Tính cập nhật, thời sự và cái nhìn xa rộng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 92 - 97)

Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn mà còn là "một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho" (Vũ Trọng Phụng). Phẩm chất của một nhà báo đã giúp ông tiếp cận nhanh nhạy với việc cập nhật những vấn đề thời sự nóng hổi của thời đại lúc bấy giờ, từ đó tạo cho ông luôn nhìn sự việc một cách sâu sắc, nhìn xa nhìn rộng. Xã hội Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đặt ra nhiều vấn đề thời sự. Những năm trước và sau 1930, khi thấy phong trào cách mạng đang dần dần lớn mạnh ở khắp cả nước, để đánh lạc hướng dư luận và quần chúng nhân dân, thực dân Pháp đã đề ra phong trào phục cổ, bảo tồn quốc túy. Chúng hô hào khôi phục những hủ tục ở hương thôn, tôn sùng nho giáo, đề cao luân lý phong kiến...Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề nông dân và chế độ sưu thuế được dư luận đặc biệt quan tâm. Đứng trước hiện thực đó, Ngô Tất Tố đã kịp thời bám sát những vấn đề thời sự của xã hội mà phản ánh trên từng trang văn. Đọc tạp văn Ngô Tất Tố chúng ta như thấy nổi lên là xã hội Việt Nam thu nhỏ lại trong mỗi trang viết là một lối sống, một phong cách sinh hoạt của người dân, thể hiện những suy nghĩ trăn trở về cuộc sống của mỗi người dân đặc biệt là người nông dân Việt Nam và nghề cầm bút. Cùng với sự đóng góp về nội dung, để sức lan tỏa của tạp văn đến với độc giả Ngô Tất Tố bằng tính cập nhật, thời sự và cái nhìn xa trông rộng đã mang đến cho chúng ta sự tò mò cụ thể qua các bài viết của ông.

Ngôn ngữ của ông đã gắn với những sự kiện thời sự nóng hổi như: Phong trào phục cổ, chính sách thuế khóa, và nạn cho vay nặng lãi...

Tạp văn Ngô Tất Tố có một đặc điểm mà hầu hết bài viết nào cũng có đó là tính cập nhật, thời sự thể hiện tần số khá nhiều, tạo nên sức hấp dẫn, làm cho người đọc luôn hướng theo bài viết của mình. Trong Dân An Nam văn minh hơn

dân Huê Kỳ, tác giả nêu rất cụ thể: “Số báo Phương Đông hôm qua, ở trang ba có

đăng tin rằng: Nước Hoa Kỳ đương đóng một chiếc tàu cực lớn, bề dày 785 thước, bề ngang 150 thước, máy phát động cộng được 35000 mã lực, đó là tin

của báo Thực Nghiệp mà Đông Phương trích lại, nhưng ở dưới bỏ sót không đề rõ chỗ sản xuất của nó”, hay trong Tôn Văn bị nạn ở Việt Nam có viết: “Giở tờ báo Tàu ở Chợ Lớn thấy có bài đề là “Chuyện Tôn Văn bị nạn tại Việt Nam”, mình phải sửng sốt mà lấy làm lạ. Tôn Vinh khi làm cách mệnh chỉ có bị tai nạn ở Luân Đôn một lần, còn khi chạy sang nước mình, thì được yên lành hẳn hoi sao có chuyện ấy?”. Một loạt các thông tin thời sự được cập nhật hàng ngày, hàng giờ mang tính cụ thể, chính xác và từ các nguồn tin đều được Ngô Tất Tố ghi vào trong bào viết của mình. “Ngày mồng 5 tháng 9 sắp tới này, tại Luân Đôn sẽ mở ra cuộc hội nghị “bàn tròn”, riêng bàn về chính trị Ấn Độ, họ cũng mời ngài và bà E-đuy (Aidu) cùng một trăm đại biểu Ấn Độ sang dự” (Mình cũng như thánh Găng Đi), “Theo tin một tờ báo ở Hà Nội đã đăng - ở Nha Trang lóng này dư

