B. PHẦN NỘI DUNG
3.4.2 nghĩa văn học
Vấn đề ngƣời phụ nữ đƣợc đặt ra trong tác phẩm văn học đối với hiện nay không còn mới, tuy nhiên thời đại Lỗ Tấn, việc đƣa ngƣời phụ nữ lên làm nhân vật trung tâm của truyện và đi sâu vào khai thác những mặt đời sống tình cảm của họ là một bƣớc tiến dài có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền văn học Trung Quốc.
Trƣớc tiên phải khẳng định việc ngƣời phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong truyện ngắn là một điểm nhấn của văn học đầu thế kỷ, so với trƣớc đó, ngƣời phụ nữ trong văn học xuất hiện không ít, nhƣng họ không có giá trị về mặt hình tƣợng nhân vật. Trong Tam quốc diễn nghĩa, những ngƣời phụ nữ nhƣ Điêu thuyền hay Tôn phu nhân là những ngƣời phụ nữ đẹp nhƣng chỉ đƣợc xem nhƣ một món hàng, một thứ vũ khí mà ngƣời đàn ông dùng để trao đổi, thực hiện mục đích chính trị của mình. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình cũng không đƣợc quyền phản kháng càng không có đƣợc sự thƣơng tiếc, họ sinh ra thì quyền sinh sát đã nằm trong tay những ngƣời đàn ông nắm trọn quyền lực. Tuy nhiên, khi ngƣời phụ nữ bƣớc vào truyện ngắn Lỗ Tấn họ đã có một diện mạo mới, họ là những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt có đủ hỉ nộ ái ố, họ ý thức đƣợc nỗi khổ của mình, đồng thời cũng ý thức đƣợc giá trị của bản thân nhƣng vì chính điều đó lại làm họ khổ sở hơn, thân phận bị chà đạp dƣới chân của thế lực phong kiến làm cho họ chết khô héo, một trong số họ đã bắt đầu muốn phản kháng, lên tiếng đòi quyền tự do, bình đẳng, vƣơn lên làm chủ cuộc sống của mình. Đó là thím Tƣờng Lâm không chịu làm kẻ bại hoại phong hóa mà liều mình tự vẫn, xong cuối cùng vẫn phải chết trong sự ghẻ lạnh của những ngƣời xung quanh, là cô Ái đòi quyền bình đẳng trong hôn nhân, là Tử Quân chạy theo tự do yêu đƣơng và hôn nhân. Những dạng ngƣời phụ nữ chƣa từng có trƣớc đó. Sự xuất hiện của những dạng nhân vật phụ nữ này
cũng đánh dấu một sự thay đổi lớn của văn học và ngƣời cầm bút, từ việc sử dụng phụ nữ để tạo sự gây cấn hấp dẫn cho những cuộc đấu đá tranh giành quyền lợi của ngƣời đàn ông đến Lỗ Tấn họ vƣơn lên thành nhân vật trung tâm và những vấn đề xoay quanh họ mới là vấn đề chính cần phản ánh. Điều đó đã mở ra một cách nhìn nhận mới về ngƣời phụ nữ và đƣa thân phận ngƣời phụ nữ thành một vấn đề cần nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Không chỉ dẫn đầu nền văn học bạch thoại, Lỗ Tấn còn dẫn đầu về mảng văn học viết về ngƣời phụ nữ với cách tiếp cận mới. Những nhà văn cùng thời với ông nhƣ Ba Kim, Băng Tâm cũng viết về ngƣời phụ nữ, nhƣng thân phận ngƣời phụ nữ trong sáng tác của họ chƣa thể xem là một vấn đề lớn, họ không đi quá sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh đời sống của ngƣời phụ nữ thời kì này mà chỉ dừng lại ở một mảng nhỏ trong cuộc sống của họ. Nhà văn ba kim với tác phẩm Thu về giữa mùa xuân đã tái hiện sự bất hạnh của ngƣời phụ nữ khi bị dằn vặt giũa tình yêu và đạo làm con, nhân vật nữ chính trong tác phẩm của ông âm thầm chịu đựng nỗi đau mà không nói với ngƣời yêu, cho đến khi chết cô ta mới nói ra trong một bức thƣ tuyệt mệnh. Nhà văn Băng Tâm khi viết về phụ nữ bà lại hƣớng đến phản ánh phong kiến làm suy đồi nữ tính, mỗi ngƣời khai thác một khía cạnh khác nhau và có cái nhìn khác nhau, nhƣng Lỗ Tấn là ngƣời có cái nhìn toàn vẹn nhất.
