1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhân vật người phụ nữ trong hai tập truyện ngắn gào thét và bàng hoàng của lỗ tấn

85 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  NGUYỄN THỊ THANH NGHIÊN MSSV: 6116192 NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG HAI TẬP TRUYỆN NGẮN GÀO THÉT VÀ BÀNG HOÀNG CỦA LỖ TẤN Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH CẦN THƠ-2014 1 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIA, TÁC PHẨM 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn 1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn 1.1.2 Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của Lỗ Tấn 1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và nền văn học thế giới 1.2. Truyện ngắn Lỗ Tấn 1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn 1.2.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn 1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào Thét và Bàng Hoàng 1.3 Vấn đề nhân vật phụ nữ trong văn học Trung Quốc 1.3.1 Truyện ngắn Trung Quốc thời Ngũ Tứ viết về vấn đề phụ nữ 1.3.2. Hình tƣợng phụ nữ trong văn học Trung Quốc thời kì mới CHƢƠNG 2. DIỄN BIẾN CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.1. Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn 2.1.1. Số lƣợng 2.1.2. Tuổi tác 2.1.3. Thân thế 2.1.4 Từ nữ nhân đến nữ hồn 2 2.2 Nhân vật phụ nữ tƣ tƣởng bị trói buộc 2.2.1 Nhân vật phụ nữ bị trói buộc bởi những giáo lí phong kiến 2.2.1.1 Nhân vật bị trói buộc bởi phu quyền 2.2.1.2 Nhân vật bị trói buộc bởi thần quyền 2.2.1.3 Nhân vật bị trói buộc bởi tƣ tƣởng trung quân 2.2.2 Nhân vật bị trói buộc trong tƣ tƣởng của một trí thức và cả lễ giáo phong kiến 2.2.2.1 Sự khao khát khẳng định con ngƣời mới của một trí thức Tây học 2.2.2.2 Sự thất bại của việc chối bỏ con ngƣời phong kiến của nhân vật nữ trí thức 2.3 Nhân vật phụ nữ theo đuổi tƣ tƣởng bình đẳng 2.3.1 Nhân vật bƣớc đầu có tƣ tƣởng bình đẳng 2.3.2 Nhân vật theo đuổi đấu tranh đòi quyền bình đẳng 2.4 Nhân vật phụ nữ theo đuổi giải phóng cá tính 2.4.1 Nhân vật bƣớc đầu muốn giải phóng cá tính 2.4.2 Nhân vật là đỉnh cao của việc theo đuổi giải phóng cá tính CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ 3.1 Thái độ “Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh” của Lỗ Tấn đối với ngƣời phụ nữ 3.1.1 Quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ 3.1.2 Nguyên nhân hình thành nên quan điểm của Lỗ Tấn 3.2 Thi pháp phản tiếp nhận trong truyện ngắn Lỗ Tấn 3.3 Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn 3.4 Giá trị quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ 3.4.1 Đối với xã hội 3.4.2 Đối với văn học 3.4.3 Về mặt tƣ tƣởng C. PHẦN KẾT LUẬN A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung Quốc là một bộ phận của nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử 5000 năm gắn liền với lịch sử phát triển của đất nƣớc Trung Hoa. Đó là một nền văn học phát triển liên tục và có ảnh hƣởng sâu rộng đến nền văn học thế giới. Từ trƣớc công nguyên, văn học Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển với Kinh thi, Văn xuôi triết học, Sử kí…Trong giai đoạn văn học trung đại lại càng đạt đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu là ba thể loại Đƣờng thi, Tống từ và tiểu thuyết chƣơng hồi Minh Thanh với các các gia tiêu biểu nhƣ Đỗ Phủ, Lí Bạch (Đƣờng thi); Liễu Vĩnh, Âu Dƣơng Tu (Tống từ); Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần, La Quán Trung (tiểu thuyết Minh Thanh). Bắt đầu bƣớc vào thời kì Dân quốc (19111949) nền văn học Trung Quốc có những bƣớc chuyển mình rõ rệt từ nền văn học chịu ảnh hƣởng của ý thức hệ phong kiến chuyển sang nền văn học hiện đại với tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản và ý thức hệ vô sản. Giai đoạn này cũng tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học Trung Quốc. Với sự biến đổi diệu kỳ này nền văn học Trung Quốc đã xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc tiêu biểu nhƣ Ba Kim, Quách Mạt Nhƣợc, Tào Ngu và đặc biệt là “dân tộc hồn” Lỗ Tấn. Lỗ Tấn được coi là người đặt nền móng ban đầu cho văn học hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn [9; tr136], các tác phẩm của ông tập trung phản ánh một cách sâu sắc bức tranh hiện thực xã hội đƣơng thời và phê phán, lên án những căn bệnh trầm kha, những ung nhọt của xã hội “ăn thịt ngƣời”. Đồng thời, trong tác phẩm của ông, đề tài nhân vật phụ nữ cũng đƣợc thể hiện với một cái nhìn mới mẻ đầy tính nhân văn, câu chuyện về số phận của họ là một vấn đề nhức nhối thể hiện qua từng trang văn Lỗ Tấn. Nhân vật ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn là những con ngƣời bị chà đạp, áp bức bởi những tƣ tƣởng nặng mùi phong kiến và những con ngƣời mang bộ mặt của những đạo lí mục rỗng, lỗi thời và tàn nhẫn. Tất cả những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm Lỗ Tấn phải chịu sự áp bức đến cùng cực, họ loay hoay trong chiếc lồng do mấy ngàn năm phong kiến dựng lên và chính sự cam chịu của họ góp phần làm cho nó trở nên vững chắc. Tuy nhiên, không có nghĩa là họ không phản kháng, trong họ tiềm tàng một sức mạnh phản kháng vô cùng mạnh mẽ, nhƣng họ không tìm đƣợc con đƣờng cho chính cuộc đời 4 mình và Lỗ Tấn đã hƣớng họ đến con đƣờng tự giải phóng, đòi quyền bình đẳng, hạnh phúc. Việc nghiên cứu đề tài “Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” sẽ giúp chúng tôi hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn về nguyên nhân hình thành cái nhìn tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ và thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời cũng làm nổi bậc lên giá trị của quan niệm tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ; qua đó thấy đƣợc tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo của nhà văn vĩ đại này. 2. Lịch sử vấn đề Lỗ Tấn không chỉ là nhà văn lỗi lạc của nền văn học Trung Hoa mà còn là bậc thầy của nền văn học thế giới với hàng loạt những tác phẩm tạo nên tiếng vang lớn, mà nổi bật nhất là truyện ngắn. Tác phẩm Lỗ Tấn đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng, ở nhiều nƣớc trên thế giới và tác phẩm của ông cũng đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu và tất nhiên, truyện ngắn của ông đƣợc ƣu ái hơn cả. Ở Việt Nam, ngƣời đầu tiên tiếp xúc với văn chƣơng Lỗ Tấn chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngƣời đặc biệt yêu thích hai câu thơ của văn hào Lỗ Tấn: “Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu” (Tự trào) Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng (Tự giễu mình) Ngƣời thứ hai tiếp xúc với văn chƣơng Lỗ Tấn cũng là ngƣời có công mang truyện ngắn của Lỗ Tấn đến với độc giả Việt Nam chính là Giáo Sƣ Đặng Thai Mai, trong tác phẩm “Lỗ Tấn thân thế, văn nghiệp” có viết : “Lỗ Tấn đã cố ý đem cả khối nhiệt tình mà kiến trúc lại, để cho lí trí có thể vận dụng những điều quan sát vào trong sự khái quát của nghệ thuật, để mô tả sự vật thực tế theo những nét bút sâu sắc, bạo dạn, rắn rỏi như ngọn dao nhà điêu khắc”[24; tr336], trong bài : “Địa vị Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc”, ông viết: “Văn chương Lỗ Tấn chú trọng về biểu hiện sự thực; sự thực trong tâm giới, trong vật giới, trong xã hội. Tiểu thuyết của Lỗ Tấn là những bức họa tả chân” [16; tr365] 5 Một nhà văn có công lớn trong việc đƣa truyện ngắn Lỗ Tấn đến gần hơn với độc giả Việt Nam ta đó chính là Trƣơng Chính, đa số các tác phẩm của Lỗ Tấn lƣu hành tại Việt Nam là do Trƣơng Chính dịch và biên soạn. Nhà văn Anh Đức cũng là ngƣời có những cảm nghĩ sâu sắc về truyện ngắn Lỗ Tấn, trong “Lỗ Tấn bậc thầy truyện ngắn” có viết: “Cái cảm nghĩ trước hết của tôi bao trùm lên tất cả truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người, là tinh thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông” [8; tr171] Ngƣời nghiên cứu về Lỗ Tấn thì không ít nhƣng thành công nhất có thể kể đến hai tác giả Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi, công trình nghiên cứu của hai tác giả về Lỗ Tấn khai sáng đƣợc nhiều vấn đề trong truyện ngắn và phong cách Lỗ Tấn, định hƣớng giúp cho ngƣời đọc tiếp cận với tác phẩm Lỗ Tấn một cách đúng đắn. Trong quyển Văn học Trung Quốc, nói về truyện ngắn Lỗ Tấn, tác giả viết: “Là một nhà văn yêu nước và cách mạng, Lỗ Tấn luôn luôn quan tâm đến vận mệnh tổ quốc, đời sống nhân dân, do đấy ngòi bút của ông thường xuyên đề cập đến những vấn đề nóng hổi mà cách mạng dân chủ mới đặt ra.” [21; tr165] Về vấn đề về ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, trong văn học Trung Quốc do Lƣơng Duy Thứ và Nguyễn Khắc Phi biên soạn có viết về thím Tƣờng Lâm nhƣ sau: “Nỗi đau day dứt tâm hồn chị Tường Lâm (Cầu phúc) cho đến khi chết có thể nói là “muốn làm nô lệ mà không được”. Quả vậy, điều mong ước thấp nhất và cao nhất của chị cũng chỉ có một: sống một cuộc sống tối thiểu, làm một người nô lệ không hơn không kém.” [21; tr168]. Cũng trong bài viết này, các tác giả viết về chị Tƣ Thiền: “Trong Ngày mai (Minh thiên), chị Tư Thiền phải sống một cuộc sống cô đơn đáng sợ. Chồng chết đặt hi vọng vào con, con chết, chị chỉ mong có được một chỗ dựa về tinh thần ở lòng đồng cảm của mọi người. Song ở đây, con người quá ghẻ lạnh với nhau, đến một câu trả lời có trách nhiệm cũng không có. Người ta vui đùa trêu cái đau khổ của chị..” [21; tr174] Về nhân vật cô Ái trong Ly hôn, tác giả viết: “cô Ái là nhân vật đầu tiên trong truyện Lỗ Tấn dám đứng lên chống áp bức bất công…Có điều vì nhận thức hạn chế, cô Ái cũng chỉ biết những người áp bức trực tiếp, cô chưa hiểu được nguyên nhân sâu xa quyết định số phận của cô. Bởi thế, cô đã nuôi ảo tưởng đối với pháp luật phong kiến và những kẻ đại diện cho nó. Dẫu sao, hình tượng cô Ái vẫn là một hình tượng phụ nữ nông thôn 6 khỏe khoắn kiên cường. Nó khẳng định niềm tin của tác giả vào khả năng đứng lên đòi giải phóng của nhân dân lao động.” [21; tr178] Cũng trong tác phẩm này, tác giả cũng nhận xét về mối tình của Tử Quân và Quyên Sinh, một mối tình mãnh liệt nhƣng “…khi mục đích hôn nhân đạt, họ liền quên mất lí tưởng ban đầu, nhất là Tử Quân, nàng hoàn toàn chìm ngập trong công việc gia đình. Cuộc sống yên ổn bình lặng giết chết con người phản kháng trong Tử Quân. Tình cảm của nàng dần nhỏ bé lại, tầm thường đi.” [21; tr177]…tình yêu vốn rạn nứt trƣớc đòn đả kích mới đã tan vỡ. Tử Quân trở về với gia đình mà trƣớc đây nàng bỏ ra đi, không bao lâu thì chết lặng lẽ. Trong tác phẩm Truyện Lỗ Tấn có đoạn viết về thím Tƣờng Lâm: “Rốt cuộc, trước lúc chết, thím Tường Lâm đã bắt đầu nghi ngờ sự tồn tại của địa ngục_nơi thím từng tin là có thật và sợ hãi không thôi. Điều này chứng tỏ thím không thể nào nhẫn nhục chịu để người khác quyết định vận mệnh của mình nữa.” [10; tr262]. Trong tác phẩm này, các tác giả cũng có những nhận định rất đúng về cô Ái: “…Cô Ái dám vùng ra khỏi sự trói buộc của chế dộ phu quyền. Ở cô đã nhen nhúm lên tư tưởng bình đẳng, cái cô muốn không hề quá đáng, cô đòi hỏi quyền được bình đẳng yêu đương với chồng. Đòi hỏi này của cô hình thành mâu thuẫn gay gắt với xã hội đương thời”[10; tr266] Tóm lại, mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận và nhìn nhận tác phẩm nhƣng cùng hƣớng đến mục đích hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Chọn đề tài “Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn” chúng tôi sẽ có hƣớng tiếp cận riêng của mình, đồng thời trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các thế hệ đi trƣớc. 3. Phạm vi nghiên cứu Về đối tƣợng nghiên cứu ngƣời viết đi vào tìm hiểu nhân vật phụ nữ trong hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn. Về vấn đề nghiên cứu, luận văn bàn về nguyên nhân hình thành quan điểm tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ, diễn biến của hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tác phẩm Lỗ Tấn, thông qua đó rút ra ý nghĩa văn học và ý nghĩa xã hội đối với việc nghiên 7 cứu nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn đồng thời khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật và tinh thần nhân đạo của tác giả. Những vấn đề nằm ngoài phạm vi đề tài đƣợc đƣa vào luận văn chỉ nhằm mục đích so sánh đối chiếu, mở rộng vấn đề 4. Mục đích nghiên cứu Quá trình nghiên cứu phải làm sáng tỏ đâu là nguyên nhân hình thành nên tƣ tƣởng tiến bộ của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ, thâm nhập và khai thác thế giới nhân vật phụ nữ để thấy đƣợc diễn biến của hình tƣợng nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, qua đó nêu lên đƣợc ý nghĩa xã hội và ý nghĩa văn học của việc nghiên cứu đề tài nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn, đồng thời khẳng định tài năng và tinh thần nhân đạo của tác giả 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đi vào nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp khác nhau. Thứ nhất chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê khi tập hợp tài liệu, bài viết có liên quan. Thứ hai, chúng tôi kết hợp hai phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, nghĩa là ngƣời viết đi sâu vào phân tích, tìm hiểu những biểu hiện của những vấn đề đặt ra sau đó đúc kết lại và đƣa ra kết luận chung. Đồng thời trong quá trình trình bày vấn đề ngƣời viết huy động các thao tác nghị luận nhƣ giải thích, chứng minh, bình luận và so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề. Sau cùng ngƣời viết kết hợp hai thao tác diễn dịch và quy nạp để trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu. 8 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TÁC GIA LỖ TẤN_BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn 1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh. Ông sinh ngày 25-9-1881 tại huyện Thiệu Hƣng tỉnh Chiết Giang . Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều đình Mãn Thanh, sau đó bị cách chức hạ ngục. Cha Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, từng đỗ tú tài, vào năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh, ba năm sau ông mất trong cảnh cơ hàn. Mẹ Lỗ Tấn là bà Lỗ Thụy, đây là ngƣời phụ nữ có ảnh hƣởng rất lớn đối với văn chƣơng Lỗ Tấn, bút danh của ông cũng là lấy từ họ mẹ ghép với từ tấn trong “tấn hành” . Thời đại Lỗ Tấn là thời đại nước Trung Hoa có nhiều biến động, nhất là sau năm 1919, trước ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Ông đã trải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ kiểu cũ (cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo) và cách mạng dân chủ kiểu mới (cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp vô sản lãnh đạo). Lịch sử in rõ dấu vết trong quá trình tư tưởng và sáng tác của ông. [21; tr156] Tháng 5 năm 1898, ông đến Nam Kinh thi vào Giang Nam thủy sƣ học đƣờng. Tháng 4 năm 1902, đƣợc Giang Nam đốc luyện công sở phái sang Nhật Bản lƣu học. Tháng 8 năm 1904, chuyển đến học trƣờng chuyên khoa y học ở Tiên Đài (Nhật Bản). Năm 1906, từ bỏ học thuốc, ông quay về Đông Kinh bàn bạc cùng Hứa Thọ Thƣờng đề xƣớng phong trào văn nghệ. Năm 1910, làm giám học kiêm giáo viên sinh lí học trƣờng trung học Thiệu Hƣng. Sau cách mạng Tân Hợi, làm hiệu trƣởng trƣờng Sƣ phạm sơ cấp Thiệu Hƣng. Năm 1912, Chính phủ lâm thời của Trung Hoa Dân quốc thành lập, ông đƣợc mời ra làm ủy viên Bộ Giáo dục. Từ 1920 đến 1925, lần lƣợt làm giảng sƣ tại hai trƣờng Đại học Bắc Kinh và Cao đẳng sƣ phạm Bắc Kinh, làm giảng sƣ trƣờng Đại học sƣ phạm Bắc Kinh (nữ) và trƣờng chuyên môn thế giới ngữ. Năm 1926 rời Bắc Kinh đi làm giáo sƣ Văn khoa 9 ở Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, rời Đại học Hạ Môn đến Quảng Châu làm chủ nhiệm khoa văn, sau đó kiêm chủ nhiệm giáo vụ của Đại học Trung Sơn. Năm 1930, tham gia sáng lập Tự do vận động đại đồng minh, một đoàn thể chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo. Năm 1936, vì làm việc quá sức, mắc bệnh lao, Lỗ Tấn đã qua đời ngày 19 tháng 10 năm 1936 tại Thƣợng Hải. 1.1.2 Những bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn Cuộc đời Lỗ Tấn gắn liền với cuộc cách mạng đấu tranh vì lợi ích của quần chúng nhân dân, văn chƣơng của ông luôn nhằm mục đích phục vụ cho lí tƣởng đó, theo truyền thống “văn dĩ tải đạo” có từ xƣa ở Trung Quốc, thi hào Nguyễn Đình Chiểu của dân tộc ta cũng có hai câu thơ rất hay nói về đạo lí này: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Dương Từ_Hà Mậu) [4;tr280] Văn chƣơng là nơi ông gửi gắm những tiếng lòng đau xót cho số phận nhân dân, là nơi vạch trần những ung nhọt của xã hội phong kiến suy tàn thối nát cùng sự tàn nhẫn, lạnh lùng của con ngƣời, của xã hội. Lên tiếng bênh vực lẽ phải và lên án những thói xấu đê hèn, tàn nhẫn. Hƣớng con ngƣời đến con đƣờng đấu tranh, đòi lấy quyền sống và quyền tự do cho chính mình. Để đến với mục đích cuối cùng ấy, Lỗ Tấn đã trải qua ba giai đoạn phát triển về tƣ tƣởng và đi tìm phƣơng hƣớng đúng đắn cho mình. * Giai Đoạn từ 1881_1918 Đây là giai đoạn của một công dân yêu nƣớc mang hoài bảo cống hiến tài năng cho tổ quốc. Từ năm sáu tuổi đến mƣời bảy tuổi, Lỗ Tấn đƣợc đi học ở trƣờng tƣ thục quê nhà, ông học rất thông minh. Trong thời gian này ông đọc “hầu hết thư tịch cổ Trung Quốc. Đặc biệt ông thích đọc dã sử, thích nghe chuyện truyền thuyết, thích xem hát tuồng và tranh dân gian” [21; tr156]. Đây có thể nói là giai đoạn xây dựng nền tảng về văn học trong tâm thức Lỗ Tấn, những câu chuyện dân gian, dã sử thổi vào tâm hồn ông những cơn gió của thế giới nghệ thuật. Cũng trong tuổi thơ của mình, vì gia đình sa sút nên Lỗ Tấn có cơ hội tiếp xúc với những ngƣời nông dân, ngƣời lao động ở quê nhà, đặc biệt là những đứa trẻ cùng chan lứa với ông. Đó 10 có thể nói là nguyên nhân hình thành nên cảm tình sâu sắc giữa Lỗ Tấn với những con ngƣời chân lấm tay bùn, sống cuộc sống khổ cực, cam chịu, điều này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm nói về ngƣời nông dân trong tác phẩm của ông. Cũng trong khoảng thời gian này, Lỗ Tấn lần lƣợt mất ông và cha, cuộc sống của ông gắn liền với bà Lỗ Thụy, mẹ ông_một ngƣời phụ nữ hiền lành, đôn hậu. Có lẽ vì vậy mà trong tác phẩm Lỗ Tấn, những nhân vật phụ nữ đa số là những ngƣời phụ nữ nông dân dịu dàng, yêu con, đảm đang, nhƣng gặp phải nhiều điều bất hạnh, phải chăng chính hình ảnh ngƣời mẹ một mình gồng gánh nuôi ông suốt thời niên thiếu đã để lại trong tâm trí Lỗ Tấn những ấn tƣợng không thể nào phai? Lỗ Tấn trƣởng thành trong một môi trƣờng nhƣ thế đồng thời đối mặt với những biến động lớn, các nƣớc đế quốc kéo nhau vào xâu xé Trung Hoa, triều đình Mãn Thanh nhu nhƣợc yếu hèn quỳ gối đầu hàng trƣớc kẻ thù. Phong trào yêu nƣớc chống ngoại xâm vô cùng phát triển, trong không khí ấy, Lỗ Tấn với một trái tim nhiều hoài bảo cống hiến cho tổ quốc quyết định ra đi tìm chân lí. Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn đến Nam Kinh thi vào Thủy sƣ học đƣờng, sau đó chuyển sang học Khoáng lộ học đƣờng. Tại những nơi truyền dạy những điều mới mẻ này, Lỗ Tấn đã đƣợc tiếp xúc với những tri thức mới mà thƣ tịch Trung Hoa không hề có, đồng thời nguồn tri thức mới mẻ ấy đã mở ra trong tâm trí Lỗ Tấn một chân trời mới, hƣớng ông đến ý định cải cách xã hội Trung Hoa vẫn còn mê muội yếu hèn bám vào những hủ tục lỗi thời. Bƣớc ngoặc trong tƣ tƣởng Lỗ Tấn giai đoạn này là một lần Lỗ Tấn xem một chƣơng trình trên tivi, thấy ngƣời Nhật ngang nhiên chém đầu một ngƣời Trung Quốc vì tội làm gián điệp cho Nga, điều làm Lỗ Tấn thấy nhục nhã và cay đắng là những kẻ đứng cổ vũ cuộc chém đầu thị chúng đó lại là ngƣời Trung Quốc“những kẻ đứng xem, người nào người nấy thân thể khỏe mạnh, nhưng vẻ mặt trông rất đần độn” [6; tr451], chính vì sự đần độn ấy mà đan tâm đứng xem kẻ xâm lƣợc giết đồng bào mình nhƣ một trò tiêu khiển mà Lỗ Tấn gọi là “thưởng thức cuộc thị chúng long trọng đó” [6; tr452]. Một làn sóng bất bình dâng cao trong tâm trí Lỗ Tấn năm học chƣa hết, Lỗ Tấn bỏ học về Đông kinh, bởi từ lần chứng kiến cảnh chém đầu thị chúng của quân Nhật, ông cho rằng học y không còn là việc gì quan trọng nữa, khi mà con ngƣời hèn nhát, ngu muội thì thân thể có cƣờng tráng, khỏe 11 mạnh mấy thì cũng “chỉ có thể làm thứ người mà người ta đưa ra chém đầu thị chúng vô vị như thế kia mà thôi” [6; tr452] Ông bắt đầu thay đổi tƣ tƣởng của mình, hƣớng đến việc hành động để thức tỉnh con ngƣời Trung Hoa và theo ông, ở thời kì đó, muốn thay đổi tinh thần của họ không gì bằng văn nghệ. Từ đó, ông chuyển sang con đƣờng hoạt động văn nghệ, dùng văn chƣơng cứu lấy tinh thần, nhận thức của nhân dân mình. Hai năm trƣớc cách mạng Tân hợi, vì gia đình túng quẫn, ông rời Nhật Bản về nƣớc nuôi mẹ và em. Khi cách mạng Tân Hợi nổ ra, ông tham gia hết sức nhiệt tình, nhƣng kết quả của cuộc cách mạng ấy hoàn toàn không mang lại điều gì mới cho xã hội, càng để lại trong ông sự thất vọng sâu sắc, ông cay đắng viết: “Tôi cảm thấy hình như đã lâu rồi không còn cái gọi là Trung Hoa Dân Quốc nữa. Tôi cảm thấy trước cách mạng tôi là nô lệ; sau cách mạng không bao lâu, thì bị bọn nô lệ lừa bịp, biến thành nô lệ cho chúng nó. Tôi cảm thấy có nhiều quốc dân của Dân Quốc mà lại là kẻ thù của Dân Quốc ” [6; tr102] Bởi thế, đứng trƣớc yêu cầu phải tìm ra một con đƣờng mới cho Trung Quốc, ông rơi vào trạng thái đau khổ, trầm tƣ. Trong sự trầm tƣ đó, ông có điều kiện nhìn nhận lại những vấn đề của cách mạng Trung Quốc, những căn bệnh của con ngƣời Trung Quốc. “Đó là bước chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới” [21; tr159] * Giai đoạn 1918_1927 Ánh sáng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga không chỉ thức tỉnh tinh thần dân tộc Trung Hoa mà ánh “mặt trời chân lí” ấy còn “chói qua tim” nhà văn Lỗ Tấn để từ đó dẫn đến những bƣớc chuyển mới trong cuộc đấu tranh vì lẽ phải của ông. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của ông mang tên Nhật kí người điên đƣợc đăng trên tạp chí Tân thanh niên. “Đó là phát súng mở đầu trận tổng công kích lễ giáo và chế độ phong kiến của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng Ngũ Tứ” [20; tr159]. Sau Nhật kí người điên, Lỗ Tấn lần lƣợt cho ra đời những tác phẩm xuất sắc khác: AQ chính truyện, Khổng ất kỷ, Cố Hương, Thuốc, Lễ cầu phúc…Sau đƣợc tập hợp lại trong hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng. Trong thời gian này, Lỗ Tấn cũng viết nhiều tạp văn để phục vụ kịp thời và trực tiếp cho phong trào cách mạng. Tạp văn của ông đậm chất chiến đấu và không 12 kém phần sâu sắc. Bên cạnh đó ông còn trực tiếp tham gia vào phong trào yêu nƣớc, ông là lãnh tụ về tƣ tƣởng của giới trẻ đƣơng thời Cũng chính trong thời gian này, ông giác ngộ lí tƣởng chủ nghĩa Mác_Lênin để rồi từ đó ông không ngừng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. * Giai đoạn 1928_1936 Năm 1927, Lỗ Tấn rời Quảng Châu đến Thƣợng Hải, ông ở lại đây cho đến khi qua đời. Trong thời gian này, ông tập trung lãnh đạo phong trào đấu tranh vô sản, đồng thời xuất bản tạp chí Dòng nước xiết và tham gia biên tập tạp chí Tơ lòng, Mầm non. Năm 1930, Hội liên các nhà văn cánh tả đƣợc thành lập (gọi tắt là Tả Liên) và Lỗ Tấn anh dũng đứng ra lãnh đạo hội. Ông tiếp nhận tƣ tƣởng và đƣờng lối của chủ nghĩa Mác_Lênin thông qua ngƣời bạn thân của ông là Cù Thu Bạch, tình bạn thân thiết của hai ngƣời có ảnh hƣởng rất đặc biệt đến tƣ tƣởng và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn. Trong những năm đầu Tả Liên mới thành lập, có nhiều tập đoàn văn học ra đời, tập trung tấn công vào nền văn học vô sản còn non trẻ, Lỗ Tấn là ngƣời giữ vững lập trƣờng, đập tan tất cả những cuộc càn quét đó. Bên cạnh đó, Lỗ Tấn còn tiếp tục viết nhiều tạp văn, tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại cũng ra đời trong thời gian này, đó là tập truyện gồm 8 truyện ngắn lấy đề tài về thần thoại, truyền thuyết và truyện lịch sử. Trong tác phẩm này, tác giả dùng quan điểm mới để nhìn nhận lại chuyện cũ, giải thích lại các truyền thuyết, khéo léo dùng chuyện xƣa để nói chuyện nay, đả kích bọn văn nhân và chế độ phản động thời bấy giờ, đồng thời ca ngợi tinh thần sáng tạo, ca ngợi các vĩ nhân quên mình vì sự nghiệp chung. Trong thời gian này Lỗ Tấn vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị do Đảng cộng sản tổ chức, tiêu biểu là việc ông tham gia Hội đồng minh tự do. Ngày 19 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn qua đời vì bệnh lao, tang lễ của ông đƣợc tổ chức hết sức trọng thể, quần chúng cách mạng ở Thƣợng Hải phủ lên quan tài của ông lá cờ thêu bốn chữ “Linh hồn dân tộc” 13 1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và nền văn học thế giới Cùng với các vị vua khai quốc, những bậc minh quân và các tài tử lừng danh của Trung Hoa, Lỗ Tấn đƣợc xếp vào một trong 100 ngƣời đàn ông có ảnh hƣởng đến lịch sử Trung Hoa, bên cạnh đó, ông là ngƣời đi tiên phong mở ra một trang mới cho nền văn học hiện đại Trung Hoa với những thành tựu rực rỡ gắn liền với thể văn bạch thoại, sáng tác của ông không chỉ tạo một bƣớc ngoặc cho văn học Trung Quốc mà còn đƣa tên tuổi ông trở thành một ngôi sao của nền văn học thế giới. Nhƣ tác giả Đặng Thai Mai xác định trong bài “Địa vị Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc” thì “địa vị Lỗ Tấn trong nền văn học hiện đại nước Trung Hoa kể ra thì từ phong trào Ngũ Tứ trở đi mới thật rõ rệt” [16; tr357]. Phong trào Ngũ Tứ là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nƣớc Trung Hoa, về mặt văn hóa, sự kiện này vận động xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc Trung Hoa, mục đích hƣớng đến là sử dụng văn bạch thoại để phổ thông văn hóa đến với công chúng. Trong làn sóng vận động đó, năm 1918, truyện ngắn đầu tay mang tên “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn đƣợc đăng trên tạp chí Tân thanh niên, nhƣ một phát súng mở đầu cho công cuộc tấn công của văn bạch thoại vào nền văn học cổ, là nền tảng của hàng loạt truyện ngắn xuất sắc sau này nhƣ: Khổng ẤT kỷ, AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương… Những tác phẩm ấy ra đời và gây đƣợc tiếng vang lớn, cũng đồng thời đánh dấu sự chiến thắng rực rỡ, đƣa văn học bạch thoại lên một tầm cao mới. Không dừng lại ở đó, Lỗ Tấn còn viết tạp văn, tạp văn Lỗ Tấn in đậm dấu ấn và phong cách ông với lối văn hóm hỉnh, thông minh và không thiếu phần sắc sảo. Sự thành công của Lỗ Tấn không chỉ chứng minh văn bạch thoại có thể làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính mà đồng thời các tác phẩm ấy cũng dễ dàng đi vào quần chúng, chỉ ra những hủ bại, ung nhọt trong xã hội thối nát, thức tỉnh con ngƣời Trung Quốc đang chìm đắm trong ánh hào quang quá khứ đứng lên tự giải phóng chính mình. Bên cạnh việc tạo chỗ đứng cho văn bạch thoại, ông còn là một cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực, các tác phẩm của ông tập trung phản ánh những 14 vấn đề bức thiết của xã hội thời bấy giờ, các tác phẩm trong hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng lên án những hủ bại, lề thói phong kiến lỗi thời, sự tàn nhẫn của con ngƣời và cả sự u mê của ngƣời dân Trung Hoa bằng một ngòi bút hiện thực lạnh lùng. Nhƣng, đó chính là những giọt nƣớc mắt cay đắng của ông, nhiều nhân vật có cái kết là cái chết, ngƣời thì chết trong sự cắn rứt vì bị những hủ tục phong kiến ám ảnh, dằn vặt, ngƣời thì chết vì bệnh trị không đúng thuốc, hay nói đúng hơn là chết bởi sự ngu muội của những gã lang băm, những phƣơng thuốc truyền thống giết ngƣời. Có ngƣời lại chết khi không hiểu tại sao mình phải chết, tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ sự u mê, mù quáng của chính họ. Chế độ phong kiến ngày tàn cũng đồng thời phủ trùm lên toàn thể đất nƣớc Trung Hoa một màu đen của sự lạc hậu, dốt nát, yếu hèn, nhƣng vẫn khƣ khƣ không chịu cởi bỏ lớp gông xiềng trên ngƣời mình mà cho đó nhƣ một thứ trang sức đáng tự hào của một quốc gia trải mấy ngàn năm lịch sử. Những ngƣời có tƣ tƣởng muốn phản kháng thì lại bị những kẻ xung quanh bóp chết tƣ tƣởng phản kháng của mình, hoặc là tự bản thân họ lƣỡng lự hoặc không thể thoát ra khỏi cái bóng quá lớn của số đông, của những gì đã ăn sâu vào xƣơng tủy, vấn đề ở đây là một ngƣời hai ngƣời đƣợc khai sáng không làm đƣợc gì cả, mà tự thân mỗi ngƣời phải nhận ra sự bạc nhƣợc của chính bản thân đề tự làm nên sự biến chuyển cho cuộc đời mình. Và những tác phẩm của Lỗ Tấn đã tập trung làm rõ những điều đó, hƣớng đến sự thức tỉnh ngƣời dân Trung Hoa thời bấy giờ. Không chỉ có ảnh hƣởng lớn đến nền văn học hiện đại Trung Hoa, Lỗ Tấn còn là cây bút xuất sắc của nền văn học thế giới, đặc biệt là ở mảng hiện thực. Khi cái tên Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông xuất hiện trên văn đàn là lúc chiến tranh thế giới đang nổ ra, cả thế giới chìm trong máu lửa, chết chóc và cả sự bóc lột tàn bạo giữa ngƣời với ngƣời, dòng văn hiện thực phản ánh xã hội thời đó phát triển vô cùng mạnh mẽ, ở pháp có A. France, ở Mỹ có Enest Hemingway, ở Nga có Marsim Gorky, ở Việt Nam có Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao. Trong thời kì lịch sử đặc biệt nhƣ thế, văn học hiện thực lên ngôi, trở thành vũ khí đặc biệt để vạch trần, loại bỏ những ung nhọt của xã hội. Với những gì mình chứng kiến đƣợc, Lỗ Tấn đã thể hiện rõ bộ mặt đất trƣớc Trung Hoa đƣơng thời, với phong cách văn chƣơng súc tích, sắc sảo, Lỗ Tấn không những trở thành một cây 15 bút xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực thế giới mà còn ảnh hƣởng đến nền văn học của nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam ta. 1.2. Truyện ngắn Lỗ Tấn 1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là một thể loại tạo nên tên tuổi cho nhiều nhà văn trên thế giới, tiêu biểu nhƣ: L.Tônxtôi, Gorki, O.Henri, Lỗ Tấn. Ở Việt Nam có nhiều cây bút thành danh trong thể loại này, tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài. Tuy nhiên, về thể loại truyện ngắn vẫn chƣa hẳn có đƣợc một khái niệm thống nhất, sau đây là một số định nghĩa của nhiều tác giả về truyện ngắn. Trong quyển 150 Thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân định nghĩa về truyện ngắn: “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ… Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người. Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng.” [2; tr345] Trong bài “Tìm nghĩa truyện ngắn” tác giả Vƣơng trí Nhàn viết: “Truyện ngắn là gì? Nói một cách tóm lược thì đó là một tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ dung lượng hạn chế, phải nói là nhỏ hơn hẳn so với hai thể khác là truyện vừa và tiểu thuyết”. [1; tr37]. Cũng trong bài viết này ông cũng chỉ rõ, “Trong phạm vi tác phẩm tiếng việt” truyện đƣợc gọi là truyện ngắn khi có dung lƣợng “trong vòng từ bảy đến tám trang đến mười lăm hai mươi, thậm chí ba bốn chục trang cũng được, cũng vẫn gọi là truyện ngắn” [1; tr38] Tác giả Nguyễn Quang Thân, khi bàn về truyện ngắn, ông viết: “Truyện ngắn ư? Đó là một truyện ngắn, đúng hơn, một câu chuyện được kể lại, dựng lại một cách ngắn gọn. Theo tôi ngắn hay dài, ngoài số chữ, số trang thường được hiểu như là một quy ước bình thường, cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất lại không ở chỗ 16 đó mà là cách kể, cách dựng lại câu chuyện đó. Nó phải được kể lại ngắn gọn.” [1; 114] Tác giả Tạ Duy Anh trong bài “Truyện ngắn-Sự lóe sáng của ý tưởng” có đoạn: “Trong tiểu thuyết hay truyện dài sự kiện và hành động nhằm để mô tả tâm lí nhân vật, nó có thể rẽ ngang rẽ tắt. Trong khi đó, với một dung lượng nhỏ hơn rất nhiều lần, truyện ngắn chỉ chớp lấy cái thần thái của nhân vật khiến nó phải bộc lộ tính cách bằng cách khoan sâu vào lớp đời sống bao quanh nhân vật”. [1; tr105] Trong quyển Lí luận văn học 2 của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu và Nguyễn Xuân Nam, viết về truyện ngắn nhƣ sau: “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn...Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời... Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.” Có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách nhìn khác nhau về truyện ngắn. Tuy nhiên, có thể rút ra một điểm chung giữa các quan điểm về truyện ngắn đó là truyện ngắn có sự hạn chế về dung lƣợng, cốt truyện và các tuyến nhân vật. Truyện ngắn không thể quá dài nhƣ tiểu thuyết, các tuyến nhân vật không quá phức tạp và thƣờng là bàn về một vấn đề, một việc, một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời nhân vật. 1.2.2 Truyện ngắn Lỗ Tấn Lỗ Tấn có ba tập truyện ngắn tiêu biểu là Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện cũ viết lại. Nhƣng, có thế nói tinh túy truyện ngắn Lỗ Tấn nằm trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng. Trong thời kì đất nƣớc có những biến động vô cùng to lớn thì xã hội cũng có những bƣớc chuyển mình rõ rệt và những bƣớc chuyển ấy thể hiện một cách sâu sắc trong các thiên truyện của Lỗ Tấn. Là một nhà văn cũng là một chiến sĩ, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút của mình để chỉ ra những vấn đề của xã hội mới. Trƣớc hết, truyện ngắn Lỗ Tấn là những tác phẩm vạch trần những ung nhọt, những căn bệnh trầm kha của xã hội đƣơng thời và lên tiếng bênh vực cho số phận ngƣời dân lao động. Khi đất nƣớc rơi vào cảnh loạn lạc, đế quốc lâm le xâm chiếm 17 thì con ngƣời Trung Hoa từ giai cấp thống trị cho đến bị trị vẫn mê muội ngủ quên trong ánh hào quang quá khứ. Triều đình Mãn Thanh đớn hèn từng bƣớc dâng đất nƣớc lên cho bọn đế quốc còn ngƣời dân thì mê muội, ngày càng lún sâu vào sự dốt nát, lạc hậu, tự tách mình ra khỏi thế giới thực tại cầu sự an phận trong kiếp nô lệ. Trong AQ chính truyện, AQ là một ngƣời nông dân, sống trong sự tàn nhẫn của đồng loại nhƣng bao giờ cũng tự huyễn hoặc mình bằng phép thắng lợi tinh thần, mình bị đánh nhƣng lại cho rằng “nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó” [5; tr120], tự đánh đau mình lại nghĩ rằng mình đánh đƣợc ngƣời khác. Một phép màu mà AQ nhƣ tự tạo cho mình đó chính là “quên”, quên đi tất cả tủi nhục, sự khổ cực, bần cùng của bản thân, dù là một kẻ dƣới đáy xã hội bị khinh rẻ nhƣ thế nào, chỉ cần một giấc ngủ để phép quên linh nghiệm thì sáng hôm sau AQ vẫn là AQ, một ngƣời có bề thế đáng tự hào. Đó chính là điều mà tác giả cảm thấy cay đắng, giá mà AQ biết tủi đau cho thân phận của mình, nhƣng AQ vẫn cứ là một AQ nhƣ thế, trƣớc sự đời tàn nhẫn, anh ta cứ dùng phép màu của mình để sống lay lắt, cuối cùng phải chết khi không hiểu đƣợc lí do vì sao mình chết. Trong truyện ngắn Thuốc, con ngƣời không tự huyễn hoặc mình nhƣng lại tự mình bộc lộ rõ sự mê muội khi dùng bánh bao tẩm máu ngƣời để trị bệnh lao, một hành động man rợ và tàn nhẫn. Lấy máu của chính đồng loại mình để giành lấy sự sống của mình, đó là điều không thể nào chấp nhận, cũng không thể nào thành công, nhƣng liều thuốc ấy lại là thần dƣợc đối với ngƣời dân Trung Hoa thời bấy giờ. Và con ngƣời ta ngang nhiên sử dụng mà không thấy đƣợc sự man rợ trong hành động của chính mình. Truyện ngắn Cố hương thì lại đề cập đến vấn đề khác, sau một chuyến về thăm quê của mình, nhân vật Tấn đã chứng kiến sự thay đổi to lớn không chỉ của cảnh vật mà còn là sự thay đổi của con ngƣời, nỗi cay đắng của nhân vật Tấn lên đỉnh điểm khi gặp lại Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách, hình ảnh của một cậu bé hồng hào, hoạt bát giờ đổi lại là một anh nông dân thô kệch, rụt rè, gần nhƣ là hai con ngƣời không liên quan gì đến nhau, niềm hi vọng gặp lại ngƣời bạn đã cho mình những kí ức đẹp trong tuổi thơ tiêu tan, nhân vật Tấn ngỡ ngàng, cảm giác giữa hai ngƣời tồn tại một bức tƣờng vô hình, không thể nào vƣợt qua đƣợc. Nhƣng vấn đề không phải chỉ đơn giản là sự thay đổi của Nhuận Thổ làm Tấn đau xót, mà 18 chính là những kiếp nông dân nhƣ Nhuận Thổ, sƣu cao thuế nặng và cuộc sống khắc nghiệt đã vắt kiệt sinh lực của một con ngƣời, năm tháng trôi qua, Nhuận Thổ không còn là một con ngƣời linh hoạt, anh ta nhƣ “một pho tượng đá” [5; tr104] với “những nếp răn khắc sâu trên mặt” [5; tr104]. Truyện ngắn Lễ cầu phúc cũng đề cập đến vấn đề này, thím Tƣờng Lâm là ngƣời phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, nhƣng cuộc đời vốn nhiều bất công, ngƣời hiền lành mấy cũng không tránh khỏi. Ngƣời chồng đầu tiên mất, thím trốn mẹ chồng đi ở thuê, thím quán xuyến tất cả công việc trong gia đình nhà chủ, chăm làm giỏi giang “công việc thím không hề bê trễ, ăn gì xong bữa thì thôi, đã làm thì làm cật lực, không suy tính thiệt hơn” [5; tr248]. Cứ tƣởng thím sẽ đƣợc an phận trong kiếp ở gái của mình, nhƣng thím lại bị bắt về gả cho một ngƣời đàn ông khác, may mắn cho thím là ngƣời chồng mới giỏi giang, biết làm ăn, họ có với nhau một đứa con trai, nhƣng cuộc sống hạnh phúc không kéo dài đƣợc bao lâu, chồng mất, con trai bị sói ăn thịt, thím quay trở về kiếp ở gái, cầu mong một cuộc sống bình yên của kiếp tôi đòi và chút cảm thông của những ngƣời xung quanh cho số phận mình. Nhƣng, lẽ đời vốn dĩ vô cùng khắc nghiệt, sau những cú sốc tinh thần, thím ta “tay chân không được lanh lợi như trước nữa, lại dặn gì quên nấy, mặt cứ đờ đẫn ra như mặt người chết, cả ngày không được một tiếng cười.” [5; tr256]. Điều đó làm chủ của thím không mấy hài lòng, và vì lẽ thím đã “làm bại hoại phong hóa” [5; tr257] nên cũng dè chừng, không cho thím động vào những việc trọng đại của nhà chủ nữa. Còn về những con ngƣời trong Lỗ trấn, những ngƣời mà thím cầu xin chút đồng cảm cũng dần trở nên lạnh nhạt, vô tâm. Câu chuyện về đứa con bị sói tha của thím ban đầu đều khiến mọi ngƣời đau xót, nhƣng vì thím cứ kể đi kể lại nên họ dần không quan tâm đến, thậm chí còn “nhại” lại câu chuyện ấy, rồi lạnh lùng bỏ đi, để lại thím Tƣờng Lâm một mình ngơ ngác. Và nỗi sợ hãi khi chết đi sẽ bị Diêm vƣơng cƣa làm đôi, chia cho mỗi ngƣời chồng một nửa càng hành hạ tâm trí thím, khi đã nghe lời U Liễu cúng một bậc cửa vào miếu Thành hoàng làm thế mạng vẫn không thoát khỏi sự kì thị của gia đình chủ thì thím càng ngày càng già đi, tâm trí cũng không còn tỉnh táo, và con ngƣời vốn chỉ tàn nhẫn đến thế là cùng, họ tống thím ra khỏi nhà. Số phận của ngƣời phụ nữ này nếu nhƣ không bị đè nặng của những lời nguyền phong kiến cũng không đến nỗi bi đát, tang thƣơng. Ngƣời đàn bà 19 gả về nhà chồng thì gia đình chồng có quyền gả bán, điều đó lại không cho là “làm bại hoại phong hóa” nhƣng ngƣời phụ nữ đáng thƣơng dù đã dùng cái chết để chống lại điều đó thì lại bị ngƣời đời khinh rẻ xem thƣờng. Ngay cả lời nói của U Liễu cũng nồng nặc tƣ tƣởng cổ hủ, khi nói thím Tƣờng Lâm khi chết đi sẽ bị Diêm Vƣơng cƣa làm đôi để chia cho hai ngƣời chồng mỗi ngƣời một nửa, lí lẽ đó chỉ là một phần của những bất hạnh, điều quan trọng nhất chính là sự cam chịu và tin vào thần quyền của thím Tƣờng Lâm, nỗi sợ hãi một phần bắt nguồn từ niềm tin vào những lễ giáo khắc khe đã ăn sâu vào xƣơng máu của thím để rồi nỗi sợ hãi từng ngày gặm nhấm sự sống của thím, cái chết nhƣ là điều có thể đoán trƣớc khi thím phải sống trong sự ghẻ lạnh của chính đồng loại, những con ngƣời vô cảm trƣớc nỗi thƣơng tâm của ngƣời khác lại còn cƣời nhạo một cách tàn nhẫn. Bên cạnh số phận của ngƣời dân lao động và vạch trần những căn bệnh của xã hội Trung Hoa thời bấy giờ, truyện ngắn Lỗ Tấn còn tập trung đả kích, lên án chế độ phong kiến. Trong Nhật kí người điên, tác giả đã mƣợn lời của một ngƣời bị cho là điên loạn nói lên thực trạng của một xã hội mà “người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay” [5; tr31]. Những con ngƣời mở miệng ra là lễ giáo, là đạo lí nhƣng lại là những kẻ bị tính khát máu ngấm sâu vào xƣơng tủy, luôn thèm khát ăn thịt đồng loại, thông qua đó hƣớng mũi súng về những giáo lí phong kiến. Ngƣời điên “gào thét” bằng thứ ngôn ngữ điên loạn của chính mình để cảnh cáo những con ngƣời của chế độ phong kiến và cả cái giáo lí mục rỗng tàn nhẫn mà họ vẫn tôn thờ rằng: “các người có thể thay đổi được. Hãy thực tâm mà thay đổi đi! Nên biết rằng sau này không ai dung thứ cho kẻ ăn thịt người sống trên thế gian này nữa đâu” [5; tr29] Những lời nói điên loạn ấy lại khiến cho những kẻ “tỉnh táo” phải xanh mặt. Đó chính là phát súng đầu tiên nhắm thẳng vào bức tƣờng thành kiên cố của lễ giáo phong kiến tồn tại qua hơn bốn ngàn năm. Ta có thể nói rằng, nhân vật ngƣời điên bị cho là kẻ điên loạn nhƣng lại là ngƣời tỉnh táo nhất, ông không bị những giáo lí cũ rích thôi miên mà còn tỏ ra nghi ngờ, và khi phát hiện rằng mình là ngƣời sống trong một dân tộc trải qua bốn ngàn năm phong kiến, là con cháu của những kẻ có đủ bốn ngàn năm kinh nghiệm ăn thịt ngƣời, ông ta mới hoảng hốt và gào thét lên, vẫy vùng muốn thoát khỏi những kẻ 20 lúc nào cũng “muốn ăn thịt người khác”. Và khi nghĩ rằng bản thân mình đã rơi cảnh hoàn toàn tuyệt vọng, mình sẽ bị ăn thịt và cũng không thể nào khuyên nhủ đƣợc những kẻ khát máu kia, một tia hi vọng cuối cùng lóe lên, đó là “những đứa trẻ chưa từng ăn thịt người” [5; tr32] những đứa bé chƣa từng tiếp xúc với đạo lí dạy ngƣời ta giết ngƣời không dùng đến gƣơm đao, ông ta kêu lên “Hãy cứu lấy các em!” [5; tr32], cứu lấy những mầm non chƣa vƣớng những bụi bẩn của một chế độ thối nát suy tàn, những con ngƣời xây dựng tƣơng lai, nền tảng cho một xã hội hoàn toàn mới. Bên cạnh Nhật ký người điên, các truyện ngắn khác của Lỗ Tấn cũng có đề cập đến vấn đề này, Lỗ Tấn không mƣợn lời một ai mà trực tiếp vạch trần chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, bàn tay sắt lạnh lùng tàn nhẫn của chế độ phong kiến qua những số phận, trong đó có thể nói tiêu biểu là nhân vật thím Tƣờng Lâm, ngƣời phụ nữ bị những lễ giáo, quy tắc phong kiến dồn vào đến đƣờng cùng, vừa là một ngƣời lao động hiền lành, thím Tƣờng Lâm còn là một ngƣời phụ nữ mà thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ thì không mấy khi đƣợc xem trọng. Vì thế mà mẹ chồng thím gả bán thím nhƣ một món hàng, không cần biết thím có đồng ý hay không, họ trói thím lại và mang lên kiệu rồi đƣa đi, điều tàn nhẫn nhất là bán một ngƣời con dâu để mua về một ngƣời con dâu khác, những đồng tiền ngƣời ta bỏ ra để mua thím Tƣờng Lâm về làm vợ đều do mẹ chồng thím nhận lấy, thím không có đƣợc một xu nào. Vấn đề không dừng lại ở đó, đạo lí phong kiến “sáng suốt” đến mức nào lại bức một ngƣời phụ nữ vào tội “làm bại hoại phong hóa” [5; tr257] khi lấy hai đời chồng trong khi thím ta vì chống cự lại điều đó đã suýt mất mạng, còn những kẻ hƣởng lợi từ việc ấy lại không bị ai trách cứ lên án cả. Những lý lẽ của cái gọi là đạo lí, là lễ giáo chẳng qua là sự ngụy biện để bênh vực những kẻ có quyền lực, bảo vệ bức tƣờng mục nát của chế độ phong kiến, còn những ngƣời thấp cổ bé họng thì tuyệt nhiên không có một chân lí nào dành cho họ ngoài việc phục tùng, cam chịu và chấp nhận. Ngoài nội dung chống phong kiến, truyện ngắn của Lỗ Tấn còn đề cập đến cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng mang nhiều ý nghĩa đối với xã hội Trung Hoa mặc dù nó không thành công. Nội dung này thể hiện rõ nhất trong tác phẩm AQ chính truyện . 21 Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản nổ ra năm 1911, do những ngƣời tri thức cấp tiến trong giai cấp tƣ sản và tiểu tƣ sản lãnh đạo, lật đổ nhà Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đƣờng cho chủ nghĩa tƣ bản phát triển, ảnh hƣởng sâu rộng đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận cách mạng Tân Hợi nhƣ một làn gió mới xua tan lớp mây mù phủ trùm lên làng Mùi, vị thế của bọn địa chủ bị lung lay, ngƣời dân nhƣ bắt đƣợc những tia sáng đầu tiên dự báo cho một tƣơng lai tốt đẹp, những ngày cách mạng mới đến đối với AQ (đại diện cho giai cấp nông dân bị áp bức) là những ngày hội, y sung sƣớng khi nhìn thấy bọn tai to mặt lớn nhao lên vì sợ hãi, tiêu biểu là cụ cố Triệu cảm thấy “đại bất an”, đứng ngồi không yên, lão ta tƣởng rằng AQ cũng tham gia cách mạng nên dè chừng, đổi hẳn cách xƣng hô với AQ, hắn “ban” cho AQ chữ “bác Q” thật thân tình, ngay cả những chuyện không thể ngờ tới cũng có thể xảy ra, và cả bọn dân làng Mùi đều cuống quýt lên làm AQ càng khoái chí, tâm hồn y lúc nào cũng “nhẹ nhàng”, “hớn hở”, bao nhiêu dự tính, bao nhiêu ƣớc mơ đến với y. Tuy nhiên, giấc mộng vùng lên của AQ nhanh chóng tan đi vì cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ là cuộc cách mạng nửa vời do bọn địa chủ, quan lại thao túng, lợi dụng còn lợi ích của nhân dân không hề đƣợc để ý đến chế độ phong kiến không hề bị thủ tiêu thậm chí bọn địa chủ phong kiến còn nghiễm nhiên trở thành đảng viên Đảng cách mạng và điều quan trọng là cuộc cách mạng này không dám động đến các nƣớc xâm lƣợc, không dám đấu tranh giành lại quyền lợi dân tộc, cuối cùng quyền hành lại rơi vào tay của Lê Nguyên Hồng và Viên Thế Khải, việc Viên Thế Khải xƣng đế là chuyện nực cƣời nhất sau cuộc cách mạng này, nhà Thanh bị lật đổ nhƣng lại có một hoàng đế khác thì xã hội có khác gì lúc cách mạng chƣa diễn ra. Trong khi đó ngƣời dân đâu biết rằng trƣớc và sau cách mạng thì họ nô lệ vẫn hoàn nô lệ, Lỗ Tấn từng viết: “tôi cảm thấy trước cách mạng, tôi là nô lệ, sau cách mạng không bao lâu thì bọn nô lệ lừa bịp biến tôi thành nô lệ cho chúng nó” [6; tr102]. Qua đó cho thấy không có một sự biến đổi nào trong số phận của những ngƣời dân nghèo, họ vẫn bị bóc lột nhƣ trƣớc và ngày càng lún sâu dƣới lớp bùn tăm tối. 22 Ngay trong tác phẩm AQ chính truyện, khi cậu Tú bắt đƣợc tin cách mạng đã vào huyện thì liền rủ lão Tây giả làm cách mạng, hắn quấn đuôi sam vòng quanh đầu cùng gã Tây giả kia đi “cách” những gì có liên quan đến phong kiến, lão Tây giả say sƣa diễn thuyết về “sự nghiệp cách mạng” của hắn trƣớc mặt bọn vô công rỗi nghề, đầu óc rỗng tuếch nhƣng khi AQ muốn đầu hàng, muốn làm cách mạng thì hắn lại xua đuổi y bằng thanh ba toong bạo ngƣợc. Qua đó cho ta thấy mặt hạn chế của cách mạng Tân Hợi, chỉ là nơi cho bọn ngƣời nhƣ Tú Triệu, Tây giả kiếm lợi trong khi chúng mới là đối tƣợng đáng bị tiêu diệt còn những ngƣời nông dân nhƣ AQ không đƣợc lợi ích gì, thậm chí cả quyền tham gia cách mạng cũng không có. Ngƣời ta không cho AQ, không cho ngƣời dân làm cách mạng trong khi họ chính là những ngƣời hăng hái tham gia và ủng hộ cách mạng. Bị cự tuyệt, bị chối bỏ nhƣng cuối cùng AQ lại là vật hy sinh cho bọn đầu cơ cách mạng, đến khi chết vẫn không hiểu vì sao mình chết. Bởi thế, cách mạng là cách mạng, xã hội vẫn trong tình trạng ngột ngạt, bức bách, làn gió tƣơi vui ban đầu vụt tắt, những con ngƣời đáng thƣơng quay lại kiếp sống nô lệ của mình, một chút biến đổi sau cách mạng có chăng là số ngƣời quấn đuôi sam vòng lên đỉnh đầu ngày càng nhiều, biển của vua nhà Thanh ở trong chùa bị dẹp đi, còn vận mệnh của ngƣời dân cùng khổ tuyệt không có gì biến đổi. Một nội dung nổi bậc nữa của truyện ngắn Lỗ Tấn chính là vấn đề ngƣời phụ nữ, họ có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ hay chỉ là một ngƣời xuất hiện qua lời kể của các nhân vật trong truyện nhƣng số phận của họ lại là một vấn đề lớn, nổi bậc lên giữa rất nhiều vấn đề đƣợc đề cập đến trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Đó là thiếm Tƣờng Lâm, chị Tƣ Thiền, cô Ái, Tử Quân, vú Ngò…những ngƣời phụ nữ ở nhiều tầng lớp hoàn toàn khác nhau, những số phận của họ đều bị một bàn tay vô hình sắp đặt, không thể nào thoát khỏi những khuôn khổ mà xã hội phong kiến ngàn năm đã cố công xây dựng nên. Về mặt kết cấu, truyện ngắn Lỗ Tấn là những câu chuyện súc tích, ngắn gọn, bao giờ cũng phát triển theo một đƣờng thẳng mà ít khi phát triển lắc léo hay nhiều tầng. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn những tình tiết thƣờng xoay quanh nhân vật trung tâm, những xung đột hay sự kiện xuất hiện trong cuộc sống của nhân vật thúc đẩy câu truyện phát triển. 23 Ví dụ nhƣ trong Nhật kí người điên, ngƣời điên là nhân vật trung tâm quán xuyến toàn bộ tình tiết, diễn biến của câu chuyện, những nhân vật phụ mà ngƣời điên tiếp xúc là những yếu tố thúc đẩy câu chuyện phát triển, giúp cho câu chuyện đơn giản nhƣng không đơn điệu, vẫn có sức thu hút ngƣời đọc. Bên cạnh đó, Lỗ Tấn cũng khéo đặt nhân vật mình vào những tình huống gay cấn, xung đột. Ví dụ nhƣ trong truyện ngắn Lễ cầu phúc và Ly hôn, nhân vật đều vấp phải sự xung đột, không những xung đột với những ngƣời xung quanh mà còn xảy ra xung đột trong tƣ tƣởng của mình, ở thím Tƣờng Lâm đó là sự mạnh mẽ, kiên cƣờng chống lại mẹ chồng với nỗi sợ hãi và mặc cảm của một ngƣời phụ nữ có hai đời chồng và lại để sói tha mất con, để rồi một mình đối mặt với sự dị nghị, rẻ rúng của những ngƣời xung quanh, mang lấy tiếng “làm bại hoại phong hóa”. Ở cô Ái là thái độ căm phẫn trƣớc sự phản bội của chồng và sự ức hiếp của gia đình chồng xung đột với sự rụt rè, sợ hãi trƣớc cƣờng quyền, cô muốn lên tiếng và đã lên tiếng đòi quyền lợi cho mình, nhƣng lại bị gạt qua một bên và cuối cùng vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” nhận lấy số tiền bồi thƣờng và quay trở về. Những mâu thuẫn ấy tạo điểm nhấn cho câu chuyện đơn tuyến, lôi cuốn ngƣời đọc theo dõi câu truyện. Là bậc thầy của truyện ngắn, Lỗ tấn theo đuổi lối viết ngắn gọn, súc tích nhƣng lƣợng thông điệp mà ông muốn truyền tải là không hề nhỏ, chứa đựng những vấn đề vô cùng nóng bỏng của xã hội thời bấy giờ. 1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào Thét và Bàng Hoàng Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm chiếm và xã hội ngày càng trở thành một mớ hỗn độn với những hủ tục lạc hậu pha trộn với những làm gió độc du nhập từ phƣơng Tây, đẩy xã hội Trung Hoa vào tình trạng lạc hậu trầm trọng, cứ lùi dần vào bóng tối của một quá khứ đã lụi tàn. Cho đến khi cách mạng tháng Mƣời nổ ra ở Nga, đó không chỉ là một bƣớc tiến lớn của xã hội Nga, của lịch sử Nga mà ánh sáng cách mạng còn chiếu rọi tới Trung Quốc, chiếu sáng trái tim vốn dĩ đã quá mệt mỏi của Lỗ Tấn khi nhìn thấy sự mê muội, đớn hèn và thục lùi so với thời đại của dân tộc, làm ông mạnh dạng hơn trong việc đi tìm lẽ phải, chân lí bằng chính ngòi bút của mình. 24 Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của ông Nhật kí người điên ra đời, đánh dấu thành công đầu tiên của Lỗ Tấn và là nền tảng của hàng loạt những truyện ngắn sau đó, tiêu biểu nhƣ Thuốc, Khổng Ất Kỷ, Ngày mai, Cố hương, AQ chính truyện, các truyện này đƣợc tổng hợp lại trong một tuyển tập truyện ngắn mang tên Gào thét, Lỗ Tấn từng viết trong lời đề tựa cho tập truyện này: “Giả thử có một ngôi nhà bằng sắt, không có cửa sổ, và cũng không làm sao phá tung ra được, trong đó có nhiều người đang ngủ say, và không bao lâu nữa sẽ chết ngạt. Nhưng từ ngủ say đến chết ngạt, họ nào có cảm thấy những nỗi đau khổ của giây phút lâm chung đâu! Bây giờ anh gào thét lên cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng, giật mình tỉnh dậy. Số ít người bất hạnh đó sẽ trải qua cảnh vật vã của một cái chết không tài nào cứu vãn được. Như thế mà anh lại tưởng là anh cứu giúp họ hay sao? _Nhưng đã có những người tỉnh dậy rồi thì anh không thể quả quyết được rằng không có hy vọng phá tung ngôi nhà sắt đó ra được” [6; tr454] Tuyển tập truyện này nhƣ một tiếng gào thét để thức tỉnh những con ngƣời trong ngôi nhà sắt Trung Hoa. Thức tỉnh họ có thể là chết trong đau đớn nhƣng thức tỉnh cũng có thể để cùng nhau phá tan ngôi nhà bằng sắt đó, vƣơn mình ra ánh sáng. Đó chính là khát vọng Khi cho ra đời Bàng Hoàng, Lỗ Tấn không viết lời tựa nhƣ những tập khác mà chỉ trích dẫn hai khổ thơ trong bài thơ Ly Tao của Khuất Nguyên nhƣ một đề từ nói lên tâm sự của mình, đọc hai câu thơ “Quản bao nước thẳm non xa. Để ta tìm kiếm cho ra bạn lòng” ta có thể liên tƣởng đến trạng thái bàng hoàng của ông khi nhóm Tân thanh niên tan rã, ông từng viết: “Về sau, đoàn thể Tân thanh niên giải tán. Có kẻ thăng quan, có kẻ lui về ở ẩn, có kẻ cứ tiến bước. Một lần nữa, tôi lại thấy các đồng bạn của mình trong cùng một mặt trận có thể biến hóa đến như thế! Còn tôi chỉ còn trơ lại cái danh hiệu “nhà văn”, lủi thủi một mình trong cõi sa mạc, có điều không làm sao thoát khỏi cái việc làm văn chương đăng trên các báo hết sức tản mạn, gọi là “tùy tiện nói chơi “. Có những cảm xúc nhỏ thì viết thành một bài văn ngắn, nói cho to chuyện thì đó là những bài thơ bằng văn xuôi, về sau in thành tập gọi là Cỏ dại. Có được những tài liệu khá đầy đủ thì lại viết thành truyện ngắn. Chỉ vì mình đã trở thành một dũng sĩ lưu lãng, không bố trí thành trận được, cho nên kỹ thuật tư duy có khá hơn trước một tí, tư tưởng tựa hồ cũng không gò bó, 25 nhưng ý chí chiến đấu thì có nguội lạnh đi rất nhiều. Những người bạn chiến đấu mới ở đâu? Tôi nghĩ, đó là một điều không hay, thế rồi tôi thu thập mười một thiên truyện ngắn thời kì này in thành sách gọi là Bàng hoàng…” [6; tr528] Hai tập truyện ngắn ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau, so với Gào thét thì khi sáng tác những truyện ngắn trong Bàng hoàng thì ý chí chiến đấu của Lỗ Tấn đã giảm đi ít nhiều, tuy nhiên, những truyện ngắn của Lỗ Tấn lại không hề suy giảm tính chiến đấu mà còn sâu và cay hơn, cái mà Lỗ Tấn phản ánh đƣợc thể hiện một cách điêu luyện hơn, cũng nhƣ chính ông thừa nhận “kỹ thuật tư duy có khá hơn trước” [6; tr454], đó cũng là một cách nói khiêm tốn của ông, sự thật, những vấn đề chỉ mới đƣợc mở ra ở Gào thét đến Bàng hoàng đã đƣợc ông khai thác sâu hơn, toàn diện hơn. 1.3 Vấn đề nhân vật phụ nữ trong văn học Trung Quốc 1.3.1 Truyện ngắn Trung Quốc thời Ngũ Tứ viết về vấn đề phụ nữ Phong trào Ngũ Tứ không chỉ là một bƣớc ngoặc của lịch sử Trung Hoa, mở ra một trang mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Hoa mà còn là giai đoạn mở đầu cho một thời kì mới của văn học Trung Hoa. Các sáng tác thời kì này thƣờng mang tính đấu tranh và vạch trần cái ác, cái xấu và hủ bại của xã hội, trong đó, thân phận của ngƣời phụ nữ cũng là một mảng quan trọng của văn học thời bấy giờ, ngoài Lỗ Tấn, ngƣời chú tâm đến thân phận của ngƣời phụ nữ phải kể đến nữ sĩ Băng Tâm. Các tác phẩm của bà về ngƣời phụ nữ phản ánh gia đình phong kiến làm suy đồi nữ tính và theo đuổi tƣ tƣởng giải phóng nữ quyền, tiêu biểu là truyện Riêng người ấy tiều tụy. Nhà văn Ba Kim cũng là một cây bút viết rất hay về ngƣời phụ nữ. Tác phẩm Thu về giữa mùa xuân đã mang đến một câu chuyện mới, thể hiện một cách sâu sắc hơn về cả nhận thức lẫn nỗi đau khổ của ngƣời phụ nữ bị gia đình phong kiến bóp chết tình yêu. Trong Thu về giữa mùa xuân, Trịnh Bội Dung và thầy giáo anh văn yêu nhau, vì yêu nhau say đắm nên sự chia cách đối với họ còn đau khổ hơn cái chết. Vì cha không thích ngƣời tỉnh khác, và đe dọa sẽ bắn chết nếu gặp Lâm, nên Dung không dám nói với anh, cô một mình cam chịu tất cả, nỗi lo sợ sẽ mất đi tình yêu và ngƣời yêu dày vò cô, Dung thƣờng hay bất chợt buồn, cô thích uống rƣợu có màu đỏ máu, và trong lúc say, cô trút hết những đau đớn của mình, những giọt nƣớc 26 mắt cay đắng lăn dài, câu nói ám ảnh nhất của Dung là: “xã hội đè nén đàn bà!” [24] đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng cô nói thẳng lòng mình, nói ra nỗi uất ức dồn nén trong lòng cô. “Đời sống một người đàn bà thật là buồn” [24] Dung lại là một ngƣời đàn bà tân tiến, cô học nhiều nên càng ý thức đƣợc giá trị của bản thân, và càng ý thức đƣợc những giá trị đó đang bị xã hội phong kiến đè nén và chà đạp, một sự chà đạp về cả thể xác và tinh thần. Những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi bệnh tình nguy kịch sắp chết, nhƣng Dung không muốn uống thuốc, trong bức thƣ cô viết cho Lâm, cô thừa nhận rằng cái chết đối với cô còn dễ chịu hơn là sống, và Dung đã ra đi nhƣ thế. Ngƣời yêu của cô là một gã đàn ông “yếu đuối không xương sống” [25] nhƣ chính anh ta thừa nhận, anh ta không thể nào bƣớc vào thế giới đầy những nỗi đau của Dung, anh ta sợ Dung không còn yêu mình, sợ Dung phản bội nhƣng không thể nhìn thấy đƣợc sự cam chịu, những âu lo đang dằn vặt ngƣời phụ nữ yêu anh ta tha thiết, và Dung chết đi, mọi việc sáng tỏ, lá thƣ cùng với lọn tóc “mang hương thơm của hoa” [25], hƣơng thơm của mùa xuân, nhƣng Lâm nói đúng, cuộc đời anh ta có bao giờ còn có mùa xuân nữa không, giữa một xã hội nhƣ thế, và một tính cách yếu hèn không xƣơng sống nhƣ thế. Mối tình của Dung và Lâm mang một nét gì đó giống mối tình của Tử Quân và Quyên Sinh, họ đều là trí thức tiến bộ, nhƣng trong khi Quyên Sinh mạnh mẽ thì Lâm lại là một ngƣời yếu đuối, Tử Quân mạnh dạn bƣớc qua tất cả để đến với tình yêu thì Dung lại bị dằn vặt bởi tình yêu và gia đình. Nhƣng, cuối cùng, Lâm và Bội Dung mãi mãi giữ đƣợc tình yêu của họ, còn Tử Quân, cô đánh mất tình yêu và cả động lực để sống tiếp. Trong con ngƣời Bội Dung luôn nhen nhóm một ngọn lửa phản kháng mạnh mẽ chỉ chờ một cơn gió để bốc cháy, nhƣng Lâm lại không cùng cháy với cô, anh ta lại càng không phải một cơn gió thổi bùng ngọn lửa nơi Dung nên mọi chuyện chỉ có thể kết thúc nhƣ thế, cái chết của Dung nhƣ cái giá phải trả cho việc nổi loạn và là cái giá của việc ôm ấp những ý tƣởng nổi loạn, nhƣng lại không dám cháy hết mình cho tƣ tƣởng đó. Cùng viết về ngƣời phụ nữ, nhƣng nhà văn Thẩm Tòng Văn lại đi sâu về thân phận một ngƣời phụ nữ trong tục tảo hôn. Truyện ngắn Tiêu Tiêu của ông kể về một cô bé mƣời một tuổi, lấy chồng chỉ mới lên hai. Đối với những cô gái về nhà chồng, ai cũng khóc vì xa cha mẹ, vì phải bắt đầu một cuộc sống mới không rõ sẽ 27 nhƣ thế nào. Nhƣng Tiêu Tiêu không khóc, vì nó mồ côi, vì lấy chồng đối với cô nhƣ từ làm dâu cho nhà này sang làm cho nhà khác, không có vấn đề gì cả, cũng không có gì đáng buồn. Cuộc sống trôi qua nhƣ thế, cô và chồng cô rất thân thiết, nhƣ hai chị em, cuộc sống của Tiêu Tiêu trôi qua thật bình lặng cho đến khi hai chữ “nữ sinh” lọt vào tâm trí Tiêu Tiêu, cô nghe ông nội chồng kể về cuộc sống của những cô gái gọi là nữ sinh, cái gọi là “tự do”, và cô thƣờng hay mơ về cuộc sống nhƣ thế, mơ về cái gọi là tự do. Khi Tiêu Tiêu lớn lên và nghe theo lời dụ ngon ngọt của tên ngƣời ở mà có thai, cô đã muốn bỏ trốn cùng hắn, nhƣng hắn bỏ cô ở lại, Tiêu Tiêu lại quyết tâm bỏ trốn một mình, cô muốn đƣợc làm nữ sinh, muốn đƣợc sống tự do. Nhƣng cuối cùng, nhà chồng bắt cô lại, họ thỏa thuận với chú cô sẽ bán cô cho ngƣời khác. Nhƣng cuối cùng cô không bị bán, khi cô sinh ra một đứa con trai, vì con trai có ít, có thể giúp đỡ việc nhà. Cuộc đời đứa bé ấy lại tiếp tục, nó đƣợc cƣới cho một cô vợ lớn hơn sáu tuổi, cô bé ấy cũng đã có thể phụ giúp việc trong nhà. Tiêu Tiêu sống với chồng, ngƣời chồng mà tình cảm dành cho cô còn sâu sắc hơn với cha mẹ ruột. Và khi họ có đứa con của mình, Tiêu Tiêu nhủ với con lớn lên sẽ cƣới vợ nữ sinh cho con, đó nhƣ một lời tuyên bố sẽ làm thay đổi cái vòng tròn của cuộc sống ở nơi này, hƣớng đến cuộc sống tự do và chấm dứt nạn tảo hôn mang lại không ít điều nghiệt ngã. Nhìn chung, truyện ngắn viết về ngƣời phụ nữ thời Ngũ Tứ tập trung phản ánh đời sống bị chèn ép, áp bức và những ngọn lửa phản kháng đã bắt đầu đƣợc nhen nhóm bên trong tâm thức của họ. Số phận của họ có chung một đặc điểm là sự bất hạnh, họ bị chèn ép thậm chí dồn vào đƣờng cùng, và ý chí muốn phản kháng của họ đã hình thành, đó nhƣ mọt ngọn lửa và chỉ chờ một cơn gió thổi bùng tất cả, và ngọn lửa sẽ bùng cháy. 1.3.2 Hình tượng phụ nữ trong văn học Trung Quốc thời kì mới Văn học Trung Quốc hiện đại có thể nói phát triển vô cùng mạnh mẽ đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn. Những tên tuổi nhƣ Mạc Ngôn, Cao Hành Kiện, Giả Bình Ao… một lần nữa khẳng định vị thế văn học Trung Quốc đối với văn học thế giới. Ở mảng văn học về đề tài phụ nữ, các nhà văn có cơ hội nhìn lại một cách toàn diện về số phận và cuộc sống của họ, phụ nữ trong thế giới hiện đại có xinh đẹp, dịu dàng, tốt bụng, bất hạnh…. Nhƣng họ cũng có những tính cách không tốt, 28 họ tranh đua, ganh ghét nhau. Tất cả những mặt tốt xấu của ngƣời phụ nữ đƣợc khai thác và thể hiện một cách đa dạng. Nhà văn đầu tiên phải kể đến chính là Mạc Ngôn. Mạc Ngôn đƣợc xem là ngƣời kế thừa Lỗ Tấn ở nhiều phƣơng diện. Thứ nhất là cách miêu tả nhân vật, nhân vật trong truyện Mạc Ngôn thƣờng là méo mó (cả ngoại hình lẫn tâm hồn); Thứ hai là về quan niệm sống và quan niệm chính trị và đặc biệt ông rất quan tâm đến thân phận ngƣời phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội. Ngòi bút của Mạc Ngôn tái hiện không ít những thân phận phụ nữ bất hạnh, trong Cao lương đỏ, nhân vật Cửu Nhi là một cô gái mạnh mẽ và nổi loạn, cuộc đời cô đầy những éo le, thăng trầm, nơi ngƣời phụ nữ ấy chứa những trạng thái tính cách tƣởng chừng đối lập nhau, vừa thuần khiết trong trắng lại vừa phàm tục, vừa là một ngƣời phụ nữ Trung Hoa truyền thống lại vừa là một cô gái nổi loạn, cô mạnh mẽ và kiên định nhƣng lại hòa hợp để tạo nên một Cửu Nhi_ngƣời phụ nữ Trung Hoa đảm đang nhƣng cũng là một Cửu Nhi anh hùng. Trong đó mối tình của cô và Từ Chiếm Ngao là một nét đẹp đồng thời cũng là một sự phản kháng mạnh mẽ đối với giáo lí phong kiến, đạp phăng tất cả những rào chắn của xã hội thối nát. So với ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn và truyện ngắn thời Ngũ Tứ thì ngƣời phụ nữ trong truyện của Mạc Ngôn mạnh mẽ, kiên định và nổi loạn hơn, từ bị động chuyển sang chủ động nắm giữ quyền quyết định cuộc đời mình. Khi bị gia đình ép gả cho một ngƣời chồng mắc bệnh phong, nghe theo cha mẹ nhƣng cô luôn cầm con dao trong tay, và giữ chặt trong suốt hai đêm ở nhà chồng, cho đến ngày thứ ba cô đƣợc trở về nhà mẹ, đi qua cánh đồng cao lƣơng đỏ, cô bị Từ Chiếm Ngao bắt đi, và khi nhận ra đó là ngƣời phu khiêng kiệu cƣới hôm trƣớc, cũng là ngƣời cứu mình khỏi tay tên thổ phỉ, cô đã không chạy nữa. Những giây phút tuyệt đẹp của tình yêu trên cánh đồng cao lƣơng đã cho cô một đứa con trai_kết tinh của tình yêu và sự nổi loạn. Cửu Nhi khác những ngƣời phụ nữ Trung Quốc khác, cô không hề thấy điều cô làm là tội lỗi, là mặc cảm, nếu là những ngƣời phụ nữ khác, có lẽ họ đã tự vẫn mà chết để tỏ mình trong sạch, hoặc cũng là để không phải bị lƣơng tâm cắn rứt. 29 Khi Từ Chiếm Ngao làm tƣ lệnh trong quân đội, cô cũng trở thành một ngƣời phụ nữ chững chạc, ngày ngày đem bánh ra chiến trƣờng khao quân, trong một lần mang bánh ra chiến trƣờng, ngang qua cánh đồng cao lƣơng đỏ, Cửu Nhi đã hy sinh, cô ra đi trên mãnh đất của cao lƣơng, mãnh đất chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của mình. Giả Bình Ao cũng là một nhà văn thể hiện một cái nhìn mới về ngƣời phụ nữ, đặc biệt ông lại có cái nhìn khác về ngƣời mẹ, không phải ngƣời mẹ nào cũng tốt. Trong những ngƣời mẹ thức trắng đêm vì con bệnh thì cũng có một ngƣời mẹ thờ ơ trƣớc nỗi đau của con, và đối xử với ngƣời bệnh bằng một thái độ nhạt nhẽo. Đó là ngƣời mẹ trong truyện ngắn Người bệnh, một ngƣời phụ nữ thích khoe khoang có họ hàng là phu nhân, là bà lớn, không lo chạy chữa thuốc men cho con để đến nỗi ngƣời bệnh đáng thƣơng nghĩ rằng “họ sợ tôi bỗng nhiên khỏe khoắn hẳn lên, chị tôi sẽ không còn lai vảng nữa”[27]. Điều đó không chỉ mang lại nỗi đau, mà còn cả sự cô đơn, lạc lõng của ngƣời bệnh, cô đơn ngay trong chính gia đình mình. Nhƣng thay vào đó là hình ảnh của ngƣời chị họ, một ngƣời phụ nữ dịu dàng và ấm áp mang cả thế giới đến cho ngƣời em bị liệt nửa ngƣời. Đó là “người xuất hiện nhiều nhất trong giấc mộng” của nhân vật, một ngƣời phụ nữ không đƣợc miêu tả rõ ràng mặt mũi, lại hết sức trừu tƣợng: “Quần áo của chị họ tôi, bay bướm như một khúc nhạc, khiến cho trái tim tôi đắm đuối, còn như khuôn mặt ư, con mắt ư, tôi lại không nói cho rõ ràng được nó mang màu sắc gì, tôi chỉ biết được những màu xanh đỏ tím vàng lam, tất cả những màu sắc đó đều không dùng mà hình dung nổi…Tôi nhớ được hết sức rõ ràng rằng, lần đầu tiên chị đến bên tôi, tôi đang mơ mộng, mộng thấy một ngọn núi, dưới đất có tuyết đọng, cây cối ở đó đều trụi lá, trông chẳng khác gì những cây cọc dựng đứng trong đám tuyết, mà cũng không phải là cắm, là dựng, mà là tuyết đã chôn vùi gốc nó, rồi lấy cưa mà cưa cắt đi. Một con bươm bướm bay tới, đỏ thắm, đỏ rực rỡ tươi tắn như một ngọn lửa, khiến cho vùng sơn cước chết lặng này, bỗng như sống động trở lại…”[27] Đó là một ngƣời phụ nữ mang cả hơi thở của thế giới bên ngoài mang đến bên giƣờng bệnh, cho nhân vật thêm chút sức sống. Là ngƣời duy nhất đến thăm hỏi một cách thân tình và cho ngƣời bệnh sự ấm áp duy nhất, là ngƣời khích lệ việc vẽ tranh của nhân vật, trong khi những ngƣời thân khác trong gia đình, những kẻ máu mủ thì lại cƣời 30 nhạo những bức tranh kì quặc của bệnh nhân. Giữa những con ngƣời thực tế lãnh đạm thì ngƣời chị họ lại là một ngọn lửa ấm áp, sƣởi ấm một trái tim vốn trở nên méo mó, lạnh lẽo của ngƣời bệnh khi phải giam mình trong bốn bức tƣờng. Cũng là viết về ngƣời phụ nữ, nhƣng ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn “Giày cao gót” của Đằng Cƣơng lại đƣợc nhìn nhận ở một góc độ khác. Một vụ án mạng xảy ra, trong khi ngƣời đồng nghiệp của mình bó tay thì nhân vật tôi lại khẳng định đó là phụ nữ, nghe qua nhƣ một sự phán đoán bừa, nhƣng với kinh nghiệm của một ngƣời từng điều tra nhiều vụ án đầu độc, nhân vật tôi kiên định với phán đoán của mình. Bởi theo nhận định của anh ta, ngƣời phụ nữ không giết nhau vì những xích mích lớn, không hẳn là thù không đội trời chung. Đôi khi chỉ là những “chuyện vặt vãnh như lông gà vỏ tỏi thôi” [28], nhƣng họ lại có thể giết chết nhau. Mặc cho đồng nghiệp nghi ngờ, nhân vật tôi vẫn giữ nguyên ý nghĩ của mình, và khi đôi giày cao gót đƣợc tìm thấy, sự thật cũng dần dần hé lộ, hung thủ thật sự là một ngƣời phụ nữ, cô ta và nạn nhân không có thù hận thâm sâu gì, nhƣng chỉ vì ganh nhau từng tuýp kem, bộ quần áo, chiếc tivi…và cuối cùng là đôi giày cao gót mà cô ta quyết định giết ngƣời. Qua câu chuyện này, ngƣời phụ nữ đƣợc nhìn nhận không chỉ là những con ngƣời bất hạnh, chịu đựng tất cả những bất công trong xã hội, họ cũng là một con ngƣời bình thƣờng, biết ganh tị ghen ghét và đôi khi trở thành một hiểm họa, một kẻ giết ngƣời. Ngoài ra, ngƣời phụ nữ còn đƣợc phản ánh trong những câu chuyện tình yêu, so với giai đoạn trƣớc đó, thân phận của họ là vấn đề chính thì nay vấn đề tình cảm của họ đƣợc tập trung khai thác. Trong đó tiêu biểu nhất là các tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nữ sĩ Quỳnh Dao. Đặc biệt là dòng văn học mạng với các tên tuổi nhƣ Cố Mạn, Diệp Lạc Vô Tâm, Tào Đình… Những nhân vật nữ trong các tác phẩm của họ là những ngƣời phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày, nhập nhằng trong thế giới yêu hận, hạnh phúc và đau khổ, tuy vấn đề giá trị tác phẩm vẫn còn là một điều chƣa thể kết luận, tuy nhiên, đó cũng là một sự phản ánh về đời sống của ngƣời phụ nữ thời hiện đại trong những mối quan hệ chằng chịt phức tạp, đặc biệt trong môi trƣờng xã hội ngày càng phát triển. Nhìn chung, các tác phẩm văn học thời hiện đại bàn về ngƣời phụ nữ tập trung khai thác tất cả những khía cạnh đời sống của họ, ngƣời phụ nữ không còn là 31 nhân vật một màu bị ức hiếp, chèn ép mà là một con ngƣời với đầy đủ những tính cách tốt xấu và đƣa ra những cái nhìn toàn diện hơn về họ. Tuy nhiên, có thể thấy văn học đƣơng đại không quá lệch so với Lỗ Tấn, việc phản ánh số phận nhân vật phụ nữ với những định kiến xã hội vẫn là đề tài đƣợc khai thác nhiều nhất. 32 CHƢƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.1. Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn 2.1.1 Số lượng TỔNG SỐ NV SỐ NV NỮ Nhật kí ngƣời điên 6 2 2 Khổng ất kỷ 3 0 3 Thuốc 9 2 Bà Hoa, Mẹ của Hạ Du 4 Ngày mai 6 2 Tƣ Thiền, Chín Vƣơng 5 Một mẩu chuyện nhỏ 3 1 Ngƣời đàn bà 2 0 STT TÊN TRUYỆN 1 6 Câu chuyện cái đầu tóc 7 Sóng gió 6 4 8 Cố hƣơng 6 2 TÊN NHÂN VẬT NỮ Mẹ và em gái ngƣời điên Bảy cân. Tám Mốt, cụ Chín cân, Sáu cân Mẹ của “tôi”, Hai Dƣơng Vú ngò, Mợ Tú, thím bảy Trâu, 9 A.Q Chính truyện 18 6 bà cố Triệu, cô tiểu, sƣ cô chùa Tĩnh Tu 10 Tết Đoan Ngọ 2 1 Bà Xƣớc 11 Luồng ánh sáng 2 2 Bà Nội 12 Thỏ và mèo 3 2 Bà Ba, mẹ “tôi” 13 Kịch vui và đàn vịt 3 1 Bà Trọng Mật 7 2 Mẹ và bà ngoại của nhân vật tôi 14 Hát tuồng ngày rƣớc thần 15 Lễ cầu phúc 6 4 16 Trong quán rƣợu 7 3 33 Tƣờng Lâm, Thiếm Tƣ, U Liễu, bà Vệ Thuận, mẹ của Lã Vĩ Phủ, bà cụ Phát 17 18 19 Một gia đình hạnh phúc Miếng xà phòng Cây trƣờng minh đăng 3 2 Vợ và con gái của nhân vật tôi 7 4 8 1 Thím năm Chị vú em, ngƣời đàn bà béo Bà Tƣ, con Tú, Con Chiêu, cô gái ăn xin 20 Thị chúng 9 2 21 Cao phu tử 6 0 22 Con ngƣời cô độc 6 2 4 2 Tử Quân, bà chủ nhà 23 Tiếc thƣơng những ngày đã mất Bà nội của Liên Thùy, bà nội thằng Lƣơng 24 Anh em 7 1 Con Hà 25 Ly hôn 7 1 Ái 146 49 TỔNG SỐ PHẦN TRĂM 66.44% 33.56% Lỗ Tấn nổi lên trên văn đàn Trung Quốc những thập niên đầu thế kỉ XX và trở thành cây bút tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực thế giới, những mảng cuộc sống đƣợc ông đƣa vào trong truyện ngắn sinh động và nhức nhối vô cùng. Thế giới truyện ngắn Lỗ Tấn muôn màu muôn vẻ, con ngƣời khóc cƣời đều chuyên chở những ý nghĩa to lớn của xã hội, đặc biệt là nhân vật phụ nữ. Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng về độ tuổi, giai cấp…Nhƣng trƣớc hết họ chiếm một số lƣợng không nhỏ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn, hầu nhƣ câu chuyện nào cũng có bóng dáng của ngƣời phụ nữ, có khi họ giữ vai trò là nhân vật chính, có khi chỉ là nhân vật phụ, hoặc chỉ là xuất hiện thoáng qua trong lời kể của một nhân vật trong truyện nhƣng những lần xuất hiện đó không bao giờ là thừa trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Trong tổng 25 truyện thì có đến 22 truyện có nhân vật phụ nữ, nhân vật phụ nữ chiếm đến 33.56% số lƣợng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn. 34 Trong đó có những câu chuyện gần nhƣ chỉ đề cập đến đối tƣợng chính là phụ nữ, có thể kể đến truyện Lễ cầu phúc, trong truyện có sáu nhân vật trong đó nhân vật phụ nữ là bốn ngƣời, nhân vật chính là thím Tƣờng Lâm, một ngƣời phụ nữ bất hạnh. Ta còn có thể kể đến các truyện ngắn mà ngƣời phụ nữ là nhân vật chính của câu truyện nhƣ: Ngày mai (chị Tƣ Thiền), Ly hôn (cô Ái), Tiếc thương những ngày đã mất (Tử Quân), Sóng gió (chị Bảy Cân).. Trong Ngày Mai, chị Tƣ Thiền_nhân vật chính của câu chuyện hiện lên với hình ảnh của một ngƣời mẹ yêu con, xem con là sự sống. Giữa cuộc đời ngƣời ta đối xử tàn nhẫn với nhau đến mức đến ăn uống nhƣ một dịp may trong đám tang của một đứa trẻ, chị Tƣ chỉ có một mình thằng Báu con chị làm chỗ dựa, làm ngƣời để chị trao yêu thƣơng và nhận đƣợc chút ấm áp sự lạnh lẽo của nhân tình thế thái, nhƣng cuối cùng thằng Báu cũng chết, niềm hi vọng duy nhất của chị vụt tắt, chị cay đắng, đau đớn, hoang mang, chị không thể làm gì, nhƣ một kẻ vô tri ngoài cái chết của con, chị không thể quan tâm đến bất cứ điều gì, và trƣớc sự đau đớn tột cùng của ngƣời phụ nữ đáng thƣơng, những kẻ kéo đến nhà chị không hề có hành động gì gọi là chia buồn, chúng chỉ nhƣ đến dự một bữa tiệc miễn phí, no nê say sƣa trên nỗi đau và nƣớc mắt của ngƣời khác. Qua câu chuyện này, vấn đề không chỉ đơn giản là chuyện một ngƣời mẹ mất con mà trong đó con phản ánh cả một nền y học lạc hậu, sự u mê của ngƣời Trung Quốc khi tin tuyệt đối vào nền y thuật giết ngƣời, sự tàn nhẫn của con ngƣời trong chính cộng đồng, là con ngƣời với nhau, nhƣng lúc nào cũng rình rập để hút máu, ăn thịt lẫn nhau. Và trong sự suy thoái nhân tính đó, ngƣời đàn bà yếu đuối nhƣ chị Tƣ Thiền chỉ có thể bất lực cúi đầu, không một ai có thể bênh vực che chở và ngay cả bản thân chị cũng không có ý thức tự bảo vệ chính mình. Phụ nữ luôn là nạn nhân, là nơi để cả xã hội trút lên những tƣ tƣởng hèn mọn, thối nát và chúng luôn yên trí, hả dạ rằng những con rối ấy không bao giờ phản kháng lại chúng, mặc tình cho chúng hành hạ và sự đau khổ, bất hạnh dƣờng nhƣ trở thành điều mặc định đối với ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ. Bên cạnh đó, những câu chuyện còn lại, tuy nhân vật phụ nữ chỉ là nhân vật phụ nhƣng vai trò của họ trong tác phẩm không hề mờ nhạt, số phận cay đắng và cuộc sống nhiều tủi cực của họ đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối về một xã hội hủ 35 bại đầy tội ác, chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con ngƣời mà đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Trong AQ chính truyện, vú Ngò là một ngƣời đàn bà chỉ đi ngang qua cuộc đời của AQ nhƣng để lại không ít vết thƣơng trong lòng y. Vú Ngò góa chồng và làm ở gái cho nhà họ Triệu, nơi AQ xoay thóc thuê. Sau lần véo má cô tiểu chùa Tĩnh Tu, AQ bắt đầu tơ tƣởng đến đàn bà, và y nghĩ đến vú Ngò nhƣng lại bị cự tuyệt, mọi chuyện bị xé to ra khi vú Ngò đòi treo cổ tự vẫn để tỏ mình trong sạch, AQ bị chửi đánh và phải nộp phạt cho nhà họ Triệu vì tội làm bại hoại phong hóa và làm lễ trừ tà thắt cổ của vú Ngò. Cũng sau vụ việc này, ngƣời trong làng không một ai dám thuê AQ nữa, phụ nữ và con gái trong làng thấy AQ đều bỏ chạy. Cái con ma phong kiến ám lấy tƣ tƣởng ngƣời phụ nữ làm cho họ lúc nào cũng dè chừng, lo sợ và thu mình vào lớp vỏ tự vệ bất chấp là chuyện gì, nhìn từ góc độ thời đại mới thì việc giữa AQ và vú Ngò cũng chẳng phải chuyện gì to tát, bởi giữa họ chƣa xảy ra bất cứ việc gì ảnh hƣởng đến thuần phong mỹ tục, nhƣng đối với ngƣời làng Mùi, đó là một chuyện động trời, chỉ là một nhân vật nhỏ đi lƣớt qua câu chuyện về AQ, nhƣng vú Ngò phần nào cho ta thấy rõ sự mê muội của ngƣời phụ nữ thời bấy giờ, đồng thời cho thấy cái bóng của chế độ phong kiến không những phủ trùm lên toàn bộ xã hội Trung Hoa mà còn chiếm hết toàn bộ linh hồn tâm trí của con ngƣời thời bây giờ. Nhân vật Thuận trong truyện ngắn Trong quán rượu chỉ đƣợc nhắc đến qua lời kể của nhân vật Lã Vĩ Phủ, đó là một cô bé mới lớn, nhƣng cuộc sống trải qua cực khổ không thua bất kì ai. Vì mẹ mất sớm, Thuận phải một mình chăm sóc hai đứa em còn nhỏ dại, lại phải hầu hạ ông bố, là một cô gái rất chu đáo. Thuận có một mơ ƣớc là có đƣợc một chiếc nơ nhung màu đỏ, nhƣng những chiếc nơ nhƣ thế thì chỉ ở các tỉnh miền Bắc mới có chứ ở thành S không tìm đâu ra, Thuận đã khóc rất nhiều vì không có đƣợc chiếc nơ mà mình mơ ƣớc. Thuận bệnh, “ngồi đâu khóc đấy” nhƣng ai hỏi cũng không nói, cũng không dám nói với bố vì sợ bố lo, Thuận có hôn phu, nhƣng chƣa bao giờ nhìn thấy mặt, đó là một niềm hạnh phúc mà có lẽ Thuận ấp ủ trong lòng nhƣ từng mơ ƣớc về chiếc nơ nhƣng đỏ lúc xƣa, nhƣng khi nghe lão Trƣờng Canh nói: “Mày đừng có lên mặt, chắc gì thằng chồng mày đã được như tao”[5; tr279] Thuận ngày càng buồn bã, nhƣng lại không dám hỏi ai, 36 hình tƣợng về một hạnh phúc chƣa đƣợc nhìn thấy bao giờ vốn đã mong manh nay lại thêm lời nói của lão Trƣờng Canh làm Thuận không còn mấy hi vọng, khi bệnh tình của Thuận ngày càng nặng, cha cô có kể bao nhiêu đức tính tốt của vị hôn phu thì Thuận cũng không còn quan tâm nữa. Sau khi Thuận chết, vị hôn phu mới đến dự đám tang cô. Đó là một ngƣời đàn ông tốt, khi nhắc đến việc cố gắng làm ăn để có tiền cƣới Thuận, nhƣng không ngờ Thuận lại chết, anh ta còn nƣớc mắt lƣng tròng, khiến ngƣời ta không khỏi xót xa, chiếc nơ nhung mà cô hằng ao ƣớc cuối cùng cũng đƣợc đƣa đến nhƣng Thuận đã không thể nhận đƣợc nữa, những thứ hạnh phúc mà cô mơ ƣớc, khao khát dƣờng nhƣ đều hẹn nhau để đến chậm một bƣớc. Đối với hình tƣợng nhân vật Thuận, cô mang đến một nỗi chua xót cho thân phận ngƣời phụ nữ khao khát hạnh phúc mà không có đƣợc, họ mong muốn đƣợc hạnh phúc, mong có ngƣời chồng tốt để nƣơng tựa che chở, nhƣng không dễ dàng mà có đƣợc, họ phải cam chịu cuộc sống câm lặng, không thể nói, cũng không dám nói, và cay đắng hơn nữa, nếu nói ra thì ƣớc mơ có thành sự thật đâu, khi Thuận mơ ƣớc chiếc nơ nhƣng màu đỏ một biểu tƣợng hạnh phúc, không phải đã bị bố đánh cho một trận đó sao? Trong cái chết của Thuận, ta nên trách Thuận bệnh mà không nói hay trách ngƣời cha vô tâm của cô, những ngƣời bênh cạnh cô mà không phát hiện là cô bệnh, bệnh rất nặng? Hay dành phải nói nhƣ bà cụ Phát: “trách là trách cái số con bé chẳng ra gì”.[5; tr280] 2.1.2 Tuổi tác Bên cạnh việc xuất hiện trong truyện ngắn Lỗ Tấn với một số lƣợng khá đông, ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn đa dạng về độ tuổi. Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn có thể chỉ là một đứa trẻ nhỏ nhƣ cô bé Sáu Cân trong truyện Sóng gió, là cô gái mới lớn nhƣ Thuận trong Trong quán rượu, là cô gái đang độ tuổi xuân nhƣ Tử Quân trong Tiếc thươmg những ngày đã mất, ngƣời phụ nữ có gia đình, góa bụa nhƣ chị Tƣ Thiền, hoặc ngƣời ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” nhƣ bà cụ Chín Cân v.v… Ở mỗi nhân vật đều đƣợc tác giả khéo léo làm toát lên những khía cạnh về cuộc sống và hoàn cảnh của họ. Sáu Cân chỉ là một cô bé, nhƣng đã định rằng cô bé sẽ trở thành một “ngƣời phụ nữ Trung Quốc” trong tƣơng lai, bằng chứng là cô phải bó chân ngay từ nhỏ, một phong tục của phụ nữ Trung Quốc. Còn Tử Quân_một cô 37 gái ở tuổi xuân thì, ấp ủ ƣớc mơ về một ngôi nhà hạnh phúc, tràn ngập tình yêu Ở độ tuổi ấy, thì ƣớc mơ của Tử Quân chẳng có gì là xa vời, nhƣng hạnh phúc mà Tử Quân hƣớng đến lại là quyền tự do yêu đƣơng và kết hôn, đi ngƣợc hoàn toàn với nề nếp mấy ngàn năm của xã hội Trung Hoa, chính vì thế mà dù Tử Quân đã cố gắng vùng vẫy, cuối cùng cô vẫn chết trong chính cái bi kịch mà mình tạo ra, sự mâu thuẫn giữa con ngƣời phong kiến và ý thức cá nhân của một trí thức Tây học đã đẩy Tử Quân vào đƣờng cùng. Về bà cụ Chín Cân là một nhân vật khá đặc biệt, bà là ngƣời có tuổi thọ cao nhất trong truyện ngắn Lỗ Tấn, sống thọ, con cháu đề huề, gia đình cũng đủ gọi là ấm no, nhƣng bà suốt ngày luôn miệng đòi chết hoặc ca thán rằng cuộc sống ngày càng tệ. Những chuyện vặt vãnh nhƣ “hồi bà cụ còn trẻ, trời đâu nóng nực như thế này, hạt đậu cũng đâu đến nỗi cứng như bây giờ!” cũng đủ làm cho bà cảm thấy hết sức khổ sở, và cứ thế bà luôn miệng than rằng : “càng ngày càng tệ! Tao sống thế đủ rồi!”. Có thể thấy, ngƣời phụ nữ này luôn nuối tiếc quá khứ, thời “khi bà cụ còn trẻ” chẳng biết tốt đẹp đến nhƣ thế nào, nhƣng bà vẫn mãi nghĩ về nó, so sánh với thực tại rồi lại nuối tiếc, than vãn. Bà không muốn đối diện cũng không muốn chấp nhận hiện tại, càng không thể thích nghi với những sự thay đổi, đối với bà chỉ cần hiện tại không giống quá khứ thì là tệ, là sai, và bất cứ sự đổi mới nào cũng là không thể chấp nhận đƣợc. Đó chính là bộ mặt bảo thủ của cả đất nƣớc Trung Hoa thời bấy giờ chứ không riêng gì bà cụ Chín Cân, họ không chấp nhận sự đổi mới và luôn tiếc nuối thứ hào quang le lói của quá khứ, một đất nƣớc Trung Hoa phồn thịnh đã không còn, xã hội Trung Hoa đã tụt xuống đáy của thời đại, nhƣng họ không hề hay biết mà vẫn tự hào một cách mù quáng về những tháng ngày đã chỉ còn là quá khứ. Gắn liền với độ tuổi của nhân vật là góc nhìn và cách nhìn của chính nhân vật về cuộc đời, về xã hội. Một cô bé hồn nhiên, một cô gái đang tuổi mộng mơ, nhiệt huyết hay một bà lão đều thể hiện rất nhiều vấn đề của xã hội thời bấy giờ. Khai thác nhân vật ở nhiều độ tuổi, Lỗ Tấn đã làm cho điểm nhìn của nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của ông càng thêm phong phú, phản ánh một cách chân thực và toàn diện hơn bộ mặt xã hội đƣơng thời. 38 2.1.3 Thân thế Ngoài ra, trong truyện ngắn Lỗ Tấn có sự góp mặt của nhiều hình tƣợng phụ nữ thuộc nhiều giai cấp, đó là những ngƣời nông dân, ngƣời ở gái, một phụ nữ trong gia đình quyền quý hoặc một trí thức…Trong đó, những ngƣời phụ nữ có địa vị thấp trong xã hội là đối tƣợng đƣợc nhắc đến nhiều nhất. Chị Bảy Cân, chị Tƣ Thiền và thím Tƣờng Lâm tiêu biểu cho những ngƣời phụ nữ thuộc giai cấp thấp trong xã hội, họ là nông dân, là ngƣời ở gái, sống trong cực khổ và chỉ mơ ƣớc những hạnh phúc bình thƣờng. Nét tiêu biểu của họ là sự ít học dẫn đến sự cả tin, đồng thời thuộc dạng phụ nữ đậm chất phong kiến. Trong Sóng gió, vì nghe lời anh Bảy Cân nghe đƣợc ở quán Hàm Hanh rằng vua lại lên ngôi và không có đuôi sam sẽ bị trị tội lại thêm tin vào lời của cụ bảy Triệu chị liền gắt gỏng, đay nghiến chồng bởi anh Bảy đã lỡ cắt mất đuôi sam rồi, mất đuôi sam đồng nghĩa với mất đầu. Trong sự gắt gỏng đó chứ biết bao nhiêu lo lắng của một ngƣời vợ, bởi anh Bảy Cân không chỉ là lao động chính trong gia đình mà còn là chỗ dựa của chị. Vì là một phụ nữ nhà nông ít học nên chị không nhận thức đƣợc đâu là lời đáng tin, và sự việc nào có khả năng xảy ra. Nhƣ những ngƣời dân đen khác, hễ nghe ngƣời có học thức nói điều gì thì tin là đúng, đằng này “Cụ Bảy Triệu là chủ quán rượu Mậu Nguyên làng bên, lại là một nhân vật quan trọng và là người duy nhất có học vấn trong vòng ba mươi dặm đất này”[5; tr84] nên những thông tin cụ nói ra càng đáng tin và quán rƣợu Hàm Hanh lại “là nơi rất nhạy tin” nên nỗi lo lắng càng chính đáng và nhƣ một ngọn lửa thiêu đốt đầu óc chị. Trong Lễ cầu phúc, thím Tƣờng Lâm vì lời dị nghị và những “lời nguyền” của giáo lí phong kiến phán rằng ngƣời phụ nữ lấy hai chồng là “cái tội tày đình” và khi chết đi vua Diêm Vƣơng sẽ chia thím ra, chia cho hai ngƣời chồng mỗi ngƣời một nửa, những điều ấy gặm nhấm sự sống của thím từng ngày, thím bằng lòng bỏ ra 12 quan tiền để cúng một bậc cửa vào miếu thành hoàng thay mạng để cho ngƣời ta giẫm đạp, giảm bớt tội nghiệt. Nhƣng sau đó sự kì thị không giảm đi, sự sống vốn đã nhƣ ngọn đèn leo lét trƣớc gió của thím không thể nào duy thì đƣợc nữa, và thím chết, chết khi trong lòng còn mặc cảm mình là một kẻ mang đầy tội lỗi. Sự cả tin 39 cùng với những ràng buộc tƣ tƣởng lễ giáo phong kiến đã dần dồn thím vào đƣờng cùng. Bên cạnh những ngƣời phụ nữ thuộc gia cấp bị trị là những phụ nữ quý tộc thuộc tầng lớp thống trị. Tuy nhiên, có một điều có thể dễ dàng nhận thấy, họ có cuộc sống dƣ dả về vật chất, nhƣng về tinh thần, họ cũng bị gò bó không khác gì so với những ngƣời phụ nữ có địa vị thấp hơn họ, đồng thời họ cũng mang rõ nét đặc trƣng của giai cấp bóc lột. Trong truyện “Lễ cầu phúc” nhân vật thím Tƣ là một ngƣời phụ nữ khá hiền lành, là ngƣời có vị thế, nhƣng đối đãi với ngƣời làm tốt, lại có lòng cảm thông, thƣơng ngƣời. Khi thím Tƣờng Lâm quay lại lần thứ hai xin ở cho nhà thím Tƣ, thím Tƣ lúc đầu còn chần chừ, nhƣng khi nghe hoàn cảnh của ngƣời phụ nữ tội nghiệp, suy nghĩ một lát thím quyết định cho thím Tƣờng Lâm ở lại. Nhƣng, dù là thƣơng ngƣời thì lí lịch của thím Tƣờng Lâm vẫn là một vấn đề lớn đối với vợ chồng thím Tƣ, chú Tƣ tính tình bảo thủ, dặn thím Tƣ rằng: “con người như thế thì cũng đáng thương thật, nhưng vì đã làm bạn hoại phong hóa nên chỉ dùng làm việc thường đỡ đần tay chân thôi, chứ khi tết nhất, cúng đơm, chớ để cho mó tay vào”[5; tr257] thím Tƣ đồng quan điểm với chồng, nên việc cúng giỗ tết khi xƣa để thím Tƣờng Lâm chuẩn bị, nay thím Tƣ không để cho thím ta động tay vào nữa. Khi thím Tƣờng Lâm ngày càng tiều tụy, không đƣợc việc, quên cả vo gạo, thím Tƣ tức giận: “biết vậy thì hồi đó chả giữ lại cho xong” [5; tr264] và cuối cùng thím Tƣ đuổi thím Tƣờng Lâm ra khỏi nhà thật. Đối với nhân vật này, thân phận bà ta không khổ, bản chất không xấu, nhƣng phải chăng ở vị trí của giai cấp thống trị, ngƣời ta dù có thông cảm cho một ngƣời chung thân phận phụ nữ với mình nhƣng lại khổ sở nhƣ thế, thì chút lòng cảm thông đó cũng sẽ đánh mất vì lợi ích của bản thân. Thím Tƣ tội nghiệp thím Tƣờng Lâm mà hai lần giữ lại là sự thật, nhƣng mục đích chính là cần ngƣời ở gái và thím Tƣờng Lâm lại là một ngƣời ở gái giỏi giang, tháo vát, khi trải qua những cú sốc lớn, thím Tƣờng Lâm thay đổi và không còn giúp ích gì đƣợc cho gia đình thím Tƣ nữa, sự thông cảm ngày xƣa cũng không còn, thậm chí thím còn hối hận vì khi xƣa mình đã tội nghiệp thím Tƣờng Lâm, cuối cùng nhƣ bao nhiêu kẻ thuộc giai cấp bóc lột khác, thím cùng chồng đẩy thím Tƣờng Lâm ra đƣờng khi đã không còn giá trị gì nữa. Cùng là phụ nữ, đã từng thông cảm, thƣơng xót cho nhau, nhƣng thím Tƣ cũng không thoát khỏi sự kì thị do 40 giáo lí phong kiến mang lại cùng với bản chất của một kẻ thống trị coi quyền lợi bản thân là trên hết. Ngoài ra, nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn là những trí thức Tây học, tiêu biểu Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất, cô là một cô gái mạnh mẽ và có tƣ tƣởng tiến bộ. Tiếp thu văn hóa phƣơng Tây, Tử Quân có cách nghĩ thoáng hơn trong cả tình yêu và hôn nhân, cô chú trọng hạnh phúc hơn là hình thức và vật chất. Tuyên bố mình là ngƣời làm chủ cuộc đời của chính mình, Tử Quân không ngần ngại bƣớc qua dƣ luận cùng Quyên Sinh thuê nhà, dọn về sống chung nhƣ vợ chồng mà không cần một lễ cƣới đón rƣớc linh đình nào. Hy sinh rất nhiều cho tình yêu nhƣng Tử Quân sau khi xây dựng đƣợc mái ấm với Quyên Sinh lại vứt bỏ đi sự tiến bộ của mình, cô quay về làm một bà nội trợ, cô loay hoay trong xó bếp mặc cho Quyên Sinh có khuyên ngăn, Tử Quân vật lộn với những công việc tủn mủn vặt vãnh mà không còn thời gian để đọc sách, một Tử Quân tiến bộ, kiêu hãnh biến mất mà thay vào đó là một bà nội trợ đích thực, chính điều này làm Quyên Sinh ngán ngẫm, chán nản khiến họ dần không còn có tiếng nói chung. Là một trí tức Tây học nhƣng Tử Quân cũng đồng thời là một ngƣời phụ nữ Trung Hoa, ý nghĩ muốn giải phóng của cô đáng để ca ngợi nhƣng con đƣờng của Tử Quân đi là sai, qua hình tƣợng nhân vật Tử Quân, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề về ngƣời phụ nữ trí thức thời bấy giờ. Tóm lại, thế giới phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng phong phú, thể hiện một cái nhìn đa chiều về thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ, dù là một ngƣời phụ nữ nông dân, một ngƣời ở gái, hay một cô gái trí thức Tây học thì họ đều có chung một đặc điểm là sự bất hạnh, số phận của họ nhƣ những mảnh ghép mà Lỗ Tấn dựa trên đó để tạo nên bức tranh toàn diện về hiện thực đất nƣớc Trung Hoa thời bấy giờ. 2.1.4 Từ nữ nhân đến nữ hồn Đọc Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn ta có thể cảm giác đƣợc sự chết chóc luôn tồn tại xung quanh những con ngƣời bé nhỏ, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Cái chết nhƣ một nỗi ám ảnh thƣờng trực, không buông tha một ai, từ một bà lão hay một cô bé đều bị cái không khí ghê rợn của cái chết phủ trùm lên. 41 Trong truyện Sóng gió, Sáu Cân chỉ là một cô bé nhƣng chịu ảnh hƣởng không nhỏ bởi cơn sóng gió bắt nguồn từ cái đuôi sam của cha, cô bé non nớt đáng lẽ ra phải đƣợc sống vô tƣ đúng với cái tuổi của em, nhƣng Sáu Cân lại phải suốt ngày nghe bà Chín Cân than vãn đòi chết, mẹ mắng nhiếc cha vì cắt mất đuôi sam, dồn gia đình vào con đƣờng cùng, cận kề cái chết một khi vua lại lên ngôi. Dù Sáu Cân không ý thức đƣợc việc ấy nghiêm trọng nhƣ thế nào nhƣng mùi tanh tƣởi của cái chết cứ vây lấy ngôi nhà nhỏ vốn đã không bình yên. Không chỉ những đứa bé phải đối mặt với cái chết mà những thiếu nữ cũng không thoát khỏi cảnh ấy, Thuận chỉ là cô gái mới lớn, lứa tuổi của mộng mơ, hạnh phúc, nhƣng đã sớm phải đối mặt với màu đen của sự chết chóc. Mới mƣời tuổi đã mất mẹ, lần đầu tiên cái chết tấn công tâm tƣ Thuận là lúc cô bé yếu đuối nhất, nhƣng một điều kì diệu là cô lại có thể trụ vững, chăm sóc tốt cho cha và em, nhƣng cuối cùng cô lại mang đúng căn bệnh ngày xƣa của mẹ mình, nhƣ là một định mệnh. Thuận âm thầm chịu đựng sự dày vò của bệnh tật, sự bào mòn sự sống từng ngày, lƣỡi hái tử thần luôn chực chờ tƣớc đi sinh mệnh của cô. Cuối cùng Thuận chết, chết giữa cái tuổi xuân sắc, khi ngƣời chồng hứa hôn đã cố gắng để sau này cho cô một cuộc sống ấm no, nhƣng điều trớ trêu là họ chƣa từng đƣợc gặp nhau và tấm lòng thành của anh ta Thuận cũng chƣa bao giờ đƣợc biết đến, nếu cô biết đƣợc ngƣời chồng tƣơng lai của cô là một ngƣời chân thành, hoàn toàn không nhƣ lời đồn thì có lẽ Thuận còn có chút lí do để cố gắng sống tiếp. Chị Tƣ Thiền cũng là một ngƣời bị ám ảnh bởi cái chết, chồng mất không bao lâu thì đứa con trai duy nhất_lẽ sống của chị cũng qua đời, một mình trơ trọi, tƣơng lai của chị là một màn đêm mờ mịt, tác giả không nói tiếp về những ngày tiếp theo của chị tƣ Thiền, nhƣng ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc ngƣời phụ ấy rồi sẽ chết dần mòn trong sự ghẻ lạnh của đồng loại. Có thể nói, hoàn cảnh của thím Tƣờng Lâm sau khi mất con chính là hình ảnh trong tƣơng lai của chị tƣ Thiền, hai lần mất chồng, một lần mất con, cuộc sống của ngƣời phụ nữ này là những đợt sóng gió liên tục kéo đến không ngừng nghỉ, đã từng có những tháng ngày hạnh phúc nhƣng lại quá ngắn ngủi, sự mất mát lớn không thể quật ngã đƣợc ngƣời phụ nữ này, nhƣng chị không thể trụ vững bởi sự hất hủi của những ngƣời xung quanh, đáng lẽ ra phải thƣơng cảm cho nhau, thì 42 ngƣời ta lại lạnh lùng tàn nhẫn khoét sâu vết thƣơng lòng của ngƣời khác, đẩy họ vào cảnh chết mòn. Và cuối cùng, thím Tƣờng Lâm cũng chết, cái chết của thím đã đƣợc dự báo từ rất lâu rồi, từ khi thím đập đầu tự vẫn vì không muốn làm kẻ thờ hai chồng, cho đến khi thím từng bƣớc bị ngƣời ta đẩy ra khỏi xã hội loài ngƣời, nhƣng sinh mạng của ngƣời phụ nữ này nhƣ ngọn đèn trƣớc gió, leo lét không tắt, mãi cho đến khi cuộc đời bắt thím chịu hết tận cùng những nỗi khổ đau, thì thím mới “đƣợc” chết, một cái chết đầy ám ảnh và sợ hãi. Cái chết là cái thòng lọng đã tròng sẵn vào cổ ngƣời phụ nữ, bất chứ lúc nào cũng có thể cƣớp đi sinh mệnh của họ. Nhƣng điều gì làm cho cái chết trở thành nỗi ám ảnh đối với ngƣời phụ nữ nhƣ vậy? Ta có thể thấy một điều, ngƣời phụ nữ từ khi sinh ra thì mạng sống của họn đã không thuộc về họ. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” họ không có quyền lợi gì cho bản thân, họ sinh ra là để phục tùng ngƣời khác. Cả mạng sống, hơi thở của mình còn không thể làm chủ, thì cái chết cũng không do họ quyết định. Nhƣ thím Tƣờng Lâm, thím ta bị mẹ chồng bắt về gả bán, đã liều mình đập đầu tự tử, nhƣng ngƣời ta không cho thím chết, thím cũng không có can đảm tự tử thêm một lần thứ hai, nhƣng khi thím muốn sống, chỉ đơn giản là sống một cuộc sống của kiếp tôi đòi, chỉ cầu bình yên không cầu hạnh phúc, thì ngƣời ta lại không cho thím đƣợc sống, lại càng không giết thím ngay lập tức, họ để thím sống từng ngày cô độc, tƣớc đi từng mảng sự sống của thím. Ngƣời phụ nữ không làm chủ đƣợc cuộc sống của mình mà luôn phải chịu sự chi phối từ nhiều phía, họ nhƣ một công cụ và chỉ tồn tại đƣợc khi còn giá trị. Có thể thấy một vấn đề cấp bách đƣợc đặt ra là việc làm sao để ngăn chặn ngƣời phụ nữ tiến dần đến cái chết, mãi mãi đi vào ngõ cụt mà không tìm đƣợc lối thoát 2.2 Nhân vật phụ nữ tƣ tƣởng bị trói buộc 2.2.1 Nhân vật phụ nữ bị trói buộc bởi những giáo lí phong kiến 2.2.1.1 Nhân vật bị trói buộc bởi phu quyền Giai đoạn hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng ra đời, xã hội Trung Hoa đang ở trong tình trạng chuyển biến vô cùng phức tạp với sự xâm lƣợc của các nƣớc phƣơng Tây, phát xít, đồng thời xảy ra nội chiến loạn lạc. Xã hội cũng vì thế mà trở nên rối rắm, phong kiến suy tàn thối nát nhƣng không mất gốc rễ, những hủ 43 tục ngàn năm vẫn tồn tại và khóa chặt đôi chân ngƣời Trung Quốc, không cho họ bƣớc ra với ánh sáng của cuộc sống mới. Số đông phụ nữ Trung Hoa vẫn một lòng phụng thờ “những truyền thống tốt đẹp” của dân tộc họ. Đặc biệt là phu quyền, ngƣời phụ nữ coi chồng nhƣ chủ nhân của mình, làm điều gì cũng phải nhìn sắc mặt của chồng, và khi chồng chết đi, họ phải thờ chồng, một lòng hƣơng khói cho đến khi họ chết, dù muốn hay không, phu quyền vẫn đeo bám và khóa chặt tƣ duy của ngƣời phụ nữ, dù cho họ có muốn vùng dậy, thế lực phong kiến ngay lập tức sẽ bóp chết chút lòng muốn phản kháng đó. Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có hai dạng ngƣời phụ nữ bị trói buộc bởi phu quyền, một là ngƣời phụ nữ cam tâm phục tùng, bị đạo tam tòng chi phối, thâm nhập ăn sâu trong tận xƣơng tủy, hai là dạng ngƣời phụ nữ nổi loạn, muốn bức ra khỏi sự khống chế, ràng buộc của phu quyền, nhƣng không thể nào thực hiện đƣợc. Dạng phụ nữ cam tâm phục tùng và bị đạo tam tòng chi phối chiếm đa số, tiêu biểu là Vú Ngò, Bà Xƣớc, chị Tƣ Thiền, thím Tƣờng Lâm… Nhân vật tiêu biểu nhất cho dạng phụ nữ này trong truyện ngắn Lỗ Tấn chính là Vú Ngò, một ngƣời phụ nữ góa chồng, đi ở gái nhà họ Triệu. Sau lần véo má cô tiểu chùa Tĩnh Tu, AQ bắt đầu mơ tƣởng đến đàn bà. Một hôm, AQ đến xoay thóc thuê cho nhà họ Triệu, trong lúc Vú Ngò vẫn “lải nhải” về chuyện mợ Tú nhà họ Triệu sắp ở cử thì AQ đã đến trƣớc mặt chị ta, quỳ sụp xuống và thốt ra một câu vô cùng xâm hại đến đạo lí thâm nghiêm: “Chúng ta cùng nhau…chúng ta…nào!” [5; tr137] Thế là Vú Ngò “ngẩn đi một lúc, bỗng rung cầm cập, chạy ra ngoài la to, mấy tiếng kêu sau cùng của mụ nghe hình như xen lẫn trong tiếng khóc” [5; tr137]. Có thể nói đây là một ngƣời phụ nữ Trung Hoa “chân chính”. Lời tỏ tình của AQ nhƣ một sự thất lễ không thể nào tha thứ đƣợc, AQ trở thành “kẻ đốn mạt” bị cả làng Mùi xa lánh. Còn Vú Ngò, sau khi tức tƣởi hét to chạy ra ngoài, chị ta vội vàng muốn treo cổ tử vẫn để tỏ mình trong sạch, suy nghĩ của chị ta hoàn toàn ràng buộc bởi phu quyền_một ngƣời đàn bà chỉ thờ một ngƣời chồng duy nhất, chồng mất rồi phải biết giữ mình. Nhƣng, trong trƣờng hợp này, Vú Ngò không hề có một hành động nào sai trái, lời tỏ tình là AQ nói ra, nhƣng chị ta lại làm quá lên tất cả mọi việc, không những tự hành hạ chính mình mà còn đẩy AQ vào bƣớc đƣờng cùng. 44 Trong truyện Tết đoan ngọ, nhân vật bà Xƣớc hiện lên với dáng vẻ nôn nóng, bồn chồn khi cơm áo gạo tiền dí sát bà, bởi vì nôn nóng, nên bà mới dám vài lần “nhìn thẳng mặt chồng” [5; tr188] mà nói chuyện, và cuộc nói chuyện của hai vợ chồng luôn là nhƣ thế, ngƣời vợ nhìn sắc mặt chồng, ông ta dịu xuống thì bà mới nói thêm vài câu, khi mặt chồng biến sắc bà liền tƣởng rằng ông chồng bực mình vì “câu nói tầm bậy của mình nên vội vàng đi ra, không kịp nói hết câu” [5; tr198]. Có thể thấy một điều, chuyện gia đình cơm áo là chuyện chung của cả vợ và chồng, tuy nhiên, bà Xƣớc muốn phàn nàn vì tiền lƣơng chậm trễ cũng không dám nói, dù rất bức xúc, nhƣng lúc nào bà cũng kiêng dè ông Xƣớc, khi chồng tỏ ra không vui thì bà liền im ngay, không nói nữa, và cũng tự nhận những lời mình nói là sai, là không đúng nên chồng mới nổi giận. Ngƣời phụ nữ phó thác cuộc sống vào tay ngƣời đàn ông, dù cho đó là một gã đàn ông sỉ diện hảo, chỉ biết phô trƣơng, tự cao trong khi đầu óc thì rỗng tuếch, để vợ con nheo nhóc, nhƣng ngƣời vợ vẫn phải im hơi lặng tiếng mà phục tùng. Dạng thứ hai của ngƣời phụ nữ bị trói buộc bởi phu quyền chính là trƣờng hợp của cô Ái trong Ly hôn. Cô là ngƣời phụ nữ mạnh mẽ, có một chút đanh đá nhƣng dù cá tính có mạnh mẽ đến thế nào đi nữa, cô vẫn bị nhà chồng áp bức, đối xử vô cùng tệ bạc. Chồng Ái có tình nhân và muốn ruồng rẫy cô, nhƣng Ái nhất định không đồng tình, bởi vì cô về làm dâu có cƣới hỏi hẳn hoi, quyết không thể để chồng phụ rẫy tàn nhẫn nhƣ thế, đối với cô, cuộc hôn nhân của hai ngƣời không chỉ có hắn mới có quyền định đoạt. Và thế là Ái đi kiện, cô kiện lên đến tận huyện và dùng hết những lí lẽ của mình để thuyết phục các cụ lớn đứng về phía mình, xem xét đúng theo lẽ phải, nhƣng cuối cùng, Ái cũng thất bại, không phải vì cô không có quyết tâm hay thiếu lí lẽ mà bởi những kẻ mà cô đi kêu cứu kia, có ai không là chồng, có ai không dùng