một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn

88 1.5K 1
một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  HỒ THỊ DIỄM HƢƠNG MSSV: 6116124 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT QUA HAI TẬP TRUYỆN NGẮN “GÀO THÉT” VÀ “BÀNG HOÀNG” CỦA LỖ TẤN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, 2014 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn 1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác 1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn 1.2.2.1. Truyện ngắn 1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác 1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác 1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ 2.1. Kết cấu trần thuật 2.1.1. Nhan đề tác phẩm 2.1.1.1. Nhan đề theo tên nhân vật 2.1.1.2. Nhan đề theo tình tiết trong tác phẩm 2.1.2. Cốt truyện 2.1.2.1. Chi tiết nghệ thuật mang nhiều dụng ý 2.1.2.2. Kết thúc tác phẩm 2.1.3. Kết cấu truyện 2.1.3.1. Tình huống truyện đơn giản nhƣng bất ngờ 2.1.3.2. Hình thức kết cấu trần thuật đa dạng 2.2. Điểm nhìn trần thuật 2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài 2.2.2. Điểm nhìn bên trong 2.2.3. Điểm nhìn di chuyển 2.3. Giọng điệu trần thuật 2.3.1. Giọng triết lí suy ngẫm 2.3.2. Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng 2.3.3. Giọng hài hƣớc và châm biếm CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 3.1.3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình 3.2. Thời gian nghệ thuật 3.2.1. Thời gian thực tại 3.2.2. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng 3.2.3. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng 3.3. Không gian nghệ thuật 3.3.1. Không gian bối cảnh 3.3.2. Không gian sự kiện 3.3.3. Không gian KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lỗ Tấn là gƣơng mặt tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Quốc, ông đã góp phần đổi mới thi pháp văn học truyền thống, đặc biệt là thi pháp truyện ngắn. Bằng tình yêu nghệ thuật, năng khiếu bẩm sinh với gần bốn mƣơi năm cầm bút, Lỗ Tấn đã để lại cho nền văn học thế giới một số lƣợng tác phẩm khá lớn bao gồm truyện ngắn, tạp văn, thơ mang giá trị lớn cả nội dung và nghệ thuật. Trong đó ông thành công vƣợt bậc ở thể loại truyện ngắn. Lỗ Tấn đƣợc giới nghiên cứu văn học đánh giá “danh thủ truyện ngắn thế giới”[9, tr. 86]. Trải qua thời gian, những sản phẩm quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của Lỗ Tấn cho đến nay vẫn mang đến sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng. Các tác phẩm của ông có sức lôi cuốn rộng rãi, phản ánh nhiều phƣơng diện của đời sống, văn hóa Trung Quốc. Từ lâu, cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi, thân thiết với nhiều thế hệ bạn đọc Việt nam và đƣợc mọi ngƣời trân trọng. Những sáng tác của ông đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu, học tập của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng phổ thông, cao đẳng và đại học. Những sáng tác vẫn còn in sâu trong trí nhớ mỗi thế hệ mà Lỗ Tấn để lại nhƣ “A.Q chính truyện”, “Cố hương”, “Thuốc”,… Các sáng tác của ông đã vƣợt lên trên lớp bụi mờ hoen ố của thời gian, không gian để rồi sáng mãi trong tim những ngƣời mến mộ văn chƣơng chân chính. Lỗ Tấn vốn dĩ là một ngƣời ôn hòa, trầm tĩnh, một mẫu trí thức đối đầu với thời đại. Nhƣng cách đối đầu của ông không phải bằng con đƣờng bạo động chính trị hay cải cách xã hội mà bằng con đƣờng nghệ thuật chân chính. Nếu nhƣ ở Trung Quốc lúc bấy giờ đang đón luồng gió mới từ cách mạng thì Lỗ Tấn lại âm thầm, lặng lẽ, miệt mài đi tìm ra thứ “thuốc chữa bệnh tinh thần” cho ngƣời dân Trung Quốc. Thứ “thuốc” ấy muốn chữa lành bệnh phải tốn một thời gian khá dài và ông đã chứng minh điều đó qua quá trình lao động nghệ thuật không ngừng nghĩ của mình. Suốt cuộc đời cầm bút, Lỗ Tấn đã dùng những trải nghiệm có đƣợc để thức tĩnh sự mê muội của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn có rất nhiều thể loại nhƣng thành công nhất của ông đối với ngƣời đọc là truyện ngắn, mà tiêu biểu là hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Vấn đề một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề đặc sắc, buộc ngƣời đọc phải suy ngẫm và giải mã. Nhƣng việc giải mã về một số nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề không hề đơn giản mỗi ngƣời có thể suy ngẫm riêng và điều quan trọng nhất là phải có sự am hiểu nhất định về tác giả cũng nhƣ con ngƣời Trung Quốc trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Vẫn biết đây là một vấn đề tuy không mới mẻ, nhƣng chƣa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở Việt Nam, vì thế sẽ vấp phải khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài là điều không thể tránh khỏi. Nhƣng với lòng trân trọng đại văn hào Lỗ Tấn, chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài hấp dẫn này với hi vọng tìm thấy “giá trị sâu kín” nào đó đang đƣợc nhà văn kí gởi đâu đó đằng sau những trang viết của mình. Có thể nói một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn còn là một mãnh đất phù sa màu mỡ đang rất cần những bàn tay lao động nghệ thuật khám phá để nhìn thấy giá trị của nó với tài năng của một cây bút bậc thầy nhƣ Lỗ Tấn. Với mong muốn nhỏ nhoi là phần nào hiểu đƣợc nghệ thuật nói chung và một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Lỗ Tấn (1881 - 1936) nhà văn hiện thực xuất sắc góp phần quan trọng vào việc tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Mặc dù các tác phẩm của Lỗ Tấn sáng tác cách đây trên dƣới nửa thế kỉ nhƣng lớp bụi khoảng cách thời gian không thể nào phủ lên hay che lấp đƣợc. Sức hấp dẫn tác phẩm Lỗ Tấn đã thực sự thu hút các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học. Điều này không chỉ các nhà nghiên cứu và lí luận Trung Quốc thừa nhận mà còn nhiều học giả ngoài nƣớc cũng vậy. Nhƣ vậy việc đề cao Lỗ Tấn nhƣ là ngọn cờ mới của văn học Trung Quốc là phù hợp thực tế lịch sử, không có gì phải bàn bạc. Đó là sự thực đã đƣợc UNESCO thừa nhận khi phong tặng Lỗ Tấn danh hiệu Danh nhân văn hóa nhân loại, nhân dịp kỉ niệm một trăm năm ngày sinh của ông. Đối với nền văn học Trung Quốc sự xuất hiện của ngòi bút Lỗ Tấn đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc, những tác phẩm mang đậm dấu ấn sáng tạo độc đáo của ông đã nói lên điều đó. Ông là nhà văn của thời đại Ngũ Tứ - thời đại trăn trở tìm đƣờng cho Cách mạng Trung Quốc. Lỗ Tấn là cây bút táo bạo có thể nói là “vô tiền khoáng hậu”. Ông vĩ đại trƣớc hết là vì dùng văn chƣơng làm vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của xã hội Trung Quốc đƣơng thời, đƣa những tội lỗi của chúng ra ánh sáng đồng thời mổ xẻ căn bệnh tâm hồn của quần chúng nhân dân, còn gọi là căn bệnh quốc dân tính, có tác dụng tích cực tạo nên thắng lợi của Cách mạng vô sản Trung Quốc sau này. Đối với Việt Nam, Lỗ Tấn nhƣ một tấm gƣơng sáng về nhân cách của một nhà cách mạng vĩ đại, một tƣ tƣởng vĩ đại. Bác Hồ vô vàng kính yêu của chúng ta đã học tập rất nhiều từ con ngƣời này. Bác là ngƣời Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với văn chƣơng Lỗ Tấn. Sinh thời Bác rất thích đọc truyện ngắn Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc và trong cả đời hoạt động cách mạng oanh liệt của mình không chỉ một lần Bác nhắc đến Lỗ Tấn, đặc biệt qua hai câu thơ của Bác: “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” (Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa lũ nhi đồng ) [8, tr. 230] Có thể nói Lỗ Tấn là một trong những nhà văn nƣớc ngoài đƣợc trân trọng và có nhiều công trình nghiên cứu nhất nƣớc ta. Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà văn, nhà nghiên cứu trong nƣớc cả thế giới đều đi sâu vào khám phá và luận giải, nghiên cứu về Lỗ Tấn cũng nhƣ các sáng tác của ông mà tiêu biểu nhất là thể loại truyện ngắn. Cụ thể có thể nói đến những công trình sau: Đặng Thai Mai là ngƣời đầu tiên dịch và giới thiệu Lỗ Tấn vào Việt Nam. “Sau bài thơ “Con người và thời gian”, Đặng Thai Mai lần lượt dịch “Người qua đường” (1942), “Khổng Ất Kỷ” (1943), “AQ chính truyện” (1943) và một bài tạp văn của Lỗ Tấn. Năm 1944 ông tập hợp lại thành cuốn “Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ”, trong đó có 55 trang khảo cứu công phu về thân thế, nhân cách, địa vị của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc và đặc biệt giới thiệu cuốn truyện nổi tiếng “AQ chính truyện”[8, tr. 231]. Có thể nói Đặng Thai Mai đã mang những tác phẩm của Lỗ Tấn đến với văn học Việt Nam. Tiếp sau Đặng Thai Mai là Trƣơng Chính và Lƣơng Duy Thứ - đây là hai chuyên gia quen thuộc chuyên nghiên cứu về Lỗ Tấn. Sau đó, xuất hiện hàng loạt các nhà văn, các nhà nghiên cứu phê bình văn học tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về Lỗ Tấn trong đó có Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng và gần đây nhất là Trần Lê Hoa Tranh. Những công trình nghiên cứu của họ đánh giá rất cao giá trị tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng và về Lỗ Tấn nói chung. Trở lại với vấn đề trọng tâm, một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn cũng đƣợc giới nghiên cứu phê bình Việt nam đào sâu khai thác. Tuy nhiên, số lƣợng các công trình nghiên cứu và đƣợc công bố rộng rãi chiếm số lƣợng không nhiều. Tiêu biểu trong những công trình đó có thể kể đến một số bài viết của Lƣơng Duy Thứ trong đó có bài “Truyện ngắn của Lỗ Tấn” từng nêu: “Truyện Lỗ Tấn hầu hết là truyện ngắn. Song nó mang một nội dung xã hội sâu sắc. Nhiều truyện rất cô đúc, “có kích thước của truyện dài”. Điều đó quyết định ở chiều sâu tư tưởng của tác giả, song cũng liên quan đến vấn đề cấu trúc tác phẩm. Lỗ Tấn để công sức nghiền ngẫm xây dựng kết cấu, làm cho nó chặt chẽ, súc tích mà lại hoàn chỉnh, sinh động. Nhìn chung, tác phẩm Lỗ Tấn tuy đề cập đến những vấn đề xã hội và nhân sinh sâu sắc, nhưng cấu trúc đơn giản, bình dị, không hề mang tính chất đồ sộ”[20, tr. 353]. Với bài viết này tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng nhƣ kết cấu trong một số truyện ngắn để thấy đƣợc nét đặc sắc, nổi bật mà Lỗ Tấn đã gửi gắm trong truyện ngắn của mình. Hay bài viết về “Một số thủ pháp nghệ thuật độc đáo”, Lƣơng Duy Thứ đã nhận xét: “Tất cả những đặc sắc nghệ thuật nói ở trên đã làm cho Lỗ Tấn thành công xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn. Truyện ngắn “yêu cầu để cho tư tưởng một địa bàn rộng, cho ngôn ngữ một địa bàn hẹp” không dễ dãi chiều theo tình cảm mình, cố gắng truyền thần nhân vật, chặt chẽ cô đúc trong kết cấu, tiết kiệm trong miêu tả, vận dụng nhiều thủ pháp sáng tạo nhằm gợi lên sự suy nghĩ ngoài khuôn khổ thực tế của tác phẩm. Tất cả những ưu điểm đó làm cho Lỗ Tấn trở thành một “danh thủ truyện ngắn thế giới”. Tác phẩm của ông do đó “có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần như những bài thơ””.[20, tr. 360]. Ở bài viết này Lƣơng Duy Thứ đã nhận xét khái quát về những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn mà đặc biệt là về ngôn từ, các kiểu kết cấu và xây dựng nhân vật. Cũng có bài viết khác về Lỗ Tấn, Lƣơng Duy Thứ đã nhận xét về nghệ thuật của hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” nhƣ sau: “Mâu thuẫn xã hội hết sức gay gắt. Các vấn đề cơ bản của cách mạng như đạp đỗ chế độ cũ, giải phóng con người, xây dựng một xã hội mới công bằng hợp lý,…nổi bật lên một ánh sáng cách mạng dân chủ mới. Là một nhà cách mạng dân chủ cấp tiến, Lỗ Tấn đã nhìn thấy sâu sắc các vấn đề đó và phản ánh đầy đủ trong tác phẩm của mình”[2, tr. 162]. Hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” đƣợc xem nhƣ là xuất sắc trong ba tập truyện ngắn của ông. Cho nên khi nghiên cứu về truyện ngắn các nhà nghiên cứu và phê bình thƣờng tập trung vào hai tập truyện ngắn trên. Ở bài nhận xét trên Lƣơng Duy Thứ đã cho ta thấy đƣợc hoàn cảnh ra đời để tạo nên hai tập truyện ngắn đặc sắc nhƣ thế. Ở bài viết “Lỗ Tấn bậc thầy truyện ngắn”, tác giả Anh Đức cũng từng nhận xét: “Cái cảm giác trước hết của tôi bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người, là tinh thần nhân đạo và nhân bản thắm đậm nơi ông. (…) Xem ra, trước sau gì Lỗ Tấn cũng là người thầy thuốc, ban đầu là người thầy thuốc y khoa, về sau chẽ đường từ bắt mạch, chữa bệnh tinh thần cho con người. Hầu hết những con người mà Lỗ Tấn dựng lên bằng chữ nghĩa đều là những người đau bệnh, những người bất hạnh trong xã hội Trung Quốc đầy bệnh tật và bất hạnh. Nhưng có điều cũng hơi trái khoáy, vì như ta biết, Lỗ Tấn xuất thân từ gốc nhà quan, thuộc tầng lớp mũ cao áo dài. Vậy nguồn cơn nào đã đưa ông đến với quần chúng lao khổ, hòa đồng với họ, để từ đó vẫy bút tạo nên những hình tượng nhân vật sống động của lớp người ấy như AQ, như chị Tường Lâm, Nhuận Thổ, Khổng Ất Kỉ,…” [19, tr. 356]. Nhƣ vậy, có thể nói mối quan tâm của Lỗ Tấn hƣớng về những con ngƣời bất hạnh mà tiêu biểu là ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Họ là những con ngƣời khổ cực nhất, bất hạnh nhất, Lỗ Tấn đã dành mối quan tâm đặc biệt đến những con ngƣời này. Bài viết dù không đề cập, khám phá về một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn nhƣng cũng phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cái độc đáo trong việc xây dựng một số nhân vật điển hình trong truyện ngắn của ông, đồng thời phản ánh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Công trình tiếp theo có thể kể đến là “Loại thể văn học” của tác giả Phƣơng Lựu. Có thể thấy đây là công trình nghiên cứu khá bao quát về nghệ thuật cũng nhƣ cấu trúc viết truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong bài viết , tác giả đã phát hiện và điểm qua ý nghĩa của việc kết cấu viết truyện ngắn. Về cấu trúc viết truyện ngắn Lỗ Tấn tác giả nhận định: “Một vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra không phải chỉ là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên tưởng đến cả một giai đoạn lịch sử. Sáng tác của Lỗ Tấn cho phép hoài nghi sự tuyệt đối của quan niệm cho rằng địa bàn của truyện ngắn chỉ là một hay vài giai đoạn nhỏ trong toàn bộ cuộc đời của con người mà thôi. Quan niệm đó đúng trong nhiều trường hợp nhưng truyện ngắn cũng có thể trở thành “tấm bia kỉ niệm vĩ đại” trở thành “tòa đại lầu chứa tinh thần thời đại” như Lỗ Tấn đã nói”[11, tr. 148]. Lỗ Tấn không những có sức ảnh hƣởng ở Trung Quốc mà ở nƣớc ngoài cũng vậy. Nhiều nhà nghiên cứu cũng nhận xét Lỗ Tấn nhƣ “bậc thầy truyện ngắn”. Quả vậy, truyện ngắn của ông mang phong vị riêng, một nét rất Lỗ Tấn và cũng rất Trung Quốc. Với những công trình trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết những ý kiến, nhận định rất thuyết phục và có cơ sở khoa học. Những bài viết trên phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cái hay, cái độc đáo của truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời cho ngƣời đọc cách tiếp cận mới trên bình diện nghệ thuật. Tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại đứng ở một góc độ, một khía cạnh khác nhau khi thể hiện vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau với mong muốn mang đến một cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn. Nhƣ vậy, từ nhiều góc độ khác nhau các nhà nghiên cứu văn học đã đi sâu khám phá và luận giải rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong những sáng tác cũng nhƣ cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn mà đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn của ông. Tuy nhiên, phần lớn những công trình này chỉ tìm hiểu về đề tài, chủ đề, phân tích một số truyện ngắn hay đặc điểm về thi pháp trong sáng tác của Lỗ Tấn chứ chƣa có sự đặc biệt chú ý, quan tâm đến vấn đề lí luận “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn sẽ mang đến những kiến thức hệ thống và đầy đủ nhất về “Nghệ thuật” trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Khi thực hiện đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn” chúng tôi tiếp thu những thành tựu của các bậc thầy đi trƣớc để làm cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu kết hợp với kiến thức của bản thân đã đƣợc học, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu Văn chƣơng là một thế giới đa sắc, đa thanh vô cùng và là một lĩnh vực rất khó để vƣơn đến độ thành công. Nếu ngƣời viết chƣa hoặc non về mặt cảm nhận suy luận và một cảm súc mạnh mẽ trƣớc “cái đẹp” của văn chƣơng. Vì vậy, công trình với tƣ cách nghiên cứu văn chƣơng, nên đòi hỏi ở ngƣời viết nhiều kĩ năng. Đặc biệt là kĩ năng nghiền ngẫm, nhào nặng ngôn từ và một năng lực cảm nhận khá tinh tế. Đó cũng là kết quả của một quá trình tìm tòi suy nghĩ. Và nhất là xuất phát từ những cảm xúc tinh lọc mạnh mẽ và lòng say mê chân thành. Khi nghiên cứu đề tài này đòi hỏi ngƣời viết phải tham khảo nhiều tài liệu sách vở có liên quan. Nghiên cứu cẩn thận và sâu sắc các cứ liệu ấy. Việc nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”, ngƣời viết mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau: Qua khảo sát, nghiên cứu một số truyện ngắn của Lỗ Tấn để thấy đƣợc một số đặc điểm nghệ thuật mà ông đã thể hiện qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” . Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng muốn tìm hiểu về sự ảnh hƣởng của truyện ngắn Lỗ Tấn đến ngƣời dân Trung Quốc, cũng nhƣ những yếu tố tiền đề làm nên tƣ tƣởng của Lỗ Tấn khi viết những truyện ngắn này. Việc tìm hiểu đề tài để thấy vai trò, vị trí to lớn của nhà văn trong dòng chảy văn học Trung Quốc lúc bấy giờ và Lỗ Tấn cũng là ngƣời mang một xu hƣớng mới vào văn học Việt Nam. Nghiên cứu đƣợc đầy đủ các khía cạnh trên là đã giải quyết đƣợc yêu cầu của đề tài. Qua đó thấy đƣợc cái hay, cái mới, cái độc đáo tinh túy của tác phẩm và tài năng kiệt suất của tác giả. 4. Phạm vi nghiên cứu Văn học Trung Quốc là một trong những nền văn học lớn và rực rỡ của thế giới với những đại biểu kiệt xuất và cống hiến nhiều kiệt tác cho thế giới từ rất sớm. Mà trong đó có Lỗ Tấn, với tinh thần chung đó nay tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn” do chỉ nghiên cứu về truyện ngắn nên chúng tôi chỉ khảo sát một số truyện ngắn của Lỗ Tấn mà thôi. Về nghiên cứu truyện ngắn chúng tôi khảo sát ở hai tập truyện ngắn nổi tiếng của ông là “Gào thét” và “Bàng hoàng”. “Gào thét” gồm mƣời bốn truyện ngắn nhƣ: Nhật kí người điên, Khổng Ất Kỷ, Thuốc, Ngày mai, Một mẫu chuyện nhỏ, Câu chuyện cái đầu tóc, Sóng gió, Cố hương, A.Q chính truyện, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng, Thỏ và Mèo, Kịch vui và đàn vịt, Hát tuồng ngày rước thần. “Bàng hoàng” gồm mƣời một truyện ngắn nhƣ: Lễ cầu phúc, Trong quán rượu, Một gia đình hạnh phúc, Miếng xà phòng, Cây trường minh đăng, Thị chúng, Cao phu tử, Con người cô độc, Tiếc thương những ngày đã mất, Anh em, Ly hôn. Để tìm hiểu về đề tài này, tôi dựa vào bản dịch của Trƣơng Chính giới thiệu trong quyển “Truyện ngắn Lỗ Tấn” - Nhà xuất bản Văn học - 2000. Đây là bản dịch tƣơng đối chính xác và đƣợc truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở bản dịch này, tôi đi sâu vào tìm hiểu “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn” để làm rõ những khía cạnh mà đề tài yêu cầu. Đồng thời, ngƣời nghiên cứu cũng tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề một số đặc điểm nghệ thuật, tác giả Lỗ Tấn, truyện ngắn của Lỗ Tấn,…để nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài nêu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học cũng đƣợc đầu tƣ rất nhiều công sức và tâm huyết đồng thời phải vận dụng nhiều phƣơng pháp, thao tác khác nhau để nghiên cứu: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tổng hợp, thao tác hệ thống hóa, thao tác khái quát hóa,…Đối với đề tài này, tôi tiến hành tìm hiểu những nét sơ lƣợc về nội dung để thấy đƣợc một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Để trình bày bài viết đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất thì chọn lựa phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp là một cách thức quan trọng giúp tôi thực hiện. Với đề tài này tôi sẽ sử dụng các phƣơng pháp nhƣ sau: Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sáng tác của nhà văn qua các chặng đƣờng phát triển. Phƣơng pháp tiểu sử: để tiếp cận tác giả, tác phẩm, sự ảnh hƣởng của tác phẩm đến công chúng xƣa và nay. Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng xuyên suốt nhằm đi sâu triển khai, phân tích, lí giải nhận xét vấn đề. Phƣơng pháp hệ thống: hệ thống lại từng phƣơng diện của vấn đề để có cái nhìn toàn diện, logic, khoa học khi đánh giá. Phƣơng pháp tổng hợp: rút ra nhận xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính chất khoa học và thuyết phục hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các phƣơng pháp chính trên, tôi còn sử dụng các phƣơng pháp bổ trợ là chứng minh, lí giải so sánh, đƣa ra khái niệm. Đồng thời, ngƣời viết cũng vận dụng các lí thuyết về thi pháp học để làm sáng tỏ nội dung đề tài nêu. Việc nhắc đến các thuật ngữ liên quan là một trong những điều khó tránh khỏi. Việc bổ trợ những phƣơng pháp này để ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt thông tin. Mặc khác, về phía ngƣời nghiên cứu nó sẽ giúp tôi thuận lợi hơn, đề tài đƣợc rõ ràng sáng sủa và trong sáng hơn, hiệu quả sẽ khả quan, trình bày sẽ đẹp và bắt mắt hơn. Đây là đề tài mới, yêu cầu cao về phía ngƣời nghiên cứu và dĩ nhiên cũng có độ khó của nó. Nhƣng với tinh thần muốn khám phá cái mới tôi sẽ hoàn thành đề tài nghiên cứu này tốt nhất. Đồng thời, cũng mong muốn đem lại cho ngƣời đọc một nét khác về một số truyện ngắn của Lỗ Tấn qua cái nhìn về nghệ thuật. Trong chừng mực giới hạn vốn hiểu biết về truyện ngắn Lỗ Tấn và về kinh nghiệm sống nên khi hoàn thành đề tài sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, qua đề tài này sẽ giúp tôi hoàn thiện hơn về nội dung cũng nhƣ hình thức, nhằm giúp ngƣời đọc ngày càng quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng nhƣ “một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn Lỗ Tấn đã sống và cống hiến hết mình cho dân tộc cũng nhƣ đất nƣớc Trung Quốc. Ông hoàn toàn xứng đáng để nhận đƣợc những gì cao quý thuộc về mình và niềm tin yêu của quần chúng nhân dân. Nền văn học Trung Quốc hiện đại lúc bấy giờ cũng có ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Văn học hiện đại Trung Quốc đƣợc bắt đầu từ phong trào Ngũ Tứ, là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc trƣớc hết là lịch sử cũng cố và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với mặt trận văn nghệ. Tƣ tƣởng này bắt đầu có tác dụng chỉ đạo đối với văn học Ngũ Tứ. Lỗ Tấn là ngƣời đại biểu cho nền văn học đó. Đảng đã rất quan tâm đến các nhà văn nhƣ Mao Thuẫn, đặc biệt là Lỗ Tấn. Cù Thu Bạch là ngƣời đại diện cho tổ chức Đảng, đã hết sức tín nhiệm Lỗ Tấn, và nhiệt tình giúp đỡ ông về tƣ tƣởng cũng nhƣ công tác. Cù Thu Bạch còn đánh giá một cách toàn diện và chính xác tác dụng chiến đấu, ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật tạp văn của Lỗ Tấn. Đây là thời kì có bƣớc chuyển biến quan trọng trong cuộc đời Lỗ Tấn. Từ một ngƣời dân chủ đến một chiến sĩ cộng sản. Từ cuộc Cách mạng Tháng Mƣời Nga cho đến phong trào “Ngũ Tứ”, sự truyền bá chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân và đội tiên phong ra đời,… tất cả những sự kiện trên đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Nó đánh thức tƣ tƣởng của nhân dân Trung Quốc mà đặc biệt là Lỗ Tấn. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc phản ánh tiến trình cách mạng Trung Quốc. Việc nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc là nghiên cứu những tác giả lớn và những tác phẩm ƣu tú xuất hiện trong đoạn văn học nằm trong tiến trình phát triển của văn học Trung Quốc hiện đại. Nếu nhƣ nền văn học trƣớc khẳng định mình bằng các tên tuổi nhƣ Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ,…Đến văn học hiện đại cũng có những các tên đƣợc xem nhƣ hạng văn hào thế giới nhƣ Lỗ Tấn, Quách Mạc Nhƣợc. Văn học Thời Ngũ tứ (1919 - 1927) là thời kì nảy mầm và bƣớc đầu phát triển của nền văn học vô sản. Song song với sự phát triển của phong trào Ngũ tứ và các tác phẩm thời kì này mang màu sắc mới mẻ. Bất kì đề tài nào của thời kì này đều có các tác phẩm ƣu tú. Năm 1918 “Nhật ký người điên” của ông đã mở đầu cho trận tấn công vào thành lũy phong kiến về mặt sáng tác. Tiếp đó “KhổngẤt Kỷ”, “AQ chính truyện”, “Lễ cầu phúc”,…ra đời đã mổ xẻ phê phán sâu sắc đời sống xã hội và chế độ phong kiến. Bƣớc sang thời kì nội chiến cách mạng lần thứ hai, với sự nỗ lực của nền văn học vô sản Trung Quốc đã trƣởng thành, sáng tác ngày một phong phú và có giá trị. Thời kì này các nhà văn tƣ sản cách mạng trƣớc kia, mà ngƣời tiêu biểu là Lỗ Tấn, cũng đã hoàn thành quá trình cải tạo tƣ tƣởng của mình, vững bƣớc trên con đƣờng phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. “Chuyện cũ viết lại” đã đánh dấu bƣớc chuyển biến từ chủ nghĩa hiện thực cách mạng đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của Lỗ Tấn. Con đƣờng của Lỗ Tấn là con đƣờng từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng đến chủ nghĩa cộng sản, từ chủ nghĩa hiện thực phê phán đến hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ngay từ buổi đầu, với một nhiệt tình cao độ, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình vạch trần thối nát của xã hội cũ, thức tĩnh tinh thần cách mạng của nhân dân, động viên cải cách xã hội. Các tác phẩm của ông thời bấy giờ, truyện ngắn cũng nhƣ tạp văn, đều tràn đầy tinh thần chiến đấu chống đế quốc phong kiến và các thế lực đen tối của xã hội cũ. Tuy thời kì này, tƣ tƣởng của Lỗ Tấn còn chịu sự hạn chế của tiến hóa luận, nhƣng ông cũng đã tiếp thu đƣợc những ảnh hƣởng tốt của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Tác phẩm của ông không chỉ đập phá cái cũ còn nỗ lực tìm tòi cái mới. Lỗ Tấn là ngƣời tiếp thu truyền thống tốt đẹp của văn học cổ điển Trung Quốc, tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian và văn học nƣớc ngoài. Không ngừng tìm kiếm phong cách dân tộc trong sáng tác. Con đƣờng của Lỗ Tấn cũng chính là con đƣờng của nền văn hóa Trung Quốc mấy mƣơi năm qua. 1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác 1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại huyện Thiệu Hƣng, Chiết Giang, Trung Quốc. Gia đình ông là một gia đình quan lại sa sút trong giai đoạn khi đất nƣớc Trung Hoa có nhiều biến động. Ông nội Lỗ Tấn là Chu Giới Phu làm quan cho triều đình Mãn Thanh. Năm Lỗ Tấn đƣợc 13 tuổi thì ông nội của nhà văn bị tống vô ngục vì vụ án khoa trƣờng. Từ đó, gia đình Lỗ Tấn bị sa sút. Cha ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhƣng không đƣợc ra làm quan. Về sau, ông bị mắc bệnh phù và qua đời sớm. Mẹ của Lỗ Tấn là bà Lỗ Thụy – một ngƣời phụ nữ nông thôn trung hậu, kiên định, đảm đang và rất mực yêu thƣơng con. Lỗ Tấn từ khi còn nhỏ đã đƣợc mẹ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ. Vì vậy, có thể nói mẹ Lỗ Tấn là ngƣời có sức ảnh hƣởng lớn nhất trong việc hình thành tài năng và nhân cách của nhà văn. Vì hoàn cảnh gia đình sa sút nên ông phải theo mẹ về quê ngoại sinh sống và học tập. Bút danh của Lỗ Tấn lấy từ chữ Tấn trong Tấn hành có nghĩa là muốn đi nhanh hơn về phía trƣớc còn chữ Lỗ là lấy từ họ của mẹ ông – bà Lỗ Thụy. Vì để tƣởng nhớ công ơn sinh thành, suốt đời chăm lo cho gia đình nhất là nhà văn, cho nên nhà văn lấy bút danh là Lỗ Tấn và đây là một trong những lí do chính ảnh hƣởng đến con đƣờng sáng tác sau này của nhà văn. Thời thơ ấu, từ 6 tuổi đến 17 tuổi, Lỗ Tấn học ở trƣờng làng. Ông tỏ ra rất thông minh và lanh lợi đƣợc nhiều ngƣời khen ngợi và yêu mến. Tuy còn nhỏ tuổi nhƣng ông đã đọc hầu hết các thƣ tịch cổ. Ông ham mê và khám phá các tác phẩm dân gian nhƣ truyện cổ, sân khấu và hội họa. Thị hiếu và sở trƣờng văn nghệ sớm đƣợc hình thành từ nhà văn. Đồng thời, do có điều kiện sống gần gũi với con em và nông dân lao động ở quê nên Lỗ Tấn có điều kiện hình thành và ảnh hƣởng từ những tình cảm chân thành, đôn hậu của con ngƣời nông thôn. Năm 18 tuổi Lỗ Tấn đến Nam Kinh học. Đầu tiên Lỗ Tấn học trƣờng “Thủy sư học đường”(trƣờng đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau ông thi vào trƣờng “Khoáng lộ học đường”(trƣờng đào tạo kỉ sƣ mỏ địa chất). Đây là những trƣờng “Tây học” đào tạo cho học sinh những tầm nhìn tri thức và khoa học mới. Những kiến thức ở những trƣờng này cũng một phần nào ảnh hƣởng đến suy nghĩ của Lỗ Tấn. Ông bắt đầu hoài nghi về những gì thuộc về truyền thống và bắt đầu cải cách chúng. Năm 1902, Lỗ Tấn sang Nhật du học. Ở đây ông đã bộc lộ tinh thần yêu nƣớc thiết tha bằng các hoạt động. Ông đã từng viết: “Ngã dĩ ngã huyết tiến Hiên viên”, “Ta nguyền lấy máu ta để hiến dâng cho Tổ quốc”. Năm 1904 Lỗ Tấn vào học trƣờng thuốc “Tiên Đài”. Sở dĩ Lỗ Tấn xin vào trƣờng thuốc vì lòng yêu nƣớc nồng nàn, tha thiết. Bên cạnh đó, lúc này nƣớc Nhật là nƣớc đang là tấm gƣơng trong việc dùng ngành y để chấn hƣng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Vì vậy, khi vào trƣờng thuốc ông có một ƣớc mơ duy nhất là dùng ngành y để cải tạo xã hội Trung Quốc và chữa bệnh cho những ngƣời dân nghèo nhƣ cha của ông. Năm 1906, một hôm Lỗ Tấn xem một bộ phim tài liệu về cuộc đấu tranh Nga– Nhật, trong bộ phim có cảnh một ngƣời Trung Quốc làm mật thám cho Nga bị quân đội Nhật bắt đƣợc xử tử trƣớc đám đông và quần chúng Trung Quốc. Trƣớc cảnh ngƣời dân của mình bị xử tử, công chúng ngƣời Trung Quốc tỏ ra rất vui mừng, hình ảnh này đã tác động mạnh đến tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Ông nhận ra rằng nghề thuốc chỉ có thể “chữa bệnh về thể xác cho họ trong lúc này không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Từ đó ông đi vào con đƣờng văn nghệ quyết tâm dùng ngòi bút của mình để thức tỉnh tâm hồn của ngƣời dân Trung Quốc còn đang ngủ say, khơi gợi ý chí tự lực, tự cƣờng của quần chúng Trung Quốc. Ngoài việc sáng tác văn nghệ, Lỗ Tấn tham gia vào phong trào yêu nƣớc của thanh niên và ông trở thành lãnh tụ của giới thanh niên Trung Quốc yêu nƣớc lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Cuộc đời của Lỗ Tấn sống hết mình cho cuộc cách mạng của nhân dân Trung Quốc sẵn sàng đấu tranh vì tự do cho đồng bào ông. Ngay cả khi sáng tác nghệ thuật cũng vậy ông đã dùng nó vào việc giành lại độc lập tự do cho dân tộc và chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Do làm việc quá sức, sau một thời gian bệnh nặng ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn đã qua đời tại nhà số 9, phố Đại Lục, Thƣợng Hải, Trung Quốc. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền phản động, nhân dân và quần chúng cách mạng ở Thƣợng Hải đã phủ lên quan tài ông lá cờ thêu ba chữ “Dân tộc hồn”. Đây cũng là tình cảm lòng kính yêu của ngƣời dân Trung Quốc dành cho nhà văn, nhà cách mạng vĩ đại Lỗ Tấn. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn Trong hành trình văn nghiệp của mình, Lỗ Tấn đã tạo ra một số lƣợng tác phẩm phong phú với nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, thơ cổ, thơ mới, kịch, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật,… Trong đó, truyện ngắn đƣợc coi là thể loại thành công hơn cả. 1.2.2.1. Truyện ngắn Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là “Nhật kí người điên” đƣợc in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5 – 1918, truyện này đƣợc lấy tên dựa theo truyện ngắn “Nhật ký của một người điên” của Gogol. Từ năm 1921 đến năm 1927 có thể nói là những năm đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn với sự ra đời của hai tập truyện ngắn nổi tiếng: “Gào thét” (1921 – 1924) gồm 14 truyện ngắn và “Bàng hoàng” (1924 – 1925) gồm 11 truyện ngắn. “Gào thét” là tập truyện ngắn đầu tiên trên con đƣờng văn nghiệp của ông nhƣng giá trị mà nó mang lại không hề nhỏ. Nó đánh dấu móc son lịch sử trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn, trong đó có “A.Q chính truyện” – tác phẩm đƣợc biết đến rộng rãi nhất trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn. Kế đến tác giả lại cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn “Bàng hoàng” tác giả không chỉ tập trung phản ánh cơ cực, cuộc sống bị bốc lột và chà đạp dã man của những ngƣời nông dân lao động nghèo mà còn tha thiết muốn giải cứu họ. Riêng tập “Chuyện cũ viết lại” đƣợc viết trong giai đoạn cuối đời của Lỗ Tấn, tập truyện mang một sắc thái riêng. Đó là những câu chuyện “cũ” đƣợc làm mới lại. “Chuyện cũ viết lại” đƣợc xem nhƣ một tập truyện mang tính chiến đấu sâu sắc mà không hề hoài cổ. Nội dung bao trùm trong những truyện ngắn của Lỗ Tấn là cuộc sống của ngƣời nông dân, cuộc sống ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ và vấn đề cách mạng,… Các sáng tác của Lỗ Tấn hầu hết là vạch trần cái xấu xa của xã hội lớp trên, phản ánh nỗi bất hạnh của xã hội lớp dƣới. 1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác Bên cạnh đó, tạp văn cũng chiếm một số lƣợng khá lớn trong sự nghiệp sáng tác văn học Lỗ Tấn. Theo nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề, Lỗ Tấn có 650 bài tạp văn đƣợc thu thập trong 16 tập, chia làm hai loại một loại thiên về nghị luận và một loại thiên về trữ tình, tự sự. Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ: “Quan niệm của tôi về tiết liệt”, “Nôra đi rồi thì ra sao”, “Dạo bút dưới đèn”, “Kỷ niệm Lưu Hòa Trân”, “Hoa hồng không hoa”,… Nội dung những bài tạp văn này là quan điểm của nhà văn về xã hội Trung Quốc thông qua những vấn đề mà ông đề cập nhƣ vấn đề ngƣời phụ nữ, vấn đề “người ăn thịt người” hay thái độ xót xa về tình cảnh của đất nƣớc Trung Quốc thời phong kiến. Tính chiến đấu phản đế, phản phong thể hiện rất rõ trong những tác phẩm này, đồng thời Lỗ Tấn đã kế thừa tƣ tƣởng vô sản nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để tăng tính chiến đấu cho các tác phẩm của mình. Lỗ Tấn còn có tập thơ văn xuôi “Cỏ dại” giàu tính hiện đại, nói về cuộc đấu tranh không khoan nhƣợng chống thế lực đen tối đang ám ảnh, thể hiện nỗi u uất và buồn đau, nỗi căm hờn và tinh thần chiến đấu. Ngoài ra, Lỗ Tấn còn sáng tác kịch, viết nghiên cứu lý luận phê bình và dịch nhiều tác phẩm của văn học Nga sang tiếng Trung Quốc. Nhƣng truyện ngắn và tạp văn vẫn đƣợc coi là những thành công rực rỡ nhất trong sự nghiệp văn học của ông. 1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác Lỗ Tấn sáng tác nhiều thể loại nhƣ thơ trữ tình, truyện ngắn, tạp văn, lịch sử văn học. Nhƣng thành công nhất và để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc vẫn là thể loại truyện ngắn. Theo Lại Nguyên Ân truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng”[1, tr. 361]. Còn theo các tác giả của Lí luận văn học thì cho rằng “truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều kho làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn”[7, tr. 397]. Truyện ngắn là một hình thức của tự sự cỡ nhỏ, nội dung của truyện ngắn thì bao trùm các phƣơng diện của đời sống đời tƣ, thế sự hay sử thi. Nhƣng cái độc đáo của truyện ngắn là ngắn có thể đọc một mạch và dễ tiếp thu. Phân loại truyện ngắn và các thể loại truyện khác tùy vào nội dung phản ánh và dung lƣợng của truyện nhƣ truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài. Lỗ Tấn không có một sự nghiệp văn học đồ sộ nhƣ các nhà văn khác, nhƣng để lại giá trị to lớn trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung. Truyện ngắn Lỗ Tấn tuy có 3 tập truyện ngắn “Gào thét”, “Bàng hoàng” và “Chuyện cũ viết lại” nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả nhất là hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Ba tập truyện ngắn duy chỉ có 33 truyện ngắn nhƣng để lại giá trị rất cao. “Gào thét” là tập truyện ngắn đƣợc viết thời kì đầu sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn. Nó là tập truyện ngắn đánh dấu bƣớc thành công mới cho một tài năng kiệt xuất, một tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân sâu sắc. Sau “Gào thét” tập truyện ngắn “Bàng hoàng” ra đời cũng gây đƣợc tiếng vang lớn. Tập truyện ngắn tập trung phản ánh những vấn đề xã hội, những khó khăn trong cuộc sống của ngƣời dân lao động. Đồng thời cũng là lời cảm thƣơng sâu sắc trƣớc những số phận bất hạnh. Riêng chỉ có tập truyện ngắn “Chuyện cũ viết lại” là mang một sắc thái riêng. Khác với hai tập truyện trƣớc “Chuyện cũ viết lại” là tập truyện ngắn “cũ” đƣợc viết theo lối mới bằng sự cách tân của nhà văn. Tác giả muốn dùng những quan điểm mới của mình để viết lại chuyện cũ, giải thích lại các truyền thuyết, đánh giá lại các sự kiện và nhân vật lịch sử, đồng thời mƣợn xƣa nói nay, châm biến khéo léo chính trị phản động, ca ngợi tinh thần lao động sáng tạo,…Dƣới ngòi bút điêu luyện của Lỗ Tấn, hƣơng vị cổ và màu sắc thời sự đƣợc kết hợp một cách nhuần nhuyễn. Tuy vậy trong bài nghiên cứu này, ngƣời viết chỉ tìm hiểu về hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Tóm lại, qua các truyện ngắn của Lỗ Tấn, ông đã khẳng định đƣợc tài năng của mình trên văn đàn văn học thế giới. Ông đƣợc xem nhƣ là một bậc thầy về thể loại truyện ngắn. Ông dùng ngòi bút của mình để vạch trần những âm mƣu xấu xa, đƣa bọn chúng ra ánh sáng, đồng thời cũng đánh thức xã hội đầy mê muội với những hũ tục lạc hậu, mê tính dị đoan. Vì vậy, ông đƣợc ví nhƣ ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. Những tác phẩm của ông vẫn tồn tại mãi trong lòng ngƣời đọc nhƣ “A.Q chính truyện”, “Nhật kí người điên”, “Thuốc”, “Cố hương”,…Trong đó tác phẩm “A.Q chính truyện” là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác văn chƣơng của ông. Nó gắn liền với Lỗ Tấn – ngƣời khai sáng cho nền văn học hiện đại Trung Quốc. 1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn Lỗ Tấn là đỉnh cao của văn học hiện đại Trung Quốc. Trong các tác phẩm của mình, Lỗ Tấn đề cập đến rất nhiều vấn đề nhƣ cuộc sống của ngƣời nông dân, cuộc sống của ngƣời phụ nữ, cuộc sống ngƣời trí thức và vấn đề cách mạng,… Tuy vậy, cuộc sống ở nông thôn, hình ảnh của ngƣời nông dân chất phác và cuộc sống bần cùng của họ là đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Ngòi bút của Lỗ Tấn đã đi sâu vào thế giới nội tâm, vào những sầu não thƣơng tâm, những dằng dặc, đau đớn trong tâm hồn họ. Thông qua đó, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề mới, mang tính thời đại sâu sắc về vấn đề ngƣời phụ nữ, vấn đề cách mạng,… “Nhật ký người điên” đây là quyển nhật ký của một ngƣời bị mắc bệnh “bách hại cuồng”, đƣợc viết trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 4 năm Dân quốc thứ tƣ đến tháng 1 năm 1918. Anh ta là em trong một gia đình gồm hai anh em trai, mọi ngƣời trong xóm từ già đến trẻ đều nhìn anh bằng ánh mắt khác lạ, họ xem anh là một kẻ điên. Còn đối với anh, anh nghĩ rằng mọi ngƣời ở đây kể cả anh trai của mình đều là những kẻ ăn thịt ngƣời và họ đang chờ cơ hội để ăn thịt anh. Câu nói của anh ở cuối tác phẩm cũng là lời của tác giả: “Hãy cứu lấy trẻ em!” nhƣ một lời thức tĩnh nhân dân đấu tranh xóa bỏ lịch sử bốn ngàn năm ăn thịt ngƣời đó. “Khổng Ất Kỷ” đây là câu chuyện kể về một ngƣời nho sĩ tên là Khổng Ất Kỷ. Ông là một ngƣời có học, biết chữ nhƣng thi mãi mà không đỗ tú tài. Hàng ngày cuộc sống của ông thật vất vả. Ông thƣờng đến quán rƣợu Hàm Thanh để uống rƣợu và ông thƣờng xuyên trở thành trò cƣời cho những ngƣời tại quán rƣợu. Bi kịch của ngƣời trí thức nghèo này đã dâng lên cao trào khi ông trở thành một kẻ tàn phế, ông bị ngƣời ta đánh què chân vì tội ăn cắp và cuối cùng ngƣời ta không thấy ông nữa vì nghĩ ông đã chết. “Thuốc” là câu chuyện kể về gia đình lão Hoa Thuyên có đứa con trai là thằng Thuyên bị bệnh ho lao. Một đêm mùa thu gần về sáng, Lão Hoa Thuyên đem số tiền vợ chồng dành dụm đƣợc để mua một thứ “thuốc”. Thứ “thuốc” ấy là một cái bánh tẩm máu tử tù và đem về cho thằng Thuyên, con trai lão ăn để chữa bệnh lao. Trời sáng, quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần, mọi ngƣời bàn tán về cái chết của tử tù. Tử tù là Hạ Du, một ngƣời cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi ngƣời cho Hạ Du là thằng điên, thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đó tố cáo cháu mình để lấy tiền thƣởng. Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm đƣợc máu để tẩm bánh bao làm thuốc. Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau, bà Hoa đi thăm mộ con ở đây bà gặp mẹ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng, nhƣng sau đó bà Hoa đã bƣớc qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho ngƣời nghèo sang khu dành cho ngƣời chết chém để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. “Ngày mai” là truyện ngắn viết về nhân vật chị Tƣ Thiền. Chị là một ngƣời phụ nữ góa chồng phải sống một mình với đứa con. Niềm tin cuối cùng mà chị đặt vào đứa con cũng bị tan biến khi đứa con vì bệnh mà chết. Chị sống rất cô đơn và mong sự đồng cảm từ mọi ngƣời. Nhƣng ở đây, con ngƣời quá ghẻ lạnh với nhau. Ngƣời ta có thể vui đùa trên cái đau khổ của chị. Chị Tƣ Thiền chỉ một lần hy vọng là nằm mơ thấy đứa con trai đã chết. Tác giả đã làm đƣợc điều đó và cái hy vọng mong manh ấy cũng xóa đi cái đêm đau đớn dằng dặc, cứ bôn ba mãi rồi sẽ biến thành ánh sáng của ngày mai. “Một mẩu chuyện nhỏ” là câu chuyện của nhân vật “tôi”. Anh đã chứng kiến và kể lại câu chuyện mà mình đã gặp. Anh ta thấy một vụ va chạm giao thông. Trong khi anh lái xe thì lo cho bà lão còn anh ta thì có thái độ không quan tâm. Sau sự việc xảy ra anh đã vô cùng ân hận và xấu hổ vì có thái độ nhƣ thế. Qua truyện ngắn cho thấy sự vô tâm và hờ hững của đại bộ phận ngƣời dân Trung Quốc lúc bấy giờ. “Câu chuyện cái đầu tóc” là truyện ngắn viết về nhân vật “tôi”. Anh sống trong xã hội Trung Quốc dần mở cửa, Cách mạng Tân hợi thành công. Nhƣng sự thật đáng buồn là hầu hết ngƣời dân đều không nhớ đến ngày kỉ niệm này. Việc cắt bỏ hay để đuôi sam là một việc hệ trọng đối với ngƣời dân lúc bấy giờ. Nó có liên quan đến sinh mệnh, công việc của họ. Qua truyện ngắn tác giả cũng nhằm phê phán những hủ tục lạc hậu của ngƣời dân qua việc cắt hay để đuôi sam. “Sóng gió” là câu chuyện kể về nhân vật Bảy Cân. “Sóng gió” đƣợc phản ánh trong gia đình anh Bảy Cân cũng là sóng gió lớn ngoài xã hội khi Trƣơng Huân lập lại ngôi hoàng đế ở Bắc Kinh. Sóng gió trong gia đình anh xoay quanh cái đầu tóc của anh là có để đuôi sam hay không. Nhƣng lại có liên quan đến sự việc xảy ra ngoài xã hội là chế độ phong kiến đang dần lập lại, Cách mạng Tân hợi không đƣợc nhƣ trƣớc nữa. Một cuộc cách mạng không đƣa đến kết quả, cơ sở xã hội không có gì thay đổi. Tác phẩm là một lời phê phán đối với Cách mạng Tân hợi. Một cuộc cách mạng không triệt để và xa rời quần chúng. “Cố hương” là truyện ngắn đƣợc kể lại qua nhân vật “tôi”. Anh trở về quê hƣơng sau hơn 20 năm xa cách. Lúc này thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê cũ chợt hiện lên trong ký ức trẻ thơ đã làm anh có chút không vui. Về thăm làng lần này, anh có ý định từ giã quê lần cuối để lo cho công việc và chuyển nhà đi nơi khác sinh sống. Hình ảnh thân quen khiến anh nhớ đến ngƣời bạn cũ thƣở nhỏ là Nhuận Thổ một cậu bé nông dân khỏe mạnh, tháo vát, hiểu biết và hồn nhiên. Ngày ấy hai đứa trẻ chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại, anh nhận thấy Nhuận Thổ đã thay đổi đi rất nhiều. Anh trở thành một ngƣời nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm đi. Anh buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tƣơng lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh (con của Nhuận Thổ ) sau này sẽ ra sao. Hình ảnh con đƣờng ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay cho quê hƣơng anh. “A.Q chính chuyện” là câu chuyện kể lại cuộc phiêu lƣu của A.Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A.Q nổi tiếng với phƣơng pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ nhƣ mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng đang đánh bố của chúng". AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng". A.Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhƣng lại sợ hãi trƣớc những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngƣợc và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A.Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A.Q bị đƣa ra pháp trƣờng vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm. “Tết đoan ngọ” là truyện ngắn viết về nhân vật Phƣơng Huyền Xƣớc. Ông ta là một nhà giáo, một tên trí thức ích kỉ tiêu biểu cho lớp ngƣời trí thức lúc bấy giờ. Ông ta luôn sống cảnh chật vật, luôn bị ám ảnh bởi gánh nặng gia đình, cơm áo, gạo, tiền,…Tết đoan ngọ đã cận kề mà nhà không có tiền trả nợ, vậy mà khi chính phủ thiếu tiền lƣơng của Phƣơng Huyền Xƣớc, ông ta đã không dám lên tiếng và ông ta chƣa bao giờ hòa nhập vào tập thể để đấu tranh cho dù ông ta là một nạn nhân trực tiếp của xã hội. “Luồng ánh sáng” kể về số phận bất hạnh của nhân vật Trần Sĩ Thành. Vì sự nghiệp của tổ tông, ông đi thi nhƣng không đậu nên ông cảm thấy hổ thẹn. Nghe lời của tổ tiên, ông quyết đi tìm luồng ánh sáng mới mà chính ông cho rằng nó sẽ dẫn đƣờng cho ông. Nhƣng đến cuối cùng ông đã chết đuối dƣới một con sông và mọi ngƣời cũng không tìm ra đƣợc nguyên nhân cái chết của ngƣời trí thức bất hạnh này. “Thỏ và mèo” là truyện ngắn nhƣng mang phong vị của truyện đồng thoại thiếu nhi Nga. Chuyện xoay quanh những con thú chó, mèo và thỏ. Nó là không những là thứ thú nuôi trong mà mà cũng có nhiều lợi ích khác. Chúng nó cũng cần đƣợc nuôi dƣỡng và yêu thƣơng cẩn thận từ ngƣời chủ của mình. “Kịch vui về đàn vịt” là truyện ngắn kể về nhân vật Erosenco. Ông là một nhà văn chuyên viết sách thiếu nhi. Ông ta có thú vui tao nhã giữa chốn phồn hoa nhƣ Bắc Kinh là nuôi những con vật mà mình yêu thích. Khi nuôi những con vật này ông thấy lòng mình bình yên và cảm nhận thiên nhiên một cách sâu sắc nhất. Con vật mà cuối cùng ông nhận nuôi là những con vịt. Những con vịt này luôn gắn bó với nơi đây dù ông không còn xuất hiện ở đây nữa. “Hát tuồng ngày rước thần” là câu chuyện của nhân vật “tôi”. Đó là những trải nghiệm đầy thú vị khi anh ở Bắc Kinh, nơi cho là phồn thịnh nhất nhƣng lối sống thì không giống nhƣ ông ta mong muốn. Qua việc đi xem hát tuồng cũng thấy đƣợc sự khác biệt giữa hai nơi là Bắc Kinh và quê nhà của anh. Ở Bắc Kinh tuy là phồn thịnh thật nhƣng con ngƣời sống với nhau không có tình cảm. Họ chỉ vì lợi ích của riêng mình mà thôi. Còn ở quê nhà của anh, tuy không đƣợc nhƣ ở Bắc Kinh nhƣng con ngƣời luôn đối xử với nhau bằng tình cảm mà không nơi nào có đƣợc. “Lễ cầu phúc” là truyện kể về thím Tƣờng Lâm là ngƣời phụ nữ nông thôn, thím sống với chồng nhƣng không có con. Khi chồng chết, mẹ chồng cay nghiệt, thím bỏ lên thị trấn ở cho nhà Lỗ Tứ. Thím làm không tiết sức, ăn ít làm nhiều nên gia đình này rất thích, giao cho thím hết các việc quan trọng nhƣ lễ cầu phúc, thím cảm thấy mãn nguyện. Một hôm, thím đi vo gạo ở bờ sông thì bị mẹ chồng cho ngƣời bắt trói, đem bán để lấy tiền cƣới vợ cho con trai thứ hai. Lúc đầu thím phản kháng lại nhƣng vô ích, sau đó thím có con với ngƣời chồng mới, đặt tên là A Mao. Nhƣng không may, ngƣời chồng này mất, con bị sói ăn, gia đình chồng đuổi thím đi, thím trở về ở cho gia đình Lỗ Tứ. Nhƣng gia đình này không cho thím động vào đồ cúng nữa, vì thím đã có hai đời chồng. Sau đó thím bị đuổi ra khỏi nhà, gặp Lỗ Tấn thím muốn biết con ngƣời khi chết có linh hồn không. Thím không muốn có linh hồn vì thím sợ bị xẻ đôi ngƣời vì tội có hai chồng. Mặt khác, thím muốn có linh hồn để gặp lại A Mao. Cuối cùng thím bị đói rét và chết vùi trong tuyết đêm giao thừa. “Trong quán rượu” là tác phẩm kể về nhân vật “tôi” trong một lần về thăm quê có trở lại quán rƣợu Nhất Thạch Cƣ, nơi đã ghi dấu nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của anh. Tại đây anh gặp lại Lã Vĩ Phủ, là một nhà giáo cũng là một ngƣời bạn lúc xƣa của anh. Hai ngƣời cùng nhau uống rƣợu và kể cho nhau nghe những chuyện quá khứ, hiện tại và những dự định cho tƣơng lai. Qua câu chuyện bộc bạch của ngƣời bạn cũ, nhân vật “tôi” nhận thấy Lã Vi Phủ đã thay đổi nhiều. Anh ta không còn là một anh thanh niên nhanh nhẹn, hoạt bát mà đã trở thành một ngƣời ích kỷ, sống cho bản thân và phó thác cho số phận. “Một gia đình hạnh phúc” là câu chuyện kể về nhân vật Hứa Khâm Văn. Anh là một nhà viết văn, anh luôn tìm cảm hứng cho đề tài “Một gia đình hạnh phúc” mà anh ta đang theo đuổi. Hành trình đó luôn xa vời và không phù hợp với thực tại. Nhƣng anh ta đâu biết rằng chính gia đình anh ta đã vì anh mà không hạnh phúc vậy mà anh lại đi tìm cho mình cái gọi là gia đình hạnh phúc. Cuối cùng chính đứa con gái đã làm anh thức tĩnh rằng chính gia đình anh ta sẽ trở thành một gia đình hạnh phúc nếu anh biết trân trọng và gìn giữ. “Miếng xà phòng” là kể về nhân vật Tứ Minh là một tên trí thức dốt nát. Có lần ông ra phố mua cho vợ miếng xà phòng thơm và tình cờ gặp một bọn học sinh tân thời, sau đó bị bọn này đã chửi ông bằng một chữ ngoại ngữ. Ấm ức vì không hiểu đƣợc ý nghĩa của từ ấy, ông đã cáu gắt với cả gia đình và điều này là động lực để ông ta thực hiện hành động tuyên chiến với bọn học sinh hƣ hỏng này. Nhƣng điều làm ông ta băn khoăn nhất là hình ảnh cô gái còn rất trẻ phải đi ăn xin nuôi bà. Vấn đề “hiếu nữ hành” đƣợc ông ta đƣa lên báo. Nhƣng phải chăng đằng sau hành động đạo đức ấy đang chê đậy những thềm muốn hèn hạ trong con ngƣời trí thức dốt nát Tứ Minh? “Cây trường minh đăng” là câu chuyện tƣơng truyền rằng cây trƣờng minh đăng là cây đèn đƣợc vua Lƣơng Võ để lại để bảo vệ dân làng ở thôn Các Quang. Mọi ngƣời đều xem nó là một báu vật cao quý và thiêng liêng. Trong thôn chỉ có riêng anh chàng mắc bệnh điên, không hiểu lý do gì mà anh ta lại muốn thổi tắt ngọn đèn đó đi. Thế là một cuộc họp khẩn cấp đƣợc triệu tập, cả làng họp lại để tìm cách bảo vệ ngọn đèn đó với mong ƣớc cả làng đƣợc sống yên ổn và thanh bình. “Thị chúng” là câu chuyện của một em bé. Em ấy sinh sống rất vất vả. Cuộc sống không tƣơi đẹp nhƣ những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Còn những ngƣời xung quanh em đều rất hờ hững, họ ghẻ lạnh với em. Cuối cùng đến một ngày rồi họ cũng nhận ra rằng họ phải đối xử tốt với đứa bé ấy bằng tình thƣơng của những con ngƣời dành cho nhau. “Cao phu tử” là truyện ngắn về nhân vật Cao