Đóng góp mới của khoá luậnVới đề tài này, khoá luận đã làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thứccác đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thịêp, qua đó phần nàolàm rõ bản chất, đ
Trang 1Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn
====*****====
Đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: ngôn ngữ
Giáo viên hớng dẫn: pgs.ts phan mậu cảnh
Sinh viên thực hiện: nguyễn thị thủy
Lớp: 47B2 - Ngữ văn
Vinh - 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của PGS TS Phan Mậu Cảnh, sự đóng góp ý kiến thiết thực của các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn - Trường Đại học Vinh, cũng như sự động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè và những người thân.
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa, tổ Ngôn ngữ, cùng các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè và người thân, đặc biệt là thầy giáo, PGS TS Phan Mậu Cảnh - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2010
Tác giả Nguyễn Thị Thủy
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài: Error: Reference source not found
2 Lịch sử vấn đề: Error: Reference source not found
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:Error: Reference source not found
4 Phương pháp nghiên cứu Error: Reference source not found
5 Đóng góp mới của khoá luận Error: Reference source not found
6 Cấu trúc của khoá luận Error: Reference source not found
Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Error:
Reference source not found1.1 Những nét khái quát về tác giả, tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp Error: Reference source not found1.1.1 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp Error: Reference source not found
1.1.2 Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp Error: Reference source not found
1.1.3 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Error: Reference source not found
1.2 Truyện ngắn và những đặc điểm của truyện ngắn Error: Reference
source not found
1.2.1 Khái niệm Error: Reference source not found
1.2.2 Đặc điểm của truyện ngắn: Error: Reference source not found
1.3 Vấn đề đoạn văn Error: Reference source not found1.3.1 Khái niệm Error: Reference source not found
1.3.2 Phân loại đoạn văn Error: Reference source not found
1.4 Đoạn văn kết thúc truyện ngắn Error: Reference source not found1.4.1 Nhận xét chung Error: Reference source not found
1.4.2 Một số đặc điểm đoạn văn kết thúc Error: Reference source not found
1.4.3 Vai trò của đoạn văn kết thúc truyện ngắnError: Reference source not
found
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN KẾT THÚC
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Error: Referencesource not found
2.1 Dẫn nhập 29
Trang 42.2 Cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Error:
Reference source not found
2.2.1 Đoạn kết có cấu tạo bình thường Error: Reference source not found
2.2.2 Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt Error: Reference source not found
2.3 Đặc điểm câu văn trong đoạn văn kết thúcError: Reference source not
found
Khoa ng÷ v¨n 1
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
1.1 Trong các tác giả văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp là
một trong những gương mặt được đông đảo độc giả chú ý Ông sáng tác nhiềuthể loại và thể loại nào cũng rất thành công: tiểu thuyết, kịch, tiểu luận, và đặcbiệt truyện ngắn được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao Truyện ngắn củaNguyễn Huy Thiệp chứa đầy chất sống, căng chật những sự kiện, vừa trữ tìnhpha màu lãng mạn mà lại đậm chất hiện thực
Nhà thơ Diệp Minh Tuyền trong một bài viết của mình “Nguyễn Huythiệp một tài năng mới” đã khẳng định: “Lâu lắm rồi văn học Việt Nam mớixuất hiện một hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp” và “Phải đợi đến hôm nay,khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, mặc dù với tất cả sự thận trọng đến mức e
dè cố hữu, người ta vẫn không thể không khen rằng anh đã mang đến cho vănchương Việt Nam một cuộc cách tân …[13,395] Năm 1978, trong cao tràođổi mới văn học, truyện ngắn “Tướng về hưu” của ông vừa xuất hiện đã gây
ra một chấn động dư luận trong cả nước Làng văn chưa hết xôn xao thì liêntiếp tác giả lại cho ra đời những tác phẩm như: Những ngọn gió Hua Tát, Congái Thuỷ thần, Không có vua, Giọt máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết …Giới nghiên cứu phê bình coi Nguyễn Huy Thiệp như một hiện tượng lạ Vàtác giả cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” đã nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệphai lần lạ: Nội dung lạ, nghệ thuật lạ Trên hết, anh là nhà văn đúng nghĩa từnày - sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để đạt được cao nhất điều mìnhmuốn diễn đạt” [13,6] Với những truyện ngắn của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã mang đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới: Từ cách chọn đề tài,cách xây dựng nhân vật, cách dựng truyện, lối hành văn …đều mới, để cuốicùng diễn đạt những chủ đề, tư tưởng mới
Và cũng từ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện đã làm dấy lên làn sóng phêbình, bình luận văn học Các nhà phê bình văn học trong nước cũng như nướcngoài cũng đã tranh cãi đặt ra nhiều cách đọc, cách hiểu khác nhau về tác
Trang 6phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, chẳng hạn như các truyện ngắn: Vàng lửa,Kiếm sắc, Phẩm tiết … rồi cách nhìn nhận vấn đề văn - sử bất phân trong cáctruyện lịch sử của tác giả Nguyễn Huy Thiệp với tác phẩm của mình đang trởthành một hiện tượng được đông đảo giới phê bình nghiên cứu quan tâm.
1.2 Đoạn văn là đơn vị quan trọng, tồn tại thường trực và ổn định trong
văn bản, là đơn vị trực tiếp cấu tạo văn bản, giúp người đọc phát hiện, tìm chủ
đề văn bản Đứng ở những vị trí khác nhau, đoạn văn đảm trách những vai tròkhác nhau Đoạn văn (dù là bình thường hay bất thường) bao giờ cũng mangtrong mình nó lượng thông tin cần thiết làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản.Đoạn văn kết thúc có vai trò quan trọng là đóng khép văn bản và nó chứa mộtlượng thông tin quan trọng cho toàn bộ văn bản
Việc nghiên cứu đoạn văn kết thúc văn bản nghệ thuật, cụ thể là đoạnvăn kết thúc truyện Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn sự độcđáo trong quan điểm nghệ thuật của ông qua cách xác định đoạn văn Đồngthời qua đó chúng ta có cơ sở cắt nghĩa, lý giải mối quan hệ đa chiều giữađoạn văn kết thúc văn bản với các yếu tố ngoài nó Mặt khác, chúng tôi mongmuốn tìm được những cứ liệu xác đáng, những sáng tạo của nhà văn để gópphần hiểu sâu hơn về bản chất của đoạn văn trong văn bản
kỷ lục có nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình chỉ trong thời gian ngắn vàkhông có độ lùi thời gian Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài,không chỉ trong nước, cả nước ngoài, không chỉ người Việt, cả người ngoạiquốc” [13,7] Hai tác giả Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình đã nhận xét:
“Chỉ mình anh đã tạo nên một đời sống văn kéo dài cả mấy năm trời và còn
Trang 7nóng bỏng cho đến hôm nay”, đồng thời hai tác giả cũng đã thống kê: Từ giữanhững năm 1987 - 1989 đã có trên 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn HuyThiệp, trong đó sự đối lập giữa các ý kiến phải nói là gay gắt, cực đoan nhất
so với tất cả các cuộc tranh luận khác trong văn nghệ từ năm 1975 trở đi.Người khen, khen hết lời, người chê có khi mất hết cả sự bình tĩnh cần thiết,khiến cho cuộc tranh luận trở nên đầy kịch tính Không kể các ý kiến rải rác
về sau và những bài viết có tính chất giới thiệu về một tác giả, thì quá nửa sốbài viết trong hai năm 1987, 1988 tập trung vào truyện ngắn “Tướng về hưu”(in trên báo “Văn nghệ” vào 26 / 6 / 1987) và ba truyện ngắn “Lịch sử giả”:Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết
Năm 1989, nhà xuất bản trẻ cho ra đời “Nguyễn Huy Thiệp - tác phẩm
và dư luận” Cuốn sách đã giới thiệu sáu truyện ngắn và mười bài phê bìnhcủa các tác giả: Hoàng Ngọc Hiến - Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió;Trần Thanh Đạm - Về tính nữ, chữ tâm và lòng nhân ái từ một bài viết củaanh Nguyễn Huy Thiệp; Tạ Ngọc Liễn - Về mối quan hệ giữa văn và sử…Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên tuyển chọn sưu tầm cuốn “Đi tìmNguyễn Huy Thiệp” đã có những nhận xét, đánh giá về con người NguyễnHuy Thiệp và các sáng tác của ông
Tuy Nguyễn Huy Thiệp là cây bút nở muộn trên thi đàn văn học ViệtNam nhưng ý thức, trách nhiệm ngòi bút của nhà văn rất cao Và những sángtác của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu, phê bình của nhiều tác giả Cóthể kể đến một số bài viết như: “Tướng về hưu - một tác phẩm có tính nghệthuật” của tác giả Trần Đạo, ý kiến của Nguyễn Hoà đăng trên báo “Vănnghệ” (5/9/1987) tỏ ra sắc sảo khi nhận xét “Tướng về hưu là truyện ngắn hayvới lối viết khách quan rất có hiệu quả thẩm mỹ Tác giả miêu tả mà khôngđưa ra một lời bình luận, một cách giải quyết nào, người đọc trong khả năngcủa mình tự suy ngẫm, tự đánh giá, tự rút ra kết luận cần thiết” [ 13,159]
“Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp” Nguyễn Thanh Sơn - nhà phê bình vănhọc đã chỉ ra: Nguyễn Huy Thiệp “căm thù sâu sắc những kết thúc truyền
Trang 8thống (Trương Chi) hay chính xác hơn, ông căm thù tất cả những bức màn màthói đạo đức giả đã căng ra trước mắt con người không cho họ nhìn thẳng vào
sự thật” [13,12]
Trong “Về cái “ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Đông La
có nhận xét: truyện của anh thường không có cốt truyện, là truyện của nhiềuvấn đề Nó chảy như một dòng chảy tự nhiên”
Nguyễn Huy Thiệp là một người có tài kể chuyện, ngòi bút sôi nổi, trầmtĩnh mà lạnh lùng, truyện của ông lôi cuốn người đọc ngay từ những phần đầucâu chuyện Có thể thấy: Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường khôngdịu ngọt mà thường rât gay go, dữ dội với những tình tiết li kì và những xungđột chứa nhiều kịch tính
2.1.2 Từ góc độ ngôn ngữ
Vấn đề ngôn ngữ thì theo chúng tôi được biết đến nay chưa có một côngtrình nào đề cập đến một cách trọn vẹn Các bài viết hoặc chỉ đặt ra vấn đềtrong một tác phẩm như: “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu” củaNguyễn Thị Hương, hoặc là một vấn đề về ngôn ngữ như “Độc thoại - địnhhướng hành động nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp” của Lê Thị Sao Chi.Các bài viết khác cũng dành một phần nhỏ trong bài viết hoặc công trìnhcủa mình để nói về ngôn ngữ như: Đông La, Filimônôva, Trần Đạo, HoàngNgọc Hiến và một số luận văn thạc sĩ, khoá luận cũng bàn về vấn đề này.Nhìn chung các hướng nghiên cứu này chỉ dừng lại ở góc độ lí luận vănhọc Hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu trọn vẹn các truyện ngắncủa ông dưới góc độ ngôn ngữ học Về đề tài này, chúng tôi mong muốnkhẳng định một phần nhỏ những thành công và phong cách ngôn ngữ của nhàvăn qua tìm hiểu đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
2.2 Khái quát về tình hình nghiên cứu đoạn văn và đoạn văn kết thúc văn bản nghệ thuật.
2.2.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu đoạn văn
Là đơn vị trực tiếp tham gia tạo lập văn bản, đoạn văn đã được nhiều nhànghiên cứu văn bản quan tâm Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu nước
Trang 9ngoài như: N.SPospelop, I.R.Galperin, Losêva, L.G.Pilman Trong nhữngcông trình của mình, các tác giả đưa ra những kiến giải về hình thức, về cấutrúc đoạn Bên cạnh đó, họ bày tỏ quan điểm về sự trùng hợp hay không trùnghợp giữa đoạn văn và chỉnh thể thống nhất trên câu Nhìn chung các ý kiếncòn gây nhiều tranh cãi và chưa đi đến thống nhất.
Trong nước, từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề đoạn vănđược nhiều người đi sâu tìm hiểu
- Trần Ngọc Thêm trong bài “Bàn về đoạn văn như một đơn vị ngônngữ” (Tạp chí ngôn ngữ - số 3 1984 ) đã đưa ra những luận chứng khẳngđịnh: Đoạn văn là một đơn vị ngôn ngữ
- Công trình Ngữ pháp văn bản và việc dạy tập làm văn (Nguyễn TrọngBáu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Giáo dục.1985) cũng bàn nhiều về đoạn văn và chỉnh thể trên câu Các tác giả cho rằng:Đoạn văn và những chỉnh thể trên câu là những khái niệm khác nhau
- Diệp Quang Ban với công trình “Văn bản và liên kết trong TiếngViệt’’: Đã thâu tóm một cách hệ thống những vấn đề về ngữ pháp văn bản.Như vậy, các nhà ngữ pháp văn bản đã quan tâm nghiên cứu khá đầy đủnhững biểu hiện về nội dung và hình thức của đơn vị đoạn văn Ở những mặtnào đó, các ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất nhưng những tiền đề lí thuyết
họ đưa ra có ý nghĩa rất lớn đối với ngôn ngữ học
2.2.2 Khái quát về tình hình nghiên cứu đoạn văn kết thúc văn bản nghệ thuật.
Vấn đề đoạn văn kết thúc văn bản nghệ thuật nói chung và đoạn văn kếtthúc truyện ngắn nói riêng từng được một số người đề cập đến
Trước hết cần kể đến bài viết “Các kiểu kết thúc truyện ngắn hôm nay”của Lê thị Hường (Tạp chí văn học số 4 1995) ở đây tác giả bàn đến các kiểukết thúc chung thường gặp như:
Kết thúc để ngỏ
Kết thúc có nhiều đoạn kết
Trang 10Kết thúc đối nghịch
Loại truyện có mở đầu mà không có kết thúc
Trong quan niệm của các tác giả bài viết, đoạn kết thúc trùng với phần kết
Ở bài “Nơi tác phẩm kết thúc là cuộc sống bắt đầu” (Tạp chí văn học số
9 1998) tác giả Bùi Việt Thắng đề cập tới vai trò của đoạn kết thúc truyệnngắn Ông đã chứng minh sự tồn tại của các kiểu kết thúc khác nhau: kếtkhép, kết mở, kết bất ngờ và kiểu truyện không có kết
Tác giả công trình “Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt” (Nxb Giáodục, 1998) cho rằng: “Đoạn văn kết thúc có chức năng đóng khép văn bản”.Qua tình hình nghiên cứu đoạn văn kết thúc văn bản, chúng tôi thấy rằng:Phương diện được nhiều người quan tâm là các kiểu đoạn kết thúc - xét trongmối quan hệ ngữ nghĩa với toàn bộ văn bản Tình hình trên đặt ra vấn đề cầnnghiên cứu đoạn văn kết thúc một cách toàn diện hơn, đặt nó trong mối quan
hệ đa chiều với các yếu tố khác thuộc văn bản và với độc giả
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của khoá luận này là tìm hiểu đoạn văn kết thúc ở các truyệnngắn của Nguyễn Huy Thiệp, bao gồm:
1 Chảy đi sông ơi
Trang 1123 Tội ác và trừng phạt
24 Thương cả cho đời bạc
25 Chăn trâu cắt cỏ
26 Lòng mẹ
27 Truyện tình kể trong mưa
28 Đưa sáo sang sông
29 Bài học Tiếng Việt
Lưu ý: Tác phẩm “Những ngọn gió Hua Tát” bao gồm 10 câu chuyệntách biệt, được đặt tên và mang nội dung, hình thức trọn vẹn Vì vậy khi khảosát, chúng tôi xem tác phẩm này tương đương 10 truyện ngắn, cho nên sốlượng truyện ngắn khảo sát sẽ là 44 truyện
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu đặc điểm đoạn văn kết thúctruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Khảo sát đoạn văn kết thúc ở các mặt: cấu tạo, vai trò, ngữ nghĩa, quan
hệ, kiểu kết … để làm sáng tỏ bản chất của đơn vị này
- Thống kê, phân loại, phân tích những chứng liệu, số liệu thu thập được
và đi đến nhận xét tổng quát về đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện ngắn củanhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và đặc điểm đoạn văn kết thúc truyệnngắn hôm nay nói chung Đồng thời góp phần vào việc dạy học văn bản nghệthuật trong nhà trường
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khoá luận này, chúng tôi đã sử dụng nhữngphương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trang 125 Đóng góp mới của khoá luận
Với đề tài này, khoá luận đã làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thứccác đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thịêp, qua đó phần nàolàm rõ bản chất, đặc trưng của đoạn kết, và chứng minh sự phong phú đa dạngcủa nó trong truyện ngắn về mặt hình thức và nội dung, góp phần làm rõphong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
