Hành trình sáng tác của Lý Lan

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Lý Lan (Trang 28)

1.2.2.1. Khái quát hành trình sáng tác Lý Lan

Đối với Lý Lan, văn học là một phần của cuộc đời bà và viết văn là hành trình sáng tạo không ngừng với khát vọng được chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân trong quá trình sống với xã hội. Viết văn còn là cơ hội tốt nhất để nhà văn bộc lộ những khám phá vô tận về con người và cuộc đời bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Bà luôn cảm ơn văn chương đã cho mình một bến neo đậu trong tâm hồn: “Cuộc đời này không phải là sự rong chơi. Cuộc đời của tôi là cuộc đời phấn đấu từng ngày để đi qua đói nghèo, cô đơn, kỳ thị… Chính văn chương đem lại cho tôi những gì tôi có hôm nay” [64]. Do đó, nhẫn nại làm việc để mưu sinh, nhẫn nại viết bền bỉ, chuyên cần trong hoàn cảnh sống, chan hòa với người bình dân đã giúp Lý Lan có những trang viết đẫm hơi thở hiện thực và chan chứa tình yêu thương con người.

Nhà văn Lý Lan bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng truyện ngắn đầu tay

Chàng nghệ sỹ ra mắt bạn đọc năm 1978 sau chuyến đi lao động thực tế về nông thôn. Đây chính là thành công bước đầu trong văn nghiệp Lý Lan. Từ đó, bà tiếp tục sáng tác truyện ngắn đều đặn đăng trên báo Tuổi trẻ, Văn nghệ, Phụ nữ thành phố... Với thế mạnh ở vốn văn hóa, vốn sống phong phú, một tư duy đa chiều, sắc nét, một tâm hồn nhạy cảm dễ rung động trước mọi biến thái của cuộc sống, Lý Lan đã chứg tỏ tài năng đa dạng của mình trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tuỳ bút, ghi chép, văn học dịch…

Các tác phẩm đã xuất bản:

- Truyện ngắn: Cỏ hát (1983), Chút lãng mạn trong mưa (1987), Chiêm bao thấy núi (1991), Truyện (Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hải Chi) (1992), Đất khách (1995), Dị mộng (1999), Qúa chén (2000), Một góc phố Tàu (2001), Truyện ngắn bốn cây bút nữ (2002), Người đàn bà kể chuyện

(2006), Hồi xuân (2009).

- Truyện viết cho thiếu nhi: Ngôi nhà trong cỏ (1984), Hội lồng đèn

(1991), Những người lớn (1992), Mưa chuồn chuồn (1993), Bí mật của tôi và thằn lằn đen (1996), Ba người và ba con vật (2002)

- Kịch bản phim: Nơi bình yên chim hót (1986) và Đất khách (2000) - Tiểu thuyết: Lệ Mai (1998), Tiểu thuyết đàn bà (2008)

- Tạp văn: Chân dung người Hoa (1994), Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi

(1998), Khi nhà văn khóc (1999), Dặm đường lang thang (1999), Miên man tùy bút (2007), Bày tỏ tình yêu (2009), Ở ngưỡng cửa cuộc đời (2010)

- Thơ: Thơ Lý Lan, Lưu Thị Lương, Thanh Nguyên (1999), Quán bạn (in chung Lưu Thị Lương, Thanh Nguyên và Chim Trắng) (2001), Là mình (2005)

- Văn học dịch: Harry Potter

Trong sáng tác của Lý Lan, người đọc luôn thấy nỗi đau đáu về con người và cuộc đời của nhà văn. Bà xem văn chương không phải là trò chơi chữ nghĩa mà là trách nhiệm xã hội của người cầm bút chân chính. Các sáng tác của nhà văn luôn phản ánh trung thực tiếng nói của con người thời đại. Bà

chọn cách viết giản dị, giàu kỹ thuật như một người bạn tâm tình với bạn đọc về những điều mình quan sát trong cuộc sống bằng cách kể chuyện bình dân, không quá câu nệ về hình thức và ngôn ngữ giàu âm sắc Nam Bộ. Phần đông độc giả tìm đọc sáng tác Lý Lan cũng chính từ những điều họ đã biết và tiếp tục muốn biết cho tường tận vì sự tin cậy những bài viết của một người cầm bút “có lòng”.

Sáng tác trên nhiều thể loại, đã trình độc giả một khối lượng tác phẩm tương đối nhiều, đã thể hiện sự phản ánh tương đối đa chiều, nhiều lĩnh vực, Lý Lan cũng đã thể hiện được cái riêng của mình trong sáng tác và đã có những đóng góp nổi bật cho văn học Việt Nam đương đại. Chị đã nhận được một số giải thưởng văn học như sự ghi nhận những đóng góp của chị cho văn học Việt Nam đương đại như:

Truyện ngắn Chàng nghệ sỹ đạt giải Khuyến khích cuộc thi văn xuôi

Tuổi trẻ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1978.

