Trong hoàn cảnh ấy, cũng như nhiềunhà văn khác, ông đã sống, đã đấu tranh như một chứng nhân của thời đại để viếtvới nhiệt huyết sôi sục và khát khao mãnh liệt là bảo tồn vốn văn hóa của
Trang 1ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH HẢO
Học viên thực hiện: VÕ HỒNG YẾN
Trang 2và Văn hóa học của trường Đại học Đà Lạt Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng tri ânsâu sắc đến TS Nguyễn Đình Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ và tận tâmgiúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Thư viện Trường Đại học Đà Lạt, Thư viện tỉnh Khánh Hòa,Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có thể tiếp cận và thamkhảo những nguồn thông tin đáng tin cậy để thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạomọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đà Lạt, ngày 07 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Hồng Yến
Trang 3Luận văn có kế thừa những thành quả của các tác giả trong và ngoài nướcđược chú thích đầy đủ, trích dẫn rõ ràng khi sử dụng Đây là công trình nghiên cứuchưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình hội đồng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về cam đoan này
Đà Lạt, ngày 07 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
Võ Hồng Yến
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 9
6 Đóng góp của đề tài 10
7 Bố cục của luận văn 10
Chương 1 VÕ HỒNG VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN 11
1.1 Tài năng và phong cách Võ Hồng 11
1.2 Vị trí truyện ngắn của Võ Hồng trong bối cảnh văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 15
1.3 Quan điểm sáng tác của Võ Hồng 19
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG 25
2.1 Võ Hồng – người luôn nặng lòng với quê hương 25
2.1.1 Tình yêu quê hương qua những trạng huống đến từ chiến tranh 26
2.1.2 Bóng dáng lịch sử, làng quê qua chân dung đất nước, con người 37
2.2 Truyện ngắn Võ Hồng và những trang viết mang tính giáo dục 45
2.2.1 Những hoài niệm tuổi thơ xoay quanh vòng tròn tình thân gia đình 45
2.2.2 Thế giới học đường qua cái nhìn bao quát của nhà văn Võ Hồng 53
2.3 Tình yêu thời chiến qua cái nhìn hoài niệm của nhà văn Võ Hồng 62
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG 72
Trang 53.1.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm 77
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Võ Hồng 81
3.2.1 Ngôn ngữ độc thoại 82
3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại 85
3.3 Chất thơ trong truyện ngắn Võ Hồng 90
3.4 Giọng điệu hoài niệm 94
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
PHỤ LỤC I NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA VÕ HỒNG 106
PHỤ LỤC II NHỮNG TÁC PHẨM SẮP XẾP THEO CÁC TẬP TRUYỆN 108
PHỤ LỤC III HÌNH ẢNH NHÀ VĂN VÕ HỒNG 110
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Có thể nói, trong văn học miền Nam Việt Nam 1954 – 1975, khuynh hướngvăn học yêu nước đã có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển chung của văn họcdân tộc Văn học yêu nước đã xác lập nội dung tư tưởng, nghệ thuật nhất quán, sángtạo được nhiều phương thức hoạt động độc đáo, đa dạng Sự hình thành và pháttriển của khuynh hướng yêu nước đã mang lại ý nghĩa hết sức lớn lao cho văn họcnói chung và văn học đô thị miền Nam nói riêng Giai đoạn văn học này đã kế thừa
và phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc cũng như đãhình thành và kết tinh nên những ngòi bút đáng trân trọng Tiêu biểu trong số đó cónhà văn Võ Hồng Ông là một cây bút tiến bộ, thức thời, luôn trăn trở, lo âu về thựctrạng rối ren của xã hội và vận mệnh của đất nước Nhiều năm sáng tác, Võ Hồng
đã dùng tác phẩm của mình để phơi bày bản chất thực sự của bọn đế quốc, tay saigóp phần làm nên cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật Ông cũng phảnánh hiện thực khách quan mang đậm ý nghĩa tố cáo thực tế bộ mặt của chính quyềnđương thời
Khi Võ Hồng bắt đầu cầm bút cũng là lúc miền Nam đang phải trải quanhững biến cố lịch sử của hiểm họa xâm lăng Trong hoàn cảnh ấy, cũng như nhiềunhà văn khác, ông đã sống, đã đấu tranh như một chứng nhân của thời đại để viếtvới nhiệt huyết sôi sục và khát khao mãnh liệt là bảo tồn vốn văn hóa của dân tộc.Ông sáng tác văn chương như một cái nghiệp, hết lòng với nó như con tằm cần mẫnrút ruột nhả tơ Tác phẩm của ông không ồn ào, không xuất hiện như những sự kiệnđột ngột, không trở thành hiện tượng như những bạn văn cùng thời nhưng dấu ấnnghệ thuật của riêng Võ Hồng mãi vẫn luôn tồn tại Với một thái độ lao độngnghiêm túc, trái tim nhiệt huyết với nghề, Võ Hồng đã chắt lọc từng dòng chữ đểmang lại cho người đọc những trang văn tinh khiết, lắng đọng Truyện ngắn của VõHồng luôn ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn và thẩm mỹ Khối lượng tác phẩm củaông không nhỏ trong khi công trình nghiên cứu về văn nghiệp của ông cho tới nayvẫn chưa thể gọi là nhiều và tương xứng Tài năng và nhân cách của người cầm bút
Trang 7ấy chính là yếu tố đầu tiên thôi thúc tác giả thực hiện luận văn này Vậy nên, chúng
tôi mạnh dạn đặt ra đề tài: Đặc điểm truyện ngắn Võ Hồng vì tất cả những điều đã
viện dẫn như trên
Bên cạnh đó, trong sự phát triển thống nhất và đa dạng của nền văn học dântộc thì văn học ở mỗi vùng miền trên nước ta đều có những đóng góp riêng vàonguồn văn học nước nhà Võ Hồng là một trong những nhà văn đã có nhiều đónggóp đáng kể Ông là nhà văn, là người thầy mẫn cán, là người con luôn nặng lòngvới quê hương Trước và sau ông, chưa có ai viết về Phú Yên chân thật và sâu sắcnhư ông Khi nói đến Võ Hồng, người ta hình dung ngay đến một nhà văn mangphong cách nghệ thuật được kết tinh từ nhân cách hồn hậu và tài năng đáng trântrọng Võ Hồng là một cây bút tiêu biểu có chỗ đứng vững chắc trong văn học miềnNam Ông lặng lẽ, khiêm nhường, không đua đòi theo thị hiếu người đọc nhưngsáng tác của ông đủ sức nặng để tạo nên âm vang sâu sắc Những tác phẩm của ông
đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, sự sàng lọc của côngchúng và để lại ấn tượng bằng một vẻ đẹp riêng Đó là vẻ đẹp của một ngòi bút viếtrất tỉ mỉ, chắt lọc và thận trọng Ông không sinh ra ở Nha Trang nhưng gần như cảcuộc đời đã gắn bó với nơi đây cho tới khi về với đất mẹ vĩnh hằng Chính vì vậy,
cá nhân là một người con của quê hương Khánh Hòa, khi chọn đề tài Đặc điểm
truyện ngắn Võ Hồng, tác giả luận văn mong muốn tìm hiểu thêm và bổ sung một
số vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ về tác phẩm để nhận thức rõ hơn giá trị vănchương của ông Đồng thời, qua đề tài này, chúng tôi cũng có dịp thể hiện tình yêuđối với quê hương, đất nước của mình
2 Lịch sử vấn đề
Cái tên Võ Hồng không còn xa lạ với giới nghiên cứu văn học và bạn đọcnhiều thế hệ Vì vậy, số lượng các công trình viết về Võ Hồng khá nhiều Chúng tôixin được sắp xếp theo thời gian với hai giai đoạn trước và sau 1975
Đầu tiên, trước 1975, những công trình nghiên cứu về Võ Hồng chỉ mangtính chất giới thiệu, mức độ tìm hiểu chưa thật sự sâu sắc và chỉ dừng lại ở việc pháthiện bước đầu về một cây bút có tài năng Chính vì vậy, trong hình dung của người
Trang 8đọc, hình ảnh Võ Hồng hiện lên chưa rõ nét Những bài viết tiêu biểu có thể kể đếnnhư:
Phê bình những truyện ngắn của Võ Hồng của Nguyễn Văn Xuân đăng trên Tạp chí Mai số ra ngày 10/8/1960, đã nhận xét về tập truyện Hoài cố nhân và nhà văn Võ Hồng: “Điều nhận xét đầu tiên của tôi: Võ Hồng không phải một người mới
viết văn, mặc dầu, ông ít hay viết truyện cho các báo Tập truyện đầu tay này của ông từ lối bố cục, đến kỹ thuật đẩy truyện đi tới, đến lời văn đã đạt tới mức làm chủ ngòi bút của mình” [35, tr.12] Từ những phân tích và nhận định của cá nhân tác
giả, chân dung và phong cách nghệ thuật của Võ Hồng đã được khắc họa rõ nét Bàiviết tuy chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu nhưng từ đó, người đọc bắt đầu quan tâmhơn tới những sáng tác của Võ Hồng
Đọc Người về đầu non của Võ Hồng của Châu Hải Kỳ in trên Tập san Tân
Văn số ra 15/6/1968 Tác giả đã nêu bật hai vấn đề cốt lõi tạo nên thành công của
tác phẩm là nghệ thuật trần thuật của truyện và vẻ đẹp người nông dân qua nhân vậtngười Bác Truyện gợi nhớ lại hình ảnh quê hương, con người Nam Trung Bộ thời
xa xưa và ca ngợi những giá trị văn hóa truyền thống Tuy vậy, bài viết chỉ dừng lại
ở việc khai thác một truyện ngắn tiêu biểu mà chưa có cái nhìn bao quát và so sánhvới các truyện ngắn cùng đề tài khác của Võ Hồng
Sơ thảo mười lăm năm văn xuôi miền Nam – Võ Hồng những chuyện tình bâng khuâng của Cao Huy Khanh, năm 1974 Bài viết đã tìm hiểu mười truyện
ngắn từ Hoài cố nhân đến Những giọt đắng Qua đó, tác giả kết luận Võ Hồng là
một nhà văn có thế giới nội tâm khá phức tạp với số lượng tác phẩm phong phú.Những chuyện tình của ông đều mang đặc điểm chung là nhẹ nhàng và sâu lắng.Cũng chính những điều đó đã giúp người đọc phân biệt ông với những nhà vănkhác
Hơn thế nữa, tập trung và có giá trị nhất là khảo luận Mười khuôn mặt văn
nghệ hôm nay của Tạ Tỵ Công trình viết về mười văn nghệ sĩ lớn của miền Nam,
đó là: Trịnh Công Sơn, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Dương Nghiêm Mậu,Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Bùi Giáng và nhà văn Võ
Trang 9Hồng Thông qua phân tích nhiều tác phẩm, đặc biệt là các truyện ngắn đặc sắc của
Võ Hồng, tác giả đã đi đến khẳng định những nội dung quen thuộc, trở lại nhiều lầntrong sự nghiệp sáng tác đều đặn của ông là những trang văn mang đậm nỗi nhungnhớ với mảnh đất quê hương đã chịu nhiều dằn xóc của chiến tranh Đồng thời, bàiviết cũng khẳng định những thành công về nghệ thuật và đóng góp của Võ Hồngđối với đời sống văn nghệ đương thời
Ngoài ra, còn có luận văn của Lê Bình ở Đại học Cần Thơ với Nghiên cứu
truyện Bên đập Đồng Cháy của nhà văn Võ Hồng, năm 1973 Luận văn đã bàn về
thế giới quan nhạy bén trong tác phẩm của nhà văn cũng như sự khắc khoải của ôngđối với không khí chiến tranh ngột ngạt đang bao trùm lên mảnh đất quê hương
Từ sau 1975, có hơn ba mươi bài viết về Võ Hồng đăng trên các báo và tạpchí như báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động, Tạp chíNha Trang, Tạp chí Văn Nghệ Khánh Hòa… Đặc biệt, đã có những nghiên cứu tậptrung và công phu về Võ Hồng là các khóa luận tốt nghiệp ngành Ngữ văn như:
Những đóng góp của Võ Hồng với các dòng văn học yêu nước tiến bộ của
Trần Phong Lan, tiểu luận tốt nghiệp, trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh (1983 – 1987) và Thi pháp truyện ngắn Võ Hồng của Nguyễn Văn Long, khóa
luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Tổng hợp Huế (1985 – 1989) Những côngtrình này đã phân tích được biểu hiện về nội dung và nghệ thuật căn bản trong cácsáng tác cũng như khẳng định những đóng góp của Võ Hồng đối với dòng văn họcyêu nước tiến bộ
Võ Hồng – Nhà văn và tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Trang, luận văn cao
học, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (1993 – 1996) Gs Trần Hữu Tá đã
nhận xét: “Theo chúng tôi, đây là một đề tài độc đáo và đặc sắc Thứ nhất, Võ
Hồng là cây bút nổi tiếng cả nước trước và sau năm 1975 Nghiên cứu về nhà văn lão thành này, chị Nguyễn Thị Thu Trang đã góp phần làm rõ sự đóng góp có ý nghĩa của dòng văn học trong sạch, thấm đượm tinh thần nhân văn và tình cảm yêu nước trong nền văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 vốn rất xô bồ, phức tạp” [3, tr.218] Công trình đã giúp người đọc có cái nhìn bao quát về cuộc
Trang 10đời, văn nghiệp của Võ Hồng trong bối cảnh nhiều biến động của lịch sử cũng nhưkhẳng định vị trí và sự đóng góp của ông trong sự phát triển của văn học nước nhà.