6 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1 Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2 Đặc điểm hình thức đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn
Huy ThiệpChương 3 Đặc điểm nội dung đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Trang 13Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Những nét khái quát về tác giả, tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
1.1.1 Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thanh Trì - HàNội Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn, đồng bằng Bắc Bộ,
từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc Đó chính là cơ sở để nhà văn amhiểu cuộc sống nông thôn và người lao động, từ đó ông có cái nhìn sâu rộng
và cặn kẽ hơn về họ Năm 1960 gia đình chuyển về quê, định cư ở xóm Cò,làng Khương Hạ - Hà Nội Năm 1970 Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sửTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, và ông lên Tây Bắc dạy học, gắn bó 10năm với Tây Bắc, đến năm 1980 ông chuyển về làm việc ở Bộ Giáo dục vàĐào tạo Sau đó ông làm việc tại công ty Kĩ thuật Trắc địa Bản đồ, cục Bản
đồ cho đến khi về hưu
1.1.2 Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp
Xuất hiện khá muộn trên thi đàn văn học Việt Nam với vài truyện ngắnđăng trên báo văn nghệ năm 1986 Nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệpnhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học nướcnhà cũng như trong lòng độc giả
Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp in dấu khá đậm nét về nông thôn và nhữngngười lao động Sở trường của ông là truyện ngắn với hơn 50 truyện ngắn đãđược xuất bản Ngoài ra ông còn viết tiểu thuyết, kịch, thơ (thơ của ông chưaxuất bản tập nào nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn ), viếtnhiều tiểu luận, phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước
Năm 2004 bài viết “Trò chuyện với hoa thuỷ tiên và những nhầm lẫn củanhà văn” đăng trên tạp chí ngày nay của ông tạo ra những tranh luận sôi nổitrong giới nghiên cứu văn chương trong một thời gian dài
Trang 14Những tác phẩm đã xuất bản:
- Một số truyện ngắn:
Những ngọn gió Hua Tát - Nxb Văn hoá Hà Nội 1989
Con gái Thuỷ thần - Nxb Hội Nhà văn Hà Nội 1993
Mưa Nhã Nam - Nxb Văn học Hà Nội 2001
Thương cho cả đời bạc - Nxb Văn hoá Thông tin 2000
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - Nxb Trẻ 2003
- Một số tiểu thuyết:
Tiểu Long Nữ - Nxb Công an nhân dân 1996
Gạ tình lấy điểm - Nxb Hội Nhà văn 2007
- Kịch
Suối nhỏ êm đềm - Báo văn nghệ California 2001
- Phê bình tiểu luận:
Tác phẩm và dư luận - Tạp chí sông Hương - Nxb Trẻ Huế 1989
Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã đươc dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ: Anh,Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch …
Ông được chính phủ Pháp trao huân chương văn học nghệ thuật
1.1.3 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt thành công với truyện ngắn, ông đựơc xem
là nhà văn truyện ngắn bậc thầy và dường như ông chỉ thành công ở loại này.Với hơn 50 truyện ngắn ông trở thành nhà văn quan trọng trong nền văn họcViệt Nam đương đại
Mảng đề tài nhà văn hướng đến rât đa dạng gồm: lịch sử và văn học, hơihướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê vànhững người lao động
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ta bắt gặp một lối viết khá độcđáo Với ngòi bút sáng tạo mạnh mẽ, nhà văn đã không ngần ngại phô bày tất
cả những cái “khác thường” mà rất bình thường của cuộc sống Người đọc đi
từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi lối dẫn dắt truyện rất đặc biệt củangười viết Có lúc câu chuyện xoay quanh một vị tướng về hưu của một gia
Trang 15đình công chức, lại lang thang trên những chặng đường nối theo bóng hìnhcủa một nhân vật huyền thoại - Mẹ cả cùng với Chương Rồi những câuchuyện về núi rừng, về nông thôn, về lịch sử “giả” … những câu chuyện đó
đã phơi bày cuộc sống một cách trần trụi nhưng cũng có những trang viết rấtđằm thắm tình người, đặc biệt lối kết cấu với những kết thúc mở, sự đối lậptương phản của cái thiện, cái ác trong một con người … đã làm nên chiều sâutrong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp đã từng nói: “Điều tôi quan tâm là nói về cá nhân vớinhững niềm vui, với những nỗi khổ của nó, những đam mê, những hi vọngcủa nó Tôi cũng viết về những tình cảm hung bạo, sự hung bạo này co trongmọi quan hệ nhân sinh”[13, 497] Và ta thấy trong các sáng tác của mình,Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện rất rõ điều đó, đặc biệt là qua đoạn văn kếtthúc tác phẩm
1.2 Truyện ngắn và những đặc điểm của truyện ngắn
1.2.1 Khái niệm
Truyện ngắn là thể loại văn học rất nhạy cảm với những biến đổi của đờisống xã hội Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp nhịp vận độngcủa xã hội và tái hiện được mọi biến thái trong đời sống vật chất cũng nhưtinh thần của con người
Xung quanh khái niệm truyện ngắn có nhiều ý kiến khác nhau:
Nhà văn Nga A.Tonxtoi cho rằng: “Truyện ngắn là một hình thức nghệthuật khó khăn bậc nhất Trong truyện ngắn tất cả như trong bàn tay anh Anhphải thông minh như anh đã hiểu biết bởi lẽ hình thức nhỏ không có nghĩa lànội dung không lớn lao, anh phải biết nói một cách ngắn gọn như là thơ chỉđược làm thơ tứ tuyệt Nhưng ngắn gọn ở đây là ngắn gọn tập trung tài liệu,lựa chọn những gì cần biết” [ 14, 116]
Nhà văn Nguyên Ngọc lại cho rằng: “Truyện ngắn là bộ phận của tiểuthuyết nói chung” vì thế “Không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vàonhững khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn vốn nhiều vẻ Có truyện viết về cả mộtđời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua [14, 28] Ở
Trang 16đây, tác giả chỉ rõ sức ôm chứa và khả năng khái quát hiện thực của truyệnngắn Quan niệm này có điểm gặp gỡ với quan niệm của nhà văn NguyễnQuang Thân “Một khoảnh khắc cực ngắn hay một ngàn năm, truyện ngắnchuyên chở hết” [15, 62].
“Từ điển văn học” (Tập 2 - Nxb Khoa học xã hội, H, 1984) của Đỗ ĐứcHiểu lại cho rằng: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn kháctruyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống,một biến cố hay một vại biến cố xảy ra trong một vài đoạn nào đó của đờisống, nhân vật biểu hiện một mặt nào đó vấn đề của xã hội Cốt truyện thườngdiễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế Kết cấu truyện ngắn cũngkhông chia thành nhiều tuyến phức tạp Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền mộtmạch đọc một hơi không nghỉ nên đặc điểm của truyện ngắn là tính ngắn gọn.Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
“Từ điển thuật ngữ văn học”, mục truyện ngắn định nghĩa: “Truyện ngắn làtác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết cá phươngdiện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.Truyện ngắn viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ”.Trở lên là những ý kiến về truyện ngắn của những người sáng tác, ngườinghiên cứu, tiếp nhận Các ý kiến rất đa dạng nhưng nhìn chung đều xoayquanh những khía cạnh chính: Dung lượng, kết cấu, độ dồn nén, sức khái quáthiện thực, hình thức biểu đạt …
1.2.2 Đặc điểm của truyện ngắn:
Từ các ý kiến của các tác giả ta có thể rút ra đặc điểm của truyện ngắnnhư sau:
* Xét về hình thức
Ngắn gọn là yêu cầu về hình thức của truyện ngắn Là một thể loại tự sự
cỡ nhỏ, truyện ngắn có thể từ vài trang giấy đến vài chục trang giấy Một câuchuyện được kể lại một cách nghệ thuật nhưng không được phép dài dòng.Chính cái khuôn khổ ngắn có vẻ gần gũi với hình thức kể chuyện đơn giản
Trang 17Truyện ngắn không hướng tới xây dựng, khắc hoạ nhiều mặt của đờisống, truyện ngắn chỉ xoáy vào một điểm của hiện thực như là sự thể hiện kếtquả của một quá trình.
