Hướng tới sự đa dạng trong cách lập ý

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 107 - 111)

Lập ý là hoạt động tìm kiếm, xác định đặc điểm ý để phân chia và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý, phù hợp với lôgic nhận thức của con người. Tiếp cận với Thật hay bỡn chúng ta biết đến Ngô Tất Tố đa dạng trong cách lập ý trong tạp văn, việc lựa chọn và sắp xếp ý theo một trật tự lôgic.

Tạp văn của Ngô Tất Tố khá đơn giản nhưng mạch lạc, độc đáo, giàu sức thuyết phục, bao giờ cũng kết cấu làm ba phần: Vào đề, diễn giải và kết luận. Phần vào đề có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, cần đề cập trong tạp văn sang sự chú ý tò mò cho người đọc. Ví dụ trong bài Thục Điểu chết, phần vào đề ông viết: “Thấy cái đầu đề này, chẳng biết có ai động lòng hay không, nhưng chắc có nhiều người mát ruột…

- Khoan khoan. Ai động lòng đừng động lòng vội, ai mát ruột cũng đừng mát ruột vội, bà con hãy coi cho hết bài này đi”[20;86]. Đúng như Ngô Tất Tố đã nói phần vào đề của ông sốt ruột thật, ông cố tình kéo dài tạo sự tò mò cho người đọc khiến cho lượng thông tin sắp được tác giả trình bày thật hấp dẫn.

Phần diễn giải dẫn dắt người đọc đi vào nội dung chính của vấn đề, tạo nút căng thẳng và cởi nút, hoặc tạo tình huống rồi giải đáp tình huống đó. Trong

Thục Điểu chết Ngô Tất Tố dẫn dắt người đọc đi từ chỗ thông báo rằng Thục

Điểu không chết, Thục Điểu sống như thế nào? giải thích lý do vì sao Thục Điểu chưa chết mà nói là nó chết rồi? sau đó đến cắt nghĩa cụm từ “Thục Điểu”, dẫn đến nội dung chính của vấn đề cần phản ánh. Đó là hiện tượng “Vì muốn tẩy chay cái tên không chính, để cho lời nói được thuận, nó phải đổi tên”, với thủ đoạn như:

Phần kết luận cần khái quát vấn đề đang bàn, (đưa ra lời bình nếu cần thiết- theo chủ đề ). Lời bình có khi là lời cuả tác giả có khi là lời của nhân vật (nếu có). Tạp văn Thục Điểu chết Ngô Tất Tố, vừa đưa ra kết luận lại kèm theo lời hiến kế cho Thục Điểu là “Dân Chơi”: “Vậy sau khi Thục Điểu đã chết ở cột báo này, người thế chân cho nó tức là: Dân Chơi”[1920;88].

Các bài tạp văn của Ngô Tất Tố viết cách lập ý rất đa dạng, mỗi bài có một cách lập ý khác nhau. Một bài có thể có rất nhiều ý nhưng mỗi ý lại có cách lập khác nhau, ví như trong bài Truyện Kiều sẽ ghi vào Hiến pháp có ngày, có năm ý, mỗi ý có một nội dung khác nhau. Ở đây trong phần diễn giải, Ngô Tất Tố rất khéo léo trong việc chuyển ý bằng các từ ngắn gọn, nhưng lại rất dứt khoát, đó là các khẩu lệnh. Ý đầu tiên chuyển từ phần mở đầu thông qua từ “phải đó”, thể hiện sự thông nhất đồng tình với câu chuyện được nói đến. Ý thứ nhất, lập ý nêu lý do và khẳng định ý kiến của mình một cách chắc chắn:

“Phải đó.

Có điều lấu nay mình nói về nhà học giả “gió nồm” này đã nhiều, mà hôm nay nói đến nữa không khỏi đồ đệ của học giả ấy lạ bĩu môi mà bảo rằng dùng mánh khóe vặt để công kích thầy họ” [1920;33].

Ý thứ hai, được chuyển qua bởi từ “Mặc!”, thể hiện thái độ bất chấp, không để ý, không quan tâm. Trong ý này Ngô Tất Tố thể hiện sự bất cần, không quỵ lụy và có thái độ không khoan nhượng:

“Họ có thầy thì mình phải có binh, họ muốn nâng đội thầy thì họ phải rào đón, còn mình đây mình chẳng ưng cái kiểu hành động của quan Hường kia thì mình cứ lôi ra mà nói. Nói chỗ này chẳng hết mình sẽ nói chỗ khác”[1920;33].

