Bức tranh đô thị Sài Gòn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Lý Lan (Trang 47)

2.1.1.1. Diện mạo khái quát của đô thị Sài Gòn trong tạp văn Lý Lan

Văn học phản ánh cuộc sống. Các nhà văn mỗi người chiếm lĩnh một mảng đề tài và chính sự hiểu biết thành thạo, sự quan tâm của tác giả về một mặt nào đó của đời sống cũng đã góp phần tạo nên phong cách cá nhân của mỗi nhà văn. Có người viết về đời sống thành thị, có người viết về nông thôn, lại có người viết nhiều và viết rất hay về miền núi. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự trải nhiệm và khả năng khám phá cũng như tình cảm của tác giả vào mảnh đất nơi mà mình đang sống và viết.

Lý Lan sinh ra ở xứ miệt vườn Lái Thiêu quê mẹ nhưng chủ yếu sống cùng cha trong một xóm lao động ở khu buôn bán sầm uất Chợ Lớn. Có thể nói Sài Gòn – Chợ Lớn đã gắn bó máu thịt với tâm hồn Lý Lan. Sài Gòn phồn hoa đô hội không chỉ là thế giới huy hoàng rực rỡ tân phương trời xa mà cô bé Lý Lan ngày nào từng mơ ước trong Có một con suối, ở Đốt đèn đi chơi, Sài Gòn vẫn lấp lánh mê hoặc và làm dậy lên trong tâm hồn cô bé nhà nghèo bao nhiêu giấc mơ và tưởng tượng hoang đường. Từ đây, thế giới của những “con hẻm thông ra thế giới”, chằng chịt như ma trận thời cổ đại, của những gánh hàng rong, những chuyến xe xích lô trên từng nẻo đường phố thị cho đến thói quen ăn mặc, mua sắm, đi lại... của dân Sài Gòn đã bước vào tạp văn Lý Lan thật tự nhiên. Viết về đời sống đô thị Sài Gòn nghĩa là Lý Lan đang viết về những gì gần gũi, dung dị và thân thương nhất xung quanh mình. Cái nhìn khám phá đầy tinh tế và sự miêu tả sinh động của Lý Lan có thể coi là đã đưa ra trước mắt người đọc một bức tranh thành thị Sài Gòn với đủ các gam màu sáng tối, vừa đậm tính hiện thực nhưng không kém phần lãng mạn.

Sài Gòn trong con mắt của Lý Lan có vẻ “bừa bộn, tạp nham, nhộn nhạo” [48, 98] bởi có rất nhiều những gánh hàng rong, có vẻ ồn ào, hỗn loạn bởi tình trạng giao thông chen lấn, và con người như quay cuồng trong sự gia tăng không ngừng cường độ và tốc độ sống: “hàng triệu người đủ loại đang ngược xuôi đua tranh, người ta được chiều chuộng săn đón ở những khu thương mại – giải trí, người ta ngây ngất ngấm say cái không khí bon chen, vội vã, ồn ào, khoa trương, hào nhoáng, kiêu kỳ, gọi chung là văn minh đô thị” (Du khách về làng)... Nhưng Sài Gòn đồng thời cũng là “thành phố luôn có những điều bất ngờ” [48, 115]: những cánh chim bay bất ngờ qua bầu trời thành phố, những hàng cây bất ngờ trút lá để lộ ra cả một khoảng trời mênh mông, những tán điệp vàng bất ngờ trổ đầy hoa như những tán lọng vàng rực rỡ... Và nhà văn, trong không khí náo nhiệt của Sài Gòn vẫn lắng mình lại để nghe “tiếng ếch nhái nhớ đồng vang lên từ bụi cỏ gốc cây nào đó” (Đêm Sài Gòn nghe ếch nhái kêu); giữa dòng người xuôi ngược và những tòa nhà chọc trời, vẫn ngước nhìn lên để thấy “một khoảng trời lạ và quen”, hoặc ngỡ ngàng trước màu vàng cam lộng lẫy “phô phang rực rỡ niềm khao khát sống của loài dương xỉ trên vòm cây dầu cao ngất” [48, 117].