Nhân vật truyện ngắn không được miêu tả những tính cách đầy đặn.Nhân vật thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội.Những tính cách, những quan hệ trong truyện ngắn ở thời khắc chúng bộc lộ
rõ bản chất, quy luật Nhân vật trong truyện ngắn rất đa dạng về tính cách,công việc, quan hệ
Chi tiết trong truyện ngắn rất quan trọng, vì thế các chi tiết được lựachọn một cách kỹ càng, chi tiết thường là đặc sắc, ấn tượng mang ẩn ý lớn lao
mà tác giả chưa nói hết
Sức nén của truyện ngắn thường rất lớn, có khi chỉ trong một số lượng ít
ỏi trang giấy mà làm hiện lên cả một cuộc đời, tạo được không khí của mộtgiai đoạn lịch sử …
Bút pháp của truyện ngắn thường là chấm phá
* Xét về nội dung
Truyện ngắn có tính khống chế, quy định về lượng nội dung Cốt truyệnthường tập trung vào một biến cố, một sự kiện, một đoạn đời, một nhát cắtcuộc đời hay một mảng tình nào đó của cuộc sống, tất cả được giới hạn trongmột không gian thời gian nhất định
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng cho rằng: “Trong thực tiễn sáng táctruyện ngắn thì thường các nhà văn chú ý đến hai khâu quan trọng nhất khixây dựng cốt truyện: chi tiết và đoạn kết” [16, 84] Điều đó cho thấy, đoạnvăn kết thúc có vai trò to lớn trong việc kiến tạo tác phẩm
1.3 Vấn đề đoạn văn
1.3.1 Khái niệm
Trên thực tế cho thấy đoạn văn và những biểu hiện về hình thức và nộidung giữ một vai trò khá quan trọng Tuy nhiên, trên phương diện lý thuyết,xung quanh khái niệm đoạn văn còn có nhiều tranh cãi
Trang 18Trần Ngọc Thêm cho rằng: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gầnmột chuỗi phát ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và mang một nội dungnhất định được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức: ở dạng nói, nó cókiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt dài; ở dạng viết, nó bắtđầu bằng dấu mở đoạn và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.
Giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” (Bùi Tất Tươm, NguyễnVăn Bằng, Hoàng Xuân Tâm - Nxb GD 1997) quan niệm: “Đoạn văn là mộttập hợp nhiều câu thể hiện một chủ đề.”
Diệp Quang Ban xác nhận “Đoạn văn thường được hiểu là một phần củavăn bản tách từ chỗ viết hoa thường lui vào ở đầu dòng cho đến chỗ chấmxuống dòng” [2, 203]
Phan Mậu Cảnh trong cuốn “Lý thuyết và thực hành văn bản Tiếng Việt”(Nxb ĐHQG, H 2008) cho rằng: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản docâu tạo thành theo một cấu trúc nhất định, biểu thị một nội dung tương đốiđộc lập, có hình thức rõ ràng.” [4, 126]
Nhìn chung, hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về đoạn văn,song các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau ở mấy điểm:
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gồm một câu hoặc một chuỗi câuđược xây dựng theo một câu trúc có hình thức rõ ràng, biểu thị một nội dungnhất định, tương đối độc lập trong văn bản
1.3.2 Phân loại đoạn văn
Với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ, và là một bộ phận trực tiếp cấuthành văn bản, việc phân loại đoạn văn được quan tâm xem xét trên cơ sởnhiều tiêu chí
1.3.2.1 Dựa vào cấu tạo
Xét về mặt cấu tạo của bản thân đoạn văn, có 2 kiểu: đoạn văn bìnhthường và đoạn văn đặc biệt
* Đoạn văn có cấu tạo bình thường
Là đoạn văn có nội dung tương đối trọn vẹn và có hình thức tương đối
ổn định
Trang 19Các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ theo những kiểu cấu trúc nhấtđịnh Xét từ quan hệ giữa các câu trong đoạn văn có thể chia thành các kiểu:
• Đoạn văn diễn dịch
Là đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu, nêu nội dung chính có tính luậnđiểm, những câu tiếp theo có nhiệm vụ giải thích, chứng minh, bình luận …cho câu chủ đề Đây là kiểu trình bày nội dung đi từ khái quát đến cụ thể, từcái chung đến cái riêng, có quan hệ chính phụ
Ví dụ:
Trước khi kể tiếp, xin nói về gia đình tôi: Tôi ba mươi bảy tuổi là kĩ sư, làm việc ở viện Vật Lí Thuỷ, vợ tôi, làm việc ở bệnh viện sản Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai Mẹ tôi lẫn lộn suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.
(Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
• Đoạn văn quy nạp
Được thiết lập ngược chiều với đoạn văn diễn dịch Là đoạn văn có câuchủ đề đứng cuối, các câu trước có nhiệm vụ nêu lên hiện tượng, dẫn chứng
để câu sau tóm lại vấn đề Đây là kiểu trình bày nội dung từ cụ thể đến kháiquát, có quan hệ phụ - chính
Ví dụ:
Chiều vàng mặt trời, phu tầng đã về hết, những phát mìn ở tầng trên thi nhau nổ để phá đất và đá Người đi lại thưa thớt, lờ đờ, cửa các nhà đã đóng, chỉ còn mở một cánh Phố mỏ đang sống những ngày như bị bệnh dịch tả hoành hành.
(Vùng mỏ - Võ Huy Tâm)
Câu cuối mang ý nghĩa khái quát toàn đoạn Ba câu trước là những biểuhiện cụ thể của không khí nặng nề, u ám ở vùng mỏ Nhịp sống giảm dần,bóng dáng cuộc sống mờ nhạt được chốt lại ở câu cuối
• Đoạn văn song hành
Là đoạn văn không có câu chủ đề Các câu trong đoạn có quan hệ bìnhđẳng không phụ thuộc chặt chẽ vào nhau
Trang 20Ví dụ:
Cây đa già cỗi và quán gạch vẫn đứng đợi nàng ở đầu làng Đường ngõ vẫn lồi lõm vó trâu đi, hai bên vệ vẫn mùi bèo và mùi dạ ướp Trong làng chẳng có gì thay đổi khi nghe thiếng bà Tư đón hỏi trên thềm Tiếng thằng Ái
và em bé reo mừng chị Lòng Tâm dịu lại như ngày còn gánh hàng về bước vào ngồi lên phản canhl mẹ, căn nhà đối với nàng hình như rộng rãi và lặng
Ví dụ:
Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học Ông nội tôi có hai vợ Bà cả sinh được cha tôi, ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu phải chịu nhiều điều đắng cay.
(Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
• Đoạn văn hỗn hợp
Đoạn văn có câu đầu và câu cuối thể hiện ý chính cho cả đoạn Nhữngcâu ở giữa có nhiệm vụ nêu hiện tượng, dẫn chứng Là đoạn văn được trìnhbày theo cách: khái quát - cụ thể - khái quát
Trang 21* Đoạn văn có cấu tạo đặc biệt
Ngoài đoạn văn có cấu tạo bình thường, trong văn bản có hiện tượng một
từ, một cụm từ, hay một câu đứng tách ra trong hình thức của một đoạn văn
Đó chính là đoạn văn đặc biệt Chúng có nội dung chưa trọn vẹn và hình thứcchưa hoàn chỉnh, xuất hiện bất thường, đứng tách biệt nhằm những mục đíchkhác nhau của người viết
• Đoạn văn đặc biệt một từ
(Phù Thuỷ - Nguyễn Thị Thu Huệ)
Đoạn văn thứ nhất và thứ hai ở ví dụ trên chỉ gồm một từ
• Đoạn văn đăc biệt một cụm từ
Đoạn thứ nhất gồm một cụm từ, nó nhấn mạnh khoảng thời gian xảy ra
sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời một hoạ sĩ tài hoa nhưng nghèo xơ xác
• Đoạn văn đặc biệt một câu
Ví dụ:
Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.
(Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
Như vậy, văn bản có sự đan xen giữa đoạn văn bình thường và đoạn vănđặc biệt Sự xuất hiện ít hoặc nhiều một kiểu loại đoạn văn xét về mặt cấu tạo
là do sự chi phối của đặc trưng phong cách chức năng và phong cách tác giả
Trang 221.3.2.2 Dựa vào chức năng đoạn văn
Xét chức năng của đoạn văn trong văn bản ta có thể nhận diện được baloại: đoạn văn mở đầu ; đoạn văn luận giải ; đoạn văn kết thúc
* Đoạn văn mở đầu
Là đoạn văn mở đầu văn bản, có nhiệm vụ đặt vấn đề hay giới thiệukhung cảnh chung Nó là một phần trong bố cục của văn bản, có nội dung liênquan chặt chẽ với phần luận giải và kết luận Đoạn văn mở giúp người tạo vănbản và người đọc văn bản nhớ là văn bản nói gì và nói như thế nào
Ví dụ:
Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những
cảm xúc mà thời gian đã xoá nhoà, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm
mồ của chính cha tôi Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc vì nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi Tình cảm này tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình
(Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
Đoạn văn giới thiệu cảm nghĩ của tác giả trước khi viết về câu chuyện
* Đoạn văn luận giải
Là đoạn văn triển khai đề tài, chủ đề theo hướng đã được xác định ởđoạn mở của văn bản Mỗi đoạn văn luận giải có thể thuộc một trong haitrường hợp: thể hiện một vấn đề tương đối trọn vẹn hoặc chỉ là một bộ phậncủa vấn đề đang được triển khai
Trang 23Ví dụ:
Đột nhiên, thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại.
