Như chúng ta đã biết, Ngô Tất Tố là nhà văn, nhà báo xuất sắc, đặc biệt vào thời kỳ 1930-1945, ông đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng, phản ánh hiện thực một cách khách quan, chân thực và có giá trị. Trong số đó, trên các trang báo Đông Pháp Thời báo, báo Phổ Thông, báo Đông Phương, báo Công Luận, báo Thực nghiệp Dân báo, báo Tương Lai, báo Thời Vụ, báo Trung Bắc Chủ nhật, báo Đông Pháp, Ngô Tất Tố cho đăng các tạp văn viết vào thời kỳ này. Đời sống văn
hóa đương đại đã hiện lên trong các bài tạp văn của Ngô Tất Tố rất rõ nét.
Trước hết, đó là văn hóa chân chất, chất phác của các tầng lớp người dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Bắt chước văn hóa người nước ngoài, đó là việc “Dân lạy quan” cũng được bắt nguồn từ khi nước Pháp sang bạo hộ “ta đã hấp thụ được ít nhiều tư tưởng văn minh cho nên phàm những lễ nghi cổ, không hợp thời… hễ ai được thưởng phẩm hàm , khi có sắc về thì quan phủ sức phải mang áo rộng xanh, vào lễ lạy quan bốn lạy và dâng trình sắc quan để xem…nhân dân thấy thế cũng bắt chước theo rồi thành lệ từ đấy trở đi, chứ trước kia vốn không có”[20;18]
chay, cưới hỏi một cách chân thực. Cưới hỏi vốn là việc làm hạnh phúc nhất, tự nguyện của mọi người trong gia đình giữa hai người xây dựng gia đình với nhau, được mọi gười chia vui và hướng đến với tinh thần thoải mái, nay đã trở thành nạn - món nợ cả cuộc đời mà có người trả được và có người đến chết rồi cũng không thể trả.
Trong điều kiện “nhiều người thấy nước Việt Nam là nước nghèo hèn, mà lại bị nhiều tai nạn” (Sướng nhất thế giới là người Việt Nam), cuộc sống người dân nhất là ở vùng thôn quê lại càng khó khăn túng quẫn hơn với miếng cơm manh áo đời thường. Thế nhưng, đình đám lại được phô bày ra dù không có đồng xu nào. “Mọi năm trước cả làng xin phép vào đám rất khó, chẳng mấy khi được phép làm đám tới năm ngày. Nhưng năm nay thì tha hồ, vì quan trên muốn làm ơn cho dân, nên làng nào xin phép vào đám hay kéo hội, các quan đều y cho cả, có làng được phép 10 ngày, có làng được phép đến hai tuần lễ. Trong những ngày vào đám, họ sẽ giết trâu, giết bò làm cỗ, đem phường chèo, con hát về hát tại đình, và còn bày ra nhiều cuộc vui nữa. Rồi thì dân làng đàn ông, con trai, ai nấy quần trắng trúc bâu, áo the, ba chỉ, ngồi tại đình uống rượu, nghe hát, đàn bà con gái thì mẹ nào con ấy, chị nào em ấy, cõng kê nhau, dắt díu nhau, lượn ra lượn vào khắp các sân đình của điếm; đêm đến lại vui hơn nữa, tổ tôm.., thò lò, xóc đĩa, muốn chơi thứ gì có thứ ấy”(Sướng nhất thế giới là người Việt Nam) [1920;48]. Trong khi đó, các nước trên thế giới đều đang lâm vào tình trạng khốn khổ vì khủng hoảng kinh tế, phải lo cái ăn cái mặc còn khó có sao được cái cảnh như người dân Việt Nam bấy giờ. Cưới hỏi thì làm rùm beng, cưới được một cô vợ như là cái giá phải mua của các nhà trai, dù là vợ nhà quê vốn được coi là “rẻ nhất”. “Ngày nay cưới được một cô gái quê, nhà gái không thách gì, nhà trai cũng phải dẫn đến: một tạ thịt lợn một nghìn cau tươi, năm chục chai rượu, thúng gạo nếp, một rổ lá trầu và một cân chè”. Đó là lễ cho họ nhà gái ăn uống, còn phải sắm cho cô dâu tối thểu cũng phải có “chiếc màn, đôi chiếu, cái chăn, cái hòm, đôi khuyên vàng, bộ quần áo cưới, vài bộ quần áo nâu”. Mới nhẩm qua ‘phỏng chừng một nghìn đồng bạc đã đủ chi chưa? … Đó mới là vợ hạng bét. Nếu vợ hạng nhất, có lẽ phải đến hàng vạn”. Tục ăn uống trong đình đám dường như trở thành cái hủ tục, cái tiêu cực trong xã hội phong kiến, nó kìm hãm sự
