1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ

91 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

L L Lý ý ý do do do ch ch chọ ọ ọn n n đề đề đề ttttà à àiiii Đã mấy thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến dòng văn xuôi thời kỳ trung đại,chúng ta không thể nào quên một tác phẩm duy

Trang 1

TR TRƯỜ ƯỜ ƯỜNG NG NG ĐẠ ĐẠ ĐẠIIII H H HỌ Ọ ỌC C C C C CẦ Ầ ẦN N N TH TH THƠ Ơ KHOA KHOA KHOA KHOA KHOA H H HỌ Ọ ỌC C C X X XÃ Ã Ã H H HỘ Ộ ỘIIII & & & NV NV

B BỘ Ộ Ộ M M MÔ Ô ÔN N N NG NG NGỮ Ữ Ữ V V VĂ Ă ĂN N

TR TRẦ Ầ ẦN N N TH TH THỊỊỊỊ M M MỸ Ỹ Ỹ HUY HUY HUYỀ Ề ỀN N MSSV: MSSV: 6106395 6106395

BI BI K K KỊỊỊỊCH CH CH NG NG NGƯỜ ƯỜ ƯỜIIII PH PH PHỤ Ụ Ụ N N NỮ Ữ Ữ TRONG TRONG TRONG T T TÁ Á ÁC C C PH PH PHẨ Ẩ ẨM M

TRUY

TRUYỀ Ề ỀN N N K K KỲ Ỳ Ỳ M M MẠ Ạ ẠN N N L L LỤ Ụ ỤC C C C C CỦ Ủ ỦA A A NGUY NGUY NGUYỄ Ễ ỄN N N D D DỮ Ữ

Lu Luậ ậ ận n n vvvvă ă ăn n n ttttố ố ốtttt nghi nghi nghiệệệệp p p đạ đạ đạiiii h h họ ọ ọcccc Ng

Ngà à ành nh nh Ng Ng Ngữ ữ ữ V V Vă ă ăn n

C

Cá á án n n b b bộ ộ ộ h h hướ ướ ướng ng ng d d dẫ ẫ ẫn: n: n: ThS.GV ThS.GV ThS.GV B B BÙ Ù ÙIIII TH TH THỊỊỊỊ TH TH THÚ Ú ÚY Y Y MINH MINH

C Cầ ầ ần n n Th Th Thơ ơ ơ,,,, n n nă ă ăm m m 2013 2013

Trang 2

ĐỀ ĐỀ C C CƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG T T TỔ Ổ ỔNG NG NG QU QU QUÁ Á ÁT T

PH PHẦ Ầ ẦN N N M M MỞ Ở Ở ĐẦ ĐẦ ĐẦU U 1.

5 Ph Ph Phươ ươ ương ng ng ph ph phá á áp p p nghi nghi nghiêêêên n n ccccứ ứ ứu u

PH PHẦ Ầ ẦN N N N N NỘ Ộ ỘIIII DUNG DUNG CH

CHƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG 1 1 1 M M MỘ Ộ ỘT T T S S SỐ Ố Ố V V VẤ Ấ ẤN N N ĐỀ ĐỀ ĐỀ CHUNG CHUNG 1.1 V Và à àiiii n n néééétttt v v vềềềề bi bi bi k k kịịịịch ch

1.2 S Sơ ơ ơ llllượ ượ ượcccc v v và à àiiii n n néééétttt v v vềềềề th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

1.2.1 1.2.1 Kh Kh Khá á áiiii ni ni niệệệệm m m v v vềềềề th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

1.2.2 1.2.2 Ngu Ngu Nguồ ồ ồn n n g g gố ố ốcccc v v và à à qu qu quá á á tr tr trìììình nh nh ph ph phá á átttt tri tri triểểểển n n ccccủ ủ ủa a a truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

1.3 Truy Truyềềềền n n k k kỳ ỳ ỳ trong trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc Vi Vi Việệệệtttt Nam Nam

1.3.1 M Mộ ộ ộtttt ssssố ố ố ssssá á áng ng ng ttttá á ácccc ti ti tiêêêêu u u bi bi biểểểểu u u thu thu thuộ ộ ộcccc th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ ỳ trong trong trong v v vă ă ăn n h

họ ọ ọcccc Vi Vi Việệệệtttt Nam Nam

1.3.2 N Nộ ộ ộiiii dung, dung, dung, ngh ngh nghệệệệ thu thu thuậ ậ ậtttt v v và à à ả ả ảnh nh nh h h hưở ưở ưởng ng ng ccccủ ủ ủa a a th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc Vi Vi Việệệệtttt Nam Nam

1.4 Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ ữ v v và à Truy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

1.4.1 Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ ữ v v và à à th th thờ ờ ờiiii đạ đạ đạiiii ccccủ ủ ủa a a ô ô ông ng

1.4.2 V Và à àiiii n n néééétttt v v vềềềề Truy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

1.4.2.1 V Vềềềề n n nộ ộ ộiiii dung dung

1.4.2.2.V Vềềềề ngh ngh nghệệệệ thu thu thuậ ậ ậtttt

Trang 3

CH CHƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG 2 2 2 H H HÌÌÌÌNH NH NH T T TƯỢ ƯỢ ƯỢNG NG NG NG NG NGƯỜ ƯỜ ƯỜIIII PH PH PHỤ Ụ Ụ N N NỮ Ữ Ữ TRONG TRONG

TRUY TRUYỀ Ề ỀN N N K K KỲ Ỳ Ỳ M M MẠ Ạ ẠN N N L L LỤ Ụ ỤC C

2.1.Đô Đôiiii n n néééétttt v v vềềềề h h hìììình nh nh ttttượ ượ ượng ng ng ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ trong trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc trung trung trung đạ đạ đạiiii

2.2.

2.2 Kh Kh Khả ả ảo o o ssssá á átttt nh nh nhâ â ân n n v v vậ ậ ậtttt ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ trong trong Truy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

2.2.1 2.2.1 S S Số ố ố ph ph phậ ậ ận n n ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ ssssố ố ống ng ng theo theo theo nguy nguy nguyêêêên n n ttttắ ắ ắc, c, c, llllễễễễ gi gi giá á áo o o phong phong ki

2.3.1 Xinh Xinh Xinh đẹ đẹ đẹp, p, p, tr tr trẻẻẻẻ trung trung

2.3.2 2.3.2 Th Th Thô ô ông ng ng minh, minh, minh, ttttà à àiiii gi gi giỏ ỏ ỏiiii

2.3.3 Khao Khao kh kh khá á átttt đượ đượ đượcccc y y yêêêêu u u nh nh như ư ưng ng ng lu lu luô ô ôn n n b b bịịịị tr tr trắ ắ ắcccc tr tr trở ở

2.3.4 2.3.4 K K Kếếếếtttt ccccụ ụ ụcccc ssssố ố ố ph ph phậ ậ ận n n th th thườ ườ ường ng ng llllà à à ccccá á áiiii ch ch chếếếếtttt

2.4.

2.4 Bi Bi Bi k k kịịịịch ch ch ccccủ ủ ủa a a ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ trong trong trong ssssá á áng ng ng ttttá á ácccc ccccủ ủ ủa a a Nguy Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ

2.4.1 2.4.1 Bi Bi Bi k k kịịịịch ch ch ccccủ ủ ủa a a ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ ssssố ố ống ng ng theo theo theo khu khu khuô ô ôn n n ph ph phéééép, p, p, llllễễễễ gi gi giá á áo o phong

phong ki ki kiếếếến n n ti ti tiêêêêu u u bi bi biểểểểu u u qua qua Chuy Chuyệệệện n n ng ng ngườ ườ ườiiii con con con g g gá á áiiii Nam Nam Nam X X Xươ ươ ương ng

2.4.2 2.4.2 Bi Bi Bi k k kịịịịch ch ch ccccủ ủ ủa a a ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ ssssố ố ống ng ng ph ph phá á á ccccá á ách, ch, ch, v v vượ ượ ượtttt qua qua qua khu khu khuô ô ôn n ph

phéééép p p ccccủ ủ ủa a a llllễễễễ gi gi giá á áo o o phong phong phong ki ki kiếếếến n n đ đ điiiiểểểển n n h h hìììình nh nh qua qua Chuy Chuyệệệện n n nghi nghi nghiệệệệp p p oan oan oan ccccủ ủ ủa a a Đà Đà Đào o o th th thịịịị

mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc ccccủ ủ ủa a a Nguy Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ

CH CHƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG 3 3 3 NGH NGH NGHỆ Ệ Ệ THU THU THUẬ Ậ ẬT T T X X XÂ Â ÂY Y Y D D DỰ Ự ỰNG NG NG NH NH NHÂ Â ÂN N N V V VẬ Ậ ẬT T T N N NỮ Ữ

TRONG TRUY TRUYỀ Ề ỀN N N K K KỲ Ỳ Ỳ M M MẠ Ạ ẠN N N L L LỤ Ụ ỤC C C ((((傳奇漫籙)

Trang 5

PH PHẦ Ầ ẦN N N M M MỞ Ở Ở ĐẦ ĐẦ ĐẦU U

1 1 L L Lý ý ý do do do ch ch chọ ọ ọn n n đề đề đề ttttà à àiiii

Đã mấy thế kỷ trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến dòng văn xuôi thời kỳ trung đại,chúng ta không thể nào quên một tác phẩm duy nhất làm nên tên tuổi của nhà vănNguyễn Dữ, đó là Truyền kỳ mạn lục Tác phẩm ấy tuy không đồ sộ nhưng giá trị

mà nó đem lại thì có ý nghĩa to lớn và vô cùng đặc sắc Có thể nói đây là cột mốcđánh dấu sự phát triển lên đến đỉnh cao của nền văn học dân tộc thời kỳ bấy giờ

Ngay từ khi mới xuất hiện, tác phẩm đã khẳng định vị trí của mình trongdòng văn xuôi trung đại và tác phẩm ấy đã được rất nhiều người quan tâm và chú ý

Từ các nhà nho thời xa xưa cho đến những nhà nghiên cứu thời hiện đai Đặc biệt,vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của dòng văn học trung đại (thế kỷ XVIII),nhiều học giả tên tuổi đã tìm hiểu, ghi chép và đánh giác cao cho tác phẩm này củaNguyễn Dữ như Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục ca ngợi Truyền kỳ mạn lục có

Ngôn từ thanh lệ”, Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký thì gọi là “Thiên cổ kỳ bút” Còn Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại thì đã coi đây là “Áng văn hay của bậc đại gia” Bao nhiêu lời lẽ thanh cao, tốt đẹp đều được đưa ra nhằm

khen ngợi, đánh giá cao tác phẩm

Có thể thấy, từ khi xuất hiện, Truyền kỳ mạn lục không chỉ được sự quan tâm

của người Việt Nam, mà những nhà nghiên cứu trên thế giới cũng rất để tâm và chú

ý Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga, còn các nhànghiên cứu Xô Viết khi nghiên cứu văn học Phương Đông thường chú ý tới Truyền

kỳ mạn lục [15; tr.114].

Khi từng trang viết đã hoàn thành, Nguyễn Dữ cho ra đời tác phẩmTruyền kỳ mạn lục với bao tâm tư, tình cảm gửi vào trong đó, sức ảnh hưởng của nó đối với

văn học dân tộc cũng rất mạnh mẽ trong xã hội thời bấy giờ Có thể thấy, tập truyện

ra đời đánh dấu bước chuyển mình của nền văn xuôi dân tộc, từ nền văn xuôi mangđậm tính chất chức năng sang nền văn xuôi đậm tính nghệ thuật Đó cũng là quátrình thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.Không còn là sự biên soạn, ghi chép lại các câu chuyện lạ thời xa xưa mà đã có sựsáng tác có sáng tạo Chính vì lý do đó, có thể nói Truyền kỳ mạn lục đóng một vai

trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn xuôi nói riêng và văn học trung đại

Trang 6

nói chung.

