Nghệ thuật dẫn chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 113 - 120)

Trong tác phẩm người dẫn chuyện có vai trò rất quan trọng, có thể nói nó là khâu kết nối giữa người nghe với câu chuyện được nói đến trong tác phẩm. Đó là quan hệ của các mối quan hệ, người dẫn chuyện sẽ dẫn dắt người đọc khám phá, tìm hiểu sâu hơn những vấn đề mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm.

Vai trò là người dẫn truyện: có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất, cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà chính mình đã mắt thấy tai nghe, cũng có thể tác giả lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người trong cuộc, cũng có thể lùi xa sự kiện để nhìn sự kiện một cách lí trí hơn.

Cách dẫn chuyện bằng ngữ điệu, người dẫn chuyện xuất hiện gián tiếp: “Chà! Chà! Nước lọ cũng có sóng cồn! Báo Nông công thương hồi này cũng muốn vượt khỏi vùng thương công nông mà bôi ra mỗi mục một tí, lại cả phò người nọ, đánh ngưới kia kia nữa.

Như vậy là phải! Ai cấm được? Ai dám cấm? con voi có cơ thể của con voi…” (Đã dại thì thôi định hún ai). Mới đọc ta thấy giật mình với ngữ điệu vừa mỉa mai, giễu cợt, hai câu hỏi liên tiếp nhau vừa như thách đố, vừa như ra lệnh đã mang đến cho người đọc một sự tò mò. Tiếp đó, Ngô Tất Tố để cho người dẫn chuyện tiếp tục câu chuyện của mình: “Em nông công thương nhật báo tuy cón bé bỏng cũng là cái báo, chứ ai dám gọi là cái gì? Đã là báo thì phải có đủ lục phủ ngũ tạng của báo. Bày ra đủ các món, mới chiều đủ được các hạng khách ăn

hàng, mình cũng phục em bé tí hon cái khóe tinh vặt”. Người dẫn chuyện đóng vai trò là người anh đã được xuất hiện ẩn sau đại từ nhân xưng “em”, báo công nông thương được gọi bằng “em” như là cách gọi của một sự khinh bỉ, chê bai về năng lực. Người dẫn chuyện rất khéo léo khi buông ra câu nói nhẹ nhàng “Tuy có điều này em mình còn hớ lắm”[1920;26] để dẫn người nghe đến với câu chuyện chính trị của ông Phạm Quỳnh.

Tác giả ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà chính mình đã mắt thấy tai nghe “Từ ngày hai tiếng nữ quyền lọt vào đất Việt Nam, các nhà bảo tồn quốc túy cứ lo thom thỏm. Lo rằng một mai phong trào tự do kết hôn nổi lên. Lo rằng bọn con gái họ sẽ thuận ai nấy lấy. Lo rằng việc gả bán không phải là đặc quyền của cha mẹ. Lo rằng đạo tam tòng của thánh nhân đặt ra, sẽ phải suy đồi. Lo vậy là lo xa đấy thôi, chớ đạo thánh là đường mối trong trời đất, suy thế nào được? Người vệ đạo hãy còn nhiều lắm, đầy cả nơi ngõ hẻm hang cùng. Chuyện sau đây của một phóng viên thông tin, có thể làm chứng cho câu ấy” (Chực sang

tân thế giớ mà thoát à!)[1920;49-50]. Một loạt giả định “lo rằng” xuất hiện đứng sau từ láy “thom thỏm” mục đích một mặt tạo sự chú ý của người đọc, mặt khác, nhấn mạnh sự băn khoăn trăn trở của Ngô Tất Tố trước phong trào “khai hưng phục hóa”, nỗi lo về sự lai căng nền vă hóa Việt, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam…

Với cách dẫn chuyện theo lối đảo ngược tình thế, đại từ nhân xưng “mình” xuất hiện là người trần thuật trực tiếp câu chuyện một cách khách quan, Ngô Tất Tố đã mang đến cho người đọc sự chú ý tò mò. Dẫn chuyện theo lối đảo ngược tình thế là phương pháp căn cứ vào lôgic của đối phương để lý luận giải thích, từ đó lấy ngay những gì đối phương trả lại cho đối phương theo kiểu “gậy ông đập lưng ông”. Trong bài Vợ chồng ở thế gian không phải là trai gái lấy nhau Ngô Tất Tố viết: “Nói vậy chắc có nhiều người phản đối. Tự đời Bàn Cổ cho đến thế kỷ thứ hai mươi, từ biển cả núi bồng cho đến những chỗ thành to, chợ lớn, trừ các rạp tuồng sân kịch ra, chẳng phải vợ chồng thì thôi, nếu đã là vợ chồng, tất phải một trai một gái. Vậy mà bảo rằng vợ chồng thế gian không phải là trai gái lấy nhau thì là cái gì?”. Ở đây người dẫn chuyện xuất hiện với vai trò là cái tôi trần thuật trực tiếp khách quan ngôi thứ hai, “Khoan đã! Hãy nghe mình kể chơi

