Trăn trở về Lương lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 88 - 92)

Trong khi các đồng nghiệp của mình tìm kiếm những đề tài đang được ưa chuộng, có sức hấp dẫn như: viết về gái nhảy, gái đĩ, me Tây, về cờ bạc bịp, hút xách, về chọi gà, về ăn cắp lừa đảo, về ông sư bà vãi, về bọn cơm thầy cơm cô… họ vào nhà chứa, tiệm nhảy, tiệm hút….Tam Lang khoác áo phu xe, Vũ Trọng Phụng khoác áo thằng ở, Trọng Lang trà trộn vào những người thất nghiệp…Có nghĩa là các đồng nghiệp của Ngô Tất Tố sẵn sàng lăn xả vào bất cứ nơi nào kể cả những nơi không phù hợp với cuộc sống của họ. Riêng Ngô Tất Tố vẫn không hề thay đổi tư cách. Ông vẫn là một con người mẫu mực của thời đại. Văn chương của ông không ồn ào, náo nhiệt, không gây “Sốc” mà nó thâm trầm như chính con người của Ngô Tất Tố vậy. Tuy trầm nhưng lại vô cùng sâu sắc, tinh tế. Ngô Tất Tố có khả năng cảm nhận những điều tinh tế trong cuộc sống mà không phải ai cũng làm được . Người đọc cảm nhận được ở Ngô tất Tố một tình

cảm chân thành trân trọng đối với người nông dân. Mỗi câu chuyện trong Việc

làng và Tập án cái đình là một bức chân dung người nông dân lương thiện hiền

lành, thật thà và cái làm Ngô Tất Tố xót xa hơn cả đó chính là sự sùng tín của họ. Chính vì sự sùng bái và mê tín mà vô tình họ đã trở thành nạn nhân của hàng tá hủ tục. Tình thương của Ngô Tất Tố đối với người nông dân xuất phát từ sự đồng cảm chân thành chứ không phải lòng thương hại, không phải với cái nhìn tội nghiệp pha chút khinh khí của Vũ Trọng Phụng và Trọng Lang. Có thể nói, không chỉ có tiểu thuyết Tắt đèn mà các phóng sự của Ngô Tất Tố cũng đều là những “áng văn hoàn toàn phụng sự dân quê”. Và đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Thực tế cho thấy, lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút thực sự họ không lợi dụng, không vì một cái gì khác. Xã hội lúc bây giờ, một số người cầm bút chỉ vì lợi ích của bản thân, gia đình mình, lao vào lối sống thực dụng mà tìm mọi cách để lừa gạt độc giả để toan tính kiếm lợi nhuận trên các trang báo. Họ cũng không phải là báo thực sự. Ngô Tất Tố đã đích danh chỉ ra mặt tên của kẻ lừa đảo đó là Nguyễn Ngọc Hanh ở làng Thuận Hòa phủ Đức Thọ, nay đến Thành phố Vinh, ngụ tại phố Đệ Ngũ, lúc nhỏ có học hành tí chút, 33 tuổi rồi mà vẫn chưa có nghề nuôi thân và nuôi vợ con. Nghệ sĩ này sáng chế ra một diệu kế, “đặt ra hai tờ báo không rõ hàng ngày hay hàng tuần, một tờ báo lấy tên là Thực Tin cho xuất bản ở Hà Nội, một tờ báo lấy tên là báo Sao Sáng cho xuất bản ở

Huế. Rồi nghệ sĩ khắc cho mỗi báo một con dấu gỗ và chế ra hai tấm các nhà báo rất đẹp, tấm nào cũng có dán ảnh mình, nhưng không để rõ tên mình. Bây giờ nghệ sĩ mới dùng hai con dấu kia đóng vào hai tấm các đó” đúng như đầu đề bài đó là Sự tiến bộ của hai nghệ thuật [1920;203-204]. Thật là lừa đảo có nghệ thuật, tuy vậy, ít ngày sau người ta cũng bắt được nghệ sĩ lang thang ngoài phố và đã mời nghệ sĩ vào lao. Phải nói rằng đó là vụ lừa đảo khá tinh vi, xảo quyệt so với thời kỳ đó, cũng từ đây để đánh giá được rằng “trên đường lừa đảo, giả mạo chúng ta đã bước được một bước khá dài “sáu mươi năm trước các cụ đâu được như vậy!” Không dừng lại ở đó, trong xã hội còn xuất hiện những kẻ ăn cắp tác phẩm của người khác để làm giả nhà văn. Hóa ra cái tên văn sĩ cũng to lắm chứ “nếu tên văn sĩ không to, thì sao lại có những kẻ thèm thuồng đến phải giả

