưới hình thức

Trang 27

thơ tự do Thơ anh đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội và nhất là giới trẻ hiện

đại Có thể điểm qua một số bài thơ tiêu biểu của anh như Mặc xác; Vãn

xuân; Sài Gòn kết tủa; đáng chú ý là bài thơ Online giao thừa:

"Mình sẽ chọn giao thừa để online

hỏi thăm người ngoài hành tinh về tết nhất

mới biết "ở trển" còn đốt pháo chuột , treo câu đối, ăn bánh tét với thịt

mỡ dưa hành

(nghe bảo thêm rằng có vài nhà thơ xứ mình trên đó!)

ba tôi thắp nén hương lên bàn thờ

khói trầm không online mà sao vời vợi

mẹ tôi khóc đứa con xa quê về (vì mãi chát chít với người ngoài hành tinh)online giao thừa

có thể anh sẽ lạc mất em

trên đại lộ ảo, những nicknam xa nhà đều sáng

họ nổ như pháo chuột và khóc như ma hời

họ tán tỉnh nhau giòn giã cho quên những giọt nước mắt dài rơi trên bàn phím

họ nói vơi nhau người ngoài hành tinh về một đêm trắng trong năm, nói không với pháo chuột, thịt mỡ dưa hành và câu đối đỏ

chỉ có căn phòng trọ khô khóc tiếng mưa phím nhặt thưa

em hun hút xa ngoài vòng phủ sóng

giao thừa online

người ngoài hành tinh nói rằng, họ cũng đang tha hương và tương tự mặt đất

những nhà thơ ấy nói rằng, họ cũng đang ngồi trước computer, mơ tết quê nhà!" [25; 8]

Bài thơ đúng như lời nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét "Nguyễn Vĩnh Nguyên đang gắng chuyển động để tự làm mới"

Trang 28

Tiếp theo Nguyễn Vĩnh Nguyên đã đánh dấu hành trình sáng tạo theo

hướng mới của mình với văn xuôi bằng tập truyện ngắn đầu tay Phù du của

núi Đặc biệt Năm mười mười lăm hai mươi là kết quả của quá trình "nung

nấu quyết tâm, tự thay đổi, tự làm mới, tự vượt qua cái nhàn nhạt của buổi đầu Sự chuyển động ấy hẳn đi qua một giai đoạn dằn vặt trí não, đầy tự ái và không ít tổn thương Cái tự ái của những người rốt cục bứt hẳn lên bao giờ

cũng quý" (lời đề tựa tập Năm mười mười lăm hai mươi của Hồ Anh Thái)

Và "nếu coi sự ráo riết làm mới chính mình của Nguyễn Vĩnh Nguyên bây giờ chỉ là khởi đầu cho một cuộc đổi mới khác, ở đó anh có thể khuấy vỡ tan

cả cái ly và nước sẽ bắn tung tóe lên đến tận mặt trời (lời đề tựa tập Năm

mười mười lăm hai mươi của Hồ Anh Thái).

Hành trình sáng tạo ấy tiếp tục được Nguyễn Vĩnh Nguyên thể hiện

trong bốn tập truyện ngắn Khu vườn lưu lạc, Động vật trong thành phố, Đi

tìm hoang dã, Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông Nguyễn Vĩnh Nguyên

đang từng bước khẳng định tài năng và bản lĩnh của một cây bút chuyên nghiệp

Tuy nhiên cũng đã có không ít những tranh cãi với các tập truyện ngắn

của Nguyễn Vĩnh Nguyên: Năm mười mười lăm hai mươi (bị hủy giải ở giải Văn học tuổi 20 do có ý kiên cho rằng nhạy cảm chính trị), Khu vườn lưu lạc (Cục xuất bản cấm tái bản vì cho rằng nhạy cảm văn hóa) và ồn ào nhất là Ở

lưng chừng nhìn xuống đám đông với lệnh cấm phát hành trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh được ban ra từ Sở Thông tin Truyền thông, quy tội "truyền

bá văn hóa phẩm đổi trụy" (dù giới chuyên môn lên tiếng phản bác điều này).Không dùng lại ở thơ, truyện ngắn, truyện dài, Nguyễn Vĩnh Nguyên còn tìm đến thể loại tạp văn như là sự trải nghiệm Với tạp văn, anh có các

tác phẩm đã xuất bản như: Giỡn với số (NXB Trẻ, 2006); Tivi, xe máy, nhạc

chế, chày cối, karaoke và những thứ khác (NXB Lao động Xã hội, 2012); Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta (NXB Trẻ, 2014); Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách (NXB Trẻ, 2014) Có thể nói, dự án tạp văn viết về đồ vật

Trang 29

sử dụng hằng ngày, tâm tính và những tiếp biến văn hóa trong đời sống người Việt Nam đương đại đã gây được sự chú ý nhất định của truyền thông qua nhiều bài điểm sách và ý kiến độc giả đăng trên mạng, trên báo chí chính thống Điều này cũng giúp cho tác giả xác lập nên hướng đi mới trong cách viết văn phản ánh hiện thực đời sống.