Ý thứ ba, được chuyển qua câu hỏi “Nói gì?” Tác giả dẫn dắt người đọc qua Truyện Kiều và đặt câu hỏi, “Hiến pháp “chết vạ” gì mà lại có cả tiểu thuyết truyện Hoa nô ở trong? [1920;33] và trả lời câu hỏi thể hiện nội dung hiến pháp nói gì?

Ý thứ tư, dẫn dắt bằng một câu hỏi: “Cái gì là sự thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt? Từ đó nêu ra quan điểm của quan Hường

Phần kết luận, nêu ra mối quan hệ của Truyện Kiều với Hiến pháp vai trò tầm quan trọng của Truyện Kiều giống như Hiến pháp

Như vậy, với bài Truyện Kiều sẽ ghi vào Hiến pháp có ngày, Ngô Tất Tố lập ý bằng cách nêu lý do để dẫn dắt việc “Hiến pháp đi liền với Truyện Kiều” xuất phát từ quan điểm của ông Hồng lô Phạm Quỳnh, giải thích bằng cách tìm ra bằng chứng là “giở hiến pháp của ông quan Hường họ Phạm mà coi” và tìm ra mối quan hệ giữa Truyện Kiều và Hiến pháp.

Ở bài Kiểu đất Hàng Trống, Ngô Tất Tố lại có cách lập ý khác, phần mở đầu là một lời giả định “Thấy cái đầu đề này không khéo có người đem cáng đến đón mình đi làm đất…”. Phần diễn giải, với cách lập ý: Khẳng định kết luận ý kiến của mình là đúng “Tuy không dựa vào sách, nhưng quyết là đúng. Ai không tin thử diễu một vòng qua phố Hàng Trống mà ngắm xem”. Ý tiếp theo là miêu tả cảnh phố Hàng Trống trong đêm về cảnh vật, con người và cách sinh hoạt của họ khi đến “ngôi đền giữa phố choèn choèn” này. Tiếp theo tác giả nêu lý do vì sao ngôi đến này lại đông khách như vậy vào mỗi tối “Bởi vì ở đó có phải có một cửa đền ấy thôi đâu, hai bên tả hữu còn có hai cái “xăm” nữa”. Tiếp đến là lời nhận xét “”Xăm” ở thành phố là sự bình thường, không lạ, duy có ngôi đền quái gở ấy mà lù lù mọc ở Hà Thành thì thật chướng mắt”[1920;45]. Phần kết luận là lời đề nghị cơ quan chức năng xử lý: “Nào các ông nghị viện thành phố ở đâu? Mọi ngày các ông hay soi xét những ngõ phố bẩn xin sửa sang kia mà, cái ngôi đền Hàng Trống này đối với con mắt người ngoại quốc chẳng qua như đống rác ở giữa phố vậy. Các ông mần thinh sao?”[1920;46]. Với bài Kiểu đất Hàng Trống, cách lập ý của Ngô Tất Tố bắt đầu từ giả định, kết luận vấn đề, diễn giải, đề xuất.

Trong bài Sướng nhất thế giới là dân Việt Nam, cách lập ý lại hoàn toàn khác. Phần mở đầu, Ngô Tất Tố lấy ngay nhận xét của người khác không xác định nói về tình hình nước Việt Nam. “Nhiều người thấy nước Việt Nam là nước nghèo hèn, mà lại bị nhiều tai nạn, thì cho ngay là dân Việt Nam cực khổ. Đó là không chịu để lý xem xét”. Nhưng xét cho cùng đó không phải là nguyên nhân của sự nghèo khổ. Đọc tiếp bài viết chúng ta sẽ thấy cụ thể hơn. Tiếp theo là lời bình để chuyển ý “Dù cho hoàn cảnh thế nào mặc lòng, dân Việt Nam vẫn là nhất thế giới”. Phần diễn giải: “Khoan kể” là lời để tác giả dẫn người đọc đến thực tiễn xem người dân Việt Nam vì sao lại “sướng nhất thế giới”? “Kẻ chợ là đất phồn hoa, văn vật, cái sướng trong lầu ca, quán rượu đã làm cho lắm người quên

hẳn sống để làm gì (…) Trong những ngày đình đám, họ sẽ giết trâu, giết bò làm cỗ, đem phường chèo con hát về hát tại đình, và còn bày ra nhiều cuộc vui nữa (…) đàn ông con trai ai nấy quần trắng trúc bâu, áo the ba chỉ ngồi tại đình uống rượu, nghe hát…”[1920;48]. Ngô Tất Tố rất băn khoăn trăn trở về sự xa xỉ này trong điều kiện đất nước và thế giới đang khủng hoảng về kinh tế. Phần kết luận, là sự lo lắng hậu quả của những cuộc chơi chốn phồn hoa, hệ quả của đình đám từ làng quê. Sướng nhất thế giới là dân Việt Nam, Ngô Tất Tố có cách lập ý đó là, thông qua việc đưa ra nhận xét, diễn giải, hậu quả.

Trong một bài khác như Thôi đi các cô! Ở âm phủ chẳng sướng hơn đâu!, Tại phần mở đầu, Ngô Tất Tố giả sử nói chuyện với một thầy địa lý và tự đặt ra câu hỏi để dẫn dắt vấn đề. Phần diễn giải, tác giả nêu một loạt dẫn chứng bằng các thông tin cụ thể. Tiếp đến là nêu nguyên nhân của cái chết “Xét cho kỹ thì không phải động ở âm phần mà động ở dương cơ. Cái dương cơ của nhà ta là giải đất chữ S này, có nhiều không khí khó thở, các cô không thể chịu nổi nên trốn tránh đi thế giới khác”. Phần kết luận là lời khuyên giải “Đẻ được một người nuôi cho đến lúc đi tử tự được, công lao không phải là ít. Nước mình đương người hiếm của kiệm, chẳng tội gì mà chết như thế. Thôi đi, các cô ơi!”. Ở bài này, Ngô Tất Tố lập ý từ giả sử, dẫn chứng, nêu nguyên nhân, cuối cùng là khuyên giải.

Cụ Huỳnh và cụ Khổng được Ngô Tất Tố lập ý theo một kiểu khác, ngay

phần mở đầu là cách chỉ chỗ cho người đọc tìm đến ngay tờ báo muốn tìm. Sang phần diễn giải, nêu lý do vì sao báo Tiếng Dân lại dùng nhiều chữ hán? Nêu thực tế việc hiểu chữ Hán và giải thích nghĩa và cách hiểu từ “cử tri” như thế nào? Nguyên nhân của việc hiểu sai nghĩa từ “cử tri”. Phần kết luận là lời nhận xét “… Vậy thì cụ Huỳnh không kém gì cụ Khổng”. Với bài này, cách lập ý của Ngô Tất Tố là, dẫn dắt, nêu lý do, dẫn chứng, nguyên nhân, nhận xét.

Không giống với các bài viết khác, trong Thánh vật không chết, ở phần mở đầu tác giả kể bằng câu kể: “Con Rồng cháu Tiên nhà ta thường hay rủa nhau bằng câu “trời đánh thánh vật” người ta tưởng thế là độc lắm”. Phần diễn giải, Ngô Tất Tố dẫn dắt bằng việc phân tích, tiếp đến là diễn giải, nêu dẫn chứng “thánh vật không chết”. Phần cuối là sự gây gỗ xô xát giữa thánh và và bác

Khánh. Với bài Thánh vật không chết, Ngô Tất Tố bắt đầu lập ý từ việc kể về một việc cụ thể, diễn giải, minh họa, hậu quả.

Với một cách lập ý khác của Ngô Tất Tố trong bài Chị em cũng nên bắt

chược Ban Siêu. Phần mở đầu rất ngắn gọn: “Tôi muốn nói về nghề cô đào”.

Phần diễn giải, kể về nghề cô đào tại hai thời điểm lúc bình và lúc giá cả đắt đỏ. Phần kết luận là sự động viên khuyên giải chị em bắt chước Ban Siêu “hãy ném sênh phách mà về nhà quê đi cấy đi cày”. Đó cũng là giải pháp mà Ngô Tất Tố đưa ra cho các cô đào: “Đi cấy tuy là chân lấm tay, nhưng cái dạ dày may ra cũng đỡ bứt rứt. Chị em nghĩ sao?”

Cách lập ý ở bài này là, kể, khuyên giải và giải pháp thực hiện.

Như vậy, thông qua việc phân tích một số bài như trên chúng ta có thể khẳng định rằng Ngô Tất Tố rất xuất sắc trong việc lập ý. Từ việc lập ý đó cho ta thấy các tạp văn của ông luôn hướng đến một sự nhân văn, nhìn mọi việc theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn của Ngô Tất Tố (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w