phát triển của người nông dân lúc bấy giờ, cái đói, cái nghèo, cái khổ cũng từ đó mà ra. Trong bài Quỷ thần cũng phải lôi thôi Ngô Tất Tố một lần nữa minh chứng cho sự nhiêu khê của lệ làng. “Hiện nay, ở các thôn quê con trai mẹ đĩ kết duyên với con gái bố cu, riêng về tiền mặt ít nhất cũng phải nghìn bạc, chưa kể lợn gạo trầu cau chè rượu. Đó là giá của chợ trắng không phải là giá của chợ đen. Ngày xưa đâu thế? Trước đây chừng 9,10 năm, số tiền ấy có khi cưới bẩy tám vợ. Thật ra thì những nhà gái không có ý bóp chẹt nhà trai để làm giàu, nhưng vì vật giá đắt đỏ, một tấm chăn bông và hai bộ áo nâu quần vải cũng hết nghìn đồng. Nếu không lấy đến số ấy thì đào đâu mà sắm cho con?...Có nhà cưới được một nàng dâu, bố mẹ chồng hết cả cơ nghiệp”. Thách cưới là vậy, nhưng tình trạng nhiều đám đổ vỡ, đòi nợ, dắt nhau đi thề, đã làm cho nhà thánh mất thì giờ, bây giờ đến việc cưới gả, người ta cũng chực quấy nhiễu đến nhà thánh nữa.
Truyền thống của người Việt Nam thời đương đại, sống theo lễ giáo phong kiến, con cái khi xây dựng gia đình “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, lấy vợ gả chồng phải “môn đăng hộ đối”, phụ nữ lấy chồng khi chồng chết thì phải thủụ
tiết thờ chồng… Con quan Tuần phải lấy con quan Thượng hay con quan Án, con nhà có hiệu buôn bán lớn phải gả cho nhà có tiền gửi ngân hàng, thầy tham phải dạm cô đốc, thầy giáo phải kén cô giáo, cô sư phạm lại chờ cậu cao đẳng mà kết chỉ gieo cầu. Nhưng thực tế những người vi phạm những nguyên tắc này lại là con cái của những cụ đồ, cụ nho. “Nhà cụ có cô con gái chừng hai chục, nhân duyên chưa định nơi nào, trường cụ có cậu học trò, chạc tuổi cô ấy. Lửa gần rơm, rơm gần lửa, hai người có ý yêu nhau, dốc một lòng cùng nhau đính ước trăm năm. Nhưng vì môn hộ chênh lệch sao đó, nên cụ đồ nhất định không gả” (Chực sang tân thế giới mà thoát à!)[1920;50]. Hai đứa bỏ xứ ra đi, cụ đồ bổ đáo đi tìm, giải đi rêu rao khắp các bến đò, bến xe hơi, bến xe lửa, thấy sự lạ, lính bắt đem trình quan thượng. Đến cửa công cụ đồ xin bỏ tù cả hai đứa, nhưng cuối cùng “cụ đồ xin phép giải cả hai về quán để cụ trị tội”. Mặc dù được bố mình (cụ đồ) bao che nhưng cô con gái và cậu học trò này vẫn không thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Lấy vợ cũng phải kén chọn về mặt hình thức (theo phong dao đã dạy), hình thức xấu thì không thể lấy làm vợ:
“Những người béo trục béo tròn, Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.” “ Những người ti hí mắt lươn,
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.” “Môi dày ăn vụng đã xong,
Môi mỏng ăn hớt, môi cong hay hờn.”