1.3.3 Nhìn chung về tạp văn và tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên

Độc giả có thể đã biết đến một Nguyễn Vĩnh Nguyên nhạy cảm và ma

mị trong từng câu chữ với hai tập truyện Khu vườn lưu lạc và Năm mười

mười lăm hai mươi, hay một Nguyễn Vĩnh Nguyên gai góc, táo bạo trong ở

lưng chừng nhìn xuống đám đông Song khi đọc xong hai cuốn tạp văn Tivi,

xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác và Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta chắc hẳm độc giả sẽ biết thêm một

Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn hướng đến những thể nghiệm đa dạng trong sáng tạo

Cuốn tạp văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng

và những thứ khác là cuốn tạp văn với tựa đề khá dài khiến cho người đọc

khi tiếp xúc với bìa ngoài cuốn sách đã cảm thấy tò mò và hấp dẫn Với 25 bài viết thú vị, cho thấy bản lĩnh, sự độc lập của nhà văn trong việc chọn lựa

và tìm kiếm một gốc nhìn mới, để quan sát những vật dụng thường ngày hoặc chiêm nghiệm một hiện tượng xã hội

Qua những câu văn sắc sảo, nhiều hàm ý, độc giả sẽ bất ngờ nhận thấy

ở những vật dụng - từ cái tăm xỉa răng, thanh bookmark, cái tivi, con xe máy,

từ chén nước mắm trên mâm cơm đến vườn tược, nhà cửa, đâu đâu cũng là những điểm "mã hóa" câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm thức, tập tính con người

Những đồ vật tầm thường không vô tri mà trở nên có hồn, sống động và trở thành những nhân chứng của một thời đại, nhiều biến đổi Chúng đều là những biểu tượng cần được chiếu rọi bằng nhãn quan mới, ngõ hầu nắm bắt,

Trang 30

giải mã, làm sáng sủa hơn cái thực tại nhiều bất cập giữa một thời đại mà sự biến đổi diễn ra quá sức nhanh chóng.

Đối với các hiện tượng xã hội (nhạc chế, sự lạc quan hão, cà phê cóc vỉa hè, thói quen thích đọc hung tin, ngập nước, ngậm tăm ) nhà văn trẻ lại thể hiện thái độ bao dung tự tại, đôi khi với giọng điệu đầy hài hước, truyền tải được những dữ liệu khả tín cho thấy cái sự tồn tại phi - lý - đương - nhiên của chúng trong đời sống

Có thể nói rằng, chúng ta sẽ gặp lại một Nguyễn Vĩnh Nguyên thật lạ

và thật quen, giống như những sự vật - hiện tượng mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc, thật quen ở hình hài, biểu hiện và thật lạ ở cái hàm nghĩa ẩn sâu

về sự tồn tại Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và

những thứ khác là cuốn sách giàu tinh thần trào lộng, đôi khi không tránh

khỏi những dẫn dắt cực đoan nhưng rất nhiều khám phá, gợi mở thú vị Cuốn

tạp văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ

khác đánh dấu giai đoạn đầu trong "dự án riêng" của tác giả khi thực hiện

100 tạp văn, tiểu luận về tâm tính người Việt đương đại qua thế giới đồ vật

và các hiện tượng xã hội

Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta là cuốn tạp văn thứ hai của

Nguyễn Vĩnh Nguyên, ra đời đánh dấu bước tiếp theo trong "dự án riêng" của anh Với từng bài viết trong cuốn sách này, tác giả sinh năm 1979 đã thực hiện góc nhìn sinh động không ngờ về những đồ vật gắn bó với cuộc sống con người, thân thuộc đến nỗi tưởng chừng không còn nhiều điều để nói

Đồ vật mà Nguyễn Vĩnh Nguyên nhắc đến là những vật dụng giản dị,

từ hạt dưa, bánh mứt ngày tết, áo dài, chiếc lồng đèn giáng sinh, chiếc điện thoại, bàn ghế, cái hộp quẹt Zippo, ca inox US, bình toong, nón sắt cho đến chiếc loa phường, nhà vệ sinh Qua 31 câu chuyện, tác giả dẫn người đọc đi sâu vào thói quen, văn hóa, nếp nghĩ, cách ứng xử của người Việt thông qua việc sử dụng đồ vật Cái hấp dẫn của từng câu chuyện là những ghi

Trang 31

chép, tìm tòi tư liệu khá dồi dào của một người đọc rộng và sâu Đó là khi ta cùng với tác giả quay ngược trở lại những đoạn bay bổng nhất trong Kinh thánh về "ngôi sao lạ ở phương Đông" để truy nguyên nguồn gốc của chiếc lồng đèn nan tre là sự tiếp biến văn hóa khi Công giáo du nhập vào Việt Nam.

