Lỗ Tấn là một trong những ngòi bút tạo nên diện mạo cho nền văn học Trung Hoa và văn học thế giới đầu thế kỉ XX, khi những cuộc chiến tranh giành vị trí tồn tại của văn chƣơng cổ và văn bạch thoại vẫn liên tục diễn ra dƣờng nhƣ không có hồi kết thì Lỗ Tấn xuất hiện với tác phẩm đầu tay Nhật kí người điên viết bằng văn bạch thoại. Đó không chỉ là bƣớc đầu tiên của một đại văn hào đặt chân vào khu vƣờn văn chƣơng của Trung Quốc mà còn là phát súng với uy lực khủng khiếp đập tan bức tƣờng thành vốn dĩ vô cùng vững chãi của nền Hán học suy đồi. Tiếp theo sau Nhật Kí người điên, các tác phẩm AQ chính truyện, Thuốc, Cố Hương… tiếp tục khẳng định vị thế của văn bạch thoại, đồng thời đƣa Lỗ Tấn lên thành bậc thầy truyện ngắn của không chỉ văn học Trung Hoa mà còn của cả nền văn học thế giới. Ông đã dùng chính thứ ngôn ngữ bình dân của anh xe kéo, chị bán tƣơng để viết nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự, phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Trung Hoa đƣơng thời, đồng thời đặt ra những vấn đề về giải phóng con ngƣời Trung Quốc, mở ra một chân trời mới, đƣa con ngƣời Trung Quốc hòa vào ánh sáng nhân loại. Văn Lỗ Tấn không cầu kì, bóng bẩy hay dài dòng, chỉ nói những điều ông cho là đáng nói, giọng văn bao giờ cũng lạnh lùng nhƣ ngọn núi lửa ngủ quên, bên ngoài phủ băng tuyết nhƣng nham thạch vẫn sôi sùng sục bên trong, ông không tỏ thái độ yêu ghét hay hô hào, nhƣng qua từng câu chữ lại thấy đƣợc cái nhìn day dứt của Lỗ Tấn trƣớc thời cuộc.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy văn chƣơng Lỗ Tấn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đối với cái ác cái xấu, ông lên án một cách mạnh mẽ và không ngần ngại vạch trần bộ mặt thối nát của xã hội đƣơng thời.
Với những truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn không hô hào đề cao cái tốt, bài trừ cái xấu, câu chữ văn chƣơng Lỗ Tấn vô cùng bình lặng, nhƣng tất cả ý nghĩa của nó lại nằm sau lớp câu chữ ấy, cả một bức tranh hiện thực đƣợc vẽ lên một cách khéo léo, truyền tải đƣợc hơi thở của cuộc sống đƣơng thời, tiến đến việc thức tỉnh con ngƣời vẫn ngủ quên trong thân xác của những kẻ nô lệ cuộc đời, để họ có thể đứng lên phản kháng và giành lấy quyền đƣợc sống và hạnh phúc của chính mình.
Một điều đặc biệt hơn có thể thấy, trong nền văn học Trung Hoa đầu thế kỷ XX, Lỗ Tấn là một trong số rất ít những nhà văn viết về ngƣời phụ nữ và xem thân
phận ngƣời phụ nữ là một vấn đề quan trọng. Là ngƣời đi tiên phong và giành nhiều tâm huyết cho việc tìm kiếm vị trí xứng đáng cho ngƣời phụ nữ trong xã hội, thế giới phụ nữ đƣợc thể hiện trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ đa dạng không chỉ về số lƣợng mà còn về xuất thân, độ tuổi…họ là những mảng ghép của cuộc sống mà Lỗ Tấn xây dựng để vẽ nên bức tranh hiện thực sinh động của xã hội đƣơng thời, ngƣời phụ nữ thân phận vốn bị cho là hèn kém, nhƣng ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn thì khác, mỗi ngƣời khóc cƣời đều chuyên chở những ý nghĩa nhất định với mục đích hƣớng ngƣời phụ nữ đến con đƣờng tự giải phóng.
Có thể thấy, Lỗ Tấn là một nhà văn có tầm nhìn sâu rộng, những vấn đề đƣợc ông đặt ra từ thế kỉ trƣớc đến nay vẫn còn nóng hổi trên từng trang sách, vị trí và thân phận ngƣời phụ nữ vẫn là một vấn đề không bao giờ cũ, các nhà văn hiện đại vẫn không ngừng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, tuy nhiên, để thay đổi cái nhìn và tƣ tƣởng văn hóa ăn sâu trong tiềm thức con ngƣời phƣơng Đông là một điều không dễ dàng, đòi hỏi sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nhƣ Lỗ Tấn từng viết: “…phải đấu tranh kịch liệt hơn đấu tranh đòi tham dự chính quyền nữa cũng nên”.[6; tr45]
Bằng tác phẩm văn chƣơng của mình, Lỗ Tấn đã từng bƣớc thực hiện ƣớc mơ vĩ đại dùng văn chƣơng để thức tỉnh con ngƣời và giải cứu họ khỏi kiếp nô lệ. Với giọng văn lạnh lùng dửng dƣng, Lỗ Tấn đã khóc nhƣng giọt nƣớc mắt bằng máu nóng hổi thƣơng cho đồng bào mình, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những con ngƣời đã phải luồn cúi mấy ngàn năm cam tâm làm kiếp nô lệ nhƣng vẫn không có đƣợc một ngày vui, một hạnh phúc đúng nghĩa. Ông đã chỉ cho họ con đƣờng để bƣớc tiếp, để đi đến và chạm tay vào cái gọi là tự do, là làm chủ chính cuộc đời mình. Lỗ Tấn đã ra đi nhƣng cái mà ông để lại cho nhân loại là một sự nghiệp văn học quý báo, những tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị mãi đến ngày nay. Điều đó lại thêm một lần nữa khẳng định vị trí không thể dễ dàng thay thế của Lỗ Tấn trên văn đàn Trung Hoa và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh Niên 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học_NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Tào Tuyết Cần (1996), Hồng lâu mộng, NXB Đồng Nai
4. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
5. Trƣơng Chính (2000) , Truyện ngắn Lỗ Tấn, NXB Văn Học
6. Trƣơng Chính giới thiệu và tuyển dịch (1998), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Giáo Dục 7. Trƣơng chính (1997), Tuyển tập Trƣơng Chính, NXB Văn Học Hà Nội
8. Ngô Viết Dinh, Lê Giảng (2005), Đến với Lỗ Tấn, NXB Thanh Niên
9. Lâm Ngữ Đƣờng (2009), Trung Hoa Đất nƣớc con ngƣời, NXB Văn Hóa Thông Tin
10. Lâm Chí Hạo (2002), Truyện Lỗ Tấn, NXB Tp Hồ Chí Minh
11. Trần Kiết Hùng (2005)180 Nhà văn Trung Quốc, NXB Văn Hóa và Thông tin 12. Đoàn Tử Huyến (2011), 108 Nhà Văn thế kỉ XX
13. Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào (2005), 100 Ngƣời đàn ông có ảnh hƣởng đến lịch sử Trung Quốc, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội
14. Phƣơng Lựu (2004), Lý Luận Phê Bình Văn Học, NXB Đà Nẵng 15. Phƣơng Lựu (1998), Lỗ Tấn nhà lý luận văn học, NXB Giáo Dục
16. Đặng Thai Mai (1998), Đặng Thai Mai Toàn Tập (Tập 1), NXB Văn Học
17. Đặng Thai Mai (2002), Trên đƣờng nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chƣơng, NXB Giáo Dục
18. Mạc Ngôn, Vƣơng Mông, Trƣơng Khiết (2007), Tuyển tập truyện vừa, truyện ngắn tinh hoa văn học đƣơng đại Trung Quốc, NXB Lao Động
19. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch, NXB Văn học
20. Phạm Hoàng Nghĩa (2009), Giáo trình văn học Trung Quốc, Đại học cần thơ 21. Nguyễn Khắc Phi, Lƣơng Duy Thứ (1988), Văn học Trung Quốc tập 2, NXB Giáo Dục
22. Kim Nguyên Phủ (2012)_Bàn về “chuyển hƣớng văn hóa” trong văn nghệ học đƣơng đại Trung Quốc (NGHIÊN CỨU VĂN HỌC SỐ 1_2012), NXB Viện văn học-Viện khoa học xã hội Việt Nam
23. Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987)_Lí Luận Văn Học 2_NXB Giáo Dục