Không chỉ có sự tiến bộ trong nhận thức và tƣ tƣởng, Lỗ Tấn còn mở ra một trang mới cho việc xây dựng hình tƣợng nhân vật phụ nữ thành nhân vật trung tâm, đặt vấn đề cho việc nghiên cứu cuộc sống, tình yêu, thân phận của ngƣời phụ nữ một cách toàn diện. Những trang văn Lỗ Tấn nhƣ mở ra cánh cửa rộng rãi để bƣớc vào thế giới của ngƣời phụ nữ, những điều bấy lâu bị lãng quên đƣợc khơi gợi lại và phản ánh một cách chân thực, sinh động.
Những tên tuổi tiêu biểu thành công khi viết về ngƣời phụ nữ sau Lỗ Tấn có thể kể đến Mạc Ngôn, Thiết Ngƣng, Phùng Ký Tài, Quỳnh Dao…cùng với sự phát triển của thời đại, những nhà văn này cũng có điều kiện nhìn nhận ngƣời phụ nữ từ nhiều góc độ và mỗi ngƣời có những cảm nhận và cách thể hiện khác nhau.
Tóm lại, có thể nói chính Lỗ Tấn là ngƣời khởi xƣớng việc viết về đề tài phụ nữ, cùng với sự thắng thế của văn học bạch thoại, những nhân vật phụ nữ trong tác
nhận thức của tác giả. Từ đó thúc đẩy việc xây dựng một diện mạo mới cho nền văn học Trung Hoa sau này.
3.4.3 Ý nghĩa tư tưởng
Văn hóa Trung Hoa năm ngàn năm đã đƣa vị trí của ngƣời đàn ông lên hàng thống trị tuyệt đối, ngƣời phụ nữ sinh ra, dù là nơi khuê cát hay con nhà bần hàn đều đã định là số phận nằm trong ngƣời khác và không mấy khi đƣợc coi trọng, nếu may mắn thì đƣợc gả cho một ngƣời chồng tốt, sống an nhàn đến cuối đời, ngƣợc lại thì chịu cực khổ suốt cả cuộc đời, tủi nhục cách mấy cũng không đƣợc phản kháng. Chính vì điều đó mà tƣ tƣởng tiến bộ của Lỗ Tấn gây đƣợc tiếng vang lớn. Ông là một trí thức thời đại mới nhƣng tiếp thu nền giáo dục Nho học từ nhỏ, tuy nhiên những giáo lí phong kiến hà khắc đó không ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của ông, ngƣợc lại những sự bất công, tàn nhẫn đó lại làm cho Lỗ Tấn bất bình, căm phẫn, hƣớng đến có cái nhìn mới về thân phận ngƣời phụ nữ.