một cái thời sự”, “Khoan đã!” xuất hiện chỉ sự níu kéo giữa người nghe với người kể chuyện xích lại gần nhau, đại từ xưng hô “mình” thể hiện mối quan hệ thân thộc giữa người dẫn chuyển và trực tiếp kể chuyện.

Trong tạp văn của Ngô Tất Tố người dẫn chuyện xuất hiện với vai trò chủ đạo là cái “tôi trần thuật”. Đó là cái “tôi” đầy lôgic, lí trí, giàu lí lẽ và trong chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. “Muốn lúa tốt phải trừ cỏ, đó là phương pháp nhất định của nhà làm ruộng. Suy cho rộng ra, thì các việc trên đời, việc gì cũng nên theo phương pháp đó. Vì sự kiến giải ấy mà cột báo này không dám nể nang những hạng mập mờ giả dối. Hôm nọ tôi đã nói vậy.

Sự kiến giải ấy bao giờ tôi cũng nhận là lẽ thần thánh. Ở đời chỉ có những kẻ mập mờ giả dối là đáng khinh ghét, đáng cho là nguy hiểm, mà phải chỉ cho rõ ra. Chớ nếu đen hẳn ra đen, trắng hẳn ra trắng, thì chẳng làm gì mà phải nói. Cột báo này tuy có mất lòng lắm báo khác, song cũng có nhiều chỗ đáng nói mà không hề động tới bao giờ, không phải có thiên tư gì đâu! Chỉ bởi người ta có thái độ phân minh, đen hẳn ra đen, trắng hẳn ra trắng”[1920;60].

Một trong những cách dẫn chuyện tạo cho người nghe một sự bất ngờ, từ giọng điệu nhẹ nhàng của người trần thuật đến câu chuyện đối thoại giữa hai người là ông Lý Bá với người tuần phu trong bài Họ vẫn ăn vào cái xác chết : “Ông Lý làng tôi đáo để thật! Tôi xin thuật ra đây một cái “đáo để” mà ông ta đã dùng để kiếm tiền. Một hôm trời gần tối, người tuần phu đến lượt quét chợ, hấp tấp chạy vào trình rằng ngoài chợ có bà lão ăn mày chết”, trong một đoạn trần thuật chưa đủ ba dòng đã có đến bốn nhân vật xuất hiện. Người dẫn chuyện lúc này là đại từ nhân xưng “tôi” ngôi thứ hai, vai trò là người chứng kiến câu chuyện xẩy ra kể lại. Từ cách viết của dạng truyện văn xuôi Ngô Tất Tố đã rất khéo léo chuyển sang đối thoại, tạo ra kịch tính câu chuyện làm người đọc hồi hộp, cuốn theo câu chuyện giữa hai người Lý Bá với tuần phu. Cuộc đối thoại đó được viết như sau:

“Ông ta hỏi:

Nó nằm ở gian hàng nào?

Bẩm ông nằm ở gian hàng bà Năm Ngẩn. Có phải gian hàng bán quà bánh phải không? Bẩm vâng!

Được rồi. Thế thì mày đi gọi con mẹ Năm Ngẩn lại đây bảo đã.

Anh tuần chạy đi một lát, thì thấy mụ Năm Ngẩn lật đật chạy theo đến. Ông Lý ra vẻ ôn tồn nói:

Chỗ bà con tôi bảo thật,…”[1920;128]

Ở một cách dẫn chuyện khác, Ngô Tất Tố đã rất linh hoạt khi sử dụng những câu nói thường ngày để dẫn chuyện, tạo sự gần gũi, thân mật, nhưng lại nghi ngờ, có thái độ không đồng thuận “A-di-đà-Phật. Môn đồ nhà Phật ở ta hồi nay hình như đã tiến bộ lắm. Thật vậy” (Cũng còn hơn tăng giới ngày xưa) [1920;175].

Mặc dù mới tìm hiểu qua một số tạp văn trong cuốn Thật hay bỡn nhưng chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, nghệ thuật dẫn chuyện trong tạp văn Ngô Tất Tố rất đa dạng, phong phú, dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng người dẫn chuyện và cách dẫn chuyện vẫn luôn tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc theo những cách tiếp cận riêng có của mình.

