1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tạp văn Lý Lan

111 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 578,5 KB

Nội dung

Chất lượng sáng tác của Lý Lan được ghi nhận bằng giảithưởng văn học có giá trị như giải thưởng truyện ngắn của báo Tuổi trẻ, giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, giải

Trang 1

-***** -ĐẬU TIẾN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN LÝ LAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2013

Trang 2

-***** -ĐẬU TIẾN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM TẠP VĂN LÝ LAN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trí Dũng

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 9

7 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1 TẠP VĂN TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÝ LAN 10

1.1 Sự lên ngôi của thể loại tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại 10

1.1.1 Về khái niệm tạp văn 10

1.1.2 Nhận diện đặc trưng cơ bản của tạp văn 12

1.1.3 Tạp văn trong văn học Việt Nam hiện đại 15

1.2 Lý Lan – con người và sự nghiệp sáng tác 19

1.2.1 Vài nét về con người Lý Lan 19

1.2.2 Hành trình sáng tác của Lý Lan 23

1.3 Nhìn chung về tạp văn Lý Lan 32

Tiểu kết chương 1 40

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG ĐƯỢC QUAN TÂM TRONG TẠP VĂN LÝ LAN 42

2.1 Những vấn đề nhân sinh - xã hội 42

2.1.1 Bức tranh đô thị Sài Gòn 42

2.1.2 Vấn đề giáo dục 54

2.2 Những vấn đề văn hóa 63

2.2.1 Nét riêng của văn hóa người Hoa ở Nam Bộ 64

2.2.2 Nét riêng về văn hóa xứ miệt vườn Đông Nam bộ 73

2.2.3 Triết lý về văn hóa của Lý Lan trong thời đại hội nhập 75

Tiểu kết chương 2 78

Trang 4

NGHỆ THUẬT CỦA TẠP VĂN LÝ LAN 79

3.1 Nghệ thuật kết cấu 79

3.1.1 Kết cấu xâu chuỗi 79

3.1.2 Kết cấu theo mạch liên tưởng 82

3.1.3 Kết cấu cốt truyện 83

3.2 Giọng điệu và hình ảnh người kể chuyện 85

3.2.1 Giọng điệu 85

3.2.2 Hình tượng người kể chuyện 90

3.3 Đặc trưng ngôn ngữ tạp văn Lý Lan 93

3.3.1 Ngôn ngữ sinh động, gần gũi đời sống 93

3.3.2 Ngôn ngữ mang đậm phong vị Nam Bộ 95

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Không phải ngẫu nhiên khi Trần Hoàng Nhân (Thời của tản văn,

tạp bút, nld.com.vn) gọi thời đại này là “thời của tản văn, tạp bút” Do sức ép

của khối lượng công việc bận rộn nên độc giả ít có thời gian cho những cuốntiểu thuyết dài hơi Người đọc hôm nay thường tìm đến những thể loại có khảnăng đáp ứng những nhu cầu đọc nhanh như truyện ngắn, truyện cực ngắn(truyện mi ni), tạp văn, bút ký, Những thể loại này có dung lượng ngắn, dễđọc, thường hướng tới phản ánh những vấn đề mang tính thời sự, nóng rẫyhơi thở cuộc sống bằng thứ ngôn ngữ đời thường, quen thuộc

1.2 Gần đây, tạp văn là thể loại được sử dụng khá phổ biến trong văn

học Việt Nam đương đại So với các thể ký khác, tạp văn đang trở thành mốiquan tâm hàng đầu đối với độc giả Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đạithông tin và nhịp sống hiện đại, tạp văn trở thành thể loại có ưu thế bởi tínhchất ngắn gọn, có thể chớp được một suy nghĩ, một khoảnh khắc suy tư, mộtthoáng liên tưởng mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả Nhờ vậy, nó dễ dàngtiếp cận người đọc trên phương diện cảm xúc, cũng như nhu cầu thông tin.Đặc biệt, các tờ báo thường dành riêng một mục để đăng tạp văn thường kì

như: Người Lao Động, Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ, Thanh

Niên, Văn nghệ Nhiều bài báo không chuyên về văn chương cũng in tạp

văn Đây thật sự là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà văn – cũ có, mới có – thểhiện Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, MạcCan, Đỗ Trung Quân, Lê Giang, Huỳnh Như Phương được in báo trước khixuất bản thành sách Không chỉ xuất hiện dày đặc trên các báo và các trangmạng cá nhân, những năm gần đây, tạp văn được xuất bản khá ồ ạt, có chấtlượng và được người đọc đón nhận nồng nhiệt Song dường như, những ýkiến, nhận xét, đánh giá, nghiên cứu về thể loại này còn rất ít

1.3 Lý Lan là nhà văn nữ tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại.

Hoạt động văn chương của Lý Lan trải rộng trên nhiều lĩnh vực: thơ, truyện

Trang 6

ngắn, tiểu thuyết, phê bình, biên kịch, dịch thuật Tính đến năm 2013, saugần 35 năm viết văn, Lý Lan đã có trên 30 tác phẩm đã xuất bản ở tất cả cácthể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, thơ và còn có rất nhiều tác phẩm vănhọc dịch nổi tiếng Chất lượng sáng tác của Lý Lan được ghi nhận bằng giải

thưởng văn học có giá trị như giải thưởng truyện ngắn của báo Tuổi trẻ, giải

thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng thơ của Hội

Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (cho tập thơ Là mình), giải thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh 2009 (cho Tiểu thuyết đàn bà)… Bên cạnh

sự phong phú về thể tài, nội dung, Lý Lan còn chứng tỏ mình là một cây bútvăn xuôi tự sự khá tỉnh táo, am hiểu kĩ thuật văn chương và có những cách tânnghệ thuật táo bạo, đặc biệt trên phương diện giọng điệu và ngôn ngữ Lý Lanđược xem là gương mặt nhà văn nhiều ấn tượng và có những đóng góp đáng

kể cho văn xuôi Việt Nam đương đại

Bên cạnh truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, công trình dịch thuật,… Lý Lancòn có những sáng tác thuộc thể loại bút ký, tạp văn gây được sự chú ý trongnhững năm gần đây Tuy vậy, những ý kiến nhận xét, đánh giá cho các tácphẩm của Lý Lan ở thể loại này vẫn chưa nhiều, nhất là loại tạp văn

Với đề tài Đặc điểm tạp văn Lý Lan, chúng tôi mong muốn góp phần

làm rõ đặc điểm tạp văn của Lý Lan trên phương diện nội dung và hình thứcnghệ thuật Qua đó, thấy được nét riêng đặc sắc của tạp văn Lý Lan và vị trícủa tạp văn Lý Lan trong bức tranh toàn cảnh của tạp văn đương đại

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Lý Lan

Lý Lan là nhà văn sáng tác trên nhiều thể loại, tiếp cận với nhiều đề tài.Tuy nhiên, vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu, những bài báo tìmhiểu về thế giới nghệ thuật của chị

Trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, số 24, ngày 15 – 6 - 1985,

Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài viết: “Về những cây bút nữ Thành phố HồChí Minh” Đặt Lý Lan bên cạnh những cây bút nữ trẻ của thành phố, tác giả

Trang 7

nhận định: “Lý Lan là cây bút sớm được dư luận chú ý Với cách viết giản dị

mà linh hoạt, đậm đà chất Nam Bộ, Lý Lan thể hiện phong cách của mìnhngay từ những tác phẩm đầu tay”[92; 203]

Năm 1994, cũng trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 18 –

8 – 1994, Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài: “Hai cây bút nữ một tập truyện”,

giới thiệu tập truyện ngắn Cỏ hát của Lý Lan in chung với Trần Thùy Mai.

Bên cạnh việc giới thiệu cây bút nữ trẻ Lý Lan đầy tiềm năng, bài viết còn ghinhận ba phương diện trong truyện ngắn Lý Lan, đó là: cảm hứng nghệ thuật,kiểu nhân vật và phong cách: “Trong những trang viết của cây bút mới vàonghề như Lý Lan, chúng ta bắt gặp đây đó hình ảnh tác giả: Lý Lan đangtrong giai đoạn tự ngắm mình”[92; 197 - 198]

Năm 1991, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh in tập truyện ngắn Chiêm

bao thấy núi của Lý Lan với Lời giới thiệu của nhà văn Sơn Nam Ông ghi

nhận là ở Lý Lan “Cái tươi trẻ, cái bình dân và sự ranh mãnh của những côgái trẻ Sài Gòn xưa và nay Nhất là có phẩm cách” [69; 4]

Năm 2000, Nxb Hội Nhà văn cho ra mắt độc giả quyển Một góc phố Tàu

của Lý Lan do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu Vương Trí Nhàn đã

có một bài viết công phu, mang những nhận định tổng quát về văn xuôi LýLan với những điểm đáng chú ý Tác giả đã khẳng định phong cách văn xuôi

Lý Lan “chính là nằm trong cái mạch của văn xuôi Nam Bộ Cây bút này đãtiếp nhận một cách hồn nhiên kinh nghiệm của người đi trước để rồi tronghoàn cảnh của mình, thêm vào đó những sắc thái mới, làm nên một giọng điệumới…là một tiếng nói điềm đạm, không làm điệu, làm ồn, tự tin ở sự tồn tạicủa mình, do đó là một tiếng nói dễ gần, dễ thông cảm Chị đã viết được đều,viết nhanh, viết khỏe, có thể tin là trước mắt chúng ta một phong cách đã hìnhthành, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết chứ không phải là một

sự “viết cho vui” hoặc ghé qua nghề nghiệp chốc lát rồi lại bỏ” [76; 12]

Vương Trí Nhàn nhận định rất đúng về mảng đề tài nổi bật trong vănxuôi Lý Lan chính là cuộc sống của người Hoa: “Riêng với Lý Lan, do hoàn

Trang 8

cảnh riêng là lớn lên ở một miền đất mà người Hoa sinh sống tập trung, chị lại

có dịp nói kỹ về sinh hoạt của cộng đồng này, từ chuyện làm ăn, một tiệmchạp pô, tiệm nước tới việc viết chữ ghi lại bút tích ngày xuân… với nhữngcon người bảo ban nhau làm ăn, những con người nghèo nghèo, tội tội, đangvật lộn kiếm sống và kiếm cách thích nghi với mảnh đất mới”[ 76; 15]

Năm 2002, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt bạn đọc công trình Thơ

văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX Người biên soạn công trình này đã nhận xét về tạp

văn Lý Lan: “viết nhiều về người Hoa, về con cháu của một dân tộc đã sinhsống, gắn bó, hòa nhập với mảnh đất này từ bao đời nay…nhưng không thấyhiển hiện nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu xứ mênh mang của một người xa lạ, “thiếuquê hương” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) hay u trầm, huyền bí” mà chỉ thấy

vẻ hiền lành, đơn sơ, mộc mạc của một cộng đồng người giàu đức tính chia sẻ

và cảm thông” [1; 686]

Tháng 2 năm 2007 trên website: http://evan.vnexpress.net, tác giả AnhVân viết bài “Lý Lan - người đàn bà hồn nhiên với chữ” Trong bài viết này,Anh Vân gọi Lý Lan là “người bạn ham chơi, chân thành của chữ nghĩa” vàvới chữ nghĩa, Lý Lan có “mối quan hệ quấn quýt như tình nhân” Tác giả bàiviết cũng nhận ra nét hồn nhiên không chỉ toát ra từ con người mà còn thểhiện rõ trong giọng văn, ngôn ngữ của Lý Lan” và khẳng định sự trong sáng,

dễ thương đã trở thành một trong những nét riêng hấp dẫn ở giọng điệu của

Lý Lan

Bài viết “Lý Lan: Tình yêu vẫn còn nguyên vẹn” của Tường Vy đăng

trên báo Saigongiaiphongonline là bài viết ghi lại những hoạt động và đóng

góp của Lý Lan tại buổi Tổ chức Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5,nhân dịp đón tết Mậu Tý, 2008 Qua bài viết này tác giả cũng hé mở một sốchi tiết về cuộc đời của nhà văn thông qua câu trả lời của nhà văn với bạnđọc