Truyện ngắn Cỏ hát đạt giải Nhì cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1981.

Tập truyện Ngôi nhà trong cỏđạt giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà văn Việt Nam, năm 1984.

Truyện ngắn Đêm không chiến tranh đạt giải Nhìn cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1985.

Truyện ngắn Cần Giuộc đạt giải Nhì cuộc thi văn xuôi của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,năm 1989.

Truyện ngắn Ngựa ô đạt giait Nhì cuộc thi truyện ngắn – thơ của Tạp chí

Văn nghệ quân đội năm 1989 – 1990.

Tập thơ Là mình được trao giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.

Tiểu thuyết đàn bà được giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009.

1.2.2.2. Đóng góp của truyện ngắn và tiểu thuyết Lý Lan trong văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại

Bắt đầu làm quen với văn chương sau ngày đất nước hoà bình và được công chúng đón nhận ngay từ những tác phẩm đầu tay, cho đến nay, Lý Lan đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Truyện ngắn và tiểu thuyết Lý Lan qua các thời kỳ đều mang đậm dấu ấn của thời đại. Mảnh đất và con người Nam Bộ là nguồn cảm hứng mãnh liệt chi phối ngòi bút Lý Lan. Nét riêng trong truyện ngắn, tiểu thuyết của chị chính là nhà văn luôn thể hiện cuộc sống và con người ở những điều bình thường, nhỏ nhặt, sâu kín trong tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Do vậy, đó là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân bản.

Xét về mặt nội dung, sáng tác của Lý Lan ghi dấu ấn trong nền văn xuôi tự sự Việt Nam đương đại trên rất nhiều phương diện nổi bật như: dân chủ hoá về cảm hứng, đề tài; sáng tạo nên nhiều tình huống truyện độc đáo; đưa chất thời sự vào tác phẩm, xây dựng hình tượng nhân vật có chiều sâu… Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, đóng góp lớn nhất của sáng tác Lý Lan thể hiện trên hai phương diện: đưa chất thời sự vào văn chương và góp tiếng nói mạnh mẽ cho phong trào nữ quyền trong văn học.

Xét về phưong diện sáng tác, sự góp mặt của tiểu thuyết và truyện ngắn Lý Lan cũng với các cây bút nữ trưởng thành sau 1975, đặc biệt là sau Đổi mới 1986 đã làm cho độc giả ý thức được rằng: đã một thời chúng ta để quên phụ nữ, đã đến lúc phụ nữ lên tiếng để bảo vệ cho mình và việc văn chương của họ trở thành một xu hướng mạnh mẽ là điều không thể cản trở. Cũng với Lê Minh Khuê, Y Ban, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư…., Lý Lan đã góp phần tạo nên một diện mạo văn chương nữ khó lẫn trong văn học hiện đại Việt Nam.

Không chỉ đóng góp về tiếng nói nữ quyền, Lý Lan còn để lại cho văn học Việt Nam một màu sắc Nam Bộ rất riêng mà lâu lắm mới thấy xuất hiện. Trong văn của Lý Lan, người ta không chỉ bắt gặp hình ảnh bến đò, sông

nước, những hình ảnh con người lao động cần cù gắn với những miệt vườn, những cánh đồng xanh, những cách xưng hô (ổng, cổ, ảnh), ngôn ngữ cụ thể sinh động (mắc mớ gì, hen, hớ, bộ mày, chút đỉnh) mà còn bắt gặp ở đó sự pha trộn văn hoá giữa Đông – Tây, giữa người Trung - người Việt trong một lối viết giản dị, gần với văn phong báo chí. Các tác phẩm nổi bật về tính chất Nam Bộ của chị đó là: Chị ấy lấy chồng chưa?, Đêm sao, Diễn viên hạng ba, Đêm thảo nguyên, Ngựa ô

Sự đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết Lý Lan cho văn học nước nhà còn thể hiện ở chỗ góp phần khẳng định tính chất “mở” của các thể loại tự sự, đưa văn chương gần với cuộc đời. Trong tác phẩm của Lý Lan, giữa các thể loại khác nhau luôn có mối quan hệ tương quan với nhau, đều có sự “cộng sinh” nhất định. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết của Lý Lan, nếu người đọc tinh ý có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của tuỳ bút, của văn phong báo chí. Đối với tuỳ bút, ngoại trừ lý luận chung, tuỳ bút gần với truyện ngắn, tiểu thuyết (tính chất chủ quan trong miêu tả, biểu lộ cảm xúc, tính trữ tình, có nhân vật và các mối quan hệ có thể tạo nên cốt truyện) thì trong tuỳ bút Lý Lan, chị đã đưa vào các mẩu đối thoại (có cảm tưởng tác giả đã chuyển một cách hồn nhiên các mẩu đối thoại này vào truyện ngắn, tiểu thuyết). Ngược lại, trong tiểu thuyết của Lý Lan, ta lại bắt gặp một số đoạn như một truyện ngắn tách biệt.

