thiêng, nơi mọi người tìm đến để được an ủi, động viên. Không dừng lại ở đó, “sự bành trướng của Phật giáo hãy còn mạnh lắm, hiện nay nó đã lan tràn đến xóm cô đào (…) nhiều chị em cũng muốn đem thân gửi bóng từ bi, để rũ sạch nợ trần”.
2.3. Nỗi lo toan về nghề nghiệp. .
2.3. Nỗi lo toan về nghề nghiệp. . thống “Đói cho sạch rách cho thơm”, Ngô Tất Tố không bao giờ chấp nhận lối sống bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền. Cả đời Ngô Tất Tố làm báo viết văn bao giờ cũng giữ vững ngòi bút trong sáng, chí công vô tư của mình, kẻ thù đã từng vung tiền mua chuộc ông nhưng ông luôn giữ vững lối sống “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ, uy quyền không thể khuất phục”.
Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập. Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố dứt khoát với thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng vặc say mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc, quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy, quyết thắng” [335;48]. Đó chính là tinh thần mà Ngô Tất Tố để lại cho đồng nghiệp và những thế hệ sau. Bài viết của Nguyên Hồng đã khẳng định sự ảnh hưởng của Ngô Tất Tố đối với các đồng nghiệp.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản quyển sách Ngô Tất Tố về
tác gia và tác phẩm do Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu.
Quyển sách đã tập hợp tương đối đầy đủ những bài viết, những lời giới thiệu và những bài phê bình, nghiên cứu về nhà văn - nhà báo - nhà dịch thuật Ngô Tất Tố. Trong đó, có bài viết “Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng” của Mai Hương, thể hiện lòng mến phục và trân trọng đối với Ngô Tất Tố. Đáng chú ý một ý kiến giải thích về văn tài và động cơ viết văn của Ngô Tất Tố: “… Vượt lên mọi hư danh,