Vương Trí Nhàn đã dành riêng một bài viết về Lý Lan trên trang blog

http://vuongdangbi.blogspot.com Trong bài viết của mình, ông đã đặt văn

Trang 9

xuôi của Lý Lan trong mạch văn xuôi Nam bộ cùng với Hồ Biểu Chánh, LýVăn Sâm, Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Trang Thế Hy v.v để thấy được “lối

kể chuyện mộc mạc”; lối hành văn “tự nhiên mà không bao giờ mang tiếngtrau chuốt, đẽo gọt ”[74] Về mặt nội dung của văn xuôi Lý Lan, Vương TríNhàn cũng đưa ra những nhận định khái quát và xác đáng: “Qua những trangsách của chị, người ta thấy hiện lên một phần hình ảnh xã hội sau chiến tranhvới những xáo trộn nghiệt ngã, và những đổi thay mà trước đây không ai ngờtới Song cái chính là qua những trang sách ấy, người ta cảm thấy như đượcgặp gỡ với một tâm hồn nhạy cảm, biết nhìn đời một cách nhân hậu để tìm ranhững vẻ đẹp và bất chấp mọi sự oái oăm rắc rối, vẫn có được một thái độphải chăng, hợp lý, giữ lấy niềm tin cho riêng mình”[74] Đặc biệt, khi đặt LýLan bên cạnh một nhà văn gốc Hoa là Hồ Dzếnh, Vương Trí Nhàn nhận ra nétđặc biệt trong tâm lý sáng tạo của cả hai nhà văn, đó là “cái cảm giác về một

"thân phận kép" đã trở thành ám ảnh” [74] và hành động viết như một sự giãibày những tình cảm sâu nặng trong lòng Nhìn chung, bài viết của Vương TríNhàn đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về các sáng tác của Lý Lan

Các tác giả Ngô Thị Kim Cúc (“Những người đàn bà bị thất lạc”, báo

Thanh niên, 3/2008), Trần Thuỳ Mai (“Lý Lan, người đi xuyên tường”, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Chủ nhật, tháng 6/2008), Hà Tùng Sơn (giới

thiệu Tiểu thuyết đàn bà, sachhay.com) có những cách nhìn khác nhau về

Tiểu thuyết đàn bà

Dạng bài phỏng vấn, theo khảo sát của chúng tôi, hiện có khoảng hơn 10bài, trong đó có bài phỏng vấn đề cập đến cuộc đời, tiểu sử của Lý Lan như

bài: “Người phụ nữ luôn mơ ước làm chủ cuộc sống”, (Báo Người lao động,

website nld.com.vn); cũng có bài phỏng vấn đề cập trực tiếp tới thế giới nghệthuật trong tác phẩm như bài “Lý Lan: với văn chương tôi không có tuổi”(phongdiep.net), bài phỏng vấn”trên “gác xép” của Lý Lan” của Ngô Thị KimCúc (thanhnien.com.vn) nói về hoạt động sáng tác văn học thiếu nhi của LýLan; cũng có bài phỏng vấn chỉ đề cập đến một tác phẩm như “Lý Lan, 16

Trang 10

năm cho Tiểu thuyết đàn bà” (tại buổi giao lưu với bạn đọc ngày 13/3/2008,

đăng tải trên website:http://www.vtc.vn/)

Tác phẩm của Lý Lan trở thành đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ:

“Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự của Lý Lan” của Nguyễn Thị Hà.Trong công trình nghiên cứu của mình, sau khi tìm hiểu về nhân vật nữ như làbiểu hiện tập trung, mạnh mẽ nhất cảm hứng nữ quyền và phương thức nghệthuật thể hiện cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi Lý Lan, tác giả khẳng định:

“Sự xuất hiện của những người như Lý Lan đã tác động tích cực tới nhữngcây bút trẻ, tạo động lực cho họ mạnh dạn trong việc khai thác đề tài nữquyền” và “những nét đằm thắm, chân thành, nhân hậu như trong sáng tác LýLan luôn là một đặc điểm đáng quý”[25]

2.2 Lịch sử nghiên cứu tạp văn của Lý Lan

Tạp văn là một thể loại được Lý Lan sáng tác nhiều Song dường như thểloại này của chị chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết, đúng mức của giớinghiên cứu Những đánh giá chủ yếu dành cho truyện ngắn và đặc biệt cho

cuốn tiểu thuyết mới xuất bản gần đây của bà: Tiểu thuyết đàn bà, còn tạp văn

thì thảng hoặc có một vài bài viết lẻ tẻ in trên các báo, chủ yếu đưa ra những

cảm nhận cá nhân khi đọc cuốn Miên man tùy bút như:

Tác giả Việt Bằng trong bài “Đọc Miên man tuỳ bút của Lý Lan” đăng trên vietbang.com đề cập đến hai nội dung: “Miên man tùy bút là tập hợp của

11 đoản văn (personal essays, nonfiction) không có đề tài mà chỉ được đánh

số từ 1 đến 11 Tất cả đều liên quan tới tác giả từ thủa ấu thời mẹ mất sớm,theo cha về Chợ Lớn cho đến khi thành công trong sự nghiệp và thành danh

trong cuộc đời” và: “Trong Miên man tùy bút, nhiều đoạn được diễn tả bằng

những mẩu đối thoại thay vì miêu tả hay thuật truyện Viết đối thoại cũng làmột sở trường của Lý Lan”[10]

Trên đài Châu Á tự do, tác giả Mặc Lâm cho phát bài: “Nhà văn nữ Lý

Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng” trong đó chủ yếu tập trung phântích, làm rõ cách viết, nghệ thuật kể chuyện của Lý Lan Với cái nhìn có tính

Trang 11

hiện thực, Mặc Lâm đã khái quát: “Qua nhiều tác phẩm, Lý Lan có khuynhhướng miêu tả đời thường dưới cái nhìn của một nhà báo hơn là một nhà văn.Chị ghi nhận sự kiện và sắp xếp chúng bằng những trình tự mà sự kiện liêntục xảy ra và không hoa mỹ, hư cấu”[63] Điều đáng chú ý của Lý Lan là tácgiả luôn đưa hình ảnh cuộc sống sống động vào văn chương, làm cho vănchương giàu hơi thở Mặc Lâm phát biểu: “Bằng trực giác của một người nữ,chị lặng lẽ quan sát những gánh hàng rong đang ngày ngày sinh hoạt mà chịgọi chung là những cái chợ hàng rong”[63].

Tháng 4 năm 2008, báo Thể thao & Văn hoá, số 111 cho đăng bài “Lý

Lan: Mẹ đưa con đến trường mãi là biểu tượng đẹp nhất” của tác giả YênKhương Đây là bài viết về tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường

(chương trình văn học lớp 7): Cổng trường mở ra của Lý Lan Yên Khương

đã giành những ưu ái cho nhà văn khi ngợi ca “những tâm sự rất dung dịnhưng lại vô cùng cảm động như chính giọng văn của bà”[38] Tác giả viết:

“Tuỳ bút Cổng trường mở ra chất chứa biết bao xúc cảm Những câu văn

chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói vớichính mình Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáogiục đối với một con người và với cả xã hội”[38]

Nguyễn Long Khánh trong bài giới thiệu cuốn Miên man tùy bút trong

tonvinhvanhoadoc.vn đã có những nhận xét sơ bộ về hình thức của cuốn tùybút: “Một cuốn sách giản dị, mộc mạc chân thành: người viết nhớ đến đâu,viết đến đó, không sắp đặt cũng không chú ý lắm đến hình thức, nghệ thuật

thể hiện”[37]… Về mặt nội dung, Nguyễn Long Khánh khẳng định Miên man

tùy bút là cuốn sách “thật ấm áp tình đời, tình người, có sức quyến rũ dịu

dàng lay động mỗi trái tim người đọc Nó như một dòng suối mát trong rócrách giữa ngày nắng hạ mang đến niềm vui, hy vọng và sức mạnh tiềm ẩn đểchúng ta ngẩng cao đầu đi trong cuộc sống”[37]

Nhìn chung, các bài báo nghiên cứu về tác giả, tác phẩm nói chung vàtạp văn nói riêng của Lý Lan vẫn chưa thực sự phong phú, đa dạng, chưa đi

Trang 12

sâu vào thế giới nghệ thuật của chị Các ý kiến đánh giá hầu hết đều khai thácphương diện con người tiểu sử của tác giả, hoặc mới chỉ đề cập đến một khía

cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể (Tiểu thuyết đàn bà hoặc Hồi xuân) Đặc biệt về tạp văn của Lý Lan, hiện tại, chưa có một công

trình nghiên cứu toàn diện trên cả chiều sâu và bề rộng Chính vì vậy, tạp văncủa Lý Lan vẫn chưa thực sự trở nên thân quen với bạn đọc Việt Nam Chúngtôi hi vọng rằng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị của tạp văn LýLan trên cả hai phương diện nội dung và hình thức

3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm tạp văn Lý Lan trên hai phương diện: nội dung và hình thứcnghệ thuật

3.2 Giới hạn của đề tài

Giới hạn nghiên cứu của đề tài là bảy tập tạp văn được xuất bản của Lý

Lan: Chân dung người Hoa (1994), Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998), Khi

nhà văn khóc (1999), Dặm đường lang thang (1999), Miên man tùy bút

(2007), Bày tỏ tình yêu (2009), Ở ngưỡng cửa cuộc đời (2010).

Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung tìm hiểu thêm một số bài tạp văn trên

blog Lý Lan (https://sites.google.com/site/lylanmutman) Đó là: Ăn cháo

Tiều, Bông chùm bao, Chuyện làm ăn, Chùa Minh Hương, Du xuân, Đêm Sài Gòn nghe ếch nhái kêu, Múa lân, Người trong hẻm, Sài Gòn về sáng, Sỏi và

đá, Thư viết ở Sài Gòn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt ra 3 nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đưa ra một cái nhìn khái quát về tạp văn trong sự nghiệp sáng tác của

Lý Lan

- Khảo sát, chỉ ra đặc điểm của tạp văn Lý Lan trên phương diện nội dung

- Khảo sát, chỉ ra đặc điểm tạp văn Lý Lan trên một số phương diệnhình thức

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp,trong đó chủ yếu là:

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

- Phương pháp thống kê - phân loại

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khảo sát một cách tập trung về đặc điểm tạp văn

Lý Lan, bổ sung thêm tư liệu để đánh giá toàn diện hơn về toàn bộ sáng tác củanhà văn

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Tạp văn trong hành trình sáng tạo của Lý Lan

Chương 2 Những vấn đề đời sống được quan tâm trong tạp văn Lý Lan Chương 3 Một số phương diện hình thức nghệ thuật của tạp văn Lý Lan

Trang 14

Chương 1 TẠP VĂN TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÝ LAN

1.1 Sự lên ngôi của thể loại tạp văn trong văn học Việt Nam đương đại

1.1.1 Về khái niệm tạp văn

Xét về phương diện sáng tác và tiếp nhận, đến nay, cả người sáng tác vàbạn đọc đều không xa lạ với thể loại tạp văn nữa Chúng ta có thể tìm đọc tạpvăn ở trên bất cứ tờ báo nào, của nhiều tác giả, thậm chí đã có không ít nhữngtuyển tập tác phẩm xác định hẳn tên thể loại là “tạp văn” Tuy nhiên, với tưcách là một thuật ngữ khoa học, cho đến nay, đây vẫn là khái niệm chưa đượcminh định rõ ràng