Với người chết, dân làng tổ chức rất nhiêu khê: “họ làm chay, làm ma, tụng kinh, cầu Phật tùng xòe độ dăm bẩy ngày để họ lấy…tiền cúng lễ của tụi thiện nam tín nữ khờ dại”. Trong điều kiện như vậy đã xuất hiện nhiều hạng con buôn. “Ngoại những kẻ buôn thuốc phiện lậu, buôn giấy bạc giả, buôn dân, buôn nước, buôn nghị trường, cũng có lắm kẻ đã nghĩ ra nghề buôn tôn giáo mà đại phát tài”. “Cái xác sư Vĩnh Nghiêm cố nhiên là một món hàng có lợi, nếu như có thể buôn được thì Trời Phật ở trên mây họ còn sợ chi mà không buôn”.
Mê tín cũng là một trong những hình thức làm hại nhau, làm cho con người lu mờ đi mọi thứ xung quanh và tin vào một điều gì đó một cách mù quáng, cùng nhâm nhi “thờ bậy, thờ bạ”. “Thờ hết người rồi, người ta còn thờ cả giống vật nữa. Con cọp, con thuồng luồng chỉ là loại ăn thịt người, ai cũng biết rõ như vậy, nhưng mà người ta cứ thờ và lại còn tôn làm quan hay ông “Ông Lôt”, “quan trường ngũ định”…phải lạy chẳng thiếu thứ gì, lạy từ gốc đa, gốc gạo trở lên, cho đến các đống đất và các hang đá”
Ngay cả Phật tử cũng không thoát khỏi nhục vọng cá nhân, vẫn dùng “rượu thịt, mắm muối, chỉ thiếu có “con đậu phụ”, ăn xong lại giở phép: “chân “người” múa, tay “người” hoa, miệng “người” phun ra những luồng vòn vọt, nhưng không phải kiếm quang, đó là đồ ăn uống của nhà chủ. Vẫn chưa hết phép, hòa thượng còn muốn đánh đập nhiều người và dọa phá cả đồ đạc của nhà ấy nữa”, người ta còn biết “hòa thượng đã trốn thuế thân đến mấy năm liền” (Cũng còn
hơn tăng giới ngày xưa). Đúng là bịp bợm, lợi dụng cái mác là Phật tử đểđể che mắt thiên hạ làm những điều trái với tu hành, tại sao người ta có thể lấy đạo đời để làm vỏ bọc cho những lợi ích cá nhân của bản thân mình chứ, trốn thuế thân trong khi những người nghèo hèn như chị Dậu, cơm không có ăn, áo không có mặc, chồng bị đánh đập vì không có tiền nộp sưu, chị phải bán con, bán chó nộp thuế thân cho chồng, cho người chú đã mất (Tắt đèn).