Đặc biệt trong luận án PTS với đề tài “Khuynh hướng văn học yêu nước tiến
bộ trong các thành thị miền Nam”, Trần Hữu Tá đã đề cập đến nhà văn Võ Hồng
như một nhà văn tiến bộ ở miền Nam trước 1975 Gs Nguyễn Huệ Chi đánh giá
đây chính là một điểm thành công được ghi nhân của luận án: “Tác giả đã phát
hiện ra một nhà văn xuất sắc trong đô thị miền Nam là Võ Hồng Việc phát hiện này không phải chỉ riêng Trần Hữu Tá, nhưng cái mới của Trần Hữu Tá là anh đã đặt đúng vị trí của Võ Hồng trong khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ miền Nam Thời gian này còn cho thấy Võ Hồng xứng đáng là một cây bút hàng đầu trong hai mươi năm văn học dưới chế độ Sài Gòn xét ở cả nội dung sáng tác lẫn thành tựu nghệ thuật” [3, tr.213].
Năm 1998, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời quyển Địa chí
văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên.
Cuốn sách đã nhắc đến Võ Hồng với tư cách là một nhà văn tiêu biểu cùng với cáccây bút yêu nước, những trí thức, những nghệ sĩ cao niên như Trần Tuấn Khải,Nguyễn Hiến Lê, các nhà thơ Hà Kiều, Phương Đài, Phong Sơn, các nhà vănNguyễn Văn Xuân, Phan Du, Sơn Nam…
Năm 2000, trong cuốn Nhìn lại một chặng đường văn học của Trần Hữu Tá,
tác giả đã khảo sát các sáng tác của Võ Hồng để nhận định về chặng đường pháttriển văn học của ông
Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Trang đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Con
người và những giá trị văn hóa truyền thống trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí
Minh Luận án đã nhắc đến Võ Hồng với tư cách là chứng nhân cho một giai đoạnlịch sử đầy biến động Tác giả nhấn mạnh, cùng với ngòi bút sắc bén và lòng yêuquê hương sâu sắc, Võ Hồng đã làm nên những trang viết đậm đà tính dân tộc.Thông qua đó, luận án hy vọng vấn đề con người và bảo tồn các giá trị văn hóa
Trang 11truyền thống của văn xuôi miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 sẽ được xem xét kháchquan và đầy đủ với vẻ đẹp đặc thù của nó.
Năm 2011, trên báo Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Xuân An
có bài Bóng dáng lịch sử và làng quê trong một ít truyện ngắn Võ Hồng Tác giả đã
khảo sát mười một truyện ngắn tiêu biểu của Võ Hồng dưới góc độ nội dung, pháthiện ra chất liệu lịch sử, văn hóa của mảnh đất Nam Trung Bộ ẩn hiện trong đó và
có nhận xét: “Dẫu còn những hạn chế về lịch sử, về tư tưởng nhưng tôi tin nhiều thế
hệ người đọc vẫn sẵn sàng mỉm cười lướt qua để chú mục, lưu tâm đến những mặt sáng không thể tìm đâu ra nếu không tìm ở tác phẩm Võ Hồng Toàn bộ tác phẩm của ông đã trở thành di sản văn chương về một thời kì ở một miền đất nước, trong nền văn chương dân tộc, mặc dù ông hiện vẫn còn sống ở tuổi suýt soát chín mươi”
[36] Tuy chỉ dừng lại ở mức độ khai thác một khía cạnh nhỏ trong nội dung nhữngsáng tác của Võ Hồng nhưng bài viết đã nhận diện được tài năng và phong cách củaông
Có thể thấy, ngoài những bài phỏng vấn, các bài báo, bài giới thiệu thì nhữngcông trình nghiên cứu về Võ Hồng ở giai đoạn này đã nhiều và đầy đủ hơn so vớigiai đoạn trước Vị trí Võ Hồng không chỉ được khẳng định bằng kiến thức văn học
sử mà giá trị văn chương của ông cũng được khám phá từ nhiều góc độ, với nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau
Hơn thế nữa, sau khi Võ Hồng qua đời, những công trình nghiên cứu, bàibáo, các tập sách viết về nhà văn đã được ấn hành, tái bản nhiều lần và được đôngđảo bạn đọc đón nhận Ngày 1/4/2013, trên nhiều tờ báo cùng lúc đăng tin Võ Hồng
mất Báo Tuổi Trẻ đăng bài Tiễn đưa nhà văn Võ Hồng, Báo Người Lao Động đăng bài Vĩnh biệt nhà văn Võ Hồng Sau đó là một loạt những bài báo như Nhớ nhà văn
Võ Hồng: người của tiểu thuyết thứ Bảy của Đoàn Việt Hùng – Thanh Kiều đăng
trên báo Thể thao – Văn hóa (02/4/2013), Võ Hồng – một phần văn hóa cũ của Việt
Nam đã ra đi không bao giờ trở lại của Nguyễn Vy Khanh (8/2015) Những bài
báo này nhắc đến nhà văn một cách trân quý và thành kính nhất Có thể thấy, sự ra
Trang 12đi của Võ Hồng đã để lại bao tiếc nuối cho những con người yêu văn chương trênmọi miền đất nước
Đáng chú ý, vào tháng 6/2013, nhân kỷ niệm 100 ngày mất của nhà văn VõHồng, Nhà xuất bản Trẻ đã phối hợp với Công ty Văn hóa Hương Trang cho ấn
hành cuốn sách Văn chương và nhân cách Võ Hồng Đây là tập hợp những bài viết
của các nhà văn, nhà giáo, nhà phê bình về cuộc đời và sự nghiệp văn chương củanhà văn – nhà giáo Võ Hồng được đăng trên các tạp chí đã xuất bản từ năm 1975đến nay Cuốn sách ra đời với mong muốn những độc giả trẻ ngày nay có thể thấyđược tầm ảnh hưởng của văn chương và nhân cách Võ Hồng đối với văn học nướcnhà nói chung và độc giả miền Nam nói riêng
Bên cạnh đó, còn có Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Võ Hồng của
Nguyễn Xuân Linh, luận văn cao học, trường Đại học Đà Lạt (2012 – 2014) Luậnvăn căn bản đã nêu đầy đủ những vấn đề chính liên quan đến hệ thống hình tượngnhân vật trong nhiều truyện ngắn nổi bật của nhà văn Bên cạnh đó, tác giả luận văncũng đã khẳng định tài hoa và nhân cách của Võ Hồng trên con đường sáng tác vănhọc miệt mài của ông
Nói tóm lại, riêng về lịch sử vấn đề nghiên cứu liên quan đến những đặcđiểm trong truyện ngắn Võ Hồng, chúng ta đã có những bài nghiên cứu và luận vănchất lượng về mặt học thuật Các công trình này đã đạt được những kết quả nhấtđịnh nhưng chưa có công trình nào đạt được những thành tựu toàn diện về đặc điểm
truyện ngắn Võ Hồng Tiếp nhận và nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện ngắn Võ
Hồng, chúng tôi vẫn mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn Bởi lẽ, đây cũng là
cơ hội để chúng tôi thể hiện niềm đam mê cá nhân đối với văn chương Võ Hồng.Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu và vận dụng các thành quả từ những công trình đi trước,luận văn được thực hiện với mong muốn bổ sung thêm một cái nhìn hoàn thiện hơn
về những đặc điểm trong truyện ngắn Võ Hồng nói chung cũng như góp thêm tiếngnói khẳng định vị trí, vai trò của ông trong văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 13Gần nửa thế kỷ cầm bút như một cái nghiệp, Võ Hồng đã có nhiều tác phẩmxuất sắc ở những thể loại khác nhau Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành
khảo sát các tác phẩm tiêu biểu của ông trong hai tập sách Tuyển tập Võ Hồng (2003) và Tập truyện ngắn Võ Hồng (2014) [Xem phụ lục I, trang 106] Đối tượng
nghiên cứu của luận văn là các truyện ngắn của ông, trong đó vấn đề chính cần khảosát kỹ là đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật
Ngoài ra, toàn bộ sáng tác và bài viết của những tác giả khác viết về nhà văn
Võ Hồng mà chúng tôi tiếp cận được cũng là tài liệu tham khảo quan trọng trongquá trình nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng, phối hợp các phương pháp sau:Phương pháp phân tích: bài viết sẽ phân tích các truyện ngắn của Võ Hồng đểlàm bật lên những vấn đề cơ bản và ý nghĩa mà tác giả đã gởi gắm trong tác phẩm
Phương pháp so sánh – đối chiếu: đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại vàlịch đại để đánh giá các vấn đề được khách quan hơn Kết hợp so sánh đối chiếu cáctác phẩm của Võ Hồng với các tác giả cùng thời đại để phát hiện và khẳng định nétriêng độc đáo của truyện ngắn Võ Hồng
Phương pháp cấu trúc – hệ thống: chúng tôi khảo sát các truyện ngắn của VõHồng trong tập truyện trên cơ sở kết hợp các yếu tố tương đồng về nội dung, nghệthuật có liên quan đến đề tài để rút ra nhận định, đánh giá tác phẩm
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp các thao tác khác như chứng minh, bình luận đểlàm sáng rõ hơn vấn đề, đồng thời giúp cho bài viết mạch lạc và thuyết phục hơn
5 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
Chúng tôi đặt ra mục tiêu nhìn lại một chặng đường văn học dài mà Võ Hồng
đã đi qua để hướng đến nhận diện khuôn mặt của ông trên văn đàn Đồng thời, luậnvăn sẽ đi sâu vào phân tích những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong một sốtruyện ngắn tiêu biểu của Võ Hồng để đi đến khẳng định giá trị và vị trí của ôngtrong dòng văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng cũng nhưtrong văn xuôi hiện đại Việt Nam nói chung
Trang 14Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài Đặc điểm truyện ngắn Võ Hồng cũng là cơ
hội để chúng tôi tìm hiểu và khám phá những giá trị văn học của một tác giả đã cónhiều cống hiến cho văn học nước nhà
6 Đóng góp của đề tài
Với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Võ Hồng, tác giả luận văn mong muốn cùng
với những công trình nghiên cứu trước đó sẽ làm hoàn chỉnh bức tranh về nhữngđặc điểm của truyện ngắn Võ Hồng để gây hấp dẫn mạnh mẽ tới bạn đọc Thôngqua đó, luận văn hướng đến việc khẳng định giá trị và vị trí của Võ Hồng trong vănhọc đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng cũng như trong văn xuôi hiệnđại Việt Nam nói chung Đồng thời, dựa trên những cơ sở lý luận, nghiên cứu, phântích trước đó cộng với mạch nguồn cảm xúc, tư duy cá nhân, tác giả luận văn hyvọng sẽ có cơ hội bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhà văn Võ Hồng
Về mặt thực tiễn, hy vọng với những kết quả mà luận văn đạt được, trongchừng mực nhất định, có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu
về nhà văn Võ Hồng vì nó cần thiết được xem là một nội dung thuộc hệ thống kiếnthức của sinh viên, học viên ngành Văn học Việt Nam
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn đượctriển khai thành ba chương cụ thể như sau:
Chương 1 Võ Hồng và thể loại truyện ngắn
Chương 2 Đặc điểm nội dung truyện ngắn Võ Hồng
Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Võ Hồng
Trang 15Chương 1 VÕ HỒNG VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
1.1 Tài năng và phong cách Võ Hồng
Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 02/12/1922 (Khai sinh ghi 05/5/1921) tại làngNgân Sơn, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên Thuở nhỏ ông học tại trường làng NgânSơn, trường phủ Tuy An, trường huyện sông Cầu, rồi trường tỉnh Quy Nhơn Năm
1940, ông học tú tài ở Hà Nội Dưới thời của chính phủ Trần Trọng Kim, Võ Hồngtừng làm bí thư tòa Tổng đốc bốn tỉnh miền Nam Trung Việt đóng tại Đà Lạt Trongthời kỳ kháng chiến, ông làm Trưởng Ty Bình dân học vụ Phú Yên năm 1949 Ôngcùng vợ dạy học ở Trung học Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) Năm 1951, Pháp
mở chiến dịch Atlante đổ bộ lên Tuy Hòa, ông để vợ ở nhà một mình để theo đoàncán bộ địa phương chạy ra Bình Định Tại đây ông hành nghề cắt tóc Sau hiệp địnhGiơ-ne-vơ, ông trở về Đà Lạt vì bấy giờ vợ ông đang sống tại đây Năm 1956, ôngđưa vợ về Nha Trang Cuộc kháng chiến kham khổ đã làm hao mòn sức lực Năm
1957, vợ ông qua đời vì bệnh tim, để lại cho ông ba đứa con thơ Từ đó, Võ Hồngbắt đầu gắn bó với nghề dạy học các môn Khoa học, Sử Địa, Việt Văn, Pháp Ngữ,
Công dân cho các trường Lê Quý Đôn và Bồ Đề tại Nha Trang Ông sống cảnh “gà
trống nuôi con” và hình ảnh mái nhà sum họp ngày nào đã trở thành dĩ vãng xa xôi.