phu tử. Anh là một nhà giáo, một ngƣời trí thức nhƣng đã lỗi thời. Anh ta luôn tự cao và cho rằng mình là ngƣời có kiến thức uyên bác. Nhƣng đến một khi anh nhận ra rằng những kiến thức mà anh ta có đƣợc chỉ là một hạt cát trên sa mạc mà thôi. Anh ta rất hụt hẫng về điều đó. Ngoài ra anh ta còn là một ngƣời chơi bài có tiếng nhất là mạt chƣợc. Qua truyện ngắn ta thấy đƣợc một bộ phận nhỏ trí thức Trung Quốc lúc bấy giờ kiến thức thì chẳng có gì chỉ mải mê tới việc ăn chơi. “Con người cô độc” là truyện đƣợc kể bởi nhân vật “tôi”. Đó là câu chuyện về một ngƣời tên là Ngụy Liên Phù – bạn của nhân vật “tôi”. Anh ta là một nhà giáo dạy lịch sử ở một trƣờng phổ thông, anh ta là ngƣời rất có hiếu với bà của mình và đặc biệt anh rất yêu thƣơng trẻ con. Là một trí thức sớm tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ của Cách mạng tƣ sản, anh đã từng hăng hái chống phong kiến, kêu gọi cải cách xã hội nhƣng do thiếu thực tế mà thừa chủ quan, lại hoang mang dao động nên đã thất bại thảm hại, và rồi tự trói mình vào cuộc sống bế tắc, cô độc, không lối thoát. Kết thúc tác phẩm, Ngụy Liên Phù đã chết trong sự lạnh lẽo, cô độc, không vợ con, không ngƣời thân thích, không giọt nƣớc mắt tiễn đƣa cho linh hồn xấu số. “Tiếc thương những ngày đã mất” là những dòng hồi ức của Quyên Sinh về khoảng thời gian một năm trƣớc, khi đó Tử Quân và Quyên Sinh còn yêu nhau. Vì sự phản đối của gia đình Tử Quân mà họ đã cùng nhau bỏ trốn. Cuộc sống thực tế với biết bao sự thiếu thốn vật chất ngày càng đè nặng lên giấc mộng yêu đƣơng của đôi vợ chồng trẻ. Cuối cùng tình yêu trong họ nguội lạnh. Dù đã chia tay nhau nhƣng Quyên Sinh vẫn còn nhớ đến vợ. Vào một ngày nọ, anh bất ngờ khi hay tin Tử Quân đã chết. Anh đã đi dự đám tang của Tử Quân trong nỗi đau và lòng hối hận không nguôi. “Anh em” là truyện ngắn về tình cảm anh em trong gia đình ông Bái Quân. Khi ông mang bệnh thì cả nhà anh em ông ai cũng lo lắng cho ông. Họ tìm từ thầy lang cho đến bác sĩ để chữa bệnh cho ông. Qua sự việc trên thì cả gia đình ông mới thấy đƣợc tình thƣơng yêu của những anh em dành cho nhau. Đồng thời tác phẩm lối sống mê tín khi chữa bệnh cho ông Bái Quân bằng những thứ thuốc không hiệu quả. “Ly hôn” là câu chuyện về nhân vật cô Ái. Cô Ái là một ngƣời phụ nữ có một số phận không may mắn, lấy chồng, ngƣời chồng có thói quen trăng hoa đi theo một ngƣời đàn bà khác ruồng rẫy cô. Bị ruồng rẫy cô càng khao khát hạnh phúc, khao khát tìm lại lẽ phải. Cô quyết tâm đi tìm lại lẽ công bằng cho cuộc hôn nhân của mình cô vẫn níu giữ hạnh phúc nhƣng cuối cùng cũng không xong. Có lẽ dù biết sẽ mất chồng, nhƣng chút hạnh phúc, nhƣng chút tình cảm cuối cùng của cô đối với chồng cô cũng cho chồng thấy, tận sâu trong thâm tâm cô vẫn khao khát một gia đình thật sự, một mái ấm bình yên. CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ Việc phân chia các thể loại trong văn học là một trong những công việc gặp nhiều khó khăn nhất định do sự đa dạng phong phú của văn chƣơng về thể loại. Dựa vào những phƣơng pháp phản ánh và những đặc trƣng về thủ pháp nghệ thuật cũng nhƣ nội dung các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều tiêu chí để phân chia văn học thành nhiều thể loại khác nhau. Các tiêu chí này làm cho việc phân loại không khỏi chồng chéo, và nhìn chung sự phân loại chỉ có thể mang tính chất tƣơng đối mà thôi. Trong đó ý kiến nhận đƣợc nhiều sự ủng hộ nhất từ các nhà lí luận là phân chia văn học thành ba loại hình cơ bản sau: tự sự, trữ tình và kịch. Về thể loại tự sự theo Lại Nguyên Ân, tự sự đƣợc hiểu là loại “tái hiện hành động diễn ra trong thời gian và không gian, tái hiện tiến trình các biến cố trong cuộc đời các nhân vật. Nét đặc trưng của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật: nó thông báo về các biến cố, các tình tiết như thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh hành động và dáng nét của nhân vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận”[1, tr. 374]. Còn theo nhiều tác giả của Lí luận văn học thì cho rằng tự sự là “tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, được thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó – qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”[7, tr. 375]. Tác phẩm tập trung phản ánh đời sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện nên tính sự kiện có tính chất quan trọng và là đặc điểm hàng đầu. So với các tác phẩm trữ tình hiện thực đƣợc phản ánh thông qua nhân vật trữ tình và mang màu sắc chủ quan. Song tác phẩm tự sự cũng thể hiện diễn biến, tâm trạng, cảm xúc, tƣ tƣởng tình cảm nhƣng không đƣợc thể hiện trực tiếp mà xem nhƣ một đối tƣợng đem ra phân tích, nhận biết. Việc miêu tả tính chỉnh thể khách quan của thế giới là đặc trƣng của tự sự. Chính vì vậy, trong hình thức tự sự, môi trƣờng, hoàn cảnh là một đối tƣợng đƣợc miêu tả cụ thể, chi tiết hơn các thể loại văn học khác. Do vậy, nhà văn phải chọn một thời gian và không gian nhất định để thể hiện các sự kiện, nhân vật của mình. Bởi những đặc điểm trên cho nên tác phẩm tự sự nhất thiết cần có cốt truyện gắn liền với hệ thống các nhân vật. Và cũng vì thế, ngƣời trần thuật cũng giữ vai trò hết sức quan trọng luôn gợi ý, hƣớng dẫn ngƣời đọc tìm hiểu nhân vật cũng nhƣ hoàn cảnh của từng nhân vật đƣợc nhắc đến, để có đƣợc điều đó thì nhà văn phải sáng tạo ra ngƣời kể chuyện. Ngoài ra các yếu tố nghệ thuật khác nhƣ điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ cũng là những đặc trƣng không thể thiếu trong tự sự. Nhờ có các đặc điểm trên đó làm cho tác phẩm tự sự trở thành loại văn học có khả năng phản ánh hiện thực sâu rộng nhất, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con ngƣời hiện đại. Để đạt đƣợc những điều đó thì tự sự không thể thiếu hình tƣợng, ngƣời trần thuật, giọng điệu, điểm nhìn, kết cấu, cốt truyện, lời văn. 2.1. Kết cấu trần thuật Một tác phẩm văn học, dù dung lƣợng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận,...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó đƣợc nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định. Kết cấu của một tác phẩm văn học là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành những chỉnh thể nghệ thuật. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Chính vì vậy kết cấu có vai trò và chức năng rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Theo Bùi Việt Thắng thì “kết cấu là toàn bộ tổ chức của văn bản nghệ thuật vừa thể hiện thế giới nghệ thuật vừa biểu đạt tư tưởng tình cảm”[17, tr. 73]. Còn theo Lại Nguyên Ân thì cho rằng kết cấu là “Sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu – là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại”[1, tr. 169]. Hiện nay cũng có rất nhiều tài liệu đi sâu vào nghiên cứu tính thống nhất của một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đây là xu hƣớng tất yếu của khoa học nghiên cứu văn học hiện nay. Từ đó mới dần khẳng định rằng kết cấu là một yếu tố tất yếu của tác phẩm tự sự. Nó bao gồm những sự kiện, những nhân vật, những ngôn từ đó chỉ là những nguyên liệu ban đầu nhờ có kết cấu mới ghép chúng lại với nhau thành một chỉnh thể từ nội dung và hình thức. Việc phân tích một tác phẩm nghệ thuật không thể tách rời hai yếu tố nội dung và hình thức và cũng không thể thêm hoặc bớt một yếu tố nào trong tác phẩm, vì chúng là một thể thống nhất đƣợc nhà văn kết cấu chặt chẽ với nhau. Kết cấu có vai trò tổ chức và liên kết các yếu tố nghệ thuật khác nhau nhƣ cách sắp xếp các sự kiện, biến cố, hành động của các nhân vật, tổ chức hệ thống hình tƣợng, lựa chọn về thời gian, không gian hay tổ chức ngôn ngữ câu văn. 2.1.1. Nhan đề tác phẩm Nhan đề tác phẩm theo Đỗ Đức Hiếu là: “thuật ngữ dùng để gọi tên tác phẩm văn học, một trong những yếu tố của “cái cạnh văn bản”, nhằm phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Có khi nhan đề chỉ tên các phần các chương của truyện”[6, tr. 1251]. Về mặt hình thức nhan đề tác phẩm thƣờng ngắn gọn, chính xác, có khi là tên nhân vật chính, có khi là vị trí xã hội của nhân vật, tên một địa danh, một tình huống nào đó trong tác phẩm hay ý nghĩa của tác phẩm. Mặc khác, có khi nhan đề đƣợc đặt theo dụng ý của tác giả nhằm mục đích hấp dẫn ngƣời đọc hoặc giữa nhan đề và nội dung tác phẩm không có mối liên hệ nào. Với ngƣời đọc tác phẩm thông tin đầu tiên để ngƣời đọc tiếp cận chính là nhan đề. Thông qua nhan đề ngƣời đọc có thể đoán đƣợc nội dung của tác phẩm. Mặc khác, nhan đề chỉ có tính gợi mở chứ không nói gì về nội dung của tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm văn học đều có nhan đề nhƣng có một số nhỏ thì không có nhan đề. Những tác phẩm vô đề chủ yếu thuộc loại trữ tình, còn nhƣ thể loại tự sự hay kịch thì luôn có nhan đề. Nhan đề chỉ là một phần nhỏ trong tác phẩm nhƣng tác dụng của nó trong tác phẩm thì rất lớn. Bởi vì vậy, chúng ta xem xét một tác phẩm không thể bỏ qua nhan đề vì nhƣ vậy sẽ làm khuyết đi một phần giá trị của tác phẩm. Nhan đề tác phẩm của Lỗ Tấn thƣờng đƣợc đặt theo tên của nhân vật trong tác phẩm, một tình huống nào đó trong tác phẩm hay ý nghĩa của tác phẩm. Đọc tác phẩm của Lỗ Tấn đằng sau những nhan đề là một câu chuyện, một triết lí sâu đầy bí ẩn mà phần nội dung bên dƣới là phần đƣợc phản ánh. Trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” một lần nữa ta bắt gặp những nhan đề đầy dụng ý của Lỗ Tấn. 2.1.1.1. Nhan đề theo tên nhân vật Nhóm nhan đề đƣợc đặt theo tên của nhân vật chính trong tác phẩm. Nhóm nhan đề chiếm số lƣợng rất ít trong toàn bộ tác phẩm trong hai tập truyện ngắn. Tuy vậy, phần giá trị ý nghĩa mà nó mang lại không hề nhỏ. Trong trƣờng hợp tác phẩm “Khổng Ất Kỷ” cũng là tên nhân chính trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Tác giả là ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” để kể về nhân vật Khổng Ất Kỷ. “Từ hồi mười hai tuổi, tôi đã đến làm công cho quán rượu Hàm Thanh ở chổ cửa ô đi vào trấn”[3, tr. 34]. Tác giả đã đứng bên ngoài câu chuyện để quan sát nhân vật Khổng Ất Kỷ “Chỉ khi nào có bác Khổng Ất Kỷ đến thì mới có thể cười được ít tiếng. Cho mãi đến nay vẫn còn nhớ bác ta”[3, tr. 34]. Tên nhan đề “Khổng Ất Kỷ” chỉ là tên một nhân vật chính nhƣng lại gợi mở cho chúng ta nhiều điều. Họ của ông đƣợc đặt từ họ Khổng, họ Khổng đƣợc lấy từ Khổng Tử - một ngƣời trí thức đƣợc xem nhƣ là đứng đầu trong xã hội Trung Quốc và đƣợc mọi ngƣời kính trọng. Còn Khổng Ất Kỷ thì hoàn toàn trái ngƣợc lại. Ông là một ngƣời trí thức nhƣng gặp cảnh túng quẫn, dần sa sút nên phải “ăn cắp” sách để có tiền mua rƣợu uống. Lỗ Tấn đã sử dụng tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm một phần nhằm gây sự chú ý cho đọc giả. Nhƣng Lỗ Tấn đã không làm mất lòng ngƣời đọc. Khổng Ất Kỷ hiện lên qua cách nhìn của tác giả “bác Khổng Ất Kỷ vốn cũng có đi học, nhưng thi mãi không đỗ, lại không biết làm gì ra ăn, do đó càng ngày càng túng quẫn đến nỗi gần phải đi xin ăn. May được cái viết chữ tốt, nên đi chép sách thuê kiếm cơm. Khổ một nỗi, tính nết không ra gì, thích rượu mà lại nhác làm. Ngồi chép được vài hôm, thế là cả người lẫn sách vở giấy bút, nghiên mực đều biến mất tang. Mấy lần như vậy chẳng ai thuê chép nữa. Không còn cách nào khác, bác ta đôi khi phải giở ngón xoáy”[3, tr. 36]. Khổng Ất Kỷ là một ngƣời không ra gì trong mắt độc giả, một trí thức nữa mùa, thích uống rƣợu nhƣng không chịu làm để có tiền uống rƣợu. Nhƣng dù sao thì Lỗ Tấn cũng đã phản ánh đƣợc một bộ phận nhỏ trong giới trí thức lúc bấy giờ. Không riêng chỉ có “Khổng Ất Kỷ” mà các tác phẩm khác nhƣ “A.Q chính truyện” hay “Cao Phu Tử” cũng lấy từ tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm. Nhan đề “A.Q chính truyện” cũng gây nhiều bất ngờ cho ngƣời đọc. Có lẽ vì tác phẩm này quá đặc biệt nên tác giả Lỗ Tấn đã rất ƣu ái, ông đã có một phần riêng để giới thiệu về nhân vật A.Q và lí do vì sao ông lại đặt cho nhan đề tác phẩm là “A.Q chính truyện”. A.Q là tên nhân vật đƣợc đặt theo lối ngẫu nhiên là vì A.Q vốn không bà con thân thích, không họ hàng với ai cả. Nhân vật A.Q là nhân vật có thật nhƣng không rõ nguồn gốc nên việc đặt tên cũng là một vấn đề nan giải đối với chính tác giả “Lúc y còn sống, người ta gọi y là A Quay, đến khi chết rồi thì chả hề ai nhắc đến tên ấy nữa”[3, tr. 113]. Nguồn gốc không rõ ràng để biết chính xác tên họ nên tác giả đành đƣa ra lí giải nhằm cho nhân vật một cái tên nào đó cho thật hợp lí. “Sợ lối “chú âm phù hiệu” chưa được thông dụng, tôi đành dùng lối chữ Tây, theo cách phiên âm của người Anh mà viết thành A Quây, và viết tắc là A Q vậy”[3, tr. 114]. Còn chính truyện tác giả cũng dùng theo lối lí giải ấy để giải thích “Cực chẳng đã, đành phải mượn hai chữ “chính truyện” trong câu đưa đẩy mà mấy nhà viết tiểu thuyết “không chính quy” vẫn dùng: “Nhàn thoại hưu đề, ngôn qui chính truyện” (Hãy cảnh giác những chuyện rườm rà đề kể lại chuyện chính) mà đặt cho bộ sách tên “chính truyền”, mặc dù hai chữ này có thể lẫn lộn với hai chữ “chính truyện” trong tên bộ sách có tiếng của cổ nhân là bộ Thư pháp chính truyền thì cũng mặc!”[3, tr. 111]. Nhan đề của truyện ngắn “A.Q chính truyện” không những miêu tả câu chuyện xung quanh nhân vật chính A.Q mà còn phản ánh một xã hội thu nhỏ của Trung Quốc thời bấy giờ. A.Q là nhân vật tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, bản thân từ “chính truyện” trong tác phẩm “A.Q chính truyện” cũng mang nhiều tầng ý nghĩa. “Chính truyện” cũng giống nhƣ các loại truyện khác nhƣng ở đây Lỗ Tấn đã cho câu chuyện ấy trở nên riêng biệt không lẫn vào bất cứ loại truyện nào khác. Chính truyện là truyện ngắn chân chính phản ánh cuộc sống thật xung quanh nhân vật A.Q và những phép “thắng lợi tinh thần” đã làm cho truyện ngắn đặc sắc hơn. Bên cạnh nhân vật chính là con ngƣời chân thật thì động vật cũng trở thành nhân vật chính trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Nhan đề trong tác phẩm “Cao phu tử” nhân vật chính cũng là tên tác phẩm. Họ Cao cũng là một họ thuộc hạng trung lƣu trong xã hội Trung Quốc. Cao phu tử là một trí thức nhƣng đã lỗi thời. Kiến thức của anh ta không có là bao nhiêu nhƣng luôn tự cho mình là uyên bác, cộng thêm thói ăn chơi. Cao phu tử hiện lên“Giá thử như cái ông giáo kia chưa giảng xong đoạn nói về Tam Quốc thì việc soạn bài của ông ta bây giờ cũng không đến nỗi chật vật như thế này”[3, tr. 340] hay “Nhưng Cao phu tử cũng không thể ngồi cao đàm khoát luận được, bởi vì bài ông ta sắp giảng”[3, tr. 346] và bằng tâm trạng khá phức tạp“Ông ta lo lắng, trông đau khổ hết sức. Trong lúc tâm trí ông ta rối loạn như thế, lại thêm có những điều lo nghĩ khác xen vào nữa, nào là khi lên lớp thì tư thế như thế nào cho được oai nghiêm, nào là vết sẹo trên trán làm thế nào có thể che lắp được, nào là khi cầm sách giáo khoa đọc thì phải đọc cho thật thong thả, nào là đối với học sinh thì phải cho rộng lượng,…”[3, tr. 346]. Cao Phu Tử cũng giống nhƣ Khổng Ất Kỷ đƣợc kì vọng nhƣ là những ngƣời trí thức tiên phong những ngƣời thuộc hạng trên nhƣng sự thật tác giả phản ánh không nhƣ vậy. Hầu hết các truyện ngắn của Lỗ Tấn nhan đề luôn đi ngƣợc lại với nội dung của tác phẩm. 2.1.1.2. Nhan đề theo tình tiết trong tác phẩm Ngoài nhóm nhan đề tác phẩm là tên nhân vật chính thì còn nhóm nhan đề đƣợc đặt theo tình huống nào đó trong tác phẩm hay ý nghĩa của tác phẩm mang lại. Nhóm nhan đề này chiếm số lƣợng lớn trong hầu hết hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”. Ở nhan đề truyện ngắn “Nhật ký người điên”, Lỗ Tấn dẫn dắt ngƣời đọc theo lối đi của tác giả, dƣới sự hƣớng dẫn của nhân vật “tôi”. “Tập nhật ký đó viết rất lộn xộn, không có thứ tự, lại lắm câu hết sức hoang đường. Cũng chẳng ghi ngày tháng, duy màu mực và nét chữ có khác nhau, biết không phải viết một mạch. Cũng có những đoạn khá mạch lạc, xin trích ra đây hiến các nhà y học làm tài liệu nghiên cứu”[3, tr. 16]. Nhan đề tác phẩm không chỉ phản ánh nhân vật ngƣời điên mà còn lên án cả một xã hội. Sống trong xã hội không mang lại lợi ích cho con ngƣời, với lịch sử “ăn thịt ngƣời” của ngƣời dân Trung Quốc thì con ngƣời càng thấy kinh tỏm. Tác giả đã cho nhân vật ngƣời điên là điên nhƣng thật ra anh ta không điên mà còn lại rất tĩnh. Trong thế giới ngƣời điên của anh ta nhận ra rất nhiều điều mà ngƣời bình thƣờng không nhận ra đƣợc. Đó là một thủ pháp nghệ thuật của tác giả. Tác giả đã phản ánh một thực trạng rằng phàm những ngƣời có suy nghĩ hay hành động khác với ngƣời khác thì gọi là điên, là bất thƣờng. Nhƣng thật ra những ngƣời đó đôi khi lại là những ngƣời có tài và còn bình tĩnh gấp mấy lần ngƣời đƣợc cho là bình thƣờng kia. Chƣa có một nhà văn nào dám lớn tiếng tố cáo và buộc tội một cách đanh thép, lên án một cách hùng hồn, mạnh mẽ và gay gắt đối với lễ giáo phong kiến nhƣ Lỗ Tấn trong “Nhật ký người điên”. Nhân vật ngƣời điên tuyên chiến với lễ giáo phong kiến nên đây là hình ảnh của một ngƣời chiến sĩ dân chủ đầy dũng khí. Nhân vật ngƣời điên còn là phát ngôn cho tác giả. Ở nhan đề của “Thuốc” cũng vậy, Lỗ Tấn đã khiến ngƣời đọc phải tò mò về sự xuất hiện của từ “thuốc” không biết đó là một thứ thuốc có thể chữa lành bệnh hay là một thứ thuốc dùng để hại ngƣời. Có rất nhiều độc giả phải tự đặt ra câu hỏi đó cho mình khi nhìn thấy nhan đề “thuốc”, nhƣng ngƣời đọc sẽ có câu trả lời khi nhìn vào nội dung. Đó là một thứ “thuốc” đƣợc coi là “quái đãng” nó không những không giúp ích gì đƣợc cho ngƣời bệnh mà còn lấy đi cả tính mạng của họ. “Hắn xòe về phía lão một bàn tay to tướng, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”[3, tr. 46]. Ở “thuốc” Lỗ Tấn không những phê phán lối mê tính dị đoan mà còn tố cáo xã hội Trung Quốc. Tiêu biểu là cuộc cách mạng Tân Hợi – một cuộc cách mạng xa rời quần chúng nhân dân, không nhận đƣợc sự ủng hộ cũng nhƣ tin tƣởng từ nhân dân nên phải làm cho ngƣời anh hùng Hạ Du chết. Còn ở nhan đề “Lễ cầu phúc” , Lỗ Tấn đã xây dựng một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là thím Tƣờng Lâm. Khi thoạt nhìn thấy ngƣời đọc có thể suy nghĩ đây là một nghi lễ mang lại hạnh phúc, ấm no. Với hai từ “cầu phúc” trong nhan đề làm cho ngƣời đọc liên tƣởng đến một hạnh phúc nhƣ vậy. Nhƣng thật ra nó chỉ mang lại đau khổ cho con ngƣời mà tiêu biểu là thím Tƣờng Lâm, chính xã hội phong kiến là nguyên nhân chủ yếu làm nên điều đó. “Nhà nào nhà nấy đều bận rộn, sắm sửa làm lễ “cầu phúc” cả….Đó là “cỗ cầu phúc”, chờ đến canh năm, bày ra, thắp đèn, dâng nhang, khấn vái chư vị phúc thần về hâm hưởng. Chỉ có đàn ông mới được ra cũng ra cúng mà thôi”[3, tr. 239]. Trong cái hạnh phúc của lễ cầu phúc mà mọi ngƣời cho là nhƣ vậy thì thím Tƣờng Lâm lại chết trong sự đói rét và ghẻ lạnh của mọi ngƣời. Những tác phẩm của Lỗ Tấn không chỉ ấn tƣợng với ngƣời đọc ở nội dung mà còn chính nhan đề tác phẩm. Khi đọc tác phẩm của ông không thể bỏ qua điều đó. Nhan đề ở đây không đơn thuần là tên tác phẩm mà ẩn trong chính bản thân nó là một câu chuyện, một triết lí sâu đầy bí ẩn mà nội dung bên dƣới chỉ là một phần đƣợc phản ánh. Bởi vậy, nhan đề những tác phẩm của Lỗ Tấn luôn để lại ấn tƣợng khó quên, nó làm ngƣời đọc phải suy nghĩ nhiều để hiểu ra những gì đƣợc chứa đựng bên trong nó. Từ đó cho thấy việc đặt nhan đề cho một tác phẩm là một công trình kỳ công suy nghĩ và chọn lọc. 2.1.2. Cốt truyện Cốt truyện theo Lại Nguyên Ân là “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”[1, tr. 112]. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Bởi vì điều đó nên nhà văn rất xem trọng cốt truyện. Cốt truyện là một phƣơng diện trong các hình thức nghệ thuật, nó làm nên những biến cố cho tác phẩm. Chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Trong thể loại văn học, cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch, nhƣng thƣờng không có mặt trong tác phẩm trữ tình. Có nhiều loại cốt truyện khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Nhƣng trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn thì thƣờng các nhà văn chú ý đến hai khâu quan trọng nhất khi xây dựng cốt truyện là chi tiết và đoạn kết. Qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn không sử dụng những cốt truyện có đủ thành phần nhƣ cấu trúc quy định. Những câu chuyện không quá phức tạp, gây cấn nhƣng nó vẫn tạo cho ngƣời đọc sự hấp dẫn vốn có của nó. Lỗ Tấn không quá chú ý việc phải xây dựng một cốt truyện cho thật hoàn chỉnh mà chỉ chú ý miêu tả tâm lí nhân vật. Đó chính là điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông mà trƣớc đó cũng không có nhiều nhà văn làm đƣợc nhƣ thế. 2.1.2.1. Chi tiết nghệ thuật mang nhiều dụng ý Chi tiết nghệ thuật cũng là một phần quan trọng trong tác phẩm tự sự. Theo Trần Đình Sử trong “Thi pháp học hiện đại” cho rằng: “chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc lập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [11, tr. 82]. Chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện tƣ tƣởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời. Trong truyện ngắn có thể không có một cốt truyện tiêu biểu nhƣng nhờ lại vào những chi tiết hay, vì nhờ những chi tiết ấy mà chúng ta có một truyện ngắn với không khí, cảnh trí, tình huống, tính cách, hành động, tƣ tƣởng nhân vật đƣợc bộc lộ đầy đủ. Những chi tiết hay còn có khả năng nâng tác phẩm lên đến cấp độ tƣợng trƣng, tạo sức ám ảnh sâu sắc đối với ngƣời đọc. Một trong những truyện ngắn làm nên tên tuổi của Lỗ Tấn chính là “A.Q chính truyện”, truyện ngắn không chỉ có cốt truyện hợp lí mà các chi tiết nghệ thuật làm cũng góp phần tạo nên giá trị chung cho tác phẩm. Trong “A.Q chính truyện” làng Mùi không chỉ đơn thuần là làng Mùi mà còn là một xã hội Trung Quốc thu nhỏ. “Số là người làng Mùi đối với A.Q xưa nay thì cần y làm công cho hoặc chỉ đem y ra làm trò cười mà thôi, chứ không bao giờ có ai chú ý đến “hành trạng” của y cả”[3, tr. 115]. Làng Mùi đƣợc biết đến thông qua nhân vật A.Q, anh ta là ngƣời đại diện tiêu biểu cho một tầng lớp trong xã hội với đầy đủ những khuyết điểm. Và cái bệnh “thắng lợi tinh thần” đã tạo nên một A.Q không lẫn vào nhân vật nào khác đƣợc. Với tính tình tự cao, tự đại, tự cho mình là trên hết không xem ai ra gì cả. “A.Q lại có tính tự cao. Cả bấy nhiêu mặt dân trong làng Mùi, y tuyệt nhiên không đếm xỉa đến ai cả”[3, tr. 117]. A.Q tự cho mình là ngƣời hiểu biết sâu rộng nên chẳng thèm để ý đến ai hết, anh ta sống nhƣ một “con ếch ngồi đáy giếng” mà không hay biết gì. Anh ta có một khuyết điểm rất lớn nhƣng anh ta luôn luôn tự hào về khuyết điểm đó của mình. “Bực bội nhất là ngay trên đầu có một đám sẹo to tướng chẳng biết từ bao giờ. Mặc dù đám sẹo đó cũng là vật sở hữu của y, nhưng xem như trong ý tứ y thì hình như y cũng chẳng cho là quý báo gì, bởi y kiêng duyệt không dùng đến chữ “sẹo” và tất cả những tiếng âm gần giống âm “sẹo””[3, tr. 118]. Anh ta không vui vì vết “sẹo” của mình và cũng bắt ngƣời khác không đƣợc nhắc đến nữa, quả là một ngƣời không có lí lẽ. Còn khi bị ngƣời khác đánh anh ta cho rằng “Nó đánh mình thì khác gì đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói”[3, tr. 120]. Đây là một “phƣơng pháp thắng lợi tinh thần” mà Lỗ Tấn đã dành riêng cho nhân vật A.Q. Những chuyện đắc thắng của anh ta quả không kể xiết nhƣng có anh ta cũng tỏ vẻ rằng mình là anh hùng “người quân tử chỉ đấu khẩu, ai đi đấu sức”[3, tr. 127]. Anh ta tự cho mình là quân tử là để tự an ủi bản thân mà thôi. Với việc phản ánh chân thực nhân vật A.Q tác giả cho thấy đại bộ phận ngƣời dân Trung Quốc sống trong sự nghèo nàn về vật chất lẫn sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Ngay cả việc nên nhận thức thế nào là đúng A.Q cũng không nhận thức đƣợc nữa “làm cách mạng tức là làm giặc, làm giặc tức là báo hại y. Vì vậy nên xưa nay y vẫn ghét cay ghét đắng bọn cách mạng”[3, tr. 160]. Không ý thức đƣợc sự quan trọng của cách mạng đối với nhân dân không chỉ là lỗi ở một ngƣời bình thƣờng nhƣ nhân vật A.Q mà còn lỗi ở cách mạng, họ đã xa rời quần chúng nhân dân lao động làm cho họ hiểu sai về cách mạng. Tác phẩm kết thúc với sự việc A.Q chết đã cho ta thấy một xã hội không tôn trọng tình ngƣời.“Họ bảo: bắn người trong không vui bằng chém, mà cái tên tử tù kia trông buồn cười thế nào ấy”[3, tr. 184]. Họ không xem trọng tính mạng của một con ngƣời, chỉ xem đó chỉ là một trò đùa cho vui mắt. Qua truyện ngắn của Lỗ Tấn ngƣời đọc có thể thấy đƣợc sự am hiểu cuộc sống với từng ngõ ngách đã đƣợc ông khai thác một cách tài tình. Điều đó đƣợc thể hiện qua cách nhà văn đặt tên cho nhân vật, miêu tả trạng thái tâm lí, hành vi ứng xử,…Mỗi việc xảy ra trong cuộc sống dù cho nhỏ nhặt nhất cũng đƣợc nhà văn chọn lọc đƣa vào tác phẩm, thể hiện đƣợc cái tinh tế của một nhà văn có tài. 2.1.2.2. Kết thúc tác phẩm Mỗi tác phẩm tự sự đều tái hiện lại cuộc sống nên mỗi sự kiện đều có bắt đầu và kết thúc. Bởi thế, kết thúc tác phẩm “là một trong những thành phần của cốt truyện thường tiếp theo sau ngay đỉnh điểm, đảm nhiệm chức năng thể hiện tính trạng thái cuối cùng của xung đột được mô tả trong tác phẩm” [5, tr. 157]. Trong đó truyện ngắn lại miêu tả cuộc sống gần nhƣ những gì vốn có của nó, chứ không nhƣ truyện cổ tích – luôn có hậu. Nhân vật trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng phải biết cố gắng đấu tranh và khi học cách chấp nhận quy luật cuộc sống. Phần kết thúc tác phẩm là phần đặc biệt quan trọng trong tác phẩm. Để truyền đạt đƣợc nội dung tƣ tƣởng đã xác định từ đầu nhà văn đã chọn cho mình một kiểu kết thúc riêng cho tác phẩm. Những việc xảy ra trong cuộc sống đều có một kết thúc riêng của nó và tác phẩm văn học cũng vậy. Có những kết thúc có hậu và ngƣợc lại, lại có những kết thúc gợi mở những vấn đề mới những câu chuyện mới. Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn tuy nhà văn sống trong thời đại chịu nhiều sự áp bức từ chế độ phong kiến nhƣng những kết thúc mở hoặc kết thúc có hậu không thể vắng bóng trong tác phẩm của ông. Có lẽ vì sống trong một thời đại mà đầy rẫy những áp bức nên ông mong muốn giải thoát cho nhân vật của mình khỏi cảnh cùng cực. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác phẩm do các nhân vật không tìm đƣợc tiếng nói chung trong xã hội nên họ đã nhận một kết thúc đau buồn cho cuộc đời mình. Lối kết thúc không có hậu xuất hiện với tần số thấp trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Các tác phẩm “Khổng Ất Kỷ”, “Thuốc”, “A.Q chính truyện”, “Luồng ánh sáng”, “Lễ cầu phúc” là những tác phẩm có kết thúc không có hậu. Ở “Khổng Ất Kỷ” tác phẩm kết thúc với việc mất tích đột ngột chẳng ai quan tâm của bác Khổng Ất Kỷ. “Cho đến nay tôi chẳng hề gặp lại, có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?”[3, tr. 42]. Một sự mất tích không ai ngờ đến cũng chẳng ai thèm quan tâm. Thật đáng buồn cho một ngƣời trí thức nữa mùa nhƣ Khổng Ất Kỷ. Ông sống cũng không bằng chết mà có chết thì cũng chẳng ai để ý. Trong truyện ngắn “Thuốc” ngƣời cách mạng Hạ Du chết là một kết thúc không có hậu nhƣng lại có chi tiết gợi mở là vòng hoa đặt trên nấm mộ của ngƣời chiến sĩ cách mạng. “Bà Hoa nhìn theo ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt, cỏ xanh khắp, còn loang lổ từng mẫu đất vàng khè rất khó coi; lại nhìn kỹ phía trên, bất giác giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”[3, tr. 55]. Bà mẹ đang đau khổ về cái chết của con mình bất giác nhìn thấy hoa trên nấm mộ, lòng bỗng vui mừng khôn xiết. Có thể coi tác phẩm này một phần của kết thúc không có hậu và một phần có hậu. Còn trong “A.Q chính truyện” tác phẩm kết thúc cho cái chết không hòa hợp với xã hội của nhân vật A.Q. Khi chết ngƣời đời cũng không thông cảm cho lấy một câu mà họ lại cho rằng “A.Q không phải là người lương thiện, chứng cớ là y đã bị bắn, vì rằng: nếu là người lương thiện thì sao lại bị bắn chứ! Trên huyện thì dư luận không lấy làm hay lắm. Phần nhiều họ không thõa mãn. Họ bảo: bắn người không vui mắt bằng chém, mà cái tên tử tù kia trông buồn cười thế nào ấy”[3, tr. 184]. Nhân vật A.Q chết nhƣ một cuộc giải thoát cho cuộc đời mình. Anh ta chết trong hoàn cảnh chƣa ý thức đƣợc cách mạng mà chỉ thấy ngƣời dân Trung Quốc làm cách mạng nên làm theo, không rõ là nên tốt hay nên xấu nữa. Trong truyện ngắn “Luồng ánh sáng” kết thúc là cái chết đáng thƣơng của nhân vật Trần Sĩ Thành. “Có người thấy một cái xác chết nổi lềnh bềnh giữa hồ Vạn Lưu mười lăm dặm…. Có kẻ nói chính là ông Trần Sĩ Thành. Nhưng những người láng giềng ông ta lười, không ai đến nhận diện. Bà con cũng không ai đến, nên người trên huyện phái đến khám nghiệm xong thì giao cho lí trưởng gánh đi chôn”[3, tr. 207]. Cái chết không mấy đẹp của ngƣời trí thức không theo kịp thời đại. Anh ta quá ảo tƣởng về cuộc sống, luôn đặt ra những yêu cầu cao về cuộc sống cho đến khi không thực hiện đƣợc thì thất vọng, mất hết niềm tin vào cuộc sống. Ngƣời trí thức này vốn không bằng lòng với hiện tại, hiện tại mà anh mơ ƣớc cao hơn. Kết thúc là một cái chết không rõ nguồn gốc phải chăng đây là một dụng ý của tác giả. Lỗ Tấn không tìm đƣợc lối thoát cho những ngƣời trí thức nhƣ Khổng Ất Kỷ hay Trần Sĩ Thành nên đành phải để họ chết hay mất tích không hề biết. Khác với các tác phẩm khác “Lễ cầu phúc” nhân vật thím Tƣờng Lâm chết không phải ở cuối tác phẩm mà ở giữa tác phẩm. Do lối kết cấu đầu cuối tƣơng ứng, nhân vật “tôi” đã kể lại câu chuyện không theo trình tự thời gian mà sắp xếp theo các chi tiết nhằm thể hiện dụng ý tác giả. Cái chết của thím Tƣờng Lâm đến với ngƣời đọc thông qua lời trò chuyện của nhân vật “tôi” và ngƣời ở của anh ta “Vừa rồi, cụ Tư giận ai mà gắt thế nhỉ? – Anh ta trả lời gọn thon lỏn: Chắc là thím Tường Lâm chứ ai! – Tôi lại hỏi dồn: Thím Tường Lâm à? Sao thế - Chết rồi – Chết rồi à?”[3, tr. 245]. Không khác gì với lời tuyên đoán của nhân vật “tôi” ta khi trả lời câu hỏi của thím“Con người ta chết rồi thì còn linh hồn nữa không, ông?”[3, tr. 241]. Câu hỏi nhƣ lời dự báo trƣớc cho số phận của thím. Lỗ Tấn đã cho nhân vật thím Tƣờng Lâm chết trong đêm lễ cầu phúc khi nhà nhà ngƣời ngƣời đều tất bật chuẩn bị lễ thì thím lại chết trong sự cô đơn và giá lạnh. Chết đói là một cái chết không còn gì thê lƣơng hơn. Câu trả lời từ ngƣời ở “chắc là chết đói rồi chết thôi”[3, tr. 245], câu trả lời không chắc chắn đó làm ngƣời đọc càng thấy nao lòng hơn. Thân phận ngƣời phụ nữ không có con đƣờng nào để đi khi gia đình cự tuyệt họ, đi làm cũng không ai nhận và xã hội cũng không chấp nhận họ. Thì liệu họ sống có ý nghĩa gì. Kết thúc không có hậu là điều mà không tác giả nào mong muốn nhƣng họ không làm gì khác đƣợc. Họ cũng muốn nhân vật sống trong cảnh hạnh phúc đủ đầy nhƣng xã hội và những định kiến phong kiến không cho họ làm nhƣ vậy. Bên cạnh những truyện ngắn có kết thúc không có hậu thì loại kết thúc có hậu hoặc gợi mở câu chuyện xuất hiện trong hầu hết các truyện ngắn của Lỗ Tấn. Trong “Nhật ký người điên” kết thúc với lời kêu gọi của ngƣời điên “hãy cứu lấy trẻ em”[3, tr. 32]. Ngƣời điên trong tác phẩm điên nhƣng lại không điên, anh ta có thể nhận thức đƣợc thực trạng xã hội đang diễn ra trƣớc mắt anh ta. Một xã hội “ăn thịt ngƣời” không thƣơng tiếc, xã hội ấy đã có từ hàng ngàn năm trƣớc và bây giờ vẫn tiếp diễn. “Hãy cứu lấy trẻ em”[3, tr. 32] vì trẻ em nhƣ là những mầm xanh của đất nƣớc nếu cứu đƣợc trẻ em thì sẽ cứu đƣợc cả một thế hệ về sau. Vì đơn giản chỉ là cả một thế hệ trƣớc đã bị đầu độc bởi những xã hội ăn thịt ngƣời này. Kết thúc tác phẩm nhƣ mở ra một cánh cửa mới cho một thế hệ. Khi một cánh cửa này khép lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra với những hy vọng mới tốt đẹp hơn. Quả đúng nhƣ vậy hình ảnh chị Tƣ Thiền trong “Ngày mai” tìm đƣợc ánh sáng ngày mai cho cuộc đời mình là một cái kết có hậu. “Chị Tư đã ngủ từ lâu rồi. Củng và Năm đã đi về rồi. Quán rượu Hàm Thanh cũng đã đóng cửa rồi. Cả Lỗ Trấn lúc đó chìm trong vắng lặng. Trong cảnh vẳng lặng đó, chỉ còn lại cái đêm trường đang chuyển mình để trở thành ánh sáng của ngày mai. Ngoài ra, có mấy con chó nằm trong bóng tối cũng sủa gâu gâu”[3, tr. 67]. Ngày mai kia không chắc sẽ huy hoàng nhƣng nó sẽ làm chị vui hơn và sống thanh thản hơn bây giờ. Chị phải sống trong cảnh khổ khi lần lƣợt những ngƣời thân nhất đều qua đời, đứa con là niềm hy vọng cuối cùng để chị bám vào để sống cũng chết sau một cơn bạo bệnh. Niềm tin không còn chị dần mất hy vọng vào cuộc sống. Nhƣng tác giả lại mở ra một niềm tin là cho chị mơ thấy đứa con trai của mình. Cho nhân vật của mình một hy vọng cũng nhƣ cho chính tác giả, hy vọng về một tƣơng lai tƣơi sáng hơn cho những nhân vật ngƣời phụ nữ sau này trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Sống trong cảnh xã hội phong kiến đè nặng trên đôi vai ngƣời phụ nữ, họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình mà chỉ mặc định cho số phận. Trong “Cố hương” nhân vật “tôi” đã mơ thấy cảnh huy hoàng của quê hƣơng anh ở cuối tác phẩm. Ở cuối truyện, nhà văn đã tạo dựng hình ảnh tƣợng trƣng. Ðó là hình ảnh con đƣờng đi đến tƣơng lai, hiện thân của niềm tin, niềm hi vọng của tác giả “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”[3, tr. 107]. Hình ảnh tƣợng trƣng này cũng đã bộc lộ khát vọng về sự đổi thay của tác giả nên nó có giá trị. Khát vọng này chính là nhu cầu trần tục của con ngƣời trần tục của Lỗ Tấn. Hình ảnh tƣợng trƣng con đƣờng đi tới tƣơng lai ở cuối truyện là sự thể hiện của quan điểm ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay. Những quan điểm này đều mang đậm tính triết lí. Lỗ Tấn đã xây dựng cho những truyện ngắn nhiều kiểu kết thúc khác nhau, nhằm tái hiện những nét nghệ thuật đặc sắc, muôn màu muôn vẻ. Điểm đáng nói là sau mỗi truyện ngắn Lỗ Tấn đã gieo vào lòng ngƣời đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tƣơng lai. Cốt truyện và đặc biệt là cách kết thúc truyện giúp ngƣời đọc nhìn thấu đƣợc chân lí đời sống. 2.1.3. Kết cấu truyện 2.1.3.1. Tình huống truyện đơn giản nhưng bất ngờ Việc xây dựng tình huống truyện có tầm quan trọng không nhỏ khi sáng tác truyện ngắn. Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thật điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt bằng cách nắm bắt chúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy”[18, tr. 114]. Từ ý kiến trên ta nhận ra vị trí và vai trò của tình huống trong truyện ngắn là không thể thiếu. Để truyện ngắn có một vị trí nào đó trong lòng ngƣời đọc nhà văn cần chú trọng việc xây dựng tình huống, nhƣ Bùi Việt Thắng từng nhận xét: “Trong thực tế sáng tác truyện ngắn hiện nay, cái chỗ còn non yếu của các cây bút trẻ vẫn là thiếu cái khả năng tạo ra các tình huống, vì thế mà tác phẩm của họ dễ tuột khỏi tay bạn đọc theo thời gian”[17, tr. 42]. Truyện ngắn có tạo dấu ấn trong lòng ngƣời đọc hay không phụ thuộc rất nhiều vào tài năng tạo dựng tình huống của nhà văn. Trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”, Lỗ Tấn đã xây dựng những tình huống gần gũi với cuộc sống thực, con ngƣời và sự việc nhƣ đang diễn ra hằng ngày, song có một số tình huống có phần hơi “ngẫu nhiên” hay tình huống phát triển quá thuận lợi làm cho ngƣời đọc cảm thấy không có thật hay có bàn tay nào sắp đặt cho số phận nhân vật. Những tình huống trong truyện ngắn của ông đều rất chân thực với đời sống ngƣời dân Trung Quốc. Ông chỉ phản ánh vẻ bề ngoài của cuộc sống mà còn phần tâm hồn bên trong họ. Tình huống trong truyện ngắn Lỗ Tấn đặt nhân vật vào tình huống để khai thác toàn vẹn, sâu sắc tất cả các mặt của nhân vật để từ đó khái quát lên vấn đề. Trong thực tế sáng tác nhà văn đã vận dụng những suy nghĩ của mình, vốn sống của mình để tạo dựng những tình huống đặc sắc. Truyện ngắn của Lỗ Tấn đã xây dựng đƣợc chỗ đứng cho mình bằng việc vận dụng những tình huống của cuộc sống. “Một mẫu chuyện nhỏ” là một ví dụ, tình huống là sự trải nghiệm của cuộc sống của nhân vật “tôi”. Trong đời sống không phải lúc nào cũng gặp đƣợc những điều nhƣ ta mong đợi, vì vậy chúng ta phải biết cách vƣợt qua những điều đó. Thái độ vô tâm của nhân vật “tôi” đối với bà lão chẳng may là đáng phê phán. Ở tình huống này anh ta cho ngƣời đọc nhận thức ra rằng khi sống trong một xã hội mà tình thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời không còn, thì chuyện anh ta có thái độ với bà lão là điều hiển nhiên. Nhƣng tình cảm của anh ta cũng không đến nỗi mất đi khi dần anh ta nhận ra mình cần phải sửa đổi, nếu không thì chính bản thân anh cũng không thể chấp nhận đƣợc mình. Không phải ngẫu nhiên mà bà lão xuất hiện trong tình huống trên, đó là dụng ý của nhà văn. Nhà văn đã đẩy bà lão vào câu chuyện trên để làm thức tĩnh cho tình cảm con ngƣời tƣởng đâu đã nguội lạnh từ lâu do ảnh hƣởng của xã hội hiện tại. Hay ở “tiếc thương những ngày đã mất” Tử Quân và Quyên Sinh là hai thanh niên cùng lí tƣởng, họ yêu nhau nhƣng vì những định kiến của lễ giáo phong kiến không cho phép, gia đình của Tử Quân là biểu tƣợng của lễ giáo phong kiến và cấm đoán cô yêu Quyên Sinh. Họ dũng cảm trốn gia đình, trốn tránh lễ giáo phong kiến. Họ xây dựng cuộc sống bằng “một túp liều tranh hai quả tim vàng”. Nhƣng họ không biết lễ giáo phong kiến đã bao trùm lên xã hội, họ phải đấu tranh để giành lại hạnh phúc thật sự. Sự đấu tranh của họ quá yếu ớt, không có lập trƣờng, chỉ sống cho lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của ngƣời khác. Tiền bạc không là tất cả nhƣng nó là nguyên nhân đã gây ra sự rạn nứt trong cuộc sống của Quyên Sinh và Tử Quân. Rồi họ nhận ra rằng tình yêu của họ không đủ lớn để bất chấp tất cả. Tình huống xây dựng tạo nên sự kịch tính cho ngƣời đọc bởi giữa con ngƣời cá nhân và con ngƣời xã hội cần phải dung hòa. Tình huống còn là sự thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm. Với tác phẩm “Cố hương”, ngay chính cái nhan đề đã thể hiện chủ đề của tác phẩm thì tình huống nhân vật “tôi” trở về quê hƣơng của mình và nhận thấy nhiều sự khác biệt. Ngay chính ngƣời bạn thân nhất là Nhuận Thổ cũng vậy. Hay truyện ngắn “Trong quán rượu” cuộc gặp lại giữa nhân vật “tôi” và Lã Vĩ Phủ. Tình huống là cuộc gặp lại của hai ngƣời bạn thân, hai ngƣời uống rƣợu và kể cho nhau nghe chuyện của quá khứ. Qua câu chuyện anh nhận thấy Lã Vĩ Phủ đã thay đổi nhiều so với ngày xƣa. Anh ta không còn là một thanh niên nhanh nhẹn, hoạt bát mà trở thành một ngƣời ích kỉ, sống cho bản thân và phó thác cho số phận. Đến đây ta phải thừa nhận vai trò quan trọng, có phần quyết định của tình huống với sự thành công của truyện ngắn. Cuộc sống vốn đa dạng, phong phú diễn ra trong những tình thế khác nhau. Khi viết truyện ngắn và sáng tạo tình huống, nhà văn luôn cố gắng tạo ra các loại tình huống khác nhau để thể hiện đƣợc các hiện tƣợng của cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Trong các truyện ngắn của Lỗ Tấn có một số kiểu tình huống điển hình. Tình huống kịch là những tình huống bao hàm các xung đột đời sống mang tính kịch cao, trong đó có sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt bị dồn nén trong một khoảng không gian, thời gian và hành động theo nguyên tắc “tam nhất” của kịch. Trong “tiếc thương những ngày đã mất” tình huống diễn ra từ đầu câu chuyện đến cuối câu chuyện. Quyên Sinh và Tử Quân là những ngƣời trí thức, nên có cách nhìn nhận vấn đề của họ có phần phóng khoáng hơn những thế hệ trƣớc. Họ đã mặt ngoài tai những lời định kiến mà gia đình Tử Quân đặt ra. Họ sống vì chính họ chứ không vì gia đình hay xã hội. Vì vậy cho nên tác giả đã chứng minh một điều, suy nghĩ của họ có phần đổi mới nhƣng không phù hợp với thời đại. Chế độ còn đè nặng, lễ giáo phong kiến đang bao trùm lấy họ. Tình yêu của hai ngƣời không đủ lớn để vƣợt qua mọi rào cản đó. Tử Quân vẫn chứng minh đƣợc một điều“không thể là lời tuyên bố của bất cứ người phụ nữ Trung Quốc nào trước cô, hai vai còn gánh nặng tam tòng tứ đức, cũng không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ Trung Quốc nào sau cô, khi mà những tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu bộc lộ sự bất lực của nó”[3, tr. 390]. Tử Quân đã mở ra cách nhìn mới hơn về ngƣời phụ nữ Trung Quốc. Cô đã khẳng định đƣợc bản thân mình. Còn tình yêu đối với Quyên Sinh thì họ không đúng cũng không sai. Họ đúng là vì họ dám bất chấp vƣợt qua lễ giáo phong kiến để đến với nhau. Họ sai vì họ chỉ nghĩ cho lợi ích của mình và quên đi lợi ích của ngƣời khác. Tình huống tâm trạng là kiểu truyện viết về những diễn biến tâm lí của nhân vật. Nhà văn đặt những nhân vật vào những hoàn cảnh, sự việc bình thƣờng để từ đó cho nhân vật của mình bộc lộ nhiều trạng thái khác nhau của tâm lí, có thể đó là những xung đột tâm lí. Với mạch truyện chầm chậm, thoáng một nét u buồn truyện ngắn “Cố hương” nhƣ một bài thơ trữ tình đầy tâm trạng của nhân vật “tôi”. Tình huống tâm trạng ở đây là sự trở về của nhân vật “tôi” sau một khoảng thời gian xa cách quê hƣơng, mọi chuyện thay đổi làm anh ta cũng không nhận ra đƣợc. Những kí ức xƣa kia ùa về trong tâm trí anh ta. Tình huống chính của truyện ngắn là khi anh ta gặp lại ngƣời bạn thân nhất, cùng lớn lên với anh ta. Nhuận Thổ thay đổi nhƣ chính quê hƣơng này. “Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở, vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh ta lấy một dáng điệu cung kính, chào rất lành mạch”[3, tr. 102]. Nhuận Thổ đối với anh ta không nhƣ ngày xƣa nữa. Nét mặt hồn nhiên thay vào đó là sự lo toan trong cuộc sống mƣu sinh. Chọn cho mình một tình huống hợp lí là việc không phải một nhà văn nào cũng làm đƣợc. Lỗ Tấn đã một lần nữa khẳng định vị trí của mình trong lòng bạn đọc. Tình huống luận đề là loại tình huống ít gặp, vì không phải nhà văn nào cũng có thể viết tốt ở loại này. Đây là cách xây dựng tƣ tƣởng theo những tƣ tƣởng có sẵn để tạo ra truyện ngắn. Cái khó của kiểu tình huống này ở chỗ nhà văn dễ bị ràng buộc và chi phối bởi các thiên kiến, nếu không khéo tác phẩm sẽ trở nên khô khan, hời hợt, chỉ còn ý nghĩa minh họa mà thôi. Qua khảo sát ngƣời viết nhận thấy truyện ngắn “A.Q chính truyện” đƣợc tạo dựng theo kiểu tình huống luận đề. Từ nguyên nhân hành động, diễn biến tâm trạng đều xoay quanh ý nghĩa luận đề của nhân vật A.Q. Nét tinh tế của Lỗ Tấn là xây dựng cho mình một nhân vật không lầm lẫn đƣợc với các nhân vật khác. A.Q là nhân vật đại diện cho một tầng lớp xã hội Trung Quốc. Tình huống tƣởng tƣợng trong đó cái ý nghĩa hình tƣợng, sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ bởi một lớp sơn huyền ảo. Tình huống này hầu nhƣ xuất hiện rất ít trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. “Nhật ký người điên” có lẽ là một trong số những truyện ngắn hiếm hoi đó. Những hình ảnh tƣởng tƣợng của nhân vật ngƣời điên khi nghe đƣợc những lời “Đồ ranh con! Tao có ăn thịt mày một miếng mới hả giận!”[3, tr. 18]. Tuy vậy, những hình ảnh mà anh ta tƣởng tƣợng ra lại có thật từ hàng ngàn năm trƣớc. Trong một số truyện ngắn khác của Lỗ Tấn, cũng có sử dụng yếu tố kì ảo, nhƣng chỉ tạo thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện chứ không phải nhằm mục đích xây dựng tình huống. Từ đó, chúng ta có thể kết luận truyện ngắn của ông có sử dụng yếu tố kì ảo chứ không phải là tình huống truyện. Những tình huống truyện của Lỗ Tấn đƣợc lấy từ chất liệu cuộc sống nên ngƣời đọc dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ. Nó còn thể hiện một cách chân thật những sự việc đang diễn ra trong cuộc sống. 2.1.3.2. Hình thức kết cấu trần thuật đa dạng Kết cấu là một yếu tố của hình thức, nó thực hiện việc truyền tải nội dung. Bởi thế kết cấu phải tuân theo những yêu cầu tối cao của nội dung mà nó thể hiện. Kết cấu có nhiệm vụ tổ chức tác phẩm thành một hệ thống từ chủ đề, tƣ tƣởng đến từng chi tiết nhỏ của truyện. Đó là nhiệm vụ khó khăn mà nhà văn cần đạt tới để làm cho tác phẩm trở thành một chính thể thẩm mĩ sinh động. Lỗ Tấn bằng kĩ thuật tinh xảo của mình đã vận dụng thành công các kiểu kết cấu vào những truyện ngắn, song ông còn tạo ra những nét riêng biệt trong phƣơng pháp sử dụng kết cấu truyện. Kết cấu tâm lí của truyện đƣợc cơ cấu theo sự phát triển tâm lí nhân vật, đây là loại kết cấu quen thuộc của văn tự sự, nhƣng không phải ai cũng để lại thành công và để lại dấu ấn với loại kết cấu này. Loại kết cấu này xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Ở truyện ngắn “Cố hương” kết cấu diễn ra theo tâm lí nhân vật “tôi”. Anh ta trở về quê nhận thấy sự đổi mới hơn so với ngày xƣa. Hình ảnh làng quê hiện ra trƣớc mắt làm anh ta nhớ lại những kí ức tuổi thơ, anh có chút không vui. Hình ảnh thân quen khiến anh nhớ lại ngƣời bạn cũ thuở nhỏ của anh là Nhuận Thổ. Nhƣng Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều không còn là một đứa trẻ hồn nhiên, tháo vát khỏe mạnh và hiểu biết nữa. Anh ra đi với niềm tin ngày mai sẽ tƣơi sáng hơn đối với gia đình Nhuận Thổ và quê hƣơng anh. Tính chất của truyện ngắn là cần sự cô đọng, xúc tích, do đó kết cấu vào việc đi thẳng vào giữa truyện là kiểu kết cấu đƣợc nhiều nhà văn lựa chọn. Ở truyện ngắn “Lễ cầu phúc”, Lỗ Tấn đã tạo dựng lối kết cấu đầu và cuối tƣơng ứng với nhau để làm nổi bật nỗi nghịch cảnh của xã hội. Mở đầu và kết thúc tác phẩm “Lễ cầu phúc” đều là cảnh Lỗ Trấn tƣng bừng náo nhiệt, rộn ràng trong không khí chuẩn bị đón lễ cầu phúc, đón năm mới. Trong khi Lỗ Trấn tƣng bừng náo nhiệt chuẩn bị đón lễ cầu phúc thì nhân vật thím Tƣờng Lâm phải sống trong cảnh ăn xin và thím đã chết giữa cảnh đó. Trong khi mọi ngƣời sống sung sƣớng thì thím Tƣờng Lâm lại phải sống trong đau khổ. Trong khi mọi ngƣời đƣợc sống sum vầy sung túc thì thím Tƣờng Lâm đã chết đói trong nỗi cô đơn. Có ba lần nhà văn miêu tả thím Tƣờng Lâm một cách trực tiếp. Nhƣng trình tự của ba lần này lại đảo lộn. Vào truyện, tác giả miêu tả việc gặp thím Tƣờng Lâm lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng. Tiếp đến, nhà văn tái hiện việc gặp thím Tƣờng Lâm lần đầu. Ðây cũng chính là lần đầu tiên nhân vật thím Tƣờng Lâm đến làm thuê cho gia đình Lỗ Tƣ. Ðó là vào một buổi chiều mùa đông. Sau đó nhà văn mới tái hiện việc gặp nhân vật thím Tƣờng Lâm lần thứ hai và cũng chính là lần thứ hai thím Tƣờng Lâm đến làm thuê cho nhà Lỗ Tƣ. Ðó là vào một buổi chiều mùa thu. Lần thứ ba, lần cuối cùng tác giả gặp thím Tƣờng Lâm thuộc thì hiện tại, đƣợc miêu tả ở đầu truyện. Lần thứ nhất và lần thứ hai tác giả gặp thím Tƣờng Lâm thuộc thì quá khứ lại đƣợc miêu tả ở phần sau. Bên cạnh đó, Lỗ Tấn còn sử dụng kiểu kết cấu truyền thống là kiểu kết cấu theo trình tự thời gian – thời gian tuyến tính. Loại kết cấu này chiếm đa số trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Ở truyện ngắn “Ngày mai”, mở đầu tác giả đã kể lại gia cảnh của chị Tƣ Thiền. Tiếp đến là những diễn biến tâm trạng chị xung quanh chuyện đứa con của chị mất. Đứa con chị là niềm tin cuối cùng để chị bám vào cuộc sống này, nhƣng nó lại không còn nữa. Rồi chị vẫn phải sống, sống không phải cho chị mà sống cho đứa con bạc mệnh của chị. “Nhật ký người điên” là loại truyện ngắn đƣợc kết cấu theo truyện lồng truyện. Mở đầu tác phẩm là lời kể của nhân vật “tôi”. Nhƣng sau đó liên tiếp là những lời kể lại của nhân vật ngƣời điên. Nhân vật “tôi” xuất hiện nhƣ một ngƣời dẫn truyện. Anh ta đứng bên ngoài câu chuyện của nhân vật chính – nhân vật ngƣời điên. Tóm lại, kết cấu tự sự thuộc một phạm trù hình thức có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời với nội dung, đó là phƣơng tiện để truyền tải nội dung. Muốn có một tác phẩm thành công nhà văn phải biết xây dựng cho mình một kết cấu hợp lí. Cốt truyện và kết cấu là những phần cơ bản nhất cấu thành tác phẩm, nếu thiếu hai phần này thì tác phẩm không thể ra đời. Lỗ Tấn rất chú ý tới việc xây dựng những nền tảng cơ sở. Với dung lƣợng nhỏ của một truyện ngắn tác giả chọn cách khắc họa những chi tiết mang nhiều dụng ý nhằm tăng thêm sức khái quát của vấn đề, từ một chi tiết ngƣời đọc có thể cảm nhận theo nhiều góc độ khác nhau. Kết hợp với những chi tiết đó nhà văn chọn cho mình kiểu kết thúc mở để khơi gợi vấn đề trong lòng ngƣời đọc. Trong kết cấu các tác phẩm của Lỗ Tấn cũng chọn cho mình những kiểu kết cấu khác nhau cho mỗi truyện góp phần làm phong phú thêm cho hình thức thể hiện của truyện ngắn. Lỗ Tấn luôn sử dụng những tình huống của cuộc sống nhƣng sau đó làm nảy sinh những sự bất ngờ, thu hút sự chú ý của độc giả. Ông đã góp phần khẳng định đƣợc nguyên tắc sáng tác của một trào lƣu văn học. Đồng thời tạo đƣợc phong cách riêng làm nên tên tuổi của nhà văn. 2.2. Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật trần thuật và đƣợc nhiều ý kiến đánh giá, phê bình cũng nhƣ nghiên cứu của các nhà lí luận văn học. Điểm nhìn trần thuật đã khẳng định vai trò của mình trong nghệ thuật tự sự là một phần không thể thiếu. Nhƣ trong Lí luận văn học các tác giả đã khẳng định: “Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật về sự kiện và đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong hay bên ngoài vào,…Do vậy điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật”[7, tr. 310]. Điểm nhìn trần thuật trong văn bản tự sự bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn không thể miêu tả hay tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm mà chƣa xác định cho mình một điểm nhìn và chổ đứng nhất định. Việc chọn điểm nhìn phù hợp là một trăn trở không nhỏ đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm văn học. Bởi thế, điểm nhìn trần thuật góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm văn học, qua đó thể hiện quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học thì điểm nhìn là: “khoảng cách, góc độ của lời kể đối với cốt truyện tạo thành cái nhìn”[5, tr. 247]. Nhà lí luận văn học Trần Đình Sử cho rằng: “điểm nhìn trần thuật không chỉ là điểm nhìn thuần túy, quang học như khái niệm tiêu cự, tụ điểm mà nó mang nội dung, quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người” [14, tr. 182]. Tóm lại thì các ý kiến đánh giá trên nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật. Trên cơ sở đó, điểm nhìn là phƣơng thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của nhà văn. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá. Từ đó ngƣời đọc có thể nhận xét về phong cách nhà văn. Nhìn từ chi tiết nội dung thì khái niệm điểm nhìn luôn gắn với ngôi kể (hay ngôi trần thuật) và ngƣời kể chuyện (hay ngƣời trần thuật). Điểm nhìn trần thuật đƣợc chia ra làm hai loại: điểm nhìn bên ngoài (là điểm nhìn khách quan của ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ 3 hàm ẩn) và điểm nhìn bên trong ( là điểm nhìn chủ quan của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”). Ở điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn mà ngƣời kể chuyện đứng bên lề câu chuyện quan sát và kể lại câu chuyện nhìn thấy đƣợc. Còn ở điểm nhìn bên trong là điểm nhìn mà ngƣời kể chuyện là nhân vật trong câu chuyện và kể lại câu chuyện của chính bản thân mình, loại điểm nhìn này gặp rất nhiều trong các tác phẩm hiện đại. Do nhu cầu về cách thể hiện điểm nhìn trong cuộc sống ngày càng đa dạng và phong phú, điểm nhìn trong các tác phẩm văn học cũng dần đƣợc đổi mới. Tác giả không chỉ cứng nhắc sử dụng một điểm nhìn trong tác phẩm mà sử dụng linh hoạt các điểm nhìn từ đó ta có thêm loại điểm nhìn di chuyển. Vì vậy mà các điểm nhìn không đƣợc sử dụng cố định mà sử dụng một cách linh động, sử dụng linh hoạt có sự kết hợp lại với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo nghệ thuật cho nhà văn. Bên cạnh đó ngôi kể cũng đƣợc khai thác triệt để, lúc này thì ngƣời kể chuyện cũng đƣợc thay đổi theo. Khi khảo sát văn xuôi tự sự chúng ta không thể bỏ qua hệ thống điểm nhìn vì nó có tầm quan trọng rất lớn. Điểm nhìn là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Đối với tác phẩm điểm nhìn là vị trí, chổ đứng để xem xét, miêu tả, đánh giá sự vật, hiện tƣợng trong tác phẩm. Còn đối với tác giả điểm nhìn còn là sự thể hiện tƣ tƣởng và thế giới quan của nhà văn. Từ đó độc giả có thể thấy đƣợc mối tƣơng quan giữa nhà văn và chủ thể trần thuật. Điểm nhìn trần thuật thể hiện đƣợc quan niệm của nhà văn trƣớc vấn đề đang đƣợc diễn ra. 2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài Điểm nhìn bên ngoài chiếm số lƣợng khá dày đặc trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Ở điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn mà ngƣời kể chuyện đứng bên lề câu chuyện quan sát và kể lại câu chuyện nhìn thấy đƣợc. Hay gọi là điểm nhìn bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Điểm nhìn bên ngoài thƣờng là ngƣời kể chuyện thƣờng giấu mặt, đứng ở một vị trí đâu đó trong không gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và thuật lại với độc giả. Mặc dù ngƣời kể chuyện không xuất hiện, chúng ta không biết diện mạo, tƣ cách của ngƣời đó ra sao nhƣng trƣớc sau câu chuyện vẫn đƣợc kể lại từ điểm nhìn của ngƣời kể chuyện. Trong “Cao phu tử”, ngƣời đọc không hề thấy có sự xuất hiện trực tiếp của ngƣời kể chuyện mà chỉ thấy sự hiện diện của nhân vật đƣợc kể. Nhân vật đƣợc cụ thể hóa bằng tên riêng Cao Cán Đinh và bắt đầu bằng việc “Hôm đó, từ sáng sớm đến xế chiều, ông ta mất cả thì giờ vào việc xem cuốn Trung Quốc lịch sử giáo khoa thư và cuốn Viên Liễu Phàm cương giám qua chiếc kính lúp”[3, tr. 339], bằng những hành động “Giá thử như cái ông giáo kia chưa giảng xong đoạn nói về Tam Quốc thì việc soạn bài của ông ta bây giờ cũng không đến nỗi chật vật như thế này”[3, tr. 340] hay “Nhưng Cao phu tử cũng không thể ngồi cao đàm khoát luận được, bởi vì bài ông ta sắp giảng”[3, tr. 346] và bằng tâm trạng khá phức tạp“Ông ta lo lắng, trông đau khổ hết sức. Trong lúc tâm trí ông ta rối loạn như thế, lại thêm có những điều lo nghĩ khác xen vào nữa, nào là khi lên lớp thì tư thế như thế nào cho được oai nghiêm, nào là vết sẹo trên trán làm thế nào có thể che lắp được, nào là khi cầm sách giáo khoa đọc thì phải đọc cho thật thong thả, nào là đối với học sinh thì phải cho rộng lượng,…”[3, tr. 346]. Cao Cán Đinh cũng không phải là nhân vật ngƣời kể chuyện xƣng bằng tên riêng để kể chuyện mình mà anh chỉ là nhân vật đƣợc kể lại, thuộc về cái hiện thực đƣợc nói đến. Có một ngƣời kể chuyện ẩn khuất, lặng lẽ quan sát, nhận biết tất cả các việc về nhân vật, kể cả những suy nghĩ trong tận sâu tâm hồn của nhân vật và kể lại cho độc giả. Nhƣ vậy ở đây ngƣời kể chuyện đã ẩn mình, đứng đằng sau các nhân vật và sự kiện, bằng cách đẩy nhân vật ra trƣớc độc giả. Vì vậy, độc giả không thấy ngƣời kể chuyện mà chỉ thấy hiện thực đƣợc trình bày. Tuy vậy, không phải lúc nào ngƣời kể chuyện hàm ẩn cũng giấu mặt khi thuật chuyện. Có nhiều khi trong quá trình trần thuật, nhân vật bất chợt cảm thấy nhu cầu tự bộc lộ liền không ngần ngại phá ngang mạch sự kiện, trực tiếp xuất hiện và phát biểu nhận xét suy nghĩ của mình. Nhƣ trong tác phẩm “Sóng gió”, ban đầu ngƣời kể chuyện hoàn toàn giấu mặt, khách quan thuật lại quang cảnh bữa cơm chiều của những gia đình nông dân đang diễn ra trƣớc sân nhà anh Bảy Cân. Độc giả gần nhƣ quên mất ngƣời kể chuyện để chỉ còn thấy trƣớc mắt cái hiện thực đƣợc trình bày. Bất ngờ, khi nói đến thực chất của cảnh tƣợng ấy, ngƣời kể chuyện hầu nhƣ không khách quan nữa, nhân vật trực tiếp hiện diện và lên tiếng phát biểu: “Kẻ văn nhân mặc khách ngồi trên thuyền rượu, lướt trên mặt sông, nhìn lên thấy cảnh tượng đó, có thể động nguồn thơ mà khen: “thật là vô tư lự! Đúng là lạc thú của nhà nông!”. Những lời khen đó của kẻ văn nhân mặc khách không đúng với sự thực, bởi vì họ không được nghe bà cụ Chín Cân nói” [3, tr. 80]. Chỉ qua một vài câu ngắn nhƣng chúng ta cũng thấy rõ sự bất bình của ngƣời kể chuyện đƣơng phơi bày. Đó cũng là sự bất bình thay cho những ngƣời nông dân ở cái thôn nhỏ này. Hay trong truyện ngắn “Tết Đoan Ngọ” câu chuyện mở đầu bằng sự xuất hiện của nhân vật Phƣơng Huyền Xƣớc “Gần đây, ông Phương Huyền Xước thường hay nói câu “Câu cũng là một chính một mười” đã thành quen miệng. Không những ông ta hay nói thế, mà câu ấy quả đã khắc sâu vào đầu óc ông ta rồi.”[3, tr. 185]. Nhân vật của Lỗ Tấn xuất hiện ngay đầu câu chuyện. Ông Phƣơng Huyền Xƣớc là một nhà giáo tận tâm với nghề nhƣng việc tận tâm ấy không giúp gia đình ông ta sống no đủ hơn. Tác giả đã đứng bên ngoài câu chuyện của gia đình ông Phƣơng Huyền Xƣớc để thuật lại cho ngƣời đọc hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình. Kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn vốn rất phổ biến ở văn học Trung Quốc lúc bấy giờ. Lỗ Tấn đã vận dụng lối kể chuyện này và ông đã sử dụng thật khéo léo để không gây cho độc giả cảm nhận về sự thiếu tin cậy của câu chuyện đƣợc kể lại. Đó là một thành công vƣợt bậc của nhà văn Lỗ Tấn. 2.2.2. Điểm nhìn bên trong Cùng với lối trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn sử dụng điểm nhìn bên trong với ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi” để kể lại câu chuyện. Nhân vật xƣng “tôi” đảm nhiệm hai vai trò: “Tôi” vừa là một nhân vật trực tiếp hòa mình vào câu chuyện, tham gia vào các sự kiện, biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò dẫn dắt, kể lại câu chuyện. Ngƣời kể chuyện có điều kiện bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình, làm tăng thêm cảm giác tin cậy hơn cho câu chuyện. Cùng là điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” nhƣng qua ngòi bút tài hoa của Lỗ Tấn, nó không chỉ tồn tại ở một dạng mà biến đổi liên tục để phù hợp với từng loại nhân vật khác nhau. Có khi “tôi” là một cậu bé mƣời hai tuổi, có khi là một trí thức. Có lúc “tôi” kể chuyện của chính bản thân mình nhƣng khi lại kể chuyện ngƣời trong vai trò ngƣời chứng kiến. Trong “Khổng Ất Kỷ”, “tôi” là một cậu bé mƣời hai tuổi, làm thuê cho quán r- ƣợu Hàm Hanh. “Từ hồi mười hai tuổi, tôi đã đến làm công cho của quán rượu Hàm Hanh ở chổ cửa ô tô đi vào thị trấn.”[3, tr. 34]. Nhân vật “tôi” chứng kiến, nhận biết và kể lại câu chuyện về cuộc đời Khổng Ất Kỷ.“Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày rượu. Bác ta người to cao, mắt xanh lè giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một râu hoa râm lồm xồm, rối nhu mớ bòng bong” [3, tr. 36]. Dƣới điểm nhìn của nhân vật “tôi”, Khổng Ất Kỷ hiện ra một cách chân thực, sinh động với tính cách của một trí thức lỗi thời, thiếu nhạy bén trƣớc sự thay đổi của thời cuộc nên phải đón lấy một số phận thảm thƣơng. “Cho đến bây giờ tôi chẳng hề gặp lại, có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?”[16, tr. 42]. Bác Khổng Ất Kỷ còn sống hay đã chết cũng không ai biết vì chẳng ai quan tâm. Ở “Cố hương” nhân vật tôi xuất hiện “Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay.”[3, tr.93]. “Tôi” là một trí thức, kể về câu chuyện của chính mình. Câu chuyện đƣợc kể lại vì vậy mang tính chất tự thuật lại. Điểm nhìn của nhân vật hƣớng đến sự đa dạng, phong phú trong thế giới nội tâm con ngƣời, khám phá nỗi đau, những ƣớc mơ thầm kín của chính mình. “Tôi” trong “Cố hương” đau buồn vì xã hội thối nát đã làm thay đổi tình cảm của con ngƣời, tạo nên một bức tƣờng vô hình ngăn cách tình cảm giữa ngƣời với ngƣời. “Tôi như điếng người đi. Thôi đứng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng không nói nên lời”[3, tr. 103]. Từ đó, “tôi” ƣớc muốn đƣợc xóa bỏ bức tƣờng kia do chế độ phong kiến đã dựng lên. “Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như con đường trên mặt đất; vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi.”[3, tr. 107]. Còn trong tác phẩm “Một mẩu chuyện nhỏ” nhân vật “tôi” xuất hiện đã kể lại câu chuyện của mình. “Tôi bỏ quê nhà lên Bắc Kinh thấm thoát đã sáu năm rồi. Trong thời gian đó, những việc gọi là “quốc gia đại sự”, mắt thấy tai nghe, cũng không phải là ít, nhưng cũng chẳng để lại một tí dấu vết gì trong lòng tôi cả.”[3, tr. 68].“Tôi” ở đây cũng là một trí thức bất mãn trƣớc tình hình thời cuộc và càng bất mãn hơn khi anh ta chứng kiến những việc xấu luôn xãy ra xung quanh mình làm cho anh ta mất kiểm soát và dần cũng ứng xử nhƣ vậy. “Anh ta càng bước tới, cái bóng to thêm, phải ngước lên mới nhìn thấy được, và dần dần cơ hồ biến thành một sức nặng đè lên người tôi đến nỗi làm cho cái “thằng tôi nhỏ nhen”, che giấu dưới lớp áo da, như muốn lòi ra ngoài”[3, tr. 70]. Chỉ khi con ngƣời làm sai ngƣời ta mới nhận ra lỗi lầm và sửa chữa và nhân vật “tôi” cũng vậy. “Duy chỉ có mẩu chuyện nhỏ này cứ xuất hiện lên trước mắt, có lúc còn rất rõ ràng, khiến tôi hết sức xấu hổ, thúc giục tôi phải tự sửa mình, và cũng làm cho tôi càng thêm can đảm, càng thêm hy vọng”[3, tr. 71]. Trong các truyện ngắn Luồng ánh sáng, Một gia đình hạnh phúc, Miếng xà phòng, Cây trường minh đăng,… nhân vật “tôi” luôn xuất hiện với vai trò là ngƣời kể lại câu chuyện của mình cho độc giả nghe. Với điểm nhìn bên trong này ngƣời đọc đƣợc thuyết phục bởi chính ngƣời kể chuyện chính là nhân vật. Điểm nhìn bên trong với ngƣời kể chuyện là ngôi thứ nhất nên các nhân vật trong truyện ngắn rất khác nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội nên điểm nhìn rất rộng. Ngƣời kể chuyện có khả năng bao quát, phản ánh đƣợc các phạm vi đời sống rộng lớn, với nhiều loại ngƣời khác nhau. 2.2.3. Điểm nhìn di chuyển Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, bên cạnh những truyện ngắn đƣợc kể dƣới một điểm nhìn còn có một số truyện ngắn có sử dụng hai điểm nhìn trần thuật. Đây là những bƣớc tiến mới mẻ vƣợt thời đại của tác giả nhƣng cũng vì vậy mà nó có những điểm chƣa thật phổ biến và chiếm số lƣợng ít, chỉ có ở một vài tác phẩm. Tuy nhiên đó cũng là một thành công rất đáng để ghi nhận. Đôi khi các tiêu chí đánh giá điểm nhìn trong truyện ngắn Lỗ Tấn khó xác định. Chẳng hạn, “A.Q chính truyện”, “Ngày mai” về hình thức tƣởng nhƣ tồn tại hai điểm nhìn trần thuật, một là của nhân vật xƣng “tôi” và một là của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Nhƣng thật ra nhân vật xƣng “tôi” lộ diện nơi đầu “A.Q chính truyện” nhƣ: “Tôi có ý viết cho chú AQ một pho chính truyện đã mấy năm trời rồi, nhưng một đằng tính viết, một đằng lại ngần ngại”[3, tr. 108] hay ở cuối “Ngày mai” thống nhất làm một với ngƣời kể chuyện hàm ẩn. “Tôi đã nói, chị là một người đàn bà quê mùa, chị có nghĩ được ra thế nào đâu! Chị chỉ thấy gian nhà vắng vẻ quá, to lớn quá, trống trải quá”[3, tr . 66]. Đây chỉ là dạng tự biểu hiện khi cần trực tiếp phát biểu tƣ tƣởng của ngƣời kể chuyện hàm ẩn chứ không phải hai điểm nhìn phân biệt. Một truyện ngắn có thể tồn tại hai điểm nhìn. Ở “Nhật ký người điên” đã xuất hiện hai điểm nhìn trần thuật. Một là của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” ở đầu tác phẩm “Hai anh em nhà nọ, nay tạm giấu tên, đều là bạn thân của tôi ngày trước ở trường trung học. Xa cách lâu ngày dần dần vắng tin nhau”[3, tr. 15] và một của chính nhân vật ngƣời điên, xƣng “mình” đang bộc lộ những suy nghĩ, những giọng điệu trong tâm hồn của mình lên từng trang nhật ký. “Đêm nay trăng đẹp quá: Hơn ba mươi năm nay không thấy; hôm nay thấy tinh thần sảng khoái lạ thường. Mới biết hơn ba mươi năm nay, mình toàn sống trong tăm tối. Nhưng phải hết sức cẩn thận. Nếu không, tại sao con chó nhà họ Triệu lại lườm mình như thế? Mình sợ là phải lắm”[16, tr. 16]. Tuy nhiên giữa hai điểm nhìn, chúng ta nhận thấy điểm nhìn của nhân vật xƣng “tôi” xuất hiện ở đầu tác phẩm không để lại ấn tƣợng so với điểm nhìn của nhân vật ngƣời điên. Lời kể chuyện của nhân vật “tôi” chỉ chiếm vị trí không nhiều trong tác phẩm nên không để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc. Do vậy, mặc dù đã xuất hiện hai điểm nhìn nhƣng thực chất tác phẩm vẫn tồn tại ở một điểm nhìn, điểm nhìn của nhân vật ngƣời điên. Trong truyện ngắn “Trong quán rượu” có ngƣời kể chuyện xen kẽ và lồng vào nhau từ đầu đến cuối tác phẩm. Ở truyện ngắn này chỉ có một nhân vật ngƣời kể chuyện là nhân vật xƣng “tôi” ngay từ khi câu chuyện mới bắt đầu. “Tôi từ miền Bắc đi về miền Đông-nam, nhân tiện ghé thăm quê nhà, nên mới qua thành S. Thành này cách quê tôi chừng ba mươi dặm đường, ngồi thuyền non nửa ngày là về tới nơi”[3, tr. 266]. Nhƣng khi đọc tác phẩm, chúng ta lại thấy không nhƣ vậy. Lời của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” chủ yếu là những đoạn ngắn xen vào nhƣ để cầm nhịp cho câu chuyện của Lã Vĩ Phủ, trừ hai lần tƣơng đối dài khi mở đầu và kết thúc. Tuy mỗi lần Lã Vĩ Phủ kể, nhân vật “tôi” đều có dẫn dắt bằng: “Anh ta nói tiếp” [3, tr. 271], “Anh ta bỗng dừng lại, rít mấy khói thuốc rồi mới lại thong thả nói” [3, tr. 274],…nhƣng các lời dẫn chuyện ấy nhanh chóng lãng quên bởi vì câu chuyện Lã Vĩ Phủ kể kéo dài hết theo mạch câu chuyện. Nhƣng trong câu chuyện mà Lã Vĩ Phủ kể lại cũng là nhằm hƣớng tới độc giả tuy về mặt hình thức chỉ là để kể lại cho nhân vật “tôi” nghe. Vì vậy, Lã Vĩ Phủ cũng đóng vai trò là một ngƣời kể chuyện. Nhƣ vậy truyện ngắn “Trong quán rượu” đƣợc kể từ hai điểm nhìn với hai ngƣời kể chuyện phân biệt. Cả hai đều thuộc loại ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, kể lại câu chuyện của mình trong mối quan hệ với những ngƣời khác. Câu chuyện do đƣợc soi chiếu dƣới hai điểm nhìn vừa phân biệt, vừa bổ sung cho nhau trở nên đa diện, nhiều màu sắc. Trong tác phẩm “Anh em”, ban đầu câu chuyện đƣợc kể lại từ điểm nhìn khách quan bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Nhƣng sau đó, tác giả đã khéo léo di chuyển, điểm nhìn của ngƣời trần thuật với nhân vật. Nhƣ: “Ông ta hình như chắc chắn rằng bệnh của ông Tĩnh Phủ là bệnh tinh hồng nhiệt và khó lòng chạy chữa cho khỏi. Nếu quả như vậy thì trong nhà sẽ ăn tiêu như thế nào cho đủ được. Chỉ nhờ cậy vào một mình thôi ư? Tuy ở tỉnh nhỏ nhưng cái gì cũng đắt… Mình cũng có những ba đứa con, chú nó hai đứa. Chú nó cho tôi phân tích xem là được. Đựng vào một cái ve thủy tinh thật sạch, ngoài đề tên họ[3, tr. 430]. Đầu tiên ta còn nhận biết đƣợc đâu là lời kể của ngƣời trần thuật nhƣng sau đó ta không phân biệt đƣợc đâu là lời ngƣời kể chuyện và đâu là lời nhân vật. Nhƣ vậy ở đây, lời ngƣời kể chuyện đã hòa vào lời nhân vật, ngƣời kể chuyện đã mƣợn điểm nhìn, giọng điệu của Trƣơng Bái Quân để kể và nhờ đó mà anh ta mới dễ dàng hòa nhập vào cái gia đình của Trƣơng Bái Quân, thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, đặt cái nhìn nhân vật và suy nghĩ của họ ra trƣớc độc giả mà không cần giới thiệu dài dòng. Kiểu kể này tạo nên ở độc giả những cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, khiến chúng ta không có cảm giác đƣợc nghe kể mà nhƣ đƣợc chứng kiến trực tiếp. Truyện ngắn Lỗ Tấn đã ghi nhận thành công xuất sắc của ông trên phƣơng diện sử dụng điểm nhìn trần thuật. Câu chuyện đƣợc kể lại từ nhiều điểm nhìn, có điểm nhìn ngôi thứ ba của ngƣời kể chuyện hàm ẩn, có điểm nhìn ngôi thứ nhất của ngƣời kể chuyện xƣng tôi. Trong quá trình kể chuyện, Lỗ Tấn luôn tạo nên sự di chuyển hết sức linh hoạt giữa các điểm nhìn, làm tăng hiệu quả biểu đạt của tác phẩm. Thành công này đã góp phần to lớn làm nên giá trị truyện ngắn Lỗ Tấn, giúp ông thực sự khẳng định đƣợc vị trí, tên tuổi của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. 2.3. Giọng điệu trần thuật Cũng giống nhƣ điểm nhìn trần thuật thì giọng điệu trần thuật cũng là một phần không thể thiếu của nghệ thuật tự sự. Giọng điệu trần thuật làm nên nét đặc trƣng của tác phẩm tự sự và phong cách riêng của mỗi tác giả. Giọng điệu là một từ vốn khá quen thuộc đối với chúng ta, nhƣng đối với văn học thì có thể hiểu đúng và chính xác về nó là một điều không hề đơn giản. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả cho rằng: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với đối tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách gọi tên, xưng hô, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm(…) Có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định của nhà văn chưa thể viết được tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật”[5, tr. 134]. Giọng điệu trần thuật cũng có mối liên hệ với các yếu tố khác, nhất là điểm nhìn trần thuật. Giọng điệu là linh hồn của tác phẩm văn học và cũng thể hiện phong cách, đặc trƣng riêng của nhà văn. Còn theo Trần Đình Sử thì cho rằng: “giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnh thể của văn bản văn học”[15, tr. 109]. Bởi vậy, mỗi tác phẩm văn học đều là đứa con tinh thần của tác giả mà ở đó chúng ta thấy đƣợc giọng điệu riêng biệt của từng nhà văn. Khi đọc một tác phẩm văn học ngoài yếu tố về nội dung và hình thức thể hiện thì giọng điệu cũng đem lại dấu ấn trong lòng độc giả. Cùng với sự phát triển của văn học, tác phẩm tự sự cũng dần khẳng định mình bằng cách phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống tạo nên cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn và sức hấp dẫn trong lòng ngƣời đọc. Trong một tác phẩm văn học, giọng điệu là một phần không thể thiếu. Nó liên kết với các yếu tố khác tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, giọng điệu cũng là cầu nối giữa nội dung và nghệ thuật trong một tác phẩm. Một tác giả thật sự thành công ở tác phẩm của mình khi nhắc đến giọng điệu đó thì ngƣời đọc có thể nghĩ đến tác giả ấy mà không thể là ai khác. Lỗ Tấn là nhà văn tạo đƣợc cho mình một giọng điệu riêng mang đậm phong cách của mình và có ảnh hƣởng đến thời đại. Qua quá trình nghiên cứu hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” ngƣời viết đã khái quát đƣợc một số giọng điệu đặc trƣng của ông nhƣ: Giọng triết lí, suy ngẫm; giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng; giọng hài hƣớc và châm biếm. 2.3.1. Giọng triết lí, suy ngẫm Qua các tác phẩm ngƣời đọc sẽ nhận ra đƣợc những quan điểm của nhà văn về các vấn đề của cuộc sống. Một tác phẩm dù đơn giản hay phức tạp cũng tồn tại trong nó một ý nghĩa, một châm ngôn sống của nhà văn. Có thể lúc đầu châm ngôn ấy chỉ là một phần nhận thức riêng của nhà văn, nhƣng tác phẩm đƣợc đƣa vào đời sống thì châm ngôn đó là của chung vì nó đã khái quát lên đƣợc những hiện tƣợng đời sống. Những truyện ngắn của Lỗ Tấn sử dụng ngôn ngữ bình dị nhƣng ẩn chứa trong đó một triết lí nhƣng cũng đáng để ngƣời đọc phải suy ngẫm. Với tâm hồn nhạy bén với thực tế cuộc sống, tác giả đã lấy đề tài của mình từ cuộc sống, từ đó thì những triết lí trở nên gần gũi hơn với ngƣời đọc. Cũng nhƣ truyện ngắn “Thuốc” Lỗ Tấn đã lấy từ nhân vật có thực để khắc họa ngƣời chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Đối với ngƣời dân Trung Quốc thì cách mạng không là gì cả nhƣng ở cuối tác phẩm, tác giả đã cho thấy một triết lí sâu sắc đáng để suy ngẫm. “Bà Hoa nhìn theo ngón tay chỉ, thấy nấm mộ trước mặt, cỏ xanh khắp, còn loang lổ từng mẫu đất vàng khè rất khó coi; lại nhìn kỹ phía trên, bất giác giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”[3, tr. 55]. Tác giả cũng không phải mang đến một triết lí sâu xa, mà là rất gần gũi với mọi ngƣời. Ông tin tƣởng vào cách mạng, vào ánh sáng công lí mà đại bộ phận ngƣời dân Trung Quốc chƣa nhận ra. Chính nghĩa luôn luôn lúc nào cũng thắng những thế lực đen tối, nhƣ những nhành hoa kia cho dù phải sống trong nơi tƣởng nhƣ không thể sinh tồn nhƣng nó vẫn nở hoa và khoe sắc trên phần mộ của ngƣời chiến sĩ cách mạng. Đó vừa là một lời triết lí, một lời cảm ơn, lời xin lỗi mà tác giả là ngƣời đại diện cho ngƣời anh hùng Hạ Du. Đôi khi con ngƣời sống trong cảnh nghèo khó thì cái ăn là cái họ nghĩ đến hàng đầu, thì lúc đó tình cảm của họ càng bị bỏ rơi. Trong truyện ngắn “Ngày mai”, con ngƣời sống với nhau không vì tình cảm mà còn vì miếng ăn. Chỉ một câu cũng thấy ngƣời ta thắt lòng “phàm những ai có mó tay vào việc hoặc có mở miệng bày vẽ cho chị cái này cái này cái nọ đều ăn cơm tất”[3, tr. 65]. Sống trong xã hội mà con ngƣời đối xử với nhau thật ghẻ lạnh, tác giả đã xây dựng nhân vật chị Tƣ Thiền phải chịu cảnh mất chồng, mất con lại thêm sống trong xã hội thiếu tình thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời. Cũng cùng chung số phận của những ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, thím Tƣờng Lâm trong “Lễ Cầu Phúc” cũng chịu một số phận cay nghiệt nhƣ thế. “Con người ta chết rồi thì còn có linh hồn nữa không, ông?”[3, tr. 241]. Câu hỏi của thím Tƣờng Lâm đã thể hiện một cách khá sâu sắc kịch tính nội tâm trong lòng thím. Kịch tính nội tâm giữa muốn sống và không muốn sống hay nói cách khác muốn chết và không muốn chết. Ðiều này đƣợc thể hiện khá rõ trong nhiều lần thím kể lại việc con thím bị sói ăn thịt và bao giờ thím cũng mở đầu bằng câu: “Con thật ngu đần quá”[3, tr. 255] hay “Tôi thật ngu đần quá”[3, tr. 258]. Câu đó đƣợc nhắc đi nhắc lại nhƣ chính sự dày vò của nỗi đau nỗi thƣơng tiếc không bao giờ giảm bớt trong lòng thím. Câu hỏi của thím đƣợc đặt ra ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời thím. Ðiều này chứng tỏ nỗi dày vò đau đớn trong lòng thím cứ bám riết lấy thím ngay cả ở phút cuối cùng của cuộc đời và nó sẽ theo thím xuống đến âm phủ. Thím Tƣờng Lâm chết ngay trong đêm Lễ cầu phúc, trong khi mọi ngƣời nô nức chuẩn bị một lễ cầu phúc với nhiều điều may mắn đối với mình thì có một ngƣời phụ nữ đã chết và mang theo nỗi day dứt trong lòng. Điều này đáng để ngƣời đọc phải suy ngẫm về triết lí nhân sinh giữa con ngƣời với nhau. Bên cạnh những con ngƣời vô tâm, còn có những ngƣời không sống vì tình cũng còn cái nghĩa. Trong “Tiếc thương những ngày đã mất” Lỗ Tấn dƣờng nhƣ tiếp thu đƣợc những tƣ tƣởng hiện đại, làm cho tác phẩm có cách nhìn mới hơn về nhân vật. Tình yêu của Quyên Sinh và Tử Quân thật đẹp nếu tác giả cho ngƣời đọc một cái kết có hậu. Nhƣng tác giả lại đi theo một hƣớng khác cũng không làm mất lòng ngƣời đọc. Quyên Sinh và Tử Quân không thể chung sống với tình yêu đẹp của mình nhƣng mà họ đã rất có tình và có nghĩa. “Nhưng như thế lại càng hư không hơn con đường sống mới. Hiện bây giờ, trước mắt chỉ có cái đêm đầu xuân dài dằng dặc. Còn sống thì tôi phải nhằm con đường sống mà tiến lên. Và cái bước thứ nhất…Chẳng qua chỉ là những dòng chữ này ghi lòng hối hận, nỗi đau thương của tôi, vì hương hồn của Tử Quân và vì chúng tôi” [3, tr. 421]. Tác phẩm của Lỗ Tấn có cái nhìn vƣợt trên thời gian quả không sai. Bị ép vào một tình thế thụ động, cái chết đối với Tử Quân là điều tất yếu và đó là cái chết bi thảm nhất trong hệ thống thi pháp cái chết trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Thế là ƣớc mơ về việc xây dựng một gia đình nho nhỏ, chứa chan hy vọng của Tử Quân và Quyên Sinh đã sụp đổ. Nhƣng mọi chuyện không thể nhƣ xƣa. Sự mất mát không chỉ ở phía Tử Quân, Quyên Sinh từ chỗ có đƣợc hạnh phúc, tình yêu, niềm tin cuộc sống đã trở thành mất tất cả, cô đơn, không việc làm, mất tình yêu của Tử Quân – ngƣời con gái đã dâng trọn tình yêu cho anh và mất cả chính mình. Không chỉ nói về Tử Quân mà cả Quyên Sinh, rồi đây anh sẽ ra sao khi đã mất niềm tin vào chính mình? Nhƣng Lỗ Tấn đã làm cho nhân vật Quyên Sinh đứng lên sống tiếp không những vì Tử Quân mà còn vì chính anh ta. Truyện ngắn của Lỗ Tấn đậm chất triết lí, nhƣng không vì thế mà trở nên giáo điều mà đó chỉ là những nhận định, những quan niệm của tác giả về cuộc đời. Giúp ngƣời đọc có cái nhìn hoàn chỉnh hơn, sống tốt hơn, biết yêu thƣơng nhiều hơn. 2.3.2. Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng Trong tác phẩm “Câu chuyện cái đầu tóc” thì tác giả phê phán việc ngƣời dân quên mất ngày kỉ niệm quan trọng của đất nƣớc. Câu chuyện của ông N là một ví dụ điển hình cho đại bộ phận ngƣời dân Trung Quốc. “Phục nhất là cái lối Bắc Kinh kỉ niệm ngày song thập! Buổi sáng lính cảnh sát vào nhà, bảo: “Treo cờ” – “Ừ thì treo!”