Cái nghèo, cái hèn, việc phân chia tầng lớp và cuộc sống của họ trong xã hội hầu như cũng được phân chia theo. Anh X (trong Tính một bài chơi!) thuộc
“một hàng lơ lửng ở giữa”, “anh ấy là người có học thức, có chút danh vọng cố nhiên không thể núp trong những túp nhà lúi xúi như lớp nhà lá ngoại ô, ít nhất anh cũng phải thuê một gian gác. Chị vợ anh ta tuy không phải là một bậc đài các, nhưng cũng là người thành thị, không thể rửa bát, không thể bưng thúng rác, nhất là hai vai không thể đặt cái đòn gánh để quảy lấy hai thùng nước. Vậy thì anh ta phải có đứa ở, không thằng nhỏ thì con sen vú già”. Còn hai đứa con thì sáng nào cũng đòi ăn quà, “nếu không có quà thì vợ chồng anh ta sẽ phải nghe những tiếng khóc bi thảm”. Dường như ý thức giai cấp đã ăn sâu vào trong tư tưởng vợ chồng anh X, nó là gánh nặng của cơm áo gạo tiền “cộng cả các món, mỗi tháng nhà anh ta phải có 76 đồng. Thế là mỗi tháng anh phải mang nợ sáu đồng. Nếu không có quần áo may từ mọi năm, hồi này cả nhà phải cởi trần”. Mặc dù vợ anh X lâu nay không có lòng tín ngưỡng, thế mà giải pháp để chị vợ xử lý tình trạng nợ đọng này đó chính là “ tối nào cũng thắp hương cắm lên bàn thờ … cầu khấn ông bà ông vaỉ phù hộ độ trì cho nhà tôi kiếm thêm mỗi tháng vài chục nữa. Bằng không nhà cửa sẽ phải tan nát”. Tại sao không thay bằng việc thắp hương cúng khấn vợ chồng anh X thay đổi cách nghĩ phải tính toán chi tiêu như thế nào cho hợp lý, tùy theo điều kiện của gia đình mình, chứ đừng bám vào cái vỏ bọc để lòng tự trọng, tính ích kỷ, cái tôi át mất sự thực. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao con người lại không chấp nhận thực tại vốn có của mình mà lại chạy theo cái mình chưa có? Tại sao họ không nghĩ rằng chỉ có lao động mới giúp họ thoát khỏi sự túng quẫn, thoát khỏi mọi toan tính trong cuộc sống đời thường mà phải là thắp hương cầu khấn? Phải chăng đó sự mê muội, không lối thoát của chị vợ anh X.
Chữa bệnh cũng nhờ thánh, vì cho rằng người trần không thể chữa được bệnh, đó là chuyện của nhà bác Nguyễn Thị Khánh ở làng Bích Hòa tỉnh Nghệ An. Bác Khánh bị bệnh uống thuốc thầy lang không khỏi, vợ bác đi nhờ thánh chữa bệnh cho chồng. “Theo lệ nhà thánh trong nhà lập một đàn tràng, “Kiều” thánh giáng bát cho thuốc… Thánh kê đơn thuốc, rồi thánh dặn bệnh nhân phải kiêng tôm đất”. Hai bên lời qua tiếng lại với nhau, thế rồi bác Khánh và thánh nổi cơn xung đột, “thánh lập tức múa thanh long đao, sơn son xông vào trong phòng ra oai…Bác Khánh tuy ốm, nhưng cũng đủ sức đứng dậy nắm lấy bảo kiếm của
thánh…may có người nhà vào can thánh mới thoát nạn” Trong Tội khôi công thủ cũng vậy, anh Nguyễn Văn Nhuệ có đứa con bị ốm nặng, mời thầy phù thủy về nhà lập đàn cúng tiến. “Việc cúng tiến kéo dài đến năm bẩy ngày”
Không những thế trong thời kỳ lúc bấy giờ, đạo đức con người xuống cấp trầm trọng, văn hóa ứng xử với nhau hầu như không có, nó có thể cắt đứt tình mẫu tử, lấy đi tính mạng của con người. Câu chuyện Nguyễn Xuân Thức trong bài Hạng ấy nếu bị trời đánh thì còn có ảnh hưởng hơn là một minh chứng cụ thể. Bỏ thuốc độc vào cơm để đầu độc mẹ chết vì lý do không được phép bán đất hương hỏa. “Đành rằng cái tội bỏ thuốc độc mẹ, không ai dung thứ, trời không giết thì tòa Thưởng thẩm cũng khép vào tử hình, nhưng giá trời đánh cho hắn một cái, thì có ảnh hưởng nhiều hơn”.
Thông qua các bài tạp văn của Ngô Tất Tố, chúng ta có thể hình dung được đời sống văn hóa thời đương đại của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cái tốt cái xấu đan xen lẫn nhau, xô nhau chạy. Kết quả nạn nhân hứng chịu lại là những người dân vô tội mà cụ thể là người nông dân, làng quê nghèo.