luận đương ậm ực về việc hôn nhân của cô M.nào đó” (Đám kết hôn đáng chú ý hay là một điều nên mừng của xã hội Việt Nam), “Hơn một tháng nay”, “Đọc báo

hồi này ai cũng phải ghê cái thủ đoạn anh hùng của Hitler, dù rằng người ta vẫn không hoan nghênh công việc của hắn (…), một anh thợ sơn tay trắng (Chúa trùm Đảng áo nâu sẽ xuống địa ngục), “Tờ báo của ông Trác ở Huế và tờ của

ông Sơn ở Hà Nội, Thời Vụ số trước đã giới thiệu” (Dân là quý), “Tôi nhớ từ cuộc họp đầu tiên ở nhà Nhạc hội bờ Hồ đến cuộc họp cuối cùng ở hội quán của hội Hợp thiện, trong vòng 7, 8 năm trời, làng báo Bắc Kỳ tất cả 6 lần bàn việc lập hội báo giới. Tuy rằng ông Huy không đến dự đủ sáu lần nhưng cũng dự được tới 5 lần” (Sao lại nỡ phản đối), “một báo hàng ngày ở Hà Nội mới nói cho độc giả biết cái tin rất quan hệ trong chiến tranh Trung Nhật. Họ bảo đó là tin của báo Anh, do một phóng viên người Anh theo lời viên quan võ Tàu mà thuật lên báo. Theo bài tường thuật của báo Anh (…) tại tỉnh Sơn Tây (…) Dục Anh năm nay mới 37 tuổi. Tuy không có râu năm chòm như cụ tổ 49 đời, nhưng mặt cũng hơi đỏ…” (Nước Anh đến lúc đốn), “Cứ như tin tức nhận được trong ngày hôm nay, thứ bẩy 2 Septembre, 1939 thì tình hình Châu Âu cũng đã nghiêm trong cực điểm (…)Từ sáng hôm qua (…) Trưa hôm qua (…) Chiều hôm qua, (…) hôm nay” (Hít Le tất chết).

gây sự chú ý của người đọc. Các tin như “Chủ nhật vừa rồi, các báo đều có đăng tin cụ Nguyễn Công Lự tử tự ở làng Yên Viên” (Vua Nghiêu cũng đến tử tự), “Nội trong lịch sử nước nhà, có lẽ không hồi nào rối bằng hồi cuối Lê. Rồi đây tập Bóng Lê tàn của báo Đông Pháp sắp đăng, các bạn sẽ thấy hồi ấy nước ta xảy ra biết bao nhiêu chuyện đáng thương, đáng giận, đáng khóc, đáng cười nữa (…) Bây giờ họ Trịnh đã đến lúc khốn đốn. Trịnh Sâm bị Đặng Thị Huệ ám ảnh khi sắp chết mới dặn các quan lập con nhỏ làm Chúa…” (Chúa phải đút lễ cho lính), “May quá, mở đầu cho chuyện hàng ngày năm Nhâm Ngọ, tôi gặp việc quan hệ của thế kỷ hai mươi. Ấy là việc Tân Gia Ba thất thủ” (Thần thánh An Nam vẫn

thiêng), “Nước Đại Cồ Việt nhà ta thật lắm chuyện lạ! Năm nọ ở đường Quần

Ngựa đã có con lợn đẻ ra nửa người nửa lợn, bây giờ ở làng Yên Thái lại có con dê đẻ con nửa người nửa dê” (Về chuyện dê đẻ ra người), Ở tỉnh Bắc Ninh đương có vụ kiện tình phụ, tuy không lạ nhưng đáng chú ý. Nguyên đơn vụ ấy là Đỗ Thị Lang, quán làng Tuyên Bố huyện Lang Tài. Từ thuở mới 19 cô Lang bị mẹ gả ép cho M. Trịnh Văn Công…” (Năm trăm còn là giá rẻ), Tại vùng Yên Phụ mới có một đám hôn nhân ly kỳ (Tội tại không học phong dao), “Như tin báo Đông Pháp mới đăng, bác Nghĩa bị mẹ kiện là bất hiếu” (Đó là ông trời ra oai) , “Có tin nói