Người đọc cũng được quay trở lại môi trường giáo dục ngày xưa, khảo sát một buổi dạy chữ của thầy đồ, rồi lại vào một trường đại học hiện đại để ướm thử quy cách của một chiếc bàn chiếc ghế, rồi từ đó đặt vào hệ quy

chiếu của văn hóa, giáo dục qua các thời kỳ (Nào bàn nào ghế) Khi tham gia

ký ức chiếc đồng hồ và những đồ vật thông dụng khác như viên thuốc uống

dở, sách báo, kính đeo mắt của người cha đã yên nghỉ dưới lòng đất, người đọc lại thấu đáo một sự thật: Mỗi con người, dù còn sống hay đã chết, luôn

có một ký ức thời gian, một nhịp sinh học âm ỉ, dù ta cố lãng quên nó (Thời

gian tìm thấy)

Đồ vật trong câu chuyện của Nguyễn Vĩnh Nguyên luôn được đặt trong

hệ quy chiếu đa chiều Chiếc áo dài Việt trong 5 ghi chú bất lợi cho áo dài

được phân tích trong tương quan so sánh với những trang phục truyền thống

Á Đông khác, trong quan niệm xưa, trong trào lưu cách tân nay để đưa ra những cái nhìn, dù đối lập nhưng hữu tình hữu lý: "Khi viết những dòng ghi chú này, tôi tự dán lên trán mình hai chữ "cụ non", cùng 4 chữ "đồ đạo đức giả" Một gã cụ non đầy mâu thuẫn: Vừa thích sexy tươi mát, tân thời, vừa yêu sự kín đáo, cầu kỳ của truyền thống" Người đọc dễ dàng bắt gặp những đoạn tự trào Bởi, với tác giả, khi tự trào là khi con người ta nhìn thấy bản thân mình

Trong Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta, có những câu chuyện như các tiểu luận về thái độ và sự lựa chọn con người trong thời khủng hoảng

kinh tế (Lạc nghiệp), cách người Sài Gòn linh hoạt trong việc tiếp thị hàng hóa, dưới góc độ văn hóa - lịch sử (Chơi biểu tượng trên vỉa hè) như mảnh

bìa trải lề cỏ công viên, khi bán cà phê bệt, cái ca nhựa úp trên bình trà đá

Trang 32

miễn phí, tờ giấy xếp hình phễu cắm trên cục gạch để bán xăng lẻ Những

"biểu tượng vỉa hè" ấy, khi được Nguyễn Vĩnh Nguyên giải mã, không những thú vị hơn mà còn góp phần giúp ta hiểu hơn về thái độ sống, thái độ văn hóa của một vùng đất

Quan sát những người trẻ hiện đại, sẵn sàng từ bỏ sự gắn kết với ngày

hôm qua để tự mình đứng trên đôi chân của mình trong tạp văn Con vua từ

chối ngai vàng hay sự "kế vị" trong kinh tế, Nguyễn Vĩnh Nguyên nhìn ra sự

thay đổi trong nhiều lĩnh vực: "Thế giới ngày nay mở ra quá nhiều lựa chọn,

để những kẻ lẽ ra được số phận an bài phải tự tìm cách bước vào một cuộc khai phóng, khẳng định vị thế và vai trò cá nhân trong một con đường hoàn

toàn mới" Đọc Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta, ta có thêm các góc

nhìn mới, sâu hơn và giá trị hơn vê cuộc sống đang hiện diện quanh mình

Trang 33

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN VÀ TẢN VĂN CỦA NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Đi sâu kiến giải tâm tính người Việt đương đại thông qua thế giới đồ vật quen thuộc

Thế giới đồ vật tưởng chừng vô tri, vô giác nhưng trong những trang sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên lại hiện lên vô cùng sinh động, thú vị

