chất liệu
Nhà văn Ngô Tất Tố đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp văn học đồ sộ. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm báo chí đa dạng và rất phong phú như phóng sự, tiểu phẩm, tạp văn v.v… Những cống hiến to lớn cũng như những đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức của ngòi bút tạp văn Ngô Tất Tố đó là: “Cụ Tố đã sống trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, đầy biến động của dân tộc ta, giữa buổi giao thời của toàn xã hội Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ trước, khi trên cả đất nước liên tiếp diễn ra sự đối đầu một mất một còn giữa cái cũ và cái mới, sự cọ xát cực kỳ quyết liệt giữa truyền thống với những yếu tố ngoại lai, sự đan xen thôn tính lẫn nhau giữa quá khứ và hiện tại. Nếu nói báo chí và văn học là tấm gương phản chiếu thời đại thì quả thực là cụ Tố để lại cho chúng ta khối lượng rất lớn những tư liệu, những thông tin, những cảm nhận thời cuộc, cả những thông điệp xử thế có ý nghĩa dài lâu, giúp chúng ta có thể nhận ra nhiều chiều hơn, nhìn ra rõ hơn những lợi thế cũng như những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt giữa thời mở rộng giao lưu, hội nhập và toàn cầu hoá hôm nay” (Tổng tập tản văn Ngô Tất Tố), với chất liệu ngôn ngữ phong phú giúp chúng ta hiểu và tiếp cận
với các thông tin nhanh hơn, sâu sắc hơn.
Tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố khá đồ sộ, theo như các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối
với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô (2004) do Hội nhà báo thành phố Hà Nội
thực hiện, người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 59 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và
tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết
trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh. Riêng trong tạp văn Thật hay bỡn do Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch sưu tầm, biên soạn, có 222 bài với 433 trang, bài có dung lượng ngắn nhất là Hài văn - Thơ đố, 61 từ, bài có dung lượng dài nhất là Nhắn hai ông Trần Trọng Kim và Nguyễn Khắc Hiếu có 1652 từ.
Trong tạp văn lượng thông tin mà Ngô Tất Tố đưa vào các bài viết khá nhiều và rất đa dạng, thông tin trong nước, thông tin từ nước ngoài thông qua các nguồn báo, các câu chuyện ngoài đời, trong sách vở, trong lịch sử.
Ở trong nước, thông tin chiếm phần lớn về số lượng, chuyện về ông Phạm Quỳnh tiến thân bằng con đường chính trị như thế nào? Xây dựng Hiếp pháp làm sao? Chuyện tuần phu và ông Lý Bá kiếm tiền trên cái xác chết của mụ ăn mày trong bài Họ vẫn ăn vào cái xác chết. Thông tin về “chế độ phu xe” được cải cách (Từ nay phu xe Hà Nội có nghĩa là một công chức). Cái chết của các cặp đôi trai gái, sự tự vẫn, giết mẹ, giết chồng. Sự bóc lột của bọn đầu cơ, sự giả dối trong xã hội.v.v…
Thông tin từ nước ngoài, chiếm số lượng cũng không ít, được Ngô Tất Tố thường viết đó là: Trong một cuộc tranh luận hỏi từ xưa ai gan nhất mà Ngô Tất Tố đã khai thác có đến ba thông tin nước ngoài, “Sử Tàu nói Kinh Kha một mình vào trào nhà Tần chực đâm chết Thủy Hoàng. Ban Siêu có ba mươi sáu lính mà dám sang đánh Tây Vực”, “Sử Tây thì đáp Colombo vượt bể tìm Mỹ Châu, Jeanne D’Arc thà chịu bắn chết, nhất định không chịu nói “xin hàng””, “Nữ phi tướng nước Anh bay quanh thế giới là cô MaryneHizl nước Pháp sang Đông Dương” (Ai bảo văn sĩ xứ mình không gan). “Thái tử nước Ý kết duyên với công chúa nước Bỉ” (Vợ chồng ở thế gian không phải là trai gái lấy nhau),v.v…
Thông qua các nguồn báo, kiểu như là “Cô Tuyết Hồng gieo mình xuống hồ Trúc Bạch việc đã xay ra từ tuần lễ trước, tại Hà Thành này chỉ có Phương Đông, Thực Nghiệp và một tờ báo nữa đăng tin mà thôi”, “Chẳng nói chi dài trong một khoảng từ ngày 10 tháng 4 đến giờ, trên tờ Đông Phương này vẫn phải luôn luôn đăng tin phụ nữ tự sát” (Thôi đi các cô ở âm phủ chẳng sướng hơn đâu). Đó là các tin báo về những cái chết thương tâm hàng ngày. Ngoài ra, Ngô Tất Tố thông qua các tin báo còn cho độc giả biết về tình hình cuộc chiến tranh Trung Nhật qua bài Nước Anh đến lúc đốn.