24. Lƣơng Duy Thứ (1998), Lỗ Tấn tác phẩm và tƣ liệu, NXB Giáo Dục Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO QUA MẠNG
25. http://4phuong.net/ebook/70791632/thu-ve-giua-mua-xuan.html 26. http://4phuong.net/ebook/27825872/tieu-tieu.html 27. http://4phuong.net/ebook/19228712/nguoi-benh.html 28.http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-the-gioi/tac-pham/2173-giay-cao-got-cua- dang-cuong-tq.html 29. http://4phuong.net/ebook/16575917/81037082/chuong-20.html 30. http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-hoc/thuyet-nu- quyen/su-da-dang-cua-chu-nghia-nu-quyen_127.html
A. PHẦN MỞ ĐẦU ... 1
1. Lí do chọn đề tài. ... 1
2. Lịch sử vấn đề. ... 2
3. Phạm vi nghiên cứu. ... 4
4. Mục đích nghiên cứu ... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 5
B. PHẦN NỘI DUNG... 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIA TÁC PHẨM ... 6
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn ... 6
1.1.1 Cuộc đời của Lỗ Tấn ... 6
1.1.2 Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của Lỗ Tấn ... 7
1.1.3 Vị trí của Lỗ Tấn trong nền văn học Trung Quốc và văn học thế giới ... 11
1.2 Truyện ngắn Lỗ Tấn ... 13
1.2.1 Đôi nét về thể loại truyện ngắn ... 13
1.2.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn ... 14
1.2.3 Hoàn cảnh ra đời của hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng ... 21
1.3 Vấn đề phụ nữ trong văn học Trung Quốc ... 23
1.3.1 Truyện ngắn thời Ngũ Tứ viết về vấn đề phụ nữ ... 23
1.3.2 Hình tƣợng phụ nữ trong văn học Trung Quốc thời kì mới ... 25
Chƣơng 2. DIỄN BIẾN CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN ... 30
2.1 Thế giới nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn ... 30
2.1.1 Số lƣợng ... 30
2.1.2 Tuổi tác ... 34
2.1.3 Thân thế ... 36
2.1.4 Từ nữ nhân đến nữ hồn ... 38
2.2 Nhân vật nữ tƣ tƣởng bị trói buộc ... 40
2.2.1 Nhân vật phụ nữ bị trói buộc bởi giáo lí phong kiến ... 40
2.2.1.1 Nhân vật bị trói buộc bởi phu quyền ... 40
2.2.1.2 Nhân vật bị trói buộc bởi thần quyền ... 43
2.2.2 Nhân vật bị trói buộc trong tƣ tƣởng của một trí thức và lễ giáo phong kiến... 47
2.2.2.1 Sự khao khát khẳng định con ngƣời mới của một trí thức tây học ... 47
2.2.2.2 Sự thất bại trong việc chối bỏ con ngƣời phong kiến của nhân vật nữ trí thức ... 48
2.3 Nhân vật phụ nữ theo đuổi tƣ tƣởng bình đẳng ... 50
2.3.1 Nhân vật bƣớc đầu có tƣ tƣởng bình đẳng ... 50
2.3.2 Nhân vật theo đuổi đấu tranh đòi quyền bình đẳng ... 53
2.4 Nhân vật phụ nữ theo đuổi giải phóng cá tính ... 55
2.4.1 Nhân vật bƣớc đầu muốn giải phóng cá tính ... 55
2.4.2 Nhân vật là đỉnh cao của việc theo đuổi giải phóng cá tính ... 57
CHUƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA LỖ TẤN VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ. VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN. ... 59
3.1 Thái độ “Ai kỳ bất hanh, nộ kỳ bất tranh” của Lỗ Tấn đối với ngƣời phụ nữ ... 59
3.1.1 Quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ ... 59
3.1.2 Nguyên nhân hình thành nên quan điểm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ ... 63
3.2 Thi pháp phản tiếp nhận trong truyện ngắn Lỗ Tấn ... 66
3.3 Tính hiện đại của vấn đề phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn ... 69
3.4 Giá trị của quan niệm của Lỗ Tấn về ngƣời phụ nữ ... 71
3.4.1 Ý nghĩa xã hội ... 71
3.4.2 Ý nghĩa văn học ... 72
3.4.3 Ý nghĩa tƣ tƣởng ... 74
C. PHẦN KẾT LUẬN ... 76
Tài liệu tham khảo ... 78