Phản ánh đời sống chính trị trong xã hộ i:

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 59 - 70)

Bên cạnh những đóng góp tích cực của Ngô Tất Tố trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống thường nhật, đời sống văn hóa, Tạp văn Ngô Tất Tố cũng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả - một Ngô Tất Tố nhân cách, thái độ đấu tranh không mệt mỏi; phản ánh đời sống chính trị trong xã hội lúc bấy giờ một cách sắc sảo.

Năm 1928, xác định "đề mục trên mặt báo như con mắt trên mặt người", hai năm sau, Ngô Tất Tố mở chuyên mục "Gặp đâu nói đấy", mỉa mai một cách chua cay những kẻ gian xảo. Trong những tên bồi bút, quan lại tay sai, ta thấy Ngô Tất Tốtác giả chú ý và đả kích nhiều đến hai nhân vật Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh (Cho dù sự đả kích ấy, đôi khi do lòng sốt sắng của một người yêu nước, ngay tức thì. Hai nhân vật này ngày nay đã từng bước được nhìn nhận, đánh giá lại trên một số phương diện). Hai ông đều là trí thức Tây học, đều muốn đem hiểu biết của mình cải tạo xã hội. Tuy nhiên, suy nghĩ của hai ông không phù hợp với tình hình đất nước ta lúc bấy giờ. Những lời giáo huấn, những bài báo của các ông đều có lợi cho sư cai trị của thực dân Pháp. Tư tưởng trái với lòng dân, trái với cách mạng nhưng hai ông cứ khăng khăng là đúng. Bởi các ông là những

con người được thực dân đào tạo và nâng đỡ nên nhìn thấy nước mất, nhà tan mà vẫn cố tình làm ngơ lại còn biện hộ bằng những luận điệu gần như mang tính phản động. Ngô Tất Tố là người nhìn xa trông rộng lại, có cốt cách một người cách mạng, phân biệt đúng sai, thị phi rất rõ ràng. Ông không ưa hai ông Quỳnh, ông Vĩnh vì nhận ra ở họ có những thủ đoạn giả dối, vờ vịt.

Trong hai năm từ 1930-1931, Ngô Tất Tố viết mười bảy bài thì trong đó có bảy bài nói về Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Trong đó, ông tập trung vào Phạm Quỳnh nhiều hơn. Ngô Tất Tố đã gọi “ông Phạm Quỳnh là bạc tình lang” vì ông có tài “theo gió bỏ buồm”. Tập báo Nam Phong đã thổi ông ta lên vù vù, tên tuổi Phạm Quỳnh chính là nhờ Nam Phong đưa lên cao. Vậy mà khi tập báo gặp thời kì khó khăn, ông ta đành đoạn “ruồng rẫy ngay, ả mà ôm ái tình đi sang con đường chính trị (…) chẳng ó ê đến ả, để cho ả sống dở chết dở, thoi thóp ngắc ngoải hai tháng ra một số, ba tháng ra một số” [1920;32]. Bỏ tập báo Nam

Phong sang con đường làm chính trị nhưng vẫn lớn tiếng cho rằng mình chỉ làm

văn hoá, không làm chính trị. Tuyên bố không làm chính trị nhưng vẫn cho báo nghỉ để soạn hiến pháp cho Trung Bắc kì. Thủ đoạn “giấu đầu lòi đuôi” đó đã bị Ngô Tất Tố vạch trần trong bài Ông Thông Reo tiết lộ việc bí mật của ông Phạm