Từ bao đời, nhƣ một quy luật, ngƣời phụ nữ Trung Hoa sinh ra là để giúp nối dõi tông đƣờng, để “tòng phụ” khi còn ở trong gia đình, “tòng phu”, “tòng tử” khi đã đƣợc gả đi, cuộc đời của họ gắn liền với chữ “tòng”, bao giờ cũng phải luồn cúi chịu sự cai trị của ngƣời khác, dù đó là cha, là chồng hay là con, nói khác đi, họ là một công cụ không hơn không kém, họ có hạnh phúc hay không, sống vui vẻ hay đau khổ cũng không ai để tâm đến, và ngay cả họ cũng không đƣợc nghĩ rằng mình có quyền nổi loạn, từ ngày đƣợc sinh ra cho đến lúc rời khỏi trần thế là những chuỗi ngày vô vị nhạt nhẽo, sống trong sự cam chịu, ngƣời ta vắt kiệt họ, để họ chết héo chết mòn theo thời gian. Mặt khác, những “món hàng phụ nữ” còn đƣợc xã hội phân loại rõ ràng, khi đƣợc gả chồng, may mắn thì ở địa vị “chính thất” quyền lợi cao hơn so với tì thiếp. Con gái do chính thất sinh ra đƣợc coi trọng, còn do tì thiếp sinh ra thì thân phận cũng thấp hèn.
Khi chồng chết đi, ngƣời phụ nữ phải thủ tiết thờ chồng, nuôi con, không đƣợc quyền tái giá, nếu không thì bị coi là kẻ bại hoại, bị ngƣời đời xa lánh, phỉ báng.
Tất cả những điều ấy là mặc định đối với chế độ phong kiến, tuy nhiên, dƣới cái nhìn của Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ là một con ngƣời, có hỉ nộ ái ố, họ yêu chồng, thƣơng con, và khi đau khổ đến cùng cực họ cũng biết phản kháng, ngƣời phụ nữ có đức tính tốt là chung thủy, tuy nhiên, một mình cam chịu, gánh vác cả cuộc sống
bộn bề nhƣ thế thì thật là đáng thƣơng, và họ cần có chỗ dựa. Những nhân vật nhƣ thím Tƣờng Lâm hay chị Tƣ Thiền là những ngƣời phụ nữ phong kiến chân chính, đạo tam tòng ăn sâu vào tâm thức họ và chi phối một cách mạnh mẽ đến cuộc đời những ngƣời phụ nữ này, cuộc sống họ ngập tràn trong bi kịch, những nỗi đau lên tiếp rơi xuống cuộc đời họ, gặm nhấm từng chút sự sống, sự cam chịu của họ đã gián tiếp đẩy họ vào đƣờng cùng. Vì đạo thủ tiết thờ chồng, thím Tƣờng Lâm trốn mẹ chồng bỏ nhà đi, cam chịu làm kiếp tôi đồi chứ không muốn lấy thêm một ngƣời chồng khác. Ngƣời đàn bà mong manh yếu đuối cố gồng mình lên trƣớc những sóng gió của cuộc đời, dù cuộc hon nhân sau đó của thím có đƣợc những ngày hạnh phúc thật sự nhƣng trong lòng thím chƣa bao giờ thôi day dứt, mặc cảm. Còn chị Tƣ Thiền, chồng mất, con bệnh nặng, chị vừa buồn đau vừa mệt mỏi, ngƣời đàn bà ấy vắt kiệt sức mình để chăm soc cho con, tìm tất cả mọi cách để chữa bệnh cho thằng Báu, giờ phút ấy chị thật sự cần đến một chỗ dựa, nhƣng không bao giờ dám nghĩ đến một ngƣời đàn ông mà chỉ là một “thiên tƣớng” do trời sai xuống giúp chị mà thôi. Tại sao ngƣời phụ nữ phải khổ nhƣ vậy? Tại sao họ phải cam chịu nỗi cô đơn và phải gồng mình lên để đỡ lấy cuộc sống nhƣ một tảng đá cứ nặng lên mãi cố để đè chết họ, vì sao họ không đƣợc tìm chỗ dựa, vì sao lại coi hành động đó là tội lỗi? Những câu hỏi cay đắng đƣợc đặt ra, để nghiền ngẫm và nhìn nhận lại về cuộc đời của những ngƣời phụ nữ sống cam chịu vô cùng đáng thƣơng.