Sở dĩ Truyền kỳ mạn lục được rất nhiều khen ngợi, đánh giá cao là vì tác

phẩm, tuy có sử dụng rất nhiều yếu tố hoang đường và kỳ ảo, nhưng cái cốt lõi vẫn

là để phơi bày cái hiện trạng của xã hội thời bấy giờ Dùng cái kỳ ảo này để nói cáihiện thực ngoài kia Tác phẩm như gợi lên được những gì đang diễn ra của một giaiđoạn lịch sử dân tộc ở thế kỷ XVI Vào thời gian ấy, chế độ phong kiến đang trên đàsuy yếu, không còn hưng thịnh và phát triển như triều đại Lê Thánh Tông trước đâynữa Thay vào đó là tình trạng rối ren, nhiều vấn đề xã hội đã diễn ra, nhất là thânphận con người đang bị vùi dập, mà tiêu biểu ở đây đó là hình tượng người phụ nữ.Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, hình tượng người phụ nữ mới đượcphản ánh với đầy đủ với cả diện mạo, tâm tư, tình cảm, nhu cầu và khát vọng với sốphận của mình như trong Truyền kỳ mạn lục như thế Hình tượng người phụ nữ đã

xuất hiện trong dòng văn học trước thời Nguyễn Dữ, và những tâm tư, tình cảm,khát vọng…của họ cũng đã được khai thác Không khó nhận ra một điều đó là, khiviết về người phụ nữ, hầu như các nhà văn thường cho thấy rằng những người phụ

nữ ấy đều là nạn nhân của xã hội Nhưng biết nhìn nhận, và khai thác hình tượngngười phụ nữ một cách đa chiều chỉ có thể thấy Nguyễn Dữ là người đầu tiên tạo rađược những trang viết ấy Chính vì thế, tác phẩm đã tác động đến với nền văn họcdân tộc một cách rất mạnh mẽ, gây được ấn tượng trong lòng người

Dưới ngòi bút của ông, những người phụ nữ hiện lên với hình ảnh là ngườixinh đẹp, tảo tần, chuyên chính, giàu lòng vị tha nhưng luôn phải chịu số phận bithảm Đến những nhân vật nữ phản diện như các hồn hoa, hay yêu quái…cũng chỉ

vì số phận đẩy đưa, vì những nghiệp oan mà trở thành ma quỷ Họ có lúc thấy rấtđáng trách nhưng suy cho cùng thì cũng lại rất đáng thương Có thể thấy thông quanhững nhân vật nữ, Nguyễn Dữ muốn lên án xã hội mục nát đương thời, đồng thờidùng những nét bút của mình để bênh vực cho những thân phận bi thương Từ đóthể hiện được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm

Lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm Truyền

kỳ mạn lục”, chúng tôi muốn một lần nữa tìm về với dòng văn xuôi trung đại của

dân tộc, được tiếp cận và chiêm nghiệm tác phẩm một cách sâu sắc nhất Qua đó,chúng tôi có thể tìm hiểu kỹ hơn về thân phận người phụ nữ với những phẩm chất

Trang 7

tốt đẹp đã được tác giả gửi gấm trong tác phẩm Từ đó, giúp chúng tôi có cái nhìntoàn diện hơn vấn đề cốt lõi của tác phẩm, đó là nói lên thân phận bị vùi dập củacon người, đặc biệt là người phụ nữ.

2 2 L L Lịịịịch ch ch ssssử ử ử nghi nghi nghiêêêên n n ccccứ ứ ứu u

Văn học Việt Nam thời kỳ trung đại chịu ảnh hưởng khá nhiều với dòng vănhọc Trung Quốc Từ khi tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời nhà Minh

được du nhập vào Đông Á đã ảnh hưởng không ít đến với những sáng tác của cácnhà văn thời kỳ bấy giờ Chính vì thế, Tiễn đăng tân thoại cũng đã tác động sâu

đậm đến sự phát triển của dòng văn học truyền kỳ nước ta Dựa vào những gì đã tìmhiểu, có thể thấy Tiễn đăng tân thoại đã đến với nước ta vào khoảng cuối thế kỷ

XV- đầu thế kỷ XVI, đó là thời điểm nhà Minh đang xâm lược nước ta Việc đưasách Trung Quốc vào nước ta ắt có liên quan đến chính sách văn hóa của nhà Minhđối với Việt Nam đó là muốn hủy diệt văn hóa bản địa, sau đó là truyền bá văn hóaTrung Hoa vào thay thế cho những thứ đã bị hủy diệt

Ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ ra đời (thế kỷ XVI) phần nào cũng có dựa vào tác phẩm ấy Tuy nhiên,

đó không phải là mô phỏng hay vay mượn một cách cụ thể mà là sự ảnh hưởng mộtcách toàn thể từ phương diện thể loại tiểu thuyết truyền kỳ để sáng tạo nên tác phẩmtruyền kỳ riêng- vừa mang những đặc điểm thể loại chung, vừa mang nét riêng vềtác giả cũng như văn hóa, địa lý nước nhà Ngay đề tựa của tác phẩm này, truyền kỳvới tư cách là một thể loại văn học, đã xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Có thể nói rằng truyền thống truyền kỳ của Việt Nam đã được chính thức xác lậpthông qua tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Vì thế, sức ảnh hưởng của

tác phẩm đến với văn học dân tộc có một ý nghĩa lớn

Có lẽ vì thế, ngay từ khi ra đời, Truyền kỳ mạn lục đã được đánh giá cao, tác

phẩm đã được rất nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu Nhiều vấn đề trongTruyền

kỳ mạn lục đã được khai thác, phát hiện, trở thành đối tượng và đề tài cho nhiềucông trình nghiên cứu trong và ngoài nước từ xưa đến nay Sức hút của tác phẩmkhông phai nhạt theo thời gian mà dần càng sâu đậm hơn Truyền kỳ mạn lục của

Nguyễn Dữ xứng đáng được gọi là một kiệt tác văn chương cho dòng văn xuôi thời

kỳ trung đại

Trang 8

Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã được chú ý và được đánh giá rất cao từ cácnhà nghiên cứu Số lượng bài viết để tìm hiểu cũng như đánh giá về tác phẩm ngàycàng nhiều.

Mở đầu là bài lời đềTựa của Hà Thiện Hán viết vào năm 1547 Đây có thể nói

là những ý kiến đánh giá tác phẩm sớm nhất Trong bài viết này, Hà Thiện Hán viếtnhằm mục đích chủ yếu là khẳng định mục đích sáng tác của Nguyễn Dữ nổi trộilên như những bài học dạy đời nhằm muốn khuyên răn, nhắc nhở đến mọi ngườitrong xã hội thời bấy giờ

Vũ Phương Đề (1697-?) với “Công dư tiệp ký” thì gọi Truyền kỳ mạn lục là

một “thiên cổ kỳ bút”.

Trong cuốn “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784), Truyền kỳ mạn lục được tác giả ca ngợi có “lời lẽ thanh tao tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”.

Phan Huy Chú (1782-1840) khi tiếp nhận tác phẩm Truyền kỳ mạn lục thì có

lời khen rằng Truyền kỳ mạn lục là “áng văn hay của bậc đại gia”.

Nhìn chung, trong thời gian tác phẩm ra đời và sau đó không lâu, nhiều côngtrình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét đánh giá tích cực Chủ yếu tiếp cận vềmặt ngôn từ, nghệ thuật nhưng chưa thấy có sự chú ý đến nội dung, đặc biệt là sốphận con người trong tác phẩm, nhất là người phụ nữ Càng về sau, những bài viếtcàng nhiều hơn và nghiên cứu kỹ hơn, sâu sắc hơn cả về nội dung lẫn nghệ thuật,cũng như phong cách viết truyện của Nguyễn Dữ Có thể điểm qua những bàinghiên cứu sau:

Trong quyển văn học “Văn học việt nam (từ thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII)”

của nhóm Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương có đề cập đến thành tựucủa tác phẩm Truyền kỳ mạn lục trong nền văn học chữ Hán Tác giả còn đề cập đến

nội dung chủ yếu của tác phẩm này Qua đó có đi tìm hiểu về nghệ thuật của tácphẩm nhưng chưa sâu

Trong quyển “Thi pháp văn học trung đại việt nam” của Trần Đình Sử cũng

có đề cập đến thể loại truyền kỳ, tác giả so sánh Truyền kỳ mạn lục với một số tác

phẩm thuộc thể loại này như Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ tân

Trang 9

phả của Đoàn Thị Điểm…

Công trình nghiên cứu của Trần Ích Nguyên trong quyển “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”, tác giả khẳng định mối quan hệ

giữa hai tác phẩm này Ngoài ra, ông còn đi sâu vào so sánh, đối chiếu một sốtruyện trong hai tác phẩm, chủ yếu về mặt nội dung giữa chúng

Tạp chí Hán Nôm số 5 có bài viết “Truyền kỳ mạn lục dưới gốc độ so sánh”

của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Na thì bàn về vấn đề tác giả, tác phẩm nhưphân tích rõ tên viết bằng chữ Hán của tác giả, cách hiểu về cụm từ “Truyền kỳ mạn

lục”” ” và so sánh một vài truyện trong Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm ra đời

trước và sau Truyền kỳ mạn lục.

Tạp chí văn học số 6 có đăng bài viết của Vũ Thanh “Những biến đổi yếu tố

kỳ và thực trong truyền kỳ Việt Nam” Trong bài viết này, ông đã đề cập về yếu tố

kỳ và thực trongTruyền kỳ mạn lục.

Quyển “Lịch sử văn học Việt Nam, tập II” của Bùi Văn Nguyên có bài viết

của Nguyễn Phạm Hùng- Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Bài viết về nhận thức khuynh hướng tư tưởng trong Truyền kỳ mạn lục bằng việc đưa ra một số vấn đề cơ bản về nội dung phản ánh Vấn đề ông quan

tâm nhất là giá trị nhân đạo của tác phẩm Trong số các nội dung phản ánh như vềphẩm chất dân tộc, về địa vị của các lực lượng phong kiến thống trị, về vấn đề tríthức phong kiến, tác phẩm đã đặt ra vấn đề người phụ nữ… Ông nhấn mạnh bi kịchcủa người phụ nữ, nêu ra nguyên nhân phá hoại hạnh phúc cá nhân của họ để khẳngđịnh lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ

Điểm qua một số bài viết, có thể thấy được rằng những bài nghiên cứu vềNguyễn Dữ cùng với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chưa đi sâu vào việc tìm hiểu,

đánh giá sâu sắc về thân phận người phụ nữ Chính vì thế, tiếp thu những thành tựunghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục bằng việc kế thừa và phát huy từ các thế hệ trước,

chúng tôi lựa chọn và thực hiện việc tìm hiểu những gì có liên quan ít nhiều đến vấn

đề “Bi kịch người phụ nữ trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” Qua

đó nhằm mục đích làm nỗi bật lên hình tượng ấy thông qua những số phận bất hạnhcủa người phụ nữ tiêu biểu mà chúng tôi lựa chọn để khảo sát Hy vọng qua bàinghiên cứu này có thể đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu văn học sâu hơn về vấn đề

Trang 10

thân phận người phụ nữ trong tác phẩm.

3 3 M M Mụ ụ ụcccc đí đí đích ch ch nghi nghi nghiêêêên n n ccccứ ứ ứu u

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn xuôi Việt

Nam thời kỳ trung đại Để lĩnh hội được tất cả những giá trị mà tác phẩm mang lạikhông phải là dễ dàng mà chúng ta có thể nắm bắt được Đặc biệt là về việc tìmhiểu một vấn đề đóng vai trò cốt lõi mà tác phẩm đem lại đó là những trang viết cóliên quan đến thân phận của người phụ nữ

Thực hiện đề tài nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi mong muốn qua bài viết này có thể tìm hiều sâu hơn, phân tích

và đánh giá một cách chi tiết hơn, rồi từ đó tổng quát lại một cách toàn diện hơn vềnhững người phụ nữ trong tác phẩm Qua đó góp tiếng nói của mình trong quá trìnhnghiên cứu và tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Dữ cùng với tác phẩm trung đại nàycùng với những tâm tư, tình cảm mà nhà văn đã gửi gấm trong tập truyện

Ngoài ra, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp được một phần nhỏ công sứcnghiên cứu của mình để làm nguồn tài liệu cơ bản trong công tác nghiên cứu-phêbình văn học về những vấn đề liên quan đến nhà văn Nguyễn Dữ vàTruyền kỳ mạn lục.