phu quyền để thống trị trong chính gia đình mình, làm sao chúng có thể đứng về phía cô. Có thể nói, ngƣời phụ nữ dù cam lòng phục tùng hay cố vùng vẫy để thoát khỏi thì phu quyền cũng vẫn thống trị cuộc sống của họ, bao giờ ngƣời phụ nữ cũng phải chịu thiệt thòi bởi cuộc sống của họ không do họ định liệu mà phụ thuộc vào giáo lí, vào quyết định của chồng và đó đƣợc xem là điều mặc định. 45 2.2.1.2 Nhân vật bị trói buộc bởi thần quyền Trung Quốc là đất nƣớc của những tục lệ, nhiều tƣ tƣởng về lực lƣợng siêu nhiên cũng khởi nguồn từ đất nƣớc này, đó là một phần lí do mà ngƣời dânTrung Hoa vô cùng mê tín, đặt biệt là ngƣời phụ nữ, trong truyện ngắn Lỗ Tấn cũng phản ánh rất rõ vấn đề này. Trong truyện ngắn Thuốc, bà Hoa Thuyên vì mê tín, tin vào thứ thuốc tiên giết ngƣời mà đã ủng hộ chồng bỏ ra một số tiền lớn để mua chiếc bánh bao tẩm máu ngƣời tử tù về trị bệnh lao cho con, bà gửi gắm niềm hi vọng của mình vào một điều kì diệu không bao giờ xảy ra. Với sự mê tín đó, bà trở nên ngây ngô, ngây ngô đến tàn nhẫn khi dùng máu của ngƣời khác để cứu lấy con mình, và cái chết kia vô tình trở thành một điều may mắn đối với gia đình bà trong việc giữ lấy sinh mạng cho đứa con trai duy nhất. Thím Tƣ và Thím Tƣờng Lâm trong Lễ cầu phúc cũng là hai ngƣời phụ nữ vô cùng mê tín. Đối với thím Tƣ, sự mê tín của thím dần phá nát tấm lòng lƣơng thiện của thím đi, từ một ngƣời phụ nữ vì thƣơng ngƣời mà chấp nhận thím Tƣờng Lâm làm việc cho nhà mình, dù cho chồng thím không thích nhận một ngƣời góa chồng nhƣng lần thứ hai thím Tƣờng Lâm trở lại làm cho nhà thím, thím đã nhận, nhƣng nghe theo chồng và sự mê tín của bản thân, thím ta không cho thím Tƣờng Lâm động tay vào những việc cúng kiến trong nhà nữa, cùng với chồng, thím Tƣ ngăn ngừa thím Tƣờng Lâm nhƣ một con hủi, chỉ bởi vì thím Tƣờng Lâm có hai đời chồng, là kẻ bại hoại phong hóa, không may mắn. Thím đâu biết rằng những hành động đó của mình đã để lại một vết thƣơng sâu sắc trong lòng thím Tƣờng Lâm và cũng không ý thức đƣợc việc làm của bản thân là vô cùng tàn nhẫn đối với một ngƣời cùng là thân phận phụ nữ. Còn về thím Tƣờng Lâm, mọi sự khinh miệt, mỉa mai sẽ chẳng là gì nếu thím không tự cho rằng mình là kẻ có tội, một kẻ đi ngƣợc với luân thƣờng đạo lí, thím đã cố chết một lần để đƣợc làm ngƣời đính chính, nhƣng ngƣời ta lại bắt thím phải sống và chấp nhận, nhƣng rồi lại nhìn thím bằng con mắt cay độc, điều đó làm thím hết sức khổ sở, thím luôn sống trong sự mất mát, đau thƣơng, cùng với sự dằn vặt và mặc cảm, để rồi khi nghe U Liễu nói rằng khi thím chết đi “Vua Diêm Vương đành phải cưa đôi thím ra” [5; tr261] chia cho hai ngƣời chồng mỗi ngƣời một nửa, nỗi 46 sợ hãi trong thím càng dâng cao, gom tiền dành dụm để cúng một cái bậc cửa vào miếu thành hoàng cho ngƣời đời giẫm đạp để chuộc tội lỗi nhƣng thím vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi linh hồn và sự trừng phạt của Vua Diêm Vƣơng. Thân phận của một ngƣời phụ nữ đã quá bé nhỏ, khổ cực rồi, nhƣng họ lại mang vác trên vai bao nhiêu là đạo lí, giáo điều. Họ tự mình hùa theo xã hội chà đạp chính mình mà không hay biết, họ tự mang vào cổ mình những cái thòng lọng, bất cứ lúc nào cũng có thể cƣớp đi tính mạng của họ, điều đó làm họ khổ sở, nhƣng không dám và cũng không bao giờ nghĩ đến việc lấy nó ra, bởi vậy họ vùng vẫy trong bi kịch một phần do chính họ tạo nên rồi cũng tự mình chìm vào trong bi kịch ấy mãi mãi không thể nào bƣớc ra ngoài ánh sáng. 2.2.3 Nhân vật bị trói buộc bởi tư tưởng trung quân Thời kì đất nƣớc Trung Hoa rơi vào cảnh loạn lạc, những trào lƣu văn hóa mới ùa vào Trung Quốc, mở mang không ít những cái nhìn mới cho ngƣời dân nƣớc này. Tuy nhiên, số đông ngƣời bảo thủ vẫn không thể chấp nhận sự đổi mới, không thể coi những kẻ hô hào dân chủ là anh hùng mà là giặc. Họ không mù quáng tôn sùng chế độ đã thống trị họ mấy ngàn năm nhƣng cũng không chấp nhận cái mới, dẫn đến xảy ra những chuyện dở khóc dở cƣời. Đối với ngƣời phụ nữ bị trói buộc bởi quân quyền trong truyện ngắn Lỗ Tấn, có thể nói họ bị dồn ở thế bị động, không phải tự bản thân họ khƣ khƣ đạo trung quân, mà chính mà cái xã hội họ đang sống làm họ khổ sợ bởi những đạo lí với triều đình, với vua. Trong truyện ngắn Thuốc, ở phần cuối truyện, bà mẹ Hạ Du trong tiết thanh minh ra thăm mộ con “chợt thấy bà Hoa ngồi bệt dưới đất đang nhìn mình thì bà kia ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng hơi đỏ lên vì xấu hổ” [5; tr54], sự xấu hổ đó chính là do con bà, nhƣ ngƣời ta phê phán, là “thằng nhãi con” [5; tr51], “thằng quỷ sứ” [5; tr51]. Trƣớc sự kì thị của ngƣời đời nhƣ thế, mẹ Hạ Du làm sao không xấu hổ, nhƣng vì lòng thƣơng con bà “cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái đường mòn” [5; tr54]_nơi chôn cất những kẻ chết vì bị chém đầu. Ngƣời ta không thể chấp nhận đƣợc một ngƣời hô hào chống lại triều đình, dù đó là một anh hùng, ngay cả mẹ Hạ Du ban đầu vẫn không hiểu đƣợc chí hƣớng của con, bà bị tƣ tƣởng trung quân ràng buộc, khiến bà cũng không thể nào 47 ngẩng cao đầu khi con bà đi làm cách mạng và chết một cách hiên ngang nhƣ thế. Cho đến khi mẹ Hạ Du nhìn thấy vòng hoa trên mộ con, mà mới thấm thía đƣợc nỗi oan ức của con mình, cái tƣ tƣởng trung quân ấy là cái gì đó tàn độc bức chết những tuổi xuân bừng bừng sức sống, không cầm lòng đƣợc, bà mẹ già khóc to: “Du ơi! Oan con lắm Du ơi!” [5; tr56] Đã bƣớc qua đƣợc cái nhìn cay độc của cuộc đời thì cũng có thể gạt đi những đạo lí tàn nhẫn, bà mẹ lớn tiếng khóc con bằng những giọt nƣớc mắt cay đắng, không thể vì bất cứ lí do nào mà kiềm lại đƣợc nữa, bà đã công nhận sự oan ức của con, là đồng thời bà phủ định Hạ Du là giặc và bà tin rằng những kẻ “ăn thịt ngƣời” kia sẽ bị trời phạt. Qua đó có thể thấy, ngƣời ta khi nếm trải nỗi đau trên chính những ngƣời thân yêu nhất của mình mới hiểu đƣợc sâu sắc sự tình. Cả thiên hạ coi Hạ Du là giặc, là kẻ điên, nhƣng chỉ mẹ anh mới hiểu anh không điên, và khi nhìn trên nấm mộ con có những bông hoa trắng xen hồng, từng bông hoa ấy nhƣ thêm một lần mình chứng cái chết của anh là một sự hi sinh vô cùng ý nghĩa. Trong AQ Chính truyện, khi lão Tây giả học đƣợc dăm ba điều từ trƣờng Tây trở về, hắn cắt bỏ đuôi sam đi, điều đó làm cho mẹ và vợ của hắn ta hết sức khổ sở, mẹ hắn thì “khóc bù lu bù loa mấy mươi bận” [5; tr128], còn vợ hắn “cũng nhảy xuống giếng định tự tử ba lần liền” [5; tr128]. Đó nhƣ là một điều cấm kị không đƣợc xảy ra, đuôi sam nhƣ một biểu tƣợng của triều đình phong kiến nhà Thanh, mất đuôi sam thì coi nhƣ mất đầu, nên hắn phải đeo một cái đuôi sam giả, mẹ của hắn đi đâu cũng phải phân trần, chạy tội giúp con rằng: “Cái đuôi sam kia là bị một bọn côn đồ phục rượu cho say rồi cắt mất đi đấy! Lẽ ra cháu nó có thể làm quan to rồi kia…” [5; tr128] Dƣới cái nhìn của ngƣời làng Mùi, không có đuôi sam là một chuyện không thể chấp nhận nên việc gã Tây giả cắt đuôi sam đi đã làm cho mẹ và vợ hắn không còn mặt mũi nào mà nhìn ngƣời khác nữa, khi gã ta đeo cái đuôi sam giả để qua mắt thiên hạ thì càng làm cho ngƣời ta ghét, đặt biệt là AQ, y dùng tƣ tƣởng phong kiến mà phán xét rằng “Đến cái đuôi sam cũng giả nốt thì còn gì là nhân cách? Thế mà con vợ hắn không biết đường nhảy xuống giếng một lần thứ tư nữa cho chết quách đi, thì thứ đàn bà ấy quyết không phải hạng người chính đính…” [5; tr129] Nhân phẩm của một ngƣời phụ nữ lại nằm trên đuôi sam của chồng, chồng không trung 48 thành với “đức Hoàng đế” [5; tr128] thì vợ cũng là ngƣời phụ nữ chẳng ra gì, xã hội có cái nhìn cay độc nhƣ thế, thì hỏi sao mẹ và vợ của lão Tây giả không lao đao khi cái đuôi sam thần thánh bị y cắt mất đi. Cũng là chuyện cái đuôi sam, nhƣng chuyện cái đuôi sam trong Sóng gió lại thật sự tạo nên sóng gió cho gia đình anh chị Bảy Cân. Cuộc cách mạng Tân Hợi diễn ra, trong cơn lốc đó, những chiếc đuôi sam cũng bị cắt xuống nhƣ là một hình thức chứng minh cho sự giải phóng, tuy nhiên, tin đồn vua lại lên ngôi làm cho những ngƣời cắt đuôi sam kia hoang mang cực độ, trong đó có anh Bảy Cân. Tin hoàng đế lại lên ngôi tràn về khu xóm nhỏ yên bình, mâm cơm chiều sum họp của những gia đình nông dân không đầm ấm nhƣ “kẻ văn nhân mặc khách” [5; tr81] đánh giá đƣợc nữa. Anh Bảy từ thành về, lòng nặng trĩu bởi tin tức vừa nghe đƣợc ở quán Hàm Hanh_“một nơi rất nhạy tin” [5; tr83] rằng vua lại lên ngôi. Tin đó đến tai Chị Bảy, ban đầu chị còn vui mừng hi vọng “hoàng ân đại xá” [5; tr83] nhƣng trên chiếc đầu trọc lóc của anh Bảy không còn đuôi sam nữa, đó mới là điều anh đang lo lắng. Và, khi hiểu ra cớ sự, chị Bảy từ lo lắng chuyển sang tức giận, đay nghiến chồng. Chuyện thì cũng không có gì quá nghiêm trọng, vì đó chỉ là lời dồn, khi cụ Bảy Triệu xuất hiện, thì con sóng con dâng lên thành sóng thần. Câu nói của cụ Bảy: “để tóc thì mất đầu, để đầu thì mất tóc” [5; tr86] nhƣ “án tử hình” đối với vợ chồng anh Bảy. Bởi vì cụ Triệu “là một nhân vật quan trọng và là người duy nhất có học vấn trong vòng ba mươi dặm đất này” [5; tr84] nên lời cụ nói không thể sai đƣợc, và còn quán rƣợu Hàm Hanh đã đƣa tin, thì hoàng đế lại lên ngôi không thể nào sai, và chắc chắn sóng gió kéo đến thật rồi. Chị Bảy oán giận chồng và đồng thời nhắc lại lúc anh Bảy cắt bỏ đuôi sam chị đã “nằm khóc suốt ba ngày liền” [5; tr88] để tỏ ý chị phản đối, nhƣng trƣớc đó, nhƣ lời chị Tám Mốt thì chị Bảy từng nói “không có đuôi sam cũng chẳng xấu gì” [5; tr88], sự hiện diện của nhà vua quyết định toàn bộ ý nghĩ và thái độ của một con ngƣời. Còn bà cụ Chín Cân cứ nhắc đi nhắc lại câu “càng ngày càng tệ” và tƣởng nhớ đến cái thời vàng son tốt đẹp nào đó không còn nữa. Cái thời vua yên bình ngồi trên ngôi cao bóc lột của vua, dân đen “bình yên” làm kiếp tôi đòi của mình, đó mới là những ngày hạnh phúc. 49 Có thể thấy, quân quyền đối với ngƣời phụ nữ giống nhƣ một nỗi ám ảnh hơn là một điều gì cần tuân thủ, tôn thờ. Nhƣng họ không làm sao có thể thoát khỏi nanh vuốt sắc ấy, con ngƣời phải sống theo xã hội, dù có đau khổ thì ngƣời phụ nữ chỉ biết phục tùng và chấp nhận mà thôi.. 2.2.2 Nhân vật bị trói buộc trong tư tưởng của một trí thức và cả lễ giáo phong kiến 2.2.2.1 Sự khao khát khẳng định con người mới của một trí thức Tây học Đầu thế kỉ XX những làn gió mới của văn hóa phƣơng Tây tiếp tục thổi lộng cả bầu trời Trung Hoa lạc hậu. Đâu đó đã có những ngƣời bắt đầu thức tỉnh và bƣớc ra ánh sáng, soi mình vào tấm gƣơng của thời đại để thấy đƣợc cái vẻ nhếch nhác của một con ngƣời Trung Hoa u mê lạc hậu, đã từ lâu không còn thấy ánh sáng mặt trời. Họ chính là những trí thức thời đại mới, tiếp thu Tây học, họ khao khát cái gọi là tự do bình đẳng và mải mê chạy theo nó, muốn khẳng định chính mình, nhƣng chính điều đó lại tạo ra cho họ một bi kịch khác, bi kịch của một ngƣời trí thức mải mê chạy theo trào lƣu mới. Trong truyện Tiếc thương những ngày đã mất, Tử Quân là một trí thức Tây học, tƣ tƣởng của cô đã khác rất nhiều so với những ngƣời đàn bà nông dân nhƣ cô Ái hay chị tƣ Thiền. Cô đã bắt đầu tìm đến tình yêu tự do và đấu tranh vì một cuộc hôn nhân có tình yêu, cô dõng dạc tuyên bố “Người em là của em, không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” [5; tr393] và sẵn sàng “to tiếng với ông chứ đến nỗi ông chú giận không nhận nàng là cháu nữa” [5; tr397] chỉ để bảo vệ tình yêu của mình. Cuộc sống của cô thời gian này không có ruộng vƣờn, không cơm áo gạo tiền, chỉ có những câu chuyện thú vị về “cảnh gia đình chuyên chế” “việc phá bỏ tục lệ cũ” [5; tr392] “nam nữ bình đẳng” [5; tr392] mà cô nghe đƣợc từ ngƣời yêu cô, những điều hấp dẫn ấy làm “đôi mắt tò mò” [5; tr392] của Tử Quân “sáng lên một cách hết sức ngây thơ” [5; tr392] đồng thời càng tiếp thêm sức mạnh cho Tử Quân để cô mạnh mẽ bƣớc đi khẳng định chính mình. 50 Trƣớc ánh mắt soi mói của ngƣời đời, ngay cả ngƣời đàn ông nhƣ Quyên Sinh cũng sợ hãi thừa nhận “nếu không giữ gìn cẩn thận, thì cả con người tôi đến phải co rúm lại” [5; tr396] còn Tử Quân “thì bất chấp tất cả, không thèm bận lònhg vì những điều ấy” [5; tr396] tình yêu đã mang lại cho tử Quân một sức mạnh tinh thần ghê gớm, và sự tự khẳng định lại làm cho Tử Quân càng kiêu hãnh, càng kiêu hãnh, cô lại muốn khẳng định mình là một ngƣời phụ nữ không phải loại “nan giải” nhƣ những ngƣời phụ nữ Trung Hoa khác. Nhƣng, ý chí của Tử Quân không bắt nguồn từ ý muốn của chính cô, mà nhƣ một sự chạy theo trào lƣu, cố chạy để đuổi kịp Quyên Sinh để mà xứng đôi với một trí thức Tây học nhƣ anh ta, con ngƣời mới của Tử Quân mạnh mẽ, nhƣng đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn bên trong cô lại là một con ngƣời khác, một con ngƣời còn mạnh mẽ hơn cái lớp vỏ bề ngoài ấy_một con ngƣời Trung Quốc chân chính với những sự ràng buộc về cả tƣ tƣởng lẫn hành động. Tử Quân luôn muốn phủ nhận, chối bỏ nó để có đƣợc đôi mắt khâm phục, sự nể trọng của Quyên Sinh và hơn hết là tình yêu của anh ta. Cô đã lừa gạt chính mình và lừa gạt cả Quyên Sinh, che giấu con ngƣời thật đằng sau vẻ bề ngoài kiêu hãnh, để rồi sau đó khi đã có đƣợc hạnh phúc cô cũng không còn gì để phải đấu tranh, cô đã hoàn toàn yên tâm với tình yêu mà quyên sinh dành cho mình, thì con ngƣời thật của Tử Quân dần dần bộc lộ. Cô đã cố gắng chứng minh bản thân, chạy theo trào lƣu mới nhƣng không hề hay biết hành động đó là tự tay giăng ra cái bẫy để giết chết chính mình. 2.2.2.2 Sự thất bại của việc chối bỏ con người phong kiến của nhân vật nữ trí thức Có thể nói Tử Quân trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất là ngƣời phụ nữ có tƣ tƣởng tiến bộ nhất của thế giới phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Cô mạnh dạng theo đuổi cuộc sống tự do tình yêu và hôn nhân, thoát ly gia đình để làm chủ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, cũng trong chính quá trình vƣơn đến một cuộc sống tự do, Tử Quân đã chối bỏ hoàn toàn con ngƣời phong kiến vẫn tồn tại trong cô. Hành động ấy đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà Tử Quân không lƣờng trƣớc đƣợc, bi kịch bắt đầu khi cô và Quyên sinh về sống cùng nhau, sóng gió từng đợt ập xuống gia đình nhỏ của hai ngƣời. 51 Ngày yêu nhau, Tử Quân kiêu hãnh và mạnh mẽ đã làm cho Quyên Sinh vừa yêu vừa kính nể, nhƣng khi về sống cùng một mái nhà, Tử Quân dần không còn nhƣ trƣớc, cô lao vào công việc bếp nút, chăn nuôi “…nàng bận lắm. Bận việc cửa việc nhà đến nỗi thì giờ nói chuyện gẫu với nhau cũng không có nữa, nói gì đến thì giờ đọc sách và đi chơi!” [5; tr399] Đánh mất con ngƣời tự do, phóng khoáng ngày trƣớc, sau đó tử Quân còn mất luôn cả sự mạnh mẽ, kiêu hãnh ngày nào, khi nghe tin Quyên Sinh bị đuổi việc “thì Tử Quân xưa nay vốn không sợ cái gì, bỗng cũng biến sắc đi” [5; tr401] Quyên sinh thấy buồn khổ vì nàng càng ngày càng trở nên “khiếp nhược hơn trước” [5; tr401]. Nhƣng đó không phải là Tử Quân thay đổi, mà đó mới chính con ngƣời thật của cô, một ngƣời phụ nữ Trung Quốc, dù có đƣợc tắm gội trong biển văn hóa mới, thì cũng không thể thấm tận trong tâm trí đƣợc, con ngƣời mà trƣớc kia cô cố gắng chối bỏ thì nay lại làm chủ lí trí của cô, điều đó làm Quyên Sinh hụt hẫng vì anh cho rằng Tử Quân đã thay đổi. Đó chỉ mới là bƣớc mở đầu cho một cơn sóng gió lớn, những ngày tháng sau khi Quyên Sinh thất nghiệp mới thật là những ngày tháng kinh khủng đối với cả hai ngƣời. Quyên Sinh chật vật kiếm những đồng tiền ít ỏi bằng nghề dịch sách, còn Tử Quân không mấy quan tâm đến sự khổ cực của chồng mà chỉ lo chăm con Tùy và bầy gà, khi nhà không còn gì cho con Tùy ăn, bầy gà cũng bị giết thịt, Quyên Sinh quyết định mang con Tùy bỏ ở ngoại ô. Hành động của Quyên Sinh đã biến cho không khí vốn đã ngột ngạt lại càng ngột ngạt hơn. Bắt đầu từ ngày đó, Tử Quân bao giờ cũng dùng nét mặt lạnh nhƣ băng để dối diện với Quyên Sinh và anh ta thì lại vô cùng sợ hãi điều đó, họ dần dần xa nhau, tình yêu mất nhƣng Tử Quân không hề hay biết, cô vẫn chìm đắm trong sự tức giận vô cớ và tàn nhẫn dành cho Quyên Sinh, trong khi đó gánh nặng tính mạng của cô vẫn đặt trên vai anh ta. Từ rất lâu Tử Quân không còn đọc sách, những điều tủn mủn vặt vãnh chiếm hết thời gian của cô, cô chết mòn trong chính sự lạnh lùng cá nhân của mình. Cho đến khi Quyên Sinh nói không còn yêu cô nữa thì: “Mặt nàng bỗng tái dần rồi vàng ệch ra như người chết, rồi trong nháy mắt lại trở lại bình thường, cặp mắt nàng lại ánh lên một niềm trong trắng ngây thơ. Nàng nhìn quanh quẩn như đứa trẻ 52 đói khát tìm người mẹ hiền…” [5; tr412] Đó là một đòn đả kích mạnh mẽ đối với Tử Quân, có lẽ cô chƣa bao giờ nghĩ rằng ngƣời đàn ông dã từng quỳ xuống chân cầu hôn cô lại nói không còn yêu cô nữa. Lỗ Tấn từng viết: “Đời người khổ nhất là tỉnh mộng rồi, nhưng không có con đường nào mà đi hết. Người nằm mộng là người sung sướng; giá thử không thấy có con đường nào đi được, thì tốt hơn hết là đừng đánh thức người ta tỉnh dậy”. [6; tr43] Quyên Sinh đã đánh thức Tử Quân, muốn cô tỉnh mộng nhìn thẳng vào sự thật nhƣng khi cô tỉnh mộng rồi, hiện thực tàn nhẫn ấy chỉ đẩy Tử Quân vào trong tuyệt vọng. Không có đƣờng nào khác để đi, cũng không còn có thể ở lại bên ngƣời đàn ông mà cô đã từng hết lòng tin yêu đó, cô lựa chọn quay về với gia đình, cam chịu sự nghiêm khắc của cha và sự khinh bỉ của những ngƣời xung quanh. Sự tồn tại đầy mâu thuẫn của con ngƣời phong kiến và con ngƣời trí thức Tây học trong Tử Quân là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của cô, cô đã không thể dung hòa hai con ngƣời ấy lại càng không thể loại bỏ một trong hai nên mới bị dằn vặt đau khổ nhƣ thế. Tử Quân chết nhƣng mâu thuẫn ấy vẫn tồn tại ở những ngƣời phụ nữ trí thức khác. Cái chết của Tử Quân đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với những ngƣời phụ nữ tiến bộ đƣơng thời, làm cho họ tỉnh mộng và hơn thế là đòi hỏi họ tự tìm con đƣờng cho mình, chứ không thể mãi mãi chìm đắm trong trong mộng mị để rồi phải chết trong đau khổ và tuyệt vọng nhƣ Tử Quân. 2.3 Nhân vật phụ nữ theo đuổi tƣ tƣởng bình đẳng 2.3.1 Nhân vật bước đầu có tư tưởng bình đẳng Trung Hoa đƣợc mệnh danh là cái nôi của Nho giáo_loại tƣ tƣởng đặc biệt gò bó, trói buộc hà khắc đối với ngƣời phụ nữ. Ngƣời phụ nữ Trung Hoa mấy ngàn năm tuân thủ những tục lệ đó, thu mình vào một khuôn khổ, không dám phản kháng. Vì thế, tiếng nói đòi bình đẳng của ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn là một bƣớc chuyển lớn đối với ngƣời phụ nữ Trung Hoa, dù hành động đó chỉ là của một cá nhân, mang tính tự phát nhƣng lại mang ý nghĩa vạch trần thực tại, thức tỉnh những ngƣời phụ nữ đƣơng thời. Đặc biệt những ngƣời phụ nữ đi những bƣớc đầu tiên ấy lại đặt một nền tảng vững chắc cho sự nổi loạn sau đó. Hƣớng đến sự bình đẳng, truyện ngắn Lỗ Tấn đề cập đến dạng phụ nữ tìm kiếm sự bình đẳng trong chính gia đình của mình, đó là bà Xƣớc, bà Tƣ Minh, Chị Bảy Cân. 53 Trong truyện ngắn Tết Đoan Ngọ, Bà Xƣớc là ngƣời phụ nữ của gia đình, chồng bà vừa làm công chức, vừa làm giáo viên. Đối với chồng, ngƣời phụ nữ này không lấn át ông ta, nhƣng bà cũng không luồn cúi phục tùng. Chồng của bà, ông Xƣớc, là một trí thức thuộc dạng “thùng rỗng kêu to” tính ích kỉ lại hay sĩ diện hảo, vì làm cùng một lúc hai nghề, có hai nguồn lƣơng nên khi nhà nƣớc nợ tiền lƣơng giáo viên hơn nửa năm, các bạn đồng nghiệp đều liên hiệp lại đòi tiền chính phủ, trong khi đó ông ta dửng dƣng nghĩ: “như thế là là không suy nghĩ chín chắn lại sinh chuyên kêu ca” [5; tr187], còn về phần ông ta thì “miễn còn có món lương về chức quan đủ ăn tiêu thì thôi” [5; tr187]. Đối với các đồng nghiệp nhƣ thế, đối với vợ con ông ta cũng đối xử không hơn mấy, vì tính sĩ diện của mình, ông ta bỏ mặc sự túng quẩn của gia đình. Trƣớc một ngƣời đàn ông nhƣ thế, Bà Xƣớc đã bắt đầu có sự phản ứng, không ít lần bà nhìn thẳng vào mặt chồng mà nói chuyện, đến khi bà tức giận, thì bà không nhìn đến mặt ông ta nữa. Đối với đạo lí phong kiến, ngƣời phụ nữ đứng trƣớc chồng phải cung kính, lễ phép. Tuy nhiên, trong một gia đình mà ngƣời trụ cột lại để vợ con nheo nhóc, trong khi đó lại lớn tiếng nói đạo lí thì không thể chấp nhận đƣợc nữa. Giữa họ đã bắt đầu có những “cuộc thảo luận” [5; tr185] mà không phải là sự thị uy, dạy dỗ của chồng đối với vợ nữa. Tuy sự bình đẳng của hai ngƣời nằm trong khuôn khổ, trong sự thỏa thuận và ngƣời vợ có phần lép vế so với chồng nhƣng sự thật là ngƣời vợ đã bắt đầu cho thấy tiếng nói của mình trong gia đình. Ngƣời phụ nữ muốn giữ cho gia đình yên ấm thì luôn thuận theo ý chồng, nhƣng trƣớc thái độ không kể gì đến lẽ phải của ông Xƣớc thì bà “không phụ họa theo ông ta mà thường xuyên đưa ý kiến riêng ra, lại có những cử chỉ đường đột nữa…” [5; tr192] Những hành động ấy của bà Xƣớc cho thấy một ngọn lửa phản kháng đang âm ỉ cháy trong tâm thức bà và chỉ chực chờ bùng nổ, cơm áo gạo tiền không cho phép bà tôn sùng chồng và phụ họa theo ông ta với những lí thuyết trên trời. Sự sĩ diện hảo và thói ích lỷ, cá nhân của ông Xƣớc đã dồn bà Xƣớc vào tình thế “tức nước vỡ bờ”, mặc dù sau đó bà Xƣớc vẫn không thể mạnh mẽ trụ vững trƣớc sự “biến sắc” trên mặt chồng. 