Linh hoạt trong nghệ thuật đặt vấn đề

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 111 - 113)

Tạp văn của Ngô Tất Tố mang tính ngẫu hứng, thấy gì viết nấy, nên hình thức thể hiện cũng rất phong phú. Tuy nhiên, với hàng nghìn bài đăng báo của Ngô Tất Tố, chúng ta cũng có thể nhận ra đặc điểm nghệ thuật quan trọng trong cách viết tạp văn của ông, như: linh hoạt trong nghệ thuật đặt vấn đề.

Đặt vấn đề cũng phải tạo được ấn tượng và sức hấp dẫn, đặc biệt phải thực sự ngắn gọn, tránh lan man vì sẽ ảnh hưởng đến cảm hứng của người đọc. Phần đặt vấn đề cũng phải cung cấp những thông tin cốt yếu nhất, nếu người đọc không thấy thông tin nào quan trọng trong câu đầu tiên thì sự chú ý sẽ không chuyển thành húng thú nữa mà sẽ mất ngay.

Ngô Tất Tố có khả năng linh hoạt trong việc đặt vấn đề, cách đặt vấn đề nêu sự việc đã xẩy ra “Quý ông Bùi Quang Chiêu năm xưa chí sĩ, trước có xướng ra vấn đề lập hiến, và lập ra một đảng kêu là đảng lập hiến” (Sau lưng cụ Bùi

Quang Chiêu hai ông Quỳnh Vĩnh đuổi nhau xồng xộc), có khi đặt vần đề bằng

cách giải thích một từ nào đó “Đừng ai tưởng chữ “ghe” ở đây là tiếng Bắc Kỳ, nó là tiếng Pháp, âm của chữ guerre, dịch ra chữ Hán nghĩa là chiến tranh, mà dịch ra chữ An Nam mình lại là đánh nhau, hoặc đánh lộn” (Hội vạn quốc cấm

tiếng ghe), có khi mở đầu là câu hỏi tu từ và tự trr lời trong phần đặt vấn đề.

“Chắc độc giải cũng nhiều người biết thì phải! Cái bài Nước non nhà của ông Diệp Văn Kỳ đăng ở báo Trung Lập mà nhiều báo ngoài này-cả tờ Đông Phương nữa-đều có trích lại ấy mà” (Lôi thôi về bài Nước non nhà). Đôi khi đặt vấn đề tác giả đặt ra cả mệnh đề “Muốn tốt lúa phải trừ cỏ, đó là phương pháp nhất định của nhà làm ruộng. Suy cho rộng ra, thì các việc trên đời, việc gì cũng theo phương pháp đó. Vì sự kiến giải ấy mà cột báo này không dám nể nang những hạng mập mờ giả dối. Hôm nọ tôi đã nói vậy.” (Hai cái trò cười). Có khi đặt vấn đề một cách ngắn gọn mang một thông tin cụ thể “Báo Phương Đông hôm nọ có đăng tin một người Tây cắt tóc đi tu” (Chiếu không Pháp sư giúp cho Tago tiên

sinh một cái nở mũi), “Báo Sài Gòn đã nghỉ được một diệu kế” (Anh chàng ấy quyết không phải con cháu cụ Khổng), đôi khi đó là tiếng reo của chuông điện

thoại “Leng keng! leng keng! Chuông điện thoại giục cách giật giọng.” (Nó chết

rồi sao lại còn gọi?).

Ngoài ra, ta còn thấy Ngô Tất Tố có một kiểu đặt vấn đề gián tiếp giàu chất văn, khiến người đọc cảm thấy thú vị vì được đón nhận thêm một câu tục ngữ, một câu nói dân gian hay một câu phong dao mà ông dùng để đặt vấn đề cho một vấn đề tương tự. Ví dụ: Tục ngữ có câu “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông

nhất nông nhì sĩ” (Ai nhất ai nhì),…

Ngô Tất Tố rất linh hoạt trong cách sử dụng thơ để đặt vấn đề cho bài viết của mình “Thi sĩ Tản Đà khi mới ra đời có bốn câu thơ như vầy:

Mười mấy năm trời ngọn bút lông, Mảy may chẳng bợn chút hơi đồng, Bây giờ anh đổi lông ra sắt,

Cách kiếm ăn dờ, có nhọn không?”

Có khi ông vào đề một các thân mật, bằng cách xưng hô “mình” (Ông

Phạm Quỳnh là bạc tình lang, Nào ai đã thật làm anh ai, Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bịp leo…). Có khi lơi kéo sự chú ý của người đọc bằng những động

từ hết sức bình dị: “trông” (Truyện Kiều sẽ ghi vào hiến pháp có ngày), “coi” (Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thượng Chi), “đọc” (Chúa trùm đảng áo

hước tạo được sự thích thú ở người đọc như : “Chà cha! Nước lọ cũng có sóng cồn” (Đã dại thì thôi định hùn ai). Kết cấu tạp văn của Ngô Tất Tố phần lớn là kết cấu sự kiện, nên việc đặt vấn đề bằng cách nêu các cụm từ chỉ thời gian chiếm số lượng lớn, cụm từ chỉ thời gian chung, như: năm nọ, năm ấy, thưở xưa, gần đây, hôm vừa rồi… Những từ chỉ thời gian này giúp người đọc xác định thời gian sự việc, hiện tượng xảy ra. Cũng có những tạp văn đặt vấn đề bằng từ chỉ

không gian. Có khi là những không gian cụ thể như: “Ở tỉnh Gia Định mới có một kì nhân” (Có thế mới tu được), “Ở tỉnh Bắc Giang có một việc rất đáng cảm động” (Chuyện hàng ngày). Với khả năng mỗi bài viết mỗi kiểu này, Ngô Tất Tố quả là đáng để cho người khác phải học tập.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w