4 4 Ph Phạ ạ ạm m m vi vi vi nghi nghi nghiêêêên n n ccccứ ứ ứu u

Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là bi kịch của người phụ nữ trongTruyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dùng bản dịch của

Trúc Khê Ngô Văn Triện được tái bản lần thứ nhất do Nhà Xuất Bản Trẻ và NhàXuất Bản Hồng Bàng ấn hành để nghiên cứu về những truyện ngắn trong tác phẩm

có viết về người phụ nữ Theo bản dịch này, Truyền kỳ mạn lục có hai mươi truyện,

trong đó có mười một truyện có nhân vật phụ nữ Tuy nhiên, chúng tôi chỉ xin tuyểnchọn một số truyện có liên quan đến người phụ nữ để làm đại diện với những lốisống khác nhau như sống đúng chuẩn mực, lễ giáo phong kiến; sống phá cách, vượtqua hàng rào lễ giáo phong kiến nhưng điểm chung vẫn là những bi kịch buồn, dù

có đôi khi kết cục có phần may mắn Chính vì thế, chúng tôi khảo sát một số truyệnnhư:

Chuyện người con gái Nam Xương

Trang 11

Chuyện nghiệp oan của Đào Thị

Chuyện nàng Túy Tiêu

5 5 Ph Ph Phươ ươ ương ng ng ph ph phá á áp p p nghi nghi nghiêêêên n n ccccứ ứ ứu u

Để thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

• Phương pháp phân tích- tổng hợp: phương pháp này được chúng tôi sử dụngchủ yếu trong bài nghiên cứu qua quá trình tìm hiểu truyện, phân tích nhân vật, từ đótổng hợp lại những nét chung sau khi đã khảo sát

• Phương pháp thống kê- phân loại: phương pháp này được sử dụng trong bàinghiên cứu để chúng tôi thống kê số lượng truyện ngắn có viết về người phụ nữ Từ

đó phân loại ra những kiểu phụ nữ

• Phương pháp so sánh-đối chiếu: đây là phương pháp cũng đóng phần quantrọng trong bài viết để chúng tôi đối chiếu giữa hình tượng người phụ nữ trong tácphẩm của Nguyễn Dữ có gì mới so với những người phụ nữ trước và sau thời đại củaông Phương pháp này chúng tôi sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu các luậnđiểm trong vấn đề nghiên cứu hay giữa vấn đề nghiên cứu trong tác phẩm với các tácphẩm khác

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số biện pháp khác có liên quan để bổ trợcho các biện pháp trên, nhằm hoàn thành bài một cách tốt nhất

Trang 12

PH PHẦ Ầ ẦN N N N N NỘ Ộ ỘIIII DUNG DUNG

CH CHƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG 1 1 1 M M MỘ Ộ ỘT T T S S SỐ Ố Ố V V VẤ Ấ ẤN N N ĐỀ ĐỀ ĐỀ CHUNG CHUNG

1.1 1.1 V V Và à àiiii n n néééétttt v v vềềềề bi bi bi k k kịịịịch ch

Nguồn gốc của bi kịch: bi kịch là một thể của loại hình kịch, đối lập với hàikịch Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vậtchính, mối xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn…diễn ra trongmột tình huống cực kỳ căng thẳng mà các nhân vật thường thoát khỏi ra chúngbằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ trong lòng côngchúng Bi kịch ra đời rất sớm ở Hi Lạp cổ đại, được nảy sinh từ nghi lễ sùng báitôn giáo, là sự tái hiện, trình diễn thần thoại (nghi thức cúng thần rượu nho) Từthế kỷ XVIII trở đi, bi kịch đã phát triển theo chiều hướng khác và không còn ràngbuộc bởi các nguyên tắc thi pháp cổ điển nữa

Nhìn từ khía cạnh nguồn gốc trên, bi kịch còn dùng để chỉ một trạng thái củacảm hứng sáng tác, gọi là cảm hứng bi kịch Nó có thể không chỉ xuất hiện trongloại hình kịch mà còn xuất hiện ở các thể loại văn học như thơ và truyện Trongcái cảm hứng bi kịch ấy, thì không thể không nhắc đến phạm trù của cái bi Cơ sởcủa nó là nỗi đau khổ và chết chóc của con người Ở cái bi, con người không thểhiện diện chỉ như là khách thể thụ động, cam chịu số phận Ở cái bi diễn ra sựkhẳng định của cá nhân, là sự khẳng định tự do của con người bằng cái giá thất bạihoặc chết chóc… Bi kịch trong tác phẩm được nhà văn tái hiện, lí giải qua cốttruyện của tác phẩm, tô đậm những cảm xúc đau đớn của nhân vật Cảm quan cao

cả thật sự mang tính bi kịch không phải việc không chấp nhận thực tại là do sự bấthạnh của bản thân mình, mà là những đau khổ của người khác, sự không phù hợpgiữa thực tại và lí tưởng cá nhân Điều đó có thể thấy được trong tác phẩm Truyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Trong Truyền kỳ mạn lục, ông đã tô đậm lên được những tình cảnh éo le, đau

thương của thân phận người phụ nữ Đó là những bi kịch hết sức thương tâm.Đứng trước cái xã hội phong kiến đang trên đà suy yếu ấy, Nguyễn Dữ cảm thấyxót thương cho kiếp người bé nhỏ, phải chịu cuộc đời bất hạnh Cho dù là sốngđúng lễ giáo, luôn cam chịu và nhẫn nhục hay vượt qua lễ giáo, dám đối mặt với

xã hội và đi tìm hạnh phúc cho mình thì cuối cùng đều nhận lãnh những kết quả

Trang 13

không được tốt đẹp.

Đó là những bi kịch diễn ra hết sức rõ nét và đáng thương tâm mà nhà văn đãgửi gấm trong những truyện ngắn này

1.2 1.2 S S Sơ ơ ơ llllượ ượ ượcccc v v và à àiiii n n néééétttt v v vềềềề th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

1.2.1 Kh Khá á áiiii ni ni niệệệệm m m v v vềềềề th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

Bao giờ cũng vậy, để nắm bắt và có thể tìm hiểu một cách chi tiết hơn về thểloại văn học nào đó, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về khái niệm của thể loại ấy

Có nắm được khái niệm mới là điều kiện cơ bản để giúp cho người nghiên cứu dễdàng trong việc tìm hiểu nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của thể loại văn học

đó Đặc biệt là việc tìm hiểu thể loại truyền kỳ của văn học trung đại Đây là mộtgiai đoạn văn học tính đến thời điểm này đã trải qua thời gian không ngắn Quátrình tìm về lịch sử văn học trung đại sẽ cũng sẽ thật khó khăn bởi những tư liệu ít

ỏi còn được lưu giữ lại Nhưng cho dù quá trình tìm hiểu bắt đầu từ đâu thì cơ bảnviệc nắm được khái niệm là điều quan trong nhất vì qua đó, chúng ta sẽ có nhữngthông tin cần thiết từ khái niệm ấy Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã khảo sát vàxin đưa ra một vài khái niệm về thể loại truyền kỳ như sau:

- Truyền kỳ tính chất là những chuyện kỳ lạ, được lưu truyền lại (Theo quyển Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê).

- Truyền kỳ là những truyện có tính chất kỳ lạ, được lưu truyền trong dân gian

(Theo quyểnĐại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý).

- Quyển Từ điển văn học Việt Nam thì có cách hiểu về truyền kỳ như sau: “Truyền

kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán ở văn học trung đại”.

- Trong quyển SGK Ngữ Văn 10 do Trần Đình Sử làm chủ biên, thể loại truyền kỳ

được nhận định như sau: “Truyền kỳ là một loại truyện ngắn có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng yếu tố kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống Các

mô típ kỳ ảo thường gặp trong truyện là nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, người lấy tiên, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp luật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường”.

Tổng hợp các ý kiến viết về thể loại truyền kỳ, chúng tôi có thể đưa ra cáchhiểu về truyền kỳ như sau: “Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết bằng chữ

Trang 14

Hán, có nguồn gốc từ Trung Hoa, dùng để kể về những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian”.

1.2.2.

1.2.2 Ngu Ngu Nguồ ồ ồn n n g g gố ố ốcccc v v và à à qu qu quá á á tr tr trìììình nh nh ph ph phá á átttt tri tri triểểểển n n ccccủ ủ ủa a a truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ

Truyền kỳ là một thể văn cổ và được xem là thạnh tựu to lớn của tiểu thuyếtTrung Hoa Thể loại “Tiểu thuyết” này xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triểncủa lịch sử Trung Quốc Mãi về sau, tiểu thuyết mới được gọi là thể truyền kỳ LỗTấn trong quyển “Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc” cũng nói mãi đến đời

Đường mới gọi tiểu thuyết là văn chương truyền kỳ Còn Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt nam cũng cho rằng: “Truyền kỳ ở Trung Quốc xuất hiện

ở đời Đường Tống”.

Kỳ trong truyền kỳ được hiểu theo nghĩa đó là kỳ lạ, kỳ ảo, nhằm mục đích

là nhấn mạnh tính chất hư cấu Truyện truyền kỳ có đặc điểm là nhiều tình tiết mangtính thần dị, lạ kỳ và nó được bắt nguồn từ loại truyện chí quái đời Ngụy Tấn NamBắc triều nhưng tên gọi của nó thì bắt nguồn từ đời Đường Truyền kỳ còn thể hiệnmột đặc điểm là chứa đựng nhiều thể Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy được tài viết

sử, tài làm thơ, tài nghị luận của người viết truyện Sự kết hợp giữa tài kể chuyện sửcùng với ngòi bút tài ba của thi nhân làm nên nét đặc sắc riêng cho thể loại truyềnkỳ

Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, tiểu thuyết hình thành quy mô bước đầu Đây

là giai đoạn mà tư tưởng tôn giáo, mê tín dị đoan hình thành trong xã hội, nhữngcâu chuyện viết về thần, về quỷ lần lượt ra đời và tiểu thuyết chí quái với nội dung

là những câu chuyện kỳ quái có liên quan đến quỷ thần ồ ạt xuất hiện

Đến đời Đường, tiểu thuyết dần đã có sự biến đổi rõ rệt, tuy về đài tài cònchịu sự ảnh hưởng của tiểu thuyết chí quái đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều nhưngnhững sáng tác thời kỳ này có tình tiết khúc chiết, hoàn chỉnh hơn, tính cách nhânvật được thể hiện rõ nét hơn Đời Đường gọi tiểu thuyết là truyền kỳ, sự xuất hiệncủa truyền kỳ đời Đường đã đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Trung Quốc

Nó không còn thuộc phạm trù ghi chép những truyện truyền kỳ mà đã trở thànhnhững sáng tác văn học của các văn nhân

Loại hình truyền kỳ không dừng chân ở đời Đường mà ngay sao đó tiếp tụcphát triển ở đời Tống, Nguyên (1279-1368) Đời Tống, truyền kỳ còn mang dư âm

Trang 15

của truyền kỳ đời Đường nhưng thành tựu không bằng thời kỳ trước về nội dung lẫnnghệ thuật như Lỗ Tấn nói: “Văn nhân đời Tống làm chí quái chất phác thật thà nhưng thiếu văn vẻ, truyện truyền kỳ của họ lại thường là mượn chuyện xưa tránh truyện gần, bắt chước cổ thì còn xa chưa kịp; rốt cuộc lại là không có được những sáng tác do chính mình làm” [22; tr.141] Tuy không bằng đời Đường nhưng cũng

có được những tác phẩm mang đặc sắc riêng, uyển chuyển cùng văn phong có sựsáng đẹp

Còn đến đời Nguyên, tiếp thu được những tinh hoa của thế hệ đi trước cùnghoàn cảnh xã hội lúc đất nước bị sự xâm lược của Mông Cổ Thể loại truyền kỳ bêncạnh viết về đề tài chủ yếu là truyền thuyết dân gian, còn viết về đời sống của ngườidân bình thường bị áp bức và chà đạp Do đó, truyền kỳ giai đoạn này gắn bó chặtchẻ với hiện thực cuộc sống, mang giá trị tiếp nhận nhiều hơn, được đông đảo quầnchúng đón nhận

Triều đại nhà Minh là vương triều cuối cùng của giai cấp địa chủ người Hánnắm chính quyền Là thành quả của cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn vào cuối đờiNguyên Không những thế chính trị có những biến động mà ngay cả văn học cũngchịu ảnh hưởng rất lớn Đầu thời Minh (thế kỷ thứ XIV), văn học Trung Quốc đạtđược những thành tựu rực rỡ bởi được đánh dấu bằng hai bộ tiểu thuyết nổi tiếngđến tận ngày nay là Thủy Hử truyện của Thi Nại Am và Tam Quốc Diễn Nghĩa của

La Quán Trung Đây cũng là giai đoạn suy vong của thể truyền kỳ bởi số lượng tácphẩm ít hơn so với giai đoạn trước Ở thời kỳ này có Tiễn đăng tân thoại của Cù

Hựu phát triển rực rỡ và rất nổi tiếng, làm gương mặt đại diện tiêu biểu cho thể loạitruyền kỳ Trung Quốc và có sức ảnh hưởng rất lớn đến thể loại truyền kỳ ở cácnước khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… Bước sang đời nhà Thanh, BồTùng Linh đã làm rạng danh cho văn học Trung Quốc ở thể loại truyền kỳ với tácphẩm nổi tiếngLiêu trai chí dị.

