Với biệt tài "công phu chọn bút danh, hóm hỉnh mở chuyên mục, sắc sảo viết tạpvăn" suốt 15 năm trời của tác giả đã tạo nên "sân chơi hấp dẫn, sàn đấu sôi động" trênmặt báo, đã đem lại "k
Trang 1ĐINH THỊ AN PHONG
ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành : Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
TS LÊ THANH NGA
NGHỆ AN - 2015
Trang 22 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 9
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn .10
7 Cấu trúc của luận văn .10
Chương 1 TẠP VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ 11
1.1 Khái niệm tạp văn và tạp văn trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố 11
1.1.1 Khái niệm tạp văn 11
1.1.2 Vấn đề tạp văn của Ngô Tất Tố 14
1.2 Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố .16
1.2.1 Sơ lược tiểu sử Ngô Tất Tố 16
1.2.2 Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc 20
1.2.3 Vị trí của tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố .36
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU TRONG TẠP VĂN NGÔ TẤT TỐ .41
2.1 Những vấn đề văn hóa .41
2.1.1 Phản ánh đời sống văn hóa đương đại 41
2.1.2 Mối bận tâm đối với văn hóa truyền thống .46
2.1.3 Những nghĩ suy trước thực trạng nham nhở của văn hóa đương thời và nguy cơ của văn hóa truyền thống 49
2.2 Tạp văn Ngô Tất Tố viết về đời sống chính trị 56
2.2.1 Phản ánh đời sống chính trị trong xã hội 56
2.2.2 Những trăn trở và ngộ nhận về đời sống chính trị trong xã hội 66
2.3 Nỗi lo toan về nghề nghiệp .76
2.3.1 Thông điệp về thực trạng nghề nghiệp .76
Trang 43.1.1 Tính cập nhật, thời sự và cái nhìn xa rộng 88
3.1.2 Sự đa dạng về dung lượng, giàu có về thông tin và phong phú về chất liệu .94
3.2 Nghệ thuật xây dựng ý tưởng, lập luận .103
3.2.1 Hướng tới sự đa dạng trong cách lập ý .103
3.2.2 Linh hoạt trong nghệ thuật đặt vấn đề 107
3.2.3 Nghệ thuật dẫn chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu 109
KẾT LUẬN .116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .119
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
` ĐINH THỊ AN PHONG
ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN CỦA NGÔ TẤT TỐ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS Lê Thanh Nga
Nghệ An – 2015
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tạp văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền văn học Đó là thể loạithường được sử dụng trong văn học, báo chí, tạp chí, bách khoa toàn thư, phát thanhtruyền hình, phim ảnh, lịch sử, triết học, pháp luật và nhiều hình thức truyền thôngkhác Nó là thể loại giúp chúng ta hiểu và nắm bắt, phản ánh kịp thời những vấn đềnóng bỏng, nảy sinh trong xã hội
1.2 Tạp văn là một thể tản văn giàu tính luận chiến về một đề tài chính trị, xã hộinào đó có ý nghĩa thời sự Tạp văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệthuật sinh động Trong số các thể tảnạp văn, tạp văn giàu tính báo chí hơn cả Nếu như
“tâm thế tạp văn” là tâm thế nhàn tạp, ngâm ngợi, thích ứng với cảm nhận điềm tĩnh,suy tư thì thể tạp văn vượt lên như một thể loại xung kích, phản ứng nhanh nhậy, kịpthời trước những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội…
Nghiên cứu đặc điểm tạp văn là cơ sở để tìm hiểu, khám phá nội dung, đặc điểm,
ý nghĩa của tạp văn đối với nền văn học, từ đó khẳng định những thành tựu và đónggóp của nhà văn cho nền văn học dân tộc
1.3 Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán và làmột trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại Chỉvới ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một một sự nghiệp văn học phong phú, độc đáo,bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật,tiểu phẩm báo chí, tạp văn ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng Tác phẩmcủa Ngô Tất Tố không chỉ là tiếng nói đanh thép tố cáo chế độ thực dân phong kiến tànbạo, mà còn thể hiện tấm lòng thương yêu đối với nhân dân lao động Năm 1996, Nhànước đã trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho di sản văn học của Ngô Tất Tố
Gần một thế kỷ qua, kể từ tác phẩm đầu tiên là Cẩm hương đình ra đời (1923), sự
nghiệp văn học Ngô Tất Tố đã thu hút được sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiêncứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng Kết quả là đã có rất nhiềubài viết, công trình nghiên cứu về ông Song, hầu hết những công trình đó mới chỉ đề
Trang 8cập những vấn đề như: tư tưởng nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, phong cách sáng tác,ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.
Về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố chưa được khảo sát, phân tích khái quát làmrõ
Vì lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố
để mở rộng, tìm hiểu, khơi sâu thêm một vấn đề đã được giới nghiên cứu, phê bình vănhọc quan tâm và đã tạo những bước đi ban đầu
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu Ngô Tất Tố
Hành trình sáng tác của Ngô Tất Tố từ khi bắt đầu sự nghiệp văn chương với việc
dịch truyện cổ Trung Hoa Cẩm hương đình (1923) đến tác phẩm cuối cùng là vở chèo
Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (1951) kéo dài gần ba mươi năm Song, thành tựu của Ngô
Tất Tố tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1930 - 1945 Những tác phẩm tiêu biểu như
Tắt đèn, Lều chõng, các phóng sự: Việc làng, Tập án cái đình đều được viết ra trong
khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1940 Đặc biệt là, các tạp văn của ông xuấthiện hồi chữ quốc ngữ vừa “mới nhất sơ thành lập", giữa lúc "văn học và báo chí cònbất phân", bạn đọc đòi hỏi cần phải có lối viết mới cho chữ quốc ngữ Sau những nămtháng sinh sống thật sự bằng làm báo ở Nam Kỳ, trở ra Bắc, Ngô Tất Tố sáng tác gần
1500 tác phẩm đăng báo Điều đáng chú ý là Ngô Tất Tố đã đột phá, mở đường pháttriển mạnh mẽ tạp văn, một thể loại mới của báo chí đương thời
Với biệt tài "công phu chọn bút danh, hóm hỉnh mở chuyên mục, sắc sảo viết tạpvăn" suốt 15 năm trời của tác giả đã tạo nên "sân chơi hấp dẫn, sàn đấu sôi động" trênmặt báo, đã đem lại "kho tạp văn Ngô Tất Tố" phong phú độc đáo, giữ vai trò hàngđầu góp phần định hình và đưa "thể loại tạp văn" lên vị trí ngang hàng với các thể loạikhác trong lịch sử văn chương báo chí nước nhà
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố được bắt đầu từ
bài viết của Vũ Trọng Phụng với nhan đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên báo Thời
vụ, số 100, ngày 31-1-1939 Vũ Trọng Phụng đã khẳng định giá trị nhiều mặt của Tắt
đèn Ông than phiền một nước nông nghiệp như Việt Nam mà văn chương viết về làng
Trang 9quê rất ít tác phẩm có giá trị: "Ta phải chán nản mà nhận thấy rằng quả thật hãy cònvắng vẻ đìu hiu, chỉ mới thấy có quyển Tối tăm của Nhất Linh, quyển Bước đườngcùng của Nguyễn Công Hoan" Giữa lúc ấy thì Ngô Tất Tố xuất hiện, Vũ Trọng Phụng
đã chân thành giới thiệu Ngô Tất Tố với công chúng độc giả: "Bạn tôi lại từ làng báo
mới bước vào làng tiểu thuyết và Tắt đèn là áng văn đầu tiên của bạn và cũng là áng
văn mới mẻ nhất về loại văn chương xã hội ngày nay nữa" [4436;200] Trên Báo mới
số 4 ngày 15/6/1939, Trần Minh Tước đã viết bài “Một nhà văn hóa của dân quê - NgôTất Tố và tác phẩm Tắt đèn” với nhận xét: "Ngòi bút ông đồ nho Ngô Tất Tố đáng lẽ
là ngòi bút của cái thế hệ sản sinh những câu văn điền viên vui thú kia; hoặc có muốnthiên về dân quê một cách tha thiết hơn, thì bất quá và đáng lẽ ngòi bút ấy chỉ viếtnhững bài cải lương hương chính mà mười lăm năm trước đây, chúng ta đã được đọctrên các báo Không, nhà nho ấy đã vượt khỏi thế hệ mình Người môn đồ KhổngMạnh này đã thở hút cái không khí xã hội của C.Mác như tất cả những thiếu niên văn
sỹ hàng tranh đấu để viết cho ta cuốn Tắt đèn" [6974;94] Những bài báo trên đã tôn
vinh Tắt đèn và gây ấn tượng mạnh với bạn đọc Ngô Tất Tố, một cây bút tiểu thuyết vừa từ làng báo chuyển sang lại tiếp tục có những tác phẩm mới là Lều chõng và Việc
làng Những tác phẩm này đã góp phần quan trọng tạo cho Ngô Tất Tố một chỗ đứng
vững chắc trên văn đàn
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã đánh giá Ngô Tất Tố là nhà văn
chuyên sâu về đề tài nông thôn, am hiểu sâu sắc cuộc sống và phong tục làng quê Ông
phân tích và khẳng định tác phẩm Việc làng: "Tập phóng sự về dân quê này là một tập
phóng sự rất đầy đủ về việc làng"
Sau Cách mạng tháng Tám, khi hòa bình lập lại, những tác phẩm văn học có giá
trị thời kỳ trước Cách mạng được lựa chọn và đưa vào giảng dạy ở nhà trường Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong số tác phẩm đầu tiên của dòng văn học hiện thực phê
phán được đưa vào giảng dạy từ trường phổ thông đếnến đại học Nhờ đó, tên tuổi NgôTất Tố được nhiều người biết đến hơn, và sự nghiệp văn học của ông ngày càng thuhút giới phê bình, nghiên cứu
Sau khi Ngô Tất Tố - "Nhà văn của những luống cày" mất trên con đường kháng
Trang 10chiến (1954), tiếp tục có nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về ông như: Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ, số 54, tháng 8, năm 1954); Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn (Tạp chí văn nghệ số 8 tháng 1, năm 1958); Ngô Tất tố như tôi đã biết
của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí văn nghệ số 61, tháng 6, năm 1962) Trong những bài
viết tưởng nhớ, khắc họa chân dung nhà văn Ngô Tất Tố, có nhiều bài đánh giá cao
tiểu thuyết Tắt đèn như: Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố của Nguyễn Công Hoan, Lời
giới thiệu truyện Tắt đèn của Nguyễn Tuân, Tắt đèn cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất
sắc của Hồng Chương, Tắt đèn và tiếng nói của Ngô Tất Tố của Phong Lê, Giá trị nhận thức của Tắt đèn của Như Phong Những bài viết về chân dung Ngô Tất Tố và
tiểu thuyết Tắt đèn càng khẳng định giá trị sự nghiệp văn học của ông, khẳng định vị
trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Đây là cái mốc quan trọng trong
việc nghiên cứu và giới thiệu Ngô Tất Tố Cũng trong thời điểm này, cần ghi nhận
thành tựu nghiên cứu về Ngô Tất Tố của hai tác giả Phan Cự Đệ và Nguyễn Đức Đàn
Có thể xem đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung có hệ thống trên nhiều bình
diện về sự nghiệp của Ngô Tất Tố, công trình được Nhà xuất bản Văn hóa ấn hành
năm 1962, Nhà xuất bản Hội nhà văn in lại năm 1999 với nhan đề Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố Sau đó nhà xuất bản Văn học in cuốn Tuyển tập Ngô Tất Tố và tiếp theo là Toàn tập Ngô Tất Tố (1996) do giáo sư Phan Cự
Đệ tuyển chọn và giới thiệu
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Ngô Tất Tố giai đoạn này đều khẳng định
vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; đều đánh giá ông
là cây bút tài năng, là nhà văn hiện thực xuất sắc của nông thôn Việt Nam trước Cáchmạng tháng Tám Một hoạt động khoa học đáng chú ý là cuộc hội thảo nhân kỷ niệm
100 năm ngày sinh của Ngô Tất Tố do Hội Nhà văn và Viện Văn học phối hợp tổ chứcvới sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo Các tham luận đã khẳng định tầm vóc củaNgô Tất Tố - một nhà văn lớn, một nhà báo lớn Nhà nghiên cứu Phong Lê trong bài
“Ngô Tất Tố một chân dung lớn một sự nghiệp lớn” đã khẳng định: "Kỷ niệm 100 nămnăm sinh Ngô Tất Tố chúng ta còn nhận ra một di sản còn đồ sộ hơn ở ông, bao gồmnhiều lĩnh vực hoạt động, có ý nghĩa là điểm tựa cho các giá trị văn chương, vượt rakhỏi đóng góp xuất sắc của một nhà văn hiện thực Xứng đáng ở nhiều tư cách, nhưng
Trang 11với Ngô Tất Tố tôi muốn trở lại tư cách nhà văn hóa như một tư thế bao trùm và làđiểm tựa cho mọi lĩnh vực sáng tạo ngôn từ và bồi đắp tư duy hình tượng, luôn đạttrình độ cao sâu và các giá trị bền vững" [307;70].