Quỳnh: “Tiên sinh Thượng Chi vẫn tuyên bố không phải nhà chính trị mà lại nhè

dịp sắp có việc cải cách, xướng ra việc hiến pháp là việc chính trị to như trời, vả lại hiến pháp không phải là hiến pháp trơn, hiến pháp có đèo thêm việc giáo dục, lại nối vào cái đuôi bảo tồn chữ quốc ngữ, để phá ngầm việc sửa đổi chữ quốc ngữ của ông Vĩnh”[1920;31]. Thực chất của việc này, theo Ngô Tất Tố và Phan Khôi, thì Phạm Quỳnh đang dòm ngó chức Thượng thư Bộ học. Tài đấu đá cũng như với những thủ đoạn cơ hội, tuỳ thời đó thì chức Thượng thư Bộ học chắc chắn vào tay của Phạm Quỳnh, thậm chí có thể ông còn được kiêm cả chức Tổng trưởng bộ lập pháp nữa. Ngô Tất Tố thật sắc sảo, khi ông dùng lời văn sắc nhọn của mình để viết lên sự thật, làm cho đối tượng bị ê chề, nhục nhã một phen. Không chỉ giữ một chức mà tiên sinh Phạm Quỳnh một mình kiêm nhiều chức vụ, nhiều trách nhiệm khác nhau. Với bài Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông

Thượng Chi, Ngô Tất Tố đã phê phán nhân vật nay một cách quyết liệt với thái độ mỉa mai cay đắng: “Ở đời chỉ có cu cậu phường chèo là một mình có thể làm

được đồng thời nhiều việc trái nhau, vừa phường kèn, vừa phường trống, vừa tế viên, đông tán, vừa tế viên tây tán… Còn Phạm phu tử là nhà học giả, dù có tài “theo gió bỏ buồm” mà một mình làm nên bấy nhiêu chức tước trên kia, nhưng cũng không phải là người có đủ bẩy mươi hai phép hoá thân như Dương Tấn ở truyện Phong Thần, chắc không lẽ phút chốc ngài ngồi vào ghế Thượng Chi mà chất vấn ông Phạm Quỳnh, phút sau ngài lại nhảy lên ghế ông Phạm Quỳnh mà đối đáp với ông Thượng Chi” [1920;36]. Chỉ ra sự vô lí đó, cuối cùng Ngô Tất Tố đưa ra việc ông Phạm Quỳnh viết hiến pháp mà câu này mâu thuẫn câu kia: “Nước Nam có tính tình phong tục riêng, trải qua bao ngàn năm tiến hóa, khác hẳn với dân tộc khác (…) đường tinh thần đã biến hóa theo Tàu cả (…) trong mười thế kỷ thuộc người Tàu (trên chữ thuộc nguyên văn còn có chữ nội, mạn phép ngài xin tước đi) vẫn giữ được bản tính mình” (…) dân tộc An Nam đối với dân tộc Tàu cũng khác hẳn” [20;36], quả đúng như Ngô Tất Tố nói rằng đó là ông Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thượng Chi. Ấy là hậu quả khó tránh khỏi của tình trạng một người kiêm quá nhiều việc khác nhau. Để lừa bịp quần chúng, thực dân Pháp lợi dụng những kẻ như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Quang Chiêu,… Họ làm ầm lên quanh chủ trương “Trực trị”, “bảo hộ”, “lập hiến”…Cả ba ông thi nhau đưa ra hiến pháp. Hiến pháp của họ Bùi chủ trương chỉ có hai bộ chủ động: Chính phủ bảo hộ và nhân dân Việt Nam…Ông Quỳnh khi thảo hiến pháp cho nước Nam cũng theo mẫu ông Bùi mà thêm vào hoàng đế Bảo Đại thành một cạnh nữa, thành ra “hiến pháp chân vạc”. “Nguyễn Bá Trác (Phạm Quỳnh) thảo Hiến pháp cho nước Nam cũng theo mẫu của ông Bùi mà thêm vào Hoàng đế Bảo Đại làm một cánh nữa, thành ra “hiến pháp chân vạc”. Ông Bùi chỉ có hiếp pháp hai cạnh còn làm được Chánh hội Quản hạt, mình có hiến pháp rành rành ba cạnh, há chẳng nhảy lên cái ghế Viện trưởng Viện Dân biểu Bắc Kỳ được sao?” [1920;23-24]. Ông Bùi tiến thân bằng con đường lập đảng, ông Quỳnh đi bằng con đường lập hiến, ông Vĩnh đi bằng cách lập đảng của ông Bùi. Tuy đi theo bước đường lập đảng của cụ Bùi, nhưng ông Vĩnh quay về mặt quốc dân, lấy quốc dân làm tên đảng, chỉ thêm vào hai chữ đại biểu cho người ta khỏi ngờ là đảng của hội kín Việt Nam. Mục đích của họ là đuổi nhau để tranh giành quyền lợi và địa vị do chính phủ thực dân ban cho. Những việc

