Chúng tôi nhận thấy đây là tậptruyện ngắn đặc sắc rất đáng được nghiên cứu.2006 với đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê”; luận vănthạc sỹ của Hoàng Thị Hải Yến, Đại h
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trườngưđạiưhọcưvinh
TRẦN THỊ THU PHƯƠNG ĐINH THỊ DUNG
ĐẶC ĐIỂM TẬP TRUYỆN NGẮN NHIỆT ĐỚI GIể MÙA
(Lấ MINH KHUấ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHệ aN - 2015
Trang 2Bộ giáo dục và đào tạo Trườngưđạiưhọcưvinh
TRẦN THỊ THU PHƯƠNG ĐINH THỊ DUNG
ĐẶC ĐIỂM TẬP TRUYỆN NGẮN NHIỆT ĐỚI GIể MÙA
(Lấ MINH KHUấ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYấN NGÀNH:Lí LUẬN VĂN HỌC
Mãưsố:ư 60.22.01.20
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm tuấn vũ
NGHệ aN - 2015
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học Việt Nam hiện đại, văn xuôi là một trong những bộphận có nhiều thành tựu nhất Đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng công cuộc đổi mới (1986), văn xuôi lại càng có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển Văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng phát triển sôi độngvới nhiều xu hướng và hiện tượng khác nhau, đạt được những thành tựu nhấtđịnh Sự phong phú, đa dạng ấy thể hiện trên mọi phương diện: đề tài, cảm hứngsáng tác, quan điểm nghệ thuật, khuynh hướng thẩm mỹ và phong cách nhà văn
Làm nên sự khởi sắc của văn xuôi thời kỳ này là hàng loạt cây bút têntuổi như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu, ChuLai Kế đến là thế hệ nhà văn có nhiều đổi mới, cách tân như: Nguyễn HuyThiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo… Những tácgiả sinh ra những năm 70, 80 của thế kỷ trước như: Nguyễn Ngọc Tư, NguyễnThị Thu Huệ… đang nỗ lực tạo ra các giá trị mới cho đời sống văn học Và bêncạnh những cây bút đương đại nổi tiếng ấy, không thể không kể đến Lê MinhKhuê – một phong cách truyện ngắn độc đáo, sáng tạo
1.2 Lê Minh Khuê là nhà văn nữ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ Sở trường của tác giả này là truyện ngắn Trong bài viết bao quát sự nghiệptruyện ngắn Lê Minh Khuê từ những ngày đầu sáng tác đến năm 1992, Lê ThịĐức Hạnh khẳng định: “Lê Minh Khuê là cây bút truyện ngắn sung sức, là mộtcây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn Từ hồn nhiên trong trẻo đến sắcsảo, nghiêm ngặt, chị luôn có chất giọng riêng… cốt truyện hấp dẫn, nhiều chitiết sắc nhọn, cách diễn đạt linh hoạt, đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh…”[13,tr.17]
1.3 Tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê gồm 12
truyện, trong đó 6 truyện không ghi thời gian sáng tác, 6 truyện còn lại sáng tác
từ 2005 đến 2011 Trong tập truyện này chỉ có một truyện Nhiệt đới gió mùa
(2011) viết về chiến tranh mang đậm nhãn quan của con người thời hậu chiến,
Trang 511 truyện còn lại đều tập trung thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của conngười trong hòa bình với rất nhiều bi kịch Chúng tôi nhận thấy đây là tậptruyện ngắn đặc sắc rất đáng được nghiên cứu.
2006 với đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê”; luận vănthạc sỹ của Hoàng Thị Hải Yến, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2010 với đề tài
“Phong cách truyện ngắn Lê Minh Khuê”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị MỹLài, Đại học Đà Nẵng, 2014 với đề tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê MinhKhuê”…
Các nhà nghiên cứu, phê bình nhìn chung đều thống nhất ở những thànhcông và đóng góp của Lê Minh Khuê đối với văn học Việt Nam hiện đại Bàn
về truyện ngắn Lê Minh Khuê, Bùi Việt Thắng nhận xét: “Lê Minh Khuê là mộtnhà văn chuyên tâm và trung thành với truyện ngắn và đã thành công trong thểloại này Mỗi truyện ngắn của chị viết đều thức dậy ở người đọc một khao kháthướng thiện” [70,tr.8]
Lời cuối cuốn sách Lê Minh Khuê Truyện ngắn chọn lọc, NXB Phụ nữ,
2002, Hồ Anh Thái nhận xét: “Lê Minh Khuê rất có ý thức nói bằng giọng củamình - tiết chế, đôi khi như chủng chẳng, khô khan, nhưng đầy hàm ý ”[30,tr.439]
Đặc biệt, trong bài viết Lê Minh Khuê – người đàn bà viễn thị, Hồ Anh
Thái nhận thấy người đàn bà ấy “nhiều lúc như bồng bềnh trong một cõi riêng
xa vắng và lơ đãng” [68,tr.445], viết văn tuy có những lúc khá “dữ”, nhưng nhìn
Trang 6chung xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là chất giọng “điềm đạm, thấu hiểu
và đầy kiềm chế” [68,tr.436] Những tác phẩm viết dưới thời kỳ chống Mỹmang “cái náo nức quên mình trong trẻo… hồn nhiên đến lạ kỳ trong những ướcmơ” [68,tr.43] Nhưng sau này, cái náo nức đó dần nhường chỗ cho “nỗi day trởthường xuyên của lương tâm trước sự sa sút của nhân tính, của lòng vị tha trước
sự gia tăng của cái ác, cái đạo đức giả Người ta lắng thấy trong những tác phẩm
dữ dội đó nỗi chua xót, nỗi đau, nỗi tiếc thương những giá trị bị xói mòn, đangdần mất Lắng kỹ hơn thì nghe được cả những ước ao không cất thành lời”[68,tr.438]
Hầu hết các bài viết đều có điểm gặp gỡ và khẳng định: Lê Minh Khuê làmột cây bút nữ tài năng, bản lĩnh, thường xuyên tìm tòi đổi mới nghệ thuật trênnhiều phương diện và là một nhà văn đầy tâm huyết, “có duyên” với thể loạitruyện ngắn Tên tuổi Lê Minh Khuê được nhắc đến trong nhiều bài viết, công
trình nghiên cứu trên Tạp chí Văn học, Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội Lê
Minh Khuê đã giành khá nhiều giải thưởng văn học ghi nhận tài năng, tên tuổicủa một cây bút nữ mang dấu ấn đặc sắc Trong đó, phải kể đến giải thưởng Hội
Nhà văn Việt Nam cho các tập truyện: Một chiều xa thành phố (1987) và Trong làn gió heo may (2001) Năm 1994, Lê Minh Khuê dành giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội với tập Bi kịch nhỏ Ngoài ra, là giải thưởng mang tên nhà văn Byeong – Ju Lee của Hàn Quốc cho tập truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, Trái đất, dòng sông Đặc biệt, truyện ngắn Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa lớp 9 đã khẳngđịnh những đóng góp nổi bật của nữ nhà văn này
Về tập truyện đầu tay Cao điểm mùa hạ, Lê Thị Đức Hạnh nhận xét: “Nét
riêng của Lê Minh Khuê, trước hết là ở khía cạnh ghi lại khá chân thực, sốngđộng vóc dáng của một tầng lớp thanh niên, đặc biệt là nữ ở một thời điểm trọngđại của đất nước” [13,tr.27] Bùi Việt Thắng nhận xét về tập truyện này: “Nhânvật của chị thuần phác, hồn nhiên nhưng không đơn giản; cảnh ngộ không có gìthật éo le, gay cấn nhưng tiêu biểu Người đời thấy ở ngòi bút này lối cảm đời
Trang 7sống theo con đường của trực giác” [70,tr.3]
Tập Đoạn kết không gây được tiếng vang như tập truyện Cao điểm mùa
hạ Bùi Việt Thắng cho rằng Đoạn kết “có những chỗ sồi sụt, lối văn hơi rướn
lên một tí thành ra nhiều chỗ lạc điệu, không hợp với tạng của Lê Minh Khuê”[70,tr.3] Cùng quan điểm, Thiên Hương cũng cho rằng tập truyện này có “kếtcấu trùng lặp”, “công thức” Tuy vậy, nó “vẫn có sức thuyết phục và hấp dẫnnhất định” [19,tr.3]
Một chiều xa thành phố là tập truyện ngắn thể hiện sự nỗ lực của Lê
Minh Khuê, tái hiện đời sống tinh thần xã hội của người Việt sau chiến tranh
Về tập truyện này, Lê Thị Đức Hạnh nhận xét: đây là niềm “băn khoăn, day dứt,thậm chí có lúc thảng thốt trước thực trạng tinh thần của đời sống xã hội sauchiến tranh xấu đi rõ rệt”; “với bút pháp cường điệu, phóng đại, Lê Minh Khuê
đã mô tả cái ác, cái trơ tráo, phi đạo lí đang lấn lướt mà mọi người dường nhưbất lực” [13,tr.28]
Tập truyện ngắn Bi kịch nhỏ là một thành công lớn, khẳng định tài năng,
bút lực của Lê Minh Khuê trong sự nghiệp sáng tác Tập truyện gây tiếng vanglớn, tạo nên những đánh giá không đồng nhất, thậm chí trái chiều Tuy nhiên,đến nay, thời gian đã khẳng định giá trị đích thực của tập truyện và người takhông thể phủ nhận những thành công của Lê Minh Khuê trên phương diện nộidung và nghệ thuật với những tìm tòi, cách tân
Những tập truyện: Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa; Một mình qua đường… cũng gây được chú ý đối với bạn đọc Đặc biệt, tập truyện ngắn Những ngôi sao, trái đất, dòng sông đạt giải thưởng văn học quốc tế mang tên
văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc vào năm 2008
Nhìn chung, những ý kiến đánh giá về tác phẩm và tác giả Lê Minh Khuê
đa dạng Các nhà nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp của nhà văn LêMinh Khuê Nhiều người khẳng định đây là một cây bút có “sức bền”, “từ hồnnhiên, trong sáng đến sắc sảo, nghiêm ngặt… luôn có một chất giọng riêng… đivào một số mặt trong đời sống, chú ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình
Trang 8thế thái… Việc đổi mới bút pháp trong những năm gần đây là dấu hiệu đángmừng Lê Minh Khuê là một cây bút đang sung sức” [70,tr.28].
Sau những tập truyện in đậm dấu ấn phong cách, Lê Minh Khuê tiếp tục
trình làng tập sách gồm 11 truyện ngắn và một truyện vừa Nhiệt đới gió mùa.
Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: Lê Minh Khuê có cách viết vềchiến tranh khiến người đọc rơi nước mắt Viết về chiến tranh mà nhà văn chongười đọc thấy ngay trong một gia đình, giữa những con người chung huyếtthống, chiến tuyến rạch đôi tại đây và người ta nhìn nhau qua con mắt nhuốmmàu máu cũng ở đây Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Minh Khuê đã thấu thịbản chất của chiến tranh, đi xuyên thấu cuộc chiến mà bi kịch để lại trong mỗigia đình mỗi con người – điều mà trước đây rất ít nhà văn đề cập
Trong bài Nhiệt đới gió mùa và nhiệt hứng văn chương đăng trên Tạp chí Sông Hương số 289, Bùi Việt Thắng viết: “Ngay sau khi chỉ mới đọc xong truyện dài nhất trong tập hơn 40 trang Nhiệt đới gió mùa (cũng là truyện được
dùng đặt tên cho tập truyện) tôi đã gửi thư cho nhà văn qua email “Dù đã trảiqua chiến tranh, đói khổ, chết chóc và cả những oan khuất cuộc đời, dù đã làngười đàn ông tuổi ngoài sáu mươi khá cứng rắn và vững vàng với đời, nhưng
thú thật khi đọc xong truyện đầu Nhiệt đới gió mùa, tôi cảm thấy rã rời và bị ám
ảnh” Quả thực truyện ngắn Lê Minh Khuê thường tạo ra những ám ảnh nghệthuật lâu bền và khắc sâu trong tâm trí người đọc cái dữ dội đến khốc liệt của
đời sống kiểu như Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại, Anh lính Tô-ny D, Bến tàu mùa đông… hoặc với kiểu truyện sâu đằm, có khi bay vút lên như Mong manh như là tia nắng, Một buổi chiều thật muộn, Một chiều xa thành phố, Những ngôi sao xa xôi, Cơn mưa cuối mùa… Lê Minh Khuê là nhà văn “hai trong một”
– quyết liệt đến tận cùng và cũng đắm đuối đến tận cùng”
Nhà văn Tạ Duy Anh nhận định: Lê Minh Khuê là một tay bút lão luyện,tay nghề cao khi khiến người đọc không nhận ra đâu là hư cấu và đời thật 100
trang Nhiệt đới gió mùa là cả lịch sử mấy mươi năm đau thương, dữ dội; là số
phận, là của cả dân tộc Tạ Duy Anh tin rằng công chúng sẽ đón nhận tác phẩm
Trang 9không chỉ bằng sự trân trọng với một nhà văn và văn chương mà còn bằng tráchnhiệm với dân tộc
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì cái tên Nhiệt đới gió mùa dễ
khiến người đọc liên tưởng đến những thứ nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng bêntrong lòng tác phẩm lại là cả một câu chuyện âm ỉ, sục sôi
Chúng tôi nhận thấy, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, quy
mô nào về tập truyện Nhiệt đới gió mùa của nhà văn Lê Minh Khuê Mặc dù
vậy, ở những bài viết này cũng là những nguồn tài liệu quý giá mang tính địnhhướng cho chúng tôi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tập truyện Nhiệt đới gió mùa để làm rõ những đặc điểm của nó
về các phương diện chủ yếu thuộc nội dung và nghệ thuật, từ đó khẳng định nhữngđóng góp của Lê Minh Khuê cho truyện ngắn Việt Nam đương đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu nghệ thuật sáng tạo nhân vật và quan niệm về con người của
Lê Minh Khuê trong tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa.
- Nghiên cứu cảm hứng chủ đạo của các truyện ngắn trong tập
- Nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả ở tập truyện Nhiệt đới gió mùa.
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các phương diện nhân vật, cảm hứng chủ đạo và
nghệ thuật sử dụng ngôn từ của các truyện ngắn trong tập Nhiệt đới gió mùa của
Lê Minh Khuê, văn bản tác phẩm do Nxb Hội Nhà văn ấn hành năm 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối sánh, phươngpháp hệ thống…
Trang 10Luôn chú trọng đặc trưng của thể loại truyện ngắn
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn Lê Minh Khuê trong đời sống truyện ngắn ViệtNam đương đại
Chương 2: Nhiệt đới gió mùa nhìn từ dung lượng, đề tài và cảm hứng chủ
đạo
Chương 3: Nhiệt đới gió mùa nhìn từ nhân vật và tình huống truyện
Trang 11Chương 1 TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ TRONG ĐỜI SỐNG
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Khái niệm truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn (tiếng Anh là short story, tiếng Pháp là nouvelle, tiếng Trung Quốc là đoản thiên tiểu thuyết) Trong tiếng Anh thì short là ngắn, story là truyện Truyện ngắn có gốc từ tiếng Italia, nouvelle, ý nghĩa căn bản
của từ này không căn cứ vào tính chất ngắn, nghĩa là không căn cứ vào khốilượng (hay dung lượng) mà vào nội dung câu chuyện được kể
D.Grônôpxki trong Đọc truyện ngắn viết: “Truyện ngắn là một thể loại
muôn hình muôn vẻ biến đổi không cùng Nó là một vật biến hoá như quả chanhcủa Lọ Lem Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mươi trang Biến hoá vềkiểu loại: tình cảm, trào phúng, kỳ ảo, hướng về biến cố thật hay tưởng tượng,hiện thực hoặc phóng túng Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng vô tận.Muốn có chất liệu để kể, cần một cái gì đó xảy ra, dù đó chỉ là sự thay đổi chútxíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ Trong thế giới của truyện ngắn, cái gìcũng thành biến cố Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệuquả, vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt”
Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan giải thích về sự có mặt
của thuật ngữ truyện ngắn ở Việt Nam: “Trước hết ta nên phân biệt thế nào là
truyện ngắn, thế nào là truyện dài Loại truyện viết bằng văn xuôi theo nghệ
thuật Âu Tây là loại mới có trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hưởngcủa văn học Pháp Ngày xưa, ta chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn
vần Những truyện Muỗi nhà, muỗi đồng, Hai ông phật cãi nhau trong Thánh Tông di thảo là viết theo nghệ thuật Á Đông Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử
- kí sự, chứ không phải là lịch sử - tiểu thuyết Cho nên loại truyện viết theonghệ thuật Âu Tây, ta theo Trung Quốc mà gọi là tiểu thuyết và cái nào viết
trong vài trang gọi là đoản thiên - tiểu thuyết, cái nào viết trong trăm trang gọi
Trang 12là trung thiên tiểu thuyết, cái nào viết hàng trăm trang gọi là trường thiên tiểu thuyết Năm 1932, báo Phong hoá dịch đoản thiên - tiểu thuyết ra tiếng ta gọi là truyện ngắn Rồi từ đó trường thiên - tiểu thuyết gọi là truyện dài và trung thiên - tiểu thuyết gọi là truyện vừa”.
-Nhà văn Nguyễn Kiên quan niệm: “Tôi cho rằng mỗi truyện ngắn là một trường hợp Trong quan hệ giữa con người và đời sống, có những khoảnh khắc
nào đó được bộc lộ Truyện ngắn phải nắm bắt được cái trường hợp ấy Trườnghợp ở đây là một màn kịch chớp nhoáng, có khi là một trạng thái tâm lý, mộtbiến chuyển tình cảm kéo dài chậm rãi trong nhiều ngày Nhưng nhìn chung, thìvẫn có thể gọi là một trường hợp” Trong quan niệm này, cụm từ “một trường
hợp” đã thể hiện rõ tính chất của truyện ngắn: một nó chỉ về khối lượng của tác
phẩm, nghĩa là dung lượng của nó được quy định trong số ít (một trạng thái tâm
lý, một khoảnh khắc đời sống, một vấn đề nhân tâm thời đại, một khía cạnh củatính cách ), còn trường hợp chỉ ý nghĩa điển hình của sự vật, sự việc, tình
huống Khi quan niệm mỗi truyện ngắn là một trường hợp nghĩa là nhà văn đã
vận dụng toàn bộ kinh nghiệm sống và bản lĩnh nghệ thuật để soi sáng đời sốngtại những thời khắc tiêu biểu, lóe sáng và từ đó vạch ra được bản chất, quy luậtcủa đối tượng phản ánh
Nguyễn Công Hoan trong Đời viết văn của tôi khẳng định: “Truyện ngắn
không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố tríchặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc Muốn truyện
ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề chotruyện Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh truyện ấy thôi” Trongkhoảng 200 truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan dường như xây dựng
truyện theo nguyên tắc này, tiêu biểu như Đào kép mới, Thằng ăn kắp, Kép tư bền, Ngựa người và người ngựa
Sổ tay truyện ngắn do Vương Trí Nhàn biên soạn có đưa quan niệm
truyện ngắn của nhà văn Nguyên Ngọc: “Truyện ngắn là một bộ phận của tiểuthuyết nói chung”, vì thế “không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những
Trang 13khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn vốn nhiều vẻ Có truyện viết về cả một đờingười, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” Thực tế cho thấytruyện ngắn thế giới có nhiều truyện ngắn có quy mô, tính chất của tiểu thuyết
như: AQ chính truyện (Lỗ Tấn), Số phận con người (M Sôlôkhôp) Văn học Việt Nam hiện đại cũng có nhiều truyện ngắn như vậy: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Tuy nhiên mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệttruyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác Trong văn học hiện đại có nhiều tácphẩm rất ngắn nhưng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại Truyện ngắnthời trung đại cũng ngắn nhưng cũng rất gần với truyện vừa Các hình thứctruyện kể về dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại lại càngkhông phải truyện ngắn
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời,một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại Cho nên truyệnngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầyđặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiệntượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh trong đời sống tâmhồn con người Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiệc phứctạp Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyệnngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn không nhằm tới việc khắchọa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàncảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý
Trang 14thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thờigian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc vềcuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia làm nhiều tầng,nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liêntưởng Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá
Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, códung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiềusâu chưa nói hết”
Từ đây, có thể rút ra những đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn:Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ (chữ nhỏ ở đây được hiểu là ngắn gọn, côđúc, tinh lọc) Dung lượng và cốt truyện bị giới hạn, tập trung vào một vài biến
cố, mặt nào đó của đời sống, các sự kiện tập trung trong một không gian, thờigian nhất định Nhân vật truyện ngắn thường được làm sáng tỏ, thể hiện mộttrạng thái tâm thế con người thời đại Trong thể loại này, chi tiết có vai trò quantrọng
1.2 Sơ lược về diễn trình và đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam đương đại
Cùng với muôn mặt của cuộc sống, quá trình đổi mới văn học diễn ramạnh mẽ Đại hội Đảng lần thứ VI thành công, tạo điều kiện cho nước ta mởrộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới Đó chính làđiều kiện thuận lợi để văn học phát triển, đổi mới, cách tân Trong bối cảnh xãhội mới, văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đã tạo nên nhữngbước ngoặt mới, có sự hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ, là tiền đề để vănhọc Việt Nam đi vào quỹ đạo của văn học thế giới
Quan niệm văn học thời kỳ này cởi mở hơn, gắn liền với sự sáng tạo củangười viết Nhà văn có điều kiện bộc lộ quan niệm của mình Văn chương giờđây không còn bó gọn như một công cụ đặc thù để tuyên truyền, cổ vũ mà đượcnhìn nhận trong bản chất đặc thù của nghệ thuật ngôn từ và xuất phát từ quanniệm của người cầm bút Vì thế, đội ngũ những người viết trẻ dám thể hiện cái
Trang 15tôi một cách mạnh mẽ với một tâm thế mới, vị thế mới, chủ động và tự do trêncon đường sáng tạo nghệ thuật của riêng mình Họ viết như một cách ứng xửvới cuộc sống và với chính mình.