Truyền kỳ đời Đường thường đa dạng và phong phú về nội dung Chủ đềđược nêu lên trong các tác phẩm chủ yếu xoay quanh vấn đề tình yêu nam nữ trongđời sống trần tục thường ngày và đậm chất nhân văn chủ nghĩa Truyền kỳ đờiĐường đã giúp cho việc đưa văn học viết đi theo chiều hướng của truyền thống vănhóa dân gian, nói lên được những hiện thực của đời sống xã hội của nhân dân Cùngvới những thủ pháp độc đáo của nghệ thuật lấy cái kỳ ảo để mô tả cái thực của hiện

Trang 16

tại xã hội, truyền kỳ đã khẳng định một vị trí, vai trò quan trọng trong việc hư cấu

và tưởng tượng để tái hiện lại hiện thực xã hội của tác phẩm văn học

Khi tiếp cận thể loại truyền kỳ, có thể thấy được bố cục tác phẩm thườngxoay quanh những vấn đề mà chúng ta dễ dàng nhận thấy như phần mở đầu củatruyện thường giới thiệu về nhân vật, tên, quê quán, tính tình phẩm hạnh…tiếp đến

đó là nêu lên những truyện kỳ ngộ lạ lùng, và cuối cùng thường là nêu lý do kểchuyện

Ngoài ra, khi nghiên cứu về truyền kỳ, ta có thể dễ dàng thấy rõ phong cáchcủa thể loại này đó là dùng văn xuôi để kể Chổ nào tả cảnh hay tả người thì dùngvăn biền ngẫu, hay đến những khi thể hiện cảm xúc của nhân vật thì làm thơ.Truyền kỳ không chỉ dùng để chỉ một thể loại tự sự, mà về sau, đến đời Minh,Thanh, nó được dùng để chỉ thể loại hý khúc

Trong cuốn “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam” của giáo sư Trần Đình

Sử có thuật lại lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn về thể loại truyền kỳ, Lỗ Tấn chorằng về nội dung thì sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt với truyện chí quái đời Lụctriều, nhưng khi xét về nghệ thuật thì thấy có sự đổi mới hẳn Trong truyện truyền

kỳ, lời văn thì uyển chuyển và hoa mỹ hơn so với truyện chí quái chỉ chủ yếu là ghichép và sắp xếp theo đều mục, còn truyện truyền kỳ thường học theo bút pháp sửtruyện Bởi thế ở các truyện ta thường thấy nhan đề được đặt kèm theo trước có chữ

“chuyện” Gọi là truyền kỳ ở đây chủ yếu là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ vàtrong thế giới thần linh, ma quỷ Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các mô típ mớinhư người lấy tiên, lấy ma, người hóa phép, biến hóa…

Nh́n lại, có thể thấy chặng đường phát triển của thể loại truyền kỳ đã trải quaquá trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn hóa TrungHoa Đây là một thể loại truyện ngắn cổ điển mang đặc trưng cho thể loại truyệnngắn Trung Quốc nói riêng, bên cạnh còn có sức lay động và ảnh hưởng không nhỏđến truyện ngắn trung đại phương Đông nói chung

1.3 Truy Truyềềềền n n k k kỳ ỳ ỳ trong trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc Vi Vi Việệệệtttt Nam Nam

1.3.1.

1.3.1 M M Mộ ộ ộtttt ssssố ố ố ssssá á áng ng ng ttttá á ácccc ti ti tiêêêêu u u bi bi biểểểểu u u thu thu thuộ ộ ộcccc th th thểểểể lo lo loạ ạ ạiiii truy truy truyềềềền n n k k kỳ ỳ ỳ trong trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc Vi Vi Việệệệtttt Nam Nam

Có thể thấy, truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc từ truyện kỳ ảo TrungQuốc trung đại nhưng có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn

Trang 17

hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.

Mặc dù bị Trung Quốc đô hộ trong một thời gian dài nhưng trong quá trình

đó, dân tộc ta có điều kiện tiếp thu được những thành tựu văn học từ Trung Quốc.Truyện truyền kỳ Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ Hán nhưng phản ánh khá chânthật đời sống và ước mơ của nhân dân, tình cảm của con người Việt Nam Có nhữngtrang truyện viết đầy nước mắt cho những số phận bi thương nhưng cũng có nhữngtrang viết hoành tráng đánh tan thế lực xâm lược của kẻ thù Cột mốc đánh dấu sựthành công trong thể loại truyền kỳ Việt Nam có thể nhắc đến đầu tiên đó là Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, đời Trần Kế đến đó Lĩnh nam chích quái của Trần

Thế Pháp (thế kỷ XV) Tác phẩm đánh dấu bước trưởng thành của nền văn xuôi chữHán của Việt Nam cuối thế kỷ XV có thể nhắc đến đó là Thánh tông di thảo của Lê

Thánh Tông Đặc biệt, sang thế kỷ XVI, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ tạo nên

một thành tựu to lớn cho văn chương nước Việt Lần đầu tiên, thuật ngữ truyền kỳxuất hiện trong đầu đề tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Các tác phẩm

như Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, và

về sau nữa là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín mùi của nghệ

thuật tự sự Việt Nam

Truyền kỳ Việt Nam tuy tiếp thu từ truyền kỳ của Trung Quốc nhưng gắn vớinền văn hóa dân tộc của nước nhà là nhân tố giúp nuôi dưỡng cho thể loại truyền kỳhình thành và phát triển Sự phát triển của loại hình này từ tác phẩm truyện u linh

(Việt điện u linh) sang chích quái (Lĩnh nam chích quái) đến truyền kỳ (Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả) đều được quy định bởi các yếu tố như chính trị, văn

hóa, xã hội của Việt Nam Có thể thấy Việt điện u linh và Lĩnh nam chích quái là

những tác phẩm làm tiền đề cho sự phát triển của thể loại truyền kỳ Việt Nam Đến

Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đã là một bước tiến xa hơn nữa

cho thể loại truyền kỳ Nhưng đến khi Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời thì

thể loại truyện ngắn truyền kỳ của Việt Nam mới thật sự được khẳng định

Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương tiện truyền tải nội dung, đặctrưng của thể loại truyền kỳ đã hình thành một cách rõ nét Đặc biệt là ở Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Ở đây, nhà văn không chỉ đơn thuần là sao chép những

truyện dân gian, các thần phả trong các đền miếu, hay những truyền thuyết dân gian,rồi sau đó thêm một vài chi tiết cho câu truyện được hoàn chỉnh mà là có sự sáng

Trang 18

tạo trong đó Tác giả đã dựa vào một số cốt truyện dân gian, từ đó hư cấu thêm vàdiễn tả lại bằng lời văn giàu tính nghệ thuật của mình để tạo nên một tác phẩm cótính chất nghệ thuật cao.

Sở dĩ lấy Truyền kỳ mạn lục để nghiên cứu về thể loại truyền kỳ của Việt

Nam bởi sự sáng tạo của nhà văn đã làm nên tác phẩm có vai trò quan trọng trongviệc khẳng định sự phát triển đỉnh cao của văn xuôi trung đại Việt Nam Xét thấydung lượng của những truyện trong Truyền kỳ mạn lục không lớn, từ đó thể hiện

được đặc trưng của nó đó là: nhân vật ít, sự kiện tập trung Mỗi truyện thường xoayquanh một vài sự kiện chính như Trọng Quỳ thua bạc gán vợ, khiến vợ tự tử,Trương Sinh ngờ oan khiến vợ tự vẫn, ma quái thành người, khó phân biệt thật giả,duyên lạ xứ hoa… Từ đó có thể thấy được truyện truyền kỳ chú trọng vào việc hơn

là chú trọng vào người, lấy việc mà biểu hiện người, răn người

Truyền kỳ mạn lục là một sản phẩm của một giai đoạn mới bởi Nguyễn Dữ

đã biết tiếp thu những đề tài từ truyện dân gian để từ đó viết nên những trang truyệncủa mình và phát triển lên một bậc, không còn là phản ánh lại những truyện cổ tíchthần thoại nữa mà là phản ánh lại vấn đề của xã hội lúc bấy giờ, mượn cái kỳ cái lạ

để nói lên cái hiện thực đau lòng của chế độ, của cuộc sống thời ấy

Truyền kỳ mạn lục so với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu sống vào khoảng

cuối Nguyên đầu Minh thì thấy rõ ngoài sự vay mượn có sự sáng tạo trong đó Vềhình thức Truyền kỳ mạn lục chia thành bốn quyển, mỗi quyển năm truyện Các

truyện lấy tên là “lục”, “ký”, “truyện” đều giống Tiễn đăng tân thoại Mô típ trong

tác phẩm của Nguyễn Dữ vay mượn nhưng có biến đổi, cung cấp nội dung và ý

nghĩa mới, góp phần “ “ “Việt Nam hóa câu chuyện” ” ” Nguyễn Dữ đã dùng vốn sống

cùng với vốn hiểu biết của mình để sáng tạo ra những câu truyện mới

Nói đến Truyền kỳ tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm tuy cùng

loại với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ nhưng lời văn rườm hơn, thơ ca thù tạc

quá nhiều là nguyên nhân làm loãng thú truyện Tuy vậy có thể xem tác phẩm này làmột thể loại truyện- thơ hợp thể Yếu tố truyện lúc này đóng vai trò sáng tạo để tácgiả thi thố tài làm thơ Chính đặc điểm này cho ta thấy được tác phẩm đã phản ánhlại được hứng thú và sinh hoạt văn thơ của các văn sĩ đương thời

Kể đến các truyện ngắn của Vũ Trinh trong Lan trì kiến văn tiểu lục, một số

Trang 19

truyện trong Công dư tiệp ký, Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục… đã không

còn yếu tố thơ ca thù tạc nữa Nói chung các truyện ấy rất ngắn gọn, mộc mạc, cốttruyện thì đơn giản Về sự biến ảo, phong phú đã không bằng Truyền kỳ mạn lục bởi

các truyện chỉ được ghi chép một cách đơn giản, ta thấy ít có sự gia công cốt truyện.Nhìn lại chặng đường phát triển của thể loại truyền kỳ trong nền văn học trungđại Việt Nam, ta thấy đượcTruyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là đỉnh cao, trước và

sao không thấy tác phẩm nào có thể sánh bằng Mặc dù có chịu ảnh hưởng và tiếpthu thể truyền kỳ Trung Quốc nhưng đóng vai trò trực tiếp cho sự phát triển củatruyền kỳ Việt Nam có thể nói đó là nền văn học dân gian truyền thống và văn xuôi

tự sự

Có thể thấy, truyện truyền kỳ Việt Nam viết bằng chữ Hán được rộ lên từ thế

kỷ XV đến thế kỷ XVIII thì suy thoái dần Sang thế kỷ XIX thì chúng dung hòa vàocác thể loại sử với tạp kỳ, ngẫu lục và hình thức sơ lược hơn Nhưng nhìn chung,truyện truyền kỳ và truyện ngắn chữ Hán trung đại Việt Nam có truyền thống vàthành tựu Truyền kỳ Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc về truyền kỳ TrungQuốc nhưng đậm đà bản sắc dân tộc Lấy con người với cuộc sống đời thường của

họ làm đối tượng phản ánh Trong đó thấy được tính dân tộc đã thể hiện ở khuynhhướng sáng tác của nhà văn lúc bấy giờ

sự dày công, không ngừng sáng tạo của các bậc trí nhân, đại đức

Trang 20

Truyền kỳ tái hiện lên những số phận, kiếp đời, hoàn cảnh, triều đại,… cùng nhắclại những chiến công, những kỳ tích hiển hách của các bậc anh hùng, anh tướng, bậcdanh nho sống cống hiến hết mình, ghi vô vàn chiến công một cách thầm lặng mà mãisau này người đời mới được biết, được tiếp nhận qua những tác phẩm, những mẫutruyện được biên chép lại Bởi thế, có thể nói truyền kỳ đã có tầm ảnh hưởng khôngnhỏ đến đời sống tinh thần, cũng như cảm nhận văn chương người Việt.