Nguyễn Vĩnh Nguyên đã làm những cuộc đối thoại với thế giới đồ vật xung quanh thông qua quan niệm, cách thức sử dụng, thói quen hành xử hằng ngày của con người, từ đồ dùng cao cấp như: ti vi, tủ lạnh, điện thoại, xe máy đồ vật thuộc về tinh thần như: kỷ vật, bàn thờ đồ vật bình dân như: tăm xỉa răng, chày cối, bàn ghế, cửa sổ, đôi quang gánh, cái toilet, cái hộp quẹt zippo, áo quần, loa phường đến những món ăn như: hạt dưa, bánh mứt rồi những đồ dùng khác như: sách, sách cũ, báo giấy để có những kiến giải khá thú vị về tâm tính của người Việt đương đại

Trong tập tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa

răng và những thứ khác, thế giới đồ vật xuất hiện trên trang sách của anh là

cái tăm xỉa răng, cái ti vi, cái xe máy, cái thanh bookmark, chày cối, cái cây, cái vườn, cái bếp, mặt trăng… Tất cả đều là những hình ảnh rất quen thuộc

và bình dị với mỗi chúng ta, nhưng trong tản văn của Nguyễn Vĩnh Nguyên thì lại mang màu sắc mới lạ Thông qua quan niệm, thói quen hành xử thường ngày của con người với chúng đã làm hiện hình văn hóa sống cũng như tâm tính của người Việt hôm nay

Đi từ cái vật dụng bé xíu, nhỏ nhắn, ít ai để ý đến là cái tăm xỉa răng,

trong bài Người Việt ngậm tăm, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã cho người đọc thấy

được một thói quen cố hữu của người Việt hôm nay đó là thói quen ngậm tăm Thói quen này theo như lý giải của Nguyễn Vĩnh Nguyên thì đó là một thói quen đầy ngoan cố và rất phổ biến của đông đảo người Việt Theo quan

Trang 34

sát thực tế của tác giả thì không chỉ người có răng thích ngậm tăm sau ăn,

mà đến những cụ già không còn răng cỏ, trệu trạo nếu trơn cũng không bỏ được thói quen ngậm (nghịch) tăm trên miệng, không chỉ người răng thưa thích ngậm tăm mà người răng khít rịt cũng thích dắt tăm lên miệng, vừa nói vừa chĩa mũi tre nhọn bén vào mặt người đối diện; thậm chí kể cả là sau khi

ăn hay bữa ăn đã qua lâu rồi thì người Việt vẫn luôn ngậm trên miệng một cái tăm Điều này cũng cho thấy, trong tâm lý của người Việt thì việc ngậm tăm như một thứ bệnh nghiện hết thuốc chữa

Cái Tivi trong bài Were are the tivi không chỉ là một vật dụng bình

thường trong gia đình người Việt mà còn được xem là biểu trưng của sự tiện nghi, của cải, văn minh, là thước đo giá trị vật chất của từng gia đình Trong tâm lí chung của cộng đồng xưa nay, cái tivi được mặc định như là biểu tượng của thứ của ăn của để trong nhà, nhà nào có tivi, tủ lạnh thì chứng tỏ gia đình đó khá giả, giàu sang Cái tivi vì thế có vị trí rất quan trọng trong ngôi nhà " Những màn hình chễm chệ trên những bức tường quan trọng của không gian sinh hoạt công cộng trong nhà Cái tivi hiện diện ở vị trí đắc địa trong phòng ngủ Rồi từ đó, bàn ghế tủ giường sắp xếp sao cho tiện để gia chủ có thể ngồi, đứng, nằm, hoặc vừa làm việc vừa xem truyền hình thoải mái nhất vào mỗi tối" [66; 25] Cái tivi từ chỗ là một của cải quý giá, đã trở thành một vật dụng có tính quyết định đời sống tinh thần của nhiều gia đình người Việt hôm nay Tác giả đã có cái nhìn rất chính xác khi chỉ ra rằng người ta bất hòa, xung đột vì vợ thích coi phim truyền hình dài tập sướt mướt, chồng thích coi đá bóng, người ta hờn dỗi nhau vì đứa cháu thích coi phim hoạt hình còn bà ngoại thích xem tuồng Trong những tình thế tích cực nào đó, cái tivi nơi bàn ăn cũng trở thành cầu nối tinh thần khi gia đình có chuyện cơm không lành canh không ngọt Và còn rất nhiều tác dụng nữa của cái tivi đối với đời sống của người Việt đã được tác giả nhắc đến trong văn bản này, sẽ không quá khi nói rằng nhiều người Việt hôm nay sống không thể thiếu cái tivi Chính tâm lí trọng cái tivi ấy cho thấy một tâm lí khác của