Việc không minh định rõ ràng ấy có lẽ bắt nguồn từ chính lên gọi củathể loại Bắt nguồn từ chữ “tạp” trong tiếng Hán có nghĩa là “vặt vãnh”, “lẫnlộn” nên “tạp văn” thường dễ gợi cho người tiếp nhận liên tưởng đến một thểloại “hỗn hợp”, chứa đựng nhiều thể văn nhỏ khác nhau, không đồng nhất Vàtrên thực tế đã có không ít nhà nghiên cứu và cả người sáng tác xác định nội

hàm khái niệm theo nghĩa này Trần Xuân Đề trong cuốn Tác gia tác phẩm

văn học phương Đông cho rằng: “Thể văn không bị hình thức gò bó, nội dung

không có gì là không đề cập đến, cho nên gọi là “tạp” [19, 444]; Lỗ Tấn: “bất

cứ là thể văn gì, mọi thứ gộp lại với nhau, thế thành ra “tạp” [19, 444] hayMạc Ngôn: “Tuy nhiên, tôi rất muốn nói rằng, đây là một đĩa lòng dê đã xắtmiếng Bởi tôi cũng không dám chắc rằng, những bài văn được sưu tập lại ởđây, rốt cuộc nên coi nó là tản văn, hay xem là tạp văn, hay gọi là “tuỳ bút”,hay nên coi là một thể loại khác Thật lòng không thể ngờ rằng, trong hơnchục năm qua, ngoài việc viết tiểu thuyết và kịch bản ra, tôi còn viết đượcnhiều thứ ba lăng nhăng đến thế.” [71, 5] Với những ý kiến này, bất cứ tácphẩm nào mang đặc điểm “không có gì là không đề cập đến”, “bất cứ là thểvăn gì, gộp lại với nhau”, “nhiều thứ ba lăng nhăng” đều được xem là tạp văn

Cá biệt, Dương Tấn Hào còn quan niệm, bất cứ cái gì không phải truyện

Trang 15

ngắn, tiểu thuyết, kịch đều có thể được xem là tạp văn Đây cũng là cách hiểuthông thường của đông đảo bạn đọc hiện nay Chúng ta thường xác định tạpvăn trong mối tương quan với các thể loại tự sự đã phổ biến, quen thuộc như:truyện ngắn, tiểu thuyết, ký…nên dường như, bất cứ tác phẩm nào không viếttheo các thể loại này đều có thể xếp vào “tạp văn”.

Tuy nhiên, cách hiểu ấy mang nhiều tính “nôm na”, “truyền miệng” chứchưa có tính chất khoa học và thực tế, nó chưa đưa ra những căn cứ để minh

định thể loại một cách thuyết phục Xem đây là một thuật ngữ khoa học, Từ

điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Tạp văn là những áng văn tiểu phẩm có nội

dung chính trị, có tác dụng chiến đấu mạnh mẽ Đó là một thứ văn vừa có tínhchính luận sắc bén vừa có tính nghệ thuật cô đọng, phản ánh và bình luận kịp

thời các hiện tượng xã hội” [26, 247].

Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh (Nxb Văn hóa Thông tin) định

nghĩa đơn giản như sau: “Tạp văn: nhiều loại văn lẫn lộn” [88; 842] Đại từ

điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, Nxb Văn hóa Thông tin) giải thích: “Tạp văn

gồm nhiều thể tài linh hoạt như đoản thiên, tiểu phẩm, tùy bút” [33; 1495] Từ

điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng) viết: “Tạp văn là loại văn có nội

dung rộng, hình thức không gò bó, bao gồm những bài bình luận ngắn, tiểuphẩm, tùy bút ” [78; 982]

Có một số tác giả xếp tạp văn là một dạng nhỏ của tản văn như Đỗ Hải

Ninh (trong bài viết Ký trên hành trình đổi mới) hay Hoàng Phê (trong cuốn

Đại từ điển Tiếng Việt ) hay Trương Chính trong lời giới thiệu về tạp văn của

Lỗ Tấn trong Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Văn học năm 1963 : “Xét nguồn gốc và

phong cách của nó thì tạp văn chính là kế thừa và phát triển hình thức tản văntrong văn học cổ điển Trung Quốc.”[16, 6] Có tác giả như Hoàng Ngọc Hiến

xem tạp văn là một tiểu loại của thể loại ký, trong cuốn sách Năm bài giảng

về thể loại, ông viết: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là

một thuật ngữ được dùng để gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều “thể”

Trang 16

hoặc “tiểu loại”: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tảnvăn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)…”[26, 5].

Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà nghiêncứu và cả đội ngũ sáng tác đều chưa thể “khoanh vùng” chính xác cho thể loạinày Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự phong phú, đa dạngtrong nội dung và hình thức phản ánh của thể loại này Chúng tôi cho rằng,khởi nguồn, tạp văn chỉ là một thể văn nhỏ, không được xem trọng trong vănhọc Trung Quốc Nhưng dần dần, do nhu cầu phản ánh đời sống, nhu cầu bộc

lộ của người sáng tác và nhu cầu đọc của độc giả, tạp văn trở thành thể loạithịnh hành, phổ biến với rất nhiều hình thức biểu hiện khác nhau Và cùng vớiquá trình mở rộng phạm vi một cách rất “tự nhiên” ấy, nội hàm khái niệmngày càng khó xác định thống nhất Tâm thế người sáng tác và người tiếpnhận trước tạp văn hoàn toàn khác với tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ hoặc kịch.Dường như rất ít người tự nhủ: Mình phải/đang/sẽ viết (đọc) một tạp văn Tạpvăn đến với người sáng tác và người tiếp nhận giống như một nhu cầuviết/đọc rất tự nhiên Ở điểm này, chúng tôi có cùng quan niệm với TrầnXuân Đề, Lỗ Tấn và Mạc Ngôn ở chỗ xem tạp văn là thể loại hỗn hợp, không

gò bó về nội dung và hình thức, bao gồm bất cứ thể văn gì Tuy nhiên, nóinhư thế không có nghĩa là tạp văn là thể loại “tạp nham”, không thể xác định.Trên thực tế tạp văn cũng có một hệ thống đặc trưng dễ nhận diện so với cácthể loại khác Điều này sẽ được chúng tôi trình bày kỹ hơn ở phần 1.1.2

1.1.2 Nhận diện đặc trưng cơ bản của tạp văn

Đặc trưng cơ bản của tạp văn trước hết được xác định trong mối liên hệ

so sánh giữa nó với các thể loại tự sự gần gũi như: truyện ngắn, tiểu thuyết,ký… Ở điểm này, ta thấy tạp văn có một số đặc trưng cơ bản như:

Về hình thức, tạp văn có dung lượng ngắn gọn, hàm súc Cho đến hômnay, ngắn gọn vẫn là đặc điểm cơ bản và là ưu thế của tạp văn, đưa tạp văn

“lên ngôi” do nhu cầu cần đọc nhanh, đọc nhiều thông tin của người đọc hiện

Trang 17

nay Hình thức tạp văn tự do phóng khoáng, không câu nệ các quy tắc về câuchữ, kết cấu.

Về nội dung: tạp văn có phạm vi thể hiện khá phong phú, đa dạng, từnhững vấn đề chính trị, xã hội mang tính thời sự, nóng hổi đến những cảmxúc đời thường rất giản dị, gần gũi Những vấn đề phản ánh trong tạp vănthường được thể hiện dưới dạng một suy nghĩ, khoảnh khắc riêng tư, mộtthoáng liên tưởng bất ngờ, độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả

Tạp văn có mối quan hệ gần gũi với một số thể loại khác như: ký,phóng sự, tùy bút, tiểu phẩm Tạp văn có sự thâu nạp nhiều thủ pháp biểuhiện của nhiều thể loại văn học khác nhau Có nhiều trường hợp, sự giao thoathể loại khiến cho cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận không xác định đượcthể loại chính xác của tác phẩm

Bên cạnh những dấu hiệu ban đầu rất dễ nhận diện như vậy, tạp văncòn một số những đặc trưng nội dung như sau:

- Với một khả năng riêng trong quá trình giúp nhà văn nhận thức và phản

ánh hiện thực cuộc sống, tạp văn thường là những bài viết mang tính vấn đề.

Vì vậy, nhà văn thường sử dụng giọng điệu nghị luận khi đề cập đến nhữngđối tượng này Tuy nhiên, tác phẩm văn học nói chung và tạp văn nói riêng,khi nêu và biện luận về vấn đề đã được đặt ra trong tác phẩm, nếu sử dụnggiọng nghị luận quá nhiều sẽ tạo cảm giác căng thẳng, nhàm chán, khô khan.Cho nên có thể nhận thấy rằng, đặc trưng thứ hai của tạp văn là có sự kết hợp

giữa tính vấn đề và tính cảm xúc Nếu như tính vấn đề được thể hiện thành

công qua chất giọng nghị luận, triết lí sắc sảo thì tính cảm xúc lại được thểhiện qua giọng điệu trữ tình đằm thắm, nhẹ nhàng, thấm sâu vào lòng người,lan tỏa những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến Mặc dù tính trữ tình khôngphải là đặc tính nổi trội nhất của tạp văn nhưng trên một ý nghĩa nào đó, cùngvới việc đánh giá, nghị luận về một vấn đề nào đó của cuộc sống, nhà vănluôn bộc lộ xúc cảm và giãi bày mình Điều này làm cho tạp văn tất yếu sẽphải dựa vào tình cảm chân thành, thể nghiệm độc đáo, yêu cầu một sự lịch

Trang 18

duyệt trong cuộc sống và kinh nghiệm nghệ thuật tương đương, không đượccóp nhặt chắp vá.

Đặc trưng thứ ba có thể kể đến của tạp văn là tính đa dạng về dạng thức

và đề tài Đề tài của tạp văn đặc biệt rộng lớn, cơ hồ như không gì nó khôngnói đến, như: lịch sử, hiện tại, tương lai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện,cảnh vật, tình cảm, tinh thần, ngôn luận, thiên văn, địa lí, tôn giáo, văn hóa,nghệ thuật, triết học; rộng như biển, nhỏ như cây cỏ, không có gì là không thểđưa vào ngòi bút của người viết tạp văn Dạng thức của tạp văn rất phồn tạp,hình thức phong phú, không bó buộc vào một khuôn phép Đặc biệt có nhữngđiểm giao thoa không thể phân định với tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, đặc tả,

du kí, phóng sự (thường được xếp vào tản văn nói chung)

Đặc trưng thứ tư của tạp văn là kết cấu rất tự do Kết cấu của tạp văn

không chú ý vào “khai, thừa, chuyển, hợp” như thơ ca, không phân cảnh phânhồi như kịch, mà có lúc gần lúc xa, lúc trước lúc sau, hiện thực và lịch sử, tựnhiên và xã hội có sự giao thoa; triết lí sâu sắc có thể biểu hiện ngay trong cuộcsống hằng ngày; tình cảm nồng nàn được thể hiện thông qua tưởng tượng của

cá nhân Đặc điểm tự do trong kết cấu này của tạp văn khiến người đọc có cảmgiác tản mạn, đôi khi là lộn xộn không có trật tự Xét ở phương diện bề mặt,những điều mà tạp văn viết dường như vô cùng “hỗn tạp” nhưng lại rất thốngnhất về chủ đề, tình cảm, tư tưởng (mặc dù hỗn tạp về tài liệu, hình thức, thủpháp…) Đó mới là cái căn bản trong kết cấu rất tự do của tạp văn

Để hiểu rõ hơn về khái niệm tạp văn, cần thiết phải đặt thể loại này trong

sự phát triển của văn học đương đại Nguyễn Việt Hà trên trang dep.com.vn

đã có bài viết tổng kết về đặc trưng của tạp văn hiện nay: “Hiện nay hầu hếtcác báo, dù lá cải hay không, thường dành một mục nuôi văn ngắn tản mạn.Hoặc bình dị “dọc đường”, hoặc lãng mạn “một thoáng”, hoặc gồ ghề “gócnhìn” Rồi “cà phê sáng” rồi “chén trà chiều”, tạp văn được đất tha hồ cuồncuộn chảy Tạp văn hiện nay thường được viết với dung lượng chừng 800 chữhoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ Mỗi bài tạp văn vừa vặn một trang hoặc một

Trang 19

cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của mỗi cá nhân về tất cả các khía cạnh

xã hội Có thể thời sự hoặc không, nhưng mỗi tạp văn đều ít nhiều dung chứa,

trình bày tâm trạng sống của người đương thời” Quả đúng vậy, đọc Trên tay

có đá của Nguyễn Ngọc Tư, Thầy cũ bán quán của Nguyễn Việt Hà đều

thấy “cái sự đời” ẩn hiện qua lăng kính của từng người Chỉ với những tạpvăn riêng lẻ, cách thể hiện của người viết đã thể hiện khá rõ, có khi tạo dấu ấnmạnh mẽ còn hơn một tác phẩm văn chương Cho nên có thể coi tạp văn là

“ngôn hữu tận nhi ý vô cùng” (lời hết nhưng ý chưa dứt) “Bên cạnh nhữnghoài niệm kiểu “chăn trâu, đốt lửa”, xu thế của tạp văn hôm nay là chuyển tảinhững vấn đề xã hội đương thời, trong đó lồng chứa cái nhìn, thái độ sống của

mỗi người cầm bút”(Đàn ông viết tạp văn của Nguyễn Việt Hà).

