Thông điệp về thực trạng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 80 - 84)

Dân tộc nào mà lại không mong cho dân mình giàu có. Nhưng với truyền thống “Đói cho sạch rách cho thơm”, Ngô Tất Tố không bao giờ chấp nhận lối sống bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền. Cả đời Ngô Tất Tố làm báo viết văn bao giờ cũng giữ vững ngòi bút trong sáng, chí công vô tư của mình, kẻ thù đã từng vung tiền mua chuộc ông nhưng ông luôn giữ vững lối sống “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ, uy quyền không thể khuất phục”.

Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập. Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố dứt khoát với thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng vặc say mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc, quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy, quyết thắng” [335;48]. Đó chính là tinh thần mà Ngô Tất Tố để lại cho đồng nghiệp và những thế hệ sau. Bài viết của Nguyên Hồng đã khẳng định sự ảnh hưởng của Ngô Tất Tố đối với các đồng nghiệp.

Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản quyển sách Ngô Tất Tố về

tác gia và tác phẩm do Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu.

Quyển sách đã tập hợp tương đối đầy đủ những bài viết, những lời giới thiệu và những bài phê bình, nghiên cứu về nhà văn - nhà báo - nhà dịch thuật Ngô Tất Tố. Trong đó, có bài viết “Ngô Tất Tố tài năng và tấm lòng” của Mai Hương, thể hiện lòng mến phục và trân trọng đối với Ngô Tất Tố. Đáng chú ý một ý kiến giải thích về văn tài và động cơ viết văn của Ngô Tất Tố: “… Vượt lên mọi hư danh,

cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái quyền viết theo chỉ thị của trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ông hết lòng yêu thương, chỉ thuộc về nhân dân mà ông thiết tha gắn bó. Chính đó là cái lõi để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi ông”

Ngô Tất Tố với trách nhiệm của mình ông không thể khoanh tay im lặng mà đứng nhìn những bài văn đầy ngớ ngẩn, không có hồn. Cụ Nghè Trình hiện đang làm chủ bút phần chữ Hán thế mà văn chương của cụ không biết học ở đâu ra. Đọc rồi chúng ta không hiểu gì, cụ viết bài P.N.T.V. dẫn vào ba câu chữ Hán của báo Thanh Nghệ Tĩnh, trong đó có một câu như vầy: “dục đăng quảng cáo giả thỉnh vấn tại…”.Chữ “tại” này P.N.T.V. có đề gạch đen ở dưới, để tỏ rằng nó là chữ bất thông (…) dịch ra tiếng ta thì là: “Ai muốn đăng quảng cáo xin hỏi ở…”. Đó, có phải nghĩa nào chữ ấy rõ ràng lắm không? Cái lối đặt chữ của thày đề ở truyện cổ tích cũng một kiểu đó”. Đọc câu văn mà không ai hiểu được là cụ Nghè ấy muốn nói gì? Ngô Tất Tố cho rằng, “cái văn chữ Hán ở đó chẳng những “bất cập” mà thôi, nhiều chỗ lại “bất cú” nữa. Nghệ Tĩnh là chỗ có tiếng hay chữ từ xưa, sao bây giờ lại xuất hiện thứ văn chương ấy?” [1920;77-79]. Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho những ai viết văn lúc bấy giờ.

