Những trăn trở và ngộ nhận về đời sống chính trị trong xã hộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 70 - 80)

Tạp văn của Ngô Tất Tố luôn thể hiện một nỗi day dứt, trăn trở khôn nguôi. Ông dám dấn thân vào những đề tài mà nhiều người phải kiêng dè. Mỗi bài ông viết thể hiện trách nhiệm của bản thân mình đối với xã hội, với các tầng lớp nhân dân, ông rất mạnh mẽ khi phản ánh cuộc sống, đi sát cuộc sống, dám đối mặt với cuộc sống. Tạp văn của ông là cái nhìn thẳng thắn, nhưng không soi mói theo kiểu “vạch lá tìm sâu” mà chỉ ra cái hay cái dở như trách nhiệm của một công dân để từ đó đưa ra những giải pháp có khả thi nhằm mục đích để cải tạo hiện

thực, khắc phục những hậu quả đáng tiếc đã xẩy ra, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực có thể xẩy ra trong tương lai.

Nội dung của tạp văn Ngô Tất Tố bắt nguồn từ thực tế cuộc sống giao thời, đang diễn ra sự cọ xát cực kỳ quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, đang một mất một còn, gạt bỏ lẫn nhau của quá khứ và hiện tại, đang lăm le thôn tính, tiêu diệt lẫn nhau giữa nề nếp truyền thống với những yếu tố ngoại lai…của cả xã hội nước ta nửa đầu thế kỷ XX. Tạp văn của Ngô Tất Tố là tấm gương phản chiếu thời đại, đã để lại những tư liệu, những thông tin, những cảm nhận thời cuộc, những thông điệp đối nhân xử thế…có ý nghĩa thiết thực và lâu dài, góp phần nhìn nhận rõ hơn nhiều vấn đề mà cả xã hội còn phải đối mặt sau này

Đọc tạp văn của Ngô Tất Tố chúng ta luôn tìm thấy quá khứ, sự trăn trở đôi khi có cả trở ngộ nhận của nhà văn về chính trị trong xã hội lúc đó. Một điều mà Ngô Tất Tố muốn độc giả chia sẻ đó là về bản Hiến pháp của Việt Nam do quan Hường họ Phạm soạn thảo ban hành. Bản Hiến pháp này được Ngô Tất Tố ví rằng: “Truyện Kiều sẽ có ngày ghi vào hiến pháp Việt Nam (…) về chương trình lập hiến quan Hường họ Phạm có nhồi một đoạn nói về kế hoạch “quốc gia giáo dục”, cái kế hoạch đó rất chú trọng về việc bảo thủ đức tính cố hữu của dân tộc ta, ngài còn nói thêm rằng: “sự học chỉ cốt dạy cho đại đa số quốc dân biết những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt ở đời” (…) theo như bản ý quan Hường, thì chẳng gì hơn Truyện Kiều”[1920;33-34]. Có thể nói Hiến pháp là linh hồn, là văn bản đường lối cao nhất để lãnh đạo dân tộc, nhân dân ta đi đến đích tốt đẹp mà tất cả mọi người dân Việt Nam mong chờ, đành rằng Truyện Kiều là kiệt tác là di sản có một không hai trong kho tàng văn học Việt Nam nhưng cũng không thể so sánh, cân nhắc với bản Hiến pháp của đất nước và không có quan hệ gì với việc ban hành bản Hiếp pháp và các điều khoản trong Hiếp pháp được. So sánh như vậy là một sự khập khiễng và không hiểu ý nghĩa tầm quan trọng của một bản Hiến pháp là gì? Ngô Tất Tố kể lại: “Năm xưa khi còn là ông Hàn, trong một cuộc diễn thuyết tại hội Khai trí tiến đức về ngày kỷ niệm ông tác giả Truyện Kiều, quan Hường chỉ một ngón tay phải lên trời nói một cách vừa bi ai vừa khảng khái mà rằng: “Văn chương của mình có độc một quyển! Vừa là kinh! Vừa là truyện! Vừa là thánh thư phúc âm của một dân tộc! Nếu lại mất nốt, thì

cái tình cảnh dân tộc ta sẽ ra thế nào! (…) Truyện Kiều có quan hệ với vận mệnh dân tộc Việt Nam là thế, nếu các ngài đắc dụng, ngài được dự quyền trong bộ lập pháp, có lẽ ngài lại nỡ bỏ thánh thư phúc âm mà chẳng ghi vào hiến pháp hay sao” (Truyện Kiều sẽ ghi vào Hiếp pháp có ngày) [1920;33-34].

