Mối bận tâm đối với văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 49 - 52)

Trong bài Kiểu đất phố hàng Trống, Ngô Tất Tố có viết: “Cái ngôi đền ở giữa phố choèn choèn bằng cái quán nước, thè lè ra mép đường đi, chẳng biết là thờ vị thần nào chi chi mà coi bộ sầm uất hết sức. Một năm 360 đêm, đêm nào cũng như đêm nào, khó hương nghi ngút, đèn nến bập bùng, đàn bà con gái đến lễ đông như nêm cối; có khi lễ trên hè không hết, lễ xuống cả dưới vệ đường… Coi cho kỹ thì những người đến lễ ở đây, phần nhiều là ả má phấn môi son, nếu không trông thấy ba chữ “Nghiễn thiên muội” ở trên cửa đền, ai cũng phải đồ là đền thờ vị thần mày trắng”. Tác giả viết tiếp: “ Trước kia mình vẫn tưởng vì đền này thần thiêng cho nên đông khách lễ bái, đến nay xét ra, mới biết sự đông khách đó không tại thần thiêng chỉ tại “được đất”. Bởi vì ở đó có phải chỉ có một mình cửa đền ấy mà thôi đâu, hai bên tả hữu còn có hai cái “xăm” nữa, nghe nói cả hai dều được “đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu” tất cả…có lẽ phố Hàng Trống là chỗ đất tốt, cho nên một đền hai “xăm” đều phát phúc như thế, không biết mạch đất từ ngôi đền chạy sang hai ngôi “xăm” hay là hai từ ngôi “xăm” chạy về ngôi đền?”[1920;44-45]. Trong thời điểm lúc bấy giờ văn hóa Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ, giữa hai thứ văn hóa cũ và văn hóa mới. Một số

nhà Nho, nhà thi sĩ như Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Kiện và một số người có tư tưởng muốn thực hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo, đây là phong trào có thể nói không phù hợp với Việt Nam chúng ta lúc bấy giờ. Bác sĩ Hồ là một nhà triết học có tiếng ở Tàu không nhất trí với phong trào Chấn hưng đã viết bài diễn thuyết: “Đối với hai thứ văn hóa cũ, mới, chúng ta nên theo con đường nào?”. Văn hóa xưa theo bác sĩ Hồ nó có ba mục tiêu lớn đó là “Chính đức”, “Lợi dung”, “Hậu sinh”. Chính đức nghĩa là sửa nuôi nhân cách; lợi dung nghĩa là làm công dụng của người và vật thêm lên; hậu sinh nghĩa là làm cho sự sống của nhân dân được rộng rãi. Văn hóa đời xưa chuyên nói về đạo làm người, tức như những câu “sửa mình để làm cho người yêu”, “mình muốn nên phải làm người cũng nên”, “mình muốn đạt phải làm cho người cũng đạt”. Văn hóa đời xưa rất chú trọng về cá nhân như sách Luận Ngữ nói “thân thể, tóc da nhận của cha mẹ không dám hủy hoại” và như sách Lã Thị Xuân Thu nói: “Gậm trời không gì quý bằng thân mình, một mai mất nó thì đời không thể lấy lại”. Thứ văn hóa ấy là “văn hóa người”.

Đối với Phật giáo, “Hồ gọi là một thứ thuốc phiện “tinh thần”, cái độc của nó còn hơn thuốc phiện “vật chất”, ví nó mà văn hóa đời xưa của Tàu bị vùi lấp hết”. Đến đây bác sĩ Hồ dẫn chuyện Dược Vương Bồ Tát hy sinh thân mình, dưng cho Tây Thiên Như Lai, rồi kết lại rằng: “Người Tàu đã bị thuốc mê rồi đó, ai nấy đều muốn học như Dương Vương Bồ Tát, coi cái gì cũng là hư không, chẳng quản hủy hoại thân mình để làm một ông Như Lai hoặc dùng bàn tay thắp đèn, hoặc quấn vải tẩm dầu vào mình, châm lửa mà đốt, rồi bảo đó là Phật lên trời, Phật từ giã trần gian và đại chúng, đó là Phật vì đại chúng mà hy sinh. Vua, quan, dân, các nhà văn học đua nhau hâm mộ. Thói đó đã gây cho Tàu “cái nhân sinh quan” điên rồ…Không thiết nói đến đạo làm người”. “Một thứ văn hóa không phải là người”. Nói đến Tống Nho “thì Hồ công kích cực tệ, cho là một bọn “treo đầu dê mà bán thịt chó”, “bất cận nhân tình” của bọn đạo học tiên sinh là chỗ “bó buộc cá nhân thái quá”. “Cái văn hóa coi người không ra gì” nhất là coi người đàn bà, con gái không ra gì đó, chẳng phải là thứ văn hóa đời xưa của Tàu…” (Nhắn hai ông Trần Trọng Kim và Nguyễn Khắc Hiếu). Rõ ràng, trong suốt cả quãng thời gian qua đó là sự đấu tranh tư tưởng, nhận thức để đi đến hành

