Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Một phần của tài liệu nhân vật người phụ nữ trong hai tập truyện ngắn gào thét và bàng hoàng của lỗ tấn (Trang 72)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3 Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Vấn đề thân phận ngƣời phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội đƣợc Lỗ Tấn đặt ra từ những năm đầu thế kỷ XX nhƣng cho đến nay những điều mà ông đƣa ra vẫn còn nóng hổi và đáng để đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Đƣa ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn không chỉ đánh dấu một bƣớc tiến mới trong sự nhìn nhận xã hội mà còn là nền tảng cho việc đặt vấn đề về vị trí của ngƣời phụ nữ trong xã hội của Trung Hoa và thế giới hiện đại. Xã hội ngày một tiến bộ, nhƣng văn hóa và lễ giáo là thứ không phải một sớm một chiều mà thay đổi đƣợc, ngƣời phụ nữ ngày nay đƣợc tham dự nhiều vào các hoạt động trong xã hội vốn chỉ dành cho ngƣời đàn ông, thế nhƣng ở đâu đó họ vẫn không thoát khỏi đƣợc cái ách mà xã hội mấy ngàn năm vẫn quàng vào cổ họ.

Các nhà văn Trung Quốc sau Lỗ Tấn vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài này, tiêu biểu nhất có thể kể đến Mạc Ngôn, một nhà văn hiện đại cá tính. Ông vẫn luôn luôn đi tìm kiếm sự bình đẳng cho ngƣời phụ nữ Trung Hoa, những ngƣời phụ nữ nhƣ Thƣợng Quan Lỗ Thị hay Cửu Nhi là những thân phận bị xã hội dồn nén đƣa đẩy,

giáo hủ bạ thì Thƣợng Quan Lỗ Thị lại phải gánh chịu đủ mọi bất công, chà đạp của xã hội không tình ngƣời. Chỉ vì liên tiếp sinh con gái mà cô bị chồng dùng chày ném thẳng vào đầu, cách đối xử ấy không phải là cách đối xử với một con ngƣời, ngƣời ta coi phụ nữ nhƣ một công cụ để sinh con nối dõi, chứ không phải một con ngƣời có hỉ nộ ái ố, có lòng tự tôn, tự trọng. Thân phận nô lệ của ngƣời phụ nữ Trung Hoa một lần nữa đƣợc Mạc Ngôn vạch trần.

Trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, các nhà văn cũng vẫn tiếp tục đi tìm kiếm sự bình đẳng cho ngƣời phụ nữ, khẳng định vị trí của họ trong xã hội. Tác phẩm Gia đình bé mọn của nhà văn Dạ Ngân đã tiếp tục theo đuổi con đƣờng cổ vũ sự đấu tranh hƣớng đến giải phóng phụ nữ, đƣa ra vấn đề quyền đƣợc sống, đƣợc yêu thƣơng, hạnh phúc của ngƣời phụ nữ. Những vấn đề này Lỗ Tấn đã từng đặt ra với những nhân vật nhƣ Tử Quân, Ái, đó là những ngƣời phụ nữ của đầu thế kỉ XX, nhƣng những năm tám mƣơi của thế kỉ XX, ngƣời phụ nữ vẫn chƣa thực sự đƣợc giải phóng, và đó không chỉ là những câu chuyện của văn học, mà chính là hiệhn thực cuộc sống hàng ngày.