54 Tuy vậy, một cuộc sống mà vợ chồng đều cần phải có tiếng nói trong gia đình đã hình thành ở đâu đó, và sự phản ứng của bà Xƣớc chỉ là cái nền trong công cuộc hƣớng đến sự bình đẳng của ngƣời phụ nữ. Cũng nhƣ bà Xƣớc, bà Tƣ Minh trong Miếng xà phòng cũng là một ngƣời phụ nữ đã không thể tiếp tục cúi đầu cam chịu sự bản chất giả dối, gia trƣởng của chính chồng mình. Ông Tƣ Minh chồng bà là loại lƣu manh ẩn sau cái vẻ trí thức, mở miệng ra là ca ngợi giáo lí, hiếu đạo, nhƣng lại không có đƣợc mấy chữ nghĩa trong đầu, tâm tính lại vô cùng hạ lƣu, khi hai tên vô lại ngoài chợ đùa nhau về cô gái ăn xin lo cho bà ngoài chợ rằng: “Cậu đừng chê con bé bẩn thỉu, cậu cứ đi mua cho nó hai miếng xà phòng rồi tắm rửa kì cọ cho nó thật sạch sẽ, thế là mê đấy nhé!” [5; tr302] nghe thế, ông ta tỏ vẻ bất bình và mắng hai tên ấy là “hai thằng đểu giả, ăn nói bừa bãi” [5; tr302] nhƣng bản thân lại đi đến cửa hàng và mua một bánh xà phòng về cho vợ. Bản chất đê hèn của ông ta lộ rõ khi đƣa bánh xà phòng cho vợ, “mắt thì nhìn chằm chặp” [5; tr302] vào cổ vợ mình, nơi bám đầy ghét. Có lẽ ông ta tin rằng, vợ ông nếu dùng miếng xà phòng ấy mà kỳ cọ sạch sẽ thì sẽ “mê đấy”. Bà Xƣớc đã không bỏ qua cái nhìn đó cho ông ta và càng không bỏ qua cái cách mà ông ta kể về cô gái ăn xin, với sự nhạy cảm của một ngƣời phụ nữ và có lẽ còn có thêm sự hiểu biết về chồng mình, bà đã nhìn thấu suy nghĩ của ông Tƣ Minh. Ngay trên mâm cơm chiều, đáng lẽ ra đó phải là giờ khắc đoàn tụ hạnh phúc của gia đình thì một cuộc đấu khẩu bắt đầu. Một ngƣời trí thức nhƣ ông Tƣ Minh lại tranh ăn với con từng cọng rau, tranh không đƣợc lại đâm ra bực dọc, còn bà Tƣ thì vẫn chƣa thể dẹp bỏ cơn tức giận về sự hèn hạ của của chồng mình, bà lên tiếng bênh con, nhƣng không hẳn trong tâm bà thực sự chỉ vì bênh vực con mà đang muốn xả giận cho chính mình, trƣớc sự dối trá của chồng, tâm tính hèn hạ lại lên tiếng dạy dỗ con “lẽ phải” làm bà không nhịn đƣợc mà tức đến đôi má hóp của bà phùng ra “mặt tái đi, hai con mắt xếch ánh lên rất dễ sợ” [5; tr305], sự phản ứng của bà Tƣ nhƣ một cơn bão ngầm chợt bùng nổ, sự nhẫn nhịn của một ngƣời vợ đã không thể duy trì khi bị chạm vào tự ái, ý nghĩ xấu xa của ngƣời chồng buộc bà không thể mãi im hơi lặng tiếng. Tồn tại trong một xã hội mà ngƣời chồng luôn ở một vị thế cao hơn vợ mình, dù là một gã không ra gì vẫn nghiễm nhiên có đƣợc sự tôn trọng của vợ con, nhƣng trong tình huống này, sự tôn trọng đó không còn tồn tại nữa, ngƣời vợ 55 vạch trần bộ mặt đạo đức giả của chồng trƣớc mặt con cái, phản ứng của bà Tƣ làm cho ông Tƣ Minh “đổ mồ hôi hột” [5; tr306] nhƣ ngƣời ta tập bát quái quyền, chứng minh ông ta thật sự bị đả kích và lúng túng trƣớc thái độ của vợ mình. Vấn đề về sự bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng đƣợc đặt ra, ngƣời phụ nữ đã không còn cam chịu nữa, họ ý thức đƣợc vị trí của mình trong gia đình và quyền lực tuyệt đối của ngƣời chồng bị lung lay, đặc biệt khi đạo đức của những ngƣời làm trụ cột trong gia đình ngày càng tha hóa. Trong Sóng Gió cũng nhƣ thế, tiếng nói bình đẳng đƣợc chị Bảy Cân thể hiện trong tính cách đanh đá và hành động đay nghiến chồng. Có thể thấy một điều chị Bảy gần nhƣ lấn lƣớt chồng mình chứ không hề phục tùng. Khi biết việc anh Bảy mất đuôi sam sẽ gây ra sóng gió cho gia đình, nhiều lần chị đay nghiến, mắng nhiếc anh, thậm chí chị ta còn “giơ đũa, chỉ vào mặt chồng” [5; tr87]. Một hành động đối với giáo lí phong kiến có thể liệt vào tội bất kính. Có thể thấy một điều, những ngƣời phụ nữ bắt đầu cho thấy tiếng nói của mình trong gia đình mình là những ngƣời phụ nữ có chồng không ra gì, đối với bà Xƣớc thì chồng bà là một trí thức nhƣng lại hay sĩ diện hảo nhƣng tự cho mình hơn ngƣời, còn bà Tƣ, chồng bà cũng là một trí thức, nhƣng tƣ tƣởng của ông ta lại xấu xa, thấp hèn. Phần anh Bảy Cân, anh ta “ở nông thôn nhưng vốn có ý hay bay nhảy, đua đòi” [5; tr82], nên không có đƣợc sự tôn trọng của vợ. Vị trí thống trị trong gia đình của ngƣời đàn ông đã lung lay, mầm mống của sự bình đẳng trong gia đình đƣợc hình thành cùng với sự phát triển và cả sự rối loạn của xã hội thời bấy giờ 2.3.2 Nhân vật theo đuổi đấu tranh đòi quyền bình đẳng Từ nhân vật phụ nữ bƣớc đầu có tƣ tƣởng bình đẳng, truyện ngắn Lỗ Tấn xuất hiện nhân vật phụ nữ theo đuổi con đƣờng đấu tranh vì sự bình đẳng, đó chính là Cô Ái trong Ly Hôn_đỉnh cao của tƣ tƣởng bình đẳng trong gia đình. Khác với những ngƣời phụ nữ trƣớc đó, cuộc hôn nhân của Ái đã đến bên bờ vực thẳm, nói đúng hơn là hạnh phúc gia đình cô vốn dĩ đã không có, quan hệ hôn nhân thì vì không thể thỏa thuận điều kiện ly hôn nên mới chƣa giải quyết ổn thỏa, thực chất đã hai năm họ không còn sống cùng nhau. Ái là cô gái nông thôn, tính tình có chút đanh đá, chanh chua và mạnh mẽ. Chồng phản bội cô và có quan hệ bất chính với một ngƣời đàn bà khác nhƣng lại 56 không hối lỗi lại đánh đập Ái, tìm cớ để ruồng rẫy, đòi ly hôn. Nhƣng ý định của anh ta không thực hiện đƣợc, với bản tính mạnh mẽ, Ái không chấp nhận sự thua thiệt trong cuộc hôn nhân đó khi cô đƣợc gia đình chồng cƣới xin hẳn hoi nhƣng lại định quăng ra vài đồng bạc để ném cô ra khỏi nhà, và Ái quyết tâm theo đuổi kiện gia đình chồng, suốt hai năm ròng rã nhƣng ý chí của cô không hề giảm đi. Cô quyết tâm “Gạt tôi ra là không được. Ông lớn Thất cũng thế mà ông lớn Bát cũng thế thôi. Tôi phải làm cho nhà chúng nó vong gia bạn sản đi mới chịu” [5; tr443]. Nỗi bất bình đó không chỉ xuất phát từ việc bị chồng phản bội mà còn có sự bất công trong một vụ xử ly hôn, phần thiệt thòi luôn thuộc về ngƣời phụ nữ và Ái không chấp nhận điều đó dù cho cụ Úy “đã khuyên nhỏ” [5; tr443] cô ba bốn lần còn cha cô thì “nghe chúng nó nói xin đền tiền thì mắt cũng mờ đi”.[5; tr443] Quyết tâm nhƣ thế nên khi gặp cụ lớn Thất, tuy có chút sợ sệt nhƣng cô vẫn “mạnh dạn” nói lên suy nghĩ của mình. Nhƣng những lời nói, những lí lẽ của cô không thể lọt một câu nào vào tai những ngƣời “có chữ nghĩa” [5; tr448] cả, những ngƣời mà theo cô là “đèn giời” [5; tr449], không gì qua mắt đƣợc lại phán cho cô một câu “nhà chồng người ta bảo “cút” thì cô cũng phải cút thôi” [5; tr450] để thuyết phục Ái xử sự theo hòa khí. Đứng trƣớc sự ngang ngƣợc đó, Ái vẫn kiên nhẫn nhƣng chút lòng quyết tâm của cô một lần nữa bị quan quyền bóp chết, kết quả của vụ kiện vẫn không thay đổi và Ái đành giữ lấy cơn uất ức nghẹn ở ngực mà ra về, bởi ở chốn những kẻ học rộng tài cao “lắm chữ nghĩa” và sáng suốt nhƣ “đèn giời” kia cô “thấy mình lẽ loi quá” [5;450]. Đó là nơi lẽ phải không thể nào tồn tại đƣợc, chỉ có tiền và quyền lực mua chuộc lẫn nha. Con đƣờng đi tìm sự bình đẳng đầy chông gai ròng rã hai năm trời của Ái cuối cùng cũng thất bại. Tuy nhiên, tinh thần theo đuổi sự bình đẳng trong hôn nhân của cô là không thể phủ nhận. Điều đó chứng minh niềm tin mà cô đặt vào sự bình đẳng ấy là vô cùng to lớn, và cô cũng ý thức đƣợc rằng cô cần đƣợc bình đẳng với chồng trong việc quyết định về cuộc hôn nhân của họ, một ngƣời vợ đƣợc cƣới hỏi hẳn hoi không thể nào bị ném ra khỏi cuộc hôn nhân của mình bằng vài đồng tiền bồi thƣờng. Có thể nói tƣ tƣởng bình đẳng là một biến chuyển to lớn trong nhận thức của ngƣời phụ nữ Trung Hoa thời bấy giờ, bởi so với những biến cố trong cuộc sống 57 dẫn đến tƣ tƣởng bình đẳng của họ thì tƣ tƣởng phu quyền có lịch sử dài hơn rất nhiều. Cùng với sự biến chuyển của xã hội thì ngƣời phụ nữ cũng từng bƣớc từng bƣớc đi đến con đƣờng tự giải phóng chính mình. 2.4 Nhân vật phụ nữ theo đuổi giải phóng cá tính 2.4.1 Nhân vật bước đầu muốn giải phóng cá tính Trong một xã hội mà ngƣời phụ nữ luôn đƣợc liệt vào tầng lớp dƣới, phải cam chịu tất cả mọi bất công trong cuộc đời đã có không biết bao nhiêu kiếp ngƣời chết khô héo dƣới những giáo lí hà khắc, đạo tam tòng, trọng phu quyền. Nhƣng tức nƣớc thì vỡ bờ, giáo lí áp bức phụ nữ tồn tại đƣợc mấy ngàn năm bởi sự hùng mạnh của hệ thống quan quyền, quân quyền đứng sau hậu thuẫn và tôn vinh nó. Nhƣng làn sóng cách mạng Tân Hợi đã làm lung lay căn cơ của những giáo lí hà khắc đó, những gã đàn ông vin vào giáo lí bảo vệ chính mình cuối cùng cũng lộ ra bộ mặt thật đạo đức giả, ngƣời phụ nữ luôn cam chịu đã bắt đầu thức tỉnh, nhƣng trƣớc hết đó là hiện thực đập vào mắt họ, ngƣời đàn ông là trụ cột gia đình lại là những kẻ thấp hèn, giả dối, chính vì điều đó mà ngƣời phụ nữ không gò mình cam chịu nữa, họ phá tung chiếc lồng giam hãm mình, bắt đầu có ý thức giải phóng cá tính. Những ngƣời phụ nữ nhƣ thế xuất hiện không ít trong truyện ngắn Lỗ Tấn, có thể kể đến chị Bảy Cân, thím Tƣờng Lâm, Ái… Trong Lễ cầu phúc, thím Tƣờng Lâm là một ngƣời phụ nữ mạnh mẽ, gan dạ. Khi mẹ chồng bắt thím về, gả đi nhƣ bán một món hàng mặc cho việc ngƣời đàn bà lấy hai chồng là tội lỗi (theo quan niệm phong kiến) và không phải bản thân thím tự nguyện mà là ngƣời ta bắt ép, thím thà chết chứ không muốn mang tội là kẻ bại hoại phong hóa, thế là thím liều mình đập đầu tự vẫn. Dù sau đó thím cũng chấp nhận số phận, nhƣng chút nổi loạn đó cũng cho thấy một bƣớc tiến triển trong nhận thức của ngƣời phụ nữ lao động vốn dĩ chỉ biết cúi đầu chấp nhận số phận. Trong Sóng gió, Chị Bảy Cân là ngƣời phụ nữ nông dân với tính cách có chút đanh đá, trong gia đình, chị luôn chủ động lên tiếng đƣa ra chủ kiến của mình, chị không im lặng và phục tùng tất cả lời nói của nhà chồng, cho dù đó là ai, nếu nói không đúng, chị lập tức phản ứng. Trong truyện có một đoạn bà Chín Cân nghĩ đến việc “thời bây giờ, cái gì cũng chẳng ra làm sao cả” [5; 81] bởi trời càng ngày càng nóng nực, hạt đậu thì cứng, trẻ con càng ngày càng ít cân hơn ông và bố, nên bà nói 58 to: „Thật là càng ngày càng tệ” [5; tr81]. Câu nói ấy nhƣ câu thần chú của bà cụ, có lẽ chị Bảy Cân đã nghe không ít lần, nên chị “giận dữ” nói: “Bà lại cứ nói thế! Con Sáu cân lúc đẻ ra chẳng phải cân được sáu cân năm lạng là gì? Cân ở nhà ngày trước là loại cân riêng, loại cân mười tám lạng. Chứ dùng đúng lại cân mười sáu xem, con bé cũng phải được già bảy cân đấy! Cháu cho rằng ngày trước ông cố và ông nội con bé cũng chưa chắc đã đủ tám chín cân đâu! Có lẽ hồi ấy dùng cân mười bốn lạng…” [5; tr82] Khi bà cụ Chín Cân lại than vãn “Càng ngày càng tệ!” [5; tr82] chị Bảy vẫn lại muốn trả lời, nhƣng chƣa kịp thì chồng của chị về, nên cuộc “tranh luận” giữa họ dừng ở đó. Xét về cách xử sự của con cháu đối với ông bà thì hành động của chị Bảy Cân là quá đáng, tuy nhiên, nhìn lại cách nhận định của bà lão Chín Cân thì có thể thấy, bà hay ca thán và có cái nhìn khắc nghiệt đối với cuộc sống thực tại, lại luôn ca ngợi một cuộc sống “hồi bà còn trẻ” [5; tr81] mà không ai biết thực hƣ ra sao. Chính chị Bảy Cân đã tỏ ra nghi ngờ trƣớc những lời của bà cụ Chín Cân, bộc lộ một cách thẳng thắng suy nghĩ của mình: “Cháu cho rằng ngày trước ông cố và ông nội con bé cũng chưa chắc đã đủ tám chín cân đâu! Có lẽ hồi ấy dùng loại cân mười bốn lạng...”. [5; tr82] Đó là sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ không cùng chung tiếng nói, không thể nào hiểu đƣợc nhau, bà cụ cứ mãi mơ về quá khứ, chê bai hiện tại và điều đó làm cô cháu dâu của bà bức xúc. Không chỉ phản ứng với bà cụ Chín Cân, chị còn đay nghiến chồng vì vua lại lên ngôi, mà anh đã cắt mất đuôi sam, không có đuôi sam thì chết chắc. Hiếm khi lại đọc đƣợc cảnh một ngƣời đàn bà mắng chồng nhƣ thế, bao nhiêu tức giận là bao nhiêu lo lắng, và tất cả những điều đó chị không hề che giấu, tính cách thẳng thắng, có chút nóng nảy, chua ngoa, tuy nhiên cũng không thiếu sự chất phác đôn hậu, chị yêu chồng, nhƣng không sợ và quỳ lụy trƣớc anh, dù không phải không có phần kiên nể. So với Thuận bệnh đau không dám nói, thì chị Bảy quả có sự nổi loạn trong tính cách cũng nhƣ hành động. Ái trong Ly hôn cũng có thể nói thuộc dạng nhân vật này, tuy là cô chủ yếu chỉ muốn đi đòi lại công bằng cho mình, nhƣng trên con đƣờng đó, cô đồng thời cũng bộc lộ rõ tính cách của mình là một ngƣời phụ nữ gan dạ, có tinh thần phản kháng, cô lớn tiếng mắng bố chồng và chồng, đứng trƣớc cƣờng quyền, tuy rất sợ, nhƣng cô vẫn không từ bỏ lí lẽ của mình, cô mạnh mẽ theo đuổi mục đích và chỉ bỏ 59 cuộc khi không còn một tia hy vọng nào. Cô đã bƣớc ra khỏi đám đông phụ nữ nông thôn phục tùng, khép nép nhu nhƣợc, trở thành một cô Ái dám nghĩ, dám nói, dám làm, dù là một mình đơn độc, không mấy ai ủng hộ cô, nhƣng hành động của Ái cũng khơi lên không ít những ngọn lửa đấu tranh âm ỉ cháy trong tâm trí những phụ nữ vẫn đang bị áp bức khác, chỉ chực chờ cơ hội vùng lên. 2.4.2 Nhân vật là đỉnh cao của việc theo đuổi giải phóng cá tính Có thể nói sự xuất hiện của vấn đề giải phóng cá tính ở ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chịu nhiều ảnh hƣởng từ những chuyển biến của xã hội, và đặc biệt là ngƣời phụ nữ là đỉnh cao theo đuổi giải phóng cá tính, đó là dạng phụ nữ trí thức thế hệ mới, tiếp thu nhiều nền văn hóa mới, tiêu biểu chính là Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất Tử Quân, một cô gái dịu dàng nhƣng không kém phần quả cảm, một trí thức Tây học dù vẫn còn ít nhiều ảnh hƣởng của phong kiến, tuy nhiên, cô là ngƣời phụ nữ đầu tiên trong tác phẩm Lỗ Tấn dám dõng dạc tuyên bố: “Người em là của em, không ai có quyền can thiệp vào đời em cả” [5; tr393], Tử Quân nói ra câu ấy “hết sức rành rọt, kiên quyết, trầm tĩnh”. [5; tr393] Cô cũng là ngƣời phụ nữ đầu tiên dám thể hiện khát khao một tình yêu và cuộc sống hạnh phúc để rồi mạnh dạng bƣớc trên dƣ luận, đi qua con đƣờng đầy những lời chỉ trích để đến với hạnh phúc của riêng mình. Trƣớc cái nhìn soi mói của những ngƣời xung quanh, Tử Quân luôn giữ đƣợc dáng vẻ “Mắt nhìn thẳng về phía trước, nàng bước đi một cách kiêu hãnh”. [393] Khi cùng Quyên Sinh đi tìm nhà, trên đƣờng thỉnh thoảng có những con mắt nhìn họ “tò mò, chế nhạo, đểu cáng, khinh bỉ” [5; tr396] đến Quyên Sinh cũng phải thừa nhận “nếu không giữ gìn cẩn thận, thì cả con người tôi đến phải co rúm lại” [5; tr396] nhƣng Tử Quân thì “nàng thì bất chấp tất cả, không thèm bận lòng vì những điều ấy, cứ khoan thai, bình tĩnh bước tới, thản nhiên như chốn không người”. Khi Quyết định xây dựng một gia đình nho nhỏ cùng quyên Sinh, Tử Quân không hề có tƣ tƣởng phụ thuộc mà “bán đôi hoa tai và chiếc nhẫn vàng duy nhất” [5; tr397] của mình để góp phần vào gia đình nhỏ của hai ngƣời_tƣơng lai hạnh phúc của nàng mà vì điều đó, có lần nàng đã “to tiếng với ông chú đến nỗi ông chú giận không nhận nàng là cháu nữa” [5; tr397] 60 Hành động của Tử Quân nhƣ một cú giáng mạnh mẽ vào thành trì mục ruỗng của xã hội phong kiến đƣơng thời, khiến nó không khỏi lung lay, khiến những kẻ bảo vệ nó không khỏi hốt hoảng. Tuy nhiên, thành công của Tử Quân chỉ đạt đƣợc một nửa, khi cô lại trở về với cuộc sống đầy những lo toan vặt vãnh, cô thoát từ chiếc lồng này bay vào một chiếc lồng khác, ban đầu có vẻ nguy nga, lộng lẫy với cái tên tự do, hạnh phúc, tuy nhiên, nó thật ra cũng chỉ là một chiếc lồng, mà chính bản thân cô đã tạo nên chiếc lồng đó, không gian bức bách khiến Quyên Sinh mệt mỏi và dần dần, anh vùng vẫy để thoát ra, tình yêu giữa họ rạn nứt. Quyên Sinh không chỉ mệt mỏi và còn thất vọng, bởi cuối cùng, Tử Quân cũng chỉ là một ngƣời phụ Trung Hoa, lớn lên ở Trung Hoa, là con của một ông bố bà mẹ Trung Hoa, tinh thần phản kháng của cô giống nhƣ con diều, bay cao và xa nhƣ thế, nhƣng thực chất rất mong manh, dây diều đức và Tử Quân lạc lối, cô hoang mang khi tình yêu mất, lí tƣởng cũng không còn, cô trở về gia đình mình với những lời miệt thị, ánh mắt khinh khi, Tử Quân chết trong sự ghẻ lạnh của cuộc đời. Giá mà cô đừng quyết định nếu bản thân cô không đi đƣợc đến cùng, giá mà cô không quay đầu lại, mãi mãi kiên định nhƣ ban đầu thì không bao giờ tự tạo cho mình một kết cục không có lối thoát. Đó nhƣ một lời khuyên cho những ngƣời phụ nữ tiến bộ muốn vùng lên, mọi sự phản kháng đều phải mạnh mẽ nhƣng cũng phải có một nền tảng vững chắc không thể xô đổ, không nên nhƣ Tử Quân, cô phản kháng vì tình yêu, và khi mất đi tình yêu, ý chí của cô cũng không còn và đành buông xuôi nhƣ thế, cô nhƣ chú chim lạc loài trong mƣa bão, cái chết là lối thoát duy nhất cho bi kịch của Tử Quân. 61 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ. 3.1 Thái độ “Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh” của Lỗ Tấn đối với ngƣời phụ nữ 3.1.1 Quan điểm của Lỗ Tấn về người phụ nữ Thế giới trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có thể ví nhƣ một đất nƣớc Trung Hoa thu nhỏ mà ngƣời đọc có thể chọn lựa tiếp xúc với từng khía cạnh. Trong xã hội đó, ngƣời phụ nữ từ những kẻ thuộc lớp ngƣời không đƣợc chú ý đến đƣợc Lỗ Tấn đƣa lên thành một trong những dạng nhân vật trung tâm của xã hội, những khía cạnh cuộc sống của họ bao giờ cũng có một mối quan hệ mật thiết với diễn biến của thời cuộc, phản ánh xã hội đồng thời cũng phản ánh nhận thức của tác giả về thân phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội đƣơng thời. Trong quan điểm của mình, trƣớc tiên Lỗ Tấn khẳng định vị trí của ngƣời phụ nữ trong xã hội. Họ không phải một con rối, một con vật hay cỗ máy, họ là con ngƣời có “hỉ, nộ, ái, ố”, và hơn hết, họ cần đƣợc sống cho ra sống. Lỗ Tấn đã để nhân vật Tƣờng Lâm tự vẫn khi bị mẹ chồng bắt về gả bán, nhƣ một sự phẫn nộ thím không phải là một món hàng để ngƣời ta mặc tình mua qua bán lại, cho dù đó là ai đi chăng nữa. Tác giả lại cho cô Ái đi kiện gia đình nhà chồng khi chồng cô ngoại tình, ruồng bỏ cô. Thông qua Ái, Lỗ Tấn đã dấy lên khái niệm bình đẳng trong hôn nhân, ngƣời phụ nữ khi lấy chồng, đƣợc cƣới hỏi hẳn hoi, sau đó luôn phải phục tùng gia đình chồng, nhƣng họ lại có thể bị đẩy ra khỏi cuộc hôn nhân bất cứ lúc nào, điều đó là không công bằng. Ngƣời phụ nữ không phải một đồ vật, muốn vứt bỏ là vứt bỏ, họ ý thức đƣợc giá trị của mình và cũng ý thức đƣợc việc nhà chồng đối xử tệ bạc với mình không thể nào coi là tất nhiên đƣợc, cô quẳng cả lễ giáo phong kiến vào sọt rác, gọi chồng là “thằng chó đểu”, gọi bố chồng là “thằng chó già” và nhất định không để cho bọn ngƣời tàn nhẫn dùng vài đồng bạc để ném cô ra đƣờng. Tuy nhiên, dù là ý thức đƣợc giá trị của bản thân, muốn khẳng định vị trí của mình trong xã hội nhƣng ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn thƣờng là những con ngƣời bất hạnh, đồng nhất với quan điểm “Ai kỳ bất hạnh” của tác giả. Họ không 62 thể nào chạy trốn đƣợc sự bất hạnh nhƣ một bức màn khổng lồ trùm lên cả xã hội Trung Hoa thời bấy giờ. Trong bài tạp văn Về phụ nữ, Lỗ Tấn từng viết: “Trong thời kì quốc nạn, tựa hồ phụ nữ cũng phải đặc biệt chịu cực nhục hơn…Chế độ xã hội này ép họ trở thành nô lệ, dưới mọi hình thức, rồi còn đổ lên đầu họ bao nhiêu là tội lỗi” [6; tr164] Trong truyện ngắn Trong quán rượu, nhân vật A Thuận là một cô gái trẻ nhƣng sự bất hạnh cũng không buông tha cô, Thuận bất hạnh từ nhỏ, mẹ mất sớm, một tay cô lo cho em và ông bố, bệnh đau cô cũng âm thầm chịu đựng một mình không than phiền với ai. Mơ ƣớc duy nhất của Thuận là có một chiếc nơ nhung màu đỏ nhƣng không bao giờ có đƣợc, còn bị bố đánh chửi, ngay cả ngƣời chồng hứa hôn của Thuận, ngƣời duy nhất Thuận có thể đặt hi vọng sẽ cho Thuận một cuộc sống khác hơn cô cũng không gặp đƣợc anh ta một lần, để rồi bệnh tật và sự thất vọng khi nghe ông bác của Thuận nói xấu chồng cô quật ngã Thuận, cô chết, một cái chết của một con ngƣời cô đơn và cam chịu cho đến hơi thở cuối cùng, cô sống nhƣ vốn chƣa từng tồn tại, không biết phản kháng, chỉ âm thầm lặng lẽ chịu đựng để đi qua những tháng ngày tuổi thơ mất mẹ, âm thầm chịu đựng chăm sóc em và cha, âm thầm gậm nhấm nỗi lo lắng và đến khi Thuận chết, cuộc sống của cô không có lấy một ngày vui. Ngƣời phụ nữ lao động khổ nhƣ thế, ngƣời phụ nữ có chồng là trí thức, cuộc sống khấm khá hơn cũng không thoát khỏi. Trong truyện Tết đoan Ngọ, chồng bà Xƣớc vừa giáo viên, vừa là quan chức nhà nƣớc, có thể nói bà cũng là một ngƣời có địa vị. Tuy nhiên, ai biết đƣợc bà phải trông chờ từng đồng lƣơng của chồng, cơm áo gạo tiền, lại học phí của con bủa vây bà trong khi đó chồng bà thì lúc nào mở miệng ra cũng chữ nghĩa, nhƣng vợ con nheo nhóc thì ông ta không màng, sự vô trách nhiệm của chồng khiến bà khổ sở, dù không im hơi lặng tiếng chịu đựng tất cả nhƣng sự bất bình của bà Xƣớc không làm sao tác động đƣợc đến ngƣời chồng vô tâm ấy. Bên cạnh đó, ngƣời phụ nữ là trí thức trẻ, tiếp thu cuộc sống mới cũng phải chịu không ít bất hạnh. Đó là Tử Quân trong truyện Tiếc thương những ngày đã mất. Cô là một trí thức tiếp thu tƣ tƣởng về một cuộc sống mới và muốn vƣơn lên làm chủ cuộc đời mình. Cô yêu Quyên Sinh, một trí thức cũng ủng hộ tự ho yêu 63 đƣơng hôn nhân và họ quyết tâm cùng nhau xây dựng một gia đình của riêng họ, những ngày đầu yêu nhau say đắm, cuộc sống của họ tuy không sung sƣớng nhƣng lại vô cùng hạnh phúc, họ nhƣ tách ra khỏi cuộc sống phức tạp, nhƣng, chính vì họ tách mình ra khỏi cuộc sống hiện tại nên khi Quyên Sinh thất nghiệp, họ từ thiên đƣờng rơi xuống mặt đất, hiện thực bắt buộc họ phải đối mặt, việc Quyên Sinh thất nghiệp là một cơn bão làm chấn động tinh thần Tử Quân, sự kiêu hãnh kiên cƣờng của cô ngày trƣớc mất đi, cô lao vào nuôi gà, chăm chó, cơm áo gạo tiền, những lo toan vặt vãnh chiếm hết tâm trí cô, khi Quyên Sinh mang con Tùy bỏ ở ngoại ô, Tử Quân nhìn anh nhƣ con ngƣời nhẫn tâm nhất thế giới mà không hề biết rằng Quyên Sinh làm thế là vì mình, đôi mắt lạnh băng của cô đã đẩy Quyên Sinh ra xa, tình yêu của họ nhạt dần, một ngƣời chịu gánh nặng về vật chất, còn một ngƣời giam mình trong những lo toan vặt vãnh, tầm thƣờng. Quyên Sinh không ít lần mong cô có thể chết đi cho rãnh, còn cô vẫn cố gắng tìm lại tình yêu đã đi qua của họ, cô bắt Quyên Sinh nhắc lại những kỉ niệm, những lời hứa hẹn để khơi lại nguồn động lực đã mất của mình, nhƣng mọi cố gắng đều là vô ích, cho đến một ngày Quyên Sinh nói với cô anh ta không còn yêu cô nữa toàn bộ sự sống của cô bị bóp nát trong một giây, thậm chí Tử Quân không thể khóc đƣợc. Cuối cùng, cô theo cha trở về ngôi nhà cô từng vì tình yêu mà rời bỏ, đi qua những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời trong sự nghiêm khắc nghiệt ngã của cha và những ngƣời xung quanh. Sự bất hạnh của Tử Quân một phần là chính ở bản thân cô, sự mâu thuẫn giữa con ngƣời nổi loạn và con ngƣời bạc nhƣợc trong cô làm cô khổ sở, vì muốn chứng minh mình là một ngƣời phụ nữ thời đại mới, hƣớng đến tự do yêu đƣơng và hôn nhân, Tử Quân nhất quyết sống cùng Quyên Sinh mặc cho cha và chú can ngăn, thậm chí là là từ cô, nhƣng khi về sống với Quyên Sinh, cô lại làm cho anh ta cảm thấy ngột ngạt, anh ta muốn cô tự lập, không bấu víu vào ngƣời khác mà sống, trong khi đó Tử Quân càng ngày càng lộ rõ sự phụ thuộc vào Quyên Sinh. Mặt khác, cô đã quá vội vã tin vào Quyên Sinh và những lời anh ta thao thao bất tuyệt về tình yêu và hôn nhân tự do, về hạnh phúc của hai ngƣời khi họ yêu và đến với nhau. Tử Quân dám yêu và dám hi sinh cho tình yêu, nhƣng chính vì cô quá coi trọng tình yêu đó mà khi mất đi nó, cô nhƣ loài chim mất đi đôi cánh, chập choạng rơi xuống, không thể nào thoát khỏi cái chết. 64 Có thể thấy, ngƣời phụ nữ trong cái nhìn của Lỗ Tấn đã có bƣớc tiến dài trong cách nhìn nhận, ý thức về bản thân mình, tuy nhiên họ lại không có đủ sự mạnh mẽ để đấu tranh, giành lấy quyền tự do và hạnh phúc, họ bao giờ cũng có một lí do nào nó trong đời khiến họ phải đấu tranh, thím Tƣờng Lâm đấu tranh vì không muốn làm kẻ bạn hoại, cô Ái đấu tranh vì không muốn thua thiệt trong hôn nhân vả Tử Quân đấu tranh vì tình yêu và nếu không có những tác nhân đó, có lẽ họ cũng không đấu tranh. Chính điều đó đã không dẫn cuộc đấu tranh của họ đi đến đâu cả. Họ phải đấu tranh vì chính họ, vì giải phóng chính mình mà đấu tranh và không bao giờ đƣợc buông bỏ, Lỗ Tấn đã chỉ ra sự lẩn quẩn của ngƣời phụ nữ trong chính những bi kịch của đời mình, sự phản kháng yếu ớt của họ chỉ làm cho bi kịch càng lớn lên và tổn thƣơng của họ phải chịu càng nhiều hơn, giống nhƣ một vết thƣơng bị làm cho nhiễm trùng và lan rộng ra, điều cần làm là cắt triệt để nó đi, không cho lan rộng thêm nữa và điều kiện cần có là sự can đảm và kiên trì. Tuy nhiên, sự kiên trì bền bỉ ấy không thể chỉ xuất phát từ một hai ngƣời mà thành, mỗi ngƣời phụ nữ phải ý thức đƣợc vị trí của chính mình trong chính gia đình và xã hội mà mình đang sống, đồng thời, xã hội phải dẹp bỏ cái nhìn phiến diện và có cái nhìn đúng đắn hơn về ngƣời phụ nữ. Trong bài tạp văn “Nora đi rồi thì sao” Lỗ tấn viết: “Đời người khổ nhất là tỉnh mộng rồi, nhưng không có con đường nào mà đi hết.” [6; tr43]. Ngƣời phụ nữ thức tỉnh là một chuyện, nhƣng họ chỉ biết rằng sống nhƣ thế là sai, nhƣng sống nhƣ thế nào là tốt thì chƣa chắc họ đã biết. Lỗ Tấn lấy hình ảnh của Nora trong vở kịch “Gia đình búp bê” để nói đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Cô Nora tỉnh mộng và nhận ra mình chỉ là con búp bê để ngƣời ta giật dây, cô ta bỏ nhà đi để tự làm chủ chính mình, nhƣng tác giả lại đặt vấn đề, cô ta đi rồi thì sao, làm sao để sống và tiếp tục chứng minh mình không phải một con búp bê và ngăn chặn mình không trở lại làm một con búp bê? Lỗ Tấn kết luận: “tiền là tối cần thiết” [6; tr45], cô ta muốn sống và độc lập thì trƣớc hết cô ta phải có tiền, nhƣng tiền đó phải do chính cô ta kiếm đƣợc, tự nuôi sống bản thân chứ không phải dựa dẫm vào ngƣời khác. “Sống nhờ vào lòng thương của người ta là không còn tự do nữa rồi, nhưng giả thử có một trăm cô Nora bỏ đi, thì đến lòng thương cũng sẽ giảm bớt, có một nghìn, một vạn cô bỏ đi thì lại sinh ra chán ghét, sao bằng được mình tự nắm lấy quyền kinh tế trong 65 tay, chắc chắn hơn nhiều?” [6; tr46] Lấy một nhân vật văn học làm vấn đề nhƣng cái tác giả đề cập đến chính là vấn đề giải phóng phụ nữ Trung Quốc, khi họ muốn làm chủ chính mình, họ phải có quyền lợi về kinh tế, đồng thời giành lấy quyền cân bằng giữa nam và nữ trong gia đình lẫn ngoài xã hội và một con đƣờng duy nhất đó chính là đấu tranh và đấu tranh một cách quyết liệt Với quan niệm “Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh” Lỗ Tấn không ngần ngại vạch trần sự nhu nhƣợc yếu hèn của ngƣời phụ nữ, nhƣng không phải để mỉa mai cƣời cợt mà mong chờ một điều gì đó mới mẻ hơn từ họ_đó là một cuộc cách mạng. Ông không muốn họ mãi mãi thụ động chờ đợi sự giúp đỡ của ngƣời khác mà phải tự mình nhận ra bi kịch của chính mình và hiểu đƣợc đấu tranh là con đƣờng duy nhất để thoát khỏi kiếp