Tiền đề từ công cuộc đổi mới, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng
có bước đột phá, gặt hái nhiều thành công Tốc độ phát triển mau lẹ của truyệnngắn thể hiện rõ nét qua các phong trào thi viết truyện ngắn Theo Bùi ViệtThắng: “Trong mười năm này, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng
và chất lượng… thể hiện qua các cuộc thi do tuần báo Văn nghệ tổ chức (1978 –
1979) và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức (1982 – 1984)… điều đó chứng
minh sự nở rộ của truyện ngắn” [73,tr.200]
Đánh giá về văn xuôi sau 1975, Nguyên Ngọc cho rằng: “… Truyện ngắnbỗng nổi bật hàng đầu Những năm trước truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹpdưới sức nặng của tiểu thuyết ngổn ngang kia, nó ngoi lên và bùng nổ Tôi cócảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn Truyện ngắn
có nhiều và thật sự có một số truyện ngắn hay” [52,tr.12] Nguyễn Huy Thiệp
được coi là hiện tượng văn học cuối thế kỷ XX Ngoài ra còn có các tác giảPhạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư…như những phong cách nổi bật
Do tác động của đời sống, văn học đương đại không thiên về cảm hứng
sử thi mà mang đậm cảm hứng thế sự đời tư với một hiện thực nóng bỏng, đachiều, đan xen tốt – xấu, thiện – ác trong mỗi con người Với ưu thế riêng biệt,truyện ngắn có thể chuyển hóa nhanh những vấn đề đa dạng và phức tạp của đời
sống, tiêu biểu như truyện ngắn: Bến quê, Phiên chợ Giát, Chiếc thuyền ngoài
xa (Nguyễn Minh Châu), cho đến Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Tướng về hưu
(Nguyễn Huy Thiệp)…
Điểm nổi bật là sau 1975, nhiều cây bút truyện ngắn đã có sự nỗ lực, tìmtòi, đổi mới về đề tài, nghệ thuật viết truyện so với giai đoạn trước Trong đó,Nguyễn Minh Châu được xem là người mở đường tài năng và tinh anh nhất Cáinhìn đa chiều về cuộc sống, cảm hứng luận đề, nhân vật ý thức… được thể hiện
Trang 16trong tác phẩm của ông như: Cỏ lau, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa… Còn với Nguyễn Khải, cách đặt vấn đề, cách
viết và nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, nhà văn đã thể hiện những triết lý sâu sắc
về cuộc đời và con người Nhà văn đề cao giá trị và tâm hồn con người, trong
đó Một người Hà Nội là tác phẩm minh chứng rõ nét nhất.
Từ năm 1980 đến nay, truyện ngắn đã xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ, tạonên sự phong phú về giọng điệu trên văn đàn như: Nguyễn Huy Thiệp, PhạmThị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh… Tất cả tạo nên một bức tranhtruyện ngắn sau 1975 đa dạng, phong phú trên nhiều phương diện
Đặc biệt sau đổi mới (1986), dư luận không còn cứng nhắc khi đánh giámột hiện tượng văn học Người đọc có thể tiếp nhận nhiều xu hướng, quanđiểm, thể loại, thế hệ người cầm bút… một cách bình đẳng Không khí dân chủ,bình đẳng đã tạo động lực cho các thế hệ nhà văn mạnh dạn bước lên văn đàn,thẳng thắn thể hiện quan điểm của bản thân Họ đã nỗ lực sáng tạo, cách tân, tạonên những giá trị văn học mới như: Nguyễn Ngọc Tư, Vi Thùy Linh, PhanHuyền Thư, Cầm Văn Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh…
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới đi sâu phản ánh nỗi đau của chiến tranh đểlại, sự mất mát của người lính bước ra khỏi cuộc chiến, bi kịch gia đình…Những phức tạp, ồn ào của cuộc sống đời thường thời kỳ đổi mới được nhiềunhà văn quan tâm thể hiện
Đổi mới rõ nhất trong văn học là quan niệm về con người, từ con ngườitập thể sang con người cá thể, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng Đằngsau số phận của từng cá nhân là những vấn đề có ý nghĩa xã hội đời sống đươngđại Qua từng mảnh đời riêng lẻ, truyện ngắn Việt Nam đương đại đã đề cậpnhững vấn đề lớn lao của xã hội Từ quan niệm con người cá nhân, truyện ngắnngày càng đào sâu thế giới nội tâm của con người Độc thoại nội tâm chính làcách giúp nhà văn đi sâu mổ xẻ quá trình tự ý thức của nhân vật, xuất hiện nhiềunhân vật tự ý thức, đa chiều, lưỡng diện Thêm vào đó, truyện ngắn sau 1975xuất hiện phổ biến nhân vật bản năng khác với con người lí tưởng trong văn học
Trang 17giai đoạn trước Quan niệm mới về con người, đi vào cõi tâm linh của conngười cũng là một cách tiếp cận mới của truyện ngắn sau 1975.
Truyện ngắn đương đại có những cách tân rõ rệt về nghệ thuật Trướcđây, cốt truyện đóng vai trò cốt yếu trong tự sự nói chung và truyện ngắn nóiriêng thì giờ đây không còn đóng vai trò chủ đạo nữa Thậm chí người viết đôikhi không cần cốt truyện, nới lỏng cốt truyện mà quan tâm nhiều đến sự kiện,chi tiết Trong tác phẩm truyện ngắn, chi tiết đóng vai trò quan trọng Nhà vănNga K.Pauxtopxki nhấn mạnh “một chi tiết xác thực đứng ngang hàng với mộthình tượng thành công Chi tiết nhỏ có thể tạo nên nhà văn lớn” Văn học ViệtNam sau 1975 có nhiều nhà văn đã tạo nên những chi tiết có sức gợi như chi tiết
bức tranh trong tác phẩm Bức tranh của Nguyễn Minh Châu… Chi tiết có sức
gợi làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Truyện ngắn đương đại mở rộng đề tài đồng thời cũng mở rộng hìnhthức Tạo nên sự đa dạng về hình thức như: truyện kỳ ảo của Lưu Minh Sơn,
truyện giả cổ tích kiểu Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp, hay
truyện ngắn kịch, kiểu kịch câm của Phan Thị Vàng Anh… Có những truyệnngắn mang dung lượng của một tiểu thuyết, có sức nặng như một tiểu thuyết,
tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm: Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu…
Trong truyện ngắn đương đại Việt Nam, kỹ thuật viết được quan tâm.Trước hết là kỹ thuật tìm cấu tứ Cấu tứ như một bản vẽ thiết kế, là ý đồ, cònchủ đề là sự hiện thực hóa ý đồ Xét ở phương diện cấu tứ thì truyện ngắn rấtgần với thơ, bài thơ hay hẳn phải có cấu tứ lạ, độc đáo Nguyễn Huy Thiệp được
coi là nhà văn có tài tìm cấu tứ cho truyện ngắn Truyện ngắn Tướng về hưu viết
về “con người lạc loài giữa đồng loại” Bên cạnh đó, truyện ngắn không cần đếnkhắc họa nhân vật, thay vào đó nhà văn viết theo dòng suy tưởng, theo phânmảnh lộn xộn, tập trung đi vào phân tích nội tâm con người, những góc khuấttrong tâm hồn nhân vật
Ngoài ra, truyện ngắn còn tập trung đổi mới về phương diện trần thuật
Trang 18Trần thuật từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ hay nhập vai Đây là cách trần
thuật linh hoạt khi vai trò phát ngôn được trao cho nhiều người Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một truyện ngắn như thế
Truyện ngắn đương đại có sự cách tân về ngôn ngữ Ngôn từ trau chuốt,giàu chất thơ trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai… Đặc biệt làhai yếu tố trữ tình và triết luận có thể tìm thấy ở lớp ngôn từ trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu như: Cỏ lau, Khách ở quê ra… Bên cạnh đó, truyện ngắn
có sự xuất hiện của ngôn ngữ đời thường, gia tăng tính khẩu ngữ Có thể nói,thế hệ nào, ngôn ngữ đó, khác với các thế hệ nhà văn đi trước, nhà văn trẻ có cáinhìn khác về văn chương, về ngôn từ Sự thay đổi của ngôn ngữ bắt nguồn từnhu cầu được nhìn thẳng, nói thật Sử dụng ngôn ngữ đời thường, văn học phảnánh cuộc sống chân thật và gần gũi hơn
Truyện ngắn đương đại có lối kết thúc độc đáo, đa dạng Đó có thể là kết
thúc bằng cái chết của nhân vật chính (Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp), sự
ra đi của nhân vật chính (Cỏ lau – Nguyễn Minh Châu)… Trong số đó, Lê Minh
Khuê được xem là người có khả năng viết đoạn kết hết sức tự nhiên
Bằng sự nỗ lực và sáng tạo, các nhà văn trẻ đang tìm cách thể hiện cátính Họ có khát vọng được nói lên tiếng nói của mình Đó là khát vọng đúngđắn khi con người cá nhân được xem như một giá trị Họ xem đó là một nhu cầu
tự ý thức về bản thân, xác định chỗ đứng của mình trong nhiều mối quan hệphức tạp Nghiêm túc, xông xáo trên mọi lĩnh vực như học tập, nghiên cứu, tiếpthu cái mới, các nhà văn trẻ đi sâu vào cuộc sống đương đại, môi trường đô thị,
cơ chế thị trường…, làm cho văn học đậm chất hiện thực, phong phú hơn về đềtài so với văn xuôi thời kỳ trước đổi mới Sự thể hiện bản thân của các nhà văntrẻ cũng là cách họ khẳng định tài năng của mình
Truyện ngắn Việt Nam đương đại đã khẳng định được vị trí của mình,đáp ứng được sự đón đợi của độc giả Thành quả này được ghi nhận từ sự gópmặt, tiếp sức của các thế hệ nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ và
Trang 19gần đây có Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp…, cùng với thế hệ 8X như Trần ThuTrang, Trang Hạ, Phan Ý Yên… Với sức mạnh của tuổi trẻ, niềm đam mê vănchương cùng cái tâm của người cầm bút, các nhà văn trẻ đang từng ngày khẳngđịnh năng lực trên văn đàn Họ góp phần thúc đẩy sự phát triển truyện ngắn ViệtNam trong quá trình hiện đại hóa, hội nhập với truyện ngắn thế giới.
Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 có sự nhận đường toàn diện và sâusắc, từ ý thức đến sáng tác, từ tư tưởng đến thi pháp Tất cả điều ấy hướng đến
sự cách tân thể loại, tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam
1.3 Sơ lược tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê
Lê Minh Khuê sinh ngày 6.12.1949, quê ở xã An Hải, huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hóa Trong kháng chiến chống Mỹ, bà gia nhập thanh niên xungphong Bà tham gia chiến tranh chống Mỹ từ năm 1965 đến năm 1969 Từ năm
1969 đến 1975, Lê Minh Khuê là phóng viên chiến trường Từ năm 1975 đến
2005, Lê Minh Khuê là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Lê Minh Khuê bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70 và là cây bút nữchuyên về truyện ngắn Trong những năm chiến tranh, Lê Minh Khuê tập trungviết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn Sau năm
1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội vàcon người trên tinh thần đổi mới Lê Minh Khuê là nữ nhà văn có sở trường vềtruyện ngắn, với ngòi bút phân tích tâm lý sắc sảo, tinh tế, sự am hiểu sâu sắcđời sống nội tâm nhân vật, nhất là các nhân vật nữ
Lê Minh Khuê là một trong những cây bút truyện ngắn hàng đầu ViệtNam hiện nay và “chưa hề xuống tay trong vòng 20, 30 năm nay” (lời nhà văn
Tạ Duy Anh) Cả chiến tranh lẫn hiện thực đương đại đều là những đề tài được
bà thể hiện một cách xuất sắc Tên tuổi của nhà văn Lê Minh Khuê gắn liền với
các tập truyện ngắn tiêu biểu như: Những ngôi sao xa xôi, Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố, Em đã không quên, Bi kịch nhỏ, Lê Minh Khuê Tuyển tập, Mái hiên, Trong làn gió heo may, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa; Một mình qua đường; Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông…
Trang 20Ngoài hai giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2008 Lê MinhKhuê là nhà văn Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng văn học quốc tế mangtên văn hào Byeong–ju Lee Và Lê Minh Khuê cũng đã có các tập truyện ngắnxuất bản bằng tiếng Anh, Italia, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc.
1.4 Nhìn chung về đóng góp của tác giả Lê Minh Khuê cho truyện ngắn Việt Nam đương đại
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lê Minh Khuê đã gặt hái không ítthành công và trở thành một trong những cây bút nữ hàng đầu của văn học ViệtNam Mặc dù đã sáng tác cả tiểu thuyết, nhưng thành tựu và đóng góp mà LêMinh Khuê đạt được chủ yếu ở thể loại truyện ngắn Trong số những nhà vănViệt Nam đương đại, Lê Minh Khuê là người đã sớm xác định cho mình mộtgiọng điệu nghệ thuật riêng, một phong cách độc đáo, đặc trưng Bà là nhà văn
có bút lực mạnh trong thể loại truyện ngắn nhờ một giọng điệu riêng Đó là mộtgiọng nữ đằm thắm nhưng tỉnh táo, trữ tình mà quyết liệt trước những vấn đềcủa cuộc sống
Hòa chung vào dòng chảy văn học Việt Nam trước năm 1975, Lê MinhKhuê tập trung xây dựng con người mang tầm vóc thời đại Đó là con người tậpthể, con người cộng đồng với phẩm chất cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng với tập truyện tiêu biểu Cao điểm mùa hạ.
Sau năm 1975, ngòi bút Lê Minh Khuê thực sự chuyển mình Nhà văn nỗlực, tìm tòi sáng tạo trong việc cách tân nghệ thuật, để rồi thoát ra khỏi lối mònquen thuộc, phá vỡ những quy phạm Từ con người tập thể, con người cộngđồng chuyển sang con người cá nhân, cá thể như một “nhân vị” độc lập đượcxem xét từ nhiều phía, nhiều tọa độ Nhà văn luôn đặt con người trong hoàncảnh bộn bề, phức tạp của cuộc sống hiện đại và nhận ra con người không cònphi thường, có sức mạnh chiến thắng mọi hoàn cảnh như trước đây nữa Conngười có thể cũng nhỏ bé, cũng tầm thường, thậm chí quá tầm thường trước sựthay đổi nghiệt ngã của hoàn cảnh
Lê Minh Khuê luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm, sứ mệnh của nhà văn
Trang 21trước cuộc đời, đất nước và con người Mỗi khi cầm bút, Lê Minh Khuê rất cẩntrọng vì với nữ văn sĩ văn chương là những gì rung động nhất mà bà muốn gửigắm cho bạn đọc Lê Minh Khuê cảm thấy hạnh phúc vì được sống và viết, viếtvới tất cả bút lực để nói lên những tâm sự, những trăn trở của bản thân
Văn của Lê Minh Khuê mang vẻ đẹp của người phụ nữ tự tin vào nhansắc trời phú nên “không cần trang điểm nhiều” Nhưng giữa một vườn hoamuôn sắc của truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam, người đọc vẫn nhận ra một
Lê Minh Khuê sắc hương kín đáo và dịu dàng, đang hàng ngày dâng hiến vẻđẹp cuộc sống và vẻ đẹp nghệ thuật cho cuộc đời Vì vậy, lắng đọng sau mỗitrang sách là vẻ đẹp những trang đời với những cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng,thấm đẫm giá trị nhân văn về lẽ sống và tình người
Lê Minh Khuê thực sự yêu công việc sáng tạo của mình, nhà văn vừaxem nó là một nghề như bao nghề khác với thái độ lao động nghiêm túc, vừaxem nó như là một cách để yêu thương con người để làm đẹp cho cuộc đời LêMinh Khuê thật sự tạo nên một phong cách nghệ thuật của truyện ngắn đươngđại Việt Nam Nhà văn nhất quán quan niệm tả chân, tức nhà luôn nhìn thẳngvào hiện thực, xem hiện thực như một phương tiện để chuyển tải những suynghĩ, nhận thức của mình về cuộc sống và con người Thậm chí, những tácphẩm sáng tác theo cảm hứng nhìn nhận lại quá khứ, nhà văn cũng dựa trênquan điểm này
Lê Minh Khuê là một cây bút đầy bản lĩnh, đã có những đổi mới về bútpháp để thích ứng với thời đại Truyện ngắn Lê Minh Khuê có giọng điệu riêng,
đa thanh và phức điệu Trung thành và bền bỉ với thể loại truyện ngắn bằng sựnăng động, nhạy bén trong các góc nhìn, cách tiếp cận, phản ánh hiện thực và
nỗ lực cách tân nghệ thuật, Lê Minh Khuê đã có những đóng góp đáng kể đốivới sự phát triển của văn xuôi đương đại Việt Nam Trong nhiều cây bút nữđương đại, ta có thể dễ dàng nhận ra một Lê Minh Khuê sắc sảo, mặn mà bêncạnh Nguyễn Thị Thu Huệ già dặn, từng trải, Phan Thị Vàng Anh dí dỏm, thâmtrầm, Đỗ Bích Thủy mềm mại, quyết liệt
Trang 22Lê Minh Khuê vinh dự là nhà văn đầu tiên đoạt giải thưởng văn học quốc
tế mang tên văn hào Hàn Quốc – Byeong-Ju lần thứ nhất (tháng 4/2008) với tập
truyện ngắn The stars, the Earth, The River (Những ngôi sao, trái đất, dòng sông) Thông báo của hội đồng giải thưởng ngày 7.3.2008 đã nhấn mạnh: “Là
một nhà văn nữ hàng đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tácphẩm viết về các cô gái tham chiến trong cuộc chiến tranh giữ nước tác phẩmthời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình,những vấn đề sau khi thống nhất đất nước chuyển sang một xã hội tiêu thụ.Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trangnghiêm”
1.5 Giới thiệu sơ lược về tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa
Nhiệt đới gió mùa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh
Khuê Tác phẩm có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp văn học,góp phần to lớn trong việc khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của LêMinh Khuê Tác phẩm đã cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người cũngnhư cách nhìn, cách cảm của nhà văn về cuộc đời
Nhiệt đới gió mùa gồm 12 truyện ngắn mới nhất của Lê Minh Khuê, đều
với khuôn khổ “nhỏ xinh” nhưng lại phản ánh, bao trùm được những sự thật “dữ
dội và tàn khốc” trong chiến tranh (truyện Nhiệt đới gió mùa), hoặc những lát cắt “sắc lẻm và tinh tế” trong cuộc sống Cái tên Nhiệt đới gió mùa chính là để
chỉ Việt Nam, “dải đất mong manh hình chữ S, khí hậu quá khắc nghiệt nên đờingười nhiều bi kịch” như lời nhà văn Lê Minh Khuê đã nói
Dữ dội và tàn khốc, truyện Nhiệt đới gió mùa một lần nữa kéo ta về chiến
tranh và thời bao cấp Mối thù hận của hai người đàn bà quanh một người đànông, mối thù hận của hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến Nhưng trêncái khung nền tang thương ấy, chưa bao giờ hết ánh sáng của tình yêu thương,lòng bao dung và sự tha thứ Đó là những giá trị cao đẹp của cuộc sống
Truyện Nhiệt đới gió mùa thực sự có dung lượng của một truyện vừa,
thậm chí chứa đựng chất liệu của một tiểu thuyết, phản ánh một hiện thực rộng
Trang 23lớn với những sự thật “dữ dội và tàn khốc” trong chiến tranh Ngoài truyện
Nhiệt đới gió mùa, còn các truyện còn lại (Xe Camry ba chấm, Nước trong, Chuyện bếp núc, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình, Nghĩ ngợi quẩn quanh, Ngày còn dài, Sống chậm và Ráp Việt) đều có dung lượng
bình thường của truyện ngắn Các tác phẩm này thể hiện một bước ngoặt, mộttrường hay một tâm trạng nhân vật, phản ánh được những nhát cắt của hiện thực
và đời sống nhân vật Đó là những lát cắt “sắc lẻm và tinh tế” trong cuộc sốnghiện đại Không còn viết về chiến tranh nhưng các tác phẩm là sự nối dài những
dư chấn của chiến tranh, của bạo lực, của những chấn thương tâm lí còn tiếpdiễn trong cuộc sống hiện đại
Nhiệt đới gió mùa là tập truyện ngắn đặc sắc, phê phán sự tha hóa của xã
hội và con người với nhiều biểu hiện khác nhau Lê Minh Khuê đi sâu mổ xẻmặt trái xã hội với những biểu hiện tiêu cực con người Tác giả nhìn thấy nhữngxói mòn trong đời sống tinh thần của từng cá nhân trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể Đặt con người vào hoàn cảnh bộn bề, phức tạp của cuộc sống, Lê MinhKhuê nhận ra con người không chỉ phi thường, có sức mạnh chiến thắng mọihoàn cảnh, mà trở nên nhỏ bé, bình thường, thậm chí tầm thường trước sựnghiệt ngã của hoàn cảnh sống
Trong tập truyện Nhiệt đới gió mùa, nhà văn ngợi ca vẻ đẹp của con
người Đó là con người mang vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng, giàu tình yêuthương; con người vượt lên hoàn cảnh để tỏa sáng Đó còn là tinh thần đấutranh bất diệt, anh dũng của những chiến sỹ cộng sản, kết tinh cho vẻ đẹp ViệtNam
Ngoài ra, cảm hứng thế sự cũng là một trong những cảm hứng chủ đạocủa tập truyện Lê Minh Khuê nhận ra con người tồn tại với tư cách cá nhân, cáthể với những nỗi niềm, số phận riêng Con người nhỏ bé và thuộc vào những
trạng huống, hoàn cảnh cụ thể Với tập truyện Nhiệt đới gió mùa, tác giả dựng
lên những cảnh huống của đời thường, đang vận động từng ngày theo hơi thởcuộc sống cùng bao điều xấu xa, ích kỷ, nhỏ nhen của con người Nhà văn cũng
Trang 24nói nhiều đến lối hành xử côn đồ, tàn nhẫn giữa con người với con người trongđời sống hiện đại.