Thời trung đại do bị bó buộc bởi lề lối văn chương Hán, chính vì thế tiếng Việtcũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán, và văn hóa Hán Về sau, khitiếp cận đến các bản dịch Hán sang Việt, yếu tố tiên quyết để hiểu tác phẩm chính làsong ngữ Hán – Nôm Bên cạnh đó đã hình thành ý thức hệ ngôn ngữ, bao gồm “nhãngữ” và “thường ngữ” trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhân dân Điều này góp phầnkhông nhỏ để đa dạng, đa phong cách trong ngôn ngữ dân tộc

Thể loại truyền kỳ trong văn học Việt Nam, như đã nói là phát triển mạnh mẽ Chắcchắn cùng với sự phát triển ấy, thể loại này sẽ được nhìn nhận cả về sự ảnh hưởng vàchịu ảnh hưởng với nền văn học dân tộc Không nằm ngoài sự chi phối mạnh mẽ của

tư tưởng kinh điển, tôn giáo và được tiếp nhận ở mặt không gian, thời gian nghệ thuật,nội dung cũng đậm tính kinh điển và tôn giáo Hầu hết truyện trong truyền kỳ cho cảmhứng, đề tài, chủ đề mang tính đặc thù của quan niệm Nho – Phật – Đạo sâu sắc Từ đó,cách nhìn về con người văn học sẽ bao gồm hai nhóm: linh thiêng và phàm tục Conngười trong truyền kỳ trung đại không biểu hiện nhiều về ý thức cá nhân, nhưng thôngqua hành tung sự việc để đề cao đạo đức, đồng thời giáo huấn lại người sau Vì vậy,muốn lý giải nội dung và hình thức nghệ thuật văn chương trung đại nói chung, vàtruyền kỳ không ngoại lệ, đều cần dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thếgiới con người thời trung đại

“Truyền kỳ” trong văn học Việt Nam cũng như nhiều thể loại văn học dân giandân tộc, muốn phát triển thì nội tại truyền kỳ phải vận động, vận động phát triển chịuảnh hưởng, đồng thời là kế thừa tinh hoa văn học dân gian ở nhiều mặt: đề tài, thi liệu,ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, ngôn từ, đi cùng với phát triển thể loại để tạo cho nóđặc trưng riêng Khi đó, văn học dân gian trở thành nền tảng của sự hình thành và pháttriển truyền kỳ, cũng như nhiều thể loại: tự sự, văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm, thơca,… từ cơ sở này, người tiếp nhận truyền kỳ sẽ không thấy lạ khi nó có những đặcđiểm giao thoa với thể loại khác trong hệ thống thể loại văn học

Trang 21

Cho dù là tiếp nhận thuần túy hay chuyên biệt nghiên cứu, của người sau thì người

ta vẫn cảm thụ được khá rõ tính chất ước lệ, phức tạp và nghiêm ngặt ở truyền kỳ: tínhuyên bác, cách điệu hóa rất cao; tính phi ngã với quan niệm sùng cổ,… đã gợi lại khônggian, thời gian cụ thể, hình ảnh con người cụ thể,… Một món nghệ thuật có thể nói làdành cho “tao nhân mặc khách” hay “chính nhân quân tử”, tài mạo, anh hùng, phithường, bất khuất, khí tiết sáng ngời… bình phẩm nghị luận, ngày xưa Còn dần về sau,truyền kỳ không phải chỉ là dành riêng cho ai cả, bởi vì nó xuất hiện liên tục với nhữngmẫu chuyện kỳ ảo mà lúc này, con người vừa là trung tâm cốt truyện lại vừa là hóa thân.Bao gồm cả bậc uyên bác và đông đảo người bình dân tiếp nhận Điểm qua một số hiệntượng nổi bật và ảnh hưởng bao trùm cảm hứng nhân văn như các tập: Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Đại Việt sử ký toàn thư của

Ngô Sĩ Liên, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên,… những truyện trong các tập nói trên

mang nội dung hấp dẫn, phong phú về nghệ thuật, sau khi được dịch, giải âm, đã được

kể lại, chế tác, sáng tạo trong dân gian và được lực lượng đông đảo nhất là người bìnhdân tiếp nhận

Một khi nói đến truyền kỳ, trực hiện chúng ta thấy nó mang ý nghĩa kỳ ảo, nhữngcâu chuyện diễn ra trong không gian, thời gian kỳ ảo mà ở đó con người ta hay liêntưởng hoặc ảo giác Từ kỳ ảo đến kỳ bí, hoặc là hòa quyện những yếu tố siêu nhiênlàm cho con người, sự vật cũng trở nên kỳ ảo khác thường Xong những con người, sựvật vẫn gắn chặt yếu tố địa lý: nơi chốn diễn ra, có quê hương, nguồn gốc và nguyên

Trang 22

bay về trời; thậm chí là người mất đi linh ứng phò hộ cho người tài đức lập công, dựngnghiệp, trở thành tướng lĩnh, công thần,… được lòng dân Trên nền tảng văn hóa và ýthức hệ thì văn học trung đại nói chung, truyền kỳ - tiểu thuyết trung đại vẫn chịu ảnhhưởng của Nho, Phật, Đạo như đã nhắc từ đầu Vì thế hình ảnh Tiên, Phật, Thánh đượcphóng suất nhiều lần để diễn tả tâm thức bao rộng, hướng xa của con người, từ đó màngười tài mất đi được thờ ở miếu Thánh, Tướng mất đi được phong thần, Đạo sĩ mất điđược gọi là tiên, được ca ngợi, kể lể,… là tất yếu trong xu hướng trung đại Từ nhiềugóc nhìn, các truyện còn phóng tác hoặc khai màu lời kể bằng các hình ảnh sự vật, convật, cây cỏ hóa tiên, hay chân tướng của người nhà Trời, người nhà Phật; một hướngkhai thác khác là có tinh cá, tinh cây, hồn phách báo ứng, báo oán, hoặc quấy nhiễudân lành, sau đó bị trừng phạt; cũng có yêu tinh, yêu quái, ma quỷ, hồn phách màhướng thiện, cốt thiện phổ độ người nạn, người nghèo, vẫn được thờ cúng.

Không gian cụ thể, được nhắc theo thời gian cụ thể: khi người mất là dịp để nhiềungười kể lại, sau này biên chép và phóng tác với nhiều bút pháp nghệ thuật, làm chophi thường hóa, kỳ dị hóa sự việc Nơi diễn ra, là chiến trường lâm trận, nơi cổ thành,miếu hoang, nhà hoang, bến vắng, rừng thiên, nước độc, thờ tự diễn ra nơi chùachiền,… trong những khoảnh khắc thời gian đói lòng, đau bệnh, hoa mắt sinh ảo tưởng,ngủ mê, thậm chí là thoạt cái nhìn, lúc lạc đường, quên đường, vô tình gặp, vô tìnhđộng chạm,… Đặc biệt không gian thời gian được chú ý nhiều nhất là về đêm, trăng

mờ ảo, bóng nước lung linh hay một tiếng gà, một luồng gió,… Tựu chung lại, có thểnói không gian và thời gian được khai thác rất sâu, và khá hợp lý trong truyền kỳ làmcho người tiếp nhận bật ra nhiều cung điệu cảm xúc, nhiều sự hồi tưởng, tưởng tượng

và như được là một phần sự sống thời trung xa xưa

Sau này, người ta cảm nhận được trong truyền kỳ vẫn còn nhiều cái hấp dẫn,cuốn hút, tạo làng sóng sáng tác truyện ngắn hiện đại Bởi vì, từ những yếu tố hình ảnh,không gian đa chiều, thời gian mang kết cấu vòng tròn, … nói như là những thủ phápnghệ thuật siêu việt để sáng tác phong phú hơn, khai thác nhân vật triệt để hơn cả vềtâm lý, tình huống Theo xu hướng tiếp nhận, người đọc, người nghe thường tập trungvào truyện mà quên đi thời gian bên ngoài Điều này làm cho tâm lý động hoặc tĩnhtheo thời gian, tình tiết trong truyện

Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi loại hình truyền kỳ lại có một số nét đặc thùriêng do sự qui định của các quan niệm văn hóa về con người thời trung đại Các danh

Trang 23

nhân thực ra là thể hiện mẫu hình nhân vật lý tưởng, mẫu người thánh nhân còn cácnhân vật trần thế là thể hiện mẫu người tự nhiên, người bình phàm Ứng xử của cácmẫu người này đối với xã hội, tự nhiên và bản thân là khác nhau và các yếu tố thi phápmiêu tả chúng cũng khác nhau Tương ứng, mỗi loại hình nhân vật trong truyện khácnhau thì có tính cách khác nhau: ở truyền kỳ thường ghi lại tình huống mâu thuẫn, đốikháng, kết cục bị tráng hoặc bi thương Nhưng, luôn đi cùng với những bài học răn dạyhay ca ngợi đức tính con người: người hiền lành, người đạo đức, tài cao, người phụ nữtrung trinh, tiết liệt, đảm đang; tôn vinh hình tượng người anh hùng và người phụ nữlên chói lọi.

Tóm lại, nếu lấy con người được thể hiện trong các sáng tác được coi là truyệnngắn thì chúng ta cũng có thể xem truyền kỳ như truyện ngắn mang tính chất huyền

ảo, bởi với một số đặc trưng thi pháp xác định như trên đã quá đủ để truyện mang tầmnghệ thuật kể truyện Dẫu là một sáng tác thời trung đại hay hiện đại, thì trong đó,hình tượng nhân vật tức là con người bao giờ cũng là đối tượng trung tâm Sự miêu tảcác yếu tố thi pháp bao giờ cũng là sự miêu tả con người với hai chiều kích tồn tạicăn bản của nó là không gian và thời gian nghệ thuật

1.4 1.4 Nguy Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ ữ v v và àTruy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

1.4.1 1.4.1 Nguy Nguy Nguyễễễễn n n D D Dữ ữ ữ v v và à à th th thờ ờ ờiiii đạ đạ đạiiii ccccủ ủ ủa a a ô ô ông ng

Cho đến nay, tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Dữ cũng như Truyền kỳ mạn lục quá

ít ỏi Những cứ liệu lịch sử và văn chương còn lại chỉ cung cấp được vài thông tinnghèo nàn và mơ hồ

Cũng giống như những nhà văn khác thời kỳ trung đại Việt Nam, tên nhà vănNguyễn Dữ cũng được ghi bằng chữ Hán Theo bài “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ

so sánh” của nhà nghiên cứu Nguyễn Ðăng Na in trên tạp chí Hán nôm số 5 (2005)

thì trong các văn bản Hán Nôm khắc in đều ghi họ tên ông là 阮 嶼 Theo bài nàythì chữ 嶼 được phiên là chữ Tự Chẳng hạn như trong Tân biên truyền kỳ mạn lục

bản Vĩnh Hựu năm thứ ba Đinh Tỵ 1737, bảng Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774),

Hoàng việt thi tuyển bảng Minh Mệnh năm thứ năm (1824) Trong Hán ngữ đại từ điển cũng phiên là Tự Các từ điển do người Việt biên soạn như Hán việt từ điển của

Thiều Chửu cũng phiên 嶼 là Tự Vậy tên tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Tự.

Tuy vậy, trong bài viết này, chúng tôi dùng bản dịch về tác giả và tác phẩm theo

Trang 24

phiên âm của Trúc Khê Ngô Văn Triện với “Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ”.