Đến khi các con trưởng thành, cuộc sống của ông càng quạnh quẽ hơn khi chúnglần lượt rời bỏ ngôi nhà sinh trưởng để đến những vùng đất mới Võ Hồng sinh ra ởPhú Yên nhưng phần lớn quãng đời của mình ông gắn bó với đất Nha Trang Ngườidân Nha Trang tôn trọng và quý mến ông bởi hình ảnh một ông giáo già miệt màicống hiến mà không biết mỏi mệt
Khi còn sống, Võ Hồng ngụ tại ngôi nhà số 53 (nay đã đổi thành 51) HồngBàng, thành phố Nha Trang Theo như lời kể của những vị khách đã ghé đến thăm
Võ Hồng thì trước cổng nhà ông có treo một tấm bảng nhỏ ghi: "Kéo dây gọi Võ
Hồng", cạnh đó là sợi dây kẽm nối ba chiếc lon sữa bò đã rỉ sét để làm chuông Khi
khách kéo sợi dây, những chiếc lon khua vào nhau phát ra âm thanh leng keng nghenhư tiếng đuổi chim Từ trên căn phòng nhỏ, một nhà văn dáng cao gầy, mái đầulưa thưa tóc bạc sẽ xuất hiện ở cầu thang, nheo mắt nhìn và bước xuống đón khách
Trang 16Có đôi lúc ông mệt, không đứng dậy được, chỉ nằm trên chiếc ghế mây để đợikhách nhưng lúc nào cũng thân mật, nhiệt thành Khi tiễn khách, bao giờ cũng vậy,
dù khách đề nghị ông cứ ở trong nhà nhưng ông vẫn ra tận cổng để tiễn đưa Nhiềungười gọi Võ Hồng bằng bác, chú, anh, nhà văn nhưng có một từ mà ông vẫn
thích được gọi nhất, đó là "Thầy" Ông luôn chào đón mọi người với tấm lòng rộng
mở nhất khi họ tìm đến ngôi nhà 53 Hồng Bàng để gặp ông Nhà văn không phânbiệt khách đến với ông là ai, bình dân hay sang trọng, lớn tuổi hay nhỏ tuổi, với aiông cũng đều lịch sự và thân tình ngay từ giây phút đầu tiên Những văn nghệ sĩmiền Nam hồi trước năm 1975 khi có dịp đến Nha Trang đều ghé thăm Võ Hồngvới một tình cảm trân trọng như đến thăm một người thầy, người đồng nghiệp đángkính trong nghề Có lẽ, với bất kỳ ai đã từng đến thăm ông đều sẽ nhớ nhiều đếnnhững lần ngồi cùng ông trên căn gác phủ đậm màu rêu giữa lòng thành phố biển đểnghe ông trải lòng mình tâm sự, trao đổi chuyện văn chương, chuyện đời thường rấtbình dị và chân thành
Võ Hồng gần như sống lặng lẽ trong căn nhà của mình Khi đã đến ngôi nhànày, khách văn sẽ nhận ra ngay đây là nơi mà những trang văn của Võ Hồng đã môtả: cây khế, cây bàng và cả góc sân nhà hàng xóm Thế mới nói văn chương của ôngbình dị, gần gũi biết bao nhiêu Vì bận dạy học nên ông ít có thời gian dành choviệc viết lách Vợ mất sớm, mọi việc vặt như mua sữa, mua gạo, mua sắm cho con,đưa con đi bác sĩ ông đều phải tự làm Tuy vậy, Võ Hồng vẫn đam mê với nghiệpviết lách Khi các con lần lượt rời bỏ căn nhà để đi lập nghiệp ở vùng đất mới, cuộcsống đơn chiếc dường như đã làm ông say mê sáng tác nhiều hơn Viết lách với ôngkhông chỉ còn là công việc mà còn chính là niềm hạnh phúc Xung quanh cuộc sốnghiu quạnh của tuổi già bóng xế, Võ Hồng lúc nào cũng bộn bề với sách vở, bản thảo
và một số vật dụng lỉnh kỉnh khác Những trang sách, những bản thảo hay nhữngvật dụng cũ kỹ, quê kệch đó có lẽ đã gắn bó với ông không biết đã bao nhiêu nămtháng Thế mới thấy ông trân trọng quá khứ đến dường nào
Vào những ngày cuối đời, nhà văn Võ Hồng vẫn miệt mài với cây bút trêngiường bệnh cùng khát khao cống hiến cho đời Đến đầu năm 2013, bệnh tình của
Trang 17ông đã có sự suy yếu rõ rệt Vì tuổi cao, sức yếu nên Võ Hồng đã qua đời vào ngày31/3/2013, hưởng thọ 92 tuổi Ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng Cũng chínhnơi đây, ông đã vĩnh viễn chia tay người vợ của mình khi vợ chồng ông đang hạnhphúc biết bao Và đây cũng chính là nơi ông vừa làm cha, vừa làm mẹ của nhữngđứa con đang sống xa ông cả nửa vòng trái đất Sự ra đi của Võ Hồng là một mấtmát lớn đối với gia đình, quê hương và những con người yêu văn chương khắp mọimiền đất nước Thật không quá khi nói rằng trên con đường văn học hơn nửa thế kỷqua, văn chương Võ Hồng đã làm dịu mát tâm hồn con người bao thế hệ Bởi lẽ,sáng tác của ông không chỉ dành cho thời đại ông đang sống mà cho đến tận bâygiờ, hình ảnh những bông hồng trắng trong ngày lễ Vu Lan, những buổi sáng tinh
mơ trong lành ở một làng quê cũ, hay thứ cảm xúc trong veo chợt đến khi cơn mưađầu mùa gieo những hạt rả rích trong cành lá hiển hiện trong sáng tác của ông vẫnđem đến cho người đọc những cảm nhận khó quên
Về sự nghiệp sáng tác, Võ Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1939 Truyện ngắn
đầu tay Mùa gặt được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ bảy với bút hiệu Ngân Sơn.
Người đọc biết đến ông qua hình ảnh một nhà văn chuyên lấy nguồn cảm hứng dàodạt từ thiên nhiên, con người ở nơi ông đã gắn bó cả tuổi thơ Tuy bén duyên khásớm với nghiệp cầm bút như vậy nhưng mãi đến năm 1959 ông mới gia nhập làng
văn với tác phẩm Hoài cố nhân Sau đó, Võ Hồng khởi đầu văn nghiệp của mình với năm tiểu thuyết: Hoa bươm bướm (1966), Người về đầu non (1968), Gió cuốn (1969), Nhánh rong phiêu bạt (1970), Như cánh chim bay (1971); bảy tập truyện ngắn: Lá vẫn xanh (1962), Vết hằn năm tháng (1965), Con suối mùa xuân (1966),
Khoảng mát (1966), Bên kia đường (1968), Những giọt đắng (1969), Trầm mặc cây rừng (1971) và hai tập truyện thiếu nhi: Áo em cài hoa trắng (1969), Mái chùa xưa
(1971) Có thể nói, đây là giai đoạn sức viết của Võ Hồng dồi dào nhất Đến saunăm 1975, trong một hoàn cảnh xã hội phức tạp, để giữ vững ngòi bút độc lập củamình và tránh mọi hiểu lầm, nhà văn Võ Hồng đã giới hạn sinh hoạt văn nghệ củamình nơi địa phương Khánh Hòa trong đề tài giáo dục và tuổi thơ Cũng trong giai
Trang 18đoạn này, ông đã âm thầm sáng tác và ẩn mình dưới hai bút hiệu là Võ An Thạch và
Võ Tri Thủy Năm 1977, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam
Trong quãng đường hơn nửa thế kỷ cầm bút, Võ Hồng đã cho ra đời tám tiểuthuyết, trên bảy mươi truyện ngắn, nhiều tập tùy bút, bút ký, mười tập truyện, thơviết cho thiếu nhi và bốn mươi bài viết khảo cứu, phê bình Sự nghiệp cầm bút cũngtrải dài theo độ tuổi của ông, gắn bó một cách thiết tha với quê hương và chân dungcon người mảnh đất Nam Trung Bộ những năm 1945 – 1975 và những con ngườimới của cuộc sống sau chiến tranh
Tuy trải nghiệm qua nhiều thể loại nhưng thành công nhất với Võ Hồng làthể loại truyện ngắn Nhiều sáng tác của ông đã đi sâu vào lòng công chúng như:
Niềm tin chưa mất, Trầm mặc cây rừng, Con suối mùa xuân, Hoài cố nhân, Bên kia đường, Bên đập đồng cháy, Vết hằn năm tháng… Giáo sư Trần Hữu Tá đã có lời
khen tặng dành cho những sáng tác của ông: “Võ Hồng có công trong nhiều trong
lĩnh vực giáo dục, là nhà văn đáng kính trọng cả tài năng và nhân cách Có thể nói ông là nhà văn của lòng nhân ái, những tình cảm cao quý của tình cha con, tình mẹ con, tình anh em, tình thầy trò qua hàng loạt các tác phẩm như: Vết hằn năm tháng,
Áo em cài hoa trắng, Lá vẫn xanh, Mái chùa xưa, Con suối mùa xuân… nhưng đáng chú ý và có thể nói là dũng cảm là những truyện ngắn in trong hai tập Hoài
cố nhân, Trầm mặc cây rừng và hai cuốn tiểu thuyết liên hoàn: Hoa Bươm Bướm, Như cánh chim bay – những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta” [3, tr.151] Có lẽ, khi đọc và soi tìm trong trang sách những gửi gắm
mà tác giả muốn tỏ bày bằng chữ nghĩa của mình, không chỉ riêng Trần Hữu Tá màhầu hết người đọc sẽ lại thấy đời sống của một thời đã qua hiển hiện ngay trướcmắt Võ Hồng luôn nặng tình với mảnh đất quê hương, luôn chia vui sẻ buồn vớicon người nơi đây và lưu giữ tất cả trong nét văn chương của riêng ông
Bên cạnh đó, Võ Hồng cũng dành khá nhiều tâm huyết của mình để viết
truyện dài Trong đó, đặc sắc nhất là các truyện: Thiên đường trên cao, Hoa bươm
bướm, Người về đầu non, Nhánh rong phiêu bạt, Gió cuốn… Đặc biệt trong số đó
có cuốn Thiên đường trên cao – một câu chuyện về đề tài ma túy đã được tái bản
Trang 19nhiều lần và dựng thành phim truyền hình Tác phẩm đã lay động trái tim nhiều độcgiả với bao trìu mến, yêu thương mà Võ Hồng đã gởi vào trong nó.