Các câu chuyện ngoài đời, cũng là lượng thông tin không phải là ít trong tạp văn Ngô Tất Tố, đó là: “Ông Nguyễn Khắc Hiếu sang Pháp bao giờ mà có Louis Chanèse ở Paris là học trò? Hay là hắn sang bên này học ông ấy? Hay hắn học ông ấy bằng khoa Hán văn hàm thụ ngày trước? hay kể về câu chuyện đi tàu của
Thánh Găng Đi “về việc đi tầu mình cũng như thánh Găng Đi!”, thông tin về thi thể của cụ Vĩnh Nghiêm “hiện nay cụ sư Vĩnh Nghiêm đã thở đến hơi cuối cùng, di hài của Người vẫn nằm ở chùa Vĩnh Nghiêm. Bọn đồ đệ đã nhất định táng Người ở gần dẫy tháp chùa ấy” (Nào ai buôn cái xác cụ Vĩnh Nghiêm), khi nói về người dân An Nam cực khổ vì phải đóng sưu thuế Ngô Tất Tố viết: “Dân An Nam là một “thứ người sống để đóng thuế”” (Thuế ngày tết hay là một dịp quan
bóc lột quan), có những câu chuyện thật khó hiểu không biết vì sao người ta lại
tự hủy hoại bản thân mình như bác Đậu Văn Đượm (Sao lại bỏ nó vào túi?) “bác đó quê ở Hà Tĩnh, người làng Hội Thông, huyện Nghi Xuân, năm nay mới 21 tuổi. Mẹ già, nhà nghèo, cha lại mất sớm, bác phải ra Bắc kiếm việc và hiện đang làm chi Lái Trường, một người chủ thuyền chở đất ở Bắc Giang (…) vừa rồi, bác bỗng uống rượu thật say, rồi dùng dao cạo cắt hẳn nửa cái lưỡi, máu chảy luễ loại, bác nằm lịm đi”
Lượng thông tin Ngô Tất Tố lấy trong lịch sử, khá dày, bài Thử bắt chước kiểu văn Hoàng Xừ viết một bài kỹ thuật nạn ô tô viết: “Lấy con gái vua Động
Đình ông Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng dựng nên nước Nam, và sinh vua Lạc Long. Nối nghiệp cha, vua Lạc Long kết duyên với bà Âu Cơ, sinh một trăm con, nửa trai nửa gái…”, khi nói đến về tôn giáo lịch sử có nêu: “Tây Bang là anh cai phu ở Ly Sơn, trong lúc kéo quân phá nước Tần, đánh nước Sở, rất không ưa nhà Nho, có khi hắn lật mũ nhà Nho đái vào. Thế mà khi chiếm được cái ngai Hoàng đế thì tự mình lại đem cỗ thịt bò khúm núm đến lễ trước miếu cụ Khổng và trọng dụng một anh Nho dở là Thúc Tôn Thông để chế ra triều nghi cho mình. Các vua sáng nghiệp đời sau của nước Tàu dều theo kiểu ấy. Cho đến tưởng Giới Thạch bây giờ cũng vậy. Tuy rằng, cuộc cách mệnh của họ Tưởng không nhờ cụ Khổng được bằng cái tóc. Thế mà trong khi chiếm được chức chủ tịch của Chính phủ Nam Kinh thì chính mình, Tưởng lại hô hào chân hưng đạo Khổng và còn bắt các chính phủ ở dưới quyền mình phải bỏ tiền sửa chữa lại miếu thờ cụ Khổng nữa là khác (…) đó là chuyện phương Đông. Còn phương Tây? (…) Ngay như ông Nã Phá Luân là người rất kiêu ngạo với đạo Thiên Chúa, đã đòi Giáo hoàng đến hầu, đã đưa Giáo hoáng ký giam, đã bắt Giáo hoàng phải cuốc bộ tám tháng trời ròng rã. Vậy mà khi lên làm vua. Cũng phải làm lễ thụ phong
của Giáo hoàng và nhờ Giáo hoàng đặt hộ cái mũ lên đầu… ” (Chúa trùm đảng
Áo nâu sẽ xuống địa ngục). Chính lượng thông tin giàu có đó kết hợp với chất
liệu phong phú sẽ tạo nên tạp văn Ngô Tất Tố đa dạng đa chiều hơn.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ trong tất cả tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ở đây, Ngô Tất Tố đã sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu rất phong phú. Đó là chất liệu của văn học dân gian, sử dụng ngôn ngữ văn chương, phương ngữ, từ địa phương, lặp từ…để bày tỏ thát độ, quan điểm của mình thông qua tác phẩm.