Sang thời kỳ Đổi mới, có ý kiến đánh giá không đồng nhất với những ý kiến
trước đây về nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn đó là ý kiến của Trần Đăng Khoa: "Ví như Tắt đèn của cụ Ngô Tất Tố Tất nhiên trong cuốn truyện vừa xuất sắc
này của cụ Tố, có một chỗ rất tệ hại Ai lại dành nhiều công phu và tâm huyết như thế
để viết về một bà mẹ đi bán con chuộc chồng "[669;107] Ý kiến của Trần Đăng Khoachưa thật thuyết phục các nhà nghiên cứu, sau đó cũng không có ý kiến tranh luận
nhiều về vấn đề này, và giá trị của Tắt đèn cũng như cảm tình của độc giả dành cho tác
phẩm vẫn không thay đổi Song, nhìn chung, từ trước tới nay, các học giả đều khẳng
định vị trí quan trọng của Ngô Tất Tố trên văn đàn Các bài báo như: Cây bút sắc bén
của một nhà Nho của Vũ Tú Nam; Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc của Hoài Việt; Ngô
Tất Tố trong sự nghiệp đổi mới hôm nay của Giáo sư Phan Cự Đệ càng khẳng định
Ngô Tất Tố không phải chỉ là di sản của quá khứ mà còn là của hiện tại, của tương lai
Tư tưởng nhất quán của Ngô Tất Tố trong tác phẩm là vì dân, đấu tranh cho quyền độclập của dân tộc, vì con người, đấu tranh cho tình yêu thương của con người trong cuộcsống Tư tưởng ấy theo suốt cuộc đời sáng tác của nhà văn
Đến năm 2000, Nhà xuất bản Giáo dục in cuốn Ngô Tất Tố về tác giả và tác
phẩm do hai nhà nghiên cứu Mai Hương, Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu.
Đây là công trình tập hợp đầy đủ các bài viết bài nghiên cứu, hồi ức, tưởng niệm của
bàn bè, đồng nghiệp, người thân về Ngô Tất Tố Trong bài Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng, nhà nghiên cứu Mai Hương khẳng định: "Một cây bút tiểu thuyết phóng sự xuất
sắc, một nhà báo cự phách, có biệt tài, một nhà khảo cứu, dịch thuật tâm huyết, và baotrùm là tư cách một nhà văn hóa lớn" Những năm gần đây, nhờ công lao của các nhàsưu tầm, trong đó có ông Cao Đắc Điểm (người con rể của nhà văn), chúng ta lại biếtthêm những tác phẩm báo chí mới của Ngô Tất Tố Năm 2003, thành phốphố Hà Nội
đã quyết định mở Đề tài khoa học về báo chí Ngô Tất Tố Đề tài đã được in thành sách
Di sản báo chí của Ngô Tất Tố - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Văn học
Trang 12(2005) Năm 2008, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin in cuốn Thật hay bỡn là cuốn
tạp văn tuyển chọn từ gần 1500 di tác của tác giả, với 222 bài, sách xuất bản lần đầu
do Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch sưu tầm, biên soạn Trong đó, nêu rõ kháiquát con đường lập nghiệp và một số thành quả trong sáng tác của Ngô Tất Tố Tạp
văn đã được tập hợp vào trong cuốn Thật hay bỡn đều phản ánh rõ tính thời sự, nóng
bỏng của cuộc sống Nhà xuất bản Thông tin - Truyền thông cho ra mắt bạn đọc công
trình Tổng tập tạp văn Ngô T ấtất TốTố do Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch sưutầm, biên soạn, GS Phong Lê đã khẳng định rằng: “Có thể xem đây là những tài liệutin cậy cho nhiều khoa học như xã hội học, văn hóa học, phong tục học, dân tộc học…không chỉ là tấm gương trung thành của một thời cách đây trên hai phần ba thế kỷ màcòn rất cần cho việc hiếu chính đời sống hôm nay Rất nhiều chuyện đời lớn hoặc nhỏ
trong các chuyên mục: Gặp đâu nói đấy, Nói giữa trời, Thật hay bỡn, Ném bùn sang
ao, Nói chới nói hay…đừng , không phải là chuyện diễn ra chỉ vào thời ấy mà còn rất
in đậm dấu ấn tâm sự, trên khắp mặt đời sống công quyền; đìnhền chùa và lễ hội; y tế
và giáo dục; báo chí và văn chương; thôn quê và kẻ chợ… Cả một toàn cảnh thật làsống động qua ngòi bút “tả chân” siêu việt của Ngô Tất Tố, từ tệ chạy danh chạy lợi ởcác nha môn;, quấy rối tình dục trong học đường;, các cuộc đụng nổ gay gắt về hônnhân gia đìnhinh; những mê tín dị đoan, tục đốt vàng mã trong các lễ hội; lừa bịp trongquảng cáo…tất cả đã được tài tình dựng thành các cuộc chơi, làm nên sân chơi hấp dẫntrên mặt báo, theo cách nói quen thuộc bây giờ”, “ cho đến nay Ngô Tất Tố vẫn làngười cùng thời với chúng ta”
Tóm lại, hơn bảy thập kỷ qua, kể từ bài viết của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết Tắt đèn (năm 1939) “cho tới nay đã có hơn 250 công trình sách báo, bài viết… của cácnhà văn, nhà báo, những người quen biết lớp trước, của các nhà nghiên cứu, phê bình,các nhà giáo và bạn đọc lớp sau đã khảo cứu, giới thiệu…về thân thế, sự nghiệp củaNgô Tất Tố” So với những nhà văn cùng thời, thì những ý kiến đánh giá về Ngô Tất Tố
và văn nghiệp của ông là khá ổn định, thống nhất Hầu hết những công trình nghiên cứuđều theo xu hướng khẳng định: Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiệnthực trước Cách mạng và là một trong những tác gia có vị trí quan trọng trong nền văn
Trang 132.2 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 2000.
Từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000, việc nghiên cứu về Ngô Tất Tốtập trung chủ yếu vào những đóng góp của nhà văn trên phương diện nội dung tưtưởng, thế giới nhân vật, phong cách nghệ thuật, thi pháp Một số tác giả khi nghiêncứu về Ngô Tất Tố mới đưa ra một số nhận xét có tính khái quát, định hướng về ngônngữ nghệ thuật của nhà văn, chẳng hạn Vũ Trọng Phụng nhận xét: "Cách hành vănmới mẻ, sáng sủa, tưởng chừng như chỉ có phái nhà văn thuộc Pháp học mới có thểlinh lợi và phô diễn nổi một cách linh hoạt như thế" [4463;201] Nguyễn Đức Bính
trong bài Ngô Tất Tố như tôi đã biết có nhận xét cụ thể hơn: "Ngô Tất Tố có một lối
viết văn mới, độc đáo nữa là khác, không chút gì nhắc lại lốiối văn biền ngẫu của các
cụ đồđồ, giọng văn khi đậm đà khi duyên dáng nhưng đặc biệt dí dỏm; câu văn sắccạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh dạn và ý nhị" [5763;77] Giáo sưPhan Cự Đệ đã có một đánh giá khá toàn diện về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
Tắt đèn: "Nghệ thuật của Tắt đèn là thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy, bản chất Tắt đèn học được ở văn dân gian, đặc bịêt là ở tục ngữ, phương ngôn, cái
nghệ thuật cô đúc, càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sức vang xarộng trong không gian Chỉ trong vòng hơn một trăm trang mà sự kiện dồn dập, cácmâu thuẫn cọ xát đến nảy lửa"[1363;309] Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về Ngô Tất
Tố chúng tôi được biết, từ trước Cách mạng tháng Tám đến năm 2000 đã có một số bàinghiên cứu, và ý kiến đánh giá về một số phương diện của ngôn ngữ nghệ thuật NgôTất Tố Các ý kiến đều nhận định: ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố vừa mang tính dântộc vừa rất hiện đại Song, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểmtạp văn của Ngô Tất Tố
