Điểm nhìn di chuyển

Một phần của tài liệu một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn (Trang 51 - 53)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.Điểm nhìn di chuyển

Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, bên cạnh những truyện ngắn đƣợc kể dƣới một điểm nhìn còn có một số truyện ngắn có sử dụng hai điểm nhìn trần thuật. Đây là những bƣớc tiến mới mẻ vƣợt thời đại của tác giả nhƣng cũng vì vậy mà nó có những điểm chƣa thật phổ biến và chiếm số lƣợng ít, chỉ có ở một vài tác phẩm. Tuy nhiên đó cũng là một thành công rất đáng để ghi nhận.

Đôi khi các tiêu chí đánh giá điểm nhìn trong truyện ngắn Lỗ Tấn khó xác định. Chẳng hạn, “A.Q chính truyện”, “Ngày mai” về hình thức tƣởng nhƣ tồn tại hai điểm nhìn trần thuật, một là của nhân vật xƣng “tôi” và một là của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Nhƣng thật ra nhân vật xƣng “tôi” lộ diện nơi đầu “A.Q chính truyện” nhƣ: “Tôi có ý viết cho chú AQ một pho chính truyện đã mấy năm trời rồi, nhưng một đằng tính viết, một đằng lại ngần ngại”[3, tr. 108] hay ở cuối “Ngày mai” thống nhất làm một với ngƣời kể chuyện hàm ẩn. “Tôi đã nói, chị là một người đàn bà quê mùa, chị có nghĩ

được ra thế nào đâu! Chị chỉ thấy gian nhà vắng vẻ quá, to lớn quá, trống trải quá”[3,

tr . 66]. Đây chỉ là dạng tự biểu hiện khi cần trực tiếp phát biểu tƣ tƣởng của ngƣời kể chuyện hàm ẩn chứ không phải hai điểm nhìn phân biệt. Một truyện ngắn có thể tồn tại hai điểm nhìn.

Ở “Nhật ký người điên” đã xuất hiện hai điểm nhìn trần thuật. Một là của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” ở đầu tác phẩm “Hai anh em nhà nọ, nay tạm giấu tên, đều là bạn thân của tôi ngày trước ở trường trung học. Xa cách lâu ngày dần dần vắng tin nhau”[3, tr. 15] và một của chính nhân vật ngƣời điên, xƣng “mình” đang bộc lộ những suy nghĩ, những giọng điệu trong tâm hồn của mình lên từng trang nhật ký.

“Đêm nay trăng đẹp quá: Hơn ba mươi năm nay không thấy; hôm nay thấy tinh thần sảng khoái lạ thường. Mới biết hơn ba mươi năm nay, mình toàn sống trong tăm tối. Nhưng phải hết sức cẩn thận. Nếu không, tại sao con chó nhà họ Triệu lại lườm mình như thế? Mình sợ là phải lắm”[16, tr. 16]. Tuy nhiên giữa hai điểm nhìn, chúng ta nhận thấy điểm nhìn của nhân vật xƣng “tôi” xuất hiện ở đầu tác phẩm không để lại ấn tƣợng so với điểm nhìn của nhân vật ngƣời điên. Lời kể chuyện của nhân vật “tôi” chỉ chiếm vị trí không nhiều trong tác phẩm nên không để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời

đọc. Do vậy, mặc dù đã xuất hiện hai điểm nhìn nhƣng thực chất tác phẩm vẫn tồn tại ở một điểm nhìn, điểm nhìn của nhân vật ngƣời điên.

Trong truyện ngắn “Trong quán rượu” có ngƣời kể chuyện xen kẽ và lồng vào nhau từ đầu đến cuối tác phẩm. Ở truyện ngắn này chỉ có một nhân vật ngƣời kể chuyện là nhân vật xƣng “tôi” ngay từ khi câu chuyện mới bắt đầu. “Tôi từ miền Bắc đi về miền Đông-nam, nhân tiện ghé thăm quê nhà, nên mới qua thành S. Thành này

cách quê tôi chừng ba mươi dặm đường, ngồi thuyền non nửa ngày là về tới nơi”[3, tr.