(Chí Phèo - Nam Cao)
Đoạn kết gợi ra sự suy tưởng, từ đó làm cho tác phẩm có khoảng trốngtrong suy nghĩ của bạn đọc về một cuộc đời tiếp theo đang dần hình thành
Ví dụ:
Vợ chồng nhà giàu không chối được đằng nào, lại cũng muốn sống yên lành liền đem ngọc ra trả Anh ta cầm chắc hòn ngọc trong tay, mới đưa cành hoa đỏ cho cả nhà bố vợ ngửi Tức thì mũi ngắn laị như trước Chúng mừng như cha chết sống lại Nhưng người vợ ấy anh ta bỏ, và đi tìm người vợ khác
có tình nghĩa hơn.
(Hòn ngọc ước - Truyện cổ tích Việt Nam)
Đoạn văn nêu lên kết cục của câu chuyện và kết thúc văn bản
1.3.2.3 Dựa vào nội dung - ý nghĩa
Gồm hai kiểu: đoạn văn tự nghĩa và đoạn văn hợp nghĩa
* Đoạn văn tự nghĩa
Là đoạn văn biểu đạt một nội dung thông tin nhất định, hoàn chỉnh vàtương đối độc lập Những đoạn văn tự nghĩa khi tách khỏi văn bản vẫn khônggây cách hiểu mơ hồ về nội dung Đoạn văn tự nghĩa không chứa những từngữ chuyển tiếp hay những từ ngữ liên đới phụ thuộc
Ví dụ:
Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội
qua sông được, chỗ sâu nhất chỉ llọi đến ngực thôi Nhà Lâm ở cuối xóm, sâu trong ngõ nhỏ có hàng rào trồng cây khúc tần Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái Đồ đạc trong nhà chẳng có gì: giữa nhà kê một hòm gian đựng thóc, hai bên bốn cái giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường
(Những bài học nông thôn - Nguyễn Huy Thiệp)
Trang 24Tính độc lập của đoạn văn tự nghĩa chỉ mang ý nghĩa tạm thời, nó luôn ởtrong mối ràng buộc với các yếu tố khác của văn bản Trong sự vận động đilên của văn bản thì đoạn văn tự nghĩa chỉ là “chỗ ngừng tạm thời” để rồi sau
đó lại hoà vào dòng chảy liên tục để bộc lộ tư tưởng, chủ đề mà tác giả muốnthể hiện trong văn bản
* Đoạn văn hợp nghĩa
Là đoạn văn xuất hiện không trọn vẹn về nội dung, tồn tại theo cách phụthuộc vào đoạn văn đứng trước hoặc đứng sau nó
Đoạn văn hợp nghĩa thường chứa những từ ngữ liên kết với các đoạn kếcận Những đoạn văn như vậy khi tách khỏi văn bản sẽ tạo ra sự mơ hồ nghĩa
và không tạo được bất kỳ hiệu quả giao tiếp nào
Ví dụ:
Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng Cây cối đều nhú lộc non Rừng xanh ngắt và ẩm ướt Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm Điều ấy một phần là do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú Tất cả những trò nhố nhăng, đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da
Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
(Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp)
Đoạn 2, 3 trong ví dụ là đoạn hợp nghĩa, phụ thuộc vào đoạn 1 Vì thếkhông thể tách khỏi văn bản bởi đoạn văn không mang nghĩa tự thân
1.4 Đoạn văn kết thúc trong văn bản
1.4.1 Nhận xét chung
Trong văn bản cũng như trong cuộc sống, mọi sự có mở đầu tất dẫn đếnkết thúc Cũng như phần mở, phần kết rất phong phú với nhiều tên gọi khácnhau như lời cuối sách, vĩ thanh, kết luận …Phần kết có hai loại:
Trang 25* Phần kết nằm ngoài chính văn: Có tính độc lập với văn bản, nó có
thể là lời tác giả hay lời người khác “nói thêm” cho chính văn
Ví dụ:
… Đọc văn có người cảm bằng trái tim, có người luận bằng trí tuệ, Nguyễn Trọng Tạo cảm và luận bằng “trí tuệ của trái tim” Luận của anh ở ngay trong sự cảm của anh
Bằng trí tuệ và cảm xúc, Nguyễn Trọng Tạo đưa ra những nhận xét tinh tế, hồn hậu thường là xác đáng, hàng chục năm sau đọc vẫn thấy đúng, anh không
bị luẩn quẩn với những “định nghĩa” và “luận điểm” chỉ có giá trị nhất thời.
(Văn chương cảm và luận - Nguyễn Trọng Tạo)
Đây là lời bàn của Hoàng Ngọc Hiến viết cuối cuốn sách để nhận xét vềcách cảm và luận văn chương của Nguyễn Trọng Tạo
* Phần kết của tác giả văn bản: Phần kết này thường rất phổ biến Đây
là phần hữu cơ của văn bản nằm trong cấu trúc nội tại của văn bản Nó có thể
là một hay nhiều đoạn văn
Ví dụ: Phần kết là một đoạn văn
Sau lần ấy, số phận đẩy tôi sang bước ngoặt khác, tôi không đi xẻ gỗ
nữa, chuyển sang làm việc khác
(Những người thợ xẻ - Nguyễn Huy Thiệp)
Ví dụ: Phần kết có nhiều đoạn văn
Mị Nương sống suốt đời xung sương và hạnh phúc
Điều ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lý
Trang 26Nói như A.Sêkhôp: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái
mở đầu và cái kết luận” [14, 75] Rõ ràng người viết truyện ngắn thường tạo
dư âm, dư ba, sức lắng đọng cho tác phẩm bằng chính đoạn văn kết thúc.Nếu như đoạn văn mở đầu có chức năng gợi mở cho câu chuyện thì đoạnvăn kết thúc có chức năng khép lại câu chuyện vừa kể Nó được thiết lập theomột cách thức nhất định phụ thuộc vào các nhân tố như: Cốt truyện, phongcách ngôn ngữ tác giả …
1.4.2.2 Cấu tạo của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
Xét về mặt cấu tạo, đoạn văn kết thúc truyện ngăn có hai kiểu: đoạn kếtbình thường và đoạn kết đặc biệt
* Đoạn kết bình thường
Là đoạn văn gồm nhiều câu liên kết với nhau thành một cấu trúc nhấtđịnh, thể hiện một nội dung tương đối hoàn chỉnh và đứng ở vị trí cuối của tácphẩm
Xét về quan hệ giữa các câu trong đoạn kết cũng có năm loại cấu trúcđoạn văn thường gặp: Kết diễn dịch, kết quy nạp, kết song hành, kết mócxích, kết hỗn hợp
Ví dụ:
Bà Chiêm mất năm Bính Dần (1986) thọ chín mươi tuổi Mộ bà Chiêm
để ở cánh đồng Cổ Cò, mộ hướng về phía sông Hồng, nơi có một cây gạo cổ thụ đơn độc Dưới gốc cây có ba đống mối đứng chụm vào nhau hơi giống ba ông đầu rau ở đấy, vào mùa nước, người ta đồn Hà Bá với các quân tướng
ba ba, thuồng luồng vẫn lên tụ họp đánh chén, đom đóm thắp đèn sáng rực thâu đêm, ếch kêu ồm ộp lẫn trong tiếng nhạc nghe như tiếng người nức nở.
(Giọt máu - Nguyễn Huy Thiệu)
Đoạn văn khép lại cuộc đời của một con người sống hiền lành lươngthiện nhưng cũng chịu bao tủi cực đắng cay Ngôi mộ bà Chiêm được miêu tảxung quanh một sự đơn độc đáng thương đã để lại ấn tượng mạnh và nỗi xót
xa trong lòng người đọc
Trang 27* Đoạn kết đặc biệt
Là đoạn kết khép lại tác phẩm, có thể là một từ, một cụm từ hoặc mộtcâu đứng ở vị trí cuối tác phẩm đặc biệt có thể trọn vẹn hoặc chưa trọn vẹn vềnội dung và hình thức nhưng nó thể hiện một cách ấn tượng ý đồ của tác giả
và tạo hiệu quả nghệ thuật cao
- Đoạn văn kết thúc thường thâu tóm vấn đề, nêu kết cục
- Đoạn văn kết thúc mang nội dung gợi mở định hướng vấn đề
- Đoạn văn kết thúc thể hiện cảm xúc, thái độ đánh giá cũng như suynghĩ của tác giả
* Về cách thức: có hai kiểu
• Kết thúc khép
Là kiểu kết thúc thường gặp trong các văn bản Kết thúc khép làm chotruyện ngắn khép lại nội dung, chủ đề, tư tưởng … nó có ý nghĩa nêu lên kếtcục của văn bản
Ví dụ:
Ở một con đường nhỏ bên bờ đê, người ta nhìn thấy một người đàn bà còn trẻ Mặt hiền từ, phẳng lặng nằm ngủ Trên người cô không mảnh vải
Trang 28che Hai đầu vú là hai bông hoa Phía dưới là cái lá sen đã khô Hình như cô đang mơ Những người tò mò lại thấy miệng cô lại mỉm cười.