Trang 35

người Việt chính là tính ghiền âm thanh, hay nói rõ hơn là không thể chấp nhận cảm giác tĩnh lặng và cô đơn

Cùng với tăm xỉa răng và tivi trong tản văn Cuộc trò chuyện trên yên

xe máy Nguyễn Vĩnh Nguyên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của

những chiếc xe máy đối với đời sống của người Việt Nam Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, thời kỳ sau đổi mới, mở cửa kinh tế, làng quê Việt Nam phát cuồng lên bởi tiếng động cơ và còi xe máy Xe máy lúc bấy giờ là hình ảnh phỏng chiếu của sự thành công, dư dả, biết làm ăn và là biểu tượng của sự sung túc Chính vì thế mà người nông dân nhiều nơi xem cái kết có hậu của một mùa màng đổ mồ hôi sôi nước mắt là tậu được chiếc xe máy về nhà để được thỏa mãn cảm giác ngồi trên yên xe máy mới cáu lướt qua làng trên xóm dưới Và từ sự xuất hiện của xe máy đã có không ít cuộc cách mạng lên đời cho nó, đầu tiên là xe máy giò đạp như: Simson của Đông Đức hay Minsk của Uckraina, tiếp đến là xe máy gắn bộ đề cần số như: Dream, Wave rồi chuyển sang bộ đề tay ga như: @, Attila, Vespa LX, Click, Lead, Air Blade, DyLan, Nouvo, SH, Elizabeth Qua những cuộc cách mạng chuyển giao ấy, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ bước chuyển trong quan niệm

sử dụng của người Việt, từ việc coi chiếc xe đơn thuần là phương tiện, dụng

cụ sang tiêu dùng gắn với hưởng thụ, thể hiện đẳng cấp Và chính sự chuyển đổi trong quan niệm này của người dân đã dẫn đến tình trạng một số thanh niên nông thôn thất nghiệp ở miền Tây rủ nhau sang Quảng Châu bán bớt một trái thận để kiếm bốn năm chục triệu chỉ để mua một chiếc xe tay ga nhằm thỏa mãn những cuộc chạy đua phương tiện hụt hơi ở nông thôn Và rồi "Xe tay ga nhiều thêm và những quả thận khỏe mạnh thì ít lại" [66; 106]

Có thể nói, đối với không ít người Việt hôm nay, chiếc xe máy đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của con người Và nhờ vậy mà người Việt có thể làm mọi thứ trên xe máy: từ tỏ tình, âu yếm, vuốt ve, yêu trên xe lúc đang tham gia giao thông "Nhiều chàng trai làm rất tốt việc này với tay này lái xe, tay kia có thể thật mềm và thật sâu trong váy bạn gái" [66; 109],

Trang 36

đến bày tỏ nóng giận hay bế tắc lý tưởng sống, mất phương hướng bằng những màn đua lượn tụ tập hàng trăm người Từ trình diễn đẳng cấp thời trang đến bày tỏ lòng tự hào màu cờ sắc áo, đến ngả lưng tha hồ thả mộng đi rong: "các bác lái xe ôm vẫn nằm dài trên xe máy ngủ rất say trên những vỉa

hè khi vắng khách" [66; 110] Chính những hình ảnh đó mà bức tranh của đời sống con người Việt Nam được một ký giả người nước ngoài thâu tóm khá hài hước trong một cái tựa: Việt Nam ăn, ngủ và mơ trên xe máy Đáng nói hơn nữa khi mà Nguyên đưa ra hình ảnh nhiều cư dân trẻ được chào đời trên

xe máy, nhiều người già vĩnh biệt cuộc đời cũng trong vòng tay người thân trong khi ga vẫn đang được kéo và chiếc xe máy đang gồng mình lên phóng như bay thay cho xe cấp cứu Nguyễn Vĩnh Nguyên thật không quá khi nói rằng: "Vòng đời con người Việt Nam, sinh, lão, bệnh, tử đều có lý để gắn chiếc xe máy một cách khăng khít" [66; 110] và "Nếu vẽ chân dung người Việt hôm nay, thì nên hí họa anh ta có đầu người, nhưng thân hình xe máy" [61; 96]

Bên cạnh cảm nhận của mình thì Nguyễn Vĩnh Nguyên khi nói chuyện của người Việt với chiếc xe máy đã đưa ra một vài trích dẫn khá thú vị và

