Những nghĩ suy trước thực trạng nham nhở của văn hóa đương đại thời và nguy cơ của văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 52 - 59)

đại thời và nguy cơ của văn hóa truyền thống

Thực trạng nham nhở của văn hóa đương đại và nguy cơ của văn hóa truyền thống là một vấn đề rất được Ngô Tất Tố quan tâm. Trong rất nhiều tạp văn của mình, ông đã mô tả một cách rất tinh tế và bày tỏ thái độ phê phán cực lực trước hiện tượng này. Trong bài Kiểu đất phố hàng Trống, Ngô Tất Tốnhà văn viết:

““”Xăm” ở thành phố thì là sự bình thường, không lạ, duy có ngôi đền quái gở ấy mà lù lù mọc ở Hà Thành thì thật chướng mắt. Nếu có người Anh hay người Nhật qua đó bụng họ tất hỏi thầm: “Làm sao ở chỗ đô hội lớn của một xứ thuộc địa nước văn minh mà lại có chỗ kỳ khôi như vậy? (…) cái ngôi đền này dưới con mắt người ngoại quốc chẳng qua như đống rác ở giữa phố vậy”[1920;45-46]. Điều này cho thấy văn hóa đương đại Việt Nam đương thời chúng ta quả thực đang đứng trước những khó khăn thực sự, đó là sự lẫn lộn giữa cái thật và giả, tình trạng mượn hình ảnh, tiếng tăm của đền chùa để đánh lừa cái linh thiêng trong đó, đáp lại sự dục vọng của cá nhân.

Thật đau lòng khi đọc Nước ta đối với anh hùng ra sao, hình ảnh những anh hùng của dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Nguyễn Quang Trung chúng ta chưa đối xử với những người có công với nước một cách đúng nghĩa. “Vua Quang Trung đã tuyệt dòng giống và hết hương lửa, vua Lê Thái Tổ dù có đền thờ, song mà quanh năm không được của dân tộc lấy một nén hương”. Vẫn chưa khổ bằng ông Trần Hưng Đạo “hằng năm Bắc Kỳ vẫn có hội Đền Kiếp Bạc… kỷ niệm vị đệ nhất danh tướng của nhà Trần. Nhưng trong cuộc đó người ta làm những trò gì? Ngoài việc lễ theo lệ, thì hàng lũ khăn xanh, khăn đỏ, ra oai với bọn đàn bà nữ sinh vô dưỡng, người nào cũng nhận là ông Thánh Trần đã nhập vào mình để trừ tà trị cho các con hương của họ”. Bỗng một nơi linh thiêng đền

ơn cho một người có công với cách mạng nay đã trở thành một điểm đến cho những kẻ lừa bịp kiếm ăn. “Than ôi! Một vị anh hùng hai lần đuổi quân Mông Cổ, giữ nguyên bờ cõi, nay bị người ta như phường lang bịp. Oan uổng biết chừng nào!”. Ngay cả thể hệ lãnh đạo cấp tỉnh Hải Dương, nhân hội Kiếp Bạc đã có lệnh cho khách thập phương đi thuyền, đậu thuyền chứ không có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng “mượn tiếng đức Thánh Trần mà bịp những phụ nữ loạn óc”[1920;401-402].

Ngay cả tín đồ cũng vậy, làm cho người ta không tin nổi với lòng mình:

“Tín đồ đạo Phật cũng như tín đồ đạo khác, cái mã bên ngoài chưa đủ bảo đảm cho phần đạo bên trong. Hãy coi trước đây khoảng mười lăm năm, tăng lữ Nam Kỳ ai đắc đạo bằng sư Thiện Chiếu? Chỉ vì cái cụm “nhân dục” chưa tiêu cho nên dù đã tu đến sư cụ mà vị sư ấy rồi cũng có lúc từ giã cửa bụt để hưởng sự lạc thú của nhân gian…Vậy chúng ta chỉ có thể tin những nhà tu hành khi họ có gan như anh thầy cúng Gia Định”, đó là “dùng dao bạt phăng nửa ngoài của máy sinh dục”. “Lạy Phật, phù hộ cho hắn qua khỏi rồi xuất gia để trong đạo Phật có người chân tu”. Ngô Tất Tố rất chia sẻ với sự việc xẩy xảy ra, thế nhưng vấn đề tác giả muốn bóc trần bộ mặt tu hành giả tín đồ đạo Phật chính là nhục dục, không thoát khỏi dục vọng cá nhân của các tu hành. Trong thực tế, khó có thể tìm ra được một người “chân tu” ngoài danh nghĩa. “Xưa kia tựa nương bóng Phật, ngoài mấy bà già lấy chùa làm vui, hầu hết không phải thiện nhân, gái thì trốn chúa lộn chồng trai thì đầu trộm đuôi cướp… trong phái tân học, có nhiều nam, nữ thanh niên, tự nhiên cắt tóc đi tu, rồi thì ông phán già, ký cổ cũng có lắm người ăn chay, tụng kinh, thờ Phật cực kỳ thành kính. Không phải thế thôi, sức bành trướng của Phật giáo ở đây hãy còn mạnh lắm, hiện nay nó đã lan tràn đến xóm cô đào. Tại phố Khâm Thiên đã có một vài cô đào già, dốc lòng quay về cửa Phật. Theo sự cổ động của mấy người đó, nghe đâu còn nhiều chị em cũng muốn đem thân gửi bóng từ bi, để rũ sạch nợ trần”.