(Người đi tìm giấc mơ - Nguyễn Thị Thu Huệ)
Tác giả cho ta thấy kết cục của một cuộc đời đầy đau khổ, bất hạnh củamột người đàn bà Đây là kiểu kết thúc khép, khép lại số phận của nhân vật
• Kết thúc mở
Khác với kết thúc khép, kết thúc mở là kiểu kết thúc mở ra hướng suynghĩ cho bạn đọc Tác phẩm tạo ra một khoảng trống tự do để độc giả làngười đồng sáng tạo, có thể đưa ra những cách kết khác nhau Kiểu kết thúcnày thường không bị gò bó, tạo sự bất ngờ
Hiện nay xu hướng kết thúc mở đang được nhiều nhà văn sử dụng trongcác sáng tác của mình
Ví dụ:
Đột nhiên Thị thoáng thấy hiện ra một cài lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại
(Chí Phèo - Nam Cao)
Đoạn kết này là liên tưởng của Thị về tương lai, một cuộc đời đang đượchình thành
1.4.2.4 Các loại lời trong đoạn kết thúc truyện ngắn
Ngôn từ trong đoạn văn kết thúc được thể hiện dưới hai dạng thức cơbản: Đơn thoại và đối thoại
* Đọan kết có kiểu lời đơn thoại
Là đoạn kết chỉ có lời của một đối tượng duy nhất, không trực tiếphướng tới đối tượng cụ thể (lời tác giả, lời người kể chuyện, lời nhân vật)
Ví dụ:
Có lẽ nàng nghĩ đúng Tôi không trách gì nàng Nhưng tôi yêu nàng vô hạn Ở cuộc đời, có những người cha không có quyền nhận con đẻ của mình.
(Câm lặng - Nguyễn Thị Ấm)
Trang 29Truyện ngắn kết thúc bằng lời người kể khá phổ biến Người kể có thểđứng ở ngôi thứ nhất (người trong cuộc) hoặc ngôi thứ ba (người chứng kiến).Người viết truyện ngắn thường không lộ diện, nhưng lại là người dẫn dắtdiễn biến của chuyện Trong nhiều trường hợp, đoạn kết chính là nơi tác giảbày tỏ thái độ đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Ví dụ:
Chao ôi, một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hoá bằng cái tràng cái đục của mình sao? Biết thế nào được Cõi mơ mộng của co người ta là vô cùng mà.
(Nghệ nhân ở làng - Nguyễn Khải)
Đoạn kết bằng ngôn ngữ tác giả mang những yếu tố chủ quan, thái độđồng tình, phản đối, tôn trọng, căm ghét, xót thương … được thể hiện mộtcách rõ ràng
* Đoạn kết có kiểu lời đối thoại
Là đoạn văn tham gia biểu thị một tình huống đối thoại trong truyệnngắn, kiểu lời này xuất hiện thường xuyên
• Đoạn lời của nhân vật duy nhất
Ví dụ:
Nhưng ông Lũng ăn có ba miếng ông đứng phắt dậy lấy cái đĩa, xếp vào đó độ hai chục muối to nhất và nói:
- Để đến tối, họp xong tao đánh lừa anh cán bộ về nhà, để mời anh ấy
ăn với tao, thì tao mới thấy ngon, thấy sướng.
(Cây mít - Nguyễn Công Hoan)
Ví dụ biểu thị một tình huống đối thoại, người trao lời (ông Lũng) hướngtới đối tượng cụ thể (vợ và con) nhưng không có nhu cầu tiếp nhận lời đáp
• Đoạn lời trao - đáp
Là lời đối thoại của các nhân vật
Trang 30Ví dụ:
Người đưa thư qua cửa ngó vào: “Nhà 129 phải không? Có điện đấy” Cấn ra nhận điện, bảo: “Câu Vĩ ở Phúc Yên mất lúc 8 giờ sáng hôm qua” Đoài bảo “Cứ gác lại đã Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui
đi Nào, xin mời chư tướng.”
(Không có vua - Nguyễn Huy Thiệp)
Lời thoại của các nhân vật được đặt chung trong một đoạn văn kết thúc
1.4.3 Vai trò của đoạn văn kết thúc truyện ngắn
Là đoạn văn khép lại văn bản, đoạn văn kết thúc có vai trò quan trọngtrong việc tạo sức sống cho truyện ngắn
Đoạn kết không chỉ có vai trò tạo sự hoàn chỉnh cho tác phẩm mà còn cótác động không nhỏ đến những suy ngẫm, những mối liên tưởng của độc giả.Đoạn kết như chu trình cuối của một hành trình nội dung mà người viếttheo đuổi
Đoạn kết khép lại số phận của những nhân vật
Ví dụ:
Nhu đã nghe những lời như đinh đóng cột của anh Nhu lại thừ mặt
ra một lúc lâu Nhu khóc như mưa … rồi Nhu đã làm gì? Hỡi ôi! Nhu đã vâng theo: Nhu trở về với chồng, với vợ hai và sống như một con vú trong nhà chúng, trong cái cơ nghiệp mà chính tay Nhu đã dùng tiền của mẹ mình tạo ra.
(Ở hiền - Nam Cao)
Với đoạn kết này, số phận Nhu đã an bài Trong hoàn cảnh ấy, với bảntính hiền lành, nhu nhược ấy, cuộc đời Nhu rồi sẽ chẳng bao giờ sang mộttương lai khác Nhu sẽ mãi mãi chịu khổ nhục và an phận
Đoạn kết là dấu hiệu kết thúc truyện ngắn nhưng có những truyện cốttruyện không bao giờ khép, vẫn còn khoảng trống để người đọc đồng sáng tạohay suy ngẫm
Trang 31Ví dụ:
Tôi cứ đi … phía trước mặt tôi còn biết bao điều bất ngờ, chờ đợi Nàng
là ai? Con gái Thuỷ thần? Là tình chi? Con gái Thuỷ thần? Để tôi mượn màu son phấn ra đi …
(Con gái Thuỷ thần - Nguyễn Huy Thiệp)
Kết truyện còn bỏ ngỏ, nhân vật vẫn cứ đi và chưa tìm thấy lời đáp chohành trình của mình
Tiểu kết:
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát về nhà vănNguyễn Huy Thiệp, những đặc trưng nỗi bật của thể loại truyện ngắn Đồngthời cũng ở chương này, chúng tôi đã tóm lược những đặc điểm, tính chất,chức năng, vai trò, nội dung của đơn vị cơ bản cấu thành văn bản - đoạn văn,đặc biệt là đoạn văn kết thúc truyện ngắn Những cơ sở lý thuyết mà chúng tôi
đã nêu là tiền đề quan trọng giúp chúng tôi phân tích, so sánh, đối chiếu đểtìm ra đặc điểm của đoạn văn kết thúc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn HuyThiệp cả về nội dung lẫn hình thức
Trang 32Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC ĐOẠN VĂN KẾT THÚC
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
2.1 Dẫn nhập
Cũng như kết cấu của các loại văn bản khác, kết cấu truyện ngắn, trong
đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng có ba phần: Phần mở đầu, phầnnội dung chính (phần triển khai), và phần kết thúc
Phần kết thúc truyện ngắn có thể có một đoạn văn, cũng có thể có nhiềuđoạn văn Giới hạn của đề tài này là tìm hiểu đoạn văn kết thúc - đoạn văncuối cùng trong tác phẩm Sự bất ngờ trong cách kết thúc của mỗi câu chuyệntrong mỗi tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đang trở thành vấn đề mà nhiềungười quan tâm Qua việc xem xét đoạn văn kết thúc tác phẩm ở các góc độ,đặt nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác thuộc văn bản, chúng tôi cốgắng làm nổi bật đặc trưng của đơn vị ngôn ngữ này, trước hết ở phương diệnhình thức, đồng thời với mong muốn phát hiện vẻ đẹp ngôn ngữ trong tácphẩm của Nguyễn Huy Thiệp
2.2 Cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Đoạn văn kết thúc là một phần cấu tạo nên văn bản Vì vậy về mặt cấutạo đoạn văn kết thúc cũng có điểm giống với cách cấu tạo của các đoạn vănkhác trong văn bản
Đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có hai loại: Đoạn kếtbình thường và đoạn kết đặc biệt
2.2.1 Đoạn kết có cấu tạo bình thường
Không phải nhà văn nào cũng tạo được phong cách cho mình, chỉ cónhững nhà văn tài năng và có bản lĩnh mới tạo được phong cách riêng, độcđáo, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn như thế Với ngòi búthiện thực sâu sắc Nguyễn Huy Thiệp đã không ngần ngại phô bày tất cảnhững cái “khác thường” mà lại rất bình thường của cuộc sống, đưa người
Trang 33đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, đặc biệt là cách thể hiện củatác giả qua đoạn văn kết thúc tác phẩm.