2.2.2 Tình hình nghiên cứu về tạp văn Ngô Tất Tố từ năm 2000 đến nay.
Từ năm 2000 đến nay, thể loại tạp văn của các nhà văn được giới nghiên cứu đi
sâu khám phá và đã có nhiều Luận án, Luận văn, Chuyên luận, bài viết về lĩnh vực này được công bố như: Tạp văn của Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ Tạp văn Việt Nam thế kỷ
Trang 14XX (từ cái nhìn thể loại) luận văn tiến sĩ của Lê Trà My, năm 2008, Tạp văn Việt Nam hiện đại - thể loại bị lãng quên của Giáo sư Trần Đình Sử, 2009 Trong một bài viết Ngô Tất Tố: 60 năm Nghiệp văn và Nghề báo, tác giả viết: “Công chúng biết đến Ngô
Tất Tố ở nhiều cương vị khác nhau: nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu
có ảnh hưởng ở Việt Nam Về lĩnh vực báo chí, nhiều người yêu mến tôn vinh ông là
“Một trong mười nhà báo huyền thoại” ở Việt Nam giai đoạn trước 1954 bởi nhữngtrang viết đầy dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình” Trong
cuốn Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội,
2004), nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng gọi Ngô Tất Tố là: “Huấn luyện viên của tôitrong nghề báo” Ngô Tất Tố có 28 năm làm báo với gần 1.500 bài Ông có bài đăngtrên 27 tờ báo và tạp chí với hàng chục bút danh khác nhau Ngô Tất Tố còn giữ vaitrò phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần Ngòi bútcủa ông gắn bó với nhiều thể loại báo chí, nhưng giúp ông thành danh phải nhắc đếnhai thể loại có thể gọi là “sở trường” của ông là tạp văn và phóng sự” Năm 2010, Cao
Đắc Điểm trong bài Viết tạp văn theo kiểu ngô Tất Tố đã đánh giá: “Tạp văn của Ngô
Tất Tố đã tinh nhanh, nhạy bén và rất kịp thời đề cập tới mọi mặt việc đời sự đời, tạpvăn Ngô Tất Tố không gây cười một cách thông thường mà ý nhị giễu cợt rất thâmthuý, sâu sắc các thói hư tật xấu trong xã hội, đặc biệt là rất mực sành sỏi, tai quái khichỉ trích chính diện các bộ mặt thiếu nhân cách trong cõi người Tạp văn của Ngô Tất
Tố không chịu ảnh hưởng của một xu hướng nào, không sao chép lối viết tạp văn củatác giả nào, mà là tài năng tại chỗ, hoàn toàn Việt Nam, với cách nghĩ, cách viết củangười Việt Nam, rất thân thiết gần gũi với người Việt Nam” Trong xu thế chung đó,tạp văn của Ngô Tất Tố cũng thu hút được sự quan tâm của các tác giả, trong đó đángchú ý có công trình chuyên sâu về vấn đề này, đó là: bài viết “Viết tạp văn theo kiểuNgô Tất Tố” của Cao Đắc Điểm (2010) đã tập trung nghiên cứu về cách tiếp cận vấn
đề và nêu một số đặc điểm nổi bật tạp văn Ngô Tất Tố Tuy nhiên, việc khảo sát, thống
kê, đánh giá, những đặc điểm cơ bản của tạp văn Ngô Tất Tố bài viết chưa nghiên cứu.Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thấy rằng: từ trước tới nay các công trình, chuyênluận, bài viết đề cập đến đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố đã thu được những kết quả nhất
Trang 15định làm sáng rõ một số phương diện như:
- Tầm quan trọng của tạp văn
- Một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn
Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản trong tạp văn Ngô Tất Tố chưa được địnhdanh, khảo sát, phân tích cụ thể Vì vậy, chúng tôi nhận thấy, tạp văn của nhà văn vẫncòn có những phương diện có thể tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho những công trình
đã có, góp phần khẳng định thể loại tạp văn và đóng góp của nhà văn Do đó, trên cơ
sở kế thừa thành tựu của những công trình trước đó, chúng tôi mở rộng, đi sâu nghiêncứu về đặc điểm tạp văn Ngô Tất Tố để từ đó thấy được những đóng góp của ông đốivới văn học dân tộc
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm về đặc điểm tạp văn của Ngô Tất
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng tham khảo một số tác phẩm
khác như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… của Ngô Tất Tố và tạp văn của nhà văn hiện
đại khác làm tư liệu để nghiên cứu
4 Nhiệm vụ và mMục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong muốn nhận thứcđược những nội dung chủ yếu của tạp văn, làm rõ những đặc điểm của tạp văn NgôTất Tố, chỉ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu tạp văn của Ngô Tất Tố với việc nghiên cứumột số tác phẩm khác của nhà văn Từ đó, ghi nhận những đóng góp quý giá của ôngđối với nền văn học nước nhà, đồng thời, cũng khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu
Trang 16quả trong nghiên cứu thể loại tạp văn trong nền văn học Việt Nam.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 12 1 Xác định vị trí của tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố
4 22.2 Tìm hiểu những nội dung, những vấn đề được quan tâm nhiều trong tạp văn của Ngô Tất Tố.
4 2.33 Nghiên cứu một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn của Ngô Tất Tố.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích - tổnghợp; phương pháp thống kê, phân loại;
Để phương pháp so sánh;
Sphương pháp nghiên cứu liên ngành
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của tạp văn Ngô Tất Tố.Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích cho việc tìmhiểu văn chương Ngô Tất Tố
7 Cấu trúc của luận văn
Tương ứng với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Ngoài ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần Nnội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố
Chương 2 Những nội dung được quan tâm nhiều trong tạp văn của Ngô Tất Tố Chương 3 Một số đặc điểm nghệ thuật tạp văn Ngô Tất Tố
Trang 17Chương 1 TẠP VĂN TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ
1.1 Khái niệm tạp văn và tạp văn trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố
1.1.1 Khái niệm tạp văn
Chưa từng thấy có một lý thuyết vCho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khácnhau, chúng ta có thể tìm hiểu một số số cách hiểu về tạp văn như sau:
Tạp văn là một thể loại văn có nội dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồmnhững bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút…(diễn đàn kiến thức.net/diendan/Archive/index.php/t-11723.html)
Tạp văn là một thể tản văn giàu tính luận chiến về một đề tài chính trị, xã hội nào
đó có ý nghĩa thời sự Tạp văn vừa có tính chính luận sắc bén, vừa có tính nghệ thuậtsinh động Trong số các thể tản văn, tạp văn giàu tính báo chí hơn cả Nếu như “tâm
Trang 18thế tản văn” là tâm thế nhàn tản, ngâm ngợi, thích ứng với cảm nhận điềm tĩnh, suy tưthì thể tạp văn vượt lên như một thể loại xung kích, phản ứng nhanh nhậy, kịp thờitrước những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội…
Phạm Văn Ánh , (2004) viết trong Từ điển Văn học bộ mới, nhiều tác giả, Nxb
Thế giới: “Tạp văn, một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về
nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung
các thể loại văn chương Tạp văn với tư cách một thể văn chỉ chính thức ra đời vàokhoảng thời cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là những bài luận văn ngắn, giàu tínhluận chiến, thường xoay quanh một số vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc điểmchung của tản văn là ngắn gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ứng một cách nhanh nhạy, kịpthời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ ràng và sắcsảo”
Lương Duy Thứ, (1983) viết trong cuốn Từ điển Văn học tập 2, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, cho rằng:: Tạp văn là, “Một bộ phận lớn sáng tác của nhà văn Trung
Quốc Lỗ Tấn viết theo một thể loại đặc biệt, bao gồm những bài cảm nghĩ nhỏ, luậnvăn, diễn thuyết, tùy bút, thư từ, nhật ký, hồi ức… nói như Lỗ Tấn “bất cứ thể văn gì,các thức góp lại với nhau, thế là thành tạp”… Một số nhà nghiên cứu Trung Quốccho rằng (…)”"Bỏ qua dấu hiệu lệ thuộc học thuật (cho rằng tạp văn xuất phát từTrung Quốc và thiếu sự tham chiếu cần thiết về lịch sử, lý thuyết thể loại tương đươngtrong học thuật phương Tây), thì những định nghĩa được nêu trên đây cũng phần nàogiúp người đọc hình dung đến một thể loại “chính thức xuất hiện” trong bối cảnh ngônluận xã hội đang cần đến những tiếng nói, quan điểm cá nhân “phản ứng một cáchnhanh nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá
rõ ràng và sắc sảo” Tạp văn là một thể loại văn học dân gian kết hợp giữa văn học vàchính luận là luận văn xã hội mang tính nghệ thuật có nhiều chất nghị luận, đậm tínhchính luận và tính văn học hòa vào trong sự điêu luyện ngắn gọn, linh hoạt, sắc bén
Trang 19giàu tính châm biếm (Lí luận văn học tập II chủ biên, biên soạn, Lưu An Hải, Tôn VănHiến, Nxb Đại học sư phạm Hoa Trung Vũ Hán, 2002)
Những định nghĩa trên cũng cho thấy, đây là một kiểu văn viết tự do, linh hoạt(có lẽ vì thế mà lý thuyết về nó cho đến nay vẫn chưa thật hệ thống đâu vào đó), kể cả
sự phân biệt hay đồng nhất giữa các tên gọi: tản văn, tản mạn, tạp bút, tạp văn…cũngchưa được làm rõ Trên thực tế báo chí và xuất bản hiện nay, các tên gọi trên có xuhướng được đồng nhất và lý thuyết thể loại là thứ không được quan tâm tìm hiểu haysoi rọi kỹ Kể cả những người viết tạp văn cũng thừa nhận rằng họ ù ù cạc cạc về lýthuyết thể loại này
Tạp văn cũng có thể là cái được sinh ra từ thời sự, quan điểm nhất thời nhưng đókhông là tất cả Nhiều người viết đã hướng đến khảo cứu, nghiên cứu, tư tưởng chămchút trong lối viết khi theo đuổi thể loại này Vì thế, không thể gọi thể loại này là thức
