5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.2. Điểm nhìn bên trong
Cùng với lối trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài của ngƣời kể chuyện hàm ẩn. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn sử dụng điểm nhìn bên trong với ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi” để kể lại câu chuyện. Nhân vật xƣng “tôi” đảm nhiệm hai vai trò: “Tôi” vừa là một nhân vật trực tiếp hòa mình vào câu chuyện, tham gia vào các sự kiện, biến cố của cốt truyện, vừa giữ vai trò dẫn dắt, kể lại câu chuyện. Ngƣời kể chuyện có điều kiện bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình, làm tăng thêm cảm giác tin cậy hơn cho câu chuyện.
Cùng là điểm nhìn trần thuật ngôi thứ nhất của ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” nhƣng qua ngòi bút tài hoa của Lỗ Tấn, nó không chỉ tồn tại ở một dạng mà biến đổi liên tục để phù hợp với từng loại nhân vật khác nhau. Có khi “tôi” là một cậu bé mƣời hai tuổi, có khi là một trí thức. Có lúc “tôi” kể chuyện của chính bản thân mình nhƣng khi lại kể chuyện ngƣời trong vai trò ngƣời chứng kiến.
Trong “Khổng Ất Kỷ”, “tôi” là một cậu bé mƣời hai tuổi, làm thuê cho quán r- ƣợu Hàm Hanh. “Từ hồi mười hai tuổi, tôi đã đến làm công cho của quán rượu Hàm Hanh ở chổ cửa ô tô đi vào thị trấn.”[3, tr. 34]. Nhân vật “tôi” chứng kiến, nhận biết và kể lại câu chuyện về cuộc đời Khổng Ất Kỷ.“Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày rượu. Bác ta người to cao, mắt xanh lè giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một râu hoa râm lồm xồm, rối nhu mớ bòng
bong” [3, tr. 36]. Dƣới điểm nhìn của nhân vật “tôi”, Khổng Ất Kỷ hiện ra một cách
chân thực, sinh động với tính cách của một trí thức lỗi thời, thiếu nhạy bén trƣớc sự thay đổi của thời cuộc nên phải đón lấy một số phận thảm thƣơng. “Cho đến bây giờ tôi chẳng hề gặp lại, có lẽ bác Khổng Ất Kỷ chết thật rồi chăng?”[16, tr. 42]. Bác Khổng Ất Kỷ còn sống hay đã chết cũng không ai biết vì chẳng ai quan tâm.
Ở “Cố hương” nhân vật tôi xuất hiện “Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm
làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay.”[3, tr.93].
“Tôi” là một trí thức, kể về câu chuyện của chính mình. Câu chuyện đƣợc kể lại vì vậy mang tính chất tự thuật lại. Điểm nhìn của nhân vật hƣớng đến sự đa dạng, phong phú trong thế giới nội tâm con ngƣời, khám phá nỗi đau, những ƣớc mơ thầm kín của chính mình. “Tôi” trong “Cố hương” đau buồn vì xã hội thối nát đã làm thay đổi tình cảm của con ngƣời, tạo nên một bức tƣờng vô hình ngăn cách tình cảm giữa ngƣời với ngƣ-
ời. “Tôi như điếng người đi. Thôi đứng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá
dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng không nói nên lời”[3, tr. 103]. Từ đó, “tôi” ƣớc muốn đƣợc xóa bỏ bức tƣờng kia do chế độ phong kiến đã dựng lên.
“Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như con đường trên mặt đất; vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thành đường thôi.”[3, tr. 107].
Còn trong tác phẩm “Một mẩu chuyện nhỏ” nhân vật “tôi” xuất hiện đã kể lại câu chuyện của mình. “Tôi bỏ quê nhà lên Bắc Kinh thấm thoát đã sáu năm rồi. Trong thời gian đó, những việc gọi là “quốc gia đại sự”, mắt thấy tai nghe, cũng không phải
là ít, nhưng cũng chẳng để lại một tí dấu vết gì trong lòng tôi cả.”[3, tr. 68].“Tôi” ở đây cũng là một trí thức bất mãn trƣớc tình hình thời cuộc và
càng bất mãn hơn khi anh ta chứng kiến những việc xấu luôn xãy ra xung quanh mình làm cho anh ta mất kiểm soát và dần cũng ứng xử nhƣ vậy. “Anh ta càng bước tới, cái bóng to thêm, phải ngước lên mới nhìn thấy được, và dần dần cơ hồ biến thành một sức nặng đè lên người tôi đến nỗi làm cho cái “thằng tôi nhỏ nhen”, che giấu dưới lớp
áo da, như muốn lòi ra ngoài”[3, tr. 70]. Chỉ khi con ngƣời làm sai ngƣời ta mới nhận
ra lỗi lầm và sửa chữa và nhân vật “tôi” cũng vậy. “Duy chỉ có mẩu chuyện nhỏ này cứ xuất hiện lên trước mắt, có lúc còn rất rõ ràng, khiến tôi hết sức xấu hổ, thúc giục
tôi phải tự sửa mình, và cũng làm cho tôi càng thêm can đảm, càng thêm hy vọng”[3,
tr. 71]. Trong các truyện ngắn Luồng ánh sáng, Một gia đình hạnh phúc, Miếng xà phòng, Cây trường minh đăng,… nhân vật “tôi” luôn xuất hiện với vai trò là ngƣời kể lại câu chuyện của mình cho độc giả nghe. Với điểm nhìn bên trong này ngƣời đọc đƣợc thuyết phục bởi chính ngƣời kể chuyện chính là nhân vật.
Điểm nhìn bên trong với ngƣời kể chuyện là ngôi thứ nhất nên các nhân vật trong truyện ngắn rất khác nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, địa vị xã hội nên điểm nhìn rất
rộng. Ngƣời kể chuyện có khả năng bao quát, phản ánh đƣợc các phạm vi đời sống rộng lớn, với nhiều loại ngƣời khác nhau.