Theo những tài liệu của các nhà nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Dữ, nhìn chungtất cả đều có cùng một nhận định rằng Nguyễn Dữ là người xã Đường Lâm, huyệnGia Phúc (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) Về thời gian ông sinh và mấtnăm nào thì đều chưa rõ Chỉ biết ông là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu- tiến

sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496) Nguyễn Tường Phiêu sau khithi đỗ được trao chức Thừa chánh sứ và khi mất được phong chức Thượng thư Từnhững tư liệu ít ỏi này các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng có thể Nguyễn Dữ đượcsinh vào cuối thế kỷ XV, sống và sáng tác chủ yếu vào nửa đầu thế kỉ XVI Cũng cóthể nói Nguyễn Dữ chắc chắn có một thời gian dài sống cùng với cha ở chốn kinhthành nhiều năm, từ đó được chứng kiến nhiều bước thăng trầm của xã hội và conngười Đó sẽ là những vốn sống hết sức quan trọng cho những sáng tác của ông khi

về ẩn cư

Lê Quý Đôn có một tiểu thuyết truyện trong Kiến văn tiểu lục cũng có viết:

Dữ từ nhỏ nổi tiếng học rộng, nhớ nhiều, có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà.

Đỗ hương tiến, nhiều lần thi Hội trúng tam trường được bổ chức tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm lấy cớ nơi làm việc xa xôi, xin về phụng dưỡng (cha mẹ) Sau vì Ngụy Mạc thoán đoạt, thề không đi làm quan nữa, ở làng dạy học, không hề đặt chân đến chốn thị thành,viết Truyền kỳ mạn lục bốn quyển, văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen, sau được chết già” [4; tr 302].

Theo Hà Thiện Hán và Lê Quý Đôn, Nguyễn Dữ là người sống trong giaiđoạn cuối Lê đầu Mạc, từng thi cử và đỗ đạt làm quan trong một thời gian ngắn mới

về ở ẩn Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển cũng xếp Nguyễn Dữ vào nhóm

các tác giả sống ở thời Mạc, cùng hoặc sau thời Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nhiên,trong Công dư tiệp ký, Vũ Phương Đề lại cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của

Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn học của Phùng Khắc Khoan (1528-1613)

Căn cứ vào ghi chép của các tác giả như Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển và Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục thì Nguyễn Dữ sở dĩ từ quan về sống

ẩn dật chủ yếu là do bất mãn với kẻ cầm quyền, đặc biệt với hành động tiếm ngôicủa Mạc Ðăng Dung Bởi theo sử sách, thời kỳ này đất nước ta có những ông vua

Uy Mục là tên vua chỉ ngày đêm rượu chè, đàn hát, cờ bạc, thích chém giết Tương

Trang 25

Dực kế tiếp hoang dâm, xa xỉ hơn, giết hàng loạt mười lăm hoàng thân, tư thông vớicung nhân đời trước, bắt đàn bà cởi trần chèo thuyền chơi rong Hồ Tây… Một đấtnước chìm trong đau thương với những cảnh“huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt”.

Sự cướp ngôi của Mạc Đăng Dung càng làm cho xã hội trở nên xáo động

Nhìn chung, bước vào thế kỷ thứ XVI- thế kỷ mà Nguyễn Dữ chủ yếu sống

và sáng tác đã không còn ổn định như thế kỷ XV Những mâu thuẩn giữa giai cấptrở nên gay gắt hơn, quan hệ xã hội thì ngày càng phức tạp hơn, tầng lớp xã hội thìphân hóa mạnh mẽ, chế độ phong kiến ngày một lung lay, chiến tranh phong kiếnkéo dài, nhân dân lầm than, cơ cực

Tâm trạng của ông về thời cuộc đã thể hiện rõ trong nhiều truyện củaTruyền

kỳ mạn lục,,,, đồng thời những tác phẩm của ông cũng phản ánh được hiện thực của

xã hội lúc bấy giờ

Sống vào một thời đại với bao sự rối ren, loạn ly, tranh quyền đoạt lợi, đếncuộc chiến tranh cướp ngôi của nhà Mạc khiến cho những nhà nho có khí tiết, trong

đó có Nguyễn Dữ không dễ dàng chấp nhận được Niềm tin vào thời cuộc, vào chế

độ dần sụp đổ Chính vì thế, không ít người đã từ quan về sống một cuộc sống ẩndật, Nguyễn Dữ cũng thế Ông chọn cách lánh xa chốn xã hội đầy xáo động ấy, làmmột cuộc hành hương để sống những chuỗi ngày yên tỉnh Hành động ấy nói lênđược sự phẫn uất trước thời cuộc của một danh sĩ, một người trí thức

Cáo quan về, Nguyễn Dữ đã dành hết những tâm tư của mình để viết lên tácphẩm Truyền kỳ mạn lục Ông dồn hết những gì mình thấy, mình nghe vào trong tácphẩm ấy với mong muốn điều thiện được phát huy, cái ác được răn đe Ngoài ra, đócòn là nỗi lòng thương xót mà ông dành cho những người chịu oan uất, khổ đautrong xã hội

Đau thương, mất mát, những cảnh tình bi ai do chiến tranh, loạn lạc gây ra đãkhiến cho những thân phận con người mong manh hơn, chịu nhiều thiệt thòi và cơcực, lầm than và phẫn uất, nhất là tầng lớp dân đen Trong những biển người mênhmông ấy, thân phận người phụ nữ càng thê lương và đáng thương nhất Viết lên tácphẩm ấy với mục đích để răn đe, để lo đời, Nguyễn Dữ không thể nào bỏ quên được

số phận của người phụ nữ

Có thể nói chính vì tất cả những điều ấy đã khiến những trang viết của

Trang 26

Nguyễn Dữ tuy nhìn vào chỉ là những truyện mang tính chất kỳ ảo nhưng lại mangmột hiện thực sâu sắc nhất cùng với tình cảm yêu thương, trân trọng, cảm thôngdành cho số phận của những người phụ nữ.

1.4.2 1.4.2 V V Và à àiiii n n néééétttt v v vềềềềTruy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

Áng văn được người đời truyền tụng là một “thiên cổ kỳ bút” với cái tên

Truyền kỳ mạn lục (傳 奇 漫錄) do Nguyễn Dữ (阮 嶼) người Hồng Châu sáng tác

ở Thanh Hóa trong thời gian họ Mạc cướp ngôi Có lẽ vì bất mãn với triều đình, với

xã hội lúc bấy giờ, ông cáo quan về quê với lý do phụng dưỡng mẹ già Và sau khiđược tiếp xúc với tập truyện truyền kỳ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1347-1433), Truyền kỳ mạn lục cũng ra đời từ thời gian đó Tác phẩm được nhà văn viết ra để ký

thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình

Từ những công trình nghiên cứu cho thấy, Truyền kỳ mạn lục có rất nhiều

bản Ngoài bản in khắc năm 1712 (có bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định

sơ niên 1547) còn có một số bản chép tay Với những tư liệu được biết đến nay,Nguyễn Dữ còn để lại duy nhất một tập văn xuôi chữ Hán làTruyền kỳ mạn lục.

Bàn về nhan đề Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi xin tiếp nhận bài viết “Truyền

kỳ mạn lục với góc độ so sánh” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na để hiểu rõ

hơn về cái tên này Theo bài viết này, cụm từ “Truyền kỳ mạn lục” có thể hiểu gồm

hai thuật ngữ đó là “truyền kỳ” và “mạn lục” Và theo Hán ngữ đại từ điển tập 6,

trang 89 giải thích rằng: mạn lục (漫 錄) là “tùy bút kí lục” (隨 筆 記 錄)- nghĩa

là viết theo cảm hứng của ngòi bút, và hai chữ “kí lục” ( 記 錄) trong trường hợpnày nghĩa là làm văn, viết văn, sáng tác Qua bài viết của mình, ông còn chỉ ranhững cách nhìn nhận theo cách hiểu khác của các nhà viết sách Việt Nam về hai từ

“mạn lục”, có thể liệt kê như sau: trong Từ điển văn học giải thích “Truyền kỳ mạn lục” là sao chép tản mạn các truyện lạ Về sau soạn giả Từ điển văn học (bộ mới)

có sự điều chỉnh lại là ghi chép tản mạn lại các truyện truyền kỳ Soạn giả Ngữ Văn

9, tập 1, trang 49, (sách in năm 2005) thì giải thích: Truyền kỳ mạn lục là “ghi chép những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền”.

Nhìn chung, tất cả các soạn giả Việt Nam nhìn nhận về nhan đề Truyền kỳ mạn lục có sự bất ổn trên hai khía cạnh mà nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Na

đã phân tích rất kỹ cho chúng ta- những người tiếp nhận tác phẩm dễ dàng nhận

Trang 27

thấy trên hai phương diện Thứ nhất, ông cho rằng, Truyền kỳ mạn lục là một loại

hình truyện ngắn trung đại, nên không thể coi tác phẩm chỉ đơn thuần là “ghi chép”lại Điều đó sẽ khiến cho mọi người hiểu sai về tác phẩm không phải là một thể loạivăn chương nào cả, chỉ đơn giản là sự ghi chép một cách đơn giản, ghi chép tạpnham, không cần gia công về nghệ thuật Thứ hai, tác phẩm này của Nguyễn Dữkhông hề tản mạn, dù rằng hai chữ “tản mạn” được dùng theo kiểu tu từ là nóikhiêm Và thật ra, “mạn” (漫) là tùy ý, không câu thúc Nói đến hai chữ “truyền kỳ”nếu xét khi đứng riêng đó có thể coi là một thể tài của truyện ngắn trung đại Do cónhững tình tiết, kết cấu, nhân vật… có những nét kỳ lạ và đặc biệt nên người ta gọi

nó là thể loại truyền kỳ Còn xét trong cụm từ “Truyền kỳ mạn lục”, Nguyễn Đăng

Na cho rằng truyền kỳ đóng vai trò như là định ngữ, chỉ tính chất của thể mạn lục,

đó là viết tự do, tùy hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả mà không bị câu thúc bởibất kỳ một lý do nào

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển Truyện được

viết bằng văn xuôi Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn Trừ truyện thứ

19-Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, còn lại cuối mỗi truyện đều có “Lời bình” thể hiện

chính kiến của tác giả Tương truyền, tác phẩm được Đại hưng hầu Nguyễn ThếNghi- bạn thân của Mạc Đăng Dung đã dịch truyền này ra chữ quốc ngữ và có thểtrạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phủ chính

Hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục đều lấy bối cảnh ở các thời Lý,

Trần, Hồ, hoặc Lê sơ và trên địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc Truyền kỳ mạn lục ra

đời vào lúc nhà Lê đang trên đà suy thoái với các ông vua nỗi tiếng hoang dâm tàn

bạo Những đau thương ấy đã in đậm dấu ấn trong một số truyện trong T T Truyền kỳ

mạn lục Khảo sát toàn bộ tập truyện có thể thấy được, cốt truyện chủ yếu được lấy

từ những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian nhưng đã được cải biên đểphục vụ cho mục đích của tác giả Nhiều trường hợp xuất phát từ các vị thần mà đềnthờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam), đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên.Cũng có những truyện do Nguyễn Dữ sáng tác, hư cấu hoặc vay mượn tình tiết từtruyền kỳ đời Đường, đời Minh Tuy nhiên, đó không phải chỉ là lối sao chép ghậpkhuông mà có sự sáng tạo trong đó của tác giả là rất lớn Với lời bàn của Sơn NamThúc trong Thánh tông di thảo, lời bình trong Truyền kỳ mạn lục không bàn luận về

nghệ thuật văn chương mà chủ yếu bàn về nội dung và ý nghĩa

Trang 28

1.4.2.1 1.4.2.1 V V Vềềềề n n nộ ộ ộiiii dung dung

Nội dung cơ bản của Truyền kỳ mạn lục có thể thấy ở ba nội dung chính: Thể

hiện một tinh thần tự hào dân tộc của nhà trí thức Việt Nam bởi sáng tác của ông mặc

dù chịu ảnh hưởng của tác phẩm truyền kỳ Trung Hoa, được viết bằng chữ Hánnhưng vẫn thấy được sự gần gũi với tâm hồn người Việt Nam Chủ yếu của toàn bộtác phẩm đều lấy từ bối cảnh của Việt Nam và con người Việt Nam Mặc khác, một sốtác phẩm lại chịu nhiều ảnh hưởng bởi các tác phẩm thần thoại và chí quái Việt Nam

