Không gian tâm lí

Một phần của tài liệu một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn (Trang 79 - 88)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.3.Không gian tâm lí

Không gian tâm lí là không gian xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của ngƣời kể chuyện. Đó có thể là những dòng hồi ức triền miên của nhân vật với những tâm trạng đầy vui buồn, mơ ƣớc, mộng mị vẫn vơ, những ánh mơ hồ mà nhân vật không nói ra đƣợc.

Trong truyện ngắn “Lễ cầu phúc” của Lỗ Tấn, nhân vật thím Tƣờng Lâm là một nhân vật xuất hiện với những tâm lí đầy phức tạp. Trong không khí “những ngày cuối năm âm lịch quả thật có vẻ là cuối năm. Quang cảnh thôn xóm làng mạc thì đã đành, không cần phải nói, mà ngay giữa bầu trời cũng thấy rõ không khí sắp sửa sang năm

bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi tuổi nữa; khuôn

mặt hốc hác quá, nước da vang xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn,…”[3,

tr. 241]. Ngƣời đàn bà ấy chính là thím Tƣờng Lâm, một ngƣời phụ nữ phải qua đến hai lần đò nhƣng vẫn chƣa tìm đƣợc hạnh phúc cho riêng mình. Thím là ngƣời ít nói

“thím ít nói lắm, có hỏi thì mới nói, mà có nói thì rất vắn tắt”[3, tr. 248]. Ngƣời lại ít nói nhƣng nội tâm thím rất sâu sắc, một khi chuyện đã khắc sâu trong kí ức rồi thì không thể nào quên. Chuyện đứa con của thím bị chó sói do một phút sơ xuất mà để lại trong lòng ngƣời mẹ này một niềm đau không nguôi. Ngƣời ta quen với cách thím thuật lại câu chuyện “con thật ngu đần quá. Thật đấy, con tưởng chỉ có mùa đông tuyết xuống, trong núi không có gì ăn, thú dữ mới mò về làng. Biết đâu là giữa mùa

xuân mà nó cũng ra…”[3, tr. 255]. Mọi ngƣời ở Lỗ Trấn đã nghe nhiều lần đến mức

thuộc lòng “câu chuyện bi thảm đó, thím kể đi kể lại nhiều lần rồi, thường thường vẫn

có dăm ba người nghe. Nhưng không bao lâu, người ta nghe mãi thuộc lòng,…”[3, tr.

259]. Thím muốn bài tỏ tâm trạng của mình để thỏa đƣợc nỗi niềm của một ngƣời phụ nữ đã góa đến hai đời chồng, cứ tƣởng đứa con là niềm an ủi duy nhất vậy mà nó cũng mất trong cái ngày định mệnh ấy. Và rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến khi thím thốt ra câu hỏi “con người ta chết đi rồi thì có linh hồn nữa không, ông?”[3, tr. 241]. Thím không muốn có linh hồn hiện diện vì sợ nếu có linh hồn thím sẽ bị xẻ đôi ngƣời vì tội có hai chồng. Nhƣng mặt khác thím muốn có linh hồn để gặp lại đứa con vô tội của mình. Cuối cùng thím đói rét và chết vùi trong tuyết trong đêm giao thừa. Tội cho một kiếp con ngƣời “một đời người không nơi nương tựa, như một thứ đồ chơi cũ kỹ, chơi lâu ngày chán, người ta vứt vào đóng rác, bấy lâu nay vẫn lăn lóc ở đấy làm cho

những kẻ sống sung sướng phải ngạc nhiên sao thím mãi bám vào cuộc đời mãi làm chi”[3, tr. 247]. Có lẽ, cái chết là cách giải thoát tốt nhất cho thím Tƣờng Lâm trong

lúc này. Kết thúc một quãng đời cực nhọc, lam lũ nhƣng không nhận lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nào cho riêng mình cả.

Không gian tâm lí trong tác phẩm “Lễ cầu phúc” cũng nhƣ không gian trong các truyện ngắn của Lỗ Tấn có vai trò rất quan trọng trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Không gian tâm lí là một yếu tố giúp ngƣời đọc khám phá thế giới bên trong tâm hồn nhân vật.

Không gian trong truyện ngắn Lỗ Tấn là không gian tâm trạng, mang hơi hƣớng của nhân vật. Nhân vật bộc lộ mình, thể hiện mình trong không gian đó. Mỗi con

ngƣời là mỗi cảnh đời, mỗi số phận, mỗi cái để lƣu luyến, để suy nghĩ và trăn trở. Và tâm hồn họ luôn ẩn chứa một khoảng không gian ăm ắp nỗi niềm. Không gian nhƣ một nơi chứa đựng, bộc bạch, thổ lộ những tâm tƣ, tình cảm cùng những kỉ niệm. Chính vì vậy, những mảng không gian đó đƣợc phản ánh thông qua sự cảm nhận của chủ thể. Tóm lại, thời gian và không gian trong truyện ngắn của Lỗ Tấn đƣợc thẩm thấu qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Trong hiện thực, thời gian luôn vận hành theo quy luật tự nhiên. Trong sáng tạo nghệ thuật, ngƣời nghệ sĩ cũng có thể sử dụng chất liệu của thời gian, không gian, tuân theo sự vận hành của quy luật tự nhiên ấy. Nhƣng thông thƣờng, khi đi vào nghệ thuật, thời gian và không gian đã đƣợc lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, sáng tạo lại thông qua quá trình chủ quan hóa sâu sắc của ngƣời nghệ sĩ. Bây giờ các yếu tố về thời gian, không gian đã mang một chất liệu mới, một nội dung thẩm mĩ mới. Nó góp phần rất quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chi phối kết cấu, cốt truyện và các yếu tố khác trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.