1.1.3 Tạp văn trong văn học Việt Nam hiện đại

Đã từng có quan niệm cho rằng: tạp văn là một hình thức văn học mớinảy mầm từ phong trào cách mạng Ngũ Tứ bên Trung Quốc do Lỗ Tấn sángtạo ra Tạp văn xuất hiện từ rất sớm và có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử vănhọc Trung Quốc Cho nên, nền văn học nước này có rất nhiều các sáng tácthuộc thể loại tạp văn và đã đạt được những thành tựu nhất định như các tácphẩm của Lỗ Tấn, Mạc Ngôn

Ở Việt Nam cũng vậy Trước năm 1986, tạp văn đã xuất hiện ở nước tanhưng chưa phổ biến Công chúng chỉ biết đến một số tạp văn của các nhàvăn như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, NguyễnHuy Tưởng, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc…

Chỉ sau 1986, tạp văn mới xuất hiện phổ biến hơn và đến thời điểm hiệnnay, tạp văn “lên ngôi”, trở thành một trong những thể loại chủ đạo trong đờisống văn học Tuy chưa được đề cao như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ nhưng

vì là thể loại “luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt giống ưu tư của bất kỳ ai”nên tạp văn đã thu hút đông đảo đội ngũ sáng tác và công chúng yêu văn học

Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải

thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, văn học Việt Nam bắt đầu mở ra

Trang 20

thời kỳ tạp văn xuất bản ồ ạt Những tác phẩm như: Nghiêng tai dưới gió của

nữ sĩ Lê Giang; Tạp bút của Mạc Can, Mùi của ngày xưa (nhiều tác giả), Đỗ Chu với Tản mạn trước đèn, Thảo Hảo với Nhân trường hợp chị thỏ bông, Tạ Duy Anh với Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, Nguyễn Ngọc Tư với Ngày mai

của những ngày mai, Dạ Ngân với Phố của làng, Gánh đàn bà, Nguyên Ngọc

có Bằng đôi chân trần Ngoài ra còn có tạp văn Dương Ngọc Dũng, Hoàng

Thoại Châu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Linh, Lê Thiết Cương, Trần Nhã

Thụy, Nguyễn Việt Hà Nguyễn Việt Hà với tuyển tập: Đàn bà uống rượu,

Nhà văn thì chơi với ai ,Mặt của đàn ông, Con giai phố cổ với số lượng bài

viết khá lớn cung cấp cho người đọc cái nhìn mới đa thanh, đa diện trong cuộc

sống Đáng nói là các tác giả “ngoại đạo” cũng bị thu hút bởi thể loại này.

Chúng ta có Ngôi nhà và con người của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương;

t.a.p.b.u.t.đỗ của nhà thơ Đỗ Trung Quân Có thể thấy rằng, so với các thể loại

khác, tạp văn là thể loại khá “dễ tính”, thu hút đội ngũ sáng tác tương đốiphong phú, đa dạng

Trong số ấy, cũng có không ít những gương mặt tác giả đã để lại dấu ấncủa riêng mình với thể loại này

Trong lời tựa Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), nhà văn Nguyễn Nhật

Ánh nhận xét: “Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tự truyện” Người đọc sẽcùng chung nhận xét với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi bắt gặp nhiều mẩuchuyện như là hồi ký, nhật ký về những sinh hoạt đời thường của mái ấm nhàthơ Lê Giang

Tạp văn Nguyễn Khải đề cập nhiều đến các vấn đề đạo đức, lối sống,những tự truyện, những mẩu chuyện liên quan đến nhiều khía cạnh của đờisống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về cuộc đời vànghề văn Ông khai thác những đề tài có phần hẹp nhưng tác phẩm của ôngvẫn đạt đến mức độ khái quát cao, đó là những câu chuyện nhỏ nhặt hàngngày nhưng lại có sức chuyển tải những câu chuyện lớn hơn…

Trang 21

Nguyên Ngọc có “đặc sản” là những tạp văn mang đậm không khí TâyNguyên Qua sáng tác của ông, Tây Nguyên hiện lên đầy đặn ở nhiều khíacạnh, nhiều góc độ khác nhau Ngoài ra, tạp văn của Nguyên Ngọc còn cho tathấy bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục và văn học Việt Nam Tác giả đãthẳng thắn chỉ ra những sai lầm cũng như những yếu kém của nền giáo dục,văn học nước nhà và phương hướng khắc phục hiện trạng đó.

Còn tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư thì lại mang những nét rất riêng củamột người con Nam Bộ: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đangvừa hái rau muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lạihóm hỉnh, tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nétgiữa văn và báo Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư chưa chạm nhiềuđến "kinh tế, chính trị" thì trong tạp văn, chị bộc lộ cái nhìn của mình vềchuyện lúa chết non, tôm chết lãng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn,chuyện giữ đất hay bán đất, chuyện quan lại nhũng nhiễu, hạch sách ngườidân” [90, 5]

Cũng như Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn cũng là thể loại “rẽ ngang” của

Phan Thị Vàng Anh Sau gần 3 năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem nghe

đọc thấy - Báo Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh tập hợp lại thành

một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông Bạn đọc như vừa gặp lại một

Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện ra mộtVàng Anh khác, nhiều màu hơn Trong 34 tản văn in trong tập này, có nhữngcái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và

dân chủ Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tới Nhân

trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.

Trong tạp văn Tạ Duy Anh, có những trang viết ngọt ngào về ký ức tuổithơ, những suy ngẫm trầm tư trước thế sự, và những lo lắng băn khoăn trăn trở

về nghề viết Khác với một Tạ Duy Anh đầy hiện thực, gai góc trong các tiểuthuyết và truyện ngắn Đọc tạp văn Tạ Duy Anh để đến với những gam màutrầm lắng trong tâm hồn nhà văn Qua đó, cũng có thể thấy được những đóng

Trang 22

góp quan trọng của Tạ Duy Anh cho thể loại tạp văn, và khẳng định vị trí củatạp văn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

Tạp văn của Nguyễn Trương Quý để lại dấu ấn bằng giọng giễu nhại.Nguyễn Quang Lập có lối hành văn riết róng, hài hước Lê Giang viết vềnhững chuyện đời thường, quanh mình nhưng đọc vẫn thấy đầy mới lạ

Nguyễn Nhật Ánh viết tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng, Sương khói quê

nhà như người đi bộ, gặp gì viết nấy, nhớ gì kể nấy nhưng cái duyên chữ thì

khó phai Cùng với tiểu thuyết, tạp văn Nguyễn Việt Hà đã thực sự có nhữngdấu ấn, những đóng góp quan trong cho nền văn học Việt Nam đương đại.Tạp văn Nguyễn Việt Hà cung cấp cho ta cái nhìn đa thanh, đa diện của cuộcsống Một lần nữa cho ta thấy sự phức tạp ngổn ngang của hiện thực đời sống,con người phải đối diện bao khó khăn, được đi vào văn học như những thướcphim tỉ mỉ

Tuy nhiên, một sự thực là tuy rất nhiều người viết tạp văn nhưng khôngphải ai cũng có thể ghi dấu ấn cá nhân trên thể loại bởi viết những chuyện nhỏ

bé kiểu “trà dư tửu hậu” – tưởng như dễ nhưng thực chất lại rất khó Cái khóchính là phải làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả Nóichuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm đến đáynhững tấm lòng trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì Chính vì vậy, hiệnnay, tạp văn chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác đặc thù của mình như ở cácthể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn Hầu như những tác giả tạp văn tiêu biểuđều là những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như: Nguyễn Quang Thiều, NguyễnQuang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, Trần Tiến Dũng, Nam Đan,Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang

Như vậy, có thể thấy, trong bức tranh chung của văn học Việt Namđương đại, tạp văn đã dần khẳng định vị trí của mình so với các thể loại khác.Tuy nhiên, tạp văn hiện nay chưa phát triển tương ứng với nhu cầu đọc củacông chúng Để tạp văn có thể là một trong những thể loại chủ đạo của văn

Trang 23

học, vẫn cần hơn nữa sự nỗ lực sáng tạo cũng như bản lĩnh dám cách tân, làmmới thể loại của nhà văn.

Tạp văn hiện nay đang là một nhu cầu ở cả người đọc lẫn người viết.Các cây bút tạp văn có “văn chất” hiện nay có thể kể đến các tên tuổi: NguyễnQuang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Dạ Ngân, Lý Lan, TrầnTiến Dũng, Nam Đan, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Giang Trong bản hợp xướng nhiều giọng điệu đó, có thể thấy sức hút ở tạp văn của

Lý Lan chính là ở thái độ sống, thể hiện qua ngòi bút cận nhân tình, với mộtgiọng văn mộc mạc đầy cảm xúc, rất mặn mà, nữ tính

1.2 Lý Lan – con người và sự nghiệp sáng tác

1.2.1 Vài nét về con người Lý Lan

Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh BìnhDương Bà là kết quả của một cuộc hôn nhân Hoa – Việt không biên giới, tựnguyện gắn bó sâu nặng và vượt qua những dị biệt về văn hóa Tám năm đầuđời, Lý Lan sống cùng gia đình tại làng Bình Nhâm ở vìng Lái Thiêu Vùngđất quê mẹ với những vườn cây ăn trái sum suê, những làng nghề truyềnthống lâu đời của vùng Đông Nam Bộ để lại những ấn tượng sâu đậm tronglòng bà Mảnh đất xứ vườn đã góp phần nuôi dưỡng con người, tâm hồn nhàvăn và trở thành nguồn cảm hứng xuyên suốt trong các sáng tác của bà: “Quê

mẹ và tuổi thơ ở quê là mạch nước ngầm của đời tôi Khi nào khát tình cảm,khát đề tài, khát cảm hứng thì tôi lại tìm về cái mạch nước ấy” [48;10]

Đối với quê nội Triều Dương, Quảng Đông, Trung Quốc xa xôi, Lý Lannói đến không phải là một vùng đất cụ thể, một kỉ niệm rõ ràng mà là nỗi nhớ,

là ý thức về nền văn hóa Trung Hoa luôn chảy trong tiềm thức do ảnh hưởngsâu sắc từ cha mình: “Xa xăm trong mắt của ba có khóm trúc xanh mà cậu bénào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cỡi quanh giường đùa với côbạn gái của tuổi ấu thơ Lối mòn nào Lỗ Tấn đã đi qua thành đường Và vầngtrăng nào Lý Bạch đã ngẩng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương”[43; 102].Chính vì vậy, bên cạnh một Nam Bộ miệt vườn, góc phố người Hoa với

Trang 24

những nếp sinh hoạt truyền thống đã trở thành đề tài, thành chất liệu phổ biếntrong tạp văn Lý Lan.