mạo?”. Ngô Tất Tố rất xuất sắc khi đặt ra cho lòng mình, cho người đọc câu hỏi và những nghĩ suy để ai nấy đều tự hỏi lòng mình ”không hiểu vì sao, khi biết cái tên nhà văn to, là vật có giá, thì tôi nghĩ ngay đến sự bán. Theo luật hiện hành, tên của hiệu buôn, bán tên của thầy kiện bán được, thế mà tên của nhà văn không được bán, thực là một sự thiệt thòi cho nhà văn”. Quả thật, đây là do cách đối xử phân biệt của các nhà ban hành luật hay là do sứ mệnh của nhà văn cao cả nên không thể bán cái tên của họ? Nếu “nó là của bán được” thì: “những ông tiền thừa hàng mấy chục vạn, mà óc không có một chữ, viết thư quốc ngữ không sang dòng, không có chữ hoa, sẽ ném của ra mà mua tức thì”. May thay là của không bán được nên họ còn có tên để viết vào thẻ thuế thân, vì thực tế hiện nay “con nhà văn cực bạo bán. Bán tim, bán óc, bán cả học vấn tài năng mà vẫn không đủ tiêu. Cho đến sách vở là món lợi khí tối cần cho nghề nghiệp, mà cũng có người rao bán mãi trên báo, huống chi cái tên…!” [1920;263]. Đây là điều mà Ngô Tất Tố thấm thía, thấu hiểu và chia sẻ với những người viết văn, ông hiểu nỗi thống khổ của các nhà văn thời kỳ đó. Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền đã xen vào đời sống của nhà văn, bên cạnh sự đam mê, trách nhiệm của người cầm bút ít nhất nhà văn cần có đời sống vật chất đảm bảo để họ có tinh thần cho ra đời những tác phẩm có giá trị, tác phẩm có hồn. Do cuộc sống của họ thiếu thốn như vậy nên việc rao bán những thứ của mình còn sót lại để nuôi sống gia đình, bản thân là điều không đáng trách mà điều đáng trách ở đây là xã hội chưa thật sự quan tâm, chính phủ chưa có những chính sách phù hợp, thực thụ, chưa thật sự công bằng khi cân nhắc đến đời sống của những người cầm bút nói chung và nhà văn nói riêng.

Không những chia sẻ về những cuộc sống khó khăn của các nhà văn, mà Ngô Tất Tố còn rất am tường về giá trị của những tác phẩm mà các thế hệ nhà văn để lại. Ngô Tất Tố đánh giá cao tài năng của nhà thơ Nguyễn Du và Truyện Kiều: “Cụ Nguyễn Du chẳng những là nhà văn tài năng mà còn là nhà tiên tri nữa (…) Truyện Kiều là áng kiệt tác không tiền tuyệt hậu, một vạn năm nữa nước Nam chưa chắc sản được một tác phẩm nữa như thế”. Đó là đánh giá của những ai biết thưởng thức và công tâm. Một tác phẩm được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, nhà phê bình, đặc biệt là các thế hệ, tầng lớp độc giả trong và ngoài nước

ghi nhận và đánh giá cao, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những lời chê bai, tìm cách để nói xấu, vì thế sau khi Nguyễn Du chết “sách ấy một lần chữa bậy chữa bạ, chữa cho mất cả tinh thần, rồi vì câu “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, có người còn đánh ba roi vào mả cái người đã nghĩ ra nó nữa chứ! chưa hết nạn. “Trong hồi trước đây, biết bao nhiêu ông “học giả vô học” đã đem thứ kiệt tác đó chua càn chua dỡ, giải nhảm giải nhí, thậm chí họ bảo hai chữ “quạt qui” chỉ là ép vận, không có nghĩa gì (…) Đến hồi gần đây mấy ông văn sĩ hiếu danh, vì muốn quảng cáo tên mình, lại còn đem nó bới lông tìm vết, chê bẩy mươi tà ba mươi tật, chê mãi những cái mà nó không có. Thế có ác không?”. Đó là một thực tế trong làng văn mà Ngô Tất Tố muốn trao đổi cùng bạn đọc. Ở đây, người ta chỉ quan tâm đến cái mình muốn, muốn gán cái ý nghĩ của mình thay cho ý tưởng, thay cho cái hồn của tác giả muốn trình bày trong tác phẩm, họ muốn người khác chú ý đánh giá cao đến mình để rồi suy ra và đánh giá Truyện Kiều một cách vô bổ như vậy. Thử hỏi với lương tâm, trách nhiệm của người cầm bút đánh giá Truyện Kiều như vậy có đáng nể không? Ngô Tất Tố là thế hệ nhà văn đi sau nhưng ông vẫn thấu hiểu và rất đồng cảm với cụ Nguyễn Du: “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như”, trong Tôi muốn khóc cụ Tố

Như Ngô Tất Tố nói rằng “kể ra cũng đáng khóc thật. Tiếc tôi không sẵn nước

mắt, vậy xin viếng cụ ba tiếng “ô-hô”” [1920;318-319].

Tóm lại, những băn khoăn của Ngô Tất Tố thể hiện trong cuốn tạp văn Thật

hay bỡn là nỗi lo toan về nghề nghiệp. Ngô Tất Tố luôn mong chờ một sự tốt đẹp

dành cho những người cầm bút. Là người dám nói thẳng nói thật, luôn trăn trở với những gì đã qua, Ngô Tất Tố luôn đánh giá đúng bản chất mấu chốt vấn đế và có sẻ chia của mình trong đó.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 88 - 92)