rằng: Quan tuần phủ Phú Thọ vừa mới sức các phủ huyện điều tra về các thứ cây làm thuốc ở trong hạt mình…” (Mất ngựa có khi là phúc), “Số báo Đông Pháp ra ngày thứ bẩy vừa rồi, có tin nàng Lê Thị H. tử tự chỉ vì một câu bông đùa trong cuộc đánh bài” (Chỉ nên trị cái tội cái miệng), “Đọc tin ông trưởng giáo Ng. ở trường Gia Lộc tát tai cậ Phạm Duy Đô mà báo Đông Pháp mới đăng” (Không bằng ông Thân của Vương An Thạch), “Cách đây chừng bốn năm hôm chi đó, tại

hiệu thuốc phiện Tản Đà ở phố Khương Trung trong huyện Hoàn Long, đương đêm, có bốn quân gian xông vào trói bà quả phụ Nguyễn Khắc Hiếu cướp lấy một số thuốc phiện đáng giá trên một trăm rưỡi đồng” (Trời còn ghen đến bao

giờ), “Mới đây, các báo đều có đăng tin bác Nguyễn Bá Kiên ở làng La Dương,

trong cuộc chơi trăng bờ giếng, vì câu nói đùa, bị Bùi Văn Tự đâm chết, đến khi người nhà chạy ra, hung thủ đã trốn mất rồi!” (Nói và nghe), “Hôm nọ, dưới đầu đề này tôi có nói về một người Hà Nam thắt cổ chết theo em. Đấy là chuyện của đàn ông. Nay lại có một việc khác, có thể chung đầu đề ấy, nhưng là chuyện của

đàn bà” (Lại chuyện của người kim bụng cổ), “Theo tin Đông Pháp, kỳ thi nha khoa lần thứ hai, khóa tháng sáu năm 1943 của trường thuốc Hà Nội tất cả có sáu thi sinh trúng tuyển, nữ giới chiếm được hai người, một người đầu, một người thứ ba, các ông nam giới chen được từ ngôi thứ hai thứ tư trở xuống” (Sự tiến bộ

của nữ giới), “Mới đây, Đông Pháp có đăng cái tin bà Hoàng Thị M. vì tiếc 25

đồng bạc mà thiệt mạng, bạn đọc chắc còn nhớ”. Tất cả những thông tin mang tính cập nhật thời sự như vậy về cơ bản đều là những dòng chữ và con số biết nói, mang đến cho người đọc một cách tiếp cận nội dung, nhìn sự việc một cách thuyết phục hơn, sâu sắc hơn. Cũng từ đó mà người đọc và những thế hệ đi sau có thể bao quát hơn xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Cùng với hiện thực cuộc sống đời thường được Ngô Tất Tố cập nhật, mang tính thời sự, đó là cái nhìn xa rộng của nhà văn. Đó có thể hiểu là những dự đoán của ông, hay là những suy nghĩ, giải pháp, quan điểm của Ngô Tất Tố khi nói về chiến tranh, về văn hóa v.v.. Ngô Tất Tố đã rất tinh tế khi kể lại câu chuyện của Thánh Găng Đi, ông được mời sang Ấn Độ dự hội nghị “bàn tròn”, đây là điều rất lấy làm vinh dự và long trọng. Với vai trò là người đứng đầu, thế mà ông lại đi sang bằng phương tiện tàu họa, nhưng lại đi sang bằng chuyến tàu hạng bét, toa cuối cùng. Chi tiết Thánh Găng Đi, ló đầu vào cửa sổ nhìn vào hàng ghế thứ nhất đã làm mất đi tính quyền lực và uy thế của mình. Ông cũng không khác gì những hành khách hạng bét trong chiếc tàu đó và có lẽ cũng chỉ những người thuộc tầng lớp thấp cổ bé hỏng mới ngồi trên toa tàu hạng bét kia. Ngô Tất Tố đã có những thách thức khẳng khái nhưng lại mang tính giải pháp để làm ôn hòa, dịu đi tình hình có thể xẩy ra sắp tới. Chi tiết “Muốn cho báo Tương Lai không công kích, tốt hơn là các ông thôi làm sự ám muội” (Mấy ông lớn với báo Tương Lai), Trong bài Nào ai buôn cái xác cụ Vĩnh Nghiêm, trong đó Ngô Tất Tố đã nói rõ hình hình xã hội Việt Nam lúc đó, nghề buôn là nghề thịnh hành nhất, người ta có thể buôn bất cứ thứ gì kể cả tôn giáo, xác chết cụ Vĩnh Nghiêm cũng là món lợi lớn, trong phần kết thúc Ngô Tất Tố viết rằng “Ai có dại gì mà buôn thứ hàng nguy hiểm như thế!”, cái sâu xa của tác giả muốn đặt ra ở đây là tôn giáo là vấn đề nhảy cảm, nếu đụng chạm vào không khéo làm ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị cả xã hội Việt Nam kể cả tính mạng. Trong Hít Le tất chết, Ngô Tất Tố