Qua khảo sát 44 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy:Đoạn kết có cấu tạo bình thường chiếm tỉ lệ cao 70,5% (31/44) Xét mối quan
hệ các câu trong đoạn kết thấy xuất hiện các kiểu đoạn văn sau:
2.2.1.1 Đoạn văn kết thúc theo kiểu song hành
Như đã trình bày ở chương 1, đoạn văn song hành là đoạn văn mà cáccâu trong đoạn có quan hệ liên hợp, bình đẳng với nhau, các câu không phụthuộc chặt chẽ vào nhau Kiểu đoạn văn này được các nhà văn sử dụng nhiềutrong đoạn kết thúc, vì điểm mạnh của nó là thâu tóm được nhiều vấn đề,nhiều sự kiện và truyền tải được nhiều thông tin trong cùng một lúc Mặt khácqua khảo sát kiểu đoạn văn song hành chúng tôi thấy đoạn văn này có tínhchất liệt kê các sự kiện, các vấn đề mà tác giả muốn trình bày
Trong đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kiểu đoạn vănsong hành được tác giả sử dụng nhiều, chiếm 45% (14/31) cao nhất trong cáckiểu đoạn văn
Ví dụ:
Có lẽ câu chuyện của tôi kết thúc ở đây Sau đó nếp sống của gia đình tôi trở lại như là trước ngày cha tôi nghỉ hưu Vợ tôi tiếp tục công việc bình thường Tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu điện phân Ông Cơ ít nói hơn, một phần vì bệnh cô Lài nặng hơn Lúc rỗi, tôi giở đọc những điều cha tôi ghi chép Tôi hiểu cha tôi hơn.
(Tướng về hưu)
Trang 34Ở ví dụ trên, mỗi câu đều mang nội dung thông báo về từng nhân vậttrong tác phẩm Song các câu đều có nhiệm vụ đứng cạnh nhau để thể hiệnnội dung chung của tác phẩm.
Kiểu đoạn văn kết thúc song hành liệt kê sự kiện một cách trực tiếp nhưtrên được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều Điều đó chứng tỏ nhà văn có tàitrong việc thể hiện hiện thực một cách chân thực
2.2.1.2 Đoạn văn kết thúc theo kiểu móc xích
Là đoạn văn mà các câu trong đoạn có quan hệ nối tiếp, quan hệ phụthuộc lẫn nhau, câu trước làm tiền đề cho câu sau xuất hiên
Kiểu đoạn văn này ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chiếm 26%(8/31) đứng thứ 2 sau đoạn văn song hành
Ví dụ:
Tôi xuống núi, trả tiền thuê thằng bé chột mắt Giống như cái bà mà tôi
đoán chắc là Xuân, tôi cũng cho thằng bé năm nghìn.
(Những người muôn năm cũ)
Chính dòng in đậm ở trên là mắt xích tạo cho câu văn có sự liên hệ bềnchắc với nhau Nó móc nối với câu ở phần trên nó để diễn tả lại, giải thích lý
do nhân vật “tôi” cho “thằng bé chột mắt” “năm nghìn.”
Ví dụ: Đoạn kết truyện ngắn “Đời thế mà vui”
Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi Ngôi nhà đơn độc lẻ loi Mưa xuân giăng
giăng trùm lên ngôi nhà Mưa xuân giăng giăng trùm lên hai cây nhội gai lá
đỏ Mưa xuân giăng giăng trùm lên quả đồi Năm nay mưa xuân trong thời tiết nồm thế này là có nhiều sâu hại lúa Mưa xuân suốt từ tiết kinh trập đến
nay vừa được 14 ngày.
Ở đoạn này ta thấy các câu liên kết với nhau tạo thành một chuỗi liên kếtliền mạch Câu sau vừa có ý nghĩa hỗ trợ cho câu trước, vừa là cơ sở cho xuấthiện câu tiếp theo
2.2.1.3 Đoạn văn kết thúc theo kiểu diễn dịch
Là đoạn văn có câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn, nêu nội dung chínhcho cả đoạn Những câu tiếp theo có nhiệm vụ giải thích, chứng minh, bình
Trang 35luận cho câu chủ đề Đây là kiểu trình bày nội dung đi từ khái quát đến cụ thể,
từ cái chung đến cái riêng
Khảo sát 31 truyện ngắn có đoạn kết cấu tạo bình thường của NguyễnHuy Thiệp chúng tôi thấy đoạn văn kết thúc kiểu diễn dịch chiếm 19,3%(6/31), đứng vị trí thứ ba
Ví dụ:
Đám ma nàng, cả cộng đồng Hua Tát đi đưa (1) Cả đàn ông, cả đàn bà,
cả trẻ con nữa Người ta tha thứ cho nàng, có lẽ nàng cũng tha thứ cho họ(2).
(Nàng Bua - Những ngọn gió Hua Tát)
Câu (1) mang ý nghĩa khái quát nội dung toàn đoạn, cũng như khái quáttác phẩm Nó cũng là kết cục kết thúc cuộc sống của một con người Nó cũng
lý giải tại sao đám ma nàng Bua lại đông đến thế Đồng thời đoạn kết cũng làlời khép lại câu chuyện về một người phụ nữ “không quen sinh nở trong sựđầy đủ và nề nếp truyền thống”
Đoạn kết theo kết cấu diễn dịch luôn tạo điểm nhấn cho kết cục của cốttruyện Nó tạo thêm tính đóng khép cho truyện Các chi tiết, sự kiện được giảiquyết trọn vẹn và tìm điểm dừng cho tác phẩm
2.2.1.4 Đoạn kết có cấu tạo theo kiểu quy nạp
Là đoạn kết có câu chủ đề đứng cuối nêu lên nội dung của đoạn Các câutrước có nhiệm vụ nêu lên hiện tượng, dẫn chứng để câu cuối thâu tóm lạivấn đề Đây là kiểu trình bày nội dung đi từ cụ thể, chi tiết đến khái quát Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy đoạn kết cócáu tạo theo kiểu quy nạp chiếm số lượng ít, chỉ 2/31 truyện, chiếm 6,5%
Ví dụ:
Ở Hua Tát, con đường rải đá đi bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ, vừa lối trâu đi, hai bên đầy cây me loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì Con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh.”
(Nàng Sinh - Những ngọn gió Hua Tát)
Trang 36Rõ ràng đoạn văn đã thâu tóm lại nội dung chính của tác phẩm Nó là lờikhẳng định cho sự bất tử của người con gái núi rừng Hua Tát.
2.2.1.5 Đoạn văn kết thúc theo kiểu tổng - phân - hợp
Là đoạn văn được trình bày theo cách khái quát - cụ thể - khái quát.Khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy xuấthiện rất ít đoạn kết theo kiểu tổng - phân - hợp, chỉ chiếm 3,2% (1/31)
Ví dụ:
Chợ Rồng chiều 30 tết chặt ních người Ngoài cổng chợ bày la liệt những hàng rau, hàng thịt Trong nhà là các dãy hàng khô, hàng vải, hàng tạp hoá Chỗ nào cũng thấy những câu đối viết trên giấy điều Mùi gạo thơm quện lẫn với đủ thứ mùi hàng hoá khác Tất cả đều có hương vị thân quen nồng nàn.