Truyền kỳ mạn lục chứa đựng trong đó là nội dung phản ánh hiện thực và giá

trị nhân đạo hết sức sâu sắc bởi nó là một bức tranh hiện thực đa dạng phản ánh sựxấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời Nếu chúng ta tách cái vỏ kỳ ảo ra

sẽ thấy được cái cốt lõi bên trong để nói đó là hiện thực Đời sống xã hội dưới ngòibút của truyền kỳ của Nguyễn Dữ hiện lên khá toàn diện bộ mặt giai cấp thống trịđến cuộc sống của người dân Hiện lên rõ nét bộ máy nhà nước với những tên quantham lại nhũng, hay những mối quan hệ xã hội mà trong đó chứa đựng một nền đạođức đồi phong bại tục Đó là một xã hội đầy rẫy những đau thương, chết chóc, đầyrẫy những con người phải chịu cảnh oan khuất, bi thương, đặc biệt là người phụ nữ.Tuy nhiên các nhân vật có thế lực thời phong kiến ấy chỉ là những cái bóng thấpthoáng trong truyện, ít được khắc họa tính cách nhân vật một cách chi tiết Chủ yếu

là thể hiện những lời phê phán của tác giả bằng những giọng điệu phẫn nộ, bức xúccủa một nhà trí thức lo lắng cho thời cuộc và tình trạng khốn cùng của nhân dân

Truyền kỳ mạn lục còn là tiếng nói của con người cá nhân đấu tranh cho tình

yêu và hạnh phúc Vấn đề tình yêu trước đó không được đề cập một cách đa dạngnhiều cung bậc như trong tập truyện này dù người viết ra lại là một nhà Nho chínhthống Có những mối tình thơ mộng, lãng mạn giữa người tiên kẻ trần thế nơi cõibồng lai; có mối tình éo le, ngang trái phải chịu ảnh hưởng của thời cuộc là cảnhchiến tranh chia ĺa; có những mối t́nh đậm màu xác thịt, dữ dội, phá vỡ mọi khuônphép, ràng buộc của những lễ giáo phong kiến

1.4.2.2 V Vềềềề m m mặ ặ ặtttt ngh ngh nghệệệệ thu thu thuậ ậ ậtttt

Truyền kỳ mạn lục là một bước đột khởi trong quá trình lịch sử của văn xuôi

tự sự chữ Hán Việt Nam Tác phẩm này của Nguyễn Dữ đã đánh dấu cột mốc choquá trình chuyển văn xuôi tự sự chữ Hán từ ghi chép sang phóng tác và sáng tác

Trang 29

Mặc dù tác phẩm có nhan đề mà khi đọc qua, ta thấy được chúng mang ý nghĩa đơngiản là ghi chép những truyện kỳ lạ được lưu truyền ở đời, song thực tế không thấyvậy, phần hư cấu và sáng tác của tác giả là rất lớn Tác phẩm đã hoàn toàn đạt đượcmột thành tựu đáng kể về nghệ thuật nổi bật trên các phương diện đó là xây dựngtình tiết, kết cấu câu chuyện Cách xây dựng nhân vật với chân dung sinh động hơnnhờ sự chú ý khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật Sự kết hợp giữa những yếu tốhiện thực và yếu tố kỳ ảo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ Chínhbút pháp kỳ ảo ấy đã làm cho câu chuyện của ông thêm hấp dẫn, tăng chất lãng mạn,trữ tình Còn bút pháp hiện thực kia thì làm cho những câu chuyện ông viết lênthêm ý nghĩa xã hội sâu sắc Trong thực tế ông là người mở đầu mẫu mực trong việcsáng tác truyền kỳ của văn học trung đại Việt Nam.

Ti

Tiểểểểu u u k k kếếếết: t:

Để tìm hiểu về “Bi kịch người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục, chúng ta cần

có nắm được vài nét về bi kịch và cảm hứng bi kịch trong sáng tác Từ đó mới giúp ta

dễ dàng hiểu hơn thế nào là bi kịch Song, đây là tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ,một thể loại trong nền văn học trung đại xưa nên trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm,chúng ta cũng cần phải hiểu biết sơ lược về thể loại truyền kỳ, nguồn gốc hình thành

và phát triển của nó Từ đó mới quay về dòng văn học trung đại Việt Nam, để xem xétnhững tác phẩm truyền kỳ Việt Nam mới có thể thấy được nét nỗi bật của tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục cũng như tìm hiểu về người đã viết ra nó- nhà văn Nguyễn Dữ.

Nguyễn Dữ đã tiếp thu một cách có sáng tạo từ thể truyền kỳ Trung Hoa để tạo

ra một tác phẩm mang một giá trị nhân đạo sâu sắc Chính những biến cố đổi thay vềthời đại mà ông sinh sống đã thúc đẫy ông viết ra Truyền kỳ mạn lục để cùng đồng

cảm với cuộc sống nghèo khổ của quần chúng nhân dân Biểu hiện tích cực của

Truyền kỳ mạn lục là bắt đầu quan tâm đến những số phận con người, đặc biệt là

người phụ nữ Qua tác phẩm cũng thể hiện được nhãn quan nhạy cảm và tư tưởng tiến

bộ của nhà Nho Nguyễn Dữ

Trang 30

CHƯƠ ƯƠ ƯƠNG NG NG 2 2 2 H H HÌÌÌÌNH NH NH T T TƯỢ ƯỢ ƯỢNG NG NG NG NG NGƯỜ ƯỜ ƯỜIIII PH PH PHỤ Ụ Ụ N N NỮ Ữ Ữ TRONG TRONG

TRUY TRUYỀ Ề ỀN N N K K KỲ Ỳ Ỳ M M MẠ Ạ ẠN N N L L LỤ Ụ ỤC C C ((((傳奇漫籙)

2.1.

2.1 Đô Đô Đôiiii n n néééétttt v v vềềềề h h hìììình nh nh ttttượ ượ ượng ng ng ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ trong trong trong v v vă ă ăn n n h h họ ọ ọcccc trung trung trung đạ đạ đạiiii

Xét đến thế kỷ XVI, khi mà tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời

thì trước đó, nền văn học viết đã tồn tại và phát triển qua sáu thế kỷ Song giai đoạn

ấy, hình tượng người phụ nữ chỉ xuất hiện một cách khá mờ nhạt

Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học trung đại, ta thấy đề tài về ngườiphụ nữ chỉ được phản ánh một cách hệ thống và có những thành tựu rực rỡ nhất vàokhoảng thời gian là thế kỷ thứ XVIII Tuy vậy, dáng dấp người phụ nữ cũng đã xuấthiện không ít vào giai đoạn trước đó Trước thế kỷ XVI, hình tượng người phụ nữ

đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như trong thơ ca Trong giaiđoạn này, văn học trung đại Việt Nam cơ bản là văn học chức năng (chức năng lễnghi tôn giáo, chức năng giữ nước, chức năng giáo huấn…) Ở giai đoạn mà lịch sửdân tộc với chuỗi những năm tháng đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm,hình tượng người phụ nữ hiện lên là những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, BàTriệu, sống đánh giặc, đến khi thác xuống hóa thành phúc thần giúp dân giúp nước

Là hình ảnh của nàng Mỵ Nương ngây thơ trong sáng, vì thế mà bị kẻ thù lợi dụnglàm cho nước mất nhà tan, dẫn đến kết cái chết đau buồn cho nàng Hay như mộtcông chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy, bất chấp luật lệnh của vua cha mà tự ưkết hôn cùng chàng đánh cá nghèo khổ Chữ Đồng Tử không một mánh khố chethân…

Đến với thể loại thơ ca, cũng có thể kể đến một số bài, hoặc nói về nhân vật lịch

sử như Vịnh Điêu Thuyền, Vịnh Chiêu Quân, hoặc có các bài nói về những nỗi lòng,những nỗi buồn thương của người thiếu phụ phải chịu cảnh tình duyên dang dở nhưbài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Hoàng Giang điếu Vũ Nương, Khuê oán…Ngoàinhững bài này còn có một vài bài nữa như Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông

có viết về người phụ nữ mà trong đó chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường Trong

Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên hay Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp có

viết về phụ nữ nhưng chủ yếu là họ thường là thần thánh hoặc nhân vật lịch sử vớixuất thân là từ quý tộc Nhà văn trong khi viết chủ yếu viết về cái siêu nhiên, cáithần kỳ nơi họ chứ không phải phản ánh về con người trần thế với cuộc sống thực tế

Trang 31

của họ.

Có thể thấy rằng, ở giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ chưa là đề tài chínhtrong những sáng tác Họ xuất hiện một cách thưa thớt trong những bài văn xuôilịch sử, trong thần phả, trong những bài thơ điếu, vịnh…

Đến giai đoạn ở thế kỷ XVI, đặc biệt là giai đoạn bước vào thế kỷ XVIII là thời

kỳ phát triển rực rỡ nhất về đề tài người phụ nữ Trên nhiều thể loại văn học thườngxoay quanh vấn đề về người phụ nữ Có thể nói rằng, ở giai đoạn này, hình tượngngười phụ nữ được thể hiện một cách đầy đủ nhất trên tất cả các bình diện

Về văn xuôi có thể kể đến tác phẩm mở đầu khai thác về người phụ nữ mộtcách toàn diện nhất là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, kế đến là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (1705-1748), Kiến văn tiểu lục của Vũ Trinh…Đến với thể

loại truyện Nôm cũng có nhiều tác phẩm có thể kể đến như các truyện Tống Cúc Hoa, Quan âm thị kính… và các truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Sơ kính tân trang của Phạm Thái… Về mảng thơ ca viết về

Trân-người phụ nữ nổi bật nhất có thể thấy là thơ của Hồ Xuân Hương, Chinh Phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Nhìn chung lại, bước vào thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, các thể loại văn học,văn xuôi tự sự, những tác phẩm viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm đều tập trungphản ánh về người phụ nữ một cách rất rõ nét Nội dung chủ yếu khi phản ánh cóthể thấy ở hai nét cơ bản như: phụ nữ là hiện thân của cái đẹp và là hiện thân củanhững số phận bi thương

Ở giai đoạn văn học trung đại, hình ảnh người phụ nữ đã khác hẳn so vớitrong ca dao, dân ca Trong văn chương giai đoạn này, những biểu tượng bình dân,giản dị, gần gũi với đời sống hằng ngày đã ít sử dụng Vượt lên trên, họ đã được xâydựng bằng những hình tượng, bút pháp ước lệ tượng trưng Vẻ đẹp của họ sắc sảo,lung linh một cách rạng ngời chứ không còn là vẻ đẹp của những nàng con gái chânquê chân chất, mộc mạc như dòng văn học dân gian nữa

Phải nói rằng, đến giai đoạn này, nhân vật người phụ nữ đi vào trong dòng vănchương toàn là những tuyệt thế giai nhân Mỗi tác giả đều xây dựng lên những bứctranh tuyệt đẹp về người phụ nữ Tùy theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà mỗi vẻđẹp viết về người phụ nữ không giống nhau nhưng cuối cùng cũng chỉ chung về

Trang 32

nhan sắc tuyệt trần của nhiều giai nhân như hai chị e của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Đến với “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều, nhan sắc

của nàng cung nữ đẹp đến mức “chim phải sa, cá phải lặn” Đến với thơ của bà

chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nhà thơ đã miêu tả sắc đẹp của những người phụ

nữ bằng niềm kiêu hãnh và bà tôn vẻ đẹp ấy tồn tại mãi mãi mà không hề phai nhạt

Tuy nhiên, có thể thấy rõ, ở giai đoạn này, quan niệm của dân tộc ta về ngườiphụ nữ đẹp thường gắn liền với số phận bất hạnh, đáng thương Điểm qua một vàihình ảnh tiêu biểu có thể thấy ở họ đều có chung một điểm cuộc đời thường gặpnhiều sóng gió, bẽ bàng và hiếm người có được hạnh phúc Nhưng nhìn chung, vănhọc trung đại giai đoạn này đã có nhiều bước tiến vượt bậc Hình tượng người phụ

nữ đã được đề cập đến rất nhiều từ hình thức đến tâm hồn Mặc dù thủ pháp ước lệtượng trưng vẫn còn sử dụng ở một số tác phẩm nhưng cũng không thể phủ nhậnrằng hình ảnh người phụ nữ đã ngày càng mang đậm tính hiện thực hơn