đáng suy nghĩ như: một nhà báo của tờ Time thường trú tại Sài Gòn đã tuyên

bố: Người Việt Nam, chỉ cần làm cho họ bị tràn ngập trong những chiếc xe gắn máy, là đủ Hay Zuli Zeh, nữ văn sĩ Đức sau một cuộc hành trình xuyên Việt đã viết: Mặc dù ở đây người ta có thể làm mọi việc khi đi xe máy, dễ dàng như ở trên tàu điện ngầm vậy, nào là đọc báo, ăn uống và tán chuyện, nhưng người ta vẫn luôn còn thừa một ngón tay để nhấn còi: tiếng còi là âm thanh tự nhiên của người đi xe máy ở đây, giống như tiếng hót là âm thanh tự nhiên của loài chim vậy Tiếng còi xe kết hợp với sự mệt mỏi, say máy bay

và sốc khí hậu (đây không phải là không khí nữa mà là một nồi súp nóng!) khiến tôi rơi vào trạng thái mê man, trạng thái mà ở đó sự khác biệt giữa sống và chết chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nó giúp một khách du lịch như tôi có thể tham gia vào giao thông ở đây, nói rõ hơn: bị tham gia vào, mà không

Trang 37

đến nỗi phát hoảng lên vì sợ Tôi giống như khúc gỗ trôi trên sông, và tôi cứ

để mình bị cuốn đi như thế Dòng nước sẽ tự biết cách chảy mà không nghiền nát tôi Đây thực sự là một trích dẫn thú vị, nó cho thấy văn hóa ứng xử cũng như văn hóa tham gia giao thông của người Việt Nam đã và đang quá tệ Một vấn đề cần phải được suy ngẫm

Trong bài Nhìn lên mặt trăng, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã dùng hình ảnh

mặt trăng, sau đó liên hệ với gốc tích của nền văn minh của mỗi dân tộc để nói lên sự ý thức độc lập, không chấp nhận nô dịch trong văn hóa của người Việt Đồng thời qua các dẫn chứng về việc con người đã bước lên mặt trăng, cũng như việc hành xử của con người đương đại đối với thiên thể mặt trăng

để cho thấy khát khao không ngừng khám phá và mở rộng biên độ hiểu biết của người Việt là vô tận

Với Chuyện đời nằm trong xó bếp, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã phát hiện

ra vị trí của cái bếp được dời từ không gian phụ, tạm bợ, lụp xụp phía sau phòng khách và các phòng nghỉ của ngôi nhà truyền thống sang vị trí của không gian chính, ngay cạnh bàn khách đường hoàng ngạo nghễ, được trang điểm tút tỉa, chưng diện trong các căn hộ cao cấp ở thời hiện đại Như tác giả nói “Đời bếp đang lên” [66; 203] Nhiều người hôm nay không tiếc tiền chi cho các thiết bị để có một gian bếp thông minh Thân phận của bếp không còn lủi thủi tội nghiệp, không còn khuất chìm như xưa, mà đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong ngôi nhà hiện đại Thực tế cho thấy, người Việt hôm nay

đã đón nhận tâm thế sống hào sảng, biết hưởng thụ hơn trong ẩm thực Người

ta cũng nhìn ra được tính phổ quát và biểu tượng đời sống đầy đủ nhất từ cái không gian chế biến lương thực, tạo ra nguồn thức ăn trong ngôi nhà, căn hộ của mình Chính vì vậy mà chuyện định vị lại gian bếp, trong lời ăn tiếng nói hôm nay cũng là để phản ánh cả chuyện kiến trúc lại quan điểm nhân sinh, tư duy và hành xử lại với đời sống của con người đương đại

Cùng tinh thần với tập tản văn Tivi, xe máy, nhạc chế, chày cối,

karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác, tập tạp văn Những đồ vật trò

Trang 38

chuyện cùng chúng ta cũng mượn hình ảnh của thế giới đồ vật quen thuộc để

kiến giải tâm tính người Việt đương đại như cái đồng hồ, bàn ghế, điện thoại,

kỷ vật (gồm lon Guigoz, ca inox US, bình toong và nón sắt, quẹt Zippo), cửa

sổ, bàn thờ, loa phường, chiếc lồng đèn, đôi quang gánh, giấy, báo, sách, cái toilet, hạt dưa, bánh mứt, áo dài… lần lượt đi vào tác phẩm của tác giả với những ý nghĩa riêng