Trên tạp chí Văn nghệ, (1958), số 8, Bùi Huy Phồn cũng có những đánh giá rất khách quan về Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng”. Bùi Huy Phồn cho rằng lập trường giai cấp của Ngô Tất Tố còn mơ hồ cho nên còn một số hạn chế nhỏ trong “Việc làng”. Ông cũng cho rằng sự hạn chế này không lấy gì làm lạ, vì Ngô

Tất Tố vốn xuất thân từ một nhà nho. Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của Việc làng là đã phản ánh một cách chân thực đời sống của người dân quê, những nỗi thống khổ về tinh thần mà khó ai có thể nhìn thấy được. Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, ít ai thấy được nỗi khổ của người nông dân dưới gánh nặng của hủ tục. Trong

Thật hay bỡn, những hủ tục tiếp tục được tái hiện một cách cụ thể, đa dạng hơn.

Đình đám cũng là mối lo ngại làm giảm đi nét văn hóa của thời đương đại. Bản chất của đình đám, lễ hội là để gắn kết tình cảm láng giềng, bảo vệ truyền thống thuần phong mỹ tục của mọi người dân Việt Nam. Thế nhưng, đã bị lạm dụng hóa và đi vào cuộc sống, tâm thức của người dân khác xa so với bản chất của nó. Vì vậy, có rất nhiều mối lo ngại từ những người có trách nhiệm, họ trăn trở, suy nghĩ cho những nguy cơ này “ Nếu họ cứ đình đám mãi thế, e rằng công việc đình trệ, tiêu pha tốn kém, rồi ra công nợ đẻ ra, miếng ăn chẳng có, có ngày phải bán nhà bán cửa mà đi cầu thực tha phương, như vậy chưa chắc là sướng”

(Sướng nhất thế giới là người Việt Nam) [1920;49]. Cưới nhau tốn kém đã vậy nhưng mấy ai giữ được hạnh phúc (vì không có tình yêu trai gái mà xuất phát từ môn hộ), “những đám vợ chồng chú trọng về môn hộ đó tuy là vợ chồng, thực ra có phải trai gái lấy nhau ở đâu? Chỉ là cái môn hộ nọ lấy môn hộ khác đó thôi… Những đám vợ chồng kiểu “quý phái” như vậy ta có thể gọi là vợ chồng giả… Ôi! Ở cái đời giả, thực lắm thứ giả! Đến cuộc đuốc hoa phòng động, đẻ cái sinh con, mà cũng giả nữa thật hết chỗ nói” (Vợ chồng ở thế gian không phải là trai

gái lấy nhau) [1920;55]. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ khi chồng chết thì phải thủ tiết thờ chồng nuôi con và Chính phủ cũng đã có chính sách để động viên những bà vợ xấu số chồng đã mất. “Nếu thất tiết với chồng, ấy là mất ty thuốc phiện, một món buôn vừa nhàn vừa lợi. Như vậy, chắc có nhiều bà sẽ vì mối lợi to đó mà cố ở vậy thờ chồng nuôi con. Vậy thì, việc bán thuốc ty cũng là một việc khuyến khích sự thủ tiết, và lá cờ bài thuốc phiện cũng là một vật tiêu biểu cho cái tiết hạnh của đàn bà”. Điều làm cho chúng ta băn khăn, bận tâm ở đây chính là nhân phẩm con người, tiết hạnh của người phụ nữ lại được đánh đổi như một món hàng có lợi đó là thuốc phiện - một loại thuốc có thể hại chết cả một đời người, của nhiều nhiều người. Lấy chồng lấy vợ là chuyện cả cuộc đời,