Trước hết, là việc dùng chất liệu của văn học dân gian, trong tạp văn, Ngô Tất Tố liên tục sử dụng các câu ca dao, tục ngữ để nói về nỗi cực khổ của người dân Việt Nam trong thời kỳ văn hóa cũ mới đang đảo lộn: “Mất bò lo làm chuồng”, “Chân lấm tay bùn”, “Tha hương cầu thực”, tỏ thái độ không đồng tình với những chuyện xẩy ra trong đời thường như “có tiếng mà không có miếng”, “Bao giờ trạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước …”, “Tốt đất cò đậu”, không đồng tình với những nhà văn, nhà thơ viết không có trách nhiệm, không có lương tâm, viết không có hồn nhưng lại được vinh danh Ngô Tất Tố viết “Hữu danh vô thực”, “Đầu đề một đằng, bài viết một nẻo”. Bên cạnh đó, vai trò của người nông dân, được Ngô Tất Tố viết rất cụ thể: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Các câu “Máu mồm xốm máu mũi”, “Theo gió bỏ mồm”, “Treo đầu dê, bán thịt chó”, “Sỏ chân, lỗ mũi”, “Kẻ ăn người ở”, “Gần đất xa trời”, “Đầu trộm đuôi cướp” tác giả Ngô Tất Tố đã “tô” thêm đặc điểm của những kẻ bịp bợm, tìm mọi cách để bóc lột người nông dân. Vai trò của người đứng đầu rất quan trọng “Không thầy đố mày làm nên”.
Miêu tả cảnh ăn xin, cách ăn xin của những kẻ giả tạo, Ngô Tất Tố vận dụng phong dao vào ứng khẩu rất là nhanh nhẩy:
“Lạy ông đi qua Lạy bà đi lại,
Năm ông năm thương, Mười bà mười xót,
Ông cho đồng tiền, con được bát cháo, Bà cho nắm gạo, con được bát cơm”
Chế giễu hành động kẻ giả tạo: “ Đầu rau phải múa, chúa đất phải cười” Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải thực hiện “Tam tòng tứ đức”, mọi bất hạnh trong cuộc đời phải tự hứng chịu, họ bị đối xử như một kẻ ở người hầu, phải làm thê làm thiếp, làm lẽ, Ngô Tất Tố đã rất thành công khi dùng phong dao để nói lên sự bất công của người phụ nữ:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay! Đi cấy đi cày, chị chẳng trả công Tối tối chị giữ lấy chồng,
Chị cho mảnh chiếu nằm trong chuồng bò, Mong chồng chồng chẳng xuống cho, Đến khi chồng xuống, gà đã o-o gáy dồn. Chém cho con gà kia sao mày vội gáy dồn? Để cho mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”
“Vô duyên lấy phải chồng già, ra đường chẳng biết rằng cha hay chồng” Không chỉ dừng lại ở số phận mà người phụ nữ trong tạp văn của Ngô Tất Tố còn biết tự mình giải thoát cho mình, đi tìm một cuộc sống mới:
“Hỡi thằng cu nhớn Hỡi thằng cu bé
Hỡi thằng cu tý, cu tỹ, cu tỵ, cu tỳ ơi Con dậy, con ăn, con ở với bà
Để mẹ đi kiếm lấy một và chút em .
Cha con chết đi, bụng mẹ nó hãy còn thèm, Mẹ xem quẻ bói, còn một đàn em
ở trong bụng này
Con ra gọi chú vào đây,
Để mẹ giao giả cái cơ nghiệp này mẹ đi.”
Ở những góc độ khác nhau Ngô Tất Tố vận dụng phong dao khác nhau và phù hợp với những việc cụ thể, “Ví dụ đất biết nói năng,
Làm thầy địa lý rụng răng có ngày”,
Ngô Tất Tố dùng phương ngữ rất thành công trong tạp văn của mình, ở mức độ cao. Tác dụng của tiếng địa phương nêu bật được hình tượng, sự kiện, con
người…tạo ra được sắc thái địa phương trong tác phẩm, đóng góp cho sự phong phú của ngôn từ dân tộc.
Phương ngữ hay còn gọi là phương ngôn hay tiếng địa phương là một khái niệm đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến từ lâu. Ăng ghen cho rằng: "Phương ngữ là biến dạng địa phương của một hệ thống ngôn ngữ đã được hình thành trong quá trình lịch sử". Đây là một quan niệm phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam đồng tình. Trên cơ sở khái niệm của Ăng ghen, các nghà nghiên cứu Việt Nam đưa ra khái niệm phương ngữ như sau: "Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, hay về nghề nghiệp. Phương ngữ được chia ra phương ngữ lãnh thổ (hoặc vùng phương ngữ) và phương ngữ xã hội" [245;231].