ăn nhanh, thể loại kia là chế biến chậm Càng không nên gán cho thể loại này là thểloại mưu sinh và thể loại kia mới là nghệ thuật đỉnh cao Cách nghĩ tạp văn sẽ mài mònvốn hiểu biết, vốn văn hóa (và làm ảnh hưởng đến sáng tác truyện ngắn, thơ, tiểuthuyết…) là của những người viết yếu bóng vía Trên thực tế, người ta sẽ không suykiệt hay khỏe mạnh, trở nên tầm thường hay đạo đức hơn khi chọn một thể loại để viết
vì nếu vậy ở đời sẽ có quá nhiều thứ cám dỗ đáng quan ngại hơn đối với những kẻthuộc trường phái bao biện vì yếu bóng vía kia
Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục, Tạp văn là “Những áng văn tiểu phẩm có nội dung chính
trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa có tính chính luận sắc bén,vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp thời các hiện tượng xã hội.Chẳng hạn, như tạp văn của Lỗ Tấn, được ông gọi là dây thần kinh cảm ứng, là chântay tiến công và phòng thủ, là dao găm và mũi lao, có thể cùng bạn đọc mở ra một conđường máu để sinh tồn Phần lớn tạp văn mang yếu tố châm biếm, trào lộng, đả kích”
Đối với tên gọi Tạp văn, Lỗ Tấn từng nói trong Lỗ Tấn toàn tập rằng: “Đã là văn
chương, nếu muốn tất cả đều có thể phân loại Nếu theo thứ tự thời gian thì có thể tạothành dựa trên năm tháng; không kể đến thể văn, các loại đều có thể xếp vào một chỗ,
Trang 20vì thế mới gọi là ‘tạp” [4850;3] Đây là sự giải thích của Lỗ Tấn đối với chữ “tạp” củatạp văn Ông có lúc lại gọi tạp văn là “tạp cảm”, rồi lại gọi là “tiểu phẩm văn học”, sau
đó tiếp thu cách nói của truyền thống văn học Trung Quốc, đổi tên thành “tạp văn”,đem loại văn chương này sắp xếp thành tập mà gọi là “tập tạp văn”
Tạp văn có đặc điểm đó là, nó tạo thành một thể loại văn học trung gian, đặcđiểm của nó biểu hiện ở sự kết hợp giữa tính chính luận và tính văn học Tạp văn cótính chính luận rất rõ ràng Lỗ Tấn nói: “Nhiệm vụ của người sáng tác tạp văn là phảilập tức phản ánh hoặc đấu tranh chống lại sự vật tiêu cực, là hệ thần kinh cảm ứng, làtay chân công thủ” [4851;3] Tạp văn “tất yếu là con dao sắc nhọn, là giáo mác, có thểcùng với độc giả mổ ra một con đường máu sinh tồn” [49;576-577) Ông còn chỉ ra
“tạp văn có lúc hệt như một chiếc kính hiển vi cực nhỏ, cũng có thể chiếu nước bẩn,cũng có thể xem nước mủ, có lúc nghiên cứu vi khuẩn, có lúc giải phẩu ruồi nhặng”
Từ góc độ những học giả có tên tuổi thì “cái nhỏ nhặt, ô nhiễm, thậm chí có thể xấu xanhưng trong bản thân lao động tác giả nó cũng là một loại công việc nghiêm túc cóliên quan đến đời sống nhân sinh”[4752;376] Điều mà Lỗ Tấn nhấn mạnh chính làtính chính luận của tạp văn Tạp văn của ông trong khi kế thừa cơ sở truyền thốngchính luận của tạp văn Trung Quốc đã cận thận kết hợp những dấu ấn thời đại, đã làmsáng tỏ và tấn công một cách vô hình vào Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, phủ phản độngquốc dân Đảng, tăng cường phát huy tác dụng luận chiến của tạp văn, thể hiện sắc tháitươi mới và mãnh liệt
Tạp văn phong phú tính văn học, sắc thái chính luận của nó được biểu hiện rathông qua tính hình tượng văn học hoàn chỉnh và điển hình, nhưng nó thường lấy hìnhtượng đặc thù và phản ánh, bình luận kịp thời, điển hình các sự kiện xã hội, như LỗTấn nói tạp văn của ông “bàn luận thời sự không chú trọng bề mặt mà cốt giữ lấy cáiloại hình” [4951;292] Cần chú ý nhiều hơn đến tính văn học của tạp văn Để làm tốtnổi bật tính hình tượng, tạp văn thường vận dụng trần thuật miêu tả, trữ tình và nghịluận để làm cho nghị luận trừu tượng và tình cảm khó nắm bắt trở nên có hình hài cụthể, để tăng cường phương pháp lý thuyết hình tượng hóa, tạp văn hoặc phác họa hìnhtượng, hoặc lấy nhân vật ngụ tình, hoặc lấy sự việc để hiểu lí, vẽ rồng điểm mắt Liên
Trang 21quan với tính văn học, tản văn phần lớn bao hàm nyhaan tố châm biếm, trào phúng(uymua) Cái mà tản văn phản ánh thường là sự vật lạc hậu hoặc phản động, hiệntượng thấp hèn hủ bại, khi biểu hiện những hiện tượng đó, tạp văn không phải là bảnphân tích bình giá trang nghiêm, chỉ ra những hiện tượng đó tốt xấu như thế nào mà là
do dùng thủ pháp châm biếm uymua, đem mâu thuẫn bên trong và những điểm đángcười, đáng khinh, đáng ghét, đáng căm hờn làm hiện ra trước mắt người đọc, đạt đến
sự nghiêm trang trong sự nhẹ nhàng, hài hòa, khiến người đọc tỉnh ngộ Ngôn ngữ củatản văn trong sáng, hàm súc, hài hước, sâu sắc, phong phú tính văn học
1.1 32 Vấn đề tạp văn của Ngô Tất Tố
Không phải là thể loại mới được khai sinh trong thời “công nghệ số”, mà đã xuấthiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng phải thừa nhận rằng, với sự phát triển củaphương tiện truyền thông, của Internet, tạp văn đang thể hiện những ưu thế riêng có củamình, và ngày càng chiếm được nhiều cảm tình của độc giả Với nhà văn Ngô Tất Tố thìsao? Ông đã viết những gì? Viết như thế nào?
Không giống với Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng hay các nhà văn có viết tản văn,tùy bút, phóng sự đương thờiKhác với các nhà văn khác, Ngô Tất Tố xuất thân làmột nhà Nho, thậm chí có thể coi là một nhà Nho lớn nếu nhìn vào kì tích đỗ đầu xứcủa ông (người ta còn gọi ông là "đầu xứ Tố") vốn là một nhà Nho, đã từng đỗ đầu xứ
Nhưng trong cuộc "mưa Âu gió Mỹ"ước biến thiên thời đại, Ngô Tất Tố đã tỏ ra làmột người nhạy cảm, năng độngvị đồ đệ của cửa Khổng sân Trình đã khi sớm tiếp thuđược những tư tưởng học thuật mới và đã trở thành một cây bút xuất sắc, một kiệntướng trong dòng hiện thực phê phán Không chỉ trong làng văn, Trong làng vănmà cảtrong làng báo, cái tên Ngô Tất Tố cũng là một bút hiệu, một "thương hiệu" rất đượcchú ý đã trở nên quen thuộc và được nhiều người mến phục Từ những tác phẩm lớncho đến những bài báo, những bài phóng sự ngắn, ngòi bút Ngô Tất Tố luôn luôn biểuhiện một tinh thần chiến đấu sắc bén và mạnh mẽ
Vậy tTrên thực tế, người ta đã viết gì với tạp văn? Câu trả lời: Mọi thứ ở trên đời,chứ không chỉ là “những vấn đề bức xúc của xã hội” Dù rằng, phải nói ngay, “nhữngvấn đề bức xúc của xã hội” chính là vùng đề tài quan trọng nhất và giàu tiềm năng khai
Trang 22thác nhất của tạp văn Bởi, đời sống cứ điềm nhiên trôi đi trong sự phong nhiêu của nó,
sự phong nhiêu hợp thành từ cái bộn bề lộn xộn tốt xấu, hay dở mà con người chúng taphải đối mặt Với Ngô Tất Tố, tạp văn Ngô Tất Tố ôm chứa một thế giới rộng lớn màmọi thứ đêu được tái hiện một cách sinh động, rõ, và nét, từ những câu chuyện mangmàu sắc chính trị, những suy tư về văn hóa đến những câu chuyện phản ánh khá đẩy
đủ, rõ nét, sắc bén những gì trong tưởng chừng vặt vãnh của cuộc sống đời thường Kể
cả những điều tưởng như đơn giản nhất mà nhà văn đã viết raNhững vấn đề trong xãhội thể hiện trong tác phẩm dường như giản đơn nhưng lại không đơn giản chút nàođều là những vấn đề cốt thiết, có khả năng bởi lẽ nó tác động mạnh đến tư tưởng, tìnhcảm, lối sống văn hóa, đạo đức, nhân cách của con người, để người đọc sau khi gấp lạicác trang sách vẫn phải suy ngẫm, phải trăn trở Không thể bỏ qua bất cứ một tạp vănnào của ông, bởi mỗi bài như thế là một chỉn thể có giá trị riêng, nhất là trong tính thời
sự nóng hổi của nó Có khi, đó là một câu chuyện thuộc kiến trúc thượng tầng, có khi
là một thói quen ứng xử, có khi là một hành vi văn hóa, có lúc là một câu chuyện nào
đó về văn chương, về "cây bút, đời người" (chúng tôi mượn tên một cuốn sách củaVương Trí Nhàn)
Có khi, đấy là câu chuyện thường gặp, cũng có khi là câu chuyện ở phía dưới,phía trong, nó không mô tả một biểu hiện, mà khái quát trạng thái tinh thần của thờiđại
Tạp văn của Ngô Tất Tố, vì thế có thể nói, luôn thể hiện tinh thần của một conngười, một cây bút có trách nhiệm luôn trăn trở, kiếm tìm những giá trị, phát hiệnnhững cái phản giá trị, trăn trở kiếm tìm cho xã hội một con đường giải thoát những bikịch nhân sinh, dù mức độ thể hiện hay tính khả thi không phải lúc nào cũng có thểđáp ứng được khát vọng của tác giả
Viết về "những điều trông thấy", bằng tạp văn, Ngô Tất Tố cho thấy một thái độhài hước trong sự thâm thúy không cùng, bằng trải nghiệm của một nhà báo và nhâncách của một nhà Nho
Bằng tạp văn, nhận định bâng quơ? Ngô Tất Tố đã làm nên điều mà không nhiềunhà văn làm được - một giọng văn bút chiến linh hoạt, sắc sảo, có khi nhẹ nhàng, tinh
Trang 23tế, có khi đanh thép, mạnh mẽ, kết hợp đặc sắc giữa văn chương và báo chí, mà tácđộng của nó tới xã hội không hề nhỏ.
1.2 Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố
1.2.1 Sơ lược tiểu sử Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ TừSơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) Ông làcon thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốngái Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học Từ năm
1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ởnhiều làng quê trong vùng Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gianngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đìnhnhà Nguyễn tổ chức Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất Đếnnăm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố,rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì.Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo Ông viết cho tờ An Nam tạp chí.
Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đãvào Sài Gòn Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưngtại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đấtkhi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị saunày trở thành một nhà báo chuyên nghiệp Trong thời kỳ này, ông viết với các bútdanh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội Ông tiếp tục sinh sống
bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ
ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn,Tuần lễ với
29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, TuệNhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ Trong thời gian những năm 1936-1939, NgôTất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến Hà Văn Đức,
Trang 24trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10
tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nộigọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấmviết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định Năm 1939, chính quyền
thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách
khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng
Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy bangiải phóng ở xã Lộc Hà quê ông Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc vàlên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệmcương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII,
tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương Ngoài ra, ông còn viết văn Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên
Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất(1948)
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang Không rõ NgôTất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là NgôMạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô HảiCao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thanh Lịch(đại biểu quốc hội) Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khátích cực về Ngô Tất Tố [
Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng Các tác giả
nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với
người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác
nhau Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô
Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29bút danh
Trang 25Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thểloại đã giúp ông thành danh Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo
hàng ngày và hàng tuần Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp, (2004), Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, từng khẳng định
"Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo" Di sản báo chí của NgôTất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xãhội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí củaNgô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa
mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc
Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực,thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình khẩn cấp
Ông nghiên cứu rất nhiều các thể loại văn học khác nhau
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt
Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có
luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai
chưa từng thấy" Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những
tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc,đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến
"sự xúc động sâu xa và bền vững"
Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi
tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật cótên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu Nhịp điệu
của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.
Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất
Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa (2005), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội viết Tắt đèn là một
thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt"
Trang 26Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn
diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945 Phong Lê, trong
bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt
phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố
viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều
chõng đi thi, từng đỗ đạt Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ
Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông cóchất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là mộtngười lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông Nhà phê bình Vương Trí Nhànnhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớpngười trưởng thành từ đầu thế kỷ XX như Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, PhạmDuy Tốn thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh các tác phẩm của NguyễnCông Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹpcủa thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng)"
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác
phẩm Lều chõng Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941 Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy
lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinhthần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quantrường và ở các gia đình phong kiến
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử
phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch củanhững nhà Nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc
những tồn tại của nền văn hóa cũ Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn
học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô Tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, mộtbản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ làmột nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt"
Trang 27Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì
cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc vẫnthanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" củachính Ngô Tất Tố Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó chothấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ,
sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có
lý đến như thế nào"
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đườngvăn nghiệp của ông Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố:
"Ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta
kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại) Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu
biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dunghòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ
1.2.2 Ngô Tất Tố - nhà văn hiện thực xuất sắc
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học
hiện thực Việt Nam 1930-1945 Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện sáng tác, khảo cứu, dịch thuật…Riêng ở mảng sáng tác, ông bộc lộ tài năng trên nhiều thể loại tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí…Với thể loại nào ông cũng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao thế hệ sinh viên, học viên Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự hiểu biết của các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới chỉ biết và quan tâm nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô
Tất Tố với Tắt đèn, Lều chõng mà chưa biết hoặc ít quan tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc làng, Tập án cái đình, một cây bút viết tạp văn Ngô Tất Tố với
hàng trăm thậm chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học Gần đây, khi các tập Ngô Tất Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của nhà
Trang 28xuất bản Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: nghĩ ra tất cả những gì
đã biết về Ngô Tất Tố mới chỉ một góc nhỏ; tác phẩm của ông như lâu nay đã biết chỉ chiếm khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của ông Trong phần tác phẩm của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và nhất là tạp văn chiếm một số lượng lớn Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về ông nhất là mảng phóng
sự, tạp văn vì vậy sẽ giúp chúng ta vẽ lên một bức chân dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà báo Ngô Tất Tố.
Từ năm 1945 đến năm 1975 năm 1954, trên Tạp chí Văn nghệ (số 54) Nguyên
Hồng đã có bài viết xúc động về nhà văn, nhà tiểu thuyết lão thành Ngô Tất Tố.Nguyên Hồng đã ghi nhận những đóng góp tích cực của Ngô Tất Tố trong việc phảnánh đúng sự thật đời sống của người nông dân nơi luỹ tre xanh Ông viết: “Người nôngdân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố, chưa ánh lên cái sức đấu tranhnhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã được một phần nào thật, thật trên cáiđen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc bấy giờ”[345;44] Nguyên Hồng cũng chorằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của Ngô Tất Tố đáng
để cho người đời sau học tập Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố dứt khoátvới thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng vặcsay mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấygiang vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xathương tiếc, quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệttình tận tụy, quyết thắng”[335;48]
Đặc biệt, ngay từ đầu những năm 30 Ngô Tất Tố đã đứng vững trên lập trườngchủ nghĩa hiện thực phê phán để phản ánh thực trạng cuộc sống nên tiểu phẩm của ônggiàu tính hiện thực, luôn gắn bó với quần chúng nhân dân lao động Vì vậy, bên cạnhviệc lên án một cách mạnh mẽ, kết tội bè lũ thực dân cướp nước cùng bọn vua quanphong kiến bán nước, Ngô Tất Tố còn dành nhiều tâm huyết trong các tiểu phẩm phảnánh về nối thống khổ của các tầng lớp nông dân lao động ở thôn quê đang bị bao vâybởi những hủ tục lạc hậu cùng với các thủ đoạn bóc lột tàn ác của giai cấp thống trị
Từ đó, ông lên tiếng mạnh mẽ và tìm cách bênh vực quyền lợi cho họ
Trang 29Ngòi bút của Ngô Tất Tố là ngòi bút chiến đấu có phẩm chất cách mạng Phẩmchất cách mạng ấy biểu hiện ở chỗ ngòi bút của ông biết tôn trọng sự thật và biết đứng
về phía quần chúng bị áp bức mà phát biểu Sự thật khách quan của lịch sử lúc bấy giờ
là bọn thực dân Pháp câu kết với bọn phong kiến để áp bức, bóc lột nhân dân ta
Ngòi bút của Ngô Tất Tố chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp, bọn quan lại vàcường hào, địa chủ, vạch trần những cái xấu xa thối nát của chúng Ngô Tất Tố tỏ rahoài nghi tất cả những chính sách của bọn thống trị Ông đả kích từ những hành độngcủa bọn Pagiê (Pagès), Tôlăngxơ (Tholance), đến các phong trào vui vẻ trẻ trung,phong trào thể thao thể dục, chấn hưng Phật giáo,v.v…Do đó, bọn thống trị thù ghétNgô Tất Tố Bọn mật thám đã nhiều lần cho theo dõi nhà văn; chúng ra lệnh không
cho ông viết tờ Hải Phòng tuần báo và có lần cấm không cho ông cư trú ở Hà Nội, Hải
Phòng và Nam Định
Đối với những bọn bán lương tâm cho giặc, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân
để mưu cầu phú quý, Ngô Tất Tố châm biếm, giễu cợt với một giọng chua cay, nghiêm
khắc Khi viết báo Thời vụ, có một lần Hội đồng kinh tế Đông Dương quyết định tăng
giá tem từ bốn xu lên sáu xu Trong phiên họp ấy chỉ có một mình Trần Bá Vinh biểuquyết tán thành Ngô Tất Tố viết một bài báo đề nghị với Chính phủ đổi con dấu hìnhtam giác trong có chữ T thành hình tam giác trong có chữ T.B.V để ghi lại kỷ niệmcủa một ông hội viên hội đồng có công với Chính phủ! Tuy bị tổn thương đến danh dự,nhưng Trần Bá Vinh không dám hé răng đáp lại vì hắn cũng biết giá trị công việc củahắn làm và nhất là biết sợ cái lợi hại của ngòi bút đả kích của nhà văn Ngô Tất Tố.Ngòi bút đả kích ấy có nhiều khi đã dũng cảm giáng vào đầu bọn quan lại những
đòn chí tử Trong một bài báo Tương lai viết năm 1937, Ngô Tất Tố viết: “Quan lại
tham nhũng chẳng là những kẻ bóp dân như bà cô bóp con cháu à? Thủ đoạn của họcực kỳ mầu nhiệm, họ đã bóp cổ người nào thì người ấy không thể không thè lưỡi ra,
lè lưỡi cho đến khi có đồ cúng họ Nhưng họ chỉ bóp dân ở trong tối, trừ ra những kẻ
bị bóp, quỷ thần cũng không thể biết Bởi thế, mà tục ngữ đem họ nối liền với matrong câu “quan tha ma bắt” Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề vẫn là những thứ
kẻ quê rất sợ, song chưa nguy hiểm cho dân bằng họ” Bọn cường hào, địa chủ ở nông
Trang 30thôn cũng là những đối tượng để cho Ngô Tất Tố đưa lên sách báo mà mạt sát, nguyềnrủa.