Thưở nhỏ, Lý Lan học tại trường làng Sau khi mẹ qua đời, bà theo cha

về sống ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn Từ đó cho đến hết bậc Đại học, bà gắn bósâu sắc với thành phố năng động này Bà nhận thấy Sài Gòn là “một thànhphố hào phóng và bình dân, năm bảy triệu con người của thành phố đã quyến

rũ tôi bằng bí ẩn của sức sống và sự hồi sinh kỳ lạ” [45; 112] Nhà văn cũngcho rằng, không nơi nào thực sự níu giữ tâm hồn mình bằng vùng Chợ Lớn:

“Kỳ lạ, quê cha ở Quảng Đông, quê mẹ ở Bình Dương mà nỗi niềm hoài cốhương ấy trong tôi mang toàn màu sắc, âm thanh hương vị Chợ Lớn” [43;

242] Bà đã đặt tựa cho một tạp văn của mình là Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi.

Sài Gòn, Chợ Lớn là nguồn đề tài độc đáo giúp nhà văn viết rất hay về chândung người Hoa, về đời sống sinh hoạt đặc thù của cộng đồng này, về conngười đô thị Sài Gòn và rất nhiều dự định còn ấp ủ: “Tôi còn có cả tỷ chuyện

về Sài Gòn, Chợ Lớn mà tôi tin là đủ để viết suốt đời” [45; 112]

Như Lý Lan từng bộc bạch, may mắn lớn nhất trong đời là sau khi mẹmất, được sống trong sự chăm sóc của một người cha hết mực thương con vàcoi trọng việc học hành Bởi vậy, dù hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn,nhưng Lý Lan vẫn được tạo điều kiện để có một nền học vấn căn bản Lý Lanhọc khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và họchết Tiểu học ở trường Chợ Quán Để cô con gái cả tài năng và hiếu học trởthành một nữ sinh Gia Long, mặc áo dài trắng tha thướt vào ra ngôi trườngđẹp nhất thành phố, người cha ấy gồng mình làm lụng với gánh hàng rong,vừa chạy ăn từng bữa ngoài đường, vừa lo việc cơm nước, giặt giũ và chămsóc con cái Sau này, trong những trang viết của Lý Lan, hình ảnh người chavẫn thường xuất hiện với niềm yêu kính và biết ơn vô hạn

Với niềm say mê học tập, năm 1976, Lý Lan thi đỗ vào trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong kì thi tuyển sinh vào Đại học đầu tiênsau ngày đất nước thống nhất Do sự cố nhầm lẫn trong quá trình tuyển sinh

Trang 25

nên mặc dù đăng kí vào Khoa Văn, nhưng Lý Lan lại được phân sang học ởKhoa Anh văn Tuy nhiên, như Lý Lan từng tâm sự, bà “chưa bao giờ từ bỏmộng văn chương”.

Từ năm 1980, Lý Lan tốt nghiệp Đại học và dạy ở trường Trung học CầnGiuộc (Long An), bắt đầu cuộc đời vất vả, gian truân của một giáo viêntrường huyện Bảy năm ở ngôi trường nghèo cách thành phố hai mươi cây số

đã trở thành một phần kí ức quan trọng của cuộc đời Lý Lan Để rồi, về sau,

cô luôn day dứt nhớ mãi “một mái trường xiêu vẹo, một mảnh sân con ngậpnước sau mỗi mùa mưa”; hình ảnh những đứa học trò đầu tiên, những đồngnghiệp cùng tá túc trong căn nhà tập thể vốn là một lớp học cũ dột nát… Năm

1984, Lý Lan chuyển về trường Trung học Hùng Vương (Thành phố Hồ ChíMinh), năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn Gần hai mươinăm trong nghề với muôn vàn những vui buồn kỉ niệm, giờ đây, dù đã là mộtnhà văn nổi tiếng nhưng Lý Lan chưa bao giờ quên mình từng là một giáoviên Trong tạp văn của chị, vẫn thấy trăn trở những vấn đề xung quanh nghềgiáo Có khi đó là những băn khoăn về cuộc sống của giáo viên, về xây dựngmôi trường sư phạm, có khi lại là những tâm sự, chia sẻ với học sinh Tất cảđều là suy nghĩ đầy day dứt của một người trong nghề về những vấn đề muônthuở của giáo dục…

Sau khi rời trường học, Lý Lan chủ yếu tham gia giảng dạy ở các trungtâm ngoại ngữ và bắt đầu bước vào thời kì viết văn chuyên nghiệp Cho đếnnay, Lý Lan đã là tác giả của khoảng trên dưới ba chục đầu sách Nói nhưVương Trí Nhàn: “Đã có thể nói tới một kiểu làm sách riêng của nhà văn này:Hình như là cốt để bán rẻ và có nhiều người đọc mà đó thường là những cuốnmỏng, mỗi cuốn chưa đầy 200 trang Cầm những văn phẩm nhỏ gọn xinh xắn

ấy, người ta không cảm thấy ngại, hơn nữa, có thể đút túi và mang theo ngườirồi đọc bất cứ ở đâu Từ cách làm sách này, có thể liên hệ rộng sang đến cáigiọng riêng trong văn Lý Lan Đó là một tiếng nói điềm đạm, không làm điệu

Trang 26

làm ồn, tự tin ở sự tồn tại của mình, do đó là một tiếng nói dễ gần dễ thôngcảm Và bởi lẽ chị đã viết được đều đều, viết nhanh viết khỏe, có thể tin làtrước mắt chúng ta một phong cách đã hình thành, một mạch văn đã khơinguồn và đang chảy xiết, chứ không phải một sự "viết cho vui" hoặc ghé quanghề nghiệp chốc lát rồi lại bỏ” [76].

Năm 2001, Lý Lan nhận được học bổng Fulbright đi học Cao học vănchương ở Đại học Wake Forest (Mỹ), lại tiếp tục bước vào giảng đường vớiniềm mê say học hỏi và dấn thân Cũng trong thời gian này, Lý Lan lập giađình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ vàViệt Nam Dù chủ yếu sống và làm việc trên đất Mỹ nhưng với Lý Lan, “hạnhphúc nhất là được trở về nhà”

Sinh ra ở Bình Nhâm, quê mẹ và lớn lên ở Chợ Lớn, còn cha là một didân từ Triều Châu, Trung Quốc, kết hôn với một người Mỹ khi cả hai đều đãqua tuổi thanh niên, dẫu có sự pha trộn dòng máu Việt - Trung, làm dâu mộtgia đình ngoại quốc nhưng cái hình thành nên hồn cốt Lý Lan vẫn là đất vàngười Nam Bộ Nam Bộ là vùng văn hoá hình thành sau các vùng văn hoákhác, theo chiều từ Bắc vào Nam Có thể thấy những đặc điểm văn hoá nàytrong con người Lý Lan, ở mức độ đậm nhạt khác nhau Bởi sinh ra và lớn lên

ở Nam Bộ, miền đất tiếp xúc với phương Tây đầu tiên, chịu ảnh hưởng rõ nétcác đặc điểm văn hoá phương Tây: tính mở, tính năng động, tính thực dụngnên từ rất sớm Lý Lan đã có ý thức về cá nhân, sớm học tập những tư tưởngtiến bộ ở bên ngoài Tính năng động, biểu hiện rõ nhất là việc tiếp nhận cáimới, ở việc thay đổi cách sống, chỗ ở, nghề nghiệp đã làm cho Lý Lan sớm cóđược ý thức cá nhân để lựa chọn, trong đó có việc lựa chọn con đường viếtvăn Hoàn cảnh riêng này cũng tạo điều kiện để trong những trang viết của LýLan lấp lánh vẻ đẹp của nhiều nền văn hóa Việc hiểu biết các nền văn hoákhác nhau là thuận lợi không ai có được, ngoài Lý Lan Lý Lan đã có nhữngtác phẩm về con người Nam Bộ, đã có những ghi chép về người Hoa ở SàiGòn và đang ấp ủ một tác phẩm về con người quê cha, đã có những tác phẩm

Trang 27

trong đó nhân vật chính là con người của hai nền văn hoá… Nói như VươngTrí Nhàn, “nỗi khắc khoải giữa hai bờ xứ sở” và cảm giác về một "thân phậnkép" đã tạo nên sức nặng cho nhiều trang viết của chị.

Trong đời sống hàng ngày, Lý Lan là một người phụ nữ giản dị, dễ mến.Tuy đã trải qua nhiều chuyến đi xa từ Đông sang Tây và hiện nay đang sinhsống ở nước ngoài nhưng khi tiếp xúc với bà, chúng ta không thấy dấu ấn củamột người xa lạ, cửa sự biến đổi hay ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tâynào Lý Lan trong đời thường vẫn là một người Việt gốc Hoa với cách nóinăng rặt Nam Bộ, khôi hài và rất tự nhiên Người đàn bà sáng tạo này sống vàlàm việc cần mẫn với một phong cách hiện đại Bà dám khẳng khái từ chốinhững chỗ hạn hẹp, dám “là mình” trong mọi hoàn cảnh

Như vậy, có thể thấy, cuộc đời và tính cách đã ảnh hưởng khá sâu sắcđến sáng tác của Lý Lan nói chung, tạp văn của chị nói riêng Nó góp phầnđịnh hướng đề tài, chất liệu, kiểu nhân vật, cảm hứng và ảnh hưởng đến cácyếu tố hình thức như ngôn ngữ, giọng điệu trong tác phẩm của chị

1.2.2 Hành trình sáng tác của Lý Lan

1.2.2.1 Khái quát hành trình sáng tác Lý Lan

Đối với Lý Lan, văn học là một phần của cuộc đời bà và viết văn là hànhtrình sáng tạo không ngừng với khát vọng được chia sẻ những suy nghĩ và trảinghiệm của bản thân trong quá trình sống với xã hội Viết văn còn là cơ hộitốt nhất để nhà văn bộc lộ những khám phá vô tận về con người và cuộc đờibằng ngôn ngữ nghệ thuật Bà luôn cảm ơn văn chương đã cho mình một bếnneo đậu trong tâm hồn: “Cuộc đời này không phải là sự rong chơi Cuộc đờicủa tôi là cuộc đời phấn đấu từng ngày để đi qua đói nghèo, cô đơn, kỳ thị…Chính văn chương đem lại cho tôi những gì tôi có hôm nay” [64] Do đó,nhẫn nại làm việc để mưu sinh, nhẫn nại viết bền bỉ, chuyên cần trong hoàncảnh sống, chan hòa với người bình dân đã giúp Lý Lan có những trang viếtđẫm hơi thở hiện thực và chan chứa tình yêu thương con người

Trang 28

Nhà văn Lý Lan bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng truyện ngắn đầu tay

Chàng nghệ sỹ ra mắt bạn đọc năm 1978 sau chuyến đi lao động thực tế về

nông thôn Đây chính là thành công bước đầu trong văn nghiệp Lý Lan Từ

đó, bà tiếp tục sáng tác truyện ngắn đều đặn đăng trên báo Tuổi trẻ, Văn nghệ,Phụ nữ thành phố Với thế mạnh ở vốn văn hóa, vốn sống phong phú, một

tư duy đa chiều, sắc nét, một tâm hồn nhạy cảm dễ rung động trước mọi biếnthái của cuộc sống, Lý Lan đã chứg tỏ tài năng đa dạng của mình trên nhiềuthể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tuỳ bút, ghi chép, văn học dịch…

Các tác phẩm đã xuất bản:

- Truyện ngắn: Cỏ hát (1983), Chút lãng mạn trong mưa (1987), Chiêm

bao thấy núi (1991), Truyện (Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hải

thằn lằn đen (1996), Ba người và ba con vật (2002)

- Kịch bản phim: Nơi bình yên chim hót (1986) và Đất khách (2000)

- Tiểu thuyết: Lệ Mai (1998), Tiểu thuyết đàn bà (2008)

- Tạp văn: Chân dung người Hoa (1994), Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998), Khi nhà văn khóc (1999), Dặm đường lang thang (1999), Miên

man tùy bút (2007), Bày tỏ tình yêu (2009), Ở ngưỡng cửa cuộc đời (2010)