Như vậy, với khối lượng hơn 17 tập truyện từ Hoài cố nhân (1959) cho đến
Chúng tôi có mặt (2001), Võ Hồng đã làm nên một chặng đường văn học đầy nội
lực góp phần làm phong phú thêm văn học nước nhà Những trang viết của ông sẽluôn là bài học sâu sắc cho người đọc thế hệ hôm nay và tin rằng sẽ được lưu giữcho đến thế hệ tương lai
1.2.Vị trí truyện ngắn của Võ Hồng trong bối cảnh văn học miền Nam Việt Nam 1954 - 1975
Trước hết xin xác định lại nội hàm của cụm từ Văn học miền Nam Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Q Thắng: “Danh xưng “miền Nam” lâu nay mỗi một nhà
nghiên cứu sử dụng mỗi cách khác nhau, có người hiểu từ ngữ này thuộc lĩnh vực chính trị, văn học, lịch sử, địa lý Gần đây (1954 – 1975), danh xưng miền Nam chỉ thuần chính trị so với danh xưng miền Bắc, lấy sông Bến Hải làm giới tuyến quân
sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền riêng biệt về chế độ chính trị Do đó, phần lớn giới nghiên cứu khi nói về miền Nam tức có ý nói từ sông Bến Hải đến Cà Mau, còn miền Bắc từ sông Bến Hải đến biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc” [8,
tr.11] Như vậy, văn học tính từ vĩ tuyến số 17 về phía Nam thì được gọi là Văn họcmiền Nam
Văn học miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 là một bộ phận văn học rađời trong hoàn cảnh đặc biệt: miền Bắc đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa,miền Nam phải sống trong bom đạn chiến tranh dưới sự cai trị của chế độ thực dânkiểu mới Mỹ và chính quyền Sài Gòn Tình hình chính trị xã hội luôn trong trạngthái bất ổn Không khí tang thương của chiến tranh bao trùm lên tất cả Những mâuthuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn cũng dần phát triển ngầm Và cùng với sự
va chạm của văn hóa phương Tây hội nhập vào, sáng tác văn học cũng phân hóathành nhiều khuynh hướng Có thể nói, đây là giai đoạn văn học gắn liền với vậnmệnh dân tộc Văn học miền Nam 1954 – 1975 được chia thành hai bộ phận: vănhọc vùng giải phóng và văn học đô thị miền Nam Trong văn học đô thị miền Nam,
Trang 20khuynh hướng văn học tiến bộ yêu nước tuy ít hơn về mặt số lượng tác giả và tácphẩm nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học ViệtNam cũng như thành công của cách mạng miền Nam, đi đến thống nhất đất nước.Phải nói rằng với ngần ấy năm hiện diện, văn học miền Nam đã có một sức sốngmãnh liệt
Đặc biệt, trong hoàn cảnh rối ren đầy phức tạp bấy giờ, một dòng văn họctrong trẻo vẫn tồn tại, nuôi dưỡng lành mạnh cho tâm hồn con người: văn học yêu
nước tiến bộ “Sự tồn tại và phát triển của khuynh hướng này là một sự kiện đặc
biệt, rất có ý nghĩa Đó là khuynh hướng ngược dòng, đối nghịch và không nằm trong quỹ đạo văn học thực dân mới Nó tiếp nối một cách tự nhiên truyền thống yêu nước, bất khuất của văn học dân tộc và phát triển cao hơn về chất nhờ ảnh hưởng – có khi trực tiếp – của tư tưởng cách mạng” [6, tr.225] Có thể nói, văn học
yêu nước tiến bộ miền Nam như một điểm sáng cho văn học thời kỳ này
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tính cực, văn học miền Nam cũng mangtrong mình nhiều nọc độc văn học thực dân mới Dưới tác động của hoàn cảnh xãhội miền Nam, nhiều trào lưu văn học suy đồi thi nhau ra đời: văn học phản động,văn học đồi trụy, văn nghệ tình thương… Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đếnđời sống văn nghệ và lối sống con người miền Nam lúc bấy giờ Đi cùng với nhữngchính sách phản động hết sức dã man, chủ nghĩa thực dân mới đã xem văn học làmột thứ vũ khí lợi hại để nô dịch dân ta Những nhà văn thuộc nhóm văn học phảnđộng có thể kể đến như Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo, Doãn Quốc Sĩ, Vũ KhắcKhoan… Đứng trước tình hình đầy phức tạp đó, những nhà văn yêu nước đã nhậncho mình một nhiệm vụ mới Họ không thể để cho văn học chống cộng thỏa sứcphát triển để lừa bịp nhân dân và làm suy đồi nhân cách con người Việc cấp báchcủa họ lúc bấy giờ chính là chọn một hướng đi đúng đắn, giữ vững lập trường, tưtưởng qua ngòi bút của mình để ủng hộ văn học yêu nước, chống lại nọc độc vănhọc thực dân đầy nguy hiểm kia Những cây bút nổi bật có thể kể đến cho khuynhhướng này là Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam, Trang Thế Hy, VõHồng…
Trang 21Nhà văn Võ Hồng sống và sáng tác trong lòng đô thị miền Nam Các tácphẩm của ông mang đậm nội dung yêu nước và kêu gọi tinh thần dân tộc Khi nhắcđến Võ Hồng, người ta biết ngay ông cùng thời với Sơn Nam, Trang Thế Hy, VũHạnh Bởi lẽ họ đều sống và sáng tác trong hoàn cảnh xã hội miền Nam đầy phứctạp Họ bất bình trước thực trạng xã hội và cùng nhau cất lên tiếng nói yêu nước củamình để cảnh tỉnh nhân dân, kêu gọi tinh thần dân tộc Đặt sáng tác của Võ Hồngvào giai đoạn văn xuôi miền Nam 1954-1975 cùng những nhà yêu nước khác sẽ xácđịnh rõ nhà văn sáng tác theo khuynh hướng yêu nước và bảo vệ những giá trị văn
hóa dân tộc Gs Huỳnh Như Phương trong bài viết của mình đã có nhận xét: “Võ
Hồng, Trang Thế Hy, Sơn Nam: ba phong cách độc đáo trong văn học, cũng là nhân cách thể hiện lẽ xuất xứ của ba kẻ sĩ thời nay Cả ba đều thuộc thế hệ chứng kiến cuộc Cách mạng tháng Tám, đi qua hai cuộc chiến tranh, đã nếm trải những dằn xóc của thời cuộc và đang tiếp tục đóng góp cho văn chương dân tộc Trọn cuộc đời họ đã sống đàng hoàng với lương tri của người công dân và lương tâm của người nghệ sĩ Họ không những là tác giả có vị trí vững vàng trong lịch sử văn học, xứng đáng nằm trong tủ sách các nhà văn hiện đại mà còn là những nhân vật làm chứng cho thời đại chúng ta, đối tượng của những công trình biên khảo và chân dung lịch sử” [3, tr.24] Thật vậy, mảnh đất văn học mà những nhà văn này đã
gieo trồng từ hạt mầm của tấm lòng yêu quê hương, đất nước chắc chắn sẽ luônđược người đọc mai sau vun xới, bảo tồn và trân trọng
Có lẽ, sự nhất quán trong cách viết, cách sáng tạo và tư tưởng nghệ thuậtchân chính của Võ Hồng đã khiến vị trí của ông luôn được khẳng định và đề caotrong văn học miền Nam Với nhân dân miền Nam, ông vẫn giữ cho ngòi bút củamình đứng vững và có thái độ khách quan, trung thực với lương tâm của người cầmbút Tất cả những gì hiện ra dưới ngòi bút của ông, trước khi biến thành mực thấmvào trang sách đã chảy qua trái tim yêu nước bắt nguồn từ truyền thống dân tộc.Quả thật, không gì quý bằng trên quãng đường đi quá nửa đời người, ông vẫn giữđược tấm lòng son sắc với máu thịt của nhân dân mà không hề bị phai nhạt Tưtưởng yêu nước của Võ Hồng không thể hiện được ở quan điểm chính trị khô khan,
Trang 22trực tiếp mà được hiểu theo một ý nghĩa rộng hơn, nâng lên một cấp độ cao hơn,khái quát hơn ở tấm lòng nhân ái, tình yêu thương nồng nàn đối với con người, vớiquê hương đất nước Đó cũng chính là chủ đề xuyên suốt theo chặng đường văn họccủa nhà văn.
Có thể thấy, thời đại mà Võ Hồng đã trải qua là một thời đại đầy biến động
Đó là “một xã hội chập chững làm quen với dân chủ, có những ông mặc áo dài
khăn đóng, đi guốc mộc che dù đứng ra hô hào cải cách, pha trộn một ít chứ Tây, chữ Hán, chữ Mỹ vừa nhổ toèn toẹt bãi cổ trầu đỏ xuống gầm bàn trước mắt các cử toạ, vừa trích cú những Trung Dung, Luận Ngữ, Đại Học… để kết án đám trị vì phong kiến giam hãm sự phát triển chung của đất nước Rồi những anh Tây học áo vét, cà vạt lên tàu về nước mang theo bao điều lạ hoắc, những chủ nghĩa ngu dân cùng những nôn mửa, buồn chán, xộc xệch… xổ toẹt cả nền văn hóa, văn minh đất nước Tất cả trộn lại thành vòng xoáy cùng với vòng xoáy của chiến tranh nghi ngút khói lửa đẩy người dân đi hết ngẩn ngơ này đến những ê chề, đau khổ khác, không biết số phận sẽ đi đâu, về đâu” [3, tr.195] Trước thế sự nhiễu nhương đó, Võ
Hồng vẫn kiên trì, bền bỉ sáng tác với quan điểm nghệ thuật kiên định của mình.Ông như một người giữ mãi trong tâm hồn ngọn lửa ấm áp của quê hương Trongthời kỳ u tối của xã hội, người giữ lửa như ông đã can đảm bước lên trên làm nhiệm
vụ dần soi sáng chữ nghĩa, đưa tầm nhìn con người đến nơi quang đãng hơn Là mộtnhà văn hóa, ông giữ mình tỉnh táo trước những bon chen Đứng trước cảnh conngười bị đày đọa, ông một phần phẫn nộ, một phần bất lực khi không thể làm gì đểchặn đứng tham vọng sai lầm của con người và những hậu quả văn hóa dai dẳng docuộc chiến tranh đó để lại Tuy xót xa và thương cảm nhưng cánh tay nhỏ bé củaông không thể giống như cánh tay của một đấng cứu thế dang ra để cứu rỗi conngười Ông chỉ biết dấu tâm tình vào trang sách, miệt mài hơn với những thao thức
về quê hương và day dứt hơn trước tình cảnh của những con người trong thời chiến.Với việc chọn cho mình một hướng đi kiên định, vững chắc như vậy, vị trí của Võ
Hồng đã được Nguyễn Thụy Kha khẳng định: “Ông có thể được xem là một tác giả
đại diện cho một dòng văn học trong sạch, thấm đượm tinh thần nhân văn và tình
Trang 23cảm yêu nước Dòng trong sạch này chảy giữa nền văn học thành thị miền Nam giai đoạn 1945 – 1954 vốn rất xô bồ, phức tạp Có lẽ vậy, sau ngày giải phóng, ông được trở thành hội viên Hội nhà văn rất sớm” [22] Trong suốt thời gian sáng tác
trong lòng xã hội miền Nam, Võ Hồng vẫn sống và viết bằng những trải nghiệm củachính ông Những năm tháng đi theo kháng chiến chống Pháp đủ để cho ông gomgóp, tích lũy chất liệu để đưa vào sáng tác của mình một cách dung dị nhất Đó lànhững ngày ông sống cùng người dân, trải qua nỗi thống khổ của họ trong lúc phảimang vác gồng gánh đồ đạc trên vai di cư tránh giặc Học trò ôm muối, vác gạochạy theo đoàn tản cư, ông cũng lầm lũi chạy theo học trò Đến những năm thángđược bình yên, ông vẫn không ngừng nghỉ mà lại ở bên quan sát người nông dânnghèo khó, lắng nghe tâm tư của những người tri thức trẻ đi theo kháng chiến Vìvậy, những tác phẩm ông viết ra luôn mang trong mình nét gần gũi thân thương,luôn được mọi người đón nhận trân trọng Chúng thật sự mang một giá trị lịch sử,tinh thần đáng được trân quý Mặc dù không bề thế những triết lý, những học thuyếtnhưng văn chương Võ Hồng đã trải qua sự sàng lọc của thời gian với sự phong phú
và chân thật vốn có Đến bây giờ, những sáng tác của ông vẫn được in lại và nghiêncứu trên văn đàn