Tóm lại, đối với cả cái lũ thống trị trong xã hội đang xúm nhau hút máu mủ và
mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhà văn Ngô Tất Tố đã không do dự dùng tài ngônluận của mình để vạch mặt và đả kích Ngòi bút của ông chẳng những là một vũ khíphê bình sắc bén đối với kẻ địch mà còn bộc lộ nhiều cảm tình nồng nhiệt đối với quầnchúng và cách mạng
Tính chất chiến đấu của ngòi bút Ngô Tất Tố không phải chỉ biểu hiện trên báochí mà trong các tác phẩm thái độ của ông khá rõ rệt Đó là thái độ của nhà văn khôngcông nhận thực tại xã hội Trong lúc nhiều nhà văn tư sản và tiểu tư sản, tiêu biểu làcác nhà văn trong Tự lực văn đoàn, biểu thị thái độ thừa nhận thực tại, tô son điểmphấn cho trật tự xã hội tư sản thì Ngô Tất Tố dũng cảm vạch ra cái chân tướng bỉ ổicủa xã hội ông đã để cho mọi người trông thấy cái cơ thể của xã hội đang bị nhữngchứng bệnh trầm trọng giày vò điêu đứng Thái độ không công nhận thực tại là mộtthái độ chiến đấu
Tắt đèn là tác phẩm xuất sắc của Ngô Tất Tố, là bản cáo trạng đanh thép, kết án
nghiêm khắc bọn thống trị áp bức, bóc lột nông dân đến tận xương tủy Ngòi bút củaNgô Tất Tố đã dũng cảm bóc trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống nôngthôn Thời gian này (từ 1935 trở đi) phong trào đấu tranh của quần chúng lại sôi nổikhắp toàn quốc, đây cũng là điều kiện để một số nhà văn trông thấy được những mâuthuẫn lâu nay đang âm ỉ trong lòng xã hội Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn đãdũng cảm bóc trần mâu thuẫn xã hội ấy
Tắt đèn là tấn bi kịch của người nông dân bị áp bức, bóc lột cực độ Gia đình chị
Dậu nghèo khổ đến mức không có khoai mà ăn Vụ sưu là một tai họa lớn đối với vợchồng chị Trước sự dọa nạt và khủng bố của bọn cường hào, chị Dậu kêu khóc thảmthiết: “Ối trời ơi! Tôi bán cả con lẫn chó và hai ghánh khoai mới được hai đồng bảybạc Tưởng rằng đủ tiền nộp sưu cho chồng, thì chồng tôi khỏi bị hành hạ đêm nay! Aingờ lại còn suất sưu của người chết nữa! Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồicòn phải đóng sưu, hở trời? Tôi biết đâm đầu vào đâu cho được hai đồng bảy bạc bây
Trang 31giờ?” Chỉ vì vài đồng bạc sưu mà anh Dậu bị đánh tơi bời, chết đi sống lại Đối vớibọn thống trị, mạng con người cũng chỉ như mạng con cóc, con nhái Chị Dậu kêu xincho chồng, sợ chồng đang ốm nặng mà bị trói bị đánh thì có thể chết Nhưng tên Lýtrưởng trừng mắt quát: “Chết thì ông chôn! Mày tưởng chồng mày chết thì ông sợ à?Muốn chồng khỏi trói về đem nốt hai đồng bảy nữa ra đây Nếu không thì ông còn trói,ông trói cho đến bao giờ đủ sưu thì thôi” Cảm thương nhất là cảnh chị Dậu mang conđến bán cho nhà Nghị Quế Mụ Nghị cò kè bớt một thêm hai: nếu em bé được bảy tuổithì mụ bằng lòng trả cho hai đồng, nhưng nếu chỉ mới sáu tuổi thì chỉ cho một đồngthôi Trước những giọt nước mắt đau thương của người mẹ nghèo khổ, mụ Nghị nóivới một giọng thản nhiên và hách dịch: “Tao không thể tin cái miện lưỡi của vợ chồngnhà mày! Người ta mách tao là nó lên sáu Chứ tao biết đâu nó đẻ năm Tý hay năm Tỵnăm tỳ…Đáng lẽ biếu không thì phải…Cho một đồng cũng quá lắm rồi…Không phảinài nẫm gì nữa!” Thương tâm hơn nữa là cái thằng Dần, em cái Tý, bắt mẹ phải đi tìmchị cho nó Nó nhất định không chịu ăn, không chịu ngủ và cố làm tình làm tội người
mẹ đã đem chị nó đi bán Đêm đã khuya chị Dậu phải bế cả hai con bé, đi hết ngõ nàysang ngõ khác: “Trời khuya, canh vắng, ba mẹ con thơ thẩn ôm nhau trên đường, chịDậu thấy mình là người điên rồ Mấy lần chị toan quay về ngõ nhà, thằng Dần nhấtđịnh không nghe, nó bắt chị cứ phải điên rồ như thế”
Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố toát ra một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao
quý khi ông vẽ lên bức tranh chân thực về cuộc sống lầm than của những người nghèo
khổ làm cho người đọc hết lòng xót thương, căm giận Thành công rất lớn của Ngô Tất
Tố so với các nhà văn khác là ông đã biểu hiện được quần chúng vào tác phẩm, đúngđắn và chân thực Chị Dậu là một nhân vật thành công của ông
Ngô Tất Tố hiểu biết sâu sắc đời sống và tâm trạng của quần chúng, có cái nhìnđúng đắn đối với quần chúng Chị Dậu vốn là một người phụ nữ hiền lành, thật thà,chăm chỉ làm ăn, yêu chồng, thương con rất mực, cần cù lao động chịu thương chịukhó Nhưng có một lúc nào đó, con người ấy lại cả gan đánh bại bọn đầu trâu mặtngựa để bảo vệ cho chồng “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.Trong lúc bị hà hiếp quá đáng người đàn bà ấy có thể liều chết chống lại bọn thống trị:
Trang 32“Thà ngồi tù Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”…Nhớlại cái đêm chị bị tên tri phủ tìm cách cưỡng hiếp, chị đã cương quyết chống lại và đãthắng được con vật đáng ghê tởm: “Quan phủ lóp ngóp đứng dậy, mở ví lấy nắm giấybạc độ hơn chục đồng, chìa vào tận mặt chị Dậu Ngài thở và nói: “Có muốn lấy tiền,tao cho!” Chị Dậu giằng nắm bạc vứt tọt xuống đất” Cái đêm “quan cụ” định diễn lạitấn tuồng của tên tri phủ kia, chị Dậu cũng cho hắn một bài học đích đáng Bên cạnhtính chất đê hèn của bọn quan lại giàu có, phẩm chất đạo đức của người đàn bà nôngdân nghèo khổ càng sáng tỏ, đẹp đẽ hơn.
Ngô Tất Tố thành công trong việc tố cáo bè lũ thống trị, những bọn mặt người dạthú, tàn bạo, tham lam và dâm dục từ lý đương, lý cựu, chánh hội, phó hội cho đếnviên tri phủ, vợ chồng Nghị Quế,v.v…đều là một bọn người đang xúm nhau lại hútmáu mủ của nhân dân Sưu thuế là tai họa đối với nhân dân nhưng lại là món béo bởđối với chúng Vì sưu thuế mà chị Dậu phải bán khoai, bán lúa, bán chó, bán con, vìsưu thuế anh Dậu bị cùm kẹp, đánh đập suýt chết; nhưng bọn cường hào, quan lại thìnhờ sưu thuế mà được ăn, được uống, được hút, lại có tiền bỏ túi Chúng mưu mô lợi
dụng cảnh hoạn nạn của quần chúng để làm giàu, để hưởng thụ Đọc Tắt đèn chúng ta
thương cảm những người lao khổ bao nhiêu thì lại càng căn ghét bọn thống trị bấynhiêu Bức tranh xã hội càng chân thực thì càng có sức mạnh tố cáo và càng có tácdụng giáo dục cho công chúng lòng căm thù sâu sắc đối với chế độ áp bức, bóc lột.Ngô Tất Tố không hề e dè trong việc vạch trần tính chất bỉ ổi, vô nhân đạo của bọnthống trị mà phản ánh chân thực hiện thực trong đời sống xã hội Tính chiến đấu cũng
đã rút ra từ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Với chi tiết chị Dậu chạyvào đêm tối “mịt mù như tiền đồ của chị” đã thể hiện một Ngô Tất Tố dũng cảm bóctrần mâu thuẫn của xã hội, nói lên đời sống cơ cực và phẩm chất tốt đẹp của nhữngngười bị áp bức, vạch trần chân tướng của bọn thống trị, đó là thành công để chúng tatrân trọng
Như chúng ta đã biết, Ngô Tất Tố là một nhà văn có hiểu biết sâu sắc về con người
và cuộc sống nông thôn Cùng với Tắt đèn, tập phóng sự Việc làng được ra đời và được
nhiều người ca tụng, một tác phẩm phản ánh hiện thực xuất sắc
Trang 33Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của Việc làng là đã phản ánh
một cách chân thực đời sống của người dân quê, những nỗi thống khổ về tinh thần màkhó ai có thể nhìn thấy được Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóclột về kinh tế, áp bức về chính trị, ít ai thấy được nỗi khổ của người nông dân dướigánh nặng của hủ tục Năm 1961, trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, Nguyễn Đức
Đànhưng, qua phân tích một số tác phẩm của Ngô Tất Tố chúng ta thấy rằng trước
1945, đã chỉ ra “sự sáng tạo nghệ thuật của Ngô Tất Tố có một ý nghĩa vị nhân sinh rõrệt.”[11;65] Nguyễn Đức Đàn đi đến kết luận “Bao giờ ông - tức Ngô Tất Tố - cũngđứng về phía những người bị đày đọa, bị áp bức Chính nhờ đó mà nhà văn đã vẽ lênđược bức tranh chân thực của xã hội đương thời Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, ngòibút Ngô Tất Tố dám dũng cảm tố cáo những cái xấu xa thối nát của xã hội, xây dựngnhững hình tượng đẹp đẽ về người lao động cùng khổ đã là một thành công lớn”.[11;66]
Viết Việc làng, Ngô Tất Tố đã đi ngược lại với khuynh hướng một thế giới đầy
thơ mộng; thế giới của những cô thôn nữ xinh tươi, chất phác, của những câu chuyệntình duyên trong trắng ngây thơ, vạch cho mọi người trông thấy thực tế thối nát, xấu xa
ở nông thôn Thực ra, cái thế giới thơ mộng ấy là một thế giới đầy rẫy những hủ tục,một thế giới riêng trong đó bọn cường hào, địa chủ tha hồ bóc lột, áp bức nông dân
“…những tục lễ quái gợ, mọi rợ tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai chúng tôi.Nhiều lúc tôi muốn hất cái gánh nặng ấy đi; nhưng sức một mình không thể làm nổi,đành phải dè cổ mà chịu Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì mộtghánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ sắp chết, ghánh tệtục ấy vẫn còn đè ép chưa tha…”
Việc làng một tập tranh biếm họa về các tục lệ cổ hủ ở nông thôn Việt Nam Truyện Góc chiếu giữa đình là một trong những truyện tiêu biểu Sau những nét bút
hài hước của tác giả, ẩn nấp cả một tâm sự đau xót, bi thảm Vợ chồng ông Lũy hếtsức cần kiệm Ông Lũy đi cày thuê trong mười lăm năm trời, vợ chuyên đi vú sữa mớigây được một cái vốn gần mẫu ruộng và nửa con trâu Bọn lý dịch liền tán tỉnh báncho ông chức “lý cựu” để lấy trăm bạc Lúc đầu, ông Lũy phân vân vì không thú vị
Trang 34lắm về cái của “không tân mà cựu” Nhưng bọn lý dịch tìm mọi cách thuyết phục ông.Thế là ông phải bán cả ruộng và trâu để lấy trăm bạc đưa cho làng Nhưng muốn đượcchính thức trở thành ông cựu, lại còn phải khao làng một bữa Và vì bữa khao linhđình ấy, ông lại phải đi vay nợ Cuối cùng, làng nước ăn khao xong, bà cựu lại buồn bãcắp nón lên Hà Nội đi ở vú Trước sự ngạc nhiên của tác giả, bà giải thích: “Có gầnmột mẫu ruộng và nửa con trâu đã bán hết cả, lại còn nợ thêm hơn bảy chục đồng, nếukhông đi làm thì lấy gì mà đóng họ?” Và cố nhiên, ông cựu cũng phải trở về nghiệpcũ: đi cày thuê Chỉ vì hai tiếng “ông cựu”, trong phút chốc vợ chồng ông Lũy đã đốtcháy sạch cả gia tài do bao nhiêu năm lao động cần cù, cực nhọc mà có.