Sài Gòn là nơi đô thị phồn hoa bậc nhất cả nước – nơi được mệnh danh là “hòn ngọc viễn Đông”, thế mà giới thiệu về Sài Gòn với du khách, Lý Lan không đi vào những di tích, thắng cảnh, tụ điểm giải trí, mua sắm nổi tiếng. Hình ảnh Sài Gòn mà Lý Lan chỉ cho chúng ta ngắm lại là những cảnh sinh hoạt bình dị của dân lao động một buổi sáng: “Có cảnh người đàn ông quá tuổi tri thiên mệnh thức dậy trên chiếc lô của mình, trầm ngâm nhìn chiếc lá rơi bên đường, nhớ vợ con ở quê nhà hay thương anh em đồng nghiệp còn say ngủ cạnh bên? Có tiếng nước sôi réo trong ấm, mùi café tỏa ra thơm lừng, chị chủ quán còn bận bịu chải tóc, môi mim mím ngậm chiếc kẹp, đôi mắt còn phảng phất bóng dáng giấc mơ đêm qua. Có mấy đứa trẻ lượm bịch bán vé số bù đầu trong canh bạc với anh thợ sửa vá xe ở ngã tư, có lẽ thâm đêm rồi. Không xa đó lắm đôi nam nữ bụi đời âu yếm nhau trên lề đường dưới tấm

mền rách” (Sài Gòn về sáng); hoặc cảnh một quán ăn bình dân là lạ: “không sang trọng kiểu “nhà hàng máy lạnh”, không bình dân đến mức mất vệ sinh, chỗ nấu nướng pha chế thực phẩm bày ngay tại cửa, sàn nhà lát gạch bông nhưng khăn trải bàn lem nhem vết xì dầu, chủ quán và bồi bàn đều có phong cách thân mật thoải mái như người trong gia đình. Mời bạn lên lầu, trên ấy vào sáng chủ nhật có sinh hoạt của câu lạc bộ ca kịch tiếng Quảng. Ban nhạc ngồi cuối phòng trên một cái bục thấp không thể gọi là sân khấu, có cả nhạc cụ dân tộc cổ truyền và nhạc cụ Tây Phương hiện đại. Phòng đủ rộng để bày năm bảy cái bàn tròn mười hai người, trên bày đủ xì dầu, tương ớt, đũa muỗng, khăn giấy và tăm. Thực khách có thể bước lên “sân khấu” hát vài bài nếu cao hứng”(Sài Gòn về sáng).

Cùng với đời sống Sài Gòn, hình ảnh người dân đô thị Sài Gòn đồng thời hiện lên sắc nét, mang một dáng vẻ riêng khó lẫn. Người Sài Gòn trong tạp văn Lý Lan là “người Chợ Lớn”, những con người quanh năm “lo làm ăn”, ngay cả tên tuổi cũng gắn liền với cái nghề mưu sinh: ““Páo lũ” là ông làm bánh bao cuối xóm, “Dín phò” là bà bán thuốc lá đầu hẻm, còn lại là A Súc làm cửa sắt, A Bac làm dù, A Muỗi làm nhà hàng, A Có chạy xe ba bánh”[48, 243], thậm chí họ là những “người dưng” không tên không tuổi: thằng bé bán ổi, cô bé bán vé số, ông già bán dao phay, mấy chị bán rau, hay anh chàng bán tỏi ớt xay... tất cả họ hợp thành tầng lớp đông đảo ở đô thị Sài Gòn: tầng lớp tiểu thương. Lớn lên trong xóm lao động nghèo của dân Chợ Lớn, Lý Lan có dịp quan sát hằng ngày để gần gũi, thấu hiểu phương thức làm ăn cũng như tâm tư tình cảm của dân buôn bán ở đây. Từ đó, đời sống tầng lớp tiểu thương trở thành một phần nội dung quan trọng trong tạp văn Lý Lan.