Nhiệt đới gió mùa là tập truyện ngắn thể hiện rõ nét phong cách của Lê
Minh Khuê Vẫn là một giọng điệu riêng, một giọng nữ đằm thắm, trữ tình
nhưng tỉnh táo, quyết liệt trước những vấn đề của cuộc sống Với Nhiệt đới gió mùa, Lê Minh Khuê đã nhìn trực diện về nhiều vấn đề gay cấn, khuấy lên sự
không yên ổn trong tâm hồn mỗi con người mà thường ngày họ dường như quenvới việc quá yên ổn Và đó là điều cần thiết để người ta nhìn nhận lại cuộc sốngđúng bản chất, để sống nhân văn hơn
1.6 Tiểu kết chương 1
Lê Minh Khuê là cây truyện ngắn xuất sắc trong nền văn học Việt Namđương đại Từ những trải nghiệm thực tế, nhà văn đã tạo nên những tác phẩmsâu sắc, thể hiện trách nhiệm, cái nhìn, sự sáng tạo không ngừng của người cầmbút Các tác phẩm cho thấy sự chín muồi về nghệ thuật của Lê Minh Khuê Vớimột phong cách riêng, hết sức độc đáo, Lê Minh Khuê đã có những đóng gópquan trọng vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Nhiệt đới gió mùa là tập truyện ngắn kết tinh tài năng, phong cách của Lê
Minh Khuê Theo nhà văn, mỗi con người đều có mặt tốt xấu, thiện ác, bóng tối
ánh sáng cùng tồn tại và đấu tranh để tồn tại Trong Nhiệt đới gió mùa, Lê Minh
Khuê một mặt nhận ra những biểu hiện cao đẹp của tâm hồn con người, mặtkhác cũng không ngần ngại vạch trần mọi toan tính và cái ác Nhà văn trăn trở,
ái ngại về sự hoành hành của cái ác, của lối sống thực dụng, phi đạo đức, phinhân tính trong cuộc sống hiện đại Nhà văn viết về cái ác một cách riết róngvới khát khao đẩy lùi và diệt trừ nó Lê Minh Khuê viết: “Cái ác như nấm độc,như cỏ dại đang hủy hoại cộng đồng, báo hiệu sự suy kiệt khủng khiếp về vănhóa, báo hiệu mất trắng về đạo đức truyền thống của một dân tộc” Tác giảkhẳng định lập trường của mình: “Viết về cái ác cũng là một cách thức tỉnhnhân tính” Tuyên ngôn ấy thể hiện lương tâm, trách nhiệm sâu sắc của ngườicầm bút
Trang 25Chương 2
NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA NHÌN TỪ DUNG LƯỢNG, ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG
2.1 Dung lượng của các truyện ngắn trong Nhiệt đới gió mùa
2.1.1 Khái niệm dung lượng tác phẩm
Dung lượng là khả năng ông trùm bao quát hiện thực, là sức chứa chấtliệu đời sống, dung lượng được hiểu theo nghĩa khả năng của nội dung phản ánhhiện thực của thể loại
Có thể đối sánh dung lượng truyện ngắn với dung lượng tiểu thuyết Tiểuthuyết có khả năng miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển, với một cấutrúc phức tạp, với nhiều số phận, tình cách, trong khi đó truyện ngắn chỉ thểhiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật Tính cáchtrong truyện ngắn được làm sáng rõ tại một thời điểm Sở dĩ vậy là vì truyệnngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, dung lượng nhỏ nên khả năng phản ánh hẹp hơn.Trong khi đó, tiểu thuyết là hình thức tự sự có dung lượng lớn, do vậy khả năngphản ánh của tiểu thuyết rộng lớn hơn
Truyện ngắn là thể loại văn học thích ứng với những biến động của xãhội Với dung lượng nhỏ, hình thức nén gọn, truyện ngắn đương đại có thể lenlỏi, thâm nhập vào từng ngóc ngách của cuộc sống Đặc biệt, nó luôn nhìn cuộcsống ở thì hiện tại, nghĩa là không ngừng vận động, biến đổi, kịp thời nắm bắt
và phản ánh chính xác bức tranh muôn mặt của đời sống, đáp ứng được tâm lí,thị hiếu của độc giả
Với đặc điểm về dung lượng, truyện ngắn đương đại xoáy vào chiều sâuchứ không mở ra chiều rộng Theo đó, chi tiết truyện ngắn cũng rất cô đúc, lốihành văn mang nhiều ẩn ý, tạo nên cho tác phẩm những chiều sâu chưa đượcnói hết, luôn khiến độc giả phải băn khoăn, suy ngẫm khôn nguôi
2.1.2 Dung lượng các truyện ngắn trong Nhiệt đới gió mùa
Trong 12 truyện của tập Nhiệt đới gió mùa, ngoại trừ tác phẩm được sắp
Trang 26xếp đầu tiên trong tập truyện là Nhiệt đới gió mùa, còn các truyện còn lại đều có
dung lượng bình thường của truyện ngắn Các tác phẩm này thể hiện một bướcngoặt, một trường hay một tâm trạng nhân vật, phản ánh được những nhát cắtcủa hiện thực và đời sống nhân vật Đó là những lát cắt “sắc lẻm và tinh tế”trong cuộc sống hiện đại
Truyện Nhiệt đới gió mùa (chiếm 94/254 trang trong tổng số 12 truyện)
thực sự có dung lượng của một truyện vừa, thậm chí chứa đựng chất liệu củamột tiểu thuyết, phản ánh một hiện thực rộng lớn với những sự thật “dữ dội vàtàn khốc” trong chiến tranh
Truyện Nhiệt đới gió mùa có chất liệu của một cuốn tiểu thuyết được dồn
nén lại Tác giả ghi thể loại của tác phẩm là “truyện” Nó là một tác phẩm viết
về chiến tranh theo cách riêng của nhà văn, viết “thẳng vào tim đen” mọichuyện - gạt bỏ hết thảy mọi sự vẽ vời, đắp điếm - chỉ tập trung tối đa khoét sâuvào những “vết thương chiến tranh” khó bề chữa trị đối với những con ngườihoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sự kiện bi hùng này Chiến tranh cóthể làm cho con người trở nên anh hùng hơn, nhưng cũng chính chiến tranh cóthể làm cho con người trở nên xấu xa hơn Đó là hai mặt biện chứng của chiếntranh mà lâu nay người ta vô tình hay cố ý chỉ nói về một mặt của nó
Những nhà văn có tài thường sáng tạo nên những truyện ngắn mang mộtnội lực lớn, nghĩa là triển khai nó ra thì truyện ngắn đó có thể trở nên một cuốntiểu thuyết Có thể kể đến một số trường hợp như: A.Sêkhốp, Nguyễn MinhChâu, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn mang mầm mống của mộtthiên tiểu thuyết là truyện ngắn có một dung lượng được gom, nén vào những
chi tiết, tình huống, sự kiện Truyện Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Người đàn bà trên chiếc tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu là một kiểu viết như vậy Hay những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như: Tướng về hưu, Không có vua, Kiếm sắc, Những bài học nông thôn… cũng mang một dung lượng không bình thường chút nào Và Lê Minh Khuê với Nhiệt đới gió mùa
cũng đã tạo nên một hiện tượng như thế
Trang 27Ngoài truyện vừa Nhiệt đới gió mùa, 11 truyện ngắn khác mang dáng dấp
khác nhau, nhưng là lát cắt sắc lẹm, tinh tế về cuộc sống thời hiện đại Khôngcòn viết về chiến tranh nhưng các tác phẩm là sự nối dài những dư chấn củachiến tranh, của bạo lực, của những chấn thương tâm lí còn tiếp diễn trong cuộcsống hiện đại Với dung lượng ngắn, Lê Minh Khuê đã khéo léo lực chọn vàđưa vào tác phẩm của mình những chi tiết cô đọng, những tình huống ấn tượng,bao hàm trong đó nhiều ý nghĩa sâu xa Nhà văn đã tái hiện cuộc sống hiện đạivới nhiều dồn nén, nhiều bức bối, một cuộc sống mà công bình và an nhiên cơ
hồ trở thành những ngôi sao xa xôi hơn bao giờ hết
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong bài Nhiệt đới gió mùa và nhiệt hứng văn chương đã nhận định: “Đọc tập truyện Nhiệt đới gió mùa một lần nữa
độc giả chứng kiến sự uyển chuyển của ngòi bút Lê Minh Khuê từ cái “nhìn xa”đến cái “nhìn gần” cuộc sống và con người thời đại Tôi cứ hình dung ngòi bútcủa nhà văn giống như một cái kính hiển vi với độ phóng cực đại không chỉ
trong cái truyện làm nòng cốt là Nhiệt đới gió mùa mà cả trong 11 truyện còn lại
trong tập Cái nhìn rất gần đã giúp nhà văn phát hiện ra “Cuộc đời có những
phút thật xốn xang” trong truyện ngắn Một mình Đó là những “chốc lát” độc sáng trong cuộc đời mỗi người Trong truyện Carmy ba chấm có nhân vật
Tuyền rất ngộ, khi cuộc sống hiện đại tràn ngập lãnh thổ với đủ thứ nhũngnhiễu, tai ương nhưng anh ta vẫn cứ một tính… Nếu nhân vật Tuyền có cái nhìntạo vật thiên nhiên như cái “mắt kính hiển vi” là vì người sinh hạ ra nó, tức nhàvăn, tất cũng phải có cái nhìn của Tôn Hành Giả!”
“Viết Nhiệt đới gió mùa, Lê Minh Khuê nghiêng về sử dụng một lối văn
có “tông” mạnh, nhiều khi gây sốc cho những ai yếu bóng vía hoặc giả chưaquen với sự thật vốn bao giờ cũng như “thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng”.Đây là cảnh “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt” khi Phong có cơ hội trả thùHiếu tàn độc, dù họ là anh em cùng cha khác mẹ Một cuộc trả thù đẫm máugiữa những người con của cùng một cha Những cuộc trả thù làm cho cuộc đờicon người ta ngắn lại và là mảnh đất màu mỡ cho cái ác, cái xấu nở rộ Câu
Trang 28chuyện đau lòng trên được kể lại một cách khách quan “lạnh lùng”, có vẻ như
“tàn nhẫn” Nhưng biết đâu nhà văn đã lén lau những giọt nước mắt khi viết nhưthế?! Tôi tin là trái tim nhà văn đã bị bóp nghẹt trong khi cố gắng bình tĩnh để
kể lại với độc giả một trong nhiều câu chuyện chiến tranh đang bị thời gian vàthói vô tình của con người lãng quên Đó là những “bi kịch nhỏ” mà nhà văn LêMinh Khuê muốn kể lại với mọi người” – Bùi Việt Thắng đã nhận xét như vậy
trong bài Nhiệt đới gió mùa và nhiệt hứng văn chương.