Cùng với Góc chiếu giữa đình, Cỗ oản tuần sóc cũng đã phản ánh rất chân thực
cuộc sống của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ Ông Lình Phúc sau khi vợ mấtphải một mình nuôi ba con nhỏ Quanh năm đầu tắt mặt tối, nước mắt đổ lẫn mồ hôi,ông mới kiếm được ít ngô, khoai nuôi con qua ngày Nhưng chẳng may ông lại mớiđược lên ngôi “ông trùm” Mà đã là ông trùm thì mỗi năm phải làm hai cỗ oản sócvọng Chúng ta thử tưởng tượng xem ông trùm áo rách khố ôm ấy làm thế nào để cótiền làm cỗ oản sóc vọng Một hôm, tác giả đi qua thấy ông đang dỡ mái nhà, tưởngrằng vì trận bão đêm qua nên phải lợp lại Nhưng ông trùm nhanh nhảu cắt nghĩa:
“Tuần sóc tháng sau đến lượt tôi phải sửa oản nhà thờ Nhà không sẵn, vay không aitin, tôi đành dỡ hai gian nhà làm củi để bán lấy tiền mua gạo Đáng lẽ tôi định để vàibữa mới dỡ nhưng vì thấy trời mưa dầm, chắc là củi đắt nên mới dỡ từ hôm nay Thôithì túng kiết làm quanh, hãy cho qua cái lúc này…”
Góc chiếu giữa đình và Cỗ oản tuần sóc là vài mẩu chuyện trong năm nghìn
chuyện thảm thương ở nông thôn, nơi mà người dân từ đời này qua đời khác cúi đầuchịu đựng cuộc sống lầm than trâu ngựa
Việc làng vạch rõ cho mọi người thấy rằng chính bọn cường hào địa chủ ở nông
thôn là những kẻ thủ phạm đã cố duy trì các hủ tục và cố đặt ra nhiều thứ tục lệ phiềnphức khác để áp bức, bóc lột quần chúng nông dân Kinh tế tự cung tự cấp của chế độphong kiến tạo cho người dân Việt Nam có một tâm lý tập truyền là “sống nhờ làng,chết nhờ làng” Bọn thống trị lợi dụng tâm lý ấy để gây ra nhiều tập tục khác nữa, tạo
Trang 35cho người dân có thêm tâm lý tranh giành ngôi thứ, miếng ăn ở đình trung, “mộtmiếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, “miếng thịt làng bằng sàng thịt mua”…Bọncường hào địa chủ dựa vào hủ tục để tác phúc tác họa ở nông thôn.
Khác với các nhà văn tư sản và tiểu tư sản, cái nhìn của Ngô Tất Tố đối với nôngthôn là một cái nhìn sâu sắc, chân thực Thái độ của nhà văn trong tác phẩm là thái độcủa một người dám nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật Nhưng tính chiến đấu của
ngòi bút Ngô Tất Tố còn biểu hiện ở chỗ Việc làng ra đời trong hoàn cảnh bọn thực dân Pháp đang ra sức khuyến khích phong trào phục cổ Việc làng xuất bản năm 1941
là lúc bọn thống trị đang lo sợ trước sự phát triển của phong trào cứu quốc Chúng cổ
vũ phong trào phục hưng hóa phong kiến để làm cho nhân dân lãng quên vụ cáchmạng trước mắt Một số nhà văn lúc bấy giờ hoặc vô tình hoặc hữu ý đã làm những kẻtuyên truyền không cho địch Phong trào phục cổ thực chất chỉ là việc phục hồi nhữngcái xấu của thời cổ, những cái lạc hậu mà lịch sử đã lên án Họ khuyên thanh niên trở
về thôn xóm đẻ làm việc làng, ca tụng những tập quán, lễ nghi đã lỗi thời Vạch rõnhững cái thối nát của các hủ tục ở nông thôn lúc bấy giờ, đây là hành động có ý nghiãtiến bộ, thái độ chiến đấu tích cực kịp thời của Ngô Tất Tố
Ra đời cùng trong một hoàn cảnh với Việc làng, cùng có ý nghĩa chống lại phong trào phục cổ Lều chõng cũng viết về thi cử, về nghề nghiệp “lều chõng” nhưng đã
không suy tôn cuộc đời quá khứ mà lại còn vạch cho mọi người trông thấy chân tướngcủa cái xã hội “lều chõng” Chân tướng ấy chẳng có gì là đẹp đẽ Kẻ sĩ vác “lềuchõng” đi thi không phải vì mục đích hành đạo nào mà chỉ cốt mưu cầu danh lợi VânHạc, nhân vật chính trong truyện, đã nhiều lần bộc lộ động cơ đi thi của mình Chàngdùi mài kinh sử, chịu khó chịu khổ vác lều chõng đi thi chỉ vì muốn thỏa mãn người
vợ đang ôm ấp giấc mộng làm bà Nghè, bà Thám Vân Hạc là thanh niên tài hoanhưng lại lẫn đận mãi ở trường ốc Có lần đáng lẽ đỗ thủ khoa mà lại bị hỏng tuột Đếnnỗi có một lúc con người rất tự tin ở mình đã đâm ra hoài nghi, chán nạn và chỉ cònbiết tin ở số mệnh Vân Hạc long đong với thi cử và cuối cùng bị tống giam, đó là sốphận của con người có tài trong chế độ phong kiến Nghè Long may mắn hơn VânHạc, đõ được tiến sĩ, nhưng cuối cùng cũng chịu một số phận chua xót: con người thư
Trang 36sinh yếu đuối ấy phải làm lính sung vào đội tiền quân hiệu lực Tác giả Lều chõng đã
trông thấy và nói lên cái bi kịch của con người trí thức dưới chế độ phong kiến Thực
tế đau xót của khoa cử đã giác ngộ được cả cô Ngọc vợ Vân Hạc Cô Ngọc vốn làngười rất ham mê công danh, cô đã tìm đủ cách để khích lệ giúp đỡ chồng học hành đểđược hưởng cái cảnh “võng anh đi trước, võng nàng đo sau” Thế mà anh cũng đãthông cảm với nỗi đau của chồng và đồng ý không bắt chồng đi thi nữa Cái đêm hai
vợ chồng Vân Hạc tâm sự với nhau về cái vô nghĩa của khoa cử và công danh là cáiđêm họ đã chán nản hết mọi sự Sau những thất bại chua xót, họ thấy rằng nghiệp Lềuchõng không phải là con đường sáng sủa, vinh quang Từ đó, cặp vợ chồng trẻ tuổi ấynhìn đời với con mắt yếm thế Như vậy, Ngô Tất Tố cho ta thấy tất cả những cái bấthợp lý, những cái xấu xa của chế độ thi cử thời trước Ông đã xây dựng một lớp nhân
vật kẻ sĩ khác hẳn với kẻ sĩ trong Nhà Nho, đó là những người chỉ biết danh lợi, vì
quyền lợi gia đình và cá nhân mình, thậm chí có khi chỉ dành cho được một chỗ ngồi ởđình trung, một miếng ăn giữa làng Một hôm Vân Hạc và mấy người anh em bạnđang đứng nghe xướng danh thì bổng nhiên có một người đứng ở bên cạnh “nhảy lênnhư choi choi”, vừa nhảy vừa đấm thùm thụp vào chiếc nón vừa thét: “Sỏ lợn về ai! Sỏlợn về ai!” Té ra, đó là một ông cử tân khoa vừa mới nghe xướng đến tên mình đãnghĩ ngay đến cái sỏ lợn ở làng Sĩ tử đi thi chỉ vì cái danh Ông Nghè, Ông Cử, chỉ vìcái sỏ lợn, phao câu chứ tuyệt nhiên không vì một mục đích cao quý nào cả Cũng vìkhông có lý tưởng nên lúc hỏng thi, họ buồn rầu khóc lóc, để lộ rõ bản chất ươn hèn,yếu đuối Cái hôm mấy anh em Vân Hạc nghẹn ngào khóc không ăn được, ai cũng tủithân, mếu máo Cũng vì động cơ danh lợi mà có kẻ phải đưa tiền thuê người khác làmbài hộ Nhân vật Trần Đức Chinh làm cho người đọc vừa buồn cười vừa khinh bỉ màcũng vừa thương hại Hắn dùng tiền thuê Vân Hạc làm hộ bài cho, cốt để được vàotam trường, còn hỏng tam trường không quan trọng vì cái tiếng hỏng tam trường cũng
đủ cho hắn có thể vênh váo với mọi người được rồi
Kẻ sĩ trong Lều chõng chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc chứ không quan tâm và nhắc
đến đạo thánh hiền, đến tu tề trị bình Vân Hạc nằm suốt sáu, bảy đêm ở phố Hàng Lờ,nơi có tiếng là rừng son phấn, đến nối hai ông anh phải lùng đến bắt Thậm chí ra
Trang 37đường lại chòng ghẹo con gái bán hàng để xẩy ra cuộc đánh nhau to, các quan đầu tỉnhphải đến can thiệp rốt cuộc các sĩ tử ấy lại chán ngẫm với kiếp sống vô nghĩa của họ.
Giá trị của Lều chõng chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang khao khát
muốn trở về với cái thời đại gọi là hoàng kim của kẻ sĩ
Với tạp văn Ngô Tất Tố, bên cạnh những vấn đề chính trị lớn lao, cũng đi sâu vàophản ánh cuộc sống đời thường với những thói hư tật xấu, phản ánh kịp thời sự xuốngcấp về đạo đức, lối sống trong xã hội, góp phần cảnh tỉnh, cảnh giác cũng như lay thứclương tri, buộc mỗi người trong xã hội phải quan tâm, suy nghĩ
Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, xã hội Việt Nam hiện ra thật sống động, muônhình vạn trạng Mỗi mẩu chuyện là một góc nhìn, một khám phá Đó là chân dungnhững con người bị tha hoá, biến chất vì nhiễm lối sống hiện đại Đó là những nghịch
lí, nghịch gia đình mà các mối quan hệ đều bị đảo lộn, luân lí bị coi thường Tất cả tạothành một xã hội mà người xấu nhiều hơn người tốt, người hiền bị hiếp đáp, còn kẻ ácthì cứ nhởn nhơ sống Ngô Tất Tố đã dùng tạp văn phản ánh sự sa đọa từ trong giađình đến ngoài xã hội
Từ xa xưa trong quan niệm của người Việt, gia đình là một nền tảng vững chắccủa xã hội, rất được coi trọng, gìn giữ Thế nhưng, từ khi thực dân Pháp sang xâm lượcnước ta, ngoài sự đàn áp về chính trị, bóc lột về kinh tế chúng còn thi hành chính sáchđầu độc về văn hoá Với danh nghĩa là khai hoá văn minh cho các nước Đông Dương,chúng đưa vào nước ta những luồng văn hoá mới lố lăng, kệch cỡm, hòng làm mai mộthoặc phá hỏng nền đạo đức vốn có của dân tộc Mối quan hệ gia đình với những tôn titrật tự bị đảo lộn
Qua một số bài như: Một đức con quí, Tục chúc thọ sẽ phải đổi lại, Tìm cho được hạt giống cây Kinh, Cái vạ giàu sang…, Ngô Tất Tố muốn cho người đọc thấy sự lung
lay, sự hư hỏng của chữ “hiếu” Xã hội thay đổi, ngôi vị cũng thay đổi Con cáinghiễm nhiên ngồi trên đầu trên cổ cha mẹ Ở câu chuyện “Một đức con quý”, Ngô Tất
Tố viết về một gia đình đương thời, một mẹ, một con Người mẹ từ khi chồng chết đã
ở vậy thờ chồng nuôi con Nuôi con lớn rồi lại dựng vợ gã chồng cho nó Thế nhưng,người con trai từ sau khi cưới vợ “không biết vợ chồng ông quý tử đó có nhiễm tư
Trang 38tưởng mới hay không, chỉ biết sau khi cưới vợ cho con trật tự nhà ấy liền được xếp đặtđúng mốt gia đình tân thời, nghĩa là bà mẹ liền bị giáng cấp, nhường chỗ cho nàng dâu
ngồi lên và ông quý tử của bà nhiều khi còn báo hiếu vợ bằng cách khinh rẻ mẹ nữa”.