2.1.1.2. Những mảng sáng tối của xã hội hiện đại

Có thể nói, cuộc sống hiện đại của đô thị Sài Gòn trong tạp văn Lý Lan là một bức tranh với đủ các gam màu sáng tối. Cái đặc trưng dễ dàng nhận ra nhất là nhịp sống hiện đại nhanh chóng, khẩn trương, gấp gáp đang ngày ngày cuốn con người đi như một dòng thác cuồn cuộn chảy. Trong tạp văn của Lý

Lan, nhịp sống hối hả ấy được thể hiện rõ nhất trên việc mô tả những tuyến đường ồn ào, tấp nập xe cộ với dòng người đang trẩy đi như nước chảy, thường xuyên “sốt ruột, cau có, điên tiết lên văng tục vì những co quẹt thông thường nhỏ nhặt”, để góp phần mình tạo nên cái cảnh “giao thông hỗn loạn trong thành phố, tồi tệ nhất là cảnh chen lấn, luồn lách vào giờ cao điểm trên những con đường chính luôn bị kẹt xe” [48, 136]. Bị cuốn vào dòng chảy đó, con người luôn có ý thức bị hối thúc “nhanh lên, nhập vô, tiến tới trước” và như Lý Lan nói: “sáng nào dắt xe xuống lòng đường tôi cũng nghe âm thanh cuộc sống đương đại này giục giã tôi ráng xông pha, ráng bươn chải, ráng tranh sống với đời...”[48, 137]. Trong đời sống công nghiệp hiện đại đó, con người bận bịu, luôn thấy thiếu thời gian và không thể “sống chậm” lại. Người ta chấp nhận nguy hiểm và trả giá cao gần gấp đôi để được ngồi trên một chuyến xe đò “chất lượng cao” mà “tài xế lái xe tranh từng tấc đường” chạy “lấn cả xe khác” [48, 138] để rút ngắn thời gian di chuyển được một tiếng đồng hồ. Trong Sỏi và đá, sự phân tích kĩ càng về thực trạng sống của con người ở đô thị của Lý Lan sẽ khiến không ít người thành thị ngỡ ngàng nhận ra cuộc sống của chính mình đang bị nền văn minh vật chất này đè bẹp: “Cuộc sống đô thị khiến cho người ta cảm thấy mình bận quá. Hoạt động nào không cần thiết hoặc không đưa tới một hiệu quả thực tiễn thì coi như ‘thì giờ lãng phí vô tích sự’. Người ta bèn nghiên cứu một cách nghiêm túc cách sử dụng thời gian của con người hiện đại. trung bình một người sống ở đô thị vào những năm tháng này lãng phí hết 2 năm rưỡi của đời mình cho đủ thứ chuyện vô tích sự như kẹt xe, chờ xe, sắp hàng, giấy tờ thủ tục hành chánh không cần thiết, v.v…Cụ thể là mỗi tuần trung bình một người mất một tiếng đồng hồ để kiếm cái gì đó mình đã để ở đâu đó trong nhà mình, một giờ ba mươi phút kẹt trong rừng xe cộ, một giờ 24 phút mất cho sự rườm rà của thủ tục hành chánh và thói quan liêu, một giờ 12 phút đứng sắp hàng ở cửa hàng, nhà băng hay đâu đó, một giờ 18 phút lãng phí đi tìm mua một món đồ mà rốt cuộc không mua được. Và bây giờ 28 phút mất vào những lúc không biết làm