Mặt trái của vấn đề xã hội luôn được tác giả chạm đến bề sâu, nghĩa là đi tìm cái căn cơ để chữa trị, đọc rồi thì không thể thờ ơ, bỏ qua. Ngô Tất Tố luôn cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết của đất nước, của chính phủ trong và ngoài nước như là “việc biểu tình ở Trung Kỳ, những việc tài chính ở các xứ, đều đã trở thành những vấn đề khẩn cấp ở trong nước này, đến như chính phủ giải quyết cũng còn khó khăn thay”. Thế nhưng, “có một tờ báo lại dám công nhiên đứng trước quốc dân mà giải quyết những vấn đề khẩn cấp hiện tại nước nhà “một phương diện thì dựa vào những phương pháp ở thời hiện tại sẵn có mà dìu dắt giống nòi vượt qua hết các trợ lực để đi tới cõi tương lai rực rỡ””. Ngô Tất Tố khinh bỉ kẻ nói phét mà rằng: “Một anh học thức vo tròn đựng không đầy đồng hến mà dám nói dìu dắt giống nòi vượt hết các trợ lực”. Để chữa căn bệnh nói phét này Ngô Tất Tố đề nghị nên đặt ngay một hạng thuế gọi là “thuế nói phét”, ”hễ những kẻ nào nói phét thì kê vào sổ về sau bắt lĩnh môn bài. Người nào không có môn bài mà cũng nói phét tức là nói phét lậu, sẽ theo luật chứa đĩ lậu mà phạt tiền, hay là theo luật thuốc phiện mà bỏ tù. Có như vậy họa may người đọc mới đỡ hại lỗ tai”[1920;40-41] (Ai bảo văn sĩ xứ mình không

gan). Ngô Tất Tố nắm rất chắc quy luật của sự phát triển kinh tế, ông luôn có

những giải pháp hay để xử lý những khó khăn tồn tại mà xã hội đang chịu đựng. Ví như, cây cao su vốn được coi là có lợi nhất nên thiên hạ đua nhau phá rừng vỡ rú để lấy chỗ mà nuôi cái họ đa cơ cứng mềm co duỗi, “nhưng ở đời cái gì nhiều quá cũng phải thừa, thừa thì phải ế. Họ Cao cũng vậy, mấy năm gần đây, giá trị họ ấy hạ rất lạ thường, trước kia bốn đồng một cân, bây giờ nghe đâu mỗi cân chỉ có trên dưới ba hào mà thôi”. Bởi vậy mà có người nghĩ ra cách dùng cho việc chôn người, dùng quan tài bằng cao su. Cách này cũng hay nhưng có điều cũng khí quanh co, người ta thấy lãi lại đua nhau làm, tất nhiên lại thừa lại ế, “đã thừa đã biêt điều thì bảo nhau đốt cổ bỏ đi lấy đất mà trồng thứ khác” (Rồi đây có lẽ người ta bắt loại người ăn bánh cao su chăng) [1920;95]. Không những phản

ánh về chuyện của xã hội mà Ngô Tất Tố còn bộc lộ rõ sự ẩu đả của của các báo. Bài Bút chiến và binh chiến đã nêu rõ: “Nước ta có báo chưa lâu, mà số báo xuất bản chưa bao năm. Nhưng mà không ngày nào mà không thấy có sự cãi nhau trên báo, hoặc lớn hoặc nhỏ (…) Những cuộc xung đột trên báo, mặt này có thể ví với những cuộc chiến tranh của các nước, mặt khác cũng có thể so với những cuộc cãi lộn của hàng cá hàng tôm (…) trong cuộc bút chiến của các báo thường hay có chuyện bới móc đời tư (…) Đời tư của cá nhân, thật không đáng để cho độc giả nghe chi”. Theo Ngô Tất Tố, nguyên nhân của sự bút chiến đã vì cạnh tranh mà ra, theo tôi “chuyện đó cũng như chuyện bài trừ chiến tranh cho thế giới”[1920;110-111]. Xuất phát từ một thực tế là người Việt Nam chuyên dùng tiền để mua thuốc Tàu, thuốc Tây về chữa bệnh trong khi “người Tàu mua thuốc của người Mán Thổ, đem bán cho mình, bảo là thuốc Tàu” trong khi ở Việt Nam nguyên liệu để làm thuốc thì sẵn có. Từ đó, mà Ngô Tất Tố chỉ ra rằng: “Phải biết công việc nghiên cứu thuốc Nam cũng như nhiều công việc khác, do nhà cầm quyền chủ trương, vẫn hiệu quả hơn do tư nhân cặm cụi làm. Là vì các nhà cầm quyền có thể bắt dân trong hạt phải góp công phu vào đó. Nhiều người cùng nhau làm một việc, tất nhiên nhanh hơn một người”. Đây có thể xem là gải pháp mở để cho những người có chức trách cần suy nghĩ trăn trở với tình hình thực tế không chỉ của nghề y trên đất nước mình. Ngô Tất Tố viết tiếp: “Ở Việt Nam, không phải là một tỉnh Phú Thọ có rừng. Giả sử các tỉnh thượng du Bắc Kỳ và các tỉnh Trung Kỳ, đều có những người sốt sắng với việc kê thuốc Nam như tỉnh Phú Thọ rồi thì các ông bác sĩ giúp sức thêm vào, chắc không bao lâu nước ngoài mà sống như từ trước đến giờ” (Mất ngựa có khi là phúc) [1920;237-238]. Đến cả ăn mày Ngô Tất Tố cũng rất quan tâm, tìm cách bài trừ. Theo cổ nhân xưa: “Yêu người bằng đức, tiểu nhân yêu người bằng sự cô tức”. Với Ngô Tất Tố thì khác. Cái tật “hay ăn mà chẳng hay làm” là tật xấu nhất của loài người, hơn nữa trong số ăn mày đó lại có vài chục trai tráng khỏe mạnh. Trong lúc nhân công đương khan, một người yếu đuối cũng làm nổi chừng bẩy tám hào một ngày, còn người khỏe mạnh kiếm được ngày ba bốn đồng là thường. “Bây giờ thương bọn ăn mày không gì bằng thi hành một cuộc thanh tra ăn mày, người nào thật ốm đau tàn tật, không làm nổi việc gì nữa, thì đưa vào các nhà chứa ăn mày, hoặc