đã nhận định rất đúng tình hình diễn biến chiến tranh của các nước Đức, Anh, Pháp: “Với sự cương quyết vô cùng quân đội Đức sẽ tranh đấu vì danh dự, vì sự sống còn của đất nước Đức quật cường”, Ngô Tất Tố Nhận xét: “Khiếp chưa! Nhập cả bấy nhiêu tin tức mình ở xa cũng có thể tượng Châu Âu bây giờ chẳng khác nồi canh đương sủi. Tình thế hiện nay chỉ cách chiến tranh bằng một sợi tóc. Nếu ngoài Đức và ba một nước nào khác đi dấn vào cuộc điên rồ bằng một sợi tóc nữa, ấy là thành ra thế giới đại chiến. Vả chăng, cái sự đi thêm một sợi tóc nữa, với các nước Châu Âu ngày nay, không phải là sự khó khăn, thế thì chiến tranh có thể xẩy ra được lắm. Lúc này nhiều người đương nghĩ như thế. Riêng tôi thì tôi vẫn giữ lời đoán trong số báo trước. Nghĩa là tôi quyết định năm nay không có chiến tranh (…) Hôm nay trước những máy bay trái bom của Đức, cụ Văm Béc Lang, tể tướng của Đại Anh quốc đã truyền đại sứ nước ngài ở Bá Linh bảo cho Chính phủ Đức biết rằng: nếu Đức không đình chỉ các hành động khiêu khích và rút quân đội của họ ở Ba Lan về, thì đại sứ Anh sẽ…xin Đức cấp cho cái giấy thông hành để về nước Anh kia mà”. Vậy là Ngô Tất Tố đã võ đoán được tình tình chiến tranh của Đức. Hay từ “chuyện dê đẻ ra người” xuất phát từ tình hình thực tế mà Ngô Tất Tố muốn báo động cho mọi người rằng “Hỡi các cụ răng móm còn mua hầu non! Hỡi những ông đầu bạc còn thích có đào! Hỡi những bà năm con chưa hết lòng chồng! Các kiếp người dê nhục lắm. Các cụ các ông các bà nên coi chừng!”. Đó là tai họa nếu những ai còn trăng hoa, không biết thân biết phận của mình.