. Thế là các nhà đều có một “công dân” uể oải bước ra, treo lên một miếng vải tây đỏ đỏ, xanh xanh, sặc sỡ. Treo cho đến tối thì hạ xuống, đóng cửa lại. Thoảng hoặc, có nhà quên khuấy đi, cứ treo cho đến nửa buổi hôm sau”[3, tr. 72]. Ở tác phẩm Lỗ Tấn cho ta thấy một thực trạng vô tâm trƣớc ngày Lễ mang lại sự hòa bình, ấm no cho nhân dân nhƣng ngƣời dân lại quên mất đi nó. Cũng nhƣ vậy tác phẩm “Sóng gió” cũng nêu lên một thực trạng đáng buồn về câu chuyện xung quanh cái đầu tóc. “Sóng gió” xãy ra trong gia đình anh Bảy Cân cũng là sóng gió ngoài xã hội. Một cuộc cách mạng không mang lại lợi ích gì cho nhân dân, không thay đổi đƣợc cục diện tình hình, các thế lực phản cách mạng không có gì thay đổi. Bởi thế cơn sóng gió xảy ra ở Giang Nam khi Trƣơng Huân lập lại ngôi hoàng đế ở Bắc Kinh. “Giận cá bằm thớt thì ích gì! Quan quân người ta sắp kéo đến nơi rồi. Chị phải biết về người hộ vệ nhà vua lần này là Trương đại súy dòng dõi Trương Dực Đức người nước Yên đấy! Cái xà mâu tượng trám của ông ta vạn người địch không nổi. Ai mà dám chống cự lại”[3, tr. 89]. Và cũng chính vì thế mà ngƣời dân quên mất đi ngày lễ kỉ niệm của cách mạng Tân Hợi trong tác phẩm “Câu chuyện cái đầu tóc”. Lỗ Tấn dành khá nhiều trang viết của mình để viết về các nhân vật trí thức. Đó không phải là ngẫu nhiên. Trí thức thƣờng nhạy bén với sự thay đổi của xã hội. Vì bản thân nhà văn Lỗ Tấn cũng là một trí thức của thời đại lúc bấy giờ. Nhƣng không nhƣ những gì tác giả mong đợi. Nhƣ Trần Sĩ Thành trong “Luồng ánh sáng” cũng cùng loại với Khổng Ất Kỷ. Có khác là chỉ nhân vật Trần Sĩ Thành sinh trƣởng trong thời đại khác Khổng Ất Kỷ. Cũng giống nhƣ Khổng Ất Kỷ, Trần Sĩ Thành cũng xuất thân là một nho sĩ cũng đồng thời là một nạn nhân của chế độ khoa cử, với thành tích mƣời sáu lần thi không đỗ, nhƣng vẫn ôm ấp mộng công danh quyền quý. Giấc mộng tƣơng lai của ông là “đỗ tú tài rồi lên tỉnh thi hương, cứ thế một mạch mà thăng quan, tiến chức…Chẳng phải kẻ giàu sang tìm trăm phương ngàn kế làm thân mà ai ai cũng kính sợ ông như thần như thánh… .Ông sẽ xây một tòa nhà mới tinh, trước cửa sẽ treo cờ xí, hoành phi, câu đối…”[3, tr. 200]. Đây cũng chính là ƣớc mơ bảo thủ của nhiều kẻ sĩ đƣơng thời. Nhƣng họ đâu nhận thức đƣợc rằng xã hội đã thay đổi, nho học đang dần tàn lụi, nếu họ vẫn giữ thói quen đó thì sớm muộn họ cũng rơi vào bế tắc. Nhƣng cũng còn may cho anh ta, anh ta vẫn còn nhận thức đƣợc vị trí của mình là gì trong cái xã hội này vì sau mƣời sáu lần thi không đỗ, Trần Sĩ Thành nhận ra “cái mộng tương lai mà bình nhật ông ta sắp đặt đâu vào đấy như thế, lúc này đỗ nhào trong khoảnh khắc như một ngọn lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều, chỉ còn trơ lại từng mảnh vụn”[3, tr. 200]. Qua hai nhân vật Khổng Ất Kỷ và Trần Sĩ Thành, Lỗ Tấn đã khái quát đƣợc cuộc sống thực tại cũng nhƣ đời sống về tâm hồn của lớp trí thức mang nặng những tƣ tƣởng bảo thủ, là những con ngƣời sống thừa trong xã hội. Nhân vật Lã Vĩ Phủ trong tác phẩm “Trong quán rượu” cũng sống một cách xa rời thực tế, cô độc không có lí tƣởng kiên định nên cuối cùng chỉ lƣợn một vòng nhỏ thì họ lại quay về nơi họ đã bắt đầu. “Ngày nhỏ nhìn thấy con ông con ruồi đậu một chổ, bị cái gì làm giật mình liền bay đi nhưng lượn một vòng nhỏ lại quay về chỗ cũ, mình cho là buồn cười và đáng thương hại. Không ngờ chính mình bấy giờ cũng như chúng nó; vừa bay được một vòng bé tí lại bay trở về”[3, tr. 271]. Thật vậy, dù mỗi dạng trí thức có những vấn đề trăn trở riêng nhƣng nhìn chung sống trong một xã hội Trung Quốc đƣơng thời thì họ là ngƣời sống không lối thoát, bế tắt, mãi chìm đắm trong ảo tƣởng, xa rời thực tế. Không chỉ phê phán những nhân vật là những ngƣời trí thức, ở đây tác giả còn phê phán lối sống thiếu tình thƣơng và đạo đức của một con ngƣời trong xã hội đầy nhiễu nhƣơng nhƣ Trung Quốc thời bấy giờ. Ngụy Liên Thù trong “Con người cô độc” là một ngƣời từng đƣợc tiếp thu nền tƣ tƣởng tiến bộ, từng mong ƣớc, kỳ vọng vào sự thay đổi tƣơng lai nhƣng khi vấp phải hiện thực phủ phàng, anh ta vứt bỏ tất cả. Cái xã hội tồi tệ làm cho cuộc sống anh ta trở nên bi đát hơn bao giờ hết, đến một cái tem cũng không có tiền mà mua. Nhiệt huyết không còn, mất niềm tin, anh ta hận đời chán sống. Có lúc nghĩ đến cái chết “Chính tôi cũng không muốn sống nữa”[3, tr. 355] nhƣng anh ta không có đủ can đảm để chết nên bắt buộc anh ta phải gƣợng sống, sống để trả thù đời. Rồi “như con tằm, anh ta tự bủa xung quanh anh một tổ kén, nhốt mình vào trong đó”[3, tr. 358], chính mình làm cho mình cô độc. Một sự tƣ vấn “tất cả những gì xưa kia tôi ghét, phản đối, bây giờ tôi làm hết. Tất cả những gì xưa kia tôi sùng bái, chủ trương, bây giờ tôi bỏ hết”[3, tr. 359]. Anh ta cự tuyệt quá khứ, tƣơng lai mù mịt, anh ta tự tìm cách đào thải mình. Bi kịch về số phận anh ta càng nặng nề hơn. Trong con ngƣời này luôn mâu thuẫn gay gắt, một mặt anh ta tìm cách thoát khỏi tình cảnh khốn khó về vật chất, chỉ để “tiếp tục sống”, mặc khác anh ta lại coi khinh kiểu sống “thiếu tư cách” của mình. Tác giả đã xây dựng nên một hình tƣợng nhân vật làm cho ngƣời đọc phải suy ngẫm vừa cảm thông, thƣơng xót, vừa đáng giận, đáng trách, lại không biết giúp họ nhƣ thế nào,…Còn Trần Sĩ Thành trong truyện ngắn “Luồng ánh sáng”, anh ta là một trí thức nhƣng đã không theo kịp với thời đại. Cái chết của anh ta đã làm cho ngƣời đọc một cách nhìn mới hơn về con ngƣời anh ta, ta thấy anh ta vừa đáng thƣơng, vừa tội nghiệp nhƣng cũng thật đáng trách. Cái chết nổi trên sông là của Trần Sĩ Thành “Nhưng những người láng giềng ông ta lười, không đến nhận diện. Bà con cũng không ai đến, nên người trên huyện phái đến khám nghiệm xong thì giao cho lí trưởng gánh đi chôn. Còn như nguyên nhân vì sao chết thì không thành vấn đề”[3, tr. 207]. Cái chết là sự chấm dứt cho cuộc đời một con ngƣời nhƣng anh ta lại chết trong hoàn cảnh “chẳng có áo quần che thân”[3, tr. 207]. Thật đáng thƣơng cho số phận một con ngƣời và cũng thật đáng trách cho những ngƣời đã gây nên cái chết và ngƣời thân của anh ta. Con ngƣời trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ lạnh lùng và tàn độc đến thế. Không quan tâm đến quyền và lợi ích của một con ngƣời. Truyện ngắn của Lỗ Tấn tuy đơn giản về mặt hình thức nhƣng nội dung bên trong là một ẩn số đòi hỏi ngƣời đọc phải tìm cách giải mã. Những chuyện mang giọng điệu giễu cợt, phê phán, lạnh lùng nhƣng cũng thật triết lí làm cho ngƣời đọc phải suy ngẫm. 2.3.3. Giọng hài hước và châm biếm Ngòi bút của Lỗ Tấn là một ngòi bút ƣu phẫn, tuy bề ngoài xem có vẻ rất bình tĩnh, khách quan. Tác giả cũng khéo thông qua lời kiến nghị của ngƣời điên trong “Nhật kí người điên” để truyền lòng phẫn nộ đối với ngƣời đọc và trong “Tiếc thương những ngày đã mất” ông đã có một tâm hồn nhạy cảm của một nhà văn vì nghệ thuật chân chính. Tác giả đã cố kiềm nén những tình cảm dạt dào của mình trong từng trang viết để tuân thủ những yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực. Ngƣời điên trong “Nhật ký người điên” là một dạng nhân vật đặc biệt mà Lỗ Tấn xây dựng nên. Bằng lời kể của một ngƣời điên trong quyển nhật ký của mình ngƣời đọc tƣởng chừng nhƣ việc đó là việc vô lí và thật hài hƣớc nhƣng cũng thông qua đó tác giả đã dùng ngòi bút của mình để châm biếm đã kích chế độ “ăn thịt người” dã man của Trung Quốc. Ngƣời điên trong tác phẩm điên nhƣng lại không điên, ngƣời điên có thể nhận thức đƣợc thực tiễn xã hội đang xảy ra đó là con ngƣời trong chế độ phong kiến tàn độc. Anh ta nhìn đâu đâu cũng thấy cảnh tƣợng ăn thịt ngƣời “có một người dữ tợn nhất, há hốc miệng, nhìn mình, cười một cái, làm mình lạnh toát từ đầu đến chân”[3, tr. 17] và khi những đứa trẻ đƣa mắt nhìn thì anh ta lại nghĩ “tại sao bây giờ cũng trợn mắt kì dị như thế, hình như sợ mình mà hình như cũng muốn hại mình? Thật là làm cho mình kinh hãi, làm cho mình vừa ngạc nhiên vừa đau xót”[3, tr. 17]. Nhƣng anh ta dần nhận thức đƣợc rằng nguyên nhân chính xuất phát từ ông anh của anh ta “mình nguyền rủa những kẻ ăn thịt người, và phải bắt đầu nguyền rủa ông ta trước. Muốn khuyên can những kẻ ăn thịt người, cũng phải bắt đầu khuyên can ông ta trước”[3, tr. 25]. Chế độ phong kiến tàn độc đã đầu độc tƣ tƣởng con ngƣời. Từ những ngƣời lƣơng thiện, nghèo khổ, những ngƣời trƣớc kia bị áp bức nay đã biến thành những kẻ ăn thịt ngƣời không thƣơng tiếc. Chính nhân vật ngƣời điên đã cảnh tĩnh mọi ngƣời “các người thay đổi ngay đi, thành tâm mà thay đổi đi”[3, tr. 30]. Ở cuối tác phẩm cũng chính nhân vật ngƣời điên đã lên tiếng kêu gọi “hãy cứu lấy trẻ em!”[3, tr. 32]. Tiếng kêu là tiếng nói nhân đạo xuất phát từ tấm lòng của tác giả. Khi xã hội ngày càng tiến bộ, cách suy nghĩ của nhà văn cũng dần thoáng hơn. Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời cá nhân có mối liên hệ mật thiết với nhau nếu tách rời thì con ngƣời cá nhân không thể tồn tại đƣợc. Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình để thức tĩnh tầng lớp trí thức trong xã hội còn đang mê muội chƣa ý thức đƣợc mối liên hệ giữa con ngƣời cá nhân và xã hội, những ngƣời chạy theo lợi ích chung của họ mà quên đi lợi ích của toàn xã hội. Lỗ Tấn dùng những trang viết của mình để đã kích, châm biếm nhƣng cũng không kém phần hài hƣớc. Hai nhân vật Tử Quân và Quyên Sinh trong “Tiếc thương những ngày đã mất” là hai đại diện cho tầng lớp tri thức trẻ, họ vì quyền và lợi ích của mình mà quên họ cần có trách nhiệm với xã hội. Tử Quân và Quyên Sinh là những ngƣời trí thức tân thời họ đã vƣợt qua lễ giáo phong kiến để sống bên nhau đó là điểm cách tân mới mẻ trong tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Nhƣng chế độ phong kiến đang bao trùm lấy họ, họ đang cố gắng vùng vẫy trong đêm trƣờng nô lệ đó. Tình yêu của họ không đủ lớn để họ vƣợt lên mọi sự rào cản. Tiền bạc không là tất cả nhƣng nó cũng là nguyên nhân gây nên sự đỗ vỡ tình yêu của Quyên Sinh và Tử Quân. Quyên Sinh có phần nhạy cảm hơn so với Tử Quân. Anh đã thốt ra “tình yêu phải được đổi mới luôn luôn, lớn dần lên và phải sáng tạo”[3, tr. 390]. Mặc khác Tử Quân là ngƣời mạnh mẽ dám đƣơng đầu với chế độ phong kiến cô đã vƣợt qua để đến với tình yêu của Quyên Sinh. Cô dõng dạc tuyên bố “không thể là lời tuyên bố của tất cả phụ nữ Trung Quốc nào trước cô, hai vai còn gánh nặng tam tòng tứ đức, cũng không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ Trung Quốc nào sau cô, khi mà dân chủ tư sản bắt đầu bộc lộ sự bất lực của nó”[3, tr. 390]. Qua “tiếc thương những ngày đã mất” Lỗ Tấn dùng văn chƣơng để cải tạo tầng lớp trí thức trẻ. Ông kêu gọi cộng đồng chung tay góp sức trong khi tình hình đất nƣớc có nhiều chuyển biến xấu về đạo đức. Tình yêu muốn bền vững phải dựa trên nền tảng ý thức xã hội. Giọng điệu hài hƣớc và châm biếm là một đặc sắc nghệ thuật riêng biệt của ngòi bút Lỗ Tấn. Ông có cách hài hƣớc, dí dỏm riêng của mình nhƣng thƣờng là để châm biếm. Ông châm biếm các thế lực phong kiến áp bức nhân dân cũng nhƣ những thói hƣ tật xấu của ngƣời lao động. Ông phơi trần cuộc sống hằng ngày mà không ai để ý, phơi trần ra để cho thấy là lố bịch. Ngòi bút châm biếm xuất phát từ tấm lòng thiết tha yêu nhân dân, yêu tổ quốc, nhiệt tình đổi mới cách mạng đổi mới nhân dân. Qua quá trình khảo sát hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng”, ngƣời viết đã chọn phân tích một số giọng điệu chính đã làm nên phong cách của Lỗ Tấn. Thể hiện đƣợc sự thông cảm, chia sẻ và tấm lòng của ông trƣớc những cảnh sống đầy éo le, định hƣớng cho ngƣời đọc tìm đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những giọng điệu đó hòa lẫn vào nhau, hỗ trợ nhau làm nên thành công cho tác phẩm. Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật của Lỗ Tấn khá đơn giản, nhƣng tạo đƣợc nét riêng cho nhà văn. Truyện ngắn với dung lƣợng hạn chế nhà văn rất khó tạo nên tính đa thanh, nhƣng nhờ vào những cách xƣng hô đa dạng tạo nên ƣu thế cho Lỗ Tấn trong việc phối hợp các điểm nhìn trong truyện làm nên bức tranh đa diện cho truyện ngắn của ông. Thành công của Lỗ Tấn trong việc phối hợp các điểm nhìn góp phần khẳng định đƣợc giá trị của điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn, tạo nên trào lƣu mới trong việc sáng tác và tiếp nhận văn học. Giọng điệu là cái nền để nhà văn truyền tải đƣợc những gì muốn nói đến với ngƣời đọc. Nhà văn tạo đƣợc dấu ấn trong lòng ngƣời đọc. Lỗ Tấn xứng danh là một danh thủ truyện ngắn. Trong tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh cuộc sống thƣờng nhật con ngƣời mà nó còn phản ánh những góc khuất trong tâm hồn. Thể hiện một phần tâm tƣ, tình cảm bằng một lời lẽ chân thành, giản dị cũng có khi là châm biếm phê phán bởi một ngƣời kể chuyện nào đó. Song song đó, tác phẩm tự sự cũng cần có các yếu tố nhƣ kết cấu, giọng điệu, điểm nhìn, ngƣời trần thuật, lời văn,…để tạo nên một tác phẩm tự sự hoàn chỉnh về mặt nội dung cũng nhƣ tƣ tƣởng nghệ thuật. CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT, THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhân vật trong tác phẩm của Lỗ Tấn là những con ngƣời từ cuộc sống đi vào trang viết. Lỗ Tấn đã xây dựng thành công hình tƣợng nhân vật của mình trong từng trang viết, ngƣời đọc luôn nhớ đến hình ảnh A.Q nổi tiếng với phƣơng pháp thắng lợi tinh thần trong “A.Q chính truyện”, hình ảnh ngƣời trí thức lỗi thời Khổng Ất Kỷ, Cao Phu Tử trong hai truyện ngắn cùng tên hay hình ảnh ngƣời phụ nữ chịu nhiều cực khổ của thím Tƣờng Lâm trong “Lễ cầu phúc”, cô Ái trong “Ly hôn”, chị Tƣ Thiền trong “Ngày mai”. Và nhân vật không lẫn vào đâu đƣợc đó là nhân vật ngƣời điên trong “Nhật kí người điên”,… Không biết bằng cách nào nhân vật của Lỗ Tấn đã bám rễ sâu trong lòng ngƣời đọc? Để làm đƣợc điều ấy nhân vật của Lỗ Tấn phải đƣợc khắc họa thành những chân dung hết sức sống động và thật sự chân thực, gần gũi trong lòng ngƣời đọc. Điều đó minh chứng cho ngòi bút của Lỗ Tấn đã phải lao động miệt mài không ngừng nghĩ, từ những chi tiết nhỏ nhất về ngoại hình, lời nói hành động cho đến những nét tinh tế sâu sắc về nội tâm, tính cách của từng con ngƣời cụ thể để đem vào trang văn của mình, từ đó tạo thành một hệ thống nhân vật hoàn chỉnh trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Dƣới đây là những phƣơng tiện đặc sắc mà Lỗ Tấn đã sử dụng để xây dựng nhân vật cho truyện ngắn của mình mà tiêu biểu là hai tập truyện “Gào thét” và “Bàng hoàng”. 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật Mỗi nhân vật đều có những nét đặc trƣng riêng về ngoại hình, Lỗ Tấn hiểu đƣợc điều ấy và đã vận dụng vào việc xây dựng ngoại hình nhân vật trong tác phẩm. Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng đƣợc nhà văn miêu tả hình dáng bên ngoài mà Lỗ Tấn luôn có sự chọn lựa sao cho việc miêu tả ấy thực hiện đƣợc ý đồ nghệ thuật của mình. Ngoài ra khi nhà văn đi miêu tả ngoại hình nhân vật cũng không phải tái hiện máy móc một chân dung nào đó, mà phải có sự chọn lựa một cách công phu một vài nét tiêu biểu nhất để khắc họa ngoại hình của nhân vật. Những nét có ý nghĩa nhất của một ngoại hình chính là những nét giá trị điển hình của nhân vật. Ngoại hình của nhân vật trong tác phẩm Lỗ Tấn luôn để lại ấn tƣợng khó quên trong lòng ngƣời đọc. Đôi khi đó chỉ là những ấn tƣợng ban đầu để độc giả nhận diện nhân vật. Trong truyện ngắn “Lễ cầu phúc” , thím Tƣờng Lâm xuất hiện với ngoại hình và dáng vẻ của một ngƣời phụ nữ đã chịu nhiều lam lũ và cực khổ với: “Mái tóc hoa râm năm năm trước đây bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi nữa; khuôn mặt hốc hác quá, nước da vàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn, trông giống như là tạc bằng gỗ, họa chăng chỉ đôi tròng con mắt lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ thím là một con người đang sống mà thôi”[3, tr. 241]. Thím Tƣờng Lâm đã thật sự thay đổi, không còn trẻ nhƣ năm năm trƣớc đây mà nhân vật “tôi” gặp nữa. Thím Tƣờng Lâm đã thật sự già đi theo quy luật của cuộc sống nhƣng thím không có đƣợc sung sƣớng, hạnh phúc mà đáng ra thím phải có. Thím hiện lên một ngƣời phụ nữ ăn mày không hơn không kém. Tất cả để chứng tỏ sự cùng cực của thím Tƣờng Lâm. Từ ngoại hình cho đến tâm lý nhân vật, chính vì thím đã quá khổ nên mong có một thế lực nào đó để làm chỗ dựa tinh thần vƣợt qua mọi trở ngại của cuộc sống. Bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần, ngƣời đàn bà hai lần chồng ấy dƣờng nhƣ không đƣợc sự cảm thông của ngƣời khác, cái đói rình rập rồi cƣớp đi sự sống thoi thóp của nhân vật là một điều tất yếu. Khác với hình ảnh khi mới vào nhà chú Tƣ làm đầy tớ gái hoàn toàn. Ngày trƣớc thím có“nước da xanh xao vàng vọt, nhưng hai gò má còn hồng hào. Thím mặc chiếc quần đen, áo kép màu chàm, khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch, đầu chít khăn tang”[3, tr. 247] . Nỗi buồn đã hằng sâu trong ngoại hình của thím. Thím là một ngƣời phụ nữ hiền lành, lẽ ra một ngƣời nhƣ vậy sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc, nhƣng số phận đi ngƣợc lại những gì ngƣời phụ nữ đó có. Thím khỏe mạnh nhƣng không thể nuôi sống mình bằng một nghề nghiệp ổn định mà phải đi ở, giúp việc cho nhà ngƣời khác. Khỏe mạnh nhƣng không đủ sức để chống lại những thế lực đã đẩy cuộc đời thím vào bi kịch nhƣ thế. Cuộc đời của những nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn luôn đa đoan, không một cuộc tình êm ả, không một kết thúc trọn vẹn và hạnh phúc. Phải chăng truyện của Lỗ Tấn viết về ngƣời phụ nữ đƣợc xây dựng trên nỗi ám ảnh về cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ. Ngƣời chồng thứ hai chết, con trai bị chó sói tha đi. Nỗi đau mất con ám ảnh cả cuộc đời ngƣời đàn bà bất hạnh này một lần nữa, để khi quay trở lại nhà chú Tƣ lần thứ hai với bộ dạng: “mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng, nước da cũng xanh xao, vàng vọt, có điều hai gò má thì không hồng hào như trước nữa. Thím ta cứ cúi mặt xuống đất, khóe mắt ươn ướt, và con mắt cũng không lanh lợi như trước”[3, tr. 254]. Vẫn là cách ăn mặc nhƣ lần đầu tiên đến nhà chú Tƣ, nhƣng đôi mắt là nói lên nhiều điều nhất. Nhân vật thím Tƣờng Lâm đƣợc khái quát qua việc phân tích ngoại hình. Qua đó ta thấy đƣợc nhân vật là một ngƣời đàn bà khốn khổ. Nỗi đau về tinh thần luôn là một nỗi ám ảnh lớn nhất khiến cho thể xác của ngƣời dần dần tàn lụi theo. Thím Tƣờng Lâm đã chết để chấm dứt những tƣ tƣởng cổ hủ, chấm dứt một số phận cùng cực. Nhƣng trong những tác phẩm của Lỗ Tấn còn có biết bao nhiêu con ngƣời có ngoại hình nhƣ thím Tƣờng Lâm và điều đó nói lên cả số phận của một đời ngƣời. Bên cạnh nhân vật trung tâm của tác phẩm là thím Tƣờng Lâm, hai nhân vật vợ chồng chú Tƣ cũng đƣợc Lỗ Tấn miêu tả ngoại hình nhân vật. Nếu nhƣ thím Tƣờng Lâm tác giả đã thông qua ngoại hình với những nét khắc khổ thì với hai nhân vật vợ chồng chú Tƣ. Dƣờng nhƣ ngoại hình không đƣợc nhà văn chú ý lắm. Tác giả không miêu tả ngoại hình thím Tƣ mà chỉ thấy nhà văn miêu tả so lƣợc về ngoại hình chú Tƣ. “Ông ta là một vị cựu giám sinh, theo lý học. Ông ta cũng không khác ngày trước mấy, chỉ có già hơn đôi chút, nhưng chưa để râu. Vừa gặp, ông đã vồn vã hỏi thăm. Hỏi thăm xong thì khen tôi “mập ra”, rồi tức thì chửi bọn tân đảng. Nhưng tôi biết không phải là chửi cạnh tôi, bởi vì khi chửi như thế, ông ta vẫn nhắc đến tên Khang Hữu Vi. Có điều, chuyện trò chẳng ăn ý chút nào cả, cho nên được một lúc, chỉ còn lại một mình tôi trong phòng sách mà thôi”[3, tr. 239]. Sau bao năm xa quê, nhân vật tôi trở về thấy chú Tƣ không khác xƣa mấy, chỉ già hơn đôi chút nhƣng vẫn chƣa để râu. Lỗ Tấn không tập trung khắc họa ngoại hình hai nhân vật này mà chủ yếu thông qua việc thể hiện tính cách nhân vật. Ở tác phẩm “Khổng Ất Kỷ”, bác Khổng Ất Kỷ hiện lên là “người độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quầy uống rượu. Bác ta người to cao, mắt xanh lè giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một râu hoa râm lốm xồm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là dài, nhưng vừa bẩn lại vừa rách, hình như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt”[3, tr. 35]. Bác Khổng Ất Kỷ một ngƣời trí thức lỗi thời nhƣng cố tỏ ra vẻ với lối sĩ diện ảo. Bác cố mặc trên ngƣời chiếc áo dài thâm bẩn thỉu, rách rƣới nhƣ một bảo bối minh chứng địa vị xã hội của mình. Và cứ hễ mở miệng là tuôn ra hàng tràng “chi hồ giả dã”[3; tr. 35]. Bác luôn chứng tỏ mình là ngƣời có học. Đã thế bác lại siêng ăn biếng làm, càng sống càng nghèo cuối cùng phải đi ăn cắp sách và bị đánh què. Xuất hiện với vẻ ngoài tệ hại “ngồi trệt dưới quày, ngay chổ bậc cửa. Mặt bác ta đen xạm, võ vàng, trông không ra hồn người. Bác ta mặc một chiếc áo kép rách, ngồi xếp bằng hai chân, dưới lót một tấm bao lác có hai dây thừng bằng rơm treo ở vai”[3, tr. 40]. Xã hội sẽ không khoan nhƣợng một ai, nó sẽ đào thải những con ngƣời không còn phù hợp. Cuốatti cùng, bác chết một cách im hơi lặng tiếng, không ai hay biết, không ai thƣơng xót. Bác Khổng Ất Kỷ đã chết vì sự đầu độc của nền giáo dục phong kiến. Lỗ Tấn đã sử một ngòi bút tinh tế, một khả năng quan sát, khả năng chọn lọc chi tiết nhạy bén của mình khi xây dựng ngoại hình nhân vật. Cũng chính vì thế mà ngoại hình nhân vật hiện lên trọn vẹn, tạo đƣợc ấn tƣợng ban đầu cho ngƣời đọc, ngoài ra còn tạo đƣợc những dấu ấn riêng cho từng nhân vật. Khắc họa hình dáng bên ngoài còn thể hiện đƣợc những dấu ấn riêng cho từng nhân vật nhƣ: xuất xứ, tính cách của nhân vật. Ngoài ra, thông qua đó còn thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật. 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Thế giới nội tâm của con ngƣời là một thế giới mênh mông, đa dạng. Đi vào xây dựng hình tƣợng nhân vật, Lỗ Tấn luôn đi sâu vào miêu tả nội tâm của những nhân vật trong truyện ngắn. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, phản ứng tâm lý trong những hoàn cảnh, tình hình nào đó. Mạch vận động của câu chuyện cũng đi theo mạch nội tâm của nhân vật. Sự vận động nội tâm trong nhân vật của Lỗ Tấn phong phú nhƣng không quá phức tạp, bởi họ là những con ngƣời bình dị, chân quê nên suy nghĩ, nội tâm của họ cũng bình thƣờng, tự nhiên và chân thực. Nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn hầu hết đều có một nội tâm đa dạng. Đa số các nhân vật trong truyện ngắn của ông đều có những chấn thƣơng về mặt tinh thần và tình cảm. Cuộc đời của những nhân vật mà tiêu biểu là nhân vật ngƣời phụ nữ luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một kết thúc tốt đẹp. Dƣờng nhƣ truyện của Lỗ Tấn viết về ngƣời phụ nữ đƣợc xây dựng trên nỗi ám ảnh về một xã hội tàn lụi. Nhân vật thím Tƣờng Lâm đã chết rụi giữa tiếng pháo cầu phúc của những nhà giàu sang mà không nhận đƣợc chút thƣơng xót của ngƣời đời. Nhân vật Tử Quân chết thảm một cách cô đơn lặng lẽ đến không cùng trong “cái cõi ngƣời không có tình yêu”. Cuộc đời chị Tƣ Thiền chịu cảnh mòn mỏi trôi đi khi đứa con của chị không còn nữa. Cuộc đời nhục nhã của cô Ái sau khi gánh chịu sự tan vỡ của cuộc sống hôn nhân, lại thêm sự thất bại sau lần đi kiện và sự khinh rẻ của những ngƣời xung quanh. Thím Tƣờng Lâm đã bị cái chết tinh thần đày đọa trƣớc khi cái chết thể xác. Thím Tƣờng Lâm đã bị câu hỏi “người chết có linh hồn hay không?”[3, tr. 241] của thím hành hạ thím về mặt tinh thần. Cái chết của thím không phải xuất phát từ việc đói, khát mà chết mà còn có nguyên nhân sâu xa là tinh thần. Nhân vật Tử Quân còn bi kịch hơn, tâm hồn cô đã chết sau khi nhận ra tình yêu của cô đã chết. Nỗi đau của cô sâu sắc hơn vì bản thân cô là một trí thức. Cô sống trong cảnh sống không bằng chết. Nhƣng Tử Quân lại nhận thức rõ về nỗi bất hạnh của mình. Đến cuối cùng thì tác giả cũng cho nhân vật của mình chết trong cảnh ray rứt về tinh thần, chết mòn trong sự đau khổ. Những nhân vật của Lỗ Tấn mà chủ yếu là nhân vật ngƣời phụ nữ đều không có một kết thúc trọn vẹn, họ đều phải trãi qua những chấn thƣơng về mặt tình cảm và tinh thần sâu sắc. Còn trong truyện ngắn “Nhật ký người điên”, Lỗ Tấn đã cho anh ta điên nhƣng thật ra anh ta không điên. Trong thế giới ngƣời điên anh ta nhận ra rất nhiều điều mà ngƣời bình thƣờng lại không biết đƣợc. Những trang “nhật ký đó viết rất lộn xộn, không có thứ tự, lại lắm câu hết sức hoang đường. Cũng chẳng ghi ngày tháng, duy chỉ màu mực và nét chữ có khác nhau, biết không phải viết một mạch”[3, tr. 15]. Nhân vật ngƣời điên đến với ngƣời đọc qua những trang nhật ký. Đó là những lời tâm sự, thể hiện tâm lí nhân vật qua những lời độc thoại nội tâm của anh ta. Lúc nào anh ta cũng thấy mối nguy hiểm đang rình rập mình từng ngày. “Họ ăn được thịt người khác thì vị tất lại không ăn được thịt mình!”