cấp cho tấm “các” có dán hình ảnh để họ đi xin. Kẻ nào không có “các” ấy mà cũng làm nghề bị gậy phải kể là “ăn mày lậu”, nếu mà bắt được quả tang, tức thì đem lên thượng du, để chúng phá rừng khai mỏ” (Đừng thương người bằng

cách cô túc) [1920;362]. Cái giá trị sâu xa tạp văn của Ngô Tất Tố là tìm giải pháp và chỉ hướng đi là vì thế.

Bao giờ cũng thế giọng văn của Ngô Tất Tố cũng mỉa mai, bông lơn nhưng lại là ưu tư…sâu cay chua hát như gieo vào trong lòng người đọc nỗi đau day dứt không nguôi. Tạp văn của Ngô Tất Tố thường tập trung vào người nông dân… phong cảnh và nếp sống…Phan Cự Đệ cho rằng, Ngô Tất Tố đã vượt qua mọi sự ràng buộc của tư tưởng Nho giáo, là “một người có tư tưởng độc lập, không chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ nhân”. Ông cũng đi đến nhận định, Ngô Tất Tố là một nhà nho yêu nước, thương dân “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ, uy quyền không thể khuất phục”. Ngô Tất Tố luôn trăn trở về đời sống chính trị trong xã hội lúc bấy giờ. Tạp văn cùng sống chết với giai cấp mà nó đại biểu. Ngô Tất Tố đã dùng tạp văn như một vũ khí chiến đấu, đại diện cho những người lao động, nhân danh con người mà chiến đấu, mà vạch trần, tố cáo một cách công khai, thẳng thắn tội ác của những lực lượng cướp nước, bán nước, hại dân. Đây là điều mà văn học hiện thực phê phán giai đoạn này, vì nhiều lí do, vẫn chưa thực hiện được. Vậy là, bằng ngòi bút chiến đấu của mình Ngô Tất Tố đã đem lại cho văn học hiện thực phê phán giai đoạn này một bản lĩnh mới, một sức sống mới. Đó chính là đóng góp to lớn của ông.

Tạp văn của Ngô Tất Tố, bên cạnh những vấn đề chính trị lớn lao, cũng đi sâu vào phản ánh cuộc sống đời thường với những thói hư tật xấu, phản ánh kịp thời sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong xã hội, góp phần cảnh tỉnh, cảnh giác cũng như đánh thức lương tri, buộc mỗi người trong xã hội phải quan tâm, suy nghĩ. Cái mà tác giả băn khoăn đó cũng là cái để cho chúng ta phải suy nghĩ. Ngay cả những chuyện trong truyện “Nhị thập tứ hiếu” trong sách của Tàu cũng đã ảnh hưởng và ăn sâu trong đời sống của người dân Việt Nam, bằng chứng đó là học theo cách hiếu nghĩa của Quách Cự chôn sống con trai của mình vì “cái miệng “bất hiếu” của nó “để báo hiếu với mẹ vì “mỗi bữa bà mẹ anh ta cứ phải nhường cơm cho cháu”. Ấy vậy mà Quách Cự được tôn làm bậc đại hiếu. Đúng