266]. Nhƣng khi đọc tác phẩm, chúng ta lại thấy không nhƣ vậy. Lời của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” chủ yếu là những đoạn ngắn xen vào nhƣ để cầm nhịp cho câu chuyện của Lã Vĩ Phủ, trừ hai lần tƣơng đối dài khi mở đầu và kết thúc. Tuy mỗi lần Lã Vĩ Phủ kể, nhân vật “tôi” đều có dẫn dắt bằng: “Anh ta nói tiếp” [3, tr. 271], “Anh

ta bỗng dừng lại, rít mấy khói thuốc rồi mới lại thong thả nói” [3, tr. 274],…nhƣng các

lời dẫn chuyện ấy nhanh chóng lãng quên bởi vì câu chuyện Lã Vĩ Phủ kể kéo dài hết theo mạch câu chuyện. Nhƣng trong câu chuyện mà Lã Vĩ Phủ kể lại cũng là nhằm h- ƣớng tới độc giả tuy về mặt hình thức chỉ là để kể lại cho nhân vật “tôi” nghe. Vì vậy, Lã Vĩ Phủ cũng đóng vai trò là một ngƣời kể chuyện.

Nhƣ vậy truyện ngắn “Trong quán rượu” đƣợc kể từ hai điểm nhìn với hai ngƣời kể chuyện phân biệt. Cả hai đều thuộc loại ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, kể lại câu chuyện của mình trong mối quan hệ với những ngƣời khác. Câu chuyện do đƣợc soi chiếu dƣới hai điểm nhìn vừa phân biệt, vừa bổ sung cho nhau trở nên đa diện, nhiều màu sắc.

Trong tác phẩm “Anh em”, ban đầu câu chuyện đƣợc kể lại từ điểm nhìn khách quan bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Nhƣng sau đó, tác giả đã khéo léo di chuyển, điểm nhìn của ngƣời trần thuật với nhân vật. Nhƣ: “Ông ta hình như chắc chắn rằng bệnh của ông Tĩnh Phủ là bệnh tinh hồng nhiệt và khó lòng chạy chữa cho khỏi. Nếu quả như vậy thì trong nhà sẽ ăn tiêu như thế nào cho đủ được. Chỉ nhờ cậy vào một mình thôi ư? Tuy ở tỉnh nhỏ nhưng cái gì cũng đắt… Mình cũng có những ba đứa con, chú nó hai đứa. Chú nó cho tôi phân tích xem là được. Đựng vào một cái ve

thủy tinh thật sạch, ngoài đề tên họ[3, tr. 430]. Đầu tiên ta còn nhận biết đƣợc đâu là

lời kể của ngƣời trần thuật nhƣng sau đó ta không phân biệt đƣợc đâu là lời ngƣời kể chuyện và đâu là lời nhân vật. Nhƣ vậy ở đây, lời ngƣời kể chuyện đã hòa vào lời nhân vật, ngƣời kể chuyện đã mƣợn điểm nhìn, giọng điệu của Trƣơng Bái Quân để kể

và nhờ đó mà anh ta mới dễ dàng hòa nhập vào cái gia đình của Trƣơng Bái Quân, thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, đặt cái nhìn nhân vật và suy nghĩ của họ ra trƣớc độc giả mà không cần giới thiệu dài dòng. Kiểu kể này tạo nên ở độc giả những cảm giác trực tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, khiến chúng ta không có cảm giác đƣợc nghe kể mà nhƣ đƣợc chứng kiến trực tiếp.

Truyện ngắn Lỗ Tấn đã ghi nhận thành công xuất sắc của ông trên phƣơng diện sử dụng điểm nhìn trần thuật. Câu chuyện đƣợc kể lại từ nhiều điểm nhìn, có điểm nhìn ngôi thứ ba của ngƣời kể chuyện hàm ẩn, có điểm nhìn ngôi thứ nhất của ngƣời kể chuyện xƣng tôi. Trong quá trình kể chuyện, Lỗ Tấn luôn tạo nên sự di chuyển hết sức linh hoạt giữa các điểm nhìn, làm tăng hiệu quả biểu đạt của tác phẩm. Thành công này đã góp phần to lớn làm nên giá trị truyện ngắn Lỗ Tấn, giúp ông thực sự khẳng định đƣợc vị trí, tên tuổi của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn (Trang 51 - 53)