Ngôn ngữ, giọng điệu được Ngô Tất Tố sử dụng trong tạp văn, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ trong tạp văn mang tính biểu đạt bao giờ cũng ngắn gọn, chính xác. Tạp văn của Ngô Tất Tố đã đạt đến độ gọn gàng, chính xác và truyền đạt thông tin một cách sáng sủa. Ngôn ngữ trong tạp văn của ông luôn tạo cho người đọc cảm giác đó là ngôn ngữ tự thân mang tính khách quan của sự việc, sự kiện, chứ không hề có sự suy diễn chủ quan của người viết. Ngôn ngữ khách quan này bị chi phối bởi tích chất thời sự của vấn đề mà Ngô Tất Tố đề cập. Phần lớn đề tài mà Ngô Tất Tố đề cập trong tạp văn của mình là những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng.

Cùng với tính chất khách quan, chính xác. Ngôn ngữ trong tạp văn của Ngô Tất Tố còn giàu tính chiến đấu. Ngôn ngữ trong tạp văn của ông, đặc biệt trong những bài viết mang tính chất châm biếm, đả kích mạnh mẽ, thường rất sắc nhọn, gai góc. Ngòi bút của ông đại diện cho công lí, cho chính nghĩa và quyền lợi của người lao động, vì vậy ngôn ngữ chính là vũ khí sắc bén, với nhiệm vụ thiêng

liêng là chiến đấu với kẻ thù của dân tộc. Cũng giống như Lỗ Tấn, Ngô Tất Tố dùng tạp văn để đấu tranh với kẻ thù và đấu tranh với nội bộ quần chúng. Một mặt ông đánh thẳng vào bọn thực dân cướp nước, bọn quan lại bán nước và làm tay sai cho kẻ thù. Mặt khác, ông cũng chỉ ra những cái xấu, cái chưa tốt của quần chúng nhân dân, của đồng nghiệp…tuỳ từng đối tượng chiến đấu mà ông dùng ngôn ngữ khác nhau. Nhưng dù đối tượng đả kích là ai thì ngôn ngữ trong tạp văn của Ngô Tất Tố bao giờ cũng thể hiện một cái nhìn đúng đắn, một sự phân tích, suy luận có cơ sở khoa học, giống như là ngôn ngữ báo chí. Chức năng này của ngôn ngữ không chỉ tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và kiến trúc nội dung của tác phẩm mà còn được thể hiện ngay ở “tít” của mỗi tạp văn, ví dụ như: Từ nay phu xe Hà Nội tức là công chức, Muốn tốt lúa phải nhổ cỏ,…

Thành công về ngôn ngữ của Ngô Tất Tố không chỉ dừng lại ở đó. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, và giàu tính chiến đấu trong tiểu phẩm của ông lại được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với ngôn ngữ của văn chương nghệ thuật. Nhờ sự kết hợp giữa văn chương và báo chí này, Ngô Tất Tố đã đạt được những thành công không nhỏ ở thể loại phóng sự. Với khả năng sáng tạo đó, ông lại gặt hái thành công ở thể loại tiểu phẩm. Có thể nói, ở Ngô Tất Tố có sự hoà hợp của con người văn chương và con người báo chí.

Ngô Tất Tố sống nhiều ở nông thôn, bản tích ông lại thích cái vẻ giản đơn, mộc mạc, thâm thuý của người dân quê. Vì vậy, trong tiểu phẩm của mình, ông vận dụng khá điêu luyện vốn từ ngữ dân gian, những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Chính những vốn từ ngữ dân dã đó đã đem đến cho tạp văn của Ngô Tất Tố một sức hấp dẫn mãnh liệt, biến những bài báo khô khan của ông thành những câu chuyện thú vị, dễ hiểu, và gần gũi với người đọc.

Trước hết, là những cụm từ, những thành ngữ, tục ngữ dân gian được Ngô Tất Tố vận dụng đúng văn cảnh, bộc lộ được những khả năng diễn đạt phong phú. Bản chất của sự vật, hiện tượng, con người được gọi tên một cách ấn tượng. Ông gọi Phạm Quỳnh là một “nhà dở học giả, dở chính trị”, có tài “theo gió bỏ buồm”, khiến bản chất của tên bồi bút tay sai, kẻ đầu cơ chính trị này thể hiện một cách rõ nét. Lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm sắc thi phương ngữ Bắc bộ cũng được ông khai thác triệt để, tạo nên những cảm xúc thẩm mĩ khó quên

trong lòng độc giả. Những từ như: “coi”, “bỏ” (Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn

với ông Thượng Chi). Thậm chí cả những từ ngữ xuề xoà của người nông dân

như: “Cái ngôi đền ở giữa phố choèn choèn bằng cái quán nước, thè lè ra mép đường đi, chẳng biết là thờ chi mà coi bộ sầm uất hết sức” (Kiểu đất ở phố hàng

trống), hoặc: “Ơng Thông Reo, người viết báo Trung lập, hôm nọ đã bô bô đem cái việc ấy nói toẹt lên báo rồi” (Ông Thông Reo dám tiết lộ bí mật của ông