(Thương cho cả đời bạc)
Ở đoạn văn trên, câu đầu tiên là một lời giới thiệu khái quát về không khíchợ tết Ngôn từ của tác giả đã cho chúng ta hình dung ra khung cảnh chợ tếttấp nập, đông vui như thế nào? Tiếp đó, các câu kế cận tác giả miêu tả cảnhchợ từ “ngoài cổng” đến “trong nhà” với la liệt hàng hoá bày bán và đủ thứchủng loại Đến cuối cùng tác giả lại tổng kết khái quát bằng một câu “tất cảđều có hương vị thân quen nồng nàn” - đó là hương vị của các món hàng hoápha trộn vào nhau
Sử dụng đoạn văn tổng - phân - hợp ở kết thúc tác phẩm không phải là dễdàng - đó là một tài năng nghệ thuật xuất sắc, thủ pháp “cao tay” của NguyễnHuy Thiệp mà không phải nhà văn nào cũng làm được
Như vậy, qua khảo sát đoạn văn kết thúc có kết cấu bình thường trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy nhà văn đã sử dụng hầu hếtcác kiểu đoạn văn Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng mỗi loại đoạn văn là khác nhau.Đoạn kết có cấu trúc song hành chiếm ưu thế đặc biệt bởi nó thâu tóm đồngthời được nhiều ý, nhiều sự kiện Nó giống như những điểm nút khép lại từngvấn đề thuộc về từng nhân vật hay sự kiện để thêm một lần nữa người đọc
Trang 37hình dung rõ hơn từng khía cạnh trong toàn bộ nội dung câu chuyện Tiếp đếnđoạn văn có cấu trúc móc xích chiếm tỉ lệ đáng kể, bởi độ nén lớn và tính liêntục của sự kiện Đoạn kết móc xích vừa xoáy sâu vào kết cục của truyện, đồngthời mở ra tiến triển mới Đoạn kết quy nạp và đoạn kết tổng - phân - hợp rất
ít sử dụng, đó là do tính chất đặc trưng của thể loại và do phong cách ngônngữ của nhà văn
2.2.2 Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt
Đoạn kết có cấu tạo đặc biệt xuất hiện trong truyện ngắn thường nằmtrong ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, in đậm dấu ấn phong cách tác giả
Đó là đoạn văn chỉ gồm một từ, một cụm từ, một câu Những đoạn văn kếtthúc đặc biệt thường gây ấn tượng rất mạnh trong lòng độc giả
Ở tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lối sử dụng đoạn văn cấu tạo đặc biệtcũng tương đối ưu thế, nó một phần trở thành tiêu chí đánh giá ngôn ngữ nghệthuật của nhà văn, đồng thời đóng góp vào sự phong phú cho đoạn kết truyệnngắn của tác giả Qua khảo sát 44 truyện có 13 truyện sử dụng đoạn kết đặcbiệt, chiếm 29,5% Đây là một số lượng không nhỏ Đoạn kết đặc biệt trongtruyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gồm: Đoạn kết có cấu tạo một cụm từ, đoạnkết có cấu tạo một câu (câu đơn và câu ghép), đoạn kết có cấu tạo là nhữngvần thơ, không xuất hiện đoạn kết cấu tạo một từ
2.2.2.1 Đoạn kết cấu tạo một cụm từ
Đoạn kết đặc biệt một cụm từ xuất hiện không nhiều Nó tồn tại khôngđộc lập mà thường phụ thuộc vào đoạn văn trước nó Sự không hoàn chỉnh vềmặt hình thức, buộc nó phải liên kết chặt chẽ với đơn vị trước để đảm bảo mặtnội dung ngữ nghĩa Ý nghĩa mà loại đoạn văn này thể hiện ẩn rất sâu trongkhuôn khổ một lượng từ ít ỏi Chức năng chủ yếu là chức năng biểu cảm.Trong tổng số 13 truyện ngắn sử dụng đoạn kết đặc biệt thì có 8 truyệnngắn đoạn kết dưới dạng một câu văn và cụm từ, chiếm 61,5%, trong đó đoạnkết đặc biệt một cụm từ chiếm 12,5% (1/8)
Trang 38Ví dụ:
Những người sống trong truyện cổ bây giờ đều không còn nửa Ở Hua Tát họ đã biến thành đất bụi và tro than cả Tuy vậy linh hồn của họ vẫn bay thấp thoáng trên các khau cút nhà sàn
Như những ngọn gió.
(Những ngọn gió Hua Tát)
Ở đây cảm xúc của người viết dồn vào một cụm từ “như những ngọngió” - đó là sự bất tử của những con người sống trong truyện cổ của bản HuaTát Họ không còn nửa nhưng linh hồn của họ thì vẫn sống mãi với bản làngHua Tát bé nhỏ Những con người cổ trong những câu chuyện của bản làng,
họ như những ngọn gió luôn neo đậu “trên các khau cút nhà sàn và trong lòngngười dân Hua Tát”
Đoạn kết đặc biệt một cụm từ xuất hiện đã nối kết các sự kiện trong tácphẩm và thể hiện giá trị biểu cảm rất cao
2.2.2.2 Đoạn kết đặc biệt một câu
Đoạn kết đặc biệt một câu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tồn tạidưới hai hình thức: Cấu tạo bằng một câu đơn và cấu tạo bằng một câu ghép
* Đoạn kết một câu đơn
Câu đơn bình thường có khả năng thông báo một nội dung tương đối đầy
đủ Khi dùng trong văn bản, có khi nó đứng tách dòng trở thành một đoạn vănđặc biệt, và nó thường mang nội dung tường thuật
Trong số truyện ngắn khảo sát của Nguyễn Huy Thiệp có kết thúc đặcbiệt, thì kết thúc bằng một câu chiếm 87,5% (7/8) trong đó cấu tạo là câu đơnchiếm 62,5% (5/8)
Ví dụ:
Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác Đấy là bí mật của riêng tôi Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục Nhưng đây không phải là lỗi ở chàng.
Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc.
Điều ấy vừa tàn nhẫn vừa phi lý.
Trang 39Lẽ đời là thế.
(Trương Chi)
Kết thúc đặc biệt bằng một câu đơn là cách kết thúc vấn đề một cáchnhanh gọn nhất, nó tác động tức thời vào suy nghĩ của người đọc Các kếtthúc đặc biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường mang nộidung thông tin về một lời nhận định, hay cảm xúc, suy nghĩ của tác giả Đây
là cách bộc lộ tình cảm của người viết một cách nhanh nhất và rõ ràng nhất
* Đoạn kết một câu ghép
Trong số truyện ngắn có kiểu kết thúc bằng một đoạn văn đặc biệt thìđoạn văn kết thúc đặc biệt là một câu ghép chiếm 25% (2/8)
Ví dụ:
Sau lần ấy, số phận // đẩy tôi sang một bước ngoặc khác, tôi // không đi
xẻ gỗ nửa, chuyển sang làm nghề khác.
(Những người thợ xẻ)
Ví dụ:
Đêm hôm ấy ở New York, trời mưa // rất to, mưa // như ở Tây Bắc Việt Nam, một thứ mưa nhiệt đới // dai dẳng, tưởng như không dứt, tưởng như không thôi, tưởng như không bao giờ hết được.
(Truyện tình kế trong đêm mưa)
Chúng ta thấy, ở hai ví dụ trên quan hệ giữa hai vế trong câu ghép làquan hệ chính phụ Nghĩa của vế sau có được là do vế trước mang lại
Như vậy qua khảo sát đoạn văn kết thúc đặc biệt của Nguyễn Huy Thiệp,chúng tôi nhận thấy, đoạn văn đặc biệt thường là kết quả của việc tách đoạn
Sự tách đoạn như vậy có thể đưa tác phẩm những “ý không lời” đó là những ý
tứ mà nhà văn không thể hoặc không muôn diễn đạt bằng ngôn ngữ, bằngnghĩa tường minh Có thể tách đoạn theo hai cách: Tách một thành phần câuthành đoạn văn, và tách câu thành một đoạn văn để nhấn mạnh một vấn đềnào đó
Trang 402.2.2.3 Đoạn kết đặc biệt bằng những câu thơ
Nguyễn Huy Thiệp không chỉ tạo ra đoạn văn kết thúc đặc biệt là mộtcụm từ, là một câu, mà điều đặc biệt hơn ông tạo nên đoạn kết bằng nhữngvần thơ Đây là một kết thúc sáng tạo của nhà văn
Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, kết thúc đặc biệt bằngnhững vần thơ cũng chiếm số lượng tương đối lớn 38,5% (5/13)
Ví dụ:
Trong một thời gian ở trong thành phố lưu truyền một bài đồng dao mà rất ít người hiểu được xuất xứ.
Xổ số đặc biệt Giải bảy trăm nghìn Món quà phẩm hạnh Lộc của thần linh
Số trời may mắn Đâu đến chú mình
Đỏ đen nhân thế Hữu sụ hữu tình.
(Huyền thoại phố phường)
Bài đồng dao đã thâu tóm được nội dung chính của truyện ngắn Tấm vé
số chính là nguyên nhân dẫn đến mọi sự việc diễn ra trong tác phẩm, lànguyên nhân đưa đến kết cục cuộc đời của các nhân vật Tấm vé số trongtruyện ngắn này được xem là “món quà phẩm hạnh”của lòng người
Ví dụ:
“Đám cưới người con gái hàng xóm ấy khắc sâu trong tâm hồn cậu bé
đa cảm Bảy năm sau, khi ấy đã trở thành thi sĩ, chàng đã chép nguyên kí ức
ấy vào một bài thơ như sau:
Lòng mẹ Gái lớn ai không phải lấy chồng Can gì mà khóc, nín đi không!