Sau năm 1975, trong hoàn cảnh chung, ông ít viết lại Ông ẩn danh dưới haibút hiệu là Võ Tri Thủy và Võ An Thạch Trong giai đoạn này, ông vẫn có một số
tùy bút truyện ngắn được yêu thích như Một bông hồng cho cha, Thiên đường trên
cao, Mùa xuân nghe tiếng chim…Tâm tình của ông vẫn luôn thao thức trên từng con
chữ Đó là tâm tình thuần khiết của một tâm hồn nhân hậu đã đi qua bao sóng gióthăng trầm của cuộc sống mà vẫn không thay lòng đổi dạ Một đời ông sống cho vănhóa, giáo dục quê hương, giữ nếp xưa người cũ và không bị nhiễm văn minh của nửacuối thế kỷ XX đang tràn lan khắp xã hội bấy giờ Võ Hồng là một người viết vănkhông biết mệt mỏi Ngòi bút của ông như đậm đà hơn, trang viết của ông ngày càngmênh mông hơn và in dấu lên từng chặng đường văn học mà ông đã đi qua
1.3 Quan điểm sáng tác của Võ Hồng
Trang 24Võ Hồng là hình ảnh đặc trưng của một nhà giáo viết văn Tính cách mựcthước, chỉnh chu của nghề nhà giáo luôn hiện hữu trên từng trang văn Trong sâuthẳm suy nghĩ của độc giả mỗi lứa tuổi, Võ Hồng không chỉ là một nhà văn, mộtngười thầy mà còn là một người ông, người cha, người anh đáng kính Võ Hồng đòi
hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong cách viết Ông nói “Tôi xuề xòa trong sự ăn, hơi cẩn
thận trong việc mặc nhưng rất cẩn thận trong sự viết” [30] Vậy nên ông luôn đòi
hỏi sự tỉ mỉ và trau chuốt trong sáng tác Võ Hồng không phải là một nhà vănchuyên nghiệp sống chủ yếu bằng nghề viết như những nhà văn khác nhưng sựnghiệp mà ông đã xây dựng không phải nhà văn chuyên nghiệp nào cũng có được.Ông là một nhà văn có sức viết khá dồi dào Ngòi bút của ông trải nghiệm qua nhiềuthể loại Ông viết truyện thiếu nhi, tùy bút, làm thơ nhưng thành công hơn cả vẫn làthể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Võ Hồng có tám tiểu thuyết, trong đó có những
tiểu thuyết được tái bản nhiều lần như: Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay,
Nhánh rong phiêu bạt, Gió cuốn… So với tiểu thuyết, ông thành công với mảng
truyện ngắn hơn Truyện ngắn của ông không đi sâu vào bi kịch gia đình để kháiquát nên bi kịch xã hội như truyện dài mà đi vào khắc họa những mảnh đời riêng,những thoáng bỗng cảm thấy chênh vênh trong tâm trạng con người Năm 1959, Võ
Hồng xuất bản tập truyện ngắn Hoài cố nhân Tác phẩm vừa ra đời đã được bạn đọc
đón nhận nồng hậu Từ năm 1959 đến năm 1993, Võ Hồng đã xuất bản hơn hai
mươi tác phẩm gồm: Hoài cố nhân (Nxb Ban Mai, 1959), Lá vẫn xanh (Nxb Thời mới, 1962), Vết hằn năm tháng ( Lá bối, 1966), Con suối mùa xuân (Lá bối, 1966),
Những giọt đắng (Nxb Lá bối, 1966), Người về đầu non (Nxb Văn, 1968), Bên kia đường (Nxb Mặt trời, 1968), Áo em cài hoa trắng (Nxb Lá Bối, 1969), Khoảng mát
( An tiêm, 1969), Trầm mặc cây rừng (Nxb Lá bối, 1971), Mái chùa xưa (Nxb Lá Bối, 1971), Thiên đường trên cao (Nxb Sở Văn hóa thông tin Nghĩa Bình, 1988),
Chia tay người bạn nhỏ (Nxb Trẻ, 1991), Một bông hồng cho cha (Nxb Trẻ, 1991), Vẫy tay ngậm ngùi (Nxb Trẻ, 1992), Thương mái trường xưa (Nxb Kim Đồng,
1993)… Trong khoảng thời gian cầm bút, Võ Hồng đã để lại một số lượng lớn tác
Trang 25phẩm với sự đa dạng về nội dung và phong phú về đề tài Cùng với lối viết chânthật, mộc mạc, văn chương Võ Hồng đã chạm đến trái tim người đọc bao thế hệ.
Có thể nói, phong cách nghệ thuật của nhà văn được nhận biết khi xem xéttrên tác phẩm cụ thể Đó là những đặc điểm riêng, biểu hiện ra bên ngoài để giúpngười đọc có thể nhận dạng được họ Có những nhà văn, phong cách nghệ thuật của
họ thay đổi, có nhiều sự biến chuyển theo thời gian, theo từng giai đoạn sáng tác.Nhưng cũng có những nhà văn đã xây dựng phong cách riêng của mình một cách ổnđịnh trong sự nghiệp Bởi lẽ, quan niệm văn chương của họ đã được khẳng địnhchắc chắn ngay từ đầu và họ luôn tin tưởng hướng theo điều đó Võ Hồng là mộttrường hợp như thế Trong khoảng thời gian cầm bút, quan niệm sáng tác của ôngluôn nhất quán Truyện ngắn Võ Hồng lúc nào cũng mang một văn phong nhẹnhàng, trau chuốt, đậm chất thơ với những đề tài và nhân vật như thế Đó là đề tài
về quê hương Phú Yên với cảnh làng quê và những con người bình dị, chân chất; làhình ảnh tuổi thơ với những hồi ức, những kỷ niệm khó quên; là những mảnh đờihạnh phúc có, đau buồn có, thậm chí là những số phận lặng lẽ vô thường nhưngvang vọng nhịp đập tình người trong cuộc sống Và đó còn là những câu chuyện vềtình yêu, tình bạn cứ mơn man buồn, cứ trộn vào nhau giữa muôn vàn cảm xúc hụthẫng, nuối tiếc và mất mát, xót thương Truyện ngắn của Võ Hồng còn đánh thứcngười đọc, khiến họ phải suy nghiệm về con người, về cuộc đời để học cách yêuthương và học cách hoàn thiện chính bản thân mình Cùng với quan niệm nhất quántrong sự nghiệp sáng tác, Võ Hồng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng về giá trị củavăn chương Văn chương không chỉ nhằm mục đích giải trí mà văn chương còn tôđiểm cho cuộc sống, mang đến tri thức, sự đồng cảm để giúp con người trưởngthành trong mọi mặt Quan niệm này của ông đã bao quát được vai trò và vị trí củavăn chương trong đời sống Suốt một thời gian dài, những sản phẩm nghệ thuật ônglàm ra luôn được đông đảo độc giả đón nhận Nhiều năm liền, tác phẩm của ôngđược đưa vào nhà trường giảng dạy Điều đó chứng tỏ tài hoa cũng như quan điểmnghệ thuật đúng đắn của ông đã được mọi người công nhận
Trang 26Khi nói về văn chương và mục đích cầm bút, Võ Hồng luôn đề cao cái đẹp.Cái đẹp đó chính là vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc từ chính cuộc đời đã đi vào trang viếtcủa ông một cách chân thật nhất mà không tô hồng, không cường điệu Văn chươngcủa ông vì thế mà tinh tế, thanh nhã nhưng cũng trầm lắng, sâu xa Nhiều lần trò
chuyện với các báo hay trả lời phỏng vấn, ông tâm sự rằng: “Cái tâm của tôi trong
sáng vậy đó Tôi muốn ghi lại những gì xảy ra, ghi chơn thiệt, không khen chê, không định kiến, không thành kiến, không hậu ý, như người thợ bấm máy chụp hình không dàn dựng sắp đặt Tôi thương cho thế hệ tổ tiên của tôi làm việc, ăn ở cực khổ nhọc nhằn, tôi thương đồng bào thuộc thế hệ của tôi cũng nhọc nhằn, cực khổ,
và tôi muốn thế hệ con cháu biết được cụ thể sinh hoạt của thế hệ ông cha” [3,
tr.152] Với quan niệm sáng tác là chân thật “như người thợ bấm máy chụp hình”
đó, Võ Hồng lại một lần nữa làm sáng rõ nhân cách hồn hậu, thủy chung nhưng
cũng rất cương quyết của mình:“Muốn có tác phẩm lớn, người viết phải say mê và
tự do trong việc phát biểu tư tưởng của mình Chặt đuôi, chặt cánh, chặt chân, chặt luôn cả cổ thì dầu vĩ đại như con phượng hoàng, cũng sẽ chỉ còn là hình thù của một con gà mái, hoặc một con cút mà thôi” [3, tr.161] Rõ ràng, Võ Hồng rất đề cao
sự tự do trong sáng tác văn học Và khi đó, người nghệ sĩ mới có thể cho ra đờinhững tác phẩm chân thật, phản ánh đúng hiện thực xã hội và tư tưởng con người
Giống như những nhà văn chân chính khác, Võ Hồng rất coi trọng sự sáng
tạo trong văn chương Đồng quan điểm với nhà văn Nam Cao, ông khuyến khích
người nghệ sĩ khi cầm bút sáng tác là phải “Khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những gì chưa có” để văn chương ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn.
Bằng chứng là qua bao năm tháng miệt mài cầm bút, ông vẫn bền bỉ với con đườngcủa riêng mình Ông luôn sáng tạo để đổi mới không ngừng Ông phát biểu trong
Trầm tư: “Nghệ thuật là thấy được cái nhỏ nhất chưa ai thấy, nghe được cái nhẹ
nhất chưa ai nghe và diễn tả bằng ngôn ngữ chưa ai dùng Là tránh xa những vết
xe cũ” (câu 451) Với quan niệm nghệ thuật đúng đắn đó, Võ Hồng đã thực sự gặt
hái được thành công trên phương diện truyện ngắn Như vậy, chỉ riêng về mặt tư
Trang 27duy, Võ Hồng đã cho thấy ông là một cây bút có tác phong làm việc chuyên nghiệp,suy nghĩ thấu đáo và đáng được trân quý
Đồng thời, với phong cách riêng của mình, Võ Hồng không chọn lối viết tưduy cao độ hay tạo nên những câu chuyện giật gân Nhân vật trong sáng tác của ôngthường là một người nông dân hồn hậu, một ông giáo già, một cậu học sinh bé nhỏhay một trí thức trẻ đang phân vân trong câu chuyện tình yêu Những nỗi khổ,những đau đớn đối với nhân vật của ông thường ông không nhắc đến hay cố tìnhkhông nhắc đến Ông lựa chọn loại văn chương dịu dàng nhất để viết về những khổ
sở, đớn đau Đó là cái giọng văn phẳng lỳ, những cuộc đối thoại dí dỏm hoặc một sốlời châm biếm nhẹ nhàng Nhân vật của ông không bao giờ là kẻ quá xấu, cũngkhông bao giờ là người quá hoàn hảo Đôi lúc, khi viết về những nhân vật phảndiện, ngòi bút của ông cũng thoáng chút mỉa mai nhưng là sự mỉa mai kín đáo, cũngthoáng chút chua chát nhưng là sự chua chát nhẹ nhàng Với những đề tài và giọngvăn quen thuộc cứ xuất hiện trong nhiều tác phẩm giống như một thứ đặc sản trứdanh mang tên Võ Hồng như vậy, người ta sẽ đánh giá sáng tác của ông quá nhàmchán và không gây được ấn tượng mạnh Nhưng chúng tôi cho rằng, cái hay của VõHồng là ở chỗ bằng những đề tài tưởng chừng như đã quá quen đó, nhà văn lại luôngiúp chúng ta nhìn thấy được những điều mới lạ Truyện ngắn của Võ Hồng luônmang đến một giá trị nhân văn sâu sắc Chúng luôn khoát lên mình tính nhân bản vềtình đời, tình người, luôn truyền tải một thông điệp đáng trân quý, đậm chất nhân
văn “Người yêu người, sống để yêu nhau” Tuy không nổi lên như một hiện tượng văn học, song “Mỗi tác phẩm của ông như một tiếng đờn độc huyền, rung lên rồi cứ
ngân vang không dứt trong tâm tưởng người đọc giữa đêm vắng” [2, tr.2] Ông cứ
trầm mặc, cứ bình dị cho ra đời những hạt giống tốt, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệcon người Dù cho đang ở thời đại và chế độ chính trị xã hội nào thì những tácphẩm đó vẫn luôn được đón nhận Đọc văn ông, chúng ta sẽ thấy được những sựthật gần gũi, những hi vọng, những ao ước cần thiết cho chính mỗi chúng ta
Ngoài ra, Võ Hồng còn là một trong số những người hiểu rõ rằng: “Nhà văn
trước hết là một tri thức, một đại tri thức, bởi nếu chỉ có vốn tri thức ít ỏi, nhà văn
Trang 28khó lòng làm tròn thiên chức của mình trước xã hội, trước cuộc sống” [3, tr.132].