KẾT LUẬN

Lỗ Tấn là một nhà văn có tài, ông đã dành suốt cuộc đời mình để sống và chiến đấu vì sự nghiệp dân tộc. Ngòi bút văn chƣơng của Lỗ Tấn đã trở thành vũ khí lợi hại vạch trần sự xấu xa, thối nát của xã hội cũ. Đồng thời, ông cũng dùng chính ngòi bút của mình để chữa căn bệnh tinh thần cho ngƣời dân Trung Quốc, thức tĩnh họ, đƣa họ hòa nhập vào cuộc sống đấu tranh cách mạng, cải cách xã hội.

Thật vậy, trong thời buổi giao thời đầy biến động, sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội cấp thiết. Lỗ Tấn là ngƣời khai sáng và tìm ra con đƣờng mới cho ngƣời dân và xã hội Trung Quốc. Ông đã để lại cho nền văn học thế giới một số lƣợng tác phẩm khá lớn bao gồm: truyện ngắn,tạp văn, thơ,… Nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc nhất là truyện ngắn.

Truyện ngắn của Lỗ Tấn đã thổi một làn gió mới vào văn học Trung Quốc. Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “Gào thét”“Bàng hoàng” của Lỗ Tấn là vấn đề đƣợc ngƣời viết tìm hiểu là một trong những nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông. Ở bài viết trên ngƣời viết đã đƣa ra vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật.

Trong nghệ thuật tự sự, ngƣời viết đi vào tìm hiểu kết cấu trần thuật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Lỗ Tấn không chỉ phản ánh cuộc sống bình thƣờng của những nhân vật mà còn phản ánh những khía cạnh bên trong tâm hồn họ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tâm tƣ, tình cảm bằng những lời lẽ mộc mạc, chân thành nhƣng qua đó cũng phê phán, châm biếm. Bên

cạnh đó, các yếu tố nhƣ kết cấu, giọng điệu, điểm nhìn,… để tạo nên sự hoàn chỉnh về mặt nội dung cũng nhƣ những tƣ tƣởng nghệ thuật.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật ngƣời viết đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật, nghệ thuật mô tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật khắc nhân vật điển hình. Nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn rất đa dạng và phong phú. Từ những ngƣời nông dân chân lắm tay bùn cho đến những ngƣời trí thức hay những ngƣời phụ nữ sống trong xã hội phong kiến Trung Quốc đầy phức tạp. Lỗ Tấn đã xây dựng cho truyện ngắn của mình một hệ thống nhân vật hoàn chỉnh từ ngoại hình, tâm lí cho đến những nhân vật điển hình cho một tầng lớp trong xã hội.

Thời gian và không gian nghệ thuật, Lỗ Tấn biết cách chọn lọc thời gian nhƣ thời gian thực tại, thời gian hồi ức, hồi tƣởng, thời gian mơ ƣớc, khát vọng. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật gồm không gian bối cảnh, không gian sự kiện và không gian tâm lí. Các yếu tố về thời gian, không gian đã mang một chất liệu mới, một nội dung thẩm mĩ mới. Nó góp phần rất quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chi phối kết cấu, cốt truyện và các yếu tố khác trong truyện ngắn của Lỗ Tấn.

Qua việc tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật ta cũng thấy đƣợc tài năng nghệ thuật độc đáo của Lỗ Tấn, ông đã dày công suy ngẫm, xây dựng kết cấu chặt chẽ, hợp lí, súc tích nhƣng rất hoàn chỉnh, đồng thời nhà văn cũng sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo khác nữa để tạo nên một phong vị mới mẻ cho truyện ngắn Lỗ Tấn không lẫn vào đâu đƣợc.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập

truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” của Lỗ Tấn”, ngƣời viết nhận thấy rằng đề

tài khó, dù đã rất nhiều nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong đƣợc sự góp ý của độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU SÁCH:

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Trƣơng Chính – Bùi Văn Ba - Lƣơng Duy Thứ (1963), Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập II, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trƣơng Chính (2000), Truyện ngắn Lỗ Tấn, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội. 4. TS. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hiếu (chủ biên ), Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới. 7. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Đặng Thai Mai về tác gia và tác phẩm (2007), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Lƣơng Ngọc (chủ biên) (1980), Cơ cở lí luận văn học tập 1, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Thị Nhiên (2013), Bài giảng Thi pháp học, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

11. Nhiều tác giả, 2005), Đến với Lỗ Tấn những truyện ngắn chọn và lời bình, Nhà xuất bản Thanh Niên.

12. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 14. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Đình Sử (2012), Lí luận văn học – Tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội.

16. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

17. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học.

18. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Lƣơng Duy Thứ (1995), Bài giảng Văn học Trung Quốc, Tủ sách Đại học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU MẠNG:

1. Trần Đình Sử (8-12-2012), Tự sự học từ kinh điển đến hậu kinh điển, Trang Phê bình Văn học, http://phebinhvanhoc.com.vn/tu-su-hoc-tu-kinh-dien-den-hau-kinh-dien ,[truy cập ngày 12-3-2014].

2. Trần Lê Hoa Tranh (16-1-2009), Từ ngôi nhà búp bê của H. Ibsen đến Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://khoavanhoc-

ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=111%3At- ngoi-nha-bup-be-ca-h-ibsen-n-tic-thng-nhng-ngay-a-mt-ca-l-tn&catid=64%3Avn-hc- nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi, [ truy cập ngày 12-3-2014].

3. Trần Lê Hoa Tranh (10-4-2009), Nhìn lại ảnh hưởng của một số tư tưởng phương Tây đối với Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=324:nhin-li- nh-hng-ca-mt-s-t-tng-phng-tay-i-vi-l-tn&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-

sanh&Itemid=108,[ truy cập ngày 12-3-2014].

4. Trần Lê Hoa Tranh (9-5-2009), Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh thần trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn ngữ, http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=370%3Anha n-vt-n-trung-tam-va-nhng-chn-thng-tinh-thn-trong-truyn-ngn-l-tn&catid=64%3Avn- hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi,[truy cập ngày 12-3-2014]. 5. Trần Lê Hoa Tranh (6-9-2009), Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến một số truyện ngắn của Lỗ Tấn, Trang Văn học và Ngôn Ngữ, http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=573:nh-hng- ca-vn-hc-nc-ngoai-n-mt-s-truyn-ngn-ca-l-tn&catid=85:hi-tho-qua-trinh-hin-i-hoa-vn- hc&Itemid=147, [ truy cập ngày 12-3-2014].

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ... 1 1. Lý do chọn đề tài ... 2 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ... 3 3. Mục đích nghiên cứu ... 8 4. Phạm vi nghiên cứu ... 9

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 9

NỘI DUNG ... 11

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ... 12

1.1. Tình hình văn học Trung Quốc ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng Lỗ Tấn ... 12

1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và sự nghiệp sáng tác ... 13

1.2.1. Nhà văn Lỗ Tấn ... 13

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn ... 15

1.2.2.1. Truyện ngắn………..16

1.2.2.2. Tạp văn và một số thể loại khác……….16

1.3. Đôi nét về hai tập truyện ngắn “Gào thét”“Bàng hoàng” ... 17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác... 17

1.3.2. Nội dung truyện ngắn khảo sát trong luận văn ... 18

CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ ... 26

2.1. Kết cấu trần thuật ... 27

2.1.1. Nhan đề tác phẩm ... 28

2.1.1.1. Nhan đề theo tên nhân vật ... 28

2.1.1.2. Nhan đề theo tình tiết trong tác phẩm ... 31

2.1.2. Cốt truyện ... 33

2.1.2.1. Chi tiết nghệ thuật mang nhiều dụng ý ... 33

2.1.2.2. Kết thúc tác phẩm ... 35

2.1.3. Kết cấu truyện ... 39

2.1.3.1. Tình huống truyện đơn giản nhƣng bất ngờ ... 39

2.1.3.2. Hình thức kết cấu trần thuật đa dạng ... 43

2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài ... 47

2.2.2. Điểm nhìn bên trong ... 48

2.2.3. Điểm nhìn di chuyển ... 50

2.3. Giọng điệu trần thuật ... 53

2.3.1. Giọng triết lí, suy ngẫm ... 54

2.3.2. Giọng giễu cợt, phê phán, lạnh lùng ... 56

2.3.3. Giọng hài hƣớc và châm biếm ... 59

CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT, THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT . 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ... 63

3.1.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật ... 63

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ... 66

3.1.3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình ... 68

3.2. Thời gian nghệ thuật ... 73

3.2.1. Thời gian thực tại ... 73

3.2.2. Thời gian hồi ức, hồi tƣởng ... 74

3.2.3. Thời gian mơ ƣớc, khát vọng ... 76

3.3. Không gian nghệ thuật ... 77

3.3.1. Không gian bối cảnh ... 78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Không gian sự kiện ... 80

3.3.3. Không gian tâm lí ... 81

KẾT LUẬN……….84

TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC

Một phần của tài liệu một số đặc điểm nghệ thuật qua hai tập truyện ngắn “gào thét” và “bàng hoàng” của lỗ tấn (Trang 79 - 88)