- Thơ: Thơ Lý Lan, Lưu Thị Lương, Thanh Nguyên (1999), Quán bạn (in chung Lưu Thị Lương, Thanh Nguyên và Chim Trắng) (2001), Là mình (2005)

- Văn học dịch: Harry Potter

Trong sáng tác của Lý Lan, người đọc luôn thấy nỗi đau đáu về conngười và cuộc đời của nhà văn Bà xem văn chương không phải là trò chơichữ nghĩa mà là trách nhiệm xã hội của người cầm bút chân chính Các sángtác của nhà văn luôn phản ánh trung thực tiếng nói của con người thời đại Bà

Trang 29

chọn cách viết giản dị, giàu kỹ thuật như một người bạn tâm tình với bạn đọc

về những điều mình quan sát trong cuộc sống bằng cách kể chuyện bình dân,không quá câu nệ về hình thức và ngôn ngữ giàu âm sắc Nam Bộ Phần đôngđộc giả tìm đọc sáng tác Lý Lan cũng chính từ những điều họ đã biết và tiếptục muốn biết cho tường tận vì sự tin cậy những bài viết của một người cầmbút “có lòng”

Sáng tác trên nhiều thể loại, đã trình độc giả một khối lượng tác phẩmtương đối nhiều, đã thể hiện sự phản ánh tương đối đa chiều, nhiều lĩnh vực,

Lý Lan cũng đã thể hiện được cái riêng của mình trong sáng tác và đã cónhững đóng góp nổi bật cho văn học Việt Nam đương đại Chị đã nhận đượcmột số giải thưởng văn học như sự ghi nhận những đóng góp của chị cho vănhọc Việt Nam đương đại như:

Truyện ngắn Chàng nghệ sỹ đạt giải Khuyến khích cuộc thi văn xuôi

Tuổi trẻ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Thành đoàn Thành

phố Hồ Chí Minh, năm 1978

Truyện ngắn Cỏ hát đạt giải Nhì cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1981.

Tập truyện Ngôi nhà trong cỏđạt giải thưởng văn học thiếu nhi của hội

Nhà văn Việt Nam, năm 1984

Truyện ngắn Đêm không chiến tranh đạt giải Nhìn cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1985.

Truyện ngắn Cần Giuộc đạt giải Nhì cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1989.

Truyện ngắn Ngựa ô đạt giait Nhì cuộc thi truyện ngắn – thơ của Tạp chí

Văn nghệ quân đội năm 1989 – 1990.

Tập thơ Là mình được trao giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Thành phố

Hồ Chí Minh, năm 2006

Tiểu thuyết đàn bà được giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Thành

phố Hồ Chí Minh, năm 2009

Trang 30

1.2.2.2 Đóng góp của truyện ngắn và tiểu thuyết Lý Lan trong văn xuôi

tự sự Việt Nam đương đại

Bắt đầu làm quen với văn chương sau ngày đất nước hoà bình và đượccông chúng đón nhận ngay từ những tác phẩm đầu tay, cho đến nay, Lý Lan

đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn vàtiểu thuyết Truyện ngắn và tiểu thuyết Lý Lan qua các thời kỳ đều mang đậmdấu ấn của thời đại Mảnh đất và con người Nam Bộ là nguồn cảm hứngmãnh liệt chi phối ngòi bút Lý Lan Nét riêng trong truyện ngắn, tiểu thuyếtcủa chị chính là nhà văn luôn thể hiện cuộc sống và con người ở những điềubình thường, nhỏ nhặt, sâu kín trong tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ

nữ Do vậy, đó là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân bản

Xét về mặt nội dung, sáng tác của Lý Lan ghi dấu ấn trong nền văn xuôi

tự sự Việt Nam đương đại trên rất nhiều phương diện nổi bật như: dân chủhoá về cảm hứng, đề tài; sáng tạo nên nhiều tình huống truyện độc đáo; đưachất thời sự vào tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật có chiều sâu… Tuynhiên, chúng tôi cho rằng, đóng góp lớn nhất của sáng tác Lý Lan thể hiệntrên hai phương diện: đưa chất thời sự vào văn chương và góp tiếng nói mạnh

mẽ cho phong trào nữ quyền trong văn học

Xét về phưong diện sáng tác, sự góp mặt của tiểu thuyết và truyện ngắn

Lý Lan cũng với các cây bút nữ trưởng thành sau 1975, đặc biệt là sau Đổimới 1986 đã làm cho độc giả ý thức được rằng: đã một thời chúng ta để quênphụ nữ, đã đến lúc phụ nữ lên tiếng để bảo vệ cho mình và việc văn chươngcủa họ trở thành một xu hướng mạnh mẽ là điều không thể cản trở Cũng với

Lê Minh Khuê, Y Ban, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư…., LýLan đã góp phần tạo nên một diện mạo văn chương nữ khó lẫn trong văn họchiện đại Việt Nam

Không chỉ đóng góp về tiếng nói nữ quyền, Lý Lan còn để lại cho vănhọc Việt Nam một màu sắc Nam Bộ rất riêng mà lâu lắm mới thấy xuất hiện.Trong văn của Lý Lan, người ta không chỉ bắt gặp hình ảnh bến đò, sông

Trang 31

nước, những hình ảnh con người lao động cần cù gắn với những miệt vườn,

những cánh đồng xanh, những cách xưng hô (ổng, cổ, ảnh), ngôn ngữ cụ thể sinh động (mắc mớ gì, hen, hớ, bộ mày, chút đỉnh) mà còn bắt gặp ở đó sự

pha trộn văn hoá giữa Đông – Tây, giữa người Trung - người Việt trong mộtlối viết giản dị, gần với văn phong báo chí Các tác phẩm nổi bật về tính chất

Nam Bộ của chị đó là: Chị ấy lấy chồng chưa?, Đêm sao, Diễn viên hạng ba,

Đêm thảo nguyên, Ngựa ô…

Sự đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết Lý Lan cho văn học nước nhàcòn thể hiện ở chỗ góp phần khẳng định tính chất “mở” của các thể loại tự sự,đưa văn chương gần với cuộc đời Trong tác phẩm của Lý Lan, giữa các thểloại khác nhau luôn có mối quan hệ tương quan với nhau, đều có sự “cộngsinh” nhất định Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết của Lý Lan, nếu người đọc tinh

ý có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của tuỳ bút, của văn phong báo chí Đối vớituỳ bút, ngoại trừ lý luận chung, tuỳ bút gần với truyện ngắn, tiểu thuyết (tínhchất chủ quan trong miêu tả, biểu lộ cảm xúc, tính trữ tình, có nhân vật và cácmối quan hệ có thể tạo nên cốt truyện) thì trong tuỳ bút Lý Lan, chị đã đưavào các mẩu đối thoại (có cảm tưởng tác giả đã chuyển một cách hồn nhiêncác mẩu đối thoại này vào truyện ngắn, tiểu thuyết) Ngược lại, trong tiểuthuyết của Lý Lan, ta lại bắt gặp một số đoạn như một truyện ngắn tách biệt Theo khảo sát của chúng tôi, trong tất cả các truyện ngắn và tiểu thuyếtcủa Lý Lan chỉ có vài tác phẩm là kết thúc theo lối truyền thống, còn lại là kếtthúc theo lối “bỏ ngỏ” Lối kết thúc này không phải chỉ có ở sáng tác của LýLan nhưng cái khác của Lý Lan là ở chỗ, tác giả đã coi lối kết thúc “bỏ ngỏ”như một đặc điểm lớn trong sáng tác, như một quan niệm Điều này thể hiệnquan niệm về văn chương của Lý Lan: văn chương cũng như cuộc sống, bất

cứ mọi sự vật - hiện tượng sẽ chẳng bao giờ có câu nói cuối cùng về nó cả.Bởi thế mà có sự tương quan rõ nét giữa văn chương và cuộc đời: cuộc đời cứngày một ngày diễn tiến, còn văn chương lại tiếp tục hành trình sau cái chấmhết (việc viết) tác phẩm Có thể có nhiều cách để nhà văn đương thời thể hiện

Trang 32

rằng, không có một chân lí cuối cùng như một thời ta từng nghĩ mà cần chấpnhận tính chất đa chân lí và tính phức tạp muôn hình muôn vẻ của cuộc sốngnhưng cách thể hiện như Lý Lan – như một quan niệm, một con đường đến,theo chúng tôi, đã có những hiệu quả nhất định

Như vậy, với việc khẳng định cái tôi trong sáng tác, đưa tiếng nói nữquyền vào văn học, đưa vào tác phẩm chất Nam Bộ, góp phần khẳng định tínhchất mở trong các thể loại tự sự, đưa văn chương gần với cuộc đời, Lý Lan đãcho thấy sự đóng góp của mình cho văn học nước nhà từ sau Đổi mới Để cóđược những đóng góp đó là cả một quá trình cố gắng miệt mài, luôn phảiquan sát, giành thời gian để nghiền ngẫm, quan tâm tới văn học nước nhà, đặcbiệt là phải gắn bó với tổ quốc, với quê hương như chính Lý Lan đã thổ lộ vớiphóng viên báo: “Cách biệt môi trường Việt Nam, sống với những ngườikhông cùng tiếng nói, không chung mối bận tâm, tôi cảm nhận được vănchương của tôi xa rời cuộc sống quê nhà, chông chênh khi viết” [57]

1.2.2.3 Đóng góp của Lý Lan ở thể loại truyện thiếu nhi

Trong không gian sáng tạo của Lý Lan, truyện thiếu nhi chiếm một vị tríkhá quan trọng Như Lý Lan đã từng nói một cách đầy hình ảnh: “Văn họcthiếu nhi chiếm cái gác xép trong ngôi nhà sáng tạo của tôi Những bài báochiếm không gian bếp; tiểu thuyết, truyện và nghiên cứu kể như phòng làmviệc; nhật ký và thơ chiếm phòng ngủ; ghi chép và tạp văn được dành chophòng khách; còn blog như cái hàng hiên hóng gió Gác xép là nơi tôi cất giữbuồn vui thương nhớ, là chỗ tôi lẳng lặng tìm về, quên tất cả những thứ ở

“tầng dưới”, tâm hồn được thanh lọc, và mình đơn giản là mình”[60]

Lý Lan cộng tác với nhiều tờ báo Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng,

Yêu Trẻ và có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi Đến nay, nhà văn đã có sáu

tập truyện viết cho trẻ em, tiêu biểu là: Ngôi nhà trong cỏ (1984) gồm ba mươi truyện ngắn hay, Hội lồng đèn (1991), Những người lớn (1992) Những

truyện ngắn viết cho thiếu nhi đều bắt nguồn từ thời thơ ấu của nhà văn ở quêngoại, từ sự quan sát những đứa trẻ trong gia đình, hàng xóm ở cả nông thôn

Trang 33

và thành thị với cái nhìn mới mẻ, hiện đại của một người viết quan tâm sâu

sắc đến trẻ nhỏ Tập truyện dài Mưa chuồn chuồn (1993) là câu chuyện về

những rung động đầu đời, những tâm tư tình cảm và cả những biến đổi của

cuộc đời tác động đến các bạn trẻ sắp tốt nghiệp trung học Bí mật của tôi và

thằn lằn đen (1996) là cuộc phiêu lưu của con người vào thế giới loài vật Ba người và ba con vật (2002) là truyện dài về ba em nhỏ và ba con vật gồm Bồ

Câu, chó Mực và Gà Trống trong cuộc phiêu lưu quanh vườn Truyện nàygồm chín câu chuyện nhỏ sử dụng lối viết tả thực, nhân hóa kết hợp vớikhoa học viễn tưởng như con người dùng máy nghe loài vật nói chuyện.Ngoài ra, nhà văn còn nhiều truyện ngắn viết cho bạn đọc nhỏ tuổi đăng rảirác trên các báo Với tấm lòng tha thiết vì trẻ nhỏ, Lý Lan kể những câuchuyện cổ tích hiện đại cho các em nghe nhằm truyền tải những tâm tình,những bài học sâu sắc cho trẻ thơ Tuy đối tượng là trẻ em, nhưng cách viếtcủa Lý Lan chứng tỏ tác giả là một người viết cẩn trọng và có trách nhiệm.Nhà văn Sơn Nam từng nhận xét về Lý Lan: “Tôi nhớ lần đầu tiên đã ngạcnhiên khi thấy diễn tả buổi sáng con cào nhảy ra sân cỏ tập thể dục, chuyệndành cho trẻ thơ nhưng người lớn đọc rất thích” [69; 4] Vì nhà văn nhất quántrong cách viết, chọn những đề tài bình dị nhưng luôn ẩn chứa sự quan tâm

sâu sắc đến bạn đọc nhỏ tuổi Đầm chìa vôi, Người xanh lá cây, Tự nhiên

buồn là những truyện được thiếu nhi yêu thích.