Văn chương đã viết dởm vậy, nhưng với các bài báo thì sao? Báo phải đi van nài khắp mọi nơi “Ai muốn xem báo…không?” nhưng không ai thèm đọc. “Bán báo không cần lấy tiền”, bây giờ lại nghĩ ra cách gửi vung tàn tán “Cứ nhè tên các phủ huyện, tổng xã gửi báo đi chẳng biết là gửi cho ông mô tê nào cả. Thậm chí người ta gửi trả lại gửi đi, làm cho cuốn tạp chí cứ phải đi lại luôn luôn ở nhà Dây thép. Rồi đến lúc hỏi tiền người ta mới trả lời rằng tôi có mua đâu, quý tạp chí có gửi đích tên tôi đâu. Thế là mất hút”. Ngô Tất Tố phải than rằng: “Than ôi! Bốn trang giấy đặc, nào xã thuyết, nào thời sự, nào tiểu thuyết, nào quảng cáo; mua một tờ báo đã được xem đủ các món, lại còn đem gói được nữa. Thế mà chỉ mất có hai đồng xu (…) vậy mà người ta còn đem nó biếu không. Tuy vậy báo như báo ấy biếu không cũng phải. Biếu không mà chưa chắc có ai xem. E rằng còn phải van lạy” (Tội nghiệp cho cái thân tờ báo ở Hà Thành) [1920;97-98]. Tình trạng quan lại dèm pha vô cớ với bạn đọc nhằm mục đích muốn phá hoại báo Tương Lai là tờ báo đi về phía tả, ủng hộ Chánh phủ Bình

dân. “thấy báo Tương Lai luôn nói đến quan lại, hoặc trào phúng bông đùa, hoặc là công kích một cách nghiêm nghị, những ông quan quen làm việc trong xó tối, sợ rằng tội ác của mình sẽ có ngày bị đưa ra dưới mặt trời, bởi vậy mới đem lòng thù ghét tìm cách làm hại”, Chúng “khuyên bạn đọc đừng đọc, hoặc bảo đại lý đừng bán, có ông còn đến tận nhà Dây Thép ở trong hạt mình mà biên tên những bạn mua năm của Tương Lai”. Ngô Tất Tố đã thẳng thừng mà rằng: “Cái thủ đoạn của mấy ông dùng chẳng những trái với pháp luật, mà còn hèn nhát là khác. Thủ đoạn ấy không thể ngăn được sự công kích của báo Tương Lai. Muốn cho báo Tương Lai không công kích tốt hơn là các ông thôi làm sự ám muội” (Mấy

ông lớn với báo Tương Lai)[1920;114-115].

Một đặc điểm để cho các báo được độc giả tin tưởng, yêu mến và tôn trọng đó chính là sự thật, dù chỉ là những tin tức, sự kiện nhỏ thôi nhưng nó mang tính thuyết phục, và ghánh vách cho sứ mệnh của mình. Như báo Sài Gòn vừa rồi, đã làm cho độc giả vừa tin vừa ngờ vực. Sự việc “Bom Nhật nổ đùng đùng, dân Tàu chết la liệt, ông đặc phái viên Sài Gòn xuất sinh nhập tử vong trong vòng lửa đạn luôn luôn”. Mới đọc ra độc giả ai nấy đều thích, vì nó mới lạ. Bài báo có chứng cớ rõ rệt, vì vậy mà “mỗi khi bài phóng sự ra đến ngoài này Đông Pháp, Việt báo hai bạn đồng nghiệp chúng tôi tranh cướp nhau và cho đăng nhanh lên báo kẻo sợ người khác đăng mất”. Với Ngô Tất Tố lại khác, ông rất từ tốn mà nói rằng: “Riêng phần tôi, tôi rất cảm ơn hai tờ báo ấy. Là vì có nó tôi mới được đọc những bài phóng sự của Tế Xuyên. Bài nào cũng hay cả. Tôi đã tin những bài ấy như tôi đã tin ông Tế Xuyên, dù ông Tế Xuyên không tả được những đặc điểm mà mình đã đi qua. Nhưng tôi không thể tin anh chàng Khổng Đức Thành, cái người mà bạn tôi đưa vào bài “cháu 77 đời đức Khổng Tử kháng Nhật” do báo

Đông Pháp trích lại”. Ở đây một việc mà Ngô Tất Tố đánh vào hai đích, một mặt

ông vẫn tôn trọng ông Tế Xuyên, nhưng mặt khác ông lại bóc trần bộ mặt giả dối của cụ đặc phái viên báo Sài Gòn”. Có một chi tiết nhỏ thôi nhưng khi đọc rồi độc giả thấy hoàn toàn vô lý cả bài phóng sự. Khổng Đức Thành, “cháu 77 đời