là một việc làm trái với hiếu nghĩa, trái với đạo đức, trái với nhân cách của con người. Một sai lầm lớn cho xã hội đầy tội lỗi. Nếu chuyện này ở đời nay thì kẻ bị xử lí ít ra cũng phải vài tháng ngồi tù. Thế mà, “Quách Cự Nghiệp nhà Nguyễn lại chép vào sách và cụ Lý Văn Phúc nhà ta lại đem diễn thành lời ca để làm gương cho hậu thế”, chính ông Nguyễn Mười tỉnh Châu Đốc bây giờ đã làm theo gương đó. Ông ta có hai vợ và một thằng con năm tháng do bà chính thất đẻ ra. Vì muốn đưa vợ thứ nhất đi du lịch nhưng không có tiền, trong gia sản không có gì ngoài thằng bé con năm tháng “ông Mười bèn bảo mẹ cả phát mại cái gia sản đó lấy tiền cho mình chi dụng. Nhưng mà bà này không nghe, ông ta mấy phen phải dùng võ lực đối phó” (Sao trời vẫn chưa cho vàng) [1920;168]. Đây đúng là một sự tiếp thu văn hóa của nước ngoài một cách “trung thành”, nhưng lại thiếu nhân tính, không phù hợp với quy luật và đạo đức của loài người, của xã hội con người Việt Nam. Có thể nói, ông Mười rất mù quáng khi đã áp dụng vào trong gia đình mình về “hiếu với vợ”. Vấn đề sâu xa mà Ngô Tất Tố muốn gửi gắm vào đây là xã hội Việt Nam từ khi chuyển sang một chế độ mới; chế độ mẫu hệ, mà tác giả gọi là “nữ quyền”, thì trong gia đình tân thời vai trò địa vị của người mẹ, người vợ đã thay đổi “mẹ ở đâu thì hiếu ở đấy”.

Những luồng gió mới từ phương Tây thổi vào xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, một mặt, mang lại những tư tưởng duy tân, sinh khí mới, mặt khác cũng làm đảo lộn nhiều giá trị trong đời sống con người, nhiều quan hệ xã hội. Đạo đức của con người ngày một đi xuống, mối quan hệ giữa người với người được cân đo, đong đếm bằng giá trị của đồng tiền. Điều này trước Ngô Tất Tố đã không ít những nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị phản ánh. Cái hay của Ngô Tất Tố là ông biết chọn thể loại tạp văn, để có thể chuyển tải nội dung phản ánh một cách sâu sắc nhất. Dưới ngòi bút tạp văn của Ngô Tất Tố, xã hội Việt Nam hiện ra thật sống động, muôn hình vạn trạng. Mỗi mẩu chuyện là một góc nhìn, một khám phá. Đó là chân dung những con người bị tha hoá, biến chất vì nhiễm lối sống hiện đại. Đó là những nghịch lí, gia đình mà các mối quan hệ đều bị đảo lộn, luân lí bị coi thường. Tất cả tạo thành một xã hội mà người xấu nhiều hơn người tốt, người hiền bị hiếp đáp, còn kẻ ác thì cứ nhởn nhơ sống. Ngô Tất Tố đã dùng tạp văn phản ánh sự sa đọa từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Xuất phát từ

tấm lòng yêu nước, thương dân. Những gì liên quan đến đời sống, tính mệnh và hạnh phúc của nhân dân đều liên quan đến Ngô Tất Tố.

Bà Vân trong bài Việc gì đến nỗi phải thế là vợ của Lý trưởng, một người nghiện cờ bạc và thuốc sái. Đàn bà ngày xưa, hình như cờ bạc là chuyện đáng ghét, thuốc phiện thì không bị cấm, họ vẫn “khuyên chồng cờ bạc thì chừa”, “tay tiêm thuốc cống miệng mời lang quân”. Thế nhưng, với bà Vân thì khác, bà ấy chỉ can chồng đừng hút, và “nhiều lần đưa tiền cho chồng để mua thuốc cai. Nhưng ông ấy lại đem đi nướng vào đèn dầu lạc”. Đây cũng là cảnh éo le để đẩy bà ấy đến cái chết oan ức sau này. Một người phụ nữ yêu thương, trung thành với chồng hết mực, chỉ vì bắt được quả tang “phu quân đương diễn cái trò thử khói phun mây, bà Vân đã cố mời về, nhưng vì ả phiền ám ảnh riết quá, ông ấy không nỡ nhả cái đầu tẩu mà đi. Thế là bà ấy về đến nhà thắt cổ tự tử”, khi tan cuộc ông Lý về nhà thấy vợ đã chết cứng đờ, ông ấy chỉ còn có cách ôm vợ mà khóc. Bà Vân đã kết thúc đời mình bằng một cái chết rất đơn giản là vì chồng đang say sưa

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 70 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w