Giữa thời kì hiện đại, có thể nói ngƣời phụ nữ dần có đƣợc vị trí xứng đáng với họ, tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những ngƣời phụ nữ cúi mình cam chịu, đó là những nơi mà văn hóa mới hoặc chƣa thể truyền đến, hoặc có nhƣng không đủ sức mạnh chiến thắng đƣợc những hủ tục hàng ngàn năm. Ngay cả những nơi thị thành, ngƣời phụ nữ đƣợc đầu tƣ học hành, tuy nhiên, họ vẫn không hẳn dám vƣợt qua quyền lực của cha mẹ mà làm chủ cuộc đời mình, họ đã bắt đầu chủ động nhiều hơn trong tình yêu và làm chủ đƣợc quyền tự do của họ trong tình cảm, nhƣng không chắc đã làm chủ đƣợc quyền tự do hôn nhân. Cái quyền lực của bậc sinh thành vẫn còn thao túng lấy ngƣời phụ nữ, và xã hội vẫn cho những đứa con biết nghe lời là đứa con ngoan, những cô gái can đảm dám vì tình yêu mà rời bỏ gia đình bao giờ cũng bị ngƣời đời ném cho cái nhìn miệt thị, đã trải qua một thế kỉ nhƣng cái nhìn của xã hội hiện đại cũng không chuyển biến gì hơn những năm đầu thế kỉ XX, đâu đó ta vẫn còn nhìn thấy những cô Ái, Tử Quân và những cuộc đấu tranh không hồi kết đòi quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc.

Vấn đề đặt ra ở đây là cái nhìn của xã hội cần phải có sự thay đổi, đối với ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ dù tiến bộ cách mấy, mạnh mẽ cách mấy cũng bị đè

bẹp bởi những hủ tục, cái nhìn lỗi thời khắc nghiệt của xã hội, nhƣ nhân vật Bội Dung trong Thu về giữa mùa xuân đã nói “xã hội kìm nén đàn bà”, bởi vậy ngƣời phụ nữ có muốn phản kháng cũng phải cúi đầu cam chịu. Mặt khác, phụ nữ đã chủ động về vấn đề kinh tế nhƣng số ấy không nhiều, ngƣời phụ nữ vẫn còn lệ thuộc vào gia đình và chồng, đó là vấn đề nhận thức không chỉ của riêng ngƣời phụ nữ mà còn là của xã hội, vấn đề bình đẳng và tìm kiếm vị trí xứng đáng cho ngƣời phụ nữ trong xã hội vẫn chƣa có cái kết thỏa đáng, có thể phải tốn nhiều thời gian hơn nữa mới có thể giải quyết đƣợc vấn đề mang tính hiện đại mà Lỗ Tấn đã đặt ra.

Qua đó, ta có thể thấy đƣợc tầm nhìn xa rộng của nhà văn, những vấn đề ông đặt ra trải qua hàng bao nhiêu năm vẫn không hề mất đi giá trị của nó, đòi hỏi chúng ta phải có sự suy nghĩ một cách nghiêm túc đối với vấn đề này.

3.4 Giá trị quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ

3.4.1 Đối với xã hội

Việc đƣa phụ nữ vào văn chƣơng trong nền văn học Trung Quốc không hiếm nhƣng xem đó là một vấn đề thì phải đến Lỗ Tấn mới có một sự thể hiện mang tính bức phá. Tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu sự thắng thế của dòng văn học bạch thoại mà còn đánh dấu sự tiến bộ trong nhận thức, vấn đề về ngƣời phụ nữ đƣợc khai mở, và từ đó hƣớng họ đến vấn đề giải phóng.

Trƣớc tiên, vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn nhƣ một hồi chuông thức tỉnh, cả xã hội và đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Cuộc sống có quá nhiều bất công và ngƣời phụ nữ phải thoát khỏi cảnh cam chịu mà sống nhƣ thế. Họ không thể sống nhƣ thím Tƣờng Lâm hay A Thuận cam chịu tất cả nỗi đau, nỗi khổ vào mình để rồi chết trong sự ghẻ lạnh của ngƣời đời, cũng không thể sống nhƣ Tử Quân, vì tình yêu mà từ bỏ tất cả, cô tỉnh táo để nhìn vào sự thật rằng cô cần đƣợc giải phóng nhƣng trƣớc tình yêu cô lại không nhận thấy đƣợc bản thân mình đã quá vội vàng tin tƣởng và đi theo Quyên Sinh, cô cũng không nhận ra rằng mình cố gắng sống tự lập, tự do, tự quyết định cuộc sống của mình khi rời khỏi vòng kiểm soát của gia đình, nhƣng lại quay sang nƣơng tựa, dựa dẫm vào Quyên Sinh, làm cho anh ta mệt mỏi và muốn từ bỏ cô.