Bởi vậy, nhà văn luôn coi trọng việc học Bên cạnh vốn tiếng Pháp mà ông họcđược trong cuộc chiến tranh với Pháp năm 1945, sau này ông còn học thêm tiếngHán, tiếng Anh Có lẽ, việc am hiểu nhiều ngôn ngữ đã giúp ông rất nhiều trong
việc tiếp thu, thẩm thấu văn hóa cổ truyền cũng như tri thức hiện đại “Võ Hồng có
một bộ lọc khá tốt để nhiều tri thức Đông Tây kim cổ thẩm thấu vào ông mà ông không bị choáng gục, như ta thường thấy ở một số trí giả khác Lối sống chừng mực của ông như là để cân bằng, hòa trộn những cái không dễ hợp nhau, giữa các thuyết Đông – Tây, giữa truyền thống và hiện đại, giữa dục vọng và sự thánh thiện, giữa cái đẹp với cái bi và cái hài Để cuối cùng ông vẫn là một người Việt Nam đậm chất” [3, tr.132] Dù hiểu biết nhiều nhưng văn chương của ông không vì vậy
mà bị pha tạp, mất chất Ông vẫn luôn là một nhà văn nặng lòng với hình bóng quêhương, tâm niệm viết là để trả nợ cho quê hương, để lưu giữ một phần lịch sử đãqua và cũng như để sẻ chia về những câu chuyện tình người trong suốt quãng đời
mà ông đã sống Ông luôn muốn khám phá nét đẹp của con người ở chiều sâu tâmhồn và bản chất Thực tế cho thấy, bằng những sáng tác của mình, Võ Hồng đã gópphần khám phá thế giới tinh thần của mỗi người, đánh thức tình yêu cuộc sống, thắpsáng lương tri và lòng trắc ẩn
Trang 29Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG
Võ Hồng là nhà văn có quan điểm khá nhất quán về văn chương và conngười Trong khoảng thời gian dài cầm bút, những truyện ngắn của Võ Hồngthường xoay quanh một số đề tài nhất định Trong đó, quê hương là đề tài, là mạchnguồn cảm hứng chính để Võ Hồng sáng tác Nhìn một cách bao quát, trước và sau
Võ Hồng, chưa có ai viết nhiều về vùng đất Phú Yên chân thành, sâu đậm như ông
Với tình yêu thương hiếm có đó, “Võ Hồng đã tự mình ghi dấu địa chỉ quê hương
miền Trung trên bản đồ văn chương ngang với các địa danh khác” [3, tr.129].
Không chỉ lấy quê hương miền Trung làm bối cảnh hiện thực trong các sáng tác củamình mà phần lớn các nhân vật của ông đều có những ký ức tha thiết về quê hươngmiền Trung yêu dấu
2.1 Võ Hồng – người luôn nặng lòng với quê hương
Viết về quê hương, Võ Hồng luôn viết bằng một tình yêu thương như máu
mủ, ruột rà Qua tác phẩm của ông, người đọc có thể hình dung các vùng miền củaPhú Yên, từ đèo Cả đến đèo Cù Mông, biển Mỹ Á, Sông Cầu, vùng Xuân Phước,Xuân Quang của Đồng Xuân cho đến làng Ngân Sơn của nhà văn với con sôngPhường Lụa trong trẻo Và trên những con đường thân quen đó luôn in hằng bóngdáng của những người nông dân lam lũ, cần cù, suốt đời gắn bó với mảnh đất quê
hương Viết về quê hương, ông viết chân thật đến mức: “Có những độc giả sau khi
đọc truyện ông bỗng nhớ da diết đến chốn quê hương cỏ lá, có người dám cả gan vào thư viện xé vài trang truyện của ông mang về để thấy quê hương thật gần gũi bên mình, để tận hưởng hương vị những ngày tết cổ truyền dân tộc” [3, tr.194].
Tinh thần dân tộc và niềm tự hào về quê hương đã được nhà văn gởi gắm qua tácphẩm của mình, truyền đến cho người đọc những cảm xúc nhân văn về đất nước,con người
Có lẽ, người đọc đã hơn một lần tự hỏi: tại sao nhà văn lại thiết tha với quê hươngđến như vậy? Phải chăng, đây là cách ông phải đền đáp cho quê hương như ông vẫnthường tâm sự? Hay đó chính là nỗi mặc cảm khi ông không có mặt để gắn bó và sẻchia những đau khổ với đồng bào nơi quê hương ông? Nhiều năm trước đây, khi trả
Trang 30lời phỏng vấn của tạp chí Văn, ông đã hé lộ những dằn vặt xót xa không cùng của
mình đối với quê hương: “Nếp sống của quê tôi chưa hề được một nhà văn nào
nhắc đến… Thế hệ của chúng tôi bị chiến tranh tàn phá quá nhiều, một số lớn đã chết, những nếp sống cũ bị lần lượt xoá đi, thay thế bằng nếp sống mới Tôi nghĩ rằng nếu tôi dâng trọn cả cuộc đời của tôi để dựng lại cái Dĩ vãng đó cũng vẫn còn chưa đủ… Vậy viết về những kỷ niệm Dĩ vãng tôi nhằm vào việc lấp một cái hố trống Tôi muốn các thế hệ đàn em có dịp thiết tha gắn bó với quê hương hơn…”
[3, tr.126] Ta chợt hiểu ra tình yêu quê hương đâu phải chỉ được thể hiện quanhững điều lớn lao Trước hết, đó là tình yêu thương, gắn bó với mảnh đất cơ hàn,
là con tim biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên và vui buồn với vậnmệnh dân tộc Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt đó mới chính làtình cảm trong sáng nhất, chân thành nhất và góp phần làm thanh lọc tâm hồn conngười
Có thể thấy, cũng như bao người con yêu nước khác, Võ Hồng luôn cảmthấy gánh nặng của trách nhiệm đối với đất nước đè lên vai mình Với vai trò làchứng nhân cho một thời kỳ đầy biến động của lịch sử, Võ Hồng vẫn giữ vững ngòibút của mình với thái độ trung thực, không đua theo những hào nhoáng bên ngoài.Ông ghi lại những nỗi vất vả, những phong tục tập quán hàng ngày của người dânquê mình cũng như những vui buồn của bao thế hệ đã góp phần tạo nên bề dày lịch
sử “Ngòi bút của ông đáng trân trọng ở chỗ nó luôn đứng thẳng, không thách
thức, kiêu ngạo, không có định kiến, mặc cảm cá nhân Trước sau, ông vẫn giữ thái
độ trung thực, khách quan” [3, tr.218] Nói tóm lại, bóng dáng làng quê trong sáng
tác của ông được khai thác chủ yếu qua những tình huống đến từ chiến tranh và quahình ảnh những người nông dân cơ hàn đã gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương
2.1.1 Tình yêu quê hương qua những trạng huống đến từ chiến tranh
Như ta đã từng chứng kiến, chiến tranh khi đi qua ở bất kỳ dân tộc nào, nó
sẽ nghiễm nhiên trở thành kho tư liệu và ký ức tâm hồn của dân tộc ấy Vì vậy, cácnhà văn sống trong thời chiến luôn có xu hướng tái hiện nó trong tác phẩm củamình với cái nhìn của người trong cuộc Trong suốt mười lăm năm bước chân vào
Trang 31sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam, có thể nói Võ Hồng đóng vai trò là một chứngnhân cho quê hương qua cuộc chiến tranh tàn khốc đó Sống và sáng tác trong hoàncảnh đặc biệt như vậy nên phần lớn những truyện ngắn của ông đều mang một nỗibâng khuâng pha với chút ngậm ngùi Dễ dàng bắt gặp trong các tác phẩm của ôngcái không khí trầm buồn, phảng phất nỗi ám ảnh về sự mất mát, sự đe dọa của chiếntranh Cộng thêm vào đó là những bối cảnh, những tình huống thê lương trong cuộcsống mà nhân vật của ông phải trải qua.
Đầu tiên, có thể nói đến nhân vật Bà Hai Xự trong truyện Bên đập Đồng
Cháy Đây là điển hình cho hình ảnh của người nông dân hiền lành, chất phát đang
phải đối mặt với hiện thực chiến tranh tàn khốc Bà là một người đàn bà nhà quêquen sống cô độc bên ruộng vườn Chiến tranh đã cướp đi của bà cả người chồng vàngười con trai duy nhất Chưa dừng lại ở đó, đau khổ dồn dập thêm khi bà phải đốimặt với việc chiến tranh đột ngột ập tới lần nữa buộc bà phải rời bỏ nhà cửa, ruộngvườn gắn bó bấy lâu nay mà đi tản cư Mọi thứ như một tấm màn đen tối bỗnggiăng ra trước mắt người đàn bà đã chịu lắm khổ đau Bao nhiêu câu hỏi giằng xétâm can bà giữa việc bỏ lại đất đai, ruộng vườn, chạy theo đoàn người đi tản cư hayquyết tâm ở lại đối mặt với cái chết đang hiển hiện trước mắt? Cuối cùng, bà Hai
Xự cũng đi theo đoàn người tản cư nhưng vết tích của kỷ niệm cứ quanh quẩn khắpnơi Hình ảnh người chồng thân yêu, người con ruột thịt, người hàng xóm thânthương cứ trào lên trong ký ức càng thổi bùng lên tình yêu của bà đối với mảnh đấtquê hương Bà can đảm hơn bao giờ hết và quyết định ở lại gắn bó với vùng quênày dù sẽ có bao nhọc nhằn, tang tóc
Có lẽ, hình ảnh “Bà Xự ngồi yên trên ngạch cửa, hai dòng nước mắt lặng lẽ
chảy trên gò má” [2, tr.451] là hình ảnh đắt giá nhất trong tác phẩm Hình ảnh này
đã xoáy sâu đầy ám ảnh vào tâm trí người đọc bao thế hệ Những giọt nước mắtlặng lẽ chảy trên gò má của bà Xự cũng chính là giọt nước mắt tủi cực của VõHồng Bởi lẽ, sinh thời ông không thể ở lại gắn bó máu thịt với quê hương ông đếnhết đời nên thứ mặc cảm là người quay lưng lại với quê nhà luôn dày vò ông Tuy
xa quê nhưng Võ Hồng dường như luôn thấu hiểu được những hoảng loạn mà người
Trang 32nông dân đang phải trải qua: “Mình ở đâu? Ở nhờ nhà ai? Lấy gì mà ăn? Ở đây
còn có thể quơ quào bốn phía mà kiếm lấy củ mì, củ môn, trái dưa trái mít Nhưng
mà không được nữa rồi Bom thả liên miên Dãy nhà ngói của ông Tổng Viên bị bom lửa cháy rụi, tiêu sạch May phước cả gia đình đã dọn đi rồi Lửa cháy lan đốt thêm nửa xóm Dưới xóm Đình lớp thì bị bom, lớp thì bị súng, lớp bị chết cháy, lớp
bị chết đạn Ở xóm Ngựa lính hai bên bắn nhau, nhà cháy và người chết Trâu bò bị chết thui trong chuồng Đạn đại bác lâu lâu dọt ra vài chục trái bất kể đầu hôm hay giữa khuya Trúng ai nấy chịu Ông Hương Ngọng ở hàng Dao bị đạn đại bác sập hầm gãy chân Thằng cha Bộ ở xóm Mía ẵm con chạy chưa tới hầm thì đại bác nổ tan xác hai cha con Quân đội ra lệnh đồng bào tản cư nhưng đi tản cư đâu có dễ Nhà cửa bề bộn đó, cái bàn, bộ ván, bồ lúa, con heo, khiêng sao gánh sao cho hết? Biết mang theo cái gì, bỏ lại cái gì? Mỗi một vật nhỏ cũng có cái giá trị của nó” [2,
tr.454] Bao hoang mang, lo lắng trong tâm tưởng của người nông dân dường như
Võ Hồng có thể đọc được, hiểu được Và rồi trong tác phẩm của mình, ông dànhcho nhân vật bà Xự thay ông làm cái việc mà ông không thể làm được là ở lại gắn
bó với quê hương: “Tôi không còn đủ sức để chống chọi Cho tôi an nghỉ Tôi sẽ
không về ở trên xóm, tôi sẽ về ở cái chòi tranh giữ bắp nhỏ trên doi đất này, nơi đó tôi đã gặp chồng tôi, ngày xưa Tôi sẽ sống lây lất với củ lang củ mì, với rau má rau dền, với hến với ốc Thôi, bà con đi đi Chúc bà con mạnh giỏi Cho tôi ở lại Không, xin cho tôi ở lại Tội nghiệp thân tôi…” [2, tr.467] Bên đập Đồng Cháy là
câu chuyện điển hình về người nông dân miền Trung nghèo nàn, bị đạn bom tàn phá,xua đuổi đến mức phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn mà ra đi Nhưng ra đi đâu có nghĩa là