nô lệ. 3.1.2 Nguyên nhân hình thành nên quan điểm của Lỗ Tấn Lỗ Tấn xuất thân từ một gia đình có truyền thống Nho học, tuy nhiên, ông lại không chịu sự ảnh hƣởng của những giáo lí khắc nghiệt đó mà lại có một cái nhìn hoàn toàn mới về xã hội đƣơng thời, hình thành nên những quan điểm tiến bộ của mình, đặt biệt là đối với vấn đề ngƣời phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ. Sự tiến bộ ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đầu tiên phải kể đến hoàn cảnh của cá nhân Lỗ Tấn. Sóng gió của gia tộc đã để lại trong tuổi thơ Lỗ Tấn những kí ức không bao giờ phai nhạt, đang sống trong cảnh chăn êm nệm ấm thì bổng chốc, gia đình Lỗ Tấn rơi vào cảnh suy sụp, bần cùng, phải bán đi từng món đồ trong gia đình từ nữ trang đến quần áo để có tiền chạy chữa thuốc men cho cha ông. Nhớ lại thời đó, Lỗ Tấn viết: “Có đến hơn bốn năm trời, thường thường_có thể nói là hàng ngày_tôi phải lui tới hiệu cầm đồ và hiệu thuốc. Không nhớ hồi bấy giờ tôi bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ là cái quầy hiệu thuốc cao ngang đầu tôi, còn cái quầy hiệu cầm đồ thì cao bằng hai tôi. Tôi đem quần áo, đồ nữ trang đến cái quầy cao bằng hai tôi, nhận lấy đồng tiền trong sự khinh rẻ, rồi lại đến cái quầy cao ngang đầu tôi, mua thuốc cho cha tôi mang bệnh đã từ lâu …” [6; tr450]. Trong hoàn cảnh nhƣ thế, ông có cơ hội đƣợc nếm trải “nhân tình thế thái”, số phận của con ngƣời nghèo hèn, bé mọn rẻ rúng nhƣ thế nào. Cũng thời gian đó, khi cha ông gục xuống, cả gia đình do một tay mẹ ông gánh vác. Mẹ Lỗ Tấn đã từng là một ngƣời phụ nữ quyền quý, nhƣng trải qua gia biến, bà phải chắc mót từng đồng thuốc men cho 66 chồng, chồng mất bà lại một mình nuôi con, một biến cố lớn nhƣ thế trong cuộc đời không quật ngã đƣợc bà, ngƣời phụ nữ ấy âm thầm đi qua từng ngày cơ cực nuôi con khôn lớn. Bởi đạo “tam tòng” bà một mình nuôi anh em Lỗ Tấn thành ngƣời. Sự cam chịu, tảo tần của mẹ đã in đậm trong kí ức tuổi thơ ông. Tiếp sau đó là Chu An ngƣời vợ đầu tiên mà mẹ Lỗ Tấn cƣới cho ông, vẫn lại là một ngƣời chỉ biết cúi đầu trƣớc số phận và cam chịu tất cả. Lỗ Tấn đối với chị ta không thể yêu đƣợc, nhƣng cũng không thể ghét đƣợc, bởi ngƣời phụ nữ ấy quá đáng thƣơng, ông không yêu chị ta, nhƣng chị ta không rời bỏ ông, nhẫn nhịn và cam chịu, chị nhƣ một con rối có hình hài của một con ngƣời nhƣng không có linh hồn, không bao giờ phản kháng. Sau này Lỗ Tấn gặp và kết hôn với ngƣời phụ nữ khác, đƣợc tin đó, vợ ông chỉ chua xót: “Trước đây tôi đều muốn hầu hạ ông ấy thật chu đáo, mọi việc nhất nhất nghe ông ấy, tin rằng như vậy về sau mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Nhưng dù tôi có tốt đến mấy cũng hoài công”. Cuộc hôn nhân bất hạnh nhƣ thế nhƣng ngƣời phụ nữ đó không dám lên tiếng oán trách chồng, chỉ dám chua xót cho riêng mình, suốt thời son trẻ đi qua trong sự ghẻ lạnh, nhƣng Chu An không bao giờ nghĩ đến việc rời đi, cũng không dám bỏ đi mà tìm hạnh phúc mới cho riêng mình. Chính điều đó làm cho Lỗ Tấn càng thêm khổ sở, giá mà chị ta phản kháng lại sự bất công của chồng, giá mà chị ta bỏ đi, nhƣng chị ta cứ nhƣ thế, trải qua những ngày tháng vô vị, nhạt nhẽo. Bên cạnh đó là hoàn cảnh xã hội Trung Hoa những năm đầu thế kỉ XX rối ren, loạn lạc tác động không ít đến tƣ tƣởng của Lỗ Tấn. Thời kì này các nƣớc Chủ nghĩa Đế Quốc nhảy vào xâu xé Trung Quốc, tuy nhiên, cũng chính họ mang theo những làn gió văn hóa mới với những tiến bộ nhất định cần tiếp thu, trong đó có sự bình đẳng giữa nam nữ trong xã hội và giải phóng ngƣời phụ nữ, cho họ cuộc sống hạnh phúc mà họ xứng đáng có. Chính điều đó đã dấy lên một ngọn lửa trong tâm thức Lỗ Tấn, ông hƣớng đến suy nghĩ đòi hỏi sự bình đẳng, tự do hạnh phúc cho ngƣời phụ nữ Trung Quốc, chấm dứt việc xem ngƣời phụ nữ nhƣ một nô lệ, một công cụ của xã hội. 67 Cũng thời gian này những cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra, cái gốc của phong kiến lung lay chực chờ sụp đổ đã đặt ra vấn đề giải phóng con ngƣời Trung Hoa trong đó có ngƣời phụ nữ. Với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phƣơng tây, Lỗ Tấn còn đƣợc tiếp xúc với những học thuyết tiến bộ của thế giới, điều đó đã góp phần hình thành nên cái nhìn tiến bộ của ông, càng đòi hỏi ông phải làm đƣợc điều gì đó khiến đất nƣớc Trung Hoa khác đi so với hình ảnh mục ruỗng, thối nát trong tình hình loạn lạc của xã hội_hậu quả của sự hèn kém, bạc nhƣợc của triều đình Mãn Thanh Một yếu tố quan trọng quyết định cái nhìn của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ chính là sự tác động của giai đoạn văn học trƣớc và văn học thời bấy giờ. Trong văn học Trung Quốc vấn đề ngƣời phụ nữ đã đƣợc đặt ra từ rất lâu. Những tác phẩm nhƣ Hồng Lâu Mộng hay Nhị độ mai đều đã quan tâm đến đời sống tình cảm của ngƣời phụ nữ. Tuy nhiên, các tác phẩm này chỉ khai thác cuộc sống của một lớp ngƣời mà không phải là cả thế giới phụ nữ, trên những ý tƣởng tiến bộ đó, Lỗ Tấn thâm nhập sâu hơn vào thế giới của ngƣời phụ nữ Trung Hoa, từ ngƣời nông dân, ngƣời đàn bà quý tộc hay một nữ trí thức thời đại mới đều đƣợc thể hiện một cách sắc sảo không chỉ đơn giản nói về cuộc đời của ngƣời phụ nữ đó mà còn phản ánh cả một thời cuộc gắn liền với những bƣớc chuyển mình của lịch sử. Bên cạnh đó, trong nền văn học đƣơng thời cũng có không ít những cây bút cùng chí hƣớng với Lỗ Tấn, hƣớng đến phản ánh cuộc sống của ngƣời phụ nữ nhƣ Ba Kim, Băng Tâm…Tuy nhiên, họ cũng vẫn chƣa khai thác đầy đủ những khía cạnh cuộc sống của ngƣời phụ nữ trong xã hội đƣơng thời. Ba Kim nghiêng về phản ánh sự ảnh hƣởng của gia đình phong kiến bóp chết những mối tình chớm nở đồng thời giết lần giết mòn ngƣời phụ nữ, còn tác giả Băng Tâm thiên về tố cáo giáo lí phong kiến làm suy đồi nữ tính. Trƣớc tình hình đó, Lỗ Tấn không ngần ngại đƣa ngƣời phụ nữ vào truyện ngắn của mình với vị trí nhân vật trung tâm. Ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của ông có đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi và luôn hƣớng đến sự phản ánh một cách đầy đủ, chân thực chuyển biến của đời sống xã hội đƣơng thời. Tóm lại, việc hƣớng ngòi bút đến khai thác số phận của ngƣời phụ nữ trong xã hội, lên tiếng đòi hạnh phúc cho ngƣời phụ nữ là một tƣ tƣởng, một việc làm táo bạo và tiến bộ của Lỗ Tấn. Ở giai đoạn đó, tàn dƣ phong kiến nhƣ nấm và chúng 68 sẵn sàng trù dập những lời kêu cứu của ông, bởi chúng luôn muốn kìm hãm ngƣời phụ nữ ở vị trí của một nô lệ, những kẻ dám phản kháng chỉ bị chúng xem nhƣ một thứ ngƣời bỏ đi, hỗn xƣợc và không biết điều. Cái quan trọng là Lỗ Tấn không muốn hô hào những lời rỗng tuếch, ông chỉ cho ngƣời ta thấy sự bất hạnh của chính mình và từ đó đƣợc thức tỉnh, chủ động đứng lên giành lấy quyền làm chủ, bƣớc ra khỏi bùn nhơ của đáy xã hội. 3.2 Thi pháp phản tiếp nhận trong truyện ngắn Lỗ Tấn Theo tác giả Trần Đình Sử ghi nhận trong “Lý luận và phê bình văn học” về phản tiếp nhận: “Đặc trưng của phản tiếp nhận là tìm thấy tư tưởng của tác phẩm ngược chiều với khuynh hướng tư tưởng của tác giả, cắt nghĩa ngược lại với khuynh hướng tác giả hay nói cách khác là sáng tạo ra một tư tưởng mới mà nguyên tác không tự giác hoặc không có”. Tuy nhiên vấn đề là chúng ta tiếp nhận nhƣ thế nào và có đọc đƣợc hết những thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm hay không. Đọc truyện ngắn Lỗ Tấn, ta có thể thấy là nhân vật trong truyện của ông thƣờng là những nhân vật bất hạnh, và một khi đã bất hạnh thì bất hạnh đến cùng cực, bao giờ Lỗ Tấn cũng trút lên nhân vật mình thật nhiều sự bất hạnh, khổ sở, và khi họ đến đƣờng cùng, ông kết liễu họ dƣới ngòi bút lạnh lùng. Nhƣng bằng cách “phản tiếp nhận” ta phải biết “sáng tạo ra một tư tưởng mới” đó là cái mà tác giả đòi hỏi ở ngƣời đọc. Trong truyện ngắn Lễ cầu phúc, thím Tƣờng Lâm là một ngƣời phụ nữ hiền lành, lƣơng thiện, cam chịu sống kiếp tôi đòi chỉ mong trải qua những tháng ngày bình yên, nhƣng mọi chuyện không dễ dàng nhƣ thế, tác giả đặt thím vào cuộc sống mà ngƣời ta miệt thị, khinh bỉ và xa lánh thím nhƣ một kẻ mắc bệnh truyền nhiễm, ngƣời ta cƣời nhạo trên nỗi đau của thím. Thím Tƣờng Lâm nhƣ bị đẩy ra khỏi xã hội loài ngƣời, tách biệt với đồng loại, không có một chút ấm áp giữa cái xã hội mà thím từng sống những ngày vui vẻ. Tàn nhẫn hơn, khi thím chỉ còn là một cái xác vô hồn, mụ mị không làm đƣợc việc gì nữa, ngƣời ta quẳng thím ra đƣờng nhƣ vứt đi một món đồ cũ nát. Trong truyện Ngày mai, chị Tƣ Thiền là một ngƣời đàn bà góa sống cơ cực nhƣng chị vẫn vui, vì chị còn có đứa con trai là thằng Báu, nhƣng thằng Báu bệnh rồi chết đi, niềm hi vọng trong chị tắt lịm theo hơi thở cuối cùng của con. Một mình 69 ở lại trên đời, chị không chỉ phải đối mặt với sự mất mát quá lớn mà còn cả một xã hội mà tình ngƣời nhạt nhẽo, con ngƣời nhìn nhau bằng ánh mắt của những con sói khát máu, chỉ chực chờ để ăn tƣơi nuốt sống lẫn nhau. Để nhân vật sống trong một hoàn cảnh nhƣ thế, một xã hội nhƣ thế, tác giả không hề tỏ ra ý thƣơng cảm hay bất bình cho họ. Tuy nhiên, bằng cách phản tiếp nhận, ta phải nhận ra rằng dƣới ngòi bút lạnh lùng ấy là từng hàng chữ xao động vì căm phẫn, ngƣời phụ nữ Trung Hoa là những con ngƣời khổ sở nhƣ thế, tại sao họ lại phải gánh chịu điều đó? Tác giả để nhân vật của mình chết khô héo giữa sự ghẻ lạnh của đồng loại, nhƣng không có nghĩa ông muốn giết chết họ mà ngƣợc lại, ông muốn họ sống và phải sống cuộc sống hạnh phúc mà họ xứng đáng có đƣợc. Nhƣng làm sao có đƣợc cuộc sống hạnh phúc? Đƣơng nhiên là không thể sống cam chịu nhƣ thế, họ phải đứng lên giành lấy quyền sống, quyền hạnh phúc của mình. Sự phục tùng yếu hèn của họ đã làm cho bọn phong kiến hả hê, những kẻ máu lạnh ấy càng lấn lƣớt hơn và lúc nào cũng chực chờ tƣớc đi sự sống của họ. Chính vì điều đó mà Lỗ Tấn cho ra đời những cô Ái, Tử Quân, những con ngƣời nổi loạn thực sự và họ từng bƣớc từng bƣớc chạm đến tự do. Ái dũng cảm, gan lì kiên quyết đấu tranh giành lấy quyền bình đẳng trong cuộc hôn nhân của mình, Tử Quân mạnh dạng bức gông xiềng tiến dến hạnh phúc của một cuộc hôn nhân vì tình yêu. Tuy nhiên, tác giả không để họ thành công dễ dàng. Ông không hề muốn kiềm hãm ngƣời phụ nữ trong đau khổ mãi mãi không thể bức ra hay làm cho họ nghĩ rằng, mình mãi mãi không thể nào có thể làm chủ chính mình. Lỗ Tấn không cho họ thành công trong khi ông luôn khao khát họ có thể thành công, tuy nhiên, vì họ chƣa đủ sức mạnh, sự độc lập cả về kinh tế lẫn tƣ tƣởng để có thể tự làm chủ mình. Ái đấu tranh, nhƣng mục đích đấu tranh của cô một phần vì cô ý thức đƣợc vị trí bản thân mình, nhƣng một phần lại vì uất ức ngƣời chồng ngoại tình với một ngƣời đàn bà góa, Cô đi kiện gia đình chồng nhƣng gia đình cô không một ai ủng hộ cô, cha cô đi theo nhƣ sự có mặt hình thức chứ không có một câu nào đòi quyền lợi cho con và lúc nào cũng sẵn sàng đồng ý hòa gải bằng cách đền tiền. Ái đã không độc lập trên chính trận chiến của mình, cô còn trông chờ vào cha sẽ có chút đồng tình với cô, và thật sự dũng khí của Ái cũng chƣa đủ để làm nên một cuộc 70 cách mạng, cô chỉ nhận thấy kẻ thù trƣớc mắt là bố chồng và chồng cô, nhƣng không nhìn thấy đƣợc những kẻ đứng ra xử lí cuộc ly hôn đó là những kẻ đồng minh của chồng mình, chúng đều là những kẻ vin vào giáo lí phong kiến mà áp bức phụ nữ, áp bức những con ngƣời thấp cổ bé họng. Còn về phía Tử Quân, cô có dũng khí, có quyết tâm và cô đã thành công khi bƣớc ra khỏi vòng giam hãm của gia đình phong kiến và sống với tình yêu của mình. Nhƣng đồng thời cô lại xây cho mình một cung điện ảo tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, cô giam hãm mình và làm Quyên Sinh cũng cảm thấy nghẹt thở, cuối cùng hạnh phúc đổ vỡ. Tử Quân không dám đối mặt với sự thật, cô chới với trong sự thất bại và cố tìm một nơi bấu víu, cô lún sâu vào bi kịch khi quay lại với gia đình, cô muốn kiếm tìm một sự an ủi ở nơi ấy chăng? Nhƣng kết quả là Tử Quân đã kết thúc cuộc đời của mình khi đang còn son trẻ, sự khắc nghiệt của giáo lí không thể nào chấp nhận một đứa con ngổ nghịch nhƣ Tử Quân, và có lẽ cái duy nhất họ có thể làm cho cô là chôn chất cô sau khi cô chết, cái chết của Tử Quân không chỉ là sự giải thoát cho chính cô và cũng là cách duy nhất cứu vãn thể diện của gia đình dòng tộc. Với sự thất bại của Tử Quân, tác giả không hề có ý đe dọa những cô gái tân thời nếu muốn tìm kiếm tự do hôn nhân là sẽ tìm đến con đƣờng chết. Ngƣợc lại, tác giả đòi hỏi ở họ một sự nổi loạn mạnh mẽ hơn. Không thể nhƣ Tử Quân đi một vòng lớn lại quay về nơi xuất phát. Trong tạp văn của mình, Lỗ Tấn từng nói: “…để chuẩn bị đừng làm con búp bê, thì trong xã hội hiện nay, điều quan trọng nhất là phải có quyền kinh tế. Một là, trong nhà trước hết phải phải giành cho được sự phân phối bình quân giữa con trai và con gái; hai là ngoài xã hội phải giành cho được thế lực ngang nhau giữa nam và nữ. Đáng tiếc là tôi không biết làm thế nào thì giành được cái quyền đó, chỉ biết là vẫn phải đấu tranh; có lẽ phải đấu tranh kịch liệt hơn đấu tranh đòi tham dự chính quyền nữa cũng nên” [6; tr45]. Dƣới cái nhìn của tác giả, ngƣời phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ nhƣ những con búp bê bị ngƣời ta giật dây, điều khiển. Ông muốn họ độc lập, trƣớc hết là về kinh tế, Tử Quân không làm đƣợc điều đó, cô đặt tất cả gánh nặng lên vai Quyên Sinh, lao vào vật lộn với cuộc sống nơi xó bếp vốn dĩ bị áp đặt cho ngƣời phụ nữ. Với vị trí là một trí thức tân thời, Tử Quân đã bộc lộ rõ nhƣợc điểm của mình chính là trong cô 71 vẫn tồn tại con ngƣời của phong kiến, cô không sao thoát khỏi cái bóng quá lớn của những giáo lí. Và Lỗ Tấn không đồng tình với thái độ đó, ông cần một sự đấu tranh “kịch liệt hơn đấu tranh đòi tham dự chính quyền” [6; tr45] vì “giải phóng phụ nữ là một yêu cầu to lớn” [6; tr45]. Có thể thấy cái mà tác giả thể hiện trên tác phẩm lúc nào cũng là một giọng văn lạnh lùng, nhƣng sau lớp ngôn từ đó là cả một thế giới đầy ung nhọt đƣợc vẽ nên cùng với sự căm phẫn của tác giả. Lỗ Tấn không hô hào kêu gọi ngƣời ta đấu tranh mà chỉ cho ngƣời ta thấy đƣợc sự yếu hèn trong chính con ngƣời mình và từ đó nhận thấy đƣợc đâu là mấu chốt dẫn đến những bi kịch của cuộc đời họ, làm cho họ phải khổ sở và cũng từ đó, hƣớng họ đến con đƣờng thay đổi cuộc sống tăm tối của chính mình, ông đƣa ra một xã hội đầy bóng tối, nhƣng là để hƣớng đến một xã hội của ánh sáng, hạnh phúc. Và để có đƣợc một xã hội ngập tràn ánh sáng hạnh phúc, thì mỗi ngƣời đều phải biết đấu tranh, tạo nên một cuộc cách mạng để quét sạch hết nhƣng tàn dƣ của phong kiến còn sót lại. 3.3. Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn Vấn đề thân phận ngƣời phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội đƣợc Lỗ Tấn đặt ra từ những năm đầu thế kỷ XX nhƣng cho đến nay những điều mà ông đƣa ra vẫn còn nóng hổi và đáng để đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đƣa ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn không chỉ đánh dấu một bƣớc tiến mới trong sự nhìn nhận xã hội mà còn là nền tảng cho việc đặt vấn đề về vị trí của ngƣời phụ nữ trong xã hội của Trung Hoa và thế giới hiện đại. Xã hội ngày một tiến bộ, nhƣng văn hóa và lễ giáo là thứ không phải một sớm một chiều mà thay đổi đƣợc, ngƣời phụ nữ ngày nay đƣợc tham dự nhiều vào các hoạt động trong xã hội vốn chỉ dành cho ngƣời đàn ông, thế nhƣng ở đâu đó họ vẫn không thoát khỏi đƣợc cái ách mà xã hội mấy ngàn năm vẫn quàng vào cổ họ. Các nhà văn Trung Quốc sau Lỗ Tấn vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài này, tiêu biểu nhất có thể kể đến Mạc Ngôn, một nhà văn hiện đại cá tính. Ông vẫn luôn luôn đi tìm kiếm sự bình đẳng cho ngƣời phụ nữ Trung Hoa, những ngƣời phụ nữ nhƣ Thƣợng Quan Lỗ Thị hay Cửu Nhi là những thân phận bị xã hội dồn nén đƣa đẩy, nếu Cửu Nhi mạnh mẽ nổi loạn, tranh đấu cho hạnh phúc của mình bỏ mặc tất cả lễ 72 giáo hủ bạ thì Thƣợng Quan Lỗ Thị lại phải gánh chịu đủ mọi bất công, chà đạp của xã hội không tình ngƣời. Chỉ vì liên tiếp sinh con gái mà cô bị chồng dùng chày ném thẳng vào đầu, cách đối xử ấy không phải là cách đối xử với một con ngƣời, ngƣời ta coi phụ nữ nhƣ một công cụ để sinh con nối dõi, chứ không phải một con ngƣời có hỉ nộ ái ố, có lòng tự tôn, tự trọng. Thân phận nô lệ của ngƣời phụ nữ Trung Hoa một lần nữa đƣợc Mạc Ngôn vạch trần. Trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, các nhà văn cũng vẫn tiếp tục đi tìm kiếm sự bình đẳng cho ngƣời phụ nữ, khẳng định vị trí của họ trong xã hội. Tác phẩm Gia đình bé mọn của nhà văn Dạ Ngân đã tiếp tục theo đuổi con đƣờng cổ vũ sự đấu tranh hƣớng đến giải phóng phụ nữ, đƣa ra vấn đề quyền đƣợc sống, đƣợc yêu thƣơng, hạnh phúc của ngƣời phụ nữ. Những vấn đề này Lỗ Tấn đã từng đặt ra với những nhân vật nhƣ Tử Quân, Ái, đó là những ngƣời phụ nữ của đầu thế kỉ XX, nhƣng những năm tám mƣơi của thế kỉ XX, ngƣời phụ nữ vẫn chƣa thực sự đƣợc giải phóng, và đó không chỉ là những câu chuyện của văn học, mà chính là hiệhn thực cuộc sống hàng ngày. Giữa thời kì hiện đại, có thể nói ngƣời phụ nữ dần có đƣợc vị trí xứng đáng với họ, tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những ngƣời phụ nữ cúi mình cam chịu, đó là những nơi mà văn hóa mới hoặc chƣa thể truyền đến, hoặc có nhƣng không đủ sức mạnh chiến thắng đƣợc những hủ tục hàng ngàn năm. Ngay cả những nơi thị thành, ngƣời phụ nữ đƣợc đầu tƣ học hành, tuy nhiên, họ vẫn không hẳn dám vƣợt qua quyền lực của cha mẹ mà làm chủ cuộc đời mình, họ đã bắt đầu chủ động nhiều hơn trong tình yêu và làm chủ đƣợc quyền tự do của họ trong tình cảm, nhƣng không chắc đã làm chủ đƣợc quyền tự do hôn nhân. Cái quyền lực của bậc sinh thành vẫn còn thao túng lấy ngƣời phụ nữ, và xã hội vẫn cho những đứa con biết nghe lời là đứa con ngoan, những cô gái can đảm dám vì tình yêu mà rời bỏ gia đình bao giờ cũng bị ngƣời đời ném cho cái nhìn miệt thị, đã trải qua một thế kỉ nhƣng cái nhìn của xã hội hiện đại cũng không chuyển biến gì hơn những năm đầu thế kỉ XX, đâu đó ta vẫn còn nhìn thấy những cô Ái, Tử Quân và những cuộc đấu tranh không hồi kết đòi quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc. Vấn đề đặt ra ở đây là cái nhìn của xã hội cần phải có sự thay đổi, đối với ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ dù tiến bộ cách mấy, mạnh mẽ cách mấy cũng bị đè 73 bẹp bởi những hủ tục, cái nhìn lỗi thời khắc nghiệt của xã hội, nhƣ nhân vật Bội Dung trong Thu về giữa mùa xuân đã nói “xã hội kìm nén đàn bà”, bởi vậy ngƣời phụ nữ có muốn phản kháng cũng phải cúi đầu cam chịu. Mặt khác, phụ nữ đã chủ động về vấn đề kinh tế nhƣng số ấy không nhiều, ngƣời phụ nữ vẫn còn lệ thuộc vào gia đình và chồng, đó là vấn đề nhận thức không chỉ của riêng ngƣời phụ nữ mà còn là của xã hội, vấn đề bình đẳng và tìm kiếm vị trí xứng đáng cho ngƣời phụ nữ trong xã hội vẫn chƣa có cái kết thỏa đáng, có thể phải tốn nhiều thời gian hơn nữa mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề mang tính hiện đại mà Lỗ Tấn đã đặt ra. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc tầm nhìn xa rộng của nhà văn, những vấn đề ông đặt ra trải qua hàng bao nhiêu năm vẫn không hề mất đi giá trị của nó, đòi hỏi chúng ta phải có sự suy nghĩ một cách nghiêm túc đối với vấn đề này. 3.4 Giá trị quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ 3.4.1 Đối với xã hội Việc đƣa phụ nữ vào văn chƣơng trong nền văn học Trung Quốc không hiếm nhƣng xem đó là một vấn đề thì phải đến Lỗ Tấn mới có một sự thể hiện mang tính bức phá. Tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu sự thắng thế của dòng văn học bạch thoại mà còn đánh dấu sự tiến bộ trong nhận thức, vấn đề về ngƣời phụ nữ đƣợc khai mở, và từ đó hƣớng họ đến vấn đề giải phóng. Trƣớc tiên, vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn nhƣ một hồi chuông thức tỉnh, cả xã hội và đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Cuộc sống có quá nhiều bất công và ngƣời phụ nữ phải thoát khỏi cảnh cam chịu mà sống nhƣ thế. Họ không thể sống nhƣ thím Tƣờng Lâm hay A Thuận cam chịu tất cả nỗi đau, nỗi khổ vào mình để rồi chết trong sự ghẻ lạnh của ngƣời đời, cũng không thể sống nhƣ Tử Quân, vì tình yêu mà từ bỏ tất cả, cô tỉnh táo để nhìn vào sự thật rằng cô cần đƣợc giải phóng nhƣng trƣớc tình yêu cô lại không nhận thấy đƣợc bản thân mình đã quá vội vàng tin tƣởng và đi theo Quyên Sinh, cô cũng không nhận ra rằng mình cố gắng sống tự lập, tự do, tự quyết định cuộc sống của mình khi rời khỏi vòng kiểm soát của gia đình, nhƣng lại quay sang nƣơng tựa, dựa dẫm vào Quyên Sinh, làm cho anh ta mệt mỏi và muốn từ bỏ cô. Đặc biệt, ngƣời phụ nữ phải hƣớng đến con đƣờng tự giải phóng chính mình, vì cuộc sống tự do của mình mà đấu tranh. Để làm đƣợc điều đó, họ cần có lòng 74 quyết tâm và sự kiên định theo đuổi mục tiêu của mình, không thể cứ tự phát nhƣ bà Xƣớc, cô Ái hay vì tình yêu nhƣ Tử Quân. Mặt khác, xã hội cũng cần tạo điều kiện cho ngƣời phụ nữ giải phóng, Ái hay Tử Quân thất bại chính vì sự ảnh hƣởng của tập đoàn phong kiến, những giáo lí hà khắc đã bóp chết những mầm mống phản kháng của họ. Bên cạnh đó là hƣớng đến việc xây dựng một xã hội bình đẳng, ngƣời đàn ông không còn ở ngôi vị tôn quý nắm trong tay quyền sinh sát nữa, cuộc đời một con ngƣời do chính họ quyết định mà không phụ thuộc vào bất kì ai. 3.4.2 Ý nghĩa văn học Vấn đề ngƣời phụ nữ đƣợc đặt ra trong tác phẩm văn học đối với hiện nay không còn mới, tuy nhiên thời đại Lỗ Tấn, việc đƣa ngƣời phụ nữ lên làm nhân vật trung tâm của truyện và đi sâu vào khai thác những mặt đời sống tình cảm của họ là một bƣớc tiến dài có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền văn học Trung Quốc. Trƣớc tiên phải khẳng định việc ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong truyện ngắn là một điểm nhấn của văn học đầu thế kỷ, so với trƣớc đó, ngƣời phụ nữ trong văn học xuất hiện không ít, nhƣng họ không có giá trị về mặt hình tƣợng nhân vật. Trong Tam quốc diễn nghĩa, những ngƣời phụ nữ nhƣ Điêu thuyền hay Tôn phu nhân là những ngƣời phụ nữ đẹp nhƣng chỉ đƣợc xem nhƣ một món hàng, một thứ vũ khí mà ngƣời đàn ông dùng để trao đổi, thực hiện mục đích chính trị của mình. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình cũng không đƣợc quyền phản kháng càng không có đƣợc sự thƣơng tiếc, họ sinh ra thì quyền sinh sát đã nằm trong tay những ngƣời đàn ông nắm trọn quyền lực. Tuy nhiên, khi ngƣời phụ nữ bƣớc vào truyện ngắn Lỗ Tấn họ đã có một diện mạo mới, họ là những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt có đủ hỉ nộ ái ố, họ ý thức đƣợc nỗi khổ của mình, đồng thời cũng ý thức đƣợc giá trị của bản thân nhƣng vì chính điều đó lại làm họ khổ sở hơn, thân phận bị chà đạp dƣới chân của thế lực phong kiến làm cho họ chết khô héo, một trong số họ đã bắt đầu muốn phản kháng, lên tiếng đòi quyền tự do, bình đẳng, vƣơn lên làm chủ cuộc sống của mình. Đó là thím Tƣờng Lâm không chịu làm kẻ bại hoại phong hóa mà liều mình tự vẫn, xong cuối cùng vẫn phải chết trong sự ghẻ lạnh của những ngƣời xung quanh, là cô Ái đòi quyền bình đẳng trong hôn nhân, là Tử Quân chạy theo tự do yêu đƣơng và hôn nhân. Những dạng ngƣời phụ nữ chƣa từng có trƣớc đó. Sự xuất hiện của những dạng nhân vật phụ nữ này 75 cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn của văn học và ngƣời cầm bút, từ việc sử dụng phụ nữ để tạo sự gây cấn hấp dẫn cho những cuộc đấu đá tranh giành quyền lợi của ngƣời đàn ông đến Lỗ Tấn họ vƣơn lên thành nhân vật trung tâm và những vấn đề xoay quanh họ mới là vấn đề chính cần phản ánh. Điều đó đã mở ra một cách nhìn nhận mới về ngƣời phụ nữ và đƣa thân phận ngƣời phụ nữ thành một vấn đề cần nghiên cứu một cách nghiêm túc. Không chỉ dẫn đầu nền văn học bạch thoại, Lỗ Tấn còn dẫn đầu về mảng văn học viết về ngƣời phụ nữ với cách tiếp cận mới. Những nhà văn cùng thời với ông nhƣ Ba Kim, Băng Tâm cũng viết về ngƣời phụ nữ, nhƣng thân phận ngƣời phụ nữ trong sáng tác của họ chƣa thể xem là một vấn đề lớn, họ không đi quá sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh đời sống của ngƣời phụ nữ thời kì này mà chỉ dừng lại ở một mảng nhỏ trong cuộc sống của họ. Nhà văn ba kim với tác phẩm Thu về giữa mùa xuân đã tái hiện sự bất hạnh của ngƣời phụ nữ khi bị dằn vặt giũa tình yêu và đạo làm con, nhân vật nữ chính trong tác phẩm của ông âm thầm chịu đựng nỗi đau mà không nói với ngƣời yêu, cho đến khi chết cô ta mới nói ra trong một bức thƣ tuyệt mệnh. Nhà văn Băng Tâm khi viết về phụ nữ bà lại hƣớng đến phản ánh phong kiến làm suy đồi nữ tính, mỗi ngƣời khai thác một khía cạnh khác nhau và có cái nhìn khác nhau, nhƣng Lỗ Tấn là ngƣời có cái nhìn toàn vẹn nhất. Không chỉ có sự tiến bộ trong nhận thức và tƣ tƣởng, Lỗ Tấn còn mở ra một trang mới cho việc xây dựng hình tƣợng nhân vật phụ nữ thành nhân vật trung tâm, đặt vấn đề cho việc nghiên cứu cuộc sống, tình yêu, thân phận của ngƣời phụ nữ một cách toàn diện. Những trang văn Lỗ Tấn nhƣ mở ra cánh cửa rộng rãi để bƣớc vào thế giới của ngƣời phụ nữ, những điều bấy lâu bị lãng quên đƣợc khơi gợi lại và phản ánh một cách chân thực, sinh động. Những tên tuổi tiêu biểu thành công khi viết về ngƣời phụ nữ sau Lỗ Tấn có thể kể đến Mạc Ngôn, Thiết Ngƣng, Phùng Ký Tài, Quỳnh Dao…cùng với sự phát triển của thời đại, những nhà văn này cũng có điều kiện nhìn nhận ngƣời phụ nữ từ nhiều góc độ và mỗi ngƣời có những cảm nhận và cách thể hiện khác nhau. Tóm lại, có thể nói chính Lỗ Tấn là ngƣời khởi xƣớng việc viết về đề tài phụ nữ, cùng với sự thắng thế của văn học bạch thoại, những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của ông vừa góp phần phản ánh thời đại đồng thời thể hiện sự tiến bộ trong 76 nhận thức của tác giả. Từ đó thúc đẩy việc xây dựng một diện mạo mới cho nền văn học Trung Hoa sau này. 3.4.3 Ý nghĩa tư tưởng Văn hóa Trung Hoa năm ngàn năm đã đƣa vị trí của ngƣời đàn ông lên hàng thống trị tuyệt đối, ngƣời phụ nữ sinh ra, dù là nơi khuê cát hay con nhà bần hàn đều đã định là số phận nằm trong ngƣời khác và không mấy khi đƣợc coi trọng, nếu may mắn thì đƣợc gả cho một ngƣời chồng tốt, sống an nhàn đến cuối đời, ngƣợc lại thì chịu cực khổ suốt cả cuộc đời, tủi nhục cách mấy cũng không đƣợc phản kháng. Chính vì điều đó mà tƣ tƣởng tiến bộ của Lỗ Tấn gây đƣợc tiếng vang lớn. Ông là một trí thức thời đại mới nhƣng tiếp thu nền giáo dục Nho học từ nhỏ, tuy nhiên những giáo lí phong kiến hà khắc đó không ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của ông, ngƣợc lại những sự bất công, tàn nhẫn đó lại làm cho Lỗ Tấn bất bình, căm phẫn, hƣớng đến có cái nhìn mới về thân phận ngƣời phụ nữ. Từ bao đời, nhƣ một quy luật, ngƣời phụ nữ Trung Hoa sinh ra là để giúp nối dõi tông đƣờng, để “tòng phụ” khi còn ở trong gia đình, “tòng phu”, “tòng tử” khi đã đƣợc gả đi, cuộc đời của họ gắn liền với chữ “tòng”, bao giờ cũng phải luồn cúi chịu sự cai trị của ngƣời khác, dù đó là cha, là chồng hay là con, nói khác đi, họ là một công cụ không hơn không kém, họ có hạnh phúc hay không, sống vui vẻ hay đau khổ cũng không ai để tâm đến, và ngay cả họ cũng không đƣợc nghĩ rằng mình có quyền nổi loạn, từ ngày đƣợc sinh ra cho đến lúc rời khỏi trần thế là những chuỗi ngày vô vị nhạt nhẽo, sống trong sự cam chịu, ngƣời ta vắt kiệt họ, để họ chết héo chết mòn theo thời gian. Mặt khác, những “món hàng phụ nữ” còn đƣợc xã hội phân loại rõ ràng, khi đƣợc gả chồng, may mắn thì ở địa vị “chính thất” quyền lợi cao hơn so với tì thiếp. Con gái do chính thất sinh ra đƣợc coi trọng, còn do tì thiếp sinh ra thì thân phận cũng thấp hèn. Khi chồng chết đi, ngƣời phụ nữ phải thủ tiết thờ chồng, nuôi con, không đƣợc quyền tái giá, nếu không thì bị coi là kẻ bại hoại, bị ngƣời đời xa lánh, phỉ báng. Tất cả những điều ấy là mặc định đối với chế độ phong kiến, tuy nhiên, dƣới cái nhìn của Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ là một con ngƣời, có hỉ nộ ái ố, họ yêu chồng, thƣơng con, và khi đau khổ đến cùng cực họ cũng biết phản kháng, ngƣời phụ nữ có đức tính tốt là chung thủy, tuy nhiên, một mình cam chịu, gánh vác cả cuộc sống 77 bộn bề nhƣ thế thì thật là đáng thƣơng, và họ cần có chỗ dựa. Những nhân vật nhƣ thím Tƣờng Lâm hay chị Tƣ Thiền là những ngƣời phụ nữ phong kiến chân chính, đạo tam tòng ăn sâu vào tâm thức họ và chi phối một cách mạnh mẽ đến cuộc đời những ngƣời phụ nữ này, cuộc sống họ ngập tràn trong bi kịch, những nỗi đau lên tiếp rơi xuống cuộc đời họ, gặm nhấm từng chút sự sống, sự cam chịu của họ đã gián tiếp đẩy họ vào đƣờng cùng. Vì đạo thủ tiết thờ chồng, thím Tƣờng Lâm trốn mẹ chồng bỏ nhà đi, cam chịu làm kiếp tôi đồi chứ không muốn lấy thêm một ngƣời chồng khác. Ngƣời đàn bà mong manh yếu đuối cố gồng mình lên trƣớc những sóng gió của cuộc đời, dù cuộc hon nhân sau đó của thím có đƣợc những ngày hạnh phúc thật sự nhƣng trong lòng thím chƣa bao giờ thôi day dứt, mặc cảm. Còn chị Tƣ Thiền, chồng mất, con bệnh nặng, chị vừa buồn đau vừa mệt mỏi, ngƣời đàn bà ấy vắt kiệt sức mình để chăm soc cho con, tìm tất cả mọi cách để chữa bệnh cho thằng Báu, giờ phút ấy chị thật sự cần đến một chỗ dựa, nhƣng không bao giờ dám nghĩ đến một ngƣời đàn ông mà chỉ là một “thiên tƣớng” do trời sai xuống giúp chị mà thôi. Tại sao ngƣời phụ nữ phải khổ nhƣ vậy? Tại sao họ phải cam chịu nỗi cô đơn và phải gồng mình lên để đỡ lấy cuộc sống nhƣ một tảng đá cứ nặng lên mãi cố để đè chết họ, vì sao họ không đƣợc tìm chỗ dựa, vì sao lại coi hành động đó là tội lỗi? Những câu hỏi cay đắng đƣợc đặt ra, để nghiền ngẫm và nhìn nhận lại về cuộc đời của những ngƣời phụ nữ sống cam chịu vô cùng đáng thƣơng. Ngƣời phụ nữ không thể mãi cam chịu nhƣ thế, họ cần có sự nỗi loạn và Ái, Tử Quân xuất hiện. Những ngọn lửa phản kháng đã đƣợc thấp lên, chỉ chực chờ bùng cháy. Việc Lỗ Tấn hƣớng phụ nữ đến con đƣờng tự giải phóng cũng là một sự thách thức đối với xã hội thời bấy giờ, bởi chế độ phong kiến không còn, nhƣng tàn dƣ phong kiến vẫn nhan nhản khắp nơi, việc lên tiếng đòi quyền bình đẳng và giải phóng phụ nữ nhƣ một lời tuyên chiến với giáo lí phong kiến, đồng thời thức tỉnh những ngƣời phụ nữ vẫn đang chìm trong mê muội và hƣớng họ đến con đƣờng tự giải phóng. 78 C. PHẦN KẾT LUẬN Lỗ Tấn là một trong những ngòi bút tạo nên diện mạo cho nền văn học Trung Hoa và văn học thế giới đầu thế kỉ XX, khi những cuộc chiến tranh giành vị trí tồn tại của văn chƣơng cổ và văn bạch thoại vẫn liên tục diễn ra dƣờng nhƣ không có hồi kết thì Lỗ Tấn xuất hiện với tác phẩm đầu tay Nhật kí người điên viết bằng văn bạch thoại. Đó không chỉ là bƣớc đầu tiên của một đại văn hào đặt chân vào khu vƣờn văn chƣơng của Trung Quốc mà còn là phát súng với uy lực khủng khiếp đập tan bức tƣờng thành vốn dĩ vô cùng vững chãi của nền Hán học suy đồi. Tiếp theo sau Nhật Kí người điên, các tác phẩm AQ chính truyện, Thuốc, Cố Hương… tiếp tục khẳng định vị thế của văn bạch thoại, đồng thời đƣa Lỗ Tấn lên thành bậc thầy truyện ngắn của không chỉ văn học Trung Hoa mà còn của cả nền văn học thế giới. Ông đã dùng chính thứ ngôn ngữ bình dân của anh xe kéo, chị bán tƣơng để viết nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự, phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Trung Hoa đƣơng thời, đồng thời đặt ra những vấn đề về giải phóng con ngƣời Trung Quốc, mở ra một chân trời mới, đƣa con ngƣời Trung Quốc hòa vào ánh sáng nhân loại. Văn Lỗ Tấn không cầu kì, bóng bẩy hay dài dòng, chỉ nói những điều ông cho là đáng nói, giọng văn bao giờ cũng lạnh lùng nhƣ ngọn núi lửa ngủ quên, bên ngoài phủ băng tuyết nhƣng nham thạch vẫn sôi sùng sục bên trong, ông không tỏ thái độ yêu ghét hay hô hào, nhƣng qua từng câu chữ lại thấy đƣợc cái nhìn day dứt của Lỗ Tấn trƣớc thời cuộc. Bên cạnh đó, ta có thể thấy văn chƣơng Lỗ Tấn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đối với cái ác cái xấu, ông lên án một cách mạnh mẽ và không ngần ngại vạch trần bộ mặt thối nát của xã hội đƣơng thời. Với những truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn không hô hào đề cao cái tốt, bài trừ cái xấu, câu chữ văn chƣơng Lỗ Tấn vô cùng bình lặng, nhƣng tất cả ý nghĩa của nó lại nằm sau lớp câu chữ ấy, cả một bức tranh hiện thực đƣợc vẽ lên một cách khéo léo, truyền tải đƣợc hơi thở của cuộc sống đƣơng thời, tiến đến việc thức tỉnh con ngƣời vẫn ngủ quên trong thân xác của những kẻ nô lệ cuộc đời, để họ có thể đứng lên phản kháng và giành lấy quyền đƣợc sống và hạnh phúc của chính mình. Một điều đặc biệt hơn có thể thấy, trong nền văn học Trung Hoa đầu thế kỷ XX, Lỗ Tấn là một trong số rất ít những nhà văn viết về ngƣời phụ nữ và xem thân 79 phận ngƣời phụ nữ là một vấn đề quan trọng. Là ngƣời đi tiên phong và giành nhiều tâm huyết cho việc tìm kiếm vị trí xứng đáng cho ngƣời phụ nữ trong xã hội, thế giới phụ nữ đƣợc thể hiện trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ đa dạng không chỉ về số lƣợng mà còn về xuất thân, độ tuổi…họ là những mảng ghép của cuộc sống mà Lỗ Tấn xây dựng để vẽ nên bức tranh hiện thực sinh động của xã hội đƣơng thời, ngƣời phụ nữ thân phận vốn bị cho là hèn kém, nhƣng ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn thì khác, mỗi ngƣời khóc cƣời đều chuyên chở những ý nghĩa nhất định với mục đích hƣớng ngƣời phụ nữ đến con đƣờng tự giải phóng. Có thể thấy, Lỗ Tấn là một nhà văn có tầm nhìn sâu rộng, những vấn đề đƣợc ông đặt ra từ thế kỉ trƣớc đến nay vẫn còn nóng hổi trên từng trang sách, vị trí và thân phận ngƣời phụ nữ vẫn là một vấn đề không bao giờ cũ, các nhà văn hiện đại vẫn không ngừng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, tuy nhiên, để thay đổi cái nhìn và tƣ tƣởng văn hóa ăn sâu trong tiềm thức con ngƣời phƣơng Đông là một điều không dễ dàng, đòi hỏi sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nhƣ Lỗ Tấn từng viết: “…phải đấu tranh kịch liệt hơn đấu tranh đòi tham dự chính quyền nữa cũng nên”.[6; tr45] Bằng tác phẩm văn chƣơng của mình, Lỗ Tấn đã từng bƣớc thực hiện ƣớc mơ vĩ đại dùng văn chƣơng để thức tỉnh con ngƣời và giải cứu họ khỏi kiếp nô lệ. Với giọng văn lạnh lùng dửng dƣng, Lỗ Tấn đã khóc nhƣng giọt nƣớc mắt bằng máu nóng hổi thƣơng cho đồng bào mình, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những con ngƣời đã phải luồn cúi mấy ngàn năm cam tâm làm kiếp nô lệ nhƣng vẫn không có đƣợc một ngày vui, một hạnh phúc đúng nghĩa. Ông đã chỉ cho họ con đƣờng để bƣớc tiếp, để đi đến và chạm tay vào cái gọi là tự do, là làm chủ chính cuộc đời mình. Lỗ Tấn đã ra đi nhƣng cái mà ông để lại cho nhân loại là một sự nghiệp văn học quý báo, những tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị mãi đến ngày nay. Điều đó lại thêm một lần nữa khẳng định vị trí không thể dễ dàng thay thế của Lỗ Tấn trên văn đàn Trung Hoa và thế giới. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh Niên 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học_NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Tào Tuyết Cần (1996), Hồng lâu mộng, NXB Đồng Nai 4. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 5. Trƣơng Chính (2000) , Truyện ngắn Lỗ Tấn, NXB Văn Học 6. Trƣơng Chính giới thiệu và tuyển dịch (1998), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Giáo Dục 7. Trƣơng chính (1997), Tuyển tập Trƣơng Chính, NXB Văn Học Hà Nội 8. Ngô Viết Dinh, Lê Giảng (2005), Đến với Lỗ Tấn, NXB Thanh Niên 9. Lâm Ngữ Đƣờng (2009), Trung Hoa Đất nƣớc con ngƣời, NXB Văn Hóa Thông Tin 10. Lâm Chí Hạo (2002), Truyện Lỗ Tấn, NXB Tp Hồ Chí Minh 11. Trần Kiết Hùng (2005)180 Nhà văn Trung Quốc, NXB Văn Hóa và Thông tin 12. Đoàn Tử Huyến (2011), 108 Nhà Văn thế kỉ XX 13. Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào (2005), 100 Ngƣời đàn ông có ảnh hƣởng đến lịch sử Trung Quốc, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 14. Phƣơng Lựu (2004), Lý Luận Phê Bình Văn Học, NXB Đà Nẵng 15. Phƣơng Lựu (1998), Lỗ Tấn nhà lý luận văn học, NXB Giáo Dục 16. Đặng Thai Mai (1998), Đặng Thai Mai Toàn Tập (Tập 1), NXB Văn Học 17. Đặng Thai Mai (2002), Trên đƣờng nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chƣơng, NXB Giáo Dục 18. Mạc Ngôn, Vƣơng Mông, Trƣơng Khiết (2007), Tuyển tập truyện vừa, truyện ngắn tinh hoa văn học đƣơng đại Trung Quốc, NXB Lao Động 19. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch, NXB Văn học 20. Phạm Hoàng Nghĩa (2009), Giáo trình văn học Trung Quốc, Đại học cần thơ 21. Nguyễn Khắc Phi, Lƣơng Duy Thứ (1988), Văn học Trung Quốc tập 2, NXB Giáo Dục 22. Kim Nguyên Phủ (2012)_Bàn về “chuyển hƣớng văn hóa” trong văn nghệ học đƣơng đại Trung Quốc (NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SỐ 1_2012), NXB Viện văn học-Viện khoa học xã hội Việt Nam 81 23. Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987)_Lí Luận Văn Học 2_NXB Giáo Dục 24. Lƣơng Duy Thứ (1998), Lỗ Tấn tác phẩm và tƣ liệu, NXB Giáo Dục Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO QUA MẠNG 25. http://4phuong.net/ebook/70791632/thu-ve-giua-mua-xuan.html 26. http://4phuong.net/ebook/27825872/tieu-tieu.html 27. http://4phuong.net/ebook/19228712/nguoi-benh.html 28.http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-the-gioi/tac-pham/2173-giay-cao-got-cuadang-cuong-tq.html 29. http://4phuong.net/ebook/16575917/81037082/chuong-20.html 30. http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-hoc/thuyet-nuquyen/su-da-dang-cua-chu-nghia-nu-quyen_127.html 82 A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài. ..........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề. .............................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu. .....................................................................................................4 4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................................5 B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIA TÁC PHẨM ...........................................6 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn ...............................................................................6 1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn ................................................................................................6 1.1.2 Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của Lỗ Tấn ................................................................7 1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và văn học thế giới ..................11 1.2 Truyện ngắn Lỗ Tấn .....................................................................................................13 1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn ..............................................................................13 1.2.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn ........................................................................................14 1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng ....................21 1.3 Vấn đề phụ nữ trong văn học Trung Quốc...................................................................23 1.3.1 Truyện ngắn thời Ngũ Tứ viết về vấn đề phụ nữ ...................................................23 1.3.2 Hình tƣợng phụ nữ trong văn học Trung Quốc thời kì mới ..................................25 Chƣơng 2. DIỄN BIẾN CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN ...............................................................................................30 2.1 Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn ................................................30 2.1.1 Số lƣợng ..............................................................................................................30 2.1.2 Tuổi tác................................................................................................................34 2.1.3 Thân thế ...............................................................................................................36 2.1.4 Từ nữ nhân đến nữ hồn .......................................................................................38 2.2 Nhân vật nữ tƣ tƣởng bị trói buộc .............................................................................40 2.2.1 Nhân vật phụ nữ bị trói buộc bởi giáo lí phong kiến ..........................................40 2.2.1.1 Nhân vật bị trói buộc bởi phu quyền...............................................................40 2.2.1.2 Nhân vật bị trói buộc bởi thần quyền ..............................................................43 2.2.1.3 Nhân vật bị trói buộc bởi tƣ tƣởng trung quân ...............................................44 83 2.2.2 Nhân vật bị trói buộc trong tƣ tƣởng của một trí thức và lễ giáo phong kiến.........47 2.2.2.1 Sự khao khát khẳng định con ngƣời mới của một trí thức tây học ..................47 2.2.2.2 Sự thất bại trong việc chối bỏ con ngƣời phong kiến của nhân vật nữ trí thức .....................................................................................................................................48 2.3 Nhân vật phụ nữ theo đuổi tƣ tƣởng bình đẳng ...........................................................50 2.3.1 Nhân vật bƣớc đầu có tƣ tƣởng bình đẳng ............................................................50 2.3.2 Nhân vật theo đuổi đấu tranh đòi quyền bình đẳng ..............................................53 2.4 Nhân vật phụ nữ theo đuổi giải phóng cá tính .............................................................55 2.4.1 Nhân vật bƣớc đầu muốn giải phóng cá tính ........................................................55 2.4.2 Nhân vật là đỉnh cao của việc theo đuổi giải phóng cá tính .................................57 CHUƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ. VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN. ...............................................................................................................................59 3.1 Thái độ “Ai kỳ bất hanh, nộ kỳ bất tranh” của Lỗ Tấn đối với ngƣời phụ nữ ..........59 3.1.1 Quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ ...........................................................59 3.1.2 Nguyên nhân hình thành nên quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ .............63 3.2 Thi pháp phản tiếp nhận trong truyện ngắn Lỗ Tấn ..................................................66 3.3 Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn .....................................69 3.4 Giá trị của quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ .................................................71 3.4.1 Ý nghĩa xã hội ....................................................................................................71 3.4.2 Ý nghĩa văn học .................................................................................................72 3.4.3 Ý nghĩa tƣ tƣởng ................................................................................................74 C. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................76 Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................78 Mục lục...............................................................................................................................80 84 85 [...]... những ý nghĩa to lớn của xã hội, đặc biệt là nhân vật phụ nữ Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng về độ tuổi, giai cấp…Nhƣng trƣớc hết họ chiếm một số lƣợng không nhỏ trong truyện ngắn Lỗ Tấn Trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của Lỗ Tấn, hầu nhƣ câu chuyện nào cũng có bóng dáng của ngƣời phụ nữ, có khi họ giữ vai trò là nhân vật chính, có khi chỉ là nhân vật phụ, hoặc chỉ là xuất... qua trong lời kể của một nhân vật trong truyện nhƣng những lần xuất hiện đó không bao giờ là thừa trong truyện ngắn Lỗ Tấn Trong tổng 25 truyện thì có đến 22 truyện có nhân vật phụ nữ, nhân vật phụ nữ chiếm đến 33.56% số lƣợng nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn 34 Trong đó có những câu chuyện gần nhƣ chỉ đề cập đến đối tƣợng chính là phụ nữ, có thể kể đến truyện Lễ cầu phúc, trong truyện có sáu nhân vật. .. trong cuộc đời nhân vật 1.2.2 Truyện ngắn Lỗ Tấn Lỗ Tấn có ba tập truyện ngắn tiêu biểu là Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện cũ viết lại Nhƣng, có thế nói tinh túy truyện ngắn Lỗ Tấn nằm trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng Trong thời kì đất nƣớc có những biến động vô cùng to lớn thì xã hội cũng có những bƣớc chuyển mình rõ rệt và những bƣớc chuyển ấy thể hiện một cách sâu sắc trong các thiên truyện của. .. quá lệch so với Lỗ Tấn, việc phản ánh số phận nhân vật phụ nữ với những định kiến xã hội vẫn là đề tài đƣợc khai thác nhiều nhất 32 CHƢƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN 2.1 Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn 2.1.1 Số lượng TỔNG SỐ NV SỐ NV NỮ Nhật kí ngƣời điên 6 2 2 Khổng ất kỷ 3 0 3 Thuốc 9 2 Bà Hoa, Mẹ của Hạ Du 4 Ngày... nhiều Những người bạn chiến đấu mới ở đâu? Tôi nghĩ, đó là một điều không hay, thế rồi tôi thu thập mười một thiên truyện ngắn thời kì này in thành sách gọi là Bàng hoàng ” [6; tr528] Hai tập truyện ngắn ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau, so với Gào thét thì khi sáng tác những truyện ngắn trong Bàng hoàng thì ý chí chiến đấu của Lỗ Tấn đã giảm đi ít nhiều, tuy nhiên, những truyện ngắn của Lỗ Tấn lại... hồn của con người Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.” Có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách nhìn khác nhau về truyện ngắn Tuy nhiên, có thể rút ra một điểm chung giữa các quan điểm về truyện ngắn đó là truyện ngắn có sự hạn chế về dung lƣợng, cốt truyện và các tuyến nhân vật Truyện ngắn không thể quá dài nhƣ tiểu thuyết, các tuyến nhân vật không quá phức tạp và. .. Lỗ Tấn và là nền tảng của hàng loạt những truyện ngắn sau đó, tiêu biểu nhƣ Thuốc, Khổng Ất Kỷ, Ngày mai, Cố hương, AQ chính truyện, các truyện này đƣợc tổng hợp lại trong một tuyển tập truyện ngắn mang tên Gào thét, Lỗ Tấn từng viết trong lời đề tựa cho tập truyện này: “Giả thử có một ngôi nhà bằng sắt, không có cửa sổ, và cũng không làm sao phá tung ra được, trong đó có nhiều người đang ngủ say, và. .. sáu nhân vật trong đó nhân vật phụ nữ là bốn ngƣời, nhân vật chính là thím Tƣờng Lâm, một ngƣời phụ nữ bất hạnh Ta còn có thể kể đến các truyện ngắn mà ngƣời phụ nữ là nhân vật chính của câu truyện nhƣ: Ngày mai (chị Tƣ Thiền), Ly hôn (cô Ái), Tiếc thương những ngày đã mất (Tử Quân), Sóng gió (chị Bảy Cân) Trong Ngày Mai, chị Tƣ Thiền _nhân vật chính của câu chuyện hiện lên với hình ảnh của một ngƣời... kết cấu, truyện ngắn Lỗ Tấn là những câu chuyện súc tích, ngắn gọn, bao giờ cũng phát triển theo một đƣờng thẳng mà ít khi phát triển lắc léo hay nhiều tầng Trong truyện ngắn Lỗ Tấn những tình tiết thƣờng xoay quanh nhân vật trung tâm, những xung đột hay sự kiện xuất hiện trong cuộc sống của nhân vật thúc đẩy câu truyện phát triển 23 Ví dụ nhƣ trong Nhật kí người điên, ngƣời điên là nhân vật trung... AQ chính truyện, Khổng ất kỷ, Cố Hương, Thuốc, Lễ cầu phúc…Sau đƣợc tập hợp lại trong hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng Trong thời gian này, Lỗ Tấn cũng viết nhiều tạp văn để phục vụ kịp thời và trực tiếp cho phong trào cách mạng Tạp văn của ông đậm chất chiến đấu và không 12 kém phần sâu sắc Bên cạnh đó ông còn trực tiếp tham gia vào phong trào yêu nƣớc, ông là lãnh tụ về tƣ tƣởng của giới

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w