quyết tâm và sự kiên định theo đuổi mục tiêu của mình, không thể cứ tự phát nhƣ bà Xƣớc, cô Ái hay vì tình yêu nhƣ Tử Quân. Mặt khác, xã hội cũng cần tạo điều kiện cho ngƣời phụ nữ giải phóng, Ái hay Tử Quân thất bại chính vì sự ảnh hƣởng của tập đoàn phong kiến, những giáo lí hà khắc đã bóp chết những mầm mống phản kháng của họ. Bên cạnh đó là hƣớng đến việc xây dựng một xã hội bình đẳng, ngƣời đàn ông không còn ở ngôi vị tôn quý nắm trong tay quyền sinh sát nữa, cuộc đời một con ngƣời do chính họ quyết định mà không phụ thuộc vào bất kì ai.

3.4.2 Ý nghĩa văn học

Vấn đề ngƣời phụ nữ đƣợc đặt ra trong tác phẩm văn học đối với hiện nay không còn mới, tuy nhiên thời đại Lỗ Tấn, việc đƣa ngƣời phụ nữ lên làm nhân vật trung tâm của truyện và đi sâu vào khai thác những mặt đời sống tình cảm của họ là một bƣớc tiến dài có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền văn học Trung Quốc.

Trƣớc tiên phải khẳng định việc ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong truyện ngắn là một điểm nhấn của văn học đầu thế kỷ, so với trƣớc đó, ngƣời phụ nữ trong văn học xuất hiện không ít, nhƣng họ không có giá trị về mặt hình tƣợng nhân vật. Trong Tam quốc diễn nghĩa, những ngƣời phụ nữ nhƣ Điêu thuyền hay Tôn phu nhân là những ngƣời phụ nữ đẹp nhƣng chỉ đƣợc xem nhƣ một món hàng, một thứ vũ khí mà ngƣời đàn ông dùng để trao đổi, thực hiện mục đích chính trị của mình. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình cũng không đƣợc quyền phản kháng càng không có đƣợc sự thƣơng tiếc, họ sinh ra thì quyền sinh sát đã nằm trong tay những ngƣời đàn ông nắm trọn quyền lực. Tuy nhiên, khi ngƣời phụ nữ bƣớc vào truyện ngắn Lỗ Tấn họ đã có một diện mạo mới, họ là những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt có đủ hỉ nộ ái ố, họ ý thức đƣợc nỗi khổ của mình, đồng thời cũng ý thức đƣợc giá trị của bản thân nhƣng vì chính điều đó lại làm họ khổ sở hơn, thân phận bị chà đạp dƣới chân của thế lực phong kiến làm cho họ chết khô héo, một trong số họ đã bắt đầu muốn phản kháng, lên tiếng đòi quyền tự do, bình đẳng, vƣơn lên làm chủ cuộc sống của mình. Đó là thím Tƣờng Lâm không chịu làm kẻ bại hoại phong hóa mà liều mình tự vẫn, xong cuối cùng vẫn phải chết trong sự ghẻ lạnh của những ngƣời xung quanh, là cô Ái đòi quyền bình đẳng trong hôn nhân, là Tử Quân chạy theo tự do yêu đƣơng và hôn nhân. Những dạng ngƣời phụ nữ chƣa từng có trƣớc đó. Sự xuất hiện của những dạng nhân vật phụ nữ này

cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn của văn học và ngƣời cầm bút, từ việc sử dụng phụ nữ để tạo sự gây cấn hấp dẫn cho những cuộc đấu đá tranh giành quyền lợi của ngƣời đàn ông đến Lỗ Tấn họ vƣơn lên thành nhân vật trung tâm và những vấn đề xoay quanh họ mới là vấn đề chính cần phản ánh. Điều đó đã mở ra một cách nhìn nhận mới về ngƣời phụ nữ và đƣa thân phận ngƣời phụ nữ thành một vấn đề cần nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Không chỉ dẫn đầu nền văn học bạch thoại, Lỗ Tấn còn dẫn đầu về mảng văn học viết về ngƣời phụ nữ với cách tiếp cận mới. Những nhà văn cùng thời với ông nhƣ Ba Kim, Băng Tâm cũng viết về ngƣời phụ nữ, nhƣng thân phận ngƣời phụ nữ trong sáng tác của họ chƣa thể xem là một vấn đề lớn, họ không đi quá sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh đời sống của ngƣời phụ nữ thời kì này mà chỉ dừng lại ở một mảng nhỏ trong cuộc sống của họ. Nhà văn ba kim với tác phẩm Thu về giữa mùa xuân đã tái hiện sự bất hạnh của ngƣời phụ nữ khi bị dằn vặt giũa tình yêu và đạo làm con, nhân vật nữ chính trong tác phẩm của ông âm thầm chịu đựng nỗi đau mà không nói với ngƣời yêu, cho đến khi chết cô ta mới nói ra trong một bức thƣ tuyệt mệnh. Nhà văn Băng Tâm khi viết về phụ nữ bà lại hƣớng đến phản ánh phong kiến làm suy đồi nữ tính, mỗi ngƣời khai thác một khía cạnh khác nhau và có cái nhìn khác nhau, nhƣng Lỗ Tấn là ngƣời có cái nhìn toàn vẹn nhất.

Không chỉ có sự tiến bộ trong nhận thức và tƣ tƣởng, Lỗ Tấn còn mở ra một trang mới cho việc xây dựng hình tƣợng nhân vật phụ nữ thành nhân vật trung tâm, đặt vấn đề cho việc nghiên cứu cuộc sống, tình yêu, thân phận của ngƣời phụ nữ một cách toàn diện. Những trang văn Lỗ Tấn nhƣ mở ra cánh cửa rộng rãi để bƣớc vào thế giới của ngƣời phụ nữ, những điều bấy lâu bị lãng quên đƣợc khơi gợi lại và phản ánh một cách chân thực, sinh động.

Những tên tuổi tiêu biểu thành công khi viết về ngƣời phụ nữ sau Lỗ Tấn có thể kể đến Mạc Ngôn, Thiết Ngƣng, Phùng Ký Tài, Quỳnh Dao…cùng với sự phát triển của thời đại, những nhà văn này cũng có điều kiện nhìn nhận ngƣời phụ nữ từ nhiều góc độ và mỗi ngƣời có những cảm nhận và cách thể hiện khác nhau.

Tóm lại, có thể nói chính Lỗ Tấn là ngƣời khởi xƣớng việc viết về đề tài phụ nữ, cùng với sự thắng thế của văn học bạch thoại, những nhân vật phụ nữ trong tác

nhận thức của tác giả. Từ đó thúc đẩy việc xây dựng một diện mạo mới cho nền văn học Trung Hoa sau này.