Tập truyện thiếu nhi đầu tay của chị Ngôi nhà trong cỏ (Nxb Kim Đồng,

Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn ViệtNam Gần đây, Nxb Văn Học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đãcho tái bản tập truyện 30 câu chuyện nhỏ xinh gói ghém trong cuốn sách chỉngót 100 trang không khiến cho người đọc cảm giác “đọc nhanh quá” hay

“ngắn quá” mà ở mỗi truyện ngắn, hay chỉ là một mẩu nhỏ của tập sách đềumang một bài học đạo đức nhỏ vốn rất cần thiết cho lứa tuổi thiếu nhi cònphải học hỏi thật nhiều ở cuộc đời để hoàn thiện mình Đọc cuốn sách nhỏnày, bạn đọc nhỏ tuổi thích tìm hiểu sẽ nhận thấy có một “sàng khôn” về

Trang 34

những kiến thức thiên nhiên: cây cỏ, các loài sinh vật của đồng cỏ, gió mưa,bốn mùa… Tác giả thổi vào mỗi thứ một linh hồn khiến cỏ cây, kỳ nhông, càocào, dế than, nhái bén hay búp bê, chó mèo, mầm cây, lá non đều trở nênsống động và có tính cách rất riêng Đôi khi chúng ta cũng bắt gặp những bứctranh thiên nhiên thuần khiết trong đó gió mưa, mặt trời và các sinh vật đồngnội sống trong một xã hội riêng của chúng, tất cả đầy ắp âm thanh và màu sắc

(truyện Mùa mưa, Ngôi nhà trong cỏ…)

Tuy nhiên vẫn phải nói rằng tinh thần chủ yếu toát lên từ truyện thiếunhi của Lý Lan là những bài học đạo đức được tác giả vận dụng khôn khéoqua từng câu chuyện của mình thành thông điệp gửi đến các em nhỏ Truyện

đầu tiên của cuốn Ngôi nhà trong cỏ: Ăn khế trả gì, từ cổ tích quen thuộc về

cây khế của chàng trai cày đến điều tưởng như chỉ có trong cổ tích đó là cáchhành xử cảm động đầy tình nghĩa giữa những người thân trong gia đình và cả

với những người xa lạ gặp cảnh cơ hàn Truyện Ba con kiến (Ngôi nhà trong

cỏ) là ngụ ngôn về những kẻ chây lười và hậu quả của nó là cả ba chú kiến

phải nhịn đói và chia lìa nhau Sau đó mỗi con vật sống một nẻo và phải làm

lụng vất vả vì sự sinh tồn Truyện Con cưỡng xanh (Ngôi nhà trong cỏ) là bài

học về cách ứng xử trong cuộc sống Nếu ta đối xử cục cằn vô lễ với bạn bè,người thân thì sẽ phải nhận lại cách xử sự như vậy ở người khác Mẩu chuyện

đầu tiên mà “tôi” kể cho thằn lằn nghe (cuốn Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen)

là chuyện về con gián, thực chất là sự phóng chiếu ý tưởng từ câu tục ngữ

“gần mực thì đen” Câu chuyện thứ hai về con ve sầu ngụ ngôn về thói “thùngrỗng kêu to”…

Tuy vẫn phảng phất những bài học đạo đức nhưng mỗi nhân vật dù làcon vật, đồ vật hay con người đều toát lên vẻ hồn nhiên, đáng yêu Đôi khi chỉ

là những câu chuyện vui mang dáng dấp cổ tích về “hội thi đơn ca”, chiếc bàncổ… thì mỗi nhân vật đều mang một vẻ riêng về tính cách, sở trường, sở đoảnnhư là sự đa dạng của xã hội con người Ngựa ô giỏi hí, ca sỹ ve giỏi hát,vượn giỏi hú, Hách Dịch giỏi hét, còn ban giám khảo gồm Đá Hoa Cương,

Trang 35

Thép Đã Tôi và Thời Gian thì rất công minh trong việc chấm giải… Cuộcsống muôn màu muôn vẻ làm nên một trái đất xanh tươi xinh xắn là thông

điệp của truyện Hội thi đơn ca.

Trong khá nhiều những câu chuyện nhỏ của mình, tác giả Lý Lan dànhcho khoảnh khắc đáng yêu nhất của lứa tuổi nhi đồng đang học đếm số, nhữngtrò như “chơi năm mười”, “chơi hầu cua”, “cá sấu lên bờ”… Những trò chơinày có thể nhiều nơi kể cả những miền quê cũng không còn nữa Đó chỉ còn lànhững ký ức đẹp về một thời khi siêu nhân và game online chưa phổ biến trongcuộc sống sinh hoạt của trẻ em nông thôn Về điều này phải kể đến những

truyện như Chơi năm mười, Cô giáo em, Con rùa lật ngửa, Gà trống làm gì.

Hộp bánh tây Búp bê của Ti, Cu Búp vẽ tranh, mùa hè giày đi đâu…

Câu chuyện mà theo lời tác giả thì “định giữ lại cho riêng mình, chéptrong một quyển vở đẹp, để dành khi nào thích ai lắm mới kể cho nghe”, cuốicùng đã được kể cho một chú thằn lằn đen, vào một đêm khuya Chỉ vì một lý

do đơn giản: Con thằn lằn đen đang buồn Chỉ bằng 6 dòng mở đầu tập sách,

Lý Lan đã để lại một thông điệp: Hãy biết chia sẻ với những người xungquanh Cho dù "tôi" là ai, là tác giả Lý Lan nổi tiếng hay người mẹ đang kểchuyện cho bé nghe, là một cô bé đang ngồi bên cửa sổ dán mắt vào cuốnsách này cũng đều đúng cả Bởi thế giới của ai không có những con thằn lằn

bí mật, củ tỏi củ hành, hạt tiêu ớt đỏ Quần áo của ai chẳng kêu lên khi gián lỡchân mà mất vệ sinh Những mẩu đối thoại đáng yêu nhưng đầy thú vị bêntrong một thế giới khác, ngay cận kề chúng ta cũng rất sinh động và đáng yêu

"Tôi" vô tình được nghe, vô tình được dẫn dắt vào cuộc phiêu lưu nơi gócnhà, hộc bàn, ngăn chạn bếp Với tài kể chuyện duyên dáng, Lý Lan đã dẫndắt độc giả nhỏ tuổi vào những cuộc phiêu lưu thú vị, nơi mỗi góc nhà, hộc

bàn đều trở thành đối tượng để khám phá Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen

chính là những bài học nâng niu cuộc sống mà tác giả đã truyền đạt nhẹ nhàngqua những câu chuyện hồn nhiên góp nhặt Từ những lời mẹ dạy con “Mẹsanh con ra cho bầu trời xanh vô tận Mẹ sanh con ra để đương đầu với dông

Trang 36

tố phũ phàng Mẹ sanh con ra với năm tháng vô cùng, chỉ bất tử những tráitim dũng cảm”, cho tới cảm nhận ẩn dụ thanh cao về biển: “Khi giọt sương,dòng sông, con suối không chỉ biết có riêng mình, thì biển bao la tràn ngậpsắc màu, âm thanh Biển nhân ái, giàu có và bất tận” tất cả đều khiến chúng

ta cảm nhận tình yêu thương bao la trong cuộc sống này.Với độc giả măngnon mà nói, truyện thiếu nhi của Lý Lan là một món quả nhỏ dễ thương vàcũng rất đỗi bổ ích Những câu chuyện về bài học vào đời chưa bao giờ làthừa đối với các em nhỏ còn chưa trưởng thành

Lý Lan đã tâm sự trong một bài phỏng vấn: “Quyển Bí mật giữa tôi và

thằn lằn đen mang nhiều dấu ấn tuổi thơ côi cút của chị em tôi và làng quê mà

chúng tôi buộc phải rời xa Ngôi nhà trong cỏ và Ba người và ba con vật đều

có bóng dáng quê nhà và con hẻm nơi tôi lớn lên, những đứa trẻ từng là bạnmình, con cái của bạn mình Những truyện khác, nhân vật thường có nguyênmẫu là học trò của tôi” [60] Bởi vậy, ta thấy, dù truyện thiếu nhi của Lý Lan

có hơi nặng tính ngụ ngôn nhưng kì thực không phải bà đang “ban ơn” và

“dạy bảo” trẻ em mà bà viết cho “một quá khứ đã rời xa, một mơ mộng vềtương lai sẽ đến của những đứa trẻ – một tương lai mỗi lúc sự đòi hỏi lại khác

đi và cao hơn, và viết, để rắc những hạt vừng đánh dấu con đường bà đang đi

xa khỏi” [91]

1.3 Nhìn chung về tạp văn Lý Lan

Cho đến nay, Lý Lan đã có bảy tập tạp văn được xuất bản: Chân dung

người Hoa (1994), Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998), Khi nhà văn khóc

(1999), Dặm đường lang thang (1999), Miên man tùy bút (2007), Bày tỏ tình

yêu (2009), Ở ngưỡng cửa cuộc đời (2010).

Độc giả từng biết và quen thuộc với tạp văn Lý Lan trên các tờ báo thànhphố với một phong cách mộc mạc, đằm thắm và hiện đại khó lẫn Trong tạpvăn, nhà văn thể hiện vốn văn hóa sâu rộng, khả năng ghi nhận đời sống sắcsảo, giọng điệu tâm tình và những suy tưởng bất ngờ Có thể kể đến những tác

phẩm đặc sắc của Lý Lan như: Ăn cháo Tiều, Sài Gòn về sáng, Tiệm chạp

Trang 37

phô, Một góc phố Tàu, Kẹo ú bà Hai, Dân ngã tư… Bà viết kí với cách viết

dung dị, hướng đến số đông độc giả bằng kiểu kể chuyện miên man cảm xúc,chân thật và giàu suy nghĩ về đời sống Nhà văn sử dụng cách quan sát hiệnthực với cái nhìn của một ký giả hơn là một nhà văn, quan tâm sâu sắc đến

những hình ảnh bình dị trong cuộc sống đời thường Đọc Sài Gòn, Chợ

Lớn rong chơi, Dặm đường lang thang và Miên man tùy bút, người đọc bị

dẫn dụ theo bước chân lang thang của nhà văn đi dọc theo chiều dài đất nướcsang đến tận trời Tây xa xôi để khám phá những vẻ đẹp văn hóa, con người vàhiện thực cuộc sống sống động Cây bút nữ này với thế mạnh riêng là amtường về người Hoa nên những kí sự về người Hoa là những trang văn đặcsắc, có thể nói là hiếm hoi trong việc khắc họa về cộng đồng này Nhà vănchọn đề tài người Hoa xuất phát từ thực tế cuộc sống của nhà văn và từ nỗi

niềm hoài cố hương sâu lắng Lý Lan viết về “Một góc phố Tàu”, về người Hoa ở Sài Gòn, Chợ Lớn giàu bản sắc văn hóa từ món “ăn cháo Tiều”, nghệ thuật “múa lân” ngày tết, buổi đầu xuân viết “bút tích ngày vui”, về các địa

danh chùa Ông, chùa Bà, về Chợ Lá và Dòm Mé Sán cho đến các sinh hoạtđời thường của người Hoa Chinatown với Lý Lan là chốn bình yên vớinhững người Hoa lao động bình dân lặng lẽ, âm thầm sinh sống trong các conhẻm nhỏ như “cái phễu”, là những người Hoa họ hàng nhọc nhằn kiếm sống ởtận chân trời phía bên kia đại dương, là những sinh hoạt đời thường khá đặcthù của họ ở “tiệm nước”, “tiệm chạp phô”, từ “chuyện làm ăn”, buôn bánkinh doanh cho đến phong tục tập quán trên vùng đất mới mà họ chọn làm

quê hương thứ hai Chẳng hạn, trong tác phẩm Ăn cháo Tiều, với mục đích

kể câu chuyện về người thân, về món cháo truyền thống của người Hoa nghèogốc Triều Châu, Phúc Kiến, Lý Lan lại đưa người đọc đến với những liêntưởng bất ngờ: “Tôi phải mất hơn ba mươi năm mới thấm thía hết cái ngon của

một chén cháo ăn với củ cải muối vào buổi sáng tinh mơ…” (Ăn cháo Tiều).