Không những thế, Ngô Tất Tố còn biết vận dụng những cây thuốc sẵn có ở Việt Nam để chỉ ra cho các nhà cầm quyền trong việc nghiên cứu thuốc Nam, trong Mất ngựa có khi là phúc ông viết: “Ở nước Việt Nam, không phải một tỉnh Phú Thọ có rừng. Giả sử các tỉnh thượng du Bắc Kỳ và các tỉnh Trung Kỳ, đều có những người sốt sắng với việc kê cứu thuốc Nam như tỉnh Phú Thọ rồi thì các ông bác sĩ dược sĩ giúp thêm vào, chắc không bao lâu nước Việt Nam sẽ không phải bám vào thuốc nước ngoài mà sống như từ trước đến giờ”. Ngô Tất Tố cũng đã thể hiện cách trị những tội khó trị trong xã hội lúc bấy giờ một cách nghiêm túc: “Sau khi đọc bài “Những điều trông thấy” của báo Đông Pháp ra ngày 23 Juin, nói việc nước Đức trừ nạn đầu cơ tích trữ bằng cách bắt trói phạm nhân, đề

biển nêu rõ tội trạng ở trước công chúng, tôi rất đồng ý với tác giả, muốn mượn cách đó để trừ cái nạn buôn bán trái phép của xứ mình. Hơn nữa, tôi còn nhận rằng: những tội khó trị ở các xã hội, chỉ có hình phạt nghiêm khắc là trừ được hết. Vì vậy, tôi cho ngũ hình đời cổ của Tàu là rất nhân đạo” (Hãy thử dùng lại

ngũ hình thời cổ). Qua đó, chứng tỏ rằng Ngô Tất Tố là hiểu sâu hơn ai hết cuộc

sống cực khổ mà người dân đang phải hứng chịu nên những giải pháp ông đưa ra đều thấu đáo, phù hợp với tình hình thực tiễn, thể hiện được cái nhìn xa rộng là vì thế.

Không chỉ là tấm gương trung thành của một thời, cách đây trên hai phần ba thế kỷ, mà vẫn còn rất cần cho việc hiểu chính đời sống hôm nay. Rất nhiều chuyện đời lớn hoặc nhỏ trong các chuyên mục: Gặp đâu nói đấy, Nói giữa

trời, Thật hay bỡn, Ném bùn sang ao, Nói chơi, Nói hay... đừng,... không chỉ là

chuyện diễn ra chỉ vào thời ấy mà vẫn còn in rất đậm dấu ấn thời sự, trên khắp mặt đời sống công quyền; đình chùa và lễ hội; y tế và giáo dục; báo chí và văn chương; thôn quê và kẻ chợ... Cả một toàn cảnh thật là sống động qua ngòi bút “tả chân” siêu việt của Ngô Tất Tố, từ tệ chạy danh chạy lợi ở các nha môn; quấy rối tình dục trong học đường, các cuộc đụng độ gay gắt về hôn nhân, gia đình; mê tín dị đoan, tục đốt vàng mã trong các lễ hội; lừa bịp trong quảng cáo... tất cả đã được tài tình dựng thành các cuộc chơi, làm nên sân chơi hấp dẫn trên mặt báo, theo cách nói quen thuộc bây giờ. Hãy nghe Thục Điểu viết trong mục Nói chơi (1931): “Cuộc đời chỉ là chỗ “trò chơi” của các đấng siêu việt, người đời chỉ là kẻ “làm đồ chơi” cho các đấng ấy”... Cùng với biết bao nhiêu là cách chơi: “Anh hùng hào kiệt chơi bằng sự nghiệp thanh danh, đại thánh đại hiền chơi bằng luân lý đạo đức, các nhà chính trị chơi bằng lưới phép cạm hình, các nhà võ bị chơi bằng máy bay tàu chiến, nhà săn bắn chơi bằng súng, nhà kiếm hiệp chơi bằng gươm, bọn đổ bác chơi bằng lá bạc quân bài, khách hoa nguyệt chơi bằng tiếng hát cung đàn, gái giang hồ chơi bằng màu son nước phấn... Thục Điểu cũng sinh ra ở cái bầu “chơi” này, lẽ tất nhiên là phải chơi, nhưng Thục Điểu không chơi bằng những món kia mà chơi bằng lời nói”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 92 - 97)