3.4.3 Ý nghĩa tư tưởng

Văn hóa Trung Hoa năm ngàn năm đã đƣa vị trí của ngƣời đàn ông lên hàng thống trị tuyệt đối, ngƣời phụ nữ sinh ra, dù là nơi khuê cát hay con nhà bần hàn đều đã định là số phận nằm trong ngƣời khác và không mấy khi đƣợc coi trọng, nếu may mắn thì đƣợc gả cho một ngƣời chồng tốt, sống an nhàn đến cuối đời, ngƣợc lại thì chịu cực khổ suốt cả cuộc đời, tủi nhục cách mấy cũng không đƣợc phản kháng. Chính vì điều đó mà tƣ tƣởng tiến bộ của Lỗ Tấn gây đƣợc tiếng vang lớn. Ông là một trí thức thời đại mới nhƣng tiếp thu nền giáo dục Nho học từ nhỏ, tuy nhiên những giáo lí phong kiến hà khắc đó không ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của ông, ngƣợc lại những sự bất công, tàn nhẫn đó lại làm cho Lỗ Tấn bất bình, căm phẫn, hƣớng đến có cái nhìn mới về thân phận ngƣời phụ nữ.

Từ bao đời, nhƣ một quy luật, ngƣời phụ nữ Trung Hoa sinh ra là để giúp nối dõi tông đƣờng, để “tòng phụ” khi còn ở trong gia đình, “tòng phu”, “tòng tử” khi đã đƣợc gả đi, cuộc đời của họ gắn liền với chữ “tòng”, bao giờ cũng phải luồn cúi chịu sự cai trị của ngƣời khác, dù đó là cha, là chồng hay là con, nói khác đi, họ là một công cụ không hơn không kém, họ có hạnh phúc hay không, sống vui vẻ hay đau khổ cũng không ai để tâm đến, và ngay cả họ cũng không đƣợc nghĩ rằng mình có quyền nổi loạn, từ ngày đƣợc sinh ra cho đến lúc rời khỏi trần thế là những chuỗi ngày vô vị nhạt nhẽo, sống trong sự cam chịu, ngƣời ta vắt kiệt họ, để họ chết héo chết mòn theo thời gian. Mặt khác, những “món hàng phụ nữ” còn đƣợc xã hội phân loại rõ ràng, khi đƣợc gả chồng, may mắn thì ở địa vị “chính thất” quyền lợi cao hơn so với tì thiếp. Con gái do chính thất sinh ra đƣợc coi trọng, còn do tì thiếp sinh ra thì thân phận cũng thấp hèn.

Khi chồng chết đi, ngƣời phụ nữ phải thủ tiết thờ chồng, nuôi con, không đƣợc quyền tái giá, nếu không thì bị coi là kẻ bại hoại, bị ngƣời đời xa lánh, phỉ báng.

Tất cả những điều ấy là mặc định đối với chế độ phong kiến, tuy nhiên, dƣới cái nhìn của Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ là một con ngƣời, có hỉ nộ ái ố, họ yêu chồng, thƣơng con, và khi đau khổ đến cùng cực họ cũng biết phản kháng, ngƣời phụ nữ có đức tính tốt là chung thủy, tuy nhiên, một mình cam chịu, gánh vác cả cuộc sống

bộn bề nhƣ thế thì thật là đáng thƣơng, và họ cần có chỗ dựa. Những nhân vật nhƣ thím Tƣờng Lâm hay chị Tƣ Thiền là những ngƣời phụ nữ phong kiến chân chính, đạo tam tòng ăn sâu vào tâm thức họ và chi phối một cách mạnh mẽ đến cuộc đời những ngƣời phụ nữ này, cuộc sống họ ngập tràn trong bi kịch, những nỗi đau lên tiếp rơi xuống cuộc đời họ, gặm nhấm từng chút sự sống, sự cam chịu của họ đã gián tiếp đẩy họ vào đƣờng cùng. Vì đạo thủ tiết thờ chồng, thím Tƣờng Lâm trốn mẹ chồng bỏ nhà đi, cam chịu làm kiếp tôi đồi chứ không muốn lấy thêm một ngƣời chồng khác. Ngƣời đàn bà mong manh yếu đuối cố gồng mình lên trƣớc những sóng gió của cuộc đời, dù cuộc hon nhân sau đó của thím có đƣợc những ngày hạnh

Một phần của tài liệu nhân vật người phụ nữ trong hai tập truyện ngắn gào thét và bàng hoàng của lỗ tấn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)