2.2 Kh Khả ả ảo o o ssssá á átttt nh nh nhâ â ân n n v v vậ ậ ậtttt ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ trong trongTruy Truyềềềền n n k k kỳỳỳỳ m m mạ ạ ạn n n llllụ ụ ụcccc

Qua quá trình nghiên cứu về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,

chúng tôi thấy được hơn nửa số truyện trong tác phẩm đã có viết về những vấn đềliên quan đến người phụ nữ Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã từng đưa ra nhậnđịnh rằng:“Nguyễn Dữ đã dành khá nhiều tâm huyết viết về những người bị áp bức, đặc biệt là những người phụ nữ” và “qua số phận nhân vật của mình, Nguyễn Dữ

đã gửi lại cho đời sau bức thông điệp: Ở thời đại ông, không một người phụ nữ nào

có hạnh phúc cả, cho dù họ sống theo kiểu nào Ngoan ngoãn, thủy chung, làm tròn phận sự người con, người vợ, người mẹ như Nhị Khanh (Khoái Châu nghĩa phụ truyện), Vũ Thị Thiết (Nam Xương nữ tử truyện)…hoặc phá phách như Nhị Khanh (Mộc miên thụ truyện), Đào Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký)…thì cái chết theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là chung cho mọi kiếp đàn bà”[13; tr.22] Ngoài ra còn có

nhiều phận đàn bà khác cuộc đời cũng phải chịu gặp nhiều bất hạnh Có nhữngngười đang sống hạnh phúc với chồng thì gặp phải tai họa, bị cướp đi bởi nhữngngười có quyền lực như Dương thi (Chuyện đối tụng ở long cung) hay nàng Túy

Tiêu (Chuyện nàng Túy Tiêu)… Mỗi nhân vật là mỗi cuộc đời khác nhau, bi kịch

mà họ phải chịu cũng khác nhau Chúng tôi chỉ xin khảo sát toàn bộ những truyệnngắn viết về người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục để thấy rõ được những nét tính

cách về cuộc đời cũng như bi kịch của họ là như thế nào

Trang 33

Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi xin nhân vật người phụ nữ đại diện thuộc

về hai nhóm bi kịch: Nhóm thứ nhất là những số phận sống theo chuẩn mực, lễ giáophong kiến nhưng kết cục bi thảm; Nhóm thứ hai sống vượt qua lễ giáo phong kiến,đấu tranh để tìm hạnh phúc cũng chịu kết cục bi thảm; Trong nhóm thứ nhất cónhững số phận có kết cục bi thãm nhưng cũng có cuộc đời tuy là bi kịch nhưng cóphần mai mắn hơn Để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi xin thống kê những truyệnviết có có liên quan và tóm tắt vài nét về bi kịch của những thân phận người phụ nữnhư sau:

2.2.1 2.2.1 S S Số ố ố ph ph phậ ậ ận n n ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ ssssố ố ống ng ng theo theo theo nguy nguy nguyêêêên n n ttttắ ắ ắc, c, c, llllễễễễ gi gi giá á áo o o phong phong phong ki ki kiếếếến n

Dựa vào Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi khảo sát thấy có sáu truyện nói vềngười phụ nữ mà lối sống tuân theo lễ giáo phong kiến, chuẩn mực của Nho gia Nhìnchung, họ là những người phụ nữ đảm đang, chung thủy, hiếu nghĩa vẹn toàn Trong

số sáu truyện, số lượng người phụ nữ phải chịu số phận không mai mắn có thể thấy

đó là Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện Lệ Nương, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa Hai truyện còn lại tuy cuộc đời

cũng gặp nhiều sóng gió, song kết cục cũng có phần mai mắn hơn đó hình tượngngười phụ nữ trongChuyện nàng Túy Tiêu, Chuyện đối tụng ở Long Cung Chúng tôi

xin khảo sát sau đây:

Trang 34

Tên truyện Tên nhân

Xuất thân quyền quý,

có chồng là ngườidanh giá, là một vịtiên sinh họ Phù

Là người nội trợ hiền,văn hay chữ tốt, thơ

ca càng tài tình

Vì cái tài văn chương nên nàng được vua nhà Lê yêu mến, được làm nữ học

sĩ, được cử vào dạy cho các cung nữ Số phận nàng nếu xét kỹ cũng thấpthoáng thấy đó là sự bất hạnh Là một người sống theo chuẩn mực nho gia,(bậc nội trợ hiền của vị tiên sinh họ Phù), được giao trọng trách dạy cho cáccung nữ về các lễ giáo hẳn là người toàn mỹ cho xã hội lúc ấy Được vua quýmến, nghĩa kết vua tôi như tình cha con… Tất cả đều đó đáng lẽ ra phải đượcsống hạnh phúc nhưng buồn thay nàng chỉ được sống đến tuổi 40 Khi sốngđược vua yêu mến nên khiến nhiều người ghanh ghét, tìm cách làm ô danhnàng Bị người đời dùng văn chương bôi nhọa thanh danh thì nỗi oan ấy làmsao mà giải, đó mới thật sự là chua xót đối với cuộc đời nàng

Thường dân Là mộtngười phụ nữ thùy mị,nết na, lại thêm tưdung tốt đẹp

Là người phụ nữ rất chung thủy với chồng, yêu thương con cái Khi chồng đichinh chiến nàng ở nhà luôn giữ đúng đạo làm dâu, làm vợ, làm mẹ

Vì nghe theo lời nói ngây thơ của đứa con, nghi ngờ vợ ngoại tình nên mắngnhiết vợ thậm tệ Trước sự ghen tuông mù quáng của chồng nàng chọn cách

Trang 35

xử với họ hàng rấthòa mục và thờ chồngrất cung thuận Làmột nội trợ hiền.

Là một người vợ, người mẹ, người con tốt Xa chồng sáu năm nhưng vẫn giữgìn tiết hạnh, một lòng chung thủy dù chồng là người ăn chơi lêu lõng

Vì thói xấu của chồng cứ ham chơi cờ bạc đến nổi lấy vợ ra cược Kết quả lại

để thua mất vợ Trước sự thật đau lòng ấy, nàng đã tự vẫn để giữ gìn sự sonsắt của mình

Trang 36

vợ chung thủy, mộtngười phụ nữ khí tiết

Tuy chưa cưới sinh cùng Phật sinh nhưng gắn bó như vợ chồng Vì sốngtrong xã hội loạn lạc, xô bồ, phải sớm xa người chồng đã đính ước

Vì binh biến, chiến tranh, sự xâm lược của nhà Minh nàng bị bắt sang Tàu.Cuối cùng để giữ gìn khí tiết, vẹn ḷòng thủy chung với chồng, với đất nước đãcùng hai mỹ nhân khác tự vẫn chứ nhất quyết không chịu sang đất Tàu

Trang 37

Được Trần Soái tặng cho Nhuận Chi lấy làm vợ.

Bị cướp về nhà quan Trụ Quốc vẫn một lòng với chồng dù ở trong lầu son gáctía vẫn không bằng sống với người chồng dẫu chỉ là “anh chàng bán thơ”nghèo

Bằng trái tim chung tình của người chồng, sự giúp đỡ siêu nhiên của đôi chimyểng, vợ chồng gặp lại nhau Và sau một thời gian dài, khi Trụ Quốc bị vạchtội, Nhuận Chi thi đỗ tiến sĩ, hai người đã được ở bên nhau hạnh phúc

Luồng

Sau chuyến về thăm nhà cùng chồng, nàng bị thần Thuồng Luồng bắt về làm

vợ Vợ chồng phải xa cách biền biệt nhưng dù sống ở chốn Long Cung, nàngvẫn không nguôi nhớ về lang quân của mình

Được sự giúp đỡ của Bạch Long hầu cùng đức vua Long Vương anh minh,nàng được đưa về trần gian Hạnh phúc vợ chồng được đoàn viên Nhưngphải lìa bỏ đứa con với Thần Thuồng Luồng ở chốn Long Cung

Trang 38

2.2.2 2.2.2 S S Số ố ố ph ph phậ ậ ận n n ng ng ngườ ườ ườiiii ph ph phụ ụ ụ n n nữ ữ ữ ccccó ó ó llllố ố ốiiii ssssố ố ống ng ng v v vượ ượ ượtttt qua qua qua llllễễễễ gi gi giá á áo o o phong phong phong ki ki kiếếếến n

Ngoài đại diện cho người phụ nữ sống theo chuẩn mực, còn có những hình ảnh đại diện cho mẫu người phụ nữ tuy sống ở chế độphải tuân theo những khuôn khổ cứng nhắc của lễ giáo phong kiến nhưng lại vượt qua rào cản ấy Đấy là những người không sống cuộcđời cam chịu Họ vượt qua tất cả những lễ giáo, khuôn phép dành cho người phụ nữ Họ mạnh mẽ và có phần ngang bướng Họ cố thoátkhỏi những sự vùi dập để vươn lên tìm hạnh phúc cho chính bản thân mình Sự nhẫn nhục không còn tồn tại ở những con người này Họbất chấp tất cả để mong có được một cuộc đời hạnh phúc Song những khát khao, những trỗi dâỵ ấy vẫn đưa thân phận họ lâm vào bikịch oan trái và đau thương Mặc dù cũng có những nhân vật có được hạnh phúc nhưng cái hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi và họ lại tiếp tụcmột bi kịch của ḿình Chúng tôi xin đưa ra các truyện ngắn đó là:Chuyện cây gạo; Chuyện nghiệp oan của Đào thị; Chuyện yêu quái ở Xương Giang; Chuyện kỳ ngộ ở trại tây; Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.

Trang 39

Am hiểu văn chương.

Là một người con gái xinh đẹp nhưng chết còn quá trẻ Khao khát hạnh phúcyêu đương nên đã nương náu ở trần gian Sau đó gặp và yêu tha thiết TrìnhTrung Ngộ Để giành lấy ái ân, người tình nên đòi Trung Ngộ đến với nàng.Đến Trung Ngộ cũng phải chết theo nàng

Trung Ngộ sau khi mất đã cùng nàng sống hạnh phúc, sau đó cả hai nương náuvào cây gạo Vì biến đã biến thành ma quỷ nên một lần nữa, Nhị Khanh vàTrình Trung Ngộ bị một vị đạo Nhân trừng trị Nhị Khanh bị chết đến hai lần

2 2 Chuyện

nghiệp oan

của Đào thị

Hàn Than Là cung nhân

Là người con gái xinhđẹp, trẻ trung, lạithông thạo vănchương rất tài tình

Trang 40

Là một người con gáiđẹp.

Bị đem bán từ thuở nhỏ Tình cảm của thương gia họ Phạm không thật lòng đãđẩy nàng đến cái chết vì sự đánh ghen của người vợ Tủi hờn ấy nên nàng biếnthành yêu quái và rây quấy nhiễu trong làng, kết quả là nàng phải chịu bi kịchđào mả quăng xương xuống sông Tiếp tục tranh lấy hạnh phúc nàng kếtduyên với viên quan họ Hoàng, nhưng cuối cùng vì người không thể sốngcùng ma nên nàng bị một vị cao tăng trừ diệt Mộ phần được chôn cất lại mộtlần nữa bị quật lên Hi vọng tìm được sự công bằng ở chốn âm ti nên đi kiện.Cuối cùng lại bị xử vào ngục tối Cuộc đời nàng lại chịu cái chết đến hai lần

Là hai hồn hoa tựxưng là tỳ thiếp củaquan Thái Thú

Xinh đẹp, văn chươngcũng rất tài

Cuộc đời không mấy gì gặp sóng gió Chỉ đơn giản là những hồn hoa hóa kiếplàm người, mong có một cuộc sống ái ân hạnh phúc Cuối cùng cũng thỏanguyện ước khi cùng Hà Nhân “lửa tình thắm đượm” Nhưng họ không thểtồn tại được lâu trên cõi trần Thế là phải nói lời vĩnh biệt với Hà Nhân

Hạnh phúc ấy thật mong manh và ngắn ngủi

Ngày đăng: 22/09/2015, 12:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w