Phạm Quỳnh)…

Ngô Tất Tố đã khéo léo kết hợp tính chất đả kích, châm biếm sắc sảo với khẩu ngữ dân bình dân, gần gũi, tạo nên một giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Phong cách của nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng ở Ngô Tất Tố rõ nhất là ở ngôn ngữ và giọng điệu. Một nhà văn có tài bao giờ cũng có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, không pha tạp hoặc lẫn lộn với ai cả. Giọng điệu đó phải gây được ấn tượng trong lòng người đọc.

Đọc tạp văn cũng như đọc những sáng tác khác của Ngô Tất Tố, chúng ta dễ dàng nhận ra giọng điệu của ông. Giọng điệu trong tạp văn của Ngô Tất Tố là giọng điệu trào phúng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng thâm thuý.

Nhà văn thường sử dụng những kiểu câu song hành trong tạp văn để tạo giọng điệu mỉa mai châm biếm như khi liệt kê các chức vụ của Phạm Quỳnh: “Tiên sinh Phạm Quỳnh hay là ông Thượng Chi, tức ông chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Nam Phong, tức là người đã đề xướng ra việc kỷ niệm ông Nguyễn Du, tức người đã đem Truyện Kiều thành Thánh thư Phúc âm của dân tộc Việt Nam, tức ông tổng thư kí của hội Khai trí Tiến Đức, tức người phù giá đức tiên hoàng Khải Định trong khi đang du Pháp, tức ông chủ cái biệt thự “Hồng Nhân” ở ấp quan Quận Hoàng, tức ông chủ cái nhà lầu số 5 phố Hàng Da Hà Nội (…), tức người sáng lập ra cái “hiến pháp tam giác.”[1920;35].

Giọng điệu châm biếm của Ngô Tất Tố được vận dụng tối đa trong những bài mang tính chất bút chiến. Liên tục ba bài bút chiến trên báo Phổ Thông để đả

kích việc báo Nông công thương bợ đỡ Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố viết bằng một giọng giễu cợt. Có lần ông gọi báo Công nông thương là “em”, xưng là “các ông anh”. Ông viết: “Em mình lại sợ thân hình bé bỏng, sợ báo thù hoặc khó như

nguyện, buộc luôn bác chủ Đông Tây của em cái tội thoá mạ các báo để hùn cho các ông anh rộng mồm lớn xác vào hùn mà binh. Thôi đi! Đã dại lại còn định hùn ai? Cái ngĩn hợp tung liên hoành của em bay giờ dùng làm sao được? [1920;27]. Giọng điệu châm biếm giễu cợt đó khiến báo Công nông thương “nổi ngay cái tiết loài người lên” (từ dùng của Ngô Tất Tố), viết lại một bài trả đũa, đáp lại, Ngô Tất Tố bồi thêm một đòn nặng nề hơn: “Ấy, đại ý quý bài của Nông công thương đại báo dơ thế, nhưng đại báo viết công phu lắm, có lẽ dùng hết tâm huyết, chỉ có một mẩu mà lôi thầy Ẩm Băng vào, lại kéo cả Không Tử, Lão Tử và Trang Tử tới nữa. Cũng phải chẳng thế ai biết đại báo có người biết chữ Nho”[1920;30].

Ngô Tất Tố nhẹ nhàng nhưng vừa giễu vừa mắng. Người đọc cảm thấy ông rất hóm hỉnh, còn đối tượng bị đả kích lại “tức lộn ruột” nhưng không làm gì được, vì lí lẽ, bút lực đâu mà cãi lại với Ngô Tất Tố - một người vốn uyên thâm về mọi mặt, và từng được xem là một tay ngôn luận kì khơi của làng báo Bắc Kì.

Tuỳ từng đối tượng mà ông lựa chọn giọng điệu cho phù hợp tạp văn. Đối với những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân ông dùng giọng hài hước, giễu cợt nhằm bài trừ nó. Còn đối với bọn bồi bút, bọn tay sai bán nước, bọn đầu cơ chính trị ông dùng giọng văn mỉa mai, châm biếm. Đối với bọn thực dân cướp

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w