Trong tản văn Nào bàn nào ghế, từ hình ảnh về cái bàn, cái ghế cũng

như cách sắp xếp bố trí chúng, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã cho chúng ta cái nhìn bao quát về phương thức giáo dục của người Việt Nam xưa đến nay: chưa bao giờ học trò Việt Nam có được tư thế thực sự độc lập và thoải mái trong học đường Với tản văn này, Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng phương thức giáo dục tác động rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách của con người Tác giả đã đưa người đọc lần lượt trở về với những lớp học thời

xa xưa của những ông thầy đồ, của thời Pháp thuộc, thời Đổi mới rồi đến thời hiện đại để giúp người đọc thấy rõ sự thay đổi trong tính cách của người Việt như thế nào qua phương thức giáo dục của từng thời đại khác nhau Cụ thể, vào thời Nho học, lớp học truyền thống hiện lên hết sức sơ sài và đơn giản qua sự mô tả của tác giả: một tấm phản hay ghế gỗ cho thầy ngồi trên cao và những manh chiếu trải cho đám học trò ngồi nhếch nhác dưới đất Ông thầy thì uy nghi, khắc kỷ, còn đám học trò luôn trong tư thế khúm núm, bủng beo, lôi thôi Có thể nói, đây là một phương thức tổ chức không gian học hành hết sức thô sơ, tự phát, chưa bao giờ vị trí của người học được cái quyền tự do Cũng chính vì thế mà quá trình tiếp thu kiến thức của họ luôn đi cùng sự tuân phục, chịu sự định hướng và kính sợ Từ những manh chiếu trong sân nhà thầy đồ, những kẻ sĩ Việt Nam bước ra đời, di dịch trên những chiếc chiếu khác lớn hơn như chiếu quan trường, chiếu văn, chiếu địa vị và chiếu cuộc đời Rốt cuộc có một manh chiếu nào đó Từ những hình ảnh ấy mà tác giả nhận ra rằng, cuộc đời con người hóa ra chỉ là những chuyến xê dịch trên những manh chiếu được xã hội đặt sẵn Đến thời Pháp thuộc, tư tưởng giáo

Trang 39

dục phương Tây làm thay đổi giáo dục Cùng với cơ sở vật chất, việc bố trí không gian lớp học trong các trường giáo dục Pháp - Việt được tác giả mô tả

đã có nhiều cải tiến đáng kể Thời này, lớp học bắt đầu xuất hiện kiểu bàn dài liền ghế, mỗi bàn có thể ngồi được năm đến mười học sinh, tùy theo quy mô

sĩ số lớp học, mỗi lớp được xếp nhiều dãy bàn Học trò không còn cảnh rách rưới nằm nhếch nhác dưới nền đất nữa mà được ngồi vào bàn ghế tập thể ngăn nắp, gọn gàng và bài bản hơn Khoảng cách giữa bàn học đầu tiên trong lớp học đến bàn thầy giáo thường cách nhau một khoảng chừng một, hai mét

và chênh một bậc cấp Người thầy ngồi độc lập ở chiếc bàn của mình, đó chiếc bàn có khăn phủ, có bình hoa, đủ rộng để đặt phấn, thước kẻ, giáo án giáo trình và các thiết bị khác phục vụ cho việc dạy Bàn học trò bên dưới thường dài, được chia thành nhiều khoang, hộc hoặc hoặc có khi do các học trò tự mặc định ranh giới với nhau tùy vào điều kiện sỉ số lớp học Qua đây tác giả cho thấy vị thế của người học đã có sự thay đổi, người học được đặt cao hơn, có một tư cách cá nhân xứng đáng hơn và lúc này cứu cánh giáo dục tùy thuộc vào chọn lựa của người học Đến thời Đổi mới, mô hình kiểu bàn ghế dài xẫn được sử dụng Tuy nhiên theo Nguyễn Vĩnh Nguyên thì nó cũng tạo nên nét tính cách kỳ quặc ở học trò Việt Nam và có lẽ còn di căn thành tính xấu ở người trưởng thành về sau, đó là tính núp bóng tập thể:

"các học trò học yếu, cá biệt thường thích ngồi bàn sau để núp lưng bạn, né tránh tầm mắt chú ý của thầy khi khảo bài" [67; 25], tính rụt rè, thụ động, thiếu ý thức cộng tác: "học trò Việt Nam ít phát biểu trước tập thể và thầy cô giáo" [67; 25], tính yếu kém trong làm việc nhóm: "vì cách sắp xếp bố trí bàn ghế dàn hàng ngang, cố định nên thầy trò rất khó xoay sở trong các hoạt động thảo luận" [67; 25], tính so đo ranh giới Nguyễn Vĩnh Nguyên phát hiện ra lối bố trí lớp học, bàn ghế bấy lâu có thể là nguyên nhân của những bệnh lý tinh thần và nhân cách khác như: thiếu cá tính sáng tạo, thụ động, một mặt thiếu kỹ năng phối hợp công việc, một mặt lại thích cầu an nương vào số đông Đến giữa năm 2011, khi thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 40

Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế ban hành quy định tiêu chuẩn bàn ghế học sinh đó là mỗi bàn không quá hai chỗ ngồi, bàn và ghế phải tách rời nhau Lúc này, theo tác giả, vị trí người học mới đúng với tinh thần giáo dục mới - dạy học là một nghệ thuật hợp tác.