làm hèn ha, nhục nhã đó của họ đã bị Ngô Tất Tố phanh phui trước công chúng qua tạp văn “Sau lưng cụ Bùi Quang Chiêu, hai ông Quỳnh, Vĩnh đuổi nhau xồng xộc”. Họ bày ra các trò đó chỉ cốt là để “Vinh thân phì gia”, chứ chẳng can hệ gì đến lợi ích của dân tộc cả. Tất cả đều là sự tính toán của các nhà lãnh đạo “lợi dụng tín nhiệm bà con Năm châu, các cụ đã bước qua tủ bạc năm chục muôn của hạng nọ, thẳng tới mấy ngàn mẫu Tây đất kia, làm cho người đã tin cụ chỉ trơ mắt mà ngó” [1920;23-24] .

Ngoài ra hai ông Quỳnh, Vĩnh còn bày trò qua mắt thiên hạ, thường xuyên xích mích với nhau. Khi bàn chuyện cải cách thì mỗi ông giữ một ý. Rồi liên tục bút chiến dữ dội ở trên báo. Đến nỗi tờ Ami du peuple (Bạn dân) đã đăng hình hai ông văn sĩ này đang đánh bốc với nhau. Người ngoài nhìn vào ai cũng nghĩ mối quan hệ giữa hai người rất căng thẳng, mâu thuẫn gay gắt. Nhưng riêng Ngô Tất Tố đọc ra ngay đây chỉ là một chiêu bài qua mắt thiên hạ. Ngô Tất Tố bình luận: “Ông Vĩnh và ông Quỳnh là bực khôn trẻ nỏ già khi nào lại chơi kiểu dại dột ấy. Cứ ý mình tưởng thì hai ông Vĩnh, Quỳnh hồi này cũng có đánh chác nhưng không phải đánh bốc, các ông ấy đánh bài Tây đấy”[1920;56]. Thực ra hai ông là “cùng hội cùng thuyền với nhau” nhưng giả vờ bút chiến để đánh lừa thiên hạ và cốt để lấy lòng Chính phủ mà thôi.

Ngoài ba ông trên, Phạm Huy Lục cũng là một đối tượng thường xuyên bị Ngô Tất Tố mỉa mai cay độc. Từ chuyện ông này được bầu làm Viện trưởng Viện dân biểu Bắc kì, Ngô Tất Tố đặt ra câu hỏi vì sao họ lại bầu ông Lục? Ngô Tất Tố đã tìm ra thủ đoạn của ông Lục. Không phải vì ông Lục có học, hay do dân bầu ra mà vì trước khi bầu, ông Lục đã đưa các ông kia đi ăn nhậu để lấy lòng. Nhân dân ta có câu “Ăn cây nào rào cây ấy”, ông cho họ ăn họ bầu ông là phải. Hơn nữa, theo Ngô Tất Tố họ bầu ông Lục là họ “kính trời”, “sợ trời”. Sách Hán Đổng Trọng Thư có chép rằng “Dân lấy sự ăn làm trời”, tính mệnh của dân quan hệ ở sự ăn, ông Lục cho họ ăn, nên họ xem ông là “trời” và bầu cho ông đó thôi. Lấy chuyện xưa, nói chuyện nay, Ngô Tất Tố đã chỉ rõ việc hám danh hám vị của một kẻ chẳng có gì là giỏi giang. Ở bài Đã thấy ông Phạm Huy Lục Ngô Tất Tố còn đả kích mạnh mẽ hơn: “Đáng lẽ ông Lục cũng không muốn ra ứng cử khoá này, nhưng nếu không làm dân biểu thì ông ấy sẽ thành ra vô nghề nghiệp -