Ngƣời phụ nữ không thể mãi cam chịu nhƣ thế, họ cần có sự nỗi loạn và Ái, Tử Quân xuất hiện. Những ngọn lửa phản kháng đã đƣợc thấp lên, chỉ chực chờ bùng cháy.
Việc Lỗ Tấn hƣớng phụ nữ đến con đƣờng tự giải phóng cũng là một sự thách thức đối với xã hội thời bấy giờ, bởi chế độ phong kiến không còn, nhƣng tàn dƣ phong kiến vẫn nhan nhản khắp nơi, việc lên tiếng đòi quyền bình đẳng và giải phóng phụ nữ nhƣ một lời tuyên chiến với giáo lí phong kiến, đồng thời thức tỉnh những ngƣời phụ nữ vẫn đang chìm trong mê muội và hƣớng họ đến con đƣờng tự giải phóng.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Lỗ Tấn là một trong những ngòi bút tạo nên diện mạo cho nền văn học Trung Hoa và văn học thế giới đầu thế kỉ XX, khi những cuộc chiến tranh giành vị trí tồn tại của văn chƣơng cổ và văn bạch thoại vẫn liên tục diễn ra dƣờng nhƣ không có hồi kết thì Lỗ Tấn xuất hiện với tác phẩm đầu tay Nhật kí người điên viết bằng văn bạch thoại. Đó không chỉ là bƣớc đầu tiên của một đại văn hào đặt chân vào khu vƣờn văn chƣơng của Trung Quốc mà còn là phát súng với uy lực khủng khiếp đập tan bức tƣờng thành vốn dĩ vô cùng vững chãi của nền Hán học suy đồi. Tiếp theo sau Nhật Kí người điên, các tác phẩm AQ chính truyện, Thuốc, Cố Hương… tiếp tục khẳng định vị thế của văn bạch thoại, đồng thời đƣa Lỗ Tấn lên thành bậc thầy truyện ngắn của không chỉ văn học Trung Hoa mà còn của cả nền văn học thế giới. Ông đã dùng chính thứ ngôn ngữ bình dân của anh xe kéo, chị bán tƣơng để viết nên những tác phẩm nghệ thuật thực sự, phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Trung Hoa đƣơng thời, đồng thời đặt ra những vấn đề về giải phóng con ngƣời Trung Quốc, mở ra một chân trời mới, đƣa con ngƣời Trung Quốc hòa vào ánh sáng nhân loại. Văn Lỗ Tấn không cầu kì, bóng bẩy hay dài dòng, chỉ nói những điều ông cho là đáng nói, giọng văn bao giờ cũng lạnh lùng nhƣ ngọn núi lửa ngủ quên, bên ngoài phủ băng tuyết nhƣng nham thạch vẫn sôi sùng sục bên trong, ông không tỏ thái độ yêu ghét hay hô hào, nhƣng qua từng câu chữ lại thấy đƣợc cái nhìn day dứt của Lỗ Tấn trƣớc thời cuộc.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy văn chƣơng Lỗ Tấn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đối với cái ác cái xấu, ông lên án một cách mạnh mẽ và không ngần ngại vạch trần bộ mặt thối nát của xã hội đƣơng thời.
Với những truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn không hô hào đề cao cái tốt, bài trừ cái xấu, câu chữ văn chƣơng Lỗ Tấn vô cùng bình lặng, nhƣng tất cả ý nghĩa của nó lại nằm sau lớp câu chữ ấy, cả một bức tranh hiện thực đƣợc vẽ lên một cách khéo léo, truyền tải đƣợc hơi thở của cuộc sống đƣơng thời, tiến đến việc thức tỉnh con ngƣời vẫn ngủ quên trong thân xác của những kẻ nô lệ cuộc đời, để họ có thể đứng lên phản kháng và giành lấy quyền đƣợc sống và hạnh phúc của chính mình.