vợ chồng luôn bên nhau đến suốt đời nhất là trong xã hội luôn nghiêm khắc đối với phụ nữ. Trong bài Oan cho cái răng cái tóc, kể về chuyện trên đường có đôi xe cùng đi, xe trước chở ông lão già, xe sau chở người thiếu nữ. Chàng thanh niên đi trên đường tưởng là hai cha con liền kè kè theo chiếc xe thiếu nữ trổ tài hùng biện của môn đồ Sở Khanh. Chẳng dè một già một trẻ lại là chồng với vợ. “Thấy vợ bị lời gió mây thổi vào, ông già tức lắm liền giả cách đỗ xe, dùng miếng tập công, đánh cho chàng này ba bốn cái vào mặt, khiến chàng mất hai cái răng cửa”[1920;372]. Tuy nhiên, ở đây trong bài Sao mà vội quá người vợ lại bỏ ra đi một cách đột ngột vì lý do ngại vì “má hồng kề râu bạc”, ông chồng 75 tuổi, còn bà vợ kia mới mười bảy xuân xanh, “tuổi vợ mới bằng hai phần bẩy tuổi chồng. Thế giới cổ kim ít khi có cặp vợ chồng như thế” nên cô mới “cuốn gói ra đi, cho thoát nợ đời”. Tác giả đã phân định rằng: nói về tình bà đó bỏ đi cũng hơi có lý, nhưng nói về thế thì sự hành động của bà ấy còn khờ hớ vô cùng. “Ừ nhỉ, một người dễ có mấy thân đem cái thân đôi tám xuân xanh làm bạn với bậc trên thượng thọ kể cũng éo le thật đấy… lang quân của mình đã thất thập ngũ tức là người đã nằm kề miệng lỗ, mấy chốc nữa mình sẽ được là vị vong nhân. Khi được thanh ba sương phụ, tức là được hưởng một phần gia tài khá lớn (…). Trong lưng đã sẵn đồng tiền, tự nhiên sẽ có vô số trai trẻ tuấn tú chực sẵn ngoài cổng để chờ đào mỏ. Bây giờ vượt biển ra khơi ai cấm? Cần gì phải vội vàng đi tự bây giờ?” [1920;366]. Người vợ bỏ nhà ra đi cũng là một câu hỏi dành cho người chồng già cỗi trong bài Sao mà vội quá.

Đúng là ngày xưa, con trai lấy vợ con gái lấy chồng đều phải theo mệnh lệnh của cha mẹ. “Trai thì cha mẹ hỏi ai lấy nấy, gái thì cha mẹ đặt đâu ngồi đấy; vợ chồng khi chưa cưới, chỉ được trông thấy mặt nhau, không dám trò chuyện với nhau, không rõ tâm tình của nhau” nên không tránh khỏi sự xung đột. Vì thế, cái giá phải trả cho sự ép buộc ấy là sự ra đi của một trong các cặp vợ chồng, hoặc là vào chùa xin làm tiểu “vì bị cha mẹ ép duyên, bắt phải lấy một gã con nhà trọc phú (…) không thể chịu được (…) muốn dứt mối duyên nhơ bẩn ấy đi” (Cô ấy thuộc văn Lê Quý Đôn) [1920;397], hoặc là đi tìm tình yêu mới… nên sự sắp đặt đó đã nhường chỗ cho lối kết hôn tự do. Có thể nói rằng kết hôn tự do là tiến bộ, tuy nhiên, nếu mỗi người không nhận thức đúng đắn, hiểu được bản chất,

xuất phát từ tình yêu thực sự thì sẽ có những xử sự không tích cực, không tốt cho nhau. Ví như, câu chuyện cậu Lưu Văn San và cô Phùng Thị Tiệp ở làng Thanh Vi, tỉnh Đoài. “Cô Tiệp góa chồng, năm nay mới 22 tuổi, hồi trước đã yêu cậu San. Sau một độ đi vắng trở về, cậu này đến hỏi, cô ấy lại không nhận lời. Biết là người yêu thay lòng đổi dạ, cậu ta đón đường đâm cho cô ta bẩy nhát, rồi tự đâm mình một nhát, cả đôi đều xuống suối vàng”. Đó là chuyện của người con trai giết con gái, ngược lại câu chuyện này là con gái giết con trai. “Có một ông tai mắt bị vị hôn thê băm vằm chém mổ tới 24 nhát giữa khi chực chia lìa người này để đem tình yêu đào mỏ người khác”. Tình yêu mà đem đến án mạng cho nhau lại là tình yêu không chân chính, tình yêu đôi khi khiến cho con người ta mù quáng, không định hướng trước những gì sẽ xẩy ra, không kiểm soát được hành động của mình. Tìm đến cái chết của đôi trai gái đó thể hiện sự bế tắc không lối thoát, lúng túng trong việc phải xử lý như thế nào? Kết hôn tự do trong xã hội phong kiến là không có giá trị. Đây cũng chính là điều cần phải suy nghĩ và đặt ra cho thế hệ trẻ chúng ta sau này?