sẽ bình yên? Họ ra đi trong trạng thái lo lắng, sợ hãi dưới mỗi bước chân của họ cáichết sẽ ập đến bất cứ lúc nào Qua nhân vật bà hai Xự, ta hiểu hơn về hoàn cảnh vàtâm tình của người nông dân Họ là những người thật đáng trân trọng khi trong tìnhhuống hiểm nguy vẫn quyết định ở lại với quê hương bằng tấm lòng chung thủy, sắcson
Chúng ta từng bắt gặp chân dung sống động của người nông dân trong nhiềutác phẩm văn học Điểm chung của họ có lẽ là sức chịu đựng gian khổ vô tận đến
Trang 33mức đã quên dần thói quen được sung sướng Người nông dân tỏng các sáng tác của
Võ Hồng cũng không ngoại lê Với Người về đầu non, hình ảnh người Bác dù đi lên
từ hai bàn tay trắng, cố gắng tích cóp làm ăn đến khi trở thành địa chủ cũng không
vứt bỏ được mối bận tâm trong lòng Người về đầu non là chuyện kể về cuộc đời
ông bác ruột của nhân vật tôi Vợ chồng ông không con nên nhân vật tôi – vốn làcon ruột của em trai ông, được ông đưa về nuôi từ tấm bé Ông cho ăn học, lo cảchuyện cưới vợ cho cháu, như một người cha đẻ, lại thương yêu, lo lắng cho đàncháu gọi ông bằng ông, như ông nội ruột Suốt cả một trăm trang sách, cuộc đời ôngbác được nhân vật tôi viết lại với giọng văn trìu mến, nhưng không vì thế mà chấthiện thực của câu chuyện bị mờ lấp Hình ảnh người Bác hiện lên lúc nào cũng day
dứt trong lòng: “Làm sao mà bỏ cho được ngôi nhà tự công mình xây cất, khu vườn
tự mình coi trồng trọt, những miếng ruộng tự mình mua mãi lần hồi Tâm hồn của mình, quá khứ của mình in vết trên từng viên đá viên gạch, trên từng bụi chuối, bờ tre Con chim áp muỗi màu lông xanh xám đó, mỗi buổi chạng vạng tối đứng trên đầu nhà thả từng tràng tiếng hát, mình nghe từ hồi năm mười tuổi cho đến nay hơn bảy mươi tuổi trên đầu, quen thuộc với mình quá nỡ sao sống xa nó được?” [2,
tr.511] Qua cuộc đời dài bảy, tám mươi tuổi của ông Bác, gắn liền với cuộc đờinhân vật tôi, câu chuyện chứa đựng biết bao chi tiết của một làng thôn thuộc tỉnhPhú Yên được ghi nhận, tái hiện sinh động, với một giọng văn trong sáng, đôn hậu
và giàu chất hoài niệm “Hình ảnh người Bác trong truyện là hình ảnh một nông
dân Việt Nam thuần nhất, suốt đời cần mẫn để không phải chỉ sống cho mình mà sống cho con cái, cho tương lai và niềm vinh dự của dòng họ Người nông dân ấy bằng mồ hôi, sức vóc và nhờ sự cần kiệm suốt năm đầu tắt mặt tối nên mới có một sản nghiệp để trở thành địa chủ Ông trở nên giàu có không phải do may mắn mà
do chính sức cần lao lương thiện Tuy giàu có nhưng ông vẫn không phản bội con đường cày cuốc chân thực của ông nghĩa là bao giờ ông cũng sống theo sự cần kiệm và lao tác” [24] Cùng với lòng trìu mến của nhân vật tôi chìm ẩn trong những
chi tiết rất thật, Người về đầu non đã để lại một ấn tượng sâu đậm và trở thành một
Trang 34câu chuyện cứ mãi ngân nga, mời gọi tìm về một thời quá khứ của nông thôn NamTrung bộ xưa.
Sự hội nhập văn hóa nước ngoài vào nước ta đã có những tác động vào tư
duy và đạo đức của con người mà không bỏ sót một ai, ở bất cứ tầng lớp nào Như
con chim sơn ca đã mô tả ảnh hưởng của thời chiến lên những cô gái đi ở mướn lần
lượt mang tên Trúc, Thu Hồng, Ái Lan Với áp lực của vật giá nhảy vọt và nhữngcám dỗ từ đồng lương cao của những cô vợ Mỹ ban phát dễ dãi, những con sen củathời đại này luôn có thể yêu sách với chủ nhân Thế nên, những người chủ nghèophải chịu nhẫn nhục, tìm cách giữ được người ở mướn, tìm cách chiều theo những
thói hư tật xấu, những lười biếng, vụng về của họ: “Tôi rất thành thật trong việc đề
nghị, tôi muốn giúp ích cho Ái Lan để nó có thể giúp đỡ cho chúng tôi càng dài càng tốt Bởi lẽ nếu chỉ là đi ở lấy công thì chắc chắn là ba, bốn tháng sau nó sẽ bỏ chúng tôi để đi theo một chỗ làm khác bổng lộc cao hơn, hoặc nghe lời dụ dỗ của mấy bà trùm, của mấy anh mách mối, không thể bắt nó ở nhà đóng kín cổng lại Mà
đã để nó đi chợ thì sớm muộn gì nó sẽ bị người ta vồ lấy Mặt mũi nó xinh xắn sáng sủa không thua một cô nữ sinh trung bình, nhất là khi tôi may cho nó mấy bộ vải hoa” [2, tr.411] Vậy nhưng cũng giống như chị Trúc và Thu Hồng trước đó, Ái
Lan đã không ngừng đòi hỏi và bỏ đi không luyến tiếc để làm cho chỗ nào trả lươngcao hơn Có thể nói những cô gái ở mướn đó là hình ảnh của những hóa thân giai
cấp, bất cứ lúc nào cũng có thể hóa thân từ quê mùa sang tiểu thư đài các “đêm đêm
đánh phấn tô son, vẽ khóe mắt xếch ngược lên và bới má tóc cao bốn tấc” Chiến
tranh kéo theo những đổi thay của thời cuộc, của xã hội đã biến những người con
gái thành công cụ giao du với Mỹ Họ “không bận tâm suy nghĩ băn khoăn, như
con chim sơn ca kia không phân biệt được hột lúa này và con sâu nọ là của cánh đồng nào” [2, tr.416] Những lập lờ, những biến đổi theo hoàn cảnh quả thật không
ai tiên liệu được Đồng thời, chỉ qua hình ảnh của một Ái Lan mà đã có bao nhiêuchi tiết dính dáng tới lịch sử của cả một vùng địa phương: vật giá leo thang, các côthiếu nữ dẫu thất học cũng tìm đặt cho mình những cái tên với chữ lót hoa hòe,thanh niên đi gài bàn chông và lượm lặt vỏ lon để bán Bằng chất liệu từ sự hoài
Trang 35niệm, văn chương Võ Hồng giống như chiếc cầu nối liền giữa không gian và thờigian qua những câu chuyện đậm chất tự truyện của ông
Bên cạnh Như con chim sơn ca, Đời đáng chán cũng là một câu chuyện nói
về hệ lụy mà chiến tranh đem tới Trong truyện, cuộc sống được mô tả như thu gọnvào những câu chuyện đầu voi đuôi chuột Câu chuyện đó xuất phát từ những kẻhiếu kỳ, nhàn hạ trong lòng một tỉnh nhỏ đang chìm ngập bởi bầu không khí chiếntranh và phiến động Một công chức quan thuế, một chủ tiệm thuốc Bắc, một cựucông chức thời phong kiến còn sót lại và người kể chuyện họp mặt với nhau để kểcho nhau từ chuyện nhà đến chuyện chính trị, từ chuyện chiến tranh, bạo động đếnchuyện thời sự rồi lại quay sang đánh xổ số cùng hàng loạt dự định ăn chơi trác táng
khác “Tình thế càng lộn xộn người ta càng ưa tụ họp nhau lại để bàn bạc Người
ta thích nghe những thông tin không chính thức, những tin đồn, tin trên báo ngoại quốc, tin trên đài phát thanh ngoại quốc” [2, tr.417] Đời thật sự buồn chán như thế
qua những tháng ngày con người nhàn rỗi ngay trong tình hình chiến sự đang sôisục xung quanh Con người không còn bắt rễ và tha thiết với hiện thực cuộc sốnglớn lao đang bao trùm và chi phối cuộc đời nhỏ nhoi của mình Vì chiến tranh trởthành một tình huống không lối thoát, con người cùng quẫn, rỗi trí nên sau cùng nócũng bị đẩy xa khỏi nếp sống riêng tư, biến thành một đầu đề để giải trí như những
thứ thông thường khác Mọi người bàng quan với thực tại đến độ “Mình nghe còi
thổi, bắn súng chỉ thiên thì lo tránh qua ngõ khác mà đi về nhà Vui sướng gì mà coi? Biểu diễn không quân, nhà lộn, thả bom, thả roc – ket, nhất định không coi Triển lãm chiến lợi phẩm, súng, đạn, mìn, lựu đạn… không coi…sợ nổ bất ngờ Ghét bạo lực, ghét đánh đấm” [2, tr.419] Những ông Viện, ông Sanh Hòa Đường,
ông Thu Trang, ông Thừa Nhĩ là đại diện cho những nhân vật chúng ta vẫn gặp gỡhàng ngày ngoài xã hội Tâm lý chung, người ta vẫn biết chiến tranh đang đe dọatrầm trọng đến nếp sống của mình nhưng họ vẫn thản nhiên, vẫn mặc kệ Khi nhìnthấy hàng loạt châu mai vọt lên sáng rực, tiếng máy bay thám thính rề rề, tiếng súng
nổ ầm ỉ, họ chỉ lửng lơ câu nói “Thời thế lộn xộn quá” rồi quay sang băn khoăn
Trang 36trong đầu về việc mua ra - đi - ô hiệu Sony hay National nếu ngày mai trúng số thật.Như vậy gọi là đáng chán hay nên gọi là bi đát đây?
Trong tác phẩm Hoa khế lưng đồi, Võ Hồng đã tái hiện lại một nỗi đau ập
đến bất ngờ Nỗi đau đó dường như đã tràn bờ khỏi ý nghĩa của từ đau đớn Truyện
kể về một người con gái tên Trâm, là điều dưỡng mới ra trường tìm đến thăm người
kể chuyện là bạn của anh nàng Cô là người con gái có giọng nói trầm ấm và đôimắt xa xăm đong đầy kỷ niệm Trâm sống đơn sơ và mộc mạc như cỏ lá chốn đồngnội mặc cho những quấy phá ồn ào của bọn trai trẻ theo đuổi nàng Giữa không khívẩn đục và đầy xáo trộn của chiến tranh, tâm hồn nàng vẫn được nuôi dưỡng thuầnkhiết bởi những mơ mộng xa xưa, bởi lòng hiếu thảo và tình yêu say đắm với thiênnhiên Trong những ngày bom đạn áp bức, người kể chuyện vẫn mơ đến một ngàyđược đưa nàng đi dạo trên những con đường hoa cỏ ngát xanh Thế nhưng bi kịchđột ngột ập đến khi nghe tin nàng đã tử nạn trên chuyến đi về thăm người anh củamình Cái chết đó bất ngờ đến mức nhân vật tôi phải đau khổ tự vấn với chính
mình: “Thế mà vụt nhiên nàng đã không còn nữa Vô lý vậy sao Từ sống sang chết
có biên giới nào không? Bước qua ngưỡng cửa của cõi chết nàng không đủ thời giờ
để nhớ lại những nụ hoa ngọc lan, bà Ngoại, con đường nằm vắt lưng núi, dự định
đi thăm Viện với tôi Nàng không kịp nghe tiếng chuông chùa ngân xa, u trầm, tịch mịch, không kịp nhìn cây khế lưng đồi lặng lẽ trổ hoa Nàng không kịp chung chia nỗi buồn rộng lớn của những người tản mác trong các thôn xóm dưới kia, mừng thoát được một tai nạn mà họ không thể nào lường được” [2, tr.439] Không cần
quá gay gắt, không lột tả hiện trạng chiến tranh quá tàn khốc, cái giọng văn đều đặncủa Võ Hồng đủ để cảm xúc người đọc thẩm thấu qua từng trang văn ông viết Aicũng nhận ra ông yêu nhân vật của mình đến nỗi trước cái chết bất ngờ của Trâm,ông đã để nhân vật xưng tôi không nhìn thi thể cũng như không đến viếng mộ nàng
Bởi lẽ “Nếu phải nhìn thi thể giập nát của nàng, nhìn màu da xám xanh nhợt nhạt,
tôi sẽ đau xót và bị ám ảnh đến mức nào Nếu phải nhìn ngôi mộ của nàng, tôi phải chán nản bi quan tới mức nào Không, nàng đối với tôi suốt đời sẽ là cái dáng thiếu
Trang 37nữ mảnh mai ấy, đẹp đẽ và trong sạch như buổi gặp cuối cùng nàng ngồi Lambretta cạnh tôi [2, tr.439].
Bao quát trên nhiều khía cạnh, tình yêu quê hương của Võ Hồng không chỉthể hiện qua hình ảnh của người nông dân mà còn thể hiện qua hình ảnh của tầng
lớp tri thức trẻ Võ Hồng với Hoài cố nhân sẽ bổ sung cho người đọc một cách tròn
trịa nhất chân dung của những con người sống trong chiến tranh Ngoài bi kịch mấtmác, nỗi đau chết chóc, sự suy thoái đạo đức, chiến tranh còn có hình ảnh của
những con người lầm đường lạc lối Hoài cố nhân là tập truyện đầu tay được xuất
bản của nhà văn sau hai mươi năm cầm bút Bối cảnh chủ yếu của truyện là nhữngnăm trước khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra và một thời gian ngắn khi cả nước đãbước vào cuộc kháng chiến chống Pháp Trước hết, đây là chuyện tình yêu cảmđộng giữa Hoàng Gia Lý và Xuân Hai người yêu thương nhau nhưng vấp phải sựphản đối gay gắt từ gia đình nhà chị Xuân Sau bao nhiêu sóng gió họ cũng đếnđược với nhau bằng một đám cưới giản đơn Trước tin báo hỉ của Lý, nhân vật tôi
bỗng ngậm ngùi: “Tự nhiên tôi nhìn sang cái chăn dạ màu nâu đã cũ, một chút
nghẹn ngào dâng lên làm tôi hơi khó thở Hạnh phúc của một cuộc đời, cuộc đời của một người say mê khao khát, ôm ấp nhiều hy vọng và hứa hẹn nhiều triển vọng, hạnh phúc đó cuối cùng cũng chịu bằng lòng xây dựng bên cạnh màu chăn dạ cũ kỹ kia sao?” [2, tr.35] Dõi theo cuộc đời từ tấm bé cho đến khi mất của Lý, bên cạnh
câu chuyện tình yêu đôi lứa, nhà văn Võ Hồng còn miêu tả lại cảnh học trò trườnglàng, trường phủ tại Phú Yên và cảnh trọ học tại Hà Nội cùng những biến động lịch
sử Trong đó, nhân vật Hoàng Gia Lý đã vì ảo tưởng về chủ nghĩa “Đại Đông Á”
của Nhật mà trở thành tay sai cho chúng Nhân vật Lý ảo tưởng đến mức bỏ học,quyết chấm dứt cả mối tình thắm thiết với Xuân để dấn thân vào hàng ngũ hiến binh
Nhật Đến khi vỡ mộng, Lý cay đắng nói: “Người Nhật họ không thật tình đối với
ta” Sau đó, Lý về quê cưới Xuân, nhưng vẫn còn đứng trong hàng ngũ phát xít
Nhật Đến khi Nhật đầu hàng, Cách mạng Tháng Tám nổ ra, cuộc kháng chiến bắt
đầu được vài năm, Lý lại tham gia cách mạng với một chức nhỏ phụ giúp ở Ty Cứu
tế xã hội Lý bảo: “Cứu giúp những người khổ, đó là cái việc rõ ràng khỏi phải cân
Trang 38nhắc lí luận lôi thôi” Lý nói như vậy để khẳng định: “Lương tâm, tôi có” Cuối
cùng, năm 1949, Lý chết do ngã bệnh trong một chuyến đi công tác thăm trại tế bần,với tư cách một viên chức của Chính phủ Kháng chiến Còn Xuân, sau khi Lý chết
đã tái hôn vào năm 1953 Câu chuyện tình yêu với kết thúc khá buồn này đã lưu giữđược những chi tiết về hiện thực làng quê Phú Yên, thành phố Hà Nội cùng nhữngnhững tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của một vài bộ phận xã hội bấy giờ Tuy viết vềcâu chuyện tình giữa Xuân và Lý nhưng Võ Hồng đã khéo léo điểm xuyến vào đónhững nhận diện về tư tưởng chính trị sai lầm của một số tri thức trẻ thời bây giờ.Ông viết về họ với thái độ tỉnh táo, không phê phán, không bênh vực Bởi lẽ ôngbiết rằng, trong một xã hội mà thực giả đang trộn lẫn, con người ta dễ bị mấtphương hướng, dễ bị cuốn vào những thứ mị dân của đế quốc xâm lăng Và dườngnhư, với tất cả những cảm thông và thấu hiểu, Võ Hồng đã thay mặt tầng lớp trithức trẻ lúc bấy giờ để giãi bày trước người đọc về ảo tưởng, lầm lạc của một sốngười Việt Nam có học, của cả một số nông dân ở thôn quê nước ta khi Nhật chiếm
đóng, với chiêu bài mị trá “Đại Đông Á” của chúng Họ yêu nước, họ có lý tưởng
nhưng đáng tiếc thay họ không vượt qua được chính mình, không tìm được chomình một lối đi đúng đắn Nguyễn Văn Xuân trong tạp chí Mai đã có nhận xét rằng:
“Đúng là những khuếch đại của dư luận đáng buồn cười Và cũng đúng hệt sinh hoạt của những người theo Nhật trước kia Tôi không thể không cảm ơn tác giả đã
vô hình trung làm sống lại những giờ phút chua xót của một thời kỳ mà đa số nhân dân ta, gần như chẳng hiểu chút gì về chính trị, mà bọn thanh niên có học thức thì
đa số đứng ngoài chiến cuộc xảy ra trên đất nước của mình như kẻ bàng quan, một bọn khác vội vàng đi theo một lý tưởng hết sức sai lầm để cuối cùng ôm mối hận dài” [34, tr.12] Qua đó, Hoài cố nhân chứng tỏ Võ Hồng đã bước vào làng văn với
tất cả những thận trọng cần có Ông cho chúng ta thấy dĩ vãng và những tâm hồnhoang mang Võ Hồng không có ý chê trách tầng lớp trí thức trẻ điều gì Ông chỉcảm thương họ khi buộc lòng ông phải thể hiện họ ra như một tấm gương chưa mờnước thủy để tất cả mọi người nhìn vào Với giọng văn điềm đạm, mực thước vốn
có, Võ Hồng đã đưa chúng ta tìm về quá khứ một cách trọn vẹn nhất
Trang 39Trong hoàn cảnh bị lệ thuộc, những biến dạng của văn hóa đã làm cho nhàvăn ý thức hơn về thân phận của mình và của cả dân tộc Biểu tình là một phản ứngtất yếu của người dân thuộc địa để chống lại sự đồng hóa hay biến dạng của văn hóa
dân tộc Chống biểu tình là một truyện ngắn miêu tả lại cảnh hỗn độn ở một trường
trung học tư thục trong một cuộc nổi dậy Các giáo viên được lệnh phải giữ học tròcủa mình ở trong lớp nhưng đám học sinh đó mặc tất cả mọi sự ngăn cản để đầythầy cô chúng vào tình thế bất lực Những tri thức này hoang mang, lo ngại nhữngngày nghỉ không lương Đồng thời, họ cũng cố che giấu niềm hân hoan được nghỉ
dạy một buổi vì chưa hoàn thành công việc của mình: “Ông Cương đăm chiêu suy
nghĩ hơn Vì hôm nay phát bài tập mà bài tập ông chưa chấm xong Ông cứ đinh ninh như những kỳ trước: hễ có đoàn biểu tình đi qua kêu gọi, cán bộ nhảy vào tuyên truyền là học sinh xếp sách vở đứng dạy bỏ lớp, bỏ thầy giáo và bảng đen ở lại Thầy giáo chịu bất lực Vả lại, sống trong một giai đoạn có quá nhiều cuộc cách mạng, quá nhiều cuộc đảo chánh và chỉnh lý, mới đọc biển hiệu triệu của lực lượng biểu tình đó thì đã phải đọc hiệu triệu của lực lượng chống biểu tình, rốt cuộc con người đâm ra dè dặt, nghi kỵ, cứ để cho người ta làm và đợi xem đã” [2,
tr.474] Có thể thấy, đây là điển hình cho tình trạng sa sút tinh thần của những nhà
mô phạm Họ không mảy may tin tưởng một thế lực nào đảm bảo cho cách mạngcũng như miếng cơm, manh áo của mình Bạo động thời chiến đã tước bỏ đi quyền
uy tinh thần của họ, kỷ luật học đường cũng theo đó mà bị đày đọa Họ thoát khỏicái không khí hỗn độn đó với sự thoải mái và trộn lẫn một chút hổ thẹn trong lòng
Bên cạnh truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết của Võ Hồng cũng luôn chanchứa tình yêu quê hương qua những trạng huống đến từ chiến tranh Tiêu biểu trong
số đó, truyện dài Như cánh chim bay của nhà văn Võ Hồng được nhiều người biết
đến Truyện có nội dung chính nói về lịch sử kháng chiến và con người Phú Yên.Những nhân vật chính của tác phẩm đã vượt một chặng đường dài đầy bom đạn vềvùng kháng chiến và sống cùng với những người dân quê mình Truyện mô tả đầy
đủ những phong trào chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt Từ cảnh phá đường,tập huấn quân sự, canh gác cho đến cảnh tăng gia sản xuất, trồng khoai ,trồng sắn,
Trang 40cảnh dạy học của phong trào bình dân học vụ diễn ra sống động trong suốt tác
phẩm Với Như cánh chim bay, Võ Hồng đã miêu tả sự vận động của lịch sử chính bằng những đổi thay trong cuộc sống và nếp sinh hoạt của người dân Còn với Hoa
bươm bướm, Võ Hồng đã thành công trong việt lột tả tâm trạng hoang mang, u ám
của tầng lớp trí thức trẻ đang bước chân vào một thời kỳ mới của xã hội Họ hoangmang, vô định và dường như chìm hẳn xuống dưới những biến cố Những nhân vậtnhư Quỳ, Luân, Trang của Võ Hồng đã xuất hiện bằng sự mệt mỏi ngay từ nhữngdòng miêu tả đầu tiên Có thể thấy, tiểu thuyết của Võ Hồng còn mang nhiều hạnchế Lối kể chuyện duyên dáng, thông minh và nội dung truyện hấp dẫn nhưngdường như tác giả không làm chủ được những ý tưởng của mình Chúng ngập tràn,rời rạc và nhạt nhòa trong một số chương Tuy vậy, điều quan trọng hơn hết là trongnhững tiểu thuyết của mình, Võ Hồng đã mạnh dạn nói lên cái nhìn chân thực vềmột thời kỳ lịch sử đầy biến động Vậy nên, dù thể loại tiểu thuyết không mang đếnthành công cho ông như thể loại truyện ngắn nhưng cũng đã để lại những ấn tượngkhó phai cho người đọc
Nói tóm lại, nhà văn đi qua chiến tranh thường nặng lòng với chiến tranh VõHồng cũng là một người như thế Ông đi ngược về quá khứ để nhặt nhạnh, sưu tậpnhững hình ảnh cũ như sợ rằng chúng sẽ bị lãng quên Gabriel Garcia Marquez từng
nói rằng: “Cuối cùng văn chương cũng chính là nghề mộc Anh đều làm việc với
hiện thực, một vật liệu cũng cứng như gỗ” Dễ thấy, với cùng một chất liệu là đề tài
chiến tranh nhưng mỗi tác giả có sự tiếp cận riêng của mình Cũng với đề tài này,
Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh đã tái hiện hiện thực chiến tranh từ một góc
độ mới với cái nhìn chân thật, sống động và thẳng thắn trên từng con chữ Tất cảnhững gì tàn khốc nhất, xót xa nhất đã được Bảo Ninh phơi bày một cách trần trụi
Đó không còn là bản hùng ca hoa mỹ về một thời oanh liệt hào hùng của dân tộcnữa mà chính là những cuộc hành quân khắc nghiệt, những nỗi khổ sở kéo dài daidẳng vì đói rét, những cái chết thường nhật và cả những sự suy tư của người lính vềnhân tính con người Còn đối với Võ Hồng, cái chúng ta nhìn thấy chỉ là không khíchiến tranh không ngớt bủa vây các nhân vật của ông Chiến tranh như một nhân vật