2.2 Đề tài của tập Nhiệt đới gió mùa
2.2.1 Khái niệm đề tài
Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương tiện nộidung của tác phẩm văn học Đọc bất cứ tác phẩm nào, chúng ta cũng bắt gặpnhững người, những cảnh và tâm tình cụ thể, sinh động Đó là các hiện tượngthể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm Tính chất của phạm vi miêu tảtrực tiếp trong tác phẩm có thể hết sức đa dạng Nhưng mục đích của văn họckhông bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống haycủa tưởng tượng Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu
tả trực tiếp các hiện tượng đời sống trong tác phẩm để khái quát lên một phạm
vi hiện thực nhất định, có ý nghĩa khái quát sâu rộng hơn
Đề tài làm cho hiện tượng đời sống trong tác phẩm không còn là hiệntượng đời sống nữa, mà trở thành tượng trưng, kí hiệu, trở thành hình tượng.Tuy nhiên, từ hiện tượng nghệ thuật sinh động mà nhận ra loại người và hìnhthái cuộc sống được phản ảnh trong tác phẩm
Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau.Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội,nhân vật với tính cách và số phận, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó Dovậy, cần đi sâu vào phương diện bên trong của đề tài
Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung với một mảnh đời sốngnhất định của thực tại Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượngnhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm, bởi vì đối
Trang 29tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm.
Tác phẩm văn học thường không chỉ có một mà nhiều đề tài Thực chấtcủa đề tài là một khái niệm về loại hình của hiện tượng đời sống được miêu tả
Có bao nhiêu hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài Khái niệm loại hình đềtài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách mà còn gắn liền vớiloại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sốngtinh thần một thời, hoặc trong một giới hạn nào đó
Tóm lại, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát thành những chủ đề và xâydựng những hình tượng, những tính cách điển hình Tuy nhiên, có nhiều trườnghợp đề tài, chủ đề hòa quyện với nhau không tách được, như một số tác phẩmngụ ngôn, truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình… Người tiếp nhận có thể đithẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ thể, tư tưởng của tác phẩm
2.2.2 Đề tài của các truyện trong tập Nhiệt đới gió mùa
11/12 truyện trong tập Nhiệt đới gió mùa viết về cuộc sống của người
Việt Nam từ sau 1975 Đó là giai đoạn đất nước hòa bình và bước đầu công
nghiệp hóa gồm các truyện: Xe Camry ba chấm, Nước trong, Chuyện bếp núc, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình, Nghĩ ngợi quẩn quanh, Ngày còn dài, Sống chậm và Ráp Việt Mỗi tác phẩm là một lát cắt sinh động về
cuộc sống, thể hiện cái nhìn muôn màu, sâu sắc của nhà văn trước con người và
sự chuyển động của cuộc đời
Xe Camry ba chấm là truyện ngắn viết về thời kỳ bước đầu của công
nghiệp hóa Tác phẩm nói đến sự biến đổi của xã hội, con người trong thời kỳbước vào công nghiệp hóa với các dự án đầu tư mở rộng Nó tạo ra bộ mặt kháccho làng quê Việt Nam song cũng là nguyên nhân gây nên không ít tiêu cựctrong đời sống xã hội, tác động đến lối sống của người Việt một thời
Tác phẩm nói về thân phận bọn trẻ như thằng Tuyền, con Cát ở một làngquê có cái tên lạ hoắc – làng Ngẳng Làng Ngẳng một thời êm đềm nay bỗngxáo trộn vì dân làng Ngẳng phải nhường đất cho tỉnh mở một khu du lịch nướcnóng, cũng như mở một nhà máy nước khoáng đóng chai xuất khẩu Cũng từ đó
Trang 30nhiều sóng gió xảy ra
Con Cát quê mùa, thơ ngây bỗng dưng cũng thay đổi đến bất ngờ khi lênphố Và thằng Tuyền cũng vậy, nó lạc lõng, cô đơn giữa dòng người Tất cả đãthay đổi, đó là sự thật chua xót cho tiến trình công nghiệp hóa: “Mấy năm trước
đi làm ăn qua thành phố nó còn nhỏ còn thấp bằng cái cối mà không thấy mìnhnhỏ như bây giờ Những tòa nhà giờ đây uy nghi như muốn chọc vào mây Lốcnhốc trên các ô cửa kia những con người sang trọng đi xe nhiều chấm muốn làm
gì cũng xong vì tiền lót đường vô thiên lủng Mảnh đất hẻo lánh của làng nócũng bất chợt rơi vào vòng tính toán sắc như dao của cái nệm mút mà gã cóchiếc Camry ba chấm vẫn xài Cái nệm mút lạnh như băng mặc váy may từnước Ý xách cái túi năm ngàn rưởi đô nói giọng bùn đất Chỉ cần cái váy lướtqua, vườn cây của Tuyền đi tong Tuyền không thể ngồi nhìn mầm cây và giờ bơ
vơ phố xá thấy mình bé bằng hạt bụi Cái quý giá nhất của nó cũng đang bị đưa
ra làm vật thế chấp
Tuyền lững thững Tủi thân Đi như kẻ bị bỏ rơi dọc tòa nhà Bóng tòanhà đè xuống khu phố kéo dài Dường như gió cũng không có chỗ nương thân”[21,tr.117-118]
Với cách viết nhẹ nhàng, truyện Nước trong kể về nghị lực của những
người con miền núi trong thời kỳ mới Nghị lực của những gia đình dù nghèokhó song quyết không để con thất học, nghị lực của giới trẻ quyết vượt qua hoàncảnh để chiếm lĩnh tri thức, vượt qua cám dỗ của đời sống thị thành để giữ tâmhồn luôn thanh sạch Bảo và Thanh theo đuổi ước mơ đến giảng đường đại học,hai chị em đã xin làm phụ bàn cho quán ăn sinh viên lấy tiền trang trải họchành Cuộc sống nhiều cạm bẫy, trong khi nhiều đứa con gái thôn quê ra thànhthị tập tễnh làm người thành phố, thì chị em Bảo quyết sống bằng nghị lực, ýchí của mình, bất chấp khó khăn, gian khổ
Truyện Chuyện bếp núc kể về sự ám ảnh của thiếu phụ tuổi hai lăm về
người em chồng giống y hệt chồng từ khi chuyển về ở cùng nhà Chính người
em chồng hay xoi mói, càu nhàu, lén lút đã ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng
Trang 31người thiếu phụ Tác giả đã nói đến sự bất lực, xấu xa của những người đàn ôngbất tài vô dụng, chẳng thể làm nên trò trống gì trong xã hội.
Truyện Trên đường đê - câu chuyện xoay quanh đôi bạn xóm trại học
cùng trường cấp ba huyện là Tẹo và Tí Tẹo là cô bé đẹp người đẹp nết, họcgiỏi, vô tư, trong sáng nên luôn bị Tí ghen tỵ và tìm mọi chiêu trò lừa lọc Songcuối cùng cô bé thánh thiện ấy vẫn khiến những người ghen ghét cô phải thánphục bằng tấm lòng trong sáng, chân thành Với tác phẩm này, Lê Minh Khuênói về sự ích kỷ, đố kỵ của con người Đó là sự ghen ghét, dè bỉu trước vẻ đẹp,
sự giỏi giang của người khác và tìm mọi cách để phá hoại Song, nhà văn LêMinh Khuê cũng luôn đặt niềm tin vào con người và cuộc sống khi sự đố kỵđược hóa giải: người xấu cuối cùng nhận ra lỗi lầm và người tốt luôn được bảo
vệ, hạnh phúc
Truyện Đồ cũ kể về ông Phong – con người sống qua thời kỳ chiến tranh
bom đạn và trong thời bình Ông luôn gìn giữ, trân trọng quá khứ qua hình ảnhchiếc xe đạp luôn mang theo bên mình Dù mọi người xung quanh xem ông dởhơi khi theo đuổi mãi một thứ đồ cũ kỹ nhưng đó là tấm lòng luôn hướng về quákhứ, trân trọng quá khứ và nâng niu những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống
Truyện Đồ cũ khiến độc giả xúc động bởi sự thủy chung của con người,
luôn hoài niệm, nhớ về kỷ niệm chiến tranh, trong gian khó và lấy nó làm độnglực để sống tốt trong thời bình Câu chuyện giản dị, mộc mạc nhưng nhắc nhởchúng ta không được quên quá khứ bởi chính quá khứ vàng son mới làm nênbình minh của thời đại
Truyện Lãng mạn nửa mùa là tác phẩm khắc họa chân dung, tính cách
của một gã trai giàu có, cao ngạo và đó cũng là tính cách của một bộ phận ngườitrong thời hiện đại Chính lòng tự cao tự đại, khinh đời khinh người đã giết chếttâm hồn gã, để cuối cùng cũng phải quỳ xin sự ban ơn, tha thứ của người khác
“Từ lâu gã tạo khoảng cách xa vời Từ lâu tự phong mình của độc của lạkhông ai dám chơi trèo làm thân”, nhưng trong một chuyến picnic, gã trai tựmãn cũng bị vẻ đẹp cô gái hút hồn Thế rồi, mọi chuyến đến rất tự nhiên, hai
Trang 32người quan hệ yêu đương mặn mà Khi biết lai lịch, khinh thường xuất thân của
cô gái, gã quay phắt, bỏ rơi cô trong khi cô phát hiện mình có thai Trong mộtlần tai nạn thoát chết, nằm trong bệnh viện gã nghe một ông già phán “số cậuchưa tận đâu, có người đỡ đấy Cái người này chưa ra đâu đấy, nhưng mạnh lắmkhông có nó cậu không xuôi đâu” Ra viện, gã tìm mọi cách để gặp cô gáinhưng đáp lại chỉ là cái nhìn dửng dưng, vô cảm… Câu chuyện lên án những kẻcao ngạo, coi thường người khác, dám làm nhưng không dám chịu trách nhiệmtrước cuộc đời
Một mình là truyện ngắn nói về tình yêu thương của người cha dành cho
con và sự bồng bột, ích kỷ của con cái đối với cha mẹ, khi muốn giữ trọn họ bênmình mà không chia sẻ với ai khác Nhưng rồi người con cũng nhận ra và chínhtình yêu đã là sức mạnh để mỉm cười với hạnh phúc mới của người cha, người
Tuy nhiên, khi biết hoàn cảnh của người bố sắp lấy làm vợ, Dư phản ứng,không chấp nhận Trong một chuyến công tác chứng kiến đồng nghiệp bị tainạn, sống chết trong gang tấc, cô nhận ra “khoảng khắc sống của con ngườimong manh dễ vụn nát biết bao Chính sự trải nghiệm đó, Dư nghĩ đến bố mình
và đồng ý mỉm cười với hạnh phúc mới của người “Bố ơi có lẽ con không căngthẳng với cô Hồi với bố nữa Chờ con về bố nhé”
Trong truyện Nghĩ ngợi quẩn quanh đề cập sự bất công của xã hội và sự
bất lực của con người, nhất là những người nghèo Câu chuyện xoay quanh cái
Trang 33chết của mẹ vă hai người em trai Hộ do Tùng - một tín ăn chơi trâc tang connhă giău gđy ra Với tội âc tăy trời, Tùng bị tòa kết ân tử hình, nhưng thật trớtríu hắn không chết mă lại sống sung sướng, nhởn nhơ bín xứ người nhờ nhữngđồng tiền dơ bẩn của cha Cha con Hộ biết sự thật kẻ sât thủ người thđn mìnhvẫn còn sống song cũng đănh bất lực, cam chịu trước sự hỗn loạn của dòng đời.