đức Khổng Tử kháng Nhật”, Khổng Đức Thành nối tước Diễn Thánh Công, năm

ngoái đã bị người Nhật rước đi làm vua ở vùng Hoa Bắc, thì hình như đã “bạch thủ” rồi không còn “thanh niên” nữa. Vậy mà khi gặp ông Tế Xuyên ở Hán

Khẩu, thì hắn lại là một chàng thanh niên mới 18 tuổi đầu (…) không lẽ họ Khổng trong một lúc lại có hai người tên là Đức Thành, mà cả đôi ông bị quân Nhật săn đón?”. Một chỗ khác đáng ngờ hơn là hắn rất thâm Hán học, nghĩa là cái học của cụ tổ nhà hắn, hắn đã thuộc lầu như cháo rồi. “Đáng lẽ trong khi tiếp một nhà báo nước Nam, cái nước đã hai nghìn năm thờ phụng cụ tổ nhà hắn, dù cho ông ấy không hỏi, hắn cũng xổ ra chút ý kiến gì về đạo Khổng mới phải chứ!”. Hắn cũng là người thông minh khi nghĩ ra cách đọc vanh vách trong cuốn “Trung Nhật ngoại gio sử” cho ông Tế Xuyên nghe để viết trên báo Sài Gòn. Quả đúng như thật, ông Xuyên cũng là một kẻ giả dối, bịp bợm lừa gạt độc giả của mình để mong đón nhận được những tình cảm và lợi tức từ người đọc mang lại. Điều đó, đã đi ngược lại với lương tâm trách nhiệm của người cầm bút, không qua được con mắt tinh đời của Ngô Tất Tố, vì thế mà Khổng Đức Thành bị ông lên án mạnh mẽ: “Hắn là một thằng cha căng chú kiệt nào đó, mạo nhận để làm cháu cụ Khổng để lòe độc giả Sài Gòn mà thôi. Lấy tình thành thật, tôi can ông Tế Xuyên hãy thôi kiểu phóng sự ấy. Kẻo lại bị lừa như Khổng Đức Thành” [1920;139-141]

Thời kỳ này thơ ca có giá trị rất đặc biệt, chuyện kể rằng khi Mao Bá Ôn theo lệnh vua Minh sang đánh nhà Mạc, vì muốn biết nước Nam có nhân tài hay không, anh ta mới đóng quân ở Nam Quan rồi sai đưa cho bên ta bài thơ “cái bèo” và bảo họa lại. Lúc đó, cụ trạng Giáp Hải có họa lại một bài, khi nhận được bài thơ ấy, Bá Ôn cho rằng nước vẫn còn người tài, anh ta liền rút quân về. Cũng vì hai câu thơ mà suýt nữa phá tan cuộc hôn nhân giữa cô dâu Đặng Thị Chi và cậu Phan V Han ( Hiệu lực của thơ ca)

Một thực tế cho thấy, hầu hết các báo đều khan hiếm về đề tài, Chuyện

hàng ngày là văn trào phúng, mục đích của nó cốt để mua cười không có nghĩa lý

gì hết. Với Ngô Tất Tố, “thửa trước là nghề tay trái: đụng đâu cũng có đầu đề cười được, chẳng khó nhọc gì. Bây giờ thì trái ngược lại đầu đề của tôi giống như dầu hỏa của các ngài, nó đã khan đến cực điểm, có bữa lục đến báo Nam báo Bắc mà kiếm mãi không ra. Nhiều khi tôi tưởng là mình cùn. Nhưng không phải, các bạn đều thế cả”[1920;190], Thông Reo cũng vậy. Nhiều người vì không viết được mà phải “cắp bút” ra về, còn lại ba ông là Hy Tô ở Dân Báo, Chuông Mai ở

Tiếng Dân và Ta Đa ở Nam Cường công việc cũng chỉ vậy thôi, có lúc cả ba bài của ba ông không cười được một cái. Biêt mùa này mùa khan cười nhưng vẫn không ai tích trữ được. Đã vậy, còn có nhiều bạn còn chọc gậy xuống nước chê tôi chỉ nói chuyện cũ không nói chuyện hàng ngày.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 80 - 84)