Trẻ con cũng là đối tượng bị đối xử bất công trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, trẻ con mới 14; 15 tuổi phải bỏ nhà ra đi vì bị dì ghẻ đối xử, vì mẹ đi lấy chồng khác. “Cái nạn dì ghẻ con chồng ở cái xã hội này hiện đã thành một vấn đề cần giải quyết cho mau. Nếu chậm tất nhiên sẽ có rất nhiều trẻ con vô tội mà bị thảm hình” (Cần có trường học chuyên môn).

Bên cạnh đó Ngô Tất Tố cũng mạnh mẽ lên án những kẻ “An Nam hút máu

An Nam”, lợi dụng thời cơ “đục nước béo cò”, làm giàu trên mồ hôi nước mắt và

bao nỗi cơ cực đắng cay của người nông dân vô sản. Tuy nhiên, dân vô sản ở thành thị thì sức lao động còn có giá để được bóc lột, kiếm lấy cái ăn. Còn dân vô sản ở nông thôn thì thê thảm hơn nhiều. Muốn bán những giọt mồ hôi để kiếm cái ăn cũng không có chỗ bán. Hết mùa cấy, mùa gặt thì chẳng ai cần đến những giọt mồ hôi của họ, phải nằm úp bụng mà cầu khẩn mong cho ai thuê mướn làm một việc gì đó. Và đấy chính là thời cơ để kẻ cho vay, kẻ đầu cơ bóp cổ bóp họng. Ví như, câu chyện về muối, muối ở các chợ đen bán đắt quá, song mua được cũng đã may. Vì dân quê ngoài chợ đen ra không đâu mua cho đủ dùng, cho nên “dù biết là bị bóp cổ cũng phải nhắm mắt mà chịu”. Cứ theo giá đó thì

muối một quả cà, phải hết đến bốn xu muối, muối một vải cà, phải hết đến hơn chục bạc. Vụ cà vừa rồi nhiều nhà đã phải bãi khoản “cà lu”… Làm một chĩnh tương vừa đậu vừa gạo vừa muối ít ra phải ba chục đồn. Ngay cả chuyện mặc đồng phục của các học sinh thôi cũng đủ để cho những người nghèo phải toan tính đủ đường, còn bọn đầu cơ được đục nước béo cò. Trong Tấm gương đường

rừng, Ngô Tất Tố đã viết rất rõ: “Từ trước đến số vải của Chính phủ giao các đại

lý đem bán, chỉ mới bán cho người đeo thẻ một đồng, chưa đủ bán cho học sinh. Muốn có quần áo mặc, tất nhiên người ta đều phải mua bằng giá lén lút”, trong số học sinh từ bậc cao đẳng tiểu học trở xuống, phần đông là những người nghèo. Một cậu học trò đi học, ít ra mỗi tháng cha mẹ phải tốn trên hai chục đồng, mới là tiền học và tiền giấy bút. Nếu phải chuốc vải của bọn đầu cơ để may cho con thì một bộ quần áo vải mỏng, phải hết đến bốn chục bạc, nhà nghèo còn chạy sao nổi? “Chắc sẽ có lắm người vì không may nổi quần trùng áo dài mà phải bỏ học”. “Mặc quần áo ngắn, thì sẽ giảm được một nửa, với sự cố gắng, người ta còn có thể lo”. Trong khi ở tỉnh Tuyên Quang các trường cũng đã thực hiện theo cách này, đã tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo được đến đầy đủ, “Công chức vào sở, còn được mặc áo sơ mi, mang quần sóc, sao học trò lại cứ phải quần dài áo dài!” [1920;335]. Nếu làm vậy thì không công bằng chút nào đối với các em học sinh ở Trung châu? Phải chăng Ngô Tất Tố đặt ra vấn đề này để các nhà giáo dục Trung châu cần phải có cách nghĩ cách làm mới, tiến bộ để cho học sinh nghèo được đến trường như bao người khác. Suy nghĩ này của Ngô Tất Tố đồng hành với bạn đọc và thế hệ chúng ta hôm nay.

Với chuyện đốt pháo, hàng năm mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà lại đua nhau đốt pháo để đón chào năm mới bắt đầu, mùa này Ngô Tất Tố gọi là “mùa dại”. Bởi vì, trong lúc đương bị nạn giấy khan hiếm, giá giấy ở các chợ đen đắt như giá vàng. Học trò vì thiếu giấy mà nhiều người phải bỏ học, các báo đã phải rút bớt số trang, đã phải thu hẹp khổ giấy, các nhà xuất bản cũng phải hạn chế sổ sách. Thế mà người ta cũng đua nhau mua pháo mà đốt. Vậy “đốt pháo để làm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 52 - 59)