Phương ngữ thường được sử dụng trong một phạm vi xã hội nhất định. Văn học cũng sử dụng phương ngữ làm chất liệu. Phương ngữ Bắc Kỳ được Ngô Tất Tố chọn làm chất liệu trong tạp văn. Đọc Thật hay bỡn là tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy, Ngô Tất Tố sử dụng phương ngữ Bắc Trung Bộ với tuần suất rất đa dạng như từ xưng hô: kẻ, hắn, hạng, hạng người, đứa, cô ả, cô, ả, ả chị, cô, bà, đàn bà, con gái, phụ nữ, ông lão, cụ, ngài, anh, ông, nàng, chàng, bọ, ông ta, lão ấy, lão sư, tôi, y, vợ, chồng, cô ta, thiên hạ, ông quan, đàn bà, phụ nữ, họ, người ta, ai, hắn, kẻ vô lại, bọn tuần phu, hạng con buôn, kẻ ăn mày, người ăn mày, cậu ấy, người ấy, các bạn, ông Nghị viên. Thông từ xưng hô trong tạp văn Ngô Tất Tố chúng ta có thể xếp được các tầng lớp người sống trong xã hội Việt Nam lúc đó đa dạng: quan dân, đàn ông đàn bà, người già thanh niên, người tử tế kẻ trộm cắp, giai tầng trong xã hội…
Các từ như: chực, đi tót, hớ, hùn, bữa qua, nói toẹt, đèo thêm, nhè dịp, té ra, xó, nói phét, gan (trong nghĩa có gan không?), gãi cho ghét bựt ra, kẻ chợ, lọt, cãi, đe, chui, nọ, mô tê, can chi, lên coi, trót, lọt, mò, cắp bị, chực, tụi lừa đảo, buông, coi, rổ, ẩu đả, mếch lòng, coi, ó ê, ê ơi là ê, đánh lộn, cãi lộn, lường đảo trộm cắp đảo, Bắc tẩu Nam bôn, mướn, bét, sáng choang, chánh sử, bịp, sự thiệt, đánh lộn, cãi lộn, lường đảo trộm cắp đảo, Bắc tẩu Nam bôn, mướn, bét, sáng choang, chánh sử, bịp, sự thiệt…là những từ rất dân dã được Ngô Tất Tố sử dụng như là một
công cụ để “ném đá” vào bọn đầu cơ, quân gian tà về những hành vi bất chính của chúng, có khi còn là thái độ khinh miệt. Như vây, việc dùng phương ngữ một mặt thể hiện ngôn ngữ địa phương đa dạng, mặt khác thể hiện biệt tài sử dụng ngôn từ của Ngô Tất Tố vào trong tác phẩm qua các bài viết của ông.
Một loạt từ láy xuất hiện trong các bài viết, như là: ruồng rẫy, thoi thóp, nhún nhường, liểng xiểng, lù lù, nô nức, thê thảm, xiên xỏ, vẩn vơ vơ vẩn, lặt vặt, chộn rộn, sung sướng, đùng đùng, no nê, ế ẩm, lù lù, luôn luôn, xấu xa, đáo để, lôi thôi, thập thò, rành rọt, vòn vọt, lặt vặt, lục đục, bập bẹ, rành rành, lẩn thẩn, đêm đêm, luýnh quýnh, mỉa mai, choai choai, cặm cụi, thường thường, thình lình, luôn luôn, mù mù mịt mịt, dần dần, chênh vênh, phè phỡn, xấu xa, bòng bong, lòe loẹt, tỷ mỷ, xếp nếp, độc đoán, thiêng liêng…thể hiện bản chất, hành động của đối tượng mà Ngô Tất Tố đề cập trong tác phẩm.
Những từ đồng nghĩa xuất hiện chỉ một hành động như nhau nhưng Ngô Tất Tố lại có cách dùng từ không giống nhau, ví như, chỉ hành động trộm Ngô Tất Tố dùng các từ ăn trộm, ăn cắp, kẻ cắp, kẻ trộm; chỉ sự mất trộm dùng từ: lấy trộm, mất trộm, mất cắp, bọn rạch ví…; chỉ sự tiết kiệm tác giả dùng từ: bóp mồm, bóp miệng, mồm, miệng; chỉ việc vợ chồng bỏ nhau gọi là: ly dị, ly hôn, Cách xưng hô rất tao nhã đối với nghề viết văn, thể hiện sự tôn trọng của ngô Tất Tố đến các nhà văn: thi sĩ, nhà báo, nhà văn, văn sĩ, nhà thơ, tiên sĩ, tác giả, tiên sinh,