[3; tr. 19]. Anh ta đi đâu hay làm gì cũng nghĩ mọi ngƣời xung quanh đều có khả năng ăn thịt ngƣời. Nhƣng anh ta đã chứng minh một điều “có lẽ xưa kia, khi con người còn man rợ, họ đã từng ăn thịt người. Nhưng rồi về sau, tâm tư thay đổi, có kẻ không ăn nữa, muốn trở nên tốt, nên họ đã trở thành người chân chính”[3, tr. 27]. Lịch sử ăn thịt ngƣời của ngƣời dân Trung Quốc đã đầu độc những tâm hồn của anh ta. Nhƣng có một điều đáng nói hơn là anh ta đã khám phá ra rất nhiều điều mà bản thân những ngƣời bình thƣờng không thấy đƣợc. Lỗ Tấn là ngƣời có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật. Ông đã đi sâu vào giải thích, phân tích, miêu tả thế giới tâm hồn của những nhân vật đã đƣợc chính ông lựa chọn và đƣa vào tác phẩm. Dƣới bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật của Lỗ Tấn, thế giới tâm lí của các nhân vật đƣợc miêu tả đầy những bí ẩn và phức tạp. 3.1.3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình Biết nắm bắt và chắt lọc những điển hình trong cuộc sống từ những chi tiết nhƣ ngoại hình, lời nói, hành động và cả nội tâm nhân vật, Lỗ Tấn đã thổi hồn cho những nhân vật của mình. Nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn mang tính điển hình vì nó mang dáng dấp của những con ngƣời trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Từ những ngƣời nông dân chất phác đến những ngƣời trí thức, phụ nữ cũng đều mang những nét tính cách đặc trƣng. Có thể nói tùy theo nhân vật mà Lỗ Tấn có cách chiếu điểm nhìn để phát hiện ra các điểm sáng trong từng truyện ngắn Ở nhân vật ngƣời nông dân, hầu hết các nhân vật ngƣời nông dân trong truyện ngắn của Lỗ Tấn đều là những con ngƣời nhỏ nhoi, thấp hèn và còn mang nặng tƣ tƣởng quốc dân tính. Thím Tƣờng Lâm trong “Lễ cầu phúc” là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ làm ăn, thật thà, lƣơng thiện. Thím Tƣờng Lâm làm đầy tớ gái cho nhà chú Tƣ, mới đầu chú Tƣ có vẻ không nhận nhƣng vì “thấy cung cách thím cũng đứng đắng, tay chân vạm vỡ, lại hiền lành, ít mồm ít miệng, ra người biết chịu khó làm ăn, an phận thủ thường, nên mặc chồng chau mày thì chau mày, thím Tư vẫn giữ lại. Trong thời gian ở thử, thấy thím Tường Lâm làm quần quật suốt ngày, có vẻ như ngồi không thì buồn, sức lực lại khỏe chẳng thua gì đàn ông, cho nên đến ngày thứ ba thì nhất định thuê hẳn, mỗi tháng năm quan”[3, tr. 248]. Thím làm việc cần mẫn và nhanh nhẹn, chỉ mong bằng sức lao động của mình có thể đổi lấy quyền sống tối thiểu thế mà không đƣợc. Cuối cùng Tƣờng Lâm bị hất ra lề đƣờng sống kiếp ăn mày và chết một cách bi thảm giữa lúc nhà nhà đƣơng tƣng bừng làm lễ cầu phúc. A.Q trong “A.Q chính truyện” là một trong những nhân vật điển hình cho việc khắc họa nhân vật bị áp bức mang nặng căn bệnh tinh thần. Anh ta nghĩ rằng: “Nó đánh mình khác gì đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói”[3, tr. 120] hay khi bị Cụ Cố nhà họ triệu đánh hắn uất ức nhƣng lại nghĩ: “ “Thời buổi này, hết chỗ nói! Con đánh bố!”. Nhưng lại sực nghĩ ra rằng: Cụ Cố nhà họ Triệu, oai vệ biết bao nhiêu mà mình cũng xem như là bậc con mình, cho nên y lại dần tỏ vẻ đắc ý”[3, tr. 124]. Cả cuộc đời của A.Q là một con số không tròn trĩnh: không tên không tuổi, không họ hàng thân thích, không vợ không con, không một tấc đất,….“A.Q không những tên, họ, quê quán đều mập mờ, cho đến “hành trạng” trước kia ra sao cũng không rõ ràng nốt. Số là người làng Mùi đối với A.Q xưa nay thì cần y làm công cho hoặc chỉ đem y là làm trò cười mà thôi, chứ không bao giờ có ai chú ý đến “hành trạng” của y cả”[3, tr. 115]. Cuộc đời của A.Q là một chuỗi tháng ngày cù bơ cù bất, nay làm thuê cho nhà này mai làm thuê cho nhà khác, quần quật làm lụng vẫn không tránh khỏi đói rét, lại còn bị bọn cƣờng hào đè nặng và bòn rút đến tận manh áo rách. Ngoài những phƣơng pháp thắng lợi tinh thần thì quan điểm về ngƣời phụ nữ cũng sai lệch “Đàn ông nước Trung Hoa nhà mình phần đông vốn có thể thành ông thánh ông hiền cả. Chỉ tai hại vì một con Đắc Kỷ mà mất nước nhé!...Rồi đến nhà Chu cũng vì một con Bao Tự mà tan nát cơ đồ nhé!... Đến như nhà Tần…tuy sử sách không hề chép phân minh, nhưng chúng ta cũng cứ cho là bởi vì đàn bà đi! Vị tất cả sai. Lại còn Đổng Trác nữa, thì rõ ràng là bị con Điêu Thuyền hãm hại đứt đi rồi…”[3, tr. 134]. Chính vì có sự nhìn nhận sai lầm về phụ nữ nên đã dẫn đến bi kịch cho cuộc đời của A.Q. Không những nghĩ A.Q có những suy nghĩ sai về ngƣời phụ nữ mà còn nnghĩ sai về cách mạng. A.Q cứ nghĩ rằng “làm cách mạng tức là làm giặc, làm giặc tức là làm hại y. Vì vậy nên xưa nay y vẫn ghét cay ghét đắng cọn cách mạng”[3, tr. 160]. Đến khi gần cận kề cái chết, lên ngọn đầu đài. “Y cảm thấy rằng: người ta sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có thể có một lần chặt đầu!”[3, tr. 181]. Nhƣng A.Q lại có thứ vũ khí lợi hại đó là phép thắng lợi tinh thần. Đó là sự thắng lợi một cách giả tạo do mình tƣởng tƣợng ra, cho mình để tự an ủi mình, lừa dối kẻ khác mỗi khi gặp thất bại. Nhân vật trí thức, không chỉ quan tâm đến những ngƣời nông dân nghèo nàn, đói rách về vật chất, u mê về tinh thần. Lỗ Tấn còn khắc họa nhân vật ngƣời trí thức nhƣ Khổng Ất Kỷ trong “Khổng Ất Kỷ” vốn là một trí thức sống trong quá trình xã hội phong kiến đang sụp đổ. Bác giữ thói sĩ diện hão bằng cách cố mặc chiếc áo dài thâm bẩn thỉu, rách rƣới nhƣ một bảo bối minh chứng địa vị xã hội của ông, hễ mở miệng là tuôn ra hàng tràng “chi hồ giả dã” chứng tỏ mình là ngƣời có học. Đã thế ông lại siêng ăn biếng làm, càng sống càng nghèo cuối cùng phải đi ăn cắp sách ở nhà ông cử Đinh và bị đánh què, chết một cách im hơi lặng tiếng, không ai hay biết, không ai thƣơng xót. Trần Sĩ Thành trong “Luồng ánh sáng” là một nho sinh bị nền giáo dục khoa cử phong kiến đầu độc. Anh ôm mộng giàu sang nhờ thi đỗ: “Đỗ tú tài rồi lên tỉnh thi hương, cứ thế một mạch mà thăng quan tiến chức… Chẳng những kẻ giàu sang tìm trăm phương ngàn kế làm thân mà ai ai cũng phải kính sợ ông như thần như thánh… Ông sẽ xây một tòa nhà mới tinh, trước cửa sẽ treo cờ xí, hoành phi, câu đối… Muốn thanh cao thì làm quan tại kinh, bằng không thì xin ra ngoại nhiệm”[3, tr. 200]. Thế nhƣng anh thi mãi vẫn không đỗ tú tài. Trong kỳ thi ở huyện lần thứ mƣời sáu, khi yết bảng, biết mình lại trƣợt, “cái mộng tương lai mà bình nhật sắp đặt đâu ra đấy… lúc này đổ nhào trong khoảnh khắc như một cái lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều, chỉ còn trơ lại từng mảnh vụn”[3, tr. 200] làm cho anh ta hết sức buồn chán. Trần Sĩ Thành tìm đến một hành động giải tỏa, là đi tìm kho của huyền thoại của tổ tiên nhà họ Trần mà anh đƣợc nghe bà nội kể lúc y còn nhỏ. Kết cục không tìm thấy mà trần Sĩ Thành lại đi đến cái chết hết sức bi thảm ở hồ Vạn Lƣu. Không chỉ khắc họa những con ngƣời cùng khổ với những nét ngoại hình cũng nhƣ nội tâm nhân vật mà Lỗ Tấn còn thể hiện những phẩm chất cao quý trong con ngƣời họ. Đó là những con ngƣời luôn muốn vƣơn lên để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Không ít nhân vật đấu tranh quyết liệt để chống lại cái bất công trong xã hội. Lỗ Tấn cũng phân tích tỉ mỉ bản chất của ngƣời trí thức với mục đích chỉ ra khiếm khuyết của họ, thức tỉnh họ, giúp họ kiếm tìm một con đƣờng sống. Con đƣờng đó là phải hòa mình vào với quần chúng nhân dân, hƣớng vào họ mà cải biến, khắc phục chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Điều này đƣợc ông thể hiện sâu sắc trong “Một mẩu chuyện nhỏ”. Qua sự đối sánh giữa hai thái độ trƣớc một việc nhỏ, Lỗ Tấn đã chỉ ra sự vị tha cao cả của anh phu xe và cái tôi vị kỷ của trí thức. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn thƣờng là những con ngƣời khổ đau, họ phải chịu nhiều vết thƣơng về tinh thần. Nhƣng họ là những ngƣời phụ nữ biết phản kháng, biết đấu tranh cho quyền lợi của mình nhƣng sự phản kháng của họ lại gặp phải những trở ngại. Lỗ Tấn không xây dựng hình ảnh ngƣời phụ nữ mới của Trung Quốc tƣơng lai độc lập, tự tin, không lệ thuộc vào ngƣời khác, có quyền làm chủ vận mệnh của mình. Ông thƣờng khắc họa nhân vật với bi kịch trong tâm hồn không dừng lại ở nỗi đau thể xác. Hình ảnh chị Tƣ Thiền trong “Ngày mai” và thím Tƣờng Lâm trong “Lễ cầu phúc” đều là chân dung những ngƣời phụ nữ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc. Tác giả đã xây dựng cho nhân vật một hình ảnh chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa xã hội mà không nhận đƣợc sự cảm thông. Lỗ Tấn muốn nhấn mạnh đến gánh nặng tinh thần do xã hội áp đặt lên vai ngƣời phụ nữ xƣa. Cùng với hình ảnh ngƣời phụ nữ khổ đau phản kháng yếu ớt, thì cũng có những ngƣời phụ nữ có tinh thần phản kháng quyết liệt họ dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế độ nam quyền nhƣ Tử Quân trong “Tiếc thương những ngày đã mất”, một trí thức mới tiến bộ mang tƣ tƣởng thanh niên thời Ngũ Tứ. Cuộc đời của những nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có những kết thúc không trọn vẹn, không một cuộc tình hạnh phúc, đối với gia đình thì đỗ vỡ. Hầu hết truyện của Lỗ Tấn viết về ngƣời phụ nữ đƣợc xây dựng dựa trên nỗi ám ảnh về cái xã hội đang dần tàn lụi kia. Để rồi thím Tƣờng Lâm chết rụi giữa tiếng pháo lễ cầu phúc của những nhà giàu sang mà không có đƣợc một giọt nƣớc mắt của ngƣời đời. Tử Quân chết thảm một cách cô đơn lặng lẽ đến không cùng trong cái cõi ngƣời không có tình yêu. Lỗ Tấn đã sử dụng ngôn ngữ tinh tế của mình để làm nên nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình đặc sắc. Qua đó ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc những nhân vật điển hình thông qua việc tác giả miêu tả những con ngƣời trong xã hội từ những ngƣời nông dân, trí thức cho đến những ngƣời phụ nữ thấp cổ bé họng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn thƣờng vận dụng. Lỗ Tấn cũng không ngoại lệ ông đã sử dụng để xây dựng ngoại hình nhân vật, mô tả tâm lí nhân vật hay khắc họa những nhân vật điển hình thật sống động. Ông đã tạo nên một hệ thống các nhân vật độc đáo theo cách của riêng ông. Điều đó còn thể hiện Lỗ Tấn là nhà văn có tài cho nền văn học Trung Quốc hiện đại. 3.2. Thời gian nghệ thuật Mọi sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống đều tồn tại trong thời gian, không gian nhất định. Các nhà văn, nhà thơ chuyển hóa những hình tƣợng ngoài cuộc sống vào tác phẩm văn học cụ thể. Do đó, thời gian và không gian mà sự vật tồn tại trong tác phẩm là thời gian, không gian nghệ thuật. Trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn đã tạo dựng nên thời gian, không gian mang tính nghệ thuật. Thời gian, không gian trong tác phẩm là biểu hiện chủ quan, gắn liền với cách cảm nhận của tác giả. Thời gian nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng. Khi khảo sát về thời gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều ý kiến khác nhau. Theo các tác giả của “Từ điển thuật ngữ văn học”: “thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian được biết đến qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp giữa hai yếu tố thời gian tạo thành thời gian nghệ thuật” [5, tr. 322]. Trong “Mấy vấn đề thi pháp học hiện đại”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận từ tâm lý, qua chuỗi biến đổi biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật[11, tr. 63]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại, là phƣơng thức, phƣơng tiện chiếm lĩnh hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn chƣơng. Thời gian nghệ thuật trong văn học không đơn giản chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà còn là “một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm”[18, tr. 190]. Là sự phản ánh của thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật cũng có độ dài, có quáng tính, có nhịp độ, tốc độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tƣơng lai và có hƣớng vận động không đảo ngƣợc, theo một trật tự trƣớc sau liên tục. Nhƣng văn học không thể hiện đời sống theo kiểu thời gian lịch, thời gian đồng hồ, thời gian cơ học đồng chất mà thể hiện sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm thế giới và lịch sử, với ƣớc mơ, lí tƣởng và năng lực hoạt động của con ngƣời. Do vậy, trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian có thể đảo ngƣợc, từ hiện tại hồi tƣởng lại quá khứ, có thể thấy chốc lát dài dằng dặc nhƣ nghìn năm, có thể thấy tháng năm nhƣ chốc lát. Sự không phù hợp giữa thời gian nghệ thuật trong trong tác phẩm với thời gian thực tại chứng tỏ thời gian nghệ thuật mang tính chất chủ quan của tác giả. Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật làm việc tƣ duy, phát hiện chân lí, và cách cảm nhận về thế giới của con ngƣời một cách toàn vẹn, khắc phục khả năng cảm nhận thời gian hạn hẹp, hữu hạn của con ngƣời. Điều này có ý nghĩa là “ý thức về thời gian là ý nghĩa về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống” [8, tr. 191]. 3.2.1. Thời gian thực tại Trong bối cảnh Trung Quốc lúc bấy giờ, xã hội đang nhiễu nhƣơng bởi những trò mê tín dị đoan, những thối hƣ tật xấu đang có xu hƣớng phát triển rộng. Với tình hình chung đó, Lỗ Tấn không thể đứng ngoài cuộc để dân tộc mình mãi mãi chìm đắm trong mê muội nhƣ vậy. Ông đã từ bỏ ngành y để theo đuổi khát vọng chữa bệnh tinh thần cho ngƣời dân Trung Quốc bằng văn chƣơng chân chính của mình. Trong “Khổng Ất Kỷ” thời gian đƣợc xác định khi “từ hồi mười hai tuổi, tôi đã đến làm công cho quán rượu Hàm Thanh ở chỗ cửa ô đi vào trấn”[3, tr. 34]. Nhân vật tôi đã làm việc ở đây từ lúc mƣời hai tuổi và bây giờ vẫn còn làm. Khi làm ở đây tôi đã chứng kiến một trí thức nho học nhƣng không theo kịp thời cuộc – Khổng Ất Kỷ. Khổng Ất Kỷ đã chứng tỏ mình là một trí thức không theo kịp thời gian, bị xã hội khinh miệt. Ngƣời ta bỏ qua trƣớc đây ông cũng đã từng là một ngƣời có ăn học, chỉ chú ý đến bộ dạng của ông ta lúc này thôi. “Bác ta người to cao, mắt xanh lẽ giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu hoa râm lồm xồm, rối như mớ bòng bong”[3, tr. 35]. Cuộc đời của ông đã trở thành trò cƣời cho những ngƣời trong quán rƣợu. Bi kịch này dẫn đến cao trào khi ông trở thành một kẻ tàn phế, ông ta bị ngƣời ta đánh què chân vì tội ăn cắp sách, cuối cùng ngƣời ta không thấy ông nữa vì nghĩ ông đã chết. “Đến tết Trung Thu thì không nghe nói nữa. Và cuối năm cũng chẳng thấy bác ta đến. Cho đến bây giờ tôi chẳng hề gặp lại, có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?”[3, tr. 42]. Tết Trung Thu là tết của đoàn viên nhƣng mà Khổng Ất Kỷ lại mất tích kể từ lúc ấy. Thời gian hiện tại trong “Khổng Ất Kỷ” phản ánh cuộc sống thực dụng của những ngƣời trí thức áo vải lỗi thời. Trong truyện ngắn “Ngày mai” thời gian hiện tại đƣợc biết đến qua“Mấy hôm nay, quả không nghe thấy tiếng chị quay sợi thật. Đã nói chỉ có hai nhà thức khuya, nên bên chị Tư động tĩnh gì tự nhiên bọn Củng mũi đỏ biết, mà không động tĩnh gì, bọn Củng mũi đỏ cũng biết”[3, tr. 59]. Chị Tƣ Thiền là một ngƣời phụ nữ góa chồng. Ở vậy để sống và nuôi đứa con nhỏ thơ dạy là thằng Báu. Nhƣng niềm tin vào cuộc sống dƣờng nhƣ tan biến ngay sau đó khi thằng Báu chết. Chị sống cô đơn và mong một lần nhìn thấy con. “Những việc xẩy ra kia đều là chiêm bao cả. Sáng mai, thức dậy, chắc mình sẽ phải nằm trên giường mà thằng Báu vẫn nằm ngủ yên lành cạnh mình. Nó cũng sẽ thức dậy, gọi “mẹ ơi!” rồi thoăn thoắt chạy đi chơi””[3, tr. 64]. Mọi việc đến quá nhanh trong đời chị, chị tạm thời không thích ứng kịp với cuộc sống khi không còn đứa con bên cạnh. Nhƣng điều mong mỏi là chị có thể nhìn thấy con chị trong giấc mơ, Lỗ Tấn đã làm đƣợc điều đó. Ông đã cho độc giả thấy ngày mai vẫn đến và chị Tƣ Thiền vẫn sống tiếp dù không có thằng Báu ở bên chị nữa. Bên cạnh sự đồng cảm cho nhân vật chị Tƣ Thiền, tác giả còn phản ánh cuộc sống trục lợi, ghẻ lạnh và hờ hửng giữa những con ngƣời với nhau. Con ngƣời trong xã hội hiện tại Trung Quốc đã đƣợc Lỗ Tấn một phần nào, họ sống với nhau không vì tình cảm mà còn vì miếng ăn nhƣ trong truyện ngắn “Ngày mai”. Thời gian hiện tại là thời gian mà tác giả xây dựng ở đây dựa trên hiện thực của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. 3.2.2. Thời gian hồi ức, hồi tưởng Trong cuộc sống, đôi khi con ngƣời lại hồi tƣởng lại những điều đã qua để thấy mình trƣởng thành lên bao nhiêu hay đã đánh mất những gì trong quá khứ mà ta không biết trân trọng. Trong văn học cũng vậy, tác giả đã xây dựng các nhân vật theo một hình tƣợng nhất định. Nhân vật và thời gian tác động và chi phối lẫn nhau. Trong truyện ngắn “Trong quán rượu”, Lỗ Tấn đã xây dựng nhân vật là “tôi” và Lã Vĩ Phủ. Nhân vật tôi trở về quê sau nhiều năm bôn ba nơi xứ ngƣời “giữa mùa đông, tuyết lại vừa xuống, nên phong cảnh thê lương lắm. Lòng đã bần thần, lại thêm nhớ cảnh cũ người xưa, nên tôi tạm dừng chân nghĩ ở khách sạn Lạc Tư”[3, tr. 266]. Anh có chút bồi hồi, luyến tiếc khi nhìn thấy phong cảnh quê nhà. Đi qua những nơi anh đã từng đi, mọi thứ dƣờng nhƣ lạ lẫm so với anh. Anh ngồi lại trong quán rƣợu và hồi tƣởng lại những kí ức đã qua. “Trước kia tôi cũng đã nhiều lần ngồi nơi đây nhòm xuống, có lúc cũng gặp ngày tuyết như thế này. Nhưng bây giờ, mắt tôi đã quen với cảnh trí miền Bắc, nên nhìn thấy lạ lắm”[3, tr. 267]. Anh nhƣ khách lạ tới nơi mà anh đã từng gắn bó, mọi thứ trở nên thay đổi không còn quen thuộc nhƣ ngày nào nữa. Ở đây, anh cũng gặp lại ngƣời bạn cũ là Lã Vĩ Phủ, hai ngƣời cùng nhau uống rƣợu, cùng nhau trò chuyện. Những câu chuyện đƣợc thuật lại nhƣ những biến cố trong cuộc đời mỗi ngƣời. “Hồi còn bé, nhìn thấy con ong hay con ruồi đang đậu, hễ có cái gì làm kinh động, là bay vù đi; bay quanh được một vòng bé tị, lại trở lại đậu vào chỗ cũ, mình cho là buồn cười và đáng thương hại. Không ngờ chính mình bây giờ cũng như chúng nó; vừa bay quanh được một vòng bé tị, đã bay trở về” [3, tr. 271]. Có lẽ, thời gian qua đi lấy của con ngƣời một số thứ nhƣng cũng cho họ một thứ quan trọng không kém. Thời gian lấy của họ tuổi trẻ và cơ hội nhƣng để lại cho họ những bài học kinh nghiệm thật sự quý giá. Nhƣ câu chuyện nhân vật Lã Vĩ Phủ kể, những điều mà trƣớc đây anh ta cảm thấy buồn cƣời, giờ đây lại chính mình trải qua. Cuộc đời lẫn quẫn của ngƣời trí thức không lối thoát. Trong câu chuyện hai ngƣời kể cho nhau nghe dƣờng nhƣ ẩn chứa một nỗi niềm trĩu nặng. Hai ngƣời từ biệt nhau và ra về trong cái ngà ngà say của men rƣợu. “Nhìn thấy trời đã nhá nhem tối rồi, và nhà cửa, đường phố đều như nằm trong một màng lưới tuyết dày đặc, trắng xóa và luôn luôn di động”[3, tr.282]. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng ở truyện ngắn “trong quán rượu” đƣợc tác giả thể hiện qua lời kể của hai nhân vật tôi và Lã Vĩ Phủ. Trong tác phẩm “Cố hương” cũng vậy, tác giả cũng cho ngƣời đọc biết đƣợc phần nào khi đọc đến nhan đề tác phẩm. Nhân vật tôi đã có chuyến về quê sau bao nhiêu năm xa cách, anh chợt nhận ra quê hƣơng đã thay đổi quá nhiều từ khung cảnh cho đến con ngƣời. Anh ta càng đau lòng hơn khi kí ức tuổi thơ cứ liên tiếp tràn về. “Lúc bấy giờ trong kí ức tôi, bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kỳ dị. Một vừng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”[3, tr. 95]. Kí ức đẹp đã không còn nữa thay vào đó là vẻ hoang tàn của khung cảnh, con ngƣời lam lũ dần biến thành kẻ “đần độn, mụ mẫm” nhƣ Nhuận Thổ bạn của anh. Thời gian hồi ức trong tác phẩm là thời gian mà nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm đã qua, nơi từng gắn bó và từng có những ngƣời bạn tri kỉ. Nhƣng giờ thì anh ta đã nhận ra sự thay đổi ấy là quá lớn so với kí ức kia. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng và nhân vật chi phối lẫn nhau, làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Lỗ Tấn. 3.2.3. Thời gian mơ ước, khát vọng Trong các tác phẩm văn học, ở những kết thúc mở thƣờng thể hiện những mơ ƣớc của nhân vật. Ở truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng không ngoại lệ, số lƣợng tác phẩm có kết thúc mở chiếm khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng là thời gian mà ở đó các nhân vật thể hiện niềm mơ ƣớc hay dự định của mình trong tƣơng lai. Trong truyện ngắn “Cố hương”, ở cuối tác phẩm tác giả đã có một ƣớc mơ cho những con ngƣời khốn khổ kia. Nhìn thấy cảnh khổ của quê hƣơng, nhìn thấy tƣơng lai của những đứa con Nhuận Thổ rồi sẽ đi về đâu hay chúng nó vẫn sống lam lũ nhƣ cha nó bây giờ vẫn sống. Rồi ý nghĩ “chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”[3, tr. 107]. Tác giả hy vọng cuộc sống của những đứa con Nhuận Thổ sẽ tốt đẹp hơn tác giả hay cha nó bây giờ. “Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi”[3, tr. 107]. Hình ảnh con đƣờng đã nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự đổi thay cho quê hƣơng anh. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng trong “cố hương” vạch ra một tƣơng lai mới cho những con ngƣời, những số phận vốn lâu nay chìm trong bóng tối. Ở truyện ngắn “Ngày mai”, Lỗ Tấn cũng tìm đƣợc ánh sáng ngày mai cho chị Tƣ Thiền và cả làng Lỗ Trấn. “Chị Tư đã ngủ từ lâu rồi. Củng và Năm đã đi về rồi. Quán rượu Hàm Hanh cũng đã đóng cửa rồi. Cả Lỗ Trấn lúc đó chìm trong vắng lặng. Trong cảnh vắng lặng đó, chỉ còn lại cái đêm trường lại chuyển mình để trở thành ánh sáng của ngày mai. Ngoài ra, có mấy con chó nằm trong bóng tối cũng sủa gâu gâu”[3, tr. 67]. Tác giả đã biến ƣớc mơ đƣợc gặp con trai mình trong giấc mơ của chị Tƣ Thiền thành hiện thực. Cái hy vọng mong manh ấy cũng xóa đi cái đêm đau đớn dằng dặc, cứ bôn ba mãi rồi sẽ biến thành ánh sáng của ngày mai. Tóm lại, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là thời gian thực tại, thời gian hồi ức, hồi tƣởng và thời gian mơ ƣớc khát vọng. Tác giả đã xây dựng thời gian để nhân vật dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, hành động, tính cách của mình. Và suy nghĩ của nhân vật cũng tác động đến thời gian. Do vậy, thời gian trong tác phẩm mang nặng tính chủ quan của nhân vật, do nhân vật cảm nhận. Lỗ Tấn đã rất thành công trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật. 3.3. Không gian nghệ thuật Cùng với thời gian, không gian là một phạm trù triết học, là hình thức tồn tại của thế giới vật chất. Không còn gì tồn tại ngoài không gian và thời gian, chỉ trong không gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định. Cũng mang những đặc điểm của không gian vật chất bên ngoài nhƣng không gian nghệ thuật có nhiều tính chất khác. Trong quyển “Mấy vấn đề thi pháp học hiện đại”, tác giả Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn mang nhiều ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn” [11, tr. 42]. Gần gũi với quan điểm trên, Trần Khánh Thành đã phát biểu: “Không gian trong văn học vừa là hình ảnh của không gian vật lý vừa là sự hiện diện của không gian tâm tưởng. Đó là không gian được tổ chức theo một trường nhìn, điểm nhìn được soi sáng qua tâm điểm con người và các mối quan hệ. Qua không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tư tưởng, thẩm mĩ, tình cảm, cảm xúc và phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống” [16, tr. 98]. Từ những ý kiến trên, ta có thể rút ra kết luận: không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con ngƣời đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và góp phần biểu hiện quan niệm ấy. Khi phân tích không gian, ta có thể phân tích theo ba chiều của không gian vật lí mà trọng tâm là con ngƣời, phát hiện không gian tâm tƣởng, lí giải tính chất động tĩnh, thực hƣ của nó, tìm hiểu quan hệ khăng khít của nó với thời gian nghệ thuật. Nhƣng quan trọng nhất là ta “xem xét không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới và con người, như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện các cảm xúc và khái quát tư tưởng – thẩm mĩ” [13, tr. 166]. 3.3.1. Không gian bối cảnh Trong thực tế khách quan bất kì điều gì xảy ra đều không thể không liên quan đến một nơi nào đó. Đây là môi trƣờng cần thiết để cho nhân vật hoạt động. Trong tác phẩm văn chƣơng, nhân vật cũng hoạt động trong môi trƣờng đó. Môi trƣờng này có thể mang tên cụ thể, nhƣng cũng có thể không có tên gọi cụ thể. Không gian này có khi hẹp nhƣ là một không gian lãnh thổ, một làng quê nhất định nào đó, cũng có khi không đƣợc mở rộng ra thế giới. Không gian có đầy đủ nhân tố con ngƣời, xã hội, thiên nhiên. Do đó, không gian bối cảnh bao gồm: bối cảnh thiên nhiên và bối cảnh xã hội. Bối cảnh thiên nhiên bao gồm những gì thuộc về thiên nhiên nhƣ trời, đất, mây, gió, sông, núi, cây cỏ,…và vận hành theo quy luật tự nhiên của trời đất. Tuy nhiên, khi bối cảnh thiên nhiên này vừa gắn bó với nhân vật và hành động của nhân vật đồng thời tạo ra nguồn cảm hứng cho ngƣời kể và ngƣời đọc thì lúc đó bối cảnh thiên nhiên đã trở thành bối cảnh thiên nhiên của thế giới nghệ thuật. Bối cảnh thiên nhiên trong hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là bối cảnh mang chút hơi hƣớng làng quê. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm “Cố hương” của ông. “Cố hương” hiện lên dƣới ngòi bút của tác giả thật bình yên, hoang xơ có phần yên ắng đến lạ thƣờng. “Đang độ giữa đông. Gần về đến làng trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa, không nén được lòng tôi se lại”[3, tr. 93]. Khi nhìn cảnh vật xung quanh đã thay đổi, tác giả lại có chút chạnh lòng. Nhƣng ông chợt nhận ra kí ức vẫn còn đó, ngƣời xƣa cũng khác và cảnh vật bây giờ thì có vẻ tiêu điều hơn xƣa. Và rồi, kí ức tuổi thơ lại ùa về làm ông không khỏi xúc động. “Lúc bấy giờ trong kí ức tôi, bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kỳ dị. Một vừng trăng tròn treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”[3, tr. 95]. Ngày xƣa ấy không còn nữa, cái ngày mà ông cùng chúng bạn vui đùa không lo nghĩ gì hết đã qua. Để rồi bây giờ, những lo toan trong cuộc sống đã khiến cả ông và Nhuận Thổ - ngƣời bạn thơ ấu của ông đều thay đổi. Nhất là Nhuận Thổ, anh không còn là một đứa trẻ bụ bẫm đáng yêu của ngày nào nữa, mà thay vào đó là vẻ khù khờ của một nông dân đúng hiệu. Mở đầu là một không gian thiên nhiên và kết thúc cũng là một không gian thiên nhiên. Nhƣng không gian bối cảnh thiên nhiên ở cuối tác phẩm, ông đã gợi ra chút hy vọng cho làng quê của mình. “Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm”[3, tr. 107]. Hy vọng cho một tƣơng lai tốt đẹp hơn đến với làng quê của ông, đến với những đứa trẻ con Nhuận Thổ. Và còn xâu xa hơn nữa là thức tĩnh sự mê muội và chìm đắm trọng lạc hậu của ngƣời dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Thật vậy, không gian bối cảnh thiên nhiên có vai trò nhƣ những nền tảng là nổi bật lên những sự kiện và con ngƣời trong tác phẩm thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề đƣợc nói đến. Khi đề cập đến bối cảnh xã hội thì chúng ta đều biết cuộc sống của con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Có nghĩa là con ngƣời không chỉ sống trong bầu không khí thiên nhiên mà còn sống trong các mối quan hệ khác. Đó là những mối quan hệ chằng chịt đan xen phức tạp giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa cá nhân này với cá nhân khác. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc bầu không khí nuôi dƣỡng và thúc đẩy tính cá nhân phát triển. Trong “Sóng gió”, Lỗ Tấn đã xây dựng một không gian xã hội đan xen trong không gian gia đình anh Bảy Cân. Sóng gió trong gia đình anh Bảy Cân chính là sóng gió đang diễn ra ngoài xã hội Trung Quốc hiện tại. Tác phẩm bắt dầu bằng những hình ảnh cuộc sống bình dị của một vùng quê yên bình. “Mặt trời đã dần dần thu lại những tia nắng vàng rải trên mặt đất ven sông. Dãy cây ô - cữu cạnh đấy, lá khô nỏ, phe phẩy như đã bắt đầu thở được, mấy con muỗi vằn bay vo ve phía dưới. Khói đưa lên từ bếp những nhà nông dân ngoảnh mặt ra sông cũng đã tản dần”[3, tr. 80]. Không gian bối cảnh xã hội cũng bắt đầu từ đó, việc anh Bảy Cân và cả làng để đầu tóc hay không là có liên quan đến vận mệnh của đất nƣớc. Không khí trong làng cũng trở nên yên ắng hẳn đi, khi họ còn phải lo cho cuộc sống mƣu sinh giờ phải lo thêm sẽ bị chém đầu bất cứ lúc nào vì cái đầu tóc trên đầu mình. “Những tia nắng cuối cùng đã tắt hẳn. Mặt nước đã dần dần có hơi mát. Trên sân chỉ nghe tiếng đũa bát chạm nhau”[3, tr. 84]. Khung cảnh vui vẻ xum họp nói cƣời trong gia đình anh Bảy Cân và mọi ngƣời trong làng không còn nữa. Không gian xã hội trong tác phẩm nhƣ một cuốn phim quay chậm về cuộc sống thƣờng của con ngƣời trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đây là không gian mà ta thƣờng bắt gặp trong nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn. Không gian bối cảnh chính là nơi diễn ra các sự kiện hoạt động của các nhân vật trên cái nền mà tác giả đã xây dựng. Trong các tác phẩm của Lỗ Tấn đã phản ánh đầy đủ cuộc sống của những tầng lớp trong xã hội qua lăng kính nhà văn. 3.3.2. Không gian sự kiện Không gian sự kiện là không gian của những sự kiện xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động đến nhân vật và gây ra những sự kiện khác. Trong “Thuốc” của Lỗ Tấn, toàn bộ câu chuyện là những sự kiện đan xen nhau. Không gian sự kiện xảy ra xung quanh việc Lão Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh bao tẩm máu ngƣời chiến sĩ cách mạng. Từ việc “cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt”[3, tr. 46]. Đến việc lão nâng niu chiếc bánh nhƣ nâng niu sinh mệnh của con mình trên tay “lão còn để hết cả tinh thần vào gói bánh như nhà mười đời độc đinh nâng niu con, không chú ý đến gì nữa. Lão sẽ mang cái gói này về, đem mang sinh mệnh lại cho con lão, và lão sung sướng biết bao”[3, tr. 47]. Không gian trong quán của Lão Hoa Thuyên khi mọi ngƣời cùng nhau bàn tán về thân thế của tử tù bị chết chém kia. Nhƣng họ đâu hề ý thức đƣợc rằng, có thể ngƣời bị chết chém kia sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Không gian sự kiện cuối cùng cũng là không gian làm nên tác phẩm “thuốc” để lại trong lòng bạn đọc. Khung cảnh hai ngƣời mẹ gặp nhau trong buổi tiết thanh minh. Nhƣng kì lạ trên nấm mộ của ngƣời chiến sĩ Hạ Du lại có “một còng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”[3, tr. 55]. Tại sao lại có một hiện tƣợng lạ nhƣ thế, trong khi bên nấm mộ của thằng Thuyên thì chẳng có gì. Không có gì là không có nguyên do của nó, tác giả đã xây dựng một sự kiện nhƣ đánh dấu sự phát triển của thế hệ những ngƣời cách mạng yêu nƣớc Trung Quốc. Hy vọng một tƣơng lai tốt đẹp cũng giống nhƣ những khóm hoa kia, dù cho có khắc nghiệt đến đâu đi chăng nữa thì luôn luôn trổ hoa và làm đẹp cho đời. Không gian sự kiện có vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm văn học. Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, ông đã xây dựng đƣợc cho mình những không gian sự kiện đặc sắc. 3.3.3. Không gian tâm lí Không gian tâm lí là không gian xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của ngƣời kể chuyện. Đó có thể là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật với những tâm trạng đầy vui buồn, mơ ƣớc, mộng mị vẫn vơ, những ánh mơ hồ mà nhân vật không nói ra đƣợc. Trong truyện ngắn “Lễ cầu phúc” của Lỗ Tấn, nhân vật thím Tƣờng Lâm là một nhân vật xuất hiện với những tâm lí đầy phức tạp. Trong không khí “những ngày cuối năm âm lịch quả thật có vẻ là cuối năm. Quang cảnh thôn xóm làng mạc thì đã đành, không cần phải nói, mà ngay giữa bầu trời cũng thấy rõ không khí sắp sửa sang năm mới rồi”[3, tr. 238]. Lại có một ngƣời đàn bà “mái tóc hoa râm năm năm trước đây bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi tuổi nữa; khuôn mặt hốc hác quá, nước da vang xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn,…”[3, tr. 241]. Ngƣời đàn bà ấy chính là thím Tƣờng Lâm, một ngƣời phụ nữ phải qua đến hai lần đò nhƣng vẫn chƣa tìm đƣợc hạnh phúc cho riêng mình. Thím là ngƣời ít nói “thím ít nói lắm, có hỏi thì mới nói, mà có nói thì rất vắn tắt”[3, tr. 248]. Ngƣời lại ít nói nhƣng nội tâm thím rất sâu sắc, một khi chuyện đã khắc sâu trong kí ức rồi thì không thể nào quên. Chuyện đứa con của thím bị chó sói do một phút sơ xuất mà để lại trong lòng ngƣời mẹ này một niềm đau không nguôi. Ngƣời ta quen với cách thím thuật lại câu chuyện “con thật ngu đần quá. Thật đấy, con tưởng chỉ có mùa đông tuyết xuống, trong núi không có gì ăn, thú dữ mới mò về làng. Biết đâu là giữa mùa xuân mà nó cũng ra…”[3, tr. 255]. Mọi ngƣời ở Lỗ Trấn đã nghe nhiều lần đến mức thuộc lòng “câu chuyện bi thảm đó, thím kể đi kể lại nhiều lần rồi, thường thường vẫn có dăm ba người nghe. Nhưng không bao lâu, người ta nghe mãi thuộc lòng,…”[3, tr. 259]. Thím muốn bài tỏ tâm trạng của mình để thỏa đƣợc nỗi niềm của một ngƣời phụ nữ đã góa đến hai đời chồng, cứ tƣởng đứa con là niềm an ủi duy nhất vậy mà nó cũng mất trong cái ngày định mệnh ấy. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến khi thím thốt ra câu hỏi “con người ta chết đi rồi thì có linh hồn nữa không, ông?”[3, tr. 241]. Thím không muốn có linh hồn hiện diện vì sợ nếu có linh hồn thím sẽ bị xẻ đôi ngƣời vì tội có hai chồng. Nhƣng mặt khác thím muốn có linh hồn để gặp lại đứa con vô tội của mình. Cuối cùng thím đói rét và chết vùi trong tuyết trong đêm giao thừa. Tội cho một kiếp con ngƣời “một đời người không nơi nương tựa, như một thứ đồ chơi cũ kỹ, chơi lâu ngày chán, người ta vứt vào đóng rác, bấy lâu nay vẫn lăn lóc ở đấy làm cho những kẻ sống sung sướng phải ngạc nhiên sao thím mãi bám vào cuộc đời mãi làm chi”[3, tr. 247]. Có lẽ, cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho thím Tƣờng Lâm trong lúc này. Kết thúc một quãng đời cực nhọc, lam lũ nhƣng không nhận lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nào cho riêng mình cả. Không gian tâm lí trong tác phẩm “Lễ cầu phúc” cũng nhƣ không gian trong các truyện ngắn của Lỗ Tấn có vai trò rất quan trọng trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Không gian tâm lí là một yếu tố giúp ngƣời đọc khám phá thế giới bên trong tâm hồn nhân vật. Không gian trong truyện ngắn Lỗ Tấn là không gian tâm trạng, mang hơi hƣớng của nhân vật. Nhân vật bộc lộ mình, thể hiện mình trong không gian đó. Mỗi con ngƣời là mỗi cảnh đời, mỗi số phận, mỗi cái để lƣu luyến, để suy nghĩ và trăn trở. Và tâm hồn họ luôn ẩn chứa một khoảng không gian ăm ắp nỗi niềm. Không gian nhƣ một nơi chứa đựng, bộc bạch, thổ lộ những tâm tƣ, tình cảm cùng những kỉ niệm. Chính vì vậy, những mảng không gian đó đƣợc phản ánh thông qua sự cảm nhận của chủ thể. Tóm lại, thời gian và không gian trong truyện ngắn của Lỗ Tấn đƣợc thẩm thấu qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Trong hiện thực, thời gian luôn vận hành theo quy luật tự nhiên. Trong sáng tạo nghệ thuật, ngƣời nghệ sĩ cũng có thể sử dụng chất liệu của thời gian, không gian, tuân theo sự vận hành của quy luật tự nhiên ấy. Nhƣng thông thƣờng, khi đi vào nghệ thuật, thời gian và không gian đã đƣợc lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, sáng tạo lại thông qua quá trình chủ quan hóa sâu sắc của ngƣời nghệ sĩ. Bây giờ các yếu tố về thời gian, không gian đã mang một chất liệu mới, một nội dung thẩm mĩ mới. Nó góp phần rất quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chi phối kết cấu, cốt truyện và các yếu tố khác trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. KẾT LUẬN KẾT LUẬN Lỗ Tấn là một nhà văn có tài, ông đã dành suốt cuộc đời mình để sống và chiến đấu vì sự nghiệp dân tộc. Ngòi bút văn chƣơng của Lỗ Tấn đã trở thành vũ khí lợi hại vạch trần sự xấu xa, thối nát của xã hội cũ. Đồng thời, ông cũng dùng chính ngòi bút của mình để chữa căn bệnh tinh thần cho ngƣời dân Trung Quốc, thức tĩnh họ, đƣa họ hòa nhập vào cuộc sống đấu tranh cách mạng, cải cách xã hội. Thật vậy, trong thời buổi giao thời đầy biến động, sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội cấp thiết. Lỗ Tấn là ngƣời khai sáng và tìm ra con đƣờng mới cho ngƣời dân và xã hội Trung Quốc. Ông đã để lại cho nền văn học thế giới một số lƣợng tác phẩm khá lớn bao gồm: truyện ngắn,tạp văn, thơ,… Nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc nhất là truyện ngắn. Truyện ngắn của Lỗ Tấn đã thổi một làn gió mới vào văn học Trung Quốc. Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề đƣợc ngƣời viết tìm hiểu là một trong những nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông. Ở bài viết trên ngƣời viết đã đƣa ra vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Trong nghệ thuật tự sự, ngƣời viết đi vào tìm hiểu kết cấu trần thuật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Lỗ Tấn không chỉ phản ánh cuộc sống bình thƣờng của những nhân vật mà còn phản ánh những khía cạnh bên trong tâm hồn họ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tâm tƣ, tình cảm bằng những lời lẽ mộc mạc, chân thành nhƣng qua đó cũng phê phán, châm biếm. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ kết cấu, giọng điệu, điểm nhìn,… để tạo nên sự hoàn chỉnh về mặt nội dung cũng nhƣ những tƣ tƣởng nghệ thuật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ngƣời viết đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật, nghệ thuật mô tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật khắc nhân vật điển hình. Nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn rất đa dạng và phong phú. Từ những ngƣời nông dân chân lắm tay bùn cho đến những ngƣời trí thức hay những ngƣời phụ nữ sống trong xã hội phong kiến Trung Quốc đầy phức tạp. Lỗ Tấn đã xây dựng cho truyện ngắn của mình một hệ thống nhân vật hoàn chỉnh từ ngoại hình, tâm lí cho đến những nhân vật điển hình cho một tầng lớp trong xã hội. Thời gian và không gian nghệ thuật, Lỗ Tấn biết cách chọn lọc thời gian nhƣ thời gian thực tại, thời gian hồi ức, hồi tƣởng, thời gian mơ ƣớc, khát vọng. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật gồm không gian bối cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lí. Các yếu tố về thời gian, không gian đã mang một chất liệu mới, một nội dung thẩm mĩ mới. Nó góp phần rất quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chi phối kết cấu, cốt truyện và các yếu tố khác trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Qua việc tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật ta cũng thấy đƣợc tài năng nghệ thuật độc đáo của Lỗ Tấn, ông đã dày công suy ngẫm, xây dựng kết cấu chặt chẽ, hợp lí, súc tích nhƣng rất hoàn chỉnh, đồng thời nhà văn cũng sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo khác nữa để tạo nên một phong vị mới mẻ cho truyện ngắn Lỗ Tấn không lẫn vào đâu đƣợc. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”, ngƣời viết nhận thấy rằng đề tài khó, dù đã rất nhiều nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong đƣợc sự góp ý của độc giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU SÁCH: 1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Trƣơng Chính – Bùi Văn Ba - Lƣơng Duy Thứ (1963), Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 3. Trƣơng Chính (2000), Truyện ngắn Lỗ Tấn, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội. 4. TS. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Đức Hiếu (chủ biên ), Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới. 7. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Đặng Thai Mai về tác gia và tác phẩm (2007), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Lƣơng Ngọc (chủ biên) (1980), Cơ cở lí luận văn học tập 1, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 10. Lê Thị Nhiên (2013), Bài giảng Thi pháp học, Trƣờng Đại học Cần Thơ. 11. Nhiều tác giả, 2005), Đến với Lỗ Tấn những truyện ngắn chọn và lời bình, Nhà xuất bản Thanh Niên. 12. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 14. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 15. Trần Đình Sử (2012), Lí luận văn học – Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. 16. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 17. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học. 18. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Lƣơng Duy Thứ (1998), Lỗ Tấn Tác phẩm và tư liệu, Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Lƣơng Duy Thứ (1995), Bài giảng Văn học Trung Quốc, Tủ sách Đại học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU MẠNG: 1. Trần Đình Sử (8-12-2012), Tự sự học từ kinh điển đến hậu kinh điển, Trang Phê bình Văn học, http://phebinhvanhoc.com.vn/tu-su-hoc-tu-kinh-dien-den-hau-kinh-dien ,[truy cập ngày 12-3-2014]. 2. Trần Lê Hoa Tranh (16-1-2009), Từ ngôi nhà búp bê của H. Ibsen đến Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=111%3Atngoi-nha-bup-be-ca-h-ibsen-n-tic-thng-nhng-ngay-a-mt-ca-l-tn&catid=64%3Avn-hcnc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi, [ truy cập ngày 12-3-2014]. 3. Trần Lê Hoa Tranh (10-4-2009), Nhìn lại ảnh hưởng của một số tư tưởng phương Tây đối với Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://www.khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=324:nhin-linh-hng-ca-mt-s-t-tng-phng-tay-i-vi-l-tn&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-sosanh&Itemid=108,[ truy cập ngày 12-3-2014]. 4. Trần Lê Hoa Tranh (9-5-2009), Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh thần trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=370%3Anha n-vt-n-trung-tam-va-nhng-chn-thng-tinh-thn-trong-truyn-ngn-l-tn&catid=64%3Avnhc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi,[truy cập ngày 12-3-2014]. 5. Trần Lê Hoa Tranh (6-9-2009), Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến một số truyện ngắn của Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn Ngữ, http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=573:nh-hngca-vn-hc-nc-ngoai-n-mt-s-truyn-ngn-ca-l-tn&catid=85:hi-tho-qua-trinh-hin-i-hoa-vnhc&Itemid=147, [ truy cập ngày 12-3-2014]. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 8 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 9 NỘI DUNG ............................................................................................................. 11 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ....................... 12 1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn ................. 12 1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác .......................................................... 13 1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn ....................................................................................... 13 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn.................................................. 15 1.2.2.1. Truyện ngắn………………………………………………………..16 1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác…………………………………….16 1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” ..................... 17 1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác.................................................................................. 17 1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn ....................................... 18 CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ ..................................................................... 26 2.1. Kết cấu trần thuật ........................................................................................... 27 2.1.1. Nhan đề tác phẩm .................................................................................... 28 2.1.1.1. Nhan đề theo tên nhân vật ................................................................ 28 2.1.1.2. Nhan đề theo tình tiết trong tác phẩm .............................................. 31 2.1.2. Cốt truyện ................................................................................................ 33 2.1.2.1. Chi tiết nghệ thuật mang nhiều dụng ý ............................................ 33 2.1.2.2. Kết thúc tác phẩm ............................................................................. 35 2.1.3. Kết cấu truyện ......................................................................................... 39 2.1.3.1. Tình huống truyện đơn giản nhƣng bất ngờ ..................................... 39 2.1.3.2. Hình thức kết cấu trần thuật đa dạng ................................................ 43 2.2. Điểm nhìn trần thuật ...................................................................................... 45 2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................... 47 2.2.2. Điểm nhìn bên trong ............................................................................... 48 2.2.3. Điểm nhìn di chuyển ............................................................................... 50 2.3. Giọng điệu trần thuật ..................................................................................... 53 2.3.1. Giọng triết lí, suy ngẫm........................................................................... 54 2.3.2. Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng ....................................................... 56 2.3.3. Giọng hài hƣớc và châm biếm ................................................................ 59 CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT, THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT . 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................... 63 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật .............................................. 63 3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ......................................................... 66 3.1.3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình ................................................. 68 3.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 73 3.2.1. Thời gian thực tại .................................................................................... 73 3.2.2. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng..................................................................... 74 3.2.3. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng .................................................................. 76 3.3. Không gian nghệ thuật ................................................................................... 77 3.3.1. Không gian bối cảnh ............................................................................... 78 3.3.2. Không gian sự kiện ................................................................................. 80 3.3.3. Không gian tâm lí .................................................................................... 81 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….84 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC [...]... sách vở có liên quan Nghiên cứu cẩn thận và sâu sắc các cứ liệu ấy Việc nghiên cứu đề tài Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn , ngƣời viết mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau: Qua khảo sát, nghiên cứu một số truyện ngắn của Lỗ Tấn để thấy đƣợc một số đặc điểm nghệ thuật mà ông đã thể hiện qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” Bên cạnh... dịch tƣơng đối chính xác và đƣợc truyền bá rộng rãi Trên cơ sở bản dịch này, tôi đi sâu vào tìm hiểu Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn để làm rõ những khía cạnh mà đề tài yêu cầu Đồng thời, ngƣời nghiên cứu cũng tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề một số đặc điểm nghệ thuật, tác giả Lỗ Tấn, truyện ngắn của Lỗ Tấn, …để nhằm làm sáng... Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung Truyện ngắn Lỗ Tấn tuy có 3 tập truyện ngắn “Gào thét”, “Bàng hoàng” và “Chuyện cũ viết lại” nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng độc giả nhất là hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng” Ba tập truyện ngắn duy chỉ có 33 truyện ngắn nhƣng để lại giá trị rất cao “Gào thét” là tập truyện ngắn đƣợc viết thời kì đầu sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn Nó là tập truyện ngắn đánh dấu... tinh túy của tác phẩm và tài năng kiệt suất của tác giả 4 Phạm vi nghiên cứu Văn học Trung Quốc là một trong những nền văn học lớn và rực rỡ của thế giới với những đại biểu kiệt xuất và cống hiến nhiều kiệt tác cho thế giới từ rất sớm Mà trong đó có Lỗ Tấn, với tinh thần chung đó nay tôi đi vào nghiên cứu đề tài Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn ... đọc một nét khác về một số truyện ngắn của Lỗ Tấn qua cái nhìn về nghệ thuật Trong chừng mực giới hạn vốn hiểu biết về truyện ngắn Lỗ Tấn và về kinh nghiệm sống nên khi hoàn thành đề tài sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, qua đề tài này sẽ giúp tôi hoàn thiện hơn về nội dung cũng nhƣ hình thức, nhằm giúp ngƣời đọc ngày càng quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn về truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng nhƣ một số đặc. .. Truyện ngắn là một hình thức của tự sự cỡ nhỏ, nội dung của truyện ngắn thì bao trùm các phƣơng diện của đời sống đời tƣ, thế sự hay sử thi Nhƣng cái độc đáo của truyện ngắn là ngắn có thể đọc một mạch và dễ tiếp thu Phân loại truyện ngắn và các thể loại truyện khác tùy vào nội dung phản ánh và dung lƣợng của truyện nhƣ truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài Lỗ Tấn không có một sự nghiệp văn học đồ sộ... về truyện ngắn nên chúng tôi chỉ khảo sát một số truyện ngắn của Lỗ Tấn mà thôi Về nghiên cứu truyện ngắn chúng tôi khảo sát ở hai tập truyện ngắn nổi tiếng của ông là “Gào thét” và “Bàng hoàng” “Gào thét” gồm mƣời bốn truyện ngắn nhƣ: Nhật kí người điên, Khổng Ất Kỷ, Thuốc, Ngày mai, Một mẫu chuyện nhỏ, Câu chuyện cái đầu tóc, Sóng gió, Cố hương, A.Q chính truyện, Tết Đoan Ngọ, Luồng ánh sáng, Thỏ và. .. cũng nhƣ một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1 Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn Lỗ Tấn đã sống và cống hiến hết mình cho dân tộc cũng nhƣ đất nƣớc Trung Quốc Ông hoàn toàn xứng đáng để nhận đƣợc những gì cao quý thuộc về mình và niềm tin yêu của quần chúng nhân dân... lấy tên dựa theo truyện ngắn “Nhật ký của một người điên” của Gogol Từ năm 1921 đến năm 1927 có thể nói là những năm đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn với sự ra đời của hai tập truyện ngắn nổi tiếng: “Gào thét” (1921 – 1924) gồm 14 truyện ngắn và “Bàng hoàng” (1924 – 1925) gồm 11 truyện ngắn “Gào thét” là tập truyện ngắn đầu tiên trên con đƣờng văn nghiệp của ông nhƣng giá trị mà nó mang lại... Quốc Trong các tác phẩm của mình, Lỗ Tấn đề cập đến rất nhiều vấn đề nhƣ cuộc sống của ngƣời nông dân, cuộc sống của ngƣời phụ nữ, cuộc sống ngƣời trí thức và vấn đề cách mạng,… Tuy vậy, cuộc sống ở nông thôn, hình ảnh của ngƣời nông dân chất phác và cuộc sống bần cùng của họ là đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Ngòi bút của Lỗ Tấn đã đi sâu vào thế giới nội tâm, vào những sầu não thƣơng

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan