1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

27 210 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 46,65 KB

Nội dung

Với đề tài luận văn này, chúng tôi mong đi sâu vào tìm hiểuvề một số khía cạnh nghệ thuật trong sử thi M’nông đặc biệt nghệthuật xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vật.. Ở phạm vi giới

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

- -PHẠM THỊ HƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM

NGHỆ THUẬT SỬ THI M’NÔNG

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số : 60.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Trang 2

Lâm Đồng – 2016

Trang 3

Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHAN THỊ HỒNG

Phản biện 1: Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Họp tại Trường Đại học Đà Lạt

Vào lúc … giờ ngày … tháng … năm …

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Đà Lạt

Trang 4

Sử thi M’nông (ot n’rong) là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ

và hiện tại - di sản văn hóa tinh thần quý giá của cộng đồng dân tộcnày Bằng hình thức hát kể, sử thi M’nông tồn tại qua trí nhớ củanghệ nhân diễn xướng phổ biến nơi các bon làng Đây là những thiên

tự sự về sự hình thành của con người, sự ra đời của trời đất, tínngưỡng, phong tục, tập quán cũng như các mối quan hệ trong đờisống cộng đồng

Sử thi là di sản quý giá với dân tộc M’nông nói riêng và củađất nước nói chung Những giá trị nghệ thuật của ot n’rong luônđược giới nghiên cứu luận giải và quan tâm Tuy nhiên, chúng ta biếtrằng, với những pho sử thi lớn, lại nảy sinh, tồn tại trăm năm thì vẫncòn rất nhiều câu hỏi vẫn chưa thể trả lời một cách xác đáng Chính

vì thế, chúng tôi chọn đề tài luận văn:“Một số đặc điểm nghệ thuật

sử thi M’nông” với mong muốn góp phần nghiên cứu để bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa đặc trưng vùng của Tây Nguyên

2 Mục đích, ý nghĩa đề tài.

Kế thừa thành tựu các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn tiếptục tìm hiểu thêm những giá trị nghệ thuật còn tiểm ẩn của sử thi ot

Trang 5

n’rong Với đề tài luận văn này, chúng tôi mong đi sâu vào tìm hiểu

về một số khía cạnh nghệ thuật trong sử thi M’nông đặc biệt nghệthuật xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vật

Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi ý thức rằng đây là vấn

đề nghiên cứu không hề đơn giản Ot n’rong không chỉ là một sảnphẩm không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn có ý nghĩa tinh thầnkhông thể thiếu trong đời sống cộng đồng người M’nông Ot n’rong

là bức họa tổng thể phản ánh những nét cơ bản trong đời sống xã hội,

có nội dung phong phú, đa dạng Không chỉ quan tâm đến việc sưutầm, nghiên cứu mà việc giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy thêmnhững giá trị tinh thần như sử thi M’nông đó là điều rất ý nghĩa Mặc

dù nỗ lực cao độ, chúng tôi hy vọng có một đóng góp nhỏ về phươngdiện nghệ thuật sử thi M’nông trong bức tranh diện mạo ot n’rong

mà các nhà nghiên cứu đi trước đã từng nỗ lực phác thảo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Ở phạm vi giới hạn của công việc, chúng tôi chỉ đi sâu vàomột số đặc điểm nghệ thuật sử thi M’nông mà cụ thể là đặc điểm cốttruyện, vai trò của cốt truyện trong việc xây dựng nhân vật, một sốmotif, công thức và một số biện pháp nghệ thuật

Để thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn này, chúng tôichọn một số một số tác phẩm sử thi tiêu biểu đã được sưu tầm công

bố là: Bông, Rõng và Tiăng; Tiăng chết; Ndu thăm Tiăng; Tiăng lấy lại ché Rlung chinh phượng hoàng ở bon Kla; Yong, Yang lấy ống bạc tượng người; Kră, Năng cướp Bing, Kông con Lông; Thuốc cá ở

Trang 6

hồ Bầu Trời, Mặt Trăng; Con diều lá cướp Bing con Jri; Ting, Rung chết; Bắt con lươn ở Dak Huch; Lấy hoa bạc, tượng đồng;

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có thể điểm lược quá trình nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật

sử thi M’nông trong các công trình sau:

Trên Tạp chí Văn hoá dân gian,(1993) số 1, Đỗ Hồng Kỳ công bố bài viết“Cốt truyện và nhân vật trong sử thi nrong của người M’nông” Trong bài viết trên, tác giả bàn đến cốt truyện đơn

và cốt truyện liên kết, phân tích đặc điểm của cốt truyện, sự thể hiệncủa hành động nhân vật qua cốt truyện của sử thi ot n’rong

Trong công tình Sử thi thần thoại M’nông (1996), Đỗ Hồng

kỳ tiếp tục phân tích nội dung ot n’rong với các vấn đề: sử thiM’nông nói về sự hình thành con người; thế giới ba tầng trong sử thiM’nông, hệ nhân vật, Về nghệ thuật, tác giả phân tích những đặcđiểm cấu trúc tác phẩm, các thủ pháp nghệ thuật và chức năng tưtưởng - thẩm mĩ của cấu trúc sử thi M’nông Cuối tập sách, Đỗ Hồng

Kỳ chứng minh ot n’rong là sử thi thần thoại ở các phương diện diễn

xướng, chức năng sinh hoạt, thi pháp, cơ sở xã hội và nội dung phảnánh.Trong công trình này, Đỗ Hồng Kỳ đã đưa ra cái nhìn tổng quan

về sử thi M’nông ở phương diện thi pháp sử thi

Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian,(2005) số 3, nhà nghiên cứu Bùi Thiên Thai viết về tác phẩm Con đỉa nuốt bon Tiăng cho rằng đây là

một sử thi anh hùng, trong khi các sử thi khác của dân tộc M’nông (đãđược biết đến trước lúc công bố tác phẩm này) là sử thi thần thoại Tác giảcòn cho rằng, các sử thi M’nông là một chuỗi sử thi

Trang 7

Trong các bài giới thiệu, các nhà nghiên cứu đều nhắc đếnnhững đoạn lặp mang tính khuôn mẫu trong sử thi M’nông với các

cách gọi khác nhau như : trình thức, công thức kể - tả, cấu kiện đúc sẵn Nguyễn Xuân Kính cho rằng có lẽ không đâu như trong sử thi

M’nông sự trùng lặp và các công thức kể tả lại lặp với một tần số caonhư vậy Biện pháp phóng đại cũng được đề cập đến nhưng chủ yếu

là liệt kê cùng những thủ pháp nghệ thuật khác tạo nên đặc trưngriêng biệt cả tác phẩm sử thi nhưng phần lớn còn chưa đi sâu, phântích nhiều

Năm 2008, trong Văn học dân gian Êđê, M’nông của Đỗ

Hồng Kỳ Trong sách này, tác giả dành cả chương 2 giới thiệu sử thiM’nông Có một vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm là xác định sử thiM’nông là sử thi phổ hệ, hay sử thi chuỗi, hoặc sử thi liên hoàn;thuộc tiểu loại nào (thần thoại hay anh hùng, sáng thế hay thiết chế

xã hội hay sử thi Về cơ bản, các nhận xét của Đỗ Hồng Kỳ khôngthay đổi so với các công trình nghiên cứu trước đó

Trong luận án tiến sỹ với đề tài “Công thức truyền miệng trong sử thi – Ot ndrong” của Nguyễn Việt Hùng đã tìm hiểu đặc điểm cấu trúc văn bản truyền miệng (oral text) của ot n’rong trong mối quan hệ với bối cảnh (context) của môi trường diễn xướng sử thi (performing envirement) Trong luận án này, tác giả cũng đã đề cập

phương diện thi pháp trong sử thi M’nông

Như vậy cho đến nay, những chuyên khảo và bài viết về sửthi M’nông đều ít nhiều nhắc đến những đặc điểm nghệ thuật sử thiM’nông.Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên

Trang 8

cứu sâu về đặc điểm nghệ thuật mà chỉ xem như là một trong số cácvấn đề cần tìm hiểu chứ chưa trở thành một đề tài riêng biệt Để gópmột phần nhỏ công sức vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sử thiM’nông chúng tôi mong muốn đi sâu về một số đặc điểm nghệ thuật

sử thi M’nông và coi nó như là mối quan tâm chính của mình

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương phápnghiên cứu chính như : phương pháp liên ngành văn học và văn hóahọc, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh và một

số phương pháp khác

6 Đóng góp của luận văn

Trong xã hội ngày nay, sử thi vẫn đóng vai trò quan trọngtrong đời sống của người M’nông Sử thi giúp cho thế hệ con cháuhiểu về nguồn gốc, tự hào về truyền thống văn hoá độc đáo của dântộc mình Chính vì vậy, việc sưu tầm gìn giữ và bảo tồn những giá trị

sử thi càng thêm ý nghĩa Luận văn góp phần tìm hiểu một số đặcđiểm nghệ nghuật xây dựng cố truyện và nhân vật trong sử thiM’nông Qua đó, có thể thấy được các thủ pháp nghệ thuật, nhữngquan niệm thẩm mỹ của người M’nôn g đã được thể hiện như thế nàotrong các tác phẩm sử thi

Mặt khác, luận văn khẳng định thêm những giá trị nghệ thuật vềvăn học, lịch sử, văn hoá, chức năng văn hoá - nghệ thuật và đặc biệt là vịtrí, vai trò của ot n’rong trong đời sống của cộng đồng người M’nông.Đây cũng chính là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng sử thi nóiriêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung

Trang 9

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 129 trang Ngoài phần phần mở đầu (7 trang),phần kết luận 5 trang) và tài liệu tham khảo (8 trang) Nội dung luậnvăn gồm 3 chương:

Chương I : Tổng quan về sử thi M’nông

Chương II : Đặc điểm xây dựng cốt truyện và khắc họa nhân vậtChương III: Một số biện pháp nghệ thuật khác

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ SỬ THI M’NÔNG

1.1 Sơ lược về văn hóa truyền thống dân tộc M’nông 1.1.1 Sơ lược về dân tộc M’nông ở Tây Nguyên

Dân tộc M’nông ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnhnhư Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Phước và Lâm Đồng Theo các nhànhân chủng học và dân tộc học thì người M’nông có vóc dáng thấp,nước da ngăm đen, môi hơi dày, mắt màu đen, tóc đen và thẳng, một

số có tóc xoăn tự nhiên

Dân tộc M’nông ở Việt Nam thuộc hệ ngôn ngữ Khmer có sự phân chia thành nhiều nhóm địa phương, cụ thể: Gar,Nong, Chil, Kuênh, Đip, Bhiêt, Pơrâng, Preh, Rlâm, Dihbri, Kuanh Chính do sự phân chia này đã tạo nên nhiều phương ngữ riêng củacộng đồng người M’nông, nhưng sự khác biệt là không đáng kể,chính vì vậy mà người M’nông ở các địa bàn khác vẫn có thể dễdàng giao tiếp ngôn ngữ với nhau

Trang 10

Môn-Về địa bàn cư trú, dân tộc M’nông sinh sống trên vùng rộnglớn ở phía Tây Cao Nguyên Đà Lạt và phía Nam Cao Nguyên ĐăkLăk, được ngăn cách bởi sông Krông Nô Nơi đây được gọi là Caonguyên M’nông.

1.1.2 Văn hóa truyền thống dân tộc M’nông

* Văn hóa kinh tế

Người M’nông có nền kinh tế nông nghiệp truyền thốngmang tính chất tự cung tự cấp Bữa ăn hằng ngày của người M’nông

là cơm tẻ nấu trong nồi đất Thức ăn thường được tận dụng từ nguồnthiên nhiên sẵn có Trang phục của người M’nông khá là đơn giản.Trong những dịp đặc biệt, phụ nữ M’nông mặc những chiếc váy cóhoa văn mảng rộng chạy quanh váy áo Đàn ông thì thường đóng khố(troi), mặc áo có tua, vạt sau và hai bên vạt áo trước có thêu chỉ đỏ

Ngoài canh tác nông nghiệp, người M’nông còn có một sốngành nghề thủ công khác như dệt vải, đan lát, nghề rèn Đặc biệt,phải kể đến nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng

* Văn hóa xã hội

Bon là tổ chức xã hội truyền thống của người M’nông.Thành viên của bon có thể là một hay nhiều dòng họ Đứng đầu là

Bu ranh bon (Chủ bon) đứng ra giải quyết các công việc của bon

Gia đình truyền thống và hiện nay vẫn theo chế độ mẫu hệ.Người mẹ có vai trò quan trọng trong điều hành mọi hoạt động củagia đình cũng như ứng xử trong xã hội

Trang 11

Người M’nông thường cư trú trên những vùng đất tương đốibằng phẳng, nơi thung lũng có nhiều sông suối và hồ nước, có haihình thức kiến trúc nhà chính đó là nhà sàn và nhà trệt

Luật tục M’nông đề cao sự hòa giải song cũng có một hệthống khá phong phú về các quy định hình phạt từ nhẹ đến nặng Tùytheo mức độ vi phạm mà người bị phạt có thể phải đền bằng các tàisản như nô lệ, chiêng ché, voi hay đơn giản hơn là thực hiện các nghi

lễ có dâng cúng heo, gà…

Những nghi lễ, phong tục, tập quán của người M’nông đềuliên quan đến việc cầu khấn thần linh Từ niềm tin, tín ngưỡng đathần, đồng bào có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp Là cư dân sinhsống chủ yếu bằng nghề canh tác nương rẫy, trồng lúa nên lễ hộinông nghiệp cũng bám theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa rẫy, lễđâm trâu

* Văn hóa tinh thần

Về tín ngưỡng dân gian: Tín ngưỡng của người M’nông là

tín ngưỡng vạn vật hữu linh

Về nghệ thuật dân gian: Người M’nôngcòn lưu giữ nhiều

thành tố văn hóa tinh thần đặc trưng thể hiện qua dân ca, truyện cổ,truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệumúa dân gian

1.2 Một số đặc điểm văn học dân gian M’nông

Quá trình lao động động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, vănhọc dân gian M’nông lưu truyền qua hình thức truyền miệng và diễnxướng trong lễ hội Môi trường sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho

Trang 12

văn học dân gian tồn tại như hát sử thi, kể truyện cổ, hát dân ca, kểtruyện gia phả Tính truyền miệng và tính cộng đồng là một trongnhững đặc điểm cơ bản, chi phối xuyên suốt trong quá trình sáng tác

và lưu truyền Những tác phẩm văn học dân gian M’nông thể hiện sựgắn bó chặt chẽ của văn học dân gian với sinh hoạt văn hóa kháctrong đời sống cộng đồng

1.3 Sử thi - thể loại tiêu biểu trong văn học dân gian dân tộc M’nông

Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, sử thi ra đời từcuộc sống, quá trình lao động sản xuất cộng đồng Sử thi gắn liền vớingười M’nông, thể hiện mong ước, khát vọng lớn lao Người

M’nông gọi sử thi là “ot n’rong”, là “dòng thơ” trường thiên, tự sự

và được coi là bộ “bách khoa toàn thư” của tộc người này Sử thi

phản ánh khát vọng, ước mơ vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, ấm

no, thịnh vượng, thanh bình của tộc người này

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM XÂY DỰNG

CỐT TRUYỆN VÀ KHẮC HỌA NHÂN VẬT

2.1 Khái niệm cốt truyện và nhân vật

2.1.1 Khái niệm cốt truyện và cốt truyện sử thi M’nông

Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố,hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan

hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh nhất định nhằm thểhiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Nhìn chung, cốt truyện thuộc vềphương diện nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm

Cơ bản, có thể hình dung cốt truyện chung của nhiều thiên sử thitheo tiến trình sau:

Trang 13

Phần mở đầu  Phần thắt nút  Phần phát triển  Phầncao trào  Phần kết thúc.

2.1.2 Nhân vật và nhân vật sử thi M’nông

Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học và đượcmiêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Trong mỗi tácphẩm thường bao gồm nhân vật trung tâm và nhân vật phụ Nhữngnhân vật này được miêu tả nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ nhânvật và hành động

2.2 Những vấn đề cốt truyện trong sử thi M’nông

2.2.1 Sử thi thuộc loại hình tự sự

Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng tự sự là trình bàymột sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương

tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự

Đối với cộng đồng người M’nông, ot n’rong với tư cách là mộtthể loại văn học dân gian, được tập thể các nghệ nhân dân gian sáng tác

và lưu truyền bằng hình thức diễn xướng Thuộc loại hình tự sự nên cốttruyện sử thi cơ bản đã hình thành, nhiều trường hợp bố cục rất chặtchẽ.Tuy vậy, trong sử thi dân tộc M’nông thì hầu như ot n’rong nào cũngxây dựng trên một cái sườn chung phục vụ cho một chủ đề

Sử thi là thể loại tác phẩm tự sự dài mà thường là thơ Loạihình văn học này đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân

tộc trên thế giới như Mahabharata, Ramayana của Ấn Độ, Iliad, Odyssey của Hy Lạp Ở Việt Nam, sử thi các dân tộc không chỉ

được coi là một tác phẩm tự sự mà còn là những “pho sử thi sống”như của người Mường, Êđê, Bahnar, M’nông

Trang 14

2.2.2 Sử thi các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang thuộc tính chung của loại hình tự sự

Trong nền văn học dân gian Tây Nguyên, sử thi chứng minhkhả năng tự sự Hình thức tồn tại của sử thi là những câu chuyện kểvăn xuôi xen lẫn văn vần Ot n’rong là những tác phẩm kết hợp vớinhau theo kiểu liên hoàn Các cốt truyện đơn lại liên kết với nhau tạothành sự thống nhất chung trong tác phẩm

2.3 Nhận diện cốt truyện sử thi M’nông

2.3.1 Cốt truyện đơn và cốt truyện liên kết

Không chỉ tập trung vào một nhân vật chính, sử thi M’nôngcòn có cốt truyện với nhiều nhân vật khác như Tiăng, Lêng, Kong,Mbong Họ là những người trong cùng một gia đình, dân tộc, cómối quan hệ như anh em, cha con, chú bác có mối liên hệ thân thiếtvới nhau Mỗi câu chuyện đơn này kể về hành động của những nhânvật khác nhau trong mối liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành mộtchuỗi các sự kiện của nhân vật trong tác phẩm Còn trong sử thiM’nông có thể chia cốt truyện đơn thành hai loại:

Cốt truyện đơn có nội dung tương đối hoàn chỉnh có thể đứng độc lập.

Cốt truyện đơn bị đứt quãng, không thể đứng độc lập.

Như vậy, có thể khẳng định rằng cốt truyện sử thi M’nôngđược chắp nối với nhau theo kiểu liên hoàn Mỗi tác phẩm là một cốttruyện đơn có thể đứng tương đối độc lập Nhưng khi liên kết với cáctác phẩm khác trong cùng hệ thống thì có thể mang lại cho người tiếp

Ngày đăng: 29/11/2018, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w