Truyện Ngăy còn dăi viết về tình yíu thương, sự xấu xa, ích kỷ của con
người vă hy vọng văo cuộc sống Cđu chuyện kể về ông Bản – một đời chămsóc, lo lắng cho thằng Vị - đứa con nuôi mă ông hết mực yíu thương Ông nuôi
Vị văo học khoa tư tưởng của một trường đại học rồi sang Đức lăm ăn Lúc năo,ông cũng khoe vă tự hăo về đứa con của mình Dù nghỉo nhưng thương con văgiữ lời hứa với con, ông không nỡ bân đất bân nhă
Tuy vậy, đứa con nuôi lại đối xử với ông vô cùng tồi tệ Bằng chứng lẵng Bản ốm nằm liệt giường, duy chỉ có hai anh em Thụy vă Tứ - hăng xómông Bản qua lại chăm sóc, hỏi han, trong khi đứa con nuôi mă ông một mực yíuthương tuy đê về nước cả năm trời, song không hề đếm xỉa, nhòm ngó Vị ởthănh phố, chực chờ cha chết để về lấy đất Đm mưu đó bị bại lộ khi Tứ - emtrai Thụy theo dõi, rình bắt bắt thằng con nuôi của ông về gặp ông Trước sựthật đau xót, ông Bản tức giận vă đuổi đứa con nuôi đó đi
Tuy nhiín tình thương con vẫn còn, ông lấy lại niềm tin văo cuộc sống:
“Ông nhìn anh em Thụy, gật đầu chăo họ khi hai anh em từ nhă đi ra nhìn ôngnhư kiểm tra sức khỏe ông Ông sảng khoâi ra mặt vì nhă cửa sạch sẽ vì thằng
Vị sẽ về nay mai Thôi thì … nó vẫn lă con Lăm sao chối bỏ được Có nhữngthằng như nó nhưng lại có những thằng như Thụy như Tứ…
Có thế người ta mới sống được ngăy của ông xem vậy mă sẽ còn dăi…”[21,tr.220]
Truyện Sống chậm của Lí Minh Khuí viết về sự tha hóa, biến chất của
những con người một thời lă người hùng trong lịch sử Đó lă những người línhbất chấp câi chết, xung phong ra trận chiến đấu, giâp mặt một mất một còn với
kẻ thù để bảo vệ tổ quốc, nhđn dđn Song, khi trở về thời bình lao văo cuộc
Trang 34chiến kinh tế thì họ lại đầu hàng vô điều kiện, bằng mọi thủ đoạn tinh vi, xảoquyệt để rút tiền nhà nước, tiếp tay cho tội phạm để phá hoại đất nước… Nếuchiến tranh họ là những người bảo vệ đất nước thì trong thời bình họ lại đangtay phá hoại đất nước
Tác phẩm kể về sự gặp gỡ bất ngờ giữa Tường và người phụ nữ thế hệ5X tên Vân trong trại cải tạo khi hai người cùng vào thăm người thân phạm tội.Trên chuyến xe từ trại cải tạo trở về hai người ngồi cùng nhau, cùng sống chậmnhững giây phút bình yên của quá khứ, đối lập với sự xô bồ, hối hả, vội vã “mì
ăn liền” của cuộc sống và con người hiện tại Rồi chính sự đồng cảm đó, Tường
và bà Vân đã kể cho nhau nghe về cái giá mà những người thân của mình phảitrả cho những việc làm phi đạo đức, dù trước đây họ là những người anh hùngchống giặc ngoại xâm cứu nước
Bố của Tường thời chiến tranh là chiến sỹ “ông bắn B40 cự phách đượctuyên dương dũng sỹ”, tâm hồn trong sáng, ngây thơ, không vụ lợi, tất cả vìcộng đồng, dân tộc Hòa bình lập lại, cuộc đời ông bước sang trang khác khi làsếp lớn nổi tiếng với lối sống xa hoa, thực dụng, ngạo đời Lãng quên quá khứ,bất chấp luật pháp, coi rẻ tính mạng con người, thiếu trách nhiệm trong côngviệc, làm đổ một cái nhà, gây thiệt hại cho nhân dân
Nghĩa là đồng đội của Vân năm xưa, là lính tên lửa với những chiến tíchhào hùng nhưng trở về cuộc sống hòa bình, anh ta không thắng nổi những cám
dỗ của danh lợi, vật chất của đồng tiền và tìm mọi cách để ăn cắp tài sản nhànước bằng sự dối trá, lừa lọc
Truyện Ráp Việt viết về những quan lại đứng đầu lại những kẻ vô học,
chạy chọt và thích nịnh bợ, có lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí dù cho ngườidân còn nghèo khó, chật vật Tác phẩm xoay quanh cuộc thi kể chuyện anhhùng với sự bịa đặt, xuyên tạc như một trò hề trên sân khấu và đó cũng là mộttrò hề lố bịch giữa cuộc đời Cha con Lan Hương thuộc thành phần bình dânnhưng nhờ sự lươn lẹo, luồn lách, cơ hội và thói nịnh bợ đã vươn lên hàng lãnhđạo, có tiền, có quyền và làm bao việc phi pháp Bố Lan Hương là “một thợ cắt
Trang 35tóc vốn cựu binh chiến tranh biên giới”, song đã trở thành người có địa vị quantrọng bằng mánh khóe tráo trở Tiền là thứ mà ông ta tôn thờ và bất chấp mọithủ đoạn để thật nhiều tiền mặc cho cái việc ông ta khởi xướng là dở hơi Cónhững kẻ làm lãnh đạo không phản đối mà còn cổ xúy cho những chiêu trò củahắn
Lan Hương là con gái cưng của thợ cắt tóc, dốt nát nhưng lại bước vàođời bằng mọi thủ đoạn, thậm chí lấy thân xác để mua đạt vinh hoa, quyền lực.Muốn được gia nhập vào giới chính trị, Lan Hương đăng ký kể chuyện anhhùng quê hương với sự xuyên tạc, bịa đặt lịch sử, với sự lố bịch, phi lí và hàihước, song vẫn đạt giải nhất và được nhắm làm cán bộ nguồn bằng mỹ nhân kế.Tính hám trai đã đẩy ả đến cái chết dễ dàng với sự trả thù của Cảnh – cháu nộicủa nhân vật anh hùng trong câu chuyện xuyên tạc mà Lan Hương kể Cái chếtcủa Lan Hương cũng là sự trừng phạt thích đáng
Nhiệt đới gió mùa là truyện ngắn duy nhất trong tập viết về chiến tranh.
Truyện này trực tiếp viết về chiến tranh ở miền Nam nhưng đời sống hậuphương sau chiến tranh được xen vào rất nhiều
Với một cái nhìn trực diện, nhà văn Lê Minh Khuê đã nhìn chiến tranh
qua đau thương mà nó gây ra cho một gia đình Nhiệt đới gió mùa viết về bi
kịch trong gia đình ông Cơ có vợ cả tên Hân và vợ lẽ tên Việt Hân có cậu contrai tên Hiếu và Việt có cậu con trai tên Phong Mối ghen tuông, thù hận giữahai người đàn bà dẫn tới một lần cãi vã, người vợ lẽ bị … Bị chiếc đinh cắm vàomột bên mắt, người vợ lẽ vĩnh viễn mất đi con mắt Sau tai nạn, cảm thấy bị ghẻlạnh, hắt hủi, hai mẹ con Việt bỏ vào Sài Gòn Một thời gian sau, Hiếu con mẹHân trở thành một chiến sỹ cộng sản, còn Phong con mẹ Việt lại là sỹ quan caocấp trong hàng ngũ bên kia Hai anh em gặp nhau khi đối đầu giữa hai chiếntuyến, trong tình cảnh người anh là Hiếu bị bắt và chiến tranh là cơ hội để người
em – Phong đòi “món nợ” năm xưa cho mẹ bằng cách móc một con mắt củangười anh
Truyện Nhiệt đới gió mùa viết về chiến tranh với những đau thương, tàn
Trang 36khốc qua bi kịch, sự hận thù trong gia đình ông Cơ Nhà văn cho người đọc thấycuộc chiến ngay trong một gia đình, giữa những con người chung huyết thống,chiến tuyến rạch đôi tại đây và người ta nhìn nhau qua con mắt nhuốm màu máucũng ở đây Nhà văn đã nhìn thấu bản chất của chiến tranh, đi xuyên qua cuộcchiến mà bi kịch để lại trong mỗi gia đình, mỗi con người, điều mà trước đây rất
ít nhà văn đề cập tới
Điều đặc biệt là trong tác phẩm là nhà văn không nói chuyện hận thù đểxới lại hận thù hay khuyến khích con người ta sống với nó Kết thúc chiến tranh,Hiếu trả thù Phong bằng cách đày Phong lên vùng núi cao khắc nghiệt trongsuốt 6 năm Tuy nhiên, người ta không thể trả thù nhau mãi Cuối tác phẩm, LêMinh Khuê giải quyết câu chuyện theo hướng hòa giải Khi nhận ra rằng, cuộcđời còn nhiều bi kịch hơn thế, đau đớn hơn thế, họ tha thứ cho nhau Đằng saunhững con chữ sắc lạnh của Lê Minh Khuê là một tâm hồn, một tấm lòng baodung, hồn hậu, đặt niềm tin vào con người
2.3 Cảm hứng chủ đạo
2.3.1 Khái niệm cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốttác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhấtđịnh, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm
Bê-lin-xki coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo
ra những tác phẩm đích thực, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với
tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọngnhiệt thành”
Thuật ngữ cảm hứng chủ đạo lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình say sưa diễnthuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ Về sau lí luận văn họcxem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái
độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả Theo nghĩa này, cảmhứng chủ đạo thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm Đây
là cái mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc
Trang 37thế giới quan của mình trong tác phẩm.