gì cả. Người ta còn đưa ra kết luận là những người trẻ tuổi lãng phí nhiều thời gian hơn những người thuộc lứa tuổi hưu trí, đàn ông lãng phí thời gian nhiều hơn đàn bà. Và vì những sự lãng phí đó, người ta thường xuyên trễ nãi, luôn luôn thiếu thì giờ” (Sỏi và đá). Và để bắt kịp nhịp sống của xã hội con người phải gồng mình lên để mà “Làm việc. Làm việc. Làm việc. Đúng giờ. Khẩn trương. Chính xác. Nhanh lên. Vội lên. Gấp lên. Mình đang tụt hậu. Mình đang lạc hậu. Mình đang chậm tiến. Vươn lên. Vươn lên. Vươn lên. Tin học. Ngoại ngữ. Quản lý kinh doanh. Không còn cách nào khác hơn phải trang bị cho mình những vũ khí tối ưu để xông pha vào chiến trường kinh tế ngày nay” (Sỏi và đá).

Nguyên nhân cội rễ ở cái sự bận bịu của con người trong cuộc sống đương đại mà Lý Lan chỉ ra chính là nhu cầu hưởng thụ không ngừng gia tăng cuốn con người vào một “cơn lốc kiếm tiền”như lời trần tình của một cô bạn: “Còn kiếm tiền được thì cứ làm, ai biết ngày mai ra sao. Mà đã là làm ăn thì không thể không tranh cướp chụp giựt. Như cái xe đang trong dòng xe chảy cuồn cuộn, mình phải lanh tay lẹ mắt, phải quyết liệt tranh chấp, phải mạnh bạo tiến tới, chậm tay lỡ thời cơ là chết như chơi”[48, 139]. Dù không đậm nét, nhưng Lý Lan cũng đã chỉ ra cái hệ quả tất yếu của lối sống nhanh đến mức xô bồ ấy: “người còn sức khỏe thì làm việc như máy, người trẻ tha hóa, người già cô độc” [48, 139]. Cái cô độc của con người trong cuộc sống hiện đại này vẫn được Lý Lan nêu ra đầy day dứt dù trong một nét phác họa sơ sài về cảnh những người già cô đơn mỏi mòn chờ đợi con cháu về thăm ở Cần Giuộc.

Ở tạp văn thứ 25, mục 7 cuốn Miên man tùy bút, bằng việc phân tích và nhìn nhận giá trị sử dụng của “cái nón chào hàng”, Lý Lan đã đi đến kết luận coi “cái nón là biểu tượng của thời đại”, một thời đại mà “đại chúng là quan trọng, thực dụng là đạo đức”. Xã hội hiện đại với lối sống thực dụng, ưa hưởng thụ và quá coi trọng đồng tiền tất yếu sẽ làm méo mó, biến dạng những chân lý đời sống và giá trị đạo đức vốn tồn tại ngay cả ở nơi tưởng như chúng không thể xâm nhập được: trường học. Các trường thi nhau “trổ tường, khoét

vách” xây ki - ốt tham gia thị trường, các trường đua nhau kinh doanh, biến “chữ nghĩa trở thành một món bán kèm”[48, 61], biến mối quan hệ thầy - trò trở thành người bán – kẻ mua, người phục vụ - kẻ được phục vụ. Từ nền giáo dục đó, học sinh có thể nghỉ học làm gái nhảy với lý luận thật giản đơn mà phũ phàng: “Làm gì miễn có tiền thì thôi, bao nhiêu người bán cả lý tưởng, cả lương tri ...thì sá gì một cô gái bán thân? Từ tác phẩm Kiều học ở trường đến những vở kịch, cải lương, tranh ảnh, sách báo nhan nhản khắp nơi, hình ảnh gái điếm được tô điểm, biện hộ mà em đâu có thấy xấu”[48, 63]. Kiểu lý luận đó của một đứa trẻ dễ khiến cho bất cứ ai nặng lòng với giáo dục đau đớn.