vì ngoài nghề “dân biểu” ông Lục không còn biết một nghề nào khác - sợ hoặc có ngày bị ghép vào tội du đãng, cho nên ông ấy ngậm cay nuốt đắng cố theo đuổi với cuộc bầu cử năm nay”[1920;134]. Cuộc bầu cử diễn ra cũng hết sức phức tạp, dẫn đến cái chết của cụ Lữ trong bài Vua Nghiêu cũng đến tự tử. Con trai của cụ Lữ là Nguyễn Công Thập, đã làm chánh hội, lại quyền lý trưởng khá lâu. Đến khi “ứng cử lý trưởng, hai lần bầu đi bầu lại, ông ta đều được thắng phiếu. Cả làng đều cho là sẽ trúng cử. Không ngờ bên phe tranh có phép thần thông, họ đã hai phen dâm toạc đơn bầu của ông này để giật lấy mẩu triện đồng về họ. Cụ Lữ uất về chuyện đó nên mới thắt cổ cho rồi”[20;172]

Lên án các thế lực quan lại, bồi bút tay sai, Ngô Tất Tố còn dùng ngòi bút của mình tấn công và những tổ chức chính trị văn hoá do thực dân và tay sai lập ra như : Viện dân biểu, Hội khai trí tiến đức…Ông đòi giải tán Viện dân biểu vì nó chẳng có ích gì cho dân cả. Viện bây giờ chỉ có hai nhiệm vụ: “ngồi đó để chính phủ hỏi ý kiến và đưa lên chính phủ những điều nguyện vọng của dân. Thế nhưng, hai cái nhiệm vụ ấy các ông dân biểu vẫn chưa được phép làm cho trọn vẹn, nghĩa là khi chính phủ hỏi đến các ông ấy chỉ được trả lời bằng những câu chính phủ định nói, khi nào trình bày nguyện vọng của dân, các ông ấy chỉ được nói những điều chính phủ muốn nghe”. Vậy đó, Viện dân biểu mà toàn thấy chính phủ biểu. Ngay cả những ông dân biểu cũng phải buột mồm mà than chán vì Viện dân biểu chưa đủ quyền lực để giải quyết một cái gì lớn lao. Theo Ngô Tất Tố, một viện dân biểu không có ích lợi gì tại sao cứ để cho nó tồn tại? Hàng năm còn phải tốn bạc vạn để trả lương, trả tiền cơm rượu, tiền tàu xe hội họp. Trong khi dân chúng thì đói khổ, tiền thì ném vào những trò vô bổ. Ông van xin mấy ông ở Viện dân biểu, buông tha cho cái nghị viện, đừng dùng nghị viện làm nơi tranh mối hàng buôn, mà làm hại cho dân. Con người của Ngô Tất Tố bao giờ cũng nghĩ cho dân, vì thế những gì đi ngược lại với lợi ích của nhân dân là Ngô Tất Tố phê phán. Là một nhà Nho mẫu mực thật đấy nhưng khi cần luận chiến, tranh đấu thì ông chẳng kém người Tây học. Rồi đến cuộc bầu cử mới bắt đầu, dân lại nghiễm nhiên được các ông luật khoa tiến sĩ, điền chủ nghiệp chủ nhận làm anh em. “Những chỗ kín đáo, người ta còn ấn tiền bạc vào tay dân, và tống rượu chè, đàn hát vào miệng và tai dân nữa. Thật là họ đã chiều dân hơn

chiều vong…”. Dân là quý, vì dân có lá phiếu bầu. Đúng là chưa bao giờ người dân được trọng vọng như lúc này. Bầu xong rồi thì sao? “Các ông sẽ đặt dân xuống gót chân để bước lên những đống bạc nghìn bạc vạn. Với các ông Nghị, cái quí của dân hết rồi” (Dân là quý) [1920;136], dân là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất và bị đối xử nhất trong xã hội.

Ngô Tất Tố còn viết về: "Cuộc đời chỉ là chỗ "trò chơi" của các đấng siêu việt, người đời chỉ là "kẻ làm đồ chơi" cho các đấng ấy… Thục Điểu sinh ra ở cái bầu chơi này, lẽ tất nhiên phải chơi, mà chơi bằng lời nói, ai chẳng chơi với Thục Điểu thì thôi, còn ai thích chơi với Thục Điểu từ mai giở đi, nó sẽ nói cho nghe". Hình ảnh Thục Điểu mà Ngô Tất Tố lấy làm bút danh (tức Chim nước Thục). Thục Điểu làm tổ rất công phu, đi kiếm ăn, dù gần xa hay gặp mưa to gió lớn, đều lần tìm bằng được đường quay về tổ. Chẳng may mất tổ lạc đất, tiếc tổ nhớ đất, Thục Điểu đã kêu gào thảm thiết đến bật máu ra khỏi mỏ cho tới chết. Nói “Thục Điểu chết” “không phải là nó sẽ tắt hơi hết thở, bị khiêng vào quan tài như người ta chết, nghĩa là từ mai trở đi, trong cột báo này, không có cái tên Thục Điểu đó nữa” [1920;86]. Với ước nguyện thầm kín, da diết với cội nguồn, khi "Nói mà chơi", Thục Điểu đã lên tiếng bảo vệ tất cả những gì tốt đẹp của truyền thống, quyết liệt công kích mọi thói hư tật xấu trái ngược với đạo lý, xa lạ với cuộc sống đời thường. Chỉ trích Kiểu đất phố Hàng Trống…Quý trọng đức thật thà, ghét bỏ thói điêu ngoa, lường gạt… nên "sân chơi hấp dẫn" trên mặt báo của Ngô Tất Tố nhanh chóng trở thành "sàn đấu sôi động" với bút pháp "xác chỉ", linh hoạt: Không phải đánh bốc đánh bài Tây đấy, Cô Nguyễn Thị Khang sang Tây làm gì, Sao ông Bùi Thế Mỹ nỡ giấu chúng tôi, Chực sang tân thế giới mà thoát à!, Có mà kiện lên thiên đình, Báo hay nhà thổ… Đến tháng 8/1931, Ngô Tất Tố "tuyên bố rõ ràng, chớ không đổi ngầm đổi lén như mấy ông văn sĩ bị án với dư luận", tác giả đã cho Thục Điểu "bay về nước Thục" và thay thế bằng Dân Chơi (Người sành điệu thưởng ngoạn) là một bút hiệu là lạ, ngang ngang. Dân Chơi đã thuật lại chuyện Ngô Tất Tố vào Nam theo đường tàu biển. Dân Chơi đã kế tiếp xứng đáng công việc viết tạp văn của Thục Điểu và kết thúc thời kỳ làm báo Đông Phương của Ngô Tất Tố.

Phải công nhận Ngô Tất Tố là người đa tài, người ta nói ông có khả năng viết mỗi ngày một bài, mỗi bài một kiểu quả không ngoa. Ngòi bút của ông ngày càng mạnh mẽ, tấn công hết, tấn công đến cùng đối với các thế lực có hại cho tổ quốc, cho nhân dân. Ngô Tất Tố vạch trần bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của bọn phản cách mạng, của dân ngoại quốc lợi dụng dân ta để tuyên truyền cách mạng cho ngoại quốc. Trong Tô Văn bị nạn ở Việt Nam, Ngô Tất Tố đã phản ánh: “Ở nước ta tại tỉnh Sóc Trăng trong Nam cũng có một chi bộ Quốc Dân đảng của Hoa kiều. Năm trước chi bộ này có mượn hội quán của bọn khách trú Trào Châu ở đó để làm đảng bộ, rồi thì chiếm luôn của họ. Bọn Hoa kiều Trào Châu lấy làm bất

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w