Theo khảo sát của chúng tôi, trong tất cả các truyện ngắn và tiểu thuyết của Lý Lan chỉ có vài tác phẩm là kết thúc theo lối truyền thống, còn lại là kết thúc theo lối “bỏ ngỏ”. Lối kết thúc này không phải chỉ có ở sáng tác của Lý Lan nhưng cái khác của Lý Lan là ở chỗ, tác giả đã coi lối kết thúc “bỏ ngỏ” như một đặc điểm lớn trong sáng tác, như một quan niệm. Điều này thể hiện quan niệm về văn chương của Lý Lan: văn chương cũng như cuộc sống, bất cứ mọi sự vật - hiện tượng sẽ chẳng bao giờ có câu nói cuối cùng về nó cả. Bởi thế mà có sự tương quan rõ nét giữa văn chương và cuộc đời: cuộc đời cứ ngày một ngày diễn tiến, còn văn chương lại tiếp tục hành trình sau cái chấm hết (việc viết) tác phẩm. Có thể có nhiều cách để nhà văn đương thời thể hiện

rằng, không có một chân lí cuối cùng như một thời ta từng nghĩ mà cần chấp nhận tính chất đa chân lí và tính phức tạp muôn hình muôn vẻ của cuộc sống nhưng cách thể hiện như Lý Lan – như một quan niệm, một con đường đến, theo chúng tôi, đã có những hiệu quả nhất định.

Như vậy, với việc khẳng định cái tôi trong sáng tác, đưa tiếng nói nữ quyền vào văn học, đưa vào tác phẩm chất Nam Bộ, góp phần khẳng định tính chất mở trong các thể loại tự sự, đưa văn chương gần với cuộc đời, Lý Lan đã cho thấy sự đóng góp của mình cho văn học nước nhà từ sau Đổi mới. Để có được những đóng góp đó là cả một quá trình cố gắng miệt mài, luôn phải quan sát, giành thời gian để nghiền ngẫm, quan tâm tới văn học nước nhà, đặc biệt là phải gắn bó với tổ quốc, với quê hương như chính Lý Lan đã thổ lộ với phóng viên báo: “Cách biệt môi trường Việt Nam, sống với những người không cùng tiếng nói, không chung mối bận tâm, tôi cảm nhận được văn chương của tôi xa rời cuộc sống quê nhà, chông chênh khi viết” [57].

1.2.2.3. Đóng góp của Lý Lan ở thể loại truyện thiếu nhi

Trong không gian sáng tạo của Lý Lan, truyện thiếu nhi chiếm một vị trí khá quan trọng. Như Lý Lan đã từng nói một cách đầy hình ảnh: “Văn học thiếu nhi chiếm cái gác xép trong ngôi nhà sáng tạo của tôi. Những bài báo chiếm không gian bếp; tiểu thuyết, truyện và nghiên cứu kể như phòng làm việc; nhật ký và thơ chiếm phòng ngủ; ghi chép và tạp văn được dành cho phòng khách; còn blog như cái hàng hiên hóng gió. Gác xép là nơi tôi cất giữ buồn vui thương nhớ, là chỗ tôi lẳng lặng tìm về, quên tất cả những thứ ở “tầng dưới”, tâm hồn được thanh lọc, và mình đơn giản là mình”[60].

Lý Lan cộng tác với nhiều tờ báo Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng, Yêu Trẻ và có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Đến nay, nhà văn đã có sáu tập truyện viết cho trẻ em, tiêu biểu là: Ngôi nhà trong cỏ (1984) gồm ba mươi truyện ngắn hay, Hội lồng đèn (1991), Những người lớn (1992). Những truyện ngắn viết cho thiếu nhi đều bắt nguồn từ thời thơ ấu của nhà văn ở quê ngoại, từ sự quan sát những đứa trẻ trong gia đình, hàng xóm ở cả nông thôn

và thành thị với cái nhìn mới mẻ, hiện đại của một người viết quan tâm sâu sắc đến trẻ nhỏ. Tập truyện dài Mưa chuồn chuồn (1993) là câu chuyện về những rung động đầu đời, những tâm tư tình cảm và cả những biến đổi của cuộc đời tác động đến các bạn trẻ sắp tốt nghiệp trung học. Bí mật của tôi và thằn lằn đen (1996) là cuộc phiêu lưu của con người vào thế giới loài vật. Ba người và ba con vật (2002) là truyện dài về ba em nhỏ và ba con vật gồm Bồ Câu, chó Mực và Gà Trống trong cuộc phiêu lưu quanh vườn. Truyện này gồm chín câu chuyện nhỏ sử dụng lối viết tả thực, nhân hóa kết hợp với khoa học viễn tưởng như con người dùng máy nghe loài vật nói chuyện. Ngoài ra, nhà văn còn nhiều truyện ngắn viết cho bạn đọc nhỏ tuổi đăng rải rác trên các báo. Với tấm lòng tha thiết vì trẻ nhỏ, Lý Lan kể những câu chuyện cổ tích hiện đại cho các em nghe nhằm truyền tải những tâm tình, những bài học sâu sắc cho trẻ thơ. Tuy đối tượng là trẻ em, nhưng cách viết của Lý Lan chứng tỏ tác giả là một người viết cẩn trọng và có trách nhiệm. Nhà văn Sơn Nam từng nhận xét về Lý Lan: “Tôi nhớ lần đầu tiên đã ngạc nhiên khi thấy diễn tả buổi sáng con cào nhảy ra sân cỏ tập thể dục, chuyện dành cho trẻ thơ nhưng người lớn đọc rất thích” [69; 4]. Vì nhà văn nhất quán trong cách viết, chọn những đề tài bình dị nhưng luôn ẩn chứa sự quan tâm sâu sắc đến bạn đọc nhỏ tuổi. Đầm chìa vôi, Người xanh lá cây, Tự nhiên buồn là những truyện được thiếu nhi yêu thích.

Tập truyện thiếu nhi đầu tay của chị Ngôi nhà trong cỏ (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà Văn Việt Nam. Gần đây, Nxb Văn Học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã cho tái bản tập truyện. 30 câu chuyện nhỏ xinh gói ghém trong cuốn sách chỉ ngót 100 trang không khiến cho người đọc cảm giác “đọc nhanh quá” hay “ngắn quá” mà ở mỗi truyện ngắn, hay chỉ là một mẩu nhỏ của tập sách đều mang một bài học đạo đức nhỏ vốn rất cần thiết cho lứa tuổi thiếu nhi còn phải học hỏi thật nhiều ở cuộc đời để hoàn thiện mình. Đọc cuốn sách nhỏ này, bạn đọc nhỏ tuổi thích tìm hiểu sẽ nhận thấy có một “sàng khôn” về

những kiến thức thiên nhiên: cây cỏ, các loài sinh vật của đồng cỏ, gió mưa, bốn mùa… Tác giả thổi vào mỗi thứ một linh hồn khiến cỏ cây, kỳ nhông, cào cào, dế than, nhái bén hay búp bê, chó mèo, mầm cây, lá non... đều trở nên sống động và có tính cách rất riêng. Đôi khi chúng ta cũng bắt gặp những bức tranh thiên nhiên thuần khiết trong đó gió mưa, mặt trời và các sinh vật đồng nội sống trong một xã hội riêng của chúng, tất cả đầy ắp âm thanh và màu sắc (truyện Mùa mưa, Ngôi nhà trong cỏ…).

Tuy nhiên vẫn phải nói rằng tinh thần chủ yếu toát lên từ truyện thiếu nhi của Lý Lan là những bài học đạo đức được tác giả vận dụng khôn khéo qua từng câu chuyện của mình thành thông điệp gửi đến các em nhỏ. Truyện đầu tiên của cuốn Ngôi nhà trong cỏ: Ăn khế trả gì, từ cổ tích quen thuộc về cây khế của chàng trai cày đến điều tưởng như chỉ có trong cổ tích đó là cách hành xử cảm động đầy tình nghĩa giữa những người thân trong gia đình và cả với những người xa lạ gặp cảnh cơ hàn. Truyện Ba con kiến (Ngôi nhà trong cỏ) là ngụ ngôn về những kẻ chây lười và hậu quả của nó là cả ba chú kiến phải nhịn đói và chia lìa nhau. Sau đó mỗi con vật sống một nẻo và phải làm lụng vất vả vì sự sinh tồn. Truyện Con cưỡng xanh (Ngôi nhà trong cỏ) là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống. Nếu ta đối xử cục cằn vô lễ với bạn bè, người thân thì sẽ phải nhận lại cách xử sự như vậy ở người khác. Mẩu chuyện đầu tiên mà “tôi” kể cho thằn lằn nghe (cuốn Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen) là chuyện về con gián, thực chất là sự phóng chiếu ý tưởng từ câu tục ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tạp văn Lý Lan (Trang 28)