Một điều đặc biệt hơn có thể thấy, trong nền văn học Trung Hoa đầu thế kỷ XX, Lỗ Tấn là một trong số rất ít những nhà văn viết về ngƣời phụ nữ và xem thân
phận ngƣời phụ nữ là một vấn đề quan trọng. Là ngƣời đi tiên phong và giành nhiều tâm huyết cho việc tìm kiếm vị trí xứng đáng cho ngƣời phụ nữ trong xã hội, thế giới phụ nữ đƣợc thể hiện trong truyện ngắn Lỗ Tấn vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, ngƣời phụ nữ đa dạng không chỉ về số lƣợng mà còn về xuất thân, độ tuổi…họ là những mảng ghép của cuộc sống mà Lỗ Tấn xây dựng để vẽ nên bức tranh hiện thực sinh động của xã hội đƣơng thời, ngƣời phụ nữ thân phận vốn bị cho là hèn kém, nhƣng ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn thì khác, mỗi ngƣời khóc cƣời đều chuyên chở những ý nghĩa nhất định với mục đích hƣớng ngƣời phụ nữ đến con đƣờng tự giải phóng.
Có thể thấy, Lỗ Tấn là một nhà văn có tầm nhìn sâu rộng, những vấn đề đƣợc ông đặt ra từ thế kỉ trƣớc đến nay vẫn còn nóng hổi trên từng trang sách, vị trí và thân phận ngƣời phụ nữ vẫn là một vấn đề không bao giờ cũ, các nhà văn hiện đại vẫn không ngừng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, tuy nhiên, để thay đổi cái nhìn và tƣ tƣởng văn hóa ăn sâu trong tiềm thức con ngƣời phƣơng Đông là một điều không dễ dàng, đòi hỏi sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nhƣ Lỗ Tấn từng viết: “…phải đấu tranh kịch liệt hơn đấu tranh đòi tham dự chính quyền nữa cũng nên”.[6; tr45]
Bằng tác phẩm văn chƣơng của mình, Lỗ Tấn đã từng bƣớc thực hiện ƣớc mơ vĩ đại dùng văn chƣơng để thức tỉnh con ngƣời và giải cứu họ khỏi kiếp nô lệ. Với giọng văn lạnh lùng dửng dƣng, Lỗ Tấn đã khóc nhƣng giọt nƣớc mắt bằng máu nóng hổi thƣơng cho đồng bào mình, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những con ngƣời đã phải luồn cúi mấy ngàn năm cam tâm làm kiếp nô lệ nhƣng vẫn không có đƣợc một ngày vui, một hạnh phúc đúng nghĩa. Ông đã chỉ cho họ con đƣờng để bƣớc tiếp, để đi đến và chạm tay vào cái gọi là tự do, là làm chủ chính cuộc đời mình. Lỗ Tấn đã ra đi nhƣng cái mà ông để lại cho nhân loại là một sự nghiệp văn học quý báo, những tác phẩm nghệ thuật chân chính có giá trị mãi đến ngày nay. Điều đó lại thêm một lần nữa khẳng định vị trí không thể dễ dàng thay thế của Lỗ Tấn trên văn đàn Trung Hoa và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh Niên 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học_NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 3. Tào Tuyết Cần (1996), Hồng lâu mộng, NXB Đồng Nai
4. Nguyễn Đình Chiểu (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
5. Trƣơng Chính (2000) , Truyện ngắn Lỗ Tấn, NXB Văn Học
6. Trƣơng Chính giới thiệu và tuyển dịch (1998), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Giáo Dục 7. Trƣơng chính (1997), Tuyển tập Trƣơng Chính, NXB Văn Học Hà Nội
8. Ngô Viết Dinh, Lê Giảng (2005), Đến với Lỗ Tấn, NXB Thanh Niên
9. Lâm Ngữ Đƣờng (2009), Trung Hoa Đất nƣớc con ngƣời, NXB Văn Hóa Thông