Đến khi có cháu, bà cụ không được bế cháu, mà còn bị con dân mắng nhiếc tàn tệ Tủithân bà đã tự mình mua quan tài rồi tìm đến cái chết Ngô Tất Tố đau lòng buông mộtcâu mỉa mai “Quý hoá thay ông con ấy Thật đã có công làm cho yên lòng nhữngngười không có con” Nguyên nhân của lối cư xử bất hiếu đối với cha me, theo Ngô
Tất Tố, là do “nhiễm tư tưởng mới”, để chứng minh cho điều này trong tiểu phẩm Tục chúc thọ sẽ phải đổi lại, Ngô Tất Tố đã đi so sánh hai gia đình, một của xưa và một
của nay Trong các gia đình xưa, những gia đình nào có cha mẹ già “đều là gia đình cóphúc”, những người cha, người mẹ già ấy “chẳng những làm cho vui đẹp cửa nhà, còn
có bóng mát che chở cho kẻ dưới” Còn “trong đời văn minh tiến bộ như bây giờ, nhà
có cha mẹ già chưa hẳn đã là phúc cả” Rồi ông đưa ra một dẫn chứng về một gia đìnhmới, có cha mẹ ngoài 70, ông cụ vừa mất được một tháng “trong dịp đau đớn, một cậucon trai và hai bà con gái nhất định đòi mẹ phải chia gia tài Các con còn dọa bà cụ:nếu không chịu chia sẽ làm lôi thôi cho mà xem” Ngô Tất Tố sau mỗi câu chuyện baogiờ cũng có lời bình sâu sắc, vừa mỉa mai khinh bỉ, vừa đả kích Trong trường hợpnày, ông bình: “Nay mai Tết đến, ai vào những nhà kiểu ấy mà chúc cho cha mẹ họsống lâu mạnh khoẻ, có khi họ sẽ gạo muối tống quái Vậy, thế cái “tục chúc thọ có thể
sẽ phải đổi lại” Đổi chữ “thọ” ra chữ “yểu” là nhà có phúc”
Đồng tiền chính là tác nhân quan trọng, nó đã làm lu mờ chữ “hiếu” của những
kẻ làm con Xung quanh chuyện chia gia tài, đã có biết bao chuyện thương tâm xảy ra.Chỉ vì thương đứa con út, nên khi chia gia tài ông già T trong câu chuyện “Tìm chođược hạt giống cây Kinh”, đã thêm cho đứa con út một toà nhà gác “Ông trưởng nambiết được tin ấy liền lập tức vác dao đến cổng người em gọi em ra đó để chém May cóhàng xóm can người em mới sống sót được” Vì chút gia tài mà anh em có thể trở mặtthành nghịch thù Ngô Tất Tố muốn vạch mặt những kẻ vì tiền mà dám giết cả ngườithân, thậm chí đó là cha đẻ của mình Chẳng hạn, như trong câu chuyện “Cái vạ giàusang”, sự giàu có của cha làm nổi lòng tham ở đứa con bất hiếu, một người cha ở Nam
Trang 39Định đã bị con mình mưu sát Ngô Tất Tố bất bình: “Khốn nạn, người ta xông pha tênđạn, dầu dãi nắng sương, đem hết trí khôn sức khoẻ gây dựng cơ nghiệp, làm nên giàusang, ai cũng mong rằng hưởng hết đời mình rồi sẽ để lại cho con Nào có ngờ đâu lúc
đã giàu sang thân mình lại thành kẻ thâm thù của con cái Than ôi, giặc cướp ở ngoàicòn khó giữ thay, giặc cướp trong nhà thì giữ làm sao?”
Những gì Ngô Tất Tố bày trên trang giấy chính là thực trạng đạo đức của xã hộiViệt Nam thời buổi Tây, Ta lẫn lộn Những con người đó, những sự việc đó khôngphải chỉ là nhưng cá nhân riêng lẻ mà là một hiện tượng, một trào lưu Ta thấy cả một
xã hội đang đi xuống trong tác phẩm của Ngô Tất Tố Nói về việc con cái vì tiền màbất hiếu với cha mẹ, Ngô Tất Tố kết luận: “Trong quý quốc ta ngày nay, những bậchiền nữ, hiền nam như thế có lẽ không hiếm” Kể về chuyện cây Kinh trong sách “Tục
Tề Hài chí” giúp cho anh em đoàn tụ và hiểu được mối quan hệ ruột rà máu thịt NgôTất Tố ao ước “Phải nước An Nam ngày nay cũng nhiều nhà đáng có cây đó” Nhưvậy, việc con cái đối đãi tệ bạc đối với cha mẹ đã trở thành một tệ nạn xã hội chứkhông còn đơn thuần là chuyện riêng của một gia đình nào cả Trong những gia đình
mà các bậc cha mẹ là những người cổ xưa, những người tuân thủ theo nề nếp gia giáophong kiến, còn điên đảo phức tạp thế, huống hồ những gia đình mà cả vợ cả chồngđều là những con người được sinh ra và lớn lên trong một xã hội hỗn loạn, tân thời Ởnhững gia đình này, nề nếp bị phá hỏng ngay từ mối quan hệ vợ chồng
Hoàng Văn Ấm dan díu với nhân tình, giết vợ chỉ vì tiền trong câu chuyện “ Nên
có cả nữ oai” Rồi chuyện những bà vợ của các ông bác sĩ tham biện, lục sự, thôngphán… đánh bạc vì không có việc gì làm trong “Chuyện hàng ngày” Là những chândung người chồng người vợ trong thời hiện đại Ngô Tất Tố cho chúng ta thấy thờinay, khó có thể tìm ra được những người đàn ông “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiênhạ” và những người phụ nữ có đầy đủ “công, dung, ngôn, hạnh”,…Thay vào đó lànhững hạng chồng tiểu nhân bỉ ổi, những hạng vợ lăng loàn, bài bạc…Chính vì thế,chuyện gia đình tan vỡ, chuyện li hôn diễn ra ngày một nhiều Theo Ngô Tất Tố, ngàyxưa chuyện vợ chồng bỏ nhau rất đơn giản nhưng ít khi xảy ra Còn ngày nay, vợchồng muốn li hôn phải trải qua nhiều khâu đoạn làm thủ tục rất phức tạp, vậy mà
Trang 40“thiên hạ vẫn còn bỏ nhau oanh oách, thậm chí con cái hàng lũ, người ta cũng cứ tuyệttình với nhau Cho hay nếu giản dị như phép đồng tiền, chiếc đũa ngày xưa, có lẽ khắp
xã hội này không còn cặp vợ chồng nào nguyên vẹn”
Từ chỗ vợ chồng coi thường nhau, con cái rẻ khinh cha mẹ, dẫn đến những mốiquan hệ gia đình khác cũng bị ảnh hưởng Đó là mối quan hệ giữa mẹ chồng-nàng dâu,giữa ông bà nhạc và con rể Trong xã hội lúc bấy giờ không thiếu gì cảnh mẹ chồngkhắc nghiệt với nàng dâu Nhưng đặc biệt lạ lùng ở thế kỉ XX có cảnh nàng dâu ức
hiếp mẹ chồng (Một đứa con quí), cảnh chàng rể tác yêu, tác quái đối với bố mẹ vợ
(“Nhưng ông Ba Vì hoành hành”, “Có thế mới là trời”) Trong câu chuyện “Nhữngông Ba Vì hoành hành”, Ngô Tất Tố đã liệt kê một số dẫn chứng về hành động dã mancủa những ông con rể “Tuần lễ trước, ông Nguyễn Văn Khiết ở huyện An Thi đã bịcon rể đánh cho vỡ đầu và còn lăng mạ ông nữa (…) Hôm mới đây, bà Nguyễn ThịNgắn ở tỉnh Phú Thọ, cũng bị chàng rể đốc suất gia nhân đánh cho nhiều vết thương”
Đó là những ông bà nhạc ở quê, còn những ông bà nhạc ở thị thành thì lại chịu nạn con
rể “đào mỏ”, mà đào mỏ ngay tối tân hôn mới là đáng sợ
Lớp người hư hỏng đầu tiên phải kể đến thanh niên Do được sinh ra trong nhữnggia đình thiếu nề nếp Thêm vào đó, cuộc sống xã hội hiện đại, tân thời đã lôi kéo họvào con đường trụy lạc, đánh mất nhân cách của mình Ngô Tất Tố vẽ ra cho chúng tathấy những cô gái chỉ trạc mười hai, mười ba tuổi “tóc bỏ ngang lưng, bạo dạn nấp ởdưới nách những chàng trai trẻ tuổi” Và ông ngạc nhiên hỏi: “cớ sao những cô gái đóchưa “tơ” mà đã hư thân thế”? Rồi ông khẳng định: đơn giản “đó là những bậc tài tử”.Ngô Tất Tố chỉ ra nguyên nhân khiến cho các cô gái chưa đủ lớn lại cặp kè với nhữngchàng trai đáng tuổi chú mình “gây ra hạng con gái tài tử ấy cố nhiên là một số nhàviết tiểu thuyết vô lương tâm, nhưng cũng bởi cả hoàn cảnh gia đình nữa” Các nhàtiểu thuyết lãng mạn cứ cho ra đời những tiểu thuyết với những chuyện tình ướt át, đầuđộc đầu óc các cô cậu mới lớn Yêu đương lén lút chưa đủ các cô cậu lại rủ nhau bỏnhà đi Cô Ng Thị Gái vốn là con nhà gia thế, vì yêu một công tử nên bỏ nhà theochàng trai lên Hà Nội, làm nghề ăn cắp tiền bạc đem về nuôi nhân tình Chuyện bỏ nhà
đi theo trai của cô Ng Thị Gái quả là đáng trách Và đây cũng là một hiện tượng phổ