Trong những tạp văn đề cập đến đời sống xã hội hiện đại, Lý Lan thường nhắc đến “hội nhập”, “toàn cầu hóa” như một yếu tố mới mẻ, không thể thiếu của thời đại. Mặc dù không bày tỏ thái độ một cách trực tiếp nhưng đây đó, ta vẫn thấy Lý Lan nói về nền kinh tế hiện đại với ít nhiều chua chát qua “những tòa nhà cao ngất xây bằng tiền nước ngoài đầu tư”, “rừng xe cộ ngoại nhập đủ loại ngược xuôi”, “đôi cánh máy bay Boeing mua chịu”, “xe hơi nhập cảng” hoặc “xe gắn máy nước ngoài”(Quang gánh đường xa)... cùng với nó là nỗi sợ đánh mất đi những giá trị truyền thống: “sợ rồi khẩu vị mình sẽ bánh mì kẹp thịt băm McDonald’s làm tê liệt, không còn phân biệt được hương vị bánh bèo bì với bánh nậm tôm cháy và bánh ít trần nhân thịt”(Gánh hàng rong). Sự phát triển ồ ạt của kinh tế thị trường đã làm mai một đi những vẻ đẹp của những vùng đất, không còn nữa những mảnh vườn rợp bóng cây, lúc lỉu quả bên những dòng kênh xanh mát, do nhu cầu hiện đại hóa cuộc sống “người ta bán vườn đi, ra khu dân cư gần xa lộ có điện có phố, đi làm trong khu công nghiệp hay lên Sài Gòn buôn bán, sống qua ngày. Vườn có chủ mới, nhà kiểu cọ như trong ca-ta-lô mọc lên, từ trong đó ánh sáng đèn màu và nhạc hip hop dội ra” (Du khách về làng). Kinh tế thị trường biến dòng suối “giống một con rồng tre xanh uốn lượn qua những rẫy cà, rẫy mướp” thành “con trăn già da mốc thếch”, “nước đục lợn cợn, mùi hôi hóa chất cùng chất thải công nghiệp theo dòng suối vào từng con mương thấm vào những

mảng vườn măng cụt sầu riêng. Phất phơ hai bên bờ suối những bao ni-lông và các thứ rác của xã hội tiêu dùng như ống hút, dây thun, giấy gói quà, bình nhựa đủ dạng màu kích thước, chén dĩa xài một lần, băng vệ sinh” (Có một con suối). Ngay cả một ngày lễ tết truyền thống như trung thu cũng không còn giữ nguyên giá trị: “Trung thu trở thành dịp để người lớn bày tỏ tấm lòng với nhau hay củng cố quan hệ xã hội, nên người ta kinh doanh bánh trung thu là chủ yếu, lồng đèn là thứ bán kèm theo, bởi vì có bánh trung thu thì phải có lồng đèn, như có lân phải có địa vậy”(Đốt đèn đi chơi), và cái đèn lồng, vốn chỉ giản dị là đồ chơi cho những đứa trẻ đêm trung thu bấy giờ chỉ còn là vật trang trí và tiếp thị.

Cùng với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế, thế giới biến đổi từng ngày. Xu hướng bất bình đẳng và tách biệt, sự phân biệt giàu nghèo, cái “bất công phân phối tri thức” ngày càng rõ nét trong cuộc sống của xã hội hiện đại đã trở thành mối băn khoăn lớn trong nhiều tạp văn của Lý Lan. Bằng đôi mắt quan sát nhạy cảm và vốn hiểu biết, Lý Lan nhận ra “mỗi ngày có hàng trăm nhà triệu phú mới xuất hiện trong ngành công nghiệp thông tin và giải trí, và cũng mỗi ngày có hàng ngàn trẻ em chết đói ở nơi gọi là ‘thế giới thứ ba’. Mỗi ngày lại có thêm phát minh mới, số người có máy tính tăng lên, số máy tính nối mạng nhiều hơn, trái đất đang nhỏ lại với hai chủng người: người ưu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Lý Lan (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w