Trong nghiên cứu văn học hiện đại, có người phân loại cảm hứng chủ đạothành bi kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thương, lãng mạn, trữ tình, trào lộng,châm biếm Có thể gọi tắt những cảm hứng chủ đạo là “cảm hứng” Ví dụ: cảmhứng anh hùng, cảm hứng trào lộng,… nhưng cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm
cụ thể là một hiện tượng độc đáo không lặp lại, gắn với tình cảm của tác giả
2.3.2 Cảm hứng chủ đạo của tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa
2.3.2.1 Cảm hứng phê phán trong Nhiệt đới gió mùa
2.3.2.1.1 Phê phán sự tha hóa do chiến tranh, đấu tranh ý thức hệ
Chiến tranh, Lê Minh Khuê tham gia thanh niên xung phong và là phóngviên chiến trường Nhà văn có mặt ở nhiều điểm nóng nhất của cuộc chiến,chứng kiến những gì khốc liệt nhất, đau xót nhất của chiến tranh Đó là cơ sởcho những tác phẩm của tác giả viết về chiến tranh Nhà văn đã phản ánh sinhđộng, chân thực những lát cắt chiến tranh Chiến tranh bao giờ cũng nghiệt ngã,
đau thương Trong Nhiệt đới gió mùa, với ngòi bút sắc sảo, Lê Minh Khuê đã
lột tả bi kịch chiến tranh
Phong và Hiếu là con ông Cơ – “dạy toán ở trường kiến trúc Hà Đông”,thuộc “dòng họ ở xứ Kinh Bắc nhiều khoa bảng thời sau này toàn giỏi toán giỏilý” Hai anh em cùng cha khác mẹ: “Hiếu tám tuổi nắm tay mẹ Hân” – “vợchính thức dâu trưởng quan Tuần Phủ cưới đầu năm Ất Dậu khi phủ của cụTuần vẫn sầm uất chưa có dấu hiệu tai ương”, còn “Phong bảy tuổi nắm tay mẹViệt” – người phụ nữ mà ông Cơ quen “trong tiệc trà của một người bạn khinàng hát “Thiên thai” mắt rưng lệ” và từ đó “hai người đã không thể rời nhau”.Cuộc đánh ghen giữa mẹ Hiếu và mẹ Phong: “Hân xông vào cố giữ vẻ đoantrang nhung trước sự dối lừa ai có thể đoan trang lịch sự… Hân to tiếng ápngười đàn bà kia vào tường Việt không lùi được nữa bước ra và vấp vào sợidây Việt ngã sấp mặt đập vào thanh gỗ đầy đinh… Một mắt Việt chọc thẳng vàođinh Việt ôm mặt kêu rú lên Phong chạy tới bàn tay bé nhỏ ôm cổ mẹ”[21,tr.19], cùng với sự lạnh nhạt của ông Cơ là ký ức luôn ám ảnh khiến Phong
Trang 38mang theo khát vọng trả thù cho mẹ Và nỗi thù hận trong gia đình đã khắc sâuthêm nỗi thù hận hai bên chiến tuyến Khi Phong và Hiếu gặp nhau trong cảnhtượng đầy trớ trêu: “Hiếu là đại đội trưởng tham chiến ở phía Nam Quảng Trịlính tiểu đoàn ba chủ lực”, còn “bên kia chiến hào Phong học Đại học Đại họcKhoa học Sài Gòn rồi đăng lính Rồi học thêm Thủ Đức trở thành sỹ quan làmviệc trong phủ đặc ủy tình báo trung ương của quân đội Việt Nam cộng hòa” là
cơ hội để Phong trả thù Phong đã để cho Pat – sỹ quan Mỹ lao vào móc mắtanh trai mình không thương tiếc “Hai thằng nhân viên lực lượng nhảy như conbáo về phía Hiếu đang ngồi, xô ngã cái ghế và một thằng ôm cứng vai anh thằngkia lấy con dao biệt kích nhọn hoắt làm một động tác thành thạo Ngửa đầuHiếu ra sau nó thọc mũi dao vào một bên mắt khoét một vòng rồi hất một cụcnhư hòn bi cùng với da với thịt dính theo xuống nền xi măng Hiếu chưa kịphiểu vì sao chúng cầm con dao nhọn về phía anh thì toàn thân anh như bị ném ở
độ rất cao xuống vì cơn đau của mũi dao đâm vào vùng mắt” Và người đọc cònrung rợn, ghê tởm hơn trước thái độ sau đó của Phong: “Thế là huề nhá, anhHiếu! Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi!
Phong nhặt cái cục thịt đẫm máu trong có con mắt của Hiếu cho vào túi nilông như giữ tang vật” [21,tr.46-47] Lê Minh Khuê đã không ngần ngại đưavào tác phẩm những chi tiết bạo lực, miêu tả tỉ mỉ cảnh “huynh đệ tương tàn”,
“nồi da nấu thịt”, cuộc trả thù đẫm máu giữa những người con trong gia đình
Viết truyện Nhiệt đới gió mùa, Lê Minh Khuê sử dụng lối văn có “tông”
mạnh, nhiều khi gây sốc cho người đọc Câu chuyện đau lòng được kể một cáchlạnh lùng, có vẻ như tàn nhẫn, song đằng sau mỗi câu chữ, nhà văn đang lén launước mắt Không xót xa sao được khi anh em cùng dòng máu sát phạt khi đứng
ở hai bên chiến tuyến Sự chia cắt từ một phía, thù hận gia đình đã khiến thù hậnQuốc gia trở nên sâu sắc Lê Minh Khuê viết: “Mỗi bên chỉ còn một con mắtnhìn nhau qua sự hận thù” Những câu văn lạnh lùng, tàn nhẫn, trúc trắc khiếnngười đọc cảm nhận tận cùng sự tàn khốc giữa người với người trong cuộcchiến, khi chính lòng hận thù chứ không phải điều gì khác khiến con người trở
Trang 39nên tàn ác với nhau Chiến tranh, khi đó chỉ là ngọn lửa bên ngoài làm cho lửahận thù bên trong mỗi con người bùng cháy dữ dội.
Trong truyện Nhiệt đới gió mùa, Lê Minh Khuê dựng lại những thước
phim quay chậm về chiến tranh, đặc biệt là trong nhà tù Việt Nam Cộng hòa –nơi “địa ngục trần gian” mà những người lính Cộng sản phải chịu tra tấn dãman, phi nhân tính Mỹ ngụy đã đào tạo hẳn một đội quân hùng hậu moi tinchiến sỹ Việt trong nhà giam Pat CIA – sỹ quan Mỹ là thằng chuyên thẩm vấn
tù binh để moi tin tức tình báo “Thằng này làm nhiều vụ dã man không thualính Đại Hàn Pat khai thác một tù binh nữ giao liên trong thành phố bằng cáchtrói cô này nằm ngửa trên cái bèn thiếc trên trần nhà mắc cái quạt trần Đàn bàcon gái nằm ngửa không quần áo đã là căng về tinh thần dù đó có là Cộng sảncũng không lì được cái vụ đó Pat cầm hai cái lông ngỗng vót nhọn đầu giơtrước mặt cô này: có nói không? Cô này lắc đầu Pat bảo thằng Đại Hàn nhânviên phòng thẩm vấn cắm vào một núm vú cô này Cô này hét to đến nỗi bọnĐại Hàn như bị điện giật lùi ra một chút nhưng Việt cộng gan to bằng trời mà,
cô này vẫn lắc khi Pat bảo cô này khai ra tên thật của nhân vật nào đó ThằngĐại hàn đứng bên kia bàn lại đâm lông ngỗng vào vú thứ hai Đó mới là màndạo đầu Gần cuối buổi chiều thằng Pat cho làm động tác điểm Cái quạt trêntrần quay nhè nhẹ mạnh lên rồi nhè nhẹ rồi rất mạnh gió phía trên xoáy hai cáilông ngỗng vào sâu đầu vú đàn bà Cô này không ngất được nữa đau quá khôngthể ngất toàn thân chống chọi mọi lỗ chân lông toát ra thứ nước trắng đục nhưsữa” [21,tr.12-13]
Chúng xem con người như thứ đồ chơi, điều khiển để đạt được mục đíchbất chấp tội ác: “Pat dùng mọi mánh khóe để moi tin không được phải dùngbiện pháp mạnh Pat dùng bọn sinh viên ngành y từ Mỹ sang cùng với hai gãĐại Hàn trói người đàn ong kia dùng cưa thường cưa chân của người này Mỗiống chân Pat cho cưa ba lần tổng cộng sáu lần cưa mà không moi được gì, lầncuối Pat định tháo xương hang của người tù nhưng bị bác sỹ người Việt pháthiện… Pat cho thủ tiêu viên bác sỹ kia bằng cách tông xe khi anh qua đường từ
Trang 40bên kia vào bệnh viện” [21,tr.13-14].
Đó chỉ là chiêu quen thuộc mà Pat cùng đồng bọn đối xử với tù binh
“Những vụ nhẹ hơn như rút móng tay người như bẻ răng người Pat không làmtrực tiếp mà bày cho thằng người Việt làm theo kiểu bọn Gestapo…” [21,tr.14],rồi cảnh người ta “luộc người tù trong chảo người ta đóng đinh thuyền vào khớpxương người tù” [21,tr.51]… diễn ra hàng ngày như cơm bữa Ngòi bút sắclạnh, tỉnh táo, nhà văn đã tái hiện tất cả cảnh tra tấn tù binh không thể nào ghêrợn hơn Qua đó kịch liệt lên án tội ác đẫm máu của kẻ thù
Như bao gia đình khác, chiến tranh khiến gia đình Hiếu phải đổ máu
“Mậu Thân sáu tám trong họ của Hiếu có năm người thanh niên đẹp đẽ trẻ trungchết từ Huế vào Sài Gòn Nỗi đau quá lớn, chiến tranh khiến bao máu phải đổ,bao người ngã xuống “Vì sao người ta vẫn quyết cái trận thứ hai khi trận đầumáu còn chưa khô trên các bức tường thành phố? Phải là máu trong những contim người mẹ chảy ra cho cuộc chiến qua những đứa con mới thật sự đau xót.Cuộc chiến chỉ tính nó là thắng lợi là chiến thuật là đấu trí mấy ai đong đếmmáu người mấy ai nhòm ngó đến nỗi đau nhỏ nhoi cụ thể?” [21,tr.36] Giọngđiệu mỉa mai, châm biếm, nhà văn vạch trần tội ác chiến tranh, tội ác kẻ thù,khiến con người đối mặt bao đau thương, tang tóc, “sự hiếu thắng của một vàingười đủ sức tiêu tan hàng triệu người chỉ trong khoảnh khắc”
Cũng chính chiến tranh loạn lạc, mà ông nội Hiếu – cụ Tuần Phủ và vô sốngười vô tội chết tức tưởi vào “Năm Ất Dậu khi Cách mạng tháng Tám nổ racướp chính quyền ở tỉnh” “Khi ấy cướp chính quyền được năm sáu ngày gì đóông Tuần không chạy đi đâu cùng tập hợp mấy người trong phủ chờ được phánquyết” Thế rồi, một ngày lũ xưng danh là cách mạng đến vào một đêm khuya
và ông Tuần Phủ “đưa cái tráp cho ông đội mũ cát rồi nói to: trong này có bốnngàn Đông Dương và con dấu của phủ xin cách mạng tiếp thu…” Song khôngngờ đó lại là bọn phản cách mạng “ông kia mở tráp rồi gọi hai ông mặc đồ tây
ra góc sân nói gì đó”, sau đó “lệnh đưa tất cả những người trong phủ sang huyệnDuy” và khi bị giải đi và có lệnh tất cả xuống xe, ông Tuần vẫn tin tưởng “Ông