động về phong trào Phục hưng Phật giáo. Việc áp dụng vào Việt Nam là cả một vấn đề quyết định sứ mệnh của cả dân tộc, chúng ta phải có cái nhìn thấu đáo để mổ xẻ thực tiễn mới có những bước đi đúng đắn phù hợp với sự phát triển của dân tộc.

Ngay cả cách thờ cúng trong các Đền, Chùa, Văn Miếu cũng không hiểu đúng. Chẳng hạn, trong Văn Miếu Hà Nội nơi thờ đức Khổng Tử, lại có thêm bốn ông Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử. Ở các Văn Miếu khác của Tàu và Ta đều như vậy, chỗ nào có Cụ Khổng tất nhiên có cúng cả bốn ông này. “Thờ kèm như vậy không phải là sự hào phóng của đời sau, chỉ vì các ông ấy đều là Cao để trong cửa Khổng, rất có công với cuộc truyền đạo của ngài, cho nên đời sau phải dùng xôi thịt để báo ơn”, “Ừ thì ba ông Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử mà được ăn theo cụ Khổng còn có thể cho là xứng đáng, vì mỗi ông còn có được một cuốn sách để lại. Đến ông Nhan Tử mà cũng dự vào ngạch đó thì thật khó hiểu…Với đời sau Nhan Tử không có một cuốn sách nào để lại, cho đến lời nói của ông ấy còn lại ngày nay cũng không còn được là bao nhiêu…Cộng cả trước sau, chỉ có 73 chữ…Theo lệ nhà nho, một chữ thánh là một gánh xôi, nhưng với thầy Nhan một chữ thánh có lẽ đến mấy núi xôi, chứ gánh nào hết” (Nói mấy câu ăn nghìn rưỡi năm). Như vậy, việc xác định những bậc thánh hiền là không xác đáng, đưa vào cho có lệ nhưng thực chất về mặt bản chất của nó còn phải bàn nhiều.

Tình trạng người Việt Nam dùng tiếng nước ngoài gần như đã phổ biến ở số đông người vong bản “mở miệng là phải dùng tiếng ngoại quốc, bất kỳ nói với người nào thậm chí có kẻ ngửa tay đi xin từng xu từng hào cũng xổ hàng tràng tiếng tây cho oai!” (Bài thuốc chữa bệnh vong bản)[1920;323]. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao người Việt không dùng tiếng Việt để nói với người Việt mà phải dùng tiếng Tây? Trong lúc tiếng ta “vẫn có thừa dùng, từ ngày quốc văn phát đạt, người ta dùng nó làm văn, viết sách vẫn đủ phô diễn ý tưởng”. Nguyên nhân việc bọn vong bản dùng tiếng Tây đó là “cố nhiên cũng có kẻ hiếu kỳ, nhưng phần nhiều là kẻ lười biếng, không chịu tìm tiếng mẹ đẻ của mình ứng đối”, “chỉ tại họ không học đó thôi”. Dân gian có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”, đằng này lại bỏ qua tiếng mẹ đẻ để dùng một thứ tiếng khác lạ với mình chẳng khác gì không biết nguồn gốc của mình ở đâu? Nên biết rằng, “tiếng nói của ta tức là gốc

sự lập quốc …nhờ có tiếng nói thống nhất, cho nên từ châu Mống Cái đến mũi Cà Mau, vẫn chỉ có một thứ tiếng Việt Nam”. Ở đây, Ngô Tất Tố muốn phản ánh rằng, trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại xuất hiện thêm một mầm bệnh mới đó là “bệnh khinh tiếng mẹ đẻ”. Đây là một căn “bệnh nguy cấp” nếu không chữa trị nhanh sẽ lan truyền sang người khác, đặc biệt nó sẽ làm mai một dần tiếng mẹ đẻ trong từng kẻ vong bản từ đó dễ mất đi văn hóa dân tộc, làm mờ nhạt tinh thần yêu nước.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 49 - 52)