Thông qua hình ảnh về cái bàn, cái ghế Nguyễn Vĩnh Nguyên giúp người đọc hình dung được một hành trình tư duy về nền giáo dục của người Việt Nam Từ đó giúp chúng ta cắt nghĩa được phần nào cái làm nên hình ảnh xã hội trong những giai đoạn lịch sử Ở đó, hình ảnh tương quan giữa người học với người dạy, vị trí người học trong không gian giáo dục, truyền trao tri thức sẽ góp phần soi sáng, giải mã những thay đổi sâu xa trong tư tưởng, văn hóa và vị thế chính trị của cá thể - với tư cách là sản phẩm giáo dục - trong từng xã hội

Bên cạnh những vật dụng thông thường như tivi, xe máy, bàn ghế đã nói trên thì cái bàn thờ tổ tiên cũng được Nguyễn Vĩnh Nguyên đưa vào tác

phẩm của mình với cái nhìn sát sao, chân thực đau lòng Trong bài Hoa vải,

nhang đèn điện, mâm quả nhựa, và lòng thành, tác giả đã cho chúng ta thấy

một cuộc thay đổi lớn diễn ra trên những bàn thờ gia tiên của người Việt Nam Cuộc thay đổi đó phản chiếu một cách tinh tế sự bể dâu đang diễn ra trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của con người

Như đã biết, trong tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, chất liệu, nguồn gốc của đồ thờ đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ trong việc đạt đến cứu cánh của biểu tượng, sự hoàn hảo của thực hành nghi thức, mà còn là trung tâm để đánh giá sự thành tâm Và dường như hoa quả, khói nhang, trầm, ánh lửa của ngọn đèn dầu, bấc đã góp phần rất quan trọng làm nên sự hiệu quả của không gian thờ cúng, tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc, cảm giác, trực giác cho người thực hành nghi lễ thờ, cúng Thế mà, hôm nay đây dưới thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta chợt giật mình khi phát hiện ra, bấy lâu nay tổ tiên ta sống chung với những đồ thờ đã bị biến đổi về chất liệu

từ thiên nhiên, tự nhiên sang nhựa, điện, từ đồ thật sang đồ giả

Ngày đăng: 23/01/2016, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phan Thị Vàng Anh (2012), Tạp văn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2012
3. Tạ Duy Anh (2004), Ba đào ký, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba đào ký
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
4. Tạ Duy Anh (2004), Ngẫu hứng sáng, trưa, chiều, tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngẫu hứng sáng, trưa, chiều, tối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
5. Vũ Tuấn Anh (1991), “Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới”, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy nghiên cứu văn học hiện đại trước yêu cầu đổi mới”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
7. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay, luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
10. Hoàng Thoại Châu (2006), Tạp văn Ba Thợ Tiện, Nxb Tổng hợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn Ba Thợ Tiện
Tác giả: Hoàng Thoại Châu
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Đồng Nai
Năm: 2006
11. Trương Chính (1963), Lỗ Tấn tuyển tập (tập 1, 2, 3), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗ Tấn tuyển tập
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1963
12. Trương Chính (1963), Tạp văn tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn tuyển tập
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1963
13. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1997
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội & Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội & Nhân văn
Năm: 2004
15. Trịnh bá Dĩnh, Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương (2009), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Tạp văn và các thể ký Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Tạp văn và các thể ký Việt Nam (1945 - 1975
Tác giả: Trịnh bá Dĩnh, Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
16. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
17. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như một quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như một quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
18. Trương Đăng Dung (chủ biên, 1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề của khoa học văn học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
19. Dương Ngọc Dũng (2008), Tạp văn, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn
Tác giả: Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2008
20. Đậu Tiến Dũng (2013), Đặc điểm tạp văn Lý Lan, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tạp văn Lý Lan
Tác giả: Đậu Tiến Dũng
Năm: 2013
21. Lê Chí Dũng (2004), “Phải chăng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại phổ biến ở Việt Nam”, http://www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải chăng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại phổ biến ở Việt Nam”
Tác giả: Lê Chí Dũng
Năm: 2004
22. Trần Xuân Đề (2013), Tác gia tác phẩm văn học phương đông Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học phương đông Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w