Cháo là cháo trắng được “nấu vừa chín, hột gạo còn nguyên, chỉ hơi mềm hơncơm một chút” được ông cụ thân sinh của nhà văn ăn đều đặn mỗi buổi sáng

Trang 38

kèm với các loại thức ăn mặn như “củ cải muối, đậu muối, hột vịt muối…” và

lời giải thích ngắn gọn “ăn nhẹ bụng, dễ tiêu”, lại hàm chứa bao ẩn ý sâu sắc vềgiá trị cuộc sống và triết lý của cả một đời người mà không phải ai cũng dễdàng hiểu được

Trong Miên man tùy bút, nhà văn viết với cảm xúc rất thật, gần như là tự

truyện, hướng độc giả say sưa lang thang theo đôi chân trần của những ngườithân và của chính Lý Lan đi khắp các nẻo đường từ miền quê ngoại lên SàiGòn kiếm sống rồi sang tận nước Mỹ Bằng hình thức “miên man” tự do cảmxúc, Lý Lan thể hiện khả năng quan sát, ghi nhận đời sống sâu sắc cả về diệnlẫn về điểm Nhà văn có dịp trình bày những mối quan tâm xã hội của mình từgiáo dục, đời sống cho đến đổi mới xã hội Đặc biệt với người bình dân, LýLan quan sát họ ở góc độ vừa cận cảnh vừa viễn cảnh với mong muốn gópmột tiếng nói, gióng một lời cảnh báo với xã hội về tương lai đất nước Từ

Thư mùa xuân viết cho trẻ em bất hạnh, mồ côi, cơ nhỡ, từ cái nhìn “dân ngã

tư” bày biện cả cuộc đời trên vỉa hè cho đến việc quan sát những “gánh hàngrong” có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị, nhà văn đều thể hiện sự chia

sẻ và thông cảm chân thành đối với đời sống người dân lao động nghèo Đổimới xã hội, theo Lý Lan cần thiết phải chăm lo đời sống cho phần đôngnhững người lao động nghèo có cuộc sống bấp bênh

Riêng tập Khi nhà văn khóc là chân dung văn học khá thành công của Lý

Lan khi miêu tả những văn nghệ sĩ trong giới và nhìn nhận về nghề vănmình đang theo đuổi Ở đây, nhà văn vừa bộc lộ khả năng khắc họa chân dungcác nhân vật thật sinh động vừa thể hiện cách cảm nhận văn chương sâu sắcbằng kiến thức sâu rộng, bằng trực giác nhạy bén và giàu nữ tính của mình.Chân dung các nhà văn lão thành như Phương Đài, Sơn Nam, Trang Thế Hy,giáo sư Dương Thiệu Tống, nghệ sĩ Phùng Há cho đến các bạn văn “cùng lứacủa thời đó” như Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương, Nguyễn Thị Minh Ngọc,Cao Vũ Huy Miên, Dư Thị Hoàn, Lê Thị Kim và cả lớp nhà văn trẻ sau mìnhnhư Nguyễn Thị Châu Giang, qua ngòi bút Lý Lan trở nên thật rõ nét Mỗi

Trang 39

người một câu chuyện, một tính cách, nhà văn đã phát huy sở trường quan sáttinh tế, ghi nhận và lựa chọn những chi tiết khá đắt để tạo ra những chân dungvăn nghệ sĩ bè bạn vừa gần gũi vừa sinh động Chẳng hạn, một Nguyễn Thị

Minh Ngọc rất nghệ sỹ song sống hết mực nghĩa tình trong Người đóng

nhiều vai Minh Ngọc, nhà văn, đạo diễn sân khấu ngay trong đời thường đã

viết một kịch bản, làm đạo diễn và tự biểu diễn thật đáng yêu trong “bộ dạng

rất ngầu, chống nạnh niễng một vai” [46, 64], đi đòi tiền dưa cho một em bé

trên tàu lửa Nghệ sĩ Phùng Há là chân dung một cô đào người Hoa, caQuảng, có cuộc đời sóng gió, nhọc nhằn theo đuổi nghiệp cầm ca trọn vẹn màcuối đời vẫn đau đáu một tấm lòng vì người khác “người ta sống có cái nhà,người nghệ sĩ sống chỉ có sân khấu” [46, 140] Ngoài ra, Lý Lan còn cónhững trang phê bình biểu cảm và thuyết phục khi đọc văn xuôi của Lý VănSâm, Bình Nguyên Lộc, các cây bút nữ, các nhà văn nam viết về phụ nữ…Vềnghề văn, Lý Lan bộc lộ những trăn trở nghề nghiệp rất thật mà nghe sao xót

xa: “Tuổi già Sơn Nam không hề nghỉ ngơi, vì lòng còn tha thiết cầu học, vì

muốn tìm hiểu đề tài vô cùng tận là đồng bằng Nam Bộ, vì sức sáng tạo vẫn dồi dào, hay chỉ vì mưu sinh?” [46;16]; hoặc chính mình, để đeo đuổi

nghề văn, có một thời Lý Lan đã “Chịu khó dạy nhiều “cua” để có thể dành

dụm chút đỉnh để làm chuyện tào lao như làm văn chương” [46, 77] Như

vậy, Lý Lan phần nào đã giải bày tâm sự của những người cầm bút ở xứ sởnày là để theo đuổi văn chương mà sống thuần được với nghề, mỗi nhà văncũng phải nhọc nhằn thân phận biết bao

Chân dung người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (1994) là tập ký đầy

đặn về những người Hoa làm cách mạng trong thời kỳ miền Nam chống Mỹ.Chân dung các nhân vật Ngô Liên, Đặng Hoán Bổn, Phùng Ngọc Anh… đượcdựng lên như một bức tranh sinh động về những người Hoa yêu nước, gắn bómáu thịt cuộc đời mình với thành phố Sài Gòn, nơi mà họ đã tìm đến mưusinh và chọn làm quê hương Viết về họ, bằng phương pháp phỏng vấn trựctiếp, thu thập cứ liệu lịch sử, Lý Lan còn viết bằng lòng thiết tha và mong

Trang 40

muốn “mở một cánh cửa” để các dân tộc gắn bó bền chặt hơn vì sự nghiệpchung Nhà văn đã làm được điều đó khá thuyết phục trong việc dựng lại bốicảnh vùng đô thị Sài Gòn trước giải phóng, chân dung các nhân vật chân thật

từ lời ăn tiếng nói đến tâm lý, hành động Tập ký này là một bước đệm để vềsau nhà văn xây dựng thành công chân dung người Hoa trong truyện ngắn

Đất khách và tiểu thuyết Lệ Mai

Tóm lại, giá trị của ký Lý Lan là ở những suy nghĩ thâm trầm sâu sắc rút

ra từ những sự việc bình thường, tưởng như rất riêng tư Từ những trang văn

ăm ắp hơi thở của đời thường, nhà văn bộc lộ những cảm nhận của mình vềthân phận con người, về văn hóa lịch sử của dân tộc và sự hướng thiện củamỗi cá nhân Chính điều này tạo cho ký của bà sức sống lâu bền trong lòngngười đọc Nhìn chung, văn xuôi của Lý Lan đôn hậu, tự nhiên và dễ đọc

Có thể nói, tạp văn là phần quan trọng làm nên bộ mặt phong cách vănchương Lý Lan Trong một bài viết về thể loại tạp văn, Nguyễn Việt Hà từng

có một nhận định về kiểu viết tạp văn của nhà văn nữ: “tạp văn là một thứ quàvặt, nhí nhách chỗ hội thảo đông người hay lúc cô đơn chờ tình đều vừa răngthích miệng Hoặc là ám ảnh về một cuốn sách vừa đọc Hoặc là nghẹn ngàocủa một mối tình vừa tan Hoặc bức xúc về những dung tục vừa mới thô bạo

chợt xảy, đại loại là những ký ức vụn”(Đàn ông viết tạp văn) Bỏ qua lối nói

ít nhiều vẻ xem nhẹ thì có lẽ, nhận định trên khá phù hợp với tạp văn Lý Lan

Lý Lan viết tạp văn như một người đàn bà đằm thắm, sắc sảo đang rủ rỉ nóichuyện Có khi, trên những trang viết, ta thấy một đôi mắt mơ màng xa xămvới những hoài niệm thơ bé về người bà nhân hậu, người cha tần tảo, vềnhững năm tháng học trò thơ mộng Có khi ta nghe thấy tiếng thầm thì nhènhẹ như một lời tâm sự lúc nửa đêm, có thể là với đứa con bé bỏng sắp bướcvào lớp một, hay với cô học trò sắp đi qua ngưỡng cửa của tuổi mộng mơ…Cho dù Lý Lan cũng có những câu chuyện của đời sống đang vang độngngoài kia với những âm thanh khẩn trương gấp gáp hay kể về Sài Gòn, ChợLớn phồn hoa nhộn nhịp kẻ bán người mua thì giọng điệu nhìn chung vẫn tự

Ngày đăng: 27/10/2015, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh (2002), Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
2. Dr.Mortimer J.Alder (2004), Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại (Phạm Viêm Phương, Mai Sơn dịch và chú thích), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại
Tác giả: Dr.Mortimer J.Alder
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2004
3. Tạ Duy Anh (2008), Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
4. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ, giới và phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1996
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
6. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki "(Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn "dịch
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết "(Phạm Vĩnh Cư "tuyển chọn, dịch và giới thiệu
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
8. Trần Lê Bảo (2006), Giáo trình Văn học châu Á 1 (Văn học Trung Quốc), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học châu Á 1 (Văn học Trung Quốc)
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
9. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, TC Văn học, số 09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
10. Việt Bằng, ô Đọc Miờn man tựy bỳt của Lý Lan ằ, vietbang.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miờn man tựy bỳt
11. Henri Benac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn giải ý tưởng văn chương "(Nguyễn Thế Công "dịch
Tác giả: Henri Benac
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
12. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995 - Những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
13. Raymond Carver, “Kinh nghiệm viết truyện ngắn” (Hoàng Ngọc Tuấn dịch), website: www.tienve.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm viết truyện ngắn” (Hoàng Ngọc Tuấn "dịch
14. Đặng Thị Vân Chi, “Vấn đề phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945: nội dung và giải pháp”, website: www.hids.hochiminhcity.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945: nội dung và giải pháp
15. Đào Ngọc Chương, “Tiểu thuyết - những vấn đề thi pháp (từ một cái nhìn so sánh)”, website: www.hcmussh.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết - những vấn đề thi pháp (từ một cái nhìn so sánh)
16. Trương Chính (1963), Lỗ Tấn tuyển tập (tập 1,2,3), NXB Văn Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗ Tấn tuyển tập (tập 1,2,3)
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 1963
17. Đặng Anh Đào (1991), “Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí Văn học, số 06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1991
18. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí Văn học, số 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1993
19. Trần Xuân Đề (2003), Tác gia tác phẩm văn học phương đông Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học phương đông Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
20. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w